Cổng vào tri thức => Không phân loại => Topic started by: hoatim on 26/06/07, 15:08 Return to Full Version
Title: Ghen kiểu đàn ông
Post by: hoatim on 26/06/07, 15:08
Post by: hoatim on 26/06/07, 15:08
Ghen kiểu đàn ông
"Đánh ghen là chuyện đàn bà. Ghen mà không (dám) đánh mới là đàn ông". Nói cho oai phong vậy, chứ khi đã ghen, hiếm quý ông nào còn đủ bình tĩnh để tìm cách ghen cho thật nam tính.
Ghen "ẩn dụ"
Tinh tế và khó hiểu nhất là kiểu ghen này. Đối tượng có thể gửi một tin nhắn bâng quơ vào điện thoại của nàng, kiểu như: "Em à, dừng lại là một nghệ thuật. Anh nói vậy em hiểu không?"
Ưu điểm của kiểu này là lỡ có ghen nhầm cũng đỡ ngượng, vì nó không lộ liễu. Tuy nhiên, khuyết điểm của nó là có thể người "được" ghen không bao giờ hiểu bạn muốn gì. Tệ hơn, cô ấy tưởng bạn mua vui cho nàng bằng một câu chuyện nhí nhảnh.
Như anh chàng Tuyên, khó chịu vì cứ thấy người yêu suốt ngày chat với mấy tay đồng nghiệp nam trong cơ quan, chàng quyết định kể cho nàng nghe một câu chuyện cổ tích tự biên: Phú ông nọ có ba cô con gái, trong đó cô Út suốt ngày thích chơi bắn bi, rượt bắt với mấy thằng nhóc cùng xóm. Kết thúc truyện: hai cô chị đều có chồng, còn cô Út đến giờ vẫn ế vì... không anh nào thích lấy một cô nàng khoái chơi với con trai.
Cô người yêu của Tuyên, sau khi nghe xong câu chuyện, cười to phán: "Đúng là chuyện cổ tích, bây giờ còn ông nào phong kiến quá vậy".
Ghen kiểu "thương tích đầy mình"
Người chịu thương tích là các ông đi ghen. Trường phái này còn được gọi là ghen "khổ nhục kế". Đối tượng có thể bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ chơi game hay nghiêm trọng hơn, "dằn mặt" phe kia bằng cách chạy xe lạng quạng đâm cột điện, ngã cầu thang mẻ trán hoặc leo cây ngã lộn cổ. Thế là họ có cái cớ để "kết tội" đối phương: "Tại vì anh thấy em đi chơi (đi ăn, đi cà phê) với người ta, anh buồn, anh không thiết sống, anh gây tai nạn".
Ghen kiểu này dễ đạt được mục đích vẻ vang, vì phái nữ vốn hay mềm lòng, nhẹ dạ và luôn luôn nghĩ mình là nguyên nhân của mọi bi kịch. Nàng sẽ ân hận ngoan ngoãn quay về bên bạn.
Hạn chế lớn nhất của nó là nếu chàng nào trót ghen hơi quá đà có thể vào nằm viện dài hạn hoặc bị thương nặng đến độ mất khả năng mở miệng kết tội nàng.
Kinh nghiệm: Nên vừa phải và vận dụng nghệ thuật hóa trang.
Ghen "thẳng thắn"
Đây là kiểu ghen được đánh giá là nam tính nhất. Áp dụng chiêu thức này, bạn hãy dẹp bỏ mọi tự ái, sĩ diện, đến nói thẳng với người yêu: "Anh đang ghen lắm đấy. Anh không thích nhìn thấy em như thế với gã đó. Anh rất khó chịu.".
99% xác suất là khi bạn chưa dứt lời, người yêu đã vội vàng thanh minh, giải tỏa mọi hiểu lầm (nếu bạn ghen lầm) hoặc đưa ra giải pháp cho bạn không còn phải ghen nữa.
1% rủi ro, nàng không thèm nói lời nào mà đi thẳng, thì ít nhất bạn cũng biết được mình ghen chính xác đến độ nào, và tình cảm người ta dành cho mình ra sao.
Cho dù là phái mạnh hay yếu, khi ghen tuông người ta đều có quyền "cay như ớt". Tuy nhiên, có lẽ cách ghen của người yêu khiến các nàng "giác ngộ" nhất là cay kiểu ớt Đà Lạt, nghĩa là ngòn ngọt, giòn giòn và "mát mẻ" như không hề là ớt.
"Đánh ghen là chuyện đàn bà. Ghen mà không (dám) đánh mới là đàn ông". Nói cho oai phong vậy, chứ khi đã ghen, hiếm quý ông nào còn đủ bình tĩnh để tìm cách ghen cho thật nam tính.
Ghen "ẩn dụ"
Tinh tế và khó hiểu nhất là kiểu ghen này. Đối tượng có thể gửi một tin nhắn bâng quơ vào điện thoại của nàng, kiểu như: "Em à, dừng lại là một nghệ thuật. Anh nói vậy em hiểu không?"
Ưu điểm của kiểu này là lỡ có ghen nhầm cũng đỡ ngượng, vì nó không lộ liễu. Tuy nhiên, khuyết điểm của nó là có thể người "được" ghen không bao giờ hiểu bạn muốn gì. Tệ hơn, cô ấy tưởng bạn mua vui cho nàng bằng một câu chuyện nhí nhảnh.
Như anh chàng Tuyên, khó chịu vì cứ thấy người yêu suốt ngày chat với mấy tay đồng nghiệp nam trong cơ quan, chàng quyết định kể cho nàng nghe một câu chuyện cổ tích tự biên: Phú ông nọ có ba cô con gái, trong đó cô Út suốt ngày thích chơi bắn bi, rượt bắt với mấy thằng nhóc cùng xóm. Kết thúc truyện: hai cô chị đều có chồng, còn cô Út đến giờ vẫn ế vì... không anh nào thích lấy một cô nàng khoái chơi với con trai.
Cô người yêu của Tuyên, sau khi nghe xong câu chuyện, cười to phán: "Đúng là chuyện cổ tích, bây giờ còn ông nào phong kiến quá vậy".
Ghen kiểu "thương tích đầy mình"
Người chịu thương tích là các ông đi ghen. Trường phái này còn được gọi là ghen "khổ nhục kế". Đối tượng có thể bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ chơi game hay nghiêm trọng hơn, "dằn mặt" phe kia bằng cách chạy xe lạng quạng đâm cột điện, ngã cầu thang mẻ trán hoặc leo cây ngã lộn cổ. Thế là họ có cái cớ để "kết tội" đối phương: "Tại vì anh thấy em đi chơi (đi ăn, đi cà phê) với người ta, anh buồn, anh không thiết sống, anh gây tai nạn".
Ghen kiểu này dễ đạt được mục đích vẻ vang, vì phái nữ vốn hay mềm lòng, nhẹ dạ và luôn luôn nghĩ mình là nguyên nhân của mọi bi kịch. Nàng sẽ ân hận ngoan ngoãn quay về bên bạn.
Hạn chế lớn nhất của nó là nếu chàng nào trót ghen hơi quá đà có thể vào nằm viện dài hạn hoặc bị thương nặng đến độ mất khả năng mở miệng kết tội nàng.
Kinh nghiệm: Nên vừa phải và vận dụng nghệ thuật hóa trang.
Ghen "thẳng thắn"
Đây là kiểu ghen được đánh giá là nam tính nhất. Áp dụng chiêu thức này, bạn hãy dẹp bỏ mọi tự ái, sĩ diện, đến nói thẳng với người yêu: "Anh đang ghen lắm đấy. Anh không thích nhìn thấy em như thế với gã đó. Anh rất khó chịu.".
99% xác suất là khi bạn chưa dứt lời, người yêu đã vội vàng thanh minh, giải tỏa mọi hiểu lầm (nếu bạn ghen lầm) hoặc đưa ra giải pháp cho bạn không còn phải ghen nữa.
1% rủi ro, nàng không thèm nói lời nào mà đi thẳng, thì ít nhất bạn cũng biết được mình ghen chính xác đến độ nào, và tình cảm người ta dành cho mình ra sao.
Cho dù là phái mạnh hay yếu, khi ghen tuông người ta đều có quyền "cay như ớt". Tuy nhiên, có lẽ cách ghen của người yêu khiến các nàng "giác ngộ" nhất là cay kiểu ớt Đà Lạt, nghĩa là ngòn ngọt, giòn giòn và "mát mẻ" như không hề là ớt.