Cổng vào tri thức => Ăn mặc - Sức khỏe - Mẹo vặt => Topic started by: hoatim on 03/07/07, 14:29 Return to Full Version
Title: Bí quyết bảo quản thức ăn chín
Post by: hoatim on 03/07/07, 14:29
Post by: hoatim on 03/07/07, 14:29
Bí quyết bảo quản thức ăn chín
Thời tiết nắng nóng khiến thức ăn mau bị ôi thiu dù bạn đã nấu chín. Những bí quyết sau có thể giúp các bà nội trợ giữ được đồ ăn ngon, đảm bảo sức khỏe.
- Để thức ăn thật nguội mới cất vào tủ lạnh. Vì nếu thức ăn còn nóng mà cho ngay vào nơi có nhiệt độ thấp, sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ bị ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng gây độc cho toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.
- Thức ăn trong tủ lạnh khi lấy ra vẫn phải nấu chín lại, vì nhiệt độ trong tủ chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó. Nếu khi ăn bạn không đun nấu lại sẽ gây bệnh trướng bụng khó tiêu, đi ngoài.
- Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh không nên để quá lâu, chỉ nên lưu cho bữa sau, như bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối, lâu nhất là 5-6 giờ. Vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở 100ºC nhưng nếu để quá lâu chúng sẽ sinh ra những độc tố.
- Không nên cất các loại rau dùng không hết vào tủ lạnh. Khi xào nấu ở nhiệt độ cao có nêm muối, các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư. Vì vậy, thường xuyên ăn rau thừa sẽ không tốt cho sức khoẻ cũng như người hay ăn các thực phẩm chế biến từ rau củ muối có khả năng bị ung thư dạ dày rất cao.
- Chú ý đến thời gian đun lại thức ăn:
Các loại cá: Đun lại trong thời gian 4 đến 5 phút. Các vi khuẩn không có lợi trong cá rất dễ phát triển. Một vi khuẩn chỉ trong 5 đến 6 giờ sẽ sinh sản thành hàng trăm triệu con khác.
Các loại thịt: Khi đun lại bạn hãy cho thêm ít dấm hoặc muối. Vì các thực phẩm loại này đều có nhiều chất khoáng mà khi đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ chảy ra theo nước. Khi cho thêm ít dấm, những chất này sẽ nâng cao độ dinh dưỡng và giúp dễ tiêu hoá.
Các loại hải sản: Các loại hải sản khi đun nấu cho thêm chút gia vị, như rượu, hành, gừng có tác dụng sát khuẩn.
Các loại thức ăn có chứa tinh bột: Nên sử dụng hết trong 4 giờ, vì nó rất dễ bị vi khuẩn coli (không phân hủy khi đun nấu) sống ký sinh.
(Theo Tri Thức Trẻ)
Thời tiết nắng nóng khiến thức ăn mau bị ôi thiu dù bạn đã nấu chín. Những bí quyết sau có thể giúp các bà nội trợ giữ được đồ ăn ngon, đảm bảo sức khỏe.
- Để thức ăn thật nguội mới cất vào tủ lạnh. Vì nếu thức ăn còn nóng mà cho ngay vào nơi có nhiệt độ thấp, sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ bị ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng gây độc cho toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.
- Thức ăn trong tủ lạnh khi lấy ra vẫn phải nấu chín lại, vì nhiệt độ trong tủ chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó. Nếu khi ăn bạn không đun nấu lại sẽ gây bệnh trướng bụng khó tiêu, đi ngoài.
- Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh không nên để quá lâu, chỉ nên lưu cho bữa sau, như bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối, lâu nhất là 5-6 giờ. Vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở 100ºC nhưng nếu để quá lâu chúng sẽ sinh ra những độc tố.
- Không nên cất các loại rau dùng không hết vào tủ lạnh. Khi xào nấu ở nhiệt độ cao có nêm muối, các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư. Vì vậy, thường xuyên ăn rau thừa sẽ không tốt cho sức khoẻ cũng như người hay ăn các thực phẩm chế biến từ rau củ muối có khả năng bị ung thư dạ dày rất cao.
- Chú ý đến thời gian đun lại thức ăn:
Các loại cá: Đun lại trong thời gian 4 đến 5 phút. Các vi khuẩn không có lợi trong cá rất dễ phát triển. Một vi khuẩn chỉ trong 5 đến 6 giờ sẽ sinh sản thành hàng trăm triệu con khác.
Các loại thịt: Khi đun lại bạn hãy cho thêm ít dấm hoặc muối. Vì các thực phẩm loại này đều có nhiều chất khoáng mà khi đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ chảy ra theo nước. Khi cho thêm ít dấm, những chất này sẽ nâng cao độ dinh dưỡng và giúp dễ tiêu hoá.
Các loại hải sản: Các loại hải sản khi đun nấu cho thêm chút gia vị, như rượu, hành, gừng có tác dụng sát khuẩn.
Các loại thức ăn có chứa tinh bột: Nên sử dụng hết trong 4 giờ, vì nó rất dễ bị vi khuẩn coli (không phân hủy khi đun nấu) sống ký sinh.
(Theo Tri Thức Trẻ)