Cổng vào tri thức => Không phân loại => Topic started by: phuongdong on 02/09/06, 01:02 Return to Full Version
Title: Nghệ thuật tung ''sấm sét''
Post by: phuongdong on 02/09/06, 01:02
Post by: phuongdong on 02/09/06, 01:02
Nghệ thuật tung ''sấm sét''
Giận giữ cũng là vũ khí sắc bén để bạn kiểm soát và thúc đẩy công việc tiến triển. Nghe rất lạ, nhưng đó là sự thật. Đôi khi, tranh cãi quyết liệt trong công việc sẽ làm nảy sinh giải pháp hay để giải quyết những vấn đề rắc rối.
Các nhà quản lý nhân lực và doanh nghiệp phải biết cách điều khiển "cơn sấm sét" của mình. Nếu quá hiền, bạn có khả năng bị lấn lướt. Mọi việc sẽ không trôi chảy và đạt kết quả như ý.
Vậy khi nào bạn nên kiềm chế cơn "bão táp" và lúc nào cần bộc lộ? Làm được điều này không phải dễ!
Hiệu ứng từ "cơn giông"
Khi xem bản kế hoạch nhân viên thực hiện, Thanh Thảo, trưởng phòng điều hành dự án của một công ty, vô cùng tức giận. Cô gọi ba người chịu trách nhiệm về bản kế hoạch ấy và "gầm lên": "Chưa bao giờ tôi nhận được một bản kế hoạch cẩu thả như vậy! Trình bày quá tệ, tiêu đề trang bị ngược, các biểu đồ, hình minh hoạ nằm lung tung. Tôi muốn các anh chị phải làm lại và nộp cho tôi lúc 3h30 chiều"!.
Tuy nhiên, chỉ mới 3h, cả ba nhân viên đã xuất hiện với một bản kế hoạch hoàn hảo hơn nhiều. Thế đấy, để công việc "chạy tốt", đôi lúc người lãnh đạo phải biết "sấm sét" đúng lúc.
Dưới đây là những "tuyệt chiêu" để bạn "nổi cơn giông" đúng cách và khai thác nó một cách hiệu quả trong công việc:
- Khi máu đang "sôi" lên, bạn hãy đếm từ 1 - 10. Đó là cách để "hạ nhiệt" rất tốt trước khi "xả" ra những lời phàn nàn.
- Đi thẳng vào vấn đề. Khi bộc phát cơn giận, bạn phải chọn đúng thời điểm và có lý do chính đáng. Như vậy, không ai có thể phản ứng tiệu cực và "quật" lại bạn.
- Nên tham khảo ý kiến cấp trên hoặc đồng nghiệp. Nếu họ cũng có phản ứng như bạn, hãy mời những người này làm đồng minh, giúp bạn bảo vệ quan điểm, chính kiến của mình. Trong trường hợp họ không đồng tình, tốt nhất bạn hãy tìm cách "hạ hoả".
- Để đạt được mục tiêu, bạn phải "lên kế hoạch" cho cơn giận của mình. Trước hết, hãy thu thập những thông tin liên quan và chỉ ra được chỗ sai của nhân viên. Đồng thời, bạn nên nói rő yêu cầu của mình về cách thực hiện công việc".
- Hãy nhấn mạnh các câu như: "Phiền quá", "Tôi thật thất vọng về anh/chị...", "Tôi yêu cầu anh/chị phải làm như thế này...". Nếu không truyền đạt rő yêu cầu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và tức giận hơn khi nhân viên vẫn không thực hiện đúng ý.
Những điều không nên
Có một số điều bạn phải tuyệt đối tránh nơi công sở, dù có giận "sôi gan" đến đâu:
- "Sếp thì biết cái gì"!: Khi câu nói này "theo gió" bay đến tai sếp, số phận bạn sẽ ra sao? Nếu muốn xả stress và nỗi bất mãn, tốt nhất hãy tâm sự với người không liên quan đến công việc của mình.
- "Làm sao để "tay đó" biến khỏi đây?". Dù lời nói này lọt vào tai ai, bạn cũng sẽ gặp rất nhiều phiền phức.
Sếp có thể nghĩ bạn đang muốn ngồi vào ghế của ông ta. Các đồng nghiệp lại cho rằng bạn muốn tìm cách "đá" họ. Vì vậy, đừng bao giờ phát ngôn lung tung, cái miệng có thể hại cái thân đấy!
Giận giữ cũng là vũ khí sắc bén để bạn kiểm soát và thúc đẩy công việc tiến triển. Nghe rất lạ, nhưng đó là sự thật. Đôi khi, tranh cãi quyết liệt trong công việc sẽ làm nảy sinh giải pháp hay để giải quyết những vấn đề rắc rối.
Các nhà quản lý nhân lực và doanh nghiệp phải biết cách điều khiển "cơn sấm sét" của mình. Nếu quá hiền, bạn có khả năng bị lấn lướt. Mọi việc sẽ không trôi chảy và đạt kết quả như ý.
Vậy khi nào bạn nên kiềm chế cơn "bão táp" và lúc nào cần bộc lộ? Làm được điều này không phải dễ!
Hiệu ứng từ "cơn giông"
Khi xem bản kế hoạch nhân viên thực hiện, Thanh Thảo, trưởng phòng điều hành dự án của một công ty, vô cùng tức giận. Cô gọi ba người chịu trách nhiệm về bản kế hoạch ấy và "gầm lên": "Chưa bao giờ tôi nhận được một bản kế hoạch cẩu thả như vậy! Trình bày quá tệ, tiêu đề trang bị ngược, các biểu đồ, hình minh hoạ nằm lung tung. Tôi muốn các anh chị phải làm lại và nộp cho tôi lúc 3h30 chiều"!.
Tuy nhiên, chỉ mới 3h, cả ba nhân viên đã xuất hiện với một bản kế hoạch hoàn hảo hơn nhiều. Thế đấy, để công việc "chạy tốt", đôi lúc người lãnh đạo phải biết "sấm sét" đúng lúc.
Dưới đây là những "tuyệt chiêu" để bạn "nổi cơn giông" đúng cách và khai thác nó một cách hiệu quả trong công việc:
- Khi máu đang "sôi" lên, bạn hãy đếm từ 1 - 10. Đó là cách để "hạ nhiệt" rất tốt trước khi "xả" ra những lời phàn nàn.
- Đi thẳng vào vấn đề. Khi bộc phát cơn giận, bạn phải chọn đúng thời điểm và có lý do chính đáng. Như vậy, không ai có thể phản ứng tiệu cực và "quật" lại bạn.
- Nên tham khảo ý kiến cấp trên hoặc đồng nghiệp. Nếu họ cũng có phản ứng như bạn, hãy mời những người này làm đồng minh, giúp bạn bảo vệ quan điểm, chính kiến của mình. Trong trường hợp họ không đồng tình, tốt nhất bạn hãy tìm cách "hạ hoả".
- Để đạt được mục tiêu, bạn phải "lên kế hoạch" cho cơn giận của mình. Trước hết, hãy thu thập những thông tin liên quan và chỉ ra được chỗ sai của nhân viên. Đồng thời, bạn nên nói rő yêu cầu của mình về cách thực hiện công việc".
- Hãy nhấn mạnh các câu như: "Phiền quá", "Tôi thật thất vọng về anh/chị...", "Tôi yêu cầu anh/chị phải làm như thế này...". Nếu không truyền đạt rő yêu cầu, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và tức giận hơn khi nhân viên vẫn không thực hiện đúng ý.
Những điều không nên
Có một số điều bạn phải tuyệt đối tránh nơi công sở, dù có giận "sôi gan" đến đâu:
- "Sếp thì biết cái gì"!: Khi câu nói này "theo gió" bay đến tai sếp, số phận bạn sẽ ra sao? Nếu muốn xả stress và nỗi bất mãn, tốt nhất hãy tâm sự với người không liên quan đến công việc của mình.
- "Làm sao để "tay đó" biến khỏi đây?". Dù lời nói này lọt vào tai ai, bạn cũng sẽ gặp rất nhiều phiền phức.
Sếp có thể nghĩ bạn đang muốn ngồi vào ghế của ông ta. Các đồng nghiệp lại cho rằng bạn muốn tìm cách "đá" họ. Vì vậy, đừng bao giờ phát ngôn lung tung, cái miệng có thể hại cái thân đấy!