Khu Phố Văn Hoá => Thể thao & Du lịch => Topic started by: kem on 10/07/06, 11:59 Return to Full Version
Title: World Cup 2010 - thách thức với Nam Phi
Post by: kem on 10/07/06, 11:59
Post by: kem on 10/07/06, 11:59
Một buổi lễ sẽ diễn ra tại Đức để chính thức chuyển giao quyền tổ chức World Cup cho Nam Phi năm 2010. Đây là quốc gia đầu tiên của châu Phi đăng cai giải vô địch này.
World Cup 2010 được tổ chức ở Nam Phi là thành công thương mại lớn nhất kể từ khi nước này tổ chức trận cầu lớn nhất hành tinh 76 năm trước.
Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của truyền hình và marketing hơn cả mùa World Cúp năm nay, theo lời Chủ tịch FIFA, ông Sepp Blatter. "Chúng tôi kỳ vọng nhiều vào châu Phi", ông Blatter nói. "Các hợp đồng chúng tôi ký cho năm 2010 cao hơn 25% so với các hợp đồng ký ở Đức năm 2006".
Thoả thuận với 5 đối tác chiến lược năm 2010 có giá trị 821 triệu đôla, con số này với Đức là 700 triệu đôla. Các công ty phải chi trả khoảng 125 triệu đôla để được trở thành một trong 6 đối tác trên thế giới chia chác lợi nhuận từ World Cup 2010.
Thêm vào đó cũng sẽ có 8 đơn vị tài trợ cho World Cup và 4 tới 6 quốc gia đỡ đầu cho sự kiện lớn nhất hành tinh này. Trị giá quy định cho nhà bảo trợ vào khoảng 40 triệu USD.
Tin tưởng
Được FIFA giao trách nhiệm đăng cai sự kiện trọng đại này quả là một sự tin tưởng lớn vào cơ sở hạ tầng và năng lực tổ chức của Nam Phi, nhiều hơn bởi đó sẽ là lần đầu tiên, World Cup diễn ra trên vùng đất châu Phi.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người đã hoài nghi về khả năng tổ chức của Nam Phi khi nước này bộc lộ một số sai sót đáng tiếc. Đầu tiên, đó là việc cắt giảm điện không báo trước tại Cape Town.
Tiếp theo, một bản báo cáo gửi tới Uỷ ban Thông tin của Quốc hội nhấn mạnh, cơ sở hạ tầng phát sóng 30 năm tuổi của đất nước này không sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu cơ bản của World Cup.
Tổng giám đốc điều hành Sentech, Sebiletso Mokone-Matabane cho biết, cần một nguồn vốn đầu tư hàng tỷ đôla vào các buổi phát sóng truyền hình số nhằm thỏa mãn nhu cầu của khán giả truyền hình khắp nơi trên thế giới.
Sentech, nhà phân phối chương trình phát sóng truyền hình lớn nội địa do nhà nước sở hữu, dự kiến được nâng cấp, sẽ làm giảm bớt những lo ngại về năng lực phát sóng, trong khi Eskom, nhà cung cấp điện lực quốc gia, sẵn sàng bắt đầu cho kế hoạch nâng cao công suất.
Sân vận động
Phương tiện vận chuyển là một vấn đề hóc búa: Nam Phi tin tưởng vào mạng lưới taxi minibus do tư nhân sở hữu và những kế hoạch nâng cấp đoàn xe hiện mới chỉ đang bắt đầu.
Gautrain, một dự án xe lửa nhiều tham vọng nhằm mục đích giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông ở khu vực Johannesburg-Pretoria, cũng sẽ hoàn thành phần nào vào năm 2010. Công trình kết thúc sẽ đưa khách du lịch từ sân bay đến tận ngoại ô Sandton, nhưng lại không đi qua bất cứ nơi nào gần các sân vận động.
Ở Cape Town, dự án một sân vận động với 67.000 chỗ ngồi dành riêng để tổ chức trận đấu bán kết cũng chưa có dấu hiệu khởi đầu. Thị trưởng mới của thành phố, Helen Zille, người của phe đối lập Liên minh dân chủ, đã đặt ra vấn đề lấy ở đâu ra hơn 1 tỷ rand (khoảng 160 triệu đôla) để xây dựng sân vận động
Bà Zille không muốn dự án cho sân vận động lấn át những nhu cầu cấp bách hơn như nơi ăn chốn ở, hệ thống vệ sinh và nhiều dịch vụ thiết yếu khác nhằm khắc phục tình trạng nghčo nàn của thành phố. Tuy nhiên, những lo ngại của bà Zille về nguồn tài chính cho sân vận động dường như giảm bớt sau một cuộc gặp gỡ với các quan chức chính phủ và Ủy ban tổ chức địa phương (LOC), nhưng vẫn còn rất nhiều câu hỏi qua việc xây dựng sân vận động Cape Town.
Khu vực được chỉ định là một vị trí rất đẹp với đảo Robben và núi Table Mountain mỗi bên, sẽ thế chỗ một sân golf 130 năm tuổi. Dự kiến này vấp phải sự phản đối kiên quyết của các cư dân địa phương và thành viên câu lạc bộ golf.
Mặc dù vậy, hầu hết 5 sân vận động mới lên dự án xây dựng ở Durban, Cape Town, Port Elizabeth, Polokwane và Nelspruit đều dự kiến khởi công vào tháng 11 và sẵn sàng cho các cuộc vận hành thử nghiệm tại Cup Liên bang năm 2009.
Nâng cấp
Các địa điểm khác đòi hỏi nâng cấp sẽ khởi đầu ở giai đoạn muộn hơn. "Nhiều sân vận động đã ở tầm thế giới và chỉ yêu cầu nâng cấp về kỹ thuật. Việc sửa đổi ở các địa điểm đã định như Ellis Park, Bloemfontein và Soccer City có thể diễn ra trong giai đoạn muộn hơn'', Danny Jordaan, tổng giám đốc điều hành LOC nói.
Mang đến việc làm và những viễn cảnh kinh doanh kết hợp với việc đăng cai một sự kiện lớn như World Cup, ngành công nghiệp dệt bị đình trệ của Nam Phi đang hy vọng sẽ hồi sinh lại vận may.
Ngành công nghiệp này, ước tính mất tới 200.000 việc làm hơn 5 năm qua chủ yếu do hàng nhập khẩu Trung Quốc giá rẻ hơn tràn vào, đang trông chờ kiếm chác trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm lưu niệm như T-shirt, mũ lưỡi trai, mũ và khăn quàng cổ. "Lý do chúng tôi trở lại World Cup chính là cơ hội việc làm về cho địa phương. Điều đó không làm lợi cho những người đã giàu có", Tony Ehrenreich, Tổng thư ký Western Cape của Cosatu nói.
Cơ hội
Danny Jordaan tán thành với quan điểm sử dụng World Cup để tìm kiếm cơ hội kinh tế khi các chính sách đã có ở địa phương đảm bảo việc trao quyền hợp pháp cho nhà thầu và hãng kinh doanh của người da đen.
LOC dự đoán rằng sự kiện World Cup 2010 sẽ tạo thêm 160.000 việc làm và đóng góp tới hơn 20 tỷ rand (khoảng 3,6 tỷ đôla) cho ngân quỹ nhà nước.
Nhiều chủ hãng kinh doanh nhỏ địa phương thì lại lo lắng rằng, có lẽ họ phải trả phí đăng ký quá cao cho Fifa, nơi kiểm soát quyền phát sóng truyền hình và marketing. Nghĩa là các hãng không được Fifa cấp đăng ký sẽ không có khả năng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ trong và ngoài các địa điểm diễn ra World Cup.
"Nhiều nhà sản xuất quần áo địa phương đã nói họ không đủ khả năng đóng lệ phí và bởi vậy đơn giản sẽ cố gắng tránh sang bên khi sự kiện cuốn đến sát hơn", Navavee Matthews, người làm việc cho một công ty tiếp thị nhấn mạnh.
Khả năng "hái ra tiền" của World Cup thật khổng lồ và đồng thời cũng sẽ là một thảm kịch lớn nếu các nhà thầu quá trông mong vào nó.
Kỳ Thư (Theo BBC)
World Cup 2010 được tổ chức ở Nam Phi là thành công thương mại lớn nhất kể từ khi nước này tổ chức trận cầu lớn nhất hành tinh 76 năm trước.
Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của truyền hình và marketing hơn cả mùa World Cúp năm nay, theo lời Chủ tịch FIFA, ông Sepp Blatter. "Chúng tôi kỳ vọng nhiều vào châu Phi", ông Blatter nói. "Các hợp đồng chúng tôi ký cho năm 2010 cao hơn 25% so với các hợp đồng ký ở Đức năm 2006".
Thoả thuận với 5 đối tác chiến lược năm 2010 có giá trị 821 triệu đôla, con số này với Đức là 700 triệu đôla. Các công ty phải chi trả khoảng 125 triệu đôla để được trở thành một trong 6 đối tác trên thế giới chia chác lợi nhuận từ World Cup 2010.
Thêm vào đó cũng sẽ có 8 đơn vị tài trợ cho World Cup và 4 tới 6 quốc gia đỡ đầu cho sự kiện lớn nhất hành tinh này. Trị giá quy định cho nhà bảo trợ vào khoảng 40 triệu USD.
Tin tưởng
Được FIFA giao trách nhiệm đăng cai sự kiện trọng đại này quả là một sự tin tưởng lớn vào cơ sở hạ tầng và năng lực tổ chức của Nam Phi, nhiều hơn bởi đó sẽ là lần đầu tiên, World Cup diễn ra trên vùng đất châu Phi.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người đã hoài nghi về khả năng tổ chức của Nam Phi khi nước này bộc lộ một số sai sót đáng tiếc. Đầu tiên, đó là việc cắt giảm điện không báo trước tại Cape Town.
Tiếp theo, một bản báo cáo gửi tới Uỷ ban Thông tin của Quốc hội nhấn mạnh, cơ sở hạ tầng phát sóng 30 năm tuổi của đất nước này không sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu cơ bản của World Cup.
Tổng giám đốc điều hành Sentech, Sebiletso Mokone-Matabane cho biết, cần một nguồn vốn đầu tư hàng tỷ đôla vào các buổi phát sóng truyền hình số nhằm thỏa mãn nhu cầu của khán giả truyền hình khắp nơi trên thế giới.
Sentech, nhà phân phối chương trình phát sóng truyền hình lớn nội địa do nhà nước sở hữu, dự kiến được nâng cấp, sẽ làm giảm bớt những lo ngại về năng lực phát sóng, trong khi Eskom, nhà cung cấp điện lực quốc gia, sẵn sàng bắt đầu cho kế hoạch nâng cao công suất.
Sân vận động
Phương tiện vận chuyển là một vấn đề hóc búa: Nam Phi tin tưởng vào mạng lưới taxi minibus do tư nhân sở hữu và những kế hoạch nâng cấp đoàn xe hiện mới chỉ đang bắt đầu.
Gautrain, một dự án xe lửa nhiều tham vọng nhằm mục đích giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông ở khu vực Johannesburg-Pretoria, cũng sẽ hoàn thành phần nào vào năm 2010. Công trình kết thúc sẽ đưa khách du lịch từ sân bay đến tận ngoại ô Sandton, nhưng lại không đi qua bất cứ nơi nào gần các sân vận động.
Ở Cape Town, dự án một sân vận động với 67.000 chỗ ngồi dành riêng để tổ chức trận đấu bán kết cũng chưa có dấu hiệu khởi đầu. Thị trưởng mới của thành phố, Helen Zille, người của phe đối lập Liên minh dân chủ, đã đặt ra vấn đề lấy ở đâu ra hơn 1 tỷ rand (khoảng 160 triệu đôla) để xây dựng sân vận động
Bà Zille không muốn dự án cho sân vận động lấn át những nhu cầu cấp bách hơn như nơi ăn chốn ở, hệ thống vệ sinh và nhiều dịch vụ thiết yếu khác nhằm khắc phục tình trạng nghčo nàn của thành phố. Tuy nhiên, những lo ngại của bà Zille về nguồn tài chính cho sân vận động dường như giảm bớt sau một cuộc gặp gỡ với các quan chức chính phủ và Ủy ban tổ chức địa phương (LOC), nhưng vẫn còn rất nhiều câu hỏi qua việc xây dựng sân vận động Cape Town.
Khu vực được chỉ định là một vị trí rất đẹp với đảo Robben và núi Table Mountain mỗi bên, sẽ thế chỗ một sân golf 130 năm tuổi. Dự kiến này vấp phải sự phản đối kiên quyết của các cư dân địa phương và thành viên câu lạc bộ golf.
Mặc dù vậy, hầu hết 5 sân vận động mới lên dự án xây dựng ở Durban, Cape Town, Port Elizabeth, Polokwane và Nelspruit đều dự kiến khởi công vào tháng 11 và sẵn sàng cho các cuộc vận hành thử nghiệm tại Cup Liên bang năm 2009.
Nâng cấp
Các địa điểm khác đòi hỏi nâng cấp sẽ khởi đầu ở giai đoạn muộn hơn. "Nhiều sân vận động đã ở tầm thế giới và chỉ yêu cầu nâng cấp về kỹ thuật. Việc sửa đổi ở các địa điểm đã định như Ellis Park, Bloemfontein và Soccer City có thể diễn ra trong giai đoạn muộn hơn'', Danny Jordaan, tổng giám đốc điều hành LOC nói.
Mang đến việc làm và những viễn cảnh kinh doanh kết hợp với việc đăng cai một sự kiện lớn như World Cup, ngành công nghiệp dệt bị đình trệ của Nam Phi đang hy vọng sẽ hồi sinh lại vận may.
Ngành công nghiệp này, ước tính mất tới 200.000 việc làm hơn 5 năm qua chủ yếu do hàng nhập khẩu Trung Quốc giá rẻ hơn tràn vào, đang trông chờ kiếm chác trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm lưu niệm như T-shirt, mũ lưỡi trai, mũ và khăn quàng cổ. "Lý do chúng tôi trở lại World Cup chính là cơ hội việc làm về cho địa phương. Điều đó không làm lợi cho những người đã giàu có", Tony Ehrenreich, Tổng thư ký Western Cape của Cosatu nói.
Cơ hội
Danny Jordaan tán thành với quan điểm sử dụng World Cup để tìm kiếm cơ hội kinh tế khi các chính sách đã có ở địa phương đảm bảo việc trao quyền hợp pháp cho nhà thầu và hãng kinh doanh của người da đen.
LOC dự đoán rằng sự kiện World Cup 2010 sẽ tạo thêm 160.000 việc làm và đóng góp tới hơn 20 tỷ rand (khoảng 3,6 tỷ đôla) cho ngân quỹ nhà nước.
Nhiều chủ hãng kinh doanh nhỏ địa phương thì lại lo lắng rằng, có lẽ họ phải trả phí đăng ký quá cao cho Fifa, nơi kiểm soát quyền phát sóng truyền hình và marketing. Nghĩa là các hãng không được Fifa cấp đăng ký sẽ không có khả năng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ trong và ngoài các địa điểm diễn ra World Cup.
"Nhiều nhà sản xuất quần áo địa phương đã nói họ không đủ khả năng đóng lệ phí và bởi vậy đơn giản sẽ cố gắng tránh sang bên khi sự kiện cuốn đến sát hơn", Navavee Matthews, người làm việc cho một công ty tiếp thị nhấn mạnh.
Khả năng "hái ra tiền" của World Cup thật khổng lồ và đồng thời cũng sẽ là một thảm kịch lớn nếu các nhà thầu quá trông mong vào nó.
Kỳ Thư (Theo BBC)