Cổng vào tri thức => Ăn mặc - Sức khỏe - Mẹo vặt => Topic started by: RickkyMartin on 02/09/06, 12:37 Return to Full Version

Title: SUC KHOE
Post by: RickkyMartin on 02/09/06, 12:37
 

Một số vấn đề về chế độ ăn ở bệnh nhân loét đường tiêu hóa
09:08:35, 28/02/2006BS Bạch Long


Thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao ở dạng lỏng, mềm thích hợp cho người bị bệnh loét đường tiêu hóa
Loét đường tiêu hóa nói chung (loét thực quản, dạ dày, tá tràng, đại tràng...) có nhiều nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh, song chế độ ăn cũng là một yếu tố góp phần ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tiến triển và lành bệnh. Người bị bệnh tiêu hóa nên tránh các thức ăn kích thích và gây tổn thương cho niêm mạc đường tiêu hóa, làm chậm lành vết loét như rau cần, hẹ, dưa cải, măng tre hoặc những thức ăn giàu chất sợi thô.


Người mắc bệnh viêm loét đường tiêu hóa nói chung nên lưu ý một số điểm sau trong chế độ ăn:

- Không uống rượu mạnh, cà phê, trà đặc hay hút thuốc lá... Những chất này kích thích dạ dày tiết ra nhiều axit gây đau và làm khó lành vết thương.

- Tránh các thức ăn dễ sinh axit như canh thịt đậm đặc, củ đậu khoai lang, đường, giấm...

- Tránh những thực phẩm sinh hơi như hành, tỏi sống, củ cải sống, hành tây...

- Tránh các thực phẩm khó tiêu như những đồ quay, rán hay thức ăn cứng rắn.

- Không nên quá lạm dụng thực phẩm muối như dưa cải, dưa góp, hành muối, nộm (gỏi)...

- Cần hạn chế hoặc không nên ăn các thức ăn có nhiều gia vị như tiêu, ớt, dầu cải, tương ớt.

- Không được dùng những thứ thuốc làm tổn thương niêm mạc dạ dày như aspirin, corticoid,...

Người mắc bệnh viêm loét đường tiêu hóa cần chọn các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao nhưng mềm, dễ tiêu như sữa, đậu, trứng gà, cá, thịt nạc, các loại rau tươi và nên chế biến ở dạng luộc, hấp, nhúng hay ninh hầm. Đồng thời nên chia các bữa ăn hợp lý, có thể ăn thành nhiều bữa, đúng giờ để bảo đảm cân đối về nhu cầu dinh dưỡng mà không gây hại cho dạ dày...

Ở giai đoạn đau cấp, cần ăn chế độ lỏng trong vài ngày khi đỡ đau chuyển sang ăn chế độ mềm như cháo, súp kčm theo chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức làm căng thẳng thần kinh hoặc stress dễ gây tăng tiết axit ở dạ dày làm chậm tiến trình lành vết loét.

BS Bạch Long

Title: Hồi âm: SUC KHOE
Post by: RickkyMartin on 02/09/06, 12:40
 

Thịt cóc - nguồn dinh dưỡng tử thần
21:25:00, 10/01/2006


Chất độc của một con cóc có thể đủ để giết chết 4 - 5 người khỏe mạnh
Là nguồn thịt có độ đạm cao, cóc được sử dụng tương đối rộng rãi trong dân gian để chữa chứng còi xương cho trẻ hoặc giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. Sẽ không có gì đáng nói nếu như cóc không mang theo một lượng chất độc kinh người, đủ quật ngã 4-5 người khỏe mạnh.


Cóc là một trong những loài động vật thuộc lớp ếch nhái (Amphibia), bộ Anura, họ Bufonidae. Ở loài cóc, các tuyến trên da bài tiết ra chất nhầy màu trắng, dính keo, dân gian còn gọi là "nhựa cóc" - đây là hỗn hợp độc tố có khả năng gây ảo giác, nghẽn mạch và tăng huyết áp. Ngoài ra, một số loài cóc còn chứa cả độc tố tetrodotoxin (độc tố có ở cá nóc) thông qua cơ chế cộng sinh với một số vi khuẩn.

Ở người, hiếm khi xảy ra trường hợp ngộ độc do đụng chạm, sờ mó phải cóc. Tuy nhiên, khi chất nhầy bài tiết của chúng dính vào một số vùng nhạy cảm như mắt, miệng... có thể gây ra hiện tượng rát bỏng, sưng phồng; nhưng chỉ khi chất nhầy này được hấp thụ qua đường tiêu hóa thì mới gây ra các triệu chứng ngộ độc mang tính hệ thống.

Triệu chứng ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn khoảng 1 giờ (hoặc sớm hơn nếu nạn nhân có uống rượu, bia), bắt đầu bằng cảm giác chóng mặt, quay cuồng, đau như bị châm chích ở đầu ngón tay, ngón chân; tiếp theo là ói mửa dữ dội kéo dài, tiêu chảy, đau bụng, giảm huyết áp. Sau đó, có thể xuất hiện các triệu chứng giống như bệnh suy tim: loạn nhịp tim, co thắt cơ tim... và cuối cùng dẫn tới tử vong trong vòng vài giờ.

Trên thế giới đã có một vài ghi nhận về trường hợp ngộ độc do ăn thịt cóc ở Trung Quốc, Mỹ...  Ở nước ta, chưa có tài liệu khoa học hiện đại nào công bố về công dụng chữa bệnh của thịt cóc hoặc tính giàu đạm, bổ dưỡng của chúng. Dân chúng cũng đều biết rằng cóc có chất độc và cũng ít người dám mạo hiểm đánh đổi sinh mạng của mình lấy một bữa ăn thịt cóc lạ miệng, giàu đạm. Tuy nhiên, trong ngày cuối năm 2005, đã xảy ra một trường hợp tử vong do ăn thịt cóc hết sức thương tâm. Đó là trường hợp gia đình anh chị Nguyễn Đăng Đông và Lê Thị Nhường ở làng Đấn, xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Đàn, Nghệ An. Vốn dĩ người dân ở đây vẫn thường sử dụng cóc làm nguồn thực phẩm. Do khi làm cóc không cẩn thận để dính lại chất độc từ trứng cóc, trong 4 người ăn thịt cóc hôm ấy gồm chị Nhường và 3 đứa con thì chỉ có 2 người con qua khỏi cơn nguy kịch sau khi được cấp cứu tích cực, còn chị và đứa con trai 15 tuổi đã vĩnh viễn ra đi.

Một số tài liệu Đông y có đề cập đến thịt cóc là nguồn dinh dưỡng rất giàu đạm, là một trong những bài thuốc chữa bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em. Đứng ở góc độ khoa học, nếu sản phẩm chế biến từ thịt cóc lưu hành trên thị trường có giấy chứng nhận của Bộ Y tế, nó sẽ được công nhận là sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Ngược lại, nếu thịt cóc hoặc bột cóc được chế biến từ một cơ sở nào đó chưa có giấy phép kinh doanh mặt hàng này, hoặc người tiêu dùng tự chế biến đều bị coi là sản phẩm không đáng tin cậy, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Điều đáng nói ở đây là phần lớn đối tượng sử dụng thịt cóc hay bột cóc là trẻ em chậm lớn, suy dinh dưỡng hoặc người bệnh suy nhược, cần bồi bổ sức khỏe. Và chắc chắn là ở những đối tượng này, sức chống chọi với chất độc của cóc sẽ kém hơn nhiều so với người khỏe mạnh, trong khi chất độc của một con cóc có thể đủ để giết chết 4 - 5 người khỏe mạnh.

Cái chết của hai mẹ con chị Nhường cần phải được coi là tiếng chuông cảnh báo về cái bẫy chết người nằm trong miếng thịt cóc thơm ngon bổ dưỡng.

Theo VNN

Title: Hồi âm: SUC KHOE
Post by: RickkyMartin on 02/09/06, 12:44
 

Khoai tây giúp chống cảm cúm
21:39:01, 24/04/2006H.Y



Các chuyên gia y tế thuộc Trung tâm dinh dưỡng Yale (Mỹ) cho biết, khoai tây là một thực phẩm giàu vitamin C nên chúng có thể giúp phòng chống cảm cúm. Khoai tây còn chứa nhiều kali và chất xơ. Theo các chuyên gia, ăn khoai tây lúc còn tươi tốt hơn vì nó vẫn còn giữ nhiều vitamin C, vốn có tác dụng ngăn chặn sự lây nhiễm cảm cúm và giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. (H.Y/MSN)