Cổng vào tri thức => Ăn mặc - Sức khỏe - Mẹo vặt => Topic started by: tinhbanvatoi on 03/09/06, 14:22 Return to Full Version

Title: Trời nóng và thuốc
Post by: tinhbanvatoi on 03/09/06, 14:22
Trời nóng và thuốc   

Trong điều kiện bình thường, thuốc tác động lên cơ thể theo như hướng dẫn điều trị. Nhưng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, tác dụng của thuốc có thể thay đổi do hậu quả của sức nóng.

Tại Pháp, sau một mùa hč nắng nóng đột xuất năm 2003, thuốc giảm tác dụng hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn làm giảm khả năng điều trị và đã gây ra 15.000 ca tử vong cho những người cao tuổi.

Các thuốc cần quan tâm
Nhiệt độ tăng cao đòi hỏi cơ thể phải nỗ lực thích nghi để chịu đựng thời tiết nắng nóng, đặc biệt những người có cơ địa nhạy cảm với nhiệt độ như người cao tuổi, trẻ em, trẻ sơ sinh và những người bị các bệnh tim mạch, thận, thần kinh hay bệnh mạn tính.

Theo các dữ liệu hiện nay, thuốc không phải là nguyên nhân gây ra bệnh nhưng có thể thay đổi tác dụng do thời tiết nắng nóng nếu không được bảo quản và sử dụng đúng. Một vài cách sử dụng có thể làm rối loạn cơ chế thích nghi của cơ thể với sức nóng hoặc làm chậm việc lấy lại ý thức của một người bị mất nhiều nước.

Những thuốc có thể làm tăng nặng hội chứng kiệt sức do mất nước
Khi thời tiết nắng nóng, thuốc có thể tạo nên một số tác động đặc biệt lên cơ thể như:

- Gây rối loạn hydrat hóa và các chất điện giải như nhóm thuốc lợi tiểu

- Có thể làm thay đổi chức năng thận như nhóm kháng viêm giảm đau không steroid (NSAID), nhóm giảm đau chống COX-2, thuốc ngăn chặn các enzym chuyển đổi angiotensine, đối kháng thụ thể angiotensine, một số thuốc kháng sinh và kháng virus.

- Ngoài ra các nhóm thuốc muối lithium, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống động kinh, một số thuốc chống [em xin lỗi, em là người chửi bậy] tháo đường dạng uống và thuốc giảm cholesterol, thuốc chống parkinson cũng bị ảnh hưởng tác dụng dưới sức nóng...

Thuốc có thể dẫn đến tăng thân nhiệt
Một số thuốc có thể làm thay đổi sự điều hòa thân nhiệt như thuốc an thần, một số thuốc chống trầm cảm... Một số thuốc gián tiếp làm tăng nặng hậu quả của sức nóng như các thuốc trị cao huyết áp, thuốc trị viêm họng... Ngoài ra người nghiện rượu kinh niên cũng chịu các ảnh hưởng hậu quả tai hại do sức nóng gây ra.

Hiệp Hội bảo vệ người tiêu dùng Pháp đã đưa ra một danh mục chi tiết các nhóm thuốc làm gia tăng hậu quả của sức nóng lên người dùng thuốc.

Khi ánh nắng và thuốc không "hòa hợp"
Rất nhiều mỹ phẩm, nước hoa, dung dịch tắm không chịu được ánh nắng. Một số thuốc có thể tạo nên sự kém dung nhận hoặc gây ra các phản ứng tại chỗ. Bên cạnh đó việc phơi nắng vào lúc có nhiều tia tử ngoại, hồng ngoại cũng làm thay đổi cấu trúc phân tử của thuốc, gây ra nhiều phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

Khi được hấp thu vào cơ thể, thuốc sẽ lan tỏa qua đường tuần hoàn máu và tiếp xúc với tia UV xuyên qua da. Nếu thuốc sử dụng tỏ ra nhạy cảm, các phản ứng hóa học diễn ra có thể tạo nên những hóa chất độc hại, đòi hỏi người dùng thuốc phải ngưng điều trị nếu phải thường xuyên phơi nắng.

Lời khuyên cho người dùng thuốc
Vì thế không nên tự ý dùng thuốc để điều trị, nếu sử dụng một đơn thuốc làm cho tình trạng bệnh nặng thêm với những người mẫn cảm với sức nóng thì nên ngưng dùng để tham khảo thêm ý kiến bác sĩ điều trị. Từ đó thẩm định hiệu quả và tai biến của thuốc trên cơ địa người bệnh nhạy cảm với sức nóng để loại bỏ những thuốc làm tăng nặng hậu quả của sức nóng lên cơ thể.

Những lời khuyên này đặc biệt quan trọng với người cao tuổi vì thường phải dùng dài ngày nhiều loại thuốc. Nếu lâu ngày không dùng thuốc trị bệnh, nay mắc lại bệnh cũ thì không nên sử dụng toa thuốc đã có sẵn, mà nên đi khám bác sĩ để được điều trị theo tình trạng bệnh và cơ địa hiện tại để tạo sự cân bằng giữa thuốc điều trị và sự đáp ứng của cơ thể. Việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc luôn là điều cần thiết.

Chú ý đến việc bảo quản thuốc

- Nhà nào cũng đều có tủ thuốc gia đình và việc để thuốc trong điều kiện nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điều trị của thuốc.

- Với những thuốc cần bảo quản lạnh từ 2-80C thì việc bảo quản ở tủ lạnh là điều bắt buộc và chỉ lấy ra ngoài vài phút khi cần sử dụng.

- Với thuốc cần giữ ở nhiệt độ 25-300C thì không nên giữ thuốc ở nhiệt độ cao trong thời gian dài và kiểm tra hạn dùng thuốc.

- Một vài dạng thuốc nhạy cảm với nhiệt độ như tọa dược, viên đăt âm đạo, kem thì cần chú ý việc nóng chảy dạng thuốc sẽ làm thay đổi hoạt tính. Vì thế khi dùng cần chú ý và nếu phát hiện có sự thay đổi dạng thuốc thì không sử dụng vì thiếu độ ổn định của thuốc.

Theo Sức khỏe & Đời sống