Cổng vào tri thức => Không phân loại => Topic started by: saos@ngmo on 05/08/07, 21:30 Return to Full Version
Title: Tham nhũng: Xử nặng hay khoan hồng?
Post by: saos@ngmo on 05/08/07, 21:30
Post by: saos@ngmo on 05/08/07, 21:30
Bắc Kinh đang có chiến dịch khuyến khích quan chức tham nhũng "tự thú": thực hiện "tháng khoan hồng". Có thể áp dụng bài học này ở Việt Nam?
"Tham nhũng không chỉ có ở Trung Quốc, nó cũng là vấn đề đau đầu ở những quốc gia phát triển và đôi khi còn là nguyên nhân gây nên sự sụp đổ của một chính phủ". "Cần có quả đấm sắt để ngăn chặn tham nhũng. Nếu không, Đảng có thể mất đi sự ủng hộ của người dân và ngay cả những thành viên trong đảng", một học giả Trung Quốc đã nhận định như vậy.
Trong một tuyến bố mới đây của Bắc Kinh cũng khẳng định: "Bất kể ai, nếu vi phạm quy tắc của đảng, luật pháp của nhà nước, thì sẽ bị điều tra nghiêm túc và chịu hành phạt thích đáng"".
Xử nặng tham nhũng?
Các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc hoàn toàn hiểu rằng, đó là cuộc chiến đấu một mất một còn của chính phủ để chiếm được lòng tin của nhân dân bằng những bước đi đáng kể trong đấu tranh chống tham nhũng. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố sẽ hành động cứng rắn với bất kể vị quan chức nào nếu họ tham nhũng.
Trong nỗ lực thắt chặt kỷ luật với các quan chức, chính quyền Trung ương Trung Quốc vào tháng 8/2006 đã đưa ra quy định yêu cầu các quan chức phải thông báo những vấn đề cá nhân bao gồm cả kê khai tài sản, hay công việc kinh doanh của chính họ hay người thân.
Một chiến dịch chống tham nhũng rầm rộ đang diễn ra ở "cường quốc trỗi dậy", quốc gia đông dân nhất thế giới này. ""Điển hình của cuộc đấu tranh này là việc nhắm tới nhiều quan chức cấp cao, không chỉ ở Thượng Hải, mà còn ở Bắc Kinh, Thiên Tân và An Huy"". Nhiều quan chức cấp cao ở Trung Quốc đã bị đưa ra ánh sáng với tội tham nhũng.
Nhiều kỷ luật nặng đã được áp dụng, với các quan chức cấp cao vi phạm. Lí Bảo Kim, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát Thiên Tân, một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương cùng với Bắc Kinh, Thượng Hải và Trùng Khánh đã bị cách chức vì ""vi phạm kỷ luật nghiêm trọng vào ngày 27/8/2006. Tại tỉnh An Huy, Hà Mẫn Húc cũng buộc phải thôi giữ chức vụ phó Tỉnh trưởng ngày 25/8/2006 .Ở Bắc Kinh, nguyên phó Thị trưởng Lưu Chí Hoa cũng bị rời nhiệm sở và bị điều tra vì tội ""tham nhũng, lối sống sa đọa, đồi trụy"".
Gần đây, tháng trước, nguyên phụ trách cơ quan quản lý dược thực phẩm Trung Quốc Trịnh Hiểu Du đã bị tử hình vì nhận hối lộ. Tháng trước, cựu Bí thư thành uỷ Thượng Hải Trần Lương Vũ bị khai trừ khỏi Đảng và hiện đang bị tống giam chờ ngày xét xử vì liên quan tới vụ bê bối tài chính quỹ an sinh xã hội Thượng Hải.
Khoan hồng
Một biện pháp đã được Bắc Kinh áp dụng để khuyến khích quan chức tham nhũng "tự thú": thực hiện "tháng khoan hồng". Từ 30/5 đến hết tháng 6 năm 2007, các quan chức tự thú tội tham nhũng sẽ được xem xét giảm nhẹ hình phạt. "những người không thú nhận tội sẽ chịu hình phạt nặng nề", chính quyền Bắc Kinh nhấn mạnh.
Chỉ trong vòng một tháng, gần 1.800 quan chức đã thú nhận tham nhũng tổng số tiền trị giá 77,89 triệu nhân dân tệ (10,2 triệu USD). Con số đủ gây giật mình. Nhưng đó mới chỉ là những người tự thú tội.
Con số những người tham nhũng thực tế sẽ lớn tới đâu? Liệu những người này đã thú nhận tất cả những việc làm sai trái hay chỉ thú nhận một phần, mang tính đối phó, giống như tìm tạm một chỗ "tránh bão"? Khoan hồng ra sao, sẽ được giảm hình phạt ở mức độ nào? Và liệu "khoan hồng" có khiến cho những người vi phạm bị "nhờn thuốc"? Và liệu những biện pháp được áp dụng sẽ triệt để đến mức nào? Chính quyền liệu có đủ mạnh tay để đi tới cùng hay chiến dịch chống tham nhũng chỉ như một liệu pháp "an dân"? Tất cả những câu hỏi đó vẫn chưa có lời đáp.
Và câu chuyện Việt Nam
Năm 2005, Tổ chức minh bạch quốc tế xếp VN đứng thứ 107/159 nước có nạn tham nhũng cao, cùng hạng với Belarus, Eritrea, Honduras, Kazakhstan, Nicaragua, Palestine, Ukraina, Zambia và Zimbabwe.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những hành động quyết liệt chống tham nhũng rất được dư luận ủng hộ. Vào thời điểm này, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã tỏ rõ quyết tâm của toàn Đảng trong việc chống tham nhũng. Trong chương trình nghị sự hàng tháng của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, vấn đề chống tham nhũng lại được cày xới lại một cách quyết liệt hơn.
Luật phòng chống tham nhũng được ban hành và có hiệu. Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương được thành lập. Hàng loạt vụ án tham nhũng nổi cộm đã và đang được xem xét, và từng bước giải quyết.
Trong kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa XII, Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, bổ sung cũng được đưa ra mổ xẻ, làm nóng nghị trường. Hiểu rõ, "tham nhũng là nội xâm", nhưng biện pháp mạnh cần được áp dụng, với sự đồng thuận của cả hệ thống từ trên xuống dưới. Và những bài học cứng rắn (xử nặng) và mềm mỏng (khoan hồng) của Trung Quốc liệu có thể áp dụng tại Việt Nam?
Lan Phương
"Tham nhũng không chỉ có ở Trung Quốc, nó cũng là vấn đề đau đầu ở những quốc gia phát triển và đôi khi còn là nguyên nhân gây nên sự sụp đổ của một chính phủ". "Cần có quả đấm sắt để ngăn chặn tham nhũng. Nếu không, Đảng có thể mất đi sự ủng hộ của người dân và ngay cả những thành viên trong đảng", một học giả Trung Quốc đã nhận định như vậy.
Trong một tuyến bố mới đây của Bắc Kinh cũng khẳng định: "Bất kể ai, nếu vi phạm quy tắc của đảng, luật pháp của nhà nước, thì sẽ bị điều tra nghiêm túc và chịu hành phạt thích đáng"".
Xử nặng tham nhũng?
Các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc hoàn toàn hiểu rằng, đó là cuộc chiến đấu một mất một còn của chính phủ để chiếm được lòng tin của nhân dân bằng những bước đi đáng kể trong đấu tranh chống tham nhũng. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố sẽ hành động cứng rắn với bất kể vị quan chức nào nếu họ tham nhũng.
Trong nỗ lực thắt chặt kỷ luật với các quan chức, chính quyền Trung ương Trung Quốc vào tháng 8/2006 đã đưa ra quy định yêu cầu các quan chức phải thông báo những vấn đề cá nhân bao gồm cả kê khai tài sản, hay công việc kinh doanh của chính họ hay người thân.
Một chiến dịch chống tham nhũng rầm rộ đang diễn ra ở "cường quốc trỗi dậy", quốc gia đông dân nhất thế giới này. ""Điển hình của cuộc đấu tranh này là việc nhắm tới nhiều quan chức cấp cao, không chỉ ở Thượng Hải, mà còn ở Bắc Kinh, Thiên Tân và An Huy"". Nhiều quan chức cấp cao ở Trung Quốc đã bị đưa ra ánh sáng với tội tham nhũng.
Nhiều kỷ luật nặng đã được áp dụng, với các quan chức cấp cao vi phạm. Lí Bảo Kim, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát Thiên Tân, một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương cùng với Bắc Kinh, Thượng Hải và Trùng Khánh đã bị cách chức vì ""vi phạm kỷ luật nghiêm trọng vào ngày 27/8/2006. Tại tỉnh An Huy, Hà Mẫn Húc cũng buộc phải thôi giữ chức vụ phó Tỉnh trưởng ngày 25/8/2006 .Ở Bắc Kinh, nguyên phó Thị trưởng Lưu Chí Hoa cũng bị rời nhiệm sở và bị điều tra vì tội ""tham nhũng, lối sống sa đọa, đồi trụy"".
Gần đây, tháng trước, nguyên phụ trách cơ quan quản lý dược thực phẩm Trung Quốc Trịnh Hiểu Du đã bị tử hình vì nhận hối lộ. Tháng trước, cựu Bí thư thành uỷ Thượng Hải Trần Lương Vũ bị khai trừ khỏi Đảng và hiện đang bị tống giam chờ ngày xét xử vì liên quan tới vụ bê bối tài chính quỹ an sinh xã hội Thượng Hải.
Khoan hồng
Một biện pháp đã được Bắc Kinh áp dụng để khuyến khích quan chức tham nhũng "tự thú": thực hiện "tháng khoan hồng". Từ 30/5 đến hết tháng 6 năm 2007, các quan chức tự thú tội tham nhũng sẽ được xem xét giảm nhẹ hình phạt. "những người không thú nhận tội sẽ chịu hình phạt nặng nề", chính quyền Bắc Kinh nhấn mạnh.
Chỉ trong vòng một tháng, gần 1.800 quan chức đã thú nhận tham nhũng tổng số tiền trị giá 77,89 triệu nhân dân tệ (10,2 triệu USD). Con số đủ gây giật mình. Nhưng đó mới chỉ là những người tự thú tội.
Con số những người tham nhũng thực tế sẽ lớn tới đâu? Liệu những người này đã thú nhận tất cả những việc làm sai trái hay chỉ thú nhận một phần, mang tính đối phó, giống như tìm tạm một chỗ "tránh bão"? Khoan hồng ra sao, sẽ được giảm hình phạt ở mức độ nào? Và liệu "khoan hồng" có khiến cho những người vi phạm bị "nhờn thuốc"? Và liệu những biện pháp được áp dụng sẽ triệt để đến mức nào? Chính quyền liệu có đủ mạnh tay để đi tới cùng hay chiến dịch chống tham nhũng chỉ như một liệu pháp "an dân"? Tất cả những câu hỏi đó vẫn chưa có lời đáp.
Và câu chuyện Việt Nam
Năm 2005, Tổ chức minh bạch quốc tế xếp VN đứng thứ 107/159 nước có nạn tham nhũng cao, cùng hạng với Belarus, Eritrea, Honduras, Kazakhstan, Nicaragua, Palestine, Ukraina, Zambia và Zimbabwe.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có những hành động quyết liệt chống tham nhũng rất được dư luận ủng hộ. Vào thời điểm này, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã tỏ rõ quyết tâm của toàn Đảng trong việc chống tham nhũng. Trong chương trình nghị sự hàng tháng của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, vấn đề chống tham nhũng lại được cày xới lại một cách quyết liệt hơn.
Luật phòng chống tham nhũng được ban hành và có hiệu. Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương được thành lập. Hàng loạt vụ án tham nhũng nổi cộm đã và đang được xem xét, và từng bước giải quyết.
Trong kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa XII, Luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, bổ sung cũng được đưa ra mổ xẻ, làm nóng nghị trường. Hiểu rõ, "tham nhũng là nội xâm", nhưng biện pháp mạnh cần được áp dụng, với sự đồng thuận của cả hệ thống từ trên xuống dưới. Và những bài học cứng rắn (xử nặng) và mềm mỏng (khoan hồng) của Trung Quốc liệu có thể áp dụng tại Việt Nam?
Lan Phương