Cổng vào tri thức => Tin học => Topic started by: saos@ngmo on 10/08/07, 00:21 Return to Full Version

Title: NHỮNG CẢM NHẬN CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC TRONG PHOTOSHOP
Post by: saos@ngmo on 10/08/07, 00:21
NHỮNG CẢM NHẬN CƠ BẢN VỀ MÀU SẮC TRONG PHOTOSHOP

Bài viết thuộc bản quyền của thichnudiuhien bên ddth.com

Lời nói đầu:

Bạn đánh giá một tấm ảnh đẹp dựa trên những tiêu chí nào: Nội dung - Bố cục – Màu sắc...? Chắc chắn 01 tấm ảnh đẹp phải đạt cả 03 chuẩn trên. Thế nhưng nếu nói cái nào là quan trọng nhất hẳn sẽ có nhiều câu trả lời tuỳ theo "góc nhìn" của mỗi người !

Hãy để cho những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp giảng giải về Nội dung và Bố cục còn trong bài viết này : với "tư cách" là một a-ma-tơ về photoshop, TNDH xin được trao đổi cùng các bạn (cùng trình độ) những cảm nhận về màu sắc trong PS.

Do bài viết được "ky cóp" từ nhiều nguồn tài liệu và chưa được trình bày một cách hệ thống, vì vậy nếu chỗ nào thiếu sót mong các bạn bổ sung hoặc góp ý.

Bài 1 : Tổng quan về màu sắc trong PS.

Phần I: Các chế độ màu trong Photoshop:

Quan sát hộp thoại Color Picker bạn nhìn thấy có bốn chế độ màu phổ biến:
• RGB:
- Là bộ màu gồm 03 màu cơ bản: Đỏ (R) Xanh lá cây (G) và Xanh da trời (B)
- RGB là không gian màu dương tính thường được sử dụng phổ biến vì nó rất thuận lợi trong việc chỉnh sửa.
• CMYK:
- Là sự phối hợp giữa Cyan (da trời) Magenta (tím) Yellow (vàng) và blacK (đen)
- CMYK là không gian màu âm tính thường được dân in ấn sử dụng.
• Lab:
- Anh chàng này khá đặc biệt, bạn hãy thử chuyển một file RGB sang Lab thử xem (Image > Mode > Lab Color) Trong bảng Channel nó sẽ giải mã cho bạn, nó chính là các kênh ảnh. Trong đó thông tin về kênh màu đen trắng L đã được tách ra từ thông tin chung của màu sắc. Kênh a mang thông tin màu xanh sang đỏ và kênh b mang thông tin màu xanh sang vàng.
- Lab là một không gian màu độc lập và chỉnh sửa màu trong hệ của nó là một công việc thú vị vì một sự di chuyển nhẹ nhàng trên kênh a hoặc kênh b cũng tạo ra những thay đổi mạnh mẽ nhất về màu sắc.
- Lab là hệ màu rất thích hợp trong chỉnh sửa ảnh KTS
• HSB:
- Hue liên quan đến màu sắc, Saturation (độ thấm qua) xác định số lượng màu sắc và Brihtness (độ chói) liên quan đến số lượng ánh sáng có trong màu sắc.
- HSB thường được dùng trong việc chỉnh sửa ảnh chân dung.

Phần II: Làm việc với màu sắc

- Với các bạn thích chỉnh sửa ảnh thì "đồ nghề và đồ...chơi" sau là những thứ không thể thiếu:
• Eyedropper: có hình ống nhỏ thuốc nằm trong thanh công cụ. Nó là một densitometer kỹ thuật số mà bạn có thể di chuyển qua hình ảnh để đo tông màu và những giá trị màu sắc. Bạn đang lúng túng vì không biết cách phối màu như thế nào để tô lên làn da của một kiều nữ nào đó ? Đừng lo ! Bạn hãy lựa một tấm người mẫu thật đẹp "lôi" ra để cạnh tấm muốn chỉnh, dùng Eyedropper "chích" nhẹ lên người mẫu ở vùng da đẹp nhất (cấm "chích" vùng nhạy cảm à nhe) ngay lập tức màu đó sẽ xuất hiện trong Foreground hoặc Background của bạn, tha hồ mà tô cho tấm muốn chỉnh. Để "lưu trữ" cho những lần sau bạn có thể ghi lại "mã" của các màu đó bằng...
• Bảng Info: Khi bạn rà trỏ chuột tới bất kỳ nơi đâu trên tấm hình bảng Info sẽ ghi lại giúp bạn một cách chính xác các thông số RGB và CMYK
• Bảng Color: Giúp bạn chỉnh các màu Foreground hoặc Background dễ dàng bằng các thanh trượt.
• Levels và Curves: để cải thiện vùng sáng vùng bóng tối (Ctrl + L) và điều chỉnh độ tương phản (Ctrl + M)
• Blending Modes (BM): Cu cậu này rất quan trọng nằm ngay hàng đầu bảng Layers ấy vậy mà chẳng có "tên tuổi" gì trong các bảng của Photoshop. Blending Modes đó chính là chế độ pha trộn màu rất thường được sử dụng trong chỉnh sửa hay sáng tạo ảnh nghệ thuật. BM không làm việc với lớp Background vì vậy khi áp dụng nó bạn phải đổi tên (cho nó) và phải có từ hai layer trở lên nó mới "chịu" làm việc.
Quan sát BM ta thấy có 05 nhóm, tuỳ theo mục đích chỉnh ảnh hay tạo ảnh mà mỗi nhóm có những áp dụng thích hợp, ví dụ nhóm 05 "anh em trên một chiếc xe tăng" Multiply – Screen – Overlay – Soft Light – Hard Light rất thích hợp trong xử lý ảnh.
(TNDH đã có những bài tutor về Levels – Curves – Blending Modes đăng trong Box này nên không nhắc lại cách sử dụng)

Phần III: Vài mẹo vặt tham khảo.

* Màu trắng đích và màu đen đích:

Trong hộp thoại Color Picker nếu bạn thiết lập các thông số sau:
H = 0, S = 0, B = 95
R = 243, G = 243, B = 243 rùi Ok.
Bạn sẽ có một màu trắng đích .
Nếu nhập:
H = 0, S = 0, B = 5
R = 12, G = 12, B = 12 Ok.
Bạn sẽ có màu đen đích.
Nhập làm chi dzậy cà ?
Đặc tính của cặp giá trị 95% độ sáng và 5% bóng tối là khu vực an toàn nhất tránh được tình trạng thành phẩm khi in ra sẽ có những vùng sáng thiếu sắc thái (giấy trắng) hoặc vùng tối tối đến nỗi không thấy được chi tiết nào cả.

* Độ tương phản của màu sắc:

Đố nhanh bạn: mực đen viết trên giấy trắng có phải là những màu tương phản dễ nhận thấy nhất ?
Chắc chắn sẽ có 51% nhanh nhẩu trả lời: Có ! Vì hai màu Đen và Trắng là 02 màu có độ tương phản lớn nhất.
TNDH sẽ mãi ở trong số 51% nhanh nhẩu đó "níu" không đọc những dòng dưới đây:

Bảng phân loại độ tương phản:
1. Mực đen trên giấy vàng.
2. Mực xanh lá cây trên giấy trắng.
3. Mực xanh dương trên giấy trắng.
4. Mực trắng trên giấy xanh dương.
5. Mực đen trên giấy trắng.
6. Mực vàng trên giấy đen.
7. Mực trắng trên giấy đỏ.
8. Mực trắng trên giấy xanh lá cây.
9. Mực trắng trên giấy đen.
10. Mực đỏ trên giấy vàng.
11. Mực xanh lá cây trên giấy đỏ.
12. Mực đỏ trên giấy xanh lá cây.
Hoá ra "nó" chỉ đứng hàng thứ 5 trong bảng phân loại mà thui.