Khu Phố Văn Hoá => Văn xuôi => Topic started by: saos@ngmo on 31/08/07, 01:51 Return to Full Version
Title: Bến
Post by: saos@ngmo on 31/08/07, 01:51
Post by: saos@ngmo on 31/08/07, 01:51
Tác giả: Trung Phong
Nguồn: Truyện ngắn hay 2004
Typer: Mai Thanh Trung
Họp chi đoàn xong đã tám giờ tối. Tôi đi cùng các bạn và các anh bộ đội về nhà. Nhà tôi cuối xóm Hạ, phải quá một đoạn đê sông gần tha ma. Đến chỗ lên đê chỉ còn tôi và anh Thắng, người tôi run lên...
Lúc nãy vui vẻ, trêu đùa với các bạn là thế, bây giờ cả hai im lặng. Anh bật đèn pin soi cho tôi. Tôi đi trước nhưng có ý đi chậm... Gió đồng lồng thổi tóc tôi, đêm nghiêng mình bên sông, bàng bạc làn nước dưới đê. Phía đông tiếng côn trùng rỉ rả. Từ bé đến nhớn chưa bao giờ tôi dám đi một mình qua quãng đê này. Người ta kể ở đây có ma, nào là ông Hán thấy đàn lợn trắng, đuổi suốt đêm, về ốm rụng tóc. Lại có anh Hà đương đêm đi đánh te, gặp phải người đàn bà ngồi khóc, vừa sờ tay định trêu thì nó biến mất...
Tôi bỗng hỏi:
- Anh Thắng có sợ ma không?
Không! Bộ đội mà sợ mà thì nói làm gì! - Em sợ mà à?
- Không!
Không, nhưng mà sao anh cứ im như thóc thế, lúc nãy mồm mép tếu táo lắm mà, khiến bọn bạn trong chi đoàn phát ghen lên. Bọn con gái thì cấu nhéo tôi: Sao mày may thế, có anh Thắng về nhà, đổi cho tao đi! Rồi! Không khéo ông ấy sau một tuần hớp hồn mày đấy! Và: Cẩn thận, mồm mép thế thì "giết" con người ta lúc nào không biết, phải cảnh giác nhé, khôn 3 năm... Nhưng mắt chúng thì ánh lên sự ghen tỵ rõ với tôi và sự cảm mến không che giấu với Thắng! Còn bọn con trai thì có ý "canh chừng" ông bộ đội này, bởi tôi xinh nhất xóm, bởi anh đẹp trai. Mặc họ. Tôi không cảnh giác, tôi tin anh chả làm gì tôi. Tôi biết anh không phải người như thế...
Bộ đội về làng công tác dân vận. Đơn vị Thắng năm nào cũng phải đi như thế. Năm nay lại về làng tôi. Do số lượng hạn chế, nên bộ đội chỉ về các gia đinh chính sách. Bố tôi là thương binh, được "phân" một chú lính, đó là Thắng.
Chi đoàn được thông báo trước cùng với Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh đi vận động các nhà cho bộ đội đến ở, tạo điều kiện cho họ làm tốt nhiệm vụ dân vân.
Biết nhà sẽ có người lạ tới ở, mẹ tôi căn dặn tôi đủ điều về lễ nghĩa. Biết rồi, khổ lắm! Mẹ cứ lo! Những điều xưa như trái đất ai mà chả biết, mẹ cứ làm như tôi còn bé lắm, ngố lắm. Còn lâu bọn đàn ông mới đụng được tới tôi chứ đừng nói đế "khôn ba năm, dại một giờ". Năm nay tôi đã học lớp 12 rồi, nhưng nhìn bọn con trai cùng làng, cùng lớp dửng dưng, chả có tí "cảm quan" nào!
Đi học về, tôi đã thấy "hơi" lạ trong nhà. Tôi vứt cặp sách vào buồng và trở ra mới phát hiện cái ba lô màu xanh lá lúa để ở góc giường ngoài: Bộ đội về đấy.
Ngó quanh, xuống bếp, mẹ đang nấu cơm, bảo: Có anh Thắng mới về. Con chuẩn bị dọn cơm, nhớ lời mẹ dặn đấy. Phức tạp quá. Ai mà thèm cơ chứ. Đã thế tôi không ăn cơm nhà, sang nhà bạn chơi. Làng như có gì thổi vào, khang khác. Người ta hỏi nhau xem nhà có bao nhiêu bộ đội về. Người già, trẻ con có vui vẻ hơn. Cái Lành khéo tôi vào ngõ nhà nó, thì thào:
- Này! Mày mới đi học về đấy à?
- Thì sao?
- Nhà mày có thằng cha nom xinh lắm... gặp chưa?
- Thế à... Tôi lắc đầu, bảo: Con khỉ!
Thấp thoáng bóng áo bộ đội đầu thôn. Lành bảo tôi: Tôi nay có "thằng cha" ở xa bên sang "nhòm mặt" nó, có người dẫn mối. Lành bằng tuổi tôi mà đã tính chuyện lấy chồng. Nó có vẻ thích thú khi nói chuyện đó.
Tôi còn phải học. Tôi mơ ước được làm cô giáo, đứng trên bục giảng. Lúc bé, tôi đã cùng chúng bạn tập chơi làm cô giáo, tập dạy...
Mẹ gọi tôi về ăn cơm. Một cái lưng dài, một cái thân dài ngoẵng đang khom trong nhà! À chá, xem nào, cái mặt nom ngộ ghê, búng ra sữa thế kia thì bộ đội cái nỗi gì! Da trắng, mắt tròn.
- Chào em... Cũng nhanh nhẹn đấy. Tôi đáp: Chào chú bộ đội.
Nhà ăn cơm. Anh ta rất chi là... lúng túng. Ban đầu, mặt y cứ đỏ lựng lên như là con gái, lóng ngóng không dám gắp thức ăn, mẹ tôi phải giục, bố phải gắp cho. Gớm! Nhỏ nhẻ thế này, tôi cứ chén, đôi khi chiếu tướng "dữ dội", làm y ăn "hổng có ngon", nhìn cái "bộ gọng vó" của y rất buồn cười, đôi tay dài trông bắt mắt, vai rộng, cắm trên đó một cái đầu cắt gọn, cái trán cao và cổ ngoẳng! Trông cũng được. Có lẽ từ nãy đến giờ bị "xục xạo" kỹ quá, y tỏ ra khó chịu, liền chợt chiếu tia mắt "dữ dội" soi mắt tôi. Tôi quyết định "đấu mắt" thách thức, cố ý khiêu khích y. không chịu được "lửa", y phải cúi xuống và gắp một miếng cơm. Đúng là "nhỏ như con thỏ"!
Mẹ lừ tôi, có ý bảo không nên trêu anh ấy. Anh trai tôi ngày xưa khi chưa đi công tác xa, hay bị tôi nhõng nhẽo, quấy rầy liên tục. Lâu rồi chưa quậy ai.
Mọi người ăn xong, anh ta bê mâm đi rửa, tôi lẹ đứng dậy, chui vào buồng. Phương! Phương đâu rồi. Bố gọi. Tôi nằm im như thóc. Nhìn qua cửa sổ nhỏ, tôi thấy y vội vã bê mâm. Ấy, Anh cứ để đấy cho em nó! Để cháu dọn, bác lên uống nước! Sướng thế, tôi khoái. Tôi đi cửa sau ra gần bờ ao, thấy đang rửa bát nhoay nhoáy, thành thạo. Tôi diễu qua một tý ty, diễu vào, liếc một cái cho biết!
Tôi nghe anh ta trình bày ý kiến với gia đình, đại để là sẽ lao động công ích với chi đoàn, làm sân trường, đắp đường, vét mương, còn thời gian sẽ tham gia lao động, giúp gia đình, rằng: Nhà có gì cứ cho ăn nấy, không phải cầu kỳ vì anh ta là bộ đội, rằng: Theo phương châm "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với nhân dân.. rằng...
Bó toi nói là: Gia đình sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho anh công tác, cứ coi như nhà mình, việc nhà không cần anh làm, cứ làm tốt việc tập thể và phân chỗ ngủ cho anh ở cái giường ngoài nhà. Bố mẹ tôi lui vào buồn Đông. Lại nói thêm rằng: Em nó còn nhỏ, đang đi học, tính khí thất thường, có gì không nên không phải anh bỏ qua... Tóm lại là bố có ý "dặn trước", nhắc khéo phải có "kỷ luật". Sau đó họ trao đổi chuyện lính. Anh chọc đúng vào cái mạch "ngày xưa" của bố tôi, thành ra bậc phụ huynh của tôi cứ thao thao bất tuyệt bao chuyện, có vẻ tâm đầu ý hợp lắm.
Chiều hôm ấy, đơn vị của họ tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sĩ và dọn cỏ, quét vôi nghĩa trang, sau đó về dọn vệ sinh đường làng, khơi thông cống rãnh. Đến tối, họ cử người đi thăm các gia đinh liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Thắng về, dọn sân. Mẹ phải nhiếc tôi: Con gái mà không có ý tứ gì! Giời ạ, cứ để y làm thử, quét thử đã sao. Ăn nói cứ cóm róm như con gái ấy. Mẹ khen. Anh ta chui cả vào bếp "giành phần" với mẹ tôi, mẹ phải đẩy khéo ra. Không nấu thì ai nấu cho! Mọi ngày, tất bật là do tôi dọn, tôi nấu, tôi đi chợ. Mẹ làm việc đồng, bố làm việc thợ về chỉ ngồi vào mâm. Nay, tôi ỳ ra... kể có lúc cũng... sướng!
Ăn cơm nhanh, tôi vào buồng học. Nhưng đầu óc cứ loãng ra, nén chữ không vào. Ngó ra, anh đang cắm cúi ngồi ghi sổ... Chắc nhật ký. Cũng nhật ký cơ đấy. Anh ta có vẻ tránh tôi. Anh nói chuyện với bố mẹ, bố mẹ có hỏi han gia đình anh ta. Tôi "sơ bộ" nắm được lý lịch của anh ta. 20 tuổi, con cả, bố mẹ còn trẻ, có hai anh em, là học viên sĩ quan, ra trường sẽ là cử nhân. Anh kèm em nó với, con này học chểnh mảng lắm! Dạ, cháu không dám! Mẹ mau mắn. Còn bố thủng thẳng: Lúc rỗi, anh kiểm tra sách vở của em giúp. Tôi học đến lớp 7, giờ chúng nó học chương trình cao rồi, tôi không biết gì...
Kiểm tra cơ à! Còn khuya, chắc gì đã học giỏi hơn người ta. Tôi ho, khua dép
Anh ta dậy rất sớm, đúng báo thức của đài. Chăn bộ đội gấp vuông vắn, gọn, rất đẹp. Mẹ đang thổi cơm. Tôi ra vườn. Vườn nhà rộng, thấy anh ta đang... đi quyền... múa đẹp và mạnh, những động tác võ đẹp mắt, vun vút, biến hoá... Tôi đứng ngẩn người xem, đến khi bị anh ta "dòm" phải, mới "lui gót sen". Phải công nhận rằng, buổi học hôm đó, tôi có lúc ghi hỏng, ghi thiếu bài giảng. Tôi mong về đến nhà.
- Chào em! Anh ta vẫn chào trước. Này! Sáng nay anh có xem qua vở của em, bài tập làm như thế còn ít, còn đơn giản, các bài văn nên chú ý liên hệ, viết theo cảm nghĩ hơn, sẽ sâu sắc hơn. Nói chung là được! Tôi... khó chịu! Hứ! Đã thế thì...
Buổi chiều, đơn vị bộ đội cùng chi đoàn, thanh niên xóm làm sân trường cấp 2. Phải gánh đất đổ nền cao lên để lát gạch. Bộ đội đông như... học sinh. Thanh niên địa phương cũng đông như bộ đội. Họ hoà với nhau, nhộn nhạo, lao động hăng say, vui như pháo nổ! Kẻ gánh, người bê, kẻ xúc, người khênh, kẻ kéo người đẩy. Thi thoảng lại có tiếng cười rộ lên từng đám. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo, tôi làm tránh chỗ Thắng nhung lâu lâu lại liếc qua khu vực ấy, để ý thấy anh cười nói "sơn sớt" với mấy ả, mấy chàng ở đó, có vẻ vui tươi lắm. Thế mà ở nhà cứ im như thóc. Im lặng là vàng đấy. Tôi bứt rứt. Tôi về tắm trước. Thắng về tới nhà, dọn vườn với bố một hồi lâu mới tắm, lúc anh ta tắm, không có nước! Tôi đã bí mật tháo đầu chỗ ống nối vào bơm, bơm trống sẽ không lên nước. Anh ta âm thầm ra giếng. Hì hì! Sao cháu không tắm trong nhà? Dạ cháu tắm ngoài này cho mát ạ! Cũng khéo. Tôi nhìn thấy một tấm lưng trắng, khuôn người thon đẹp, sau đó tôi chả thèm nhìn làm gì nữa. Đến tối, tôi lại "cấp" nước bình thường, anh ta biết điều đó. Không sao, nhỏ như con thỏ!
Tôi xới cơm cho anh ta, toàn cơm cục. Bộ đội ăn cơm cục, uống nước đục được mà. Khoái nhất là tôi giấu cái quần lót của anh ta xuống ngay dưới chiếu giường anh ta nằm, lúc tắm xong, y ra dây phơi và "vô cùng vất vả". Phải mặc quần dài vào nhà, phải lục ba lô và lại ra nhà tắm thay, sướng thế!
- Quá đơn giản! Anh ta giả vờ nói ngang, cười tủm tỉm.
Không đơn giản đâu "chú bé" ạ!
Ăn cơm xong, anh ta có ý lân la nói chuyện với tôi. Bảo: Bé con học như thế chưa thi được đại học đâu. Em không vào đại học. Không vào đại học thì làm sao thành cô giáo được! Lão này biết mình muốn thành cô giáo, chắc lại "tâm sự" với mẹ. Mẹ và cả bố nữa tỏ ý "quý hoá" anh ta ra mặt. Khó chịu! Em còn bé, không nên để tâm tư những việc phức tạp, nên tập trung vào học cho giỏi. Phải học, bố mẹ tạo điều kiện cho học, thì phải cố gắng, bao người muốn học, thậm chí học giỏi nhưng gia đình không có điều kiện, đành bỏ cả một tương lai tươi sáng. Muốn cuộc đời có giá trị, đóng góp được cho xã hội và bản thân sung sướng, hạnh phúc thì thời nay phải học... Anh ta xổ ra một tràng, lên lớp đây. Tôi không ngây thơ, tôi biết điều anh ta nói là đúng.
Bực nhất vẫn là bị anh ta gọi "bé con". Tôi đã cao 1m58, nặng 45kg, người hơi bị đẹp, khối cô phát ghen. Tôi giống mẹ. Mẹ tôi ngày xưa xinh nhất xã này. Anh ta có vẻ tự tin, không thèm chấp những trò "trẻ con" của tôi. Tốt rồi, sẽ có cách khác.
Tôi chưa kịp nghĩ ra kế gì làm cho anh ta "méo mặt". Tôi nay họp chi đoàn về, còn hai người trên đê thế này, tôi cứ thấy nao nao.. Đi được một đoạn chợt anh ta tắt đèn. Trống ngực tôi đập loạn. Tôi sợ, lỡ ra có bề gì thì... hết nhỏ như con thỏ! Tôi cắm cúi bước đi nhanh, đã thế không thèm nói chuyện nữa.
Đi một đoạn xa, tôi chợt phát hiện mình có mỗi một mình. Ngoái lại không thấy Thắng đâu. Tôi gọi. Im lặng. Tiếng ếch, dễ kêu ra phía bờ sông, chập choạng đom đóm bay xiên qua trước mặt. Lại thấy tiếng gì cứ phần phật ở mé ruộng... Ôi chao!... Tôi gọi, chạy ngược trở lại. Hay anh ta vấp ngã, lăn xuống sông rồi? Tôi hoảng, gọi toáng lên. Tiếng chão chuột rất to đáp lại. Không thấy thắng đâu. Tôi sợ quá rồi. Tôi vứt dép và chạy! Vấp, ngã. Tôi bịt tai, nhắm mắt và băt đầu khóc. Lại đứng lên, chạy tiếp!
Về đến đầu làng, thấy một bóng đen đứng ở đó, tôi lùi lại và bóng đen bỗng phá lên cười. Thắng. Không hiểu anh ta "biến" kiểu gì mà lại về trước tôi? Tôi cáu: Anh là đồ tồi, là đồ con thỏ, là đồ sĩ... - "Đơn giả mà Maria" đi! Bé con sợ chạy mất dép à? Tội nghiệp quá! Để anh quay lại tìm dép cho. Tôi không thèm! Tôi vùng vằng đi về nhà, về đến nhà, mẹ nhìn thấy tôi mắt ngấn nước, không dép, bà hoảng lên hỏi. Tôi vừa mếu, vừa trả lời: Anh ấy bỏ con đi một mình trên đê, con sợ, chạy...
- Thế anh ấy đâu? - Lúc đầu thì đi sau, nhưng không thấy đâu, con gọi, về đến đầu làng thì đang đứng ở đó cười.
- Cái thằng! Bố tôi cười
***
q(^-^)p
*****
Đi vớt bèo, khơi mương về, ướt sũng. Anh ta ngồi trên hiên nhà và moi ở túi ra một con chão chuột đã bị trói chân. Sau đó, chùi tay vào vạt áo, rồi bụm hai tay vào mồm làm tiếng kêu của chão chuột rất to, giống tiếng trên đê tối hôm qua. Thì ra là anh ta đã cố ý trêu tôi..
Anh ta cố tình đưa mắt nháy tôi. Tôi "cay" mũi, tức quá đi mất! Thế này thì, quá lắm. Đã thế... bỏ cơm cho biết, đây là "bài cơ bản" tôi hay áp dụng với bố mẹ. Phương ra ăn cơm. Con đau đầu quá, không ăn đâu. Chết! Đau làm sao? Nhức đầu. Anh ta sẽ ăn cơm ngon miệng, tôi biết. Nằm nghĩ mà bực. Dạ, có lẽ em nó đi học về bị nắng, cháu có dầu cù là đây, bác đưa cho em xoa vào thái dương... "xoa vào thái dương", cứ làm như là... xoa vào đâu thì mặc xác người ta, ra cái vẻ quan tâm. Tất nhiên mẹ sẽ nấu cháo cho tôi. Mẹ tưởng tôi ốm thật. Tôi sẽ gan, ốm cho tới khi anh ta đi thì mới thôi. Buổi chiều, anh ta đi làm viêc đồng với bố mẹ tôi. Đi gánh phân, bừa ngoài đồng. Tôi mon men dậy, đi loanh quanh trong nhà, chợt thấy quyển sổ nhỏ để ở đầu giường của anh ta, không cưỡng được tôi cầm lên và mở xem. Đây là cuốn sổ chép bài hát, thơ, danh ngôn linh tinh cả. Rất nhiều. Ở trang cuối, có dòng chữ to, khác thường: Anh xin lỗi bé con, chớ bỏ cơm, sẽ gầy, mất xinh đi, phải học, nên giữ gìn sức khoẻ.
Tôi đánh rơi cuốn sổ như chạm vào cục than bỏng, nóng cả má! Bị anh ta đọc được "vị" trong đầu. Nghĩ chống chếnh, "ức chế" quá đi mất.
Tôi mò ra đầu làng, đứng ngó ra ruộng nhà, thấy bố đang bừa và anh ta đang bốc phân chuồng vãi. Anh ta làm cần mẫn, thành thạo. Nhà anh ta nhiều ruộng, anh ta nói thế. Bóng áo bộ đội đầy ngoài đồng. Có anh đang bừa, có anh đang cày... Họ giúp dân như làm việc nhà, có phần chăm hơn.
Tôi thấy rằng: Không nên chọc Thắng nữa, chỉ hai hôm nữa thôi, anh sẽ đi. Biết đâu, sẽ không bao giờ gặp lại anh nữa. Nghĩ thế đã thấy chán! Chả lẽ không gặp lại? Tôi về nhà, soi lại "dung nhan", tươi tỉnh lại ngay ấy mà, nắn nót viết vào sổ Thắng mấy chữ: Em ghét anh! Tôi nấu cơm, quét dọn, lúc ăn cơm ngồi gần Thắng, tỏ ý "xí xoá", nhưng anh ta chẳng phải tay vừa lại "gân" với tôi.
Sau đó, tôi bê vở ra, nói "nhẹ như bông": Anh Thắng xem em giải bài này đúng chưa? Anh mệt, để lúc khác. Tôi buồn. Tôi ngồi ở phản ngó anh ta lên giường ngủ trưa, một lúc đã ngáy... rõ to! Đúng là đồ vô duyên, vô tâm. Tôi vào buồng, nhìn ra, thấy anh ta ngỏng cổ lên, tỏ vẻ tinh quái, lấy cuốn sổ, mở khẽ và đọc! Có vẻ khoái chí, lại nằm xuống và ngáy!
Ghét thế không biết! Tôi đi nhẹ ra, rút phích cái quạt và "phù phép" cho ruồi tới bâu. Còn lâu mới ngủ được. Tôi đi đôi guốc và cứ một lúc lại đi ra, đi vào, mở sách loạt soạt.
Chiều, mẹ sai tôi đi nhổ mạ với Thắng. Mẹ cấy, Thắng nhổ mạ rất nhanh, nhanh hơn tôi. Một thoáng đã vứt các bó mạ lổm ngổm xung quanh. Anh làm ào ào, không nói chuyện gì. Đi dân vận mà đê "con người ta" giận, thế là kém! Mấy lần tôi định bắt chuyện, thấy anh có vẻ cảnh giác nên tôi thôi. Anh gánh mạ về đồng, lại ra. Xung quanh người ta nhìn chúng tôi. Thắng gặp mấy người cùng đơn vị, cùng đi nhổ mạ. Họ nói chuyện gì đó, nhìn về phía tôi và cười. Cái Lành tới chố chúng tôi, nó hỏi han lung tung và cười nói "nhí nhố" với Thắng. Nó hỏi Thắng chép bài hát. Tôi em sang nhé. Tối nay đi tập văn nghệ với chi đoàn, chờ em với anh Thăng nhé... Nó thích anh Thắng ra mặt, nó còn "xấn xổ" hỏi người ta có người yêu chưa. Anh có người yêu rồi! Ở đâu... ở đây, làng Bến này! Anh nói dóc! Ai thế anh, mới về đã yêu nhanh thế? Yêu từ ngày xưa.. Ô thế ngày xưa anh đã tới đây à, sao em không biết! Em không biết được đâu, có khi gặp nhau trong mơ đã thấy yêu rồi. Anh ta đang tán tôi đấy. Lành nhìn tôi ranh mãnh, nó nhãy mắt với Thắng. Tối đi nhé! Ừ. Nhớ đấy, em chờ. Ừ. Nó đi về, tôi thở phào
**[-^0]**
*********
Đêm mùa hạ, trời rất trong lốm đốm sao vãi khắp thinh không. Tôi nhìn lên cái khoảng không gian mông lung ấy, gửi vào những tinh cầu xa xăm những ý nghĩ luẩn quẩn, rằng tôi sẽ xa anh, tôi và anh sẽ xa nhau như những ngôi sao kia. Đó là tại anh kể cho tôi nghe chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ. Chúng tôi đã hết giận nhau khi trong buổi tập văn nghệ, họ bắt tôi hát với anh. Anh nháy mắt cười tươi đến nỗi tôi không kịp nghĩ gì đã gật đầu. Quê quan họ, con gái ai cũng biết hát, không ít thì nhiều các bài hát theo những làn điệu khác nhau. Tất nhiêu tôi hát được, chưa muốn nói là "hơi bị" hay. Còn Thắng, anh bảo thuộc mỗi bài "Người ơi, người ở đừng về", do đó, nếu phân công anh hát cặp thì chỉ "cho phép" bản thân hát mỗi bài ấy. Anh nói xong nhìn tôi tình tứ. Ánh mắt nhìn ấy đã gửi hết những gì anh muốn nói. Chúng tôi hát xong cả "làng" vỗ tay, khen hay. Tôi gọi anh ra vườn chuối, chặt giúp chuối. Có vài quả chín cây anh chặt, tôi đỡ vừa khi buồng chuối lìa khỏi cuống, tôi ngã chúi theo sức nặng, lao vào người anh. Anh vội giơ tay ra đỡ, tay chạm vào ngực tôi, anh rụt lại, lùi mấy bước như gặp phải... sâu róm!
Lúc tôi nấu cơm, gọi anh thái rau giúp, "bất chợt" có bụi bay vào mắt, tôi nhờ anh thổi mắt giúp. Tôi đứng khom người còn anh ngại lắm mới dám "cầm vào má tôi" ghé môi thổi. Tôi "trượt chân" suýt ngã vào bếp và anh ôm choàng lấy giữ lại. Tôi đẩy anh ngã dúi vào buồng trấu, ấn dúi xuống và... hôn! Sợ gì. Lần đầu tiên "đụng" vào người đàn ông, tôi run lên. Anh giãy, rồi hết giãy, anh hôn đáp lại, xong từ tốn đẩy tôi ra và bảo: Đây là tình huống dân vận ngoài dự kiến. Chúng tôi cùng cười. Anh bảo: Con gái làng Bến ghê thế!
Lửa rơm cháy lan ra nền, tôi phải dập đi. Yêu anh lắm, Thắng có biết không. Anh nhìn tôi, tôi hiểu anh cũng yêu tôi, nhưng đan ông họ nén được. Tối đó, anh vòng qua cửa trước, tới cửa sổ phía sau và kêu chão chuộc. Anh ra hiệu không nên ra ngoài, chúng tôi hôn nhau qua cửa sổ. Đêm đó tôi nằm khóc ghê lắm, hết nước mắt vì mai anh đi...
Sáng hôm nay, các anh về đơn vị. Trước lúc lên đường, họ đi chào hỏi khắp xóm. Tôi tiễn Thắng, mắt sũng nước. Tôi nhìn thấy cả nắng lung linh trên những giọt nước của các bà, các cô khóc lúc chia tay bộ độ, chức chả riêng gì tôi.
Tôi công khai khóc trước mặt bố mẹ. Thắng ấn vào tôi mảnh giấy viết vội. Xe đi rồi, tôi mới giở tờ giấy thấy viết nguêch ngoạc một bài thơ là "Bến":
"Nắng đã lên rồi nắng đã lên
Hình như trời đất có nhân duyên
Bến lòng đã thoảng hương nền cốm
Xanh mãi tình yêu anh với em
Cho em tất cả mùa trong gió
Vui sao khúc nhạc sắp mê say
Mắt em như sóng trên miền Bến
Nhìn môi em cười anh ngất ngây"
Em yêu anh, chú bộ đội của em... Đi rồi, nhanh về mau với em, em đợi. Tôi thổn thức.
Bến sẽ đợi anh.
Nguồn: Truyện ngắn hay 2004
Typer: Mai Thanh Trung
Họp chi đoàn xong đã tám giờ tối. Tôi đi cùng các bạn và các anh bộ đội về nhà. Nhà tôi cuối xóm Hạ, phải quá một đoạn đê sông gần tha ma. Đến chỗ lên đê chỉ còn tôi và anh Thắng, người tôi run lên...
Lúc nãy vui vẻ, trêu đùa với các bạn là thế, bây giờ cả hai im lặng. Anh bật đèn pin soi cho tôi. Tôi đi trước nhưng có ý đi chậm... Gió đồng lồng thổi tóc tôi, đêm nghiêng mình bên sông, bàng bạc làn nước dưới đê. Phía đông tiếng côn trùng rỉ rả. Từ bé đến nhớn chưa bao giờ tôi dám đi một mình qua quãng đê này. Người ta kể ở đây có ma, nào là ông Hán thấy đàn lợn trắng, đuổi suốt đêm, về ốm rụng tóc. Lại có anh Hà đương đêm đi đánh te, gặp phải người đàn bà ngồi khóc, vừa sờ tay định trêu thì nó biến mất...
Tôi bỗng hỏi:
- Anh Thắng có sợ ma không?
Không! Bộ đội mà sợ mà thì nói làm gì! - Em sợ mà à?
- Không!
Không, nhưng mà sao anh cứ im như thóc thế, lúc nãy mồm mép tếu táo lắm mà, khiến bọn bạn trong chi đoàn phát ghen lên. Bọn con gái thì cấu nhéo tôi: Sao mày may thế, có anh Thắng về nhà, đổi cho tao đi! Rồi! Không khéo ông ấy sau một tuần hớp hồn mày đấy! Và: Cẩn thận, mồm mép thế thì "giết" con người ta lúc nào không biết, phải cảnh giác nhé, khôn 3 năm... Nhưng mắt chúng thì ánh lên sự ghen tỵ rõ với tôi và sự cảm mến không che giấu với Thắng! Còn bọn con trai thì có ý "canh chừng" ông bộ đội này, bởi tôi xinh nhất xóm, bởi anh đẹp trai. Mặc họ. Tôi không cảnh giác, tôi tin anh chả làm gì tôi. Tôi biết anh không phải người như thế...
Bộ đội về làng công tác dân vận. Đơn vị Thắng năm nào cũng phải đi như thế. Năm nay lại về làng tôi. Do số lượng hạn chế, nên bộ đội chỉ về các gia đinh chính sách. Bố tôi là thương binh, được "phân" một chú lính, đó là Thắng.
Chi đoàn được thông báo trước cùng với Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh đi vận động các nhà cho bộ đội đến ở, tạo điều kiện cho họ làm tốt nhiệm vụ dân vân.
Biết nhà sẽ có người lạ tới ở, mẹ tôi căn dặn tôi đủ điều về lễ nghĩa. Biết rồi, khổ lắm! Mẹ cứ lo! Những điều xưa như trái đất ai mà chả biết, mẹ cứ làm như tôi còn bé lắm, ngố lắm. Còn lâu bọn đàn ông mới đụng được tới tôi chứ đừng nói đế "khôn ba năm, dại một giờ". Năm nay tôi đã học lớp 12 rồi, nhưng nhìn bọn con trai cùng làng, cùng lớp dửng dưng, chả có tí "cảm quan" nào!
Đi học về, tôi đã thấy "hơi" lạ trong nhà. Tôi vứt cặp sách vào buồng và trở ra mới phát hiện cái ba lô màu xanh lá lúa để ở góc giường ngoài: Bộ đội về đấy.
Ngó quanh, xuống bếp, mẹ đang nấu cơm, bảo: Có anh Thắng mới về. Con chuẩn bị dọn cơm, nhớ lời mẹ dặn đấy. Phức tạp quá. Ai mà thèm cơ chứ. Đã thế tôi không ăn cơm nhà, sang nhà bạn chơi. Làng như có gì thổi vào, khang khác. Người ta hỏi nhau xem nhà có bao nhiêu bộ đội về. Người già, trẻ con có vui vẻ hơn. Cái Lành khéo tôi vào ngõ nhà nó, thì thào:
- Này! Mày mới đi học về đấy à?
- Thì sao?
- Nhà mày có thằng cha nom xinh lắm... gặp chưa?
- Thế à... Tôi lắc đầu, bảo: Con khỉ!
Thấp thoáng bóng áo bộ đội đầu thôn. Lành bảo tôi: Tôi nay có "thằng cha" ở xa bên sang "nhòm mặt" nó, có người dẫn mối. Lành bằng tuổi tôi mà đã tính chuyện lấy chồng. Nó có vẻ thích thú khi nói chuyện đó.
Tôi còn phải học. Tôi mơ ước được làm cô giáo, đứng trên bục giảng. Lúc bé, tôi đã cùng chúng bạn tập chơi làm cô giáo, tập dạy...
Mẹ gọi tôi về ăn cơm. Một cái lưng dài, một cái thân dài ngoẵng đang khom trong nhà! À chá, xem nào, cái mặt nom ngộ ghê, búng ra sữa thế kia thì bộ đội cái nỗi gì! Da trắng, mắt tròn.
- Chào em... Cũng nhanh nhẹn đấy. Tôi đáp: Chào chú bộ đội.
Nhà ăn cơm. Anh ta rất chi là... lúng túng. Ban đầu, mặt y cứ đỏ lựng lên như là con gái, lóng ngóng không dám gắp thức ăn, mẹ tôi phải giục, bố phải gắp cho. Gớm! Nhỏ nhẻ thế này, tôi cứ chén, đôi khi chiếu tướng "dữ dội", làm y ăn "hổng có ngon", nhìn cái "bộ gọng vó" của y rất buồn cười, đôi tay dài trông bắt mắt, vai rộng, cắm trên đó một cái đầu cắt gọn, cái trán cao và cổ ngoẳng! Trông cũng được. Có lẽ từ nãy đến giờ bị "xục xạo" kỹ quá, y tỏ ra khó chịu, liền chợt chiếu tia mắt "dữ dội" soi mắt tôi. Tôi quyết định "đấu mắt" thách thức, cố ý khiêu khích y. không chịu được "lửa", y phải cúi xuống và gắp một miếng cơm. Đúng là "nhỏ như con thỏ"!
Mẹ lừ tôi, có ý bảo không nên trêu anh ấy. Anh trai tôi ngày xưa khi chưa đi công tác xa, hay bị tôi nhõng nhẽo, quấy rầy liên tục. Lâu rồi chưa quậy ai.
Mọi người ăn xong, anh ta bê mâm đi rửa, tôi lẹ đứng dậy, chui vào buồng. Phương! Phương đâu rồi. Bố gọi. Tôi nằm im như thóc. Nhìn qua cửa sổ nhỏ, tôi thấy y vội vã bê mâm. Ấy, Anh cứ để đấy cho em nó! Để cháu dọn, bác lên uống nước! Sướng thế, tôi khoái. Tôi đi cửa sau ra gần bờ ao, thấy đang rửa bát nhoay nhoáy, thành thạo. Tôi diễu qua một tý ty, diễu vào, liếc một cái cho biết!
Tôi nghe anh ta trình bày ý kiến với gia đình, đại để là sẽ lao động công ích với chi đoàn, làm sân trường, đắp đường, vét mương, còn thời gian sẽ tham gia lao động, giúp gia đình, rằng: Nhà có gì cứ cho ăn nấy, không phải cầu kỳ vì anh ta là bộ đội, rằng: Theo phương châm "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với nhân dân.. rằng...
Bó toi nói là: Gia đình sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho anh công tác, cứ coi như nhà mình, việc nhà không cần anh làm, cứ làm tốt việc tập thể và phân chỗ ngủ cho anh ở cái giường ngoài nhà. Bố mẹ tôi lui vào buồn Đông. Lại nói thêm rằng: Em nó còn nhỏ, đang đi học, tính khí thất thường, có gì không nên không phải anh bỏ qua... Tóm lại là bố có ý "dặn trước", nhắc khéo phải có "kỷ luật". Sau đó họ trao đổi chuyện lính. Anh chọc đúng vào cái mạch "ngày xưa" của bố tôi, thành ra bậc phụ huynh của tôi cứ thao thao bất tuyệt bao chuyện, có vẻ tâm đầu ý hợp lắm.
Chiều hôm ấy, đơn vị của họ tổ chức đi viếng nghĩa trang liệt sĩ và dọn cỏ, quét vôi nghĩa trang, sau đó về dọn vệ sinh đường làng, khơi thông cống rãnh. Đến tối, họ cử người đi thăm các gia đinh liệt sĩ và Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Thắng về, dọn sân. Mẹ phải nhiếc tôi: Con gái mà không có ý tứ gì! Giời ạ, cứ để y làm thử, quét thử đã sao. Ăn nói cứ cóm róm như con gái ấy. Mẹ khen. Anh ta chui cả vào bếp "giành phần" với mẹ tôi, mẹ phải đẩy khéo ra. Không nấu thì ai nấu cho! Mọi ngày, tất bật là do tôi dọn, tôi nấu, tôi đi chợ. Mẹ làm việc đồng, bố làm việc thợ về chỉ ngồi vào mâm. Nay, tôi ỳ ra... kể có lúc cũng... sướng!
Ăn cơm nhanh, tôi vào buồng học. Nhưng đầu óc cứ loãng ra, nén chữ không vào. Ngó ra, anh đang cắm cúi ngồi ghi sổ... Chắc nhật ký. Cũng nhật ký cơ đấy. Anh ta có vẻ tránh tôi. Anh nói chuyện với bố mẹ, bố mẹ có hỏi han gia đình anh ta. Tôi "sơ bộ" nắm được lý lịch của anh ta. 20 tuổi, con cả, bố mẹ còn trẻ, có hai anh em, là học viên sĩ quan, ra trường sẽ là cử nhân. Anh kèm em nó với, con này học chểnh mảng lắm! Dạ, cháu không dám! Mẹ mau mắn. Còn bố thủng thẳng: Lúc rỗi, anh kiểm tra sách vở của em giúp. Tôi học đến lớp 7, giờ chúng nó học chương trình cao rồi, tôi không biết gì...
Kiểm tra cơ à! Còn khuya, chắc gì đã học giỏi hơn người ta. Tôi ho, khua dép
Anh ta dậy rất sớm, đúng báo thức của đài. Chăn bộ đội gấp vuông vắn, gọn, rất đẹp. Mẹ đang thổi cơm. Tôi ra vườn. Vườn nhà rộng, thấy anh ta đang... đi quyền... múa đẹp và mạnh, những động tác võ đẹp mắt, vun vút, biến hoá... Tôi đứng ngẩn người xem, đến khi bị anh ta "dòm" phải, mới "lui gót sen". Phải công nhận rằng, buổi học hôm đó, tôi có lúc ghi hỏng, ghi thiếu bài giảng. Tôi mong về đến nhà.
- Chào em! Anh ta vẫn chào trước. Này! Sáng nay anh có xem qua vở của em, bài tập làm như thế còn ít, còn đơn giản, các bài văn nên chú ý liên hệ, viết theo cảm nghĩ hơn, sẽ sâu sắc hơn. Nói chung là được! Tôi... khó chịu! Hứ! Đã thế thì...
Buổi chiều, đơn vị bộ đội cùng chi đoàn, thanh niên xóm làm sân trường cấp 2. Phải gánh đất đổ nền cao lên để lát gạch. Bộ đội đông như... học sinh. Thanh niên địa phương cũng đông như bộ đội. Họ hoà với nhau, nhộn nhạo, lao động hăng say, vui như pháo nổ! Kẻ gánh, người bê, kẻ xúc, người khênh, kẻ kéo người đẩy. Thi thoảng lại có tiếng cười rộ lên từng đám. Mồ hôi ướt đẫm lưng áo, tôi làm tránh chỗ Thắng nhung lâu lâu lại liếc qua khu vực ấy, để ý thấy anh cười nói "sơn sớt" với mấy ả, mấy chàng ở đó, có vẻ vui tươi lắm. Thế mà ở nhà cứ im như thóc. Im lặng là vàng đấy. Tôi bứt rứt. Tôi về tắm trước. Thắng về tới nhà, dọn vườn với bố một hồi lâu mới tắm, lúc anh ta tắm, không có nước! Tôi đã bí mật tháo đầu chỗ ống nối vào bơm, bơm trống sẽ không lên nước. Anh ta âm thầm ra giếng. Hì hì! Sao cháu không tắm trong nhà? Dạ cháu tắm ngoài này cho mát ạ! Cũng khéo. Tôi nhìn thấy một tấm lưng trắng, khuôn người thon đẹp, sau đó tôi chả thèm nhìn làm gì nữa. Đến tối, tôi lại "cấp" nước bình thường, anh ta biết điều đó. Không sao, nhỏ như con thỏ!
Tôi xới cơm cho anh ta, toàn cơm cục. Bộ đội ăn cơm cục, uống nước đục được mà. Khoái nhất là tôi giấu cái quần lót của anh ta xuống ngay dưới chiếu giường anh ta nằm, lúc tắm xong, y ra dây phơi và "vô cùng vất vả". Phải mặc quần dài vào nhà, phải lục ba lô và lại ra nhà tắm thay, sướng thế!
- Quá đơn giản! Anh ta giả vờ nói ngang, cười tủm tỉm.
Không đơn giản đâu "chú bé" ạ!
Ăn cơm xong, anh ta có ý lân la nói chuyện với tôi. Bảo: Bé con học như thế chưa thi được đại học đâu. Em không vào đại học. Không vào đại học thì làm sao thành cô giáo được! Lão này biết mình muốn thành cô giáo, chắc lại "tâm sự" với mẹ. Mẹ và cả bố nữa tỏ ý "quý hoá" anh ta ra mặt. Khó chịu! Em còn bé, không nên để tâm tư những việc phức tạp, nên tập trung vào học cho giỏi. Phải học, bố mẹ tạo điều kiện cho học, thì phải cố gắng, bao người muốn học, thậm chí học giỏi nhưng gia đình không có điều kiện, đành bỏ cả một tương lai tươi sáng. Muốn cuộc đời có giá trị, đóng góp được cho xã hội và bản thân sung sướng, hạnh phúc thì thời nay phải học... Anh ta xổ ra một tràng, lên lớp đây. Tôi không ngây thơ, tôi biết điều anh ta nói là đúng.
Bực nhất vẫn là bị anh ta gọi "bé con". Tôi đã cao 1m58, nặng 45kg, người hơi bị đẹp, khối cô phát ghen. Tôi giống mẹ. Mẹ tôi ngày xưa xinh nhất xã này. Anh ta có vẻ tự tin, không thèm chấp những trò "trẻ con" của tôi. Tốt rồi, sẽ có cách khác.
Tôi chưa kịp nghĩ ra kế gì làm cho anh ta "méo mặt". Tôi nay họp chi đoàn về, còn hai người trên đê thế này, tôi cứ thấy nao nao.. Đi được một đoạn chợt anh ta tắt đèn. Trống ngực tôi đập loạn. Tôi sợ, lỡ ra có bề gì thì... hết nhỏ như con thỏ! Tôi cắm cúi bước đi nhanh, đã thế không thèm nói chuyện nữa.
Đi một đoạn xa, tôi chợt phát hiện mình có mỗi một mình. Ngoái lại không thấy Thắng đâu. Tôi gọi. Im lặng. Tiếng ếch, dễ kêu ra phía bờ sông, chập choạng đom đóm bay xiên qua trước mặt. Lại thấy tiếng gì cứ phần phật ở mé ruộng... Ôi chao!... Tôi gọi, chạy ngược trở lại. Hay anh ta vấp ngã, lăn xuống sông rồi? Tôi hoảng, gọi toáng lên. Tiếng chão chuột rất to đáp lại. Không thấy thắng đâu. Tôi sợ quá rồi. Tôi vứt dép và chạy! Vấp, ngã. Tôi bịt tai, nhắm mắt và băt đầu khóc. Lại đứng lên, chạy tiếp!
Về đến đầu làng, thấy một bóng đen đứng ở đó, tôi lùi lại và bóng đen bỗng phá lên cười. Thắng. Không hiểu anh ta "biến" kiểu gì mà lại về trước tôi? Tôi cáu: Anh là đồ tồi, là đồ con thỏ, là đồ sĩ... - "Đơn giả mà Maria" đi! Bé con sợ chạy mất dép à? Tội nghiệp quá! Để anh quay lại tìm dép cho. Tôi không thèm! Tôi vùng vằng đi về nhà, về đến nhà, mẹ nhìn thấy tôi mắt ngấn nước, không dép, bà hoảng lên hỏi. Tôi vừa mếu, vừa trả lời: Anh ấy bỏ con đi một mình trên đê, con sợ, chạy...
- Thế anh ấy đâu? - Lúc đầu thì đi sau, nhưng không thấy đâu, con gọi, về đến đầu làng thì đang đứng ở đó cười.
- Cái thằng! Bố tôi cười
***
q(^-^)p
*****
Đi vớt bèo, khơi mương về, ướt sũng. Anh ta ngồi trên hiên nhà và moi ở túi ra một con chão chuột đã bị trói chân. Sau đó, chùi tay vào vạt áo, rồi bụm hai tay vào mồm làm tiếng kêu của chão chuột rất to, giống tiếng trên đê tối hôm qua. Thì ra là anh ta đã cố ý trêu tôi..
Anh ta cố tình đưa mắt nháy tôi. Tôi "cay" mũi, tức quá đi mất! Thế này thì, quá lắm. Đã thế... bỏ cơm cho biết, đây là "bài cơ bản" tôi hay áp dụng với bố mẹ. Phương ra ăn cơm. Con đau đầu quá, không ăn đâu. Chết! Đau làm sao? Nhức đầu. Anh ta sẽ ăn cơm ngon miệng, tôi biết. Nằm nghĩ mà bực. Dạ, có lẽ em nó đi học về bị nắng, cháu có dầu cù là đây, bác đưa cho em xoa vào thái dương... "xoa vào thái dương", cứ làm như là... xoa vào đâu thì mặc xác người ta, ra cái vẻ quan tâm. Tất nhiên mẹ sẽ nấu cháo cho tôi. Mẹ tưởng tôi ốm thật. Tôi sẽ gan, ốm cho tới khi anh ta đi thì mới thôi. Buổi chiều, anh ta đi làm viêc đồng với bố mẹ tôi. Đi gánh phân, bừa ngoài đồng. Tôi mon men dậy, đi loanh quanh trong nhà, chợt thấy quyển sổ nhỏ để ở đầu giường của anh ta, không cưỡng được tôi cầm lên và mở xem. Đây là cuốn sổ chép bài hát, thơ, danh ngôn linh tinh cả. Rất nhiều. Ở trang cuối, có dòng chữ to, khác thường: Anh xin lỗi bé con, chớ bỏ cơm, sẽ gầy, mất xinh đi, phải học, nên giữ gìn sức khoẻ.
Tôi đánh rơi cuốn sổ như chạm vào cục than bỏng, nóng cả má! Bị anh ta đọc được "vị" trong đầu. Nghĩ chống chếnh, "ức chế" quá đi mất.
Tôi mò ra đầu làng, đứng ngó ra ruộng nhà, thấy bố đang bừa và anh ta đang bốc phân chuồng vãi. Anh ta làm cần mẫn, thành thạo. Nhà anh ta nhiều ruộng, anh ta nói thế. Bóng áo bộ đội đầy ngoài đồng. Có anh đang bừa, có anh đang cày... Họ giúp dân như làm việc nhà, có phần chăm hơn.
Tôi thấy rằng: Không nên chọc Thắng nữa, chỉ hai hôm nữa thôi, anh sẽ đi. Biết đâu, sẽ không bao giờ gặp lại anh nữa. Nghĩ thế đã thấy chán! Chả lẽ không gặp lại? Tôi về nhà, soi lại "dung nhan", tươi tỉnh lại ngay ấy mà, nắn nót viết vào sổ Thắng mấy chữ: Em ghét anh! Tôi nấu cơm, quét dọn, lúc ăn cơm ngồi gần Thắng, tỏ ý "xí xoá", nhưng anh ta chẳng phải tay vừa lại "gân" với tôi.
Sau đó, tôi bê vở ra, nói "nhẹ như bông": Anh Thắng xem em giải bài này đúng chưa? Anh mệt, để lúc khác. Tôi buồn. Tôi ngồi ở phản ngó anh ta lên giường ngủ trưa, một lúc đã ngáy... rõ to! Đúng là đồ vô duyên, vô tâm. Tôi vào buồng, nhìn ra, thấy anh ta ngỏng cổ lên, tỏ vẻ tinh quái, lấy cuốn sổ, mở khẽ và đọc! Có vẻ khoái chí, lại nằm xuống và ngáy!
Ghét thế không biết! Tôi đi nhẹ ra, rút phích cái quạt và "phù phép" cho ruồi tới bâu. Còn lâu mới ngủ được. Tôi đi đôi guốc và cứ một lúc lại đi ra, đi vào, mở sách loạt soạt.
Chiều, mẹ sai tôi đi nhổ mạ với Thắng. Mẹ cấy, Thắng nhổ mạ rất nhanh, nhanh hơn tôi. Một thoáng đã vứt các bó mạ lổm ngổm xung quanh. Anh làm ào ào, không nói chuyện gì. Đi dân vận mà đê "con người ta" giận, thế là kém! Mấy lần tôi định bắt chuyện, thấy anh có vẻ cảnh giác nên tôi thôi. Anh gánh mạ về đồng, lại ra. Xung quanh người ta nhìn chúng tôi. Thắng gặp mấy người cùng đơn vị, cùng đi nhổ mạ. Họ nói chuyện gì đó, nhìn về phía tôi và cười. Cái Lành tới chố chúng tôi, nó hỏi han lung tung và cười nói "nhí nhố" với Thắng. Nó hỏi Thắng chép bài hát. Tôi em sang nhé. Tối nay đi tập văn nghệ với chi đoàn, chờ em với anh Thăng nhé... Nó thích anh Thắng ra mặt, nó còn "xấn xổ" hỏi người ta có người yêu chưa. Anh có người yêu rồi! Ở đâu... ở đây, làng Bến này! Anh nói dóc! Ai thế anh, mới về đã yêu nhanh thế? Yêu từ ngày xưa.. Ô thế ngày xưa anh đã tới đây à, sao em không biết! Em không biết được đâu, có khi gặp nhau trong mơ đã thấy yêu rồi. Anh ta đang tán tôi đấy. Lành nhìn tôi ranh mãnh, nó nhãy mắt với Thắng. Tối đi nhé! Ừ. Nhớ đấy, em chờ. Ừ. Nó đi về, tôi thở phào
**[-^0]**
*********
Đêm mùa hạ, trời rất trong lốm đốm sao vãi khắp thinh không. Tôi nhìn lên cái khoảng không gian mông lung ấy, gửi vào những tinh cầu xa xăm những ý nghĩ luẩn quẩn, rằng tôi sẽ xa anh, tôi và anh sẽ xa nhau như những ngôi sao kia. Đó là tại anh kể cho tôi nghe chuyện Ngưu Lang - Chức Nữ. Chúng tôi đã hết giận nhau khi trong buổi tập văn nghệ, họ bắt tôi hát với anh. Anh nháy mắt cười tươi đến nỗi tôi không kịp nghĩ gì đã gật đầu. Quê quan họ, con gái ai cũng biết hát, không ít thì nhiều các bài hát theo những làn điệu khác nhau. Tất nhiêu tôi hát được, chưa muốn nói là "hơi bị" hay. Còn Thắng, anh bảo thuộc mỗi bài "Người ơi, người ở đừng về", do đó, nếu phân công anh hát cặp thì chỉ "cho phép" bản thân hát mỗi bài ấy. Anh nói xong nhìn tôi tình tứ. Ánh mắt nhìn ấy đã gửi hết những gì anh muốn nói. Chúng tôi hát xong cả "làng" vỗ tay, khen hay. Tôi gọi anh ra vườn chuối, chặt giúp chuối. Có vài quả chín cây anh chặt, tôi đỡ vừa khi buồng chuối lìa khỏi cuống, tôi ngã chúi theo sức nặng, lao vào người anh. Anh vội giơ tay ra đỡ, tay chạm vào ngực tôi, anh rụt lại, lùi mấy bước như gặp phải... sâu róm!
Lúc tôi nấu cơm, gọi anh thái rau giúp, "bất chợt" có bụi bay vào mắt, tôi nhờ anh thổi mắt giúp. Tôi đứng khom người còn anh ngại lắm mới dám "cầm vào má tôi" ghé môi thổi. Tôi "trượt chân" suýt ngã vào bếp và anh ôm choàng lấy giữ lại. Tôi đẩy anh ngã dúi vào buồng trấu, ấn dúi xuống và... hôn! Sợ gì. Lần đầu tiên "đụng" vào người đàn ông, tôi run lên. Anh giãy, rồi hết giãy, anh hôn đáp lại, xong từ tốn đẩy tôi ra và bảo: Đây là tình huống dân vận ngoài dự kiến. Chúng tôi cùng cười. Anh bảo: Con gái làng Bến ghê thế!
Lửa rơm cháy lan ra nền, tôi phải dập đi. Yêu anh lắm, Thắng có biết không. Anh nhìn tôi, tôi hiểu anh cũng yêu tôi, nhưng đan ông họ nén được. Tối đó, anh vòng qua cửa trước, tới cửa sổ phía sau và kêu chão chuộc. Anh ra hiệu không nên ra ngoài, chúng tôi hôn nhau qua cửa sổ. Đêm đó tôi nằm khóc ghê lắm, hết nước mắt vì mai anh đi...
Sáng hôm nay, các anh về đơn vị. Trước lúc lên đường, họ đi chào hỏi khắp xóm. Tôi tiễn Thắng, mắt sũng nước. Tôi nhìn thấy cả nắng lung linh trên những giọt nước của các bà, các cô khóc lúc chia tay bộ độ, chức chả riêng gì tôi.
Tôi công khai khóc trước mặt bố mẹ. Thắng ấn vào tôi mảnh giấy viết vội. Xe đi rồi, tôi mới giở tờ giấy thấy viết nguêch ngoạc một bài thơ là "Bến":
"Nắng đã lên rồi nắng đã lên
Hình như trời đất có nhân duyên
Bến lòng đã thoảng hương nền cốm
Xanh mãi tình yêu anh với em
Cho em tất cả mùa trong gió
Vui sao khúc nhạc sắp mê say
Mắt em như sóng trên miền Bến
Nhìn môi em cười anh ngất ngây"
Em yêu anh, chú bộ đội của em... Đi rồi, nhanh về mau với em, em đợi. Tôi thổn thức.
Bến sẽ đợi anh.