Cổng vào tri thức => Không phân loại => Topic started by: Sao_Online on 15/12/07, 13:34 Return to Full Version
Title: Những nhân vật danh "Tử" của Trung Hoa
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 13:34
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 13:34
KHỔNG TỬ
(Kongzi; 551 - 479 tCn.), nhà tư tưởng lớn thời cổ đại Trung Quốc tên là Khâu (Khổng Khâu), người sáng lập Nho giáo. Khổng Tử xây dựng học thuyết chính trị - đạo đức, lấy lễ và nhân làm hạt nhân. "Lễ" không chỉ là lễ tiết mà là quy phạm đạo đức, là chế độ xã hội. Xã hội cần có trật tự ổn định, có đẳng cấp tôn ti; vì vậy phải giữ nếp xưa (lễ nhà Chu), phải "chính danh định phận", "vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con". "Nhân" là chuẩn mực của quan hệ giữa con người với nhau; nguyên tắc cơ bản của "nhân" là "điều mình không muốn thì chớ làm cho người", "mình muốn lập nên thì làm cho người khác lập nên, mình muốn thành đạt thì làm cho người khác thành đạt". Người trên gương mẫu làm điều nhân, thi hành đức trị thì "dân bốn phương khắc cõng con mà đến theo". Muốn đạt đến điều nhân thì phải "kiềm chế mình, trở lại với lễ. "Nhân" và "Lễ" gắn bó với nhau. Tu thân để trị dân; lấy "lễ" để chế tài, lấy "nhân" để cảm hoá. Về thế giới quan, Khổng Tử tin vào "mệnh trời" quyết định số phận sống chết, giàu nghèo của con người. Về nhận thức luận, Khổng Tử cho rằng thánh nhân sinh ra là đã biết, người thường phải học mới biết. Sinh thời, Khổng Tử truyền bá tư tưởng của mình một cách không mệt mỏi, học trò rất đông; những lời dạy của thầy được học trò ghi lại trong tập "Luận Ngữ". Đến đời Hán, thế kỉ 1 tCn., học thuyết của Khổng Tử được tôn sùng, coi là quốc giáo. Học thuyết ấy được các nhà Nho về sau (nhất là đời Hán, đời Tống) tiếp tục bổ sung, phát triển, trở thành hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh của giai cấp phong kiến, có vai trò rất lớn trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc suốt mấy nghìn năm. Tư tưởng của Khổng Tử cũng đã có ảnh hưởng đến nhiều nước Châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.
Title: Những nhân vật danh "Tử" của Trung Hoa
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 13:36
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 13:36
LÃO TỬ
(Laozi; ? - ?), nhà triết học Trung Quốc thời Tiên Tần, người sáng lập ra phái Đạo gia. Về tên họ của Lão Tử có nhiều ý kiến khác nhau. Theo Tư Mã Thiên, Lão Tử tên là Lý Đam, người nước Sở, làm quan giữ kho sách. Về mặt triết học, "đạo" là cốt lõi của hệ thống tư tưởng của Lão Tử. Ông cho rằng tất cả đều do "đạo" sinh ra. "Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật". Trong giới học thuật có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm "đạo". Có ý kiến cho rằng đạo là một thực thể tinh thần có trước khi trời đất sinh ra. Có ý kiến khác lại cho rằng ở "đạo" của Lão Tử có yếu tố duy vật. Người ta nhận thấy ở Lão Tử có yếu tố duy vật và một tư tưởng biện chứng thô sơ. Ông cho rằng giới tự nhiên và xã hội loài người luôn biến động; trong trời đất, đâu đâu cũng tồn tại hai mặt đối lập mâu thuẫn nhau và cho rằng chúng không phải cứ tồn tại mãi như thế mà chuyển hoá sang mặt đối lập của chúng. Lão Tử luôn nhấn mạnh tính đồng nhất của các mặt đối lập mà không nêu lên sự đấu tranh của chúng, không đòi hỏi phải giải quyết mâu thuẫn mà giữ nguyên hiện trạng. Về mặt nhận thức luận, Lão Tử phủ nhận việc nhận thức của con người bắt nguồn từ kinh nghiệm cảm giác ("không ra khỏi nhà mà vẫn biết thiên hạ"). Đó là một thuyết tiên nghiệm duy tâm, dựa vào nội quan. Do đó Lão Tử phản đối việc nâng cao dân trí, chủ trương phải làm cho dân "không có tri thức, không có ham muốn". Về quan điểm lịch sử xã hội, ông chủ trương trở về một xã hội nguyên thuỷ, tự bằng lòng với các nhu cầu tối thiểu, và cho đó là một hạnh phúc.
Tư tưởng của Lão Tử đã có ảnh hưởng sâu sắc trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc. Người ta nhận thấy ảnh hưởng đó trong tư tưởng Hàn Phi, của phái Hoàng Lão, của Vương Sung thời Hán, của phái Huyền học thời Nguỵ Tấn... Ảnh hưởng của Lão Tử không phải chỉ về mặt triết học mà cả về mặt chính trị và đời sống con người của xã hội Trung Quốc thời phong kiến.
Title: Những nhân vật danh "Tử" của Trung Hoa
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 13:37
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 13:37
MẠNH TỬ
(Mengz: tên thật: Mạnh Kha; tự Tử Dư; khoảng 372 - 289 tCn.), nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà giáo dục Trung Quốc thời Chiến Quốc. Người đất Châu nay thuộc tỉnh Sơn Đông (Shandong). Mạnh Tử có tài hùng biện, từng đi chu du nhiều nước chư hầu, nhưng không được các nước tin dùng, bỏ về quê dạy học và cùng học trò viết sách truyền bá học thuyết của mình. Phát triển quan niệm "nhân" của Khổng Tử thành học thuyết "nhân chính" (x. Nhân chính). Theo Mạnh Tử, nguồn gốc đạo đức là tính thiện bẩm sinh: "người ta ai cũng có lòng thương người. Thương xót là đầu mối của nhân; hổ thẹn là đầu mối của nghĩa; khiêm nhường là đầu mối của lễ, biết phân biệt phải trái là đầu mối của trí". Về đường lối trị nước, chủ trương chống "bá đạo", thực hành "vương đạo" chống quan điểm dùng hình phạt và sức mạnh của Pháp gia, thực hiện chính trị nhân đức, chăm sóc đời sống của dân. Đề xướng tư tưởng coi trọng dân ("dân vi quý"), cho rằng được dân thì được thiên hạ, nhưng coi trọng người lao tâm hơn người lao lực. Đề ra quan điểm "tính thiện", cho nhân, nghĩa, lễ, vốn là bản tính của con người, nếu đánh mất đi thì phải tu dưỡng. Nêu lên thuyết "lương tri" (tự nhiên mà biết) và "lương năng" (tự nhiên mà làm được) để đề cao thánh nhân của đạo Nho. Tin ở "mệnh trời", cho "mệnh trời" quyết định giới tự nhiên và nhân sự xã hội, từ đó nêu lên nghĩa vụ phải "biết trời", "thờ trời", nêu lên quan niệm "trời người hợp nhất", đồng thời chủ trương "dưỡng tâm", "quả dục" để trở về với tính thiện, với ý trời. Lập trường và quan điểm duy tâm triết học của Mạnh Tử có ảnh hưởng lớn về sau. Tác phẩm có "Mạnh Tử" 11 thiên.
Title: Những nhân vật danh "Tử" của Trung Hoa
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 13:40
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 13:40
TÔN TỬ
(Sunzi: Còn gọi Tôn Vũ, Tôn Võ (Sun Wu); khoảng thế kỉ 6 tCn.), nhà lí luận quân sự nổi tiếng của Trung Quốc cuối thời Xuân Thu (Chunqiu; 770 - 476 tCn.). Xuất thân từ gia đình quý tộc có truyền thống quân sự ở nước Tề (Qiguo). Tham gia chống Tề trong "Điền bào tứ tộc" (bốn tộc họ Điền) thất bại, chạy sang nước Ngô (Wuguo), dâng vua Ngô 13 chương binh pháp, được phong làm tướng. Năm 506 tCn., tham gia chiến tranh Ngô - Sở, góp phần quan trọng vào thắng lợi của nước Ngô, đưa nước này trở thành cường quốc về quân sự. Nêu lên quan điểm cho rằng sự thắng bại trong chiến tranh liên quan đến "năm việc" (đạo, trời, đất, tướng, pháp) và "bảy kế". Đề ra tư tưởng: "biết người biết mình" là điều kiện quyết định của chiến thắng. Tư tưởng của ông có nhiều yếu tố duy vật và biện chứng. Tác phẩm được tập hợp lại thành "Tôn Tử binh pháp" (cg. "Binh pháp Tôn Tử") một bộ sách binh pháp nổi tiếng của Trung Quốc thời cổ, được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu, học tập. Xt. "Binh pháp Tôn Tử".
Title: Những nhân vật danh "Tử" của Trung Hoa
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 13:41
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 13:41
TRANG TỬ
(Zhuangzi; khoảng 369 - 286 tCn.), nhà triết học Trung Quốc thời Chiến Quốc, họ Trang (Zhuang), tên Chu (Zhou). Trang Tử sống cùng thời với Mạnh Tử (Mengzi), Huệ Tử (Huizi). Qua tác phẩm của Trang Tử và một số sách cũ, người ta biết Trang Tử sống nghèo nàn, thanh bạch, không chịu sự gò bó của danh lợi; được vương hầu thời đó mời ra làm khanh tướng, nhưng đều khước từ. Trước tác triết học của ông được tập hợp dưới tên gọi là "Trang Tử", và cũng thường được gọi là "Nam Hoa Kinh", theo tên gọi do vua Đường Huyền Tông đặt năm 787. Sách gồm 33 thiên và chia làm 3 phần: Nội thiên, Ngoại thiên và Tạp thiên. Số đông các nhà nghiên cứu cho rằng chỉ có Nội thiên là của Trang Tử (nhưng cũng có một số đoạn ngắn, ngờ là người đời sau thêm vào), còn hai thiên sau là nguỵ thư. Trong tác phẩm triết học và văn học nổi tiếng này, Trang Tử bằng lối văn ngụ ngôn giàu hình tượng, táo bạo, kèm lời nghị luận ngắn gọn sắc bén, đã làm nổi lên những quan niệm cơ bản của Lão Tử về Đạo và Đức, về "Vô vi nhi hữu vi", đồng thời phê phán đạo Nho và đạo Mặc. Tuy nhiên, Trang Tử nhấn mạnh phần vô vi, đặt hạnh phúc ở chỗ thanh cao của tâm hồn, sống theo bản tính tự nhiên, ngoài sự ràng buộc của danh lợi, không vướng mắc vào những ý niệm thông thường về giàu nghèo, sang hèn, thọ yểu. Cùng với Lão Tử (Laozi), Trang Tử được coi là người sáng lập Đạo giáo, từ thời Nguỵ - Tấn (220 - 440) thường được gọi là Đạo Lão - Trang.
Title: Những nhân vật danh "Tử" của Trung Hoa
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 14:17
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 14:17
MẶC TỬ
Khoảng 479 – 381 trước Công Nguyên. Mặc Tử tên Địch, người nước Lỗ. Cho đến nay, vẫn chưa xác định được năm sanh và năm mất, chỉ biết khoảng chừng vào thời sau Khổng Tử, trước Mạnh Tử. Ban đầu có theo học đạo Nho, nhưng về sau cho rằng, "Nhân nghĩa" của nhà Nho gần như lẩm cẩm, "Lễ nhạc" của nhà Nho quá ư phiền toái, nên tự khởi xướng ra học thuyết mới, nặng về công lợi và giá trì thực dụng.
Mặc Tử là một nhân vật cực lực phản đối chiến tranh, đã từng du hành qua các nước Tề, Vệ, Tống, Ngụy, Việt và Sở, đến đâu cung tuyên truyền thuyết "Phi công". Có lần Tề sắp ra quân đánh Lỗ, Mặc Tử tức tốc sang gặp thẳng tướng Tề là Hạn Ngưu, nhắc lại sự tích Ngô đánh Việt, hạ Sở, phá Tề đều đắc thắng cả, song kết cuộc là quốc phá gia vong, Ngô vương Phù Sai chết thảm, rồi kết luận rằng: Tề mà đánh Lỗ là một hành động sai lầm to". Tiếp theo, Mặc Tử xin bệ kiến Tề vương, ví chiến tranh là con dao hai lưỡi, thuyết phục được vua Tề, bỏ ý định đánh Lỗ.
Trong đời Mặc Tử, vụ nổi tiếng nhất là cản được Sở đánh Tống. Số là có người thợ giỏi tên là Công Du Ban, tạo cho nước Sở thứ chiến cụ mới, gọi là vân thê" (thang mây), để công thành phá lũy. Vua Sở quyết dùng "vân thê" làm phương tiện đánh lấy nước Tống. Lúc đó Mặc Tử đang ở Lỗ, được tin này tức lốc lên đường, đi liên tục suốt mười ngày đêm đến nước Sở, tìm gặp ngay Công Du Ban. rồi đưa nhau vào yết kiến vua Sở. Mặc Tử khuyên giải rằng: "Mọi thứ của nước Sờ đều hơn hẳn nước Tống, thế mà đi lấy Tống, thì chẳng khác nào bỏ rượu ngon thịt béo của nhà mình, đi ăn cơm độn của hàng xóm". Sở vương nghe tuy có lý nhưng nhận thấy, nếu dùng thứ chiến cụ mới này, đi đánh Tống là chắc ăn, nên chưa chịu bỏ ý định khai chiến. Mặc Tử đoán biết ý nghĩ của vua Sở, bèn đề nghị với Công Du Ban, ai nấy dùng chiến cụ do mình sáng chế, kẻ công người thủ, thao diễn ngay trước mặt vua, xem ai được ai thua. Qua chín trận tiến thoái giao tranh, thế công của Công Du Ban, đều bị Mặc Tử hóa giải. Tuy đã chịu thua, nhưng Công Du Ban lại mưu toan ám hại đối thủ. Mặc Tử kịp thời phát giác ngay ý đồ đen tối của đối phương, liền nói thẳng với Công Du Ban trước vua Sở: "Xin nhớ rằng, trước ngày rời LỖ sang Sở, ta đã cử ba trăm đệ tử do Cầm Hoạt Ly dẫn đầu, mang theo chiến cụ phòng thủ do ta sáng chế, vào thành Tống trực chờ quân Sở rồi". Rút cuộc là, bằng nhiệt tình yêu chuộng hòa bình, với kỹ thuật chiến đấu tinh vi, Mặc Tử đã chặn đứng được một tai hoạ chiến tranh khủng khiếp sắp xây ra, đạt tới mục đích "phi công".
Qua cốt truyện kể trên, chứng tỏ chủ trương "phi công" của Mặc Tử, không là lý thuyết suông. Mặc Tử chẳng những đã đích thân hành động, còn dùng kỹ thuật cao siêu đo chính mình phát minh ra, để thực hiện lý tưởng cao cả đó. Xét trên lịch sử Trung Quốc, trong thành phần trí thức hơn hai ngàn năm trở lại đây, ít có ai được như Mặc Tử.
Mặc Tử chẳng những đã thực hiện lý tưởng "phi công", bằng kỹ thuật khoa học và hành động cụ thể đồng thời cũng là một nhân vật bài trừ mê tín dị đoan, bằng kinh nghiệm bản thân. Câu chuyện đã xây ra là, có lần Mặc Tử đang trên đường sang nước Tề ở phương bắc, tình cờ gặp một thày bói bảo với Mặc Tử rằng: "Bữa nay vừa đúng ngày Thượng đế chém Hắc long (Rồng đen) nơi phương bắc, tiên sinh có nước da ngăm ngăm, bây giờ mà lên hướng bắc là nguy hiểm đấy! " Mặc Tử không tin, vẫn cứ đi như thường, nhưng rồi buộc phải quay trở lại, vì nước sông Tư thủy tràn mất lối đi. Thầy bói cho là đã ứng nghiệm với lời tiên tri của mình, Mặc Tử bác lại rằng: nước sông tràn lên ngập đường, làm cho kẻ ở phía nam không lên được phía bắc, người ở phía bắc cũng chẳng xuống được phía nam, trong số có cả kẻ nước da láng, người nước da đen, cớ sao họ cũng bị kẹt hết vậy? Hơn nữa, (như ông đã nói) ngày giáp ất, Thượng đế chém Thanh long ở phương đông, ngày bính đinh, chém Xích long ở phương nam, ngày canh tân chém Bạch long ở phương tây, ngày nhâm quý chém Hắc long ở phương bắc. Nếu nói như ông thì khắp thiên hạ đều bị cầm chân, chẳng còn ai đi đâu được cả. ông đã nói tầm bậy rồi đấy!"
Đời sau truyền rằng, Mặc Tử từng làm quan Đại phu của nước Tống, nhưng chàng thấy sách ghi điều đó. Theo kết quả khảo cứu của các sử gia, thì suốt đời Mặc Tử vẫn là bình dân áo vải, chưa hề làm quan.
Title: Những nhân vật danh "Tử" của Trung Hoa
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 14:44
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 14:44
HÀN PHI TỬ
280 – 233 trước Công Nguyên. Hàn Phi, phỏng chừng sinh vào năm 280 trước CN. vốn thuộc dòng dõi quý tộc nước Hàn, tuy có theo hợc đạo Nho dưới môn Tuân Tử cùng Lý Tư, nhưng lại có tư tưởng khác biệt với thầy. Tuân Tử chú trọng về việc giáo hóa Lễ Nghĩa, còn Hàn Phi cùng Lý Tư thì nặng về pháp chế và quyền thuật, đi theo con đường hoàn toàn trái ngược với đạo Nho. Hàn Phi từng bảo: "Ngô ái ngô sư, ngô bưu ái chân lý". (Ta mến thầy ta, nhưng ta càng chuộng chân lý hơn). Hàn Phi viết rất nhiều sách, và đã nhiều lần dâng kiến nghị lên vua Hàn, nhưng chẳng được trọng dụng. Khi tác phẩm của Hàn Phi truyền sang nước Tần, lúc vua Tần đọc tới hai thiên "Cô phẩn" và "Ngũ xuẩn", thấy rất hạp với ý tưởng của mình, đã thán phục rằng: "Chao ôi, nếu trẫm mà có duyên gặp được người này, thì có chết cũng chẳng còn ân hận".
Theo Sử ký ghi nhận, suốt đời Hàn Phi chỉ được có một dịp duy nhất, để thi thố tài nghệ, là đi sứ sang Tần. Nguyên do là vì Tần vây đánh nước Hàn, vua Hàn cả kinh, liền cử Hàn Phi làm sứ giả, sang gặp vua Tần xin hòa giải. Kịp đến Tần, Hàn Phi đệ quốc thư lên Tần Thủy Hoàng, đại ý nói rằng: "Nước bất kính phục vua Tần là Triệu, vậy Tần chớ nên đánh Hàn, đáng lý nên liên minh với Hàn, cùng nhau phạt Triệu mới đúng". Đương thời, Lý Tư, bạn học của Hàn Phi là tể tướng của nước Tần, không đồng ý với quan điểm đó, cho rằng mục đích chân chính của Phi, chẳng qua là nhằm bảo tồn nước Hàn đó thôi, nào có chủ ý làm lợi cho Tần. Chẳng hiểu vì lẽ nào, đã không thuyết phục được vua Tân thì thôi, Hàn Phi lại cứ nấn ná mãi bên Tần, không về nước ngay. Có lẽ bởi cử chỉ quái gở đó, khiến cho Lý Tư nghi, e Hàn Phi ở lâu, rồi sẽ được vua Tần trọng dụng, thay cho địa vị của mình, nên đã bất chấp tín nghĩa bạn học với nhau, ngầm thông đồng với Diêu Giả hãm hại Hàn Phi, kết thúc cuộc đời bi thống vào năm 233 tr. CN. chưa đầy năm mươi tuổi. Trớ trêu thay, những bậc tiền bối của Pháp gia, là Ngô Khởi và Thương Quân, đều có công lớn với triều đình, thế mà cũng chết bất đác kỳ tử. Ngô Khởi bị phân thây, Thương Quân bị xe cán xác, Hàn Phi thì bị bạn học bức tử nơi xứ người.
Trên lịch sử Trung Quốc, Hàn Phi là một triết gia bị ngộ nhận nhiều nhất, bởi tư tưởng của Người, chỗ nào cũng trái ngược với đạo Nho, một học phái đã giành được địa vị chính thống, kể từ đời Đường, Tống trở đi. Do đó, học thuyết của Hàn Phi, thậm chí bị coi như tà thuyết, dị đoan.
Title: Re: Những nhân vật danh "Tử" của Trung Hoa
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 14:45
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 14:45
TUÂN TỬ
298 – 238 trước Công Nguyên. Tuân Tử tên Huống , tự Khanh, cũng tự Tôn Khanh. Đời Hán đặt tên sách của Tuân Tử là "Tôn Khanh Tử", sang thời Đường mới đổi lại xưng hô "Tuân Tử". Tuân Tử người nước Triệu, sanh vào năm nào không được rõ, chỉ biết "Niên giám Tuân Tử", bắt đầu ghi chép sự tích của Người từ năm Triệu Huệ Văn Vương nguyên niên, tức 298 tr. KN. TL và mất vào năm thứ 25 Sở Khảo Liệt Vương, tức 238 tr. CN. Đại để là, trước 40 tuổi, Tuân Tử chuyên tâm về việc trau dồi học vấn, khoảng trước sau 50 tuổi đi du hành qua các nước, từ 60 tuổi trở đi, những năm đầu làm huyện lệnh Lan Lăng của nước Sở, những năm sau thì mở lớp dạy học, y như Khổng Tử, Mạnh Tử thuở trước. Đúng vào năm 50 tuổi, Tuân Tử đến nước Tề. Tuy được người Tề hết sức kính nể, đã trước sau ba lần cử làm "Tế tửu', một danh hiệu vinh dự trong buổi "quốc yến", nhưng rốt cuộc chẳng được trọng dụng. Sau khi rời Tề sang Tần, Tuân Tử được gặp tể tướng Phạm Tuy. Lúc đó Tần là một cường quốc, thường ỷ thế mạnh đe dọa chư hầu. Phạm Tuy hỏi cảm nghĩ của khách ra sao, đối với Tần. Đáp lại câu hỏi đó, trước hết, Tuân Tử ca ngợi Tần là một nước có tập tục tốt, núi non đẹp, hơn nữa là, quan lại dốc lòng vì dân, triều đình làm việc mau mắn. Nhưng tiếp theo thì vuốt mặt chẳng nể mũi, thẳng lời phê bình nước Tần hãy còn khiếm khuyết đạo Nho. Chiếu theo tiêu chuẩn của Tuân Tử thì, thiếu đạo Nho tức là thiếu Lễ nghĩa, mà lễ nghĩa là linh hồn của quốc gia. Tuân Tử khen điều hay, chê điều dở của Tần một cách thẳng thắn, chẳng ngại mếch lòng ai như vậy là thái độ nhận chân nghiêm túc, phải là phải, trái là trái của con người Nho học. Song cũng vì thế, nên Tuân Tử đã thiếu dịp may thi thố tài đức, thực hiện lý tưởng chính trị của mình, đành phải trở về cố quốc. Ở Triệu là nơi nước nhà, Tuân Tử từng biện luận phép dụng binh với Lâm Vũ Quân, trước mặt Triệu Hiếu Thành Vương. Lâm Vũ Quân dựa vào nguyên tắc "xuất kỳ bất ý, công kỳ bất bị" của Tôn Tử binh pháp, cho ràng kẻ dùng binh giỏi, bao giờ cũng "quyền mưu thế lợi " và "công đoạt biến trá", nghĩa là không từ bỏ bất cứ thủ đoạn gian trá nào. Ngược lại, Tuân Tử có quan điểm khác hẳn, Người nhấn mạnh kẻ giỏi về quân sự là biết "thiện phụ dân", tức là dựa vào sức mạnh của dân một cách hiệu quả. Tuân Tử cho rằng, được dân ủng hộ mới nắm chắc phần thắng, cho nên "thiện phụ dân", là cái vốn quý nhất của người điều khiển chiến tranh.
Tiếc thay, ngay tại bản quốc cũng không đắc chí Tuân Tử lại tái xuất ngoại, sang nước Sở. Tại Sở, Tuân Tử được Xuân Thân Quân bổ làm huyện lệnh huyện Lan Lăng, rồi từ đó định cư luôn tại chỗ, không trở về cố quốc nữa. Vào những năm cuối cùng, lúc tuổi về già, Tuân Tử mở trường tư thục dạy học và viết sách, sáng lập ra học phái Lan Lăng, tạo dựng phong khí thư hương cho xứ này. Từ đó, học trò Lan Lăng hay lấy chữ "Khanh" đặt tự, để kỷ niệm thầy Tuân Tử.
Người đời sau hay hiểu một cách tổng quát là, lúc về già, Khổng Tử cùng Mạnh Tử đều cáo lão về vườn, lập ngôn và trước tác. Thật ra, bảo trọng Khổng - Mạnh lập ngôn là đúng, nhưng viết sách vị tất đã đúng. Riêng Tuân Tử, trong thời gian ở Lan Lăng, chẳng những đã lập ngôn, mà còn lập thư nữa. Ba mươi ba thiên trong cuốn sách mà Tuân Tử đã viết, là một bộ tác phẩm, có hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh nhất của phái Nho học thời Chu - lân. (Nói như vậy, không có nghĩa là cuốn "Tuân Tử" ngày nay, hoàn toàn do một tay Tuân Tử viết ra, bởi cổ tịch nào cũng có phần tả thêm, hoặc ít hoặc nhiều ngôn luận của các nhà Nho đời sau). Tuy rằng, trong triết lý tư tưởng của Tuân Tử, có một số khác biệt với Khổng - Mạnh, nhưng về lập trường căn bản của Người đối với thế sự, nhất là thái độ khẳng định giá trị lý tưởng chính trị của nhà Nho, thì chẳng có khác gì với Khổng - Mạnh. Có lẽ cũng vì thế mà cuộc đời của Tuân Tử cũng chẳng khác chi mấy, so với Khổng Tử và Mạnh Tử.
Title: Những nhân vật danh "Tử" của Trung Hoa
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 14:49
Post by: Sao_Online on 15/12/07, 14:49
TÂY TỬ
Tây Tử: Tây Thi - 西施: là một người con gái đẹp thời Xuân Thu và là một trong Tứ đại Mỹ nhân Trung Quốc. Tây Thi có sắc đẹp được coi làm cá lặn (trầm ngư), là người đã có công trong việc giúp Phạm Lãi, Việt Vương Câu Tiễn diệt vua Ngô Phù Sai.
Tây Thi là con một người kiếm củi họ Thi, nàng dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm, thuộc nước Việt cổ. Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây, vậy nên gọi là Tây Thi. Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn.
Khi cô giặt áo bên bờ sông, bóng cô soi trên mặt nước sông trong suốt làm cô thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy ảnh cô, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó, người trong vùng xưng tụng cô là "Tây Thi Trầm Ngư".
Trong trận đánh quyết tử với Ngô, do không nghe lời can gián của Văn Chúng và Phạm Lãi nên vua nước Việt là Câu Tiễn bại trận, bị bên Ngô buộc vợ chồng Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin. Câu Tiễn quyết chí trả thù, Văn Chủng trước khi Câu Tiễn sang Ngô đã hiến cho vua 7 kế, trong đó có một kế là "Mỹ nhân kế"-dâng người đẹp mê hoặc vua Ngô. Trong vòng nửa năm, Câu Tiễn tuyển được 2000 mỹ nữ, trong đó có hai người đẹp nhất là Tây Thi và Trịnh Đán.