Khu Phố Văn Hoá => Người yêu thơ => Topic started by: Lovers_Again on 16/03/08, 13:25 Return to Full Version

Title: Một vài bài trong Tập thơ "Thi Vân Yên Tử"
Post by: Lovers_Again on 16/03/08, 13:25
NHỮNG BÀI THƠ

DUYÊN KỲ NGỘ  YÊN TỬ

TS. Hoàng Quang Thuận

Phó Viện trưởng Viện Công Nghệ Viễn Thông

Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc Gia
 

Như nhà văn Ngô Văn Phú, nguyên Tổng biên tập Nhà xuất bản Hội nhà văn đã viết: Duyên với Yên Tử đã có bao nhiêu du khách. Vậy mà một nhà khoa học từ miền Nam lặn lội ra thăm, đã ghi lại được những vần thơ với tấm lòng thành của một khách xa, hành hương đến một vùng gốc Phật ở Việt Nam, tông phái Trúc Lâm ... Tôi nói: Đó chính là nhờ lòng thành mà Phật độ cho anh đấy! Nam mô a di đà Phật!

Yên Tử sơn chốn Tổ cõi thiền Trúc Lâm. Biết bao nhiêu cuộc thăng trầm của lịch sử từ các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn, Linh sơn Yên Tử đã đi vào lịch sử văn hoá dân tộc Việt Nam. Sự nghiệp phi thường của Đức Hoàng đế Trần Nhân Tông từ bỏ đài son điện ngọc, cung tần mỹ nữ, trèo lên non xanh nước biếc tu hành trở thành Vua Phật. Đó là  những từ thơ trong những tập Thi Vân Yên Tử và Ngọc Vân Yên Tử.

Từ bỏ ngôi vua để tu hành

Từ cái nhất thời cái hữu danh

Vĩnh hằng vô hạn, vua tìm đến

Yên Tử trường xuân hoá đất lành

(Yên Tử trường xuân)

Vua Trần Nhân Tông xuất thế nhưng chính Ngài lại nhập thế cứu độ muôn loài, đó là tư tưởng trường phái Trúc Lâm:

Được làm vua chăn dân trăm họ

Được làm Phật cứu độ muôn loài

Ngạn cổ ngàn xưa đâu có sai

Linh sơn Yên Tử đạo Phật đài

Vua Trần đã hoá thành vua Phật

Tây phương kề cận Phật Như Lai

(Vua Phật)

Hoàng đế minh quân Trần Nhân Tông sau khi cùng toàn dân Đại Việt đánh tan đạo quân xâm lược Nguyên Mông lập nên kỳ tích chói ngời trong trang sử vàng giữ nước của dân tộc Việt Nam, đã từ bỏ ngai lầu son điện ngọc, áo thô hài cỏ về Yên Tử tu hành:

Từ bỏ đài son điện ngọc ngà

Cung tần mỹ nữ chốn kiêu xa

Linh sơn yên Tử vua Trần đến

Kinh đô thành cũ mỗi bước xa.

(Thi Vân Yên Tử)

Non xanh cắt tóc dứt trần duyên

Vua đến nơi đây để nhập thiền

Không phải trốn đời và yếm thế

Cứu đời nhập thế với Phật Tiên

(thi Vân yên Tử)

Năm 1295 Thái thượng Trần Nhân Tông thực tập xuất gia Hành Cung Vũ Lâm.

Năm 1299 rời Vũ Lâm chính thức xuất gia về Yên Tử dựng am Ngoạ Vân lấy đạo hiệu Trúc Lâm Đại Sỹ, Pháp danh Hương Vân Đầu Đà:

Xuất gia hành đạo Cung Vũ Lâm

Về tu Yên Tử Pháp Hương Vân

Đại hiện Trúc lâm linh Yên Tử

Tâm pháp lòng nhân toả sáng ngần.

(Ngoạ Vân Yên Tử)

Ngày xưa Thái tử tất Đạt Đa từ bỏ cung điện, đi lên núi tuyết. Ngày nay, Thái thượng Trần Nhân Tông về tu Yên Tử đất Phật cõi thiêng, chốn cõi thiền.

Núi tuyết ngày xưa Tất Đạt Đa

Giã từ cung cấm điện ngọc ngà

Ngày nay Thái thượng về Yên Tử

Tâm thành – tâm Phật có đâu xa.

(Ngoạ Vân Yên Tử)

Các cung tần mỹ nữ theo vua về Yên Tử, thời ấy lòng hồ Nam mẫu nước mênh mông, thung sâu vượn hú rừng hoang vắng u tịch. Vua lập đàn cầu Phật tổ, lòng hồ nước cạn Làng Mụ làng Nương ra đời, cánh đồng Nam mẫu xanh tươi từ dạo ấy, đến nay còn mang dấu tích vua Trần.

Lòng vua trĩu nặng nỗi lo buồn

Cung nữ theo vua về sơn môn

Mênh mang u tịch rừng hoa vắng

Thung sâu vượn hú chẳng xóm thôn

Lòng hồ Nam mẫu nước mênh mông

Lập đàn Phật tổ thấu tấm lòng

Lòng hồ Nam mẫu nước mênh mông

Lập đàn Phật thấu tấm lòng

Lòng hồ nước cạn đầy tôm cá

Nam mẫu xanh tươi một cánh đồng

(Ngoạ Văn Yên Tử)

Vua Trần về Yên Tử như một nhân duyên cho dân Đại Việt, Ngài lập Thiền trai Ngoạ vân lưng chừng núi đá.

Sơn môn Yên tử kính tiếp ngài

Nhân duyên kiếp trước vị sinh lai

Điền Ngự Giác hoàng vua ngộ đạo

Ngoạ vân lưng núi một thiền trai

(Ngoạ Vân Yên Tử)

Bảy trăm năm trôi qua, cùng năm tháng dấu tích vua Trần về Yên Tử tu hành vẫn sống mãi với thời gian.

Nước chảy xuôi dòng cùng năm tháng

Am nhỏ chùa xưa chẳng đổi thay

Dấu tích vua Trần về Yên Tử

Một dòng suối tắm giữa trời mây

(Ngoạ vân Yên Tử)

hình ảnh Thái thượng Thiền sư Trần Nhân Tông nằm trong am cỏ, như biểu hiện về đây.

Đêm thu am cỏ mây đầy mây

Song thưa trăng phủ tấm thân gầy

Thái thượng thiền sư say giấc mộng.

Nhạc vàng, sáo trúc cõi trời Tây

(Ngoạ Vân Yên Tử)

Ngài lập Am Dược Tiên, dùng cây cỏ Yên Tử chế thành thuốc Hồng sương ngọc cứu khổ chúng sinh.

Yên tử vua lập Am Dược tiên

Hồng ngọc cây rừng chế thành viên

Yên Tử non cao thành Y Viện

Cứu khổ chúng sinh khắp mọi miền

(Ngoạ Vân Yên Tử)

Ở Am Ngoạ Vân vua Trần soạn bộ sách kinh văn để lại cho đời sau về dòng thiền Yên Tử.

Bốn sách kinh văn thư thạch thất

Đặng lục rền tâm sáng dòng thiền

Tông môn thiền phái Trúc Lâm tự

Kết tụ am mây giữa núi thiêng.

(Ngoạ Vân Yên Tử)

Tiếng mõ tụng kinh chiều của vua Trần làm cho muôn vật lay động tâm linh.

Tiếng mõ am xưa vua thiền định

Chim rừng buông cánh lặng nghe kinh

Hầu vượn từng đàn ngồi chật cửa

Muôn vật từ bi cõi nhân sinh.

(Ngoạ Vân Yên Tử)

Sáng du ngoạn cùng mây núi, đêm về núi đá lót trăng nằm.

Sớm cởi mây chơi cùng non biếc

Đêm về bến nghỉ lót trăng nằm

Tiếng sao thiền ca vui bất tận

Ngập tràn Yên Tử trăng trong trăng.

(Ngoạ Vân Yên Tử)

Phương Bắc đã tạm yên, phương nam còn chưa ổn. Thái thượng băng ngàn thăm vua Chiêm, để lại sau huyền thoại tình duyên Huyền Trân công chúa với vua Chiêm.

Trà bàn – thượng khách vua Chế Bân

Mến trang dũng sĩ gả Huyền Trân

Châu Ô, châu Lý thành đất Việt

Non nước nghìn thu mãi mãi xuân

(Ngoạ Vân Yên Tử)

Người con gái hiếu thảo Huyền Trân công chúa vì cha vì nước mà ly biệt để lại cho đời một ánh sao.

Qua dãy tùng xưa nay đã lớn

Vẫy chào Hoàng hậu nước non Chiêm

Nước mắt thành mây – thành mây trắng

Huyền thoại tình duyên một nỗi niềm

(Ngoạ Vân Yên Tử)

Mười lăm năm ngôi Thái thượng hoàng, mười lăm năm tu hành hiển Phật, Vua Trần Nhân Tông đã  để lại cho dân tộc Việt Nam một áng mây bất tử.

Mười lăm năm ngôi Thái thượng hoàng

Yên lành cõi Phật cả giang san

Tu hành hiển Phật thành nhất tổ

Non sông Đại Việt gấm vóc vàng.

(Ngoạ Vân Yên Tử)

Vua Trần biết mình sắp về cửa Phật, Ngài đi bộ về kinh sư thăm chị Thuỵ Thiên. Giã từ cung cấm ngọc ngà lần cuối, trở về Yên Tử.

Mười ngày đi bộ đến kinh sư

Thăm chị Thuỵ Thiên để giã từ

Lặng ngắm hoàng cung trong chiều tím

Trở về mây biếc Thạch thiên thư

(Ngoạ Vân Yên Tử)

Bữa cơm cúng đường lần cuối ở am đá Bình dương. Thái hậu Từ Tuyên, đâu ngờ lần cuối gặp vua Trần.

Vua nghĩ qua đêm chùa Sùng Nghiêm

Am đá Bình dương thăm Từ Tuyên

Thái hậu đâu ngờ lần ly biệt

Bữa cơm lần cuối ở cửa thiền.

(Ngoạ Vân Yên Tử)

Giã từ nhân thế bước vào cõi vĩnh hằng, vua Trần hiển Phật.

Suối mấy hôm liền mây trút mưa

Cây cối ngả nghiêng phục bên chùa

Tiễn biệt vua Trần về cõi Phật

Những dãi mây buồn luống tiễn đưa

(Ngoạ Vân Yên Tử)

Núi sông Yên Tử vang tiếng khóc bi ai của chim rừng, hầu vu7o75ng từng đàn tiễn biệt vua Trần giữa rừng thiêng Yên Tử, theo ý muốn vua Trần Nục thể của ngài được các đệ tử hoạ táng giữa rừng Yên Tử, ngọc xá lợi được nhập bảo tháp trong lăng Quy Đức khu vườn tháp Huệ Quang trước cửa chùa Hoa Yên.

Chim rừng cất tiếng khóc bi ai

Hầu vượn quanh am than thở hoài

Bỗng sớm ngày sau trời quang đãng

Một dãi ngân hà ánh sao mai.

Nhục thân của Tổ trước hoả đài

Rừng thiêng Yên tử sạch trần ai

Hương trầm lan toả khắp rừng núi

Đưa tiễn người về điện Như lai

(Ngoạ Vân Yên Tử)

        Vua Trần Nhân Tông một hoàng đế minh quân, tu hành hiển Phật lập nên trường phái Trúc Lâm đã trở thành Đệ Nhất Tổ Trúc Lâm, làm sáng danh trang sử vàng chói lọi của dân tộc Việt Nam đời nhà Trần. Đỉnh cao nền văn minh Đại Việt. Triều đại nhà Trần kéo dài 175 năm, trải qua 14 đời vua. Vua Trần Nhân Tông là đời vua thứ 3, người sinh vào ngày 11 tháng 11 năm 1258, và mất ngày 16 tháng 11 năm 1308. Khi Đức vua sinh ra, hào quang toả sáng đã cho biết một nhân vật kỳ tài. Năm 21 tuổi đã được vua cha truyền ngôi báo, 14 năm trị vì đất nước chống giặc ngoại xâm hoàng thành sự nghiệp vẻ vang, truyền ngôi là lại cho Thái tử Trần Thuyên (Trần Anh Tông) về Yên tử tu hành hiển Phật. Phải chăng Yên tử có đủ những điều kiện để cho các bậc tu hành có thể đắc đạo như núi tuyết Thái Tử Tất Đạt Đa tu hành hiển Phật. Trên non Yên tử ngài hoàn thiện hệ thống giáo lý của giáo phái Trúc Lâm, đã trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của một thời đại hoàng kim đời Trần.