Cổng vào tri thức => Ăn mặc - Sức khỏe - Mẹo vặt => Topic started by: Sao_Online on 22/03/08, 11:20 Return to Full Version

Title: 10 bệnh y học “bó tay”
Post by: Sao_Online on 22/03/08, 11:20
10 BỆNH Y HỌC "BÓ TAY"

Nhiều thập kỷ qua, y học hiện đại đã tốn không ít công sức để nghiên cứu chữa trị các loại bệnh, song vẫn bất lực với một số căn bệnh. Dưới đây là 10 căn bệnh chưa thể chữa khỏi.

1. Sốt xuất huyết Ebola

Ebola là một loại virút có họ Filoviridae gây sốt xuất huyết tiền định ở các động vật có đặc điểm gần giống với con người (khỉ, vượn, tinh tinh).

(http://www.laodong.com.vn/avatar.aspx?ID=45023&at=0&ts=236&lm=633308253584230000)
Virút xuất huyết Ebola

Nhiễm Ebola là một tình trạng cấp tính, do đó không có tình trạng người lành mang virút.

Theo các giả thiết đã được đưa ra, người đầu tiên mắc bệnh là do tiếp xúc với động vật bị nhiễm, sau đó lây truyền cho người khác qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể... Do đó, virút hoàn toàn có thể lan rộng trong phạm vi gia đình và bè bạn.

Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 2 - 21 ngày. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các biểu hiện sốt cao, đau đầu, đau khớp, đau cơ, mệt mỏi... Một số người bị xuất huyết ngoài (xuất huyết kết mạc), xuất huyết nội tạng (xuất huyết tiêu hóa, thận, âm đạo...).

Sốt xuất huyết Ebola không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân được điều trị hỗ trợ và chữa triệu chứng là chủ yếu, bao gồm bổ sung nước và điện giải, bảo đảm ôxy và duy trì nhịp tim...

2. Bệnh bại liệt

Bại liệt là bệnh do virút Poliomyelitis gây nên. Bệnh lây nhiễm phổ biến ở trẻ qua đường miệng. Đôi khi nó không nghiêm trọng, song cũng có khi làm liệt tứ chi. Thậm chí, bệnh có thể gây thiệt mạng, bằng cách làm liệt các cơ giúp người bệnh thở.

Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng phổ biến như sốt, đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và đau thắt các cơ, thỉnh thoảng gây ra chứng tê liệt trong các cơ họng hoặc cơ ngực. Hơn một nửa các trường hợp mắc bệnh bại liệt thường nhắm tới trẻ em dưới 5 tuổi.

Từ 5% đến 10% người mắc bệnh liệt đều có những triệu chứng phổ biến trên, còn hơn 90% thì không thấy dấu hiệu nào đau ốm cả. Đối với những người nhiễm virút bại liệt thì không có cách nào chữa trị.

Từ năm 1960 trở về trước có hàng trăm nghìn trẻ nhỏ mắc bệnh bại liệt. Sau đó, nhờ việc sử dụng vắcxin bại liệt, bệnh này đã giảm đáng kể trên toàn thế giới, và hiện nay chỉ còn tồn tại ở một số địa phương thuộc một vài quốc gia châu Phi và Nam Á.

3. Bệnh sốt ban đỏ

Bệnh sốt ban đỏ được hiểu đơn giản là luput ban đỏ, đây là một sự rối loạn tự miễn dịch gây ra chứng viêm mạn ở khắp cơ thể bệnh nhân. Căn bệnh này thường gặp ở nữ giới tuổi sinh sản.

Do bệnh có tỉ lệ tử vong khá cao (trước năm 1960, bệnh nhân sống không quá 5 năm, ngày nay nhiều trường hợp sống trên 20 năm), nhiều người cho rằng, bị luput ban đỏ hệ thống là lãnh án tử hình. Thực ra, nếu được điều trị sớm, cuộc sống của người bệnh sẽ được đảm bảo. Có 2 loại luput chính: luput hình đĩa, luput ban đỏ hệ thống. 

Luput hình đĩa duy nhất ảnh hưởng tới da và thường không ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng. Luput hình đĩa nói đến chứng phát ban các nốt đỏ giống nốt ruồi xuất hiện ở mặt, cổ và đầu.

Luput ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan như da, thận, tim, khớp, dạ dày, não, màng huyết thanh, trong đó tổn thương thận là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tử vong. Tổn thương thận có ý nghĩa đặc biệt trong tiên lượng bệnh luput ban đỏ hệ thống.

Bệnh có thể có những đợt kịch phát nặng xen kẽ những đợt lui bệnh dài hay ngắn. Trong những đợt kịch phát, biểu hiện thận có thể là hội chứng cầu thận cấp, hội chứng thận hư có hoặc không có kết hợp với suy thận.

4. Bệnh cúm

Bệnh cúm là bệnh của loài chim và động vật có vú do siêu vi trùng dạng RNA thuộc họ Orthomyxoviridae. Bệnh nhân mắc bệnh cúm thường bị sốt, ho, chảy nước mũi, đau nhức bắp thịt khắp cơ thể và mệt mỏi. Cúm cũng có thể làm viêm phổi và có thể dẫn tới tử vong, phần lớn là ở trẻ em và người lớn tuổi hoặc người yếu miễn dịch.

Có 3 loại virút chính gây ra bệnh cúm: loại A, B và C. Các virút loại A sẽ gây ra đại dịch cúm, các virút loại B gây ra dịch bệnh khoanh vùng trong phạm vi nhỏ hơn, loại virút C không nghiêm trọng với con người.

5. Thoái hóa não

Bệnh làm cho não thoái hóa dẫn đến tử vong (nhất là ở những người từ 50 đến 65 tuổi). Nguyên nhân là do có một loại protein không bình thường xâm nhập vào não. Sau đó, chúng tích tụ lại và phá hủy não bộ, khiến bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ, không nói được, tứ chi tê cứng, cơ mặt co lại...

Rất nhiều nhóm nghiên cứu ở Mỹ và châu Âu đã làm việc với nhiều loại vắcxin để có thể nhanh chóng kìm hãm căn bệnh này, nhất là khi nó ngày càng bùng phát mạnh ở người cao tuổi, nhưng hiện tại vẫn chưa có một nghiên cứu hữu hiệu.

6. Bệnh [em xin lỗi, em là người chửi bậy] tháo đường

Bệnh [em xin lỗi, em là người chửi bậy] tháo đường là một sự rối loạn của sự chuyển hóa carbon hydrate có đặc điểm làm suy yếu khả năng miễn dịch của cơ thể để sản xuất hoặc phản ứng lại insulin và do đó duy trì lượng đường (glucose) thích hợp trong máu.

Có hai loại bệnh [em xin lỗi, em là người chửi bậy] tháo đường chính: Loại [em xin lỗi, em là người chửi bậy] tháo đường I (typ 1), tấn công người ở độ tuổi vị thành niên, thường gặp ở trẻ em. Nó là một sự rối loạn tự miễn dịch mà trong đó hệ thống miễn dịch của người bệnh [em xin lỗi, em là người chửi bậy] tháo đường sản xuất các kháng thể phá hủy insulin sản sinh các tế bào loại hai. Vì cơ thể không sản sinh được insulin, nên việc trích hóc môn hàng ngày là cần thiết. 

[em xin lỗi, em là người chửi bậy] tháo đường loại II (typ 2), tấn công những người trên 40 tuổi, và ngày càng phổ biến hơn. Loại này bắt nguồn từ sự bài tiết tuyến tụy chậm chạp của insulin hoặc sự phản ứng chậm chạp trong mục tiêu các tế bào của cơ thể tới insulin đã bài tiết. Người mắc bệnh [em xin lỗi, em là người chửi bậy] tháo đường typ 2 có thể điều khiển lượng đường trong máu bằng cách ăn kiêng và tập thể dục, và nếu cần thiết nên tiêm insulin hoặc uống thuốc.

7. HIV/AIDS

AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch. "Suy giảm miễn dịch" là khả năng chống bệnh tật của cơ thể yếu đi không phải do di truyền, mà do mắc phải tác nhân gây bệnh mà thành bệnh, "hội chứng" là tập hợp nhiều triệu chứng, nhiều bệnh tật. AIDS do virút HIV gây ra. HIV tấn công chậm và phá hủy hệ thống miễn dịch của con người, thậm chí gây tử vong. AIDS là giai đoạn cuối cùng của HIV, cùng lúc người bệnh cũng có thể bị nhiễm bệnh ung thư, bệnh lao, bệnh đường ruột, các bệnh phụ khoa, các bệnh viêm khác...

HIV/AIDS lan rộng thành bệnh dịch vào những năm 80 của thế kỷ trước, đặc biệt là ở châu Phi, nơi được xem là nguồn gốc của căn bệnh này. Theo thông báo của Liên Hiệp Quốc năm 2004 về AIDS, có khoảng 38 triệu người đang sống chung với HIV, trong đó khoảng 3 triệu người chết vì AIDS mỗi năm. Kể từ năm 1981 tới nay có khoảng 20 triệu người chết vì căn bệnh này.

8. Bệnh suyễn

Là bệnh về đường hô hấp, nghĩa là đường hô hấp thình lình bị thu hẹp thường là phản ứng bị kích thích bởi sự tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, không khí lạnh, tập thể thao hay các kích thích về cảm xúc. Triệu chứng thu hẹp đường hô hấp tạo nên những cơn rít, thở nhanh, ngực bị co ép và ho, là những dấu hiệu của suyễn. Giữa các cơn thì người bệnh cảm thấy bình thường.

Trong một cơn suyễn nghiêm trọng, cần nhiều hô hấp có thể được sử dụng, các mô giữa lồng ngực được kéo về hai bên, bên trên xương ức và xương đòn, và sự hiện diện của sự trái ngược của nhịp tim. Cơn suyễn nguy hiểm có thể làm ngừng hô hấp và dẫn tới tử vong.

9. Ung thư

Ung thư có liên quan tới một nhóm hơn 100 bệnh riêng biệt làm mất kiểm soát sự tăng trưởng các tế bào dị thường trong cơ thể. Tại các quốc gia phát triển cứ 3 người thì có 1 người mắc chứng bệnh ung thư, và là nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ốm yếu hay dẫn tới tử vong.

Mặc dù ung thư được biết tới từ thời xa xưa nhưng cho đến khoảng giữa thế kỷ XX, các tiến bộ y học quan trọng mới được áp dụng chữa trị bệnh ung thư.

Nguyên nhân gây ung thư là sự sai hỏng của ADN, tạo nên các đột biến ở các gen thiết yếu điều chỉnh quá trình phân bào cũng như các cơ chế quan trọng khác. Một hoặc nhiều đột biến được tích lũy sẽ gây ra sự tăng sinh không kiểm soát và tạo thành khối u. Khối u là một mô bất thường, có thể ác tính (tức ung thư), có thể lành tính (tức không ung thư). Chỉ những khối u ác tính thì mới tấn công mô khác và di căn gây chết người.

Do những tiến bộ trong sinh vật học, di truyền học, và công nghệ sinh học, các nhà nghiên cứu ngày nay đã có những bước đột phá trong việc chế tạo các loại thuốc nhằm ngăn chặn sự phát triển các tế bào ung thư. Hầu hết các bệnh ung thư có thể chữa trị và nhiều bệnh có thể chữa lành, nếu được phát hiện và điều trị sớm.

10. Cảm lạnh thông thường

Là bệnh viêm đường hô hấp cấp do virút gây nên và rất dễ lây. Cảm lạnh thường thấy ở trẻ em. Trẻ bị cảm lạnh sẽ đi từ các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi và ho liên tục cho đến viêm họng, viêm phổi và phế quản. Mỗi năm trẻ có thể bị cảm lạnh tới 8 lần, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi.

Thủ phạm chính gây cảm lạnh thông thường là virút rhino. Loại siêu vi trùng này bám vào bụi nước trong không khí và con người rất dễ hít phải. Hơn 100 loại virút rhino khác nhau có thể thâm nhập vào niêm mạc ở mũi và họng, kích thích một phản ứng miễn dịch gây ra sưng họng, đau đầu và khó thở.

Các triệu chứng cảm lạnh thường xuất hiện 2- 3 ngày sau khi trẻ tiếp xúc với nguồn lây nhiễm. Trẻ thường dễ bị truyền bệnh nhất trong 3- 4 ngày đầu tiên sau khi có triệu chứng và tiếp tục truyền bệnh trong vòng 3 tuần sau đó tới mức độ yếu dần. Tuy nhiên, phần lớn đều hết bệnh chỉ trong một tuần.

(Theo Tiền Phong)