Cổng vào tri thức => Tin học => Topic started by: saos@ngmo on 04/09/08, 15:20 Return to Full Version
Title: Khai thác hết tốc độ ổ cứng chuẩn SATA
Post by: saos@ngmo on 04/09/08, 15:20
Post by: saos@ngmo on 04/09/08, 15:20
Ổ cứng dùng chuẩn giao tiếp Sata ngày nay đã trở nên rất phổ biến nhờ có tốc độ truy xuất dữ liệu cao (300 MB/s so với 133 MB/s của giao tiếp IDE thông thường). Song cho dù đã mua một bo mạch chủ có hỗ trợ SATA và một ổ ứng dùng giao tiếp Sata thì cũng có thể bạn chưa tận dụng hết tốc độ mà ổ cứng giao tiếp này đem lại. Thật vậy, đối vời người dùng phổ thông việc xác định xem máy tính đã chạy ở chế độ Sata hay chưa không phải là chuyện đơn giản. Để làm việc đó, bạn hãy thực hiện các bước sau đây:
(http://i350.photobucket.com/albums/q429/fullsoft/migo/sata1.jpg)
- Bấm phải lên biểu tượng My Computer, chọn Properties (hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + Pause/Break). Chọn thẻ Hardware, bấm nút Device Manager.
- Quan sát trong bảng hiện ra, bấm vào dấu cộng (+) trước mục IDE ATA/ATAPI Controllers. Nếu thấy mục SATA đang được chọn (tùy theo tên ổ cứng của bạn) thì máy của bạn đúng là đang chạy với giao tiếp SATA. Ngược lại, nếu mục SATA không được chọn, nghĩa là máy bạn chỉ nhận đĩa cứng bình thường theo giao tiếp IDE bình thường.
(http://i350.photobucket.com/albums/q429/fullsoft/migo/sata2.jpg)
- Nếu chắc chắn chipset bo mạch chủ có hỗ trợ chạy SATA (xem trong sách hướng dẫn đi kèm khi mua bo mạch hoặc lên tìm thông tin trên website của nhà sản xuất), hãy làm các bước sau để khai thác chế độ này trong Windows XP:
1. Vào địa chỉ http://www.wikifortio.com/220140/sata.zip và tải chương trình cài đặt về máy tính, giải nén và chạy file Install.cmd trong thư mục vừa giải nén.
2. Khởi động lại máy tính, truy nhập vào BIOS và chuyển HDD mode từ IDE sang AHCI. Lưu các thiết lập lại và thoát khỏi BIOS.
3. Vào Windows, máy sẽ báo nhận được phần cứng mới và hỏi driver, bấm vào nút chọn No, not at this time > Next, chọn Install from list of Special location (Advanced) > Next, chọn mục Include this, chọn đường dẫn đến thư mục vừa giải nén lúc nãy, bấm Next > OK.
Sau khi làm xong, máy sẽ khởi động lại, sau đó bạn hãy lặp lại bước kiểm tra như đã hướng dẫn. Nếu thành công, ổ cứng đã được nhận diện kiểu truy xuất SATA, tốc độ sẽ nhanh hơn đáng kể. Đây là phương pháp đơn giản nhất và tỷ lệ thành công rất cao để giúp khai thác hết tốc độ của ổ đĩa SATA.
Phan Duy Khôi
LBVMVT - 268
(http://i350.photobucket.com/albums/q429/fullsoft/migo/sata1.jpg)
- Bấm phải lên biểu tượng My Computer, chọn Properties (hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + Pause/Break). Chọn thẻ Hardware, bấm nút Device Manager.
- Quan sát trong bảng hiện ra, bấm vào dấu cộng (+) trước mục IDE ATA/ATAPI Controllers. Nếu thấy mục SATA đang được chọn (tùy theo tên ổ cứng của bạn) thì máy của bạn đúng là đang chạy với giao tiếp SATA. Ngược lại, nếu mục SATA không được chọn, nghĩa là máy bạn chỉ nhận đĩa cứng bình thường theo giao tiếp IDE bình thường.
(http://i350.photobucket.com/albums/q429/fullsoft/migo/sata2.jpg)
- Nếu chắc chắn chipset bo mạch chủ có hỗ trợ chạy SATA (xem trong sách hướng dẫn đi kèm khi mua bo mạch hoặc lên tìm thông tin trên website của nhà sản xuất), hãy làm các bước sau để khai thác chế độ này trong Windows XP:
1. Vào địa chỉ http://www.wikifortio.com/220140/sata.zip và tải chương trình cài đặt về máy tính, giải nén và chạy file Install.cmd trong thư mục vừa giải nén.
2. Khởi động lại máy tính, truy nhập vào BIOS và chuyển HDD mode từ IDE sang AHCI. Lưu các thiết lập lại và thoát khỏi BIOS.
3. Vào Windows, máy sẽ báo nhận được phần cứng mới và hỏi driver, bấm vào nút chọn No, not at this time > Next, chọn Install from list of Special location (Advanced) > Next, chọn mục Include this, chọn đường dẫn đến thư mục vừa giải nén lúc nãy, bấm Next > OK.
Sau khi làm xong, máy sẽ khởi động lại, sau đó bạn hãy lặp lại bước kiểm tra như đã hướng dẫn. Nếu thành công, ổ cứng đã được nhận diện kiểu truy xuất SATA, tốc độ sẽ nhanh hơn đáng kể. Đây là phương pháp đơn giản nhất và tỷ lệ thành công rất cao để giúp khai thác hết tốc độ của ổ đĩa SATA.
Phan Duy Khôi
LBVMVT - 268
Title: Re: Khai thác hết tốc độ ổ cứng chuẩn SATA
Post by: origamih on 07/09/08, 17:03
Post by: origamih on 07/09/08, 17:03
cái này chỉ có các main mà chipset là ICH7R, ICH8 gì đó mới có chuẩn AHCI, còn tui thấy phổ biến bây giờ là ICH7, ko làm được. Thử làm cái này rồi mà main mình ko hỗ trợ :(
Title: Re: Khai thác hết tốc độ ổ cứng chuẩn SATA
Post by: origamih on 08/09/08, 10:17
Post by: origamih on 08/09/08, 10:17
Trước tiên chúng ta phải hiểu qua một số vấn đề kỹ thuật:
1. ATA Controller là thiết bị điều khiển giao tiếp với ổ đĩa cứng song song P-ATA. Thiết bị này sử dụng giao tiếp DMA. DMA là cơ chế giao tiếp truyền nhận dữ liệu giữa CPU và ổ cứng PATA với các tốc độ truyền tối đa là 133MB/s (UDMA-6).
2. SATA Controller là thiết bị điều khiển giao tiếp với ổ đĩa cứng tuần tự -ATA. Thiết bị này có thể sử dụng 2 cơ chế giao tiếp. Legacy (compatible) mode - hay còn gọi là cơ chế tương thích – chạy giống như DMA và AHCI Mode là cơ chế truyền nhận dữ liệu tốc độ cao lên đến 300MB/s (SATA2) cho phép sử dụng các tính năng cao cấp của ổ cứng tuần tự -ATA. AHCI tăng hiệu quả sử dụng ổ cứng lên rất nhiều, các ổ SATA không còn phân biệt master/slave, tất cả đều là master, hỗ trợ Native Command Queuing (NCQ)* tăng tốc độ truy xuất và có thêm tính năng "tháo lắp nóng" (hot plug)...
3. Cả ATA controller và SATA controller đều có thể hỗ trợ RAID. RAID là hình thức ghép nhiều đĩa cứng lại thành một hệ thống đĩa cứng nhằm gia tăng tốc độ truy xuất cũng như an toàn dữ liệu.
Ví dụ trong hình trên là trước khi cài AHCI mode. SATA Controller 2828 sử dụng chế độ tương thích để điều khiển ổ cứng (U-DMA 5) và ATA Controller sử dụng DMA để điều khiển ổ đĩa quang. Cả 2 đều nằm trong chip tích hợp điều khiển cầu nam ICH8-ME (các bạn dùng CPU-Z để xem, tải từ www.cpuid.com).
Như vậy để có thể chạy được chế độ AHCI đúng nghĩa thì chúng ta phải có ổ cứng, chipset điều khiển tích hợp, hệ thống (mainboard + BIOS) và driver cho hệ điều hành. Tất cả phải hỗ trợ đồng thời AHCI.
Ổ cứng: các loại sử dụng đầu cắm SATA đều hỗ trợ AHCI.
Mainboard và BIOS: tương ứng phải cho phép tùy biến chuyển sang chế độ AHCI.
Hệ điều hành: Windows XP ra đời trước chuẩn SATA và AHCI nên không hỗ trợ đầy đủ bằng Windows Vista. Các chip điều khiển càng về sau càng ít được hỗ trợ (driver) trên hệ điều hành cũ hơn.
Chip điều khiển: có rất nhiều loại tùy vào hệ thống do nhiều hãng sản xuất như Intel, AMD, NVIDIA, Silicon, Uli... và các chip này phải hỗ trợ SATA cơ chế AHCI.
Chúng ta sẽ đi lần lượt qua từng dòng của chipset thuộc Intel để biết chip nào thực sự hỗ trợ AHCI. Những thông tin dưới đây được lấy từ tài liệu kỹ thuật của Intel:
- Dòng ICH5 là dòng đầu tiên hỗ trợ SATA với ICH5-R (R là viết tắt của RAID). Tuy nhiên ICH5-R cũng chỉ có thể gắn ổ cứng SATA chạy với chế độ tương thích chứ không hỗ trợ AHCI.
- Dòng ICH6 chỉ có ICH6-M (M là viết tắt của Mobile) hỗ trợ AHCI.
- Dòng ICH7: với máy để bàn có ICH7-DH và ICH7-R; với hệ thống di động có ICH7-M và ICH7-MDH (DH là viết tắt của Digital Home).
- Dòng ICH8: desktop/server có ICH8-R, ICH8-DH, ICH8-DO (DO là viết tắt của Digital Office); mobile có ICH8-ME.
- Dòng ICH9: desktop/server có ICH9-R, ICH9-DH, và ICH9-DO hỗ trợ AHCI.
Ngoài những dòng trên, các dòng khác đều không hỗ trợ AHCI (bạn có thể dùng CPU-Z để kiểm tra). **
Thông thường nếu mainboard gắn chipset hỗ trợ AHCI thì tương ứng trong BIOS sẽ cho tùy biến chỉnh AHCI; nếu không thì BIOS sẽ không có chọn lựa cho AHCI mà mặc định luôn là chế độ tương thích (legacy hay compatible). Hãy tham khảo từ nhà sản xuất và sách hướng dẫn đi kèm để biết chi tiết cho từng loại mainboard.
Như vậy chúng ta chỉ cần cài đặt được driver của chipset cho hệ điều hành là có thể sử dụng AHCI. Tuy nhiên vì XP ra đời trước khi có SATA/AHCI nên vấn đề cài đặt rất khó khăn. Cách chính xác duy nhất để cài SATA driver là khi bắt đầu cài đặt Windows, nhấn F6 để chép driver từ ổ đĩa mềm. Tuy nhiên cách này gây mệt mỏi cho người dùng vì ổ mềm không tiện lợi, dễ hư, không phải lúc nào cũng sẵn có.
Một biến thể của cách này là dùng chương trình nLite để hỗ trợ (chương trình chỉnh sửa bộ cài đặt WindowsXP). Dùng nLite tích hợp luôn driver SATA vào đĩa cài đặt và khi cài đặt, Windows sẽ tự động nhận dạng được đĩa cứng SATA chế độ AHCI. Cách này các bạn có thể tìm kiếm rất nhiều hướng dẫn từ trên Internet. Ưu điểm của cách này là gọn và chính xác. Nhược điểm là phải cài Windows từ đầu mới có thể nạp driver.
Cách thứ hai là sau khi cài đặt Windows XP ta sẽ cài AHCI driver cho ổ SATA. Cách này đã được giới thiệu ở phần 1. Chương trình cài đặt tham khảo từ http://www-307.ibm.com/pc/support/si...cid=MIGR-62909.
Trước yêu cầu của nhiều người sử dụng mainboard không dùng chip SATA của Intel, tôi đã chỉnh sửa chương trình để có thể cài driver cho các chipset điều khiển SATA khác trên WindowsXP, bao gồm AMD, Silicon và NVIDIA. Cách cài đặt vẫn như cũ (xem lại số báo tháng 2/2008):
1. Chạy file install,
2. Khởi động lại máy và chọn chế độ SATA/AHCI trong BIOS.
3. Nếu hiện màn hình xanh và máy khởi động lại thì cài đặt thất bại. Khởi động lại máy, vào BIOS thiết lập thông số lại như cũ.
4. Nếu vào được Windows, cài đặt hoàn tất.
Chú thích:
(*) Để tận dụng được thì ổ cứng cũng phải có NCQ. Các bạn có thể dùng các phần mềm Everest hay Sisoft để kiểm tra.
(**) Các chipset ICH5, ICH6, ICH7, ICH7/R, ICH8, ICH9 ... không hỗ trợ AHCI, chỉ có thể gắn ổ cứng SATA chạy chế độ tương thich IDE như đã nói ở trên.
Nguyễn Trang Đăng Khoa
1. ATA Controller là thiết bị điều khiển giao tiếp với ổ đĩa cứng song song P-ATA. Thiết bị này sử dụng giao tiếp DMA. DMA là cơ chế giao tiếp truyền nhận dữ liệu giữa CPU và ổ cứng PATA với các tốc độ truyền tối đa là 133MB/s (UDMA-6).
2. SATA Controller là thiết bị điều khiển giao tiếp với ổ đĩa cứng tuần tự -ATA. Thiết bị này có thể sử dụng 2 cơ chế giao tiếp. Legacy (compatible) mode - hay còn gọi là cơ chế tương thích – chạy giống như DMA và AHCI Mode là cơ chế truyền nhận dữ liệu tốc độ cao lên đến 300MB/s (SATA2) cho phép sử dụng các tính năng cao cấp của ổ cứng tuần tự -ATA. AHCI tăng hiệu quả sử dụng ổ cứng lên rất nhiều, các ổ SATA không còn phân biệt master/slave, tất cả đều là master, hỗ trợ Native Command Queuing (NCQ)* tăng tốc độ truy xuất và có thêm tính năng "tháo lắp nóng" (hot plug)...
3. Cả ATA controller và SATA controller đều có thể hỗ trợ RAID. RAID là hình thức ghép nhiều đĩa cứng lại thành một hệ thống đĩa cứng nhằm gia tăng tốc độ truy xuất cũng như an toàn dữ liệu.
Ví dụ trong hình trên là trước khi cài AHCI mode. SATA Controller 2828 sử dụng chế độ tương thích để điều khiển ổ cứng (U-DMA 5) và ATA Controller sử dụng DMA để điều khiển ổ đĩa quang. Cả 2 đều nằm trong chip tích hợp điều khiển cầu nam ICH8-ME (các bạn dùng CPU-Z để xem, tải từ www.cpuid.com).
Như vậy để có thể chạy được chế độ AHCI đúng nghĩa thì chúng ta phải có ổ cứng, chipset điều khiển tích hợp, hệ thống (mainboard + BIOS) và driver cho hệ điều hành. Tất cả phải hỗ trợ đồng thời AHCI.
Ổ cứng: các loại sử dụng đầu cắm SATA đều hỗ trợ AHCI.
Mainboard và BIOS: tương ứng phải cho phép tùy biến chuyển sang chế độ AHCI.
Hệ điều hành: Windows XP ra đời trước chuẩn SATA và AHCI nên không hỗ trợ đầy đủ bằng Windows Vista. Các chip điều khiển càng về sau càng ít được hỗ trợ (driver) trên hệ điều hành cũ hơn.
Chip điều khiển: có rất nhiều loại tùy vào hệ thống do nhiều hãng sản xuất như Intel, AMD, NVIDIA, Silicon, Uli... và các chip này phải hỗ trợ SATA cơ chế AHCI.
Chúng ta sẽ đi lần lượt qua từng dòng của chipset thuộc Intel để biết chip nào thực sự hỗ trợ AHCI. Những thông tin dưới đây được lấy từ tài liệu kỹ thuật của Intel:
- Dòng ICH5 là dòng đầu tiên hỗ trợ SATA với ICH5-R (R là viết tắt của RAID). Tuy nhiên ICH5-R cũng chỉ có thể gắn ổ cứng SATA chạy với chế độ tương thích chứ không hỗ trợ AHCI.
- Dòng ICH6 chỉ có ICH6-M (M là viết tắt của Mobile) hỗ trợ AHCI.
- Dòng ICH7: với máy để bàn có ICH7-DH và ICH7-R; với hệ thống di động có ICH7-M và ICH7-MDH (DH là viết tắt của Digital Home).
- Dòng ICH8: desktop/server có ICH8-R, ICH8-DH, ICH8-DO (DO là viết tắt của Digital Office); mobile có ICH8-ME.
- Dòng ICH9: desktop/server có ICH9-R, ICH9-DH, và ICH9-DO hỗ trợ AHCI.
Ngoài những dòng trên, các dòng khác đều không hỗ trợ AHCI (bạn có thể dùng CPU-Z để kiểm tra). **
Thông thường nếu mainboard gắn chipset hỗ trợ AHCI thì tương ứng trong BIOS sẽ cho tùy biến chỉnh AHCI; nếu không thì BIOS sẽ không có chọn lựa cho AHCI mà mặc định luôn là chế độ tương thích (legacy hay compatible). Hãy tham khảo từ nhà sản xuất và sách hướng dẫn đi kèm để biết chi tiết cho từng loại mainboard.
Như vậy chúng ta chỉ cần cài đặt được driver của chipset cho hệ điều hành là có thể sử dụng AHCI. Tuy nhiên vì XP ra đời trước khi có SATA/AHCI nên vấn đề cài đặt rất khó khăn. Cách chính xác duy nhất để cài SATA driver là khi bắt đầu cài đặt Windows, nhấn F6 để chép driver từ ổ đĩa mềm. Tuy nhiên cách này gây mệt mỏi cho người dùng vì ổ mềm không tiện lợi, dễ hư, không phải lúc nào cũng sẵn có.
Một biến thể của cách này là dùng chương trình nLite để hỗ trợ (chương trình chỉnh sửa bộ cài đặt WindowsXP). Dùng nLite tích hợp luôn driver SATA vào đĩa cài đặt và khi cài đặt, Windows sẽ tự động nhận dạng được đĩa cứng SATA chế độ AHCI. Cách này các bạn có thể tìm kiếm rất nhiều hướng dẫn từ trên Internet. Ưu điểm của cách này là gọn và chính xác. Nhược điểm là phải cài Windows từ đầu mới có thể nạp driver.
Cách thứ hai là sau khi cài đặt Windows XP ta sẽ cài AHCI driver cho ổ SATA. Cách này đã được giới thiệu ở phần 1. Chương trình cài đặt tham khảo từ http://www-307.ibm.com/pc/support/si...cid=MIGR-62909.
Trước yêu cầu của nhiều người sử dụng mainboard không dùng chip SATA của Intel, tôi đã chỉnh sửa chương trình để có thể cài driver cho các chipset điều khiển SATA khác trên WindowsXP, bao gồm AMD, Silicon và NVIDIA. Cách cài đặt vẫn như cũ (xem lại số báo tháng 2/2008):
1. Chạy file install,
2. Khởi động lại máy và chọn chế độ SATA/AHCI trong BIOS.
3. Nếu hiện màn hình xanh và máy khởi động lại thì cài đặt thất bại. Khởi động lại máy, vào BIOS thiết lập thông số lại như cũ.
4. Nếu vào được Windows, cài đặt hoàn tất.
Chú thích:
(*) Để tận dụng được thì ổ cứng cũng phải có NCQ. Các bạn có thể dùng các phần mềm Everest hay Sisoft để kiểm tra.
(**) Các chipset ICH5, ICH6, ICH7, ICH7/R, ICH8, ICH9 ... không hỗ trợ AHCI, chỉ có thể gắn ổ cứng SATA chạy chế độ tương thich IDE như đã nói ở trên.
Nguyễn Trang Đăng Khoa
Title: Re: Khai thác hết tốc độ ổ cứng chuẩn SATA
Post by: saos@ngmo on 08/09/08, 10:50
Post by: saos@ngmo on 08/09/08, 10:50
Cách cài đặt XP trên máy chỉ hỗ trợ 1 mode duy nhất là SATA thì có thể tham khảo thêm tip này:
Here the steps (use another PC to create this customize Windows XP Installation CD):
A. SATA Driver
==============
1. Download Toshiba M200 SATA Driver at Here... at HP.Com (http://h20000.www2.hp.com/bizsupport/TechSupport/SoftwareDescription.jsp?lang=en&cc=us&prodTypeId=321957&prodSeriesId=3368538&swItem=ob-54270-1&mode=4&idx=1) ? Yes ! :)
2. Run & Install on any directory you want
B. Embedding & Customizing Process
==================================
1. Download & Install Nlite (http://www.nliteos.com/)
2. Insert Windows XP Installation CD
3. Run Nlite & Point the CD Drive once you asked for browse the "Locating the Windows Installation".
4. Click OK & Define a directory (for sure create a new directory) for the Windows XP soruce file to be copied
5. Click OK & Next, a screen with will appear.
6. Choose [Integrate] Driver & [Create] Bootable ISO
7. Next & Till the screen "Insert" Button appear
8. Click & Choose Single Driver
9. Point to Directory where previous *.inf SATA Driver installed
source: http://risnaini.wordpress.com/2008/08/29/notebook-windows-xp-on-toshiba-m200-sata-error-setup-did-not-find-any-hard-disk-drives-installed-on-your-computer/
và
http://www.howtogeek.com/howto/windows/resolving-setup-did-not-find-any-hard-disk-drives-during-windows-xp-installation/
Here the steps (use another PC to create this customize Windows XP Installation CD):
A. SATA Driver
==============
1. Download Toshiba M200 SATA Driver at Here... at HP.Com (http://h20000.www2.hp.com/bizsupport/TechSupport/SoftwareDescription.jsp?lang=en&cc=us&prodTypeId=321957&prodSeriesId=3368538&swItem=ob-54270-1&mode=4&idx=1) ? Yes ! :)
2. Run & Install on any directory you want
B. Embedding & Customizing Process
==================================
1. Download & Install Nlite (http://www.nliteos.com/)
2. Insert Windows XP Installation CD
3. Run Nlite & Point the CD Drive once you asked for browse the "Locating the Windows Installation".
4. Click OK & Define a directory (for sure create a new directory) for the Windows XP soruce file to be copied
5. Click OK & Next, a screen with will appear.
6. Choose [Integrate] Driver & [Create] Bootable ISO
7. Next & Till the screen "Insert" Button appear
8. Click & Choose Single Driver
9. Point to Directory where previous *.inf SATA Driver installed
source: http://risnaini.wordpress.com/2008/08/29/notebook-windows-xp-on-toshiba-m200-sata-error-setup-did-not-find-any-hard-disk-drives-installed-on-your-computer/
và
http://www.howtogeek.com/howto/windows/resolving-setup-did-not-find-any-hard-disk-drives-during-windows-xp-installation/