Cổng vào tri thức => Ăn mặc - Sức khỏe - Mẹo vặt => Topic started by: Sao_Online on 15/04/09, 18:01 Return to Full Version

Title: Bệnh đau nửa đầu.
Post by: Sao_Online on 15/04/09, 18:01
CHỮA ĐAU NỬA ĐẦU BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Lương y Võ Hà


(http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/voha/images/Image348.gif)

Đau nữa đầu còn gọi là migraine bao gồm những cơn đau kịch phát, tái diễn không theo chu kỳ nhất định, thường kèm theo những rối loạn về thị giác và rối loạn tiêu hóa. Đau nữa đầu là một cơn bệnh khó chịu đang hành hạ khoảng 20% dân số nhân loại, không phân biệt giới tính, nguồn gốc, tuổi tác. Bệnh đặc biệt trầm trọng đối với những phụ nữ ở độ tuổi 20 đến 40.

Triệu chứng:

Bệnh nhân thường trải qua một giai đoạn suy sụp về tinh thần, buồn phiền, bứt rứt, biếng ăn, hoa mắt, buồn nôn. Những triệu chứng này có thể xảy ra liền trước cơn nhức đầu hoặc đồng thời với những cơn nhức đầu. Trong khi nhức đầu, bệnh nhân thường thấy buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, sợ những kích thích và muốn được yên tĩnh. Cơn nhức đầu xảy ra ở một bên đầu, bên phải hoặc bên trái và thường chỉ xảy ra ở một bên đó đối với mỗi bệnh nhân. Hãn hữu ở một số rất ít bệnh nhân cơn nhức đầu có thể xảy ra ở bên đối diện hoặc nhức cả hai bên.

Khi cơn nhức đầu xảy ra, các mạch máu ngoại biên ở vùng đầu có liên quan thường nổi rõ lên. Những khảo cứu của y học hiện đại cho thấy biên độ của sóng mạch gia tăng . Điều này phù hợp với hiện tượng mạch của bệnh nhân chuyển từ trầm huyền hoặc trầm tế sang thành huyền khẩn hoặc phù huyền sác lúc cơn đau dữ dội nổi lên. Một số nhà khoa học cho rằng những bệnh nhân đã bị đau nữa đầu nhiều năm thường dẫn đến áp huyết cao và tổn thương thận . Kết quả này cũng phù hợp với những lý luận về hư hỏa và âm hư của y học cổ truyền.

Thông thường ở bệnh đau nữa đầu, dù trong cơn đau hay sau cơn đau người bệnh đều cảm thấy đau nhói nếu bị ấn nhẹ vào hai huyệt phong trì và đồng tử liêu. Phong trì ở phía sau tai, chỗ lõm ở ngang chân tóc. Đồng tử liêu nằm ở chỗ hõm ở bờ ngoài đuôi mắt. Cả hai huyệt vị này đều nằm trên kinh Túc Thiếu Dương Đởm.

Biện chứng:

Theo nội kinh "Can khai khiếu ở mắt", huyền là mạch của Can Đởm. Vùng và huyệt vị bị tổn thương do kinh Túc Thiếu Dương Đởm chi phối. Do đó, ở bệnh nhân đau nữa đầu, triệu chứng quá vượng của Can Đởm rất rõ nét. Can âm hư, Can dương xung gây ra một số triệu chứng Can Đởm hỏa thịnh thuộc dương chứng. Biếng ăn, buồn nôn là do Can Đởm ( thuộc mộc) khắc Tỳ Vị (thuộc thổ) dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Đây là một biểu hiện mà y học cổ truyền gọi là Can phạm Vị. Theo học thuyết kinh lạc, Dương phải thường giáng và Âm phải thường thăng. Trường hợp này, kinh khí ở kinh Túc Thiếu Dương Đởm đã nghịch chuyển gây ra những dấu hiệu đặc trưng của thiếu dương chứng. Đó là đau đầu, hoa mắt, buồn nôn. Thiếu dương chứng thường được xem là những chứng bán biểu bán lý. Tuy nhiên, bệnh đã lâu, can huyết bị tổn thương nên thiên về lý. Hỏa đây là hư hỏa do âm hư mà ra.

Điều trị:

Trong bát pháp của y học cổ truyền thì phép hòa giải là phương pháp đối trị với những bệnh ở kinh thiếu dương nhằm sơ tiết can khí, giải biểu và điều hoà Can Tỳ. Đây là một bệnh mãn tính nên một điều quan trọng khác là phải bổ âm để tàng dương. Tuy nhiên trong bổ âm phải lưu ý đến kiện Tỳ vì những thuốc bổ âm tính mát có thể làm trệ Tỳ trong khi ở đây Tỳ Vị vốn đã suy yếu.

Bài thuốc:

Tiêu dao thang là một cổ phương có tác dụng hòa giải thường được dùng để chữa nhức đầu ở kinh Thiếu Dương. Thang dược này cũng thường được dùng để chữa những chứng bệnh suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều, biếng ăn, khó ngủ, hay căng thẳng cáu gắt, đau tức hai hông sườn. Bài thuốc gồm: Sài hồ, Bạc hà, Sinh khương để sơ tiết Can khí, thư giải tà khí ở kinh lạc; Đương qui, Bạch thược để dưỡng huyết; Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo để kiện Tỳ hòa Vị.

Sài hồ 12 gr Bạch thược 12 gr

Đương quy 12 gr Bạch truật 12 gr

Phục linh 12 gr Bạc hà 4 gr

Cam thảo 4 gr Sinh khương 4 gr (nướng qua)

Riêng vị Bạc hà phải bỏ vào sau cùng khi sắp lấy thuốc ra khỏi bếp. Sắc ba chén còn lại hơn nữa chén, uống thuốc lúc còn nóng. Chỉ cần uống một hoặc vài thang trước khi dùng những thang bổ âm ở phần sau.

Lý Âm Tiễn là một cổ phương có tác dụng bổ âm dưỡng huyết. Thục địa để bổ âm, Đương quy dưỡng huyết, Cam thảo hòa trung, Can khương sao đen, tẩm đồng tiện để liễm nạp dương khí ở trung và hạ tiêu, trừ hư hỏa.

Thục địa 16 gr

Đương quy 12 gr

Can khương 8 gr (sao ngoài đen, ruột ở giữa còn vàng, sao xong tẩm đồng tiện)

Cam thảo 4 gr (nướng)

Sắc ba chén còn lại gần một chén, chia làm hai lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng.

Tập Dương án của Hải Thượng Lãn Ông có ghi lại một phương thuốc đã chữa thành công cho một bệnh nhân nữ 34 tuổi bị nhức đầu trên 8 năm mà ông đã chẩn đoán là nhức đầu do âm hư khí uất.

Thục địa 320 gr Ngưu tất 80 gr

Đương quy 240 gr Ngủ vị 40 gr

Xuyên khung 120 gr (sao, tẩm đồng tiện)

Đây là một thang đại dược có phân lượng lớn, sắc đặc, chia ra uống làm vài lần trong một ngày. Y án có ghi rõ cách uống cho bệnh nhân nói trên. Uống sau khi đã làm việc được một lúc cho người nóng lên. Đối với người bệnh còn tương đối khỏe mạnh, cách uống này nhằm lợi dụng dương khí của người bệnh đang được phát động khi đang làm việc phối hợp với sức thuốc còn nóng để phát tán tà khí ở kinh lạc mà không cần những vị thuốc để giải biểu. Trong bài thuốc này Thục địa để bổ âm, Đương quy để dưỡng huyết, Xuyên khung để khai uất, sơ tiết Can khí, tẩm đồng tiện để giáng hư hỏa, Ngưu tất dẫn thuốc trở xuống, Ngủ vị để liễm nạp dương khí.

Thuốc Nam:

Rau má 12 gr Hương phụ 8 gr (sao, tẩm đồng tiện)

Thảo quyết minh 12 gr (sao thơm) Vỏ bưởI 8 gr (phơi khô, sao)

Rễ nhàu 12 gr

Sắc ba chén còn lại gần một chén chia làm hai lần uống trong một ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Trong bài này, Rau má, Thảo quyết minh để bổ âm dưỡng huyết. Vỏ bưởi, Hương phụ để sơ Can, khai uất, kiện Tỳ. Rễ nhàu có thể thông kinh hoạt lạc và điều hòa thần kinh giao cảm nên rất hiệu quả trong những chứng nhức đầu.

Điều trị không dùng thuốc:

Theo y học cổ truyền, mỗi loại cảm xúc âm tính dẫn đến tổn thương một loại khí nhất định trong cơ thể con người, chẳng hạn "Tư thương Tỳ", "Khủng thương Thận", "Nộ thương Can". Tuy nhiên bất cứ một cảm xúc âm tính nào tác động lâu ngày đều ảnh hưởng đến Can khí, dẫn đến Can khí uất. Can khí uất là một đặc trưng của bệnh đau nữa đầu. Do đó những cảm xúc âm tính nói chung – còn gọi là "stress" - có liên quan chặt chẽ đến cơn đau nữa đầu. "Stress" có thể là yếu tố kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm những cơn đau. Ngược lại, những biện pháp làm thư giãn thần kinh & cơ như tập dưỡng sinh, luyện thở, ngồi thiền... sẽ trực tiếp hóa giải "stress" và làm sơ tiết Can khí nên có thể làm thưa dần, làm nhẹ đi, và cuối cùng làm chấm dứt hẳn những cơn đau nữa đầu. Ngoài ra, theo quy luật "thần tĩnh tất âm sinh", việc thư giãn, nhập tĩnh không những làm thư giãn khí uất mà còn có tác dụng sinh âm, bổ âm, nên đáp ứng được yêu cầu thứ hai của việc điều trị bệnh đau nữa đầu.

Nguồn: http://www.ykhoanet.com/yhoccotruyen/voha/vh020.htm
Title: Re: Bệnh đau nửa đầu.
Post by: Sao_Online on 15/04/09, 18:03
Hiểu thêm về bệnh đau nửa đầu

Bệnh đau nửa đầu rất khó chịu, thường đi kèm với buồn nôn và hay tái phát. Những dấu hiệu báo trước khi cơn đau nửa đầu tấn công như mạch đập nhanh, hoa mắt,... TS-BS Phương Thảo (Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện ND Gia Định, TP.HCM) sẽ giúp độc giả hiểu rõ thêm về căn bệnh này.

Bệnh thường gặp ở phụ nữ

Đau nửa đầu là một trường hợp đặc biệt thuộc nhóm đau đầu mãn tính, hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta thường gọi là đau đầu Migraine. Về cơ chế bệnh được xếp vào nhóm đau đầu do nguyên nhân mạch máu não. Như có sự co giãn bất thường của hệ thống mạch máu não một bên.

Bệnh đau nửa đầu thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, nhất là nữ giới trong công sở tỷ lệ 2/1. Về cơ chế gây bệnh giữa nam và nữ có sự khác nhau rõ rệt. Đau nửa đầu thường gặp ở phụ nữ dưới 45 tuổi, hiếm gặp ở tuổi già và trẻ em. Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác về tỷ lệ mắc bệnh này trên thế giới.

Tuy nhiên nghiên cứu của các nhà Thần kinh học của Mỹ cho thấy khoảng 15 - 20 phụ nữ tuổi dưới 45 thường có một người mắc bệnh, chiếm tỷ lệ từ 5 - 6,7%. Riêng ở Việt Nam chưa có số liệu chính xác. Mặc dù vậy, qua thực hành lâm sàng thì đây cũng là bệnh thường gặp trong bệnh lý thần kinh ở các nước Châu Á cũng như ở Việt Nam.

Đau nửa đầu biểu hiện trên lâm sàng thường xảy ra từng cơn với tính chất: Cơn đau nửa đầu kéo dài từ 4 - 72 giờ, có thể lần lượt đổi bên (không cố định bên nào), có hiện tượng mạch đập mạnh ở vùng thái dương. Mức độ đau có thể vừa hoặc dữ dội tùy theo từng bệnh nhân và đau tăng lên khi gắng sức và có triệu chứng nôn hoặc buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động.

Đây là trường hợp đau nửa đầu điển hình. Ngoài ra, còn gặp một một số đau không giống ai: Đau nửa đầu kèm theo mất ý thức, liệt mặt, liệt nửa người giống như triệu chứng của tai biến mạch máu não, rối loạn thị lực. Đây là bệnh có liên quan đến tiền sử gia đình. Nhưng hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được yếu tố di truyền nào liên quan đến bệnh này.

Phát hiện

Đau nửa đầu là loại bệnh không nguy hiểm đến tính mạng ngoại trừ các thể đặc biệt như biến chứng thần kinh. Mặc dầu vậy, những cơn đau nửa đầu dữ dội kéo dài làm ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công việc cũng như chất lượng cuộc sống.

Việc phát hiện và điều trị kịp thời là cần thiết vì hạn chế được các cơn đau gây khó chịu, lo lắng và hoảng hốt. Một điều cần chú ý khi điều trị đau nửa đầu là cần phải loại trừ các triệu chứng đau thuộc bệnh lý vùng hàm mặt như: Đau nửa mặt, (đau dây thần kinh số 5), sâu răng, và các bệnh lý khác của hàm mặt.

Các bệnh lý vùng tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm tai xương chủm, và một số đau đầu có tính chất khu trú rất nguy hiểm như: U não, dị dạng mạch não... Các loại đau này thường kéo dài liên tục và không thành cơn như đau nửa đầu.

Việc điều trị bệnh này chia thành 2 bước chính: Điều trị cắt cơn đau khi đang có cơn đau, thường dùng thuốc Tartrate rgotamine dùng dạng viên uống hoặc dùng dạng tiêm và cần dùng ở giai đoạn sớm mới có tác dụng tốt.

Tuy nhiên không được dùng quá liều vì thuốc có thể dẫn đến hoại tử đầu chi, không được dùng cho phụ nữ đang có thai hoặc đang có kinh nguyệt, cũng như trường hợp nhiễm trùng nặng. Bắt buộc phải hỏi ý kiến bác sĩ thần kinh trước khi dùng. Điều trị nên được chỉ định khi tần suất các cơn đau dày, ít nhất có 3 cơn mỗi tháng. Thời gian điều trị ít nhất là 2 - 3 tháng kể cả khi không có cơn đau để tránh tái phát.

Phòng chống

Những người bị đau nửa đầu nên tránh dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê... tránh thức đêm và nhữg căng thẳng về tinh thần trong cuộc sống. Tập thể dục dưỡng sinh thường xuyên cũng có thể giảm được các triệu chứng. Chế độ ăn uống bình thường không ảnh hưởng đến bệnh này. Vì thế không cần kiêng khem quá với các loại thực phẩm thông thường.

Không nên tự ý điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên khi lên cơn đau dữ dội mà không kịp đi khám, có thể dùng tạm các nhóm thuốc giảm đau thông thường như Alaxan, Miloxicam... để tạm thời làm giảm cơn đau và cần chú ý đến các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

Điều trị

Để điều trị chứng đau nửa đầu có thể dùng thuốc ergotamine, sumatriptan và rizatriptan. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc ngăn ngừa để giảm tần số cơn đau nửa đầu. Thuốc giảm đau thường được dùng khi bắt đầu cơn đau gồm: aspirn, acetaminophen.

Đối với phụ nữ, liệu pháp hormene có thể giúp giảm cơn đau nửa đầu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi bị đau, hãy cố nghỉ ngơi trong căn phòng tối và mát hoặc đi tắm dưới vòi hoa sen. Đắp khăn lạnh lên trán cũng có thể giảm nhẹ sự khó chịu.

Nguồn: http://www.tin247.com/hieu_them_ve_benh_dau_nua_dau-10-88806.html
Title: Re: Bệnh đau nửa đầu.
Post by: Sao_Online on 15/04/09, 18:06
16 bài thuốc chữa đau nửa đầu

Bài 1: Lá chè tươi 10g, xuyên khung 10g, nấu lấy nước uống hết trong ngày. Chủ trị: Đau nửa đầu.

Bài 2: Lá dâu, hoa cúc, mỗi thứ 15g, nấu lấy nước uống hết trong ngày. Chủ trị: Đau nửa đầu.

Bài 3: Ngân hoa 30g, bản lam căn 15g, nấu lấy nước uống thay nước trà trong ngày. Chủ trị: Đau nửa đầu.

Bài 4: Ngưu bàng tử 30g, đường đỏ 30g, đem rang khô, nghiền thành bột ngưu bàng tử. Mỗi lần lấy ra 10g bột thuốc và 10g đường đỏ, pha với nước sôi uống lúc nóng. Uống liền 3 ngày. Chủ trị: Đau nửa đầu. Khi uống thuốc thấy hơi ra mồ hôi là tốt.

Bài 5: Óc lợn 1 bộ, thiên ma 10g, đem nấu chín kĩ, để sôi 1 giờ thành nước đông đặc, vớt bỏ bã thuốc, đem ăn. Chủ trị: Đau nửa đầu.

Bài 6: Rau mùi tươi 30-60g, trứng gà 1 quả. Đem rau mùi rửa sạch nấu với 2 bát nước để còn 1 bát, vớt bỏ bã, đập trứng gà vào, đun tiếp cho chín thuốc để ăn. Chủ trị: Đau nửa đầu do bị bệnh thần kinh sinh ra.

Bài 7: Rễ cây rau cần (kể cả cần tây lẫn cần ta) 250g, trứng gà 2 quả, cho vào nấu 2 thứ, trứng chín, vớt ra bóc bỏ vỏ rồi lại cho vào nấu tiếp vài phút là được. Ăn cả nước lẫn cái. Chủ trị: Đau nửa đầu loại phong hỏa nhiễu loạn lên phía trên.

Bài 8: Lá dâu khô 6g, trứng gà 1 quả, nấu 2 thứ trên, trứng chín vớt ra, bóc bỏ vỏ rồi lại cho vào nấu tiếp vài phút là được. Ăn ngày 2 lần. Chủ trị: Đau nửa đầu do phong nhiệt bên ngoài xâm kích vào hoặc can kinh uất nhiệt gây nên.

Bài 9: Hoa mộc lan 10-12g, trứng gà 2 quả, nấu 2 thứ trên, trứng chín, vớt ra bóc bỏ vỏ rồi cho vào nấu tiếp vài phút là được. Ăn hết trong ngày. Chủ trị: Đau nửa đầu do phong hàn gây nên.

Bài 10: Kinh giới 12 cây, trứng gà 2 quả, để kinh giới lên trên vung nồi cơm cho khô giòn, nghiền thành bột, trứng gà đem đục một lỗ hút lấy ít lòng trắng ra, cho bột kinh giới vào, sau đó lại lấy cái tăm tre khuấy cho bột thuốc hòa đều với nước trứng ở trong, xong lại bơm tiếp lòng trắng trứng đã hút ra vào cho đầy quả trứng, bên ngoài trát bịt bằng bột nhào với nước thành dạng hồ vữa, cho vào nung trong lửa cho chín trứng là được. Ngày ăn 1 lần, mỗi lần 2 quả trứng. Chủtrị: Đau nửa đầu. Bài thuốc này chỉ dùng 3-4 lần là có hiệu quả rõ rệt như ý muốn.

Bài 11: Quả nhãn khô (để cả vỏ, cùi, hạt) 100g, trứng gà 2 quả, đường trắng lượng vừa đủ. Đem đập nát long nhãn, cho vào nồi, cùng với chút nước và trứng, nấu cho chín trứng, vớt ra bóc bỏ vỏ xong lại cho vào nấu tiếp 1 giờ cho chín thật kĩ, cho đường trắng vào khuấy đều là được. Chia 2 lần ăn hết trong ngày. Chủ trị: Đau nửa đầu do huyết hư sinh ra.

Bài 12: Lá sen 1 tầu, trứng gà 2 quả, đường đỏ lượng vừa đủ. Nấu lá sen với trứng, trứng chín vớt ra bóc bỏ vỏ, lại cho vào nấu tiếp khoảng 1 giờ, sau cho đường đỏ vào cho tan đều, ăn hết trong ngày. Chủ trị đau nửa đầu do nội tạng bị thương tổn, dương khí trở tắc, trọc tà bốc lên trên sinh ra đau nửa đầu.

Bài 13: Lá dâu 10g, hoa cúc 10g, bạch chỉ 6g, nấu lấy nước thuốc uống hết trong ngày. Chủ trị: Đau nửa đầu loại phong hỏa bốc lên trên làm nhiễu loạn, gây đau nửa đầu.

Bài 14: Đan sâm, ngưu tất, mỗi thứ 10g, hồng hoa 6g, nấu lấy nước uống hết trong ngày. Chủ trị: Đau nửa đầu loại huyết trở lạc sinh ra.

Bài 15: Trần bì (vỏ quít khô), bán hạ, mỗi thứ 10g, phục linh 20g, nấu lấy nước thuốc uống thay nước uống trong ngày. Chủ trị: Đau nửa đầu loại đàm thấp trung trở.

Bài 16: Táo Trung Quốc 5g, thịt dê 1 kg, bột gạo 1 kg, bột đậu 1 kg, gừng tươi 10g; hồ tiêu, muối, mì chính vừa đủ. Trước hết rửa sạch táo, thịt dê; gừng, thái thịt dê thành miếng nhỏ, ninh chín dừ thịt; bột gạo và bột đậu hòa với nước thành dạng hồ vữa làm thành bánh,xong cho vào nồi nấu thịt cho chín kĩ bột, rồi cho hạt tiêu, muối, mì chính vào là được. Ăn như một món ăn trong bữa ăn. Chủ trị: Đau nửa đầu, toàn thân mệt mỏi rã rời, thở gấp gáp không ra hơi, không thiết gì nói năng, đi lại.

Nguồn: http://www.hoinongdan.org.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID=4701&c=56
Title: Re: Bệnh đau nửa đầu.
Post by: Sao_Online on 15/04/09, 18:17
CÁC THUỐC TRỊ BỆNH MIGRAINE (ĐAU NỬA ĐẦU)

1. Depakote:

Thành phần: Divalproex sodium, viên nén tác dụng kéo dài 250 mg.

Chỉ định:

      + Dùng để dự phòng bệnh Migraine (chứng đau nửa đầu).

      + Bệnh động kinh.

Chống chỉ định:

      + Bệnh nhân có bệnh gan hoặc có rối loạn chức năng gan rõ rệt.

      + Tăng mẫn cảm với thuốc.

Lưu ý:

      + Rất Thận trọng với trẻ em dưới 2 tuổi và tăng nguy cơ độc gan.

      + Thận trọng trên Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

      + Các thuốc chống động kinh như Phenytoin (Dihydan), Carbamazepine, Phenobarbital hay Primidone làm tăng thải trừ thuốc này.

      + Còn có tương tác thuốc với Aspirin, Felbamate, Rifampicin.

Tác dụng phụ: nói chung thuốc được dung nạp tốt, hầu hết các tác dụng phụ đều nhẹ hoặc trung bình, thuốc có thể gây

      + Buồn nôn và nôn, đau bụng, tiêu chảy, tăng ngon miệng hoặc ngược lại gây biếng ăn, táo bón.

      + Mệt mỏi, buồn ngủ, chóng mặt, run, đau đầu.

      + Tăng trọng hoặc ngược lại gây sút ký, đau lưng, dãn mạch

Liều lượng và cách dùng: khởi đầu 1 viên (250 mg) x 2 lần/ngày. Một số ít bệnh nhân có thể cần dùng tớ́i 1000 mg/ngày.

2. Dihydergot:

Thành phần: Dihydroergotamine mesylate, viên nén 3 mg, ống chích 1 mg/1 ml.

Xem thêm: Dihydroergotamine.

Chỉ định:

      + Viên nén: huyết áp thấp tiên phát hay thứ phát, rối loạn tuần hoàn thế đứng; Dùng cách quãng để phòng ngừa Migraine và đau đầu do căn nguyên mạch.

      + Thuốc chích: điều trị cơn Migraine và đau đầu do căn nguyên mạch.

Chống chỉ định:

      + Phụ nữ có thai và cho con bú.

      + Bệnh động mạch vành, đặc biệt là đau thắt ngực không ổn định hay do co thắt mạch.

      + Cao huyết áp không kiểm soát được.

      + Tình trạng nhiễm khuẩn và sốc.

Lưu ý:

      + Thận trọng trên bệnh nhân suy thận hay gan nặng.

      + Erythromycine, Troleandomycine, Josamycine có thể làm tăng nồng độ Dihydroergotamine trong huyết tương.

Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, dị cảm khi tiêm chích.

Liều lượng và cách dùng:

      + Viên nén: người lớn 1 viên x 3 lần/ngày, uống ngay trước bữa ăn.
     
      + Thuốc chích: tiêm bắp thịt 1 ống, tuyệt đối tránh tiêm nhầm vào mạch máu, nếu tiêm nhầm, phải có sẵn Phentolamine để điều trị.

3. Dihydroergotamine:

Tên thương mại: Dihydergot, Dihydroergotamine-Sandoz, Ikaran, Seglor, Tamik.

Chống chỉ định:

      + Phụ nữ có thai và cho con bú.

      + Bệnh động mạch vành, đặc biệt là đau thắt ngực không ổn định hay do co thắt mạch.

      + Cao huyết áp không kiểm soát được.

      + Tình trạng nhiễm khuẩn và sốc.

      + Không phối hợp với Erythromycine, Troleandomycine, Josamycine. Có thể gây hoại tử chi.

Lưu ý:

      + Thận trọng trên bệnh nhân suy thận hay gan nặng.

      + Đừng dùng trước bữa ăn vì có thể gây rối loạn tiêu hóa.

Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, dị cảm khi tiêm chích.

4. Dihydroergotamine-Sandoz:

Thành phần: Dihydroergotamine mesylate, viên nén 3 mg, ống chích 1 mg/1 ml.

Xem thêm: Dihydroergotamine.

Chỉ định:

      + Viên nén: huyết áp thấp tiên phát hay thứ phát, rối loạn tuần hoàn thế đứng; Dùng cách quãng để phòng ngừa Migraine và đau đầu do căn nguyên mạch.

      + Thuốc chích: điều trị cơn Migraine và đau đầu do căn nguyên mạch.

Chống chỉ định:

      + Phụ nữ có thai và cho con bú.

      + Bệnh động mạch vành, đặc biệt là đau thắt ngực không ổn định hay do co thắt mạch.

      + Cao huyết áp không kiểm soát được.

      + Tình trạng nhiễm khuẩn và sốc.

Lưu ý:

      + Thận trọng trên bệnh nhân suy thận hay gan nặng.

      + Erythromycine, Troleandomycine, Josamycine có thể làm tăng nồng độ Dihydroergotamine trong huyết tương.

Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, dị cảm khi tiêm chích.

Liều lượng và cách dùng:

      + Viên nén: người lớn 1 viên x 3 lần/ngày, uống ngay trước bữa ăn.
       
      + Thuốc chích: tiêm bắp thịt 1 ống, tuyệt đối tránh tiêm nhầm vào mạch máu, nếu tiêm nhầm, phải có sẵn Phentolamine để điều trị.

5. Gynergene Cafeine:

Thành phần: Viên nén chứa Cafeine 100 mg + Ergotamine tartrate 1 mg.

Chỉ định: điều trị đặc hiệu chứng Migraine và các đau đầu có liên quan vận mạch.

Chống chỉ định:

      + Nghẽn mạch ngoại biên, Bệnh động mạch vành, cao huyết áp, hội chứng Raynaud.

      + Suy gan (đặc biệt xơ gan), suy thận, nhiễm khuẩn.

      + Phụ nữ có thai, đang chuyển dạ và cho con bú.

Lưu ý:

      + Không điều trị kéo dài liên tục.

      + Thận trọng với trẻ em dưới 10 tuổi.

      + Tương tác thuốc với: Troleandomycin, Erythromycine, Josamycine, Propranolol.

Tác dụng phụ:

      + Dị cảm và rối loạn tuần hoàn ngoại vi, có thể gây thiếu máu cục bộ ngoại vi và rối loạn dinh dưỡng. Khi phát hiện thấy có hiện tượng co thắt mạch ngoại vi (gây dị cảm và đau cũng như dựa trên khám xét) phải ngừng thuốc ngay, điều trị biến chứng bằng Heparin kèm thuốc giãn mạch, đôi khi Corticosteroids .

      + Rối loạn tiêu hóa (buồn nôn và nôn) ở một số người mẫn cảm thuốc.

Liều lượng và cách dùng:

      + Người lớn: uống 2 viên ngay khi thấy triệu chứng đầu tiên của cơn đau, nếu vẫn còn đau thì có thể thêm 1 viên sau 30 phút. Liều lượng tối đa 6 viên/ngày và 10 viên/tuần.
       
      + Trẻ em: uống 1/2 liều người lớn.

6. Ikaran:

Thành phần: Dihydroergotamine, viên nang 5 mg, dung dịch uống 2 mg/mL x 50 mL..

Xem thêm: Dihydroergotamine.

Chỉ định:

      + Điều trị chứng Migraine hoặc các đau đầu có căn nguyên mạch.

      + Điều trị triệu chứng suy tĩnh mạch.

      + Điều trị hạ huyết áp tư thế.

Chống chỉ định:

      + Bệnh động mạch vành, đặc biệt là đau thắt ngực không ổn định hay do co thắt mạch.

      + Cao huyết áp không kiểm soát được.

      + Tình trạng nhiễm khuẩn và sốc.

      + Không phối hợp với Erythromycine, Troleandomycine, Josamycine. Có thể gây hoại tử chi.

Lưu ý:

      + Thận trọng trên bệnh nhân suy thận hay gan nặng.

      + Đừng dùng trước bữa ăn vì có thể gây rối loạn tiêu hóa.

      + Thận trọng trên phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn.

Liều lượng và cách dùng:

      + Viên nang: người lớn 1 viên x 2 lần/ngày, uống ngay trong bữa ăn.
       
      + Thuốc nước: uống 30 giọt (=1,5 mL) x 3 lần/ngày, uống ngay trong bữa ăn.

7. Imigran:

Thành phần: Sumatriptan succinate, viên nén 100 mg.

Xem thêm: Sumatriptan.

Chỉ định: Migraine (chứng đau nửa đầu).

Chống chỉ định: bệnh thiếu máu cơ tim, có tiền sử nhồi máu cơ tim hay đau thắt ngực Prinzmetal. Cao huyết áp không khống chế được.

Lưu ý:

      + Có thể làm giảm khả năng lái xe hay vận hành máy móc.

      + Thận trọng trong các tình trạng dễ gây ra thiếu máu cơ tim, suy gan hoặc suy thận.

Tác dụng phụ:

      + Cảm giác đau nhói, nóng, nặng nề, chèn ép hay bóp chặt ở bất cứ nơi nào trên cơ thể.

      + Đỏ bừng mặt, chóng mặt, yếu mỏi, choáng váng, buồn nôn và nôn.

      + Cao huyết áp thoáng qua.

Liều lượng và cách dùng: người lớn uống 1 viên. Có thể uống thêm, nhưng tối đa không quá 3 viên trong 24 giờ.

8. Imitrex:

Thành phần: Sumatriptan succinate, viên nén và thuốc chích.

Xem thêm: Sumatriptan.

Chỉ định: Migraine (chứng đau nửa đầu).

Chống chỉ định:

+ Bệnh thiếu máu cơ tim, có tiền sử nhồi máu cơ tim hay đau thắt ngực Prinzmetal. Cao huyết áp không khống chế được.

      + Dùng đồng thời hoặc vừa mới ngưng dùng các thuốc IMAO trong vòng chưa đầy 2 tuần.

      + Dùng cùng lúc (trong vòng 24 giờ) với các dẫn chất nấm cựa gà như Ergotamine, Methysergide hay Dihydroergotamine (Seglor, Dihydergot, Dihydroergotamine-Sandoz, 2Ikaran).

      + Cấm chích vào tĩnh mạch.

Lưu ý:

      + Dạng thuốc chích chỉ dùng để chích dưới da.

      + Chỉ dùng thuốc khi đã có chẩn đoán rõ ràng bệnh Migraine, không dùng với loại Migraine có kèm bại 1/2 người hay Migraine động mạch nền.

      + Có thể làm giảm khả năng lái xe hay vận hành máy móc.

      + Thận trọng trong các tình trạng dễ gây ra thiếu máu cơ tim, suy gan hoặc suy thận.

      + Rất thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Tác dụng phụ:

      + Cảm giác đau nhói, nóng, nặng nề, chèn ép hay bóp chặt ở bất cứ nơi nào trên cơ thể.

      + Đỏ bừng mặt, chóng mặt, yếu mỏi, choáng váng, buồn nôn và nôn.

      + Cao huyết áp thoáng qua.

Liều lượng và cách dùng:

      + Thuốc uống: người lớn uống 25, 50 hay 100 mg/ngày.

      + Thuốc chích: 6 mg dưới da.

9. Nocertone:

Thành phần: Oxétorone fumarate, viên 60mg.

Chỉ định: Trị tận gốc chứng nhức nửa đầu và nhức đầu do căn nguyên mạch, đặc biệt nhức đầu khi có kinh, nhức đầu do histamine của Horton.

Chống chỉ định:

      + Thiếu nữ trước tuổi dậy thì.

      + Phụ nữ có thai.

Tác dụng phụ: Thuốc làm buồn ngủ.

Lưu ý:

      + Tránh uống rượu

      + Thận trọng ở người có cơn động kinh và người nhậy cảm.

Liều dùng: người lớn 2 - 3 viên/ngày, trường hợp khó trị 3 viên/ngày. Liều duy trì 1,5 viên hay 1 viên/ngày. Nên uống chia vào bữa ăn chiều và lúc đi ngủ vì thường xuất hiện cơn nhức đầu vào buổi sáng. Muốn thay đổi thể tạng nhức nửa đầu, cần uống hàng ngày trong nhiều tháng. Có thể kết hợp với các thuốc điều trị nhức nửa đầu khác.

10. Seglor:

Thành phần: Dihydroergotamine, viên nang 1,5 mg (phóng thích tức thì) và 3,5 mg (phóng thích thuốc từ từ).

Xem thêm: Dihydroergotamine.

Chỉ định: Điều trị cơn Migraine và đau đầu do căn nguyên mạch.

Chống chỉ định:

      + Bệnh động mạch vành, đặc biệt là đau thắt ngực không ổn định hay do co thắt mạch.

      + Cao huyết áp không kiểm soát được.

      + Tình trạng nhiễm khuẩn và sốc.

Lưu ý:

      + Không uống lúc đói.

      + Thận trọng trên bệnh nhân suy thận hay gan nặng.

      + Erythromycine, Troleandomycine, Josamycine có thể làm tăng nồng độ Dihydroergotamine trong huyết tương.

      + Thận trọng trên Phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn.

Liều lượng và cách dùng: 1 viên x 2 lần/ngày.

11. Sibelium:

Thành phần: Flunarizine, viên nang 5 mg.

Chỉ định:

      + Phòng ngừa Migraine.

      + Điều trị triệu chứng chóng mặt choáng váng và ù tai do rối loạn tiền đình.

Chống chỉ định:

      + Trầm cảm.

      + Tiền sử có triệu chứng ngoại tháp hay bệnh Parkinson.

Lưu ý:

      + Thận trọng trên phụ nữ có thai, người già.

      + Có một số bị đa tiết sữa khi dùng kèm thuốc ngừa thai; tăng tác dụng an thần của rượu, thuốc ngủ hay thuốc an thần.

Tác dụng phụ:

      + Có thể gây triệu chứng ngoại tháp và trầm cảm, làm bộc lộ bệnh Parkinson.

      + Ngủ gà và mệt.

      + Trong dự phòng Migrain có thể gây tăng trọng.

Liều lượng và cách dùng:

      + Người lớn dưới 65 tuổi: 2 viên x 1 lần/ngày.

      + Người lớn trên 65 tuổi: 2 viên x 2 lần/ngày.

12. Sumatriptan:

Tên thương mại: Imigran, Imitrex.

Chống chỉ định:

      + Bệnh thiều máu cơ tim, có tiền sử nhồi máu cơ tim hay đau thắt ngực Prinzmetal. Cao huyết áp không khống chế được.

      + Dùng đồng thời hoặc vừa mới ngừng dùng các thuốc IMAO trong vòng chưa đầy 2 tuần.

      + Dùng cùng lúc (trong vòng 24 giờ) với các dẫn chất nấm cựa gà như Ergotamine, Methysergide hay Dihydroergotamine (Seglor, Dihydergot, Dihydroergotamine-Sandoz, Ikaran).

      + Cấm chích vào tĩnh mạch.

Lưu ý:

      + Dạng thuốc chích chỉ dùng để chích dưới da.

      + Chỉ dùng thuốc khi đã có chẩn đoán rõ ràng bệnh Migraine, không dùng với loại Migraine có kèm bại 1/2 người hay Migraine động mạch nền.

      + Có thể làm giảm khả năng lái xe hay vận hành máy móc.

      + Thận trọng trong các tình trạng dễ gây ra thiếu máu cơ tim, suy gan hoặc suy thận.

      + Rất thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Tác dụng phụ:

      + Cảm giác đau nhói, nóng, nặng nề, chèn ép hay bóp chặt ở bất cứ nơi nào trên cơ thể.

      + Đỏ bừng mặt, chóng mặt, yếu mỏi, choáng váng, buồn nôn và nôn.

      + Cao huyết áp thoáng qua.

13. Tamik:

Thành phần: Dihydroergotamine methanesulfonate, viên nang 3 mg.

Xem thêm: Dihydroergotamine.

Chỉ định:

      + Điều trị cơ bản Migraine (chứng đau nửa đầu) và các đau đầu căn nguyên mạch; Hội chứng hạ huyết áp do tư thế.

      + Các rối loạn xảy ra khi dùng thuốc trấn tĩnh (Neuroleptic) và thuốc hướng thần; Suy tĩnh mạch chi dưới.

Lưu ý: Đừng uống thuốc vào lúc đói.

Chống chỉ định: không được phối hợp với Troleandomycin và Erythromycine, Josamycin.

Tác dụng phụ: có thể buồn nôn và nôn nếu uống vào lúc đói.

Liều lượng và cách dùng: 1 viên x 2 lần/ngày.

14. Zomig:

Thành phần: Zolmitriptan, viên nén 2,5 và 5 mg.

Chỉ định: Điều trị cấp chứng Migraine (chứng đau nửa đầu) ở người lớn, có hoặc không tiền triệu (aura).

Chống chỉ định:

      + Bệnh thiếu máu cơ tim, có tiền sử nhồi máu cơ tim hay đau thắt ngực Prinzmetal. Cao huyết áp không khống chế được.

      + Dùng đồng thời hoặc vừa mới ngừng dùng các thuốc IMAO trong vòng chưa đầy 2 tuần.

      + Dùng cùng lúc (trong vòng 24 giờ) với các dẫn chất nấm cựa gà như Ergotamine, Methysergide hay Dihydroergotamine.

      + Không được dùng cho bệnh nhân bị chứng migraine có gây bại nửa người, hoặc migraine thuộc hệ sống nền.

Lưu ý:

      + Chỉ dùng thuốc khi đã có chẩn đoán rõ ràng bệnh Migraine, không dùng với loại Migraine có kèm bại 1/2 người hay Migraine động mạch nền.

      + Có thể làm giảm khả năng lái xe hay vận hành máy móc.

      + Thận trọng trong các tình trạng dễ gây ra thiếu máu cơ tim, suy gan hoặc suy thận.

      + Rất thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.

Tác dụng phụ:

      + Cảm giác tê bì hoặc nóng, cảm giác đau hoặc bóp chặt ở ngực, cổ hoặc nơi khác trên cơ thể.

      + Khô miệng, khó nuốt, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

      + Chóng mặt, buồn ngủ.

      + Mệt mỏi, đánh trống ngực, đau cơ, ra mồ hôi.

Liều lượng và cách dùng: người lớn khởi đầu nên uống nửa viên 2,5 mg (trong 1 liều duy nhất) để điều trị cấp cơn migraine. Có thể dùng liều 2,5 hay 5 mg. Nếu sau đó cơn đau đầu lại tái lại, thì uống tiếp nhưng phải sau 2 giờ, trong 1 ngày không được quá 10 mg.

Nguồn: http://www.thankinhhoc.com/thuoc2.htm
Title: Re: Bệnh đau nửa đầu.
Post by: Sao_Online on 15/04/09, 18:26
Thuốc trị đau nửa đầu

BS. Khúc Thị Nhẹn

Đau nửa đầu (Migraine) là một thể đặc biệt của nhức đầu. Migraine khác với nhức đầu thông thường bởi thời gian đau, mức độ đau và bởi một số triệu chứng khác. Đau đầu Migraine thường bắt đầu bởi cơn đau ở một bên đầu hoặc khu trú ở gần một mắt. Triệu chứng đau thường biểu hiện bằng đau nhói hoặc những tiếng đập trong hộp sọ. Đau đầu Migraine có thể ảnh hưởng đến thị giác và gây ra buồn nôn, nôn.

Migraine chiếm khoảng 10-12% dân số, gặp nhiều ở nữ (gấp hai lần so với nam giới), thường khởi đầu ở tuổi từ 10 - 40 (chiếm 90%), một số xuất hiện ở trẻ em, hiếm khi ở lứa tuổi trên 40, bệnh có tính chất gia đình (70%). Tần số cơn đau thay đổi tùy thuộc từng cá thể. Một số bệnh nhân chỉ có khoảng một vài cơn trong một năm nhưng ngược lại, một số khác lại có khoảng 3-4 cơn đau trong một tháng. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể xuất hiện nhiều lần trong một tuần nhưng hiếm khi nhiều lần trong một ngày.

Ở nữ, đại đa số cơn đau xuất hiện xung quanh thời kỳ kinh nguyệt, ngược lại tần số cơn giảm trong thời gian có thai hoặc khi mãn kinh. Ở nam giới, cơn đau đầu tiên thường xuất hiện từ thời thanh hoặc thiếu niên, hiếm khi sau 40 tuổi và cơn đau hết hẳn ở lứa tuổi trên 50.

Những yếu tố ảnh hưởng tới cơn đau (yếu tố nguy cơ)

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới cơn đau, tùy thuộc từng cá thể:

Những yếu tố không có nguồn gốc thức ăn: sang chấn tâm lý, đói hoặc bỏ bữa, thay đổi thói quen ngủ, thay đổi áp suất, ánh sáng lập lòe, tiếng động mạnh, vận động thể lực quá mức hoặc không đủ, nước hoa hoặc khói thuốc lá hoặc mùi bất thường, một số thuốc tránh thai đường uống hoặc liệu pháp hormon thay thế.

Những yếu tố có nguồn gốc thức ăn: đối với một số trường hợp (15-20%), thức ăn đóng vai trò quan trọng trong khởi phát cơn đau: rượu, đặc biệt là rượu vang và bia; chocolate; sữa chua; thức ăn lên men hoặc tẩm ướp; cafein hoặc thiếu cafein; mì chính.

Điều trị

Điều trị cắt cơn đau

Với đa số bệnh nhân đau đầu Migraine, thuốc kháng viêm giảm đau không thuộc nhóm corticoid là loại thuốc có tác dụng giảm đau mạnh, được sử dụng để cắt cơn đau. Ngoài aspirin, những thuốc có tác dụng giảm đau mạnh thường được sử dụng là: ibuprofen, naproxen. Nên uống ngay khi bắt đầu xuất hiện cơn đau. Chống chỉ định trong trường hợp loét dạ dày - tá tràng, dị ứng với thuốc.
Khi cơn đau không còn tác dụng với các loại thuốc nói trên, cần điều trị thử bằng ergotamin tartrat (viên1mg), uống 2mg ngay khi cơn đau xuất hiện và có thể nhắc lại sau 30 phút nếu vẫn còn cơn đau, không vượt quá 4mg/ngày và 10mg/tuần. Tác dụng phụ: nôn, buồn nôn, co động mạch, máy cơ. Chống chỉ định trong trường hợp suy vành, hội chứng Raynaud, tăng huyết áp nặng, suy gan, có thai, trẻ em đưới 10 tuổi, phối hợp với thuốc macrolide hoặc thuốc chống trầm cảm 3 vòng.

Điều trị dự phòng

Mục đích của điều trị dự phòng là làm giảm số lượng và thời gian cũng như cường độ cơn đau, cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân có cơn đau nặng. Bệnh nhân đau nửa đầu cần được điều trị dự phòng cơn trong những trường hợp sau:

- Có ít nhất hai cơn trong một tháng;
- Trong trường hợp không sử dụng được các thuốc cắt cơn hoặc không hiệu quả;
- Phải sử dụng thuốc điều trị cắt cơn quá hai lần trong một tuần;

Để điều trị dự phòng, nên dùng một loại thuốc, dùng với liều tăng dần cho tới khi tác dụng. Đợt điều trị kéo dài 3-6 tháng. Những thuốc có thể dùng trong điều trị dự phòng là:

- Beta bloquants (ropranolol viên nén 40mg). Tác dụng phụ: hạ huyết áp, mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá, ác mộng, ít ngủ. Chống chỉ định: rối loạn dẫn truyền, nhịp tim chậm dưới 50 lần/phút, suy tim, hội chứng Raynaud, hen phế quản, phối hợp với thuốc chống trầm cảm ba vòng.

- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (amitriptyline viên nén 25mg). Tác dụng phụ: hạ huyết áp tư thế, ngủ gà, lú lẫn, khô miệng, run, táo bón, bí [em xin lỗi, em là người chửi bậy], tăng cân. Chống chỉ định: glocom góc đóng, u tuyến tiền liệt, loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền, động kinh, có thai.

- Dihydro ergotamine viên nén 3mg, uống ngay trước bữa ăn. Tác dụng phụ: buồn nôn, nôn, chuột rút, tiêu chảy. Chống chỉ định phối hợp với macrolide, bệnh mạch vành.

- Thuốc chẹn kênh calci: flunarizine viên nang 5mg. Tác dụng phụ: buồn ngủ, mệt, rối loạn tiêu hóa, đau đầu, tăng cân. Chống chỉ định trong trường hợp dị ứng với thuốc, trầm cảm, bệnh Parkinson.

- Bổ sung vitamin B2 (riboflavine); magnesium.

- Ngoài ra còn nhiều thuốc khác có hiệu quả trong điều trị dự phòng nhưng ít được sử dụng vì tác dụng phụ của nó.

- Liệu pháp thư giãn (massage); châm cứu đôi khi có tác dụng tốt trong dự phòng cơn.

- Ăn kiêng những thức ăn gây khởi phát cơn đau, tránh căng thẳng mất ngủ...

Một số bệnh: luput, tăng huyết áp, Raynaud, những bệnh về tuyến giáp... có thể làm tăng lên về cường độ cũng như về tần số cơn đau đầu Migraine. Trong những trường hợp này cần điều trị bệnh nguyên phù hợp thì những cơn đau đầu sẽ hết.

Một số lời khuyên

Khi xuất hiện cơn đau bệnh nhân nên:

- Nghỉ ngơi trong phòng tối và yên tĩnh;
- Đắp miếng gạc lạnh vùng trán;
- Xoa bóp da đầu, ép vùng thái dương.

Bệnh nhân cần đi khám bác sĩ chuyên khoa trong những trường hợp sau:

- Cơn đau không giống mọi khi, đau càng ngày càng tăng;
- Đau tăng lên khi hắt hơi, ho, giao hợp, tập thể dục...
- Cơn đau phối hợp với các triệu chứng khác như: ngất, mất nhìn, khó đi hoặc khó nói...

(Nguồn: Suckhoedoisong)
Title: Re: Bệnh đau nửa đầu.
Post by: Sao_Online on 15/04/09, 18:28
Đối phó với chứng đau nửa đầu

Cho đến nay người ta vẫn chưa biết được nguyên nhân chính xác của hiện tượng một bên đầu đau dữ dội là gì nhưng có nhiều khả năng là do sự thiếu hụt của chất serotonin trong máu. Và điều này cũng có nghĩa không thể hy vọng rằng sẽ điều trị dứt được bệnh này.

Chứng đau nửa đầu là gì?

Như đã nói ở trên, đau nửa đầu là hiện tượng một bên đầu đau dữ dội và thường kéo theo nhiều triệu chứng khó chịu khác chẳng hạn như buồn nôn hay chóng mặt. Các chuyên gia y tế chia chứng đau nửa đầu thành 2 dạng: Đau nửa đầu "cổ điển" và đau nửa đầu thông thường.

Đau nửa đầu "cổ điển" là dạng đau nửa đầu thường bắt đầu bằng hiện tượng thoáng qua với những triệu chứng có thể xuất hiện như hoa mắt, tê tay, tê mặt, hoặc cảm thấy khó khăn khi giao tiếp.

Đau nửa đầu thông thường là dạng đau nửa đầu không bắt đầu bằng hiện tượng thoáng qua như ở dạng "cổ điển".

Điều gì xảy ra khi bạn bị chứng đau nửa đầu hành hạ?

Khi mắc phải bất cứ dạng đau nửa đầu nào trong 2 dạng trên, trước tiên sẽ có một số thay đổi về trạng thái tâm lý và xuất hiện cảm giác đói hay thèm ăn. Sau đó một bên đầu sẽ đau dữ dội và thường kéo dài từ 4 tiếng đến khoảng 3 ngày.

Lúc này người bị đau đầu sẽ cần một nơi yên tĩnh và có ít ánh sáng để nghỉ ngơi. Nếu di chuyển hoặc tiếp xúc với tiếng động hay ánh sáng nhiều sẽ làm cho đầu đau hơn.

Nguyên nhân do đâu? 

Nguyên nhân của hiện tượng đau nửa đầu, như đã nói ở trên, chủ yếu là do sự sụt giảm lượng chất serotonin (một chất có chức năng truyền tải các tín hiệu thần kinh lên não) trong thành phần của máu. Khi lượng chất này sụt giảm, mạch máu sẽ bị giãn ra và gây nên hiện tượng đau nửa đầu rất khó chịu.

Ngoài ra còn một số yếu tố khác có thể làm cho chứng đau nửa đầu trở nên tồi tệ hơn như:

- Cơ thể yếu

- Stress

- Mất nước

- Không ăn uống đầy đủ hoặc đúng bữa.

- Sử dụng một số đồ ăn và thức uống như phó- mát, sôcôla, cà-phê, trà hay rượu.

Có thể điều trị hoàn toàn chứng đau nửa đầu hay không?

Thông thường thì không thể điều trị khỏi hoàn toàn nhưng chúng ta vẫn có thể kiểm soát được nó bằng cách hạn chế sử dụng những đồ ăn hoặc thức uống như đã nêu ở trên hoặc duy trì chế độ ăn uống hợp lý để cơ thể không rơi vào trạng thái mệt mỏi. Theo kinh nghiệm của một số người thì uống thuốc ngay trong giai đoạn đầu cũng có thể giảm được phần nào.

Có cần phải đi khám mỗi khi bị chứng đau nửa đầu?

Sẽ là rất cần thiết nếu:

- Sau khi đã uống thuốc mà không thấy tình hình tiến triển hoặc hiện tượng đau đầu xảy ra thường xuyên hơn.

- Thấy xuất hiện nhiều triệu chứng khác thường với những triệu trứng của hiện tượng đau nửa đầu thông thường.

Một số biện pháp điều trị giúp hạn chế ảnh hưởng của chứng đau nửa đầu.

- Tránh sử dụng nhiều các đồ ăn như đã liệt kê ở phần trên.

- Khi hiện tượng này xuất hiện có thể mua thuốc giảm đau ở các hiệu thuốc để uống.

- Sử dụng thuốc giảm đau kết hợp với các thuốc khác phòng ngừa bị ốm, tuy nhiên phải có toa thuốc rõ ràng.

- Sử dụng thuốc giúp duy trì lượng serotonin ở mức bình thường, cũng phải có toa thuốc cụ thể.

- Ngoài uống thuốc có thể áp dụng kết hợp một số biện pháp khác như châm cứu, tập yoga, hoặc thư giãn.

Nguồn: http://www.khamchuabenh.com
Title: Re: Bệnh đau nửa đầu.
Post by: violetcloud on 15/04/09, 20:02
Uống thuốc vào thì không đỡ, đau không chỉ phải ít nhất 2lần 1tháng mà gần như là 30 ngày 1 tháng thì làm sao nhỉ? Không đi đâu, làm j thì sống sao được?

Đọc hết tất cả những triệu chứng ở trên và hình như ko sót một triệu chứng nào là chưa gặp phải.  :( :( :( So tired!
@S_O: Cảm ơn anh nhiều nhiều vì đã post những bài viết trên. hihi
Title: Re: Bệnh đau nửa đầu.
Post by: Lovers_Again on 15/04/09, 21:53
Bác sỹ bảo là phải phẫu thuật thêm lần nữa.

Chụp phim lần một: Chẩn đoán là 1 khối U
Chụp lại lần 2: Chẩn đoán là bị tụ máu
Cắt lớp xong thì không nói gì. Chỉ bảo phải dùng kéo.

Thà thế còn hơn lỡ một phát là thôi Bố hỏi ăn chưa bảo chưa ăn  ;) ;) ;)
Title: Re: Bệnh đau nửa đầu.
Post by: doumissme on 19/04/09, 21:16
hic mẹ em cũng bị đau nửa đầu
Title: Re: Bệnh đau nửa đầu.
Post by: Sao_Online on 17/04/10, 21:52
     (Dân trí) - Đau nửa đầu là một loại bệnh thuộc thần kinh huyết quản mãn tính có khuynh hướng di truyền trong gia tộc. Các biểu hiện là thường đau theo chu kỳ, bộc phát, thường kèm theo cảm giác ghê tởm, buồn nôn. Dưới đây là những thực phẩm cần chú ý:   (http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2010/04/17/9a8dau-dau-17410.jpg)



1. Socola có thể gây ra đau nhức nửa đầu

Một số thực phẩm hàm chứa Tyrosine, các loại rượu, các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao hoặc dung nạp quá nhiều muối vào cơ thể đều có thể gây ra đau nửa đầu. Vì vậy, những người mắc bệnh này nên hạn chế hoặc tuyệt đối không ăn những loại thực phẩm trên, ví dụ cụ thể như: phomat, cá nướng, dứa, thịt bò, cola, rượu, cafein, sô-cô-la và những thực phẩm quá mặn.

2. Mật ong có thể giảm những cơn đau nửa đầu

Nếu cơ thể dung nạp không đủ ma-giê, có thể gây ra chướng ngại cho chức năng tế bào thần kinh, và từ đó dẫn đến đau nửa đầu. Người bị bệnh này nên ăn nhiều thực phẩm chứa kẽm phong phú như: các loại đậu, mật ong, hải sâm, cá biển...

Vitamin B1 cũng giúp ích rất lớn để duy trì chức năng thông thường của thần kinh và cơ bắp, người bệnh cũng nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin B1 như thịt lợn, đậu nành, cá chình, ngô, lạc....

Pantothenic ngoài chức năng duy trì dây thần kinh tự chủ hoạt động bình thường ra, còn có thêm nhiều thành phần hữu hiệu giảm nhẹ áp lực thần kinh. Người bệnh có thể dung nạp thêm nhiều thực phẩm chứa phong phú pantothenic như khoai ngọt, gan động vật, các loại đậu, rau chân vịt, sữa bò....

3. Nằm yên tĩnh dưỡng có thể giảm nhẹ đau đầu

Người bị bệnh đau nhức nửa đầu hàng ngày cần chú ý làm việc kết hợp với nghỉ ngơi, tránh lao động quá mệt mỏi và cũng không nên nghỉ ngơi quá nhiều.

Khi chứng đau đầu phát tác, người bệnh có thể dùng khăn ướt đắp lên trán, khống chế huyết quản khuếch trương, giảm nhẹ chứng đau;

Người bệnh cũng có thể mát-xa nhẹ nhưng cần chú ý không nên dùng sức quá mạnh để tránh kích thích huyết quản, dẫn đến huyết quản khuếch trương càng thêm trầm trọng.

Nằm trên giường nghỉ ngơi cũng là một trong những phương pháp giảm đau có hiệu quả.

Lá bạc hà tươi cắt nhỏ nấu thành nước trà uống đồng thời ăn nhiều rau lá xanh cũng là một liệu pháp để giảm nhẹ chứng đau nửa đầu.

Dương Hằng
Nguồn:dantri.com.vn