Mình chúa sai chính tả, các bạn giúp mình 1 tay, âu cũng là giúp 1 số người khác.
Thanks.
Khi nào dùng trà và khi nào dùng chè?
em nghĩ 2 từ này khá giống nhau, trong nhiều trường hợp thay thế nhau hoàn toàn được (với ý nghĩa là đồ uống từ lá cây chè). Riêng ở chỗ em thì chè thường chỉ nước pha với lá chè tươi, còn trà là nước pha với lá chè được sấy khô đóng gói.
Anh cũng băn khoăn cực kỳ luôn, có điều cứ nghe thuận tai thì dùng, không thể phân biệt được.
à, nước pha với lá chè sấy khô đóng gói thì có thể gọi là trà hoặc chè nhưng hình như nước pha với chè tuơi ko ai gọi là trà, chỉ gọi là chè
Vậy cái gì chế biến rồi gọi là trà? Còn lại là chè?
em chả biết, nhưng em thích uống nước chè hơn nước trà ;)
trời ơi nhắc đến chính tả thì tớ là chúa sai chính tả
ngày còn học lớp 5 nói ra sấu hổ thật nhưng chẳng giấu dốt( đấy lại sai hay sao ý) hii
ngày học lớp 5 toàn 3 với 4 đ cao nhất là 5 đ chính tả huuu
N và L trong lúc viết hoặc nói làm thế nào để phân biệt dc và dưa vào viết
nát và lát dùng như nào
nâu và lâu........
rốt...dốt ...giốt....đó trời ơi nhiều lắm
lúc nói chuyện với bạn bè trên yahoo lúc thì mình dùng ''bạn đợi mình một nát'' lúc thì dùng lát
con nâu thì ''nâu rồi ko gặp'' va ''lâu rồi ko gặp''
vậy đấy có ai mà ....'dốt' 'rốt' giốt' như mình nữa ko nhỉ huuuuuuuuuu
ở hty chắc có mổi một mình HT thôi huuuuuuuuuuuuuu
các pac giúp em nhanh huuuuuuuuu :bawling: :bawling: :bawling:
với em trả công(cộng điểm nha hiiii)
Sấu, có quả sấu, cây sấu,... Liên quan tới 1 loaị cây và liên quan tới cá sâú. Còn lại là xấu hết.
Nhân tiện bàn về chính tả em xin góp một mẩu chuyện.
Công ty em có một phi vụ làm ăn với một công ty ở Hải Phòng, không hiểu mấy anh công ty em cho thông tin soạn hợp đồng thế nào mà họ gọi điện lại để xác minh. Em đã nói là đường Trưng Nữ Vương và chị bên kia hỏi lại "em ơi? Trưng Lữ Vương, N thấp hay cao hở em?" Một phút đớ người, vì em nhớ rằng bộ sách giáo khoa được biên soạn chung và thống nhất cả nước suy ra cách học chính tả của người ngoài đó và trong này cũng giống nhau. Mà từ khi đi học lớp mầm đến học tại chức, chưa cô giáo nào dạy em phân biệt chữ N cao, thấp như vậy à. Hai đáp án đó, em ko biết chọn cái nào nên chữa cháy bằng cách nói với chị là Bà Trưng, Bà Triệu ấy. Khổ một nỗi, em không biết người ngoài đó ngọng nên nói thế thì bố ai biết. Sau một hồi cao, thấp, em mới lờ mờ hiểu được nên trả lời dứt khoát "N thấp".
Cao với thấp, hú vía. Vẫn chưa hết hoài nghi, em dặn chị ấy sau khi soạn xong hợp đồng thì mail cho em kiểm tra. Lần đầu tiên trong đời đấy.
giải thích thêm về cái vụ N thấp đi chị, ko hiểu
Chị đố em đó. Em mà trả lời được thì chị cộng điểm cho. Cố gắng suy nghĩ để tìm đáp ánh nghe. Chúc thành công.
Quote from: saos@ngmo on 15/01/10, 22:48Sấu, có quả sấu, cây sấu,... Liên quan tới 1 loaị cây và liên quan tới cá sâú. Còn lại là xấu hết.
Danh từ thì S. Tính từ thì X. Cứ thế mà phang, có lẽ nào lại sai?
Quote from: hoatim on 15/01/10, 22:16rốt...dốt ...giốt....đó trời ơi nhiều lắm
Dốt, Rốt thì gặp nhiều. Giốt thì hình như chưa!
Những chữ này rất ít sài. Chỉ cần nhớ dùng cho 1 vài trường hợp là OK.
Dốt = Dốt nát, Ngu dốt.
Rốt = Củ cà Rốt, Rôn Rốt (Vị chua nhẹ)
Quote from: hoatim on 15/01/10, 22:16nát và lát dùng như nào
nâu và lâu........
Nâu = Màu sắc
Lâu = Chỉ thì gian (nhanh, chậm)
Nát = Không còn nguyên vẹn, phân huỷ
Lát (có khi là "Lúc") = Chỉ thì gian (nhanh, chậm)
thế khi là động từ: nát hay lát?
Quote from: saos@ngmo on 17/01/10, 18:59
thế khi là động từ: nát hay lát?
Khi nào nó là động từ hả Đại ca? 2 từ này có thể là động từ được sao? Lạ nhỉ! :D
Lát gạch hay Nát gạch?
Lát nền hay Nát nền?
Có cần liệt kê thêm động từ không?
Có ai biết cách phân biệt và sử dụng GI và D không? Như "giàn dáo" hay "dàn giáo", "giạy học" .......
Mình viết chính tả đến chỗ này là gặp Lý Bí luôn.
Cảm ơn mọi người trước ạ!
Trong từ điển chính tả nào đó thì người ta nói là: chỉ có Dòng mà không có Giòng (người trong Nam và cả 1 số tên phim cũng viết sai chính tả từ này), còn cách phân biệt gi và d thật là chưa từng có tài liệu nào nói cả. Mình rất hay nhầm gì và dì (đại từ xưng hô, chỉ em gái của mẹ)
Quote from: saos@ngmo on 17/01/10, 21:17
Lát gạch hay Nát gạch?
Lát nền hay Nát nền?
Có cần liệt kê thêm động từ không?
Ừ nhẩy. Quên không nghĩ ra trong hoàn cảnh này nó là động từ!
Vậy phải bổ sung phần đã nêu rồi! Bạn nào hay nhầm thì có lẽ phải học thuộc từ điển Tiếng việt để dùng từ cho chính xác thôi!
Quote from: saos@ngmo on 17/01/10, 21:53
Trong từ điển chính tả nào đó thì người ta nói là: chỉ có Dòng mà không có Giòng (người trong Nam và cả 1 số tên phim cũng viết sai chính tả từ này), còn cách phân biệt gi và d thật là chưa từng có tài liệu nào nói cả. Mình rất hay nhầm gì và dì (đại từ xưng hô, chỉ em gái của mẹ)
Quote from: Tịnh Du on 17/01/10, 21:48
Có ai biết cách phân biệt và sử dụng GI và D không? Như "giàn dáo" hay "dàn giáo", "giạy học" .......
Mình viết chính tả đến chỗ này là gặp Lý Bí luôn.
Cảm ơn mọi người trước ạ!
Quote from: saos@ngmo on 17/01/10, 21:17
Lát gạch hay Nát gạch?
Lát nền hay Nát nền?
Có cần liệt kê thêm động từ không?
Mua thêm quyển từ điển Tiếng việt, chỗ nào nghi ngờ sai thì xem. Vài lần rồi sẽ quen, sẽ nhớ chính xác, không sai lỗi chính tả nữa!
Bạn S_O tham khảo hộ xem trong thư viện loại từ điển chính tả nào ok, hồi sinh viên tìm tại hiệu sách cũ có 1 muốn mỏng lắm, viết khá hay dạng quy tắc, nếu dạng liệt kê, khó bề mà nuốt trôi. Tất nhiên, ai cũng ý thức được việc dùng từ là phải từ điển thì google cũng sẽ giúp bạn tự chỉnh sửa, nhưng mà, thú thật, phải quy tắc được mới ấn tượng.
Học thầy không tày học bạn mà.
Quote from: saos@ngmo on 17/01/10, 22:15
Bạn S_O tham khảo hộ xem trong thư viện loại từ điển chính tả nào ok, hồi sinh viên tìm tại hiệu sách cũ có 1 muốn mỏng lắm, viết khá hay dạng quy tắc, nếu dạng liệt kê, khó bề mà nuốt trôi. Tất nhiên, ai cũng ý thức được việc dùng từ là phải từ điển thì google cũng sẽ giúp bạn tự chỉnh sửa, nhưng mà, thú thật, phải quy tắc được mới ấn tượng.
Học thầy không tày học bạn mà.
Sách mà nói về quy tắc nghe có vẻ khó tìm. Có lẽ dùng đến từ nào ta sẽ bàn về quy tắc, cứ bàn bạc là dễ ăn vào máu nhất. Lần sau đụng đến là lại À, Ừ... thế là không nhầm nữa!
Có từ Bổ sung mọi người rất hay nhầm thành Bổ xung, ai phát biểu quy tắc hộ cái.
Quote from: saos@ngmo on 17/01/10, 22:34
Có từ Bổ sung mọi người rất hay nhầm thành Bổ xung, ai phát biểu quy tắc hộ cái.
Chào SSM theo Tâm Thanh thì cả hai đều đúng, vì đều là vần " Sờ " chỉ có điều "S = nặng và X = nhẹ " mà thui... hiii
Chúc mọi người để vui nha,
Thân mến ! Tâm thanh.
Quote from: saos@ngmo on 18/01/10, 22:06Trung tâm xử lý trấn thương tình cảm nhé, nhe nó có nghề hơn.
Trấn: Chốt Giữ, Vị trí địa lý
Chấn: Rung động (chuyển), (bị )tác động, cấu véo...: Chấn thương
oh, yeah, thanks. Chấn chứ không phải trấn!
Quote from: saos@ngmo on 17/01/10, 22:34
Có từ Bổ sung mọi người rất hay nhầm thành Bổ xung, ai phát biểu quy tắc hộ cái.
từ này chỉ có
bổ sung thôi, ko có từ
bổ xung.
1 số từ đi với
sung: quả sung, sung sức, sung túc...
1 số từ đi với xung: xung điện, xung nhịp, xung phong, xung công quỹ...
Quote from: saos@ngmo on 19/01/10, 11:05
oh, yeah, thanks. Chấn chứ không phải trấn!
người ngoài bắc những từ này đọc âm rất giống nhau nên nhiều khi khó phân biệt, nhưng giọng miền trung (Huế trở ra) thì ko bị như thế. Nhưng hay 1 cái là khi hát nhạc nhẹ(ko kể dân ca), phải hát đúng giọng bắc chứ ko lại nghe rất thô. :D
Quote from: Tịnh Du on 17/01/10, 21:48
Có ai biết cách phân biệt và sử dụng GI và D không? Như "giàn dáo" hay "dàn giáo", "giạy học" .......
Mình viết chính tả đến chỗ này là gặp Lý Bí luôn.
Cảm ơn mọi người trước ạ!
hình như do hồi nhỏ em học giỏi hay sao mà mấy cái này nắm rất vững :D
Về cơ bản viết là Bổ Sung hay Bổ Xung thì người ta đề hiểu được cả! Nhưng để cho đúng thì phải là Bổ Sung (Vì Việt Nam quy định như thế nên mới có trong từ điển :lick:).
Quote from: origamih on 19/01/10, 22:301 số từ đi với sung: quả sung, sung sức, sung túc...
Sung công (quỹ)
Quote from: origamih on 19/01/10, 22:30
1 số từ đi với xung: xung điện, xung nhịp, xung phong, xung công quỹ...