Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Messages - Girl_x8ls

#111
Từ Chấn Á ngây người một lát, đoạn chàng bắt đầu ngẫm nghĩ lời nói này, và càng ngẫm nghĩ thì càng cảm thấy thấm thía hơn. Há chẳng phải ư! Mấy năm nay, học hành, phấn đấu, cạnh tranh, làm việc, quần quật, bôn ba... đối mặt toàn là máy lớn, máy nhỏ; nhìn thấy toàn là chữ số, biểu đồ, máy tính, điện thoại... đúng vậy, chàng chỉ là chiếc răng bánh xe nhỏ của guồng máy lớn, làm việc không ngừng không nghỉ, làm đến quay mòng, váng đầu váng não... Mấy năm nay chàng chưa hề nhận chân ra mình, giờ trong một thoáng, nàng thốt lên mấy lời, thật quá rő ràng; mình là chiếc răng bánh xe nhỏ của guồng máy lớn!

- Ồ! - Sau một hồi thật lâu chàng mới buột miệng thốt ra một tiếng. Đăm đăm nhìn Vân Phi chàng huyển hoặc nói:

- Vậy thời, giúp tôi đi, nàng tiên nhỏ, dùng chiếc gậy trong tay nàng đó mà điểm dùm tôi!

Trong tay nàng đang hí hoáy cọng cỏ đuôi chồn dài, nghe nói vậy, nàng không suy nghĩ gì, liền quất cọng cỏ vào người chàng. Chàng lại chẳng khỏi rùng mình, dường thể đó là cây ma bổn của tiên nữ thực, đã thay gân đổi cốt, đã đánh đuổi cái thai phàm xác tục của chàng.

- Bây giờ, chàng trầm ngâm nói, tôi có đẹp ra được tí nào chưa?

- Nói sao?

- Nhớ buổi chiều đầu tiên nói chuyện ấy không? Chàng chăm chú nhìn nàng. Giờ thì cô thử so sánh giữa tôi và cọng cỏ đuôi chồn trong tay cô, xem cái nào đẹp hơn?

Nàng so sánh thiệt, hết nhìn cỏ đuôi chồn lại nhìn Từ Chấn Á, rồi lại nhìn cỏ đuôi chồn và rồi lại nhìn Từ Chấn Á, rồi lại nhìn cỏ đuôi chồn và rồi lại nhìn Từ Chấn Á nữa. Sau đó, nàng phá lên cười giòn, vứt cọng cỏ đi, nhảy cẫng lên, nói:

- Tôi thấy ra rồi, anh bị lây trăm ngàn chứng bệnh kỳ cục của tôi mau quá!

- Hẳn vậy.

- Đi! Nàng nắm cánh tay chàng. Chúng ta đến lầu Yên Hà, tôi có nhiều thứ để anh ngắm!

- Chắc là cô cho tôi xem vũ hội thần tiên!

Chàng lẩm bẩm nói và bước theo nàng đi về phía quần sơn mút ngàn.

- Má ơi! Má, má phải buộc Vân Phi trang điểm cho đẹp hơn tí nữa chớ, người chị hai Vân Nghê lại òn ỷ xúi giục người mẹ. Từ khi Từ Chấn Á về đây ở tới giờ sao con thấy em con chẳng có gì thay đổi cho ra dáng. Đằng này lại càng khùng nặng!

- Còn nói gì bây giờ, bà mẹ thở ra. Khi Chấn Á mới tới, đã ra trò gì nữa đâu, mà cũng lạ, mấy tháng nay cậu ta lại học đòi theo Vân Phi, chẳng chưng diện sửa soạn, ngoại trừ đi làm việc thì thôi, còn cứ mãi lẽo đẽo theo Vân Phi ra ngoài núi suốt ngày.

- Ấy vậy, chẳng là... Vân Nghê hàm ý ngó nhìn mẹ. Cũng không sai gì!

- Con không biết, chúng nó... chúng nó vốn như hai trẻ nít, ngày ngày toàn nói cây to cây nhỏ, hoa kčn, cá bạc, cá vàng, cỏ đuôi chồn... Ối thôi, Vân Nghê, má nói cho con rő, chẳng những Vân Phi nhà ta là một con khùng, đằng này má thấy... má thấy... cái cậu Từ Chấn Á cũng là một thằng khùng nốt!

Vân Phi đứng ngoài cửa sổ, sau khi nghe, lọt hết câu chuyện của mẹ và chị, nàng nguýt dài, hít mũi, quày quả hướng phía sau sườn núi bỏ đi một nước.

Băng qua mái nhà xanh, tới phòng thủy tinh, nàng ngồi trên phiến nham thạch to, lại lột hết giày vớ, nhúng chân xuống dòng sông, gót chân khuấy khuấy bì bőm chẳng ngừng. Bây giờ trời đã xế chiều, mặt trời đang rụng dần về phía quán Tử Linh, ráng chiều trải đầy trời, nhiều áng mây sáng rực, màu sắc lạ lùng, ánh xuống nhuộm hồng cả dòng sông. Nàng đưa tay chống cằm, đăm đắm chìm trong sự nghĩ ngợi miên man, bỗng dưng cảm thấy nỗi tịch mịch đâu đâu, lạ kỳ, bốn bề đều vắng vẻ.

Tiếng rong róc của dòng nước, tiếng ríu rít của chim về tổ, tiếng khẽ ngâm của cơn gió nhẹ, tiếng sáo của tự nhiên không ngừng đưa đến bên tai... dù bao thứ dồn dập đưa tới mà vẫn thấy vắng vẻ. Vì sao? Nàng lắng tai để ý, trong tiềm thức hồ như thoáng có một sự đợi chờ tiếng gì nữa.

- Vân Phi! Vân Phi! Cô ở đâu?

Tiếng kêu gọi của chàng trai phá bầu không khí vọng lại. Vân Phi cảm thấy rộn rã, lòng dấy lên một thứ gì lâng lâng khó tả, khóe miệng nổi lên một nụ cười tươi; anh chàng khùng lại tới.

- Vân Phi! Vân Phi! Vân Phi!

Theo tiếng gọi, Từ Chấn Á đã xuất hiện nhìn Vân Phi ngồi trên tảng nham thạch, chàng trách móc:

- Hay thiệt, cô ngồi đây mà biệt lên tiếng, để tôi phải tìm cô khắp biệt thự Vân Phi, mệt đà hết hơi hết sức, sao cô chẳng ý gì tới tôi?

- Tôi đang nghĩ...

- Nghĩ gì?

Nàng lắc đầu mỉm cười mơ hồ.

- Tôi cũng không biết, nàng khe khẽ đáp.

Từ Chấn Á ngó nàng, những tia sáng nhạt của mặt trời sắp lặn phơn phớt trên người, trên mái tóc, trên khuôn mặt nàng, đôi nhãn châu đen lay láy, ánh lên một vẻ gì ấy mà chàng chưa từng thấy, ôn nhu như mộng, long lanh chẳng khác hai vì sao, cái hoang dã trên người nàng chẳng biết đã mất đi tự lúc nào, bây giờ, thấy ra nàng có vẻ trầm tĩnh lạ.

- Này. - Chàng khẽ lên tiếng và rảo bước tới tảng nham thạch nhô khỏi mặt nước bên cạnh nàng. - Có chỗ nào cho tôi ngồi chăng?

Người nàng nhích qua, chừa ra một chỗ trống kế bên.

- Hình như Phi có hơi buồn thì phải? Chàng nói và ngồi xuống cạnh nàng.

- Má với chị hai vừa trách mắng chúng mình!

- Thiệt hôn?

- Người nói tôi là một con khùng, và anh cũng là một tên ngốc!

Chàng bặm chiếc môi, muốn bật cười. Một cảm giác mới là lạ len trong người. Chàng ngó thẳng nàng, nụ cười tản mát qua đầu mày khóe mắt.

- Anh cười gì nào?

- Lời nói của mẹ Phi vậy mà có lý.

- Hứ! Nàng nhún vai. Tôi chẳng thấy có lý chút nào!

- Trông kìa! - Chàng chỉ tay nói. - Một con chim thúy!

Nàng ngó theo, quả nhiên, một con chim thúy rất đẹp, toàn thân màu lam , ánh về phía mặt trời phát ra những tia lóng lánh như kim cương. Nó đang chấp chới lượn vòng trên mặt nước, cánh chao chao dường thể đang đùa bỡn, sau đó nó đậu lại trên một chóp nham thạch và lộ ra nét kiêu ngạo, đưa chiếc mỏ dài xinh xắn rỉa rỉa lông; vừa rỉa, nó vừa nghiêng nghiêng đầu, láo liêng đôi tròng mắt tợ hồ đang nghe ngóng gì. Thế rồi, lại một con chim thúy khác lướt gió bay tới, sà thẳng trong sáng nước trước mặt con chim thúy kia.

#112
o0o


Một tuần đã trôi qua.

Chiều nay, ánh dương chan hòa tuyệt đẹp, cảnh vật êm đềm. Vân Phi đi vào quán Tử Linh, nàng vừa bước vừa lanh lảnh cất cao tiếng hát:

Mây phơn phớt nước mênh mang,

Chim vang tiếng hót ngày tràn ánh dương.

Như tranh núi biết xây tường,

Như mi liễu thắm bên đường ngát xanh.

Xuân quang tưới rắc cây cành,

Chập chờn ong bướm bên hàng cỏ hoa.

Tiếc xuân những luống thiết tha,

E hoa nở sớm xuân qua mất rồi.

Yên Hà sớm tối không ngơi,

Tử Linh quán ấy nào rời được đâu.

Hoa tươi cỏ lạ khoe màu,

Vương theo gió thoảng nơi nào cũng hương.

Lòng lâng lâng hát xướng,

Dạ thoải mái tiêu dao.

Lả ngọn bên bờ suối,

Cỏ thơm vẫn độ nào."

Hát ca, ca hát trong niềm say sưa, trong ánh dương hòa, trong mùi hương của thảo nguyên và hoa dại, cả đến trong gió nhẹ vi vu của tiết đầu xuân; bất giác tay khiêu chân vũ, nàng hát vang, nàng xoay vòng nhún nhảy... Nàng đem cả thanh xuân và nhựa sống tràn trề diễn ra trong hang không một bóng người, tợ một con chim nhỏ không bị câu thúc ràng buộc, tợ một áng mây nhởn nhơ bồng bềnh, tợ một ngọn gió nhč nhẹ mơn man lướt qua...

Trong lúc nàng mải mê nhảy múa, bất chợt một người từ khóm hoa tím tiến ra.

- Ồ!

Vân Phi giật mình, trố mắt nhìn chàng ta, thì ra là Từ Chấn Á!

- Anh ở đây làm gì nhỉ?

Nàng hơi bực dọc và khó chịu có người đường đột xâm nhập vùng trời đất nhỏ của nàng lại phá vỡ niềm say sưa và vui thú yên tĩnh của nàng.

- "Lả ngọn bên bờ suối, cỏ thơm vẫn độ nào!" Từ Chấn Á chậm rãi hồi đáp và ngó nàng. Xin thứ lỗi, tôi đường đột xâm nhập vào quán Tử Linh của cô, có biết cho, ở đây quá thơ mộng. "Hoa tươi cỏ lạ khoe màu, vương theo gió thoảng nơi nào cũng hương." Tôi chỉ muốn thưởng thức một lát thôi, nào dč ngủ miết mà không hay.

Vân Phi nhìn chàng và ngồi xuống bãi cỏ cạnh chàng. Nàng hỏi:

- Vì đâu mà anh thích chốn này?

- Nhiều lắm! Từ Chấn Á bất giác thở ra một hơi dài. Tôi ở đây những mấy tiếng đồng hồ rồi, ngắm những chiếc hoa tím rung rinh dưới làn gió, với lại bãi cỏ đuôi chồn mịn màng hình như nó đang ngúc ngoắc... còn có con rắn mối từ trong kẹt đá bò ra, có con chim thằng chài xớt cá lướt nhanh trên mặt nước, với lại có nàng tiên nhỏ mặc áo trắng cỡi mây giá lâm, trên bãi cỏ bên bờ nước cất cao tiếng hát ngày xuân...

- Nàng tiên ư? Vân Phi đăm đăm ngó chàng. Tôi không tin.

- Tôi xin thề đấy! Chàng nói rất tự nhiên. Đúng là có nàng tiên nhỏ, nàng hát một khúc tuyệt vời, tôi còn nhớ ở phần trước mấy câu.

- Đâu nào?

- "Mây phơn phớt nước mênh mang, chim vang tiếng hót ngày tràn ánh dương. Như tranh núi biếc xây tường, như mi liễu thắm, bên đường ngút xanh. Xuân quang tươi rắc cây cành..."

Vân Phi trừng mắt giận, nguýt chàng. Nàng không vui, nói:

- Thì ra là anh đang đùa cợt!

- Cô nói sai rồi, tôi nào có đùa cợt chi đâu. - Từ Chấn Á đăm đăm nhìn nàng, giọng nói có hơi đặc biệt. - Tôi chẳng hề có ý đùa cợt chi cả. Trông kìa, Vân Phi, một áng mây, một cọng cỏ, một đoá hoa dại, một tảng nham thạch cả đến một hạt nước bên dòng suối, một bọt nước, một con cá bạc, hoặc, một con chim, một làn gió mát, một tia mặt trời, một cọng rêu xanh, một nhành cây biếc... thảy thảy đều đẹp tuyệt. Sự sinh động thế này là sự sống tự nhiên, thêm vào đó, lại còn có cô nữa, đã trở thành một sự thực hoàn mỹ. Cô phiêu dật, thoát tục thế ấy... cô chẳng là nàng tiên nhỏ thì lại là gì bây giờ?

Vân Phi ngồi ra đấy, đặt cằm trên gối, nàng thẩn thờ nhìn Từ Chấn Á. Trong cặp mắt hoang dã ngờ nghệch kia có một cái gì lôi cuốn.

- Anh biết... anh biết... hẳn anh biết những cái đẹp này. Nàng lẩm bẩm nói.

- Tôi biết. Từ Chấn Á chừng như bị xem thường. Cô nghĩ rằng tôi không thể thưởng thức được gì hết ư? Này, Vân Phi, cô cho tôi là gì?

- Là chiếc răng bánh xe nhỏ của guồng máy lớn.

#113
QUỲNH DAO

Biệt Thự Vân Phi


Phần 2



Đêm, ánh trăng soi vằng vặc. Từ Chấn Á thong dong đạp bước trên sườn núi, chung quanh một màu xanh rì trải rộng, cỏ tươi mơn mởn và không khí của sơn dã vây quanh lấy chàng. Trên nền trời, sao lạnh nhấp nháy, trăng trong lơ lửng, lơ thơ một vài áng mây nhč nhẹ trôi không biết về đâu. Gió lướt thướt khẽ lướt trên khuôn mặt, thoảng hương vị pha trộn mùi sơn dã và hoa cúc. Chàng hơi ngây ngây, đã bao năm bị dí ở trong sự ồn ào phiền toái của đô thị, cơ hồ chàng đã quên đi thế giới tự nhiên. Bây giờ, nghe chim vẳng tiếng kêu xa xa, nhìn đom đóm lập lòe trong bụi cỏ, chàng đắm chìm vào một thứ tình vấn vương man mác.

Một chuỗi tiếng bước chân gấp rút đưa tới, một tiếng gọi cộc lốc cắt đứt dòng suy nghĩ của chàng.

- Ơ kìa! Tôi đi tìm anh khắp nơi!

Chàng xoay đầu lại, dưới ánh trăng, đôi mắt Vân Phi rực sáng.

Chàng cười.

- Cứ gọi thẳng tên tôi, đừng ngại.

- Kêu gọi gì cũng thế, đằng này tôi đang gọi anh.

Nàng sải bước đi tới. Chàng hỏi:

- Có chuyện chi không?

- Anh sẽ còn ở nhà tôi lâu dài, cho nên, trong khi anh chân ướt chân ráo tới đây, trước hết tôi muốn cùng anh bàn cho rő chuyện để tránh điều phiền phức sau này.

- Sao? Chàng dán mắt nhìn nàng.

- Là thế này, nàng đưa tay chỉ về phía ngôi nhà phía sau lưng. Anh có biết, trước khi anh tới, ngôi nhà kia đã tiến hành một âm mưu chăng?

- Âm mưu gì? Chàng nhíu mày.

- Đây này, mẹ và mấy chị tôi, họ đang khổ công chuẩn bị một âm mưu. Nàng ngó tận mặt chàng, tiếp, họ tự nhiên muốn đem tôi gả cho anh!

- A?

Từ Chấn Á ngẩn ngơ, theo đó, bên khóe miệng nổi lên một nụ cuời khó hiểu, trong mắt kia lóe ra tia sáng mơ hồ, hình như có vẻ thích thú, chàng đăm đăm nhìn nàng.

- Tôi cần nói cho anh biết, - nàng tiếp tục nói, giọng cương quyết, chắc nịch và tự tin. - Tôi vốn không muốn lấy anh, dứt khoát là vậy.

- Thiệt hôn? - Chàng nhếch mép cười. - Vì sao?

- Là thế này, nàng có hơi lúng túng nói, trước hết anh nên biết, tôi không phải là thứ chịu giam mình trong phòng chiếu chăn. Há phải có người đàn ông mà người đàn bà mới sống được ư, với lại tôi không thể rời bỏ được biệt thự Vân Phi của tôi.

- Biệt thự Vân Phi? Biệt thự ấy ở đâu?

Nàng đường hoàng nói:

- Hiện giờ anh đang ở trong biệt thự Vân Phi đấy.

- Ŕ!

Niềm thích thú trong mắt chàng càng lộ ra.

- Tiếp đi.

- Thứ nữa là tôi không biết yêu đương mà cũng không yêu gì anh, nhân tố của hôn nhân trọng yếu là ái tình, cho nên tôi không thể lấy anh.

- Vì sao cô không yêu tôi?

- Anh không đẹp!

- Ồ!

- Vì không có gì đẹp bằng sao trời, mây trôi, gió thổi, cỏ cây, đồng nội, nước chảy, nham thạch..., anh bất tất phải tức giận, thực ra không có một người nào đáng gọi là đẹp.

- Ŕ, chàng ngạc nhiên ngó nàng. Còn gì nữa?

- Thêm vào đó là anh cũng chẳng yêu gì tôi.

- Chắc không?

- Tôi cảnh cáo anh, tôi có trăm ngàn chứng bệnh kỳ cục.

Chàng gục gặc đầu, ngó vào cặp mắt nàng, thấy càng sáng rỡ hơn. Chàng hỏi:

- Cô nói hết chưa?

- Tạm đủ.

- Ấy vậy, nghe tôi nói mấy câu đây! Chàng dừng bước, mỉm cười. Thứ nhất, tôi tuyệt không có ý muốn lấy cô. Thứ hai, tôi cũng không yêu cô. Thứ ba, tôi vốn chưa muốn kết hôn. Thứ tư, ở bên Mỹ tôi đã có bạn gái. Thứ năm, tôi cảnh cáo cô chớ nên yêu tôi, tôi có thiên vạn chứng bệnh quái gở.

Vân Phi run người, tiếp đó lại dằn không nổi phải bật cười.

- Cứ thế mà nói, giữa chúng ta không có chi dằng co hết phải không?

- Hoàn toàn không có.

Nàng lại hỏi:

- Kể như đã hiểu biết nhau hết rồi phải không?

- Tôi tin vậy!

- Tốt!

Nàng bắt tay chàng tỏ ra khẳng khái và nghiêm túc.

- Tôi chấp nhận cho anh làm khách tham quan của biệt thự Vân Phi!

Chàng nắm hai bàn tay nàng, nắm thật chặt. Đom đóm lập lòe đưa thoi chung quanh họ.

- Khách của cô thực không ít.

Chàng ngó nhìn mấy con đom đóm.

- Vừa rồi tôi còn nghe được tiếng chim khách gọi cửa!

Hàng mi nàng giương cao.

- Anh thực hiểu.

Nàng nhẹ giọng nói:

- Anh là người thứ nhất biết được biệt thự Vân Phi. Ngày mai, tôi sẽ đưa anh một vòng đi tham quan hết biệt thự một chuyến, anh còn được thấy mái nhà xanh, phòng thủy tinh, quán tử linh và lầu yên hà nữa kia.

#114
Vân Phi ngó thẳng vị khách, anh ta hơi ra ngoài ý liệu của nàng, chẳng giống cọp đầu chó tí nào cả, mà người thì cao ráo, đường hoàng, với lại cách chưng diện không có chi diêm dúa lố lăng quá; dưới hàng mày rậm không dễ khuất phục kia là đôi mắt đen sáng suốt và đẹp. Chàng đang mỉm cười, nụ cười phớt vẻ trào lộng mà lại không hàm chứa ý tứ gì.

- Hay.

Vân Phi gật đầu với chàng, nhương nhướng mày, xỏ xiên nói:

- Thiết nghĩ anh chính là vị cọp đầu chó không nhầm, quả không nhầm, đúng là không nhầm đấy phải không?

Vị khách ấy rung người, nhất thời dường như hơi lúng ta lúng túng. Nhưng, liền đó, chàng ta trấn áp ngay nỗi khó chịu của mình, chậm rãi cúi lưng với nàng, nụ cười bên khóe miệng lại càng rő nét.

- Phải. - Chàng ta ung dung đáp lại, lom lom nhìn nàng, ánh mắt sáng rỡ bức người. - Thế thì, cô hẳn là vị mắc phong hiền lành, nhu mì và đẹp đẽ nhất đây mà.

Lần này đến lượt Vân Phi phát run, nàng run bần bật một hồi, tiếp đấy nàng phá lên cười to, cười đến trời nghiêng đất chuyển. Và cọp đầu chó kia ư, cũng bật cười theo, cười còn dữ dội hơn nàng nữa. Sau đó, người trong phòng dễ chừng không nín cười nổi, ai nấy cũng gập bụng mà cười theo. Trong lúc ấy thì Vân Nghê hổn hển chạy về, gặp phải cái cuộc diện cười khùng thế này, chị ta đứng ngây người run như cầy sấy, không rő hà cớ chi mà mọi người đều mắc phong hết cả.





hết: Phần 1, xem tiếp: Phần 2   

#115
( tiếp theo )

Thế rồi, hôm nay cái ngày xui xẻo đã tới. Vừa mờ mờ sáng, vợ chồng chị hai, vợ chồng chị ba, vợ chồng chị tư đều tới đông đủ hết, bà mẹ kêu làm một cỗ bàn linh đình, bảo là để tẩy trần cọp đầu chó. Ba người chị chen nhau tới phòng Vân Phi, muốn phụ giồi phấn thoa son, muốn phụ chải chuốt mái đầu, muốn phụ đóng... kẻng một bộ đồ cho nàng! Đương nhiên là một chiếc áo dài thứ xịn! Mặc cho nàng vừa réo vừa la vừa giận vừa mắng ỏm tỏi, song mấy người chị lại thêm một bà mẹ nữa, cứ hì hục hết hơi hết sức, kẻ nắm tay người kềm chân, rùm beng cả buổi mà không làm cách chi được. Bà mẹ cứ dỗ dành dịu ngọt, rồi lại bắt đầu thở ra, kẻ khuyên lơn người năn nỉ:

- Em gái ngoan của chị, em cứ y theo lời chị đi!

- Cưng của chị, em mặc bộ áo quần này nhé!

- Thiệt mà, cả đời mà mắc nợ mới sanh ra đứa con cứng đầu thế này!

Nàng cả đời nào có sợ chi, chỉ sợ nỗi than van và nhằn nhì của me, cuối cùng, nàng thực chịu hết nổi, cứ mặc để họ tác quái! Ngồi ra đó, nàng phỗng trơ tựa khúc gỗ, chẳng nói chẳng nhúc nhích, phó mặt cho họ trét phấn, bôi son, kẻ mày, nàng chỉ thấy mình là một khúc gỗ, tay chân cứng đơ để cho họ mặc áo quần. Cuối cùng kể như là xong, người chị hai nói:

- Xem đấy, chưng diện đẹp lắm chớ bộ! Một mỹ nhân có khác!

- Đẹp thật!

Người chị ba tiếp lời:

- Thực không ngờ Vân Phi lại đẹp như vầy!

- Ồ, cái cậu Từ Chấn Á mà không mê tít mới là lạ cho! Người chị tư cũng xen vào.

Vân Phi lấy gương soi, giật mình "ối" lên một tiếng, người liền bổ ngửa ra sau. Người chị hai quýnh quáng đỡ nàng, vội vã hỏi:

- Sao? Sao rồi?

- Tôi muốn chóng mặt! - Nàng réo lên. - Tôi sẽ xây xẩm ngay bây giờ, mau dẹp chiếc gương đi, con yêu quái trong đó làm tôi nôn mửa quá!

- Em chẳng hiểu chi ráo, Vân Phi! - Người chị hai nói. - Thanh niên họ thích thứ cô gái như vậy lắm đấy!

Té ra bọn đàn ông đều thích yêu quái, nàng khẽ rên, thật là họ có cái ưa thích lạ đời!

- Đừng có ở đó nói xàm, bà mẹ bảo. Chúng ta ra sân bay đón người đi!

- Con mà thế, má đừng hòng con bước ra khỏi cửa, - nàng nói tiếp luôn,- và cũng đừng hòng con đi tiếp cái tên cọp đầu chó đó!

- Giờ thì má đề nghị với con như vầy nhé, bà mẹ dằn cơn giận. Lát nữa con gặp mặt cậu ấy chớ kêu nó là cọp đầu chó, được không nào?

- Vậy kêu hắn là gì? Nàng thao láo đôi mắt, suy nghĩ. Ŕ phải rồi, cọp đầu chó là tục danh còn chánh danh là sư phang chó, đúng! Đúng là sư phang chó!

- Trời đất! Bà mẹ trong lỗ mũi thở phào ra một hơi dài. Ai có thể dạy mày, cái con khùng điên này biết làm sao đây?

- Giờ mình ra sân bay cái đã, má, người chị hai đề nghị. Con nghĩ, nên để Vân Phi ở lại nhà, còn tất cả chúng ta đều đi đón, đằng nào rồi lát nữa cũng sẽ gặp mặt nhau thôi.

Do đó, người mẹ chỉ còn có nước thở ra rồi cùng mọi người ra phi trường. Vân Phi chờ họ đặt bước tới cổng ngoài, nàng liền tất tả chạy tới phòng tắm, mở vòi nước vô thau, không đầy hai phút sau đã tẩy rửa sạch ráo bộ mặt yêu quái. Và rồi, nàng xé toạt bộ áo quần trên người, mặt lấy chiếc áo sơ mi và chiếc quần soọc của mình, đoạn chụp lấy cái nón cỏ và theo của sau dông tuốt như một vệt khói.

Đấy chính là nguyên nhân mà Vân Phi bây giờ mới ngồi trên cây cổ thụ mắng mỏ.

Thời gian chầm chậm trôi, nàng thẫn thờ nằm trên cây cổ thụ, mơ màng đôi mắt, qua kẽ lá, nhìn mây trắng trên mảnh trời xanh. Chỉ lát sau nàng đã quên phứt Từ Chấn Á, bầu trời một màu lam, lam đến trong suốt, lam đến tỏ rő, lam đến sáng ngời, mây trắng bồng bềnh như khói như tơ, đến rồi đi, tụ rồi tán, trên mảnh trời lam biêng biếc không tơ hào để lại ngấn tích, nàng nhìn đến ngây người, nhìn đến xuất thần.

- Vân Phi! Vân Phi! Vân Phi! Em ở đâu?

Tràng tiếng gọi xé tan bầu không khí yên lặng của mái nhà xanh, Vân Phi bỗng giật mình, tư tưởng từ phương trời xa thẳm bị kéo về thực tại, nàng hé vạch một vài nhánh cây, len lén ngó xuống, người chị hai Vân Nghê đang hớt hơ hớt hải càn vào mái nhà xanh, hai tay bụm miệng làm loa réo gọi vang dội.

- Vân Phi! Em chớ đùa bỡn, cả nhà đang đợi em về dùng cơm đấy! Vân Phi! Vân Phi! Vân Phi!

Chị ta hết hơi hết sức réo gọi, đinh ninh Vân Phi núp trốn quanh quất đâu đây ở dưới mấy gốc cây mà thôi, chớ đời nào nghĩ tới nàng lại leo tuốt trên ngọn cây thế này. Vân Phi chẳng khỏi tức cười, lại vội bụm lấy miệng, vì một cử động ấy mà cuốn Le Petit Chose bên cạnh nàng đã đánh bịch rơi xuống, hay đâu lại trúng lên đầu Vân Nghê, Vân Nghê ngước nhanh nhìn lên ngọn cổ thụ, thế là Vân Phi đã bị lộ tẩy.

- Vân Phi, em còn chưa chịu xuống à! thật là hết cỡ nói! Vân Nghê giận đến đỏ mặt tía tai.

- Ơ kìa, tôi có cố ý đâu nào! Vân Phi cuống cuồng giải thích. Quyển sách... quyển sách... tự dưng nó rơi xuống đó thôi!

- Sao hở? Rốt lại em có chịu về ăn cơm không?

Vân Nghê thộn mặt, chị ta dùng cái thứ vő khí mà Vân Phi kỵ nhất, biết cô em nhỏ này tuy cứng đầu mà lại rất trọng tình chị em.

- Chị bảo cho em biết, nếu em không xuống để theo chị về dùng cơm thì mấy chị cũng biệt mà lý gì tới em nữa, mãi mãi cả đời không ngó ngàng chi tới em hết!

- Ôi chao, chị, Vân Phi quả nhiên hoảng lên. Làm gì mà phải giận dỗi đến như vậy, về thì về chớ!

Từ trên cây phóng xuống, đầu nàng ghim đầy lá cành, khắp người gắn đầy cỏ xanh và vỏ cây, trên bắp đùi thì trét giống gì đen thủi đen thui, còn ở cổ áo lại lòng thòng bao rễ lúa, nàng hề hề cười với Vân Nghê và lanh lảnh hỏi:

- Sao! Cái tên cọp đầu chó không nhầm, quả không nhầm, đúng là không nhầm đã tới chưa?

Vân Nghê lom lom mắt ngó nàng, hít vào một hơi dài.

- Trời đất! Chị ta quát. Đừng lôi thôi gàn dở! Mau theo cửa sau mà vô nhà, trang điểm nhanh nhanh để gặp khách!

- Đừng hòng! Vân Phi bảo. Em về trước, chị thủng thẳng về sau nhé!

Rùn chân, nàng nhắm phía trước phóng như bay.

- Vân Phi! Vân Phi! Vân Phi! Ối, trời hỡi!

Vân Nghê ở phía sau thẳng cổ réo rầm rĩ, còn Vân Phi sớm đã dông biệt tăm biệt dạng.

Tợ chiếc đầu xe lửa, Vân Phi đâm sầm vô cổng chạy thẳng đến phòng khách, đúng lúc người chị ba của Vân Phi là Vân Hà đang hí hửng thổi phồng đứa em mình với vị khách mới tới.

- Em gái tôi là đứa hiền lành, nhu mì, đẹp nhất nhà...

Câu nói của chị ta bỗng ngưng bặt, mắt thao láo dòm Vân Phi vừa lủi đầu vô, người trong phòng đều ngớ ngẩn. Riêng vị khách lại đưa đôi mắt sáng rỡ nhìn cô thiếu nữ mới sấn vào mà nhoẻn một nụ cười.
#116
QUỲNH DAO

Biệt Thự Vân Phi

Phần 1


- Thiệt là cái ngày hết sức xui xẻo! Xui xẻo đến cả nhà! Xui đến mười tám tầng địa ngục, xui đến nước Ấn độ, xui đến tận Tây Thiên!

Vân Phi vừa tiến ra sườn núi phía sau nhà, miệng vừa mắng lẩm bẩm. Nàng mặc chiếc áo sơ mi hồng, chiếc quần soọc trắng để lộ cặp chân dài thon thon nőn nà. Dưới chiếc nón cỏ rộg vành màu trắng là khuôn mặt bị ánh mặt trời tắm hồng, đôi mắt đen lóe ánh bực bội hầm hầm, hàng mi rậm giương cao, cái dáng của một con ngựa bất kham; sóng mũi cao thẳng càng lộ ra nét ngạo mạn quật cường đến như cái miệng xinh đẹp kia lại bằm bặm nghiêm nghị, lại cho thấy nét buông thả và cộc cằn không nói được.

Đấy chính là Vân Phi, y như mẹ nàng đã nói: "Chẳng bao giờ có thể trở thành một đứa con gái cao sang quý phái." Ai muốn làm con gái cao sang quý phái bao giờ? Trời mà biết! Nàng hướng về một cánh rừng mà nàng thích nhất do các loại cây như: trúc, thanh đàn, cổ thụ và tương tư phối hợp mà tạo thành. Chẳng kể xuân hạ thu đông, rừng cây này mãi mãi là một mảng lá xanh ngăn ngắt. Vì thế, Vân Phi đặt tên cho nó là "mái nhà xanh". Mấy năm trước nàng có xem qua bộ phim "biệt thự xanh" do minh tinh Audrey Hepburn đóng, nên nguồn gốc mái nhà xanh này là do từ đấy mà ra.

Mái nhà xanh là một vùng trời nhỏ của Vân Phi, hình như na ná với đất trời nhỏ này, nàng có mấy cái nữa: Phía sau mái nhà xanh là một con sông, mặt nước phản chiếu ánh dương cứ như một phiến thủy tinh trong suốt, bờ sông có vô số đá trứng cùng nham thạch, thật là một chỗ ngồi buông câu lý tưởng, con sông này Vân Phi gọi nó là "phòng thủy tinh". Giá mà ai lội theo phòng thủy thinh sẽ tới một sơn cốc có thảm cỏ xanh um phẳng phiu, mặt trên điểm xuyết đầy hoa dại màu tim tím hình cái chuông. Sơn cốc này Vân Phi bảo đó là "quán tử linh". Cứ lần sâu vào có thể leo đến đầu ngọn núi, nơi đây toàn là tòng xanh biếc ngất cao, suốt ngày mây mù tỏa đỉnh núi, ráng vương mờ mịt. Vân Phi gọi tên nó à "lầu yên hà". "Mái nhà xanh", "phòng thủy tinh", "quán tử linh", "lầu yên hà" hợp lại thành một thế giới của Vân Phi. Nàng gọi một tên chung là "biệt thự Vân Phi".

Hiện giờ Vân Phi đã đi vào "mái nhà xanh", bên tay cắp quyển Le petit chose, một danh tác của Alphonse Daudet mà miệng cứ mắng lẩm bẩm. Một mặt, nàng tìm đến gốc cổ thụ già cằn cỗi, cành gie tứ tung, lá xanh um tùm. Ngó quanh quất không thấy bóng người, nàng bčn vin vào một cành, nhún mình đu nhẹ lên trên, sau đó, lần theo thân cây mà bò lên một cách thành thạo; lựa một nơi thật yên ắng thoải mái, nàng ngồi dựa vào thân cây và duỗi thẳng đôi chân, cả người đều ẩn khuất trong tàng lá xanh rậm rạp.

- Tuyệt!

Nàng tự lẩm bẩm:

- Cho họ đến tìm ta đi, tìm được ta rồi mới thấy cái hết sức nông nổi của họ! Cứ buộc ta phải màu mč làm cô thục nữ đoan trang thùy mị để dự yến hội, hừ! Nằm mộng!

Cởi bỏ chiếc nón cỏ, mái tóc đen nhánh xőa tung, nàng co tay gối đầu, đặt quyển sách trên cành cây kế bên và bắt đầu nghĩ ngợi miên man. Tất cả mọi chuyện bắt đầu như thế ư?

Thật, giận tới giận lui, trách xuôi trách ngược, hận đầu này tức đầu nọ, đều là bà Trương bậy hết, và chính là do bà ta cả, ngày ba ngày hai cứ lăng xăng chạy tới nhà, nói ra nói vào với mẹ:

-Trai lớn phải có vợ, gái lớn phải có chồng, chị Lý a, tôi thấy chứng của con Vân Phi nhà chị chính vì chưa có bạn trai. Biệt thấy nó xã giao với ai bao giờ, thời buổi này, trai gái đều được tự do yêu đương, đằng này con Vân Phi nhà chị hình như là đứa con nít khù khờ chưa biết chi hết, thực là làm cho cha mẹ phải bận lòng! Chị tìm cho nó một bạn trai đi, tôi cam đoan với chị, cái thứ chứng kỳ quặc của nó sẽ hết thôi!

Cái chứng kỳ quặc! Trời mà biết! Nàng có bệnh tật gì nào? Nếu bảo rằng suốt ngày mải vui thú rong chơi trên núi ngoài đồng là chứng kỳ quặc, thì nàng cảm thấy suốt ngày cứ ru rú miết trong nhà mới là chứng kỳ quặc hết cỡ! Song bà mẹ lại thực thà quá đi, chỉ khư khư ghim vào đó mà cho là thiệt rồi phát rầu. Thế nên, chị hai, chị ba, chị tư đã có chồng mà phải vâng lời dò la thăm hỏi tìm một tấm chồng cho Vân Phi. Do vậy, ngày ngày, từ sáng tới tối cứ thấy mấy chị ấy hết la cà nhà tử tế này lại lân la nhà sang giàu kia, đồng thời, bà Triệu Tiền Tôn thì không ngớt tới lui, cứ dụm đầu kề tai xầm xì với mẹ. Và rồi, cái chuyện xui xẻo mười tám đời tổ tông đã phát sinh.

Ngày nọ, chị hai Vân Nghê hí hửng chạy tới, giáo đầu một câu:

- Má! Má còn nhớ Từ Chấn Á không?

- Từ Chấn Á nào?

Bà mẹ chỉ hững hờ liếc qua một cái.

- Là láng giềng với mình hồi tụi con còn tấm bé đó, cái cậu Từ Chấn Á mà ngày ngày thi trčo cây với Vân Phi ấy mà!

Bà mẹ chợt hiểu ra:

- Chính con Vân Phi đặt cho nó ngoại hiệu là "Cọp đầu chó", và nó gán cho Vân Phi cái tên "bé mắc phong" phải chăng?

- Dạ phải!

- Chẳng là nó và cả nhà đều sang Mỹ hết rồi mà? Má với bà Từ còn là chỗ bạn thân nữa kia! Đã lâu quá không được tin tức gì ráo. Vì sao con bỗng dưng nhớ tới nó?

- Con trình với má đây, má, hiện giờ Từ Chấn Á đã lấy bằng bác sĩ bên Mỹ và không bao lâu sẽ trở về Đài Loan. Anh của cậu ấy là bạn học với Lập Quần khi còn ở bên Mỹ, mới viết thư cho Lập Quần bảo rằng, để chúng ta lo liệu giúp cho cậu ấy một cô bạn gái xứng đáng, hay nói cách khác, kể như chúng ta làm mai dong cho Từ Chấn Á vậy, đấy má xem, há chẳng phải à cơ hội tốt cho Vân Phi sao?

Lập Quần lại là chồng của Vân Nghê chết dở! Ai mà để cho chàng ta rő biết thằng quỷ Từ Chấn Á! Cái thằng cọp đầu chó! Hơn nữa Vân Phi chắc mẫm còn mặc cảm với nó, bộ mặt bành bạnh, bắp thịt u nần, leo trčo, bắt phá tổ chim, đánh lộn đánh lạo mà còn ra vẻ khinh khỉnh nữa chớ! Thôi dẹp phứt nó đi! Cái thằng cọp đầu chó xui xẻo ấy! Nhưng rồi, niềm hứng thú của bà mẹ lại đến.

- Cái thằng đó... dáng vẻ ra sao rồi?

- Má đinh ninh người ta như cọp đầu chó mãi sao? Đã lớn rồi, đĩnh đạc đẹp trai lắm kia! con có ảnh đây nč, má xem đi!

Và rồi hai mẹ con dụm đầu ngắm nghía tỉ mỉ từng li từng tí, ra chiều thích thú ưng lòng lắm, chẳng khác gì tấm địa đồ kho tàng của bọn cướp biển thế kỷ thứ 18. Chiếc đầu bà mẹ gật mãi y như con chim bồ câu mổ thóc, mày nở mắt cười, miệng khen ngợi không ngớt.

- Thật không nhầm! Quả không nhầm! Đúng là không nhầm! Cậu ta về Đài Loan làm gì nhỉ?

- Cậu ta là kỹ sư một công xưởng bên nước Mỹ, công xưởng ấy lại chia một phân xưởng ở Đài Loan, đưa cậu ta về để đứng ra cáng đáng.

- Ồ, điều kiện thực không tệ, quả không tệ, đúng là không tệ!

- Con nghĩ, má, nhà mình rộng rãi lại ở ngoại thành, không khí trong lành, tội chi mình không mời cậu ta về đây ở, và như thế là có nhiều cơ hội để hai đứa chúng nó tiếp xúc... việc ắt thành thôi! Có điều, má nên bảo Vân Phi chưng diện ra vẻ nhu mì điềm đạm một tí, chẳng thế, với vẻ khật khùng của nó đó, ma nào mà dám dòm tới!

- Khi nào Từ Chấn Á về?

- Dạ cuối tháng này!

- Đã chắc thế ư?

Bà mẹ hết sức mừng rỡ.

- Má sẽ gửi ngay cho bà Từ một bức thư để kéo lại tình xưa. Với lại dọn dẹp sẵn một gian phòng, hà, nếu việc này mà thành tựu thì tốt quá xá đi! Cái ung nhọt trong lòng má mới dứt đi được!
#117
Phố Lá

<< Mỹ Quyên >>

Lá xoay tròn như múa. Lá dập dềnh như sóng. Lá ngả nghiêng như say với gió. Em thích đi về một mình trên phố ấy. Phố Lá.

Không ai đủ vu vơ để thích cái trò lãng mạn của em.

Gió se se lạnh mơ màng hát những lời hoang dã, trong trẻo đến độ em cảm thấy dù phố xá có ồn ào và bụi bặm đến mấy thì gió và lá vẫn đẹp tinh khôi như cổ tích của mùa. Phố-lá cách Phố-xá một hàng cây xà cừ. Hàng xà cừ nghiêng đầu về bên trong, lắc mình trút xuống hàng vạn vạn chiếc lá, rải ngập lún lối đi. Phía ngoài là dòng thác người, và xe cộ, và bụi bặm.

Lá neo lại trên vai và tóc em, vàng như những chiêc nơ kì diệu.

Bất chợt em nhìn thấy Hoàng d0ang cưỡi trên chiếc xe cao nhòng, khuôn mặt lãng tử và từng trải đột ngột ngoan hiền như một chú mčo con. Vì quá bất ngờ nên em cứ tròn mắt nhìn Hoàng thật lâu. Hoàng đạp xe đều đều, chậm và vu vơ như không đi đến đâu cả - như em vậy. Trên lớp, mỗi lần em và Hoàng chạm mặt nhau, hai đứa chỉ cười xòe với nhau một cái cho phải phép bạn cùng lớp, rồi Hoàng lại cuốn đi theo đám bạn ăn chơi như một cơn lốc, còn em thì chẳng bận tâm gì cả. Em nghĩ Hoàng sống ồn ào, hời hợt như đa số bọn con trai chứ chẳng sâu sắc gì đâu.

Em đi nép mình về phía hàng cây - để nghe tiếng xào xạc của lá rő hơn. Hoàng đi tít phía rìa phố Lá. Hình như cả hai đang cố tình không nhận ra nhau, hay có lẽ hai đứa không muốn ai phá vỡ khoảng riêng tĩnh lặng của mình. Tay ăn chơi và trải đời số một của lớp ấy cũng thích vu vơ đạp xe một mình trên phố Lá của em ư?

Lớp có sinh nhật Lan. Lớp phó đời sống ôm hoa và quà lên tặng. Trong tiếng vỗ tay của cả lớp có tiếng huỵch huỵch. Là Hoàng. Hoàng nhảy phóc ra bàn rồi vọt ra khỏi lớp. Sau năm phút, Hoàng bay vào lớp với ôm hoa dại tím biếc trên tay, lừng lững tiến đến bên Lan, nói ngắn ngủn :"Tặng và chúc vui". Cả lớp vỗ tay ầm ĩ. Hoàng lại nhảy về chỗ, thản nhiên như không có gì. Gã ăn chơi ngồi cạnh Hoàng, ngay bàn sau, lôi tóc em cợt nhả "Còn bé, sắp sinh nhật rồi, bé thích gì anh sẵn sàng tìm kiếm, dẫu có phải nhảy xuống vũng nước hay trčo lên ổ đất..." Em chưa kịp phản ứng đã thấy tiếng Hoàng nạt nộ "Mai là con-nhà-lành, mày làm ơn xê ra được không?". Gã kia cười lép vế. Hoàng được bọn gã nể phục như một tay anh chị. Em vừa sợ hãi cách ăn nói gồ ghề rất "đời" của Hoàng, vừa thích thú vẻ phớt bụi và ngang tàng, nhưng đôi khi em xem thường lối sống buông thả vô nghĩa của Hoàng.
Bất ngờ phố Lá mọc lên một quán cà phê mênh mang lá và cỏ. Cả những thân cây gầy guộc được uốn thành những hình thù kì dị, quằn quại như bộ mặt của sự đau đớn. Một chốn dừng chân tuyệt vời! Em chọn cho mình một chỗ gần như hoang dã nhất, đầy ắp lá và cỏ, bên cạnh một thân cây hình chú ngựa đang oằn mình tung lên phía trước. Ly cà phê đen đặc dần vơi và sự thanh thản dâng đầy. Khánh Ly đang hát-giọng hát như sự thoát xác của hồn, vừa đau đớn khắc khoải, vừa thánh thiện trác tuyệt, như đang bay lên một thế giới đoạn tuyệt với những bụi bặm toán tính rất đời thường. Một sự tĩnh tại đến tuyệt vời.

Ai đó chạm vào tóc em, rất nhẹ. Thảng thốt ngước lên, nhận ra Hoàng. "Hoàng thấy chiếc lá đậu trên tóc Mai đẹp quá. Hoàng xin về để ép plastic. OK?". Hoàng ngồi phụt xuống, chẳng cần biết em sẽ giật mình. "Mai thấy Hoàng dị lắm phải không?". "Ừ, Hoàng mà cũng thích đến đây à?"-Em dò xét. Hoàng cười phá lên làm lá cỏ như rung rinh "Ồ, thế thì Mai chưa nhận biết hết về một con người rồi". Rồi Hoàng nhìn như thôi miên vào con ngựa gầy guộc và thảm lá khô cong dưới chân. "Mai cứ tìm hiểu kĩ quán này, khắc hiểu hết về Hoàng". Sau đó cả hai cứ ngồi im lặng, không nói thêm với nhau câu gì. Đến lúc em phải ra về. Hoàng không nhúc nhích. Khói thuốc bay včo včo. Em nghe thấy tiếng Hoàng xào xạc như tiếng lá "Ra ngoài kia ồn ào và bụi bặm lắm. Chợ đời mà. Mai đi trong phố Lá ấy, đừng đi ra ngoài". Hoàng không hề biết là em đang rất xúc động.

Những ngày sau, ở trên lớp, Hoàng vẫn là một tay chọc phá cừ khôi. Hoàng đi muộn về sớm. Hoàng cười đùa ầm ĩ, cợt nhả với tất cả con gái trong lớp. Hoàng chơi bài, cá cược, nói chuyện với lũ đàn em với thứ ngôn ngữ chợ búa ghê người. Hoàng phóng xe bạt mạng với một cô bạn gái tóc ngắn trên phố. Chỉ khi chiều xuống-khoảnh khắc hàng cây nghiêng mình trút lá nhiều nhất, Hoàng lại đạp xe bên em, lặng lẽ như một chú ngựa đã mỏi gối chồn chân. Những chiếc lá đậu trên đôi vai áo thủng lỗ chỗ bụi bặm và đậu trên chiếc đầu trọc lóc "gấu" không thể tả của Hoàng-như một sự đối lập.

Lần này là lần thứ tư Hoàng đến ngồi cạnh em, đầu gục xuống ủ rũ. Hình như mỗi khi "có chuyện", Hoàng lại tìm đến bên em - giữa em và Hoàng chỉ có thể tâm sự bằng cây bút. Hoàng xé giấy xoàn xoạt, cắm cúi viết - "Sao con người ta biết rằng mình đang sống giả dối, biết rằng giả dối là không nên. Vậy mà cứ tiếp tục giả dối hả Mai?". Em vừa đọc xong, Hoàng lại rút ngay giấy, viết tiếp "Tẻ nhạt quá!Trên đời này chẳng có gì mới mẻ. Chán!". "Hoàng là con ngựa hoang không chịu sự ràng buộc của đôi bánh xe tù túng và cái dây cương của ngừơi đời. Chính vì thế mà đời đã quất cho Hoàng những vết roi thích đáng. Đau đớn lắm Mai ạ!". "Chiều nay, nhớ đợi Hoàng cùng về trên phố Lá, Mai nhé!". Cái đầu trọc lóc gối bất động trên đôi bàn tay trắng như bột. Trước mắt em là một Hoàng hiền lành, ngoan ngoãn đến tội nghiệp. Em sẽ viết gì cho Hoàng? "Hoàng oi, cuộc sống không hề tẻ nhạt! Chỉ có điều chúng ta tự làm cuộc sống tẻ nhạt mà thôi. Hoàng và Mai còn rất trẻ. Cuộc sống có rất nhiều điều lí thú. Chiều, Mai sẽ lại cùng Hoàng vềt trên phố Lá. Hãy tin rằng Mai luôn là bạn Hoàng"

Hình như Hoàng đang thổn thức.

Phố Lá hôm nay hình như xào xạc hơn bởi có tiếng hát của Hoàng. Hoàng vừa đi vừa hát, rồi vào quán cà phê, Hoàng ại hát cho em nghe rất lâu, những ca khúc của Trịnh Công Sơn đẹp như huyền thoại về một giấc mơ về tình yeu đau đớn khắc khoải. Sau đó cả hai cùng nghe nhạc cổ điển. Lại thêm một bất ngờ thú vị nữa là Hoàng thuộc tên và tác giả của từng bản nhạc. Chiếc lá hôm nào Hoàng nhặt trên tóc em, em cứ ngỡ nó bị cuốn tung vì gót chân ngựa hoang của Hoàng rồi, nhưng không, nó đã được ép plastic cẩn thận với dòng chữ xanh biếc "Cuộc sống không hề tẻ nhạt!". Hoàng đưa cho em, cười tâm đắc và gật gật đầu như hỏi "Có phải vậy không?"

Giờ, thỉnh thoảng Hoàng vẫn phóng xevùn vụt trên phố cùng cô bạn tóc ngắn và túm tụm phá phách cùng đám tay chơi trên lớp. Đó là lúc Hoàng giả dối.

Chỉ có phố Lá vẫn âm thầm xoáy lên những vũ điệu đa đoan của lòng mình. Lá xoay xoay như múa. Lá dập dềnh như sóng. Lá ngả ngiêng trên vai người yêu lá. Gió hát những lời trong trẻo sấu lắng đến dộ dù phố xá có ồn ào và bụi bặm đến mấy thì gió và lá vẫn đẹp tinh khôi như cổ tích của mùa.

Em thích đạp xe trên phố ấy-Phố Lá có quán cà phê hoang dã và có con ngựa hoang-mỗi lần mỏi gối chồn chân lại tìm đến bên em gỡ mối tâm tư như hai người tri kỉ.

Mỹ Quyên
#118
(tiếp theo )

Đứng sau bếp, hai vợ chồng chủ quán lặng người lắng nghe ba mẹ con nói chuyện mà nước mắt lăn dài.

- Bài văn đọc xong, thầy giáo nói: anh của Tiểu Thuần hôm nay thay mẹ đến dự, mời em lên phát biểu vài lời.

- Thật thế à? Thế lúc đó con nói sao?

- Bởi vì quá bất ngờ nên lúc đầu con không biết phải nói gì cả, con nói: "Cám ơn sự quan tâm và thương yêu của thầy cô đối với Tiểu Thuần. Hàng ngày em con phải đi chợ nấu cơm nên mỗi khi tham gian hoạt động đoàn thể gì đó nó đều phải vội vã về nhà, điều này gây không ít phiền toái cho mọi người. Vừa rồi khi em con đọc bài văn thì trong lòng con cảm thấy sự xấu hổ nhưng đó là sự xấu hổ chân chính. Mấy năm nay mẹ chỉ gọi một bát mì, đó là cả một sự dũng cảm. Anh em chúng con không bao giờ quên được... Anh em con tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa, quan tâm chăm sóc mẹ nhiều hơn. Cuối cùng con nhờ các thầy cô quan tâm giúp đỡ cho em con".

Ba mẹ con nắm tay nhau, vỗ vai động viên nhau, vui vẻ cùng nhau ăn hết tô mì đón năm mới rồi trả 300 đồng, nói câu cám ơn vợ chồng chủ quán, cúi chào và ra về. Nhìn theo ba mẹ con, vợ chồng ông chủ quán nói với theo:

- Cám ơn! Chúc mừng năm mới!

Lại một năm nữa trôi qua. Bắc Hải Đình vào lúc 9g tối, bàn số hai được đặt một tấm giấy "Đã đặt chỗ" nhưng ba mẹ con vẫn không thấy xuất hiện. Năm thứ hai rồi thứ ba, bàn số hai vẫn không có người ngồi. Ba mẹ con vẫn không thấy trở lại. Việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn như mọi năm, toàn bộ đồ đạc trong tiệm được thay đổi, bàn ghế được thay mới nhưng bàn số hai thì được giữ lại y như cũ.

"Việc này có ý nghĩa như thế nào?". Nhiều người khách cảm thấy ngạc nhiên khi nhìn thấy cảnh này nên đã hỏi. Ông bà chủ liền kể lại câu chuyện bát mì cho mọi người nghe. Cái bàn cũ kia được đặt ngay chính giữa, đó cũng là một sự hy vọng một ngày nào đó ba vị khách kia sẽ quay trở lại, cái bàn này sẽ dùng để tiếp đón họ.

Bàn số hai "cũ" trở thành "cái bàn hạnh phúc", mọi người đều muốn thử ngồi vào cái bàn này. Rồi rất nhiều lần 31-12 đã đi qua. Lại một ngày 31-12 đến. Các chủ tiệm lân cận Bắc Hải Đình sau khi đóng cửa đều dắt người nhà đến Bắc Hải Đình ăn mì. Họ vừa ăn vừa chờ tiếng chuông giao thừa vang lên. Sau đó, mọi người đi bái thần, đây là thói quen năm, sáu năm nay.

Hơn 9g30 tối, trước tiên vợ chồng ông chủ tiệm cá đem đến một chậu cá còn sống. Tiếp đó, những người khác đem đến nào là rượu, thức ăn, chẳng mấy chốc đã có khoảng ba, bốn chục người. Mọi người rất vui vẻ. Ai cũng biết lai lịch của bàn số hai.

Không ai nói ra nhưng thâm tâm họ đang mong chờ giây phút đón mừng năm mới. Người thì ăn mì, người thì uống rượu, người bận rộn chuẩn bị thức ăn... Mọi người vừa ăn, vừa trò chuyện, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyện nhà bên có thêm một chú nhóc nữa. Chuyện gì cũng tạo thành một chuỗi câu chuyện vui vẻ. Ở đây ai cũng coi nhau như người nhà.

Đến 10g30, cửa tiệm bỗng nhiên mở ra nhč nhẹ, mọi người trong tiệm liền im bặt và nhìn ra cửa. Hai thanh niên mặc veston, tay cầm áo khoác bước vào, mọi người trong quán thở phào và không khí ồn ào náo nhiệt trở lại.

Bà chủ định ra nói lời xin lỗi khách vì quán đã hết chỗ thì đúng lúc đó một người phụ nữ ăn mặc hợp thời trang bước vào, đứng giữa hai thanh niên. Mọi người trong tiệm dường như nín thở khi nghe người phụ nữ ấy nói chầm chậm:

- Làm ơn... làm ơn cho chúng tôi ba bát mì được không?

Gương mặt bà chủ chợt biến sắc. Đã mười mấy năm rồi, hình ảnh bà mẹ trẻ cùng hai đứa con trai chợt hiện về và bây giờ họ đang đứng trước mặt bà đây. Đứng sau bếp, ông chủ như mụ người đi, giơ tay chỉ vào ba người khách, lắp bắp nói:

- Các vị... các vị là...

Một trong hai thanh niên tiếp lời:

- Vâng! Vào ngày cuối năm của mười bốn năm trước đây, ba mẹ con cháu đã gọi một bát mì, nhận được sự khích lệ của bát mì đó, ba mẹ con cháu như có thêm nghị lức để sống. Sau đó, ba mẹ con cháu đã chuyển đến sống ở nhà ông bà ngoại ở Tư Hạ. Năm nay cháu thi đỗ vào trường y, hiện đang thực tập tại khoa nhi của bệnh viện Kinh Đô. Tháng tư năm sau cháu sẽ đến phục vụ tại bệnh viện tổng hợp của Trát Hoảng. Hôm nay, chúng cháu trước là đến chào hỏi bệnh viện, thuận đường ghé thăm mộ của ba chúng cháu. Còn em cháu mơ ước trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất Nhật Bản không thành, hiện đang là nhân viên của Ngân hàng Kinh Đô. Cuối cùng, ý định nung nấy từ bao lâu nay của chúng cháu là hôm nay, ba mẹ con cháu muốn đến chào hỏi hai bác và ăn mì ở Bắc Hải Đình này.

Ông bà chủ quán vừa nghe vừa gật đầu mà nước mắt ướt đẫm mặt. Ông chủ tiệm rau ngồi gần cửa ra vào đang ăn đầy miệng mì, vội vã nhả ra, đứng dậy nói:

- Này, ông bà chủ, sao lại thế này? Không phải là ông bà đã chuẩn bị cả mười năm nay để có ngày gặp mặt này đó sao? Mau tiếp khách đi chứ! Mau lên!

Bà chủ như bừng tỉnh giấc, đập vào vai ông hàng rau, cười nói:

- Ồ phải... Xin mời! Xin mời! Nào bàn số hai cho ba bát mì.

Ông chủ vội vàng lau nước mắt trả lời:

- Có ngay. Ba bát mì.

- o O o -

Thật ra cái mà ông bà chủ tiệm bỏ ra không có gì nhiều lắm, chỉ là vài vắt mì, vài câu nói chân thành mang tính khích lệ, động viên chúc mừng. Với xã hội năng động ngày nay, con người dường như có một chút gì đó lạnh lùng, nhẫn tâm.
------

Nhưng từ câu chuyện này, tôi đi đến kết luận rằng: chúng ta không nên chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh xung quanh, chỉ cần bạn có một chút quan tâm dành cho người khác thì bạn có thể đem đến niềm hạnh phúc cho họ rồi. Chúng ta không nên nhỏ nhoi ích kỷ bởi tôi tin trong mỗi chúng ta đều ẩn chứa một tấm lòng nhân ái. Hãy mở kho tàng ấy ra và thắp sáng nó lên dù chỉ là một chút ánh sáng yếu ớt, nhưng trong đêm đông giá rét thì nó có thể mang lại sự ấm áp cho mọi người.

Câu chuyện này xuất hiện làm xúc động không ít độc giả Nhật Bản. Có người nhận xét rằng: "Đọc xong câu chuyện này không ai không rơi nước mắt". Đây chỉ là lời nhận xét mang tính phóng đại một chút nhưng nó không phải là không thực tế. Quả thật, nhiều người đọc xong câu chuyện đã phải rơi lệ, chính sự quan tâm chân thành và lòng nhân hậu trong câu chuyện đã làm cho họ phải xúc động.

Hết
#119
CÂU CHUYỆN BÁT MĚ



Trong cuộc sống ngày nay, xin đừng quên rằng còn tồn tại lòng nhân ái. Đây là một câu chuyện có thật, chúng tôi gọi là "Câu chuyện bát mì". Chuyện xảy ra cách đây năm mươi năm vào ngày 31-12, một ngày cuối năm tại quán mì Bắc Hải Đình, đường Trát Hoảng, Nhật Bản.

Đêm giao thừa, ăn mì sợi đón năm mới là phong tục tập quán của người Nhật, cho nên đến ngày đó công việc làm ăn của quán mì rất phát đạt. Ngày thường, đến chạng vạng tối trên đường phố hãy còn tấp nập ồn ào nhưng vào ngày này mọi người đều lo về nhà sớm hơn một chút để kịp đón năm mới.

Vì vậy đường phố trong phút chốc đã trở nên vắng vẻ. Ông chủ Bắc Hải Đình là một người thật thà chất phác, còn bà chủ là một người nhiệt tình, tiếp đãi khách như người thân. Đêm giao thừa, khi bà chủ định đóng cửa thì cánh cửa bị mở ra nhč nhẹ, một người phụ nữ trung niên dẫn theo hai bé trai bước vào.

Đứa nhỏ khoảng sáu tuổi, đứa lớn khoảng 10 tuổi. Hai đứa mặc đồ thể thao giống nhau, còn người phụ nữ mặc cái áo khoác ngoài lỗi thời.

- Xin mời ngồi!

Nghe bà chủ mời, người phụ nữ rụt rč nói:

- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?

Phía sau người phụ nữ, hai đứa bé đang nhìn chăm chú.

- Đương nhiên... đương nhiên là được, mời ngồi vào đây.

Bà chủ dắt họ vào bàn số hai, sau đó quay vào bếp gọi to:

- Cho một bát mì.

Ba mẹ con ngồi ăn chung một bát mì trông rất ngon lành, họ vừa ăn vừa trò chuyện khe khẽ với nhau.

- Ngon quá - thằng anh nói.

- Mẹ, mẹ ăn thử đi - thằng em vừa nói vừa gắp mì đưa vào miệng mẹ.

Sau khi ăn xong, người phụ nữ trả một trăm năm mươi đồng. Ba mẹ con cùng khen: "Thật là ngon! Cám ơn!" rồi cúi chào và bước ra khỏi quán.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ - ông bà chủ cùng nói.

Công việc hàng ngày bận rộn, thế mà đã trôi qua một năm. Lại đến ngày 31-12, ngày chuẩn bị đón năm mới. Công việc của Bắc Hải Đình vẫn phát đạt. So với năm ngoái, năm nay có vẻ bận rộn hơn. Hơn mười giờ, bà chủ toan đóng cửa thì cánh cửa lại bị mở ra nhč nhẹ. Bước vào tiệm là một người phụ nữ dẫn theo hai đứa trẻ. Bà chủ nhìn thấy cái áo khoác lỗi thời liền nhớ lại vị khách hàng cuối cùng năm ngoái.

- Có thể... cho tôi một... bát mì được không?

- Đương nhiên... đương nhiên, mời ngồi!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai như năm ngoái, vừa nói vọng vào bếp:

- Cho một bát mì.

Ông chủ nghe xong liền nhanh tay cho thêm củi vào bếp trả lời:

- Vâng, một bát mì!

Bà chủ vào trong nói nhỏ với chồng:

- Này ông, mình nấu cho họ ba bát mì được không?

- Không được đâu, nếu mình làm thế chắc họ sẽ không vừa ý.

Ông chủ trả lời thế nhưng lại bỏ nhiều mì vào nồi nước lčo, ông ta cười cười nhìn vợ và thầm nghĩ: "Trông bà bề ngoài khô khan nhưng lòng dạ cũng không đến nỗi nào!".

Ông làm một tô mì to thơm phức đưa cho bà vợ bưng ra. Ba mẹ con ngồi quanh bát mì vừa ăn vừa thảo luận. Những lời nói của họ đều lọt vào tai hai vợ chồng ông chủ quán.

- Thơm quá! - Năm nay vẫn được đến Bắc Hải Đình ăn mì thật là may mắn quá! - Sang năm nếu được đến đây nữa thì tốt biết mấy!

Ăn xong, trả một trăm năm mươi đồng, ba mẹ con ra khỏi tiệm Bắc Hải Đình.

- Cám ơn các vị! Chúc năm mới vui vẻ!

Nhìn theo bóng dáng ba mẹ con, hai vợ chồng chủ quán thảo luận với nhau một lúc lâu. Đến ngày 31-12 lần thứ ba, công việc làm ăn của Bắc Hải Đình vẫn rất tốt, vợ chồng ông chủ quán bận rộn đến nỗi không có thời gian nói chuyện.

Đến 9g30 tối, cả hai người đều cảm thấy trong lòng có một cảm giác gì đó khó tả. Đến 10 giờ, nhân viên trong tiệm đều đã nhận bao lì xì và ra về. Ông chủ vội vã tháo các tấm bảng trên tường ghi giá tiền của năm nay là "200đ/bát mì" và thay vào đó giá của năm ngoái "150đ/bát mì". Trên bàn số hai, ba mươi phút trước bà chủ đã đặt một tờ giấy "Đã đặt chỗ".

Đúng 10g30, ba mẹ con xuất hiện, hình như họ cố chờ khách ra về hết rồi mới đến. Đứa con trai lớn mặc bộ quần áo đồng phục cấp hai, đứa em mặc bộ quần áo của anh, nó hơi rộng một chút, cả hai đứa đều đã lớn rất nhiều.

- Mời vào! Mời vào! - bà chủ nhiệt tình chào đón.

Nhìn thấy khuôn mặt tươi cười của bà chủ, người mẹ chậm rãi nói:

- Làm ơn nấu cho chúng tôi... hai bát mì được không?

- Được chứ, mời ngồi bên này!

Bà chủ lại đưa họ đến bàn số hai, nhanh tay cất tờ giấy "Đã đặt chỗ" đi, sau đó quay vào trong la to: "Hai bát mì".

- Vâng, hai bát mì. Có ngay.

Ông chủ vừa nói vừa bỏ ba phần mì vào nồi. Ba mẹ con vừa ăn vừa trò chuyện, dáng vẻ rất phấn khởi. Đứng sau bếp, vợ chồng ông chủ cũng cảm nhận được sự vui mừng của ba mẹ con, trong lòng họ cũng cảm thấy vui lây.

- Tiểu Thuần và anh lớn này, hôm nay mẹ muốn cảm ơn các con!

- Cảm ơn chúng con? Tại sao ạ?

- Chuyện là thế này: vụ tai nạn xe hơi của bố các con đã làm cho tám người bị thương, công ty bảo hiểm chỉ bồi thường một phần, phần còn lại chúng ta phải chịu, vì vậy mấy năm nay mỗi tháng chúng ta đều phải nộp năm mươi ngàn đồng.

- Chuyện đó thì chúng con biết rồi - đứa con lớn trả lời.

Bà chủ đứng bên trong không dám động đậy để lắng nghe.

- Lẽ ra phải đến tháng ba năm sau chúng ta mới nộp hết nhưng năm nay mẹ đã nộp xong cả rồi!

- Hả, mẹ nói thật đấy chứ?

- Ừ, mẹ nói thật. Bởi vì anh lớn nhận trách nhiệm đi đưa báo, còn Tiểu Thuần giúp mẹ đi chợ nấu cơm làm mẹ có thể yên tâm làm việc, công ty đã phát cho mẹ một tháng lương đặc biệt, vì vậy số tiền chúng ta còn thiếu mẹ đã nộp hết rồi.

- Mẹ ơi! Anh ơi! Thật là tốt quá, nhưng sau này mẹ cứ để con tiếp tục nấu cơm nhé.

- Con cũng tiếp tục đi đưa báo. Tiểu Thuần, chúng ta phải cố gắng lên!

- Mẹ cám ơn hai anh em con nhiều!

- Tiểu Thuần và con có một bí mật chưa nói cho mẹ biết. Đó là vào một ngày chủ nhật của tháng mười một, trường của Tiểu Thuần gửi thư mời phụ huynh đến dự một tiết học. Thầy giáo của Tiểu Thuần còn gửi một bức thư đặc biệt cho biết bài văn của Tiểu Thuần đã được chọn làm đại diện cho Bắc Hải đảo đi dự thi văn toàn quốc. Con nghe bạn của Tiểu Thuần nói mới biết nên hôm đó con đã thay mẹ đến dự.

- Có thật thế không? Sau đó ra sao?

- Thầy giáo ra đề bài: "Chí hướng và nguyện vọng của em là gì?", Tiểu Thuần đã lấy đề tài bát mì để viết và được đọc trước tập thể nữa chứ. Bài văn được viết như sau: "Ba bị tai nạn xe mất đi để lại nhiều gánh nặng. Để gánh vác trách nhiệm này, mẹ phải thức khuya dậy sớm để làm việc". Đến cả việc hàng ngày con phải đi đưa báo, em cũng viết vào bài nữa. Lại còn: "Vào tối 31-12, ba mẹ con cùng ăn một bát mì rất ngon. Ba người chỉ gọi một tô mì, nhưng hai vợ chồng bác chủ tiệm vẫn cám ơn và còn chúc chúng tôi năm mới vui vẻ nữa. Lời chúc đó đã giúp chúng tôi có dũng khí để sống, khiến cho gánh nặng của ba để lại nhẹ nhàng hơn". Vì vậy Tiểu Thuần viết rằng nguyện vọng của nó là sau này mở một tiệm mì, trở thành ông chủ tiệm mì lớn nhất ở Nhật Bản, cũng sẽ nói với khách hàng của mình những câu như: "Cố gắng lên! Chúc hạnh phúc! Cám ơn!".
#120
Khi tiếng Amen cuối cùng được đọc lên, tất cả cùng đứng dậy, hơi tê người một chút . Mammy gượng đứng dậy với sự giúp đỡ của Teena và Rosa, Pork lấy cuộn mồi lửa trên kệ, đốt đčn lên, rồi bước ra phòng ngoài . Đối diện với cầu thang là tủ đựng chén bát bằng gỗ hồ đào, vì quá lớn nên không sử dụng được trong phòng ăn. Bên trên mặt tủ có đặt nhiều đčn và một dãy chúc đài cắm dẵn nến . Pork thắp xong một ngọn đčn với ba ngọn nến rồi với vẻ trịnh trọng của một ngự tiền thị vệ trong nội cung, soi đčn cho đức Vua cùng Hoàng hậu về thư phòng, dẫn đoàn người lên thang, nâng cao ngọn đčn lên khỏi đầu . Ellen nắm vịn Gerald bước theo ông, mấy cô gái, mỗi cô cầm một chúc đài bước theo sau.
Scarlett về phòng, đặt giá nến lên nóc tủ kéo và lục lọi trong cái tủ ngầm ở tường kiếm bộ áo khiêu vũ cần phải khâu lại .
Kẹp áo trong tay, nàng im lặng băng qua phòng ngoài . Cửa phòng của cha mẹ vẫn còn hé mở . Nàng sắp sửa gő cửa thì bỗng nghe giọng nói thật thấp nhưng nghiêm nghị của Ellen:
− Ông O'Hara, ông phải cho Jonas Wilkerson nghỉ việc .
Gerald to tiếng:
− Rồi tôi sẽ tìm đâu ra một đứa quản gia khác, không lường gạt của tôi lấy một xu?
− Phải đuổi nó lập tức, ngay sáng mai. Sam khổng lồ là thằng cai giỏi, nó có thể làm thế công việc cho đến khi ông mướn được người quản gia khác .
Giọng Gerald vang rő :
− A ha ! Tôi hiểu rồi, thì ra cái thằng Jonas xứng đáng của tôi đã thổi phình cái bụng ...
− Phải đuổi hắn ngay.
Scarlett nghĩ thầm :
− Thì ra Jonas là cha của đứa bé con Emmie Slaterry. Ồ, đúng rồi, còn đoán xa đoán gần gì nữa đối với một tên Yankee và một đứa con gái da trắng đốn mạc .
Cẩn thận chờ cho tiếng càu nhàu của cha mình lắng xuống, Scarlett gő cửa, trao cho mẹ cái áo rồi về phòng .
Trong lúc cởi áo ra và tắt nến, nàng phác họa một chương trình làm việc với đủ mọi chi tiết cho ngày mai. Đó chỉ là một chương trình đơn giản, rất hợp với đức tính của Gerald, nghĩa là rất quả quyết . Nàng không lơi mắt trước mục tiêu và chỉ nghĩ đến những bước trực tiếp nhứt để đạt được thành quả .
Trước tiên, nàng sẽ làm bộ "rất kiêu hãnh" như Gerald đã dạy . Ngay lúc đến Twelve Oaks nàng sẽ làm như tươi vui nhứt, không ai có thể ngờ là nàng đang đau xót về chuyện Ashley với Melanie. Nàng sẽ làm dáng với tất cả mọi người . Điều đó hơi tàn nhẫn đối với Ashley, nhưng nó sẽ làm cho chàng khao khát nàng hơn, nàng sẽ không bỏ qua một người đàn ông nào còn trong tuổi kén vợ . Từ Frank Kennedy râu đỏ, già xọm - kẻ trồng cây si Suellen - cho tới Charles Hamilton rụt rč mắc cở và trầm lặng, em của Melanie. Họ sẽ vây quanh nàng như con ong vầy quanh tổ, và Ashley sẽ rời Melanie để nhập bọn với những kẻ ái mộ nàng . Rồi nàng sẽ tìm cách nói chuyện riêng với Ashley vài phút, xa đám đông. Nàng hy vọng mọi việc sẽ xảy ra êm thấm và nếu không có thể sẽ khó khăn hơn. Và nếu Ashley không ngỏ lời trước thì chính nàng sẽ làm điều đó .
Cuối cùng, khi cả hai đã hoàn toàn riêng rẽ, chàng sẽ nhớ ngay tới hình ảnh những gã đàn ông mới chen lấn quanh nàng và Ashley sẽ cảm xúc hơn nữa với sự kiện tất cả những kẻ ấy đều ao ước chiếm được nàng . Và nét buồn thảm pha lẫn thất vọng của hôm nọ sẽ hiện lên ở mắt chàng . Bấy giờ nàng sẽ làm cho chàng khoan khoái trở lại bằng cách để cho chàng thấy nàng vẫn yêu thích chàng hơn mọi đàn ông trên thế giới . Và khi thú nhận điều đó, nàng sẽ làm ra khiêm tốn, dịu dàng và hàng ngàn phương cách khác nữa . Dĩ nhiên, nàng sẽ thực hiện tất cả những việc đó trong phạm vi của phụ nữ đoan trang. Nàng sẽ không mơ mộng mà nói một cách trơ tráo là yêu chàng, đó là một việc không đưa tới thành công. Nhưng chọn cách nào để nói vẫn là một chi tiết chẳng làm nàng bối rối bao nhiêu. Từ trước, nàng đã sắp xếp được những hoàn cảnh tương tự thì nàng vẫn có thể lại làm như thế dễ dàng .
Nằm dài trên giường, đắm mình trong ánh trăng, Scarlett hình dung suốt cảnh ấy . Nàng tưởng tượng tới sự ngạc nhiên và hạnh phúc hiện rő trên mặt Ashley khi nàng xác định là nàng thật lòng yêu chàng và nàng sẽ được nghe những lời chàng phải nói để cầu hôn.
Tự nhiên là nàng sẽ trả lời rằng nàng không thể nghĩ tới chuyện kết hôn với một người đàn ông đã đính ước với một cô gái khác, nhưng chàng sẽ cố van nài và nàng sẽ làm như bị thuyết phục . Kế đó, cả hai cùng quyết định trốn đi Jonesboro ngay xế trưa hôm ấy và ...
Ủa ! Trong đêm mai vào giờ nầy nàng có thể đã là bà Ashley Wilkes !
Scarlett ngồi bật dậy trong vòng tay ôm gối và trong lúc lâu tràn ngập hạnh phúc, nàng thấy mình đã là bà Ashley Wilkes - vợ của Ashley ! Nhưng một cảm giác lạnh buốt bỗng xua tới . Nếu mọi việc không tiến hành theo một chiều thuận lợi ? Nếu Ashley không khẩn cầu nàng trốn đi với chàng ? Nàng xua đuổi một cách quả quyết tư tưởng đó ra khỏi óc .
"Mình sẽ không nghĩ tới chuyện đó bây giờ, nó sẽ làm mình rối trí lên mất . Chẳng có lý do gì mọi việc sẽ không xảy ra theo chiều hướng mong muốn của mình, nếu chàng yêu mình . Và mình biết chàng phải yêu mình ."
Nàng ngẩng càm lên, và đôi mắt xanh viền mi đen lấp lánh ánh trăng, Ellen chưa bao giờ nói với nàng rằng điều ước mơ và sự thành tựu là hai việc rất khác nhau. Cuộc sống chưa dạy nàng rằng kẻ thắng cuộc đua không phải chỉ là những người mau nhứt . Nàng nằm xuống trong ánh bạc với lòng can đảm vượt lên, và phác họa những dự định của một cô gái 16 tuổi, mà cuộc đời thật hoàn mỹ, đến nỗi thất bại chỉ là một chuyện không tưởng, còn một cái áo đẹp hay một làn da mịn màng mới là khí giới để chiến thắng số phận .




hết: Chương IV, xem tiếp: Chương V

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội