Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Messages - vitconhocve

#91

Nhớ Mẹ

thơ Miên Thụy nhạc Cao Ngọc Dung


Mỗi lần nghe khúc hát
Lại thấy thương mẹ nhiều
Con một đời lầm lủi
Dòng nước mắt quạnh hiu

Biết làm sao mẹ hỡi
Một kiếp người lưu vong
Vẫn nhớ thương về mẹ
Vẫn nước mắt thành dòng

Mẹ ơi con lại khóc
Như ngày đầu bé thơ
Làm sao khô nước mắt
Mỗi đêm con nằm mơ

Vai mẹ giờ thêm gầy
Gánh đời nặng trên vai
Mẹ ơi con của mẹ
Đau khổ cả hình hài

Con sẽ về bên mẹ
Lau khô dòng lệ buồn
Đến bao giờ mẹ nhỉ
Nước mắt đừng rơi tuôn


http://www.taongo.net/forum/topic.asp?TOPIC_ID=3617&whichpage=5
#92
   

    MẸ

    Đã lâu lắm con không về thăm mẹ
    Biết mẹ buồn và nhắc mãi tên con
    Nói gì đây khi cách trở đôi đường
    Và con vẫn miệt mài nơi quê lạ

    Ba mươi năm, một dòng trôi vất vả
    Con ra đi khi tóc vẫn xanh màu
    Mộng ước đầy tay vẽ chuyện mai sau
    Con mong có một ngày về bên mẹ

    Rồi cứ thế dòng đời không ngừng nghỉ
    và cuộc đời không đẹp những ước mơ
    Ba mươi năm mẹ mòn mỏi mong chờ
    Màu hy vọng uá dần theo màu tóc

    Mẹ ơi, xin tha tội đứa con không tròn hiếu
    Công biển trời mẹ vất vả cưu mang
    Chưa một lần đền trọn nghĩa dưỡng sanh
    Chưa trao mẹ một niềm vui trọn vẹn

    Hôm nay xứ người, ngày lễ mẹ
    Con làm sao trao mẹ một bó hoa ?
    Chỉ biết ghi đây đôi dòng chữ nhạt nhòa
    Là chút nhớ con gửi về bên mẹ

            Vũ Quyên

http://chimviet.free.fr/23/vqyt067.htm
#93
Cả cuộc đời mẹ vất vả vì con
Từ thuở ấu thơ cho đến giờ khôn lớn
Khi bước chân con không còn chập chững
Gánh nước mỗi ngày mẹ như thấy nặng hơn.

Chẳng có gì so được tình thương
Của mẹ dành cho con như đất dành cho cây sự sống
Dẫu biển kia có sâu có rộng
Sánh chi bằng ở mẹ tấm lòng tiên.

Dòng sữa ngọt ngào theo tháng năm con lớn lên
Mẹ chăm chút cho con từng miếng ăn giấc ngủ
Những lúc ngu ngơ con đâu có hiểu
Mẹ đã vì con mà thành túng thiếu
Chiếc áo vai sờn đạm bạc bữa cơm rau.

Con chưa bao giờ thức trọn một đêm thâu
Những sáng mùa đông con chưa một lần dậy sớm
Để nhìn thấy ngoài trời từng cơn gió lớn
Quẩy quang gánh hàng nặng lầm lũi mẹ đi.

Mỗi lần con lên tỉnh dự thi
Là đêm đó mẹ ở nhà thao thức
Dẫu trong cuộc sống nhiều lúc con làm mẹ buồn lòng đôi chút
Con biết rằng mẹ vẫn thương con

Có tình thương nào có thể so sánh hơn
Và suốt đời như tình thương của mẹ
Nên dẫu trên đời này còn bao lời hay hơn thế
Con cũng chỉ một lời thầm gọi: Mẹ ơi!

Triệu Tử Long ST
#94
"Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ"

Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

Con sẽ không đợi một ngày kia
có người cài cho con lên áo một bông hồng
mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng
hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Những bài thơ chất ngập tâm hồn
đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?

Hôm nay...
anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
ngã nón đứng chào xe tang qua phố
ai mất mẹ?
sao lòng anh hoảng sợ
tiếng khóc kia bao lâu nữa
của mình?
Bài thơ này xin thắp một bình minh
trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
bài thơ như một nụ hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày
sẽ tới !

1986
Đỗ Trung Quân
#95
Thương về quê mẹ

                                    tác giả: Việt Dương Nhân



                     Thương Về Quê Mẹ

            Ði đâu ? Ði đến nơi nào ?
            Miệng cười tươi thắm mắt trào lệ tuôn
            Ðường đời bước mãi không suông
            Mỏng manh như chỉ treo chuông đầu ghềnh

            Sống như gió cuốn bập bềnh
            Bao nhiêu gai nhọn chênh chênh giữa đường
            Ai nào thấu kiếp đoạn trường
            Vì sao viễn xứ mười phương lạc loài !


            Quê hương xa tít dặm đoài
            Ngàn trùng cách biệt vọng hoài cố hương
            Bao nhiêu chất chứa tình thương
            Thương về quê Mẹ đêm trường xót xa.


                                                 Việt Dương Nhân


            (Viết trong những ngày đen tối. Tại đường Vaugirard
            Paris 15ème, đêm 03-03-1979)
#96
@ chị Ly. Chân giò hầm hơi bị bổ đấy  :bb:
#97
Anh Tú trả lời gần đúng rồi mà k cố à. Chân không thật mà, làm gì có dép. Dễ quá rồi này.
#98
Bình thường thì người ta vẫn đòi con gái, con trai.

Đọc để thấy sau này mình cũng là mẹ, cũng là bố, sinh con ra, khoẻ mạnh bình thường đã là món quà quý giá. Con đẹp, con ngoan bố mẹ mới tuyệt vời.
#99
Vui buồn thụ tinh trong ống nghiệm

Với nhiều người khi tìm đến phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, việc để có được một đứa con là cả hành trình gian khổ. Đủ mọi trạng thái tình cảm: khao khát, hy vọng, mong đợi, vui sướng, thất vọng, tuyệt vọng, đau đớn...

Câu chuyện của một người phụ nữ trong cuộc dưới đây là hành trình đầy nước mắt và nụ cười của người đi tìm cho mình một đứa con bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm...

... Tôi đã vài lần đề cập chuyện đi làm thụ tinh trong ống nghiệm với anh, nhưng anh ậm ừ nên tôi cũng bỏ lửng, rồi bị công việc lôi đi. Cho tới sau một đợt stress nặng, tôi khóc như mưa, quyết liệt đòi làm mới vỡ lẽ anh bị một "nỗi sợ rất đàn ông": Sợ không có tinh trùng.

Tôi đã bước sang tuổi 40. Tôi thường trốn tránh những ngày lễ thiếu nhi, tết trung thu, những cuộc họp mặt gia đình, ở cơ quan có dắt theo trẻ con. Ngay cả xem tivi cũng không dám mở chương trình thiếu nhi.

Chồng tôi đã bước sang tuổi 50, ngày hai buổi thầm lặng đi về, xem chừng mỏi mệt. Căn nhà hầu như không có tiếng người.

Ngồi chờ khám bệnh hiếm muộn, vô sinh.

Thỉnh thoảng em của chồng có đưa vợ con sang chơi. Thằng bé 5 tuổi chạy loanh quanh khắp nơi. Khi họ về rồi, sự im lặng như được nhân lên, bầu không khí gần như đặc quánh.

Tôi bảo cứ đi xét nghiệm mới biết, đâu thể căn cứ vào mắt thường nhưng anh cứ chần chừ. Tôi đã một mình đến Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) làm hồ sơ.

Cầm cái lọ và tờ giấy xét nghiệm về, tôi đặt lên bàn làm việc của anh, nói giọng chắc nịch: "Em đã đăng ký rồi, người ta phải đợi cả năm trời mới được làm, còn em nhờ quen biết mà được cho làm ngay. Nếu mình không làm lúc này, tuổi càng lớn càng khó".

Đó là tôi nói xạo với anh, chứ bác sĩ nói phải sắp hàng chờ, còn nếu muốn thu ngắn thời gian chờ đợi thì chọn loại dịch vụ, đóng thêm 3 triệu đồng và làm đơn gửi ban giám đốc bệnh viện, trình bày lý do xin được làm sớm.

Thấy anh có vẻ xuôi xuôi, để tăng thêm hiệu quả, tôi nói: "Anh thử giùm em đi, nếu không được cũng đâu có sao". Thời điểm nộp mẫu tinh trùng cũng nghiệt, được cố định chỉ có hai lần trong ngày và đều trong giờ hành chính.

Có thể chọn một trong hai cách: Đến bệnh viện để lấy hoặc lấy ở nhà. Cách nào cũng có cái hay, cái dở. Lấy ở bệnh viện không sợ khâu bảo quản, nhưng mấy cái phòng để dành cho chuyện tế nhị này nhỏ xíu, nằm ngay trong khu vực ồn ào, bên ngoài luôn có người sắp hàng chờ đến lượt.

Ông xã tôi chọn ngay cách thứ hai. Tôi dặn anh tỉ mỉ cách lấy để không làm ảnh hưởng tới kết quả như phải rửa tay sạch, không sát trùng lọ đựng và để lại cho anh tờ giấy hướng dẫn một số động tác kỹ thuật bệnh viện phát cho.

Quan trọng nhất là khi lấy mẫu xong phải mang ngay tới nộp cho xét nghiệm trong vòng nửa giờ, nếu trễ hơn là hỏng. Mãi mấy ngày sau, tôi hỏi, câu đầu tiên anh nói là: "Luýnh quýnh quá, anh làm đổ mất cái lọ rồi". Suýt nữa tôi cáu lên, sau đó anh nói đã trở lại Từ Dũ xin cái lọ khác, lấy mẫu đem nộp lại rồi.

Tôi nôn nóng hỏi: "Kết quả đâu?", anh rụt rè đưa ra một tờ giấy. Nghĩ cũng buồn cười cho cái gọi là tự ái đàn ông, chuyện lớn lao như đầu tư kinh doanh có thể quyết định dễ dàng, nhưng lại không dám đối mặt với một kết quả xét nghiệm.

"Anh bị thiếu số lượng tinh trùng và cả chất lượng. Chắc không làm được rồi", giọng anh nhuốm vẻ thiểu não.

Tôi nói chắc như đinh đóng cột là được, vì tôi đã được bác sĩ tư vấn rồi. Vậy là coi như xong bước đầu tiên. Phần anh vậy là tạm xong. Trong khi tôi còn phải đối mặt với một quá trình rất dài và gian nan sắp tới.

Những ngày sau đó, hầu như mỗi ngày tôi đều phải đến bệnh viện, có ngày phải đến hai lần để làm các xét nghiệm, lấy kết quả, nghe bác sĩ tư vấn, chích thuốc...

Chuyện chờ đợi là thường xuyên, vì vậy những người đồng cảnh chúng tôi có rất nhiều dịp để hỏi han chuyện của nhau.

Tôi làm quen và nói chuyện với chị Nghĩa, một chủ vựa trái cây ở An Giang. Chị 39 tuổi, gương mặt khá ưa nhìn.

Tôi há hốc miệng khi nghe nói chị đã làm tới lần thứ năm. Hai lần đầu không thành công, lần thứ ba bác sĩ tư vấn chị nên xin trứng. Tìm mãi mới được một đứa cháu họ đáp ứng đủ điều kiện, đã có chồng và con, tuổi 20-30.

Chị nói: "Mình đã giải thích với đứa cháu hết rồi, bác sĩ đã dặn không được gần chồng trong suốt thời gian chích thuốc kích thích buồng trứng, vậy mà tới khi siêu âm phát hiện nó có thai, coi như tiêu mười mấy triệu đồng của mình".

Lần thứ tư, chị chuyển sang Bệnh viện Phụ sản quốc tế để coi có hên hơn không. Vẫn thất bại. Chị quay lại Bệnh viện Từ Dũ. Chị nhắc đi nhắc lại: "Lần này là lần cuối cùng, được hay không được gì cũng ngưng". Nhưng rồi chính chị rốt cuộc cũng vẫn làm tiếp tục .

Nghe chuyện chị Nghĩa tôi lại thêm sợ. Nhất là khi chị cho biết ngay chính bác sĩ cũng không thể giải thích được tại sao chị không thể đậu thai. Trong số khoảng 15 người cùng làm thụ tinh trong ống nghiệm đợt này với tôi, có khá nhiều người đã làm lần thứ hai.

"Tiền công" cho bác sĩ chỉ 7-10 triệu đồng, nặng nhất là tiền thuốc. Cứ 3-4 ngày mua một đợt thuốc, mỗi lần mua 5-6 triệu đồng. Cầm trên tay một cọc tiền có thể xài trong cả năm chỉ đổi lấy mấy ống thuốc nhỏ xíu. Tùy theo đáp ứng thuốc hay không, chi phí 10-40 triệu đồng.

Lúc ngồi chờ khám trong phòng bác sĩ Lan, chị Hòa, một người đã làm lần thứ hai, nói: "Thiệt tình cái này giống như đánh bài, mà đặt một lần tới 15-20 triệu". Một câu ví von hết sức hình tượng và chính xác.

Đã tìm hiểu nhiều về quy trình làm thụ tinh trong ống nghiệm, nhưng tôi chưa bao giờ hình dung mình sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như vậy. Cho nên sau khi nghe bác sĩ tư vấn, tôi xin về nhà để suy nghĩ thêm.

Có tới trên 60% trường hợp làm thụ tinh trong ống nghiệm không thành công mà không hiểu tại sao. Đó là thử thách thứ nhất.

Chích thuốc kích thích buồng trứng sẽ có nguy cơ quá kích buồng trứng, có thể dẫn tới chết người. Cứ 100 người có hai người bị nặng. Tỷ lệ không phải nhỏ. Đó là thử thách thứ hai.
Theo các thống kê trong và ngoài nước, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có vấn đề vô sinh chiếm tỷ lệ khoảng 10%.

Ước tính hiện nay ở VN có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng có nhu cầu trợ giúp sinh sản. Tỷ lệ vô sinh ở nam và nữ gần bằng nhau.

Nguyên nhân vô sinh thường do ống dẫn trứng, buồng trứng, viêm nhiễm, bất thường bộ phận sinh dục do ống dẫn trứng; những trường hợp vợ bình thường, chồng bình thường, vợ bình thường nhưng do stress; hoặc muốn có con nên chịu nhiều áp lực...

Nếu đậu thai thì có nguy cơ thai ngoài tử cung phải mổ cấp cứu. Nếu đậu nhiều thai lại phải áp dụng kỹ thuật giảm thai, nghe kể là đau đớn lắm.

Đối với người lớn tuổi như tôi, nếu có thai rồi phải nằm dưỡng suốt mấy tháng trời trên giường. Đó là tôi chưa lường trước được một tình huống cực kỳ xấu khác mà sau này đã xảy ra với tôi.

Nhưng rồi cũng phải đánh liều. Bắt đầu quá trình chích thuốc để kích thích rụng trứng. Các cô y tá dặn mỗi ngày phải đến bệnh viện từ 7 đến 7h30 để chích, phải đúng giờ, nếu trễ coi như phải chích lại từ đầu. Mỗi cô cầm sẵn một ống thuốc, một ống chích.

Phòng chích khá nhỏ, người chen chúc, người trước vừa xuống khỏi giường là người sau lập tức leo lên, cô y tá chích liền tay mà vẫn không giải tỏa nhanh được số người chờ đợi.

Tôi vốn sợ chích, nhất là chích vào vùng bụng, xung quanh rốn, cho nên phải cắn răng, nhắm chặt mắt. Phải chích hàng chục mũi. Tới mũi thứ ba, thứ tư, vùng chích bắt đầu thâm tím do thuốc tan không kịp, nhìn rất ghê. Sau mỗi đợt chích, chúng tôi còn phải đi thử máu đo lượng hoócmôn để bác sĩ điều chỉnh thuốc.

(Còn nữa)

Theo Ngoisao.net

#100
@ anh Sao: Lập vườn thơ hay tình thơ đi anh
SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội