Gói cước HappyZone giá siêu rẻ của Viettel đã làm các nhà khai thác khác "đau đầu". Dù đã bị bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu ngưng khai thác dịch vụ này nhưng chưa biết bao giờ Viettel mới thực hiện.
Từ tháng 3, khi Viettel tung ra thị trường gói cước "nội vùng" HappyZone tại TPHCM. Gói cước này có giá cước: gọi nội mạng (Viettel) chỉ 990đ/phút. Gọi ngoại mạng là 1.490đ/phút với điều kiện số thuê bao đó khi thực hiện cuộc gọi phải ở trong vùng quy định của nhà cung cấp dịch vụ. Mức cước này, rẻ hơn từ 20 - 40% so với những gói cước khác (gói cước này ở các địa phương khác sẽ có giá 2.490đ/phút).
Nhiều nhà khai thác đã nói rằng Viettel phạm luật. Nhưng mãi đến ngày 30/5, Viettel mới bị thổi còi sau khi lãnh đạo bộ Thông tin và truyền thông họp với đại diện của 7 nhà khai thác di động.
Cách làm của Viettel
Không quá khó để thấy rằng, Viettel muốn "đánh" vào những đối tượng làm việc trong những khu đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng... nhưng có tần suất sử dụng điện thoại di động cao và là những khách hàng "truyền thống" của Mobifone và Vinaphone. Trong cuộc họp trên, đại diện của Viettel cho biết, sở dĩ đưa ra gói cước trên là "đứng về phía quyền lợi của người tiêu dùng".
Theo ông Huy, phụ trách dịch vụ SIM của Thế Giới Di Động, chỉ tính riêng ngày 31/5, hệ thống của ông bán được 73 SIM HappyZone. "Chưa có gói cước nào được bán mạnh như vậy! Chi nhánh ở Cần Thơ cũng vừa nhập 1.000 thẻ khi Viettel khai trương gói cước này tại đây", ông Huy nói. Khi được hỏi thông tin việc Viettel bị bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu ngưng triển khai gói cước này, một đại lý tỉnh bơ: "Chuyện đó là của mấy ổng, tui không biết. Khi nào nhận được thông tin ngưng thì chúng tôi sẽ ngưng bán. Còn bây giờ (lúc 13h ngày 1/6), chưa thấy gì thì vẫn bán".
Vi phạm ở điểm nào?
Theo quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/3/2007 về việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông, tại điều 6, khoản 1, điểm a có nêu rõ: "Doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tự quyết định giá cước các dịch vụ bưu chính, viễn thông do doanh nghiệp cung cấp theo đúng khung hoặc giới hạn giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, trừ những dịch vụ thuộc danh mục do Nhà nước quy định giá cước..." Như vậy, với những nhà cung cấp dịch vụ có thị phần lớn như Viettel, muốn quy định giá cước và phân vùng dịch vụ phải được bộ đồng ý. Theo tìm hiểu của chúng tôi, bộ chưa duyệt gói cước HappyZone và yếu tố phân vùng cho dịch vụ! Như vậy là "phạm luật".
Nhưng quan trọng hơn, theo phân tích của các nhà khai thác di động, Viettel đã sử dụng đầu số di động toàn quốc để cung ứng dịch vụ nội vùng với giá cước rẻ hơn. Được biết, đã có nhà cung cấp dịch vụ không thuộc nhóm khống chế đã nghĩ tới gói cước này nhưng không dám triển khai vì biết như vậy là phạm luật. Ngay EVN Telecom cũng có dịch vụ di động nội vùng, nhưng không sử dụng đầu số của dịch vụ di động thông thường mà sử dụng mã số theo quy định cho từng địa phương và cũng không thể sử dụng ở ngoài phạm vi địa phương đăng ký.
Dẫn theo nguồn tin từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, tại cuộc họp ngày 30/5, lãnh đạo bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu tất cả các nhà khai thác dịch vụ di động ngưng việc triển khai các gói cước dịch vụ điện thoại di động theo vùng, kể cả việc thử nghiệm hoặc dưới bất kỳ hình thức khuyến mãi nào khi chưa có sự đồng ý của bộ.
Được biết, Viettel đã tiếp thu ý kiến ngưng triển khai gói cước này, nhưng nhiều đại lý cho biết họ chưa rõ thời gian thực hiện cũng như những điều chỉnh cụ thể cho những khách hàng đã đăng ký sử dụng gói HappyZone. Chiều ngày 1/6, tại TP.HCM, không quá khó để mua một thẻ SIM của gói HappyZone với giá thấp nhất là 69.000đ.
dantri
Từ tháng 3, khi Viettel tung ra thị trường gói cước "nội vùng" HappyZone tại TPHCM. Gói cước này có giá cước: gọi nội mạng (Viettel) chỉ 990đ/phút. Gọi ngoại mạng là 1.490đ/phút với điều kiện số thuê bao đó khi thực hiện cuộc gọi phải ở trong vùng quy định của nhà cung cấp dịch vụ. Mức cước này, rẻ hơn từ 20 - 40% so với những gói cước khác (gói cước này ở các địa phương khác sẽ có giá 2.490đ/phút).
Nhiều nhà khai thác đã nói rằng Viettel phạm luật. Nhưng mãi đến ngày 30/5, Viettel mới bị thổi còi sau khi lãnh đạo bộ Thông tin và truyền thông họp với đại diện của 7 nhà khai thác di động.
Cách làm của Viettel
Không quá khó để thấy rằng, Viettel muốn "đánh" vào những đối tượng làm việc trong những khu đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đà Nẵng... nhưng có tần suất sử dụng điện thoại di động cao và là những khách hàng "truyền thống" của Mobifone và Vinaphone. Trong cuộc họp trên, đại diện của Viettel cho biết, sở dĩ đưa ra gói cước trên là "đứng về phía quyền lợi của người tiêu dùng".
Theo ông Huy, phụ trách dịch vụ SIM của Thế Giới Di Động, chỉ tính riêng ngày 31/5, hệ thống của ông bán được 73 SIM HappyZone. "Chưa có gói cước nào được bán mạnh như vậy! Chi nhánh ở Cần Thơ cũng vừa nhập 1.000 thẻ khi Viettel khai trương gói cước này tại đây", ông Huy nói. Khi được hỏi thông tin việc Viettel bị bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu ngưng triển khai gói cước này, một đại lý tỉnh bơ: "Chuyện đó là của mấy ổng, tui không biết. Khi nào nhận được thông tin ngưng thì chúng tôi sẽ ngưng bán. Còn bây giờ (lúc 13h ngày 1/6), chưa thấy gì thì vẫn bán".
Vi phạm ở điểm nào?
Theo quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/3/2007 về việc quản lý giá cước dịch vụ bưu chính, viễn thông, tại điều 6, khoản 1, điểm a có nêu rõ: "Doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tự quyết định giá cước các dịch vụ bưu chính, viễn thông do doanh nghiệp cung cấp theo đúng khung hoặc giới hạn giá cước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, trừ những dịch vụ thuộc danh mục do Nhà nước quy định giá cước..." Như vậy, với những nhà cung cấp dịch vụ có thị phần lớn như Viettel, muốn quy định giá cước và phân vùng dịch vụ phải được bộ đồng ý. Theo tìm hiểu của chúng tôi, bộ chưa duyệt gói cước HappyZone và yếu tố phân vùng cho dịch vụ! Như vậy là "phạm luật".
Nhưng quan trọng hơn, theo phân tích của các nhà khai thác di động, Viettel đã sử dụng đầu số di động toàn quốc để cung ứng dịch vụ nội vùng với giá cước rẻ hơn. Được biết, đã có nhà cung cấp dịch vụ không thuộc nhóm khống chế đã nghĩ tới gói cước này nhưng không dám triển khai vì biết như vậy là phạm luật. Ngay EVN Telecom cũng có dịch vụ di động nội vùng, nhưng không sử dụng đầu số của dịch vụ di động thông thường mà sử dụng mã số theo quy định cho từng địa phương và cũng không thể sử dụng ở ngoài phạm vi địa phương đăng ký.
Dẫn theo nguồn tin từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, tại cuộc họp ngày 30/5, lãnh đạo bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu tất cả các nhà khai thác dịch vụ di động ngưng việc triển khai các gói cước dịch vụ điện thoại di động theo vùng, kể cả việc thử nghiệm hoặc dưới bất kỳ hình thức khuyến mãi nào khi chưa có sự đồng ý của bộ.
Được biết, Viettel đã tiếp thu ý kiến ngưng triển khai gói cước này, nhưng nhiều đại lý cho biết họ chưa rõ thời gian thực hiện cũng như những điều chỉnh cụ thể cho những khách hàng đã đăng ký sử dụng gói HappyZone. Chiều ngày 1/6, tại TP.HCM, không quá khó để mua một thẻ SIM của gói HappyZone với giá thấp nhất là 69.000đ.
dantri