Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Topics - ly_n_ly

#1
Michael Jackson qua đời ở tuổi 50.
Xem tai  http://vnexpress.net/GL/Van-hoa/2009/06/3BA108E5/

Không thik nhưng mà ông này chết cũng tiếc thật, vì nhiều bài hát hay thiệi.
#2
Tháng trong lịch dương được phân thành tháng đủ và tháng thiếu. Tháng đủ là 31 ngày, tháng thiếu là 30 ngày. Nhưng duy nhất tháng 2 là chỉ có 28 ngày, có năm lại có 29 ngày, tại sao lại như vậy?

Đó là câu chuyện bắt nguồn từ năm 46 trước Công nguyên. Thống soái La Mã Julius César, sau khi định ra lịch dương quy định ban đầu là mỗi năm có 12 tháng, tháng lẻ là tháng đủ, có 31 ngày, còn tháng thiếu là tháng chẵn, có 30 ngày. Tháng 2 là tháng chẵn, sẽ có 30 ngày. Nhưng nếu tính như vậy thì một năm không phải có 365 ngày nữa mà sẽ là 366 ngày. Do đó, phải tìm cách bớt đi một ngày trong một năm. Vậy tháng nào sẽ bị bớt đi một ngày?

Tháng 2 không may mắn

Lúc đó, theo tập tục của La Mã, tháng 2 là tháng mà những phạm nhân bị xử tử hình sẽ bị hành hình. Vì vậy, người ta cho rằng đó là tháng không may mắn và làm cho tháng đó ngắn đi bằng cách bớt đi một ngày. Và thế là theo lịch của Julius, tháng 2 chỉ còn lại 29 ngày.

Sau khi Augustus kế tục Julius César lên ngôi Hoàng đế La Mã, Augustus phát hiện ra Julius César sinh vào tháng 7, tháng 7 lại là tháng đủ, có 31 ngày, trong khi ông lại sinh vào tháng 8 – tháng luôn là tháng thiếu, chỉ có 30 ngày. Để chứng tỏ quyền lực không thua kém người tiền nhiệm của mình, Augustus đã quyết định sửa tháng 8 thành tháng 31 ngày. Đồng thời, ông cũng sửa lại số ngày trong các tháng khác của nửa năm sau. Tháng 9 và tháng 11 ban đầu là tháng đủ thì sửa thành tháng thiếu. Tháng 10 và tháng 12 ban đầu là tháng thiếu sửa thành tháng đủ. Như vậy là số ngày trong một năm lại nhiều thêm một. Làm thế nào đây? Augustus quyết định: Lại lấy bớt đi một ngày trong tháng 2 không may mắn nữa. Thế là tháng 2 chỉ còn 28 ngày.

Hơn 2000 năm trở lại đây, sở dĩ chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng lịch này vì đó là một thói quen. Những người nghiên cứu lịch trên thế giới đã đưa ra rất nhiều phương án cải tiến cách làm lịch nhằm làm cho lịch trở nên hợp lý hơn, tuy nhiên, cho đến giờ phút này vẫn chưa có sự thay đổi nào và chúng ta vẫn sử dụng lịch Julius César.


**********
lynly nhớ rất rõ câu chuyện này được cô giáo kể cho từ khi học cấp I (lớp 2 thì phải) trong bài học về ngày tháng. Hôm nay vừa kể lại cho mấy bạn cùng phòng nghe vậy mà tối về nhà lại thật tình cờ đọc được chúng trên mạng.
#3
Đã bao giờ bạn thấy bối rối khi đồng nghiệp đứng quá gần bạn trong khi trò chuyện? Người Á Đông thường cảm thấy không thoải mái khi khoảng cách tiếp xúc quá gần, trong khi người Mỹ Latin và Trung Đông lại cho rằng điều đó thể hiện sự thân thiện và tin cậy nhau. Nếu hiểu được ngôn ngữ cử chỉ của các nền văn hóa khác nhau, bạn sẽ tránh được nhiều tình huống gây hiểu lầm đáng tiếc và thành công khi thương lượng với các đối tác kinh doanh nước ngoài.

•  Nhìn thẳng vào mắt khi giao tiếp
"Paige là Giám Đốc Marketing ở một công ty lớn của Mỹ. Cô không hiểu vì sao John (một nhân viên người Mỹ gốc Nhật) lại hiếm khi nhìn thẳng vào mắt cô khi trò chuyện. John thường nhìn cô rất nhanh rồi lại lảng tránh ngay ánh nhìn của cô. Paige thật sự bối rối, cô không biết cách quản lý nhân viên của mình có chỗ nào không đúng hay chính John đang giấu giếm cô điều gì đó..."*
Ví dụ trên cho thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ cử chỉ ở từng nền văn hóa khác nhau. Đối với người Nhật, nhìn chằm chằm vào mắt người giao tiếp bị xem là bất lịch sự, đặc biệt là những người mới quen hoặc những người có chức vụ cao hơn bạn. Điều này hoàn toàn trái ngược lại trên đất Mỹ, nơi không nhìn thẳng vào mắt người nói chuyện bị xem là thô lỗ, thiếu tôn trọng, thậm chí là nói dối.

Gợi ý: Nếu bạn làm việc ở các công ty châu Âu, Canada hoặc Mỹ, bạn nên nhìn thẳng vào mắt của sếp hay các đồng nghiệp phương Tây khi trao đổi. Điều đó thể hiện sự tự tin của bạn. Ngược lại, bạn nên tránh nhìn thẳng vào mắt của các đối tác người Nhật khi đàm phán với họ.

•  Giữ khoảng cách
Người châu Á thường giữ khoảng cách ít nhất là 1 mét khi giao tiếp. Trong khi đó, người Mỹ Latin và Trung Đông thích đứng gần nhau, đôi khi chỉ cách nhau chừng nửa mét. Đối với người Mỹ và châu Âu, khoảng cách này là trung bình cộng của hai khoảng cách trên.
Gợi ý: Bạn nên giữ khoảng cách phù hợp khi giao tiếp với đối tác hay đồng nghiệp. Ví dụ khi bạn phỏng vấn ứng viên, khoảng cách tiếp xúc quá gần sẽ khiến cho ứng viên cảm thấy không thoải mái, mất bình tĩnh và không nghe rõ những gì bạn nói. Hoặc khi đánh giá thành tích làm việc của nhân viên, bạn sẽ khiến cho nhân viên có cảm giác bị uy hiếp và có khuynh hướng bác bỏ đề nghị hay phê bình của bạn nếu bạn đứng quá gần anh ta.

•  Làm thế nào để cư xử đúng mực đối với các ngôn ngữ cử chỉ khác nhau?
Bạn có nên làm giống ngôn ngữ cử chỉ của người khác? Hay bạn nên tránh những cử chỉ có thể làm người khác phật lòng? Điều này tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với người giao tiếp, cũng như ngôn ngữ cử chỉ ở nền văn hóa của họ khác với văn hóa của bạn ra sao.
Gợi ý: Dĩ nhiên khi một ai đó đứng quá gần và chạm vào tay bạn trong khi nói chuyện, bạn đừng làm theo như vậy. Bạn cũng đừng vội đứng xích ra ngay. Hãy quan sát để chắc rằng sự tiếp xúc thân mật đó hoàn toàn xuất phát từ mong muốn của họ muốn giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn. Ngược lại, nếu một đối tác kinh doanh cố tình giữ khoảng cách khá xa với bạn, bạn nên tôn trọng và điều chỉnh khoảng cách của bạn để phù hợp với người này.

* Cuối cùng, Paige cũng hiểu rằng văn hóa Nhật chính là nguyên nhân làm John không nhìn thẳng vào mắt cô. Từ khi còn bé, John được dạy rằng phải luôn kính trọng người lớn hay người có chức vụ cao hơn mình. Paige đã trò chuyện cùng John, chia sẻ và hiểu rõ ảnh hưởng của văn hóa Nhật đến cách hành xử trong giao tiếp của anh. Còn John cũng đã cởi mở hơn khi nhìn thẳng vào mắt của sếp Paige và nhiều đồng nghiệp khác. Họ thỏa thuận với nhau rằng sẽ John sẽ nhìn thẳng sếp và đồng nghiệp trong các buổi họp và bất kỳ cuộc gặp gỡ nào nơi công sở.

Dưới đây là Ngôn ngữ cử chỉ ở một số nền văn hóa khác nhau Ý nghĩa của nó

Gật đầu
- "Tôi đồng ý" ở hầu hết các quốc gia.
- "Tôi không đồng ý" ở một số nơi tại Hy Lạp, Yugoslavia, Bungari, và Thổ Nhĩ Kỳ.

Hất đầu ra sau
- "Đồng ý" ở Thái Lan, Philippines, Ấn Độ và Lào.

Nhướng lông mày
- "Đồng ý" ở Thái Lan và một số nước khác ở châu Á.
- "Xin chào" ở Phillipines.

Nháy mắt
- "Tôi có bí mật muốn chia sẻ với anh nè!" ở Mỹ và các nước châu Âu.
- Là dấu hiệu tán tỉnh người khác giới ở một số quốc gia khác.

Mắt lim dim
- "Chán quá!" hay "Buồn ngủ quá!" ở Mỹ.
- "Tôi đang lắng nghe đây." ở Nhật, Thái Lan và Trung Quốc.

Vỗ nhẹ (bằng ngón trỏ) lên mũi
- "Bí mật đó nha!" ở Anh
- "Coi chừng!" hay "Cẩn thận đó!" ở Ý

Khua tay
- Người Ý thường xuyên khua tay khi trò chuyện.
- Ở Nhật, khua tay khi nói chuyện bị xem là rất bất lịch sự.

Khoanh tay
- Ở một số quốc gia, khoanh tay có nghĩa là "Tôi đang phòng thủ!" hoặc "Tôi không đồng ý với anh đâu."

Dấu hiệu "O.K." (ngón cái và ngón trỏ tạo thành chữ O)
- "Tốt đẹp" hay "Ổn cả" ở hầu hết các nước.
- "Số 0" hoặc "Vô dụng!" tại một số nơi ở châu Âu.
- "Tiền" ở Nhật Bản.
- Là sự sỉ nhục người khác ở Hy Lạp, Braxin, Ý, Thổ Nhĩ Kỹ, Liên bang Nga và một số quốc gia khác.

Chỉ trỏ
- Ở Bắc Mỹ hay châu Âu, dùng ngón trỏ để chỉ là chuyện bình thường.
- Ở Nhật Bản, Trung Quốc chỉ người khác bằng ngón trỏ bị xem là bất kính và vô cùng bất lịch sự. Người ta thường dùng cả bàn tay để chỉ ai đó hay vấn đề gì đó

(theo vietnamworks)

Mình thấy bài này thật hay và cũng có điều thú vị có thể hiểu được một số cử chỉ ngôn ngữ của các quốc gia.

#4
Phong thủy ảnh hưởng ra sao đến công việc của bạn?

Đã bao giờ bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản khi trở lại văn phòng vào mỗi sáng Thứ Hai? Đó chẳng phải là "hội chứng sáng Thứ Hai" như nhiều người vẫn nghĩ. Theo quan niệm của Trung Hoa, có thể phong thủy nơi văn phòng bạn không tốt, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí cản trở sự thăng tiến nghề nghiệp của bạn. Chỉ cần sắp xếp lại một chút thôi, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ chịu hơn nhiều.

Chọn hướng đặt bàn làm việc

Ngồi ở nơi luôn thấy được cửa chính.
Nếu có thể, bạn nên sắp xếp bàn làm việc của mình theo hướng thấy được cửa chính. Nếu không, bạn nên đặt một gương nhỏ để nhìn thấy ảnh phản chiếu của cửa trong gương. Tuy nhiên, đừng bao giờ ngồi đối diện với cửa chính vì khí (thành tố quan trọng nhất trong phong thủy) sẽ xung thẳng vào bàn và gây căng thẳng trong công việc của bạn. Bạn cũng không nên ngồi quay lưng ra cửa hoặc cửa sổ, vì sau lưng là khoảng không sẽ gây nhiều bất an cho bạn.

Tránh các vật bén nhọn hay góc cạnh hướng về bạn.
Đó là những vị trí tạo nên những luồng khí cương mãnh, không tốt cho sức khỏe và công việc của bạn. Tránh được những vị trí đó, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn, suy nghĩ minh mẫn, sáng suốt và khả năng sáng tạo được phát huy tối đa.

Tránh góc khuất khi đặt bàn làm việc
Bàn làm việc của bạn không nên đặt ở những góc khuất hay ngay bên dưới xà ngang. Bạn nên đặt tượng hay cây cảnh trong phòng làm việc để cân bằng khí âm – dương .

Sắp xếp bàn làm việc

- Đặt một bình hoa tươi ở phía đông bàn làm việc của bạn. Hoa sẽ tạo ra năng lượng dương rất tốt, giúp bạn làm việc không thấy mệt mỏi.

- Đặt một cây nhỏ tươi tốt ở hướng đông nam của bàn làm việc. Điều này sẽ thu hút tài lộc và sự thăng tiến cho bạn.

- Đặt một miếng pha lê tròn ở góc tây nam của bàn làm việc để tạo sự hòa đồng với những đồng nghiệp khác.

- Đặt 1 ngọn đèn ở hướng nam để thu hút nhiều năng lượng tốt xây dựng cho uy tín của bạn trong công ty và với các đối tác kinh doanh.

- Tất cả các thiết bị bằng kim loại (kể cả máy tính) nên đặt cùng một nơi ở phía tây hoặc tây bắc của bàn làm việc.

- Đặt các vật thấp ở bên phải và vật cao hơn ở bên trái.

- Luôn giữ bàn làm việc của bạn sạch sẽ, ngăn nắp để tránh âm khí (và dĩ nhiên là để đẹp mắt).

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng những lời khuyên về phong thủy trên đây chỉ mang tính tham khảo, bạn nên chú tâm vào làm việc để đạt hiệu quả thật tốt thay vì cứ mãi sắp xếp tới lui bàn làm việc của mình nhé.


* Phong thủy là học thuyết Trung Hoa nghiên cứu về ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí và mạch nước đến đời sống họa phúc của con người.


(theo vietnamworks)
#5
Ngoại ngữ / The next Bus
19/08/07, 13:19
The next Bus

You know, love is just like someone waiting for a bus. When the bus comes, you look at it and you say to yourself "eeee...so full...cannot sit down, I'll wait for the next one."

So you let that bus go and wait for the second bus. Then the second bus comes, you look at it and you say, "eeee...this bus is so old...so shabby!" So you let that bus go and again, decide to wait for the next bus.

After a while another bus comes, it's not crowded, not old but you say, "eeee... not air-conditioned ...better wait for the next one."

So again you let the bus go and decide to wait for the next bus.Then the sky starts to get dark as it is getting late. You panic and jump immediately inside the next bus. It is not until much later that you found out that you had boarded the wrong bus!

So you wasted your time and money waiting for what you wanted Even if an air-conditioned bus comes, you can't ensure that the air-conditioned bus won't break down or whether or not the airconditioner will be too cold for you.

So people... wanting to get what you want is not wrong. But it wouldn't hurt to give other people a chance, right? If you find that the "bus" doesn't suit you, just press the red button and get off the bus (as simple as that).

Hey who said life is fair??? The best thing to do is be observant and open while you scrutinize the bus. If it doesn't suit you, get off. But you must always have an extra something which you could use for the next bus that comes.

But wait... I'm sure you've had this experience before. You saw a bus coming (the bus you want, of course), you flagged it but the driver acted as if he did not see you and zoomed past you! It just wasn't meant for you!

The bottom line is, being loved is like waiting for a bus you want. Getting on the bus and appreciating the bus by giving it a chance depends totally on you. If you haven't made a choice, WALK! Walking is like being out of love. The good side of it is you can still choose any bus you want... the rest who couldn't afford another ride would just have to be content with the bus they rode on.

One more thing.... sometimes it's better to choose a bus you are already familiar with rather than gamble with a bus that is unfamiliar to you. But then again, life wouldn't be complete without the risks involved.

But there's one bus that I forgot to tell you about - the bus that you don't have to wait for. It will just stop on its own and will ask you to come inside and take a free ride for the rest of your life.
#6
Tạo nên một làn sóng không nhỏ ở tôi làm việc ngay khi được post lên Public Folder, ai ai cũng đọc, ai ai cũng nói chuyện và cả những bàn tán xung quanh nội dung của câu chuyện. Chuyện tình ở New York - truyện đọc online đã lôi cuốn rất nhiều người,  trong đó có tôi. Tôi cũng mò tìm đến Blog của Hà Kin và quả thật đúng như ai đó nhận xét về Blogger này: " Hà Kin chủ nhân của những trang blog mà người đọc có thể tìm thấy ở đó ý nghĩa của cuộc sống, và một nhân sinh quan lạc quan mới mẻ"


Chuyện tình ở New York - Hà Kin

Chuyện tình ở New York" không chỉ là câu chuyện riêng về tình yêu của tôi và những người tôi gặp, nó còn là những bài học đầu đời quý giá mà tôi đã được trải nghiệm, và muốn chia sẻ! Tôi cũng hy vọng mỗi chúng ta sẽ tìm được một phần mình trong đó!

Tôi đã gặp anh thật tình cờ. Tình cờ anh đến....

Vẫn nhớ ngày đó là ngày 29/12, đúng một ngày sau sinh nhật thứ 22 của tôi. Tuyết rơi tả tơi trên phố 34, tôi bước chân vào Macy's mà hai tay tê dại vì quên không cầm theo găng tay. Vẫn nhớ cái không khí đón năm mới ở New York lúc nào cũng đặc biệt, mọi người thân thiện và háo hức hơn ngày thường một cách rõ rệt. Khắp đường phố và các cửa hàng là một màu ấm cúng phủ khắp, đến tuyết rơi trông cũng ấm áp. Vậy nên khi về Việt Nam rồi, lúc Giáng Sinh rồi gần năm mới, tự nhiên hay gợi ra cái cảm giác rất... New York.

Tấp vào Macy's, lúc đó tôi dự định mua một cái mascara hiệu Ester Lauder, cũng khá đắt nhưng tiền nào của nấy. Đảo qua gian hàng rực rỡ đủ màu trong khu mỹ phẩm. Dừng lại, cầm lên, và mua, rất nhanh gọn. Bất ngờ nhìn qua sau gương một khuôn mặt đàn ông cực kỳ hấp dẫn khiến tôi không thể nào không quay ngoắt lại nhìn. Một anh chàng khá cao ráo, khuôn mặt lai giữa Á Đông và phương Tây, thậm chí cả nét của Mỹ La tinh nữa, tóc dài, râu quai nón, đôi mắt, và cả cái miệng, tuyệt đẹp. Thật vô duyên, nhưng tôi không thể không ngoái lại nhìn, vì thật hiếm khi tôi thấy một người đẹp trai tới như vậy. Và chúng ta, chẳng ai nỡ bỏ lỡ... đúng không nhỉ?

Thực sự cũng có lúc tôi nhìn thấy nhiều người đẹp trai trên đường phố hay đâu đó, nhưng đôi khi tôi kiêu hãnh không ngoái lại nhìn. Vì tôi nghĩ rằng, những người như vậy, cứ nghĩ mình quan trọng lắm, chắc ai cũng phải nhìn ngắm họ nhỉ? Tôi không thèm! Nhưng anh thì khác, lần đầu tiên, tôi nhìn, và nhìn thẳng vào mắt, chắc cũng phải vài giây tôi mới bối rối quay ra chỗ khác, một hành động không thể kiềm chế. Và khuôn mặt tôi thoáng đỏ, hình như thế!

Và tôi cũng liếc thấy, hình như có nụ cười từ phía đó, cười vì hãnh diện hay vì cười... đểu, tôi không rõ nữa. Chỉ thấy mình thật vô duyên và thú nhận rằng, có lúc cũng phải gục ngã trước cái đẹp mà thôi! Vậy nên, tôi nhanh chóng quay ra mua chiếc mascara và chuồn lẹ, tất nhiên tôi cũng không phải là người duy nhất ngắm anh, ngay cô bán hàng cũng vừa bán hàng cho tôi, vừa nhìn anh không chớp!

Và tôi vừa lang thang trong Macy's, vừa nghĩ về người đàn ông đó. Cứ như xoẹt điện vậy, tôi không nghĩ rằng có thể có lúc tôi bị "tiếng sét ái tình", tôi chỉ tự an ủi rằng: "Đó là một người đàn ông quyến rũ, cả tỷ cô nhìn thấy anh ta thì cả tỷ cô bị xoẹt như vậy", mình thực ra chỉ vị hấp dẫn bởi vẻ đẹp trai mà thôi. Thực ra có lúc gặp cả những cô gái xinh đẹp, tôi cũng ngẩn ngơ khá lâu, vì sao, vì tôi ghen tị! Và với anh, tôi cũng thoáng ghen tị, ghen tị vì giá như anh ta sẽ là người đàn ông của mình. Tôi cũng thắc mắc anh là chủng tộc gì nữa?

Quả thật, cũng không dễ dàng khi quên một người quá ấn tượng như vậy. Dẫn tới hệ quả tôi cứ đi qua phố 34, mà liếc thấy cái Macy's là lại bồi hồi, ngắm nghía đâu đó, biết đâu tôi lại gặp được anh ta nhỉ? Thật buồn cười!

Tôi tin vào duyên số, và đúng là duyên số. "Có duyên ở chân trời cũng sẽ gặp, vô duyên ở trước mặt cũng như không". Quả thật, có những người tôi đối mặt hàng ngày hàng giờ hay một thời gian dài, thậm chí có lúc nghĩ tới một cái gì đó "xa hơn", nhưng rồi tôi và họ chả bao giờ đi tới đâu. Nhưng có những người, khi gặp một lần, nhưng là duyên số của ta, để rồi dù người ấy ở đâu, người ấy cũng sẽ trở về bên ta.

Nhưng ngay lúc đó, tôi không nghĩ rằng, và cũng không dám nghĩ, rằng anh sẽ là duyên số của tôi, cho tới khi chúng tôi chạm mặt nhau trên tàu điện ngầm.

Cả anh và tôi cùng nắm chung một cái cột trong tàu cho tới khi quay lại, 4 mắt chạm nhau. Có lẽ ánh nhìn của tôi nó kỳ lạ lắm, chỉ có anh mới có thể tả lại được cho tôi biết mà thôi, tôi chỉ biết, hình như nhãn cầu của tôi mờ đi, vì lúc đó tôi... nhìn không rõ nữa, nguyên nhân có thể là do nhịp tim đập hối hả nhanh gấp 10 lần bác sĩ cho phép!

Và tôi lại thấy anh mỉm cười! Một nụ cười có cả thế giới hạnh phúc chứa chan trong đó. Có lẽ cả đời này rồi tôi sẽ chẳng thể nào quên được khoảnh khắc ấy!
Phần 2
- "Hi", câu chào "làm quen" được mở cùng nụ cười. Và tất nhiên, tôi cũng "Hi". Tôi vừa vui vừa bối rối, lúc đó, ý nghĩ trong đầu tôi, đó là "Phải làm quen cấp tốc, đừng bỏ lỡ cơ hội, catch him catch him...". Càng nhìn cận mặt tôi càng ngất ngây bởi cái vẻ đàn ông "xù xì" (vì bộ râu quai nón cho dù đã mờ hơn hôm trước) của anh. Thú thực bây giờ nghĩ lại tôi không nhớ lúc đó mặt tôi đã đỏ cỡ nào và tôi đã ăn nói ngốc nghếch ra sao nữa.

Tất nhiên, câu tiếp theo, không nằm ngoài dự đoán: "I've seen you somewhere? You look so similar!" (Anh đã nhìn thấy em ở đâu đó thì phải, trông em rất quen!). Và tôi cũng trả lời: "I do have a same feeling, i've seen you somewhere" (Em cũng có cảm giác như vậy, em đã nhìn thấy anh ở đâu đó). Somewhere là thế nào, tôi biết tỏng là ở đâu rồi, nhưng lòng kiêu hãnh lại làm cho tôi ra vẻ là một kẻ không mấy quan tâm. (Nhưng tôi biết tôi đã không thể che giấu cảm xúc của mình).

Và cả hai cùng cười, kiểu cười "Ừ tôi biết tỏng đã nhìn thấy bạn ở đâu rồi".

- You have very special eyes! They have strong energy! (Em có đôi mắt rất đặc biệt! Nó dường như có năng lượng!)

- Really? Why? (Thật ư? Sao anh nói vậy?)

- Because they hurt me ( Vì nó làm đau anh).

Lại điện chạy xoèn xoẹt trong người, tôi cũng biết mình có một đôi mắt khá đặc biệt, nhưng ít khi tôi tận dụng "năng lượng" của nó để phục vụ cho những lợi ích riêng, chẳng hạn như...liếc trai. Và từ giây phút đó, tôi hiểu đôi mắt mình đã làm được một việc quá có ích, có thể anh đã bị cuốn hút bởi ánh mắt của tôi, có thể lắm chứ, cho dù tôi đã không cố ý!

- Hurt you? How come? ( Làm đau anh? Như thế nào cơ?)

- Tell you what? Don't ever look directly into other people's eyes, you'd hurt them, you know? (Nói thế nào nhỉ, em có biết là khi nhìn thẳng vào mắt ai đó, em sẽ làm đau họ không?)

- Why? it sounds terrible! (Tại sao chứ? Nghe thật kinh khủng)

- You hurt me! (Em làm đau anh!)

Anh nhanh chóng chặn câu nói có vẻ đầy hờn dỗi mà lại rất "tự hào" của tôi ngay lập tức. Và tôi cười đầy sung sướng:

- Now you blame me for your pain? (Và bây giờ anh đổ lỗi cho em?)

- Yes i do.

Lúc đó, cảm giác tự hào thật sự, và hạnh phúc nữa. Vì dường như cái người tôi nghĩ đến lâu nay, cũng đã nghĩ đến tôi, và tôi đã gặp được người ấy, có thể ông trời (hay đôi mắt?) đã cho chúng tôi đến với nhau, thì sao?

- May i know what country you are from? Were you born here? (Anh có thể biết em đến từ đâu không? Em sinh ra ở đây ư?)

Oa, tôi chưa kip hỏi anh là anh người nước nào, thì anh đã hỏi tôi. Chứng tỏ, anh có đầy những thắc mắc trong đầu y như tôi thắc mắc về anh vậy. Nói sơ qua về cái ngoại hình của tôi khi ở nước ngòai, tôi rất thích thú khi mọi người ở đây hỏi tôi về quốc tịch. Ai cũng thấy tôi châu Á, nhưng da lại nâu nâu, miệng rộng, môi dầy, mắt khá to và nâu, khác xa với những cô gái châu Á rất giống nhau ở đây. Ở đây, con gái Trung Quốc và Việt Nam đều có một ngoại hình chung: tóc dài ngang lưng, da trắng, nhỏ nhỏ xinh xinh. Các cô Hàn thì nhìn rõ hẳn, mắt một mí, cao ráo. Nhật thì phủi bụi và bé nhỏ. Philíppin hay Indo gì đó thì da rất đen! Tóm lại là tôi chẳng giống ai, và khả năng gọi tôi là Việt Nam thì lại càng không, vì chỉ số người biết tới Việt Nam đã không phải là quá nhiều! Và như bao người khác, tôi bắt anh đoán. Đây luôn là thú vui khi ai đó đoán tôi là người nước nào, vì hầu như chẳng ai đoán trúng cả.

- Chinese? No cant be

- Phillippines? No

- Thailand? May be, i guess, that's it, you are Thai, oh no...


Anh cứ đứng đoán như vậy khiến tôi cười như một đứa trẻ đang được cho ăn kẹo. Tôi vừa cười vừa tự hào, vừa chợt lo, cái bến tôi sắp phải xuống. Anh xuống đâu, tôi sẽ xuống đó, tôi quyết định. Mặc dù hôm đó tôi có một cái hẹn ăn trưa với một ông luật sư mà tôi lại không có di động để báo lại cho ông ta.

Và tàu đã đi qua cái bến tôi cần xuống. Tôi đánh liều hỏi anh rằng, khi nào anh sẽ xuống? Anh lại hỏi lại tôi, khi nào tôi sẽ xuống? Thật ngại quá đi, chẳng lẽ nói với anh rằng, cái bên tôi cần đến, nó đã qua được một lúc rồi. Và tôi đành "nói dối", rằng tôi đang đi chơi lang thang, muốn xuống lúc nào cũng được. Cũng dở hơi phết, vì rõ ràng ngày đó bão tuyết cũng mịt mùng lắm, vừa lạnh vừa âm u, không có việc chả ai hâm ra khỏi nhà cả. Anh bảo, hai bến nữa sẽ xuống, anh (cũng) đang có một cuộc hẹn ăn trưa với mấy "đối tác". Tôi chưa rõ lắm anh làm nghề gì? Và vì tôi không chịu nói cho anh biêt tôi là người "từ đâu đến", nên anh cũng không chịu nói cho tôi biết anh là "chủng tộc" nào. Có khả năng không phải là công dân sinh ra ở Mỹ, vì tiếng Anh của anh có pha tạp chút Tây Ban Nha. Tôi đoán anh có nguồn gốc Tây Ban Nha gì đó, và phải có cả châu Á, vì nét châu Á trên khuôn mặt anh không lẫn đi đâu được. Đặc biệt là lông mày rậm và râu quai nón, rất đặc trưng của người Nhật.

Đặc điểm tôi nhớ mãi về anh, cho tới tận bây giờ, vừa nhớ vừa vô cùng thích thú mỗi lần nghĩ đến. Đó là mỗi khi anh nói, anh lại cúi xuống, nhíu lông mày và phì cười. Điều đó cuốn hút không tả nổi. Tôi đang được nói chuyện với một người đàn ông quyến rũ đến khó tin. Và thế rồi tôi bắt đầu hoang mang khi bến anh cần xuống đã sắp tới. Tôi có nên xuống cùng không? Có nên hỏi số điện thoại không? Anh đã có người yêu chưa nhỉ? (chắc chắn là phải có rồi chứ). Tôi muốn hỏi quá, nhưng thú thực trong cuộc đời tôi chưa bao giờ làm những việc như vậy cả. Tôi bắt đầu thấy cuống quýt, và chợt tặc lưỡi, với người đàn ông này, với cơ hội hiếm hoi này, tôi sẽ cho mình cái quyền để điên trước anh ta!

Có thể tôi đã đúng, vì từ giây phút quyết định để "điên" đó, tôi đã chuyển vào cuộc đời của mình cả một thời yêu thương và dữ dội...
Rồi cái bến đó cũng tới. Quả thật, sao họ "nghĩ" ra cái tàu điện ngầm chạy nhanh là thế, câu chuyện chỉ vài câu ngắn ngủi mà đã phải dừng lại. Cửa mở, gió lạnh ùa vào từ phía đường tàu đối diện khiến tôi hắt hơi liên tiếp hai cái. "God bless you", anh lại phì cười. "Thank you"!
Minh họa: Theo blog Hà Kin

- Em xuống cùng anh à? - Anh hỏi

- Uh, đi lang thang mà! - Tôi cười, và bắt đầu ngập ngừng.

Có lẽ tôi đã cố tình ngập ngừng, tôi chờ một tín hiệu "keep in touch" từ phía anh.

- Số điện thoại của em là gì? Em có số di động chứ ?

Thở phào kín đáo một cái, tôi lắc đầu rằng tôi chỉ có số điện thoại nhà, và có thể...thêm địa chỉ email nữa (hồi đó cái gì tôi cũng giao lưu qua email, chưa biết chat, và hôm nào tôi cũng check mail!).

- Great, vậy cho anh số điện thoại nhà và email của em đi.

Tôi lại lúng túng vì tôi chả đem theo tờ giấy hay cái bút nào cả, đi ăn trưa mang theo mấy cái đó làm gì. Tôi hỏi anh có giấy tờ không và anh rút ra một cái card, nói rằng đó là số điện thoại của anh. Thật tiếc là lúc đó anh chỉ có một cái card và không có cái bút nào cả. Mà anh dường như rất vội vã, tôi không dám làm phiền lâu, quyết định để anh đi mà không kịp kiếm ra cái gì viết số điện thoại hay email của mình cho anh. Nhưng dù sao tôi đã có cái card của anh!

- Gọi điện hoặc email cho anh số điện thoại của em nhé. I gotta go. See you lovely eyes!

Và rồi anh nhanh chóng đi mất. Tôi cũng hơi hụt hẫng, nhưng một chút xíu thôi, còn thực ra tôi vô cùng sung sướng. Cảm giác bất ngờ vẫn còn nguyên xi, cứ như mình vừa nằm mơ tỉnh dậy vậy. Tôi ngắm nghía chiếc card, chợt nghĩ, nếu mà gió đường tàu thổi bay mất cái card này, thì chắc tôi sẽ lao theo bắt mất, hix! Anh tên là Ryan, và không sai khi có một cái họ rất đặc trưng của Tây Ban Nha, đang là trợ lý cho một trung tâm nha sĩ tư nhân. Có thể anh ta còn đang đi học đại học, tôi nghĩ thế!

Lúc này, hơi "tỉnh tỉnh", tôi mới nhớ ra ông luật sư đáng kính nọ. Kể thì cũng hơi muộn, nhưng rồi tôi quyết định đi ngược lại tìm gặp ông ta, tôi cũng đói lắm rồi, vì dậy muộn và chưa ăn uống gì cả. Tôi định bụng nếu không gặp ông ấy, tôi sẽ mua một miếng bánh pizza thật to, rồi chui vào Central Park lạnh lẽo ngồi hưởng thụ niềm vui của mình chứ chưa về nhà vội.

Chờ tàu đi ngược lại thật là lâu. Tôi đang ở quận Queens, trong khi tôi hẹn ông luật sư tận bên quận Manhattan. Lúc đó tôi có những cảm giác hòa trộn vô cùng thú vị, vui, lo lắng, hồi hộp. Và tôi chỉ muốn cười mà thôi, thấy mọi người ai cũng dễ thương. Thậm chí, khi tàu đến, mặc dù tàu không đông lắm, nhưng khi thấy một người phụ nữ đứng tuổi (mà không già lắm đâu) phải đứng, tôi đứng dậy nhường ghế cho bà ta khiến cả bà ta và mấy người xung quanh giật mình. Vẫn còn vài ghế trống lác đác ở phía xa xa, bà ta chắc cũng chẳng có nhu cầu ngồi mà lại đi đứng ngay trước mắt tôi. Vậy nên, khi tôi đứng nhường chỗ, cũng "bất đắc dĩ" mà ngồi, chắc lúc đó tự hỏi lôi đâu ra cái đứa dở hơi tốt bụng đến thế nhỉ?

Đứng trên tàu, một tay nắm cột, một tay cho vào trong túi, mân mê cái card, và tôi bắt đầu suy nghĩ...lung tung. Liệu anh ta có người yêu chưa nhỉ? Mà có thì cũng kệ, biết đâu anh ấy thích mình thì sao? Mà không làm người yêu thì làm bạn vậy. Rồi tôi thậm chí nghĩ xa hơn nữa, rằng chúng tôi mà có mối quan hệ gì, thì tôi sẽ buồn lắm, vì tôi chỉ được ở đây có vài tháng, tôi sẽ phải trở về Việt Nam để hòan thành nốt năm cuối đại học. Nhưng rồi tôi tặc lưỡi, theo kiểu: "Chả biết ngày mai sẽ ra sao, mà có ra sao cũng chả sao". Cứ tận hưởng niềm vui kỳ diệu trước mắt này đi đã.
Giao diện blog Hà Kin

Xuống bến, tôi mò ra được văn phòng của ông Luật sư trên phố 23, lúc bấm tín hiệu từ dưới lobby, tôi cũng hơi lo không có ai trả lời, ngại thật. Ông luật sư hẹn tôi qua email. Tôi và ông ta tình cờ gặp nhau trên đảo Roosevelt, nơi tôi ở cùng gia đình, nhà ông ta cũng ở trên đó. Lúc chúng tôi đang chờ chiếc xe bus đỏ đưa ra bến tàu điện ngầm thì ông ta nhìn thấy tôi. Và làm quen ngay lập tức (cả thời ở NewYork, cái ví của tôi đầy chật cards của những người làm quen tình cờ như vậy, dường như đi đâu cũng kiếm được người muốn làm quen, họ thấy mình kỳ lạ, xinh xắn, độc đáo hay...thậm chí xấu xí cũng không hề ngại ngần bắt chuyện, văn hóa lai tạp tự do của Mỹ là thế đấy!). Và tất nhiên, tôi và ông ta cũng mở đầu câu chuyện bằng câu "Cô đến từ nước nào nhỉ?". Đến cuối khi đã lộ ra Việt Nam, thì mắt ông ta sáng rực: "Oh, Ho Chi Minh, yeah, i love him". Và vì sự hâm mộ cuồng nhiệt của ông luật sư cũng hơi già này (khoảng cỡ 50 tuổi), nên tôi đã email cho ông ta, không ngòai mục đích tìm hiểu về kiến thức Luật uyên bác của ông này (tôi đang học Luật ở đại học ở nhà mà!). Chúng tôi giao lưu bằng email là chính, và hôm nay tôi được mời ăn trưa (để ngồi bàn thảo về...Luật).

Chợt nghĩ bây giờ ông ta có đón tôi tôi cũng không có tâm trí mà nói chuyện về Luật. Cuối cùng cũng có tiếng trả lời, giọng phụ nữ, chắc là thư ký: "Vâng, ai đấy ạ?" "Tôi cần gặp Paul Layton". "Ông ấy đi ăn trưa chưa về, cô có hẹn với ông ấy không?" "Có". "Vậy tên cô là gì để tôi gọi cho ông ấy". "Nói với ông ấy rằng tôi là Hà Kin". Tôi bắt đầu thấy ngại quá, vì mình đã đến muộn, mà đây thì không phải là Việt Nam, đặc biệt là với luật sư thì họ lại càng không chấp nhận trễ hẹn. "Ông ấy nói rằng sẽ gặp cô vào một buổi khác". "Oh, được rồi, cảm ơn!".

Thôi chả sao, đằng nào cũng là lỗi tại tôi và đằng nào tôi cũng không có hứng cho lắm. Vì tôi đã sẵn sàng đánh đổi cuộc hẹn này để bắt lấy một cơ hội lớn lao như thế kia cơ mà! Vậy thì, đi ăn bánh pizza và vào Central Park chơi như dự định. Nhưng mà....lạnh quá, tôi lại muốn đi về. Tôi sẽ mua cái bánh ăn xong rồi mau chóng đi về, rét quá. Không hiểu do tôi mặc chưa đủ ấm hay vì những cảm xúc lúc đó khiến người tôi cứ run hết cả lên.

Mua được cái bánh, nhảy lên tàu F. Chả lẽ ăn trước đông người nhưng mà rồi cứ vô tư như thế, mà cũng chẳng ai quan tâm. Tôi cũng chả quan tâm, tôi đang vui!

Về đến nhà, việc đầu tiên là tôi giành máy với ông em của mình để ngồi đánh email "tạ lỗi" với ông luật sư. Và có một điều bất ngờ xảy ra, thật chả hiểu ra làm sao nữa. Tới khi đọc lại cái mail của ông ta và reply, tôi mới phát hiện ra....tôi đã đi gặp ông ta nhầm ngày. Thực sự ngày mai mới là ngày chúng tôi hẹn ăn trưa. Tôi ngẩn người ra một lúc, và phá lên cười ầm ĩ khiến thằng em tôi tưởng tôi bị ...mát. Tôi cười sung sướng, vì nhờ sự đãng trí vô duyên này mà tôi đã gặp được anh. Mọi người có thấy sự việc hơi kỳ lạ không? Chả lẽ nói rằng đó không phải là duyên số?

Cười chán chê, tôi mới thò tay vào túi lấy card của anh ra, định xem lại địa chỉ email. Nhưng mà, biết sao không? Tôi đã sầm mặt lại khi lục cả 2 cái túi áo lông không thấy cái card đâu. Trời ạ, nó ở đâu, tôi chỉ để ở trong hai cái túi áo lông thôi mà, hay là do tôi đeo găng tay, lúc móc tiền ra trả bánh tôi đã làm rơi mất mà không biết? Gì chứ cái tính bất cẩn và đãng trí của tôi, tôi hiểu quá rõ! Nhớ lúc đó trả 4$, tôi cầm theo 20$, tôi được trả lại 1 tờ 10$, 1 tờ 5$ và 1 tờ 1$, tiền vẫn còn nguyên. Nhưng mà lục khắp 2 túi không thấy cái card đâu cả, chỉ có đám tiền đó thôi. Tôi đã muốn òa khóc rồi đấy, muốn lao xuống dưới nhà ra ven sông đứng khóc, và... hét, và...tức! Ý nghĩ đầu tiên, hay là quay lại chỗ bán pizza xem có phải nó rơi ở đó hay không?

Và tôi đứng dậy mặc quần áo, ra bến tàu! Rối bời! Tiếc, tức!
Chưa bao giờ tôi sốt ruột tới như vậy, đứng chờ xe bus mà bồn chồn không chịu nổi. Tức mình tôi tự đi bộ ra bến tàu dù cũng khá xa. Đi rất khẩn trương, đi như ai đuổi, tôi muốn đi thật mau chóng như sợ cái card đó sẽ có ai nhặt mất, hay bị quét mất, hay tóm lại là...mất! Mặt tôi ửng đỏ, có lẽ vừa do lạnh vừa do tâm trạng bất ổn. Trời lạnh dã man, gió mạnh quất những hạt tuyết mỏng tới tấp làm mặt tôi đau rát. Tôi sống trên đảo nên bốn bên là sông nước, gió có thể thổi cho tôi bay xuống sông chứ chưa nói đi bộ trong giá băng như vậy. Lúc đó tôi còn rất đau đầu nữa! Tự nhủ, sao mà mình phải khổ thế, chưa bao giờ tôi phải khổ tới thế này. Khổ vì cái tính đãng trí, khổ vì... mê người đẹp trai (nhưng "tận tình" và "cuồng nhiệt" là hai đặc trưng rất...Hà Kin!)

Lúc đó tôi tức bản thân mình lắm, trong cuộc đời đã bao nhiêu lần tôi đãng trí như vậy rồi. Nhớ hồi mới sang New York, cả gia tài của tôi là 1 tờ 100 $ mẹ cho, chắc để tiêu cả...năm luôn, hix. Vậy mà hôm đầu tiên ra đường tôi cho vào túi quần hay áo nào đó mà nó mất tiêu luôn. Nghĩ lại giờ đây vẫn thấy đau lòng.

Thế rồi ra được tới bến tàu, tự nhiên các ý nghĩ của tôi bắt đầu dịu lại (tôi là người rất dễ hay an ủi mình), đã nghĩ tới việc sẽ không bao giờ liên lạc lại được với anh nữa, và sẽ chấp nhận điều đó. Dù sao, chúng tôi đã được gặp nhau, một cuộc gặp gỡ thú vị mà không phải ai trên đời này cũng có được một lần. Tôi ra bến tàu, đi chậm lại, từ tốn đứng chờ tàu tới, bây giờ có vội cũng chả làm cái gì. Nhưng tôi hồi hộp, hồi hộp không biết khi tôi tới cửa hàng pizza đó, cái card có ở đấy hay không? Và tôi cũng không rõ là tôi đang sốt ruột hay là tôi đang...tò mò nữa!

Tàu đến, vắng tanh. Tự nhiên thấy mất hy vọng và trống rỗng. Lúc đó tầm 2,3 h chiều gì đó,không phải giờ cao điểm, mọi người ai cũng gà gật, lạnh lẽo và thiếu sức sống. Vừa bước chân vào trong toa là mấy anh chàng Hispanic nhìn tôi chằm chằm, rồi xì xồ ra một loạt tiếng Tây Ban Nha gì đó khiến tôi lại càng có thêm cảm giác...bất ổn.

Cửa hàng tôi mua chiếc bánh pizza cũng phải cách bến tàu điện ngầm tôi xuống khoảng 2 bến xe bus. Tôi sốt ruột nên không đứng chờ xe bus đi tới đó nữa mà đi bộ, tính ra cũng phải tới 6 con phố. Tôi cũng phải công nhận lúc đó tôi khá là điên, vì thời tiết rất khủng khiếp, người ta thậm chí còn không muốn ló cái mặt ra ngoài đường vứt rác chứ chưa nói đi "dạo phố" như tôi! Tôi cũng lo rằng cái card đã bị rơi trên chuyến xe bus lúc tôi ra tàu điện ngầm trở về. Rơi ở cửa hàng pizza còn được, chứ rơi trên xe bus và tàu điện ngầm thì hết hy vọng thật rồi!


Tới cửa hàng, tôi hít thở một cái thật sâu, rồi đi tới tìm kiếm. Bạn cứ tưởng tượng xem, trời tuyết và mưa bẩn thỉu thế này, giả sử cái card có còn thì chắc cũng nát bem và bẩn thỉu. Tôi nhìn thấy một đống giấy trăng trắng bân bẩn ở trước cửa hàng, cái nào tôi cũng nhìn đầy hy vọng. Anh chàng bán hàng đã nhìn thấy tôi: "You're back for another pizza girl?" (Một cái bánh pizza nữa chứ cô gái?). Tôi gãi đầu gãi tai mỉm cười, mắt láo liên: "Nope, just looking for something i dropped" (Không, tôi chỉ tìm một thứ mà tôi đánh rơi). "You lost something? Your earings? money? jewerly? haha?" (Cô mất cái gì vậy? Khuyên tai? Tiền? Trang sức?) "You want my help?" "Aren't you cold..".... Trời ạ, đã đang sốt ruột rồi mà anh ta cứ đứng nói như súng liên thanh, còn nhe răng ra mà cười.

Tôi đã tìm khắp lượt mà không thấy gì cả. Toàn một đống giấy lổn nhổn bân bẩn và một anh chàng bán pizza cứ đứng cười nói một cách kỳ cục. Tôi chả hiểu sao có những người không bao giờ bị ảnh hưởng bởi thời tiết như anh này. Anh ta lúc chạy vào lúc lại chạy ra xem tôi đang đi tìm cái gì. Và cũng chả cần biết tôi đang tìm gì, anh ta cũng bò ra đất đi tìm cùng tôi. Nhặt được cái gì trông "được được" như là cái dây gì đó đen đen dưới đất cũng chìa ra hỏi tôi: "this one?". Rồi lại chạy vào bán bánh, anh ta mặc mỗi cái tạp dề trắng nên xem chừng khá lạnh.

Bất lực, tôi bất chấp bẩn thỉu và lạnh ngồi phệt một phát xuống dưới đất, mặt đầy chán chường khó chịu, hay tay đã hòan tòan giá băng. Anh pizza lại chạy ra, vừa nhìn thấy tôi vậy đã rú lên: "Oh my god, what's wrong with you, oh no" (Ôi trời, có chuyện gì với cô thế?)Tôi bất cần: "Nothing" (Chả có gì). "Stand up, hey stand up, come inside" (Nào đứng dậy vào trong đi). "No, no, no, no, no" Tôi chỉ thiếu nước khóc mà thôi, lúc đó tuyệt vọng lắm ấy. "Stand up girl, listen,you are covering our specials today" (Đứng lên đi nào cô gái, nghe tôi, cô đang che mất những món đặc biệt hôm nay của chúng tôi đấy!). Ồ, thì ra anh ta lo cho tôi một phần thôi, còn một phần là tôi đang ngồi chắn mất cái bảng...quảng cáo món đặc biệt hôm đó của cửa hàng họ. Thôi tôi lại phủi áo đứng dậy, cái áo choàng bẩn lem nhem, tôi rũ tung mái tóc ướt rồi thở dài một cái. Chân đá đá vài phát, nhoẻn một nụ cười rất khó hiểu. Thôi, đi về! Thế là hết, coi như là hết! Cho đáng đời cái bệnh đoảng của mình đi, tôi phải trả giá thôi!

Giờ thì chả việc gì phải đi bộ! Đi xe bus! Hai chân tôi đã rã rời vì chống chọi với những cơn gió mạnh. Tôi ra bến xe bus, đứng chờ, vẫn không quên cố tìm xem xung quanh có cái gì trăng trắng bân bẩn dưới đất không. Chả có gì. Tôi lên xe, tới bến tàu, ra về. Hoàn toàn trống rỗng, và có thêm cảm giác chấp nhận. Tôi bắt đầu nghĩ: không hiểu anh ấy thấy mình không liên lạc lại nữa, anh ta có nhớ nhung hay tiếc nuối gì mình không nhỉ? Có đi tìm tôi không? Chắc phải có chứ, phải nhớ chứ, phải tiếc chứ? Nhưng chả hiểu sao tôi vẫn có một niềm tin rất mãnh liệt rằng, chúng tôi là những người có duyên với nhau, chắc chắn sẽ còn cơ hội gặp lại nhau! Có duyên, chắc chắn thế.

Trở về nhà, tôi bắt đầu phải gánh chịu cái sự điên rồ của mình. Tôi bắt đầu lên cơn sốt đùng đùng, chắc chắn đã bị trúng gió. Nằm vật ra giường, mặt đỏ gay gắt. Tôi chờ mẹ về đánh cảm. Mỗi lần ốm đau, lại thêm có sự thất vọng và buồn chán, tôi hay rơi vào tuyệt vọng.

Và trong cơn sốt tới hơn 40 độ ấy, đã đánh thức được trong cơn mơ tuyệt vọng vô cùng của tôi một khơi gợi diệu kỳ!
Sao tả lại được cái cảm giác của một kẻ lên cơn sốt rét nhỉ?

Chìm trong hai cái chăn bông, hơi nóng tỏa ra từ chính cơ thể mình một cách điên cuồng, mồ hôi rịn, đầu tiên ướt hết mái tóc, rồi đến cái áo, rồi đến cả hai cái chăn! Nhiệt độ trong phòng khoảng chừng 28 độ thì tôi tự hâm nóng mình trên 40 độ. Nóng đến ngạt thở nhưng cảm thấy dễ chịu vì cảm tưởng như mỗi giọt mồ hôi toát ra thì "khí độc" trong người cũng thoát ra theo!

Và, hoàn toàn vô thức, tự nhiên bật dậy và bật bản nhạc rock, "To change your mind" dài đúng 35 phút 20 giây. 35 phút 20 giây, bài hát dài nhất trong lịch sử nhạc rock đã tưởng chừng như rơi vào vô tận. Và chính bản nhạc đã lôi tôi vào một cơn bóng đè, hình như do tay để lên ngực! Chỉ nhớ lúc đó chìm vào một cơn tuyệt vọng miên man, không lối thoát! Cảm tưởng như tất cả đã là "the end of the world" (tận cùng của thế giới)! Biết vậy mà không tài nào dứt ra để trở dậy với thực tại, chỉ nhớ nước mắt chảy ướt đẫm cùng mồ hôi! Thật khủng khiếp! Bản nhạc kết thúc thì tôi cũng trôi theo một miền miên man khác.

Lúc này một loạt các hình ảnh chẳng đâu vào đâu chạy lung tung trong đầu, hình của bà ngoại lúc còn sống đang ngồi vo gạo, hình ngọn núi ở nhà ông nội, dưới chân núi là nhà mình, hình ảnh tôi lang thang trên đảo, trên phố 34, khuôn mặt của anh, và cuối cùng....là hình ảnh của cái card. Tôi bắt đầu lờ mờ nhớ ra những chi tiết trên cái card (có lẽ dù trong tình trạng không kiểm soát tôi vẫn cố cho suy nghĩ mình dừng lại và tập trung tại đây). Tôi nhớ nhất có hai chi tiết, đó là màu...của chữ in trên đó, màu xanh ánh kim, và tên email của anh (không nhớ có gạch dưới hay không và vì cái họ Tây Ban Nha của anh đính kèm hơi rắc rối), anh dùng địa chỉ AOL. Tôi cũng loáng thoáng nhìn thấy tên phố văn phòng nơi anh làm việc, chắc chắn có một số 5, tôi không nhớ là phố 57 hay là phố 65, và đại lộ...3. Chắc chắn thế! Đúng thế, khi nhớ ra được tên đại lộ, sẽ có khả năng "truy tìm" xem những văn phòng nha sĩ nào bắt nguồn từ đại lộ số 3 của một phố có con số 5. (Phố ở Manhattan đánh từ 1 cho tới 200 theo chiều dọc, chiều ngang từng con phố lại đánh dấu đại lộ từ 1 đến 12).

Và khi tỉnh dần, cảm nhận của những nốt ban đang bắt đầu hiện ra, có lẽ do nóng quá! Khó chịu, nóng, đau đầu, cổ họng đắng ngắt và rát, tỉnh khỏi ác mộng là ho rũ rượi!

Và rồi, bắt đầu thấy "minh mẫn", biết mình vừa thoát khỏi một cơn co giật! Bắt đầu có thể bỏ được một chiếc chăn bông, vớ cái gương thấy một khuôn mặt tê dại không sức sống! Ngắm lại cái lắc tay bằng bạc đã hoàn toàn đổi sang màu sắt rỉ. Nhưng lúc này bắt đầu thấy mình hồi sinh, cơn tuyệt vọng đã hoàn toàn qua!

1 h rưỡi sáng. Cậu em chưa chịu đi ngủ đang vươn vai uể oải nghịch máy tính. Tôi lờ đờ đi ra xin cái máy "có việc" một lúc. Định bụng, vừa viết cái thư xin lỗi ông luật sư không đi ăn trưa được, vừa bắt tay vào truy tìm cái họ của anh (để cần tên chính xác viết email), vừa truy xem có địa chỉ tên văn phòng của anh hay không. (Mỹ có chương trình tìm địa chỉ rất hay, chỉ cần đánh một vài từ khóa có liên quan là nó sẽ cho một loạt danh sách tha hồ lựa chọn. Tôi định dùng cụm từ "Manhattan dental office". Thằng em hỏi chị có sao không, và dứt khoát nó không cho tôi dùng máy. Với lý do đã quá muộn, bố bắt tắt và vì tôi đang ốm. Tức điên, chả làm được gì, tôi đành ghi ra những gì mình nhớ và cần phải làm ra giấy, kẹp cẩn thận trên bàn máy tính rồi quay ra giường ngủ tiếp. Rất hồi hộp và...háo hức, chỉ mong sáng đến thật nhanh để thí nghiệm ý tưởng của tôi mà thôi.

Uống viên thuốc cảm, trèo lên giường ấm áp, lòng lại tràn trề hy vọng. Nghĩ rằng mình không nên bỏ cuộc quá sớm, cũng hơi tự hành hạ cái bản thân một tí nhưng đôi lúc đó cũng là thử thách. Thử xem nào, nếu thành công, quá thú vị ấy chứ!


Cũng chả ngủ được thật, vừa háo hức vừa do đã ngủ mê man suốt, nên 7h sáng. Mẹ dậy tôi cũng dậy theo, mò ngay ra cái máy tính. Mẹ thấy vậy kêu ầm lên: "Nghỉ đi, mà đi tất vào, mệt vì cô lắm cơ"! Chưa bao giờ tôi thấy cái máy tính khởi động lâu như lúc đó! Chưa đợi máy ngừng hẳn tôi đã nhảy vào google, đầu tiên là đi tìm cái họ của anh. Tôi muốn biết tên nào là phổ biến nhất và đúng nhất. Cũng giống như Việt Nam họ Nguyễn chỉ là Nguyễn thôi chứ không thể có Ngyễn hay là Nguễn được, tôi nghĩ thế. Tôi đánh đại vào theo trí nhớ của mình những ký tự nhớ được. Và google đúng là google, nó ra ngay một loạt những người có tên với cái họ như vậy, có một cái họ giống nhất và phổ biến nhất. Tạm gọi đó là X. Tôi nhớ không nhầm thì địa chỉ email của anh là tên đầu và cuối của anh. Đại loại là [email protected], hoặc [email protected], hoặc [email protected], hoặc X_Ryan. Không sao cả, gửi vào một và cc sang tất cả các địa chỉ email còn lại, đúng sẽ đi, sai gửi trả.

Vội vã vào trong email của mình đánh thư. Rất hồi hộp và đầy hy vọng. Tôi đánh rất ngắn gọn, đại loại: "Hi, this is Hà Kin, we met on the F train, remember? The one with painful eyes. I have lost your card so trying to contact you by chance. This is my email and my phone number, please give me a ding if you receive this email. Also sorry if this email goes to somebody else's address." (Chào, Hà Kin đây, chúng ta đã gặp nhau trên tàu F, nhớ không? Người có đôi mắt làm đau người khác! Em đã làm mất card của anh vì thế đang cố liên lạc lại với anh đây. Đây là email và số điện thoại của em, gọi cho em nếu anh nhận được bức thư này nhé! Xin lỗi nếu bức thư này nhầm địa chỉ!) Thư được gửi đi, tôi sung sướng lắm, vội cc vào tất cả các địa chỉ còn lại. Và trong lúc chờ yahoo gửi thư hỏng trở về (nếu cả 4 cùng hỏng thì tôi sẽ tìm cách khác, nếu trở về 3, thì có nghĩa là 1 địa chỉ của tôi là đúng!) Trong lúc chờ, tôi vào đánh email xin hẹn dời ngày ăn trưa với ông luật sư lại. Hôm nay cho tiền tôi cũng không dám ra khỏi nhà nữa rồi. Ngòai trời vẫn âm u đen tối, gió thổi rít qua mấy kẽ cửa sổ nghe ong hết cả đầu. Hôm nay ở nhà mà thôi!

Lại hít một hơi thở dài. Thư gửi ông luật sư đã xong. Tôi bấm vào chữ check mail. Quả không sai, đã thấy failure notice. Tim tôi thắt lại, thế nào đây, lạy trời sẽ chỉ có 3 địa chỉ email bị hỏng. Thư cuối cùng đã được mở, và...!

Còn nữa
#7

Friends vs Best Friends


Friend: calls your parents by mr. and mrs.
Best friend: calls your parents dad and mom.

Friend: has never seen you cry
Best friend: has always had the best shoulder to cry on

Friend: never asks for anything to eat or drink
Best friend: opens the fridge and makes themself at home

Friend: picks you up when you fall
Best Friend: laughs at you and trips you again
(Copy and Paste )

Friend: asks you to write down your number.
Best friend: they ask you for their number (cuz they can't remember it)

Friend: borrows your stuff for a few days then gives it back.
Best friend: has a closet full of your stuff

Friend: only knows a few things about you
Best friend: could write a biography on your life story

Friend: will leave you behind if that is what the crowd is doing
Best friend: will always go with you

Friend: would delete this letter
Best friend: will send this back to me and all of their online buddies

Friends Forever!
Show your friends how much you care.
Send this to everyone you consider

A FRIEND, including the one who sent it to you. If it comes back to
you, then you'll know you have a circle of friends. Ok, Friend
#8
48 giờ yêu nhau
Truyện ngắn của Hà Thanh Phúc

Trời hôm nay có mưa. Những giọt mưa nghiêng nghiêng tựa như muôn vàn nước mắt của thế gian đang rơi xuống. Buồn. Gió lạnh từng cơn thổi qua khung cửa. Ngoài đường, những dòng người hối hả lao đi...
Hôm nay là thứ bảy. Những ngày cuối tuần thế này, tôi thường đi cà phê, nhưng hôm nay thì không. Thôi gặm nhấm cô đơn bằng ly cà phê đắng mà bằng những cơn mưa cuối mùa...
Thói quen cà phê một mình của tôi đã được bao lâu rồi? À, lẩm nhẩm, lẩm nhẩm, một năm ba tháng mười ngày, kể từ cái hôm chia tay anh. Nhanh quá, mới đây mà đã chừng ấy rồi sao? Lắm lúc tôi giật mình lo sợ mình mất đi ý niệm về thời gian. Anh đã có người yêu mới. Anh vẫn vui cười đi ngoài đường và không hề gọi cho tôi một cú điện thoại nào. Vậy mà, tôi vẫn chờ, vẫn đợi. Một sự đợi chờ rất kỳ lạ và mơ hồ. Mong mỏi nhận được một cú điện thoại từ anh vào mỗi ngày thứ bảy... Đợi rồi thất vọng. Nhiều khi tôi tự hỏi mình đang đợi chờ cái gì?
Mỗi ngày tôi đều đọc đi đọc lại những bức thư anh từng viết cho tôi. Tất cả chỉ là một cái gì xa xôi của quá vãng. Đọc xong rồi cười, rồi lại bật khóc...
Đã nhiều ngày tháng, tôi rơi vào tâm trạng trống rỗng. Không rõ buồn hay vui, trong lòng cứ rỗng tuếch, tôi đi và về như một chiếc bóng. Tôi tự thu mình trong một cái vỏ và vĩnh viễn không bao giờ muốn ai phá vỡ nó. Lắm lúc, khi một mình trong căn phòng hẹp, tôi sợ hãi mơ hồ. Tôi đã quá yếu đuối, đã quá tệ hại khi trở nên thế này phải không? Nước mắt tôi trào ra... Không rõ mình có phải đang khóc không? Cảm xúc cũng trở nên mơ hồ...
Lát sau thì trời tạnh. Đứa bạn thân rủ: "Đi cà phê! Tao buồn quá!". Lát sau nữa thì hai đứa có mặt ở một quán cà phê quen. Ít ra thì hôm nay, tôi không hoàn toàn là một kẻ cô đơn.
Tôi lấy muỗng khuấy nhẹ ly cà phê đen sánh. Hớp một ngụm, đắng nghét đầu lưỡi. "Cà phê đắng quá mày ạ!". Tôi nhăn mặt bảo.
"Ừ, sao mày lại uống?". Tôi bật cười: "Cũng giống như tao chấp nhận việc đợi anh...". Nó ngán ngẩm lắc đầu: "Tao không có ý kiến nhiều chuyện tình yêu của mày, vì dù gì, tao cũng chỉ là bạn thân của mày. Tao chỉ cho mày biết cảm nhận của tao, thế thôi. Tao không muốn đứa bạn thân của tao khổ". Nó lặng đi ít phút rồi tiếp: "Vì bản thân tao đã quá khổ vì tình". Tôi mới giật mình nhớ ra, bạn mình đã trải qua mấy lần dang dở. Nó yêu hết mình, tôi vẫn nhớ cái lần tôi khuyên nó: "Mày yêu gì yêu cũng nên giữ lại chút gì cho mình". Thế rồi nó phớt lờ, nó bảo: "Mỗi người có cách sống khác nhau. Đối với tao, yêu là trọn vẹn". Rồi khi nó điện thoại cho tôi và nức nở. Tôi chỉ thấy thương nó hơn bao giờ hết. Vội chạy sang chở nó đi cà phê, đi vòng vòng. Lúc ấy, nó luôn nói: "Chỉ có mày, một đứa không có bồ mới sẵn sàng chở tao đi khi tao đau khổ nhất!". Rồi một hôm, nó bảo: "Tao sẽ không yêu nữa mày ạ". Tôi thở nhẹ, ừ, thà như thế tốt hơn. Tình yêu? Ừ, tình yêu là gì mà sao mọi người ai cũng phải đau khổ, cũng đớn đau?
Nhưng đó cũng chỉ là một công bố nhất thời khi người ta đã mất mát quá nhiều vì yêu. Bản thân con người, tận sâu trong tiềm thức, yêu vẫn là một nhu cầu, một khao khát lớn lao. Rồi nó lại có người yêu. Nó nói với tôi: "Tao không thể nào thực hiện được lời đã nói, tao cần một tình yêu. Tao không biết sẽ ra sao, nhưng tao đã đón chờ sẵn cuộc chia tay!". Tôi lắc đầu, tại sao dẫu biết là đau khổ nhưng người ta vẫn lao vào. Con thiêu thân cũng thế, lao vào ánh sáng để rồi chết đi...
*
Trong một lần tha thẩn trên mạng, tình cờ tôi vào blog của một người con trai có khuôn mặt góc cạnh. Đọc hết những dòng nhật ký của một người dưng, vậy mà khi không lại bật khóc. Ừ thì, cái chuyện chia tay có phải là của riêng ai? Người nào cũng có một góc cô đơn trong tâm hồn. Tôi để lại dòng comment: "Xin cám ơn anh".
Tôi quen biết anh từ dạo đó.
Kể từ đó, tôi thường xuyên vào blog của anh như một thói quen, chỉ để lại dòng comment "Cám ơn" sau mỗi bài viết.
Có lần, anh viết: "Tình yêu khiến người ta hạnh phúc, nhưng cũng khiến người ta đau khổ. Có lẽ, ta sẽ cô đơn, sẽ thấy tan nát nếu mất đi tình yêu, đừng né tránh nỗi đau, hãy đối đầu và làm bạn cùng nỗi đau và đơn côi. Rồi có lúc, ta sẽ bước qua được cái ranh giới nhỏ nhoi".
Tôi không biết mình có bước qua được cái ranh giới mà anh nói hay không. Lòng vẫn băng giá lạnh căm.
Một hôm, anh viết e-mail cho tôi hỏi: "Vì sao lại cám ơn anh?". Tôi trả lời: "Vì những gì anh viết!". Tôi trở thành một người bạn của anh. Chúng tôi nói với nhau nhiều. Về quá khứ của mỗi người, về tình yêu...
Đối với tôi, anh là một người bạn ảo. Người ta có thể dễ dàng nói ra tất cả những gì bình thường người ta không thể nói khi bước vào thế giới diệu kỳ này. Hơn nữa, anh ở tận nước Nhật xa xôi...
Thi thoảng, anh điện thoại cho tôi. Anh thường động viên tôi, rằng em đừng bận tâm việc mình cô đơn hay không, rằng có nhiều thứ còn quan trọng hơn nỗi cô đơn kia, em à! Nhưng có lần, tôi hỏi ngược lại anh, thế anh có cô đơn không? Anh vẫn trải lòng mình với cô đơn trên những trang blog đó thôi, anh vẫn chưa có được một người yêu nào đó thôi. Anh chỉ im lặng, rồi lại bảo: "Có những thứ không phải muốn là được. Anh chưa gặp được ai có thể làm anh rung động".
Tôi bận rộn với chuyện học hành thi cử, anh vẫn e-mail cho tôi đều đặn. Lòng tôi bớt đơn côi vì ít ra, cũng có một nơi san sẻ. Anh cũng bảo: "Cám ơn cuộc sống đã cho anh quen em. Nhóc à! Một người bạn, một người em...". "Đừng gọi em là nhóc, đã 20 rồi!". "Ừ, anh gọi là bé vậy!".
Nhiều lúc tôi bông đùa: "Anh có nghĩ mình sẽ yêu lần nữa?". Anh đáp lạnh lùng: "Không bao giờ". Rồi tôi tự hỏi mình, mình sẽ yêu lần nữa không? Anh - người yêu cũ của tôi - vẫn thấp thoáng trong ký ức của tôi...
*
Một ngày, khi tôi vừa tan học, có điện thoại, tiếng nói quen thuộc làm tôi giật mình: "Anh đang ở Sài Gòn, em đang ở đâu?".
Nửa tiếng sau, chúng tôi gặp nhau tại một quán cà phê trên đường Nguyễn Trãi. Ở ngoài, anh trông có vẻ hiền lành và dễ gần hơn trên blog. Anh hay cười, nụ cười cũng hiền với hai cái răng khểnh. Hai chúng tôi không nói với nhau nhiều, chỉ nhìn nhau. Rồi anh bảo: "Mắt em buồn quá đó nhóc, nó không nên có ở một người 20 tuổi!". Tôi trả lời: "Cũng không nên có ở một người 25, phải không?". "Hôm nay, em có thể dành cho anh cả ngày để tâm sự không? Ngày mai anh đã đi rồi...". "Ngày mai? Nhanh vậy?".
"Ừ, anh về đây vì công việc mà!".Tôi đồng ý rồi sau đó, tôi theo anh về khách sạn anh nghỉ. Hai chúng tôi bắt đầu nói với nhau nhiều hơn. Anh nói: "Khi nãy anh có gặp người yêu cũ, đúng là cái gì đã qua hãy cho nó qua, một cách bình thản em à!". Anh chợt quay sang nói khẽ với tôi: "Em hiền và dễ thương lắm nhóc".
Anh nhìn tôi, im lặng. Cả hai đều không nói gì nữa.
Rồi tôi nhắm mắt, đón nhận nụ hôn từ anh. Nụ hôn từ gần hai năm tôi mới được nếm lại. Một cảm giác vừa mới mẻ vừa quen thuộc chảy tràn vào lòng. Con tim tôi đập gấp gáp, vội vàng. Anh dừng lại, kê sát vào mặt, nắm lấy tay tôi và bảo: "Chúng ta hãy yêu nhau, nha nhóc!". Tôi nhìn anh, rồi lại khẽ gật đầu. Tôi và anh đến với nhau, trao cho nhau mà lạ kỳ thay nước mắt ai cũng chảy. Hai kẻ cô đơn đang tìm đến nhau?
Rồi chúng tôi rời khách sạn, tôi chở anh dạo khắp nẻo đường Sài Gòn. Thứ bảy đầu tiên, tôi nghe lòng mình thôi khắc khoải.
Ngày đầu tiên trôi qua chóng vánh. Tôi về nhà mà thao thức, tự hỏi mình đang làm gì? Vội vã? Dễ dãi? Tôi vốn không phải tuýp người đó. Nhưng vì sao? Tôi thở nhẹ, đổ lỗi cho con tim... Hình ảnh của người yêu cũ thấp thoáng, làm tôi bỗng nhói lòng, cảm giác có lỗi. Nhưng tôi biết, mình đã sẵn sàng cho một tình yêu mới...
Ngày hôm sau, anh bận việc với công ty suốt cả buổi sáng. Đến chiều, anh gặp tôi, cả hai đều mừng rỡ tựa như đã xa nhau lâu lắm. Chúng tôi hát khe khẽ cho nhau nghe, tôi dựa vào lưng anh và nhận ra bờ vai anh rộng quá...
Đêm đó, tôi nằm cạnh anh, trong khách sạn. Lại quấn lấy nhau, nóng bỏng. Tôi hỏi: "Còn bao lâu nữa thì anh phải đi?". "Bốn tiếng nữa em à!" - anh đáp, giọng buồn buồn. "Chừng nào gặp lại nhau hả anh?".
"Anh không biết em à! Có thể là một năm hoặc hơn nữa. Anh sẽ cố gắng về thăm em...".
Tôi lặng im, vùi đầu vào ngực anh. Tay quàng qua ôm lấy anh. "Chẳng lẽ yêu nhau mà chỉ gặp nhau mỗi năm một lần sao anh?". Tôi nhìn anh đợi lời đáp. Anh thì thầm: "Đợi anh, em nhé, khi anh đã có đủ những cái anh cần phải có, anh sẽ về cùng em! Và mình sẽ mãi bên nhau. Chắc khoảng hơn năm năm, anh sẽ về đây sống cùng em... Quan trọng cả hai có được niềm tin". Tôi không đáp. Đợi? Tôi sẽ phải đợi bao lâu? Và tôi có đủ kiên nhẫn để đợi không? Liệu trong khoảng thời gian quá dài xa anh, tôi có đủ bản lĩnh để giữ mình thoát khỏi những cám dỗ bình thường của một con người. Và anh có thực hiện những gì anh đã nói? Có thật anh đang yêu tôi, hay chỉ nhất thời muốn chung đụng thể xác? Sao anh lại có thể yêu tôi nhanh đến vậy trong khi ngần ấy thời gian anh đã sống trong cô đơn? Rồi tuổi xuân của tôi, có chờ tôi không? Phải làm sao khi anh trở về, tôi không còn trẻ đẹp, và anh sẽ có người khác?
Bao nhiêu câu hỏi rối bời đặt ra, tôi gần như choáng ngợp trong đống câu hỏi đó. Và tôi cũng sợ nghe những câu trả lời. Liệu câu trả lời ấy có phải là chân thật khi thời gian khiến cho mọi điều có thể thay đổi?
*
Cái gì đến sẽ đến.
Tôi cùng anh trên chiếc taxi đưa anh ra sân bay. Lúc này, anh chỉ nắm tay tôi thật chặt, không nói thêm bất kỳ lời nào. Tôi nhận ra, tay anh thật to, thật chắc...
Hai ngày. 48 tiếng, tôi và anh đã là của nhau.
Có những thứ, tôi gìn giữ bao lâu, lại chấp nhận cho anh trong phút chốc.
Tôi biết gì về anh? Một Việt kiều Nhật. 25 tuổi, chấm hết. Nhưng tất cả niềm tin của tôi đều đặt ở anh...
Nước mắt tôi trào ra, trong giây phút đó, tôi ôm chặt lấy anh.
Tôi chỉ biết mình yêu anh.
Lúc sân bay cất loa gọi, tay tôi đột ngột níu lấy anh một cách vô thức. Anh đi thật sao anh? Đến lúc này, tôi cũng ngờ ngợ, rằng chuyện anh gặp tôi đó, yêu tôi đó, cùng tôi trải qua 48 tiếng đồng hồ chỉ là giấc mơ.
Rồi anh cũng đi. Tôi đứng đó một mình, cố trông theo giây lát, rồi quay về nhà.
Gần một giờ sáng...
Gió đêm thổi tốc vào mặt. Lạnh căm. Tôi không mặc áo khoác, nghe hơi lạnh thổi cả vào tâm hồn. Giá mà trời lạnh hơn tí nữa, không chừng tâm hồn tôi cũng sẽ đóng băng theo...
*
Anh đi, để lại tôi trong nỗi nhớ thương vô bờ. Càng rơi vào sự cô đơn sẵn có. Những cú điện thoại gọi về cho tôi, tiếng anh nhẹ nhàng hỏi tôi: "Có đợi anh được không?". Tôi đáp: "Được", dù trong lòng hoài nghi về chính mình.
Tôi nói với đứa bạn thân về anh. Về việc tôi đã bắt đầu cho một tình yêu mới. Nó bảo: "Mày điên à? Mày vì một người tình hai ngày mà chờ đợi như thế sao? Một, hai hay năm năm hay hơn nữa? Mày đánh đổi cả một thời tuổi xanh và có chắc nhận được lại những điều mày đáng phải có?". "Tao không biết!". Tôi thở nhẹ, nhìn rất lung ra ngoài đường. Những chiếc xe hối hả lao đi...
*
Những tháng ngày dài lại nối tiếp nhau. Tôi vẫn sợ, những nỗi sợ mơ hồ cố hữu, vẫn hay khóc thầm và nhớ anh.
Có những giây phút, tôi cô đơn kinh khủng. Những tối thứ bảy, tôi cà phê một mình và nghe nước mắt chảy ngược vào trong. Nỗi đau đôi lúc thành sự tị hờn khi thấy những cặp tình nhân hạnh phúc bên nhau vào những ngày cuối tuần.
Người ta bảo, sự chờ đợi nào cũng sẽ xứng đáng với cái nó sẽ có.
Tối về nằm dài trong một ngày thứ bảy cô liêu, nằm trong căn phòng 16 m2, giam hãm mình trong bốn vách tường lạnh giá. Tôi khát khao một bàn tay, một vòng tay ấm. Có những người muốn đến với tôi, nhưng tôi không dám đến lại với họ. Tôi nghi ngờ tất cả, liệu mình thử yêu lần nữa, có thành công không hay lại tiếp tục ôm lấy đau thương...
Một ngày như mọi ngày trôi qua. Tôi nhắm mắt và chìm vào giấc mộng mị êm đềm. Trong đó, tôi thấy anh nắm lấy tay tôi và dắt tôi đi trên một con đường không người, rất bình yên...

Hết
#9
Bí quyết để được sếp tăng lương
 
Đề nghị tăng lương, ý nghĩ này có thể làm nhiều người e dè. Nhưng đó là quyền của bạn được đề nghị tăng lương nếu bạn đã làm việc thật tốt và thấy mình xứng đáng được như thế. Hãy can đảm lên; sự chuẩn bị thật tốt và cách tiếp cận khéo léo một chút sẽ giúp bạn tự tin hơn để đề nghị tăng lương thành công. Nếu biết cách gõ, cửa sẽ mở. Bạn chẳng mất gì sau một lời đề nghị tế nhị cả. Những gợi ý đơn giản sau đây của chúng tôi sẽ rất có ích cho bạn trong trường hợp này.

Trình bày thành tích xuất sắc của bạn
Hãy cho sếp thấy bạn đã có những đóng góp quan trọng và giá trị như thế nào đối với hoạt động của công ty. Ví dụ như bạn đã nâng cao doanh số bán hàng ra sao, bạn đã hoàn thành xuất sắc một dự án phức tạp trong một hạn định rất ngắn bằng cách nào... Hãy liệt kê càng cụ thể càng tốt để thuyết phục sếp bạn xứng đáng được tăng lương cho những thành tích đó.

Hay nếu bạn mới có một bằng cấp rất có ích cho công việc và công ty, bạn còn ngại gì nữa mà không liệt kê vào danh sách thành tích của bạn. Và cũng đừng quên gửi sếp các email hoặc thư từ khen ngợi từ cấp trên, khách hàng hay đồng nghiệp dành cho bạn.

Chọn đúng thời điểm
Thời điểm tốt nhất để đề nghị tăng lương là sau khi bạn vừa thực hiện thành công một dự án phức tạp hay các nhiệm vụ khó khăn. Khi đó, bạn có thể thuyết phục dễ dàng hơn vì sếp đang có ấn tượng rất tốt về bạn và đánh giá cao năng lực của bạn.

Khéo léo trình bày đề nghị tăng lương
Hãy chuẩn bị thật kỹ danh sách các thành tích của bạn cho sếp tham khảo. Sau đó bạn hãy trực tiếp nói chuyện với sếp về đề nghị của mình, và bình tĩnh thương lượng với sếp để đạt được thỏa thuận cho cả hai bên.

Đừng bao giờ lấy đồng nghiệp khác ra so sánh, và cũng đừng bao giờ đe dọa nghỉ việc theo kiểu "Hoặc tăng lương cho tôi, hoặc tôi sẽ thôi việc". Sếp có thể sẽ chọn vế sau cho bạn đó.

Bạn cũng không nên mất bình tĩnh hay có hành động không hay nếu sếp từ chối yêu cầu của bạn. Trong trường hợp đó, bạn nên chọn thời điểm thích hợp khác, có thể một vài tháng sau, khi bạn đạt được những thành tích khác ấn tượng hơn. Một cách khác nữa là bạn cần chứng minh năng lực của mình bằng những thành tích xuất sắc nhất để thuyết phục sếp thăng chức cho bạn. Và một khi bạn được đề bạt ở vị trí cao hơn, tăng lương sẽ là điều tất yếu.

(theo vietnamworks)
#10
Bông bồ công anh bay tan trong gió


Tôi vui, để cô nắm tay kéo đi, bạn có thể tưởng tượng tôi ở trong vùng hương khi gió nhẹ thổi qua mái tóc cô dập dờn, mùi hương thiếu nữ làm Hạ Âu như biến thành cô con gái út của Biển. Ngày nhỏ đọc truyện cổ tích, Biển có mười hai con gái, mà cô út đẹp nhất lương thiện nhất. Chạy một chặp, Hạ Âu dừng ở một gánh quà ven đường. Cả "quán" chỉ một chiếc dù to che nắng và một chiếc bàn tứ giác, tấm biển "chè tôm lạnh năm hào" viết tay đã tróc sơn. Trước mặt, một nhà cấp bốn, trẻ em phụ nữ thong thả trong ánh nắng hè, hiếu kỳ nhìn chúng tôi, hai người ăn mặc trang trọng đi ăn món quà quê.
Tôi nhìn Hạ Âu, cô gái này luôn làm tôi luống cuống không biết phải làm gì, đứng giữa làn gió nhẹ đầu mùa hạ, cô cười như một bông bồ công anh thanh nhã đang tan ra trong bao la.
- Tôi không nghe nhầm chứ? Em bảo ăn cái gì?
- Đi theo em! - Rồi cô ấy kéo tay tôi chạy nhanh như thể bay.
Năm đó tôi 29 tuổi, tôi dường như đang yêu lần đầu tiên trong cơn gió thắm.
Cô ấy đi trước, thỉnh thoảng ngoái lại giục - Nhanh nào, anh già rồi à? - và mở to mắt cười hào hứng. Lần đầu tiên cô cười không còn dè dặt. Ngày trước Hạ Âu không hay cười hoặc cũng chỉ mỉm miệng với cái nhìn lặng lẽ.
Tôi vui, để cô nắm tay kéo đi, bạn có thể tưởng tượng tôi ở trong vùng hương khi gió nhẹ thổi qua mái tóc cô dập dờn, mùi hương thiếu nữ làm Hạ Âu như biến thành cô con gái út của Biển. Ngày nhỏ đọc truyện cổ tích, Biển có mười hai con gái, mà cô út đẹp nhất lương thiện nhất. Chạy một chặp, Hạ Âu dừng ở một gánh quà ven đường. Cả "quán" chỉ một chiếc dù to che nắng và một chiếc bàn tứ giác, tấm biển "chè tôm lạnh năm hào" viết tay đã tróc sơn. Trước mặt, một nhà cấp bốn, trẻ em phụ nữ thong thả trong ánh nắng hè, hiếu kỳ nhìn chúng tôi, hai người ăn mặc trang trọng đi ăn món quà quê.
Tôi cảm giác như mình bị điên.
Hạ Âu rất vui sướng, cô lảnh lót gọi chủ quán, kêu hai phần chè.
- Hạ Âu, phải không?
Bà bán hàng trạc năm mươi, mặt đầy tàn nhang thân thiện.
- Dạ con, bác Trương! Con mang bạn đến ăn chè của bác!
Bà bán chè để ý tôi, cái nhìn hàm súc y như mẹ Hạ Âu. Nhìn đến nỗi tôi sắp đỏ mặt. Mồ hôi tôi nhỏ giọt. Sơ mi trắng này, vét này, đứng cao và thẳng bên dưới cái dù che nắng của bà và không biết để tay chân vào đâu.
- Ngồi đi, chàng trai! - Bà thân thiện mời, cười như hướng dương giữa núi.
Tôi nhìn Hạ Âu đang tìm ghế, tôi muốn ngồi gần cô.
Bà chủ bưng hai tô chè to tướng.
Tôi chả muốn ăn, húp ít nước rồi bỏ bát qua bên.
Hạ Âu bắt đầu ăn, một miếng một, ăn rất nhanh, loáng cái đã nhìn thấy đáy bát. Sau đó, cô ấy cười và nói, cháu muốn nữa.
Tôi không nhận ra Hạ Âu mới đêm trước ở bar Yêu Lục, uống Chivas với một vẻ yêu kiều thanh nhã.
Chân mỏi rồi, bỏ dép khỏi chân, cô ấy khỏa đôi gót trần trắng nõn, kéo váy lên cao lộ cặp đùi bắt mắt xinh đẹp. Cô như con thủy yêu trong núi sâu rừng cao, chả cần điểm trang chả cần tốn công quyến rũ đã đầy mê hoặc.
Cô thấy tôi nhìn, lè lưỡi cười:
- Anh làm sao cứ nhìn em? Mắt tròn chưa kìa, trông thật ngố!
Tôi không biết trả lời sao. Cô ấy lại bắt đầu ăn, tiếng ăn đáng yêu.
- Bác Trương, món chè nhà bác sao ngon ghê! Cháu muốn thêm một bát!
- Ha ha, ngon phải không? Thế thì cháu chăm đến nhé, bao nhiêu năm không gặp cháu. Thế mẹ cháu khỏe không?
- Dạ, mẹ cháu vẫn thế.
Sau đó cô ấy lại tiếp tục ăn.
- Em à, có vẻ hồi trước em hay đến đây – Tôi không nhịn được phải hỏi.
- Vâng, anh nhìn ngôi nhà thứ ba bên trái, em lớn lên ở đấy. Em lớn bằng chè tôm lạnh của bác Trương. Hì hì - Cô ấy nói, nhìn bà chủ quán cười. Cúi xuống lại ăn.
Ngon thật thế ư? Sao tôi cảm thấy giống... giống hình vẽ một thứ côn trùng trong toa-lét. Càng nghĩ càng không dám ăn.
- Nhà em trước ở đây à? - Nơi đây nhiều cây xanh, thực ra vẫn là khu người nghèo.
- Vâng ạ, em ở đây. Mười ba năm, à thế thì quán chè này có lịch sử hơn mười năm rồi – Cô ấy nói chậm rãi, tôi tưởng tượng theo lời cô, một thiếu nữ xinh đẹp lớn lên từ xóm nhỏ.
Nghe cô ấy nhắc hồi ức là một sự dịu nhẹ, còn ngon hơn món chè tôm lạnh, ít ra tôi cảm thấy thế.
- Còn sau đó?
- Sau đó mẹ em đeo được một người đàn ông lắm tiền, rồi sau đó mẹ con em giàu theo, dọn vào khu biệt thự hoa viên cao cấp nhất trong thành phố... Có điều từ đó em không còn có dịp ăn món chè này của bác Trương - Bát chè này cô lại ăn hết rồi, nhìn tôi hỏi - Sao anh không ăn?
- Vừa ăn no xong, không muốn ăn thêm.
- Thế để em giải quyết hộ anh.
Tôi chưa kịp phản ứng, bát chè vẽ hoa lam đã bị kéo về phía trước mặt Hạ Âu, và cô húp liền.
- Em thèm thì cứ gọi thêm vài bát nữa là được chứ việc gì... - Tôi phàn nàn.
- Lỗ chết, bác Trương chả lấy tiền mình đâu.
Ngẫm ra cũng đúng.
Hạ Âu lại bắt đầu nhìn tôi kể:
- Hồi nhỏ, nhà em nghèo cực, em không có bố, mẹ nuôi em đến năm mười tuổi. Còn nhớ mỗi lần em tan học, đều phải ăn một bát chè tôm lạnh. Hồi đó mẹ em mang cái bát to nhất trong nhà đi mua cũng không đủ cho em ăn no - Hạ Âu nói nhiều nhất từ khi quen tôi - Kể ra chè ở đây mùi không thay đổi, vẫn mát mát thanh thanh, vừa mềm vừa dai.
Tôi nhìn Hạ Âu. Cô ấy ăn chè như một kiểu hưởng thụ, tôi không thể tin được đây là cô gái bao của tôi.
Thì không phải Hạ Âu chỉ là một cô gái bao sao?
Tôi nhìn ngược hướng Hạ Âu, mới thấy hai bên đường toàn nhà cấp bốn, đường chỉ rộng 5 m, còn có cả đường lát đá, có một đứa bé cởi truồng mập mạp nhìn chúng tôi. Tôi nhìn nó, nó sợ hãi chạy mất.
Bát cuối cùng này Hạ Âu ăn rất chậm, có lẽ mất nửa tiếng. Tôi biết cô ấy lưu luyến.
Tôi muốn hỏi cô, vì sao không chuyên tâm học cho thật giỏi lại đi làm cái nghề này, mà chả biết hỏi thế nào.
- Mẹ em... có lẽ chả sống được đến năm sau! - Tiếng nói từ bên trời xa xăm vọng tới.
Lúc đó chúng tôi đều đang im lặng, bác Trương chạy vào nhà có tí việc, chỉ có hai đứa tôi ngồi lại. Cô ấy thốt lên một câu, như sóng dội tới, tôi bất ngờ.
Nói xong, cô ấy ngước mắt nhìn trời.
Còn nhớ ngày tôi bé, khi khóc đều nhìn lên trời, như thế nước mắt sẽ không lăn ra.
- Vì sao?
Giọng tôi run run. Vì tôi không thể nghĩ, một bà mẹ trẻ như mẹ cô, sẽ chết. Mà tôi cũng đã vô tình dung nạp bà mẹ đáng yêu đó vào thế giới quanh tôi.
- Năm ngoái mẹ em đã chẩn đoán bị ung thư máu. Tháng nào mẹ em cũng phải đi viện hóa trị.
- Mẹ em biết không?
Trớ trêu là chuyện này do mẹ em tự nói ra cho em biết. Khi đó mẹ em còn an ủi em đừng khóc.
Tôi không dám nhìn Hạ Âu, tôi sợ nhìn thấy giọt lệ long lanh.
- Em chưa từng khóc trước mặt mẹ em vì chuyện này. Vì mẹ sẽ đau đớn lắm... Bân, anh làm sao thế? Em có khóc đâu, sao anh tránh mắt em nhìn? - Cô ấy bỗng cười trách nhẹ tôi.
- Ơ, anh đâu có! Tôi gượng gạo đáp, giấu sự xót xa cho cô.
- Ừ, thế anh thử nói xem... anh nghĩ gì về... đĩ?
Cô ấy chuyển đề tài, nhưng rõ ràng cái tiếng cuối cùng kia nói ra với vẻ khó khăn.
- Không tôn trọng, cũng không khinh rẻ.
Tôi thật thà đáp.
- Thế anh thử đoán, mẹ em làm nghề gì?
Cô ấy hỏi, đáy mắt ánh lên vẻ lo sợ, mạnh mẽ, trầm tĩnh, nhưng hơi đáng thương hại.
Tôi thốt nhiên hiểu ra, lắp bắp, không thật chắc chắn:
- Mẹ em à, bác...
- Ha ha, đoán ra rồi à, mẹ em làm đĩ!
Tôi thiếu điều muốn đập vỡ tan cái bát trước mặt!
Chữ Tôi nhân xưng, chữ Mẹ hiền hậu, chữ Đĩ nhạy cảm - tôi không thích nó nối liền với nhau, cũng không thích nó thốt ra nhẹ nhàng thế từ miệng Hạ Âu.
- Nhưng anh cũng thấy rồi đấy, nếu em không nói cho anh biết, anh không bao giờ đoán được. Vâng, bà làm đĩ, hàng trăm người đàn ông bao rồi, nhưng bà cũng là mẹ em. Thì như hôm nay anh thấy, mẹ em cười rất đẹp và mẹ em rất nhân từ, bởi vì bà rất hãnh diện khi con gái kiếm được người tình tốt, bà gọi em là baby... Cho dù bà làm gái. Em đã thề, từ nhỏ đến lớn, từ khi em hiểu nghề của mẹ, em không hề khinh thường mẹ. Bởi mẹ hy sinh là vì em.
Khi nghe nói mẹ Hạ Âu là đĩ, tôi bất ngờ, nhưng khi nghe những lời gan ruột của một cô gái bao, tôi sững sờ. Tôi như rơi vào thế giới của đĩ với khẩu hiệu: "Tuy là đĩ, nhưng là người".
Tôi im lặng, Hạ Âu cũng không nói nữa, giữ lại bí mật trong nụ cười. Cô lại bắt đầu tiếp tục ăn chè. Ăn cho đến khi không còn một miếng thừa, như thể cất giấu tất cả những gì tốt đẹp nhất của thời thơ bé vào sâu thẳm trong cô.
***
- Nếu anh rảnh, anh đi thăm mẹ em được không? Trò chuyện với mẹ em, cho mẹ em vui đi!
Đêm đó Hạ Âu nói với tôi. Tôi nhíu mày, nghĩ cô nàng ơi, cái xấu xí nhất của cô nàng là cô chả hiểu mình đang đứng ở vị trí nào. Tôi lấy đâu thời gian ra hầu chuyện mẹ đĩ?
Tôi nghĩ trong lòng, mặt cũng lộ ra ngay.
- Anh để ý đến chuyện mẹ em là đĩ ư? Hay là bất mãn vì bây giờ đang hầu chuyện anh là một con đĩ?
Hạ Âu nói, cô ấy dường như giận dữ, dùng giọng nói rắn đanh chưa từng có.
Tôi để ý đến chuyện mẹ cô ta là đĩ? Giờ đây, nhớ lại cảm giác khi mẹ cô nhiệt tình, thân thiện, kể những chuyện gia đình bé nhỏ, tôi mới hiểu được vì sao ngay từ đầu tôi không hề bận lòng về thân phận của bà, và một cảm giác nuối tiếc...
Cả một tiếng sau tôi không thể ngủ được. Quay nhìn Hạ Âu, tôi bị đôi mắt mở to long lanh làm giật thót mình.
- Cô cả đêm không chịu ngủ nhìn tôi làm cái gì? Dọa cho tôi sợ chết đi à?
- Em có hai câu muốn nói với anh, nếu có thể thuyết phục anh thì tốt, còn thất bại thì em chẳng còn cách nào.
- Nói đi!
- Câu thứ nhất, mẹ em chưa bao giờ nhận được một lời hứa nào từ đàn ông, mẹ em quý anh như thế, là bởi một con đĩ luôn cho rằng, nếu một phụ nữ mà được một người đàn ông hứa hẹn trọn đời, đó là hạnh phúc tuyệt vời nhất. Câu thứ hai, mẹ em bị ung thư chẳng sống được đến sang năm. Thế thôi, anh ngủ đi!
Cô ấy nói xong, đôi mắt đen như làn sóng nước ngưng đọng, nhìn tôi.
Tôi đột ngột đau nhói như tan vỡ, đau đớn ôm lấy cô ấy, một người con gái tròn hai mươi, cô ấy như hang sâu, như bí ẩn trong thần thoại, lại đơn thuần đến đau lòng.
- Em đừng nói gì nữa, em ngủ đi, ngày kia anh đi thăm mẹ em!
#11
Giúp trang sức của bạn đẹp hơn

Trang sức tăng thêm vẻ đẹp, làm cho bạn trở nên quyến rũ hơn. Mỗi người có một sở thích một loaji chất liệu kiểu dang trang sức riêng. Dù đó là đồ giả hay thật thì đồ trang sứ cũng có thể mất dần sự sáng bóng và rực rỡ. Để giúp chúng ta lấy lại vẻ đẹp tự nhiên của đồ trang sức, xin mách bảo vài mẹo vặt mà các bạn có thể tự chùi rửa mà không cần phải tới cửa hiệu.

1. Đối với trang sức bằng vàng nạm đá qúy.
Bạn hãy nhúng nó vào nước xà phòng trong ít phút. Dùng bàn chải đánh răng mềm để đánh sạch bụi,  sau đó rửa lại bằng nước lạnh. Tiếp theo, Ta cho đồ trang sức vào cồn 90o rồi vớt ra ngàoi và dùng máy sáy tóc sấy khô hoặc để nơi thoáng  gió.

2. Đồ trang sức bằng vàng
Vàng có tính chất là bền trong nhiều môi trường song dùng lâu thì độ sáng của nó vẫn bị giảm đi. Để vàng trở lại sáng bóng tự nhiên, bạn có thể làm theo 2 cách sau:
Cách 1: Đem ngâm đồ trang sức vào lọ nước ấm có pha xà phòng rồi lắc nhẹ hoặc dùng đũa khuấy khoảng 30 phút sau đó vớt ra để trên miếng vải khô. Đợi hết nước bạn mới dùng nỉ đánh  bóng thì nó sẽ sáng lại như mới.
Cách 2: Dùng một bát nước pha xà phòng cùng một muỗng cồn 60o . Cho đồ trang sức vào đó chừng 5 phút rồi lại lấy ra rửa bằng nước lạnh. Với dây chuyền, dây đeo đồng hồ và nhẫn ban nên lắc mạnh trong lúc ngâm để cho dung dịch tẩy  rửa các kẽ nhỏ trên trang sức. Khi thấy nó đã sáng trở lại thì xả bằng nứơc sạch rồi lau khô.

3. Với đồ mạ vàng.
Trước hết bạn cần dùng  giẻ mềm để lau qua trên bề mặt trang sức. Lấy lòng trắng trứng  có pha ít muối quấy cho bọt lên. Dùng khăn nhúng vào dung dịch  này mà lau trên bề mặt đồ, sau đó dùng khắn khô, sạch đánh bóng.

4. Rửa bạc.
Đồ trang sức bằng bạc còn được coi là "đồng hồ đo sức khoẻ" ở một số người. Khi bạn ốm yếu thường xuyên đồ trang sức bằng bạc có thể không còn giữ được màu sáng của nó nữa.. 2 cách để bạn làm cho đồ trang sức bằng bạc của bạn mới trở lại:
Cách 1: Nhúng đồ trang sức  bạc và nước chanh nguyên chất ít phút rồi dùng vải mềm lau khô là nó trở lại sáng bóng ngay.
Cách 2: nếu bị nạm đen nhiều bạn có thể dùng bồ hóng trên bếp đem chà kỹ lên đồ trang sức rồi dùng giẻ mềm lau thật bóng.

5. Rửa ngọc thạch
Lấy vải mềm nhúng vào cồn 90o rồi lau ngọc thật kỹ. Sau đó lấy vảo mềm khô đánh bóng thì ngọc lại rực rỡ trở lại ngay. Cũng có thể dùng Eau de cologne pha cồn 90o để rửa ngọc.

6. Với ngọc trai.
Ngọc trai dưới tác động của mồ hôi và các két bẩn có thể bị vàng và ám mờ. Bạn hãy cho đồ trang sức vào một túi vải rồi rắc ít muối lên trên và nút lại. Đem túi vải khuấy vào  nước ấm nóng cho tới khi muối tan hết thì được. Mở túi ra chắc chắn ngọc trai trở lại độ sáng bất ngờ với bạn đấy.

7. Chùi hột xoàn.
Rượu là dung dịch đặc trị hột xoàn. Ngâm đồ trang sức vào rượu ít phút rồi lấy ra dùng bàn chải mềm chùi kỹ. Nếu cẩn thận hơn bạn có thể thực hiện ngay thêm một lần nữa thì hột xoàn của bạn thật tuyệt diệu.

8. Đồ trang sức kim cương.
Pha xà phòng vào một chiếc xoong rồi đặt kim cương (có đệm bông) vào đáy. Đun nước nóng và lau khô.

9. Rửa kim cương giả (Mỹ ký)
Dùng bông sạch quấn vào đầu tăm mà nhúng vào cồn 60o rồi lau nhẹ ngoài bề mặt đồ trang sức. Chú ý là cho nó đủ sáng thì thôi, lau rửa nhìêu hoặc kỹ quá có thể làm đồ trang sức bị chóc ra vì cồn đó.

(tài liêu của Công ty vàng bạc Bảo Hoàn)
#12
NGƯờI ĐÀN ÔNG CHE DÙ
Tác giả Roald Dahl
Dịch giả: Phạm Viên Phương

Tôi sẽ kể cho bạn nghe một chuyện buồn cười mà tôi và mẹ tôi gặp tối hôm qua. Tôi là con gái và mới mười hai. Mẹ tôi ba mươi tư nhưng tôi đã cao gần bằng bà.
Chiều hôm qua, mẹ dẫn tôi lên London chữa răng. Tôi bị một lỗ trong răng hàm và ông nha sĩ trám lại nhẹ nhàng chẳng đau gì cả. Sau đó chúng tôi vào một quán cà phê. Mẹ tôi uống một tách cà phê còn tôi ăn một đĩa kem chuối. Lúc chúng tôi đứng dậy ra về thì đã gần sáu giờ.
Khi chúng tôi vừa bước ra khỏi quán thì trời đổ mưa. "Phải kiếm một chiếc taxi thôi," mẹ tôi nói. Chúng tôi chỉ đội nón và mặc áo khoác mỏng, mà mưa lớn thiệt tình.
"Sao mình không vào quán ngồi chờ nó tạnh?" tôi nói. Tôi muốn ăn một đĩa kem nữa. Nó ngon tợn.
"Nó không tạnh đâu," mẹ tôi nói. "Mình phải về thôi." Chúng tôi đứng ở lề đường dưới trời mưa, chờ taxi. Nhiều chiếc chạy qua nhưng đều có khách. "Phải chi nhà mình có xe và tài xế riêng," mẹ tôi nói.
Ngay lúc đó, một người đàn ông tiến lại. Ông ta nhỏ thó và già lắm rồi, chắc cỡ bảy mươi là ít nhất. Ông lịch sự giở nón và nói với mẹ tôi, "Xin lỗi. Mong bà thứ lỗi..." Ông ta có ria mép bạc trắng, đôi mày rậm cũng trắng và khuôn mặt hồng hào đầy nếp nhăn. Ông ta cầm một chiếc dù giơ cao trên đầu.
"Sao?" Mẹ tôi nói, lạnh lùng và xa cách.
"Không hiểu bà có thể làm ơn giúp tôi một chuyện không," ông ta nói. "Chuyện rất nhỏ." Tôi thấy mẹ tôi nhìn ông ta nghi ngờ. Mẹ tôi là chúa đa nghi. Bà đặc biệt nghi ngờ hai thứ - người lạ và trứng luộc. Khi cắt đầu quả trứng luộc, bà thường thọc muỗng vào và rà quanh quả trứng, cứ như bà định tìm ra một con chuột hay thứ gì khác trong đó vậy. Với người lạ, bà có một châm ngôn vàng là, "Một người trông càng lịch sự thì mình càng phải coi chừng." Ông già nhỏ bé này trông cực kì lịch sự, lại ăn nói nhỏ nhẹ, quần áo tươm tất nữa. Đúng là dân quí phái. Tôi nghĩ ông ta quí phái là do đôi giày. Mẹ tôi có một châm ngôn ưng ý khác, là "Mình nhận ngay ra một người quí phái là nhờ đôi giày của họ." Ông già này có đôi giày nâu thật đẹp.
"Sự thể là," ông già nói tiếp. "Tôi cần giúp đỡ chút đỉnh. Không nhiều đâu. Hầu như chẳng có gì, nhưng tôi kẹt thực sự, Bà thấy đó, người già như tôi thường hay quên...".
Cằm mẹ tôi hất lên và bà nhìn ông ta dài theo sống mũi bà. Cái kiểu nhìn theo sống mũi này kinh người lắm. Nhiều người đã rụng rời khi bị bà nhìn như thế. Tôi đã từng thấy cô giáo của tôi trở nên lắp bắp và lúng túng như con ngốc khi bị bà nhìn như thế. Nhưng người đàn ông che dù kia chẳng buồn chớp mắt. Ông ta mỉm cười nói tiếp, "Xin bà tin tôi, tôi không có thói chặn các bà trên phố để kể lể chuyện rắc rối của mình đâu." "Tôi cũng mong thế," mẹ tôi đáp.
Tôi thấy áy náy vì cái kiểu lạnh lùng của bà. Tôi muốn bảo bà. "Ô kìa, mẹ. Ông ấy lớn tuổi rồi, lại lịch sự nhã nhặn nữa. Ông ấy đang gặp rắc rối, mẹ đừng thô bạo như thế chứ." Nhưng tôi chẳng nói gì cả.
Người đàn ông chuyển cây dù sang tay kia. "Tôi chưa bao giờ quên nó ở nhà," ông ta nói.
"Quên cái gì?" mẹ tôi hỏi lạnh lùng.
"Quên cái ví," ông ta đáp. "Chắc tôi bỏ trong túi cái áo khoác kia. Thật lú lẫn phải không?" "Ông muốn xin tiền hả?" mẹ tôi độp ngay.
"Ôi, Chúa ơi, không!" ông ta kêu lên. "Ai làm chuyện bậy bạ vậy!" "Thế ông muốn gì?" mẹ tôi gắt. "Và nói nhanh lên. Mẹ con tôi cứ đứng đây thì ướt hết." "Tôi hiểu," ông ta nói. "Thế nên tôi muốn để lại cho bà cái dù này để che mưa, và bà cứ giữ luôn nếu như..." "Nếu như gì?" "Nếu như bà cho tôi một bảng để trả tiền taxi về nhà." Mẹ tôi vẫn đầy nghi ngờ. "Nếu ông không có tiền thì làm sao tới được chỗ này?" "Tôi đi bộ," ông ta đáp. "Ngày nào tôi cũng đi dạo khá xa rồi kêu taxi về. Tôi đi dạo như thế cả năm nay rồi." "Sao bây giờ ông không đi bộ về?" mẹ tôi hỏi.
"Ôi, phải chi tôi đi được." Ông ta đáp. "Nhưng chân cẳng yếu rồi đi thêm không nổi nữa. Bữa nay tôi đi hơi xa." Mẹ tôi đứng cắn môi. Bà đang xiêu lòng, tôi thấy rõ như thế. Ý nghĩ có cái dù che mưa khiến bà thích tợn.
"Cây dù dễ thương lắm," ông già nói.
"Tôi thấy." Mẹ tôi bảo.
"Bằng lụa đấy." "Tôi thấy mà." "Vậy bà lấy đi," ông ta tiếp. "Tôi mua nó tới hai chục bảng đấy. Nói thật. Nhưng chuyện đó có đáng gì. Tôi chỉ mong về được tới nhà cho cái chân được nghỉ." Tôi thấy mẹ tôi rờ miệng ví. Bà thấy tôi nhìn bà dọc theo sống mũi giống hệt kiểu của bà. Bà biết tôi muốn nói gì. Tôi muốn nói, mẹ này, mẹ đừng lợi dụng một ông già như thế. Thối tha lắm. Bà nhìn lại tôi rồi nói với ông già. "Lấy cái dù hai chục bảng của ông thì vô lí quá. Để tôi cho ông tiền về xe rồi mình chia tay." "Ố, không được!" ông ta kêu lên. "Không đời nào tôi lại nhận tiền của bà như thế! Bà cứ nhận cái dù này đi, che cho khỏi mưa!" Mẹ liếc nhìn tôi đắc ý. Thấy chưa, ông ấy muốn mẹ lấy cây dù mà. Bà móc trong ví ra tờ một bảng và đưa cho ông già. Ông nhận tiền và đưa cây dù cho mẹ tôi. Ông ta nhét tiền vào túi, giở nón và cúi người chào, rồi nói, "Cám ơn bà. Cám ơn nhiều." Và ông ta quay lưng đi.
"Đứng vào dù tránh mưa đi con," mẹ tôi nói. "Mình hên quá phải không. Mẹ chưa từng có cây dù lụa nào... vì nó đắt quá." "Thế sao lúc đầu mẹ khó chịu với ông ta thế?" tôi hỏi.
"Mẹ sợ ông ấy là loại lừa đảo. Cũng may ông ta là người tử tế. Mẹ mừng vì đã giúp được ông ấy." Ngưng một lát bà tiếp, "Ông ấy chắc giàu lắm, nếu không làm sao mua nổi dù lụa. Không chừng ông ta còn được phong tước nữa kìa. Dân quí tộc thật sự." "Dạ." "Đây là bài học hay cho con," mẹ tôi tiếp. "Đừng bao giờ vội vã. Luôn thong thả khi đánh giá người khác. Như thế con sẽ không bao giờ sai lầm." "Coi ông ta đi kìa!" tôi kêu lên.
"Đâu?" "Đàng kia. Ông ta đang băng qua đường. Coi bộ vội dữ." Chúng tôi nhìn theo ông già đang lách qua dòng xe cộ. Sang đến bên kia, ông rẽ trái và bước đi rất nhanh.
"Coi bộ ông ta đâu có mệt nhọc gì đâu, mẹ thấy không?" Mẹ tôi im lặng.
"Mà trông cũng không có vẻ là ông ta đang tìm taxi." Tôi tiếp.
Mẹ tôi đứng cứng đơ, nhìn theo ông già nhỏ thó. Chúng tôi thấy rõ là ông ta đang vội vã. Ông đi dọc vỉa hè, qua mặt những người khác, hai tay vung mạnh như người lính đang diễn hành.
"Ông ta đang gấp chuyện gì đó." Mẹ tôi nói, mặt nghiêm lại.
"Mà chuyện gì?" "Mình phải tìm biết cho ra," mẹ tôi nói nhanh. "Đi với mẹ." Bà nắm tay tôi và hai mẹ con qua đường, rồi cũng đi về phía trái.
"Thấy ông ta không?" mẹ tôi hỏi.
"Dạ thấy. Ông ta rẽ phải ngay ngã tư kia." Chúng tôi đi theo hướng đó và thấy ông ta chỉ độ hai chục mét phía trước mặt. Ông ta chuồn đi nhanh như thỏ và chúng tôi phải cố lắm mới theo kịp. Mưa bắt đầu nặng hạt hơn và tôi có thể thấy nước chảy thành dòng từ vành nón xuống vai áo ông ta. Còn chúng tôi vẫn khô ráo bên dưới cây dù.
"Lỡ ông ta quay lại thấy mình thì sao?" tôi hỏi.
"Kệ ông ấy chứ," mẹ tôi nói. "Ông ta đã nói láo với mẹ con mình. Ông ta đi ào ào chứ có mệt nhọc gì đâu. Đồ nói láo trơ trẽn!" Ở góc đường kế, ông ta quẹo phải, sau đó quẹo trái, rồi quẹo phải nữa.
"Mẹ không chịu thua đâu." Mẹ tôi nói.
"Đâu rồi? Tôi kêu lên. "Ông ta biến đâu rồi?" "Mẹ thấy rồi." Mẹ tôi đáp, "Ông ta vào cánh cửa đàng kia. Ôi trời! Quán rượu à!" Đó là một tiệm rượu với bảng hiệu chữ lớn THE RED LION.
"Mình vào không mẹ?" "Không," mẹ tôi đáp, "Ở ngoài nhìn vô cũng được." Có một ô cửa kính lớn dọc mặt tiền quán rượu, và tuy bên trong hơi mù mịt khói nhưng chúng tôi cũng vẫn nhìn rõ nếu đứng sát vào đó.
Tôi bấu vào tay mẹ. Mưa dội nghe rõ mồn một trên cây dù. "Ông ta kìa," tôi nói. "Đàng đó đó." Căn phòng bên trong đầy những người và khói thuốc lá. Ông già nhỏ thó đang ở trong đó, lúc này ông ta không còn nón và áo khoác nữa, và đang chen tới quầy rượu. Ông ta đặt cả hai tay lên quầy và nói với anh bồi quầy. Anh bồi quay lưng đi trong chốc lát rồi quay lại với một cốc rượu rót đầy tới miệng. Ông già đặt tờ một bảng lên quầy.
"Tờ một bảng của mẹ hồi nãy!" mẹ tôi rít thầm. "Ông già điên rồi!" "Li gì vậy mẹ?" tôi hỏi.
"Whisky," mẹ tôi đáp. "Không pha." Anh bồi quầy chẳng thối lại cho ông ta xu nào cả.
"Chắc là một li ba." Mẹ tôi nói.
"Li ba là sao?" tôi hỏi.
"Một li gấp ba lần li thường." Ông già đưa li lên miệng, nghiêng từ từ... cao dần... cao dần... rồi toàn bộ li rượu trôi tuột vào cổ họng ông ta.
"Uống thứ này đắt quá," tôi nói.
"Quái gở thật!" mẹ tôi nói, "Trả một bảng cho cái thứ uống chỉ một hơi là hết!".
"Còn hơn một bảng nữa kìa," tôi nói. "Nó làm ông ta mất toi cây dù lụa giá hai chục bảng." "Ông ta điên rồi." Mẹ tôi nói.
Ông già nhỏ thó đứng bên quầy với cái li không trong tay. Ông ta mỉm cười, một vẻ rạng rỡ lan dần trên khuôn mặt hồng hào. Ông ta thò lưỡi liếm hàng ria mép bạc, như muốn vét nốt giọt whisky quí giá cuối cùng.
Chậm rãi, ông ta rời quầy rượu, len qua đám đông ra chỗ ông ta treo mũ và áo khoác. Ông ta đội mũ, mặc áo. Rồi, một cách vô cùng thản nhiên và thờ ơ đến độ không ai có thể nhận ra điều gì bất thường, ông ta cầm lấy một trong những cây dù ướt sũng móc trên giá, và đi ra.
"Con thấy không!" Mẹ tôi rít lên. "Thấy ông ta làm gì chưa!" "Sssụyt!" tôi thì thào. "Ông ta ra kìa!" Mẹ tôi hạ thấp dù che mặt, rồi cúi đầu nhìn ra.
Ông ta bước ra ngoài nhưng không nhìn về phía chúng tôi. Ông ta bung dù và đi trở ngược hướng cũ.
"Té ra trò ma của ông ta là thế!" mẹ tôi nói.
"Gọn gàng," tôi nói. "Ngon lành." Chúng tôi theo ông ta ra tới phố chính nơi đã gặp ông ta ban nãy và thấy ông ta lại tìm cách đổi dù lấy một bảng. Lần này là với một người đàn ông cao gầy gò chẳng có mũ lẫn áo khoác. Khi hai bên đổi chác xong, ông già lẹ làng đi dọc theo phố và biến vào đám đông. Nhưng lần này không đi theo hướng cũ nữa.
"Ông già khôn ghê!" mẹ tôi nói. "Ông ta không vào quán rượu nào hai lần." "Ông ta có thể cứ làm thế suốt đêm." Tôi nói.
"Ừ," mẹ tôi đáp. "Nhưng chắc ông phải cầu nguyện dữ lắm để ngày nào xủng có mưa."

HẾT
#13
SÓNG LỚN CANACA
Jack London
Nguyễn Đình Phòng dịch

Khi đôi vợ chồng Li Báctơn và Iđa bước ra khỏi phòng thay quần áo, đám phụ nữ Mỹ đang nghỉ ngơi dưới bóng rặng cây "hao" bao quanh bãi tắm của khách sạn Môn đều khẽ thốt lên: "A!" Và họ tiếp tục tỏ thái độ như thế suốt trong lúc đôi vợ chồng Báctơn đi ngang qua chỗ họ, nghỉ để ra phía bờ biển. Anh chồng chắc gì đã tạo cho họ ấn tượng mạnh đến như vậy. Những phụ nữ Mỹ nghỉ ở đây đâu thuộc loại người phải thốt lên "A!" khi nhìn thấy một người đàn ông mặc đồ tắm biển, cho dù đấy là một chàng trai tuyệt diệu, vạm vỡ và rắn rỏi đi nữa. Thật ra một thân thể hoàn chỉnh đến như thế sẽ phải làm cho bất kỳ huấn luyện viên bơi lội nào nhìn thấy cũng phải thở dài một cách hài lòng sâu sắc. Nhưng những huấn luyện viên ấy sẽ không kêu "A" lên như đám phụ nữ trên các bãi tắm, bởi vì những người phụ nữ này đã bị xúc phạm đến những tình cảm tốt đẹp nhất.
Chính chị vợ anh, Iđa Báctơn mới là người làm cho đám phụ nữ kia khó chịu và lo lắng. Họ dè bỉu chị. Họ chê trách một cách dứt khoát, ngay từ khi mới nhìn thấy chị lần đầu. Họ chính là những người có biệt tài tự lừa dối bản thân. Họ tưởng tượng ra rằng, bộ đồ tắm của chị làm họ chướng mắt. Nhưng Phrôidơ đã có lý khi ông quả quyết rằng, mỗi khi đụng đến vấn đề giới tính, con người ta dễ có chiều hướng dùng điều mình tưởng tượng ra thay thế cho điều có thật một cách vô tình, rồi lại đau khổ với cái điều do chính mình tưởng tượng ra, không kém so với trường hợp khi điều ấy là có thật.
Bộ đồ tắm biển của Iđa Báctơn rất hấp dẫn, đan bằng thứ sợi len mầu đen rất mịn, đường viền và thắt lưng mầu trắng, mở cổ không rộng, hai ống tay rất ngắn và váy cũng rất ngắn. Dù cho váy của chị có ngắn đến mấy đi nữa thì đồ lót dệt kim bên trong vẫn cứ còn ngắn hơn. Tuy nhiên, ở bãi tắm cạnh đấy của Câu lạc bộ Thuyền buồm, và ở dải cát sát bờ biển có cả hàng chục phụ nữ ăn mặc còn táo bạo hơn, nhưng có khiến ai chú ý đến một cách đặc biệt như thế đâu. Đồ tắm của họ cũng ngắn cũn cỡn và cũng ôm chặt lấy người như thế, mà lại hoàn toàn không có ống tay, giống như áo tắm đàn ông. Còn cổ, lưng và nách của họ đều mở rất rộng chứng tỏ họ nắm vững thời trang năm 1916.
Như vậy, không phải bộ đồ tắm của Iđa làm đám phụ nữ kia khó chịu, mặc dù họ đinh ninh đúng là như thế. Thật ra cái làm họ thấy chướng mắt lại chính là đôi chân của chị, hay nói cho đúng hơn, là toàn bộ con người Iđa, vẻ đẹp rực rỡ của tính nữ lồ lộ đầy quyến rũ và khiêu khích của chị. Từ những mệnh phụ tuổi tác và đáng kính đến những bà trung niên và những cô gái trẻ đều cảm thấy rõ ràng sự khiêu khích ấy. Họ là những người sợ nắng gió đang cố bảo vệ tấm thân yếu ớt, mềm nhẽo và làn da mặt nhợt nhạt của họ khỏi bị mặt trời chiếu vào. Đúng, nhìn chị người ta thấy sự khiêu khích, sự thách thức lẫn sự khinh miệt đối với tất cả những nữ đối thủ trong cuộc giành giật nhỏ nhen và chính họ tự bầy đặt ra rồi tiến hành với một niềm tin rằng nhất định họ phải thắng.
Nhưng đám phụ nữ kia không nói thẳng ra điều ấy. Thậm chí cả trong ý nghĩ họ cũng không tự cho phép được thú nhận điều ấy. Họ tưởng tượng ra rằng toàn bộ tội lỗi của cô gái kia là nằm trong bộ đồ tắm. Họ lên án nó, làm như thể họ không nhìn thấy hàng chục phụ nữ khác ăn mặc còn táo bạo hơn Iđa, nhưng không đẹp đến mức nguy hiểm như chị.
Nếu có cách nào sàng lọc ý nghĩ của những vị bảo vệ đạo đức ấy được, thì sẽ đọng lại trên mặt sàng cái ý nghĩ ghen ghét thuần tuý phụ nữ: "Không thể cho phép một đứa con gái nào được xinh đẹp đến thế! Không thể cho phép nó tự do khoe khoang toàn bộ sắc đẹp của nó như thế được!" Để một đối thủ nguy hiểm như thế xuất hiện thì liệu còn người đàn ông nào ngó ngàng đến họ nữa?
Họ nghĩ như thế là đúng. Bởi vì khi hai ông bà Páttecxơn tắm xong, nằm nghỉ trên bãi cát bên cạnh con suối, nơi vợ chồng Li Báctơn và Iđa lội ngang qua để sang bãi tắm của Câu lạc bộ Thuyền buồm, thì ông Xtenli Páttecxơn đã nói với vợ như sau:
- Ôi, lạy vị thánh bảo hộ nghệ thuật và bảo hộ các cô gái làm đẹp làm mẫu cho các hoạ sĩ! Bà nhìn kìa, bà đã thấy một cô gái nào có đôi giò tuyệt diệu đến mức kia bao giờ chưa? Thon, chắc và cân đối kỳ lạ! Như hệt chân con trai vậy! Tôi chỉ mới được thấy một đôi giò như thế của một tay võ sĩ hạng nhẹ trên võ đài quyền Anh. Nhưng đây lại là đôi giò thuần tuý của phái nữ! Vì chân phụ nữ có cái dáng khác hẳn chân đàn ông. Kia kìa, đường cong phía trước của bắp đùi và ở phía sau lượn tròn vừa đủ mức cần thiết. Rồi hai đường cong ấy chụm lại chỗ đầu gối. Mà cái đầu gối mới đẹp làm sao! Tiếc mình không có sẵn đất sét ở đây mà nặn.
- Đầu gối của cô ta tuyệt vời thật! - bà vợ cũng thán phục không kém, vì bà ta cũng là một nghệ sĩ điêu khắc. - Mình nhìn kìa, các mỏm xương di động dưới làn da mới nhịp nhàng làm sao! Đầu gối cô ta lại không hề có lớp mỡ bao bọc! Lạ thật! - Bà thở dài, sực nghĩ đến hai đầu gối của bản thân. - Chà! Vừa cân đối, vừa đẹp lại vừa duyên dáng. Đây đúng là sự quyến rũ của da thịt. Cô ta là ai thế nhỉ?
Ông Xtenlin Páttecxơn, mắt không rời chị phụ nữ không quen biết kia, sôi nổi biểu diễn phần của mình trong bản song tấu gia đình:
- Bà thấy không? Chị ta không hề có bắp thịt đệm ở phía bên trong đầu gối, những bắp thịt đệm khiến cho hầu hết các bà các cô đều trở thành cong chân. Chính vì thế đôi giò của chị này y hệt giò con trai: rắn chắc, vững chãi...
- Nhưng lại vẫn là chân phụ nữ: tròn trịa, mềm mại, - bà vợ bổ sung. - Ông thử nhìn cô ta đi kìa. Xtenli! Cô ta đặt mũi chân xuống trước cho nên dáng đi nhẹ như lông chim. Mỗi lần cất bước, cô ta chỉ khẽ nhấc chân lên khỏi mặt đất, tưởng chừng như cô ta bay cao dần lên, và chỉ lát nữa sẽ thoát khỏi mặt đất, bay bổng lên không trung.
Ông Xtenli Páttecxơn và bà vợ thán phục đến như thế. Nhưng họ là nghệ sĩ. Mắt họ không giống như dàn pháo đại bác của những cặp mắt đang chĩa nòng về nơi Iđa đang sắp đặt chân tới, những cặp mắt từ trên hàng hiên của Câu lạc bộ Thuyền buồm, từ dưới rặng cây hao bao quanh khách sạn bờ biển. Trong câu lạc bộ Thuyền buồm đa số không phải khách du lịch mà những vận động viên thể thao và những người dân đã sống lâu năm ở quần đảo Haoai. Nhưng ngay cả những người dân bản địa này cũng phải thốt lên "A".
- Con bé chẳng lịch sự chút nào! - bà Henli Blếch nói với chồng. Bà là một người đẹp đã hết thời chừng bốn chục xuân xanh, vốn sinh trưởng ở Haoai và thậm chí cũng chưa hề nghe thấy nói đến thành phố nghỉ mát Oxtendơ bao giờ.
Ông Henli Blếch đưa cặp mắt suy tư và tàn nhẫn liếc nhìn tấm thân sồ sề đến mức quái gở và bộ đồ tắm cổ lỗ của bà vợ, bộ đồ tắm mà đến các nữ tu sĩ chân chính ở miền Tây Anh quốc cũng chẳng ai buồn chê trách. Hai ông bà lấy nhau từ lâu lắm rồi, lâu đến nỗi bây giờ ông có thể nói toạc ra mọi điều suy nghĩ của mình mà không phải e dè gì hết.
- Nếu so sánh giữa bà ta và cô ấy thì chính bộ đồ tắm của bà mới không lịch sự. Tưởng chừng như bà quấn những mảnh vải dớ dẩn ấy vào người để che dấu một khuyết tật xấu xí gì bên trong vậy.
- Cô ta đi đứng y hệt một vũ nữ Tây Ban Nha! - bà Páttecxơn nói với chồng. Để khỏi mất hút bóng dáng của cô gái đẹp kia, họ cũng lội qua con suối đi theo.
- Đúng thế, - ông Xtenli Páttecxơn tán thành. - Tôi cũng sực nhớ đến cô vũ nữ Extrêlita. Bộ ngực đầy đặn nhưng không quá to. Eo nhỏ nhưng không nhỏ quá, lại chắc nịch như bụng các nhà võ sĩ quyền Anh vậy. Nếu eo không như thế thì cô ta không thể đi đứng duyên dáng như thế được. Mà bộ ngực với cái eo sao lại cân xứng với các bắp thịt ở lưng đến thế. Bà có thấy đường cong ở sống lưng của cô ta không? Y hệt như lưng vũ nữ Extrêlita vậy.
- Ông đoán cô này cao bao nhiêu? - bà vợ hỏi.
- Khó đoán lắm, - câu đáp có vẻ thận trọng. - Có thể là năm phút một insơ mà cũng có thể hơn thế, đến bốn insơ không biết chừng. Kiểu đi của cô ta dễ làm ta lạc hướng lắm. Kiểu đi như bà vừa nói ấy. Đi mà giống như bay.
- Đúng, đúng. - bà Páttecxơn tán thành. - Trông cô ta lúc nào cũng như kiễng chân. Chứng tỏ cô ta rất nhiều sức sống.
Ông Xtenli không đáp lại ngay.- Bà nói đúng, - mãi sau này ông mới kết luận.
- Chị ta vóc người bé nhỏ. Chỉ đến năm phút hai insơ là cùng. Còn cân nặng, tôi đoán khoảng trăm mười hoặc trăm linh tám, cùng lắm là một trăm mười lăm pao, không thể hơn được.
- Cô ta không nặng đến một trăm mười pao đâu, - bà vợ kiên quyết phản đối.
- Là tôi nói khi chị ta mặc đầy đủ quần áo, - ông Xtenli Páttecxơn nói tiếp. - Với lại nhìn cách chị ta đi đứng (do dồi dào sức sống và mạnh mẽ ý chí) tôi tin rằng chị ta không thuộc loại người nhỏ bé đâu.
- Tôi biết loại con gái này, - bà vợ gật đầu. - Nhìn họ người ta có cảm tưởng họ không to lớn, nhưng dù sao cũng trên trung bình. Ông đoán cô ta bao nhiêu tuổi?
- Về tuổi thì chắc bà đoán giỏi hơn tôi, - ông chồng lảng tránh câu hỏi.
- Có thể hai mươi lăm mà cũng có thể là ba mươi tám.
Nhưng ông Xtenli, quên cả lịch sự, không nghe vợ nói.
- Mà không phải chỉ cặp giò! - ông thét lên vẻ thán phục. - Toàn bộ con người của chị ta là tuyệt vời. Bà nhìn kìa: cánh tay! Từ bàn tay đến khuỷu tay thì thon nhỏ, lên gần vai lại thành tròn trĩnh. Bắp cơ hai đầu mới tuyệt vời làm sao! Tôi đánh cuộc rằng nếu chị ta lên gân, hai cái bắp ấy sẽ phình ra khá lớn cho mà xem!
Bất cứ một phụ nữ nào, nhất đây lại là Iđa Báctơn, không thể không nhận thấy nỗi chấn động do mình gây ra trên bãi biển Vaikiki. Nhưng điều ấy không hề làm chị thấy hãnh diện thêm mà trái lại còn làm chị khó chịu.
- Sao họ đê tiện đến thế nhỉ? - chị cười nói với chồng. - Em vốn là người sinh trưởng ở nơi này, đã sống ở đây suýt soát một phần ba thế kỷ rồi. Ngày đó con người đâu có lố bịch như bây giờ. Phải chăng vì ngày ấy chưa có ai đi du lịch đến đây. Ngày nhỏ em đã học bơi ở đúng chỗ này, ngay trước cái Câu lạc bộ Thuyền buồm kia. Em còn nhớ vào những dịp nghỉ hè hoặc chủ nhật, bố thường đưa em ra đây. Hai bố con nghỉ trong một túp lều lợp cọ. Túp lều ngày ấy nếu còn thì nằm ở đúng chỗ các bà ở Câu lạc bộ Thuyền buồm đang ngồi uống trà kia kìa. Ban đêm lũ cuốn chiếu lao xuống chỗ hai bố con nằm. Bố với em ăn sò huyết, ăn cá sống, suốt ngày bơi lội và đánh cá, không mặc quần áo gì hết. Mà bấy giờ đường xá từ thành phố đến đây có ra cái gì. Những hôm mưa to, đường ngập hết, hai bố con em phải về làng bằng thuyền, luồn lách qua những tảng đá ngầm rồi vào thẳng bến, ngay giữa thành phố Honôlulu ấy.
Li Báctơn tiếp lời vợ:
- Em đừng quên rằng cũng chính vào thời gian ấy, thằng bé mà bây giờ là anh đây này, thằng bé ấy đã từng nằm lại đấy liền mấy tuần lễ trong dịp đi chu du vòng quanh thế giới. Chắc chắn rằng bấy giờ anh đã nhìn thấy em trong đám trẻ con bơi lội ở đây như cá. Đến bây giờ anh còn nhớ, ở đây phụ nữ đã cưỡi ngựa như đàn ông, trong khi ở các xứ sở khác, mãi khá lâu sau này nữ giới mới khắc phục được thói uỷ mị và mới dám ngồi bỏ hai chân sau hai bên lưng ngựa. Bản thân anh cũng đã học bơi ở nơi này. Rất có thể hai chúng mình đã cùng tập cưỡi trên một ngọn sóng, và không biết chừng đã có lúc anh té nước vào mặt em và để cảm ơn, em đã thè lè lưỡi ra với anh...
Vừa lúc ấy, một tiếng "A" rất to, giọng khó chịu cắt lời anh. Tiếng ấy thốt ra từ miệng một mụ gầy đét, có vẻ là một bà cô già, đang phơi nắng trên bãi cát trong bộ đồ tắm dị dạng. Và Li Báctơn cảm thấy vợ mình co rúm người lại như phải bỏng.
- Anh rất hài lòng, - anh nói. - Em như thế cũng là giỏi lắm rồi. Chẳng bao lâu nữa em sẽ trở thành gan lì cho mà xem. Cái thái độ vừa rồi đã làm em hơi khó chịu. Nhưng không sao, càng làm em tự tin hơn mà thôi. Chỉ có điều em phải thật vững.
Bởi vì, rồi bạn đọc sẽ thấy, Li Báctơn là một siêu nhân, và Iđa cũng thế. Ít ra, đấy cũng là cách xếp loại của những phóng viên mới vào nghề, những kẻ chuyên đập gót giầy trên các sàn khách sạn và của những nhà phê bình uyên bác bị thiến mất cơ quan sinh dục. Họ không có khả năng nhìn nhận ra những người hoàn chỉnh hơn họ ở nơi chân trời, đằng sau bình nguyên đơn điệu của cuộc sống bản thân họ. Họ là những sinh vật tẻ nhạt, dư âm của quá khứ đã chết, là những kẻ đào huyệt tự phong của hiện tại và tương lai. Họ sống cuộc sống huyệt tự phong của hiện tại và tương lai. Họ sống cuộc sống của người khác và cũng giống như những hoạn quan, họ phục vụ cho nhục cảm của kẻ khác.
Do bản thân họ cằn cỗi, do môi trường của họ và những cảm xúc tủn mủn của họ què quặt và thô bỉ, họ quả quyết rằng không một anh đàn ông nào, không một chị đàn bà nào vươn được lên trên sự què quặt và thô bỉ.
Trong bản thân con người của họ làm gì có vẻ đẹp và tầm cỡ. Vì vậy họ không công nhận rằng người nào đó lại có những phẩm chất ấy. Do quá hèn nhát, họ không dám làm việc gì táo bạo. Họ khẳng định rằng sự táo bạo đã không còn tồn tại trên cõi đời này, từ thời Trung thế kỷ kia, nếu không phải là từ trước nũa. Bản thân họ chỉ là những ngọn nến leo lắt, và cặp mắt bạc nhược của họ nhìn sao thấy nổi ngọn lửa chói loà trong tâm hồn người khác, và đang chiếu sáng bầu trời của họ. Sức lực trong thân thể họ chỉ vừa bằng sức lực của loài chim chích, và họ không thể biết được rằng lại có người khoẻ mạnh hơn họ. Đúng, thời xa xưa trên trái đất đã từng có những con người khổng lồ. Nhưng trong những cuốn sách cổ cũng lại có nói rằng, đã lâu không còn những người khổng lồ nữa. Bây giờ chỉ còn sót lại xương cốt của họ. Những kẻ nhỏ mọn ấy không bao giờ nhìn thấy núi. Và như thế nghĩa là, đối với họ, chẳng làm gì có núi.
Nấp kín dưới đám bùn trong cái vũng nước đọng của bản thân, họ đinh ninh rằng, những tráng sĩ hiển hách mang vầng trán cao với những bộ giáp trụ sáng loáng chỉ có trong truyện cổ tích, trong lịch sử xa xưa và trong những mê tín hoang đường của dân gian. Họ chưa bao giờ nhìn thấy tinh tú, cho nên họ phủ nhận sự tồn tại của các tinh tú. Mắt họ không thấy được những con đường vinh quang, và cũng không thấy được những con đường bằng xương bằng thịt đi trên những con đường ấy. Vì vậy họ không công nhận có những con đường vinh quang và những con người dũng cảm. Coi cặp mắt mờ của mình là trung tâm vũ trụ, họ tưởng như mọi vật đều được tạo thành theo mẫu của họ, và họ dùng nhân cách thảm hại của họ làm thước để đo những tâm hồn khí phách rồi lên giọng chê trách: "Mọi tâm hồn chỉ bằng ngần này, không lớn hơn. Không thể có ở đâu những tâm hồn lớn hơn chúng tôi, mà các vị thần thánh của chúng tôi đã thừa biết là chúng tôi to lớn".
Nhưng khi Iđa đặt chân xuống nước, tất cả hoặc gần như tất cả những ai đang trên bờ đều tha thứ cho bộ đồ tắm của chị, cho tấm thân tuyệt diệu của chị.
Đôi mắt chị ánh lên một vẻ mời mọc, bàn tay chị khẽ chạm vào tay chồng và họ chạy vài bước theo sát chân nhau, rồi cùng một lúc, đạp mạnh xuống nền cát cứng dưới đáy nước, nhảy lên, tạo thành một đường vòng thấp bên trên mặt nước, rồi đâm đầu xuống nước.
Ở Vaikiki có hai loại sóng: sóng lớn, sóng bạc đầu Canaca tức là sóng ông, lồng lộng tít tận ngoài khơi và sóng nhỏ gọi là sóng Vakhina, nghĩa là sóng bà, vỗ nhẹ vào bờ. Dọc bờ biển là một giải nước nông khá rộng. Ở chỗ này có thể lội ra xa tới một trăm hoặc hai trăm phút vẫn chưa ngập đầu. Tuy nhiên nếu như sóng ông lồng lộng ngoài khơi thì sóng bà cũng cao đến ba - bốn phút, cho nên ngay sát bờ, đáy nước có thể sâu từ ba insơ đến ba phút, nếu tính từ đáy lên đến đỉnh sóng ngầu bọt trắng xoá. Muốn nhảy vào đám bọt trắng ấy, nghĩa là lấy đà rồi đạp mạnh xuống đáy cát, nhảy vọt lên không trung, xoay người cho chân chổng lên trời, lao đầu xuống nước, cần hiểu rõ các đợt sóng và biết cách khéo lựa. Đó là một nghệ thuật phải tập dượt nhiều năm để lao đầu vào cái hiện tượng tự nhiên bất định ấy bằng một động tác dứt khoát và đẹp mắt mà lại không xuống sâu quá trong nước.
Cái tiết mục biểu diễn táo bạo, đẹp mắt và duyên dáng ấy không phải ai muốn làm là cũng làm được ngay. Cần tập luyện khá lâu. Một sự tập luyện kèm theo nhiều trận đập đầu xuống đáy cát, không phải chỉ đau mà có khi còn vỡ sọ hay vẹo xương cổ nữa. Ở ngay chính cái chỗ mà đôi vợ chồng trẻ Báctơn lao đầu xuống nước một cách ngon lành như vậy, trước đây hai ngày, một lực sĩ nói tiếng Mỹ đã bị vẹo cổ. Ông ta không biết ước tính sự dâng lên và hạ xuống của những đợt sóng Vakhina.
- Cô ta là tay bơi lội nhà nghề đấy mà, - bà Henli Blếch thốt lên khi theo dõi Iđa Báctơn.
- Chắc chắn đây là một diễn viên xiếc chuyên nhào lộn. Đám phụ nữ ngồi dưới bóng cây đã dùng những nhận xét như thế và tương tự như thế để an ủi nhau. Họ dùng phương pháp đơn giản là tự lừa dối. Hộ để ra khoảng cách to lớn giữa những người làm nghề để kiếm sống với tầng lớp của họ, những người chẳng phải làm lụng gì mà cũng vẫn được ăn no nê.
Vào ngày hôm ấy, sóng ở Vaikiki rất mạnh. Ngay sóng bà cũng đã làm thoả mãn những tay bơi giỏi. Không có ai định ra đến chỗ sóng ông Canaca. Chẳng phải vì những vận động viên bơi lội tụ tập trên bãi tắm sợ bơi lạc ra xa, mà chỉ vì họ biết rằng, những đợt sóng khổng lồ cuộn xuống dưới đáy, dám nhấn chìm cả những chiếc thuyền lớn nhất của họ, và sẽ lật úp bất cứ một tấm ván nào.
Thật ra đa số trong bọn họ cũng có thể nhảy xuống nước để bơi, vì con người có thể bơi qua được những ngọn sóng mà thuyền mảng không thể theo nổi. Nhưng những chàng trai trẻ từ Honôlulu đến đây đâu phải để làm như thế. Điều thích thú nhất của họ là đùa rỡn trên ngọn sóng rồi đột nhiên rướn cả người lên khỏi mặt nước, bay cùng với đợt sóng vào bờ như một mũi tên.
Thuyền trưởng chiếc thuyền số chín, một trong những sáng lập viên của Câu lạc bộ Thuyền buồm, đồng thời là quán quân nhiều lần về môn bơi cự ly dài, đã không thìn thấy lúc đôi vợ chồng Báctơn xuống nước. Và bây giờ khi ông nhìn thấy họ thì họ đã vượt ra xa ngoài cả sợi dây chăng để đánh dấu, cách tốp người bơi xa bờ nhất một quãng lớn. Từ lúc ấy, đứng trên hàng hiên của Câu lạc bộ, ông không rời mắt khỏi họ. Khi họ vượt qua đập chắn sóng bằng thép, cạnh đó chỉ có một vài vận động viên táo tợn nhất đang lặn hụp, thì người thuyền trưởng bực tức lẩm bẩm: "Đồ malakhini quái quỷ!"
Tiếng Haoai "malakhini" nghĩa là lính mới, tập sự. Nhưng thuyền trưởng thuyền số chín, mặc dù nhìn thấy đôi trai gái kia bơi rất giỏi, biết rằng chỉ những kẻ "tập sự" mới không hiểu gì hết và liều lĩnh dám bơi ra đến dòng nước khủng khiếp sâu thẳm và chảy xiết ở ngoài đập chắn mà thôi. Điều đó làm ông bực tức. Ông bước xuống dưới bãi, khẽ ra lệnh cho một người nào đó trong số những tay chèo khoẻ nhất của ông, rồi quay lên hiên, đem theo chiếc ống nhòm. Sáu thuỷ thủ, cố không để ai chú ý đến họ, lặng lẽ khiêng chiếc thuyền số chín ra sát dìa nước. Họ kiểm tra lại, các mái chèo và cọc chèo, rồi ngồi ngả nghiêng trên bãi cát, làm như kiểu thờ ơ. Nhìn họ không ai nghĩ rằng đang sắp xảy ra chuyện nguy cấp. Còn bản thân họ thì thỉng thoảng ngước mắt lên nhìn người thuyền trưởng, và ông này thì vẫn dán mắt vào chiếc ống nhòm.
Độ sâu khủng khiếp ở bên ngoài đập chắn là do con suối từ trong đất liền chảy ra biển tạo thành. San hô không sống được ở nước ngọt. Còn dòng chảy xiết là do những đợt sóng lao quá mạnh vào bờ. Nước do những đợt sóng Canaca dữ tợn liên tiếp xô vào phía bờ. Trong khi hạ xuống, chúng lại nhảy ngược ra khơi cùng với dòng chảy nói trên, lẩn xuống bên dưới những đợt sóng dữ tợn khác đang xô tiếp đến. Ngay cả ở chỗ này, nơi có dòng chảy, sóng cũng dâng lên rất cao, nhưng vẫn không ghê gớm bằng ở hai bên. Do đó, đúng chỗ dòng chảy, thuyền bè không gặp nguy hiểm gì đáng kể. Nhưng phải là loại thuỷ thủ có tay chèo thật khoẻ mới cưỡng lại được với dòng nước chảy xiết. Chính vì vậy, thuyền trưởng thuyền số chín bám chắc vị trí quan sát, miệng không ngớt càu nhàu. Ông tin chắc rằng hai kẻ "lính mới" kia sẽ bắt ông phải hạ thuỷ con thuyền để bơi ra cứu, khi họ đã kiệt sức. Ngay bản thân ông, vào địa vị của họ, cũng sẽ bơi sang bên trái, về phía mỏm Kim Cương, và phó mặc cho sóng lớn Canaca đánh dạt vào bờ. Nhưng vì ông, chính là ông, một lực sĩ hai mươi hai tuổi với làn da đen cháy do phơi quá nhiều dưới ánh nắng mặt trời nhiệt đới và có mầu như gỗ mun, với tấm thân và các bắp thịt cứng như của Điúc Cahanomốc. Trong những cuộc bơi thì cự ly một trăm phút, người quán quân thế giới kia bao giờ cũng đến đích trước anh cả một giây đồng hồ. Nhưng khi bơi cự ly dài, anh lại bỏ rơi người quán quân kia khá xa.
Trong số mấy trăm người có mặt trên bãi tắm lúc bấy giờ, ngoài người thuyển trưởng và các thuỷ thủ của ông, không một ai biết rằng đôi vợ chồng trẻ Báctơn đã bơi ra khỏi đập chắn. Tất cả những người nhìn thấy họ bơi ra khỏi bờ đều đinh ninh rằng, họ đã cùng với những người khác, nhảy từ trên đập xuống.
Đột nhiên người thuyền trưởng nhảy phốc lên lan can hàng hiên rồi một tay bám chiếc cột, một tay hướng ống nhòm ra phía hai chấm đen phía xa kia. Dự đoán của ông đã chính xác. Hai kẻ ngu ngốc kia, thoát được ra khỏi dòng chảy, đã quay sang, bơi về phía mỏm Kim Cương. Muốn vào đến bờ, họ phải vượt qua những đợt sóng lớn Canaca. Nguy hiểm hơn nữa, có vẻ họ còn định bơi ngang qua những con sóng dữ tợn ấy. Ông liếc nhanh xuống phía dưới. Nhưng đến khi các thuỷ thủ - đang giả vờ lim dim ngủ - đáp lại cái liếc mắt ấy, từ từ đứng dậy và chiếm lĩnh vị trí trên chiếc thuyền, thì người thuyền trưởng lại thay đổi ý kiến. Đôi nam nữ kia chắc chắn sẽ chết trước khi thuyền của ông kịp đến cứu. Thậm chí nếu thuyền cứu có đến kịp thì nó cũng sẽ bị lật chìm ngay lúc rời khỏi dòng chảy bơi vào vùng sóng lớn. Và những thuỷ thủ lành nghề nhất trong đội thuyền của ông chắc gì đã cứu sống được một người đã bị những ngọn sóng bạc đầu khủng khiếp và tàn nhẫn kia quật xuống đáy biển?
Người thuyền trưởng nhìn thấy, ở xa tít ngoài khơi, đằng sau hai chấm nhỏ xxíu kia, ngọn sóng Canaca đầu tiên đang xô tới, ngọn sóng này khá lớn nhưng chưa phải loại lớn nhất. Rồi ông nhìn thấy đôi nam nữ kia bơi trườn bên cạnh nhau, úp mặt xuống nước, vươn dài người, chân đập như chân vịt, tay sải dài về phía trước, cố theo kịp với tốc độ của ngọn sóng đang đuổi theo họ, để khi chạm vào sóng, họ không bị tụt lại phía sau, mà để nó cuốn họ theo. Đến lúc ấy, nếu như họ có đủ bình tĩnh và khôn ngoan để giữ vững mình trên ngọn sóng chứ không để cho nó cuốn đi rồi quật xuống đáy, thì họ cũng sẽ bị nó đẩy vào bờ, bằng sức của nó, chứ không còn bằng sức của bản thân họ nữa.
Và họ đã làm được đúng như thế. "Giỏi đấy!" Viên thuyền trưởng thuyền số chín tự nhủ thầm như vậy. Nhưng ông vẫn không rời mắt khỏi chiếc ống nhòm. Vì tay bơi lội giỏi nhất cũng chỉ có thể bơi trên những ngọn sóng như vậy được vài trăm phút. Còn hai người này? Nếu như họ không đuối sức thì cũng chỉ vượt được một phần ba quãng đường mà họ đã tự ý lựa chọn. Và đúng như thuyền trưởng dự đoán, chị phụ nữ gặp khó khăn trước. Vì phần nổi của cơ thể chị nhỏ hơn. Bơi được khoảng bảy chục phút, người thuyền trưởng thấy chị không giữ vững được nữa và chị biến mất. Cả một khối nước hàng mấy tấn trùm lên người chị. Rồi người đàn ông cũng biến mất.
Nhưng lát sau cả hai lại hiện ra trên mặt nước, đằng sau ngọn sóng một quãng xa, ngọn sóng mà họ để tuột mất.
Đợt sóng tiếp theo, người thuyền trưởng nhìn thấy trước họ. "Nếu như họ định bắt lấy ngọn sóng này nữa thì thế là hết!" - ông rít lên qua kẽ răng. Ông biết rằng bất cứ ai táo tợn dám làm như thế thì sẽ nguy. Ngọn sóng này chiều dài chừng một dặm, chưa có bọt, nhưng nguy hiểm hơn một ngọn sóng bạc đầu. Nó đang dâng dần lên ở khá xa sau lưng họ, cao mãi, cao mãi rồi đến khi biến thành một bức tường lừng lững che lấp cả đường chân trời, mới bắt đầu xuất hiện một đường bọt trắng trên đỉnh, lúc đầu mảnh mai rồi sau mới to rộng.
Nhưng rõ ràng là đôi nam nữ kia rất thông thuộc biển cả. Đáng lẽ tránh ngọn sóng thì họ lại quay mặt về phía nó để đón đợi. Người thuyền trưởng thầm thán phục họ. Một mình ông chứng kiến cảnh tượng này, và nhìn thấy hết sức rõ ràng nhờ chiếc ống nhòm. Bức tường bằng nước dâng cao dần, và ở tít phía trên đỉnh, chỗ nước mỏng hơn, ánh hoàng hôn xuyên qua lớp nước xanh biếc.
Mầu xanh lục sáng dần rồi trở thành mầu xanh lam. Và mầu xanh lam này loé lên dưới ánh mặt trời, thành muôn vàn tia lấp lánh mầu hồng và mầu kim tuyến. Cả một đám mầu sắc dâng lên cao, cao nữa, đến tận đỉnh bạc đầu, lan toả ra mãi cho đến khi toàn thể ngọn sóng biến thành một khối loang loáng những ánh cầu vồng đủ mọi mầu sắc.
Trên cái nền của ngọn sóng, hai cái đầu, một nam, một nữ, biến thành hai chấm đen. Đó cũng là hai cái chấm lọt thỏm giữa sức mạnh mù quáng của thiên nhiên và đang thách thức với mãnh lực vô biên của đại dương. Sức nặng của ngọn sóng cao vút, khi đổ xuống, có thể đè bẹp người đàn ông, bẻ gãy xương cốt của người đàn bà. Viên thuyền trưởng thuyền số chín bỗng nín thở lúc nào chính bản thân ông cũng không để ý thấy. Ông quên mất người đàn ông. Ông chỉ chăm chú vào người đàn bà. Chỉ cần chị ta luống cuống, hay hốt hoảng, hoặc làm một động tác kém chính xác một cái, là lập tức một sức mạnh khủng khiếp sẽ hất chị ra xa một trăm phút, đè bẹp rồi quật cái thân xác dúm dó kia xuống đáy san hô để mặc cho dòng nước dưới sâu cuốn chị ta ra ngoài biển khơi làm mồi cho đàn cá mập háu đói, nhưng nhát gan, không dám tấn công những người đang còn sống.
Tại sao, viên thuyền trưởng tự hỏi, tại sao họ lại không lặn từ trước xuống sâu hơn một chút, mà lại dại dột đón đợi cho cái dây phút an toàn cuối cùng biến thành giây phút đầu tiên của nỗi hiểm nguy chết người kia? Ông nhìn thấy chị phụ nữ vừa cười vừa quay mặt sang phía anh đàn ông và anh chàng này cũng cười vang đáp lại. Ngọn sóng đã đang nâng họ lên trên cao, và phía trên nữa, đỉnh sóng mầu trắng đục như sữa bật lên những đám bọt lấplánh như vàng ngọc. Ngọn gió mát mẻ từ trong bờ thổi ra, hứng lấy những đám bọt trắng ấy, đưa chúng lên cao rồi tạt chúng về phía sau. Đến đúng lúc ấy, vẫn giữ khoảng cách giữa họ sáu phút, đôi nam nữ đột nhiên cùng lặn xuống dưới đay con sóng một lượt. Và cũng chính lúc ấy, ngọn sóng tan ra và hạ xuống. Đôi nam nữ biến mất hút như hai con côn trùng biến đi.
Đôi nam nữ biến mất hút như hai con côn trùng biến đi trong một giò phong lan khổng lồ. Còn ngọn sóng bạc đầu và đám bọt trắng xoá cùng những giót nước bắn lên cao kia, tất cả đều ầm ầm đổ xuống vào đúng chỗ mà đôi nam nữ vừa ngụp xuống.
Cuối cùng, đôi nam nữ kia lại hiện ra ở phía sau lưng ngọn sóng. Họ vẫn giữ khoảng cách sáu phút giữa họ. Họ sải dài hai tay, bơi về phía bờ, luôn luôn sẵn sàng hoặc đón ngọn sóng tiếp theo, hoặc chờ nó đến để ngụp xuống dưới chân nó. Viên thuyền trưởng thuyền số chín vẫy tay ra hiệu cho đội thuỷ thủ, ý nói họ có thể giải tán. Ông ngồi lên hàng lan can, cảm thấy một nỗi mệt mỏi khó tả, nhưng vẫn cầm ống nhòm theo dõi một đôi nam nữ đang bơi.
- Họ là ai thế nhỉ? - ông lẩm bẩm. - Có điều chắc chắn họ không phải là malakhini. Điều ấy thì mình dám khẳng định.
Sóng ở Vaikiki không phải thường xuyên lên đến độ cao. Thậm chí còn rất hiếm khi. Và mặc dù thời gian sau đó hai vợ chồng Báctơn vẫn tiếp tục làm cho các bà các cô đến nghỉ phải chú ý và khó chịu, nhưng các thuyền trưởng trong Câu lạc bộ Thuyền buồm thì thôi không lo lắng gì cho họ nữa. Những người thuyền trưởng này đã nhìn thấy đôi vợ chồng này bơi ra xa bờ, tan biến giữa làn nước xanh biếc rồi sau đấy vài tiếng đồng hồ, họ sẽ nhìn thấy hoặc không nhìn thấy hai người kia quay trở về. Các viên thuyền trưởng không lo lắng gì vì họ biết chắc rằng đôi vợ chồng kia sẽ trở về.
Bởi vì họ không phải là malakhini. Họ là dân bản địa. Nói cách khác, hay nói cho đúng hơn, có thể gọi họ theo tiếng Haoai: đấy là những camaaina. Những người dân địa phương đều còn nhớ cậu bé Li Báctơn, khi cậu đúng còn là một malakhini, mặc dù còn rất nhỏ tuổi. Từ bấy đến nay, do hay đến nơi này và do ở đây lâu, cậu đã vinh dự được mọi người coi là một camaaina.
Còn Iđa Báctơn thì những phụ nữ bản địa trạc tuổi chị, mỗi khi gặp chị đều ôm hôn thắm thiết theo kiểu Haoai (trong bụng thầm ngạc nhiên làm sao chị lại giỏi giữ thân thể trẻ lâu như vậy). Các bà già thường mời chị uống trà và trò chuyện nhắc lại quá khứ trong những góc sân, những ngôi nhà trong ngõ hẻm, nơi khách du lịch không ai nhìn thấy bao giờ. Ngay sau hôm chị về đây, chưa được một tuần lễ, bà hoàng già lụ khụ Liliucalani đã sai người tìm chị để mời đến chơi nhà và đã quở mắng đầy tớ về tội chưa tiếp đãi chị cho thật chu đáo. Còn những cụ già móm mém, ngồi trên những chiếc chiếu mát rượi và thơm phức, thường kể chị nghe về ông nội của chị, thuyền trưởng Uyntơn. Bản thân họ chưa hề được gặp cụ nhưng lại thích gợi lại những kỷ niệm về cuộc đời phóng đãng, về những hành vi điên rồ của cụ, mà họ biết được do cha mẹ họ kể lại. Ông nội chị - thuyền trưởng Uyntơn, - chính là Đêvít Uyntơn, cũng được gọi là "Người bách nghệ" - biệt danh do dân Haoai yêu mến đặt cho cụ thời bấy giờ. Cụ lúc đầu là người buôn bán ở vùng Tây-Bắc hoang dã, về sau trở thành kẻ giang hồ, thuyền trưởng không có thuyền. Cũng chính cụ năm 1820, đứng trên bờ biển Cailoa đã chào đón những nhà truyền giáo đầu tiên đến hòn đảo này trên chiếc thuyền buồm lớn Tađêus", và sau đấy vài năm chính cụ đã quyến rũ được con gái của một trong những nhà truyền giáo kia, cưới cô làm vợ, trở nên người chín chắn rồi phục vụ một cách chăm chỉ và trung thành các vị vua Camêhamêha trong một thời gian dài với chức vụ Thượng thư Bộ tài chính và Giám đốc Nha thuế vụ, đồng thời đóng vai môi giới và hoà giải giữa một bên là những nhà truyền giáo, một bên là đám người phức tạp và luôn thay đổi, gồm những dân du thủ du thực, lái buôn và những tù trưởng Haoai.
Li Báctơn cũng không thể có gì phải phàn nàn về sự lạnh nhạt của mọi người ở đây đối với anh. Mỗi khi nhân một dịp nào đó, dân ở đây tổ chức những cuộc vui chơi ngoài biển, nhảy múa hoặc những bữa ăn uống nhậu nhẹt theo kiểu dân tộc gọi là "luao", các bè bạn cũ đều không quên kéo anh vào dự vui với họ.
Đã có thời họ là những kẻ táo tợn, sống ngày nay không cần biết đến ngày mai. Bây giờ họ phát hiện ra rằng, thiên nhiên đã phú cho họ chức năng tiêu hoá và nhiều chức năng khác của cơ thể, thế là họ trở lại lành hiền, bớt càn quấy, tăng chơi quần ngựa và thường xuyên đến dự những cuộc đấu bóng. Những bè bạn cùng chơi bài pôke với Li Báctơn cũng đã trải qua một cuộc biến hoá tương tự. Bây giờ họ hạ thấp mức tiền đặt cọc xuống rất nhiều, uống toàn nước suối và nước cam, kết thúc canh bạc trước mười hai giờ đêm.
Giữa lúc sôi nổi nhất của cuộc vui chơi, trên sân khấu bỗng xuất hiện Xani Grenđixơn, người gốc rễ và đồng thời cũng là người hùng của quần đảo Haoai. Mới bốn mươi mốt tuổi anh đã có thể từ chối lời đề nghị anh làm chức thống đốc xứ sở này. Trước đây một phần tư thế kỷ, anh đã từng quẳng cô bé Iđa vào con sóng ở bờ biển Vaikiki. Còn trước đó thì trong khi nghỉ vụ hè ở trong trại chăn nuôi to lớn của cha anh trên đảo Lacanai, anh đã long trọng thu nạp cô bé Iđa cùng vài cậu bé nữa từ năm đến bảy tuổi vào "băng" của mình mang tên "Băng thợ săn đầu" hay còn gọi "Bão tố Lacanai". Còn trước đó nữa thì ông của anh và ông của Iđa đã cùng cộng tác với nhau trong những hoạt động chính trị và kinh doanh.
Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Haoađơ, anh đã vừa chu du rất nhiều nơi, vừa nghiên cứu khoa học. Và đến mỗi nơi anh lại kết thân với những bạn bè mới. Anh đã phục vụ ở Philipin, với tư cách nhà côn trùng học đã tham gia một loạt đoàn khảo sát khoa học ở quần đảo Malaixia châu Phi và châu Mỹ La-tinh. Năm bốn mươi mốt tuổi anh vẫn còn đứng trong biên chế của Học viện Xmítxơn. Và bè bạn quả quyết với anh rằng, anh hiểu biết về loại sâu đục thân mía còn hơn những chuyên gia côn trùng học ở trạm thực nghiệm do anh cùng những chủ đồn điền mía khác sáng lập nên. Ở quê hương, anh là nhân vật có tiếng tăm và cũng là người đại diện nổi tiếng nhất của dân Haoai ở nước ngoài. Những người Haoai đã du lịch ra nước ngoài đều đồng thanh công nhận rằng, bất cứ đến nơi nào trên trái đất, cứ hễ biết họ là dân Haoai, lập tức người ta hỏi ngay: "Vậy ông (hay bà) có biết Xani Grenđixơn không?"
Tóm lại, anh là con nhà giàu, lại là người đã đạt nhiều thành công lớn trong cuộc đời. Anh đã biến số tiền một triệu đôla thừa hưởng của cha thành mười triệu. Trong khi đó anh vẫn không giảm bớt những món tiền góp vào các hội từ thiện mà thuở sinh thời cụ vẫn thường góp, thậm chí còn tăng thêm.
Nhưng đây chưa phải toàn bộ những gì có thể kể về con người này. Cách đây mười năm, vợ anh đã qua đời. Hai người không có con.Và không một người đàn ông nào trên khắp quần đảo Haoai lại được nhiều phụ nữ mơ ước được kết duyên như anh. Dáng người cao thon, bụng nhỏ như bụng lực sĩ, anh bao giờ cũng ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Tóc đen, nét mặt cương nghị, chỗ thái dương có ít sợi bạc, da mặt trẻ trung, nhẵn bóng, mắt sáng và linh hoạt, anh nổi bật lên ở bất cứ nơi đông người nào. Tưởng chừng như toàn bộ thời giờ của anh đều bị cuốn vào những cuộc vui chơi phù phiếm, những cuộc họp của các uỷ ban, các ban quản trị và các hội nghị chính trị. Ngoài ra anh còn làm đội trưởng đội bóng pôlô đã nhiều lần đoạt giải. Và trên hòn đảo Lacana của mình, anh đã nuôi ngựa chuyên phục vụ môn thể thao pôlô. Và công việc kinh doanh này cũng thu lợi không kém gia đình Bonouyn trên đảo Maoi.
Khi trên sân khấu đã có mặt hai nhân vật mạnh mẽ và độc đáo - một đàn ông và một đàn bà - nay lại xuất hiện thêm nhân vật đàn ông thứ hai, cũng mạnh mẽ và độc đáo không kém, thì hầu như tất yếu sẽ phải tạo nên một bộ ba đầy bi kịch. Nếu dùng ngôn ngữ của những kẻ chuyên lê gót giầy ở những nơi công cộng thì một bộ ba như thế có thể gọi là một bộ ba "siêu bi kịch" hoặc bộ ba "kinh thiên động địa". Người đầu tiên nhận ra được tình thế này tất nhiên phải là Grenđixơn bởi vì toàn bộ câu chuyện bắt đầu từ ý định táo tợn của anh. Hơn nữa, chắc gì trí thông minh của anh, cho dù nhạy bén đến mấy đi nữa, có thể vượt được trực giác của một phụ nữ như Iđa Báctơn. Nhưng điều này thì rõ rằng: "Li Báctơn là người cuối cùng nhận ra. Và anh tìm cách biến mọi chuyện thành trò đùa cợt, trong khi chuyện ấy chẳng phải trò đùa chút nào.
Nhưng chẳng bao lâu anh nhận ra rằng, mình biết quá muộn, nghĩa là khi quá nửa số người mà anh đến thăm đã biết hết cả rồi ôn lại thời gian qua, anh nhận thấy rằng, đã từ lâu, bất cứ nơi nào vợ chồng anh được mời đến thì nơi ấy Xani Grenđixơn cũng được mời đến. Vợ chồng anh đi đến đâu cũng có mặt Xani ở đó và là người thứ ba! Đám người vui vẻ kia đi bất cứ đâu, đến Cahuca, Halâyva, Ahnimana, hoặc thăm những khu vườn san hô ở Cannêôhê, hoặc tắm ở mũi Cocô, cũng dẫn đến tình trạng Iđa ngồi trong ôtô của Xani hoặc cả hai cùng ngồi trong xe của một người nào khác. Hai người ấy, Iđa và Xani, gặp nhau trong các cuộc vũ hội, các bữa tiệc, các cuộc thăm qua, trong các "luao", tóm lại, ở khắp mọi nơi.
Nhận xét được ra rồi, Li Báctơn không thể không nhận thấy thêm nữa rằng,khi có mặt Xani Grenđixơn, vợ anh tươi tỉnh hẳn lên. Chị vui lòng ngồi cùng xe ô tô với Xani, nhẩy với anh ta hoặc sẵn lòng bỏ một điệu nhảy để trò chuyện với anh ta. Nhưng lộ liễu nhất là nét mặt của bản thân Xani. Bất chấp tuổi tác, bất chấp tính điềm đạm và kinh nghiệm sống, nét mặt anh ta luôn luôn bộc lộ tình cảm một cách lộ liễu không kém gì một cậu trai hai mươi tuổi. Tuổi đã trên bốn mươi, có nghị lực, từng trải, nhưng Xani Grenđixơn vẫn chưa tập được cách che giấu cảm xúc đằng sau một chiếc mặt nạ lạnh lùng. Vì vậy, Li Báctơn, vốn cùng tuổi, chẳng phải tốn công sức gì cũng nhìn thấy được rõ ràng ruột gan của Xani, như qua một tấm kính trong suốt.
Và không phải chỉ một lần, trong khi Iđa chuyện phiếm với những người phụ nữ khác, và khi câu chuyện đụng đến Xani, Li Báctơn đã nghe thấy vợ mình ca ngợi anh ta, hết lời ca tụng cách Xani chơi pôlô, ca tụng các hoạt động xã hội và mọi ưu điểm khác của anh ta.
Thế là tâm trạng của Xani không còn có gì khó hiểu đối với Li Báctơn nữa. Và không phải chỉ với anh, mà đối với bất cứ ai. Nhưng còn Iđa, người vợ mà anh đã cùng chung sống trong hạnh phúc hoàn toàn suốt mười hai năm trời, không một chút gợn, chị thì thế nào?
Anh thừa biết rằng phụ nữ là loại người khó hiểu. Họ rất biết cách giữ kín tình cảm thật. Thái độ thân mật một cách công khai với Xani Grenđixơn phải chăng chỉ là do tình bạn thuở nhỏ? Hay thái độ ấy chính lại là tấm bình phong để che giấu một mối tình say đắm? Để che giấu một tình cảm đáp lại, biết đâu còn mãnh liệt hơn cả tình cảm lồ lộ trên mặt Xani?
Li Báctơn rất buồn. Mười hai năm sống chung thuỷ và hợp pháp với vợ, anh thấy rõ rằng Iđa là người phụ nữ duy nhất mà anh cần đến, rằng trên trái đất này không có một người phụ nữ nào có thể thay thế được vị trí của Iđa trong tim và óc anh. Anh không thể tưởng tượng được ra một người phụ nữ nào lại có thể làm anh sao lãng được Iđa, chứ chưa nói đến chuyện có thể vượt được chị trong việc làm vừa lòng anh mọi lúc và mọi nơi.
Anh hoảng hốt thầm tự hỏi mình, phải chăng giống như những người khác của dòng họ Bênêdic, khi đang yêu, đây là "chuyện lãng mạn đầu tiên" của vợ anh chăng? Điều băn khoăn ấy dằn vặt anh không nguôi. Và điều làm cho những bè bạn cùng chơi bài pôke với anh, những con người có tuổi và chín chắn, phải ngạc nhiên, cũng như làm cho những bà những cô theo dõi anh trong các bữa tiệc lấy làm mừng rỡ, là Báctơn bắt đầu dùng cônhắc thay cho nước cam, lớn tiếng tán thành việc tăng số tiền đặt cửa, chiều chiều phóng xe ô tô như điên trên con đường ra mũi Kim Cương và ra bờ vực Pali, và trong bữa ăn, anh dùng nhiều rượu cốctai và Uytki Scốtlen hơn mức dùng cho một người bình thường.
Xưa nay Iđa vẫn thường bỏ qua, không hề trách cứ gì thói say mê cờ bạc của chồng. Qua bao năm chung sống với vợ, anh đã quen với thái độ dễ dãi ấy. Nhưng đến nay, khi mối hiềm nghi đã xuất hiện, anh có cảm giác như vợ anh chỉ mong cho anh đánh bạc thật nhiều. Hơn thế nữa, anh còn nhận xét thấy rằng, đã lâu Xani Grenđixơn thôi không đến những nơi chơi bài pôke và britgiơ nữa. Người ta bảo anh rất bận. Nhưng trong khi Li Báctơn chơi bài thì Xani dùng thời gian ấy làm gì? Không thể lúc nào anh ta cũng họp với các hội đồng, các ban quản trị như thế được. Li Báctơn bèn thử đi điều tra. Chẳng vất vả gì anh cũng kết luận được rằng trong những thời gian ấy, Xani đã tiêu khiển với Iđa. Khi thì thấy ở vũ hội, khi thì dự tiệc, khi thì tắm biển dưới ánh trăng. Và cái hôm mà Xani, viện cớ việc không thể trì hoãn được để không chơi bài britgiơ với Li Báctơn, Lenho Giônxơ và Giếch Hônxtâynơ trong Câu lạc bộ "Thái Bình Dương" thì ra anh ta bận phải chơi bài, cũng là bài britgiơ, nhưng ở nhà bà Dôra Natlơdơ cùng với ba người phụ nữ, trong đó có Iđa.
Một lần, sau khi đi kiểm tra việc xây dựng một ụ để tàu trên cạn, Li Báctơn từ Pioclơ Habo trở về. Anh gài số ba cốt phóng xe thật nhanh để về đến nhà còn kịp thay quần áo trước khi ngồi vào bàn ăn bữa trưa. Hôm ấy xe anh đã vượt xe của Xani, và anh nhìn thấy trong xe của Xani có một người nữa là Iđa. Cách đấy một tuần lễ, mà trong tuần ấy anh không hề ngồi vào chiếu bạc lần nào, sau khi dự bữa ăn độc thân ở Câu lạc bộ Đại học, mười một giờ khuya anh mới về đến nhà, thì liền sau đấy, vợ anh cũng về. Iđa vừa ăn bữa tối và nhảy ở nhà ông bà Anxtơn xong. Người chở xe đưa chị về chính cũng lại là Xani Grenđixơn. Họ nói rằng Xani đã phải đưa cả vợ chồng thiếu tá Phrenclin về Phóoc Sáptơ ở tận đầu kia thành phố, cách trung tâm Vaikiki rất xa.
Li Báctơn cũng chỉ là một con người và anh rất đau khổ trong lòng, mặc dù trước mặt mọi người anh vẫn tỏ ra vô cùng thân ái với Xani. Ngay đến Iđa cũng không biết chồng mình đang đau khổ, và chị vẫn hồn nhiên, vui vẻ không nghi ngờ gì cả, có chăng chị chỉ hơi ngạc nhiên đôi chút thấy gần đây chồng uống quá nhiều rượu trước các bữa ăn mà thôi.
Tưởng mọi sự vẫn y như trước, anh vẫn thổ lộ hết mọi điều với vợ. Nhưng thực ra anh giấu chị điều đau khổ và không cho chị biết chút nào về cuốn "sổ kế toán" mà anh tiến hành ghi trong óc, đêm cũng như ngày, cố mau chóng đạt đến một kết luận rõ ràng. Trong "cuốn sổ" ấy, một cột ghi tất cả những biểu hiện thực sự chân thành tình yêu của chị đối với anh: những sự chăm sóc, những lời an ủi, những lần hỏi ý kiến, và những việc chị đã làm để chiều ý chồng. Một cột khác ghi nhiều hơn, đó là những câu nói và thái độ của chị mà anh cho là khả nghi. Những câu nói và thái độ ấy có thực lòng không? Hay có chứa đựng một chút giả dối, mặc dù giả dối không có dụng ý? Cột thứ ba, dài nhất và cùng quan trọng nhất theo quan điểm tâm hồn con người, ghi những điều có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến vợ anh và Xani Grenđixơn. Li Báctơn làm cuộc ghi chép đều đặn vào "cuốn sổ" này không định nhằm một mưu đồ gì hết. Chỉ đơn giản là anh không thể không ghi. Nếu như có thể thôi được cái công việc này, thì anh sẽ vui vẻ mà chấm dứt nó ngay. Khốn nỗi anh đã nhiễm thói quen mọi thứ đều phải rành rọt. Và mọi điều anh nhận xét thấy đều cứ như tự chúng xếp vào từng cột một, ngoài ý muốn của anh.

Bây giờ mọi thứ anh đều nhìn một cách méo mó. Mỗi con ruồi anh đều nhìn thành con voi, mặc dù anh biết rõ đấy chỉ là con ruồi. Cuối cùng anh đã tìm đến Mắc Luâynơ, người mà có lần anh đã giúp cho một việc khá lớn. Mắc Luâynơ là Giám đốc Sở cảnh sát điều tra. Li Báctơn hỏi ông ta: "Xani Grenđixơn có phải người đào hoa không?" Người giám đóc cảnh sát không trả lời gì hết. Li Báctơn kết luận: "Nghĩa là có chứ gì?" Nhưng ông ta cũng vẫn im lặng.
Sau đấy ít ngày, Li Báctơn nhận được một tờ giấy mật có chữ ký của Mắc Luâynơ, và đọc xong anh vội huỷ ngay như huỷ một vật nhơ bẩn nguy hiểm. Kết luận tổng quát là: Kể từ khi vợ qua đời đến nay, Xani Grenđixơn đã sống không buông tuồng nhưng cũng không phải hoàn toàn đúng đắn. Cuộc hôn nhân giữa anh và vợ đã một thời từng là đề tài cửa miệng của giới thượng lưu Honôlulu, vì họ yêu nhau say đắm, không phải chỉ trước khi cưới mà cả khi đã chung sống với nhau rồi, cho đến tận khi chị vợ anh chết một cách bi thảm cách đây đã mười năm, cả người lẫn ngựa đều trượt khỏi con đường mòn Nanicu và rơi xuống vực thẳm. Và theo như Mắc Luâynơ, trong một thời gian dài sau đó, Xani không hề chú ý đến người phụ nữ nào. Còn về sau thì nếu anh ta có quan hệ với người phụ nữ nào thì cũng hoàn toàn đúng đắn, không gây nên điều tiếng gì. Vì vậy mọi người cho đến nay vẫn tin rằng Xani Grenđixơn là người chồng thuỷ chung và sẽ không bao giờ lấy ai nữa. Riêng vài cuộc tình thoáng qua mà Mắc Luâynơ kê ra trong mảnh giấy thì theo như ông ta nhận định, chính bản thân Xani cũng đinh ninh rằng chỉ những người trong cuộc biết mà thôi.

Li Báctơn đọc lướt qua rất nhanh, tuồng như thẹn với chính bản thân mình, cái bản kê ngắn ngủi những tên phụ nữ và những ngày tháng. Và chính bản thân anh cũng phải ngạc nhiên trước khi đưa tờ giấy vào ngọn lửa. Đúng! Cái gì thì chưa biết, chứ thận trọng thì Xani có thừa. Nhìn mảnh giấy đã cháy thành than, Li Báctơn bỗng chợt nghĩ rằng, không biết trong số những chuyện tình thuở trẻ của mình, những chuyện nào đã nằm vào hồ sơ mật của ông già Mắc Luâynơ kia. Và đột nhiên anh cảm thấy mặt nóng bừng. Sao anh ngốc thế! Nếu như Mắc Luâynơ đã biết rõ đời tư của bất kỳ người nào trong tầng lớp của họ đến như vậy thì cũng có nghĩa rằng bản thân anh, người chồng, người che chở cho Iđa, đã cung cấp cho ông ta một cái cớ để nghi ngờ vợ mình rồi còn gì.
SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội