Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Topics - QUANGKHAI

#1
CHẢ VÀ NEM

Một đằng chả một đằng nem
Toàn thứ khoái khẩu, kiêng khem làm gì!
Thì anh đi, thì em đi
Anh đã dùng chả, em thì xơi nem
Ăn xong bỗng chốc lại thèm
Anh đi một ngả còn em một đường
Đêm về tuy chung một giường
Giấc mơ nem chả vẫn thường thăng hoa
Vụ này ra đứng trước toà
Toà phán: nem chả ai mà dám chê
" St "
#2
Trăng Sầu

Thuở ấy hai nhà ở kế nhau
Ánh mắt em nhìn tầm đâu đâu
Đồi lời ước nguyện không dám nói
Ánh mắt em nhìn tân xa xa.

Linh cảm trái ngang từ buổi đầu
Gần nhau chi để hận tình nhau
Bao mùa lá rụng ... mùa lá rụng
Gần nhau chi để hận tình nhau.

Người rước em xa mấy nhịp cầu
Buồn anh mấy nước giãi trăng sầu
Gần nhau thế rồi xa nhau mãi
Buồn anh mây nước giãi trăng sầu.

DTK
#3
- Mỗi khi không khí Giáng Sinh tràn ngập các phố, em lại "cam kết" vài điều với anh, dù chưa hẳn đã làm được. Nhưng anh chẳng giận, vẫn ánh mắt trìu mến và độ lượng. Vì ánh mắt ấy, em tự nhủ lòng: "Năm nay hãy thực hiện lời hứa của mình đi".


Em hứa:



1. Em sẽ nấu một bữa thật ngon gồm toàn những món anh thích nhất, cho dù có phải bới tung tất cả các siêu thị để tìm cho đủ các nguyên liệu.



2. Nếu cần, em sẵn lòng rửa cho anh chiếc cốc còn sót đầy cà phê mỗi sáng, không một tiếng lẩm bẩm, phàn nàn.



3. Em không ghen tị, so bì với anh nữa, về những chương trình truyền hình anh và em được phép xem mỗi tối.



4..  Em sẽ lại đeo những đồ trang sức đáng yêu mà lâu lắm rồi chẳng động tới, kể từ lần chúng mình trở về sau tuần trăng mật.



5. Em hứa lắng nghe mà không ngắt lời anh, ngay cả khi em biết rằng em đúng.



6. Em sẽ dứt ngay cái trò đứng ngoài la hét trong khi anh mới vào nhà tắm được có 15 phút. (Em vẫn thường vậy nhỉ, mặc dù sau đó sẽ chiếm dụng toilet cả tiếng đồng hồ).



7. Mỗi ngày, em sẽ tìm ra được ít nhất 1 lý do để nói cảm ơn anh.



8. Em không cố tình lấy điện thoại của anh để dò la các tin nhắn rồi tra hỏi huyên thuyên nữa.



9. Em sẽ quan tâm đến... cái ví của anh nhiều hơn. Không phải để "rút bớt cho nhẹ" như mọi khi vẫn làm. Có thể lần này em sẽ thêm vào đó một thứ gì thật ý nghĩa.



10. Và bởi vì chưa năm nào em thực hiện "triệt để" những lời hứa của mình, em hứa năm nay, mọi điều em nói (ở trên) sẽ trở thành hiện thực.



Đã ký tên và đóng dấu,

(Trước sự chứng kiến của ông già Noel).

:lick: :lick: :lick:
#4
- Cô giáo tiểu học Thompson, trong ngày đầu tiên của năm học mới, trước các học sinh lớp năm yêu quý của mình, đã nói dối. Cô nhìn đám học trò thân thương và nói rằng cô yêu tất cả, ai cũng như ai. Nhưng điều đó không đúng.


Bởi ở hàng ghế ngay trước mặt cô, có cậu bé đang ngồi thụp trong chỗ của mình. Cậu ấy là Teddy Stoddard.



Cô Thompson để mắt đến Teddy từ năm học trước, và biết rằng cậu bé không hoà đồng, quần áo thì lôi thôi, nhếch nhác, luôn làm người khác khó chịu. Cũng vì lẽ đó, mỗi khi chấm bài của Teddy, cô rất thích dùng bút đỏ nét to, gạch vào đó dấu "X" thật đậm và cho điểm F to tướng lên đầu bài.



Theo quy định nhà trường, các giáo viên khi nhận lớp mới đều phải xem lại học bạ của học sinh từ những năm trước. Cô Thompson "ém" học bạ của Teddy xuống cuối cùng. Nhưng rồi cô đã rất ngạc nhiên khi đọc đến nó.



Cô giáo lớp vỡ lòng của cậu bé nhận xét trong học bạ: "Teddy rất sáng dạ, hay cười. Em gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và lao động, có đạo đức tốt, rất hòa đồng với bạn".



Cô giáo lớp hai viết: "Teddy là một học sinh xuất sắc, được các bạn yêu quý, nhưng hoàn cảnh em rất khó khăn vì mẹ mắc bệnh nặng có thể không qua khỏi".



Cô giáo lớp ba: "Cái chết của mẹ là nỗi đau lớn của Teddy. Em đã cố gắng học tốt nhưng không được bố quan tâm. Mọi việc nếu tiếp diễn theo chiều hướng này có thể ảnh hưởng đến cuộc đời em".



Cô giáo lớp bốn: "Teddy không chan hòa với mọi người, không quan tâm đến việc học, còn ngủ gật trong lớp và không có nhiều bạn".



Đến giờ, cô Thompson đã hiểu ra vấn đề và tự trách bản thân. Cô buồn hơn khi Giáng sinh đến, các học sinh mang tặng cô những món quà gói cẩn thận trong giấy sáng màu, quấn ruy băng rất đẹp, riêng Teddy gói quà rất vụng về trong miếng giấy màu nâu, thô và dày mà cậu bé lấy được từ một bao hàng ở cửa hàng tạp hóa.



Cô Thompson xót xa mở món quà đó giữa những món quà khác. Một số học sinh ồ lên cười khi thấy chiếc vòng đeo tay bằng kim cương giả đã khuyết mất vài hạt và lọ nước hoa chỉ còn một phần tư trong gói quà của Teddy. Nhưng tiếng cười của bọn trẻ vụt tắt khi cô Thompson trầm trồ khen chiếc vòng đẹp, đeo nó vào, và chấm nhẹ chút nước hoa lên cổ tay của mình. 



Ngày hôm đó, Teddy Stoddard cố nán lại sau giờ học, chỉ để nói: "Cô Thompson, hôm nay mùi thơm của cô rất giống mùi thơm của mẹ em hồi trước".



Sau khi cậu bé ra về, cô đã khóc ít nhất khoảng một tiếng đồng hồ. Kể từ ngày hôm đó, cô Thompson không còn đơn thuần dạy đọc, dạy viết, dạy làm toán. Thay vào đó, cô dạy dỗ bọn trẻ.



Cô dành sự chú ý đặc biệt đến Teddy. Khi cô làm việc với cậu bé, trí óc em dường như sống lại. Cô càng động viên, khích lệ bao nhiêu, cậu bé càng tiếp thu và phản ứng nhanh bấy nhiêu.



Đến cuối năm học, Teddy đã trở thành một trong những học sinh thông minh nhất lớp. Và bất chấp lời nói dối của mình rằng cô yêu tất cả các học sinh đều như nhau, Teddy trở thành một trong những "học trò cưng" của cô.



Một năm sau, cô nhận được một bức thư ở dưới cửa nhà, thư củaTeddy. Trong thư em nói rằng cô là cô giáo tuyệt vời nhất em từng được học.



Sáu năm trôi qua, cô lại nhận được một bức thư khác từ Teddy. Cậu đã tốt nghiệp trung học, đứng thứ ba trong lớp, và cô vẫn là cô giáo tuyệt vời nhất của cậu trong suốt cuộc đời.



Bốn năm sau, cô nhận được một lá thư nữa, nói rằng mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng cậu vẫn tiếp tục học, phấn đấu hết mình và sẽ sớm tốt nghiệp đại học với số điểm cao nhất. Cậu đảm bảo với cô Thompson rằng cô vẫn là cô giáo tuyệt vời và đáng quý nhất cậu từng có trong cả đời mình.



Bốn năm nữa lại trôi qua, một lá thư khác được gửi đến. Lần này Teddy báo tin cho cô giáo biết sau khi lấy bằng cử nhân, anh đã quyết định học cao lên chút nữa. Lá thư cũng cho biết cô vẫn là cô giáo tuyệt vời và đáng kính nhất.



Câu chuyện chưa dừng ở đó. Mùa xuân ấy lại mang đến một lá thư. Teddy thông báo anh đã gặp một cô gái và chuẩn bị kết hôn. Cha Teddy đã qua đời cách đó hai năm và anh băn khoăn liệu cô Thompson có thể nhận lời đến dự đám cưới, ở vị trí mẹ chú rể được không.



Tất nhiên cô Thompson đồng ý. Cô đeo chiếc vòng tay khuyết hạt và dùng nước hoa mà Teddy nhớ là mẹ cậu đã dùng trong Giáng sinh cuối cùng họ được ở bên nhau.



Họ ôm chầm lấy nhau, Tiến sĩ Stoddard thì thầm bên tai cô giáo: "Cảm ơn cô đã tin tưởng vào em. Cảm ơn cô rất nhiều vì đã thêm nghị lực cho em và chỉ cho em thấy em có thể thay đổi".



Cô Thompson, với đôi mắt tràn lệ, đáp lời: "Teddy, em nói sai rồi. Chính em là người đã dạy cô rằng cô có thể làm được những việc có ý nghĩa. Cô đã không biết dạy dỗ học sinh như thế nào cho đến khi gặp được em đấy".



Thanh Thảo

Theo Lovefatedestiny
#5
- Vào một buổi sáng muộn tháng mười một, cái ngày mà Jessica đến gặp ông già Noel, cô bé mới sáu tuổi. Cô vừa chuyển từ một thị trấn nhỏ của Willington ở Upstate New York tới Orlando, bang Florida.


Đối với những người bình dân và một đứa trẻ như Jessica, được sống trên mảnh đất của những giấc mơ và thế giới Walt Disney kỳ diệu lẽ ra phải là thiên đường. Nhưng Jessica vẫn thấy không vui bởi một lẽ, cô nhớ bà ngoại da diết.



Hai tuần trước khi gia đình chuyển tới Florida, bà ngoại của cô bé qua đời. Bà là một người phụ nữ giản dị bình thường, nhưng với Jessica, bà là nơi chứa đựng những chiếc bánh ngon, những cái ôm ấm áp, những trận cười và cả tình yêu thương rộng lớn.



Bây giờ, dù cách xa New York hàng ngàn cây số, đối với cô bé, khoảng cách để đến với bà còn xa hơn gấp bội.



Khi mọi gia đình đã sum vầy trong ngày Lễ Tạ Ơn, Jessica và bố mẹ vẫn còn đang dọn dẹp đồ đạc nơi ở mới. Không gà quay, không bánh bí ngô, ngay cả một chút thời gian để vui đùa cũng không có.



Không có kế hoạch dành cho bữa tối ngày Lễ Tạ Ơn, bà Delores - mẹ của Jessica quyết định đặt mua bánh sandwich tại một cửa hàng gần đó và muốn cô con gái bé nhỏ đi lấy bánh cùng. Giống như tất cả những đứa trẻ khác, Jessica rất háo hức được gặp ông già Noel nên cô bé đồng ý đi ngay với mẹ.



Cửa hàng nhỏ này nằm cạnh trung tâm mua sắm sầm uất. Một dãy dài người mua hàng đang chờ đến lượt ngay tại lối ra vào. Hàng người chờ vào gian của ông già Noel ngày càng dài hơn. 



Hai tiếng đồng hồ trôi qua mới đến lượt Jessica. Trong lúc đứng xếp hàng cô bé đã nghĩ rất nhiều đến chuyện mình sẽ chọn món quà gì trong ngày lễ giáng sinh. Đến khi ngồi vào lòng của ông già Noel và được ông hỏi về điều ước của mình, cô bé trả lời: "Cháu muốn gặp bà ngoại".



Khi Delores trở về nhà cùng Jessica và những chiếc bánh Sandwich, bà cảm thấy băn khoăn về yêu cầu của con gái mình. Bà lo ngại rằng Jessica sẽ thất vọng vào lễ Giáng Sinh năm nay.



Ông già Noel đã hứa là sẽ cố gắng hết sức và ngay cả Delores, từ tận đáy lòng mình, bà hi vọng ông già Noel có thể đem lại điều kỳ diệu đó cho cô con gái nhỏ.



Một tháng cầu nguyện, mong ước trôi qua và buổi sáng ngày lễ Giáng Sinh đã đến. Cô bé Jessica vẫn còn ngái ngủ ngồi trước cây thông Noel, mở lần lượt từng gói quà mà vẫn không thấy bà ngoại đâu cả.



Đến khoảng 8 giờ sáng, dường như là ông già Noel vẫn không thể tặng cho cô bé món quà đặc biệt đó. Khi ấy, cô bé bắt đầu mở gói quà cuối cùng - một chiếc hộp rất đơn giản, được gói bằng giấy màu vàng với chiếc nơ trắng như cánh của thiên thần.



Jessica nhìn vào bên trong, cô bé nhìn thấy bà ngoại, trong một bức ảnh cỡ 12x15 cm. Jessica ôm chặt bức ảnh vào ngực, và sau đó, cô bé nhận thấy những dòng chữ bên dưới:



"Jessie, cháu gái đáng yêu,



Bà yêu cháu, dù bà có ở nơi xa.

Trái tim bà vẫn luôn bên cháu mỗi ngày,

Đôi tay bà vẫn luôn rộng mở để ôm cháu vào lòng,

Cháu là cô gái bé bỏng của bà".



Yêu cháu,

Bà ngoại.



Từ đó trở đi, Jessica không bao giờ cảm thấy buồn nữa. Cô bé nhận ra rằng tất cả những ước muốn tốt đẹp sẽ trở thành hiện thực chỉ khi chúng ta thật sự tin tưởng.



Minh Lý

#6
- Hành khách trên xe buýt nhìn đầy cảm thông khi người phụ nữ trẻ xinh đẹp với cây gậy trắng thận trọng bước lên bậc xe buýt. Cô trả tiền người tài xế và đi xuống giữa hai hàng ghế, lần mò tìm chỗ ngồi.


Đã một năm kể từ khi Susan bị mù. Do một chẩn đoán nhầm về y học mà cô gái tội nghiệp bất ngờ bị ném vào thế giới tối tăm, giận dữ, tuyệt vọng và tội nghiệp. Tất cả chỗ dựa của cô bây giờ là người chồng, Mark.



Mark là một sĩ quan không quân yêu vợ bằng cả trái tim mình. Khi Susan bắt đầu bệnh, nhìn cô chìm đắm trong tuyệt vọng, anh đã quyết tâm giúp vợ lấy lại sức mạnh và sự tự tin để trở thành người độc lập trở lại.



Cuối cùng, Susan đã cảm thấy sẵn sàng đi làm trở lại, nhưng cô sẽ đi đến cơ quan bằng cách nào? Trước đó cô thường đi xe buýt, nhưng giờ cô vô cùng sợ hãi không thể tự mình đi quanh thành phố nữa.



Mark tình nguyện lái xe đưa cô đi làm mỗi ngày, mặc dù họ làm việc ở hai đầu khác nhau của thành phố.



Đầu tiên, điều này phần nào an ủi được Susan, và thoả mãn mong muốn muốn bảo vệ người vợ khiếm thị của Mark. Nhưng chẳng bao lâu sau, Mark nhận ra rằng cách này không hiệu quả. Susan sẽ phải bắt đầu đi xe buýt trở lại.



Nhưng cô vẫn quá yếu ớt, quá giận dữ. Cô ấy sẽ phản ứng thể nào? Đúng như anh dự đoán, Susan vô cùng sợ hãi trước ý nghĩ phải đi xe buýt trở lại.



"Em bị mù mà!" - Cô trả lời cay đắng. "Làm sao em biết được em đang đi đâu? Em cảm thấy như anh đang bỏ rơi em".



Trái tim Mark tan nát khi nghe những lời đó, nhưng anh biết phải làm gì. Anh hứa với Susan rằng mỗi buổi sáng và tối anh sẽ đi xe buýt cùng cô, bao nhiêu lâu cũng được, cho đến khi cô quen và có thể tự đi được. Và họ bắt đầu thực hiện. Hai tuần liên tiếp, Mark trong bộ quân phục và tất cả tình thương yêu dành cho vợ đã đưa Susan đi về mỗi ngày bằng xe buýt.



Anh dạy cô cách dựa vào các giác quan khác của mình, cụ thể như thính giác, để xác định mình đang ở đâu và làm thế nào để quen với môi trường mới. Anh giúp cô làm quen với các tài xế xe buýt để họ để ý đến cô và dành cho cô một chỗ ngồi.



Cuối cùng, Susan quyết định sẽ tự mình đi xe buýt đi làm. Sáng ngày thứ hai đã đến, và trước khi cô rời nhà, cô vòng tay ôm Mark, người bạn đồng hành đi xe buýt tạm thời của cô, chồng cô, và người bạn thân nhất của cô.



Mắt cô tràn lệ của lòng biết ơn về sự chung thuỷ, kiên nhẫn, và tình yêu của anh dành cho cô. Cô tạm biệt anh, và lần đầu tiên, họ không đi cùng nhau nữa.



Thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm... Mỗi ngày cô vẫn hoàn toàn tự đi, và Susan chưa bao giờ cảm thấy thoải mái như thế. Cô đang làm điều đó! Cô đang tự mình đi làm.



Sáng thứ Sáu, Susan bắt xe đi làm như thường lệ. Khi cô trả vé để xuống xe, người tài xế nói: "Cô gái, tôi thực sự ghen tỵ với cô đấy". Rút cuộc, ai trên trái đất này lại ghen tị với một người phụ nữ mù, người đã đấu tranh để tìm thấy lòng dũng cảm, sự can đảm để sống như cô? Tò mò, cô hỏi người tài xế: "Tại sao?"



Người tài xế trả lời: "Cô biết không, suốt tuần qua, sáng nào cũng vậy, một quý ông lịch lãm trong bộ quân phục đứng bên góc đường bên kia dõi theo cô khi cô xuống xe buýt. Anh ấy đảm bảo cho cô đi qua đường an toàn và dõi theo cô cho đến khi cô vào hẳn nơi làm việc mới thôi. Sau đó anh tặng cô một nụ hôn gió, tặng cô lời chào nhẹ nhàng và bước đi. Cô thực sự là một người phụ nữ may mắn".



Những giọt nước mắt hạnh phúc chảy dài xuống má Susan. Mặc dù không thể nhìn thấy anh ấy bằng mắt, nhưng cô vẫn cảm thấy sự hiện diện của Mark bên mình. Cô may mắn, quá may mắn, vì anh đã tặng cô một món quà còn quý giá hơn một đôi mắt, một món quà cô không cần nhìn thấy để tin tưởng - món quà tình yêu có thể mang ánh sáng đến một thế giới đầy bóng tối.



Thanh Thảo

Theo Lovefatedestiny



#7
"Xin lỗi em! Anh yêu em thật lòng, nhưng tình yêu đó... không lớn bằng tình yêu bản thân anh!". Người yêu tôi đã nói với tôi điều này khi chia tay. Tôi ngồi trên chiếc ghế cao trước quầy rượu, không ngừng rót thứ đồ uống có vị cay nồng ấy đổ vào miệng.
Cảm giác quả không giống như mọi lần, rượu hôm nay sao đắng và chát đến chảy nước mắt. Tôi mỉm cười nếm những giọt nước mắt nóng ấm lăn từ trên gò má. Thật nực cười! Những gì toàn tâm toàn ý bỏ ra trong ba năm nay, đổi lại chỉ là một tiếng xin lỗi, yêu em không nhiều bằng yêu bản thân... Mọi thứ trở nên vô nghĩa rồi.

Tôi cười ngất và với tay rót rượu uống, chẳng hề để ý rằng anh ngồi ở một góc tối gần đó đang nhìn tôi... "Phục vụ đâu, cho tôi thêm một chai nữa!". Tôi hắng giọng. "Đủ rồi, hãy lấy cho cô ấy một ly nước!". Một giọng nói đàn ông trầm ấm vang lên từ phía sau.

"Anh là ai? Trước đây chúng ta đã gặp nhau chưa?". Tôi loạng choạng xoay người lại phía sau, bắt gặp ánh mắt dịu dàng và ấm áp của anh. Tia nhìn khiến khối băng vừa hình thành trong tim tôi như tan chảy. "Có điều cũng chẳng sao cả, không quan trọng! Anh có muốn nghe truyện cười không? Tôi kể cho anh nghe...".

Ánh bình minh ngày mới len lỏi qua vòm lá ngoài ban công, lách qua tấm rèm cửa soi thẳng vào nơi tôi đang nằm. Ấm áp quá! Tôi mở mắt và cảm thấy đầu đau như muốn nổ tung. Chuỗi ký ức của ngày hôm qua đang từ từ khởi động lại. Người yêu, rượu, chia tay... Chỉ có điều không còn cảm giác đau đớn như hôm qua nữa. Tôi là một đứa con gái mạnh mẽ lắm mà.

Tôi vừa cười ngất, vừa lồm cồm bò dậy. Trong nháy mắt, như phát hiện ra một bóng ma, tôi thất thanh kêu lên: "Anh... Anh là ai? Sao anh lại ở đây?". "Cô tỉnh rồi à?". "Bóng ma" đang nằm cạnh tôi từ từ ngồi dậy. "Cô không nhớ chuyện gì ngày hôm qua sao?".

Tôi thất sắc nhìn anh, rồi nhăn trán nghĩ. Tối qua, rượu, say, một người đàn ông, rồi sau đó... Một chút ấn tượng cũng không có. "Tối qua ở quán rượu, cô đã kéo tay tôi, nói rằng muốn kể truyện cười gì đó cho tôi nghe, rồi sau đó ra khỏi quán rượu, cô nói rằng chẳng biết đi đâu...".

"Đừng nói nữa!". Tôi hét lên cắt lời "bóng ma". Trời ơi! Tôi đã làm gì thế này? Vừa nghĩ, tôi vừa lao khỏi giường, thu gọn đồ đạc, túi sách và guốc. "Anh nghe đây, ngày hôm qua chẳng có chuyện gì xảy ra cả. Tôi chưa từng gặp anh, và anh cũng chưa từng gặp tôi. Giữa chúng ta không hề có chuyện gì cả".

Tôi gằn giọng và lao thẳng ra phía cửa. Hít một hơi dài đã thấy mình đứng trên phố. Tắm mình trong ánh bình minh rạng rỡ của ngày mới, tôi tự nhủ với bản thân: "Tốt rồi, một ngày mới đã đến. Mình cũng sẽ bắt đầu lại từ đầu!". Và tôi đã gắng hết sức mình để xóa bỏ tất cả những gì đã qua ra khỏi trí óc, ngẩng cao đầu hướng về phía ngày mai bước đi.

Sự tan vỡ trong tình yêu có thể làm một con người chết đi. Nhưng cũng có thể làm một con người được tái sinh. Và tôi thuộc thể loại thứ hai. Thời gian luôn là thứ vô tình nhất trên thế giới. Không cần biết trái đất xảy ra chuyện gì, nó vẫn mặc kệ bước về phía trước.

Nháy mắt là một tuần đã trôi qua rồi. Hôm ấy, khi tôi tan sở, vừa bước ra khỏi cánh cửa lớn của tòa nhà... "Chào em, thật là trùng hợp!". Tôi giật mình nhìn người đàn ông đang đứng trước mặt. Ánh mắt dịu dàng ấm áp này hình như đã nhìn thấy ở đâu đó? Là anh, "bóng ma" ngày hôm đó.

"Không trùng hợp gì đâu, anh nhìn nhầm người rồi!". Tôi nói nhanh rồi xoay người bước vội trong hoang mang. Tôi cứ mong hôm đó là mình hoa mắt, nhìn nhầm người. Trong cuộc sống, chuyện nhầm lẫn là bình thường. Nhưng ai dè một tuần sau đó, điều khiến tôi hoa mắt lại lập lại.

Anh đứng đó. Nơi cửa lớn tòa nhà tôi đang làm việc... "Rốt cuộc là anh muốn làm gì? Nếu anh muốn dùng sự việc ngày hôm đó để uy hiếp, dọa dẫm tôi, thì anh tìm lầm người rồi đấy!". "Anh muốn... em cho anh cơ hội theo đuổi em!".

Giọng nói từ tốn và ánh mắt thành khẩn của anh khiến tôi kinh ngạc. Sau này tôi mới biết thì ra công ty anh ngay cạnh công ty tôi. Anh đã để ý đến tôi từ rất lâu... Đã hơn một năm rồi.

Tôi bất đắc dĩ đồng ý lời mời đi uống nước cùng anh. Trong ánh sáng mờ ảo của quán nhỏ gần hồ, tôi vẫn nhận ra những tia nhìn ấm áp mà thành khẩn anh dành cho tôi.
"Hôm đó, tại quán rượu, anh đã nhìn thấy em sụp đổ thế nào, đau khổ thế nào. Và trái tim anh cũng dường như đau nhói khi thấy em tự đày đọa mình bằng những ly rượu...". Anh nói mà không nhìn tôi. Ánh mắt anh đưa ra xa xăm mặt hồ.

"Vậy sao anh còn...?". Tôi hỏi. "Anh biết em từ rất lâu rồi. Từ trước đến nay chưa từng có cô gái nào khiến trái tim anh rung động như thế. Anh không phải là một kẻ háo sắc, chỉ là vì yêu em ngay từ phút đầu tiên mà thôi. Anh không dám mong em sẽ ngay lập tức yêu anh. Anh chỉ hi vọng em cho anh một cơ hội, và cũng là cho bản thân một cơ hội. Đừng sống mãi trong quá khứ. Hãy tin anh, em sẽ không mất đi thứ gì cả, và cũng chẳng cần phải thay đổi cái gì, em vẫn là em, chỉ có điều thêm một người yêu em, bảo vệ che chở và chăm sóc cho em mà thôi. Những lúc em mệt, muốn khóc, thì sẽ có bờ vai cho em dựa. Những khi em thất vọng bực tức, sẽ có người làm bia đỡ đạn cho em. Bất luận em làm điều gì, cũng sẽ có người ủng hộ em, nói với em rằng em không làm sai điều gì cả. Anh chắc chắn rằng anh yêu em nhiều hơn yêu bản thân. Có thể những điều anh nói bây giờ em sẽ không tin. Nhưng anh sẽ để thời gian chứng minh tình yêu của anh dành cho em. Chỉ cần... em cho anh một cơ hội".

Tôi ngồi đó bất động, mắt mở to tròn nghe từng lời nói rành rọt kia. Dường như có thứ gì đó đang tan chảy ra trong người tôi, rồi tràn trề thành bao cảm xúc. Là trái tim vốn đã băng giá? Hay là sự lạnh lùng cố hữu trong tôi?

Tôi vội chớp mắt rồi cười nhạt để che giấu dòng cảm xúc khi ấy. "Trời ơi, tối hôm đó tôi đã nói với anh những gì?". Anh nhìn sâu vào đôi mắt đang nhòe lệ của tôi và thở dài: "Em nói rất nhiều"...

Màn đêm đã buông xuống trên con đường vắng tiếng bước chân. Ngọn gió thu thổi mát dịu, len lỏi vào khoảng cô đơn sâu kín trong tâm hồn tôi. "Anh yêu em nhiều hơn yêu bản thân mình". Câu nói của anh còn vang mãi trong tâm trí tôi. Nó khiến tôi nhớ tới câu nói của người yêu cũ khi chia tay. Hoàn toàn đối lập...

Một năm sau, tôi và anh cùng sánh bước trên tấm thảm đỏ trong lễ đường. Cả cô dâu và chú rể đều hạnh phúc trong rượu và hoa. Năm đó, tôi yêu anh ta, nhưng là yêu trong đau khổ. Còn bây giờ, anh rất yêu tôi, và tôi cảm thấy hạnh phúc... 

HPPL (Dịch từ "Thanh niên" - Trung Quốc)     


#8
Văn xuôi / BỤI HỒNG TRẦN
27/10/07, 14:48
Mỗi đêm, hai người đều gặp nhau. Liên chơi đàn violon và Nhân chơi guitar. Quán cà phê của một họa sĩ, cho nên thiết kế khác hơn nhiều quán cà phê khác. Trên tầng hai là một không gian thu nhỏ của cỏ cây và rong rêu.

Khách tới quán ban đêm thường là những người mang trong lòng mình nỗi cô đơn, giấu mình trong một góc tối của quán, uống cà phê hay một thứ nước uống gì đó để ngà say, nghe nhạc. Không gian quán ấm và mang một cõi rất riêng trong lòng thành phố nhỏ.

Những cô ca sĩ, những chàng ca sĩ hàng đêm đi hát tụ điểm, tạt qua hát dăm ba bài, lấy tiền rồi đi. Họ không kịp dừng lại để uống ly nước, vì thời gian của họ là vàng. Có hôm quá nhiều đám tiệc trong thành phố, ca sĩ bận rộn không đến được, thời gian của quán trở nên trống trải, Liên trở thành ca sĩ kiêm luôn nhạc công.

Giọng hát của Liên không tốt, có cái gì đó khàn khàn giống như mệt mỏi. Nhưng chính cái khàn khàn không trong trẻo đó mà cất lên những bài như Diễm xưa, Như cánh vạc bay khi ngoài phố trời đang mưa dầm, tiếng hát ấy cũng làm buốt lòng người.

Liên không phải là một cô gái chơi đàn violon giỏi, dẫu trong Liên vẫn mơ tưởng thần tượng của mình là nhà vĩ cầm lừng danh của thế kỷ: Niccolo Paganini. Ông sinh ra ở Ý từ thế kỷ 18, và trở thành một nghệ sĩ tài hoa vào thế kỷ 19. Niccolo Paganini đã trở thành nhạc công đầu tiên độc tấu violon từ năm 1828 đến 1831 tại 40 thành phố ở Đức, Bohemia và Balan.

Nhưng Niccolo Paganini là một thiên tài, Liên chỉ là một nhạc công bình thường hàng đêm đàn với phụ đệm là cây guitar của Nhân kiếm sống. Còn Nhân thì lại khác, anh là một tay chơi đàn tài hoa. Với cây guitar thùng, dường như những giai điệu thăng hoa lên trong không gian im ắng của căn phòng.

Bài Tuổi đá buồn của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, phần độc tấu guitar của Nhân có lẽ là hay nhất. Nhân nói: "Phần đệm bài hát này do nhạc sĩ Đỗ Đình Phương soạn. Nhạc sĩ Đỗ Đình Phương là thủ khoa bộ môn guitar ở Trường âm nhạc Sài Gòn vào năm 1960".

Dẫu chẳng biết nhạc sĩ Đỗ Đình Phương, nhưng với những ca khúc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn thì với Liên đã là điều rất riêng. Khi thanh âm của cây guitar vang lên: "Trời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi trên ngón tay ngà, em mang em mang đi về giáo đường, ngày chủ nhật buồn...".

Vậy đó, thời gian cứ trôi, quán cà phê với mỗi đêm Nhân và Liên cùng chơi đàn, tạo một không gian lạ cho những con người như đang trốn chạy những nỗi cô đơn, thầm ngồi trong bóng tối, lắng nghe.

Nhân sinh ra và lớn lên ở một tỉnh miền Trung. Miền đất được anh mô tả  chỉ có một loại cây mọc được là cây xương rồng. Anh nói đến mùa gió nổi, cát cứ bay tung mù mịt đất trời, phả lấp khắp mọi nơi khiến cho cuộc sống rất khó khăn. Miền đất mà mỗi cơn mưa trút xuống giống như ân sủng của đất trời, đám con nít trong làng nhân cơ hội ấy mà cởi cả quần áo, chạy băng ra đường đón mưa.

Một năm có quá nhiều ngày nắng khiến cho cuộc sống của người dân cực kỳ khó khăn, cứ thế mà lớn lên lại bắt đầu xa quê hương, tìm một mảnh đất khác để mưu sinh.

Riêng Nhân, ngay từ thuở nhỏ anh đã yêu âm nhạc. Anh bắt đầu tập tành chơi đàn guitar bằng cuốn sách hướng dẫn anh mua trong một tiệm sách cũ, còn cây đàn là do ông cậu anh cho. Cây đàn cũ và cuốn sách dạy đàn cũ đã tiếp tục nỗi niềm đam mê cho Nhân đến khi anh lớn lên, thi vào trường Cao đẳng văn hóa.

Ra trường, anh về làm việc ở đoàn ca múa nhạc tỉnh, công việc ở đoàn thật ra thì không nhiều, thỉnh thoảng mới có những chương trình biểu diễn phục vụ lễ hội hoặc để tiếp đón các vị khách của tỉnh, cho nên thời gian của anh khá rảnh.

Khi quán cà phê Hòn Kiến mở ra mà chủ nhân cũng là một người bạn của anh mời anh về đàn, anh đã nhận lời. Còn Liên, thật ra thì hai người chỉ gặp ngẫu nhiên trong một buổi giới thiệu tác phẩm mới của một số nhạc sĩ trong tỉnh. Liên đang dạy tại trường Mẫu giáo trung ương, hôm đó tới để đàn phụ cho nhạc sĩ Vi Thanh để ông giới thiệu tác phẩnm mới.

Vậy là gặp nhau. Nhân nói: "Cô bé à, hàng đêm đi đàn được không?". Liên cười: "Đàn cho ai nghe cơ?". "Cho ai thích nghe". Vậy thôi, là những chiều trầm trầm hoàng hôn đã khuất, là ánh sáng đàn lung linh, là tiếng thở dài sâu trong không gian đêm, là cả tiếng vỗ tay nhẹ khi tiếng đàn vừa dứt. Mỗi đêm có hai tiếng đồng hồ bên nhau.

Từ khi tạo ra loài người, Thượng đế cũng đã tạo ra một thứ quà tặng quý giá hơn mọi thứ quà tặng trên đời, đó là tình yêu. Tình yêu có thể làm cho con người ta bước lên trên con đường đầy hoa thơm cỏ lạ, và cũng có thể phút chốc đẩy con người xuống vực thẳm sâu.

Với tình yêu, nó đến nhẹ nhàng như thể những giọt nước lặng lẽ rơi xuống nền đất. Một giọt nước không là gì, nhưng mải mê rơi thì ngàn ngàn giọt nước sẽ làm đẫm ướt cả một khoảng đất mênh mông.

Liên chưa hề yêu ai. Trái tim Liên tinh khôi chưa sai nhịp đập bao giờ, cho đến khi gặp Nhân. Khởi đầu chỉ là công việc. Liên réo rắt từng thanh âm với cây đàn violon, Nhân với từng giai điệu của cây guitar thùng. Một, hai ngày... rồi cả năm trời với bao nhiêu cơn mưa, bao ngày nắng.

Có khi chia nhau ổ bánh mì hay cùng ghé quán khuya ăn tô cháo hột vịt muối, lòng Liên bắt đầu mềm đi bởi Nhân. Sao không mềm lòng được khi đi bên cạnh Nhân, Liên có cảm giác như được che chở, như nhận được sự thương yêu.

Nhân không có một bóng đàn bà nào bên cạnh, anh sống một mình trong căn phòng do cơ quan phân cho. Căn phòng ấy thiếu vắng bàn tay đàn bà, mọi đồ vật đều bỏ tứ tung. Mỗi tuần, Liên tạt qua như thói quen, sắp xếp lại cho anh, đôi khi đi chợ mua dùm cho anh mấy thứ vặt vãnh, thời giờ còn lại anh đệm đàn tập cho Liên hát.

Không ai tin rằng trong căn phòng đóng kín chỉ có một người đàn ông và một người đàn bà lại không có chuyện gì xảy ra? Nhưng thật ra chẳng có chuyện gì xảy ra, dù là một vòng ôm thân thiết.

Với người đàn bà, khi yêu thương một người đàn ông thì những vòng ôm làm cho lòng ấm lại, và người đàn bà luôn biết chờ đợi. Nhưng dường như sự chờ đợi của Liên đang rơi vào một khoảng trống mênh mông kỳ lạ.

Một người khác thay thế Nhân đàn guitar mỗi đêm. Lạ cho Liên chưa, cũng là đêm với những âm thanh réo rắt. Vẫn là những ngọn đèn chao, khói thuốc tỏa bay trong không gian trầm trầm mùi hương. Nhưng tiếng violon bỗng trở nên lạc lõng, trở nên buồn bã.

Nhân đã nói: "Anh đi Cà Mau chừng non nửa tháng anh về, anh Hòa bên đoàn ca múa sẽ thay những lúc vắng anh. Em hợp tác với ảnh vui vẻ em nhé". Liên cười: "Dạ, công việc mà".

Nhân đưa chìa khóa căn phòng của Nhân cho Liên: "Thỉnh thoảng em ghé lau bụi dùm anh, cho nó có hơi người em nhé". Nhân không bảo đi Cà Mau để làm gì.

Căn phòng vắng Nhân, Liên ghé như một thói quen. Đôi khi người ta có những thói quen mà không ai giải thích được. Thói quen nhìn những viên gạch vỡ của lề đường, thói quen nghe một người nói cười hay thói quen đi qua một con phố. Chính thói quen ấy làm cho lòng người trở nên hân hoan hay buồn bã.

Đêm, với Liên ngày xưa là chờ đợi để cùng bắt đầu vuốt ve những âm thanh cùng Nhân. Khi đó là niềm vui hơn là công việc kiếm tiền. Khi đêm đã vơi một nửa, hai người ngồi bên hè phố ăn một thứ gì đó, khi con phố đã đóng lại những cánh cửa và vùi trong giấc ngủ, Liên lắng nghe tiếng thở dài của Nhân. Liên thích cả những sợi râu lún phún đó chạm lên bờ vai mềm của mình.

Nhưng tất cả chỉ là tưởng tượng, Nhân đã đang xa tắp tít ở một nơi nào đó trong cảnh rừng U Minh, nơi đó không có sóng điện thoại để có thể nhắn một tin gởi.

Cuốn sổ tay ấy rơi ra khi Liên dọn lại giường cho Nhân, một cuốn sổ tay gối đầu giường của một người đàn ông. Cuốn sổ tay bọc nhựa cứng, có lẽ được mở ra mở lại nhiều lần. Chắc chắn đây là một bí mật? Liên không dằn nỗi tò mò mở từng trang cuốn sổ tay của Nhân ra. 

Đó là một người con gái không còn có mặt trên trần gian này. Người con gái với tấm ảnh đang cười rạng rỡ được để ngay trang đầu cuốn nhật ký. Đã năm năm trôi qua cho những dòng viết kể về một mối tình không thành.

Họ gặp nhau giữa rừng U Minh trong một chuyến lãng du tới tận Thới Bình. Thới Bình là một huyện ở Cà Mau với sông nước mênh mông, nơi đó có huyền thoại kể vua Gia Long đã để lại đây một số cung tần mỹ nữ, cho nên những cô con gái ở đây sinh ra đều đẹp mặn mà.

Miện, người con gái Thới Bình đã làm cho bước chân Nhân dừng lại. Chuyến đi của Nhân là đi thăm lại Thới Bình - nơi đó có mộ của người con gái anh yêu dấu. Trong một lần hai người cùng đi thuyền trên sông, thuyền lật và Miện đã ở lại nơi dòng sông đó.

Liên nhắm mắt lại giữa nỗi buồn đang len vào, rất nhẹ. Liên đang nhìn thấy Nhân như đang chở đầy một thuyền đầy hoa điên điển, chỉ một mình anh với con thuyền đầy hoa. Anh rải màu hoa vàng ấy xuống dòng sông đang chảy xiết ở Thới Bình. Trong chốn bụi hồng trần này, vẫn có một trái tim người đóng lại vì một tình yêu lớn. 

Khuê Việt Trường     


#9
Lần đầu tiên, cô cảm thấy ấn tượng về anh. Đó là khi anh nhìn thẳng vào mắt cô:

- Anh là người đàn ông đã có gia đình.

Cô hơi bất ngờ. Rõ vô duyên. Có ai khảo mà xưng? Lão này đúng lạ. Tuy nhiên, cô cũng làm ra vẻ khinh khỉnh, bất cần:

- Điều này có ý nghĩa gì chứ?

- Tại sao không? Ít ra, nó cũng cho chúng ta biết một điều: Anh không có ý định mất thời gian cưa cẩm một cô nàng xinh đẹp như em.

- Xạo. Em đâu có xinh?

- Đừng giả bộ nữa cô bé. Có khối người mê đấy!

Cô mỉm cười. Nụ cười có vẻ đắc ý. Thì anh đâu có nói sai. Đàn ông con trai theo cô hàng đống. Cô ý thức được vẻ đẹp tươi tắn và sự thông minh trời phú của mình. Tự dưng, cô cảm thấy tò mò:

- Hãy kể cho em nghe về gia đình của anh.

Cô tin đó là cuộc gặp gỡ định mệnh. Không là định mệnh, sao cuộc gọi lại rơi vào máy của anh? Hôm đó, bực mình vì bị đồng nghiệp chơi khăm, cô bỏ đi uống cà phê. Ngồi một mình gặm nhấm bực bội thì thật là vô lý, cô bấm máy gọi cho con bạn thân. Nghe tiếng đàn ông trong điện thoại, cô hơi chột dạ nhưng vẫn lịch sự:

- Xin lỗi, anh làm ơn cho tôi gặp Hương.

Giọng người đàn ông có vẻ ngập ngừng:

- Hương nào ạ?

Cô gào lên:

- Hương còm chứ còn Hương nào nữa? Anh đang nghe máy của nó đấy!

- À, xin lỗi. Hương là bạn của cô, đúng không?

- Đúng!

- Cô đang ngồi một mình trong quán cà phê Dạ Khúc, đúng không?

- Đúng! - Cô giật mình thực sự. Lão này giống như có đôi mắt nhìn xuyên không gian ba chiều.

- Cô nhìn sang góc trái lối đi ra cổng xem nào!

Thật, cô không tin vào mắt mình. Người đàn ông ngồi hướng đối diện và cách cô ba chiếc bàn đang nhìn cô mỉm cười, gập máy điện thoại bỏ vào túi. Tiếng tít tít kéo dài trong điện thoại không thể nhầm lẫn. Thì ra, trong lúc vội vàng cô bấm nhầm số.

Cô vội quay mặt đi. Và khi cô quay lại thì người đàn ông đã đứng trước mặt cô với nụ cười mê hoặc.

- Tôi nghĩ ta có thể làm quen với nhau được đấy! Cô có thấy đó là một sự nhầm lẫn thú vị?

Không hiểu trời xui đất khiến thế nào, cô lại nghĩ: Tại sao lại là không? Cô đang cần xả stress cơ mà? Cô lí nhí nói lời xin lỗi. Đó là sự khởi đầu cho những câu chuyện không đầu không cuối nhưng nó khiến cô cảm thấy ấm lòng.

Quen với một người đàn ông đã có gia đình, chuyện có đáng buồn cười không nhỉ? Cô luôn lục vấn mình và rồi lại tự bào chữa. Mà có gì đâu, chỉ là những buổi uống cà phê, chuyện gẫu. Nó không thể xếp vào chuyện ngoài chồng ngoài vợ được.

Trước mặt cô, anh luôn có một niềm tự hào mà cô phải ghen tị. Anh say sưa kể về gia đình mình. Một cô vợ hiền thục. Một cậu con trai thông minh, ngoan ngoãn. Họ luôn túc trực trong tổ ấm để anh đi về.

Cô hào hứng, say mê ngồi lắng nghe anh kể. Bên anh, cô luôn có cảm giác được bình an. Cô bắt đầu nghĩ nhiều về anh. Bằng chứng là chuyến công tác dài ngày ở phía Nam để xúc tiến thành lập văn phòng đại diện, công việc như mớ bòng bong khiến cô bù đầu. Nhưng hễ rảnh, cô lại toàn nghĩ về anh.

Trở về sau chuyến công tác, những biểu hiện mơ hồ như thế càng ngày càng rõ. Nó như một thứ vi-rút lây lan không thể kiểm soát. Cô bắt đầu nhớ anh. Mà thói đời, càng cố dằn lòng mình thì càng cồn cào quay quắt. Cô gọi điện thoại hẹn anh uống cà phê.

- Có chuyện gì thế cô bé? Nghe giọng nói của em qua điện thoại, anh hình dung có một chuyện động trời gì đó đang xảy ra ở em.

Anh nửa đùa, nửa thật khi đã kéo ghế ngồi đối diện với cô. Khuấy chiếc muỗng vào ly cà phê, cô cũng nửa đùa, nửa thật:

- Có một kẻ đang thất tình cần giúp đỡ.

- Ai?

- Là em!

- Thiên hạ có thêm một gã khùng. Sao có thể phụ tình một cô nàng vừa thông minh vừa xinh đẹp như em chứ?

- Gã đó chính là anh!

Nói xong, cô như chực khóc. Sau phút ngỡ ngàng, anh nhìn cô với ánh mắt dịu dàng:

- Anh nghĩ... chuyện này em không nên đùa.

Cô cười phá lên:

- Em đùa đấy! Thế mà anh cũng tin được à?

Cả hai cùng im lặng. Cô không giấu được vẻ gượng gạo. Còn anh thì quá bất ngờ. Cũng may, người phục vụ giúp họ phá vỡ được sự im lặng đáng sợ.

- Anh uống gì ạ?

- Vẫn như mọi khi...

Cô bắt đầu kể cho anh nghe về chuyến công tác. Cô cố nói cười huyên thuyên để che giấu cảm xúc của mình. Sao có thể cho anh biết mình nhớ anh được chứ?

Một tuần trôi qua. Cô lại gọi điện thoại hẹn anh uống cà phê. Một tuần đủ để cô suy nghĩ và đưa ra những quyết định lớn cho đời mình. Và cô cũng tò mò muốn biết anh sẽ ra sao kể từ khi anh biết rằng cô yêu anh. Cô không tin lắm vào trực giác của mình.

Anh vẫn là anh. Vẫn là bức tường thành riêng phía gia đình mình. Nếu không, tuần qua thế nào anh cũng đã gọi cho cô. Rủ cô đi ăn hoặc đi loanh quanh đâu đó và kết thúc (và có khi cũng khởi đầu!) bằng những nụ hôn lãng mạn mà phần chủ động chắc chắn thuộc về cô.

Anh đến. Vẫn phong thái hóm hỉnh như mọi khi.

- Không phải là chuyện thất tình nữa chứ cô bé?

- Em cũng không biết. Nhưng lần này có vẻ nghiêm trọng hơn. Em sắp đi xa.

Giọng anh thảng thốt:

- Em không đùa đấy chứ?

- Em đang nghiêm túc. Công ty mở thêm văn phòng phía Nam. Em xin vào trong đó.

- Mọi khởi đầu bao giờ cũng khó khăn. Em có lường trước được điều đó không?

- Anh thừa biết em ra đi vì điều gì. Hy vọng công việc sẽ giúp em quên đi nhiều thứ.

Anh nắm chặt bàn tay cô. Cô cảm nhận được đó là một cử chỉ thân thiện, gần gũi mà từ lúc quen nhau đến giờ anh chưa bao giờ làm.

- Anh ủng hộ quyết định của em. Có những điều mình cứ ngỡ sẽ không bao giờ rời xa được nhưng khi quyết định rời bỏ nó, mình lại được nhiều thứ. Anh và em chỉ mãi là bạn. Nhưng anh chắc chắn một điều: Khi em đi, anh sẽ rất nhớ em.

Cô biết anh đang thực lòng. Với cô, chừng ấy cũng đủ để cô tin rằng tình cảm cô dành cho anh không hề hoang phí. Chỉ tiếc một điều: giá như anh đừng minh bạch. Cô sẽ sẵn sàng đương đầu với khổ đau để giành lấy hạnh phúc cho riêng mình. Thốt nhiên, cô lại nghĩ: Mà nếu anh có ý không minh bạch, chắc gì cô lại tự làm khổ mình cơ chứ? 

Truyện ngắn của Kim Sơn     


#10
- Nụ hôn là biểu cảm hay nhất của tình yêu, vậy sao người ta lại không được hôn nhau nơi công cộng hay nói đúng hơn, sao cái nhìn của mọi người về nụ hôn nơi công cộng lại hà khắc đến vậy? Dưới đây là tổng hợp ý kiến, đánh giá và mong muốn của những người trẻ về hành động được coi là nhạy cảm này.


Tây được, sao ta không được?



Topic này được lập cách đây khoảng 2 tuần trên diễn đàn ttvnol.com và số người tham gia tăng nhanh chóng với gần 400 lượt bài và 10.000 lượt đọc.



Số là, ở các nước phương Tây, việc hôn nhau ở nơi công cộng như công viên, đường đi bộ, quán ăn, quán café, quảng trường... nơi đông người qua lại là chuyện "bình thường như đường nông thôn", nhưng ở Việt Nam lại là chuyện... không bình thường. Đa số người tham gia cho rằng cái nhìn của mọi người (nhất là những người lớn tuổi) về "nụ hôn ngoài đường" thật hà khắc.



Nickname Bediudang nói: "Tôi thấy mọi người nhìn một đôi đang "kiz" nhau với ánh mắt rất khó chịu, người thì dè bỉu, người chỉ cười hắt ra. Tôi cảm thấy thật không công bằng, người ta yêu nhau đâu có tội tình gì mà phải chịu điều đó. Trong khi việc này ở phương Tây là bình thường, người đi đường nếu nhìn thấy sẽ mỉm cười và chúc phúc cho đôi trẻ, còn ở Việt Nam ta thì không".



Yeumeo  nói: "Hôm nọ, tớ nhìn thấy một đôi đi vào quán café, trước lúc họ ngồi xuống, họ kiz nhau một cái trông rất là... hay. Tự nhiên thấy vui vui yêu đời. Thực ra những nụ hôn đẹp và đúng lúc, đúng chỗ sẽ rất tuyệt và cần được khuyến khích".



Dù gần như 100% những người tham gia đều ủng hộ những "nụ hôn đẹp nơi công cộng", nhưng cũng chừng đó người thừa nhận rằng lý do của những ánh mắt hà khắc là bởi vì có quá nhiều "nụ hôn không đẹp". Những nụ hôn kiểu này thường đi kèm với rất nhiều hành động "tay chân" khiến ai nhìn thấy cũng tưởng mình đang... xem phim tình cảm miễn phí.



Chính những hành động này khiến người chẳng may hay cố ý nhìn thấy trở nên thành kiến với "người trong cuộc". Sau đó thì họ nhìn nụ hôn nào ngoài đường cũng là "nụ hôn không đẹp" cả, cũng không trách được.



Một nickname bức xúc: "Chính những hành động không đúng chỗ ấy đã làm hỏng hình ảnh của nụ hôn nơi công cộng. Nếu ở phương Tây người ta cũng "quá khích" như vậy trong lúc kiz thì sẽ chẳng ai chúc phúc cho họ cả".



Hôn thế nào cho đẹp



"Một nụ hôn phớt nhẹ lên má, lên trán, lên mắt hoặc lên môi ở nơi công cộng là tuyệt nhất", đó là một sáng kiến cho nụ hôn nơi công cộng. Một nụ hôn nơi công cộng có những giá trị đặc biệt của riêng nó, nó làm cho người ta cảm thấy hồi hộp, kích thích và như hãnh diện hơn trước mọi người vì mình đang yêu và đang được yêu.



Người ngoài cuộc cũng cần thông cảm cho những đôi đang yêu bởi họ có quá ít không gian cho nhau. Tại đất Hà Nội quanh quẩn cũng chỉ có vài ba nơi để cho họ đến chơi, nếu không biết đi đâu thì đành ngồi luôn ngoài đường thôi chứ vào nhà nghỉ hay khách sạn thì chắc chắn là không ổn.



Dù sao, bất cứ sự so sánh nào giữa "ta" và "tây" vẫn là khập khiễng. Mỗi nơi mỗi nền văn hoá, phong cách sống hoàn toàn khác biệt đã ăn sâu suy nghĩ mỗi người.



Để thay đổi quan niệm về "nụ hôn nơi công cộng" không thể trong một sớm một chiều, nhưng chắc chắn những người trẻ sẽ thay đổi được điều đó.



Vì thực tế, chuyện này chẳng có vấn đề gì cả, đó là một hành động mang tính nhân bản, thể hiện cho tình yêu, một thứ cảm xúc tự nhiên và cao đẹp của con người. Vậy tại sao ta lại cứ phải che che, đậy đậy!



Phương Thành Trung



XIN Ý KIẾN CỦA CÁC ĐỒNG CHÍ ?
#11
Văn xuôi / ĐEN HAY TRẮNG
27/10/07, 14:02
- Khi còn là học sinh cấp II, tôi đã có một cuộc tranh luận nẩy lửa với cậu bạn cùng lớp. Nguyên nhân thì tôi chẳng còn nhớ, nhừng bài học có được từ ngày hôm đó, tôi sẽ chẳng bao giờ quên.


Trong cuộc khẩu chiến ấy, tôi cố chứng minh rằng tôi đúng còn cậu ta thì sai. Cậu ta, ngược lại, cố thuyết phục rằng tôi sai, còn cậu ta mới là người đúng. Và cô giáo đã quyết định chỉ cho chúng tôi thấy, ai sai ai đúng. Cô đưa chúng tôi lên văn phòng, bảo hai đứa đứng ở hai đầu bàn.



Trên bàn, cô đặt một quả bóng lớn, màu đen. Cô hỏi cậu bạn tôi: "Quả bóng màu gì?". Cậu ta dõng dạc trả lời: "Màu trắng".



Tôi không thể tin vào tai mình. Thật là ngốc nghếch! Cậu ta nói quả bóng màu trắng trong khi nó rõ ràng màu đen. Và chúng tôi lại gân cổ lên để bảo vệ ý kiến của mình, giờ là về màu sắc của quả bóng.



Yêu cầu chúng tôi trật tự, cô giáo bảo hai đứa đổi chỗ cho nhau. Tôi đứng chỗ của cậu ta, còn cậu ta chuyển sang đứng chỗ tôi. Sau đó, cô giáo hỏi lại chúng tôi về màu sắc của quả bóng. Tôi ngập ngừng trả lời: "Trắng".



Đó là một quả bóng phân hai nửa màu khác nhau. Nhìn từ vị trí của cậu ta thì nó trắng, trong khi từ vị trí của tôi, nó có màu đen.



Cô giáo đã dạy cho tôi một điều quan trọng trong không chỉ ngày hôm đó mà trong suốt cuộc đời: Bạn nên đứng ở vị trí của người đối diện để hiểu nguyên nhân hành động và cảm giác của họ.   



Minh Nguyệt

#12
- Có một cây táo rất to. Cậu bé con thường xuyên đến chơi quanh cây táo. Cậu trèo lên cây, ăn những quả táo chín đỏ và ngủ dưới tán cây. Cậu rất yêu cây táo và cây táo cũng vậy, rất thích chơi cùng cậu. Nhưng thời gian trôi qua...


Cậu bé đã lớn, và không đến chơi quanh cây táo hàng ngày nữa. Một ngày, cậu lại đến với vẻ mặt đượm buồn. Cây táo cất tiếng: "Hãy lại đây chơi với ta".



"Tôi không còn là đứa bé nữa, tôi không muốn chơi ở quanh cây táo đâu. Tôi muốn có đồ chơi. Tôi cần tiền để mua đồ chơi" - Cậu bé nói.



- "Xin lỗi, ta không có tiền. Nhưng cậu có thể hái táo đem bán. Sau đó cậu sẽ có tiền nhé!"



Cậu bé quá đỗi vui mừng, hái hết số táo trên cây rồi quay bước đi. Từ đợt đó cậu không quay trở lại với cây táo nữa. Cây táo rất buồn.



Rồi một ngày khác, cậu bé năm nào lại quay trở lại, cây táo vô cùng phấn khởi: "Hãy đến đây chơi với ta nào ". "Tôi không có thời gian đâu, tôi phải làm việc cho gia đình. Chúng tôi muốn có cái nhà để ở. Liệu cây có giúp tôi được không?".



- "Xin lỗi, ta không có nhà. Nhưng cậu có thể chặt các nhánh cây của ta để làm nhà ở".



Thế là cậu bé, giờ đã thành chàng trai trẻ, chặt hết các nhánh cây táo và vui vẻ bước đi. Cây táo thấy vui khi nhìn cậu hạnh phúc. Nhưng từ đó chàng trai không quay lại nữa.



Cây táo cảm thấy cô đơn và buồn tủi. Một ngày hè nóng nực, cậu bé năm nào, giờ đã già, quay trở lại. Cây táo phấn khởi lắm: "Hãy đến đây chơi với ta".



Cậu bé ngày nào trả lời: "Tôi buồn lắm, và tôi cũng già rồi. Tôi muốn đi du thuyền để thư giãn".



Cây táo đáp lại: "Hãy dùng thân cây của ta mà làm thuyền. Cậu có thể đi khắp nơi".



Cậu bé năm nào chặt thân cây để làm thuyền rồi đi chu du, không quay lại thăm cây táo trong một thời gian dài.



Nhiều năm sau, cậu bé quay lại, giờ cậu đã thành ông lão.



- "Xin lỗi cậu bé của ta, nhưng ta không còn gì để cho cậu nữa rồi. Không còn táo cho cậu...", cây táo nói.



- "Tôi không còn răng để ăn".



- "... không còn thân cây cho cậu trèo..."



- "Tôi quá lớn tuổi để làm điều đó".



- "Ta thực sự không thể cho cậu gì nữa, chỉ còn duy nhất phần gốc đang chết dần..." - Cây táo nghẹn ngào.



- "Bây giờ tôi không cần gì hết, tôi chỉ cần một chỗ để nghỉ ngơi. Tôi thấy mệt mỏi sau bao năm tháng".



- "Ồ, hay quá! Gốc cây già nua này sẽ là nơi tốt nhất cho cậu nghỉ. Nào, hãy đến đây, hãy đến đây với ta và nằm nghỉ bên ta".



Cậu bé năm nào ngồi xuống, cây táo vui mừng trào nước mắt.



Đây là câu chuyện dành cho tất cả mọi người. Cây táo chính là cha mẹ của chúng ta. Khi trẻ, chúng ta yêu quý và thích chơi cùng cha mẹ. Nhưng khi đã lớn, chúng ta lại rời họ đi, chỉ tìm đến họ khi ta cần gì đó hay gặp khó khăn, rắc rối.



Cho dù thế nào chăng nữa, cha mẹ vẫn sẽ luôn ở bên cạnh và cho chúng ta mọi thứ, luôn mong chúng ta được hạnh phúc. Có thể bạn nghĩ cậu bé cư xử tàn nhẫn với cây táo, nhưng sự thực, chúng ta cũng cư xử với cha mẹ mình như thế đấy.



Hãy yêu quý cha mẹ dù ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào.



Uyên Nhi
Theo Inspirationallane
#13
Văn xuôi / BA
27/10/07, 13:56
- Lúc nào ba cũng cười. Con yêu nụ cười ấy và cũng ghét nó lắm!


Nhà mình hồi ấy thật nghèo, có độc hai cái thùng úp ngược làm ghế, một cái chõng tre làm giường, bờ tường thì trát đầy phân trâu với rạ. Sáng dậy ba đi làm đồng rồi nhổ vội nắm rau má đút túi quần đem về nấu cháo con ăn.



Ba cười nói đó là cháo thịt hùm. Con hỏi sao có màu xanh. Ba cười "vì hùm ở trên rừng ăn cây cỏ nên thịt nó xanh, con ăn nhiều cho nhanh lớn mai này mua bù ba thịt hùm khác". Con cũng cười theo nhưng trong khóe mắt ba con thấy có giọt nước...



Ngày con lên lớp một, buổi sáng ba cõng con đi học, trưa ba đón về và vẫn điệp khúc thịt hùm hồi nào.



Sinh nhật lần thứ sáu con lên bàn mổ ruột thừa. Trong nhà không có một đồng, ba gạt vội nước mắt chạy khắp xóm vay tiền nộp lệ phí cho con.



Trước khi lên bàn mổ ba cười bảo con "mổ là cái đinh gỉ, con gái ba giỏi lắm không được khóc nghe con". Sau này khi nghe mọi người kể lại con mới biết đêm đó ba thức trắng ôm con không nói một lời. Ngày rút chỉ ba mới biết con bị nhiễm trùng, vậy là phải nằm viện cả tháng.



Ba vẫn cười bảo con, tiêm như kiến cắn, sẽ chóng khỏi. Ngày con ra viện cũng là ngày ông trời đổ đá xuống mặt đất. Ba để con vào cái thúng rồi chạy đi lấy áo mưa che giường cho con nằm. Đó cũng là lúc ba lên cơn đau đầu. Con thấy sợ khi ba cứ đập đầu vào tường rồi la hét. Hết cơn đau ba mới thì thầm bên tai con "mai này lớn lên con nhớ làm bác sĩ chữa bệnh cho ba con nhé". Và ba vẫn cười...



Con lên cấp hai, cấp ba, rồi vào đại học. Ngày con nhận giấy báo đại học cũng là lần thứ hai ba cấp cứu trên bệnh viện. Con khóc còn ba cười trong hạnh phúc. Rồi một lần tình cờ về quê, con thấy ba ăn cơm nguội chan muối sả, tim con quặn thắt, thầm hứa sẽ gắng học để ba khỏi khổ...



Chỉ còn một thời gian ngắn nữa con ra trường, em con bước vào đại học. Ba đang trong cơn say của niềm hãnh diện thì bão tố ập xuống. Con bị "suy giảm tiểu cầu", cuộc sống chỉ còn tính bằng ngày. Ba không khóc nhưng những giọt nước mắt cứ theo nhau lăn dài trên gò má...



Mỗi khi chiều xuống, nhìn khói bếp nhà ai nhen con lại nhìn về phương bắc, ở nơi đó có lẽ ba cũng đang hướng về phương nam trông chờ con. Ba ơi, dù con có rơi vào tận cùng của khổ đau thì nụ cười của ba vẫn là chỗ dựa để con bước tiếp trong cuộc đời này. Nơi quê nhà, ba hãy tin con, và con tin rằng bên đời con luôn có ba.



Nguyễn Thị Hồng
#14
- Chú chuột nhìn qua lỗ hổng của bức vách, thấy người nông dân và vợ ông ta đang mở một cái hộp. Chú chuột phân vân "không biết trong hộp đó có đồ ăn gì nhỉ?". Nhưng rồi chú đã bị thất vọng hoàn toàn khi khám phá ra đó là một cái bẫy!


Lầm lũi đi ra sân trại, chú chuột buồn rầu than khóc: "Có một cái bẫy chuột trong nhà! Có một cái bẫy chuột trong nhà!"



Chị gà mái vẫn nhẩn nha nhặt thóc, cục tác, ngẩng đầu lên và nói: "Chú chuột bé con, tôi biết rằng đây quả là một mối lo ngại nghiêm trọng cho chú đấy, nhưng nó không có liên quan gì tới tôi cả. Tôi không thấy phải bận tâm vì việc đó".



Chú chuột rầu rĩ quay sang than khóc với bác lợn: "Bác lợn ơi, có một cái bẫy chuột trong nhà. Cháu lo lắm". Bác lợn tỏ ý cảm thông nhưng cũng chỉ biết nói: "Bác rất lấy làm tiếc cháu yêu ạ, nhưng bác cũng chỉ biết cầu nguyện thôi. Bác sẽ cầu nguyện cho cháu hàng đêm".



Chú chuột lại chạy tới chỗ cô bò và than: "Có một cái bẫy chuột trong nhà. Có một cái bẫy chuột trong nhà cô bò ạ". Cô bò hạ giọng nói: "Ôi cháu chuột bé bỏng, cháu thật đáng thương, nhưng cô cũng không biết làm gì hơn".



Vậy là chú chuột đáng thương lững thững trở về nhà, chán nản và thất vọng, nhìn chiếc bẫy chuột của người nông dân.



Vào đêm hôm đó, bỗng đâu từ trong ngôi nhà phát ra một âm thanh rất lạ, như thể có con mồi nào đó đã bị sập bẫy chuột. Người vợ vội vàng chạy ra xem con vật đang bị mắc kẹt trong cái bẫy. Trong bóng tối, bà không nhìn thấy một con rắn độc đang bị kẹt đuôi trong bẫy. Con rắn đã cắn người vợ. Sau đó người chồng vội vã đưa bà tới bệnh viện, bà trở về nhà với cơn sốt miên man.



Ai cũng biết rằng người ốm sốt thì cần ăn súp gà nóng, vậy là người nông dân không ngần ngại làm thịt chị gà mái để nấu súp cho vợ.



Nhưng người vợ vẫn ốm, bệnh tình dường như nặng thêm, vậy là bạn bè và láng giếng kéo đến thăm bà suốt ngày. Để tỏ lòng cám ơn và thiết đãi họ, người chồng đã giết bác lợn.



Nhưng người vợ vẫn không khoẻ hơn, và cuối cùng bà đã chết. Mọi người kéo tới dự đám tang bà và người chồng chỉ còn duy nhất cô bò để thiết đãi bạn bè, láng giềng trong ngày tang lễ. Người nông dân quyết định mổ nốt cô bò.



Chú chuột nhìn qua khe hở của bức vách với nỗi buồn vô hạn.



Vậy thì lần tới khi bạn nghe ai đó tâm sự, chia sẻ với bạn rằng họ đang gặp rắc rối và nghĩ rằng chuyện đó không có liên quan gì tới bạn cả, hãy nhớ rằng: Khi một trong số chúng ta bị đe doạ, thì có nghĩa là tất cả chúng ta đều có thể gặp rủi ro.



Tất cả chúng ta đều có liên quan tới cuộc hành trình này - cuộc hành trình của cuộc đời. Chúng ta cần phải luôn quan tâm tới người khác và luôn cố gắng giúp đỡ, khích lệ mọi người xung quanh mình.



Mai Hương

Theo Revealingthesilence

#15
Văn xuôi / LÒNG NHÂN ÁI
19/10/07, 21:55
- Một bé gái mồ côi người Hàn được đưa đến Mĩ làm con nuôi, chín tháng tuổi bé chỉ nặng hơn 4 cân chút xíu. Cô bé lớn lên và trưởng thành trong gia đình mới nhưng vẫn có vóc người nhỏ xíu. Tên cô là Edie.


Khi Edie học lớp hai, một ngày nọ cô bé chạy từ trường về nhà khóc nức nở. Hôm đó, lớp Edie mới nhận ba đứa con gái mới vào.



Trong suốt giờ giải lao đầu tiên, chúng cấu véo, xô đẩy Edie bé nhỏ và dọa đánh cô. Edie phải ở một giờ đồng hồ trong phòng hiệu trưởng với ba con bé đó, cuối cùng các thầy cô đảm bảo sẽ lưu ý bảo vệ em. Ba con bé thì bị nhà trường cảnh cáo.



Mẹ Edie ôm con gái bé bỏng vào lòng an ủi, vỗ về. Sau đó bà có dịp nói chuyện với thầy hiệu trưởng và được biết ba cô bé kia đã từng gây rối ở một số trường khác. Chúng đang được cho thêm một cơ hội nữa để làm lại từ đầu ở ngôi trường mới này.



"Những cô bé ấy chắc chắn đã phải chịu một tuổi thơ rất đau đớn, vì vậy chúng luôn giận dữ" - Bà mẹ nói. "Kinh thánh dạy rằng: Hãy nhân ái với kẻ thù của con, và hãy cầu nguyện cho những người ngược đãi con. Edie, con hãy cầu nguyện". Sau đó hai mẹ con cầu nguyện cho ba cô gái và xin chúa Trời một kế hoạch hành động.



Kế hoạch bắt đầu được lập ra. "Mẹ không thể đến trường với con hàng ngày, vì vậy con phải ở gần một thầy cô trong giờ giải lao hoặc trên đường đi vào trường". Mẹ Edie dặn con.



"Nếu các bạn bắt đầu bắt nạt con, hãy nói với các bạn rằng: Tôi thực sự muốn làm bạn với các bạn! Con có đủ dũng cảm để làm điều đó không?".



Cô gái bé nhỏ vui tươi trở lại, và với một nụ cười, cô nhìn mẹ rồi nói: "Vâng, thưa mẹ, con sẽ cố gắng".



Từ sáng hôm sau, hàng ngày trước khi đi học, Edie đều cùng mẹ cầu nguyện cho cô được an toàn và dũng cảm, cho các cô bé kia có được tình yêu thương của Chúa. Hàng ngày, ba cô bé cá biệt vãn xô đẩy nhau vào Edie, gọi tên Edie và cố gắng véo Edie một hai cái.



Mỗi lần như vậy, Edie đều nhìn lên mặt chúng và nói: "Tôi thực sự muốn làm bạn với các bạn". Cô phải nhìn lên chúng vì chúng cao hơn cô rất nhiều. Các thầy cô chăm chú quan sát những hành động đó, nhưng không cần ngăn cản vì ba con bé ngỗ ngược không làm đau cô bé.



Sau khoảng hai tuần, Edie trở về nhà với vẻ mặt vô cùng chán nản. Cô bé nói với mẹ rằng cô không nghĩ cách này có tác dụng. Sau khi hai mẹ con nói chuyện thêm một chút về việc này, cô bé quyết định sẽ tiếp tục cố gắng và tiếp tục nói với chúng một cách chân thành: "Tôi thực sự muốn làm bạn với các bạn".



Một ngày vào tuần sau đó, Edie chạy hộc tốc về nhà hét lớn: "Mẹ ơi, mẹ ơi, hãy đoán xem hôm nay đã xảy ra điều gì? Giống như mọi khi con đã làm, con nói tôi thực sự muốn làm bạn với các bạn, và một trong ba bạn đã nói: "Được rồi, Edie, chúng tớ sẽ không trêu bạn nữa, chúng ta sẽ là bạn".



Edie và mẹ cảm ơn Chúa vì sự công bằng của Người.



Một thời gian ngắn sau đó, Edie xin cô giáo được ngồi cùng bàn với ba bạn gái kia. Cô bé đã biết chúng phá phách vì chúng không hiểu các bài giảng. Edie trở thành gia sư cho chúng.



Đến cuối năm học, khi cha mẹ Edie đến trường họp phụ huynh, cô giáo nói với họ: "Vì lòng nhân ái của Edie, ba cô bé ngỗ ngược trước đây đã hoàn toàn thay đổi và hiện là những thành viên đầy triển vọng của lớp". Edie cảm thấy như mình được chứng kiến một điều huyền diệu, và cha mẹ cô cũng vậy.



Bao nhiêu người đã đi suốt cuộc đời mà chưa biết đến lòng nhân ái. Họ không nhìn thấy nó trong những người lạ, và một số thậm chí không tìm thấy nó trong chính gia đình của mình.



Chưa một lần trải nghiệm lòng nhân ái sẽ không thể nhân ái đối với người khác được. Kết quả của sự thiếu hụt bi thảm này được nhìn thấy ở khắp mọi nơi. Xã hội sẽ khác nếu mọi người, những người đã được nhận lòng nhân ái sẽ nhân ái với người khác, đặc biệt là những ai không may mắn.



Thanh Thảo

Theo Gagirl.com
#16
Văn xuôi / ĐƯA CON CỦA CHÚA
18/10/07, 05:58
- Một giáo sư dạy trường dòng cùng vợ đi nghỉ tại Gatlinburg, Tennessee. Buổi sáng nọ, họ tới ăn tại một nhà hàng nhỏ, hy vọng sẽ có một bữa điểm tâm yên tĩnh.


Trong lúc đang chờ phục vụ đồ ăn, họ thấy một người đàn ông tóc bạch kim, dáng vẻ đàng hoàng, đĩnh đạc đi từ bàn nọ sang bàn kia thăm hỏi các khách. Vị giáo sư ngả người về phía vợ: "Tôi hy vọng ông ấy không tới chỗ chúng mình". Vừa hay lúc đó, người đàn ông bước tới.



"Ông bà là người ở đâu vậy?", ông thân mật hỏi.



"Chúng tôi là người Oklahoma", hai người đáp.



"Thật tuyệt vì ông bà đã tới Tennessee này", người lạ mặt nói. "Ông làm nghề gì?"



"Tôi dạy ở trường dòng", giáo sư đáp.



"Ồ, tức là ông là người giảng dạy cho các cha đạo về cách thuyết pháp phải không? Nếu vậy thì tôi có một câu chuyện rất hay muốn kể cho ông nghe đây". Thế là người đàn ông liền kéo ghế và ngồi xuống cạnh bàn của hai vợ chồng giáo sư.



Vị giáo sư rên rỉ trong lòng nhưng vẫn nhã nhặn: "Tuyệt. Đây chính là cái ta cần đây. Một câu chuyện nữa về cha đạo".



Người lạ bắt đầu: Ông có thấy ngọn núi ở đằng kia không? (ông chỉ tay ra phía cửa sổ nhà hàng). Không xa dưới chân ngọn núi đó có cậu bé là con một bà mẹ không chồng. Cậu bé đã có một tuổi thơ khốn khổ vì đi tới đâu người ta cũng luôn hỏi cậu "Này thằng nhóc, cha mày là ai?". Dù ở trường, tới cửa hàng rau hay ra hiệu thuốc, người ta cũng luôn hỏi cậu như thế.



Trong giờ giải lao hay ăn trưa ở trường, cậu luôn lẩn tránh bạn bè, cậu cũng tránh luôn cả việc tới các cửa hàng vì câu hỏi đó khiến cậu vô cùng đau đớn. Năm cậu 12 tuổi, có một cha đạo mới chuyển về nhà thờ nơi cậu ở. Trước nay cậu bé vẫn luôn tới nhà thờ muộn và về sớm để tránh không bị hỏi câu hỏi đau đớn ấy.



Nhưng rồi một hôm, vị cha đạo đọc bài kinh tạ ơn kết thúc buổi lễ quá nhanh, cậu bé không kịp ra về trước và buộc phải cùng bước ra với đám đông.



Đúng lúc cậu bước tới cửa sau, vị cha đạo mới vốn không biết gì về hoàn cảnh của cậu đặt tay lên vai hỏi cậu, "Con trai, cha con là ai?".



Cả nhà thờ chết lặng. Cậu bé cảm thấy như mọi con mắt trong nhà thờ đều đổ dồn vào cậu. Cuối cùng, cho tới lúc này mọi người đều sẽ biết lời đáp cho câu hỏi đó.



Ngay lập tức vị cha đạo mới hiểu ngay ra cảnh ngộ của cậu và bằng nhận thức hết sức sáng rõ, ông nói tiếp, "Chờ đã! Ta biết con là ai rồi! Giờ thì ta đã thấy con giống ai rồi. Con là một người con của Chúa".



Nói rồi, ông vỗ nhẹ lên vai cậu bé và nói: "Con trai, con đã được thừa hưởng rất nhiều từ Chúa. Hãy đi đi và tự hào về điều đó".



Đã lâu lắm rồi lần đầu tiên cậu bé mỉm cười và khi bước qua cửa nhà thờ, cậu đã trở thành một con người khác. Cậu không còn lẩn tránh mọi người như trước nữa. Mỗi khi ai đó hỏi cậu, "Cha mày là ai?", cậu liền bảo họ, "Tôi là con của Chúa".



Quý ông nhã nhặn đứng dậy và hỏi: "Chuyện đó hay phải không?". Vị giáo sư đáp đó thật là một câu chuyện thú vị.



Khi chuẩn bị rời đi, người đàn ông nói, "Ông biết không, nếu ông cha đạo mới đó không bảo tôi rằng tôi là một người con của Chúa thì có lẽ tôi đã chẳng bao giờ đạt được điều gì". Và ông đi khỏi.



Vị giáo sư trường dòng và vợ hết sức ngỡ ngàng. Ông bèn gọi cô phục vụ lại và hỏi: "Cô có biết người đàn ông đó là ai không? Cái ông mà vừa từ bàn của chúng tôi đi ra ấy".



Cô phục vụ mỉm cười nói: "Tất nhiên là tôi biết chứ! Ở đây ai chẳng biết ông ấy. Đó là ông Ben Hooper, cựu thống đốc bang Tennessee!".



Dương Kim Thoa

(Lược dịch)
#17
Câu chuyện này tôi nghe được từ một cụ già người Thái, một nghệ nhân văn hoá dân gian, kể lại. Đó là mùa xuân năm 2001, sau khi đi dự hội hang Thẩm Lé về (Thuộc Văn Chấn, Yên Bái). Câu chuyện có từ bao giờ ông không biết rõ, chỉ biết rằng ngay từ khi còn nhỏ đã được nghe ông bà kể lại...


Chàng Bun là thợ săn tài ba của bản, chàng dã giết chết con báo gấm to và hung dữ nhất vùng thượng nguồn sông Nậm Na và dự định dùng da báo để làm một chiếc túi gấm tặng nàng Ban. Nàng cùng bản với chàng, xinh dẹp, khéo tay nhất vùng. Chàng và nàng bén duyên nhau qua các hội xuân. Những ngày đó, chàng là người luôn đoạt giải trong các cuộc thi tài: Bắn nỏ, phóng lao, múa khèn... và nàng luoon là người múa đẹp, hát hay nhất.
Vượt dòng Nậm Na, càng gần tới bản, chàng Bun càng rảo bước. Trong lòng chàng như âm vang tiếng khèn bản tình ca chàng thường hoà cùng giọng hát của nàng Ban. Chàng mỉm cười mường tượng những lúc ấy, cả núi rừng và chim muông dường như cũng im lặng lắng nghe. Chàng thầm nhủ:
- Ta đến xin cưới nàng Ban làm vợ, chắc cha mẹ nàng không coi khinh ta là con nhà mồ côi...
Chàng bèn sang nhà nàng Ban. Vừa thấy chàng, cha nàng đã rút dao đuổi mắng:
- Chỉ vì mày, thằng con nhà mồ côi kia, nên con tao không chịu lấy con nhà tạo. Nó chạy mất rồi...
Chàng Bun né tránh ngọn dao rồi chạy về hướng núi. Chàng chạy mãi, chạy mãi, vượt qua bao núi, bao khe. Đá núi và gai rừng làm chân tay chàng xước, rỉ máu, đói mệt nhưng chàng không chịu dừng chân.
- Nàng Ban ơi! Hãy đợi ta.
Chàng Bun vượt qua mường Tấc (Phù Yên- Sơn La), qua mấy con đèo quanh co uốn khúc, đến một ngọn núi nọ thì chàng kiệt sức. Chàng cố lết quanh chân núi, miệng tha thiết gọi nàng Ban. Sức cùng, lực kiệt, chàng gục xuống tắt thở bên một cửa hang, ở lưng chừng núi (dân gian gọi là hang Thẩm Lé). Dân các bản Thái quanh vùng thương xót chàng Bun, bảo nhau chôn cất và thường xuyên chăm sóc mộ chàng.
Chàng Bun đâu có biết người nhà tạo đã đuổi theo và bắt được nàng Ban. Chúng trói và đánh nàng.
Rồi nàng Ban bị xung vào đội múa xoè mua vui cho chúng. Mỗi bước xoè như có gai đâm đau buốt, miệng nàng cười mà nước mắt trào tuôn. thằng con nhà tạohành hạ nàng bằng mọi cách cho bõ tức. Những lúc chỉ có một mình, nàng Ban lại nghĩ đến chàng Bun yêu dấu:
Nhiều lần nàng trốn đi tìm chàng Bun nhưng đều bị bắt lại và bị đánh đập dã man. Đêm ấy, sau khi nốc rượu say rồi đánh nàng, thằng con nhà tạo lăn ra ngủ. Nàng Ban thao thức mãi. Ngoài sân, trăng sáng vằng vặc. Nàng nhẹ nhàng bước ra khỏi nhà, men theo con suối nhỏ. Dưới trăng, muôn cánh đào chớm nở rung rinh ướt đẫm sương đêm. Tiếng khèn của chàng trai nào đang náo nức bản tình ca đắm say. Nàng chợt rùng mình, nhận thấy mùa xuân đã đến tự lúc nào. Nàng gục đầu vào lòng bàn tay khóc nức nở. Nước mắt của nàng ấm nóng lọt qua kẽ ngón tay rơi xuống dòng suối. ánh trăng rung rinh rồi chợt vỡ oà trong dòng nước bạc. Nàng Ban vùng dậy:
- Ta quyết đi tìm chàng, dù phải vượt qua bao sông sâu, núi cao, vực thẳm. Chàng ơi! Hãy đợi em.
Nàng băng băng chạy về hướng núi. Nhiều lần nàng phải trốn vào rừng sâu để tránh sự truy đuổi cùa người nhà tạo. Càng đi, càng không thấy bóng chàng Bun, chỉ có rừng xanh trập trùng thăm thẳm. Nàng cất tiếng gọi người yêu nhưng chỉ thấy tiếng vọng yếu ớt dội lại từ vách đá dội lại.
Đến ngọn núi có hang Thẩm Lé thì nàng không thể lết đi được nữa. Nàng gục xuống đúng nơi có nấm mộ chàng Bun. Mặt đất bỗng dâng lên phủ kín người nàng. Từ ngôi mộ chung ấy bỗng mọc lên một cây lạ, cành nhỏ khẳng khiu, lá xanh thắm có hình hai nửa trái tim. Cứ mỗi mùa đông lạnh giá, cây lại trút lá thành tấm thảm dầy ủ ấm cho ngôi mộ. Sang xuân, thật kỳ diệu, cây trổ lộc non, giữa những lá xanh e ấp hình trái tim chung đôi ấy vụt bừng nở những đoá hoa trắng ngần như làn da nàng Ban, hoa năm cánh như búp tay nàng,hương thơm thầm kín dịu dàng. Từ nhuỵ hoa, những tia màu hồng toả ra như mạch máu từ trái tim thủy chung và rực lửa yêu đương của nàng Ban và chàng Bun hoà quyện mà thành. Người Tây Bắc gọi cây này là cây hoa Ban.
Người quanh vùng kể rằng vào những đêm trăng yên tĩnh, họ vẫn nghe thấy tếng rầm rì trên núi. Có lẽ đấy là lúc nàng Ban và chàng Bun đang trò chuyện.

Cây hoa Ban thân thiết với đời sống của người dân Tây Bắc. Ngày nay, hoa Ban được trồng ở khắp các cơ quan, trường học, hai bên đường phố. Nơi đâu ta cũng gặp cây hoa ban xanh ngắt, lá hình tim e ấp một nỗi niềm.
Không biết từ bao giờ, người Thái khắp vùng Văn Chấn và lân cận mở hội vui xuân ở chân núi có hang Thẩm Lé. Họ cầu khẩn đấng thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hoà và cầu cho bản làng ấm no, hạnh phúc. Trai gái rủ nhau đi xem hoa Ban nở, nghe chim hót và tâm tình. Mọi người cùng vui và đua tài: ném còn, mùa khèn, hát giao duyên, múa xoè, bắn nỏ và vào thăm hang núi.
Trong ngày hội đầu tiên, trai gái lên rừng chọn hai nhành ban đẹp nhất tặng cha mẹ để tỏ lòng hiếu thảo và trao cho nhau thay cho những lời hứa sắt son, chung thuỷ.
Tết đến, các nhà đều mở rộng cửa đón khách. Bữa cơm đãi khách hội xuân, khách sẽ được thưởng thức món ăn được chế biến từ hoa Ban. Hoa Ban còn có thể đồ xôi, xào hay nấu canh. Hoa Ban chín vẫn còn nguyên sắc trắng, không cần thêm thứ gia vị nào vẫn bùi thơm và ngọt mát.
Quanh bếp lửa hồng, mỗi gia đình người Thái cùng tận hưởng hương vị hoa Ban, nghe dư âm hội xuân bồi hồi trong huyết quản. Họ mời khách cùng lắng nghe người cao tuổi kể câu truyện về chàng Bun và nàng Ban, được truyền từ đời này sang đời khác.
Ngày xưa....
Ngoài kia, rừng xuân hoa Ban đua nở.

#18
Nâng túm lông ngựa bạch trên tay, Mùa A Sử vuốt ve rồi đưa lên mũi hít hà. Từ đôi mắt già nua ngân ngấn đôi giọt lệ. Trong ký ức ông bỗng hiện lên hình ảnh con Ngựa bạch mà ông vô cùng yêu quý, nó vĩnh viễn xa ông vì việc nghĩa. Biết vậy, nhưng ông vẫn thương nhớ khôn nguôi.


Khắp vùng biên giới phía Bắc này ai cũng biết A Sử là người sành và quý ngựa. Ông đặc biệt có tài trong việc chọn và thuần ngựa. Con Bạch mã của ông được coi là có một không hai. Chỉ có điều không ai biết tại sao ông lại đem cho một người ở bên kia biên giới.

Đó là con ngựa mà Mùa A Sử ngẫu nhiên mua được ở chợ ngựa Bắc Hà (Lào Cai) từ một tay buôn ngựa không chuyên. Hôm đó, chỉ thoáng nhìn, ông đã biết đấy là con ngựa quý nhưng không được chăm sóc chu đáo. Tuy dáng vẻ gầy còm, lông bờm xơ xác, bẩn thỉu, nhưng cái dáng chân cao, mình thon, mũi khô, mắt sâu và sáng khiến A Sử vô cùng thích thú. Ông thầm reo lên khi thấy ở tai con ngựa có xoáy. Khi còn sống, cha của ông đã dạy: Phàm con ngựa nào có xoáy ở tai là rất thính, nghe được xa và biết có thú dữ mai phục. Ông cố nén nỗi vui mừng khi thấy ở gối con Bạch mã có đủ bốn xoáy. Người sành ngựa gọi đó là "tứ mục trung đồng" đặc biệt quý hiếm, con ngựa nào có đặc điểm này đích thị là Thiên lý mã.

Con Bạch mã về với A Sử chỉ mấy tháng trời đã đổi khác hoàn toàn. Từ một hình hài còm nhom, yếu ớt nay thực sự là một tuấn mã. Bộ lông trắng muốt được xén tỉa, chải chuốt óng mượt, khắp người cuồn cuộn cơ bắp. Người khắp vùng đều đồn đại về con ngựa quý. Nhiều người sành ngựa đã trả A Sử số tiền lớn mong có được con Bạch mã, nhưng chỉ nhận được nụ cười và cái lắc đầu dứt khoát của ông.

A Sử đẩy mấy gốc củi chụm bếp. Ánh lửa bập bùng nhảy nhót. Ông mỉm cười nhớ lại cái lần đi thăm người bạn ở bên kia biên giới. Đường núi cheo leo nhưng con bạch mã vẫn phi vững vàng. Qua khúc ngoặt bỗng con Bạch mã khựng lại, cánh mũi phấp phồng. A Sử chưa kịp gỡ khẩu súng khoác trên vai thì một con báo gấm từ trên vách đá lao bổ xuống. Con Bạch mã đảo người tung một cú đá hậu, đánh văng con báo ra xa, đủ thời gian cho A Sử hạ nó bằng một phát đạn chính xác. Khi cơn nguy hiểm đã qua, A Sử cứ ôm và vuốt ve mãi con Bạch mã. Ông dụi đầu vào bộ lông mềm, ấm và thốt lên:

- Đúng là linh vật, ta đã mang ơn mày rồi. Ta thề không bao giờ xa mày, Bạch mã ơi!

Chừng như hiểu ý chủ, con Bạch mã dậm chân, vươn cổ hí vang.

A Sử nhớ mãi, mùa Đông năm ấy lạnh lắm, sương muối đóng hành lớp băng mỏng trên mái nhà lợp gỗ thông và những nơi đất xốp, người già và trẻ con không xa được bếp lửa. Chính trong những ngày đó, A Sử có khách và cuộc gặp gỡ này đã quyết định số phận của con Bạch mã.

Khách là một người đàn ông trung niên và là con trai duy nhất của người bạn kết nghĩa anh em với A Sử. Trong một lần đi săn trên núi xa, không may A Sử bị rắn độc cắn. Tuy đã nhanh tay hái một số lá cây theo kinh nghiệm của phường săn, nhai nuốt và đắp bã vào vết thương nhưng A Sử vẫn bị choáng, ông chỉ kịp bắn một phát súng báo hiệu hú hoạ rồi thiếp đi. Khi tỉnh dậy, A Sử thấy một người đàn ông lạ cũng trạc tuổi ông đang mỉm cười rồi cất tiếng lơ lớ:

- Hảo lớ! May mà ngộ đến kịp lớ...

Về sau A Sử mới biết đó chính là người làm nghề gia truyền chữa rắn độc cắn. Ông ta có cậu con trai duy nhất đã đứng tuổi nhưng vẫn chưa có con, thuốc thang khắp nơi mà không có kết quả. Cứ nghĩ đến cái cảnh dòng họ bị tuyệt tự, ông vô cùng buồn chán, ông đi khắp nơi chữa bệnh cứu người, hy vọng cái phúc sẽ đến.


Cái phúc, cái may đã đến với người bạn của ông. A Sử vốn có bài thuốc gia truyền chữa bệnh vô sinh do một gia đình người Dao truyền cho nhân dịp ông cứu sống người con trai của họ đi săn bị tai nạn trên núi cao.

A Sử bắt mạch, thăm bệnh, cắt thuốc và tự tay sắc cho đôi vợ chồng - con người bạn mới. Sự kỳ diệu đã đến. Người bạn già của ông có cháu, đặc biệt là cháu trai - niềm khao khát của cả gia đình và dòng họ. Từ đó, hai người kết nghĩa anh em, hai nhà coi nhau như một.

Năm ngoái, người bạn bỏ ông và gia đình về với tổ tiên. Trước khi nhắm mắt, người bạn già nắm chặt tay ông thều thào, trăng trối, mong ông chăm sóc giùm con cháu.

Vừa bước vào cửa, người đàn ông sụp xuống chân A Sử cầu xin:

- Con xin ông cứu giúp cho cháu nhỏ, lúc này chỉ có ông mới cứu được cháu...

A Sử vội nâng người đàn ông đang tím tái vì giá lạnh dậy, dìu tới bên bếp lửa. Sau khi uống cạn chén rượu nóng A Sử đưa, người đàn ông nói:

- Thưa ông, con trai con bị bệnh trọng đã cả mùa Đông này. Nó không đi lại được, cả dòng họ con đã chạy vạy, thuốc thang, nhưng bệnh tình không chuyển, thậm chí còn nặng thêm. Gần đây có vị danh y từ Sơn Đông tới mách cho một vị thuốc chắc chắn sẽ khỏi bệnh...

Gỡ tẩu thuốc ra khỏi miệng, A Sử vội hỏi:

- Thuốc gì ?

Người đàn ông ngập ngừng rồi nói:

- Dạ thưa, thầy thuốc dạy phi có Cao hổ cốt nấu cùng một con Ngựa bạch toàn tính. Bên nhà, cha con còn để lại một bộ Hổ cốt, chỉ hiềm một nỗi khắp vùng không tìm ra con Ngựa bạch nào.

Không khí như bỗng chùng lại. Tiếng gió rít lùa qua khe vách ván thông sắc lạnh, tiếng than củi nổ tí tách. Mùa A Sử nhìn vào bếp lửa. Ông cũng nghe nói tới vị thuốc này, Cao hổ nếu nấu riêng đã là vị thuốc quý tăng lực và chữa xương khớp, khi nấu với Ngựa bạch toàn tính sẽ quý vô cùng chữa khỏi bệnh thấp khớp nan y. Mà phải là ngựa toàn thân trắng như tuyết phủ, mồm đỏ, mũi đỏ, giờ Ngọ đứng yên như chính con Bạch mã của ông.

A Sử chợt giật mình, tim ông đau nhói như bị bàn tay vô hình bóp chặt. Ông hiểu lời cầu xin chưa nói rõ của người đàn ông kia. Nghĩ tới lúc phải vĩnh viễn xa chú Ngựa bạch, ông không sao chịu nổi. Bất giác, ông hừ nhẹ trong cổ, cầm con dao để bên bếp chém mạnh vào khúc củi khiến tàn lửa bay tung như hoa cải. Người đàn ông giật mình quỳ sụp xuống:

- Con xin ông tha lỗi. Cũng là việc bất đắc dĩ con mới liều cầu xin ông. Xin ông thương cho cháu nhỏ.
A Sử chợt tỉnh. Ông nâng người đàn ông dậy, nhìn trong đôi mắt mệt mỏi như có ngọn lửa le lói niềm hy vọng. A Sử thầm nghĩ: "Ta với cha người tuy không họ hàng nhưng tình hn cốt nhục. Mà con của người do đâu mà có kia chứ. Cho con ngựa mà ta quý như chính thân thể ta, ta đau lắm, nhưng sinh làm con người thì phải biết cứu người trong cơn hoạn nạn...".

Sau cái đận ấy, A Sử ốm liền mấy tháng trời. Nhiều khi ông không ăn, không ngủ, cứ tha thẩn bên chuồng ngựa hay bãi cỏ bên suối để tìm lại hình bóng con ngựa thân yêu.

... Đang chìm trong ký ức, A Sử chợt giật mình, nghe tiếng gọi từ chân dốc - tiếng gọi của một đứa trẻ vừa quen vừa lạ. Ông đứng bật dậy, bước vội ra sân và bỗng sững người lại. Nắng xuân chan hoà khắp núi rừng. Trên các triền đồi lộc non mn mởn. Từ chân dốc, hai bố con - con, cháu của bạn ông, người bạn kết nghĩa - đang phăng phăng ngược dốc. Thằng bé hồng hào, khoẻ mạnh, sà vào lòng ông nghẹn ngào:

- Ông... nội !

A Sử ôm ghì lấy thằng bé. Ông dụi đầu vào lòng nó, cố giấu đôi dòng nước mắt. Ông đặt nó xuống đất nhìn ngắm một hồi rồi c ba lại ôm chầm lấy nhau, tiếng cười vang động khắp núi rừng.

Trần Vân Hạc
#19
Văn xuôi / GIÀNG A PHỬ
13/10/07, 22:23
Ánh bình minh chiếu qua khe vách ván thông làm Giàng A Phử tỉnh giấc. Bình minh ở vùng núi đến muộn. Ông nằm yên tận hưởng dư vị ngọt ngào của giấc mơ đêm qua.


Giàng A Phử mơ thấy đang đi trong khu rừng già - nơi ông thuộc tính nết từng cây gỗ quý. Đôi chân trần dầy dẫm lên thảm lá khô, ông thích thú nghe tiếng lá vỡ vụn dưới chân. Trên tầng lá xanh bầy ong vo ve tìm hoa làm mật, con hoạ mi cất tiếng hót vút cao vang động cả cánh rừng. Bầy chim ngũ sắc ríu rít trên những cây thông. Dòng suối trong xanh cuộn sóng xô vào gờ đá ngời muôn ánh bạc bỗng đổ dốc tung mình thành dòng thác lấp lánh trong nắng muôn sắc cầu vồng. Giàng A Phử leo lên con dốc tới khu rừng thông cổ thụ. Mỗi lần tới đây ông lại thấy lòng thư thái lạ lùng. Dưới kia nơi đầu bản là rừng hoa tó dảy dịu dàng một mầu hồng đằm thắm. Đây là nơi mỗi độ xuân về, cả bản H'Mông lại náo nức trong hội chơi núi đầu xuân. Bao đôi trai gái đã nên vợ nên chồng. Đâu đây thổn thức tiếng kèn môi gọi bạn. Thấp thoáng trong rừng hoa tó dảy bóng ô hồng tinh nghịch nghiêng chao như của Seo Mẩy - vợ ông. Ông vùng dậy định chạy tới, bỗng đôi chân đau nhói ngã khuỵ xuống giường gục đầu đau đớn, đôi mắt chứa đầy tiếc nuối và căm hận.

Giàng A Phử nay đã hơn năm mươi mùa rẫy, từ nhỏ ông đã có thú vui vào rừng dạo chơi; tìm tòi, khám phá. Một con chim lạ, một cái cây chưa biết tên đều khiến ông reo lên thích thú. Thấy một cây non đổ gục vì giông bão là ông lại xót xa nâng niu chăm bẵm. Khi đến tuổi biết thổi khèn gửi tâm tình đến các cô gái trong hội xuân, ông còn ý thích áp tai vào cây nghe tiếng lá reo như vẫn cùng gái bản hát qua sợi chỉ những bản khâu xìa plềnh (tình ca). Rồi ông bắt quen được với Seo Mẩy, cô gái xinh đẹp nổi tiếng, có giọng hát hay và thêu thùa giỏi nhất bản. Hai người về ở với nhau trọn hai mùa rẫy thì Seo Mẩy mất cùng với đứa con trong một lần sinh nở. Sự mất mát quá lớn khiến ông tưởng chừng không gượng dậy nổi. Nếu không có rừng và sự đam mê cháy bỏng từ thuở nhỏ thì không biết đến bao giờ ông mới nguôi ngoai nỗi nhớ thương người vợ hiền yêu quý. Nhiều khi ông lang thang trong rừng cả ngày.

Yêu rừng, Giàng A Phử vô cùng căm ghét bọn người xấu chuyên phá rừng lấy gỗ. Những cánh rừng bạt ngàn ngày càng một trơ trụi. Nhiều lần ông ngăn cản bọn chúng nhưng chúng gạt ông sang một bên, hăm doạ:
- Thằng già chán sống rồi phải không ?
Ông báo cho cán bộ kiểm lâm nhưng không phải lúc nào cũng ngăn chặn hoặc bắt giữ được chúng.
Điều làm Giàng A Phử đau đớn nhất khi chính dân bản cũng chặt không thương tiếc rừng cây gỗ quý. Ông ngăn thì có người còn quát vào mặt ông:
- Mày bảo tao không chặt gỗ, thế lấy cái gì làm nhà cho tao, cho con cháu tao ở ?
Ông bất lực, buồn chán nhưng không biết phải làm như thế nào, một tay vỗ không kêu, một cây không thành rừng, ông bà dạy không sai bao giờ.

Ông bị nạn trong một lần đi thăm rừng. Hôm ấy ông lần theo một lối đi mới phá. Nhìn dấu vết để lại ông biết bọn người xấu đêm qua đã vận chuyển một khối lượng lớn gỗ qua đây.


Ông hối hả bước lần theo lối đi ngổn ngang cây non bị đè gẫy, vừa đến khu rừng thông cổ thụ. Giàng A Phử đứng chết lặng trước những thân cây bị chặt hạ chỉ còn trơ gốc. Ông đau đớn gục trên những gốc cây nhựa chảy ứa bầm như máu. Đây đó vẫn còn nhiều khúc gỗ lớn chưa kịp chuyển đi. Bỗng dưng ông đứng bật dạy thét lớn:
- Lũ người xấu kia, chúng mày ác như con thú ấy.
Bỗng từ sau các thân cây, năm sáu tên mặt mày hung dữ xuất hiện. Chúng khép chặt vòng vây dồn ông vào giữa. Tên cầm đầu cười sằng sặc chỉ tay vào mặt ông:
- Thằng già kia, chúng tao chờ mày đã lâu rồi. Rừng này đâu phải của riêng mày. Nhiều lần mày đã ngăn cản chúng tao, báo kiểm lân làm chúng tao thiệt hại bao nhiêu công sức, tiền bạc. Hôm nay chúng tao đánh cho mày chừa cái thói chõ mũi vào công việc của người khác.

Giàng A Phử quắc mắt lại:
- Rừng này là của tao, của bản tao. Lũ người xấu chúng mày chỉ thấy cái lợi trước mắt ...

Không để cho ông nói hết, chúng lao vào đánh ông những đòn thù. Trước khi ngất đi, ông còn nghe tên cầm đầu thét to:
- Đánh què chân nó cho tao.

Cái tin Giàng A Phử bị bọn người xấu đánh gục được cả bản H'Mông truyền tai nhau. Mọi người đều căm bọn người xấu và áy náy trong dạ như mắc lỗi cùng ông. Họ đã không cùng ông giữ gìn những cánh rừng của ông bà để lại.
Hè ấy có đoàn thanh niên tình nguyện lên bản. Họ ở cùng với dân, giúp dân có lối sống sạch sẽ văn minh, dạy chữ cho trẻ nhỏ và giải thích cho người H'Mông trong bản những điều hay, lẽ phải. Cuối đợt, trước khi đoàn sinh viên tình nguyện lên đường về trường tiếp tục học, trưởng bản H'Mông tổ chức họp bản. Giàng A Phử cũng được các sinh viên tình nguyện cõng đến họp. Trưởng bản dõng dạc nói:
- Giàng A Phử nó bị bọn người xấu đánh què cái chân rồi. Nó ngăn không cho lũ người xấu phá cái rừng của bản H'Mông ta. Mấy đứa sinh viên tình nguyện nói đây là rừng đầu nguồn, là lá phổi xanh, cần phải bảo vệ. Còn tao, tao nói với dân bản thế này: Ngày xưa ông chúng mày chặt cây làm nhà cho bố chúng mày, bố chúng mày chặt cây làm nhà cho chúng mày, chúng mày chặt cây làm nhà cho con chúng mày. Ngày xưa rừng nhiều, ít ông bà bố mẹ, bây giờ thì nhiều con nhiều cháu. Cứ chặt cây mãi mà không trồng thì hết mất cây, lấy gì mà làm nhà!
Cả bản H'Mông lắng nghe và đều chịu cái lý của trưởng bản. Mùa xuân ấy già trẻ, trai gái của bản H'Mông vào rừng trồng cây. Cây giống được trạm giống của huyện hỗ trợ. Mỗi người một cây, nhiều cây thành rừng, ai cũng hiểu hơn cái lý của ông bà dạy. Giàng A Phử đau cái chân không cùng đi trồng cây được, ông lết ra cửa nhìn lên phía rừng xa. Những khoảng trống trơ trụi như mảnh nương hết mầu sói lở bỏ đi hồi còn sống cảnh du canh du cư được phủ lên một mầu xanh non tơ, mưa xuống lộc non mơn mởn, ông khoan khoái hít một hơi căng đầy lồng ngực, mỉm cười nhẹ nhõm. 

Trần Vân Hạc
#20
Ngẫm con người ta thật kỳ lạ. Hai kẻ ở hai nơi xa xôi, chẳng cùng quê hương họ hàng thân thích, chẳng biết tý gì về nhau... Bỗng một ngày kia, chàng nhìn thấy nàng mà cảm giác như có mũi tên vàng bắn trúng vào tim, đau đớn, đê mê. Còn nàng nhìn thấy chàng thì như hoa hướng dương nhìn thấy mặt trời, hoan hỉ, khát mong, ngây ngất...

Ai cũng tưởng rằng nếu như không có nhau thì không thể sống nổi trên cõi đời này. Đến nỗi phải tìm cách về ở với nhau cho bằng được, tình nguyện chịu khổ vì nhau cho đến suốt đời, đến hết cuộc đời mới thỏa thê nỗi lòng.

Đấy gọi là tình yêu đấy. Nhưng một khi họ đã ghét nhau thì cũng không ví von nào sánh nổi. Lửa ghét nước ư? Hay cá kỵ thớt? Hay chuột căm thù mèo? Chưa là cái gì nhá. Còn kinh khủng hơn thế. Đó là tôi muốn nói tới trường hợp của vợ chồng Túc - Giang, hai người bạn thân của tôi một thời sinh viên.

Bấy giờ là năm thứ tư đại học. Một hôm vào ngày sinh nhật của Thân, vợ tôi hiện nay, tôi rủ Túc cùng đến dự cốt để mình "vững tin trước em". Nào ngờ sau màn chào hỏi, tôi bỗng thấy thằng bạn ngồi cạnh như chỉ còn phần xác. Đưa cho nó cái kẹo, nó cho tỏm vào mồm nhai không thấy bóc giấy gói, đưa cốc cà phê nó tu đến ực một nhát hết, hỏi nó có biết bài hát mà một em vừa hát là của tác giả nào thì nó bảo u nó ở quê vẫn khỏe.

Tôi nhìn mặt Túc đờ đẫn tưởng nó bị ma làm. Mãi đến khi ra về, thấy Túc bảo: "Em Hiền Giang xinh thế không biết" tôi mới vỡ nhẽ. Hóa ra tên này bị sét ái tình quật trúng tim ngay từ phút ấy.

Trưa hôm sau, Thân gọi điện cho tôi ngay: "Anh Túc mê cái Hiền Giang - bạn em hay sao mà vừa tinh mơ đã gọi em để hỏi han về nó". Tôi giả vờ: "Thế à?" như ngạc nhiên để Thân thấy thông tin của nàng rất hấp dẫn rồi cũng tranh thủ hỏi thêm để kiếm tý chuyện làm tặng phẩm cho thằng bạn.

Thân bảo: "Tiếc là Hiền Giang đã có người yêu rồi, anh đó học năm thứ tư đại học giao thông, giàu lắm, nhưng lùn và xí trai hơn anh Túc". Ái chà, tôi rất khoái cái vế thứ hai mà mở đầu bằng chữ "nhưng" của nàng.

Chiều đó, sau khi nghe tôi tuyên bố lý do cuộc ra quán nước, Túc mừng quýnh: "Đến cà phê Trăng Chiều! Uống gì cũng ô kê". Thế rồi cuộc thông tin bắt đầu. Tôi nói trước và Túc nói sau.

"Giang sinh ngày mồng tám tháng tới đấy", "Hay quá, có cớ chúc mừng nàng rồi", "Quê Giang ở Hải Phòng", "Gần quá, về thăm quê em chỉ hơn một tiếng", "Giang rất thích đọc sách văn học", "Thế thì em hợp ta rồi, và chỉ ta mới cung phụng em suốt đời trong cái thời buổi mà chả ai thèm để ý đến văn chương sách vở", "Nhưng...", "Nhưng làm sao?", "Nhưng Giang có người yêu rồi", "Quan trọng gì, kết quả cuối cùng là em lấy ai cơ. Ông cứ để yên cho tôi đánh bật thằng ranh kia". Tôi chỉ biết cười.

Thế rồi, một buổi sáng trước ngày sinh nhật Giang một tuần, có chiếc xe điện hoa đến khu nhà trọ sinh viên và một thiếu nữ ôm bó hoa hồng tươi thắm bước ra. Cô ta mặc áo dài xanh, ngực vắt chéo chiếc băng rôn đỏ thêu chữ bằng kim tuyến vàng: "Chúc mừng ngày sinh nhật Hiền Giang" tiến vào phòng trọ trao bó hồng cho Giang và nói rằng Túc là người gửi tặng Giang bó hoa ấy.

Hiền Giang xúc động không nói nên lời, còn các bạn nàng thì xuýt xoa, nức nở vì "cứ như phim tình yêu lãng mạn ấy". Chưa hết, từ hôm đó cho đến đúng ngày sinh nhật Giang, sáu ngày liền, ngày nào cũng vẫn chiếc xe điện hoa chở cô gái đeo băng rôn ôm bó hồng như thế đến trao cho Giang mới khiếp chứ.

Rồi đến ngày sinh nhật Giang, chuyện còn ly kỳ hơn nhiều. Tối ấy, vào lúc bạn bè và người yêu đã tập trung đông đủ ở phòng Giang thì có người xe ôm chở một thùng quà thắt nơ to tướng như cái hộp đựng chiếc vô tuyến Sony 27 inches tiến đến cửa phòng: "Xin mọi người đỡ hộ tôi một tay chuyển thùng quà xinh xắn này cho cô Hiền Giang với".

Đầu tiên chỉ có Hiền Giang và Thân chạy ra đỡ gói quà, nhưng vừa nhấc lên cả hai đều kêu toáng vì quá nặng. Lập tức cả năm cô gái và thêm bốn chàng trai nữa chạy ra cùng hết sức mới nhấc nổi chiếc thùng quà vào phòng.

Hồi hộp, thấp thỏm trong niềm kiêu hãnh, Hiền Giang đề nghị mở quà luôn để mọi người cùng xem. Nào ngờ chiếc nắp hộp vừa bật ra, mọi người bỗng kêu rú lên, kinh hãi chạy tóa lỏa vào bốn góc phòng.

Trời đất hỡi! Ở trong đó là tên Túc - bạn tôi trong bộ sơ vin trắng cà vạt đỏ với tư thế đang quỳ, hai tay hắn đang dâng lên đầu cuốn thơ tình yêu với nhan đề "Chỉ thiếu mỗi mình em".

Mọi người sau phút hoảng loạn thì trấn tĩnh lại và đứng nhìn chết lặng trước cái tượng đài si tình quái biệt của Túc. Nhưng cũng chỉ vài tích tắc thôi, rồi thì một trận cười như vỡ nhà đã nổ ra đến nỗi các chàng trai và các cô gái không thể nào uống được nước, ăn được kẹo.

Ngay lúc Hiền Giang nhận cuốn thơ tình để cho Túc đứng dậy vào bàn tiệc thì chàng sinh viên giao thông của cô biến mất. Một lúc sau, khi mọi người đang rất vui vẻ thì thấy anh ta trở lại dắt theo một tay công an mặt mũi hầm hầm, bảo: "Ở đây có ai vừa làm gì mà náo loạn khu ký túc xá thế? Tôi muốn mời anh ta lên đồn để lập biên bản".

Mọi người ngớ ra, rồi thì vỡ nhẽ rằng tay người yêu của Giang do ghen tuông đã đi báo công an đến dọa Túc. Nhưng thằng bạn tôi không vừa, nó đứng phắt dậy: "Tôi. Chính tôi vừa tặng quà sinh nhật làm mọi người cười to đấy. Nhưng tôi không vi phạm điều gì bởi bây giờ chưa vào giờ học. Anh có quyền gì mà lập biên bản tôi?".

"Tôi là cảnh sát khu vực", "Anh không đeo biển tên như quy định của ngành", "Tôi ở công an phường", "Anh cho tôi biết tên, chức vụ để tôi gọi điện hỏi công an phường".

Thấy Túc làm căng, tay công an xuống thang: "Thôi, người anh em ạ, tôi đi ngang qua đây thấy ầm ĩ tưởng đánh nhau nên vào xử lý, nếu không có điều gì thì thôi, tôi về".

"Không được!", Túc hét lên và xông ra định túm tay công an, nhưng anh ta đã ù té chạy. Hóa ra đó là công an rởm do chàng sinh viên giao thông thuê đóng giả. Thế là trận cười lại phá lên muốn đổ nhà.

Đợi mọi người cười xong, chàng sinh viên giao thông mới tiến đến trước mặt Túc nghiêm giọng: "Tôi xin thông báo với ông nhá. Cô Hiền Giang đã là người yêu của tôi rồi, ông thôi ngay cái trò cưa gái giật gân ấy đi nhá".

Túc lặng yên để tay này nói hết những lời xỉ vả mình trước mặt các nàng xinh đẹp, đoạn Túc hất hàm: "Bây giờ tôi hỏi, em Hiền Giang nhận lời yêu ông bao giờ? Ai chứng giám? Bây giờ trước mặt mọi người đây, Hiền Giang, em hãy can đảm tuyên bố đi. Em yêu ai giữa tôi và tay này?".

Hiền Giang sợ quá gục đầu xuống bàn khóc nức nở. Không hiểu sao tay sinh viên giao thông kia trong phút chập mạch bất ngờ đã tuyên bố: "Chúng tôi yêu nhau đã một năm bốn tháng rồi, thời gian chưa nhiều nhưng tôi đã tặng Giang rất nhiều thứ. Ví như chiếc kính đổi màu giá hơn ba trăm ngàn đồng, chiếc túi xắc bằng da xịn hơn hai trăm ngàn, nước gội đầu và sữa tắm toàn trên năm mươi ngàn một bình, rồi cả bộ "Trai ầm" hai mảnh những bốn trăm ngàn đồng chứ có rẻ đâu, đó là chưa kể hàng chục lần tôi đã đưa em đi uống sinh tố hoa quả, ăn kem ốc quế mà em thích...".

Ối giời, ngu không để đâu cho hết cái ngu nên hắn mới tuôn ra những lời như thế lúc này khiến mọi người kinh tởm quá. Riêng Túc thì cười ha hả, cười sặc sụa phát ho phát nấc vì những điều tình địch vừa kể lể.

Đoạn Túc tắt ngay tiếng cười: "Kính thưa các bạn! Trần Đình Hợp đây có gì tặng Giang anh ta đã kể hết ra rồi. Còn tôi, tôi chẳng có gì ngoài hoa hồng và thơ. Vậy tôi xin đọc tặng Giang một bài thơ, mong Giang và các bạn chấp nhận cho".

Sau lời Túc, mọi người nhao nhao đồng ý. Vậy là Túc đứng lên đọc thơ, nét mặt nó rầu rĩ và nhẫn nhục như chịu tội trước Đức Mẹ đồng trinh Maria mà đến giờ hai mươi năm đã trôi qua, tôi vẫn không sao nhịn được cười mỗi khi nhớ lại: "Em là một chấm buồm xa/ Nhỏ như nắm được mà xa vô cùng/ Em là cỏ biếc một vùng/ Non xanh đến nỗi ngập ngừng bước chân/ Em là hoa của mùa xuân/ Là con sóng vỗ triệu lần trong tôi/ Có ai bắt mất hồn tôi/ Là tôi đã gửi ở nơi Sông Hiền".

Lời nó đọc lâm li bi thiết đến nỗi ai cũng muốn khóc và chính nó khi đọc xong cũng đỏ cả hai mắt. Thế mà rồi Túc chiếm được tình yêu của Giang thật. Chỉ tuần sau, chúng tôi đã thấy hai người đèo nhau bằng xe đạp đi chơi phố, rồi cặp kè nhau mọi nơi mọi chỗ.

Nhưng lại trớ trêu thay, đến lúc Túc đưa Giang về thăm gia đình thì bố mẹ Túc lại không đồng ý cho cậu ta lấy Giang vì lý do Giang xinh đẹp, đài các, không hợp với gia đình nông dân của họ. Túc thôi không đưa Giang về nhà nữa. Năm sau ra trường, hai người đi đăng ký kết hôn rồi xin về Hải Phòng công tác để Giang được gần nhà bố mẹ.

Bây giờ, hai mươi năm đã trôi qua, gia đình Túc - Giang đã có con trai lớn sắp vào đại học và con gái thứ đang học lớp chín. Cả hai đứa con của họ đều ngoan ngoãn, học giỏi. Họ có biệt thự ba tầng ở ngay tuyến phố lớn. Túc làm Phó Giám đốc một công ty nổi tiếng, Giang làm hiệu trưởng một trường phổ thông trung học.

Thế mà gặp lại tôi sau bao năm xa cách, cậu ấy chỉ phàn nàn: "Mình sống quá bất hạnh. Cô ấy là hiện thân của quỷ xuống trần gian đày đọa mình. Bao giờ cô ta chết đi có lẽ mình mới được làm người".

Khiếp, tôi nghe tưởng thằng cha này nói đùa nên không hỏi gì. Mãi đến hôm nay gặp Dung cùng lớp ngày xưa với Hiền Giang, giờ đang công tác ở Hải Phòng, nghe Dung kể tôi mới biết sự thật.

Thì ra lỗi tại Túc. Nó đã cặp bồ với cô kế toán trưởng của Công ty. Hai người đã đưa nhau đi Thái Lan, Trung Quốc và nhiều nơi khác để ăn chơi du hý dưới chiêu bài đi ký hợp đồng xuất khẩu với đối tác. Ức quá, Giang đã thuê thám tử theo dõi và quay được phim về chồng và cô ta.

Có bằng chứng sống động thế chưa đủ, Giang còn rình bắt được quả tang họ đang hoang sơ, quấn quện nhau tại một khách sạn trong Sầm Sơn. Giang thu hết quần áo, tay cầm một lọ a xít, bắt tình nhân của chồng phải quỳ xuống lạy sống mình và khai tất cả rồi bí mật ghi âm những lời khai ấy rồi mới tha.

Sau đó, Giang cho chồng cô kế toán kia xem băng hình và nghe hết lời khai của vợ. Kết quả là chồng cô kế toán đã đánh cô ta què cả chân rồi ly dị. Còn Giang thì kiên quyết không ký đơn cho Túc ly dị mình. Giang bảo đợi bao giờ hai đứa con trưởng thành xong mới giải phóng cho Túc.

Tuy nhiên cô lại tra tấn Túc bằng cách thỉnh thoảng đêm khuya, cô đóng chặt cửa phòng rồi mở cái băng ghi âm lời khai của cô kế toán vang lên thảm thê nhục nhã để cho Túc ở phòng bên nghe chỉ muốn phát điên mà không thể nào làm được việc.

Hiện nay, hai người sống li thân trong tòa biệt thự. Ngày ngày, ông Phó Giám đốc vẫn lái xe con đi làm và thỉnh thoảng đưa vợ con về quê. Và cô hiệu trưởng trường cấp ba vẫn đứng lớp dạy dỗ học sinh những bài học về đạo đức làm người nhân hậu. 

Hạnh Hoa     


SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội