Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Topics - hangle124

#1
Hi all,
Xin vui mừng thông báo với cả nhà, gia đình hangle đã có thêm thành viên mới, tên gọi là bé Bòng, "khủng bố" bố mẹ đúng ngày 11/9/2009.
#2
Cu cậu nhà mình chuẩn bị vào lớp 1. Hôm nay bé đi thi tuyển vào lớp tăng cường tiếng Anh. Vào trường từ lúc 9h, mãi đến 11:30 mới ra, mẹ cứ ở ngoài vừa chờ vừa lo. Con chạy ra cười hớn hở. Mẹ hỏi làm bài được không, bảo được; khó hay dễ, bảo dễ dễ khó khó; hỏi bài thi như thế nào kể cho mẹ nghe, bảo quên hết rồi (bó tay). Rốt cục mẹ không biết con thi ra sao, bài thi như thế nào nữa. Chẳng biết rồi sẽ học hành ra sao, nhưng cứ cho con đi thi thử, được hay không cũng không sao.
#3
Paul Grahma vừa viết một bài báo thú vị bàn về chuyện internet đã khiến cho chúng ta quá tải thông tin trong thời đại ngày nay ra sao.
Đây không chỉ là suy nghĩ riêng của ông. Vào tháng 7/2008, IBM, Intel, Microsoft và Xerox đã tuyên bố rằng họ đang tham gia cùng với Nhóm nghiên cứu Information Overload (http://www.iorgforum.org) để chiến đấu với một trong những thách thức lớn nhất ảnh hưởng đến năng suất lao động trong thời đại chúng ta - quá tải thông tin.
Kết quả từ nhánh nghiên cứu Basex của nhóm cho thấy:
Nhân viên văn phòng dành chưa đến 37% thời gian trung bình của mình cho việc tạo ra sản phẩm.
15% tiêu tốn thời gian cho việc tìm kiếm thông tin.
20% thời gian dành cho hội họp.
28% thời gian tiêu phí vào những cuộc điện thoại, email, tin nhắn không cần thiết.

Một nghiên cứu khác do Seattle-based RescueTime thực hiện đã cho ra kết luận về một nhân viên văn phòng điển hình như sau:
Truy cập vào chương trình email cá nhân hơn 50 lần mỗi ngày.
Nhắn tin 77 lần một ngày.

Theo Basex, những việc này khiến mỗi năm chúng ta bị lãng phí đến 20 tỷ giờ làm việc. Với tiền công trung bình khoảng 21{&dollarfix;} mỗi giờ đối với lao động trí thức, sự lãng phí đó khiến cho hàng năm nền kinh tế Mỹ mất trên 588 tỷ đô la.

Dù không thể tránh được có những lúc bị sao lãng tại nơi làm việc nhưng chúng ta có thể thực hiện một số động thái giúp có được một ngày làm việc ý nghĩa và hiệu quả hơn. Sau đây là 10 mẹo giúp bạn kiểm soát được tình trạng quá tải thông tin:
1/ Xác định không gian làm việc:
Chọn một không gian làm việc và chỉ làm việc trong giới hạn đó. Tránh thông tin, tìm kiếm hay duyệt web trong không gian đó. Paul Graham đã áp dụng phương pháp này bằng cách sử dụng một máy tính để bàn riêng để truy cập và liên lạc.
2/ Giao tiếp có tập trung
Sử dụng một công cụ giao tiếp thay vì dùng các kênh giao tiếp đa chiều như IM, Email, Phone, Facebook hoặc twitter. Sẽ dễ kiểm soát sự sao lãng khi sự giao tiếp chỉ đến từ một nơi.
3/ Tránh trả lời ngay lập tức
Đừng trả lời tin nhắn hay email ngay lập tức. Hãy để một khoảng thời gian nhất định trong ngày để truy cập email và hạn chế số lần truy cập. Người ta sẽ thực sự nhận ra khi nào là lúc trả lời thích hợp nhất.
4/ Dành thời gian cho mọi người
Hãy đi ăn trưa với đồng nghiệp. Dành 10 – 15’ đầu giờ hoặc cuối giờ làm việc để nói chuyện với đồng nghiệp. Nếu mỗi ngày bạn dành ra một khoảng thời gian nào đó cho người ta thì bạn sẽ ít bị ngắt quãng trong giờ làm việc.
5/ Nghỉ giải lao
Sau một khoảng thời gian, đầu óc bạn cần nghỉ giải lao một lúc để thư giãn và để tập hợp lại sự chú ý của mình. Hãy đứng lên, vặn người và đi dạo một lúc. Nhưng đừng có ngắt ngang công việc của người khác nhé.
6/ Thử ngắt liên lạc
Hãy thử tắt tin nhắn, email và ngắt kết nối internet. Bạn sẽ có thể thực hiện được một số công việc nếu như hoàn toàn ngắt mấy thiết bị liên lạc đó. Nếu không thể thì hãy hạn chế các ứng dụng hoặc website mà bạn truy cập.
7/ Ngừng theo dõi tin tức.
Trong khi không thể ngừng việc cập nhật những hoạt động mới nhất liên quan đến cuộc sống và công việc, thì hạn chế nó là một ý tưởng đáng quan tâm. Hãy hạn chế thời gian dùng vào việc lướt xem tin tức và hạn chế số lần làm việc đó. Bắt đầu bằng mức mỗi 3 – 4 ngày chỉ dành 1 tiếng đồng hồ và điều chỉnh đến mức cần thiết. Nhớ rằng thực hiện cho xong công việc quan trọng hơn là biết về mọi thứ diễn ra xung quanh.
8/ Trước tiên chú ý đến những công việc quan trọng trong ngày
Đa số chúng ta có rất nhiều việc cần làm trong một ngày và khó có thể thu hẹp chúng lại được. Do đó, hãy bắt đầu bằng cách lên thứ tự ưu tiên và một phương pháp hay là chọn ra 3 việc quan trọng nhất để làm trước tiên. Khi nào làm xong thì xem xét những việc kế tiếp. Bằng cách này, bạn có thể hoàn thành được những việc quan trọng nhất trong ngày.
9/ Đặt câu hỏi: “Tại sao mình lại làm việc này?”
Với hàng đống công việc phải làm, đôi khi chúng ta quên mất lý do vì sao mình lại làm nó. Hãy dừng lại một chút và tự hỏi mình đang làm gì và lý do tại sao mình làm. Có được lý do thích đáng sẽ giúp bạn có động lực và có tinh thần để hoàn thành công việc. Điều này chỉ có tác dụng khi bạn dành chút thời gian để thảo luận về một số lý do có ý nghĩa tốt đẹp.
10/ Thực hiện lịch làm việc nhất quán
Kiên định thực hiện lịch làm việc hàng ngày sẽ giúp bạn loại bỏ được xao lãng. Thử tham khảo lịch sau:
Đi làm lúc 8:15 và về lúc 5pm. Nghỉ giải lao từ 10am – 2pm. Trao đổi công việc với đồng nghiệp từ 9am – 4pm. Kiểm tra email lúc 8:30, 11:30 và 3:30. Một khi đã lên được lịch làm việc hàng ngày như vậy thì những sự kiện trên sẽ ghi dấu ấn cho ngày làm việc của bạn và bạn nhanh chóng kiểm tra được xem hôm nay mình làm việc có hiệu quả hay không.

Nhận thức được việc sử dụng thời gian làm việc có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích lâu dài trong công việc. Tuy những giải pháp này không có tác dụng cho tất cả mọi người nhưng bắt đầu áp dụng một ít có thể là một khởi đầu tốt đẹp để tối ưu hóa năng suất làm việc của bạn. Mấu chốt là ở chỗ bạn sẽ nhận thức được việc nào có ích và giúp bạn tăng tối đa năng suất và việc nào khiến bạn bị sao nhãng. Trong khi không thể tránh được những việc không cần thiết, bạn có thể hạn chế chúng đến mức thấp nhất bằng cách nhận thức được chúng.
#4
Năm mới chúc các cháu của Hty ăn no chóng lớn, ngoan ngoãn, xinh tươi.
Tiền lì xì các cháu bảo bố mẹ lấy ở chỗ cô ly-n-ly và chú cope-xong-paste nhé.
#5
1/ Giờ đi ngủ.
Bưởi: Mẹ ơi, con muốn được như hồi xưa quá!
Mẹ: Như hồi xưa là sao hả con?
Bưởi: Hồi xưa, trước khi đi ngủ con được uống sữa, được mẹ vỗ lưng ru ngủ.
Mẹ: Được rồi, để mẹ pha sữa cho con.
(Xong phần sữa, đến phần dỗ ngủ). Mẹ đang vỗ vỗ ru Bưởi ngủ, được một lát thì ngưng.
Bưởi: Mẹ ơi, như hồi xưa đi!


2/ Hai mẹ con đi chơi Thảo cầm viên, Bưởi "tâm sự": Mẹ ơi, nếu có một điều ước, mẹ ước con thành con gái hả?
Mẹ: Sao con lại nói vậy?
Bưởi: Vì con gái ngoan, hiền, dễ thương. (Chẳng là mẹ và các cô thường nói chuyện với nhau, khen con gái dễ thương chứ không quậy phá như đám con trai).
Mẹ: Không, nếu có một điều ước mẹ chỉ ước sinh em bé gái thôi. Còn con là con trai của mẹ, mẹ vẫn yêu con nhất mà.
Bưởi: (Cười sung sướng và hôn mẹ).
#6
CÁCH ĐỌC MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC

Ph.D. Mary Purugganan
Ph.D. Jan Hewitt

Đọc một bài báo khoa học (scientific article) là một công việc phức tạp. Cách đọc dở nhất là giống như đọc sách giáo khoa - đọc từ tiêu đề đến các đoạn trích dẫn, đọc hết từng từ một từ trên xuống dưới mà không có chút phản ánh hoặc bình luận nào. Cách đọc đúng là bắt đầu đọc lướt qua để nắm được cấu trúc và nội dung chính của bài báo đó. Khi đọc, hãy nhìn vào những điểm chính mà tác giả đề cập đến. Các câu hỏi phát sinh trước, trong và sau khi đọc. Đưa ra những suy luận dựa trên kiến thức riêng của bản thân. Và để thực sự hiểu và ghi nhớ được vấn đề, hãy ghi chú chi tiết những gì bạn đọc được.
1- Đọc lướt qua và xác định cấu trúc của bài báo:
Hầu hết các bài báo khoa học đều sử dụng cấu trúc IMRD truyền thống: Chúng sẽ có một phần tóm tắt, theo sau là Lời giới thiệu (Introdution), Phương pháp (Methods), Kết quả (Results) và Thảo luận (Discussion). Mỗi một phần thông thường gồm những đặc điểm dễ nhận biết. Nếu đọc phần tóm tắt những đặc điểm này trước, bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được nội dung bài báo đó.
Đặc điểm của phần tóm tắt
Phần tóm tắt thường chứa đựng bốn loại thông tin sau:
- Mục đích hoặc lý do cơ bản của nghiên cứu (tại sao chúng tôi lại thực hiện nghiên cứu này).
- Phương pháp luận (chúng tôi thực hiện nghiên cứu này theo cách thức nào).
- Kết quả đạt được (chúng tôi tìm thấy gì).
- Phần kết luận (nghiên cứu này có ý nghĩa gì).
Đa số các nhà khoa học đều đọc phần tóm tắt trước tiên. Một số khác - đặc biệt là các chuyên gia trên lĩnh vực nào đó - lướt qua tiêu đề rồi đến hình ảnh, bởi vì trong một số trường hợp hình ảnh cho người đọc biết được các dạng thí nghiệm đã thực hiện và kết quả đạt được. Do vậy, khi đọc một bài báo khoa học, bạn nên bắt đầu đọc phần tóm tắt một cách thật cẩn thận và ghi chú bốn loại thông tin đã liệt kê ở trên. Sau đó lướt nhanh qua các hình minh họa và cuối cùng là đọc hết phần còn lại.
Đặc điểm của phần giới thiệu
Phần giới thiệu có hai mục đích: (i) làm cho người đọc quan tâm vào đề tài sẽ được trình bày và (ii) cung cấp cho họ đủ thông tin để hiểu được cả bài báo. Nhìn chung, phần giới thiệu đạt được mục đích này bằng cách dẫn dắt người đọc từ thông tin chung (những điều đã biết về đề tài) đến thông tin riêng biệt (những điều chưa biết về đề tài), các điểm trọng tâm (tác giả đã đưa ra những câu hỏi gì và giải quyết chúng như thế nào). Như vậy, tác giả sẽ mô tả các công trình đã được thực hiện trước đây dẫn đến những hiểu biết hiện tại của đề tài (cái đã biết) và sau đó sẽ định ra công việc của mình (cái chưa biết) trong lĩnh vực này.
Đặc điểm của phần phương pháp
Phần phương pháp cho chúng ta biết các thí nghiệm đã thực hiện để trả lời cho vấn đề đặt ra ở phần giới thiệu. Phần này thường là khó đọc. Ở đây tác giả sẽ trình bày bằng ngôn ngữ chuyên môn với mức độ chi tiết thích hợp đủ để các nhà khoa học đã qua đào tạo có thể thực hiện lại những thí nghiệm này. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu đầy đủ hơn về thiết kế của những thí nghiệm được trình bày và đánh giá được tính hợp lệ của chúng bằng cách đọc cẩn thận phần phương pháp.
Đặc điểm của phần kết quả và kết luận
Phần kết quả chứa đựng các kết quả đạt được - trình bày những điều đã khám phá và dữ liệu được thể hiện trong các hình minh họa (hình và biểu đồ). Thông thường, tác giả không đưa ra các thông tin cần được tham khảo như là so sánh với các kết quả khác. Thay vào đó, thông tin tham khảo sẽ được đặt ở phần thảo luận - đặt công trình này trong phạm vi bao quát hơn của lĩnh vực đang nghiên cứu. Phần thảo luận cũng có chức năng cung cấp câu trả lời rõ ràng cho vấn đề được nêu ra ở phần giới thiệu và giải thích cho người đọc thấy được sự đóng góp của kết quả đạt được đối với phần kết luận.
Cấu trúc không điển hình
Ngoài cấu trúc truyền thống như trên, bạn cũng sẽ gặp một số bài báo khoa học có cấu trúc khác. Ví dụ, các bài báo trên tạp chí Nature thường bắt đầu bằng phần tóm tắt, tiếp theo sau là nội dung chính của bài. Tuy nhiên, khi đọc bạn sẽ thấy rằng phần "tóm tắt" là phần tóm lược công trình đã được phần giới thiệu nói bao quát (với mục đích lôi kéo sự chú ý của đông đảo độc giả) và đoạn kế tiếp bắt đầu bằng việc mô tả các thí nghiệm.
Vì thế, khi bắt đầu đọc một bài báo khoa học, hãy lướt qua để phân tích toàn bài. Các phần trong bài có được gắn tiêu đề nhằm xác định cấu trúc hay không? Nếu không thì hãy ghi chú cấu trúc của nó. Xác định đoạn nào chứa đựng nội dung cốt lõi và quan trọng nhất cần nắm bắt. Sau đó xác định trật tự các phần để đọc.
2- Phân định những luận điểm chính:
Vì các bài báo chứa đựng rất nhiều thông tin, cho nên có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi phân biệt những luận điểm chính giữa nhiều điểm không quan trọng. Nhưng may cho chúng ta là có nhiều cách để chỉ ra những điểm chính mà tác giả muốn đề cập đến:
Ở cấp độ toàn bài
- Tiêu đề
- Tóm tắt
- Các từ khóa
- Các hình minh họa (đặc biệt là tiêu đề hình vẽ và biểu đồ)
- Câu đầu tiên hoặc một hai câu kết thúc của phần giới thiệu
Ở cấp độ đoạn: các từ, cụm từ hoặc mệnh đề gợi ý: thường bắt đầu như
- Điều ngạc nhiên là
- Điều gây bất ngờ là
- Khác với các công trình trước đó
- Ít khi được nói đến
- Chúng tôi xây dựng giả thiết rằng
- Chúng tôi phát triển
- Chúng tôi đề xuất
- Chúng tôi giới thiệu
- Dữ liệu này gợi ra
3- Các câu hỏi phát sinh:
Đọc là một công việc tích cực. Trước và trong khi đọc, hãy tự hỏi các câu như là:
- Tác giả này là ai? Tạp chí nào? Công trình này có đáng tin cậy không?
- Tôi có thời gian để hiểu tất cả các thuật ngữ này không?
- Tôi có phải đọc lại một bài nào đó hoặc xem lại tài liệu nào đó để có thể hiểu hơn về công trình này không?
- Tôi có dành nhiều thời gian để đọc những phần ít quan trọng của bài báo này không?
- Tôi có thể trao đổi với ai về những phần còn lúng túng trong bài báo này?
Sau khi đọc, hãy tự hỏi những câu:
- Bài nghiên cứu này chỉ ra vấn đề gì? Tại sao nó lại quan trọng?
- Phương pháp được sử dụng ở đây có phải là phương pháp tốt hay không? Phương pháp nào là tốt nhất?
- Khám phá của công trình này là gì? Tôi có thể tổng kết chúng bằng một, hai câu được không?
- Các khám phá này có được các bằng chứng có sức thuyết phục chứng minh hay không?
- Có cách thể hiện dữ liệu nào khác mà tác giả không đưa ra hay không?
- Các khám phá này có là duy nhất/mới/bất thường hoặc khuyến khích/giúp ích cho các công trình khác trong lĩnh vực này hay không?
- Mối liên hệ của những kết quả này đối với công trình mà tôi quan tâm như thế nào? Đối với công trình khác mà tôi đã đọc thì như thế nào?
- Một vài ứng dụng đặc biệt của những ý tưởng được đưa ra ở đây là gì? Về sau này sẽ có thí nghiệm nào trả lời câu hỏi còn lại hay không?
4- Đưa ra suy luận:
Không phải mọi thứ bạn cần đều được phát biểu một cách rõ ràng trong bài báo. Khi đọc, hãy dựa vào kiến thức riêng và chung của mọi người về vấn đề này cùng với nền tảng kiến thức được cung cấp trong bài để đưa ra những suy luận từ những nội dung được trình bày. Các nghiên cứu đã cho thấy người đọc nào tích cực đưa ra suy luận thì sẽ có thể hiểu và nhớ thông tin tốt hơn.
Ví dụ bên dưới là một trích đoạn từ lời giới thiệu của một bài báo đăng trên tạp chí Biochemistry (Ballestar et al.,2000). Phần in nghiêng là các câu hỏi và suy luận mà một sinh viên có thể đưa ra khi đọc.
"Hội chứng Rett là một rối loạn về sự phát triển thần kinh thời thơ ấu và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của sự chậm phát triển tâm thần của nữ giới Hừm... chắc là có liên quan đến gen trên nhiễm sắc thể X đây, với tử lệ mắc phải từ 1/10.000 đến 1/50.000. Nó phổ biến như thế sao? Không xảy ra với mình nhưng chắc là nhiều đứa trẻ sinh ra ở Houston mỗi năm mắc phải. Các bệnh nhân của hội chứng Rett có đặc trưng chung là có một giai đoạn phát triển bình thường trong khoảng từ 6 - 18 tháng, tiếp theo đó là một sự giật lùi với việc mất khả năng nói và cử động có mục đích của bàn tay. Chuyện gì xảy ra vậy kìa? Phải có cái gì đó bị thúc đẩy hay kích hoạt ở những đứa trẻ chậm phát triển này. Các bệnh nhân cũng phát triển chứng lên cơn, tự kỷ và mất điều hòa. Sau sự giật lùi ban đầu, tình trạng đó trở nên ổn định và bệnh nhân sống sót đến tuổi trưởng thành. Những nghiên cứu về các trường hợp trong cùng gia đình cho thấy rằng hội chứng Rett do những đột biến trội về liên kết của nhiễm sắc thể X trong gen phụ thuộc vào sự khử hoạt nhiễm sắc thể X. Mới đây, một nghiên cứu cho thấy rằng một số thay đổi trong gen đang mã hóa methyl-CpG liên kết với gen ức chế sao chép lại MeCP2 có liên quan đến hội chứng Rett. Chắc chắn những thay đổi của  MeCP2 gây ra hội chứng Rett. Đây chắc hẳn là một yếu tố điều chỉnh quan trọng ảnh hưởng đến rất nhiều quá trình trong não. Không biết họ đã biết gì về nó nhỉ...
5- Ghi chú khi đọc:
Người đọc có hiệu quả sẽ ghi chú khi đọc - điều này giúp ích rất nhiều cho việc ghi nhớ và hiểu vấn đề. Có thể bạn cho rằng mình sẽ nhớ mọi thứ đã đọc khi nghiên cứu những phần được lớp phân công, các bài báo chuyên ngành, các đề cương giới thiệu (proposal) hoặc luận án của mình, nhưng thực ra bạn sẽ không thể nhớ được các chi tiết.  Hãy tự xây dựng cho mình một khuôn mẫu ghi chú dựa trên bài báo bạn đọc hoặc sử dụng mẫu dưới đây để ghi chú khi đọc. Khi đã tích lũy một số lượng lớn các bài báo, mẫu này sẽ giúp bạn phân định chúng và nhanh chóng xác định được phần nào cần tham khảo khi viết bài. Thời gian dành điền vào mẫu này sẽ giúp bạn tiết kiệm hàng giờ đọc lại khi viết một sườn bài (Background), một công trình có liên quan (Related Work) hoặc một bài tổng quan (Literature Review).
Mẫu dùng để ghi chú khi nghiên cứu các bài báo nhằm giúp các bạn dễ dàng truy cập sau này
Bất cứ khi đọc một bài báo, một chương sách nào đó hoặc tìm kiếm tài liệu trên mạng, hãy sử dụng mẫu sau đây (hoặc mẫu tương tự) để ghi lại những ghi chú cần thiết để sau này dễ truy cập. Hãy đặt dấu ngoặc kép cho bất kỳ từ trích dẫn chính xác nào mà bạn viết ra để có thể tránh việc đạo văn vô ý khi trích dẫn vào bài của mình.
Trích dẫn đầy đủ. Tên tác giả, ngày xuất bản, tựa (sách hoặc bài báo), tên tạp chí, số phát hành, trang số:
Nếu là truy cập trên mạng: ghi rõ thuộc trang web nào, ngày tháng truy cập.
Các từ khóa:
Chủ đề chung:
Chủ đề riêng:
Giả thuyết:
Phương pháp luận:
Các kết quả:
Tóm lược các điểm chính:
Phạm vi (mối liên hệ giữa bài này với các công trình khác trong cùng lĩnh vực như thế nào; nó liên kết với các vấn đề chủ chốt và các khám phá khác ra sao, kể cả của bản thân bạn):
Ý nghĩa (đối với lĩnh vực này; đối với công trình của bạn):
Những hình ảnh hoặc biểu đồ quan trọng (mô tả ngắn gọn; ghi lại trang số):
Các tham khảo được trích dẫn theo sau đó (trích dẫn bất cứ bài báo nào liên quan đến đề tài về ADN của bạn mà những người khác thường trích dẫn bởi vì những công trình này có thể sẽ là những nguồn chứng cứ rất cần thiết khi bạn phát triển công trình của mình):
Các chú thích khác:

Tài liệu tham khảo
- Ballestar, E., Yusufzai, T.M., và Wolffe, A.P. (2000) bài Effects odd Rett Syndrome Mutations of the Methyl-CpG Binding Domain of the Transcriptional Repressor MeCP2 on Selectivity for Association with Methylated DAN. Tạp chí Biochemistry số 31, 7100-7106.
- Burnett, R. (2001) tạp chí Technical Communication số 5 ed. San Antonio: Harcourt College Publishers.
- Zeiger, M. (2000) tạp chí Essentials of Writting Biomedical Research Papers  số 2 Ed. St. Louis: McGraw-Hill.
Được Dự án Cain Project for Engineering and Professional Communication Rice University,2004 hỗ trợ.
#7
Cái thẻ nhớ DTDD của tớ, lúc trước chép nhạc, hình vào vô tư (bằng cáp từ máy vi tính), sao dạo này chẳng chép được nữa. Có ai giúp tớ với!
#8
Lâu quá hangle124 mới ghét qua chăm sóc box của mình, mong các bạn thông cảm nhé.
Hôm nay mình xin gửi đến 1 câu chuyện dạy dỗ cu Bưởi nhà mình.

Chiều hôm qua, dì 3 của Bưởi đi làm về kể cho Bưởi nghe 1 chuyện: Hồi sáng dì 3 nghe Tin (hàng xóm của Bưởi) nói chuyện với bà nội Tin có liên quan đến Bưởi đó. Tin nói với bà nội là "Bưởi khóc nhè, con không khóc nhè ha nội. Bưởi nạt nộ mẹ Bưởi, còn con không nạt nộ mẹ há nội". Bà nội Tin mới bảo: "Ừ, con đừng bắt chước Bưởi nhe".
(Số là, sáng nào thức dậy Bưởi cũng lèo nhèo, đòi hỏi hết cái này đến cái kia với mẹ, lúc đó Tin cũng đang chuẩn bị đi học, đi ngang nhà nên nghe hết)
Tối hôm đó, trước khi đi ngủ, mẹ và Bưởi mới 'tâm sự'": Con thấy chưa, con hư như thế nào Tin đã biết rồi, Tin kể cho bà nội Tin nghe rồi đó. Mà nhà bà nội Tin bán quán, thế nào bà nội Tin cũng kể cho mọi người nghe, rồi cả xóm này biết con hư. Mà cả xóm biết thì thể nào ở trường các bạn cũng biết, mà như thế bạn Thảo Vi chắc chắn cũng biết. Như vậy ai còn chơi với con nữa, vì lỡ lây cái hư của con rồi sao. Mẹ nghĩ thể nào các bạn cũng chọc quê con thôi. Tương lai con tối thui rồi.
Bưởi cũng cố vớt vát "Không, tương lai con sáng rực", nhưng trong lòng chắc cũng suy nghĩ lắm.
Sáng nay, ba gọi Bưởi dậy đi học. Cu cậu dậy đi đánh răng rửa mặt, thay quần áo mà không có 1 tiếng khóc, 1 tiếng cằn nhằn mẹ. Cả nhà đều khen (và cười thầm). Ra là cu cậu đã thấm nhuần bài học tối qua.

#9
Mình đang dùng mạng wireless, đang cần công cụ nào để theo dõi những ai đang dùng mạng.
#10
Thời tiết đã bắt đầu nóng lên, các bố mẹ nên cẩn thận phòng bệnh cho trẻ nhé.
Một số điểm cần chú ý:
- Quần áo: nên cho trẻ mặc đồ cotton, thấm hút mồ hôi tốt. Nhưng chú ý thay quần áo thường xuyên vì quần áo này có nhược điểm là mau... hôi. :)
- Chắc chắn phải dùg quạt hoặc máy lạnh, nhưng chú ý tránh để quạt hướng trực tiếp vào đầu (nhất là khi ngủ). Nếu dùng máy lạnh thì không để trẻ ra ngoài đột ngột (vì chênh lệch nhiệt độ lớn dễ làm bé bị sốc, cơ thể không phản ứng kịp dẫn đến bị choáng).
- Thường xuyên lau mồ hôi cho trẻ, tránh để nhiễm lạnh bởi chính mồ hôi đó.
- Còn một số điều thông dụng khác nữa như tránh cho trẻ ra chơi ngoài nắng, lưu ý khi ăn uống, tạo môi trường thoáng mát cho trẻ, uống đủ nước,v.v....
#11
Cậu nhóc nhà mình đã 5 tuổi, nhưng khi ăn vẫn còn được mẹ đút cơm (mặc dù đi học tự ăn). Thấy bé gái cũng 5 tuổi con chị bạn cầm đũa ăn rành rẽ, thấy hâm mộ ghê. Ai có kinh nghiệm gì xin chỉ giáo với!
#12
Mình lập chủ đề này để mọi người chia sẻ các câu chuyện dạy con, nhất là lứa tuổi học ăn, học nói, hình thành nhân cách.
Mở đầu là một câu chuyện mình mới đọc được trên báo Thanh niên, thấy hay và bổ ích. Câu chuyện này chưa thích hợp với members của Hty lắm nhưng để dành sau này sử dụng cũng được.


Vợ tôi dạy con

Tôi đã đọc khá nhiều sách thể loại "Nuôi dạy con như thế nào?", hòng tìm một phương pháp tối ưu để chinh phục hai chị em "chúng nó" là cái Chù và thằng cu Lỳ. Sở dĩ tôi gọi là chúng nó bởi vì 10/10 các trường hợp cần để phân thắng bại trong "cuộc chiến tranh gian khổ" giữa hai phe trong nhà, hai đứa con tôi đều đứng về phía mẹ với tỷ lệ... 110%! Bí quá, tôi quay sang đọc Binh pháp Tôn Tử để nghiên cứu kỹ kế sách "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Như các nhà giáo dục vẫn nói, sau khi học hành "thành tài", tôi đem ra vận dụng vào thực tế.

Lần thứ nhất là lần tôi ngồi nhậu với bạn bè từ bốn giờ chiều đến chín giờ tối. Đang vui, cái Chù đến. Với trình độ nhìn ruồi bay qua biết con nào còn tơ, con nào vừa hay đã già; tôi biết tỏng là vợ tôi sai phái viên đặc biệt đến để áp tải ba chúng nó về. Tôi đằng hắng: "Mẹ sai con đến à?". "Dạ, không. Con đến ngồi với ba cho vui". Làm thân con gái mà đến ngồi bàn nhậu cho vui thì có khác gì tôi đem con mình ra để đánh bạc với đời? Tôi dịu: "Cứ về đi rồi chốc nữa ba về". Mấy thằng bạn nhậu còn kích động thêm nào là nể vợ quá đỗi; nào là xứng danh "mắt cụp lâu dài"; "đỉnh" của "thưa bà, con đây"... Sẵn hơi men, tất nhiên là tôi gắt búa xua. Khổ thân con bé, buộc phải quay về nhà với bàn tay đưa lên quệt ngang mắt. Khuya. Tôi chắc mẩm phen này đại thắng mùa đông, vừa đi vừa nghêu ngao Một chiều ngồi say, một chiều mộng mị... Bỗng tôi bàng hoàng và tỉnh rụi cả người khi thấy cái Chù ngồi dựa cổng, ngủ gục chờ trong đêm thanh vắng. Vậy là từ đó, cắt chuyện nhậu quá đà, tỷ số của tôi với phe kia là 0-1 bền vững.

Lần thứ hai. Tính tôi ham vui. Đánh bài lại có hơi men. Thua, tôi về mở cuộc điều tra xem cái "kho bạc" bé xíu của vợ nó nằm ở chỗ nào. Thằng cu con 6 tuổi thấy tôi sục chỗ này, ngó nghiêng chỗ kia, nó cứ đi theo như hình với bóng khiến tôi phát cáu. Nhưng mà nghĩ đến Tôn Tử, tôi xoa dịu: "Con biết mẹ giấu tiền chỗ nào, chỉ cho ba biết, ba cho hai ngàn mua kẹo". Nó lắc lấy lắc để cái đầu nhưng nhìn vào mắt nó tôi thấy cái nghĩa khác của vấn đề. "Ba sẽ cho con năm ngàn". Tôi cao giọng. Lần này thì cu cậu không lắc nữa nhưng thủng thẳng: "Con biết nhưng con không chỉ. Ba đi đánh bài thua, cả nhà ăn muối". "Làm sao ăn muối được? Tiền ba kiếm cả tỉ". "Không. Ngày nào mẹ cũng nhắc đi nhắc lại như thế. Con biết mẹ không khi nào nói sai". À, ra thế. Vợ tôi không biết Goebel là ai nhưng phương pháp tuyên truyền kích động thì y chang như hồi thế chiến thứ hai. Tôn Tử chẳng giúp tôi được tẹo nào bởi ông chưa lường hết được cái mệnh đề "phương pháp Goebel".

Rút kinh nghiệm hai lần trước, đến lần thứ ba, tôi chuẩn bị khả năng tác chiến "chăm phần chăm" thắng ăn chắc. Số là lần ấy, vui bạn vui bè nên tôi thâm hụt hơn nửa tiền lương tháng. Không có giải pháp nào cho chuyện kính thưa các nghệ thuật trình bày nên tôi quyết định "đánh đòn phủ đầu". Lần này tôi học Napoléon: "Chiến thắng là tập trung lực lượng quyết định ở thời điểm quyết định". Vừa về đến nhà, tôi rào ngay cái vườn rau: "Tháng này có nhiều khoản đóng góp quá. Xe lại hư suốt nên lương chỉ còn một nửa thôi". Vợ tôi không nói gì nhưng cứ nhìn trân trân lên trần nhà và, thở dài. Một lát sau bả thủng thẳng: "Tiền học phí, tiền học thêm của hai đứa, điện nước hết toàn bộ lương ba. Thiếu một nửa có nghĩa là bị cắt điện... và, cả nhà đều phải cố gắng". Nói đến đó, cô ta chớp chớp mắt liên hồi. Tôi không nghĩ đến trường đoạn êm dịu của bộ phim chim sổ lồng, cá mắc câu nên lúng túng. Con bé Chù nghe rồi đi ra thì thầm gì đó với cu Lỳ; một lát sau thấy hai chị em khệ nệ bê ra con heo đất tiền để dành từ hồi Tết. "Chúng con cho ba mượn để trả tiền điện nước. Khi nào có tiền ba mua con heo đất khác ba nhé". Thằng cu con thỏ thẻ thật dễ thương vậy mà lại làm tôi nhớ đến Nguyễn Du - Nhẹ như bấc, nặng như chì... Khỏi nói thì ai cũng hiểu những lời đó "nguy hiểm" hơn gấp nhiều lần cách giãy đành đạch của cá mắc câu!

Nhiều năm sau, khi cả hai đứa con tôi đều đã lớn, tôi mới cố công để tìm hiểu vì cái lẽ gì mà tôi trăm trận trăm thua? Tôi hỏi cái Chù: "Con tự nghĩ ra chuyện đợi ba à?". "Dạ không. Mẹ nói ba say, nếu mẹ đợi là đổ dầu vào lửa, con nên cố gắng. Ba biết đó, mẹ thật là chính xác". Tôi hỏi thằng cu Lỳ: "Tại sao hồi đó con không chỉ cho ba chỗ mẹ cất tiền? Lỡ ba tức ba đánh con thì sao?". "Con sợ lắm nhưng không bằng sợ ăn cơm với muối. Hồi ba đi công tác, đã có lần hai ngày liền mẹ cho chúng con ăn cơm với muối. Mẹ nói để rèn luyện cho quen với sự khó khăn bất chợt nào đó". "Thế còn chuyện cái ống binh?". "Chúng con thương ba".

Các bạn ạ, Đức Bồ Đề Đạt Ma dạy rằng, có 3 điều không thể nào biết được trong cuộc đời này là cái chết, lòng biển sâu và giới hạn của bầu trời. Tôi muốn thêm một điều nữa: Cách các bà vợ dạy con cái để sao cho chúng nó vừa chống lại ba lại vừa thương yêu ba, bảo đảm hạnh phúc cho mỗi gia đình. Về khoản này, phụ nữ đạt đến tầm vóc của những thiên thần!

Tô Vĩnh Hà

#13
Cùng với niềm hạnh phúc có tin vui, không ít bà mẹ bị chứng ốm nghén quay đến tơi tả. Sau đây là một số cách đơn giản để hạn chế sự khó chịu của chứng ốm nghén.

- Trộn 1/2 thìa nước gừng, 1 thìa nước chanh tươi, 1 thìa bạc hà, 1 thìa mật ong với nhau, uống 3-4 lần trong một ngày.
- Trộn 1 thìa nước chanh tươi, 1 thìa bạc hà, 1 thìa mật ong với nhau, uống 3 lần một ngày.

- Một số loại thức ăn có tác dụng chống nôn ói là hoa hồi, cau, cà rốt, sơn trà, chanh. Có thể ăn vặt các loại quả khô như đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai... Trong suốt thai kỳ, tránh các xung đột hay những tình huống gây ức chế thần kinh khác.

Ngoài ra có thể thay đổi cách thức nấu nướng, tránh ăn các loại thức ăn có mùi khó chịu, không nên ăn canh, ăn quá nhiều đồ mỡ hoặc gia vị, tránh đồ ăn kích thích dạ dày và đường ruột. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít. Cũng không nhất thiết phải uống sữa bà bầu, chỉ cần ăn uống đủ chất là được.

(P.S: Thân tặng Sao - Vịt nhé)

#14
Có lẽ ai cũng biết được lợi ích của sách. Nhưng thói quen đọc sách không tự nhiên mà đến, nhất là trong thời đại bùng nổ các phương tiện truyền thông như hiện nay. Do vậy mà các ông bố bà mẹ chúng ta nên tập cho trẻ thói quen đọc sách từ bé. Cậu nhóc nhà mình bây giờ rất thích (mẹ) đọc sách, tối nào trước khi đi ngủ cũng chọn vài quyển truyện ưa thích để mẹ đọc cho nghe đến nỗi thuộc làu. Tuy chưa biết chữ nhưng khi mẹ cố tình đọc sai hay đọc thiếu đều nhắc nhở ngay. Nhiều lúc mình để ý cậu tự lấy sách ra xem, tự đọc theo ý của mình; nhiều lúc vừa chơi đồ chơi vừa nói chuyện theo các "kịch bản" trong sách với các món đồ chơi hay con thú đang chơi chung.
Tập thói quen:
Bây giờ các hiệu sách có rất nhiều loại, từ vài tháng tuổi trở đi, các bạn có thể chọn sách phù hợp với độ tuổi của con mình. Mỗi ngày các bạn hãy đọc sách cho bé nghe, lúc nào cũng được nhưng thích hợp nhất là trước giờ đi ngủ. Nên ôm bé vào lòng và cho bé xem chung với mình. Đảm bảo bé sẽ rất thích, rồi đến lúc trở thành thói quen, "nghiện" lúc nào không hay. Còn một điều nữa, khi bé đã thích nghe bạn đọc sách, hãy thay tên các nhân vật trong sách bằng tên bé và những người bé biết. Bé sẽ rất thích đấy. Chúc thành công.
#15
Chào các ông bố bà mẹ, hãy ghé qua link sau đây 1 chút để xem cách sinh con theo ý muốn, bạn bè mình nhiều người đã áp dụng có hiệu quả. Chúc mọi người thành công.
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nnn2n0n0n31n343tq83a3q3m3237nvn
#16
Tớ đang dùng máy scanner HP 5590, sau khi scan thảnh file dạng ảnh, muốn convert sang file văn bản. Nhưng Tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác thì ổn, còn Tiếng Việt thì thua. Giúp tớ với
#17
Thông thường bé bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi, sau đó số răng được tính bằng công thức: Số răng = Số tháng tuổi - 4 (Ví dụ: bé 18 tháng tuổi sẽ có 14 răng). Ðến 24 tháng bé hoàn tất bộ răng sữa 20 cái của mình. Một số trường hợp bé chậm mọc răng, có thể do suy dinh dưỡng, còi xương; vì vậy nên tăng cường phơi nắng vào buổi sáng cho bé (mỗi ngày từ 15-20 phút để cơ thể tổng hợp vitamin D), đồng thời chú ý cho bé uống sữa không dưới 500ml/ngày để cung cấp đủ calci.

Chế độ ăn của bé cũng cần phù hợp với số răng, bé chỉ có thể ăn cơm khi đã có răng nhai (răng hàm).

Một số bé tuy mọc răng chậm (Có thể là do yếu tố di truyền từ cha mẹ) nhưng vẫn khỏe mạnh, tăng trưởng bình thường so với lứa tuổi.

#18
Tớ thực sự lúng túng!!! Có nên đánh con hay không? (những đứa trẻ bé bỏng 4 - 5 tuổi, thậm chí khi chỉ mới 2 - 3 tuổi)
Nhớ lại lúc còn nhỏ, tớ cũng từng bị đánh đòn tơi bời, lúc đó thề với lòng rằng mai này có con sẽ luôn thương yêu chiều chuộng, ân cần hỏi han, giải thích, không bao giờ đánh đập con cái...
Nhưng đến lúc làm mẹ mới thấy, nhiều lúc tức sôi lên được, đét vào mông hắn mấy cái thì mới yên chuyện. Ông bà từng bảo "Thương cho roi cho vọt" mà!!! (nhưng ngay sau đó lại xót xa trong bụng).
Thời buổi văn minh, không ai khuyến khích chuyện đánh đập con cái, trẻ bị đánh đập, thậm chí chỉ cần la mắng nhiều cũng đã bị ảnh hưởng tâm lý, tạo thành những vết hằn trong tâm trí trẻ. Nhưng.... không đánh không được.
Phải làm sao bây giờ???
#19
Xin chào những ông bố bà mẹ của Hty,

Ý tưởng của tớ là lập một box để các thành viên Hty trao đổi kinh nghiệm và những chuyện xung quanh những "ông trời con" của chúng ta. Hy vọng mọi người ủng hộ kịch liệt.
;)

Sơ lược về ông trời con của tớ: ổng cầm tinh con dê, sinh năm Quý Mùi. Từ ngày ổng xuất hiện tự nhiên mình phải hầu hạ phục dịch còn hơn là bố mình ấy chứ. Thế mà chẳng dám kêu ca, còn lấy làm hạnh phúc. Một số câu chuyện về ổng đã được phát tán trên mục chát chít (Chuyện trẻ con).
#20
Không phân loại / Las Vegas
17/01/08, 08:52
Las Vegas, thành phố đánh bạc có quy mô lớn nhất hành tinh là một thành phố rất nhỏ (nhỏ hơn Sài Gòn nhiều), nó chỉ có một đường phố chính, rộng và dài. Bám hai bên là những dãy nhà cao tầng thật tráng lệ và được liên thông với nhau bằng những đường cầu dẫn, hoặc những lối đi quanh co. Các khách sạn. Đó là những lâu đài tuyệt vời nhất cho những người có ý định tới đây để thỏa mãn thú vui ném tiền...

Bên trong khách sạn, tầng trệt thường là một không gian rộng mênh mông với hệ thống chiếu sáng suốt 24/24 giờ mỗi ngày, rất lộng lẫy và dễ làm người ta bị kích động bởi chính cái cách bài trí máy móc phương tiện đánh bạc, bởi chính cái tiếng nhạc phát ra từ đó, và những hoạt động của con người (đông nghịt)... Khi ở trong đó, người ta sẽ không còn có cảm giác, không còn khái niệm về thời gian. Thật là một cỗ máy moi tiền khổng lồ.

Las Vegas nằm giữa sa mạc Nevada rộng mêng mông. Đường đến đó chỉ là những con đường thẳng tắp, xuyên qua sa mạc đầy khắc nhiệt, từ điểm gần nhất có thể tới bằng đường bộ cũng phải mất 4 tiếng đồng hồ xe hơi (trung bình chạy 100 mile/giờ). Chính vì thế mà ngay cạnh thành phố người ta đã xây dựng một sân bay (quốc nội) để những thượng đế ném tiền không phải tốn sức ngồi những 4 giờ trên xe hơi mới tận hưởng cơ hội. Không những thế, còn có cả một tuyến xe điện chạy quanh các khu cờ bạc, với điểm xuất phát nằm ở giữa trung tâm của nhà ga sân bay, cứ độ vài phút lại có một chuyến, ai muốn đi thì cứ lên mà đi, chẳng phải mất tý tiền nong cho "chuyện di chuyển quá vớ vẩn và vô duyên" (như ở những nơi khác). Hoàn hảo.

Còn nhiều thứ để nói nữa nhưng có một con số thật đáng ngạc nhiên: Nevada là một tiểu bang hoang mạc, nguồn thu nhập duy nhất chính là sòng bài Las Vegas, thế nhưng hàng năm đóng thuế cho chính quyền Liên bang đứng thứ 8 trên tổng số 50 tiểu bang! Một con số không thể tưởng tượng nổi.

(Theo lời kể của một người vừa đi L.V. về)
SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội