Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Topics - tinhbanvatoi

#181
Cảnh giác với thuốc tăng chiều cao   

Gần đây nhiều người dân chuyền tay nhau tài liệu "Hướng dẫn dùng thuốc tăng chiều cao cho trẻ" với nội dung giới thiệu thuốc. Thực ra, hiện chưa có thuốc nào giúp tăng chiều cao. Để đạt được mục đích này, cần chú trọng chế độ ăn uống và tập luyện.

Một phần nội dung của tài liệu kể trên được lấy từ mạng, phần khác không rő xuất xứ. Thuốc được giới thiệu là humatrope và chondroitin.

Humatrope là một chất tái tổ hợp của hoóc môn tăng trưởng tự nhiên. Nhiều trẻ em thấp lùn được dùng thuốc này; nhưng theo khảo sát của hãng sản xuất, kết quả không mấy lạc quan: những đứa trẻ được tiêm 3 lần mỗi tuần trong 4 năm liền chỉ tăng 1,27 cm so với những trẻ dùng giả dược; trong khi chi phí lên tới 20.000 USD mỗi năm.

Mặt khác, những người có lượng hoóc môn tăng trưởng quá lớn thì nguy cơ ung thư đại tràng lại cao. Trong cơ thể, có rất nhiều loại hoóc môn tác dụng hợp đồng với nhau như một dàn nhạc. Thêm hay bớt một chất có thể phá vỡ sự nhịp nhàng, gây nên những điều bất lợi, không ai có thể dự đoán trước được!

Còn chondroitin sulphat là một mucopolysacarit, chiết xuất từ sụn cá mập. Đây là chất sinh lý giác mạc, được dùng chữa chứng ít nước mắt, đỏ mắt kịch phát do giảm mucin, viêm kết mạc khô, mắt khô của người già, mắt khô khi mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Thuốc cũng ức chế sự hình thành các vi mạch máu nên cản được khối u hay ung thư.

Chưa thấy tài liệu nào nói về tác dụng tăng chiều cao của chất này. Nó không được dùng cho trẻ em, phụ nữ mang thai và người bị thiếu máu cơ tim.

Về nguyên tắc, không thể phối hợp chondroitin sulphat với hoóc môn tăng trưởng để làm tăng chiều cao cho trẻ như trong bản hướng dẫn nói trên.

Việc tăng tầm vóc của người Việt Nam là một vấn đề đang được đặt ra, phải giải quyết bằng nhiều cách, trong đó quan trọng nhất là vấn đề dinh dưỡng, luyện tập, đòi hỏi có thời gian lâu dài, qua nhiều thế hệ. Sự chênh lệch chiều cao giữa người này và người khác trong cùng thế hệ là lẽ tự nhiên. Vì vậy, không nên tin vào tài liệu "Hướng dẫn dùng thuốc tăng chiều cao cho trẻ" kẻo tốn tiền vô ích.

Theo Sức Khoẻ & Đời Sống
#182
Thuốc trị bệnh đau đầu   

Với đau đầu do sốt, cảm nóng-lạnh, bệnh nhân cần được dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Nếu đau đầu do tác dụng phụ của thuốc thì nên ngừng dùng hoặc đổi thuốc khác.

Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu. Nguyên nhân thứ phát là các bệnh như sốt, chấn thương, bệnh về mạch máu, chuyển hóa, viêm nhiễm thần kinh, tai, mắt, mũi, họng, bệnh răng hàm mặt, do dùng thuốc, do môi trường... Đau đầu nguyên phát thường là đau nửa đầu (migraine), đau đầu từng chùm, đau đầu do stress (căng thẳng, co cơ).

Với đau đầu thứ phát, việc tìm bệnh căn khá dễ dàng. Nếu đau đầu do sốt, cảm nóng, lạnh thì dùng thuốc hạ nhiệt, giảm đau. Đau đầu do viêm nhiễm thì dùng kháng sinh, thuốc kháng viêm; đau do tác dụng phụ của thuốc thì ngừng dùng hoặc đổi thuốc. Thường bệnh nhân phải dùng các thuốc đặc hiệu cho bệnh chính kết hợp với các thuốc chống viêm không steroid phù hợp. Khi khỏi các bệnh chính thì bệnh đau đầu cũng hết.

Với bệnh đau nửa đầu, phải tìm ra cách chữa tùy thuộc vào từng người. Nguyên tắc là tránh các kích thích, căng thẳng, trị dứt cơn đau tích cực, dùng biện pháp dự phòng. Cá nhân người bệnh có thể nhận biết được tiền triệu của cơn migraine. Với bệnh nhân này, phải dùng ngay metoclopramid làm giảm buồn nôn (nếu có), có thể dùng nước gừng tươi thay thế. Ergotamin hoặc dihydroergotamin (với rất nhiều biệt dược như tamik, seglor, rigetamin, cormetamin...) duy trì thế cân bằng vận mạch não và kháng serotonin, điều trị cơ bản chứng đau nửa đầu, nhức đầu vận mạch, chấn thương, suy tĩnh mạch mạn, rối loạn thần kinh trung ương.

Thuốc có nhiều dạng: khí dung, thuốc uống, thuốc đặt, thuốc tiêm. Không dùng cho người mắc bệnh gan, thận nặng, tim, xơ cứng động mạch, suy mạch vành, phụ nữ mang thai hoặc khi phối hợp với các thuốc erythromycin, troleandomycin, josamycin. Tác dụng phụ là buồn nôn, nôn (không uống thuốc lúc đói), không nên dùng cho người đang nuôi con bú.

Đau đầu từng chùm xuất hiện vào một giờ nhất định, thường là 1 giờ sáng, mỗi năm vài đợt. Người bệnh đau ở vùng mắt, thái dương, chảy nước mắt, sau 15 phút đau tăng lên dữ dội, có người muốn tự vẫn vì không chịu nổi. Sau đó, bệnh trở thành mạn tính, có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Để chặn các cơn đau nên dùng sớm verapamil, kết hợp với ergotamin.

Đau đầu do stress là dạng hay gặp nhất, chiếm tới hơn 70% các loại đau đầu cấp tính. Nữ mắc nhiều hơn nam và có yếu tố gia đình. Đau có thể ở 2 bên đầu, không cố định một nơi, đau nhói 1-2 vùng hoặc lan tỏa, kéo dài không dứt, âm ỉ, bóp nén. Cơn đau xuất hiện bất thường, người bệnh làm việc uể oải, chán nản, mệt mỏi, mất ngủ, phải đi nghỉ sớm. Đa số người bệnh tự dùng thuốc giảm đau thông thường và thuốc an thần gây ngủ. Tuy nhiên, việc dùng lâu dài sẽ gây nhiều tác dụng phụ.

Để điều trị, cần giải quyết các stress, tâm lý trị liệu, giảm bớt căng thẳng kết hợp với xoa bóp, thư giãn, khí công. Dùng amitriptylin liều thấp kết hợp với aspirin hoặc paracetamol, chườm lạnh vùng đau. Dùng tay tìm vùng đau nhất ở đầu, có thể thấy 1 hoặc 2 điểm, dùng đá chườm vào những điểm đó 15-20 phút, 2 lần/ngày, cơn đau đầu sẽ giảm và hết dần. Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các loại đau đầu mà không e ngại có tác dụng phụ nào.

Tốt nhất là khi bị đau đầu, bệnh nhân nên được khám, xét nghiệm cẩn thận để có thể loại trừ bệnh lý tổn thương nội sọ và dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ. Đau đầu là một bệnh lành tính nhưng hay tái phát, không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Dù không chữa được khỏi hẳn song việc làm giảm được tần số, mức độ các cơn đau, chặn và cắt được các cơn đau cũng là một việc rất quan trọng.

(Theo Vnexpress)
#183
Bệnh rụng tóc và cách điều trị   

Rụng tóc có nhiều nguyên nhân, có thể do bản thân tóc hoặc do bệnh của cơ quan khác. Đây là hậu quả của sự tăng hoạt tính hoóc môn nam ở những người mẫn cảm về phương diện di truyền, có thể liên quan tới tiền sử rụng tóc của gia đình.

Chu kỳ phát triển tóc trải qua hai giai đoạn: mọc và nghỉ. Giai đoạn tóc mọc thường kéo dài 3-5 năm, sẽ cho biết chiều dài của sợi tóc. Tóc mọc trung bình 0,35 mm mỗi ngày. Có một giai đoạn kéo dài độ vài tuần giữa 2 kỳ mọc và nghỉ. Giai đoạn ngưng phát triển kéo dài độ 3 tháng, đưa tới sự rụng tóc. Sau đó, nang tóc chuyển qua một chu kỳ mới, một lớp tóc mới thay cho lớp tóc đã rụng. Chu kỳ đó giúp cho sự thay thế tóc trên da đầu. Ở bất cứ lúc nào cũng đều có 90% tóc ở trong giai đoạn đang mọc và 10% tóc ở trong giai đoạn nghỉ. Bình thường da đầu mất 100-150 sợi tóc mỗi ngày và tóc thưa dần khi có tuổi.

Bệnh rụng tóc tùy thuộc vào sự biến đổi testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) bởi yếu tố men 5-alpha reductase. DHT sẽ gắn vào một thụ thể kích thích tố nam, gây nên những tác dụng phức tạp và khác biệt. Ở nang tóc của những người bị hói thiên về di truyền hay mẫn cảm với nồng độ kích thích tố nam bình thường có hiện tượng thừa DHT, ngăn cản sự mọc tóc.

Nam giới thường rụng tóc ở vùng trán và thưa tóc trên đỉnh đầu. Tùy theo mức độ, họ có thể bị rụng gần hết hay chỉ còn lại tóc hình móng ngựa ở vùng thái dương và sau gáy (hói đầu). Trái lại, phụ nữ thường còn tóc ở vùng trán và thưa tóc ở trên chẩm. Nếu xem kỹ da đầu người bị rụng tóc sẽ thấy một số lớn tóc nhỏ, ngắn và thưa hơn bình thường, không thấy dấu hiệu viêm hay có sẹo như những bệnh nhân bị rụng tóc do nguyên nhân khác (như bệnh lupus ban đỏ). Vì bệnh này tiến triển chậm nên tóc thường không rụng khi chải hoặc gội đầu.

Trường hợp rụng tóc thái quá thường là do kết quả của bệnh nặng hoặc do ngưng phát triển tóc hay rụng tóc từng vùng. Bệnh thứ nhất thường xảy ra sau khi đau ốm, có thai hay dùng một số thuốc, trong khi bệnh thứ hai là do một sự tự miễn làm cho tóc rụng từng vùng.

Dù rằng bệnh là kết quả của một sự gia tăng biến đổi testosterone thành DHT, nhưng bác sĩ cũng cần loại bỏ nguyên nhân dư thừa kích thích tố nam từ trung ương. Những triệu chứng khác của bệnh dư thừa testosterone gồm: có nhiều trứng cá, mọc nhiều lông, kinh nguyệt không đều và hiếm muộn. Đo lượng testosterone và DHT sẽ giúp cho việc định bệnh.

Một số biện pháp điều trị:
Dùng minoxidil

Thuốc này dùng để chữa trị bệnh cao áp huyết, dạng thuốc bôi ngoài. Nó đã được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) chấp thuận để chữa bệnh rụng tóc vì kích thích tố nam tăng hoạt tính, bán tự do không cần đơn. Dường như minoxidil làm gia tăng sự tăng trưởng tế bào gốc chân tóc và kéo dài giai đoạn mọc tóc. Khi điều trị minoxidil, khoảng một nửa số nữ bệnh nhân thấy có kết quả khả quan. Thuốc thường được thoa trên da đầu hai lần/ngày trong một thời gian dài. Biến chứng thường gặp là tóc mọc rậm, đặc biệt là trên trán và gò má.

Dùng spironolactone

Đây là thuốc lợi tiểu, thường được dùng để chữa bệnh cao áp huyết vì kháng aldosterone. Nó có tác dụng kháng testosterone do cạnh tranh thụ thể với DHT và ngăn chặn sản xuất testosterone. Nam giới dùng thuốc này có thể bị phì đại tuyến vú và giảm khả năng tình dục.

Việc uống spironolactone chữa rụng tóc thường bắt đầu ở hàm lượng 25-50 mg mỗi buổi sáng và tăng dần cho tới 100 mg, mỗi ngày uống 2 lần. Những phản ứng phụ thường thấy là kinh nguyệt bất thường và đau nhức vú, chúng có thể giảm nếu bệnh nhân dùng thuốc ngừa thai loại progestin thuộc thế hệ thứ ba. Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt do hạ áp huyết, có thể ngừa được nếu uống nhiều nước mỗi ngày.

Dùng Finasteride

Thuốc này ngăn ngừa sự sản xuất DHT mà không ảnh hưởng tới các hoóc môn khác. Finasteride đặc biệt ngăn chặn sự biến đổi testosterone ra DHT và không có ảnh hưởng đáng kể trên lượng testosterone trong huyết thanh. Phản ứng không mong muốn gồm: mất khả năng tình dục, làm giảm ham muốn tình dục, giảm khối lượng tinh dịch ở khoảng 5% bệnh nhân. Finasteride không dùng cho phụ nữ có thai vì có thể gây quái thai.

Ngoài ra, còn nhiều cách khác cho ta cảm tưởng tóc dày như dùng thuốc nhuộm, keo xịt tóc, gel... Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ nên dùng một cách chừng mực để không làm bệnh rụng tóc nặng thêm.

(Theo Vnexpress)
#184
Nevirapine có thể tăng khả năng đề kháng của vi   

Nevirapine, một loại thuốc chống AIDS hiện đang được sử dụng rộng rãi để ngăn sự truyền nhiễm HIV từ mẹ sang con có thể làm tăng khả năng đề kháng của virus HIV.

Nevirapine là một loại thuốc chống AIDS được sử dụng cho các phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV và cho trẻ mới sinh có thể giúp giảm tỷ lệ truyền HIV từ mẹ sang con đến khoảng một nửa. Với công dụng này, nó trở thành chọn lựa để ngăn sự truyền bệnh từ mẹ sang con ở nhiều quốc gia đang phát triển.

Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đây đã cho thấy có nhiều nguy cơ đề kháng đối với nevirapine, nghĩa là việc sử dụng nevirapine có thể làm tăng khả năng đề kháng của virus HIV. "Nhưng điều này ở các bệnh nhân chưa thật sự rő ràng, và cần có nhiều nghiên cứu hơn mới có thể kết luận được điều này", các nhà nghiên cứu lưu ý trên tờ tạp chí Bệnh truyền nhiễm ngày 1-6.

Một nghiên cứu do các nhà khoa học từ Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ, sử dụng một phương pháp kỹ thuật rất nhạy để phát hiện sự đột biến làm tăng khả năng đề kháng ở các mẫu HIV-1 từ 50 phụ nữ ở Nam Phi trước và sau khi điều trị với chỉ loại thuốc nevirapine.

Nhóm nghiên cứu của CDC kết luận rằng khả năng đề kháng của virus xảy ra ở ít nhất là 65% phụ nữ sau khi sử dụng liệu pháp điều trị chỉ có thuốc nevirapine, và có hơn 1/3 sự đề kháng này đã không được phát hiện bởi các xét nghiệm ở phòng thí nghiệm thông thường.

Ở một nghiên cứu khác, các nhà khoa học thuộc Trường ĐH đã phân tích các mẫu virus HIV từ 9 phụ nữ và năm em bé, những người được áp dụng liệu pháp điều trị nevirapine. Sau một hay nhiều hơn một năm sử dụng nevirapine, các xét nghiệm thông thường cũng đã không phát hiện được sự đề kháng của virus HIV trong một hay hai năm.

Nghiên cứu thứ ba cho thấy tỷ lệ đề kháng với nevirapine khác nhau ở kiểu HIV-1 phụ. Họ nghiên cứu tỷ lệ đề kháng nevirapine ở 65 phụ nữ bị nhiễm virus phụ nhóm C, virus phụ phổ biến ở nhiều nước đang phát triển, sau đó so sánh với 241 phụ nữ ở Uganda bị nhiễm virus phụ nhóm A hoặc D. Kết quả cho thấy có sự tăng khả năng đề kháng đáng kể ở những phụ nữ nhiễm virus phụ nhóm C (69%) hơn so với nhóm A hoặc D.

"Có một lựa chọn thay thế cho việc chỉ sử dụng nevirapine là kết hợp nhiều liệu pháp điều trị, và điều này có thể giúp giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm HIV khi giảm nguy cơ đề kháng ở người mẹ. Nhưng nó đắt hơn và có thể đòi hỏi nhiều thiết bị chăm sóc sức khỏe hơn", các nhà nghiên cứu nói.

(Theo TT)
#185
Bạn biết gì về thuốc làm đẹp da?   
Rất nhiều loại dược phẩm đang được quảng cáo là có tác dụng làm cho làn da quý bà trẻ lại, mịn màng, tươi sáng, hết mụn trứng cá và vết nhăn. Khác với mỹ phẩm, thuốc cho tác dụng toàn thân. Tuy nhiên, do không phải thuốc tiên nên tác dụng của nó không "thần kỳ" như bạn hy vọng.

Những viên thuốc chứa các chất dinh dưỡng làm đẹp làn da đã mở ra một cánh cửa mới trong ngành mỹ phẩm, đó là mỹ phẩm làm đẹp làn da qua đường uống. Mục đích là chuẩn bị về mặt cơ bản cấu trúc làn da - từ thượng bì, trung bì đến hạ bì - thuận tiện cho việc sử dụng các loại kem thoa da.

Trong nhóm thuốc bổ cho da, sản phẩm trẻ hóa đang trở nên thịnh hành hơn bao giờ hết, nhất là với những phụ nữ ở lứa tuổi từ 25 đến 40. Thuốc có thể ở dạng viên nén hoặc viên nhộng, dạng bột hay nước, và được xem là "thần dược" của làn da vì theo quảng cáo, những loại thuốc này giúp tăng tính săn chắc, độ sáng và sức sống cho làn da. Thuốc được chia làm những loại chính sau:

- Củng cố làn da: Tăng độ săn chắc giúp da trở nên mềm mại, mịn màng. Thông thường đó là những chất có chứa chiết xuất từ sinh vật biển hoặc collagen.

- Duy trì độ ẩm: Ngăn ngừa mất nước và cung cấp độ ẩm cần thiết cho da. Thuốc có chứa các chất như hyaluronic, ceramide và amino acid.

- Kích thích tế bào sắc tố: Chuyển hóa tế bào hắc tố thành nhạt hơn giúp da trở nên trắng sáng hơn. Hoặc ngược lại, với những ai muốn có làn da nâu thì da sẽ trở nên thẫm hơn mà không cần phơi nắng.

- Chống tia cực tím: Thành phần của thuốc giúp cho làn da có thể chống chọi được với ánh nắng mặt trời.

- Ngăn ngừa độc tố: Đẩy những độc tố ra khỏi cơ thể. Lợi ích đầu tiên là "rửa ruột" và giúp giảm cân, nhưng về lâu về dài, những độc tố trong da cũng sẽ được giải quyết.

- Điều hòa kinh nguyệt: Giúp cân bằng hoóc môn trong những ngày phiền toái và nhờ đó mà hạn chế những thay đổi nội tiết khiến cho da nổi mụn, tiết quá nhiều chất nhờn hay ửng đỏ.

Chẳng phải vô cớ mà các loại thuốc đẹp da (cả Đông Y lẫn Tây Y) dần chiếm được cảm tình của phái đẹp bởi vì ngoài công dụng trẻ hóa làn da, những loại thuốc này còn được xem là có lợi cho sức khỏe nói chung. Thuốc đẹp da có những ảnh hưởng tốt đối với cơ thể nhờ chiết xuất từ thiên nhiên và khả năng đưa những dưỡng chất thẩm thấu sâu hơn vào da. Kết quả sẽ phải chờ từ 4 đến 6 tuần mới có thể thấy.

Thận trọng khi sử dụng

Thuốc làm đẹp cho da đa số đều là thuốc không cần toa. Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo với những loại thuốc bổ quảng cáo rằng "mang lại hiệu quả tức thì", chắc chắn sẽ phải thận trọng khi dùng. Mặt khác, một loại thuốc chỉ có thể hữu hiệu với một vài tác dụng nhất định chứ không thể vừa trị mụn trứng cá lại vừa trị được cả nám da.

Uống nhiều thuốc đẹp da không hẳn đã tốt, nếu không muốn nói là có hại cho thận và gan. Thuốc đẹp da cũng là một loại thuốc bổ, mà quá nhiều thuốc bổ thì sẽ tăng lượng độc tố trong cơ thể. Ví dụ, uống quá nhiều vitamin A sẽ gây ra chứng rụng tóc; hay uống quá nhiều vitamin C sẽ ngăn ngừa cơ thể hấp thụ kẽm.

Cũng chính vì lý do đó mà các bác sĩ khuyên bạn giải quyết những vấn đề về da bằng kem dưỡng hay các hình thức mỹ viện khác, không nên tự ý sử dụng các vitamin A, C, muối, kẽm dưới dạng nguyên chất mà cần có chỉ định của bác sĩ.

Các thuốc phối hợp với liều được hướng dẫn sẵn thì có thể tự dùng được.

Lời khuyên cho người dùng thuốc

Chỉ uống thuốc không thôi khó có thể "nâng cấp" làn da một cách toàn diện. Lối sống, thói quen hàng ngày và chế độ ăn mới là những tác nhân chính quyết định làn da xấu hay đẹp, trẻ hay già.

Không nên áp dụng cùng lúc hai phương án điều trị: nếu muốn thực hiện hai đợt điều trị đồng thời với nhau thì nên xem kỹ công thức thuốc để tránh tình trạng trùng lặp hoạt chất.

Nếu suốt năm thường xuyên dùng thuốc chống lão hóa thì khi đi du lịch cần chống nắng nên ngưng dùng thuốc chống lão hóa vì thuốc chống nắng chứa hoạt chất giống với thuốc chống lão hóa.

Không nên dùng thuốc đẹp da khi mang thai và cho con bú.

Nên uống thuốc khi ăn vì vitamin A & E tan trong chất béo nên dễ hấp thu cùng với chất lipid trong thức ăn.

Thuốc uống có thể gây ra dị ứng. Nhiều người do không hợp với chiết xuất của sinh vật biển nên làn da đã bị phá hủy trầm trọng. Các bác sĩ cho rằng chất collagen hay hyaluronic acid có thể được chiết xuất từ nhiều nguồn khác nhau và một khi nó bắt nguồn từ động vật, khả năng gây dị ứng là rất lớn.

Khi đã dùng thuốc thì phải sử dụng trong thời gian dài. Nếu đang sử dụng mà nghỉ một thời gian, làn da có thể sẽ trở nên lão hóa nhanh chóng.

Theo Đẹp

#186
Thuốc quý cho phụ nữ sau khi sinh   

Sau khi sinh, phụ nữ thường yếu sức, mệt mỏi... Theo kinh nghiệm dân gian, có nhiều phương thuốc đơn giản, hữu hiệu và không gây tác dụng phụ để khắc phục tình trạng này

Thuốc làm phục hồi nhanh sức khỏe

Ở miền núi, có các cây bổ béo, khế rừng, củ gió đất.

Rễ bổ béo:

Thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, rửa sạch, cắt bỏ gốc, đầu rễ và rễ con, thái mỏng, ngâm nước vo gạo trong 24 giờ, rửa sạch nhiều lần rồi phơi hoặc sấy khô.

Sau đó, tẩm rễ với nước gừng với tỷ lệ 50g gừng tươi trong 100ml nước, đun nóng 10-15 phút, lấy ra, phơi khô, rồi lại ngâm nước gừng cho đến khi hết nước tẩm.

Để nguội, lại phơi nắng hoặc sấy cho thật khô, sao vàng. Ngày dùng 10-20g dưới dạng nước sắc (kinh nghiệm của dân tộc Mường).

Thân và cành khế rừng:

Thu hái quanh năm, tuốt bỏ lá, rửa sạch (đối với thân và cành to chỉ dùng vỏ, còn cành nhỏ thì để nguyên), thái mỏng, phơi khô, sao vàng. Khi dùng lấy 20-40g dược liệu giã nhỏ, hãm với nước sôi, uống đều hằng ngày thay nước chč trong vài tuần.

Thuốc có mùi thơm nhẹ, rất dễ chịu (kinh nghiệm của các dân tộc Tày và Dao).

Củ gió đất:

Đào về, tước bỏ những phiến của lá bắc và bao hoa, rửa sạch, thái mỏng, phơi

khô, sao qua rồi ngâm rượu với tỷ lệ 1/5 trong một tháng hoặc càng lâu càng tốt. Rượu có màu đỏ thẫm, thơm, vị hơi chát, đắng. Ngày uống hai lần, mỗi lần một chén nhỏ trước bữa ăn. Thêm đường cho dễ uống.

Thuốc làm tăng tiết sữa

Dùng độc vị, theo các tài liệu cổ (Nam dược thần hiệu và Bách gia trân tàng):

- Hạt mùi nấu với gạo nếp thành cháo ăn đều hằng ngày.

- Rau đay (150-200g) nấu canh ăn hằng ngày trong tuần đầu tiên sau khi đẻ; các tuần sau, mỗi tuần ăn hai lần với liều 200-250g.

- Quả vả phơi khô hoặc sấy giòn, tán bột, rây mịn. Mỗi ngày uống hai lần, mỗi lần 12g với nước đun sôi để nguội vào lúc đói. Dùng 3-5 ngày.

- Dùng phối hợp, lői thông thảo (10-20g) bào mỏng thành sợi (y học cổ truyền gọi là ty thông thảo), chân giò lợn (1 cái) hoặc móng giò lợn (2-5 cái), gạo nếp (30-50g).

Chân giò hoặc móng đem chặt nhỏ, nấu thật nhừ rồi cho thông thảo và gạo nếp vào. Tiếp tục nấu trong một giờ đến khi nhừ nhuyễn, thêm gia vị, để nguội, ăn trong ngày. Dùng 3 ngày, nếu cần có thể dùng thêm vài ngày nữa.

Hoặc thông thảo 10g, hạt bông 12g (sao vàng), cám gạo nếp 10g (sao), sắc uống.

Thuốc phòng chống chứng sản hậu

- Nghệ vàng 300g (giã nát), trộn với 3-4 lít nước, ngâm trong vài giờ, thỉnh thoảng khuấy đều, rồi gạn. Lấy 1 kg gạo nếp đã vo kỹ vào nước nghệ, ngâm trong 5-7 ngày đêm (ngày phơi, đêm ngâm). Vớt gạo ra, hong khô, rồi rang khô giòn, tán bột, rây mịn. Ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.

- Nga truật (nghệ đen), hương phụ mỗi vị 100g; quả quất non 50g, cắn nước tiểu 5g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột, rây mịn, rồi luyện với mật làm viên bằng hạt ngô. Ngày uống 10 viên.

- Mần tưới, mạch môn mỗi vị 20g; ngải cứu 10g; nhân trần 6g, rẻ quạt, vỏ bưởi đào mỗi vị 4g. Sắc uống ngày một thang. Dùng 10 ngày.

- Sâm đại hành, thanh ngâm mỗi vị 100g, nghệ vàng 200g. Thanh ngâm sắc lấy nước đặc; sâm và nghệ sấy riêng từng thứ, tán bột. Ngày uống 20g sâm và 20g nghệ với nước sắc thanh ngâm.

Theo Sức khỏe và đời sống
#187
Bệnh Giang Mai   

Do vi khuẩn Treponema pallidum, một xoắn khuẩn. Chẩn đoán xác định bằng cách làm test máu, thường làm nhất là test RPR (reagin huyết tương nhanh) hoặc TPHA.

Thời gian ủ bệnh: thường từ 21-35 ngày. Có thể 10-90 ngày. Những vết loét là yếu tố để lây truyền HIV.

Triệu chứng và dấu hiệu: Nguyên phát: có một (hay hơn một) vết loét không đau, đường kính 1-2 cm, ở dương vật hay ở trong hay quanh âm đạo và có thể không nhận thấy. Thứ phát: ban đỏ ở lòng bàn tay và gan bàn chân, cả ở thân mình, cánh tay và cẳng chân, kčm theo khó chịu, đau họng, sốt nhẹ, đau cơ. Cũng có thể không có dấu hiệu gì.

Chẩn đoán phân biệt: hạ cam, mụn giộp, vẩy nến, viêm da (eczema), sùi mào gà sinh dục, và nhiều bệnh khác có những biểu hiện ngoài da giống như của giang mai, nên được gọi là kẻ đánh lừa giỏi.

Biến chứng: giang mai muộn hay giai đoạn 3: (sau 3 đến 15 năm). Tổn thương tiềm ẩn ở hệ thống các cơ quan (gôm giang mai), u ở da, xương hoặc gan, giang mai tim mạch ảnh hưởng đến động mạch chủ và gây ra phình mạch hoặc bệnh ở van tim, bệnh ở hệ thần kinh trung ương - liệt, viêm màng não, mù, tử vong.

Ảnh hưởng đến thai nghén/sơ sinh: sẩy thai tự nhiên (quý 2 hay đầu quý 3), đẻ non, thai chậm phát triển trong tử cung, thai chết lưu hoặc chết sau khi đẻ ra.
Nếu thai bị nhiễm khuẩn mà sống sót thì có thể bị tổn thương ở nhiều cơ quan: viêm mũi, tổn thương da và ban đỏ, bất thường về răng, điếc, mù và những dị tật thần kinh trầm trọng hơn nữa (mất khả năng học tập, rối loạn tâm tính...).

Ghi chú: tầm soát giang mai là chiến lược đáng làm để giảm tỷ lệ bệnh và tử vong cho trẻ.

Điều trị:

Giang mai sớm (dưới 2 năm): Benzathine Pen G 2.4 triệu, tiêm bắp 1 liều duy nhất hoặc Procaine Pen G 1.2 triệu tiêm bắp trong 10 ngày liên tiếp hoặc Doxycycline 100 mg uống 4 lần mỗi ngày trong 15 ngày.

Giang mai tiềm ẩn (trên 2 năm): Benzathine Pen G 2.4 triệu, tiêm bắp mỗi tuần trong 3-4 tuần hoặc Procaine Pen G 1.2 triệu tiêm bắp trong 20 ngày liên tiếp hoặc Doxycycline 100 mg 4 lần mỗi ngày trong 30 ngày.

Giang mai sớm, khi có thai (dưới 2 năm): Benzathine Pen G 2.4 triệu, tiêm bắp 1 liều duy nhất hoặc Procaine Pen G 1.2 triệu tiêm bắp trong 10 ngày liên tiếp.

Giang mai tiềm ẩn, khi có thai, (trên 2 năm): Benzathine Pen G 2.4 triệu, tiêm bắp mỗi tuần trong 3 tuần hoặc Procaine Pen G 1.2 triệu tiêm bắp trong 20 ngày liên tiếp hoặc Erythromycine 500 mg, uống 4 lần mỗi ngày trong 30 ngày.

Dùng Erythromycine có tỷ lệ thất bại cao. Benzathine penicilline (Bicillin L-A, Penadur L-A, Permapen)là kháng sinh có tác dụng lâu dài của họ penicillin được dùng để điều trị giang mai, loét sinh dục và các nhiễm khuẩn khác, kể cả viêm họng. Thuốc bao giờ cũng được dùng ở dạng tiêm bắp. Thuốc ở dạng: bột để hoà tan khi tiêm: 1.2 hoặc 2.4 triệu đơn vị trong một lọ 5 ml.

Liều lượng:

Với loét sinh sinh dục, giang mai sớm hoặc phòng ngừa giang mai sau khi bị tấn công tình dục hoặc phơi nhiễm: tiêm bắp 2.4 triệu đơn vị, một lần.

Với giang mai muộn: tiêm bắp 2.4 triệu đơn vị mỗi tuần, trong 3 tuần.

Không dùng: Những người có dị ứng với thuốc họ penicillin.

Chú ý: Bao giờ cũng phải có epinephrine trong tay khi tiêm penicillin. Theo dői xem có biểu hiện và choáng dị ứng không, có thể xảy ra trong vòng 30 phút.

BS ĐŔO XUÂN DŨNG

Theo TTO
#188
Lưu ý khi dùng thuốc tránh thai   

Loại thuốc tránh thai phối hợp oestrogen và progesteron ngoài mục đích ngừa thai còn giúp điều hòa được kinh nguyệt và giảm nguy cơ u xơ tử cung.

Trong nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt, tuyến yên bài tiết hoóc môn FSH làm cho nang trứng trưởng thành và tiết foliculin (oestrogen). Sau đó, vùng dưới đồi tiết hoóc môn giải phóng LH. Đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh, khi FSH/LH đạt được tỷ lệ thích hợp thì buồng trứng phóng noãn, nếu gặp tinh trùng sẽ xảy ra hiện tượng thụ tinh và làm tổ trong tử cung. Việc sản xuất thuốc tránh thai đã dựa vào nguyên lý này.

Bằng cách đảo ngược sự bài tiết hoóc môn theo chu kỳ bình thường, nó làm cho hiện tượng phóng noãn không xảy ra nữa. Thuốc cũng làm cho dịch nhày ở cổ tử cung thay đổi, trở nên đậm đặc hơn khiến tinh trùng khó xâm nhập vào tử cung, đồng thời làm cho niêm mạc tử cung kém phát triển, không thuận lợi cho việc làm tổ của trứng đã thụ tinh.

Do có tác dụng đặc hiệu ở nhiều khâu như vậy nên thuốc tránh thai thường mang lại hiệu quả rất cao nếu sử dụng đúng cách. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tránh thai nhưng thực chất chỉ thuộc 2 nhóm:

Thuốc tránh thai phối hợp: Trong thành phần có oestrogen và progesteron. Các viên tránh thai phối hợp thường cho kết quả khoảng 98%. Loại thuốc này ngoài mục đích ngừa thai còn điều hòa được kinh nguyệt và làm giảm được nguy cơ u xơ tử cung... Không dùng cho bệnh nhân huyết áp, tiểu đường, u bướu tiến triển, viêm gan, bệnh về mạch máu... nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Viên tránh thai đơn độc liều thấp: Trong thành phần chỉ chứa các chế phẩm của progesteron. Loại này thường được dùng cho những người bị chống chỉ định với oestrogen như bệnh huyết áp, bệnh mạch máu, phụ nữ cho con bú... Hiệu quả tránh thai không cao bằng viên phối hợp, lại phải dùng liên tục hàng tháng không được nghỉ ngày nào. Thời điểm dùng thuốc trong ngày phải đúng giờ nhất định.

Còn thuốc tránh thai khẩn cấp thực chất là viên tránh thai đơn độc liều cao, thường được chỉ định cho các trường hợp quan hệ không thường xuyên hoặc có quan hệ ngoài ý muốn. Thuốc có tác dụng ngừa thai sau quan hệ trong vòng từ 72 giờ đến 120 giờ. Sử dụng càng sớm càng cho hiệu quả cao. Việc dùng thường xuyên sẽ gây nhiều tác dụng phụ.

Trước khi muốn sử dụng thuốc tránh thai dù là loại nào đi chăng nữa, chị em cũng nên đến gặp bác sĩ hoặc tham vấn ý kiến của nhân viên y tế để việc sử dụng thuốc được an toàn, hiệu quả và kinh tế.

Theo SK & ĐS
#189
Trị mụn đúng cách    [/center

Điều trị mụn trứng cá không phải vấn đề đơn giản theo kiểu "chỉ sau 1 tháng, mụn đã sạch bong". Nhưng bạn cũng không phải chung sống suốt đời với mụn. Để giải quyết dứt điểm những đám mụn đáng ghét, người bệnh phải kiên nhẫn, có sự theo dői điều trị thường xuyên của bác sĩ chuyên khoa da liễu. Tùy trường hợp, bác sĩ có thể cho dùng thuốc bôi, thuốc uống hay các phương pháp khác.

Thuốc bôi tại chỗ

- Clindamyncin: Dung dịch 1% có hiệu quả nhất trong việc làm giảm vi khuẩn Propionibacterium acnes (thường gặp ở vùng da nhờn), có tác dụng tốt đối với mụn mủ, sẩn mủ, nhưng đối với nang mụn và nhân mụn thì thuốc ít có hiệu quả.

- Erythromycin: Dung dịch 4% có tác dụng giống Clindamyncin. Sau khi dùng khoảng 12 tuần, khoảng 2/3 bệnh nhân có kết quả tốt.

- Lưu huỳnh: Là loại thuốc cổ điển, nhưng vẫn còn được một số người dùng vì giá rẻ. Thuốc có tác dụng sát trùng, giảm nhờn, thường được pha trong cồn và long não, hoặc pha dưới dạng kem với resorcine có tác dụng tiêu mụn nhẹ.

- Benzoyl peroxyde: Đầu tiên bôi loại nồng độ 5, sau đó tăng lên loại 10 nếu da không bị kích ứng. Nên sử dụng công thức có chất nền là nước (water-based formulation) vì ít gây kích ứng da hơn loại có cồn. Loại nồng độ 2,5 dành riêng cho bệnh nhân có làn da nhạy cảm. Benzoyl peroxyde có tác dụng chống vi khuẩn gây mụn, làm giảm axít béo tự do trong nang tuyến bã, làm tiêu nhân mụn. Thuốc này thường gây kích thích da, lột da. Cần tránh nắng trong thời gian dùng thuốc vì ánh nắng làm da cháy đỏ, đen sạm đi.

- Tretinoin: Đây là loại thuốc bôi có hiệu quả trên nhân mụn, làm trồi nhân mụn ra ngoài. Thuốc ít có hiệu quả với mụn mủ và mụn nang. Tretinoin thường gây kích thích da mạnh, gây đỏ da lúc mới bắt đầu điều trị. Khi chưa quen có thể bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 ngày 1 lần cho đến khi quen với thuốc. Ban đầu để thuốc trên da khoảng 30 phút rồi rửa sạch, sau đó thời gian để thuốc tăng dần. Thông thường nên dùng loại nồng độ 0,05. Phải dùng trong 6-12 tuần mới có kết quả tốt. Có thể phối hợp với kháng sinh tại chỗ (ví dụ Efasol, Hiteen, Erylik) làm tăng tác dụng diệt vi trùng gây mụn.

- Adapalene: Có tác dụng giống Tretinoin nhưng ít gây kích ứng.

- Axít Acelaic (Azelin) : Có tác dụng diệt vi khuẩn gây mụn, tiêu mụn, hiệu quả đối với tất cả các loại mụn, ít tác dụng phụ.

Điều trị toàn thân

1. Kháng sinh

- Tetracyclin: Tác dụng giảm vi khuẩn gây mụn, giảm sự tập trung của axít béo tự do trong nang tuyến bã. Tuy vậy, có một số tác dụng phụ như phát triển nấm ở vùng kín, làm da nhạy cảm với ánh nắng...

- Minocyclin: Là loại kháng sinh rất tốt. Hấp thụ tốt hơn Tetracyclin, ít chịu tác động của thức ăn và sữa. Nhưng nó làm tăng sắc tố da, da mặt có thể sạm đi tạm thời trong thời gian dùng thuốc.

- Clindamycin: Loại kháng sinh tốt trong điều trị mụn, tuy nhiên có thể gây viêm đại tràng giả mạc.

- Erythromycin: Có thể dùng thay thế đối với những người không dùng được Tetracyclin. Tác dụng phụ là gây khó chịu dạ dày, buồn nôn. Tuyệt đối không dùng Erythromycin estolat để điều trị mụn vì thuốc gây vàng da, tắc mật.

- Sulfonamid: Thường hay dùng phối hợp giữa Trimethoprim và Sulfamethosazol (Bactrim, Cotrim v.v...). Tuy nhiên thuốc này ít được dùng vì dễ gây dị ứng.

2. Nội tiết tố

Thuốc ngừa thai chứa 50mcg mestranol hoặc ethinyllestranol có hiệu quả trong việc giảm mụn trứng cá. Ngược lại, thuốc ngừa thai chứa progesterone lại gây nổi mụn.

3. Corticosteroid

Cũng có hiệu quả chống viêm trong trường hợp bị mụn nặng, khó chữa. Tuy vậy, vì có một số tác dụng phụ nên cũng không được dùng rộng rãi trong trị mụn.

4. Isotretinoin

Có tác dụng làm giảm tuyến bã, được dùng trong các trường hợp bị mụn nặng, chống chỉ định với những người suy gan, suy thận, dư vitamin A, dư lipid máu. Thuốc có một số phản ứng phụ, đặc biệt gây dị dạng thai nhi, vì vậy những người muốn có thai nên ngừng dùng thuốc 3 tháng trước đó.

Một số phương pháp điều trị khác

- Tiểu phẫu hay nặn mụn: Giải pháp nhanh chóng đối với nhân mụn, mụn nang. Tay và dụng cụ tiến hành phải được tiệt trùng.

- Tiêm Corticosteroid trong vùng thương tổn: Mục đích làm giảm viêm.

- Điều trị bằng sức lạnh (cryotherapy) : Chấm Cacbon dioxid hoặc nitrogen lỏng, giảm nhờn, làm lột da.

- Chiếu tia tử ngoại: Dùng trong bệnh mụn ở sâu kčm theo sẩn và cục. Phương pháp này làm đỏ da, lột da.

- Diệt vi khuẩn gây mụn bằng ánh sáng xanh (tia plasma) : Đối với mụn không bị viêm do vi khuẩn thì không có tác dụng.

- Điều trị bằng laser Nd.YAG xung dài, có bước sóng 1320nm. Tia này sẽ xuyên qua da (mà không phá hủy lớp da bên trên), tác động trực tiếp vào tuyến bã, ngăn chặn phát sinh nhiều chất bã nhờn./

Theo Đẹp
#190
Phương thuốc chữa trị các chứng bỏng    [/center

Có thể dùng các loại củ quả, lá cây rất thông dụng để chữa bỏng, như dưa chuột, lá trầu không, cây khoai nước. Dưới đây là cách chữa trị.

Gạo tẻ:

Nếu bị bỏng lấy cơm nguội phơi khô, sao lên, tán thành bột nhỏ mịn, hoà lẫn vào nước cơm xoa lên vết bỏng (phỏng) thấy khô lại xoa tiếp. Thấy da bị lột lấy bột cơm khô rắc lên rất mau lành.

Lá rau diếp:

Khi bị bỏng - hoặc sưng tấy, lấy dầu mč (vừng) nấu chín vài lá rau diếp - bỏ ra cho bớt nóng rồi đắp lên chỗ sưng, để nguội hẳn, đắp lên chỗ bị bỏng rất công dụng.

Lá trầu không:

Lấy khoảng 10 lá trầu không rửa sạch giã nát hoà với rượu - hoặc mỡ nước (mỡ lợn) nhẹ nhàng đắp lên chỗ bị bỏng rất mau lành.

+ Hoặc lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, nhai kỹ, ngậm nước phun vào vết bỏng hết đau rát mà không phỏng da, rất công dụng. Nếu trẻ nhỏ không tự làm được thì cha mẹ nhai và đắp cho trẻ.

Lá trắc bách diệp:

Lấy một nắm lá trắc bách diệp rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào chỗ bị bỏng, rịt nhẹ lại - Khi khỏi sẽ không để lại sẹo.

Lá mướp: Lấy 1 nắm lá mướp rửa sạch, giã nhuyễn -Đắp vào chỗ bỏng, rất công dụng.

Cây khoai nước: Củ và lá khoai nước rửa sạch, giã nhuyễn đắp vào vết bỏng.

Quả dưa chuột: Hái dưa chuột vào ngày Tết Đoan Ngọ (5-5 âm lịch) để vào trong bình, trát kín miệng để ở nơi thoáng mát - dùng dần.

Khi bị bỏng giã nát dưa hoà với nước - hoặc dầu mč (vừng) xoa vào chỗ bỏng.

(Theo TT)
#191
Cảnh giác với kháng sinh gatifloxacin    [/center

Gatifloxacin, một trong các loại kháng sinh được kê toa rộng rãi nhất tại Bắc Mỹ, có khả năng gia tăng nguy cơ làm bất thường mức đường huyết có hại đến tính mạng, theo một nghiên cứu quy mô do các nhà khoa học Canada thực hiện.

Nghiên cứu nhận thấy kháng sinh gatifloxacin, được bán dưới nhãn hiệu Tequin do hãng được Bristol-Myers Squibb bào chế, có liên quan đến nguy cơ tăng lẫn giảm mức đường huyết khi so sánh với các loại kháng sinh khác.

Bác sĩ David Juurlink, nhà nghiên cứu tại Viện đánh giá lâm sàng (ICES) ở Toronto, nói: "Chúng tôi nhận thấy những người dùng gatifloxacin có nguy cơ phải nhập viện vì mức đường huyết thấp gấp bốn lần so với những người dùng những loại kháng sinh khác. Và những người dùng gatifloxacin có nguy cơ đường huyết cao gấp 17 lần".

(Theo Globe and Mail)
#192
Những tai biến do lạm dụng vitamin C   

Trên thị trường có nhiều loại vitamin C, ngoài việc dùng làm thuốc, nhiều khi vitamin C được dùng như một loại thực phẩm (giải khát, làm quà cho trẻ) khá tùy tiện.

Vitamin C có làm đẹp da?

Collagen chiếm 45% thành phần protein cấu tạo da và vitamin C có vai trò xúc tác trong việc tạo ra collagen. Nhưng để tái tạo da còn cần phải có nhiều yếu tố khác như vitamin A, E, B, các vi lượng (lưu huỳnh, selen, magie, iod), các chất béo, các protein chứa nhiều collagen. Tất cả chúng cần được cung cấp qua thức ăn. Không thể chỉ dùng vitamin C liều cao để làm đẹp da.

Lúc ra nắng (ban ngày), dưới tác dụng của tia tử ngoại, tế bào biểu mô tiết ra hắc tố melanin làm cho da sậm màu, phải chờ ít nhất 80 ngày tế bào biểu bì bị sạm tróc ra. Có trường hợp sạm da bệnh lý như bị bệnh suy thận mạn. Trong cả hai trường hợp, không thể dùng vitamin C liều cao để chữa sạm da. Một số người tiêm vitamin C liều cao, lâu dài (có khi 2-3 tháng) với hy vọng làm đẹp da, chống sạm da là chưa có cơ sở khoa học xác đáng, có khi còn nguy hiểm (làm thừa, có khi bị dị ứng vitaminC) .

Gần đây một số nghiên cứu cho thấy việc dùng thừa vitamin C sẽ làm "mất đi sự cân bằng vốn có của cơ thể" làm "tăng sự tích tụ" những phân tử kép có hại, sự tích tụ này có một vai trò nhất định trong các căn bệnh như ung thư, thấp khớp, xơ vữa động mạch. Còn cần phải thu thập thêm chứng cứ nhưng đây là điều cảnh báo đáng quan tâm.

Chỉ định chủ yếu của vitamin C?

Vitamin C bảo vệ thành mạch. Thiếu nó, dễ bị xuất huyết dưới da (bị bầm tím khi va chạm nhẹ), chảy máu nướu răng, chảy máu cam, vết thương chậm lành, vì thế thuốc được dùng phòng chữa các trường hợp chảy máu này (bệnh scorbus).

Vitamin C tham gia vào nhiều chức năng hoạt động của của cơ thể trong các quá trình: sản sinh năng lượng, tạo miễn dịch, trung hòa đào thải các chất độc, tổng hợp các chất vận chuyển trung gian hệ thần kinh, hấp thu canxi, sắt. Thuốc được dùng: bổ sung (khi bị thiếu trong khẩu phần ăn) cho người trong thời kỳ có thai, nuôi con bú (nhằm tăng sự hấp thu sắt, canxi giúp sự phát triển bào thai và trẻ nhỏ, tránh một số tai biến khi sinh nở), cho trẻ trong độ tuổi trưởng thành (nhằm đảm bảo sự phát triển)...

Một trong các ứng dụng này vẫn còn tranh luận: có người cho nó làm tăng sức đề kháng, chủ trương dùng liều cao (từ 1.000 mg trở lên); có người lại thấy trong thực tế lâm sàng nó không làm thay đổi tiến trình của bệnh nhiễm vi khuẩn, virus...

Các tai biến do thừa vitamin C

Dùng vitamin C thường xuyên (như uống viên sủi, ngậm kẹo vitamin C) sẽ làm cho cơ thể quen đi, khi không dùng sẽ cảm thấy mỏi mệt.

Dùng liều cao (1.000 mg mỗi ngày), kéo dài có thể gây rối loạn tiêu hóa (nóng rát dạ dày, tiêu chảy), gây hiện tượng thừa sắt, giảm độ bền của hồng cầu, giảm khả năng diệt khuẩn của bạch cầu, ở người thiếu men G6PD còn có thể bị tán huyết.

Theo FAO, nhu cầu vitamin C mỗi ngày từ sơ sinh đến 3 tuổi: 25-30mg, từ 4-18 tuổi: 30-40mg, người lớn trung bình 45mg. Cần thiết phải cung cấp đủ vitamin C trong khẩu phần ăn, nếu thiếu phải bổ sung nhưng không được dùng thừa vì sẽ làm hấp thu thừa sắt gây hại (như nói trên) đồng thời làm giảm sự hấp thu đồng, niken làm cho xương chậm phát triển, dễ biến dạng và hay bị viêm kết mạc.

Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin C mỗi ngày là 50mg, khi nuôi con bú là 70mg. Cần thiết phải cung cấp đủ vitamin C trong khẩu phần ăn, nếu thiếu phải bổ sung nhưng không được dùng thừa vì có thể gây dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Sản phẩm chuyển hóa trung gian của vitamin C là acid oxalic nên việc dùng liên tục liều cao có thể gây nên sỏi thận (sỏi oxalat calci).

Vì những lý do trên không nên coi vitamin như là một thuốc bổ, dùng không giới hạn (đặc biệt là trẻ em, thai phụ). Những trường hợp cần thiết dùng liều cao phải có chỉ định của thầy thuốc và chỉ dùng trong thời gian ngắn.

Vitamin C gây kích thích nhẹ làm khó ngủ, vì thế không nên dùng vào buổi tối. Ngoài ra, thuốc có thể gây dị ứng (loại tiêm hay gây dị ứng hơn). Một phần trong các nguyên nhân gây dị ứng là do sự biến chất của nó và các chất bảo quản. Không dùng cho những người có mẫn cảm với thuốc, tuyệt đối không dùng sản phẩm bị biến màu.

Theo Sức khỏe & đời sống
#193
PIRENZEPINE NIỀM HY VỌNG CỦA BỆNH NHÂN CẬN THỊ
Tác giả : BS. ĐỖ QUANG NGỌC )
Cận thị là một trong những bệnh mắt thường gặp nhất trên toàn cầu và thực sự là một vấn đề sức khỏe cộng đồng, là nguyên nhân hàng đầu gây mù loà hay suy giảm thị lực trên thế giới. Ở châu Á, tỷ lệ cận thị cao nhất và còn đang có xu hướng gia tăng. Chẳng hạn như ở Đài Loan, Singapore và Hồng Kông tỷ lệ cận thị ở người trẻ từ 60-80%, trong khi tỷ lệ này ở người trung niên ở châu Âu và Mỹ là 20-50%.

Pirenzepine - một loại thuốc mới

Phẫu thuật khúc xạ, kính đeo và kính tiếp xúc có thể điều chỉnh tật cận thị. Tuy nhiên các phương tiện đó không điều trị được các rối loạn bệnh lý đi kčm như sự dài ra bất thường của nhãn cầu do đó không làm giảm được các nguy cơ biến chứng đe dọa thị lực như bong vőng mạc, thoái hóa hoàng điểm và glôcôm phối hợp với cận thị nặng. Trong nhiều năm qua các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu, tìm kiếm các phương pháp điều trị nhằm làm giảm thậm chí là ngừng lại sự tiến triển cận thị ở trẻ em. Một số thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát gần đây đã chứng minh: atropine, một kháng muscarin kinh điển có khả năng kết hợp với thụ thể M3 (tác dụng liệt điều tiết và giãn đồng tử) và thụ thể muscarin M1 (được giả định là gây cận thị) có khả năng làm chậm cận thị tiến triển ở trẻ em. Dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm ở động vật sử dụng kháng muscarin chọn lọc cho thấy, hiệu quả điều trị của atropine đối với cận thị có vẻ như không liên quan tới tác dụng liệt điều tiết của thuốc. Điều đó đã thúc đẩy những nghiên cứu và ứng dụng những kháng dopaminergic chọn lọc mà không làm ảnh hưởng đến chức năng điều tiết.

Pirenzepine là thuốc kháng thụ thể muscarin M1 có chọn lọc và do đó ít gây ra giãn đồng tử và liệt điều tiết như atropine. Nghiên cứu có kiểm soát trên động vật cho thấy pirenzepine làm giảm sự phát triển chiều dài trục nhãn cầu và giảm độ cận thị. Dựa trên thử nghiệm giai đoạn I từ trước về độ an toàn và sự dung nạp dung dịch pirenzepine 2% ở người lớn và mỡ pirenzepine ở trẻ em, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu giai đoạn II để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của mỡ pirenzepine 2% với liều 2 lần/ngày và 1 lần/ngày đối với sự làm chậm tiến triển của cận thị ở trẻ em. Từ tháng 11/2000 đến 7/2002 các tác giả đã tiến hành một nghiên cứu mù đôi, thành nhóm song song có đối chứng ở 7 trung tâm y tế của Singapore, Hồng Kông và Thái Lan. Trẻ được chia thành nhóm ngẫu nhiên theo tỷ lệ 2: 2: 1 để điều trị là: nhóm 1 (dùng mỡ Pirenzepine 2% 2 lần/ngày), nhóm 2 (tra tá dược buổi sáng và mỡ Pirenzepine 2% buổi tối) và nhóm 3 là nhóm chứng placebo (chỉ tra tá dược) trong thời gian 1 năm. Đối tượng nghiên cứu là 353 trẻ em khỏe mạnh từ 6-12 tuổi với độ cận thị tương đương từ 0.75-4.0 đi-ốp (D) và độ loạn thị dưới 1D ở mỗi mắt đo bằng khúc xạ kế tự động sau khi liệt điều tiết. Kết quả nghiên cứu: ở tháng thứ 3, 6, 9, 12 thì mức độ cận thị tăng lên trung bình ở nhóm 1 ít hơn có ý nghĩa thống kê so với mức độ tăng lên nhóm 3 (p < 0,001 ).

Hiệu quả từ pirenzepine

Hiệu quả điều trị có ý nghĩa thống kê cũng được thấy khi so sánh mức độ cận thị tăng lên giữa nhóm 2 và nhóm 3 ở các tháng 3, 6 và 9 (p = 0,04-0,003). ở tháng thứ 12 mức độ tăng lên trung bình của độ cận thị là 0,47D ở nhóm 1; 0.70D ở nhóm 2 và 0,84D ở nhóm 3. Khi so sánh với nhóm 3 thì nhóm 1 có mức độ giảm độ tiến triển của cận thị là 0,37D tức khoảng 44% với ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Mức độ giảm độ cận thị ở trẻ dưới 10 tuổi (-0,50D) lớn hơn ở trẻ trên 10 tuổi (-0,14D). Tuy nhiên mức độ liên quan giữa hiệu quả điều trị và tuổi (p=0,160) cũng như giữa hiệu quả điều trị và giới (p=0,992) không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ các trẻ có mức độ cận thị tăng trên 0,75D sau 6 tháng theo dői lần lượt ở các nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 là: 5%; 13% và 21% (p=0,001). Sau 12 tháng thì tỷ lệ đó lần lượt ở các nhóm là 29%; 41% và 57% )p=0,008). Về chiều dài trục nhãn cầu: sau 12 tháng điều trị thì mức độ tăng lên của chiều dài trục nhãn cầu lần lượt ở nhóm 1, nhóm 2 và nhóm 3 là 0,20mm; 0,30mm và 0,33mm với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hiệu quả điều trị (p=0,008). Một số tác dụng phụ của thuốc cũng được nêu lên như: nhú và hột, tồn lưu thuốc, ngứa mắt, bất thường về điều tiết, giảm thị lực (một cách chủ quan) và đau bụng. Biểu hiện tại mắt là giãn đồng tử và không có bệnh nhân nào có tăng nhãn áp.

Cận thị là một tình trạng bệnh lý mắt quan trọng và làm tăng nguy cơ bong vőng mạc, thoái hóa vőng mạc chu biên hay tăng nguy cơ glôcôm. Các nguy cơ này có thể thấy ở tất cả các mức độ cận thị khác nhau nhưng đặc biệt là với những mắt có độ cận thị cao. Hơn nữa mức độ giảm thị lực liên quan đến mức độ tăng lên của cận thị và làm ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Mức độ hiệu quả điều trị ở nghiên cứu này làm giảm độ cận thị khoảng 50% (0,35D) trong thời gian điều trị 1 năm và cao hơn hiệu quả của việc sử dụng kính đa tròng bổ sung trong nghiên cứu ở Mỹ. Tác dụng kháng muscarin M3 trên mắt của Atropine 0,1-0,5% (tức gây liệt điều tiết và giãn đồng tử) mạnh hơn so với dùng mỡ tra mắt pirenzepine 2% trong nghiên cứu này. Khả năng làm chậm tiến triển của cận thị mà không có tác dụng kháng muscarin M3 nổi trội của pirenzepine ủng hộ cho cơ chế thần kinh ở vőng mạc hơn là cơ chế điều tiết trong sự tiến triển của cận thị ở trẻ em.

Kết quả của nghiên cứu này đã xác định được độ an toàn và hiệu quả của mỡ tra mắt pirenzepine đối với việc làm chậm quá trình tiến triển của cận thị ở trẻ em trong thời gian nghiên cứu 1 năm. Hy vọng trong thời gian tới Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) sẽ cấp phép sử dụng pirenzepine và đây sẽ thực sự là một tin vui đối với trẻ cận thị.

Theo SK& ĐS
#194
Làm thế nào để hạn chế & điều trị tiêu   

LŔM THẾ NŔO ĐỂ HẠN CHỂ VŔ ĐIỀU TRỊ TIĘU CHẢY KHI ĐANG DU LỊCH

Tại sao tôi có thể bị tiêu chảy khi đang du lich?

Thật ra có nhiều yếu tố mà chúng ta co thể mắc phải bệnh tiêu chảy khi đang đi du lịch. Nhiều yếu tố này có thể không ảnh hưởng tới người dân bản xứ bởi vì có thể họ đã từng bị trước đó nên đã có kháng dịch. Chúng ta có thể bị tiêu chảy khi đang đi du lịch bởi vì do căng thẳng hay là thay đổi thói quen ăn uống đột ngột.

Nếu như tôi đi du lịch vào nơi mà tôi đã sinh trưởng, có phải tôi đã được bảo vệ?

Không. Có một số vi khuẩn mà bạn đã bị nhiễm từ nhỏ mà có thể bạn sẽ không bị nhiễm mặc dù những vi khuẩn đó có thể xâm nhập lại cơ thể bạn. Tuy nhiên, hầu như những vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cho cơ thể bạn mà không có hệ thống miễn dịch lâu dài, vì vậy bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn khi bạn quay trở lại nơi bạn đã từng lớn lên.

Làm thế nào để biết là bệnh tiêu chảy của bạn từ vi khuẩn hay la do những yếu tố khác?

Thật là khó để phân biệt. Nếu như bạn bị tiêu chảy hai hay ba lần một ngày và không có dấu hiệu nào khác thì bệnh tiêu chảy của bạn không phải do vi khuẩn tạo nên. Nếu như bạn bị tiêu chảy và có phân lỏng thì nguyên nhân gây nên chắc là do vi khuẩn. Những triệu chứng khác của bện tiêu chảy để phân biệt như là có máu trong phân, sốt, đau bụng, hay là buồn nôn.

Làm thế nào để phòng ngừa bị tiêu chảy?

Điều quan trọng nhất và dễ dàng nhất để ngăn ngừa bệnh tiêu chảy là thường xuyên rửa tay. Bạn nên rửa tay trước khi ăn nhưng nên rửa tay thường xuyên để bảo vệ bệnh tiêu chảy. Bởi vì xà phòng và nước không thể có thường xuyên nên cồn nồng cò ba-zơ rất là tiện lợi và hữu ích. Bạn có thể mua cồn ở những tiệm thuốc hay những tiệm tiện lợi ở Mỹ và nên mang theo bên người với bạn. Nếu như bạn không biết tìm được cồn thì bạn có thể hỏi bác sĩ hay y tá.

Cẩn thận với thức ăn để đề phòng bệnh tiêu chảy. Nên ăn thức ăn hay đồ uống nóng để phòng ngừa. Những thức ăn mà có thể làm bạn bị tiêu chảy như là: rau quả chưa chín, xà lách, và những thức ăn chưa chin như là đồ hải sản, thịt hay cá. Nều như bạn rửa tay và dùng dao sạch để gọt vỏ hay cắt trái cây thì có thể hạn chế được bệnh. Nên tránh những trái cây không có vỏ như là trái dâu. Những thức ăn hằng ngày như là sửa và pho-mát không được an toàn trừ khi chúng được khử trùng. Bạn có thể hâm nóng sữa cho đến khi sôi và để nguội . Sữa đóng hộp có thể uống được vì được an toàn.

Nước uống cũng có thể làm bạn bệnh. Giống như sữa, bạn nên đun sôi trước khi uống. Nước uống trong chai cũng rất là an toàn. Nước trong chai, thức uống có ga cũng được bảo vệ. Các-bon-dionate cũng có thể giết được vi khuẩn một vài giờ đồng hồ, vì vậy các-bon cũng không được an toàn nếu như đã hòa lẫn nước. Bạn nên hạn chế dùng đá, trừ khi với nước đã được tẩy trùng và nên đánh răng với nước đã tẩy trùng.

Một cách có thể giúp bạn tránh được thức ăn không cần thiết nếu như bạn nói với gia chủ là bạn rằng bác sĩ bảo bạn không thể ăn thức ăn bởi vì dạ dày của bạn không quen với thức ăn lạ.

Tôi có thể làm gì nếu như tôi bị tiêu chảy?
Trên thị trường có hai loại thuốc để chữa bệnh tiêu chảy khi đi du lịch. Loại thuốc đầu tiên mà có thể hạn chế tiêu chảy nhưng không thể chữa lành được vi khuẩn. Những loại thuốc này chỉ có thể hạn chế được dấu hiệu của bệnh tiêu chảy. Loại thuốc được xử dụng thường xuyên như là Imodium và Pepto-Bismol, những thứ thuốc này được bán rộng rãi ở tiệm thuốc mà không cần toa thuốc của bác sĩ. Nhưng không nên dùng thuốc cho trẻ nhỏ.

Vẫn có một số thuốc kháng sinh để chữa lành bệnh dịch. Những loại thuốc này có thể ngăn ngừa được số ngày bị bệnh.

Khi mà bệnh tiêu chảy chỉ có những dấu hiệu nhỏ (hai hay ba lần tiêu chảy trong một ngày), thì bạn không phải bị bẹnh dịch và xử dụng loperamide hay Bismuch ...để ngăn ngừa. Liều lượng và chỉ dẫn được hướng dẫn bên dưới.

Khi mà bạn bi tiêu chảy với phân nước thì bạn nên dùng thuốc kháng sinh mà bác sĩ hay y tá đưa cho bạn khi đi du lịch. Bạn cũng có thể xử dụng loperamideand Bismuch cho đến khi giảm bệnh. Nếu như bạn bị ốm không khỏe, có sổt hay có máu trong phân thì bạn nên dùng thuốc kháng sinh mà không nên dùng loperamide hay Bismuch Subsalicylate.

Những điều nên nhớ khi đi du lịch để không bị tiêu chảy

RỬA TAY, bạn không thể rửa sạch tay để phòng ngừa vi khuẩn, đặc biệt là trước khi ăn (nên sử dụng cồn có ba-zơ như là Purell hay Aavanguard nếu như thuận lợi).

Những thức ăn cần tránh: Những thức ăn chưa chín hay còn sống như là hải sản, thịt, và cá; sữa hay pho-mát chưa khử trùng, sà lách hay rau quả còn sống. Nên rửa sạch trái cây hay rau cải.

Nước và sữa: bạn nên đun sôi trước khi dùng. Nước trong chai cũng an toàn cho sức khỏe của bạn.

Nếu như bạn bị tiêu chảy một hay hai lần một ngày sử dụng nên sử dụng thuốc để hạn chế, nếu như bạn bị mất nhiều nước khi đi tiêu hay đặc biệt là đi tiêu với máu, mệt mỏi hay sốt thì nên dùng antibiotic.

THUỐC CHO BẸNH TIĘU CHẢY
Hạn chế những triệu chứng:

Imodium

Xử dụng: dùng hai viên thuốc mỗi ngày khi mới bắt đầu, sau đó dùng một viên sau khi đi tiêu (không nên dùng quá 8 lần trong vòng 24 tiếng đòng hồ). Không nên xứ dụng thuốc cho trẻ em sơ sinh, trẻ nhỏ hay là phụ nữ đang mang thai.

Bismuch subsalicylate

Xử dụng: nếu xử dụng hai viên thuốc cách 30 phút mỗi lần cho đến khi hạn chế được số lần tiêu chảy. Không nên dùng hơn 16 viên thuốc trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Nếu là dùng thuốc nước thì nên uống 6 muỗng cà phê cho đến khi bệnh tiêu chảy giảm dần. không nên dùng quá 8 lần trong vòng 24 tiếng đồng hồ.

Chữa bệnh dịch:

Thuốc kháng sinh: bác sĩ hay y tá sẽ cho bạn thuốc kháng sinh nếu như bạn có dấu hiệu xấu với tiêu chảy. Bạn phải nên đọc hiểu kĩ cách xử dụng trước khi rời phòng mạch. Những loại thuốc kháng sinh thông thường như là: Azithromycin (Zithromax), Ciprofloxacin, Levofloxacin (Levoquin), và Rifaxamin.

Theo IH
#195
Lợi thế vitamin   

Để cung cấp vitamin cho cơ thể, không nhất thiết phải thông qua các loại dược phẩm. Trong các sản phẩm thiên nhiên, nguồn vitamin rất dồi dào. Những thông tin cơ bản về các loại vitamin dưới đât sẽ rất hữu ích cho bạn lựa chọn nguồn dinh dưỡng cho cơ thể.

Vitamin A

Không những giúp đẩy quá trình tạo xương mà còn là yếu tố đảm bảo sự khỏe mạnh của làn da và mái tóc, đặc biệt tốt cho sự tăng cường thị lực và tăng khả năng miễn dịch. Dầu gan cá, trứng, các sản phẩm từ bơ sữa và gan động vật là nguồn cung cấp Vitamin A.

Vitamin B1 (Thiamine)

Có tác dụng làm chuyển hóa carbonhydrate thành năng lượng; tăng sự rắn chắc của cơ bắp và cải thiện chức năng của hệ thần kinh. Nguồn vitamin B1 có nhiều trong gạo lứt, bánh mỳ, ngũ cốc chưa qua chế biến, hạnh nhân và men bia.

Vitamin B2 (Riboflavin)

Hỗ trợ quá trình tạo hồng cầu, tăng cường khả năng của hệ thần kinh và sự chuyển hóa năng lượng. Nếu thiếu Vitamin B2, cơ thể rất dễ bị phát ban, môi khô nẻ và gặp rắc rối về da, lợi. Nên chọn khẩu phần ăn bao gồm: các loại cây họ đậu, lạc, các sản phẩm bơ sữa, trứng, rau xanh, thịt gà.

Vitamin B3 (Niacin)

Giảm lượng cholesterol trong máu và giữ ổn định huyết áp, có nhiều trong các loại thực phẩm như cá, hoa quả sấy khô, hạnh nhân, thịt gà, gạo lứt và các loại rau họ cải.

Vitamin B5 (Pantothenica Cid)

Chống lại sự lão hóa, làm chậm lại quá trình hình thành các vết nhăn trên khuôn mặt và sự chuyển màu của mái tóc. Nguồn cung cấp vitamin B5 có nhiều ở thịt lợn nạc, thịt gà, phủ tạng của động vật, lạc, hạt đậu Hà Lan, trứng, rau các loại, bánh mỳ và ngũ cốc.

Vitamin B6 (Pyridoxine)

Có lợi cho việc điều hòa hệ thần kinh, duy trì sự chắc khỏe của răng lợi, làm giảm hiện tượng chuột rút. Đặc biệt cần thiết với phụ nữ đang mang thai. B6 có trong thịt đỏ nạc (cừu, bò), cá, lạc, rau và gạo lứt.

Vitamin B9 (Folic Acid)

Giúp hình thành và phát triển hồng cầu. Do đó, các bà mẹ mang thai luôn được yêu cầu phải cung cấp cho cơ thể đầy đủ hàm lượng Vitamin B9 để làm giảm tối thiểu khuyết tật của thai nhi. Folic acid có nhiều trong các loại quả họ cam, cây họ đậu, các loại rau màu xanh thẫm, lạc và gạo lứt.

Vitamin B12

Có tác dụng ngăn ngừa sự thiếu máu cũng như các bệnh liên quan đến vấn đề thần kinh, ngoài ra, còn hỗ trợ sự hấp thụ can-xi cho xương chắc khỏe. Sò huyết, cá biển, trứng, và các sản phẩm sữa là nguồn thực phẩm giàu vitamin B12.

Beta-Carotene

Có vai trò quan trọng trong chống ôxi hóa, giúp bảo vệ làn da khỏi tia UV, ngăn ngừa bệnh ung thư da. Beta - carotene còn giúp cơ thể chống lại các bệnh về tim mạch, bệnh đục nhân mắt và hỗ trợ tích cực cho quá trình chuyển hóa vitamin A trong cơ thể khi cần thiết. Các loại rau quả tươi có màu vàng, cam và đỏ như cà rốt, cam, mơ luôn chứa đựng hàm lượng beta-carotene cao.

Biotin

Đảm bảo cho sự láng mịn của làn da và độ bóng, khỏe của mái tóc. Biotin rất hữu hiệu cho chứng viêm da. Có thể tìm thấy nguồn biotin dồi dào trong dầu nành, lòng đỏ trứng và các loại rau và hoa quả.

Vitamin C

Được biết đến như một chất làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, rất hiệu quả trong việc tái tạo lớp collagen cho làn da, tăng khả năng làm lành vết thương, bảo vệ thành mạch máu và hấp thu chất sắt. Vitamin C xuất hiện trong rất nhiều loại rau quả, nhưng tập trung chủ yếu ở các loại quả thuộc họ cam, cà chua, khoai tây, lơ xanh, bắp cải, ớt đỏ.

Vitamin D

Không chỉ tốt cho xương và răng, loại vitamin này còn rất cần thiết cho việc duy trì làn da săn chắc, mịn màng. Cơ thể có thể tự tạo vitamin D bằng cách tắm nắng vào thời điểm thích hợp (từ 7 giờ đến 9 giờ sáng). Ngoài ra, các sản phẩm bơ sữa, các loại cá biển là nguồn dinh dưỡng giàu vitamin D

Vitamin E

Giàu chất chống ôxi hóa, đặc biệt hiệu quả khi kết hợp cùng vitamin C. Vitamin E giúp tăng cường sự lưu thông máu, giảm hiện tượng tắc nghẽn động mạch; làm lành các vết trầy xước, tăng sự đàn hồi của da. Vitamin E có nhiều trong gạo lứt, dầu thực vật chưa tinh luyện, lòng đỏ trứng, hạnh nhân, sữa, các loại rau có màu xanh thẫm, mầm lúa mỳ.

Vitamin K

Có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu. Thực phẩm giàu vitamin K: cám gạo, rau màu xanh thẫm, đậu nành và dầu thực vật.

Như vậy, nguồn cung cấp vitamin trong các loại thực phẩm là rất dồi dào. Tuy nhiên, để phát huy tối đa hiểu quả của các loại vitamin, bạn cần thực hiện theo một số nguyên tắc sau:

- Vitamin rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, vì thế, không nên chế biến quá kỹ.

- Để giảm tối thiểu sự hao hụt vitamin C trong quá trình chế biến, nên sử dụng loại nồi có lớp chống dính

- Không nên chọn những loại quả chín vì như thế hàm lượng vitamin đã bị giảm rất nhiều. Hoa quả sẽ bị hao hụt vitamin rất nhanh khi bị bóc vỏ, cắt miếng hoặc ép lấy nước. Đối với các loại nước ép, chỉ nên chuẩn bị khi cần dùng ngay

- Sự hao hụt vitamin trong các loại rau xanh tỉ lệ thuận với thời gian lưu giữ trong tủ lạnh, trừ khi được rửa sạch và bảo quản trong ngăn đá.

(Theo NĐVN)
#196
Thuốc bổ từ quả dâu   

Vào mùa dâu chín, bạn có thể chế biến món xi-rô hay rượu dâu. Đây là một món giải khát ngon và bổ, có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bạn ăn ngon miệng.

Dâu chín chứa nhiều axit hữu cơ, các loại vitamin và muối khoáng cần thiết cho cơ thể như vitamin C, B1, B2, PP, canxi, sắt, phốt pho...

Quả dâu chín ăn tươi ngon, mát và bổ. Để làm xi-rô và rượu bổ, chọn hái những quả dâu chín đỏ (nếu hái sớm quả sẽ còn non, hái chậm sẽ rụng mất) rửa sạch, để ráo nước, cho vào lọ thủy tinh sạch với đường kính trắng, cứ một lớp quả dâu lại một lớp đường theo tỷ lệ 1/1. Nút kín lọ, để sau 5-7 ngày sẽ được một thứ dịch màu đỏ, mùi thơm, pha thêm nước đun sôi để nguội vào sẽ thành xi-rô uống giải khát ngon và bổ.

Còn nếu thích rượu ngọt, bạn chỉ cần pha dịch dâu trên với rượu 30 độ, sẽ được một thứ rượu bổ rất ngon. Trước mỗi bữa cơm, bạn có thể uống một vài chén nhỏ rượu dâu khai vị để kích thích tiêu hóa, ăn thêm ngon miệng.

Ngoài ra, quả dâu chín còn được Đông y dùng làm thuốc bổ và thuốc chữa bệnh từ lâu đời. Để làm thuốc, người ta hái quả dâu chín đem về đồ chín, sấy hoặc phơi khô. Dâu có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết, sinh tân dịch, chống khát, thông đại tiểu tiện, tiêu thũng...

Dưới đây là một số bài thuốc bổ có dùng quả dâu:

Viên bổ thận: Quả dâu chín đen (sấy khô) 1 kg, hạt sen già (bỏ tâm, sao vàng) 1 kg, đậu đen (chọn thứ to, sao chín) 1kg, mật ong vừa đủ. Đem các vị tán nhỏ, rây kỹ, luyện mật làm viên bằng hạt ngô. Người lớn mỗi lần uống 30 viên, ngày hai lần sáng và tối với nước đã đun sôi. Bài thuốc này có tác dụng bổ thận, sinh tinh, khỏe gân xương, khỏi đau lưng, ù tai, hoa mắt. Khi dùng thuốc, kiêng ăn những thứ cay, nóng. Tránh lao động quá nặng nhọc.

Viên bổ khí huyết: Quả dâu chín 640 g, tử hà xa chế 1 cái, hà thủ ô trắng 3.200 g, hà thủ ô đỏ 2.560 g, đậu đen xanh lòng 3.200 g. Hà thủ ô ngâm nước gạo một đêm, lấy một mảnh bát cạo sạch vỏ, cho hà thủ ô và quả dâu chín vào cối giã nát, vắt lấy nước để riêng, còn bã sấy khô.

Đậu đen cho vào nồi đất đổ ngập nước, ninh nhừ đậu, lấy nước đặc hòa với nước hà thủ ô và nước dâu đã vắt ra trước. Nước này dùng để tẩm bã hà thủ ô và bã dâu, sau khi tẩm xong phơi khô, cứ ngày phơi đêm tẩm cho đến khi hết nước là được, tốt nhất là làm được 9 lần. Chú ý hâm nước đậu và hà thủ ô hằng ngày, không để thiu.
Tất cả các vị hợp lại tán bột, rây kỹ, luyện với mật ong, viên bằng hạt ngô, sấy khô, cho vào lọ nút kín dùng dần.

Người lớn uống 40 viên một ngày, chia làm hai lần, sáng và chiều, uống với rượu hoặc nước chč nóng. Trẻ em mỗi lần uống 5-10 viên với cháo. Bài thuốc này dùng chữa các chứng lao lực, lao tâm, gầy còm, già yếu, trẻ em chậm lớn, chậm biết đi, thiếu máu.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
#197
Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ   


"Nhiều bậc cha mẹ cho rằng chỉ cần giảm liều, trẻ em có thể dùng thuốc của người lớn. Thực tế, có những thuốc trẻ không được dùng. Thêm nữa, việc điều trị và dùng thuốc ở trẻ và người lớn đều có một số khác biệt" - TSDS Nguyễn Hữu Đức cho biết.

Việc chọn thuốc ở trẻ em phải thận trọng hơn so với người lớn vì ở trẻ, nhất là trẻ sơ sinh, các cơ quan như gan, thận, hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch... chưa phát triển hoàn chỉnh. Vì thế, sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa và đào thải thuốc không hoàn toàn thuận lợi, rất dễ xảy ra hiện tượng thuốc gây độc tính.

Mỗi loại thuốc đều được tính toán liều lượng và dạng thuốc cho phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Trên nguyên tắc, đối với trẻ dưới 2 tuổi phải dùng loại thuốc "dành cho trẻ sơ sinh", trẻ từ 2 đến 15 tuổi dùng thuốc "dành cho trẻ em". Trẻ trên 15 tuổi có thể dùng thuốc dành cho người lớn, nhưng liều phải giảm.

Phân liều thuốc cho trẻ phải tính trên nhiều yếu tố: tuổi, cân nặng, diện tích cơ thể, và tính cả sự kém chức năng gan, thận của chính lứa tuổi này. Người lớn thường được tính liều theo số lượng viên uống mỗi lần và uống trong ngày, còn với trẻ không thể thực hiện theo cách tính này, mà phải tính liều cho trẻ theo số mg thuốc/kg cân nặng.

Nếu thuốc có độc tính cao (như thuốc trị ung thư) nên tính theo số mg thuốc/m2 diện tích da của trẻ. Phải tính theo cân nặng và diện tích da như thế thì liều dùng ở trẻ mới chính xác.

Ở Việt Nam, các bậc phụ huynh hay có thói quen khá phổ biến là dùng dạng thuốc của người lớn, rồi từ liều của người lớn phân nhỏ ra tính liều cho trẻ. Điều này chỉ nên nên áp dụng đối với thuốc thông thường, có rất ít độc tính, gần như vô hại đối với trẻ.

Còn với những loại thuốc đặc trị, tuyệt đối không được dùng theo cách này. Như với thuốc paracetamol, dù được dùng phổ biến để hạ sốt nhưng trẻ rất dễ bị dùng quá liều nếu cha mẹ không tính liều dùng theo mg/kg cân nặng của trẻ.

Đặc biệt cần nhấn mạnh thêm việc dùng thuốc viên nén của người lớn bẻ nhỏ, cà nhuyễn hoặc dùng dụng cụ nghiền thuốc để phân liều, giúp cho trẻ dễ uống là việc không nên làm. Nên lưu ý, thuốc dạng viên nén, viên nang trong nhiều trường hợp phải giữ nguyên vẹn viên khi uống, nếu phân nhỏ, tháo nang có khi là có hại.

Phải dùng thuốc đúng liều, nếu dùng không đủ liều, bệnh sẽ không được chữa khỏi, còn dùng quá liều sẽ bị tai biến nguy hiểm. Như các loại thuốc bổ sung vitamin, nhiều người cứ tưởng đây là thuốc bổ dùng sao cũng được. Thật ra, đây là thuốc (nhiều nước gọi là thực dược phẩm) nên dùng đúng liều, phù hợp với từng nhu cầu khác nhau ở người lớn và trẻ em.

Ví dụ, nếu dùng vitamin D quá liều sẽ gây vôi hóa nhau thai ở phụ nữ có thai, còn trẻ thì bị chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm.

Thuốc bổ sung dược chất gọi là "bổ mắt", đối với trẻ cần được bổ sung vitamin tốt cho thị giác như A, E, C, đặc biệt là chondroitin chiết xuất từ sụn vi cá mập thiên nhiên có tác dụng tốt cho mắt. Trong khi đối với người lớn tuổi, thuốc bổ mắt không chỉ cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hoạt động thị giác mà còn cần bổ sung các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa quá trình lão hóa như khoáng chất selen, kẽm, đồng...

(Theo Dân Trí)
#198
Trời nóng và thuốc   

Trong điều kiện bình thường, thuốc tác động lên cơ thể theo như hướng dẫn điều trị. Nhưng trong điều kiện thời tiết nắng nóng, tác dụng của thuốc có thể thay đổi do hậu quả của sức nóng.

Tại Pháp, sau một mùa hč nắng nóng đột xuất năm 2003, thuốc giảm tác dụng hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn làm giảm khả năng điều trị và đã gây ra 15.000 ca tử vong cho những người cao tuổi.

Các thuốc cần quan tâm
Nhiệt độ tăng cao đòi hỏi cơ thể phải nỗ lực thích nghi để chịu đựng thời tiết nắng nóng, đặc biệt những người có cơ địa nhạy cảm với nhiệt độ như người cao tuổi, trẻ em, trẻ sơ sinh và những người bị các bệnh tim mạch, thận, thần kinh hay bệnh mạn tính.

Theo các dữ liệu hiện nay, thuốc không phải là nguyên nhân gây ra bệnh nhưng có thể thay đổi tác dụng do thời tiết nắng nóng nếu không được bảo quản và sử dụng đúng. Một vài cách sử dụng có thể làm rối loạn cơ chế thích nghi của cơ thể với sức nóng hoặc làm chậm việc lấy lại ý thức của một người bị mất nhiều nước.

Những thuốc có thể làm tăng nặng hội chứng kiệt sức do mất nước
Khi thời tiết nắng nóng, thuốc có thể tạo nên một số tác động đặc biệt lên cơ thể như:

- Gây rối loạn hydrat hóa và các chất điện giải như nhóm thuốc lợi tiểu

- Có thể làm thay đổi chức năng thận như nhóm kháng viêm giảm đau không steroid (NSAID), nhóm giảm đau chống COX-2, thuốc ngăn chặn các enzym chuyển đổi angiotensine, đối kháng thụ thể angiotensine, một số thuốc kháng sinh và kháng virus.

- Ngoài ra các nhóm thuốc muối lithium, thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc chống động kinh, một số thuốc chống [em xin lỗi, em là người chửi bậy] tháo đường dạng uống và thuốc giảm cholesterol, thuốc chống parkinson cũng bị ảnh hưởng tác dụng dưới sức nóng...

Thuốc có thể dẫn đến tăng thân nhiệt
Một số thuốc có thể làm thay đổi sự điều hòa thân nhiệt như thuốc an thần, một số thuốc chống trầm cảm... Một số thuốc gián tiếp làm tăng nặng hậu quả của sức nóng như các thuốc trị cao huyết áp, thuốc trị viêm họng... Ngoài ra người nghiện rượu kinh niên cũng chịu các ảnh hưởng hậu quả tai hại do sức nóng gây ra.

Hiệp Hội bảo vệ người tiêu dùng Pháp đã đưa ra một danh mục chi tiết các nhóm thuốc làm gia tăng hậu quả của sức nóng lên người dùng thuốc.

Khi ánh nắng và thuốc không "hòa hợp"
Rất nhiều mỹ phẩm, nước hoa, dung dịch tắm không chịu được ánh nắng. Một số thuốc có thể tạo nên sự kém dung nhận hoặc gây ra các phản ứng tại chỗ. Bên cạnh đó việc phơi nắng vào lúc có nhiều tia tử ngoại, hồng ngoại cũng làm thay đổi cấu trúc phân tử của thuốc, gây ra nhiều phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

Khi được hấp thu vào cơ thể, thuốc sẽ lan tỏa qua đường tuần hoàn máu và tiếp xúc với tia UV xuyên qua da. Nếu thuốc sử dụng tỏ ra nhạy cảm, các phản ứng hóa học diễn ra có thể tạo nên những hóa chất độc hại, đòi hỏi người dùng thuốc phải ngưng điều trị nếu phải thường xuyên phơi nắng.

Lời khuyên cho người dùng thuốc
Vì thế không nên tự ý dùng thuốc để điều trị, nếu sử dụng một đơn thuốc làm cho tình trạng bệnh nặng thêm với những người mẫn cảm với sức nóng thì nên ngưng dùng để tham khảo thêm ý kiến bác sĩ điều trị. Từ đó thẩm định hiệu quả và tai biến của thuốc trên cơ địa người bệnh nhạy cảm với sức nóng để loại bỏ những thuốc làm tăng nặng hậu quả của sức nóng lên cơ thể.

Những lời khuyên này đặc biệt quan trọng với người cao tuổi vì thường phải dùng dài ngày nhiều loại thuốc. Nếu lâu ngày không dùng thuốc trị bệnh, nay mắc lại bệnh cũ thì không nên sử dụng toa thuốc đã có sẵn, mà nên đi khám bác sĩ để được điều trị theo tình trạng bệnh và cơ địa hiện tại để tạo sự cân bằng giữa thuốc điều trị và sự đáp ứng của cơ thể. Việc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc luôn là điều cần thiết.

Chú ý đến việc bảo quản thuốc

- Nhà nào cũng đều có tủ thuốc gia đình và việc để thuốc trong điều kiện nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điều trị của thuốc.

- Với những thuốc cần bảo quản lạnh từ 2-80C thì việc bảo quản ở tủ lạnh là điều bắt buộc và chỉ lấy ra ngoài vài phút khi cần sử dụng.

- Với thuốc cần giữ ở nhiệt độ 25-300C thì không nên giữ thuốc ở nhiệt độ cao trong thời gian dài và kiểm tra hạn dùng thuốc.

- Một vài dạng thuốc nhạy cảm với nhiệt độ như tọa dược, viên đăt âm đạo, kem thì cần chú ý việc nóng chảy dạng thuốc sẽ làm thay đổi hoạt tính. Vì thế khi dùng cần chú ý và nếu phát hiện có sự thay đổi dạng thuốc thì không sử dụng vì thiếu độ ổn định của thuốc.

Theo Sức khỏe & Đời sống
#199
Cách trị mụn trứng cá dễ làm   

Mụn trứng cá là nỗi khổ tâm của nhiều thanh niên, nhất là phái nữ. Một số cách sử dụng nguyên liệu dễ tìm sau đây theo lương y Nguyễn Công Đức (ĐHYD TP.HCM) giúp trị mụn trứng cá hiệu quả.

* Từ giấm lâu năm với trứng gà:

+ Nguyên liệu: Giấm ăn để lâu năm (khoảng 3 năm) - 200 ml, trứng gà - 1 cái.
+ Cách làm: Lấy trứng gà ngâm vào giấm 3 ngày, 3 đêm, khi nào bóp thấy quả trứng mềm là được.
+ Cách sử dụng: Vớt trứng gà ngâm từ trong giấm ra, đậy kín để dùng dần. Lấy lòng trắng trứng gà thoa lên chỗ bị mụn. Nhớ trước đó lau vùng da mặt cho sạch với nước cồn hoa hồng (hoa hồng ngâm với cồn thực phẩm) hoặc nước giấm bạch truật (giấm ăn ngâm với vị thuốc bạch truật), lau khô. Rửa sạch mặt với nước ấm.

* Từ lòng trắng trứng và quả hạnh nhân:

+ Nguyên liệu: Lòng trắng trứng gà (một cái), hạnh nhân (20g).
+ Cách làm: Hạnh nhân đem sao cho tróc vỏ, bỏ vỏ, giã nhuyễn, rồi trộn đều với lòng trắng trứng.
+ Cách sử dụng: Buổi tối trước khi ngủ dùng nước cồn hoa hồng lau sạch da mặt rồi thoa hỗn hợp trên lên mặt, để đến sáng hôm sau rửa sạch với nước ấm và lau khô bằng nước cồn hoa hồng.

* Từ lá mướp non:

+ Cách làm: Lấy lá mướp non rửa sạch để ráo, giã vắt lấy nước cốt.
+ Cách sử dụng: Trước tiên lau sạch mặt bằng cồn hoa hồng rồi thoa nước cốt lá mướp lên chỗ có mụn.

*Ngoài ra, để chữa trị mụn trứng cá còn có cách khác từ cây nha đam (lô hội).
+ Mỗi ngày dùng 200g lá nha đam tươi rửa sạch, cắt bỏ gai hai bên, dùng dao inox rạch trên lá nhiều hình vuông bằng con cờ nhỏ rồi cắt rời ra, thêm 50g đường cát, 2 muỗng canh mật ong, nước đá đập nhỏ để ăn; hoặc dùng nước cốt nha đam (500 ml), 200 ml mật ong trộn đều, để vào tủ lạnh dùng dần. Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 3 muỗng canh trước khi dùng bữa; Hay lấy nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong bên trên (liều lượng tùy dùng trong ngày), dùng muỗng nạo lấy nhựa nhớt bên trong lá nha đam (bằng với lượng nước vo gạo). Trộn đều hai thứ. Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt cho sạch, rồi thoa dung dịch trên lên mặt, thoa cho đều, để vậy đến sáng rửa lại bằng nước ấm.

Theo TN
#200
Triệt tiêu mụn   
Mùa hč là mùa dễ sinh sôi những mụn trứng cá dễ "ghét". Sau đây là những lời khuyên để loại bỏ chúng.
* Thoa giấm trắng đa chưng cất (có thế pha loãng nếu nó quá mạnh) lên mặt và các nơi có mụn. Để khoảng 5 - 10 phút, sau đó rửa lại hàng nước ẩm.

* Chanh hay bất cứ trái cây nào có citric (chua) vì chúng có hoạt tính tốt như là loại làm tróc tự nhiên, giúp loại bỏ các tế bào da đã chết - nguyên nhân gây bít lô chân lông. Tương tự như giấm trắng, thoa nước ép chanh (hay nước ép có citric) lên mặt, đế khoảng 10 phút cho khô, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Bạn sẽ cảm thấy hơi ngứa và rát khi thoa chanh lên, nếu gặp tình trạng như thế thì nên pha loãng nước ép chanh.

* Uống nhiều nước vì nước giúp loại thải chất độc và truyền các chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể.

* Chế độ ăn uống cân băng đầy đủ chất.

* Uống viên bổ sung đa vitamin và chất khoáng đế bù vào chất dinh dưỡng còn thiếu trong ngày.

* Có thế sử dụng Echinacea để thúc đẩy hệ thống miễn dịch nhằm chống lại mụn trứng cá gây ung thư.

* Dandilion, Burdock có trong cỏ ba lá đỏ và cây chút chít vàng giúp cho gan sạch, không có quá nhiều chất độc.

Chú ý: Trong những lời khuyên trên thì có một số chỉ sau 2 - 4 tuần mới có kết quả như ý.

Theo BSGĐ
SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội