Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Messages - kem

#921
                   CON GÁI, CON TRAI VŔ CON NGỰA TRẮNG




Có một chàng trai tên Roger quen một cô gái tên Elaine. Chàng trai mời cô gái đi xem phim, cô đồng ý, và họ cùng đi rất vui vẻ. Rồi một lần chàng trai mời cô gái đi ăn tối, và một lần nữa họ lại cùng đi rất vui vẻ. Họ gặp nhau khá thường xuyên, và chẵng bao lâu sau thì họ luôn đi cùng nhau.
Thế rồi một buổi tối, khi Roger lái xe chở Elaine về nhà, một ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu Elaine. Và, ko suy nghĩ lâu lắm, cô nói: "Anh có nhận ra rằng, đến tối nay thì chúng ta đã quen nhau được đúng sáu tháng ko?"
Sự im lặng kéo dài trong xe ô tô.
Đối với Elaine, sự im lặng quả là đáng sợ. Cô nghĩ: "Trời, có lẽ mình nói thế làm phiền anh ấy.Có thể anh ấy đang sợ ràng buộc; anh ấy nghĩ mình đang cố trói buộc anh ấy, mà anh ấy ko muốn thế".
Roger nghĩ: "Trời, sáu tháng!".
Elaine nghĩ: "Nhưng bản thân mình cũng ko biết là mình nói thế để làm gì. Mình đang muốn tự do cơ mà. Như thế này chẳng tốt hay sao?Mình đã biết rő anh ấy đâu nào?!".
Roger nghĩ: "Thế tức là... xem nào... Mình quen cô ấy từ tháng hai, đó chính là khi mình mới mua cái ôtô này. Thế tức là... để mình xem công -tơ-mét cái đã... Chà!Mình đã quá hạn để đi thay dầu rồi!"
Elaine nghĩ: "Anh ấy đang buồn kìa!Mình thấy rő mà! Hay là mình sai? Có thể anh ấy tế nhị và hơi nhút nhát? Đúng rồi! Đó là lý do anh ấy ngại nói ra những lời hoa mỹ chăng?! Chắc anh ấy sợ mình từ chối!".
Roger nghĩ: "Và mình cũng phải bảo bọn họ xem xét lại bộ truyền lực của xe nữa! Mình chẳng thčm quan tâm những kẻ ngốc nghếch ở chỗ bán xe nói gì. Thế nào họ cũng đổ tại thời tiết lạnh cho mà xem. Thời tiết lạnh cái gì chứ?Thế mà mình đã trả cho những kẻ ăn cướp ấy cả nghìn dollar!"
Elaine nghĩ: "Anh ấy đang giận.Mình ko trách anh ấy. Nếu là anh ấy thì mình cũng giận ấy chứ!Lỗi tại mình,tự nhiên làm anh ấy khó xử!"
Roger nghĩ: "Thế nào họ cũng nói là chỉ bảo hành ba tháng thôi cho mà xem! Đồ đáng ghét!"
Elaine nghĩ: "Có thể mình cứ hay lý tưởng hóa, cứ chờ một chàng hoàng tử cưỡi trên con ngựa trắng cơ, trong khi mình lại quen biết một người hoàn hảo như anh ấy, người mà mình thực sự tin tưởng đợc. Chắc anh ấy đang lúng túng vì một kẻ cứ tự đề cao, một con bé học trung học mà còn hay mơ mộng viển vông như mình!
Roger nghĩ: "Bảo hành à?Bọn họ cần bảo hành chứ gì?Rồi mình sẽ nói cho họ biết thế nào là bảo hành!"
- Roger! - Bỗng Elaine nói to.
- Gì cơ? - Roger giật mình.
- Anh đừng tự hành hạ mình nữa! - Elaine nói,bắt đầu rơm rớm nớc mắt - Có lẽ em ko nên... Trời ơi, em cảm thấy... (Elaine khóc òa lên)
- Gì cơ? - Roger ngạc nhiên.
- Em thật ngốc - Elaine sụt sịt - Em muốn nói là, em biết ko có chàng hoàng tử nào, cũng ko có con ngựa trắng nào...
- Ko có ngựa? - Roger ngạc nhiên.
- Anh nghĩ em thật ngu ngốc, đúng ko? - Elaine hỏi.
- Ko! - Roger đáp, rất hãnh diện vì cuối cùng cũng có cơ hội tìm được câu trả lời đúng.
- Chỉ là vì... em... cần có thời gian... -Elaine vẫn sụt sịt.
Roger ngừng lại trong mời lăm giây, cố nghĩ thật nhanh để tìm một câu trả lời "an toàn" cho Elaine khỏi khóc. Cuối cùng, Roger tìm đợc một câu trả lời mà anh ta nghĩ hợp lý.
- Đúng! - Roger nói.
Elaine cực kì xúc động kêu lên:
- Ôi, Roger, anh thực sự cảm thấy thế nào?
- Như thế nào? - Roger hỏi.
- Về thời gian ấy!
- Ơ, đúng!
Elaine nhìn thẳng vào Roger, làm Roger cực kì lo lắng về việc Elaine sẽ nói gì tiếp nữa, đặc biệt là nếu như chuyện đó có liên quan đến con ngựa trắng. Cuối cùng, Elaine nói:
- Cảm ơn Roger!
- Ơ, cảm ơn! - Roger cũng nói.
Roger chở Elaine về nhà cô. Elaine rất xúc động và khóc suốt.
Còn khi Roger về nhà mình, anh ta đi tìm một miếng bánh mì, bật tivi, và ngay lập tức chìm đắm vào trận bóng giữa hai câu lạc bộ Anh mà anh ta chưa hề biết tên. Roger cũng nhận thấy có chuyện gì hơi to lớn vừa xảy ra, nhưng anh ta lại ko chắc chắn là chuyện gì, nên anh ta nghĩ tốt hơn hết là chẳng cần nghĩ về nó nữa.
Hôm sau, Elaine gọi điện cho cô bạn thân nhất. Họ nói về tình trạng của Elaine trong suốt sáu tiếng, phân tích từng chi tiết, từng từ, từng biểu hiện một. Họ nói về đề tài đó trong nhiều ngày, có thể là nhiều tuần, nhưng vẫn chẳng bao giờ rút ra một kết luận nào cả, mà cũng chẳng thấy nhàm chán gì hết!
Trong khi đó, Roger, một lần đang chơi bóng đá với một anh bạn, là ngời đã giới thiệu Elaine cho Roger, đã dừng lại và hỏi anh bạn kia:
- Này có phải Elaine đã từng có một con ngựa trắng ko?
Và đó là sự khác nhau giữa con trai và con gái! Con trai là những kẻ cực kì đơn giản!

#922
                   Chuyện Bụt...

Ngày xửa, ngày xưa... có một chú bé mồ côi cha mẹ. Ban ngày chú phải vào rừng đốn củi mang ra chợ đổi gạo. Đêm xuống thì cặm cụi bên chiếc máy tính second-hand, dùi mài kinh sử, chờ đến khoa thi. Chiếc máy tính này dù hư lên, hư xuống nhưng là di sản cha mẹ để lại nên chú quý lắm. Ngặt nỗi chú không có máy in. Mỗi khi cần in tài liệu, chú phải chép file vào đĩa mềm rồi mang ra kinh thành thuê dịch vụ in giùm, vừa tốn kém, vừa mất thì giờ, chưa kể phải bỏ dở chuyện kiếm củi đổi gạo.

Một hôm, dù đang cần in gấp tài liệu để học thi, nhưng vì nhà hết gạo, chú đành vác búa vào rừng đốn củi. Vừa đốn, vừa nghĩ tới hoàn cảnh của mình, tủi thân, chú bật khóc... Thế rồi một ông lão hiền lành hiện ra, ân cần thăm hỏi:
- Vì sao con khóc?
- Con buồn vì nghčo túng, thiếu thốn đủ thứ. Chỉ một chiếc máy in mà dành dụm mãi cũng không sắm được. Người ta đã đại hạ giá, nhưng vẫn còn gần một trăm đô một cái, con mua không nổi...
- Đừng buồn, ta sẽ giúp. Con sẽ có máy in, thậm chí là máy in màu. Hãy nhắm mắt lại... Được rồi, bây giờ hãy mở mắt ra!

... Và chú bé thấy bên cạnh mình là một chiếc máy in phun màu. Ngẫm nghĩ một lúc, chú hỏi ông lão nhân hậu:
- Ông tốt quá. Ông có phải là bụt không?
- Tất nhiên! Hãy mang máy in về mà dùng nhưng đây không phải quà tặng. Ta chỉ bán máy in với giá rẻ, 50 đô. Con cũng không cần phải trả tiền liền. Mỗi ngày con chỉ cần góp cho ta một ít củi để trừ tiền mua máy. Con thấy sao?
- Dạ, con đồng ý. Cám ơn bụt.

...

Từ đó, chú bé tiều phu có một chiếc máy in để dùng, chú vui lắm dù phải làm lụng vất vả hơn để có thêm củi giao cho bụt. Vì giá máy in chẳng đáng là bao nên chỉ sau một thời gian ngắn, chú đã trả xong nợ. Thế rồi vừa lúc ấy, máy in hết mực! Giữa lúc chú bé tiều phu rầu rĩ thì bụt lại hiện ra. Ông hỏi:
- Sao con lại buồn?
- Thưa bụt, máy con hết mực.
- Đừng lo, mực đây...
Bụt đưa ra một hộp mực màu. Nhận mực, chú bé rụt rč hỏi thăm:
- Thưa bụt, hộp mực bao nhiêu tiền ạ?
- Chỉ có... 30 đô. Con không cần trả liền mà góp củi trả dần cũng được.

Lần này, chú bé không vui nữa vì giá hộp mực tới 30 đô, trong khi giá máy in chỉ 50 đô. Tuy giá mực quá mắc nhưng chú không thể không mua vì muốn in không thể không có mực. Chú tự nhủ: Dù sao thì cũng đỡ, vì không phải trả tiền liền...

Được ít lâu, máy in lại hết mực, bụt lại hiện ra và chú bé lại góp củi trừ nợ. Sau này do in giấy thường, văn bản không đẹp nên chú phải mua trả góp cả giấy in. Mãi rồi cũng tới lúc chú bé tiều phu công thành, danh toại. Ngày chú vinh quy, bái tổ, bụt hiện ra chúc mừng. Chú lễ phép tâm sự:
- Cám ơn sự giúp đỡ của bụt, nhưng thưa thiệt với bụt là con vẫn ấm ức vì đã tốn quá nhiều tiền cho mực, giấy...

Bụt mỉm cười trả lời:
- Nếu không như thế thì làm sao con có máy in? Ngoài nghề làm... bụt, ta còn là một đại lý cho nhà sản xuất máy in và mực in. Nhờ con mà ta có thêm một khách hàng...

Các bạn thân mến, câu chuyện cổ tích đến đây là hết... Bài học mà chúng ta rút ra từ câu chuyện này là:

- Nhìn chung bụt là tốt, nhưng ngoài việc tốt với chúng ta, bụt còn phải tốt với chính bụt nữa.
- Khi quyết định đầu tư, có nhiều phương án để lựa chọn. Có phương án ít tiền, nhưng chỉ tốn một lần. Có phương án tốn ít tiền, nhưng phải chi nhiều lần. Do vậy cần phải tính thật kỹ về giá thành tổng thể (TCO: Total Cost Ownership) để chọn phương án thích hợp nhất với mình.





#923
                CHÚNG TÔI LŔ NHỮNG THẰNG NGU

Vào ngày đầu tiên tôi đi dạy, tất cả các giờ học đều trôi chảy. Cho đến giờ thứ bảy, giờ cuối cùng trong ngày.



Khi tôi bước tới lớp, tôi nghe thấy tiếng bàn ghế gãy. Trong một góc phòng tôi thấy một học sinh đang đč một đứa khác xuống sàn nhà.



"Nghe này, thằng ngu kia!" đứa nằm dưới hét lên. "Tao cóc thčm để ý đến con em gái của mày đâu!"



"Mày đừng có đụng vào nó, mày nghe tao chứ?" đứa ở trên hăm dọa.



Tôi yêu cầu chúng không đánh nhau nữa. Bất ngờ cả 14 cặp mắt nhìn thẳng vào mặt tôi. Tôi biết trông tôi không có vẻ gì là thuyết phục cho lắm. Cả hai tên gườm gườm nhìn nhau và nhìn tôi rồi đi từ từ về chỗ ngồi. Vào lúc đó, giáo viên phòng bên cạnh ló đầu vào phòng, hét bọn học trò của tôi ngồi vào chỗ, im lặng và nghe lời tôi. Tôi cảm thấy mình thật bất lực.



Tôi cố gắng dạy theo giáo trình đã soạn nhưng chỉ gặp những khuôn mặt gườm gườm cảnh giác đề phòng. Khi hết giờ, tôi giữ cậu học trò đã gây ra vụ đánh nhau. Cậu ta tên là Mark. "Thưa cô, không nên phí thời gian với tụi em," cậu ta nói. "Tụi em là những thằng ngu." Và Mark rời khỏi phòng.



Lặng người đi, tôi rơi mình xuống ghế và bắt đầu suy nghĩ xem tôi có nên trở thành giáo viên hay không. Có lẽ cách giải quyết tốt nhất là nên từ bỏ? Tôi tự nhủ sẽ cố một năm rồi sau khi tôi lập gia đình vào mùa hč tới tôi sẽ làm điều gì đó có ích hơn.



"Tụi nó quậy cô phải không?" Đó là người giáo viên đã vào lớp tôi lúc nãy. Tôi gật đầu.



"Đừng có suy nghĩ nữa," anh ta nói. "Tôi dạy chúng trong những lớp phụ đạo vào mùa hč, và hầu như chắc chắn tụi nó sẽ không tốt nghiệp nổi. Đừng có phí thời gian với bọn này."



"Ý anh là sao?"



"Chúng sống trong những túp lều ngoài đồng. Chúng là những lao động nay đây mai đó. Chúng chỉ đến trường khi chúng thích thôi. Đứa trẻ thứ hai đã quấy rối em gái của Mark khi chúng đi hái đậu chung. Tôi đã phải la chúng vào bữa trưa. Cứ phải giữ chúng im lặng và làm việc. Nếu chúng gây ra điều gì, cứ kêu tôi."



Khi tôi lấy đồ ra về. Tôi không thể nào quên được hình ảnh khuôn mặt của Mark khi cậu ta nói "Chúng em là những thằng ngu." Thằng ngu. Từ này cứ vang lên trong đầu tôi. Tôi quyết định tôi phải làm điều gì đó thật mạnh mẽ.



Vào buổi chiều hôm sau tôi bảo với người đồng nghiệp của tôi đừng vào lớp tôi nữa. Tôi cần điều khiển những đứa trẻ này theo cách của tôi. Tôi quay lại lớp và nhìn vào mắt từng học sinh. Rồi tôi bước tới bảng và viết ECINAJ.



"Đó là tên của tôi," tôi nói. "Các em có thể nói cho tôi biết đó là gì không?"



Bọn trẻ nói rằng tên của tôi "kỳ cục" và chúng chưa bao giờ thấy một cái tên như vậy. Tôi lại bước tới bảng và viết chữ JANICE. Nhiều đứa nhỏ bật kêu lên và chúng nhìn tôi vui vẻ.



"Các em nói đúng, tên của tôi là Janice," tôi nói. "Tôi bị thiểu năng đọc, nghĩa là chứng đọc khó. Khi tôi bắt đầu đi học, tôi không thể viết tên của tôi chính xác. Tôi không thể đọc chữ và các con số thì bay mất tiêu khỏi đầu tôi. Tôi bị đặt biệt danh "Đứa ngu". Đúng vậy đó - Tôi đã từng là một "đứa ngu". Bây giờ tôi vẫn còn cảm giác được những âm thanh khủng khiếp đó và sự xấu hổ của mình."



"Vậy sao cô thành giáo viên được?" một đứa trẻ hỏi.



"Vì tôi ghét những biệt hiệu đó và tôi không ngu si và tôi rất ham học. Lớp học của chúng ta cũng vậy. Nếu các bạn thích biệt danh "thằng ngu", các bạn không cần ở đây. Hãy đổi qua lớp khác. Không có ai ngu ở trong lớp này."



"Tôi sẽ không dễ dàng với các em," tôi tiếp tục. "Chúng ta sẽ làm việc và làm cho tới khi các em nắm bắt được. Các em sẽ tốt nghiệp và tôi hy vọng một số em sẽ vào được đại học. Đó không phải là chuyện tếu - đó là một lời hứa. Tôi sẽ không muốn nghe từ "ngu" một lần nào nữa. Các em có hiểu không?"



Bọn trẻ dường như ngồi nghiêm chỉnh hơn.



Chúng tôi làm việc rất chăm chỉ và tôi bắt đầu thực hiện được một phần lời hứa. Đặc biệt Mark là một đứa trẻ rất thông minh. Tôi đã nghe cậu ta nói với một đứa khác "Cuốn sách này rất hay. Chúng tớ không đọc sách trẻ con ở đây." Cậu đang cầm cuốn sách "To Kill a Mockingbird".



Tháng ngày trôi qua, và sự tiến bộ thật tuyệt vời. Một ngày kia Mark nói với tôi "Mọi người vẫn nghĩ chúng em ngu vì chúng em hay nói sai ngữ pháp." Đó là thời điểm tôi chờ đợi. Từ lúc đó chúng tôi học chuyên sâu về ngữ pháp, bởi vì bọn trẻ muốn thế.



Tôi thật sự tiếc nuối khi thấy tháng Sáu tới, bọn trẻ đang muốn học thật nhiều. Tất cả học trò đều biết tôi sẽ lập gia đình và dời đi xa. Tôi thấy rő bọn trẻ xúc động mỗi khi tôi nhắc đến điều đó. Tôi vui vì thấy chúng yêu mến tôi nhưng lại sợ rằng chúng sẽ buồn giận khi tôi ra đi.



Vào ngày cuối cùng của năm học, khi tôi đến trường, thầy giám thị gọi tôi khi tôi vừa bước vào cổng trường. "Xin cô vui lòng đi theo tôi," ông nói một cách nghiêm khắc. "Có chuyện trong phòng học của lớp cô." Ông thẳng bước đi về hướng lớp học. Điều gì đây? Tôi lo lắng.



Thật tuyệt vời! Bọn trẻ đã lấy sơn phun lên từng góc tường những bông hoa, từng bó hoa trên bàn mỗi đứa và một bó hoa lớn trên bàn tôi. Bọn trẻ làm thế nào mà được nhỉ? Tôi suy nghĩ. Hầu hết bọn chúng đều rất nghčo đến mức phải xin trường trợ cấp cho quần áo ấm và thức ăn.



Tôi bật khóc, và bọn trẻ khóc theo tôi.



Sau đó tôi mới được biết bằng cách nào bọn chúng làm được như vậy. Mark làm thêm trong một tiệm bán hoa vào cuối tuần đã thấy rất nhiều phiếu đặt hàng của các lớp khác. Cậu ta đã kể lại cho bạn bč nghe. Quá kiêu hãnh để có thể chấp nhận bị coi là "nghčo", Mark đã hỏi người chủ tiệm xin những bông hoa dư còn lại. Rồi cậu đến nghĩa trang kể về một giáo viên đang chuẩn bị đi xa. Người ta đã giữ lại cho cậu những giỏ hoa.



Đó không phải là điều cuối cùng bọn trẻ làm cho tôi. Hai năm sau, cả 14 học sinh đã tốt nghiệp, và 6 đứa đã đạt học bổng vào đại học.



Hai mươi tám năm sau, tôi đang dạy ại một trường rất nổi tiếng không xa nơi trường cũ. Tôi được biết Mark đã lập gia đình với người cậu yêu từ đại học và trở thành một nhà kinh doanh tài giỏi. Và thật bất ngờ, ba năm trước đứa con trai của Mark đã lại học trong lớp tôi dạy.



Đôi lần tôi bật cười khi nhớ lại ngày đầu tiên đi dạy. Nghĩ đến việc tôi muốn bỏ nghề để làm điều gì đó tốt hơn!
#924
                        Chiếc đàn Piano màu gụ đỏ

Khi tôi 20 tuổi, tôi bán hàng thuê cho một hiệu đàn piano ở St. Louis. Một lần, chúng tôi lại nhận được một "đơn đặt hàng" là một bưu thiếp từ vùng Đông Nam Missouri. Trên bưu thiếp đó có viết "Xin hãy mang một chiếc đàn piano màu gụ đỏ tới cho cháu tôi. Tôi sẽ trả góp 10 đôla mỗi tháng bằng tiền bán trứng gà". Qua nét chữ có thể đoán đó được người viết là một bà cụ. Bà ấy viết câu đó lặp đi lặp lại kín mít tấm bưu thiếp, viết cả ra những diềm giấy còn thừa ở mặt trước cho đến khi chỉ còn ra một khung nhỏ ghi địa chỉ.



Tất nhiên công ty chúng tôi không thể bán piano trả góp 10 đô mỗi tháng. Nên chúng tôi lờ tờ bưu thiếp đi.



Tuy nhiên, đến một ngày, ở vùng Đông Nam Missouri đó có thêm vài người đặt mua đàn piano và chúng tôi phải chở đàn đến đó. Vì tò mò, tôi muốn đến địa chỉ của bà cụ xem sao. Gần như giống hệt những gì tôi tưởng tượng: bà cụ sống trong một túp lều lụp xụp cạnh cánh đồng.



Sàn căn lều rất bẩn. Gà thỉ chạy lung tung: không xe, không điện thoại, không nghề nghiệp. Chẳng có gì cả trừ một mái nhà, và đó cũng không phải là một cái mái tốt. Cháu gái của bá cụ khoảng 10 tuổi, đi chân đất và mặc váy vá.



Tôi giải thích cho bà cụ rằng chúng tôi rất buồn vì không giúp được bà cụ. Nhưng dường như những gì tôi giải thích chẳng có hiệu quả. Cứ 6 tuần một lần, chúng tôi lại nhận được một cái bưu thiếp y như nhau. Cần có một cái đàn piano màu gụ đỏ, và thề thốt rằng bà sẽ trả 10 đôla/tháng. Khoảng hai năm sau, tôi mở được một công ty giao bán piano của riêng mình, và đôi khi tôi đăng quảng cáo trên báo địa phương Missouri. Tôi bắt đầu nhận được những bưu thiếp như từng nhận ở công ty cũ. Trong hàng tháng trời, tôi cũng lờ những tờ bưu thiếp đó đi, vì tôi biết làm gì cơ chứ?



Nhưng rồi, một hôm ở công ty tôi có nhập vể một số đàn piano kiểu mới, trong đó có một chiếc đàn màu gụ đỏ. Dù biết mình có thể gây thua thiệt cho công ty, tôi vẫn quyết định đưa chiếc đàn lên xe ô tô chở tới nhà bà cụ và nói rằng nếu bà trả 10đôla/tháng thì bà sẽ phải trả 52 lần. Tôi đặt piano vào nơi ít có khả năng bị dột nhất. Tôi cũng dặn bà và cháu bé giữ cho bọn gà đừng nhảy lên đàn piano. Rồi tôi lên xe về công ty đinh ninh rằng thế là coi như mình đã cho không một cây đàn.



Nhưng cứ 10 đôla được gửi đến cho tôi rất đều đặn mỗi tháng. Cả 52 tháng. Đôi khi không chỉ là tiền giấy mà là những đồng xu được dùng băng dính đính vào bưu thiếp.



Nhận đủ tiền tôi không có liên lạc gì với bà cụ nữa trong suốt 20 năm. Cho đến một ngày khi đi công tác ở Memphis, tôi ghé vào một nhà hàng để dùng bữa. Ở đó, tôi được nghe thấy tiếng đàn piano hay nhất mà tôi từng được nghe. Và do một cô gái rất xinh đẹp đang chơi.



Tôi lại gần cô ấy và đứng nghe nhạc. Khi chơi xong bản nhạc, chúng tôi nói chuyện với nhau, và thật như một điều kì diệu, đó chính là cô bé mặc váy vá trong căn lều nhỏ 20 năm trước.



Cô gái kể từ khi được bà đã đặt mua cho chiếc đàn piano màu gụ đỏ, cô đã giành được nhiều giải thưởng âm nhạc ở trường và địa phương. Bây giờ cô đã có gia đình còn bà cô đã mất.



Tôi hỏi cô có biết chiếc đàn piano màu gụ đỏ có ý nghĩa như thế nào không. Cô gái nói hồi đó cô còn quá nhỏ, chỉ biết có một chiếc đàn mà không hiểu gì nhiều. Nhưng tôi thì hiểu.



Cuối cùng, tôi bảo cô:



- Tôi rất mừng được gặp lại cô, còn bây giờ tôi phải đi về.



Và tôi thực sự phải đi về, vì bạn biết đấy, đàn ông không bao giờ muốn bị nhìn thấy mình khóc ở nơi công cộng.
#925
                 Chiếc băng gạc cho trái tim vỡ

 
- Mẹ, mẹ đang làm gì thế? - Cô bé Susie chỉ mới 6 tuổi hỏi mẹ.



- Mẹ đang nấu món thịt hầm cho cô Smith hàng xóm.



- Vì sao ạ? - Susie thắc mắc.



- Vì cô Smith đang rất buồn con ạ. Con gái cô ấy vừa qua đời và trái tim cô ấy đang tan nát. Chúng ta sẽ chăm sóc cô ấy một thời gian. - bà mẹ dịu dàng trả lời.



- Tại sao lại thế hả mẹ? - Susie vẫn chưa hiểu



- Thế này nhé con yêu, khi một người rất buồn, họ sẽ không thể làm tốt ngay cả những việc rất nhỏ như nấu bữa tối hay một số việc vặt khác. Vì chúng ta cùng sống trong một khu phố và cô Smith là hàng xóm của gia đình mình, chúng ta cần phải giúp đỡ cô ấy. Cô Smith sẽ không bao giờ còn có thể nói chuyện, ôm hôn con gái cô ấy hoặc làm bất cứ điều gì thú vị mà mẹ và con có thể làm cùng nhau. Con là một cô bé thông minh, Susie. Có thể con sẽ nghĩ ra cách nào đó để giúp đỡ cô ấy.



Susie suy nghĩ rất nhiêm túc về những điều mẹ nói và cố gắng tìm cách góp phần giúp đỡ cô Smith. Vài phút sau, Susie đã ở trước cửa nhà cô Smith. rụt rč bấm chuông. Mất một lúc lâu cô Smith mới ra mở cửa: "Chào Susie, cháu cần gì?". Susie cảm thấy giọng cô Smith rất nhỏ, khuôn mặt cô trông rất buồn rầu, như thể cô vừa khóc vì mắt cô hãy còn đỏ mọng nước.



"Mẹ cháu nói con gái của cô vừa qua đời và cô đang rất buồn vì tim cô bị thương - Susie e dč xoč tay ra. Trong lòng bàn tay của cô bé là một chiếc băng gạc cá nhân- Cái này để băng cho trái tim cô ạ". Như để chắc chắn Susie nói thêm: "Cháu đã dùng vài lần và nó rất tốt". Cô Smith há miệng kinh ngạc, cố gắng không bật khóc. Cô xúc động quỳ xuống ôm chặt Susie, nghẹn ngào qua làn nước mắt: "Cám ơn, cháu yêu quý, nó sẽ giúp cô rất nhiều".

#926
                    Chỉ phải tiến từng cây số một thôi!

                                                      Eric Sevareid

Hồi đó tôi mới mười bảy tuổi... bị một cơn sợ ghê gớm. Anh bạn học Walter Port và tôi cùng nhau xông vào một cuộc mạo hiểm kỳ thú nhưng cũng thực là ngu xuẩn, chúng tôi muốn tỏ rằng có thể chčo một chiếc xuồng nhẹ từ Minneapolis tới chi điếm bán da lông của hãng York trên vịnh Hudson. Chúng tôi đã chčo tới được Norway House ở phía cực bắc hồ Winnipeg. Từ đó còn phải chčo một quãng dài 25 cây số nữa qua một miền hoang vu chỉ gặp được mỗi thị trấn nhỏ ở dọc đường. Những bản đồ chúng tôi mang theo đều sơ sài quá mà hôm đó là ngày mùng một tháng chín!... Sông và hồ sắp đóng băng.



Nhân viên cảnh sát Canada do dự không muốn cho chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình và sau cùng miễn cưỡng cho phép chúng tôi. Cả đêm trước ngày khởi hành chúng tôi thao thức, nghĩ tới những nỗi gian nan dọc đường, nửa sợ mà nửa tự ái. Nếu bị chìm xuồng hoặc bị mắc kẹt vì nước đóng băng thì không hy vọng gì thoát chết được. Mà nếu bỏ nửa chừng, thì còn mặt mũi nào trông thấy gia đình và bạn bč nữa?



Tòa soạn nhật báo ở Minneapolis tường thuật từng giai đoạn cuộc hành trình của chúng tôi, chủ ý để nêu tên tôi trong bước đầu vào nghề viết văn, sẽ khinh bỉ chúng tôi ra sao? Và chính Walter và tôi sẽ có thái độ ra sao khi làm cho mọi người thất vọng như vậy?



Lúc khởi hành, một thợ săn Đan Mạch lực lưỡng lại chúc chúng tôi "thượng lộ bình an". ông ta siết chặt tay chúng tôi, bảo:



- Các cậu chỉ nên nghĩ tới cây số trước mặt thôi, đừng bận tâm tới những cây số ở xa hơn nữa nhé. Như vậy thì sẽ tới đích được.



Tôi chưa bao giờ nhận được một lời khuyên chí lý như lời khuyên dó.



Biết bao lần, ban đêm, tôi trằn trọc, lăn qua lộn lại trong cái "sắc" lạnh buốt, lo lắng về quãng đường dài dằng đặc phải vượt qua, mà nhớ lại lời khuyên của người thợ săn Đan Mạch đó ! Trong bao nhiêu ngày chčo chống lặn lội, khiêng xuồng và đồ đạc, chúng tôi đã có nhiều dịp ngẫm nghĩ về lời khuyên đó. Tinh thần chúng tôi thấm nhuần lời khuyên đó. Chúng tôi chỉ nghĩ tới cái thác ở phía trước, tới chỗ cắm trại ở phía trước, tới cây số ở phía trước thôi.



Sau cùng, một đêm tối như mực, chúng tôi đã vượt được cây số cuối cùng. Bẩn thỉu, mặt mày hốc hác, quần áo rách tươm, lương thực gần hết nhẵn, chiếc xuồng hư nát tệ hại, chúng tôi lết lên bờ, trong luồng ánh sáng vàng vọt từ chi điếm hãng York chiếu ra.



Từ hồi đó, tôi có nhiều dịp nhận thấy lời khuyên của người thợ săn Đan Mạch đó rất đúng: chỉ phải tiến một cây số thôi.



Chẳng hạn, mười ba năm sau, trong Thế chiến thứ nhì, tôi với vài anh bạn ngồi trong chiếc phi cơ chuyên chở của nhà binh. Chúng tôi đương bay trên khu rừng gần biên giới Ấn Độ - Miến Điện thì máy hư chúng tôi phải nhảy dù xuống. Nếu có một đoàn cấp cứu nào được phái đi thì cũng mất mấy tuần mới tới được chỗ chúng tôi hạ xuống. Vì vậy chúng tôi không thể đợi được, đành cực khổ len lỏi lần lần về phía biên giới ấn, vượt quãng đường hai trăm hai mươi lăm cây số, qua một miền núi non hiểm trở, dưới ánh nắng cháy da và những trận mưa tầm tã.



Chúng tôi vừa mới khởi hành thì chẳng may chân tôi bị thương vì chiếc đinh trong giày; buổi tối đó, hai bàn chân tôi phồng lên, rớm máu. Khập khiễng như vậy thì làm sao vượt được trên hai trăm cây số! Mà các bạn tôi có anh tình trạng thê thảm hơn tôi nữa, làm sao đi được cho tới hết đường, nhưng ít gì cũng có thể khập khiễng lết tới đỉnh đồi phía trước, tới làng xóm phía trước tìm một căn nhà xin tá túc, và chúng tôi chỉ mong được bấy nhiêu thôi.



Óc tưởng tượng là con dao hai lưỡi: nhờ nó mà có những công trình lớn lao, nhưng cũng vì nó mà sự can đảm của ta nhụt đi, không thực hiện được những công trình đó. Tôi vốn nhút nhát và đôi khi tự biện hộ cho tôi rằng tại tôi có óc tưởng tượng mạnh, dễ thấy những nguy hiểm sẽ xảy ra, nên không được bạo gan. Cho nên đã nhiều lần rồi, khi gặp những nỗi gian nan về thể chất hoặc những đau khổ về tinh thần tôi phải nhớ lại quy tắc: "cây số ở trước mặt " rất hữu ích đó. Ngày tôi bỏ một chỗ làm được trả lương đều đều để bắt dầu viết một cuốn sách dài hai trăm năm chục ngàn tiếng, tôi rán không để cho công trình lớn lao đó thôi miên tôi, không vậy chắc chắn tôi đã phải bỏ dở một tác phẩm làm cho tôi vinh hạnh nhất trong nghề cầm bút của tôi. Tôi rán nghĩ tới đoạn sau thôi, không nghĩ tới trang sau nữa, lại càng không nghĩ tới chương sau nữa. Thành thử trong sáu tháng tôi chỉ viết từng đoạn một. Và tôi phải thú thực rằng, tác phẩm đó "tự nó thành hình".



Mới mấy chục năm trước đây, tôi nhận mỗi ngày phát thanh một bài cho một đài nọ. Tới hôm nay những bài tôi đã phát thanh đạt tới con số hai ngàn. Nếu hồi đầu người ta bảo tôi khởi ký hợp đồng cung cấp cho người ta hai ngàn bài thì chắc chắn là tôi đã thụt lùi, không dám nhận công việc lớn lao đó. Nhưng người ta chỉ đòi tôi mỗi ngày một bài thôi và tôi cũng chỉ soạn mỗi ngày một bài thôi.



Đức kiên nhẫn có thể thay đức can đảm được và theo tôi không có hình thức kiên nhẫn nào bằng hình thức mà người thợ săn Đan Mạch đã khuyên chúng tôi nhớ kỹ rằng chỉ phải tiến từng cây số một thôi.
#927
                       Chạy đi, Patti, chạy đi
                                                          Mark Victor Hansen




Ngay từ nhỏ, Patti Wilson đã được bác sĩ bảo rằng cô bị bệnh động kinh (epileptic). Cha của cô, Jim Wilson, là người thường xuyên tập luyện chạy bộ vào buổi sáng. Một ngày kia cô nói với cha cô "Cha ơi, con rất muốn chạy với cha hàng ngày, nhưng con sợ con sẽ bị lên cơn." Cha cô nói với cô "Nếu con bị thì cha đã biết cần phải làm gì rồi nên đừng sợ, chúng ta cùng bắt đầu chạy."



Rồi họ chạy mỗi ngày. Thật là điều kỳ diệu đối với họ làř cô bé đã không bị lên cơn lần nào. Sau vài tuần, cô nói với cha "Cha ơi, con thật sự muốn phá kỷ lục thế giới quãng đường chạy dài nhất của nữ." Cha cô tìm trong cuốn sách các kỷ lục thế giới Guiness và thấy rằng khoảng cách lớn nhất mà có người phụ nữ đã từng chạy là 80 dặm. Lúc đó Patti mới vào năm đầu tiên ở trung học, cô tuyên bố "Con sẽ chạy từ quận Cam (Orange County) tới San Francisco." (Khoảng cách 400 dặm.) "Đến năm thứ hai, con sẽ chạy tới Portland, Oregon." (Khoảng hơn 1500 dặm.) "Tới năm thứ 3, con sẽ chạy tới St. Louis." (Khoảng 2000 dặm.) "Tới năm cuối, con sẽ chạy tới Nhà Trắng." (Khoảng hơn 3000 dặm đường.)



Patti đầy nghị lực cũng như say mê hăng hái, cô chỉ coi bệnh của mình như là một điều "bất tiện". Cô không tập trung vào cái cô mất đi mà tập trung vào điều mà cô đang còn có.



Vào năm đó cô hoàn thành cuộc chạy đến San Francisco với chiếc áo thun ghi dòng chữ "I Love Epileptics." Cha của cô chạy bên cạnh cô trên suốt quãng đường, và mẹ cô, một nữ y tá, thì lái xe theo để đề phòng mọi trường hợp có thể xảy ra.



Vào năm thứ hai, các bạn học của Patti đã ủng hộ cô. Họ dựng lên một áp phích quảng cáo khổng lồ ghi "Chạy đi, Patti, chạy đi!" (Run, Patti, Run! - và sau đó đã trở thành khẩu hiệu của cô cũng như tựa đề cuốn sách sau này cô viết.) Trên đường thực hiện cuộc chạy đường dài mà đích đến là Portland, cô đã bị nứt gãy xương ở chân. Bác sĩ nói với cô rằng cô phải dừng không thể được chạy nữa. Ông nói "Tôi phải cố định khớp mắt cá của cháu để cháu không bị tật vĩnh viễn." "Bác sĩ, bác không hiểu rồi," cô nói "đây không phải là ý nghĩ bất chợt của cháu, nó thật sự là tấm lòng của cháu! Cháu không làm điều này vì bản thân cháu, cháu làm vậy để phá bung những xiềng xích trong suy nghĩ của nhiều người khác. Có cách nào để cháu vẫn có thể chạy tiếp được không hả bác?" Bác sĩ cho cô một lựa chọn. Ông chỉ băng bó lại thay vì bó bột cố định nó. Ông cảnh cáo cô rằng nó sẽ rất đau, sẽ bị sưng tấy lên. Cô nói với bác sĩ hãy băng chặt lại cho cô.



Cô hoàn thành cuộc chạy đến Portland với Thống đốc bang cùng chạy chung trên dặm đường cuối cùng. Bạn cũng có thể đã thấy những tờ báo với tiêu đề "Người Vận Động Viên Chạy Siêu Đẳng, Patti Wilson, Đã Hoàn Thành Cuộc Marathon Cho Người Bị Bệnh Động Kinh Vào Sinh Nhật Thứ 17 Của Cô."



Sau bốn tháng chạy gần liên tục từ bờ Tây sang bờ Đông, Patti đã tới Washington và bắt tay Tổng thống Hoa Kỳ. Cô nói với ông "Cháu muốn mọi người biết rằng người bị động kinh chỉ là những con người bình thường với cuộc sống bình thường."



Tôi kể về câu chuyện này một lần trong một buổi hội thảo của tôi cách đây không lâu, và sau đó một người đàn ông cao lớn đến gặp tôi. Ông đưa bàn tay khổng lồ cho tôi bắt và nói "Mark, tôi tên là Jim Wilson. Anh vừa kể về con gái tôi, Patti." Ông kể rằng nhờ vào sự cố gắng không ngừng của cô bé, kết quả là đã kêu gọi đóng góp để mở được 19 trung tâm chữa bệnh động kinh trị giá nhiều triệu đô la.



Patti Wilson cần thật ít để có thể làm được được thật nhiều như vậy. Còn bạn thì sao? Bạn có thể làm gì để vượt lên chính bản thân mình trong khi có đầy đủ sức khỏe?
#928
tại anh đấm bàn phím nhiều quá => nó mới thế, mí lại tuổi cao sức yếu rồi, nên có gì chắc cũng phải lên đời cho nó thật!!! em cũng mới phải thay bàn phím đấy!
#929
(VietNamNet) - Đêm Berlin 9/7, Zidane khởi đầu thật vĩ đại khi trở thành người đầu tiên của đội bóng đối thủ hạ gục Buffon. Nhưng cũng chính anh lại đánh mất mình vào thời khắc quan trọng với chiếc thẻ đỏ, đặt một dấu chấm hết cho bản thân và tuyển Pháp...

Có lẽ, nằm mơ chúng ta cũng không thể mường tượng ra nổi một Zinedine Zidane thiên tài, một nhạc trưởng vĩ đại không chỉ của bóng đá Pháp, lại có thể kết thúc sự nghiệp thi đấu quốc tế một cách cay đắng và nghiệt ngã như thế. Cú húc đầu vào bụng của Meterazzi ở phút thứ 4 của hiệp phụ thứ 2, đã phá hủy quá nhiều những gì Zizou đã tạo dựng được bao năm qua.

Âu đó cũng là bi kịch cho một thiên tài. Trách anh cũng lắm mà tiếc cho anh cũng thật nhiều. Và có lẽ cũng chính vì hành động này mà Zidane "mất điểm" trong cuộc bình chọn Cầu thủ hay nhất giải để vinh dự cuối cùng đã thuộc về đội trưởng Cannavaro của nhà tân vô địch! Điều đáng nói, đó cũng là chiếc thẻ đỏ duy nhất của tuyển Pháp tại VCK World Cup 2006.

Nhưng bi kịch của Zidane cũng là nỗi đau chung của toàn nước Pháp. Mất anh, khác nào Gà trống Goulois bị chặt mất đầu, làm sao còn có thể cất tiếng gáy dù cố gắng cách mấy? Sự cầu may vào những quân cờ mang tính lịch sự của Domenech cho thấy phía sau là nỗi tuyệt vọng.

6 năm trước, Wiltord đã làm Toldo và nước Ý điếng người bằng bàn quân bình vào những giây cuối cùng của 90 phút thi đấu chính thức. Và Trezeguet nhấm chìm đất nước có hình chiếc ủng rơi xuống tận cùng nỗi thất vọng bằng bàn thắng vàng... Nhưng, tại mùa hč nước Đức nóng bỏng, cả 2 đã không còn phát huy được công lực. Thậm chí, Trezeguet, đồng đội của Buffon tại Juve, còn thực hiện quả penalty bất thành!

Nghĩa là tự bản thân người Pháp đã cho thấy sự già nua, kém cạnh so với đối thủ, trong khi Azzurri dưới triều đại Marcello Lippi dù bị bao quanh bởi scandal mua chuộc và dàn xếp tỷ số, lại trỗi dậy khát khao chinh phục cúp vàng hơn bao giờ hết. Trong sự bê bối, sắc áo Thiên Thanh muốn viết nên một cột mốc lịch sử mới cho mình để vượt qua nỗi ám ảnh của số phận - 28 năm không thể ngước mặt trước người Pháp!

Ngoài ra còn là những "thống kê" có thể khiến Azzurri hoang mang: kể từ World Cup 1970, đội nào thắng chủ nhà trước đó nếu lọt vào chung kết đều thua khi cuộc tranh tài diễn ra ở châu Âu. Và nữa, vận may vốn không mỉm cười với Italia khi phải phân định thắng thua trên chấm phạt đền... Tứ kết France 98 là minh chứng hùng hồn nhất, và kẻ phá tan giấc mơ của sắc áo Thiên Thanh khi đó không ai khác là Les Bleus!

Cũng may, người Ý còn một "điểm son" lịch sử ủng hộ nhiệt tình và nó đã được tiếp nối như mọi chuyện đương nhiên phải thế. Thì đây, người Italia cứ vào đến chung kết mà đụng độ phải đối thủ cùng châu lục thì vinh quang thế nào cũng thuộc về sắc áo họ. Quá khứ là một con số 3 và năm 2006, sự "kỳ lạ" đó đã là 4 trên tổng số 7/18 trận chung kết World Cup là cuộc chiến của riêng "người châu Âu"! Và thật khó mà giải thích những zích zắc như thế này.

Thế là cùng lúc, Italia giải quyết rốt ráo được mọi vấn đề: thắng Pháp sau 28 năm và không còn vô duyên trước chấm phạt đền với cả 5 lần thực hiện thành công, trong khi Trezeguet của Pháp thất bại! Những khó khăn, thách thức lớn nhất, các học trò của Lippi đều vượt qua, vậy thì còn ai có thể xứng đáng hơn họ để giơ cao chiếc cúp vàng thế giới ở một giải đấu có phần khô khan vì thiếu những màn trình diễn đẹp và khan hiếm bàn thắng?

Trọng tài Elizondo quả đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi bị Malouda đánh lừa nên nhanh nhảu cho Pháp hưởng quả 11m ngay ở phút thứ 5 của trận đấu. Có thể xem như ông là khởi đầu cho một trận chung kết kịch tính không nằm ở vấn đề chuyên môn, tạo cơ hội cho Zidane đã vĩ đại càng vĩ đại hơn trước khi ngôi sao này lần thứ 2 mang đến bước ngoặt - nhưng là nỗi bất hạnh bằng chiếc thẻ đỏ!

Nhưng nhìn nhận một cách nhẹ nhàng đi, và nếu bảo đó là số phận, thì quả penalty ấy giống như "của thiên trả địa" trước khi làng bóng thế giới chào nhà tân vô địch Italia. Trong trận gặp Australia, người Ý có vẻ như đã được tặng một bàn thắng chỉ có trong tưởng tượng, thì đêm 9/7, Elizondo đã "đánh tráo" lại.

Tuy nhiên, điều quan trọng ở chỗ, cái sự "gieo gì gặt nấy" như người đời vẫn nói, đã không làm đội bóng áo Thiên Thanh gục ngã. Những bàn thắng có phần thiếu công bằng chắc chắn từ lâu đã là một phần trong bóng đá và dù muốn dù không, người trong lẫn ngoài cuộc đều phải chấp nhận.
talia vùng lên và họ đã không phải chờ đợi lâu để đưa trận đấu trở về thế quân bình nhờ "cái đầu" của Materazzi từ một tình huống đá phạt góc ở phút 19. Nhưng danh hiệu cúp vàng 4 năm mới mở cơ hội ra một lần cho 32 đội bóng đâu có thể đến dễ dàng cho bất cứ ai, chứ chưa nói đến đó là cuộc chiến giữa 2 đối thủ nhiều duyên nợ.

Sự giằng co kéo dài qua đến tận hiệp phụ, có lúc người Ý tỏ ra áp đảo nhưng Pháp cho thấy mối nguy hiểm tiềm ẩn, nhất là khi bóng trong chân của Zidane. Dù vậy, cuộc tranh tài nào rồi cũng phải có kẻ thắng người thua. Và Zidane, người mở ra hi vọng cho hàng triệu trái tim nước Pháp, cũng chính là người đặt dấu kết thúc cho một đại tiệc nhiều cảm xúc.

6 năm sau trận chung kết vinh quang EURO 2000, người Pháp không còn có thể tranh đoạt được ngôi Vua với đối thủ Italia bởi thời thế và cả sức lực có hạn.

Và người Đức, sau chiếc HCĐ, họ có thể nhận thêm một an ủi, chỉ chịu khuất phục duy nhất trước nhà vô địch!

Sau vinh quang, bóng đá Ý sẽ đối mặt với nhiều vấn đề, nhưng đó là câu chuyện của thì tương lai, còn đêm nay, người Ý chắc chắn không ngủ vì vui sướng và tự hào!

Hãy cứ tận hưởng niềm hân hoan vô bờ đi, người Ý!

Bảo Khánh







#930
Một buổi lễ sẽ diễn ra tại Đức để chính thức chuyển giao quyền tổ chức World Cup cho Nam Phi năm 2010. Đây là quốc gia đầu tiên của châu Phi đăng cai giải vô địch này.

World Cup 2010 được tổ chức ở Nam Phi là thành công thương mại lớn nhất kể từ khi nước này tổ chức trận cầu lớn nhất hành tinh 76 năm trước.

Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của truyền hình và marketing hơn cả mùa World Cúp năm nay, theo lời Chủ tịch FIFA, ông Sepp Blatter. "Chúng tôi kỳ vọng nhiều vào châu Phi", ông Blatter nói. "Các hợp đồng chúng tôi ký cho năm 2010 cao hơn 25% so với các hợp đồng ký ở Đức năm 2006".

Thoả thuận với 5 đối tác chiến lược năm 2010 có giá trị 821 triệu đôla, con số này với Đức là 700 triệu đôla. Các công ty phải chi trả khoảng 125 triệu đôla để được trở thành một trong 6 đối tác trên thế giới chia chác lợi nhuận từ World Cup 2010.

Thêm vào đó cũng sẽ có 8 đơn vị tài trợ cho World Cup và 4 tới 6 quốc gia đỡ đầu cho sự kiện lớn nhất hành tinh này. Trị giá quy định cho nhà bảo trợ vào khoảng 40 triệu USD.

Tin tưởng

Được FIFA giao trách nhiệm đăng cai sự kiện trọng đại này quả là một sự tin tưởng lớn vào cơ sở hạ tầng và năng lực tổ chức của Nam Phi, nhiều hơn bởi đó sẽ là lần đầu tiên, World Cup diễn ra trên vùng đất châu Phi.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều người đã hoài nghi về khả năng tổ chức của Nam Phi khi nước này bộc lộ một số sai sót đáng tiếc. Đầu tiên, đó là việc cắt giảm điện không báo trước tại Cape Town.

Tiếp theo, một bản báo cáo gửi tới Uỷ ban Thông tin của Quốc hội nhấn mạnh, cơ sở hạ tầng phát sóng 30 năm tuổi của đất nước này không sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu cơ bản của World Cup.

Tổng giám đốc điều hành Sentech, Sebiletso Mokone-Matabane cho biết, cần một nguồn vốn đầu tư hàng tỷ đôla vào các buổi phát sóng truyền hình số nhằm thỏa mãn nhu cầu của khán giả truyền hình khắp nơi trên thế giới.

Sentech, nhà phân phối chương trình phát sóng truyền hình lớn nội địa do nhà nước sở hữu, dự kiến được nâng cấp, sẽ làm giảm bớt những lo ngại về năng lực phát sóng, trong khi Eskom, nhà cung cấp điện lực quốc gia, sẵn sàng bắt đầu cho kế hoạch nâng cao công suất.

Sân vận động

Phương tiện vận chuyển là một vấn đề hóc búa: Nam Phi tin tưởng vào mạng lưới taxi minibus do tư nhân sở hữu và những kế hoạch nâng cấp đoàn xe hiện mới chỉ đang bắt đầu.

Gautrain, một dự án xe lửa nhiều tham vọng nhằm mục đích giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông ở khu vực Johannesburg-Pretoria, cũng sẽ hoàn thành phần nào vào năm 2010. Công trình kết thúc sẽ đưa khách du lịch từ sân bay đến tận ngoại ô Sandton, nhưng lại không đi qua bất cứ nơi nào gần các sân vận động.

Ở Cape Town, dự án một sân vận động với 67.000 chỗ ngồi dành riêng để tổ chức trận đấu bán kết cũng chưa có dấu hiệu khởi đầu. Thị trưởng mới của thành phố, Helen Zille, người của phe đối lập Liên minh dân chủ, đã đặt ra vấn đề lấy ở đâu ra hơn 1 tỷ rand (khoảng 160 triệu đôla) để xây dựng sân vận động

Bà Zille không muốn dự án cho sân vận động lấn át những nhu cầu cấp bách hơn như nơi ăn chốn ở, hệ thống vệ sinh và nhiều dịch vụ thiết yếu khác nhằm khắc phục tình trạng nghčo nàn của thành phố. Tuy nhiên, những lo ngại của bà Zille về nguồn tài chính cho sân vận động dường như giảm bớt sau một cuộc gặp gỡ với các quan chức chính phủ và Ủy ban tổ chức địa phương (LOC), nhưng vẫn còn rất nhiều câu hỏi qua việc xây dựng sân vận động Cape Town.

Khu vực được chỉ định là một vị trí rất đẹp với đảo Robben và núi Table Mountain mỗi bên, sẽ thế chỗ một sân golf 130 năm tuổi. Dự kiến này vấp phải sự phản đối kiên quyết của các cư dân địa phương và thành viên câu lạc bộ golf.

Mặc dù vậy, hầu hết 5 sân vận động mới lên dự án xây dựng ở Durban, Cape Town, Port Elizabeth, Polokwane và Nelspruit đều dự kiến khởi công vào tháng 11 và sẵn sàng cho các cuộc vận hành thử nghiệm tại Cup Liên bang năm 2009.

Nâng cấp

Các địa điểm khác đòi hỏi nâng cấp sẽ khởi đầu ở giai đoạn muộn hơn. "Nhiều sân vận động đã ở tầm thế giới và chỉ yêu cầu nâng cấp về kỹ thuật. Việc sửa đổi ở các địa điểm đã định như Ellis Park, Bloemfontein và Soccer City có thể diễn ra trong giai đoạn muộn hơn'', Danny Jordaan, tổng giám đốc điều hành LOC nói.

Mang đến việc làm và những viễn cảnh kinh doanh kết hợp với việc đăng cai một sự kiện lớn như World Cup, ngành công nghiệp dệt bị đình trệ của Nam Phi đang hy vọng sẽ hồi sinh lại vận may.

Ngành công nghiệp này, ước tính mất tới 200.000 việc làm hơn 5 năm qua chủ yếu do hàng nhập khẩu Trung Quốc giá rẻ hơn tràn vào, đang trông chờ kiếm chác trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm lưu niệm như T-shirt, mũ lưỡi trai, mũ và khăn quàng cổ. "Lý do chúng tôi trở lại World Cup chính là cơ hội việc làm về cho địa phương. Điều đó không làm lợi cho những người đã giàu có", Tony Ehrenreich, Tổng thư ký Western Cape của Cosatu nói.

Cơ hội

Danny Jordaan tán thành với quan điểm sử dụng World Cup để tìm kiếm cơ hội  kinh tế khi các chính sách đã có ở địa phương đảm bảo việc trao quyền hợp pháp cho nhà thầu và hãng kinh doanh của người da đen.

LOC dự đoán rằng sự kiện World Cup 2010 sẽ tạo thêm 160.000 việc làm và đóng góp tới hơn 20 tỷ rand (khoảng 3,6 tỷ đôla) cho ngân quỹ nhà nước.

Nhiều chủ hãng kinh doanh nhỏ địa phương thì lại lo lắng rằng, có lẽ họ phải trả phí đăng ký quá cao cho Fifa, nơi kiểm soát quyền phát sóng truyền hình và marketing. Nghĩa là các hãng không được Fifa cấp đăng ký sẽ không có khả năng bán các sản phẩm hoặc dịch vụ trong và ngoài các địa điểm diễn ra World Cup.

"Nhiều nhà sản xuất quần áo địa phương đã nói họ không đủ khả năng đóng lệ phí và bởi vậy đơn giản sẽ cố gắng tránh sang bên khi sự kiện cuốn đến sát hơn", Navavee Matthews, người làm việc cho một công ty tiếp thị nhấn mạnh.

Khả năng "hái ra tiền" của World Cup thật khổng lồ và đồng thời cũng sẽ là một thảm kịch lớn nếu các nhà thầu quá trông mong vào nó.

Kỳ Thư (Theo BBC)
SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội