Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Topics - hoatim

#61
Rau muống luộc tốt cho mẹ và bé

Món ăn quen thuộc này dùng rất tốt cho những thai phụ bị thiếu sắt hay đang cho con bú bởi rau muống chứa nhiều chất sắt.

Rau muống tính hơi lạnh (nấu chín thì giảm lạnh), có công dụng thanh nhiệt, làm mát máu, cầm máu, thông đại tiểu tiện, giải tất cả các chất độc xâm nhập vào cơ thể (nấm độc, sắn độc, cá thịt độc, lá ngón...), chất độc của côn trùng (ong, kiến...), rắn rết cắn.

Thanh nhiệt giải độc mùa hè: Luộc rau muống đúng cách, nước sôi cho ít hạt muối để sôi lại mới cho rau vào, đảo đều, chín thì vớt ra rổ thưa rải ra cho rời và để ráo nước. Nước luộc rau để nguội vắt chanh. Món này rất tốt cho bà mẹ có thai thiếu sắt, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, người táo bón, đi [em xin lỗi, em là người chửi bậy] đục, tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, trẻ còi xương (lấy nước luộc rau muống nấu bột).

Đau đầu do tăng huyết áp: Khi luộc rau muống cho thêm ít giấm (không thể dùng món này thường xuyên, lâu dài để chữa bệnh tăng huyết áp) thay thuốc đặc hiệu.

Chữa ngộ độc thức ăn (do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kể cả ngộ độc lá ngón, thạch tín): Giã rau muống tươi lấy nước cốt uống ngay. Đây là kinh nghiệm dân gian được viết trong nhiều sách, nhưng chỉ nên dùng để sơ cứu tức thì nhằm hạn chế độc tính, sau đó đưa đến bệnh viện ngay.

Chữa chảy máu (chảy máu cam, ho nôn ra máu, [em xin lỗi, em là người chửi bậy], đi ngoài ra máu): Giã nát rau muống, uống nước cốt hoặc thêm nước đường, hoặc mật ong cho dễ uống.

Những người nên thận trọng khi dùng rau muống

- Huyết áp thấp, tăng huyết áp, nhịp tim chậm, hạ đường huyết.

- Suy nhược cơ thể nặng, hư hàn.

- Vết thương, nhọt đang trong quá trình lành (rau muống có thể làm sẹo lồi xấu).

- Đang uống thuốc Đông y (rau muống gây giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh).

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

 
#62
Những phụ nữ không nên dùng viên tránh thai


Không phải phụ nữ nào cũng dùng được viên tránh thai. Ảnh: Fotosearch.
Bạn tuyệt đối không nên dùng thuốc viên tránh thai nếu bị bệnh cao huyết áp, bởi dược phẩm này có khuynh hướng làm áp lực máu tăng lên.

Những phụ nữ sau cũng có chống chỉ định tuyệt đối với viên tránh thai:

- Mắc chứng đông máu bất thường, viêm tĩnh mạch, nghẽn mạch phổi. Thuốc viên tránh thai có thể làm hình thành cục máu đông, gây tắc mạch.

- Có bệnh tim mạch: Cũng do thuốc dẫn đến sự hình thành huyết khối, làm xuất hiện các cục máu trong động mạch và gây tai biến mạch máu não.

- Trên 35 tuổi và có hút thuốc lá: Xác suất mắc chứng huyết khối tĩnh mạch tăng cùng với tuổi tác và càng tăng mạnh nếu bệnh nhân nhiễm độc thuốc lá. Do đó, phụ nữ từ 35 tuổi trở lên nếu dùng thuốc viên tránh thai thì phải bỏ thuốc lá.

- Cholesterol trong máu cao: Thuốc viên tránh thai làm tăng lipid máu.

- Bị tiểu đường: Do thuốc làm tăng đường máu.

- Bị ung thư vú hoặc ung thư tử cung, cổ tử cung: Các nội tiết tố trong thuốc có tác dụng làm tăng số lượng tế bào ung thư tiềm ẩn trong cơ thể.

Những người cần thận trọng

Các trường hợp sau có chống chỉ định tương đối với viên tránh thai (tức không nên dùng, nếu dùng phải có chỉ định của bác sĩ , theo dõi thường xuyên, kiểm tra các chỉ số sinh hóa và dừng ngay thuốc khi có sự cố):

- Trên 40 tuổi: Lứa tuổi này bắt đầu phải được quan tâm nhiều đến những thay đổi chuyển hóa của cơ thể. Vì thế, nên đặt vòng tránh thai thay vì uống thuốc, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

- Mắc bệnh tiểu đường.

- Cao huyết áp nhưng vẫn kiểm soát được.

- Rối loạn lipid máu mức trung bình.

- Béo phì.

- Đau nửa đầu.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

 
#63
Mỹ phẩm hiệu quả nhanh rất có hại



Hiện nay có nhiều loại mỹ phẩm với khuynh hướng rút ngắn thời gian để tạo hiệu quả nhanh chóng từ ngày sử dụng đầu tiên. Kết quả "bất ngờ" cũng gây nhiều tác hại đến "không ngờ".

Thông thường, khi dùng bất kể một loại mỹ phẩm nào, làn da cũng phải mất ít nhất 3 đến 4 tháng để thích ứng, vì chúng cần hấp thụ và làm quen từ từ với các loại tác nhân đó. Thế nhưng, ngày nay trên thị trường bày bán tràn lan các sản phẩm làm đẹp nhanh chóng, nó làm cho người tiêu dùng cảm thấy hài lòng ngay trong những ngày đầu sử dụng, như các loại kem làm trắng, trị mụn, chống nắng, khử mùi, trị nám, tẩy lông...

Các chuyên gia cho biết, trong các loại mỹ phẩm thì dược mỹ phẩm là an toàn nhất, nhưng không có hiệu quả nhanh bằng mỹ phẩm và dược phẩm chuyên biệt.

Có nhiều loại dược phẩm chuyên biệt làm người sử dụng bất ngờ về kết quả. Chẳng hạn như kem làm trắng, chỉ trong 1 tuần sử dụng, da của bạn sẽ trắng sáng hẳn ra, hoặc dầu trị gàu làm bớt gàu hẳn chỉ trong 1 đến 2 lần gội. Vì hiệu quả nhanh đến bất ngờ mà nó cũng gây tác hại đến không ngờ.

Bởi vì, các chất hoá học tác dụng vào da và cơ thể bạn mạnh, nhanh sẽ làm cho da lão hoá nhanh chóng do chưa kịp thích ứng. Chúng có thể còn gây ra những phản ứng mạnh ngay từ những ngày đầu sử dụng. Các loại mỹ phẩm này làm cho da bị teo, mỏng, giãn mạch nên đem lại cảm giác trắng hồng và sáng mịn. Tuy nhiên, sử dụng một thời gian, da sẽ nhăn, nám nhiều hơn, thậm chí bị nhiễm trùng gây nhiều mụn trên mặt. Những biến chứng này sẽ giảm đi khi ngưng sử dụng, và để phục hồi lại như cũ thì còn tuỳ vào thời gian đã sử dụng và sức khoẻ của da.

Các sản phẩm làm căng mịn da có collagen không gây tác dụng ngay mà phải một thời gian dài sau mới phát tác. Ngay cả sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên cũng chưa chắc đã an toàn, vì còn phụ thuộc vào quy trình chế biến, bảo quản...

(Theo VTV.vn)

 
#64
Bí quyết đội mũ đẹp


Ảnh: Corbis.
Nếu bạn có một khuôn mặt nhỏ, hãy xếp những chiếc mũ rộng vành vào tủ hoặc có thể mang tặng lại cho người khác hợp với nó hơn.

Ngược lại, người có khuôn mặt to nên tránh đội mũ không vành ôm sát đầu, vì chiếc mũ sẽ khiến khuôn mặt càng đầy đặn hơn.

Sau đây là những lưu ý khác khi đội mũ:

Chú ý màu sắc

Vì mũ gắn liền với khuôn mặt nên chọn mũ để hợp với nước da cũng là cả một nghệ thuật. Người có nước da trắng luôn có nhiều lựa chọn, đặc biệt là những chiếc mũ có màu sắc rực rỡ. Gam nóng như, cam, đỏ, vàng khiến khuôn mặt bạn trông thật sáng.

Người có làn da sậm nên tránh những chiếc mũ màu đen vì nó sẽ làm cho khuôn mặt bạn tối đi.

Điểm nhấn cho trang phục

Khi đội mũ, bạn nhất thiết phải để ý đến quần áo của mình. Đội mũ có màu tương phản với trang phục đang mặc cũng rất hay nếu bạn là người sành điệu, chẳng hạn như mũ trắng, trang phục đen hay mũ đen trang phục đỏ.

Chọn mũ cùng màu với quần áo, túi xách, hoặc vòng đeo cổ là cách để tạo điểm nhấn riêng cho cá tính của mình.

Giữ mũ bền đẹp

Những chiếc mũ được làm bằng nỉ, da, nhung hoặc dạ thường khiến chủ nhân của nó phải kỳ công trong việc bảo quản lẫn giặt giũ. Để tránh bị bụi bám và chất bẩn dính bết lâu ngày trên mũ, ngoài cách dùng bàn chải mềm lướt những đường nhẹ để phủi bụi, bạn còn có thể dùng đường kính chà nhẹ.

Với những chiếc mũ đắt tiền, để làm sạch mà vẫn giữ đươc phom, không có cách gì khác hơn là đem chúng đi hấp. Mũ sẽ được đặt cách thủy trong nồi hấp chuyên dụng khoảng 20-30 giây, nhờ hơi nước mà các chất bẩn và bụi được hút sạch. Sau khi lấy ra, dùng chổi lông nhẹ phủi bụi bề mặt, người ta lại hấp lần nữa để chiếc mũ được hoàn hảo hơn.

#65
Văn xuôi / BIẾT TÕ CÙNG AI?
06/07/07, 21:34


Biết Tỏ Cùng Ai


Chương 1



Ánh nắng cuối cùng như nằm yên trên hành lang bệnh viện, Giang Vũ Vi cố đè nén sự hồi hộp trong tim bước chậm chạp về phía phòng bệnh số 212. Chiếc bảng "miễn tiếp khách" treo trên cửa với những tiếng chửi rủa cộc cằn từ trong vọng ra khiến nàng chùn chân, giở chiếc nón y tá xuống, vuốt lại mái tóc dài, Vũ Vi do dự không biết nên bước ngay vào không? Hành nghề y tá trên ba năm, chịu đựng bao nhiêu con bệnh khó tánh, Vi không còn xa lạ với nghề, nhưng ban nãy khi nghe bà y tá trưởng nhìn nàng với đôi mắt dè dặt nói:
- Cô Vi, cô thử đến chăm sóc ông khách khó tính ở phòng số 212 xem, ông ta mới vào nằm đây có hơn ba hôm mà đã xua đi hết mười một cô y tá. Cô đến đi, nếu cô cũng bó tay thì chắc bệnh viện phải thua vậy.
Vũ Vi không khỏi hồi hộp. Mới ba ngày mà đã không chấp nhận mười một cô y tá? Quái thật! Vi lắc đầu. Định Khắc Nghị - Con bệnh là một triệu phú, đã là triệu phú thì nhứt định phải quen thói la hét của kẻ lắm tiền. Còn nàng? Dù sao đã chọn cái nghề cực khổ này thì cũng không có quyền khước từ nhiệm vụ.
Thở nhẹ, Vi lấy can đảm gõ nhẹ cửa. Đây là nạn nhân thứ mười hai của ông đây!
Nàng muốn hét to lên.
Tiếng gầm gừ bên trong vọng ra:
- Ma quỷ nào nữa đó? Vào đi!
Câu đón chào đầy "thiện cảm" của bệnh nhân khiến Vũ Vi buồn cười, nàng đẩy cửa bước vào, bên trong bệnh nhân đứng tuổi ngồi trên xe lăn, mặt hướng ra ngoài cửa sổ, Vi chỉ nhìn thấy mái tóc bạc rối của ông ta. Bên cạnh người đàn ông đó là một thiếu phụ với vẻ bực bội hiện rõ trên mặt. Sự xuất hiện bất ngờ của Vũ Vi như chiếc phao trong cơn bão cho thiếu phụ, bà ta mừng rỡ quay sang bệnh nhân, nhưng con bệnh đã đánh tiếng trước.
- Ai đó?
Vũ Vi bình thản.
- Tôi, người thứ mười hai.
Câu đáp kỳ cục của nàng khiến ông ta quay lại, Vũ Vi nhận ngay ánh mắt bén của bệnh nhân.
- Cô nói gì?
- Tôi nói, tôi là người thứ mười hai, Nàng đáp, ánh mắt tuy có sắc nhưng nàng không sợ
Lão già khó chịu.
- Nghe nói chỉ ba hôm mà ông đã không hài lòng đến sự phục vụ của mười một cô y tá phải không? Tôi là người thứ mười hai, nếu ông lại không hài lòng thì đúng là ông đuổi đủ tá rồi đấy.
Ông lão ngạc nhiên trước lời đối đáp của Vũ Vi, hai hàng mi dài và xậm chau lại.
- Cái gì? Cô chắc tôi lại cũng không hài lòng cô nữa à?
- Vâng, Vũ Vi đáp - Vì tôi chẳng phải là con cừu ngoan.
Ông già quay sang thiếu phụ, hét:
- Đó có nghe không? Cô y tá này lại khai chiến với tôi nữa đó.
Thiếu phụ nhìn Vũ Vi ngạc nhiên rồi quay sang người đàn ông đứng tuổi xoa dịu.
- Được rồi, nếu cha không đồng ý, thì sẽ nhờ cô y tá khác vậy.
Vũ Vi quay đi.
- Vậy thì để tôi gọi cô y tá số mười ba xui xẻo đến nhé?
Nàng vừa dợm bước thì chợt nghe ông lão lớn tiếng.
- Khoan! Cô nói gì? Người nào phục vụ cho tôi là xui xẻo à?
Vũ Vi thành thật:
- Vâng, nếu theo lời kể của mười một chị, thì đúng như vậy.
Ông lão yên lặng nghiêng đầu ngắm Vũ một lúc, như có diều gì thú vị ông cười ngạo nghễ.
- Được rồi! Cô mười hai, cô có vẻ không thích chăm sóc tôi phải không? Vậy thì tôi cho cô biết, không có chuyện giản dị như thế đâu. Cô ở lại, tôi không cần cô thứ mười ba nào cả, cô sẽ là người xui xẻo như cô nói.
Vũ Vi nhướng mày.
- Nghĩa là ông bằng lòng để tôi phục trách ông?
Người đàn ông đứng tuổi lên tiếng.
- Ừ.
- Vậy thì... Vũ Vi nhún vai - Tôi đành ở lại vậy. Nhưng lúc nào không bằng lòng cứ bảo tôi sẽ đi. Cũng như tôi, nếu lúc nào thấy chịu đựng không nổi tôi cũng sẽ xin từ khước nhiệm vụ.
Ông Nghị trợn mắt.
- Bây giờ cô lại muốn hăm dọa tôi nữa à?
Vũ Vi cười nhẹ
- Không phải hăm dọa, nhưng lúc nãy tôi đã nói với ông, tôi không phải là con cừu non dễ dạy. Vì vậy nếu ông muốn, ông có thể thay đổi ý kiến ngay bây giờ.
- Thay đổi ý kiến à? Ông Định Khắc Nghị trừng mắt - Còn lâu! Khi đã quyết định một việc gì thì không bao giờ tôi đổi ý, cô đừng mong tránh né. Bắt đâu từ hôm nay cô sẽ là y tá thường trực chăm sóc tôi, cô hiểu chưa?
- Vâng. Vũ Vi bước đến cạnh ông Nghị- Thế này thì tôi chỉ biết nhận vậy, đã chọn cái nghề khổ cực này thì tôi không có quyền trốn lánh. Nhìn vào đồng hồ, Vi nói - Bây giờ mời ông. Nếu tôi không lầm thì giờ này là giờ tập đi không cần xe của ông chứ?
Không đợi ông Nghị lên tiếng, Vũ Vi tới cạnh tường mang chiếc gậy lại.
- Bây giờ chúng ta có thể bắt đâu rồi chứ?
Ông Nghị chăm chú nhìn Vi, ánh mắt ngạo nghễ của ông đã biến mất, sự ngơ ngác thoáng qua rôì mất ngay, thay vào đó là nụ cười, nụ cười ròn rã và đột ngột khiến thiếu phụ ngồi cạnh phải giật mình.
- Cha, cha cười gì thế?
Ông Nghị vẫn cười ròn, quay sang Vũ Vi.
- Thôi được rồi, coi như tôi chịu thua cô vậy, cô mười hai ạ.
Rồi cố gắng đẩy xe tới trước, ông Nghị nói.
- Cô hay lắm, có lẽ cô sẽ phục dịch tôi được, tôi thích những người ngang như cô.
Vũ Vi cười theo. Thế này thì ta đã bị cột chân rồi, xui thật. Có điều Vũ Vi thấy khâm phục ông lão, sự lanh trí của ông đã buộc chặt trách nhiệm vào chân nàng.
- Ngoài danh xưng mười hai ra cô còn tên gì khác nữa không?
Vi nói.
- Dạ có, tôi là Giang Vũ Vi - Cánh tường vi trong mưa.
Ông Nghị gật gù.
- Tên đẹp lắm nhưng hơi yếu đuối, chẳng hợp với bản tính cô tí nào.
Rồi quay sang thiếu phụ ngồi cạnh, ông lạnh lùng.
- Được rồi, Mỹ Kỳ, cô có quyền về nhà rôì đấy.
- Thiếu phụ thở nhẹ như trút được gánh nặng, nhoẻn miệng cười thật tươi.
- Vậy thì mai con với anh Bồi Hoa đến thăm cha nhé?
Ông Nghị khoát tay.
- Thôi khỏi, tôi không cần mấy người nữa, có y tá trực rồi. Mấy người yên trí đi tôi chưa chết ngay đâu mà phải giả vờ lập công như vậy.
- Cha! người thiếu phụ kêu lên, rồi bối rối nhìn Vũ Vi - Tại sao cha lại nói thế, tụi con...
Ông Nghị cắt ngang.
- Thôi, tôi hiểu mấy người quá rồi, Về đi! Về đi! - đây hai tiếng đã bực lắm, tôi không muốn nhìn thấy gương mặt khó chịu của mấy người nữa.
Thiếu phụ cắn nhẹ môi chịu đựng, Vũ Vi nhìn thấy ánh mắt giận dữ lóe nhanh trong mắt người thiếu phụ. Bây giờ nàng mới có dịp quan sát người đàn bà trẻ trước mặt. Mái tóc hớt ngắn, đôi mày kẻ sậm trên đôi mắt đẹp và chiếc áo dài hợp thời trang. Thiếu phụ đẹp sang trọng có điều trong cái dáng dấp sang trọng đó không dấu được sự kiêu sa và vật chất. Con nhà giàu! Ba chữ đó như hiện rõ trên mặt thiếu phụ. Vũ Vi cũng thấy không khí xung đột giữa hai cha con nhà giàu trước mắt. Tình cảm họ có vẻ nhạt nhẽo chớ không thắm thiết như những gia đình nghèo. Ba năm hành nghề, ba năm lăn lóc với đời và gần gũi bao nhiêu bệnh nhân, Vi đã ý thức sự huyền diệu của tình cảm con người và nàng cũng hiểu được sự phức tạp và nhức nhối của nó!
- Vâng! Thiếu phụ đứng dậy, nàng quay sang Vũ Vi nhưng mắt vẫn hướng cao - Cô Vi, tôi gởi cha tôi lại cho cô đó, nhớ chăm sóc cẩn thận nhé.
Ông Nghị chẳng đợi Vi lên tiếng nói.
- Cô khỏi lo, cô y tá này không ăn thịt được tôi đâu.
Thiếu phụ nhíu mày như muốn nói điều gì nhưng lại thôi, nàng mở cửa bước ra ngoài.
Gài cửa lại xong, Vũ Vi mới quay lại đối diện với thân chủ.
- Ông có vẻ tàn nhẫn với con gái ông quá!
- Cái gì? Ông Nghị hùm nhẹ - Tôi đâu đến độ có được con gái như thế? Nó là con dâu tôi đó, chúng chỉ mong tôi chết sớm thôi!
Vũ Vi ngỡ ngàng nhìn con bệnh
- Ồ sao ông lại nói thế? Ông thù ghét tất cả mọi người sao?
Ông Nghị nhíu màỵ
- Bây giờ cô định phê bình tôi à?
Vũ Vi cười nhẹ.
- Không dám, tôi lấy tư cách gì để phê bình ông chứ?
Ông Nghị lạnh nhạt.
- Cô vừa phê bình xong, nhìn vào mắt và thái độ cô tôi đã trông thấy sự khó chịu đó cô không ưa tôi lắm phải không?
Vũ Vi nhún vai.
- Nghề nghiệp của tôi không bắt buộc tôi phải yêu con bệnh.
Ông Nghị trừng mắt.
- Không hiểu tôi chịu đựng cô được bao lâu, chứ bây giờ tôi bắt đầu thấy ghét cô rồi.
- Ông có thể xin thay cô y tá khác ngay bây giờ!
Ông Nghị lắc đầu.
- Không, tôi đã chọn cô.
Và ông lớn tiếng.
- Sao cô chẳng thi hành nhiệm vụ của mình đi. Còn đợi gì mà chẳng đỡ tôi dậy. Định bắt tôi ngồi mãi xe lăn như thế này à?
Vũ Vi bước tới trao gậy cho ông Nghị. Trong giây phút đỡ người bệnh lớn tuổi lên, mắt nàng chạm phải tia nhìn thật mềm, thoáng bàng hoàng của ông Nghị, nhưng rồi ánh mắt đầm ấm kia cũng biến thật nhanh.
- Kề vai cô sát vào người tôi một chút.
Vũ Vi đưa vai vào, bàn tay người bệnh cố gắng bám vào đứng dậy chiếc gậy trên tay còn lại quờ quạng. Bây giờ Vũ Vi mới nhìn thấy tay ông Nghị khô đét. Có thể có một bản tính ương ngạnh cứng rắn trong một thể xác yếu đuối sao?
- Đừng có đứng chết như thế! Ông Nghị không bỏ rơi thái độ nào của Vi - Bác sĩ đã cho tôi biết, tôi cao lắm chỉ có thể sống hơn năm nữa thôi!
Vũ Vi ngẩng ngây đầu lên, nàng không tin nhưng ánh mắt của ông Nghị đã báo đó là sự thật
- Dù cho chỉ còn sống hơn một tháng, tôi cũng không muốn có cảm giác là mình bị tật nguyền. Ông Nghị tiếp - Biết chưa? Hãy đỡ nhẹ lấy tôi được đi đứng như một người bình thường.
Vũ Vi cố gắng đỡ lấy vai ông Nghị Nàng không còn nghĩ hay định nói gì nữa, dù gặp quá nhiều con bệnh khác nhau, nhưng chưa bao giờ nàng lại cảm thấy dễ bị xúc động như hôm nay. Từng bước, từng bước một, Vi có cảm tưởng như những bước chân kia càng lúc càng gần đến chỗ hư vô, có điều Vi hiểu, ông lão này thích được thấy mình tiến về cái chết một cách chững chạc, chứ không muốn mình bị ngã xuống một cách tức tưởi. 
hết: Chương 1, xem tiếp: Chương 2 



#66
BẤT CHỢT MỘT CHIỀU MƯA


Chương 1



Giưã khuya, tôi lại bị cơn ác mộng hành hạ. Lúc nào thì cũng giống như lúc nào, cơn ác mộng cũng bắt đầu bằng gương mặt của mẹ. Một khuôn mặt hốc hác xanh xao, có đôi mắt mở to đầy vẻ khiếp đảm và một đâù tóc rối bù. Mẹ nắm lấy tay tôi, bàn tay khẳng khiu trơ xương của nguời như một gọng kềm, khiến tôi không làm sao vùng thoát được. Mẹ dẫn tôi ra tận sau nhà, nơi có những chiếc nong nuôi tằm bà chỉ cho tôi những chiếc kén trắng toát, nói:
- Đấy thấy không, những chiếc kén!
Tôi sợ hãi muốn rút lui nhưng không làm sao rút được. Người lại chỉ một chiếc kén khác, nó có màu đen. Nó nằm riêng rẽ một chỗ.
- Đấy xem kià, một chiếc kén màu đen. Đẹp quá phải không? Nó chắc lắm đấy, cắn mãi không đứt đâu, nó là chiếc kén của mẹ đấy!
Và bỗng nhiên, chiếc kén kia hóa to ra. To dần, nó trở thành một chiếc quan tài màu đen. Mẹ cười lí nhí rôì nói:
-Mẹ sẽ chun vào đấy! Mẹ sẽ nằm trong đấy mãi mãi...mãi mãi!
Tôi đã vùng vẫy, lắc đầu, tôi định thoát khỏi bàn tay của mẹ. Nhưng cái gọng kềm cứng ngắc đó làm tôi không sao thoát đuợc. Tiếng của mẹ lại vang bên tai:
- Một cái kén màu đen! Một cái kén màu đen thật chắc đó, con thấy không?
Tiếp đó chiếc quan tài chợt nhiên lay động, nó phình to ra như sắp nuốt chửng lấy tôi. Tôi sợ quá hét to lên, và tiếng hét đã khiến tôi giật mình tỉnh dậy.
Thật khiếp đảm, mồ hôi tôi vã ra như tắm.
Khi đã hoàn toàn tỉnh táo, tôi thấy mình vẫn còn nằm trên giuờng, nhưng cả người tôi lại mỏi nhừ, tay chân tôi tê cứng. Phải cố gắng lắm mới ngồi dậy được, tôi lau nhẹ mồ hôi trên trán rôì chồm người qua bật sáng chiếc đèn bàn. Ánh sáng toả ra thật chói mắt. Tôi thấy Nhất Vỹ chau mày trong cơn ngủ say. Có lẽ ánh đèn đã khiến anh khó chịu. Chồng tôi lại quay người vaò trong và tiếng ngáy tiếp tục vang lên đều đều.
Cái khiếp đảm của cơn ác mộng vẫn còn đó, khiến tôi không làm sao dỗ lại giấc ngủ của mình. Tôi ngồi bó gối, ngắm người chồng đang ngủ say bên cạnh. Anh ấy lúc nào cũng vậy, bình thản, tự nhiên. Những con người có cuộc sống đơn giản vô tư thường có những giấc ngủ ngon như thế. Tôi chợt thấy ganh tị, tôi không muốn Vỹ ngủ ngon trong khi tôi phải thức. Thế là tôi lấy tay lay lay, Vỹ làu nhàu cái gì đó trong miệng, rôì lại tiế tục ngủ. Tôi giận quá, đẩy mạnh. Tôi muốn Vỹ phải thức với tôị Sau nhiều lần lay như vậy, cuối cùng, Vỹ cũng thức, chàng lấy tay dụi dụi mắt, rôì quay qua tôi, có vẻ không hài lòng.
- Em làm gì vậy ? Sao không ngủ đi ?
Tôi lắc đầu.
- Em không ngủ đuợc, em cứ nằm mơ hoài, toàn là ác mộng.
Đôi mày của Vỹ chau laị
- Nhưng bây giờ em đã thức rôì. Biết đó chỉ là mộng chứ?
-Vâng.
-Vậy thì chưa sáng, hãy ngủ lại đi.
Vỹ nói, rồi kéo chăn lên, chuẩn bị ngủ tiếp. Tôi không chịu, kéo lấy chàng.
- Em đã bảo là.....em không ngủ đuợc mà.
- Ngủ không được? Vỹ có vẻ bực mình.
- Vậy thì, anh biết làm sao bây giờ? Này Thanh Thanh, em cũng không phải là trẻ con. Tắt đèn đi, rồi nhắm mắt lại, cố dỗ giấc ngủ, đừng có quấy râỳ người khác.
Nói xong, chàng kéo chăn lên phủ đầu, không đoái hoài gì đến tôi nữa.
Tôi yên lặng ngôì đấy. Biết có quấy rầy Vỹ chỉ khiến chàng nổi nóng. thế là tôi quay mặt nhìn ra cửa sổ. Bóng cây in trên nền trời như những con quái vật đen đúa lay động. Tôi chợt rùng mình, đêm yên lặng quá, đêm đầy đe dọa. Tôi quay sang nhìn Nhất Vỹ. Mới đấy mà anh chàng laị ngáy đều. Tiếng ngáy của chàng tạo cho tôi cái cảm giác như một người đang bị bỏ rơi trên hoang đảo một mình. Tôi chợt muốn khóc. Nhưng rồi thấy khóc cũng chẳng ai thèm nhìn đến, nên lại ngưng. Vâng, tôi đâu còn là trẻ con nưã mà được nuông chiều. Và đã không còn là trẻ con thì chỉ cái chuyện khóc hay cười cũng không thể tự phát, mà phải lệ thuộc vào nhiều thứ. Thế là tôi lại tắt đèn, nằm xuống. Mắt mở to nhìn bóng đêm, tôi biết từ đây cho đến sáng trắng tôi sẽ không làm sao dỗ giấc ngủ lại được. Chỉ có tiếng ngáy đều của Nhất Vỹ. Ngoài ra không có gì hết ngoài bóng đêm. Một đêm nặng nề trôi qua.
Cho đến lúc các vệt sáng đầu tiên của một ngày mới xuất hiện, tôi mới bước xuống giường, khoác chiếc aó khoác vào, mang thêm đôi dép da, rồi bước ra vườn hoa.
Ngôi nhà của chúng tôi khá rộng. Đúng hơn đấy là một biệt thự nhỏ, có vuờn hoa bao quanh. Đó là quà của cha mẹ chồng cho chúng tôi sau ngày cưới. Nhờ công việc làm ăn của Nhất Vỹ ngày càng phát đạt, nên chúng tôi sắm sửa thêm đủ mọi thứ. Vỹ đi làm mỗi ngày, tôi thì ở nhà. Nhưng việc làm trong nhà cũng có tôi tớ chăm lo nên tôi thật rảnh rỗi. Tôi chỉ có việc làm vườn. Và khu vườn nầy phần lớn là do tôi vun bón, chăm sóc nên.
Tôi thích nhất là hoa hồng, hoa đỗ quyên và cả phù dung nên tôi đã chia vườn hoa làm ba khu vực chính để trồng cả ba loại hoa đó. Ngoài ra tôi còn trồng thêm cúc, thược dược...
Sáng sớm, vườn hoa im lìm, nền đất còn ướt đẫm sương đêm. Cái không khí mát lạnh buổi sáng bao trùm vạn vật. Đạp chân lên bãi cỏ non ẩm ướt, đi giữa những cánh phù dung đang nở rộ, tôi thấy lòng khoan khoái hơn. Sự sợ hãi vì ác mộng đã tan biến và tôi chọn một băng ghế đá ngồi xuống. Giờ này chỉ có một mình tôi thức giấc. Tôi cứ ngồi như vậy lắng nghe tiếng gió thổi, tiếng chim hót trong vườn mà không bị ai quấy rầy.
Rồi trời sáng dần, cả một chân trời phía đông ửng đỏ. Và mặt trời như một chiếc bánh tròn từ từ bò lên ngọn cây dừa. Cái màu hồng của nền trời nhạt dần. Sau đấy mới thấy khói bốc lên ở ống khói nhà bếp. Vậy là cô người làm đã thức giấc, con bé đang làm điểm tâm cho chúng tôi. Sau nhiều lần thay đổi, tôi mới tìm được người làm ưng ý. Đấy là một cô gái còn trẻ tuy hơi lười, ngủ dậy trễ, nhưng được cái lanh lẹ và không đứng núi này trông núi nọ. Những người ở trước tuy khá thaọ việc, nhưng chỉ biết có tiền, nơi nào đó làm cao giá hơn là bỏ đị. Đó là một thứ chuyện bực mình.
Tôi tiếp tục ngôì giữa vườn hoa bất động. Có một con chim nhỏ từ trên cây sà xuống trước mặt tôi, nó nghểnh cổ nhìn tôi như thăm dò, rôì bạo dạn nhảy nhảy đến bên chân tôi. Nó nhặt những hạt hoa, hạt cỏ rơi dưới đất. Có lẽ nó nghĩ tôi chỉ là một pho tuợng và tôi cũng thích như vậy, tôi thích thú ngắm, và nó chỉ tung mình bay lên khi có một chiếc lá vàng từ trên cành cao rơi xuống chạm đất tạo thành tiếng vang. Tôi đứng dậy, ngắt lấy mấy chiếc lá hoa trà đưa lên muĩ ngưỉ. Mùi thơm của lá thật dễ chịu. Mặt trời đã dâng cao, nắng bắt đầu nóng. Tôi hít một hơi dài vào lồng ngực, rồi chậm rãi đi vào nhà. Một ngày vô vị lại bắt đầu.
Khi tôi bước chân vào phòng ăn. Đã thấy Nhất Vỹ ngôì bên bàn với tờ báo trên tay, che cả khuôn mặt. Đó là thói quen của chàng. Vừa ăn sáng vưà xem báo. Tôi kéo ghế ngồi đối diện. Tiếng kéo ghế của tôi không làm Vỹ buông tờ báo xuống. Tôi ngôì đấy chờ đợi, xem thử đến bao giờ thì Vỹ nhận ra sự hiện diện của mình -- nhưng có vẻ hoài công.
Đợi một lúc, tôi thấy Vỹ đặt tờ báo xuống, rôì cầm đũa lên, chàng ăn mà mắt vẫn không rời trang báo. Vỹ hoàn toàn không hề để mắt đến tôi. Không chịu được nữa. Tôi tằng hắng một tiếng. Vỹ vẫn tảng lờ như không biết. Tôi đành thở dài, rồi cũng cúi xuống dùng phần ăn sáng của mình. Mãi sau khi Vỹ coi xong tờ baó cũng như ăn xong phần ăn. Bấy giờ chàng mới quay qua nhìn tôi. Cái nhìn của chàng khiến cho tôi ngừng ăn chờ đợi. Nhưng rôì Vỹ lại không nói gì. Thái độ chàng khiến cho tôi có caí cảm giác mình chỉ là một thứ đồ vật vô tri nào đó, chẳng hạn như một cái ghế, một cái bàn hay là một bức tranh treo trên tường. Nó có đó một cách tự nhiên chứ chẳng có gì xa lạ. Tôi thấy Vỹ đưa tay vào túi lấy thuốc ra, rồi bật lửa đốt. Chàng ngả người ra sau, thở khói. Mắt thì nhìn lên trần nhà, tư lự như một nhà triết gia. Chàng cứ ngồi như vậy thở khói. Sau khi tàn hết một điếu thuốc, mới đứng dậy hỏi trỏng.
- Mấy giờ rồi ?
Tôi không có mang đồng hồ, nhưng hoạt động của chàng thì như một công thức bất dịch nên đáp.
- Khoảng tám giờ kém mười.
- Vậy à? Anh đi làm nhé!
Rồi Vỹ kéo ghế, chậm rãi bước ra khỏi phòng ăn. Một lúc sau, tôi biết chàng đã thay đồ. Tiếng chân bước ra cửa, rôì cổng mở, tiếng nổ maý ở nhà xe. Sau đấy là tiếng kèn, rồi xe chạy vút ra ngoài.
Mọi thứ trở lại với cái yên tĩnh cố hưũ, giống như mặt nước hồ sau cái khuấy động do chiếc lá rơi, đã phẳng lại như gương. Tôi bưng chén cháo lên mà chẳng muốn ăn tí nào. Nhìn chén chaó từ lúc nó bốc khói, mãi cho đến khi nguội lạnh, tôi mới đặt xuống rôì đi vào phòng khách.
Ngồi co ro trong phòng khách, đặt thêm chiếc gối sau lưng cho đỡ lạnh, tôi cầm lấy quyển "Chuông gọi hồn ai" đã xem qua hằng trăm lần rồi mà chưa chán. Thời gian sao mà dài lê thê. Một ngày rồi một ngày cứ lặng lẽ như vậy trôi qua. Tôi như một loài thực vật ký sinh. Cô tớ gái tên Thu lặng lẽ bước vào, đặt ly trà nóng trên bàn cho tôi, rôì nói:
- Bà chủ, hôm nay nhà ta ăn gì?
- Ồ, cái gì cũng được. Em thấy ông chủ thích ăn cái gì thì mua thứ đó.
Cô tớ biết ý tôi, không hỏi thêm, đi ra. Thứ gì cũng được. Phải, lúc gần đây chẳng hiểu sao tôi lại không thiết dùng một thứ gì cả. Cái gì cũng nhạt nhẽo. Dù đấy là cao lương hay là mỹ vị. Điệu này mà kéo dài, có lẽ rồi tôi sẽ chết mòn mất.
Tôi cứ ngôì như thế. Cô tớ đã xách giỏ đi ra chợ từ lâu. Nhà chỉ còn lại một mình tôi. Một khoảng trống lạnh lẽo. Mọi thứ như ngưng đọng.
Tôi ngôì đấy trong trạng thái nữa mê nửa tỉnh, cả một đêm không ngủ làm tôi mệt mỏi. Tôi biết nhiều người đã nhìn vào toà biệt thự xinh xắn này, những tiện nghi trong nhà và địa vị của Vỹ rồi cho rằng tôi là người đan` bà hạnh phúc. Tôi thực sự hạnh phúc chăng? Không biết. Tôi chỉ cảm thấy là vô tri nhiêù lúc hay hơn. Vô tình nhiều lúc hơn cả hữu tình. Còn hạnh phúc thì nó là một cái gì không cụ thể, xa vời quá.
Một đêm không ngủ được làm tôi mệt mỏi. Đôi mắt nặng trĩu, mà đầu thì như choáng, thế là tôi lại rơi vào trạng thái đó tôi lại thấy chiếc quan tài màu đen. Vâng, màu đen, nó rất to. Người ta đang dùng dây thừng đưa nó xuống huyệt mộ. Chiếc quan tài màu đen, hay cái kén màu đen? Tôi đã chạy xông đến định giữ lại, không cho người hạ nó xuống. Tôi vừa khóc vưà hét:
- Đừng! Đừng! Đừng nhốt mẹ tôi trong cái kén màu đen đó. Hãy thả mẹ tôi ra, bằng không mẹ tôi sẽ chết mất! Hãy thả mẹ tôi ra!
Có người bước tới giữ tôi lại, rôì đưa tôi ra khỏi khu mộ. Một chiếc khăn ướt được mang đến lau mặt, lau tóc cho tôi. Khi tôi mở mắt ra, thì đã trông thấy cha. Người thật tiêù tụy. Đôi mắt sâu của người ngập đầy bi thương người buồn buồn nói với tôi:
- Đừng có khóc nữa Thanh Thanh ạ! Mẹ dù sao cũng đã mất rồi. Mẹ con chết được như vậy có lẽ cũng còn sướng hơn là sống.
Tôi vẫn vùng vẫy la khóc.
- Con không chịu đâu. Con không muốn thấy mẹ bị nhốt trong cái khối màu đen kia. Hãy thả mẹ tôi ra.
Cha đã ôm chầm lấy tôi, mắt người rơm rớm nước mắt. Rôì sau đấy hình như có một người bà con nào đấy đã đến bế tôi đi khỏi vòng tay của cha. Mấy người xúm lại vỗ về, dụ ngọt, khuyên nhủ
Tôi lại nghe tiếng xầm xì đâu đó:
- Xem kìa, con bé ăn nói gì kỳ quá. Chắc chắn một điêù là nó có cái gen điên di truyền trong người. Quí vị để ý hành động của nó xem, không chừng đã phát bệnh rôì cũng nên.
Điên? Đã phát bệnh? Tôi giật mình khi nhớ lại chuyện cũ. Chuyện đó xảy ra đã lâu lắm rồi. Mười mấy năm về trước. Vậy mà tôi vẫn nhớ rõ như in. Ngồi ngay ngắn lại, kéo chiếc gôí lót lưng ra. Ly trà đã nguội lạnh, tôi hớp một hớp, nước trà lạnh khiến tôi rùng mình. Điên à? nếu được điên không chừng hạnh phúc hơn là không điên. Người điên đâu còn khát khao, đâu phải suy nghĩ, bận tâm, phiền muộn. Đúng không? Chỉ có hoàn cảnh sống như hiện tại mới đáng làm cho con người sẽ trở thành điên mới đúng.
Thời gian cứ thế chầm chậm trôi. Mới chín giờ hơn. Tôi đứng dậy, bước ra sân vườn. Dưới ánh nắng mặt trời, vườn hoa rực rỡ, tôi chớp chớp mắt nhìn thẳng về phiá mặt trời, nhưng chỉ được một chút là mắt đã hoa lên....Nghĩ laị, con người cũng thật kỳ cục, họ như thích bóng tối nhiều hơn là ánh sáng. Nhưng bóng tối lại tượng trưng cho sự đe dọa, xấu xa, tội lỗi cơ mà?
Tôi còn đang phân vân thì chuông cửa reo, rôì cô tớ tên Thu với chiếc giỏ đi chợ trên tay bước vào. Không biết chuyện gì đã xảy ra mà cô bé có vẻ hốt hoảng. Nó đi thẳng một mạch đến bên tôi, vừa thở hổn hển, vưà nói:
- Thưa bà, sợ quá! Ngoài kia, ngoài cổng ta kia kià....Có một người đàn ông cứ đứng ở đó nhìn vào nhà. Con để ý thấy đã ba hôm nay, ông ta đứng như vậy. Và mỗi lần thấy con đi ra cửa, là ông ta nhìn theo. Nhìn một cách kỳ lạ lắm....Ban nãy con đi chợ lại thấy ông ta, bây giờ quay về, ông ta vẫn còn đứng đấy! Lạ thật!
Con bé ấp úng một chút lại tiếp:
- Bà ra cổng mà xem. Ở ngay cạnh cột đèn đường trước của nhà ta đó, con ngại quá!
Tôi nghe con bé nói, rôì nhìn nó. Chuyện như vậy mà cũng ngại. Hớt hải thật sự hay là một sự làm dáng giả vờ? Con bé năm nay mười saú tuổi, tuổi bắt đầu mơ mộng, nhưng mà cái khuôn mặt dẹt, răng hô, lại đầy tàn nhang của nó. Một khuôn mặt như vậy mà hấp dẫn đàn ông được à?
Tôi lại ngắm kỹ thân hình gầy gầy như con khô hố của nó chẳng có một chút gì biểu hiện cho cái hấp dẫn của thiếu nữ ở tuổi dậy thì. Vậy thì làm sao? Tôi không nhịn được cuời, nhưng cũng nói:
- Không sao đâu...Tại em bị cái gì ám ảnh đó. Chứ tôi thấy có lẽ ông ta chỉ là một người qua đường hoặc có hẹn hò, đứng đấy chờ ai thôi. Em đừng để ý nữa vào nhà đi. Nhưng tôi chưa dứt lời thì đã thấy một bóng người đàn ông xuất hiện ngay trước đôi cánh cổng mở toang, mà cô Thu khi vào chưa kịp đóng lại. Tôi giật mình nhìn sững. Gã mặc chiếc chemise trắng, quần dài màu cà phê sữa. Bên ngoài khoác thêm chiếc aó gió màu đen. Mái tóc dài, đôi mắt đen sâu, đăm đăm nhìn về phiá chúng tôi. Cô Thu sợ hãi lùi ra sau, lắp bắp nói:
- Thưa bà, hắn đấy, chính hắn đấy!
Người đàn ông không đợi chúng tôi hỏi, đã bước vào trong sân. Anh ta đứng tưạ lưng vào tường, đưa tay lên vuốt lại mái tóc. Lặng lẽ nhìn tôi. Bấy giờ tôi mới giật mình. Một gương mặt quá quen thuộc, trái tim chợt nặng trĩu. Nó nặng đến độ làm tôi như nghẹt thở. Tôi lùi ra sau một bước. Cô bé Thu không hiểu, tưởng tôi sợ, nó vội chạy ra sau núp sau lưng tôi.
Nhưng rôì tôi cũng lấy lại được bình tĩnh. Tôi quay lại đẩy nó vào nhà, nói:
- Vào trong đi, không sao đâu, người quen mà!
Cô bé Thu ngạc nhiên nhìn tôi, rôì nhìn người đàn ông lạ. Xong mới chịu rút lui vào trong. Đợi con bé đi xong, tôi mới bước tới. Cố nén cơn xúc động trong lòng, tôi nói:
- Tôi không ngờ anh lại quay trở về đây.
Anh ta cười buồn nói:
- Về được hơn một tuần rồi.
- Thế hôm nay mới đến thăm tôi? Tôi hỏi, nhưng cố tỏ ra thật bình thản. Vào phòng khách ngôì nhé? Nói chuyện mà đứng ngoài cửa coi không đẹp tí nào.
Anh ta không phản đối, lặng lẽ theo tôi vào nhà. Tôi bảo cô Thu ra khép cửa lại cẩn thận. Chúng tôi đi vào phòng khách. Anh chàng đứng giữa phòng đưa mắt nhìn quanh. Sau đấy mới chịu ngôì xuống ghế salon, rôì châu mày nói:
- Sống thế này tốt quá rôì còn gì.
Tôi nói như phân bua:
- Ngôi nhà này là của cha mẹ anh Vỹ cho chúng tôi như một món quà cưới. Sau đó anh Vỹ cho sửa chữa lại một chút mới thế này.
Chàng yên lặng nhìn tôi. Không khí hơi ngột ngạt. Tôi đưa hộp thuốc thơm qua mời, nhưng chàng không lấy thuốc, mà lại chụp lấy tay tôi, rồi hỏi:
- Em làm sao vậy ? Em lạnh à? Tại sao lại run rẩy chứ?
Tôi giật mình, rút tay lại, rồi đặt hộp thuốc lên bàn, tôi thu người trong ghế, không nói gì cả.
Anh chàng trườn người qua, lấy quyển sách tôi đang xem dở để trên bàn, xem tựa ở trang bìa rôì nói:
- Cũng lại là quyển này "Chuông nguyện hồn ai" cuả Heminways? À lúc này còn xem thơ Đường nữa không? Có nhớ một bài thơ ngày cũ có đoạn: "Chuyện cũ đã qua rồi. Tôi vẫn mơ tìm lại" không?
Chàng ngưng lại, ngẩng đâù lên nhìn tôi, rôì tiếp:
- Thanh Thanh biết không, con người mãi đến khi mất đi rồi cái mình yêu quí, mới thấy hối tiếc nhưng lúc đó thì đã quá muộn rồi. À!, Thanh có còn nhớ là ngày xưa khi đọc quyển "Cuộc tình đã mất" Thanh cứ lập đi lập lại mãi câu của nhân vật nam nói: "Linh hồn của cô ấy đã tha thứ cho tôi. Còn quý vị. Xin quí vị cũng tha thứ nốt cho tôi. Bởi vì quý vị thấy đấy tôi đã biết khóc..." Đấy! Một giọt nước mắt ăn năn, cũng có thể rửa đi một niềm đau. Thế thì...Thanh Thanh...Thanh Thanh đã khóc qua bao giờ chưa chứ?
Tôi cúi đâù nhìn xuống, cố tỏ ra cứng cỏi:
- Đâu có chuyện gì cần thiết đến độ phải khóc đâu anh?
- Thật không?
Anh chàng nhìn tôi, có một nụ cuời nhếch trên môi. Rôì yên lặng thật lâu. Sau đó tôi nghe anh nói:
- Thanh Thanh này, em có hạnh phúc không? Tại sao cuộc hôn nhân không làm cho đôi má em bừng đỏ. Tại sao đôi mắt em cứ buồn vời vợi. Tại sao đôi vai em cứ mãi gầy ? Và môi em lại không có lấy nụ cười chứ?
- Kiến Quân! Anh...
Tôi không còn chịu được, tôi kêu lên. Chàng đứng dậy bước tới gần tôi, cúi xuống nhìn rồi nói:
- Em còn nhớ tên tôi sao ? Dù gì thì cũng phải cảm ơn em. Em đã gọi được hai chữ Kiến Quân. Vậy mà tôi cứ tưởng, em đã quên bẵng cái tên đó từ lâu rôì chứ?
Tôi ngôì thẳng lưng lại, đã qua được cơn xúc động nhất thời. Thay vào đấy là một chút sợ hãi, Tôi hỏi:
- Anh Kiến Quân! Anh đến đây làm gì chứ? Anh tìm tôi có việc chi ?
- Tìm có việc chi à? Đôi mắt Quân nhìn tôi với những ánh lữa. Em có biết là, tôi đã đứng ngoài cửa nhà em chờ hơn ba hôm nay. Anh cứ hy vọng là rôì em sẽ bước ra. Nhưng mà... Em giống như con chim hoạ mi nhốt trong lồng vàng, em khép cửa quá kín. Mãi cho đến sáng nay, anh mới có cơ hội để vào đây.
Và đột nhiên, Kiến Quân chụp lất tay tôi trong lúc tôi còn chưa rõ là anh chàng muốn gì. Thì đôi môi của chàng đã đặt nhanh lên môi tôi. Không hiểu sao tôi lại không phản ứng, tôi cũng không chống đối. Nụ hôn thật vội vàng nên cũng chẳng mang lại cảm giác gì.
Sau nụ hôn, Kiến Quân nhìn lên. Mắt chàng đỏ ngầu. Giọng nói như tắt nghẹn:
- Đấy chính là lý do tại sao anh đến đây.
Rôì như không dằn được sự giận dữ, Kiến Quân đã mạnh tay đẩy tôi ngả bật ra sau ghế. Chàng đưa tay lên như định đánh. Nhưng rôì bàn tay đưa cao đó lại buông xuống một cách bất lực. Chàng nói trong cái nghiến răng:
- Thanh Thanh, tại sao em lại hành động một cách ngu muội như vậy chứ? Tại sao? Em trả thù bằng cách lấy nguời mình không yêu ư? Em thật là tàn nhẫn!
Rôì như không dằn đuợc sự xúc động, Kiến Quân đã quay nguời đi thẳng ra ngoàị Chàng buớc như chạy trốn. Tôi nghe cả tiếng cửa cổng bên ngòai đóng sầm lại. Tôi ngả nguời trên ghế, bất động. Từng tế bào tên nguời như tê cứng. Một lúc sau cô Thu mới buớc vào, vớt tách trà nóng trên taỵ Cô bé đặt trà lên bàn, rôì ngạc nhiên nhìn tôi hỏi:
- Ủa khách đâu rôì, hở cô ?
- Đi rôì.
Tôi đáp như một chiếc máy.
Vâng, đi rôì...Kiến Quân đã bỏ đi, và chắc không còn trở lại đây nữa. Nhưng mà biết làm sao hơn. Ta cũng không nên buồn. Cuộc đời, có lúc hợp thì phải có lúc tan chứ! Nó như một phiên chợ. Tôi chợt nhớ đến lời ban nãy của Kiến Quân.
"Thanh Thanh, tại sao em lại hành động một cách ngu muội như vậy?"
Ngu muội? Làm sao biết đó là ngu muội hay thông minh? Lấy cái gì để khẳng định trong tình thế đó?
Tôi nhắm mắt lại. Chợt thấy tức cười nhưng nước mắt đã tràn ra mi, không làm sao ngăn được. Những giọt nước mắt đã chảy xuống má. 
hết: Chương 1, xem tiếp: Chương 2 



#67
'Bẫy yêu', tình chết yểu


Muốn chiếm đoạt bằng được người mình yêu, Hồng quyết đặt bẫy bắt... chàng. Kế hoạch của cô thành công nhưng cuộc sống hôn nhân sau đó chẳng khác gì địa ngục.

Hồng là kế toán, rất yêu quý anh phó tổng giám đốc công ty ngoài ba mươi, trông rất phong độ. Mặc kệ anh chàng đang có một mối tình nồng đượm và đã tổ chức đám hỏi với người yêu, Hồng vẫn quyết tấn công.

Ngày ngày, tháng tháng, cô nhờ phó giám đốc tư vấn, giúp đỡ, thậm chí đưa về trong một buổi tối ăn tiệc. Chuyện xảy ra đã xảy ra khi người đàn ông không từ chối được cám dỗ. Và anh buộc phải từ hôn với vợ sắp cưới khi Hồng báo mình đã dính bầu. Đám cưới chạy thai diễn ra nhưng bụng Hồng chờ mãi chẳng lớn. Cô nói với chồng mình đã bị hư thai.

Anh phó tổng dần nhận ra cái bẫy mình lỡ mắc. Hai người vẫn sống với nhau nhưng "đồng sàng dị mộng". Chuyện chia tay chỉ còn chờ thời điểm.

Một bẫy yêu khác, nhưng nhẹ nhàng hơn là của Trang, sinh viên một trường đại học lớn ở TP HCM bày ra với người thầy trẻ, dáng vẻ thanh lịch của mình. Bẫy được Trang giăng từ việc xin số điện thoại của thầy để trao đổi về những vấn đề khoa học. Nhưng cô nhắn tin thì thầy không trả lời, gọi điện thầy lại rất bận... Có lẽ thầy cảnh giác.

Trang quyết định chơi đòn cuối cùng: Dọa tự tử vì đang thất tình, vừa khóc, vừa kể về một mối tình thật lãng mạn mà chính mình thêu dệt. Thầy đã phải gọi điện để an ủi nhưng cũng dùng những "biện pháp khoa học" để tìm hiểu tình hình bằng kỹ thuật xâu chuỗi thông tin. Và cuối cùng, thầy nói thẳng với Trang: "Tôi không hài lòng khi em lại lấy chính mình ra để đùa. Tôi hoàn toàn hiểu em muốn gì nhưng đành xin lỗi".

Nghe thầy trò chuyện một cách nghiêm túc, Trang thật sự tỉnh táo. Bẫy không thành nhưng có lẽ như thế may mắn cho cả hai, vì nếu thầy có "sập" thì hạnh phúc chưa chắc đã lâu bền.

Theo tiến sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, xã hội hiện đại đã làm cho sự hiểu biết của con người càng lúc càng "dày" hơn. Bẫy được một ngày, một tháng, một năm chứ không thể bẫy suốt đời. Sự thật của những chiếc bẫy bọc nhung dù sớm dù muộn cũng được phơi bày là vậy. Hơn nữa, tình yêu là sự tự nguyện, đồng điệu giữa hai người, không thể vay mượn, xin xỏ hay chiếm đoạt.

Theo ông, cứ để tình yêu tuân theo quy luật tự nhiên của nó. Nhiều cặp vợ chồng càng sống với nhau càng cảm thấy căm thù nhau, càng cảm thấy muốn nghiền nát người ấy chỉ vì mình từng bị bẫy.

(Theo Tuổi Trẻ)

#68


                           Lạy Cúi Xin Ông

                    Lạy xin những chuỗi ngày xanh
               Của em thơ mãi ngọt lành chén cơm
                   Lạy xin những mảnh linh hồn
             Của người nằm xuống không còn thở than
 
                       Gió đưa mây thổi về ngàn
                   Chim bay mỏi cánh gọi đàn xót xa
                       Lạy xin Trời đất bao la
                   Đoái lòng con trẻ lạy mà ban ơn

                     Lạy xin xóa hết giận hờn
                Trong hồn đôi lúc từng cơn nhập vào
                     Ru tâm mình mãi đừng đau
                 Mang tình người đó ru nhau vào đời

                     Lạy cho khắp chốn cùng nơi
                Cảnh nhà sum họp mọi người an vui
                       Môi ai thắm lại nụ cười
                Chẳng còn giọt lệ chiều rơi trong lòng

#69
Bí quyết bảo quản thức ăn chín



Thời tiết nắng nóng khiến thức ăn mau bị ôi thiu dù bạn đã nấu chín. Những bí quyết sau có thể giúp các bà nội trợ giữ được đồ ăn ngon, đảm bảo sức khỏe.

- Để thức ăn thật nguội mới cất vào tủ lạnh. Vì nếu thức ăn còn nóng mà cho ngay vào nơi có nhiệt độ thấp, sẽ biến chất, nhiệt độ cao trong thức ăn sẽ bị ngưng đọng thành hơi nước, thúc đẩy vi khuẩn có hại sinh trưởng gây độc cho toàn bộ thực phẩm trong tủ lạnh.

- Thức ăn trong tủ lạnh khi lấy ra vẫn phải nấu chín lại, vì nhiệt độ trong tủ chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển mà không thể tiêu diệt được nó. Nếu khi ăn bạn không đun nấu lại sẽ gây bệnh trướng bụng khó tiêu, đi ngoài.

- Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh không nên để quá lâu, chỉ nên lưu cho bữa sau, như bữa sáng dùng cho bữa trưa, bữa trưa cho bữa tối, lâu nhất là 5-6 giờ. Vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt ở 100ºC nhưng nếu để quá lâu chúng sẽ sinh ra những độc tố.

- Không nên cất các loại rau dùng không hết vào tủ lạnh. Khi xào nấu ở nhiệt độ cao có nêm muối, các vi khuẩn trong thức ăn sẽ phát triển nhanh tạo thành chất gây ung thư. Vì vậy, thường xuyên ăn rau thừa sẽ không tốt cho sức khoẻ cũng như người hay ăn các thực phẩm chế biến từ rau củ muối có khả năng bị ung thư dạ dày rất cao.

- Chú ý đến thời gian đun lại thức ăn:

Các loại cá: Đun lại trong thời gian 4 đến 5 phút. Các vi khuẩn không có lợi trong cá rất dễ phát triển. Một vi khuẩn chỉ trong 5 đến 6 giờ sẽ sinh sản thành hàng trăm triệu con khác.

Các loại thịt: Khi đun lại bạn hãy cho thêm ít dấm hoặc muối. Vì các thực phẩm loại này đều có nhiều chất khoáng mà khi đun nấu ở nhiệt độ cao sẽ chảy ra theo nước. Khi cho thêm ít dấm, những chất này sẽ nâng cao độ dinh dưỡng và giúp dễ tiêu hoá.

Các loại hải sản: Các loại hải sản khi đun nấu cho thêm chút gia vị, như rượu, hành, gừng có tác dụng sát khuẩn.

Các loại thức ăn có chứa tinh bột: Nên sử dụng hết trong 4 giờ, vì nó rất dễ bị vi khuẩn coli (không phân hủy khi đun nấu) sống ký sinh.

(Theo Tri Thức Trẻ)

 
#70
Văn xuôi / Bán Thân
28/06/07, 16:38
Bán Thân

(Truyện Trung Quốc )



1. Hắn vốn là người siêng năng, nhưng số phận hắn - như người ta hay nói - đen như mõm chó. Nợ nần lút đầu. Thân thể hắn gầy nhom, nước da xanh mét, mắt lờ đờ. Bộ mặt lúc thì cau có, gắt gỏng, lúc thì im ỉm như đưa đám, trông bệ rạc chẳng khác cái nhà của hắn - nếu có thể gọi là "nhà" bởi vẻ lụp xụp tối tăm, ẩm thấp của nó.
Bữa nọ, đi đâu về trông hắn tươi tỉnh hẳn. Vợ hắn thấy lo, bởi khi nào trông hắn vui vẻ là sắp có "chuyện lớn", ít nhất cũng là đi khất nợ hoặc mượn nợ để mua rượu đổ vào mồm hắn.
Thế nhưng sự việc lại ngoài dự đoán. Hắn nói với vợ: "Nếu cảnh này cứ tiếp tục, cả nhà mình cũng sẽ chết thôi. Tao nghĩ, cách hay hơn hết, mẹ mày nên cho thuê cái thân mẹ mày đi!", "Gì? Bán cái xác của tôi à?". Người vợ đang cho đứa con trai mới lên 3 tuổi ngậm vú thảng thốt nói với giọng run rẩy. Căn chòi tranh im lặng hoàn toàn. Sau khi đã thở ra một hơi dài thật nặng nề, người đàn ông nói tiếp: "Hôm qua tao gặp bà Lưu. Bà ấy bảo, có lão Triệu đã ngoài lục tuần rồi mà chưa có con. Ông ấy muốn mua thêm một tì thiếp, nhưng mụ vợ không chịu. Mụ vợ chỉ bằng lòng cho lão ấy thuê một nàng hầu trong vòng vài ba năm thôi. Lão đã nhờ tìm cho một người đàn bà khoảng ngoài 30, đã qua sinh nở đôi lần, nhưng phải thành thực và siêng năng làm việc, nhất là phải biết phục tùng, lễ phép với bà vợ cả. Họ sẽ trả năm trăm lượng. Nếu trong thời gian đó đẻ được cho họ một đứa con trai thì họ sẽ tăng gấp đôi số tiền. Tao thấy vợ mày được lắm. Mày tính sao? Ôi, một ngàn lượng bạc! Cả gia tài đấy mẹ mày ạ. Có nó nhà mình sẽ đổi đời. Tao đã nhận lời bà Lưu rồi. Mẹ mày chịu thiệt vậy!".
Người đàn bà nghe chồng kể nín thinh chẳng nói lời nào. Tâm trí của chị như bị tê tiệt. Chị đau đớn hỏi chồng: "Tại sao không cho tôi biết trước?", "Cần gì, mẹ mày nghĩ coi, nếu không cho thuê mẹ mày đi, cả nhà này chỉ còn chờ chết đói. Giờ chỉ còn chờ ký tên vào giấy giao kèo thôi. Mà mẹ mày sao vậy, tao là chồng mà còn chịu được, mẹ mày có gì mà sợ !", "Trời ơi, sao tôi khổ thế này. Cha mày có nghĩ gì đến thằng cu Chít nhà này không? Nó mới lên 3 tuổi. Không có mẹ nó sống sao được?". Cu Chít là tên thằng bé trai mà chị đang ẵm trong lòng - nó là đứa con trai duy nhất của chị.
"Trời ơi, số phận tôi sao mà cay đắng thế này!?". Đột nhiên chị rên lên khiến thằng cu Chít ngạc nhiên nhả vú ra và kêu: "Mẹ! Mẹ!"...
2. Đêm trước ngày phải rời chồng con, chị ngồi im một mình trong một góc nhà. Chiếc đèn dầu leo lét treo trên bếp, tỏa một đốm ánh sáng yếu ớt như con đom đóm. Chị ẵm thằng cu Chít trong lòng và cúi gục đầu trên tóc của nó. Trong lúc ấy đầu óc của chị phiêu diêu tận đâu đâu. Nhưng hơi thở của đứa trẻ đã kéo chị về với thực tại. Chị khẽ gọi tên con một cách trìu mến: "Cu Chít của mẹ ơi, mai mẹ phải đi xa rồi con!".
Thằng nhỏ ậm ừ không trả lời, chỉ cố rúc đầu vào sâu trong ngực mẹ. Dường như nó chẳng hiểu gì lời mẹ nó vừa than thở. "Mẹ đi lâu lắm. Mẹ đi mãi 3 năm sau mẹ mới trở về con ạ!". Chị vừa nói với con vừa gạt nước mắt. Thằng bé ậm ừ có vẻ không bằng lòng, rồi lại gục đầu vào ngậm vú mẹ. Chị cố nuốt nước mắt dặn dò tiếp: "Con phải ở nhà với cha. Cha sẽ lo cho con. Cha sẽ ngủ với con và đưa con đi chơi. Con phải ngoan ngoãn nghe lời cha...". "Cha đánh con!" - thằng bé làu bàu. "Cha sẽ không đánh con nữa đâu" - chị dỗ dành con. Nhưng mắt chị không rời cái sẹo nhỏ còn in rõ nét bên má phải của đứa bé. Đó là dấu vết của trận đòn mà chồng chị đánh con khi đang say rượu.
Chị còn muốn nói với con nhiều hơn nữa, nhưng chồng chị đã đẩy cửa bước vào. Hắn ta đi thẳng đến chỗ chị ngồi, thảy ra bọc giấy nhỏ và nói: "Tao đã nhận được một nửa số tiền rồi. Số còn lại người ta sẽ trả nốt khi mẹ mày đến nơi. Thôi, cứ yên tâm, việc nhà đã có tao lo". Không khí im lặng hoàn toàn.
3. Vừa bước vào nhà mới, chị biết cuộc đời của chị kể từ nay sẽ không phải đói rét nữa, ít nhất cũng được vài năm. Nhà cửa và ngay cả người đàn ông đã thuê chị về làm tì thiếp cũng đều hơn hẳn những gì chị vừa bỏ đi. Ông Triệu rõ ra là một người đàn ông đàng hoàng, nói năng từ tốn, khoan thai. Còn bà vợ thì cũng tỏ ra là một người đàn bà không đến nỗi độc ác lắm. Ngay buổi đầu tiên bà đã đem kể hết chuyện gia đình của bà cho chị nghe. Bà kể chuyện từ ngày hai vợ chồng mới lấy nhau, từ cái đám cưới linh đình, trọng thể cho đến nay đã 30 năm... cho chị nghe.
15 năm về trước, bà ta đã cho ông một đứa con trai rất kháu khỉnh dễ thương, nhưng chẳng may khi đứa trẻ mới đầy năm thì nó chết. Kể từ ngày đó, bà không còn sinh nở gì nữa. Chính vì vậy bà rất lo sợ. Bà sợ ông sẽ cưới vợ khác để có con nối dõi tông đường. Mãi đến thời gian gần đây ông vẫn không tỏ ý muốn lấy vợ khác. Có thể ông còn yêu bà hay là thế nào thì bà cũng không biết rõ. Nhưng có điều chắc chắn là ông rất nóng lòng sớm được có con. Bởi thế bà phải lo tìm người sinh con đẻ cái, nối dõi tông đường cho ông và làm cho ông vui lòng không nghĩ đến chuyện lấy vợ khác...
Chị nghe bà vợ cả kể chuyện thì cũng cảm thấy vui vui trong lòng, vì dù sao mình cũng đang đóng một vai trò cần thiết trong cái gia đình này. Cuối cùng, bà vợ cả nói toạc ngay ước vọng của bà với chị, khiến chị không khỏi đỏ mặt ngượng ngùng: "Dù sao cô cũng đã sinh nở vài lần rồi, chắc chắn là cô kinh nghiệm về đường sinh nở hơn tôi". Nói xong câu ấy bà ta bỏ đi chỗ khác.
Đêm hôm đó ông chủ nhà cũng kể nhiều chuyện về gia đình cho chị nghe. Chị ngồi bên cái rương gỗ sơn đỏ dành riêng cho chị đựng đồ đạc, một vật mà trong đời chị từ nhỏ đến lớn chưa từng dám một lần mơ ước đến. Chị đã mở to đôi mắt để nhìn cho rõ, để ngắm nghía cho thỏa lòng ưa thích cái vật quý báu ấy. Ông chủ nhà đến ngồi bên chị và hỏi: "Cô tên gì?". Chị bẽn lẽn ngượng ngùng, lắp bắp trả lời không rõ ràng và đứng lên đi về phía chiếc giường. Ông ta cũng bước theo và vừa cười vừa hỏi: "Cô ngượng ngùng à? Hay là cô cứ xem tôi như chồng cô!". Giọng nói của ông dịu dàng và ông ta kéo chị vào lòng: "Cô cũng đừng buồn. Tôi... tôi...". Ông ta đã không nói thêm, bỏ lửng câu nói, tủm tỉm cười và bắt đầu cởi quần áo... Ngay lúc ấy chị nghe bên ngoài có tiếng bà chủ nhà đang lớn tiếng chửi mắng một người nào đó...". Lại đây cô, mình đi ngủ!" nằm sẵn trên giường ông chủ gọi chị đến.
4. Nửa năm sau, chị cảm thấy có nhiều thay đổi khác thường trong người. Chị cảm thấy sợ cơm, mỗi lần nuốt vào lại ói ra. Thấy thế ông Triệu lộ vẻ vui mừng ra mặt. Ông thừa biết đó là dấu hiệu gì rồi. Ông đích thân ra chợ hoặc sai người ở đi mua rau trái về cho chị ăn. Có lần ông thấy chị đang phụ với bà lão Vương xay bột làm bánh ăn tết, ông liền la chị: "Cô hãy nghỉ tay, không được làm nặng nhọc như thế. Không phải việc của cô". Có lần chị nhức đầu dã dượi, phải nằm suốt 3 ngày, khiến ông chủ nhà lo lắng cuống cuồng. Ông thường đến bên giường hỏi han chị và còn hỏi xem chị có cần gì hay không.
... Rồi cũng tới ngày đứa bé sơ sinh được mở mắt nhìn đời trước ánh sáng mặt trời êm dịu của mùa thu. Nó được người mẹ đẻ săn sóc, thay tã lót và cho bú mớm. Bọn đàn bà con gái trong nhà và hàng xóm lúc nào cũng quây quần đông đảo chung quanh. Người thì khen cái mũi dọc dừa xinh xắn. Người thì nức nở ca ngợi cái miệng của đứa bé rộng và tươi, mai sau thế nào cũng trở nên đại gia. Có người lại khen cả cái dái tai, cho rằng dái tai to như tai Phật thế là sẽ rất trường thọ... Còn bà vợ của ông Triệu thì càng tỏ ra nghiêm khắc hơn, chẳng khác nào bà mẹ chồng đối với nàng dâu. Bà thường la rầy chi không được để cho đứa bé khóc, mất sức khỏe. Đứa bé được đặt tên là Hạo Dân.
Hạo Dân càng ngày càng trở nên kháu khỉnh, dễ thương, suốt ngày cứ bám lấy mẹ. Thời gian cứ thế thấm thoát trôi qua, chẳng mấy lúc sắp đến ngày mãn hạn hợp đồng. Về phần chị, lúc này đầu óc của chị hoang mang rối bời giữa hai con đường. Tất cả đều xoay vần chung quanh mấy chữ "ba năm". Ngày xưa, khi rời chồng con, đem thân đến nơi xa lạ bán cả sức lao động lẫn thân xác chị thấy tiếng "3 năm" sau mà dài lê thê khủng khiếp.
Nhưng đến bây giờ, không hiểu tại sao, chị lại thấy thời gian dường như đã mọc thêm cánh mà bay đi rất mau. Thời gian "3 năm" trôi qua vùn vụt, chẳng khác nào bóng câu qua cửa sổ. Trong tâm hồn chị, hai đứa con thằng cu Chít và thằng Hạo Dân đều là con của chị, do chị đã mang nặng đẻ đau, nên chị đều thương yêu chúng nó như nhau, mặc dù hoàn cảnh của mỗi đứa rất khác biệt. Nhiều lần ngồi ngoài sân cho thằng Hạo Dân bú, chị tưởng tượng giá như lúc ấy có thằng cu Chít ở đó. Chị sẽ đưa tay vẫy nó lại gần và nói chuyện cùng một lúc với cả hai anh em. Chị sẽ... Nhưng đó chỉ là giấc mơ giữa ban ngày của chị mà thôi!
5. Mùa xuân đã đến. Bầy chim đã bắt đầu ca vang mừng mùa xuân sớm. Lúc này vợ chồng chủ nhà bắt đầu cho mời thầy đến, nhờ xem tuổi, bấm số, để định ngày làm lễ cho đứa trẻ... xa rời vĩnh viễn người mẹ đẻ của nó!
Rồi ngày chia ly cũng đến. Mặt trời đã lên cao, tiết trời quang đãng. Bé Hạo Dân vẫn không chịu rời người mẹ đẻ, khiến bà chủ nhà phải dùng sức để lôi nó ra. Đứa bé càng gào khóc dữ dội. Nó đạp bà ta vung vít bằng đôi chân nhỏ bé. Nó cấu xé và bứt tóc bà ta bằng đôi bàn tay nhỏ bé, yếu ớt của nó. Người đàn bà đẻ thuê nước mắt ròng ròng: "Xin bà làm ơn cho tôi ở lại, đến chiều tôi sẽ đi". Bà chủ quay ngoắt lại nhìn chị với cặp mắt giận dữ: "Thu xếp quần áo, rồi cút xéo nhanh lên!".
Tiếng khóc, tiếng gào thét của đứa bé như mũi xiên đâm vào tai chị. Chị đứng gói mớ quần áo tư trang lại mà cử chỉ cứ lơ mơ như người mất hồn. Bà lão Vương cũng luẩn quẩn bên chị để an ủi dỗ dành, nhưng thực ra là bà ta để ý dò la theo lệnh bà chủ xem chị ta đem theo những vật gì. Cuối cùng, chị ra đi vỏn vẹn với một gói quần áo cũ kẹp dưới nách. Khi chị ra khỏi cửa, tiếng gào khóc của bé Hạo Dân càng xé lòng. Chị phải cắn chặt môi mới đủ sức lê bước. Cả 10 phút sau tai chị vẫn còn nghe văng vẳng tiếng khóc của nó. Dường như tiếng khóc ấy muốn bám theo chị mãi mãi. Chị bước đi như người bị mộng du, mặc cho trời nắng, mặc cho sức đuối, thậm chí có lúc tưởng chừng không thể nào lê chân nổi nữa. Nhưng chị vẫn cố đi, cố chạy như bị ma đuổi...
Cuối cùng thì chị cũng về đến đầu làng. Ngay cổng làng, chị ngồi phệt xuống bất động. Đôi mắt nhắm nghiền. Tai ù đặc. Thân thể rã rời. Đầu óc hoang mang rối bời. Trông chị phờ phạc như người ốm nặng. Người qua đường xúm nhau nhìn chị với vẻ tò mò. Lũ trẻ con đang nô đùa cũng bỏ cuộc chơi chạy tới xem, hò hét tưng bừng "bà khùng kìa chúng mày ơi. Lại đây xem nào, nhanh lên!". Trong đám trẻ con ấy có cả thằng cu Chít, con của chị - nó là một trong những thằng to tiếng nhất. Mệt nhọc, chị đứng dậy lê bước tiếp. Bọn trẻ bu theo đến trước cửa nhà chị - giờ cũng vẫn chỉ là một túp lều tranh, nhưng trông rách rưới hơn, tối tăm nghèo nàn hơn. Thằng cu Chít chạy vào nhà đứng ngó ra, lấy làm ngạc nhiên thấy chị đứng ngay trước nhà nó. Chị gắng sức kêu: "Chít con!".
Thằng bé sợ hãi, chạy vào kêu cha nó. Nhưng không nghe tiếng người đàn ông. Trong bóng tối của căn nhà ẩm thấp, tồi tàn, hắn - người mà chị gọi là chồng - vẫn ngồi yên bó gối không ngẩng đầu lên. Đến chiều, người đàn ông nói với con: "Cu Chít, đêm nay ngủ với mẹ!". Thằng bé đứng bên bếp thút thít khóc. Thấy thế chị đến bên con, cầm tay đứa bé nói: "Cu Chít! Con cưng của mẹ. Lại đây với mẹ!". Thằng bé ngó chị vẻ xa tại rồi giằng mạnh tay ra, chạy vọt nép vào sau cánh cửa, lấp ló nhìn chị với vẻ sợ hãi.
... Đêm hôm ấy chị thao thức ôm cu Chít trong lòng mà không sao chợp mắt được. Trong đầu chị tại nhớ tới thằng Hạo Dân với tiếng gào đứt ruột xé gan của nó...
    HẾT
#71
Bao giờ mưa sẽ ngừng rơi




Sài Gòn một chiều tháng mười. Lạ lắm! Trời mưa liên tục từ ngày hôm trước đến nay, tuyệt không thấy một dấu hiệu ngừng nghỉ. Mưa như trắng trời, trắng đất. Mưa như trút tuôn. Mưa như lay, như giật.
Cành cây cũng oằn xuống dưới sức gió như hất, như tung. Lá bay rào rạt, thổi mù con phố cụt vốn đã lầy lội, ngập ngụa nước mưa từ mấy hôm. Người trú mưa thì than thầm trời mưa ác quá, chỉ biết đứng co ro dưới cái lạnh thấm da của nước mưa. Người đi mưa thì nước mưa tát vào rát mặt, mà vẫn cúi gập mình tiếp tục đi, không ngoảnh lại. Không ai biết rằng đâu đó, ở một cành cao cổ thụ khi gió bật tung, bật ngửa, có một con chim đứng một chân, lông non ướt sũng. Chim đứng đó từ lâu lắm rồi! Cũng chẳng ai biết loài chim này, đơn giản vì nó chỉ đi kiếm ăn chỉ độc trên cái cây ấy, bận rộn mỏ non với những con sâu xanh hay rom róm... Con chim đứng ướt lạnh! Tia chớp rạch ngang nền trời tối thẫm, tuyệt chỉ những đám mây đen ngòm, dễ sợ. Dường như cái âm thanh rền vang, làm chim giật mình. Con chim tung cánh sũng nước, bay nặng nề từ cành cây xuống một ô cửa nhỏ...
Ô cửa sổ nhỏ bé, ngó ra mặt tiền con phố cụt. Cửa kiếng mà mưa tạt liên tu bất tận mấy ngày liền, nên nước phủ trắng cả kiếng. Nhìn từ ngoài vào chỉ là màn trắng của nước. Cố tập trung lắm thì mới nhận ra nổi điểm sáng li ti, lung linh, mà mập mờ ẩn hiện sau những dòng nước mưa lăn chảy....
Ông già với tay vặn to ngọn đèn dầu tù mù. Hình như cũng hết dầu rồi! Ông nghĩ ngày mai chắc lại phải đội mưa, đội gió ra đầu phố cụt mua vài lít dầu...Ông thở dài...Nằm hoài trên cái giường con, ông thấy mệt mỏi quá! Oải nhừ cả gân cốt, đã vậy hôm nay lại cúp điện. Nghe đồn loáng thoáng đâu đó sét đánh trúng cột điện hôm qua, đến giờ vẫn chưa thấy ai xuống sửa! Mưa suốt mấy ngày, mà không có đèn đóm chi cả.Chỉ mỗi cây đèn dầu.Ông già cố mở mắt mình ra. Đôi mắt đỏ quầng vì ngủ nhiều, mà cũng phần vì chưa quen với ánh sáng.Thỉnh thoảng, những tia chớp sáng trắng loá làm ông thấy khó chịu mắt lắm....Ông từ từ xỏ dép mình vào...Ông lê bước chân mỏi mệt, già nua ra gần khung cửa sổ bé tí căn phòng của ông....Ông nhớ hồi nhỏ ông thích mưa lắm.Hồi còn nhỏ tí kìa, cỡ bằng mấy thằng nhóc con để tóc ba chỏm, chạy loăng ngoăng tắm mưa, ở truồng. Ông nhớ má ông cầm cây roi mây, rượt theo đánh ông một trận nhớ đời vì tội tắm mưa không xin phép. Ông nhớ má ông rầy, nhớ vết lằn roi mây trên mông đến cả tuần sau chưa hết.Có gì đó cay cay trong mắt. Chắc tại con mắt chưa quen ánh sáng đây mà. Ông bất chợt thấy một sinh linh nhỏ nhoi-con chim- nằm co ro trên bệ cửa sổ...Ông hấp tấp mở toang cửa sổ nhỏ, với tay, nâng con chim bé nhỏ, tội nghiệp vào nhà.Gió có cơ hội luồn vào căn phòng nhỏ của ông.Lạnh quá! Hèn gì chú chim nhỏ này nằm thiêm thiếp! Tội nghiệp!Ông già bế con chim vào lòng mình, hy vọng chút ấm áp trong ngực mình làm chim đỡ lạnh. À, chắc chú chim đói rồi đây! Ông giật mình.Ừ, thì ông cững đã ăn gì đâu ngày hôm nay.Ngủ suốt! Tự nhiên, ông thèm cháo sườn....Hồi đó, thằng nhỏ thích ăn cháo sườn lắm, hôm nào mưa như vầy, cũng mua cho nó vài tô đầy. Hồi đó...
"Cháo sườn đây!" Có tiếng rao đâu đó dội về, lảnh lót trong tiếng mưa hối hả. Vân nhẩm tính lầm bầm trong miệng...Còn vài ngàn lẻ....Chắc để dành mua cái gì đó cho bác Sinh...Mà, mua cái gì bây giờ?! Vân lắc đầu...Không biết bác Sinh có thèm ăn cháo sườn không? Ừ, mấy ngày mưa như vầy, được một bát cháo sườn nóng hổi, ăn vào là ấm lòng, ấm dạ, xua tan cái lạnh tê tái của ngày mưa tức thì. Tự nhiên, Vân nhớ ngày xưa. Ngày xưa của những ngày xa thẳm. Vân nhớ trong miền xa ký ức của mình..cũng cái gánh cháo sườn ấy, cũng những ngày mưa thăm thẳm. Vân nhớ mình ngồi đó...với ai vậy ta? Thì Vũ chứ còn ai...Vân cười.... Tự nhiên thấy mình hôm nay thẫn thờ, ngộ ghê!?....Vân cầm bát cháo sườn nóng, bật nhẹ cây dù, bước vội lên bậc cầu thang tối...Vân sợ cháo hết nóng thôi! Gõ cửa nhẹ vì sợ bác Sinh còn ngủ,"Bác Sinh ơi! Cháu đây, Vân đây! Bác mở cửa ra đi ạ!"....Ông già tên Sinh trong tay còn ấp con chim tội nghiệp, vội xoay nắm đấm cửa...
-À, Vân đó hả? Trời, cháo sườn nữa hả? Cháu làm chi cho bác thấy mang ơn quá!"...
-Đâu có gì đâu! Con đi chợ, còn dư vài ngàn lẻ thôi!
-Ừ, mà cháu mua gì thế?
Vân chợt e dè, giấu giếm -Thôi bác ăn đi kẻo nguội! Cháu chẳng mua gì đâu!
Ông già lắc đầu chán chường, rồi ông thở dài, mắt ông hướng ra cửa sổ phía chân trời xa xăm:
-Lại thứ gì cho thằng Vũ nữa à? Chắc thêm mấy tờ giấy viết thư nữa à? Thiệt, thằng khốn nạn...
Vân lấy tay che miệng mình lại:
-Ấy chết! Sao bác chửi ảnh?
-Thì thắng khốn nạn quá! Đi lâu quá rồi, mà tuyệt chẳng có một bức thư gì về! Chắc bác chết rồi, tới đám giỗ năm sau, nó cũng chưa biết quá!
-Trời! Bác Sinh đừng nói vậy! Tội chết!Thôi, bác ăn đi kẻo nguội!
-Ừ!
Ông già chợt nhớ ra điều gì quan trọng lắm:
-À, bác có thấy con chim này ngoài cửa sổ. Tội nghiệp chắc nó mắc mưa mấy hôm rồi! Hấp hối sắp chết! Tội nghiệp thiệt!
Vân đón lấy con chim bé nhỏ từ tay của ông già. Con chim tội nghiệp, nằm im thin thít. Nhưng giữa lồng ngực chim, Vân cảm nhận phập phồng..
-Không! Nó vẫn còn sống! Bác ăn đi, để con chăm sóc nó cho!
Tự nhiên, Vân thấy giữa mình và con chim có điều gì gắn bó lạ thường! Rồi Vân sẽ chăm sóc, sẽ nuôi dưỡng con chim này cho đến ngày nó đủ lông, đủ cánh, bay đi kiếm ăn trở lại. Vân lúi húi lục trong giỏ mình ra cái gì đó để túm bọc lấy con chim.
Ông già chợt phát hiện:
-Cái gì thế cháu!?
Không đợi cho Vân che đậy lại, ông vội rút ra từ giỏ Vân một chiếc áo sơ-mi nhỏ xíu, cỡ chỉ cho bé sơ sinh -Sao cháu mua cái này? Chẳng lẽ...
Ông già mở to mắt, miệng há hốc, như có gì làm ông bất ngờ lắm!
-Chẳng lẽ...
Vân e thẹn, cúi đầu -Dạ! Con có tội không nói với bác sớm hơn. Con đã...với anh Vũ rồi. Bác còn nhớ ngày cuối cùng trước lúc ảnh đi không. Anh và con....
Vân không muốn nói nữa, chờ phản ứng của ông già Ông cười sặc sụa. Cười như điên loạn:
-Trời! Vậy à! Trời ơi....Vân ơi, bác mừng quá! Trời, công nhận bác ngu thiệt. Nhìn cái bụng cháu thế này....
Ông cố ngăn đi cảm xúc mình:
-Trời ơi, vậy là cháu và thằng Vũ.....Tốt quá! Tốt quá! Phước đức ông bà để lại cho bác đây mà!
Mới cười đó, mà ông khóc, khóc như một đứa trẻ. Ông khóc rấm rứt:
-Bác mừng là sắp có cháu nội bồng...Vậy mà....Bác....
Vân cũng khóc theo. Những giọt nước mắt nóng hổi chảy ra từ đôi mắt trong veo của Vân:
-Thôi! Bác đừng nói nữa...Bác ăn đi kẻo nguội.
Ông già thở dài. Ông lại ngó ra ngoài kia....Ngoài kia của căn hộ nhỏ, ngoài kia bên ngoài khung cửa số nhỏ bé....Ngoài kia, trời còn tối thẫm, mưa vẫn tuôn xuống như thác đổ...Biết chừng bao giờ mưa sẽ ngừng rơi?....
California, một sáng tháng mười!Cũng lạ lắm!Ai bảo trời Cali nắng đẹp quanh năm? Ai bảo ngày Cali mát mẻ, có không khí dễ chịu như ngày Đà Lạt cao nguyên?...Lầm to,lầm lớn lắm! Vũ thấy trời vẫn mưa suốt...Không biết Sài Gòn giờ như thế nào nhỉ...Vũ không dám nhớ về nó nữa. Một cuộc sống lặng lẽ trôi qua giữa cuộc sống bộn bề...Vũ chợt thấy mình không đáng sống nữa...Có đáng chi đâu một thằng bại hoại gia phong, phá gia chi tử như Vũ...Vũ lắc đầu....Không mình không đáng sống nữa! Lâu lắm rồi, Vũ không liên lạc gì với gia đình, với bố, và nhất là....Vũ chợt thấy hình ảnh tuổi thơ của mình vụt qua trước mặt...Hình ảnh của hai đứa trẻ dắt tay nhau đi học về sau những ngày mưa giông bão tố...Hình ảnh của Vũ cầm cây dù be bé che cho Vân. Vũ chịu cho mưa trút xuống làm ướt cả cái cặp đeo đằng sau, chỉ miễn là tà áo dài của Vân đừng thấm chút nước nào thôi!...Vũ bật khóc! Hèn quá, yếu đuối quá! Con trai ai lại khóc!?! Vũ thấy mình không còn đáng để khóc, đáng để sống đau khổ nữa....Vũ xa nhà tính cũng đã gần hơn nửa năm. Mà kể từ ngày đó đến nay, chỉ độc 1 lá thư ngày đầu đến Mỹ rồi thôi!...Vũ thấy mình bất hiếu! Bất hiếu đâu phải đơn giản là vì cái tội không viết thư...Mà còn vì...Thôi, Vũ không muốn nhắc đến! Có vẻ vang gì đâu mà nhắc đến...Còn biết trách ai, lúc đầu thì còn trách bạn bè rủ rê, lúc sau thì chỉ còn trách mình...Chỉ tại mình ngu, mình hèn, mình bất hiếu, để rồi dính vào con đường bệnh hoạn này....Vũ lại khóc....Sẽ chẳng bao giờ Vũ còn dám về thăm bố, về thăm Vân nữa....Hôm qua...Chỉ mới hôm qua thôi...Giữa cái mưa như rả rích suốt ngày, suốt tháng này của Cali, Vũ nhận được tin sét đánh từ thằng bạn của mình....Vũ thở dài...Không biết gia đình nó sẽ rồi sao khi biết nó đã nhiễm bệnh....Đành rằng ai cũng biết nó đã dính vào từ lâu, nhưng đâu ai chuẩn bị cho cái này....Mà thôi, mình cũng đâu hơn gì nó...Cái gì cũng chung với nó, nó bị, thì mình.....Vũ thấy hận bản thân mình lắm....."Vân ơi, anh xin lỗi em, Vân ơi! Bố ơi, con tạ tội cùng bố!"....Vũ bước chân qua đường, không đợi đèn đi bộ lên....Có tiếng xe thắng két lại, nước bắn tung tóe.
Nước dội vào mặt Vân rát lắm! Mưa như tuôn! Vân khóc! Khóc như chưa bao giờ được khóc! Đoàn đám ma liu hiu chỉ vài người hàng xóm đi tiễn ông già. Vân đi đầu. Trên đầu cô đội vành khăn trắng...Giữa trời mưa như thế này mà động quan gì!?....Vân khẽ nâng bức hình của ông già...Vân lại khóc. Những giọt nước mắt hoà với nước mưa...Dù biết rằng, ông già sẽ chẳng còn bao lâu nữa kể từ ngày ông phát hiện chứng ung thư máu quái ác của mình...Ai cũng chuẩn bị tinh thần hết rồi! Vậy mà, tại sao, Vân vẫn khóc!....Ông già không đủ tiền nữa để chữa chạy, bao nhiêu tiền đổ vào cho Vũ đi ăn học nơi xứ người....Ông cũng không muốn nói với Vũ sự thật....Vân nói trong tiếng khóc nức nở, "bác Sinh ơi, bác ác lắm! Con hứa với bác sẽ nuôi dưỡng thằng nhỏ thành người. Bác cho con đặt tên nó là Nhật như bác nói đó! Nhật là mặt trời, mặt trời sau những ngày mưa phải không bác?".....Vân đặt vào quan tài ông già một gói lụa nhỏ...Cái gì thế nhỉ? Con chim non bé nhỏ mắc mưa tội nghiệp hôm nào? Nó cũng chẳng qua khỏi....Vân ngước mắt lên trời....Mưa tuôn xuống làm mắt cô cay xè. Bao giờ rồi mưa sẽ ngừng rơi? Bao giờ?
HẾT
#72
Anh đừng lỗi hẹn




Chiều hôm ấy, có một cháu gái chừng mười bốn tuổi đến gõ cửa phòng tôi. Cháu đưa cho tôi chiếc phong thư, dán kỹ, hồ còn ướt, ngoàI không đề tên người gửi và người nhận. Nhưng cháu gái cũng bo: "Cô Hằng nhờ cháu đưa đến chú" . Nói rồi cháu chào tôi, vội vã ra về.
Tôi mở phong bì. Lá thư Hằng gửi cho tôi vỏn vẹn có một dòng:
"Em hơi khó ở; rất cần đến anh".
Lúc ấy, tôI không kịp nghĩ rằng, tôI là ai, và đang ở trong một hoàn cnh thế nào, nếu tôI lui, tới với Hằng sao tránh khỏi tiếng đời dị nghị; tôI chỉ biết một đIều: chắc là Hằng có việc gì hệ trọng, đang cần sự giúp đỡ của bạn bè. Chổ quen biết, Hằng lạI đang đn độc, có chuyện gì ... sau này biết thanh minh ra sao. Thế là tôI dẫn xe ra cổng ...
Khi tôI đến, cô bé đưa thư lúc nãy tế nhị xin phép ra về. Hằng cám n, mắt cô sáng lên một niềm vui nho nhỏ.
Nhìn Hằng, tôI hiểu ngay là cô vừa trảI qua một cơn bệnh nặng: chiếc khăn ướt đẫm đắp trên trán; đầu giường, một ly nước chanh, một lọ thuốc đIều hoà nhịp tim, và bát cháo vẫn còn nguyên, nguội ngắt.
TôI mạo muội cầm tay Hằng xem mạch. Nhịp đập nhanh nhưng da thịt cô mát rượi, chắc là cơn sốt đã đI qua. Và khi ngước nhìn lên, tôI đã bắt gặp một đôI mắt thật khác thường.
- Em bị cảm sốt. Còn thêm cáI bệnh suy tim - Hằng khẽ mỉm cười - nụ cười làm cho nước mắt ứa ra.
Từ lúc tôI đến, Hằng vẫn nằm, rõ ràng là cô không muốn ngồi dậy và cũng chẳng làm bộ cần ngồi dậy; cô đang bệnh - đấy là lý do chính đáng. Tôi còn hiểu rằng: Hằng tin tôi, phó thác số phận cho tôi, ít nhất là trong lúc này. Thú thật, dù nhân danh ai, trước một sinh linh vừa mỏng manh, yếu đuối lại vừa tròn trịa ... sinh linh ấy đã phát ra tín hiệu "màu xanh" - một tín hiệu không thể không gieo vào lòng gã đàn ông đơn độc như tôi một chút khát khao. Tôi muốn nâng đầu Hằng dậy, ấp vào ngực mình, vỗ về an ủi như một người cha, như một người anh và hình như, có cả tình cảm của một người chồng.
Nhưng, khoảng cách giữa tôi và Hằng đã bị ngăn cách, bởi một bức màn rất mỏng manh mà đầy gai sắc - sắc đến nỗi, nếu đưa tay ra, cả tay và tim tôi đều ứa máu. Tôi hỏi thật lòng:
- Chị có cần điện cho anh ấy về ..
Bỗng nhiên cả thân Hằng co rúm lại. Cô đưa cả hai tay để lên ngực, hàm răng cắn chặt lấy vành môi tím ngắt, và lịm đi trong một cơn đau đớn khôn cùng. Khi cơn đau dịu xuống, Hằng nói khẽ:
- Anh hứa với em là đừng bao giờ nhắc đến anh ấy nữa!
Tôi gật đầu và xin lỗi Hằng. Vậy mà lâu nay tôi vẫn cứ tưởng cô vẫn còn tiếc nuối. Tôi hỏi thăm tình trạng sức khỏe hiện tại của Hằng, triệu chứng mấy ngày gần đây ... tại sao cô không đi bệnh viện ... Hằng trả lời cho có lệ, cô cứ nhìn tôi bằng cái nhìn rất lạ - cái nhìn ấy làm tôi vừa lo lắng lại vừa bối rối. Tôi mơ hồ cảm thấy rằng, lúc này mọi sự an ủi, hỏi han đều trở nên nhạt nhẽo và lố bịch. Nhưng, nếu cứ ngồi yên, còn đáng sợ hơn. Mỗi phút trôi qua, tôi lại thấy có điều gì không ổn. Trong căn phòng chỉ có hai người, im lặng, người ta nghe rõ cả hơi thở của nhau.
Tôi xem mạch cho Hằng một lần nữa và cảm thấy yên tâm.
- Tốt rồi, chị nằm nghỉ, tôi về ...
- Tối nay anh đến nhé?
Bất ngờ, đến nỗi trong mấy giây tôi cứ đứng ngây như ngỗng. trong trường hợp này, dù có liều lĩnh tới đâu, tôi cũng không thể trả lời ngay là sẽ đến hay tìm lời thoái thác. Nhưng khi nhìn gương mặt Hằng, tôi chợt nhớ đến một cô gái sắp chết đuối ở dưới cầu Hoàng Diệu, được người ta vớt lên hồi tháng trước: sợ hãi làm cho da mặt cô tái mét, đôi mắt trẻ thơ của cô cứ mở to, gần như không dám khép, còn đôi tay thì bấu chặt lấy người vừa cứu nạn - cô sợ người ấy bỏ đi. "Không, tôi không có quyền bỏ mặt Hằng lúc này". ý nghĩ ấy cho tôi sự thanh thản và lòng can đảm.
- Chị nằm nghỉ, tôi sẽ quay trở lại.
Gương mặt xanh xao của Hằng bừng sáng lên một niềm hạnh phúc. Tôi thấy trong đôi mắt cô có cả lòng biết ơn và hy vọng.
Trong đời, tôi đã từng làm được một vài công việc có thể gọi là có ích, nhưng chưa bao giờ tôi có được giây phút sung sướng như lúc ấy: tôi là một nhân vật quan trọng, thực sự cần thiết cho một người, và người ấy là một phụ nữ, đang đợi chờ sự có mặt của tôi.
Ra tới cổng, tôi đã định "thôi, về làm gì cho mệt, sà vào quán, uống một cốc cà phê rồi quay lại với Hằng". Nhưng đi được một quãng tôi lại nghĩ "việc gì mà phải vội, mình cứ về nhà, ăn một chút, uống một chút, tắm rửa sạch sẽ, nghỉ ngơi cho tỉnh táo, rồi hãy đến ...".
Tôi đã làm đúng như sắp lịch. Chỉ đến khi nằm lên đi-văng, vắt tay lên trán tôi mới thấy hơi lưỡng lự: sự thăm viếng của tôi - đúng hơn là một cuộc hẹn hò - có cái gì đấy thầm lén và vụng trộm. Tại sao phải thế và việc gì phải thế? Dù tôi có tự trấn an, rằng: tôi chỉ đến thăm Hằng với tư cách bạn bè, thì tại sao tôi lại phải đến vào ban đêm, nhà chỉ có một người, người ấy là đàn bà con gái, và điều kiêng kị: người ấy - hai năm trước đây còn là vợ của bạn tôi.
Hằng nhỏ hơn tôi sáu tuổi, nhưng chồng Hằng lại lớn hơn tôi bốn tuổi, mỗi lần đến chơi, tôi thường gọi họ bằng anh, bằng chị - chị Hằng. Họ đã li dị hơn hai năm nay. Khi ra toà, Hằng được ở lại căn nhà cũ - tài sản phân chia theo luật định.
Còn tôi?
Tôi là một gã đàn ông vừa bước qua cái tuổi bốn mươi, tôi đã từng có vợ nhưng chúng tôi đã lặng lẽ chia tay vài tháng sau ngày cưới - chúng tôi không tìm thấy ở nhau, cái mà mình hy vọng. Tôi sự một cuộc hôn nhân tương tự, và đến nay tôi vẫn sống độc thân. Điều làm tôi lưỡng lự lúc này, khi chuẩn bị đến thăm Hằng, chính là vì: tôi và chồng Hằng trước đây cùng ở một công ty, chúng tôi khá thân nhau. Hiện nay anh được đề bạt lên làm tổng giám đốc công ty, nhưng chúng tôi vẫn thường liên hệ với nhau mỗi tuần vài lần bằng điện thoại. Mới cách đây ba hôm, chúng tôi còn ngồi chung một bàn, trong một bữa tiệc than mật tại nhà hàng An Lạc. ANh ấy không một lần nhắc đến Hằng, nhưng có lúc anh lại nhìn tôi như dò hỏi điều gì?...
Một lần, một người bạn đã vui vẻ nửa đùa nửa thật:
- Cổng nhà chàng đã thấp thoáng bóng hồng?
Tôi hiểu ý anh bạn, chỉ biết cười trừ.
Anh lại bảo:
- Hãy coi chừng.
Tôi cam đoan với anh là sẽ không có chuyện ảnh hưởng tới "hoà bình thế giới". Anh cười, nhếch một bên mép, rồi đưa hẳn một ngón tay, chỏ vào ngực tôi nói nhỏ: "Đừng quá tự tin, cái thứ dây tơ hồng nhỏ như sợi chỉ, rất mềm, rất giòn, dễ đứt, dễ gãy ... Nhưng một khi nó đã buộc vào ai thì đừng mong cựa quậy. Nhiều đôi trai gái tưởng không thể sống với nhau thêm một ngày nào nữa, họ cãi nhau như cơm bữa, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, ghét nhau, thậm chí còn thù nhau ... vậy mà gỡ ra không được!".
Lần khác anh lại thân tình nói thẳng: " Có lẽ cậu nên dứt khoát đi là vừa. Thứ nhất - người như cậu ngắm đâu chẳng được vợ. Thứ nhì - cậu với thầy hai lại là chỗ bạn bè. Lỡ có chuyện gì, mang tiếng. Mà thói đời, cậu nên biết ...".
Chính lúc ấy .. thằng bé con anh khóc thét lên. Anh quay sang, đã không dỗ mà còn lắc đầu, cười: "Cậu thấy không - con búp bê, tôi mua cho nó hồi năm ngoái, chơi đã chán chê, bẹp dúm bẹp dó vứt vào xó nhà! Vậy mà ai đụng tới hét toáng lên ngay...".
Anh lại lắc đầu:"Người lớn mình nhiều khi cũng thế, cắt rồi, "phăng" rồi, ra toà rồi, nhưng vẫn không muốn cho ai cưu mang, ôm ấp người mà mình đã chia tay...! Cặp ấy không hy vọng là sẽ hàn gắn lại. Nghe nói ông Hai nhà ta cặp với một cô rất trẻ, nhưng hắn vẫn tích cực thu lượm tin tức về cô vợ cũ. Vậy đấy. Thói đời ...".
Tôi cứ loanh quanh, lẩn quẫn mãi với những lời khuyên, những thói đời, bạn bè, quen biết, như một mớ bòng bong không có đường ra. Đồng hồ, lúc ấy - hoá ra - là một sinh linh có nghĩa. Nó kêu lên một hồi chuông, và tôi giật mình đứng dậy. Nhưng rồi .. tôi lại băn khoăn "tôi có đủ lý do để đến nhà một người đàn bà đơn chiếc vào mười một giờ khuya? Người ấy hai năm trước đây còn là vợ của bạn tôi!".
Tôi chém tay vào không khí, dứt khoát "tốt nhất là không đến. Sáng mai nói cho Hằng thông cảm".
Nhưng ... tôi vẫn không sao yên lòng; tôi bồn chồn, nôn nóng ... thấy rõ một người bạn gái đang nằm trơ trọi một mình trong cơn bệnh hoạn, đôi mắt đăm đăm nhìn qua cánh cửa, rồi cũng chính người ấy, mắt ngời lên niềm hạnh phúc, biết ơn và hy vọng khi tôi hứa và khi tôi đến. Giờ này, Hằng đã ngủ hay là vẫn thức?
Tôi mở cửa bước ra sân ... trăng rất sáng, nhưng đồng hồ đã chỉ một giờ khuya. Tôi thì thầm hỏi trăng - trăng hững hờ; tôi lồng lộn như một con hổ bị nhốt trong sở thú, đi tới đi lui, căm giận bóng đêm, căm giận thời gian trôi lâu đến thế; sao không sáng nhanh lên để tôi đến với Hằng giữa thanh thiên bạch nhật. Nhưng .. cái chính là tôi hận thói đời - cái thói khắt khe, ích kỷ của người đời - bức tường vô hình và mỏng manh đây gai sắc, có thể làm cho da thịt và trái tim ứa máu, có thể dập tắt cả niềm hy vọng.
Mãi cho đến 5 giờ ... vừng đông hửng sáng. Con chim hoạ mi bị nhốt trong lồng ở nhà bên cạnh đã hót lên lảnh lót, tôi mới tự hỏi lòng: suốt đêm qua mi không ngủ được - đơn giản chỉ là vì trách nhiệm đối với bạn bè, tình thương đối với một người trong cơ bệnh hoạn hay là vì (...)?
Tôi bàng hoàng và thú nhận với lòng mình: chính tôi cũng đang có một nhu cầu - nhu cầu có Hằng bên cạnh. Hình như tôi dẵ yêu Hằng, không phải mới chiều hôm qua, hôm kia mà đã từ lâu lắm! Nếu điều ấy đã được sắp đặt và thuộc về số phận thì tại sao tôi lại cứ phải lẩn tránh, liệu tôi có thể lẩn tránh được không? Thật đáng tiếc. Lẽ ra, tôi phải đến với Hằng từ hôm qua, 8 giờ, 9 giờ, hay 12 giờ khuya - bất cứ giờ nào. Dù sao, lúc này cũng chưa phải là đã muộn. Chắc Hằng sẽ tha thứ cho tôi ...!
Quả là chưa muộn, Hằng vẫn đợi tôi.
Cửa nhà khép hờ, tôi đẩy nhẹ bước vào. Hình như cô đang ngủ. Hằng mặc chiếc áo dài màu hoàng yến, quần xoa trắng. Bóng đèn 75 wát soi rõ trên gương mặt vừa được trang điểm một làn phấn mỏng, phớt hồng. Tôi thật là một người hạnh phúc. Rõ ràng, Hằng làm đẹp là để dành cho tôi và để đón tôi. Tôi rón rén đi lại nơi Hằng nằm, cúi xuống khẽ đặt lên môi cô một nụ hôn. hai hàng mi khép hờ rồi động đậy, rồi từ từ mở ra một chút. Tôi giật mình, hoảng sợ: đôi mắt vô hồn, không còn sự sống. Khi định thần, tôi ôm choàng lấy em. Toàn thân Hằng lạnh ngắt. Suýt nữa thì tôi la lên, kêu trời ... nguyền rửa sự bất công của đấng cao xanh. Nhưng cô bé nhà bên dẵ chạy sang, cô vừa đưa tay dụi mắt vừa vui vè nói:
- Tối hôm qua cô Hằng thức đến 12 giờ đợi chú. Cô ấy đau nhiều, nhưng hễ có tiếng chó sủa ngoài cổng là cô ấy hết ngay. Cô bảo:" Chắc là chú Hưng dăng đến". Gần 1 giờ cô ấy nhờ cháu tìm giùm hộp kem trang điểm và mảnh giấy - chắc là cô ấy làm thơ; Thơ cô Hằng hay lắm, cô ấy đã làm được cả một tập thơ...".
Bấy giờ tôi mới để ý, dưới chiếc gối nơi Hằng nằm có một phong thư dán kỹ - thư đề gửi tên tôi, cây bút bi rơi ra bên cạnh.
Đau buồn, ân hận, làm cho lòng tôi tê dại. Tôi chỉ còn biết ôm chặt lấy em, truyền cho em hơi ấm và cầu xin em tha thứ cho tôi. Lúc ấy, cháu gái đã hiểu chuyện gì đã xảy ra, nó vật vã, giãy giụa như chính mẹ cháu vừa đột ngột qua đời.
*** Tiết thanh minh năm nay cũng là lần thứ ba tôi đi tảo mộ cho Hằng. Cỏ đã lên xanh và tôi cũng bước vào tuổi bốn lăm - cái tuổi thường có những lo lắng bâng quơ, dễ buồn, dễ tủi. Tôi cũng chợt nhận ra: cô độc thật là khủng khiếp. Đôi lúc tôi đã nghĩ đến chuyện phải tìm một người bạn gái để nương tựa nhau lúc tuổi già. Nhưng, cứ vào những lúc ấy, tôi lại lấy lá thư của Hằng ra đọc. Tôi đọc thư này không biết là lần thứ mấy mươi, đến thuộc lòng từng câu từng chữ. Và, mỗi lần như vậy, tôi lại nhủ lòng "Thôi, hãy khoan", và tôi nấn ná một thời gian nữa.
"Anh quý yêu!
Em đã thức suốt đêm để đợi anh - đợi anh trong nỗi khắc khoải và đau đớn. Hồi hộp giày vò em, còn đâu đớn hành hạ em.8 giờ, 9 giờ, 10 giờ rồi 12 giờ! Em vẫn còn hy vọng. Em cho anh bao nhiêu là giả thiết: chắc nhà có khách nên anh chưa đi được; có thể anh lỡ uống rượu say; xe hư hỏng ... Nhưng đoạn đường từ đấy sang đây đi bộ cũng chỉ 20 phút. Lẽ nào?!
Cuối cùng thì em tìm ra lời giải đáp: "Chắc là anh sợ người đời dị nghị". Đến lúc này em mới chịu thừa nhận rằng: anh không đến! Buồn quá. Nhưng, cũng chính lúc này em vô cùng tỉnh táo. Tạo hóa thật nhân từ. Người ban cho ta những phút tỉnh táo hiếm hoi khi cận kề cái chết để ta được sống thật với mình, để ăn năn, sám hối và để yêu thương cho trọn vẹn. Chỉ tiếc là trước đó người đã bắt em phải chấp nhận một thử thách quá đớn đau, khắc nghiệt: Người đã gán ghép em với một con người mà em không yêu rồi lại đưa một con người đến cho em yêu thương kính trọng (em yêu một người mà cứ phải ăn, ở với một người). Cũng lạ: hai người đàn ông khác hẳn nhau mà lại là bạn của nhau. Nhiều lúc em nghĩ, có thể đấy là luật bù trừ. Nhưng em vẫn ước ao - ước ao sự giàu có của anh mà chồng em không có. Trong khi vật chất, tiền của, anh ta thừa mứa. Anh ấy chỉ biết hưởng thụ mà chẳng biết nâng niu và yêu thương bất cứ thứ gì; tẻ nhạt và tàn nhẫn; anh ấy kiếm tiền dễ quá (?). Những đồng tiền mà mỗi khi em cầm lại cảm thấy lo âu. Có lẽ bệnh tim của em phát sinh từ đấy. Em đã trút bỏ được những lo âu triền miên và em được tự do. Nhưng tự do cũng chưa cho em hạnh phúc. Bởi vì, em còn một nỗi khát khao, và nỗi khát khao cũng thật éo le: chỉ vì một lý do đơn giản, đó là: Người em yêu, đã từng là bạn của người vừa bước chân ra khỏi trái tim em. Bức rào cản ấy rất mong manh, nhưng trong một chừng mực nào đó về quan niệm, anh khó mà vượt qua - dù là anh - sau cuộc bể dâu em đã chọn: con người vị tha, nhân ái. Em cảm nhận, ở bên anh sẽ hạnh phúc nhường nào.
Em còn biết, trong truyền thuyết và trong lịch sử, đã từng có những người đàn ông vì tự ái, vì danh dự (?), họ thà để tuột khỏi tay người mình yêu dấu để bảo toàn tình bạn. Trong những trường hợp ấy, đàn bà chúng em thường được đặt lên bàn để làm vật hy sinh!
Anh quý yêu, anh có tin rằng có một thứ bệnh nan y mà chỉ cần chữa bằng tình yêu của con người; và cũng chính tình yêu đã từng là độc dược giết chết con người nhanh hơn cả bệnh nan y.
Hàng mấy tiếng đồng hồ em phải đấu tranh quyết liệt, để giằng co không cho tim ngừng đập, và cũng mấy lần nó đã co thắt lại, từ chối không nhận máu từ tĩnh mạch chảy về. Nhưng cứ nghĩ là anh đang đến (vì thi thoảng lại có tiếng chó sủa dậy lên ngoài ngõ, rồi lại một cơn gió làm cho đám lá khô xào xạc). Thế là đau đớn dịu đi.
Mãi đến khi đồng hồ chỉ 12 giờ thì em hiểu rằng: "Anh không đến!". Bỗng nhiên em hoàn toàn tỉnh táo như chưa bao giờ đau ốm - linh cảm báo cho em biết: đây là ân huệ cuối cùng của tạo hoá, và em đã cầm bút viết những dòng tâm sự cùng anh.
Vừa có một con dơi hoặc một cái gì đại loại là như vậy, lướt qua cửa sổ! Có lẽ sắp đến giờ em phải "đi" rồi!
Cho em xin một lời nhắn nhủ: nếu có những người phụ nữ chờ đợi anh - như em đã từng chờ đợi - thì anh đừng lỡ hẹn nhé ... anh yêu!
Thuý Hằng".
(Hết)
#73
Kiêng kỵ khi uống sữa đậu nành


Ảnh: Nandyala.
Sữa đậu nành rất bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng cũng có thể trở nên vô dụng, thậm chí gây độc nếu bạn dùng không đúng cách.

Bạn nên lưu ý một số điểm khi dùng thứ đồ uống này:

Nếu tự chế sữa đậu, cần nấu kỹ vì trong sữa có chất tripxin, rất dễ gây ra đau bụng, buồn nôn, ói mửa.

Không uống sữa đậu nành gần với thời gian ăn trứng gà vì anbumin trong lòng trắng trứng rất dễ kết hợp với chất tripxin trong sữa, sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể người và làm mất đi giá trị dinh dưỡng.

Không pha với đường đỏ bởi axít hữu cơ trong đường đỏ có thể kết hợp với protein trong sữa đậu, sinh ra những chất khó hấp thụ với cơ thể người. Với đường trắng thì không có hiện tượng này.

Không đựng sữa đậu trong phích giữ nhiệt, vì nếu để trong đó một thời gian dài thì sữa sẽ biến chất, gây ra hậu quả xấu cho sức khoẻ.

Không nên uống quá nhiều sữa đậu vì dễ dẫn tới hiện tượng đầy hơi, đi ngoài.

(Theo VTV.vn)

   
#74
Sốt sau sinh - dấu hiệu đáng sợ


Sau sinh, sức khỏe người mẹ dễ bị đe dọa. Ảnh: Stanford.
Nếu bị sốt từ 38 độ C trong 24 giờ đầu sau sinh, sản phụ nên đi khám ngay vì nguyên nhân khiến thân nhiệt tăng cao có thể rất nghiêm trọng.

Theo bác sĩ Nguyễn Công Định, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào nguyên nhân gây sốt:

Do bệnh nội khoa và ngoại khoa: Như nhiễm khuẩn vết mổ, viêm bàng quang, viêm bể thận cấp, sốt rét, viêm phổi, thương hàn, viêm gan do virus.

Bệnh về vú: Cương vú, viêm vú, áp xe vú.

Nhiễm khuẩn hậu sản: Tức là nhiễm khuẩn xuất phát từ bộ phận sinh dục, xảy ra trong 6 tuần sau khi sinh. Các yếu tố dễ dẫn tới sốt là vỡ ối sớm, chuyển dạ kéo dài, kỹ thuật viên rửa tay không sạch, đỡ đẻ không vô khuẩn, chăm sóc vết thương tầng sinh môn sau đẻ không tốt, sót rau, băng huyết, rách âm đạo...

Sốt sau đẻ khá nguy hiểm tới sức khoẻ cũng như tính mạng của sản phụ. Chính vì thế, khi có hiện tượng sốt xảy ra, bệnh nhân cần phải đến các trung tâm y tế, các bệnh viện để khám và kịp thời phát hiện nguyên nhân, chữa trị.

(Theo VTV.vn)

 
#75
07/07/07 có phải là ngày may mắn?


Ảnh: Livescience.
Những ai lo sợ khi ngày 06/06/06 xuất hiện trên tờ lịch vào năm ngoái thì năm nay sẽ có cơ hội được mỉm cười vào ngày 07/07/07.

Tin rằng sự xuất hiện 3 lần con số 7 sẽ mang tới may mắn, rất nhiều người đã đặt những sự kiện quan trọng vào ngày thứ 7 đầu tiên của tháng tới. Các cô dâu chú rể cũng tìm kiếm thêm hạnh phúc bằng cách đăng ký kết hôn vào ngày 07/07/07.

Theo các lịch sử gia, con số 7 được coi là may mắn bởi tần xuất có mặt và sự ưu ái của nó trong Kinh thánh.

"Là số ngày trong tuần của Chúa, số tầng thiên đàng, số các vị thần và kèn trumpet...", David Frankfurter, giáo sư lịch sử tại Đại học New Hampshire nói. "Những thứ gì gấp 7 lần đều có nghĩa là tuân theo sự sắp xếp của Chúa".

Cũng như những ai không dám ra đường vào thứ 6 ngày 13 hay sống trong nhà có địa chỉ 666, việc tin vào sự may mắn của con số 7 cũng là một chiêu thức khác mà con người sử dụng nhằm kiểm soát thế giới hỗn độn xung quanh, Frankfurter cho biết.

"Trong xã hội hiện đại, chúng ta có xu hướng tìm kiếm những cách thức thần bí nào đó để kiểm soát thế giới và số mệnh, vì vậy, số học là một thứ vô cùng quan trọng với chúng ta", Frankfurter nói.

Sự ám ảnh trước các con số thường trở nên mạnh mẽ hơn khi đối mặt với những sự kiện quan trọng của đời người như kết hôn. "Nó đại diện cho những nỗ lực yếu ớt của con người nhằm có được đôi chút sự kiểm soát với vòng quay cuộc đời, sự chuyển dịch hay cuộc khủng hoảng".

Nhìn lại lịch sử, mối liên hệ với các con số không chỉ dừng lại ở 6, 7 và 13. Còn rất nhiều con số khác trong Kinh thánh mang ý nghĩa đáng sợ, chẳng hạn như 12 (số cung hoàng đạo và số bộ tộc Do thái), 5 (số sách Moses) và 4 (sách phúc âm và tổng thiên thần).

Các con số may mắn cũng thay đổi theo từng nền tôn giáo. Điều này đã khiến những người đa nghi tin rằng mối liên quan trùng hợp giữa một sự kiện với con số nào đó luôn có thể tìm ra nếu lục soát kỹ, bất kể đó là con số nào.

Chẳng hạn, người Trung Quốc lại gắn liền sự may mắn với cách phát âm các con số. 8 theo tiếng Trung Quốc thể hiện sự phát tài phát lộc. Chính vì vậy mà Thế vận hội Olympic Bắc Kinh sẽ diễn ra vào 8 giờ tối ngày 08/08/08. Nhiều người Trung Quốc lại coi số 7 là rất kém may mắn.

M.T. (theo Livescience)

 
#76
Phụ nữ nghén ít bị ung thư vú



Những phụ nữ bị ốm nghén và nôn mửa trong lúc mang thai sẽ có ít nguy cơ bị ung thư vú hơn.

Tiến sĩ Jo Freudenheim tại Đại học Buffalo ở New York, Mỹ, và cộng sự đã phỏng vấn 1001 phụ nữ mới được chẩn đoán bị ung thư vú, tuổi từ 35 đến 79, và 1917 phụ nữ khác có cùng độ tuổi, chủng tộc và nơi sống.

Những yếu tố liên quan đến mang thai khác như huyết áp cao, tiền kinh giật, tiểu đường và tăng cân cũng được xem xét đến nhưng không có tác động rõ rệt tới khả năng bị ung thư vú sau này.

Ngược lại, triệu chứng ốm nghén và nôn mửa có liên quan tới việc những phụ nữ này có ít hơn 30% nguy cơ bị ung thư vú. Triệu chứng càng nặng và kéo dài càng lâu thì nguy cơ càng thấp.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tuyên bố vẫn cần nghiên cứu thêm để khẳng định kết quả này.

M.T. (theo Reuters)

 
#77
Chiến thuật 'hạ gục' nàng
[img]http://www.vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/06/3B9F7675//cuado.jpg[/img

Ảnh: Corbis.com.
Nhìn nàng say đắm, kể cả khi có ai đó xen vào câu chuyện của hai người, có thể khiến trái tim cô ấy nghiêng ngả.

Không phải lúc nào tình yêu cũng tự nhiên đến. Nếu bạn đang tha thiết muốn chiếm được tình cảm của cô nàng nào đó, nên biết một số "chiến thuật" dưới đây:

Thoắt ẩn thoắt hiện

Theo các chuyên gia tâm lý, bạn tiếp xúc với "đối tượng" càng nhiều chừng nào, cơ hội nàng sẽ yêu bạn càng cao chừng ấy. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự xuất hiện nhiều lần và mang tính khiêu khích sẽ làm người ấy thích thú. Ngoại trừ trường hợp ngay lần đầu xuất hiện, bạn đã khiến người ta ghét.

Nhưng ngay khi biết chắc nàng đã để mắt tới mình, bạn nên bớt dần tần suất gặp mặt. Vì ở giai đoạn này nếu cứ tiếp tục xuất hiện đều đều, bạn đã tự giảm giá trị của mình. Hãy để nàng có cơ hội được tìm kiếm, mong được gặp bạn.

Để nàng chiều chuộng bạn

Nếu làm một điều tốt cho ai đó, bạn sẽ thấy vui vì hài lòng với mình và thân thiết hơn với người kia. Tương tự, khi làm điều gì cốt để nàng vui, bạn sẽ lý tưởng hóa và thấy ngày càng thích cô ấy hơn. Vậy nên, thay vì chiều chuộng nàng, hãy để tạo ra điều kiện để cô ấy làm điều đó với bạn. Chỉ khi si mê ai, chúng ta mới tha thiết muốn chiều lòng họ mà thôi.

Tấn công bằng mắt

Theo một nghiên cứu, những cặp yêu nhau tha thiết nhìn nhau khoảng 75% thời gian chuyện trò, so với 30-60% các cuộc nói chuyện thông thường. Họ chầm chậm quay nhìn chỗ khác khi có người "phá đám". Và các nhà khoa học kết luận, muốn biết cặp tình nhân yêu nhau đến mức nào, hãy đo thời gian họ âu yếm nhìn nhau. Bạn có thể áp dụng điều này để "hạ gục" đối tượng.

Liếc mắt đưa tình

Chỉ cần nhìn nàng say đắm, kể cả khi nàng ngưng nói hoặc có người khác xen vào, sau đó nhìn đi chỗ khác thật chậm và miễn cưỡng, làm như thể bạn không thể nào rời mắt khỏi cô ấy. Kỹ thuật "tấn công bằng ánh nhìn" này nghe có vẻ tầm thường, nhưng nếu sử dụng đúng nơi, đúng lúc, hiệu quả của nó có thể làm bạn ngạc nhiên.

Nếu ngại "công khai" nhìn say đắm, bạn có thể áp dụng chiến thuật nhìn nơi khác hoặc người khác đang nói, nhưng mỗi khi họ dứt, hãy nhìn lại nàng. Đây cũng là cách kiểm tra phản ứng của cô ấy trước những lời "kẻ thứ ba" nói và để biểu lộ cho "đối tượng" thấy bạn thích nghe cô ấy hơn bất cứ ai.

#78
Đàn bà yêu như say



Khi yêu, đàn bà mê mẩn, trí khôn không mách bảo họ được điều gì. Họ hoàn toàn bị nhịp rung con tim dẫn dắt.

Nhiều người khuyên Lâm Oanh, cô gái vừa tốt nghiệp đại học và khá xinh, từ bỏ ngay người đàn ông đã có vợ và hai con. Song cô không sao dứt ra được. "Em biết rất rõ gia cảnh của anh ấy. Em cũng biết tình yêu này không thể tiến tới hôn nhân. Song, nếu một ngày không gặp mặt, không nghe tiếng nói của anh ấy, em không sao chịu nổi và chẳng làm được việc gì", Oanh giải thích.

Thật ra, lý do khiến Oanh yêu mê mệt người đàn ông kia đơn giản là vì cô được chiều. Anh ta đọc được ý nghĩ của Oanh, biết cô thích nghe nhạc nào, thích đọc loại sách nào và tìm cho cô đúng cái đĩa đó, cuốn sách đó. Thậm chí, khi cơn mưa bất chợt ập đến trong giờ tan trường, anh ta đã đội mưa phi xe máy mang đến cho người yêu một cái ô, vì đó là thứ cô cần.

Khi yêu, phụ nữ cần được quan tâm, được chiều chuộng nhất. Song, đó là điều đa số đàn ông hay lãng quên.

"Anh đang ở đâu?", "Anh đang làm gì?", "Anh ăn trưa chưa?"... Trong máy điện thoại cầm tay của những người đàn ông có người yêu luôn xuất hiện những tin nhắn như vậy. Ngược lại, trong máy điện thoại của các cô gái đang yêu, không mấy khi tồn tại tin nhắn kiểu ấy.

Đó là sự khác nhau giữa đàn ông và đàn bà trong tình yêu. Những mẩu tin nhắn như trên, nếu xuất hiện liên tục, có thể khiến đàn ông bực mình. Nhưng, nếu nó thay chữ "anh" bằng chữ "em" và xuất hiện trên máy của cô gái thì cô sẽ rất vui. Cánh đàn ông lại không biết điều này.

Chị Ninh Nguyễn, giáo viên môn Xã hội học, Đại học dân lập Đông Đô viết thư tâm sự: "Đàn ông rất ít khi đọc chuyên mục tư vấn và họ chẳng hiểu gì chúng tôi cả. Họ tưởng đồng tiền là to lắm, song với chúng tôi, ba tiếng thì thầm: "Anh yêu em", được thốt ra từ trái tim người đàn ông là quan trọng hơn cả".

Khi yêu, đàn bà chỉ nhìn thấy có một người đàn ông, đó là người họ yêu. Còn đàn ông, dù yêu đến mấy vẫn "nhìn ra" những phụ nữ khác ngoài nàng. Đó không phải là tính trội, mà là khiếm khuyết khó khắc phục của giới mày râu. Tình yêu có một quy luật đặc thù, đó là sự đồng cảm. Sự đồng cảm càng cao thì tình yêu càng sâu sắc.

"Yêu là chết trong lòng một ít", câu thơ này của Xuân Diệu đặc biệt đúng với phụ nữ. Sự vô tâm, tính thực dụng của đàn ông cùng lối tư duy cứng lạnh như thép của họ, nhiều khi khiến phụ nữ rất đau khổ.

#79
5 bí quyết trang điểm mùa nóng

Nên dùng sơn có màu sáng cho các móng chân của bạn. Đặc biệt, màu hồng sáng rất thích hợp cho mùa hè và với các loại da.

Thời tiết nóng hoặc lạnh quá sẽ làm rối loạn sắc tố da, tóc cũng như nhan sắc của bạn. Do vậy, cơ thể bạn cần có một độ ẩm thích hợp. Các bí quyết trang điểm sau đây sẽ giúp bạn có một bề ngoài thật dễ nhìn trong những ngày hè rực nắng.

Dùng chanh cho tóc

Một mái tóc đen, bóng sẽ giúp bạn trở nên đẹp hơn trong những ngày hè rực nắng. Bạn có thể dùng nước cốt chanh thoa đều trên tóc khi gội. Chanh sẽ giúp tóc bạn mềm mại, mượt mà và có màu sáng đẹp tự nhiên.

Dùng kem có màu nhạt

Hầu hết da của phụ nữ trở nên tối hơn trong mùa hè, bạn nên dùng kem nền với gam màu nhẹ. Sau khi đánh một lớp mỏng kem nền có màu nhạt, bạn mới dùng phấn thoa đều. Như vậy, da mặt bạn sẽ trông sẽ sáng đẹp hơn. Độ ẩm của kem nền giúp bạn che được các vết nứt và không láng mịn.



Sơn móng màu sáng

Đôi bàn chân là điểm được chú ý nhiều trong mùa hè; hãy dùng sơn có màu sáng cho các móng. Đặc biệt, màu hồng sáng rất thích hợp cho mùa nóng và các loại da. Màu này đặc biệt ấn tượng với làn da ngăm. Đừng quên chú ý chọn màu sơn hợp với màu dép mà bạn mang nhé.

Bảo vệ những bộ phận khác trên cơ thể

Các nghiên cứu cho thấy, hầu hết phụ nữ đều bôi kem chống nắng bảo vệ da mặt khi ra ngoài trời, nhưng lại bỏ qua các chi tiết cũng không kém phần quan trọng như cổ, ngực và tay. Do vậy, gương mặt trông rất trẻ trung trong khi những phần khác ngược lại, rất phản cảm. Bạn nên bôi kem chống nắng 2 lần mỗi ngày và bôi đều không những ở mặt mà còn ở cổ, ngực và tay.

Má hồng ấn tượng

Không có gì ấn tượng, tự nhiên hơn một làn da đẹp, hồng hào trong mùa hè. Để có được điều này, bạn hãy thoa phấn màu đồng biếc lên những vùng trán, má và mũi. Sau đó dùng phấn màu hồng thoa lên đôi má.

#80
'Chuyện nhỏ' có thể dẫn đến ly hôn


Khi yêu, hai người rất chú ý hẹn hò, đi chơi, du lịch, mua sắm, tặng quà cho nhau. Nhưng sau đám cưới, họ quên hết.

Và đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tình yêu giữa hai người ngày càng cạn dần rồi đến nguội lạnh lúc nào không hay. 

Theo thống kê hằng năm của ngành tòa án và tư pháp tại TP HCM, trung bình cứ ba cặp vợ chồng kết hôn thì có một cặp ly hôn. Một luật sư làm công tác tư vấn về hôn nhân và gia đình cho biết, nguyên nhân thì có nhiều nhưng tựu chung lại là vì giữa họ không còn tình yêu. Theo ông, dưới đây là những quan niệm sai lầm, giết chết tình yêu trong hôn nhân:

- Đã là vợ chồng thì đương nhiên phải có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, chăm sóc, quý trọng lẫn nhau, cần gì phải giữ ý tứ, chăm chút, ân cần, đưa đón...

- Sau khi kết hôn, không cần quan tâm đến chuyện tình yêu nữa, vì nhiệm vụ bây giờ là sinh con đẻ cái, chăm lo làm ăn... Từ đó dẫn đến tình trạng người chồng chỉ biết đến công việc, đi biền biệt, có khi thâu đêm suốt sáng, trong khi nhiều người vợ thì tối ngày quẩn quanh với chuyện nội trợ, con cái.

- Nhiều bạn gái khi lập gia đình có nhiều bằng đại học, ngoại ngữ, vi tính nhưng khi hỏi về nội trợ thì lơ tơ mơ, thậm chí không nấu được một bữa cơm đơn giản cho gia đình. Cũng có không ít cô coi nữ công gia chánh là chuyện nhỏ, lúc nào học chẳng được.

- Nhiều ông chồng cho rằng tất cả những công việc nội trợ như: nấu ăn, đi chợ, giặt giũ, nuôi dạy, đưa đón con... là chuyện của phụ nữ, nên phó thác hết cho vợ.

- Lấy nhau rồi, nhiều chàng/nàng nghĩ: Cần gì phải chăm lo nhan sắc, chú ý đến ăn mặc, phẩm hạnh... như giai đoạn mới yêu nhau.

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội