Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Messages - nhuygialai

#11
Em và phố...

Biết đâu em về phố đông
Tôi tìm em - trọn hư không một đời.
Yêu thương xưa dẫu xa vời
Lối xưa thềm vắng, dấu người còn đây...

Biết đâu em về phố tây
Tôi chờ -  tê dại vòng tay thẩn thờ
Còn gì đâu những dại khờ
Môi hôn - nửa gối ôm hờ, mộng say!

Biết đâu em giửa phố này
Tôi cùng em, mãi tháng ngày hư hao
Vỗ về, thôi- giấc chiêm bao
Nửa hồn phố, nửa tình nào cho nhau...


                               (nguồn : www.nhuygialai.com )

http://static.mp3.zing.vn/skins/mp3_main/flash/player/mp3Player_skin4.swf?xmlurl=http://mp3.zing.vn/blog?OC8yNC84MjQ3YWE4YThlM2E0NGMzYTJlNjEyOWE2ZjU2ZGNmNS5cUIbaBmUsICDN8UmnDqm5nIE3hdUng5l0IEfDs2MgVHLhdUng51pfMSQ4WeBdUngXIMSQw6xdUngaCBQaMawxqFdUngZ3wxfDE[/color]
#12
(ACE HTY có dịp ngang qua Kontum nhớ ghé qua nhé, chưa đến Eva Cafe coi như chưa biết Kontum...)

Có một Eva Café Kontum

Mỗi khi có dịp về Kontum tôi đều dành thời gian tìm đến quán café Eva (01 Phan Chu Trinh). Không chỉ vì Eva café đã quá nổi tiếng, có tên trong nhiều trang web hướng dẫn du lịch trong và ngoài nước, được bầu chọn một trong 10 quán café độc đáo của VN; được không biết bao nhiêu báo tờ, báo mạng nhắc tới như một điểm đến không được phép quên khi đặt chân tới Kontum- mà còn vì ở đó tôi có cô chủ quán Ngọc Cẩm (gọi là cô cho nó tre trẻ tí, chứ chúng tôi đều U50 cả rồi...ái zà !)- vốn là " cô bạn ngày xưa học chung ...mấy lớp ". Để rồi từ Eva Café bạn bè chúng tôi tụ tập lại, bù khú với bao kỷ niệm học trò...

Nhiều năm rồi Eva Café hầu như không thay đổi, vẫn phong cách bài trí mang đậm chất văn hoá dân tộc Bana với một chút không khí núi rừng hoang sơ thu nhỏ, tiếng nước chảy róc rách, tiếng đàn tơrưng âm vang, tiếng chim hót líu lo, những bản tình ca lắng đọng của Trịnh Công Sơn hay những bản hòa tấu cổ điển buồn man mác. Một gian bếp Bana lúc nào cũng giữ lửa, những vật dụng sinh hoạt hàng ngày và lễ hội, bộ sưu tập tượng nhà mồ phong phú đủ mọi sắc thái hỉ nộ ái ố, những di vật chiến tranh như trái bom, mũ sắt, mãnh đạn pháo..., được bàn tay họa sĩ tài hoa của anh Ẩn chủ quán sắp xếp, tạo hình thành những tác phẩm nghệ thuật đầy ấn tượng, hài hòa trong một không gian xanh trầm mặc. Nhiều lúc quán khá đông khách nhưng không khí không ồn ào mà vẫn giữ được nét tĩnh lặng, trầm tư- đủ để người lữ khách xa quê bao năm như tôi thả hồn miên man vào ngày tháng xa xưa dại khờ...

Thực ra thì đến Eva Café tôi không bao giờ phải một mình ngồi lâu, vì có anh Ẩn và Cẩm nhiệt tình tiếp chuyện. Anh Ẩn vẫn cháy bỏng đam mê với việc sưu tập, bảo tồn và quãng bá văn hóa các dân tộc Tây nguyên theo hướng kết hợp đầu tư mở rộng Eva Café, nhưng xem ra có vẻ ...lực bất tòng tâm. Cứ như Cẩm "càm ràm" thì con cái mỗi ngày mỗi lớn, nhu cầu chi tiêu, thuế má ngày càng tăng..., trước đây từng đưa cho "ảnh" mấy trăm triệu để "ảnh" thiết kế sửa sang lại quán, rồi có thu lại được gì đâu. Bây giờ mà không giử chặt đưa hết cho "ảnh" có mà đói. Anh Ẩn chỉ cười trừ. Tôi kê cho một câu: " Thôi mà Eva, nãy giờ thấy hết khách ta chụp hình đám cưới tới khách tây đi ra đi vào, rên vừa thôi.". Nói xong mới biết mình... bé cái nhầm. Cẩm lừ mắt: " Hồi giờ Cẩm có bao giờ lấy tiền chụp hình đám cưới ai đâu? Còn khách tây, khách ta gì cũng như nhau, ai lại đi chặt chém họ ...". Đúng đó Nh à – Anh Ẩn hồn hậu nói thêm: Kontum mình còn nghèo, người ta có đến thăm mình mới có dịp giới thiệu văn hóa, con người Tây nguyên... Người ta biết và nhớ đến mình là vui lắm rồi, đồng ý không?

Rồi anh đau đáu tâm sự về nỗi buồn của một người sinh ra, lớn lên trên mảnh đất Tây nguyên giàu bản sắc văn hóa nhưng hàng ngày phải chứng kiến sự mai một, mất mát dần của nền văn hóa không gì bù đắp nổi. Cồng chiêng, tượng nhà mồ, ché rượu, đồ dùng sinh hoạt cổ quý giá bị bán chát gần hết. Ngày càng khó tìm được những thanh niên người dân tộc biết tạc tượng nhà mồ, biết đánh cồng chiêng, biết đan gùi , dệt thổ cẩm... Tượng nhà mồ thì nhiều nghệ nhân người Kinh cũng tạc để bán, nhưng không bao giờ có được cái hồn, cái chất thô ráp, hoang dã núi rừng như những nghệ nhân dân gian người dân tộc tạc bằng rìu, bằng rựa. Ngay Eva Café của anh bây giờ cũng kén khách, lớp trẻ Kontum hễ có khách phương xa thì đưa tới giới thiệu cho biết Eva Café, còn hàng ngày đi uống café nghe nhạc chổ khác "phê" hơn, "modern" hơn...

Tôi chỉ biết chia sẽ với anh bằng sự im lặng đồng cảm. Thôi thì cứ lẳng lặng mà làm, một chút nhỏ nhoi góp nhặt cho đời có còn hơn không. Cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ, bụt chùa nhà không thiêng là vậy. Không hẳn là nghịch lý khi hàng ngày ta vẫn hít thở không khí để sống nhưng không coi nó là quý giá, vì nó luôn hiện hữu quanh ta. Tôi tin trong góc khuất của mỗi người Kontum vẫn tự hào về một Eva café, như câu nói cứ lặp đi lặp lại đâu đó: đến Kontum mà chưa ghé Eva café coi như chưa biết Kontum! ...
-NPV 07.2011-
(*gùi): một vật dụng để đựng đồ đeo trên lưng đan bằng tre và mây rất tinh xảo

GHI CHÚ: có khá nhiều hình ảnh của Eva Cafe Kontum nhưng do khuôn khổ forum có hạn nên không post được. ACE HTY có thể xem cho biết tại :

http://www.nhuygialai.com/2011/07/co-mot-eva-cafe-kontum.html
#13
Re: Truyền thuyết bò điên -Ngưu là trâu hay bò?
Có đến ba người bạn gọi điện cho tôi thắc mắc rằng : ngưu là trâu, chứ không phải bò. Buộc tôi phải ngâm cứu, và phát hiện đôi điều cũng hay hay. Xin chia sẽ cho bạn đọc HTY nào có hứng thú tìm hiểu :
http://www.nhuygialai.com/2011/06/re-truyen-thuyet-bo-ien.html
#14
Đó không phải là cá chuối, mà là "cá biệt", không thuộc về tuyệt đại đa số con người và tất nhiên không thể so được với cá chuối. Nhân tiện mời các bạn đọc bài thơ "Cá chuối đắm đuối vì con" ở line sau nhé (Xin lỗi vì không rõ tác giả- có ai biết xin báo lại)

http://www.nhuygialai.com/2011/06/la-bat-vi-ca-chuoi-am-uoi-vi-con.html#comments
#15
         Lã Bất Vi- Cá chuối đắm đuối vì con

        Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi: "Người ta sống vì điều gì" chưa? Tôi vừa thử với Google, và thật đáng kinh ngạc : có đến 93.900.000 kết quả trong 0.59 giây. Sách giáo khoa và đạo đức xã hội tất nhiên có những định hướng cụ thể cho học sinh và  đối tượng bạn đọc của họ. Các nhà tâm lý trả lời cho từng trường hợp cụ thể. Các trang mạng xã hội thì thực tế hơn với nhiều quan điểm: vì bản thân, vì gia đình, vì cuộc sống, vì công danh sự nghiệp,  v.v và v.v...

        Bạn đã nghe câu thành ngữ : " Cá chuối đắm đuối vì con " chưa ?. Hồi nhỏ ở quê, có lần tôi bắt gặp một con cá chuối (*) nằm ở ven đường và bị một bầy kiến bu đầy. Tưởng cá chết nhưng nào ngờ lại gần nó trở mình phóng ào xuống nước.Tôi lạ quá về kể lại với mẹ. Bà tặc lưỡi: Ấy "cá chuối đắm đuối vì con" đấy con ạ, đừng đánh bắt nó mà tội nghiệp!. Thì ra con cá chuối ấy đang có một bầy ròng ròng (tức cá con mới nở), nó tìm mồi cho con bằng cách nhảy lên bờ nằm im, đợi lúc kiến bu đầy mới phóng xuống nước mang theo cả lũ kiến ...

        Ở tuổi trung niên, trãi qua ít nhiều chiêm nghiệm cuộc sống, tôi cho rằng đã là con người- thì tuyệt đại đa số người ta sống là vì con cái. Cho dù núp dưới những ngôn từ mỹ miều hay thô thiển; thể hiện trong muôn vẻ công việc mưu sinh, toan tính quyền lực, thậm chí giết chóc lẫn nhau ..., cái mục tiêu thiêng liêng ngàn đời đó vẫn là cái đích cuối cùng của con người. Một người không có con cái thường chỉ sống an phận, không mấy quan tâm đến những mục tiêu dài hạn và cũng chắng làm được việc gì ra hồn. (Tất nhiên không kể một số bậc vĩ nhân hy sinh cuộc sống riêng tư vì mục tiêu lớn lao cho cả cộng đồng).

        "Cá chuối đắm đuối vì con" là câu nói mang tính biểu tượng cho tình cảm  cha mẹ và mục đích sống vì con cái của con người. Thực ra các loài vật đều đắm đuối vì con, nhưng chỉ trong thời gian nhất định nuôi con khi chúng còn nhỏ chưa thể tự lập được. Điều này thuộc về bản năng sinh tồn và duy trì nòi giống của muôn loài. Con người thì khác, con người không chỉ nuôi mà còn dạy, đắm đuối vì con khi chúng còn nhỏ mà cả khi chúng đã trưởng thành, thậm chí cả khi chúng tiếp tục sinh con đẻ cái...

        Và trong muôn triệu con người sống vì con cái, cái tên Lã Bất Vi với tôi là con người số 1, bởi ông đã hy sinh cả đời vì con đến mức chịu chết dưới tay của chính con mình. Còn gì vĩ đại và bi kịch hơn thế?

        Lã Bất Vi được biết trong lịch sử như một người buôn vua, bán chúa có một không hai. Ông từng tranh luận với người cha, vốn cũng là một nhà buôn lớn, về lợi nhuận: "Cày ruộng lợi gấp mấy?-Lợi gấp mười. "Buôn châu ngọc lợi gấp mấy? -Lợi gấp trăm." " Nếu giúp cho một người được lên làm vua, thống trị sơn hà, thì lợi gấp mấy?" Lợi không thể kể xiết.
       
        Bất Vi tung tiền bạc châu báu giúp Tử Sở -lúc này đang là hoàng tử con thứ nước Tần sang làm con tin ở nước Triệu- để chiêu mộ tân khách, khuếch trương thanh thế, tìm cách đưa Tử Sở làm con nuôi của Hoa Dương phu nhân (sau này trở thành Hoàng hậu, và Tử Sở trở thành thái tử). Tiếp đó ông lập mưu gả người  thiếp yêu  đàn hay múa giỏi, lại đang có mang là Triệu Cơ cho Tử Sở. Tử Sở lập Triệu Cơ làm phu nhân, đến đủ tháng sinh con là Doanh Chính. Mười năm sau, Thái tử Tử Sở lên ngôi vua lấy hiệu là Trang Tương vương, Bất Vi được phong làm thừa tướng. Trang Tương vương làm vua được ba năm thì mất (Có ý kiến cho rằng chính Bất Vi chủ mưu hại vua), Thái tử Doanh Chính lúc này 13 tuổi nối ngôi, gọi là Tần Vương Chính, tức Tần Thủy Hoàng sau này, tôn Lã Bất Vi làm tướng quốc, gọi là trọng phụ.
       
         Nếu tính thời gian chỉ  trong 13 năm, phi vụ mua bán của Lã Bất Vi như vậy thành công ngoài sức tưởng tượng. Nói về tiền của,  Bất Vi chiêu đãi kẻ sĩ đãi rất hậu, khách ăn trong nhà thường xuyên có đến ba nghìn. Khi biên soạn bộ sách Lã Thị Xuân Thu , để hoàn chỉnh bộ sách này, Bất Vi cho bày ở cửa chợ Hàm Dương, đặt nghìn lạng vàng lên trên, mời các du sĩ của chư hầu ai có thể thêm bớt một chữ thì xin biếu một nghìn lạng vàng. Nói về quyền lực, với chức thừa tướng kiêm tướng quốc, Bất Vi thâu tóm hết mọi quyền hành trong tay, triều thần không một ai dám chống đối.
       
         Một người đã dám buôn vua bán chúa, tất không thể không đam mê quyền lực. Mà quyền lực thì phải tận cùng, phải tuyệt đối, nghĩa là phải làm vua kia, chứ nắm mọi quyền hành mà chưa làm vua thì chưa thể thỏa mãn khát khao quyền lực. Thế nhưng Lã Bất Vi không hề có ý định tiếm ngôi vua, dù ông hoàn toàn đủ sức làm việc đó. Ngay từ đầu dâng Triệu Cơ cho Tử Sở, ông đã tính toán mọi đường đi nước bước để đứa con đang còn trong bụng mẹ sẽ có ngày lên ngôi vua. Ông thâu tóm quyền lực chỉ để âm thầm bảo vệ cho con mình. Khi Tần Vương Chính dần trưởng thành và có ý thức xây dựng quyền lực riêng để thoát khỏi cái bóng quá lớn của Tướng quốc trọng phụ, ông lại từng bước buông lỏng quyền lực của mình, để rồi bị chính con mình bức tử mà không hề hé răng nửa lời. Bởi ông hiểu nếu ông làm vua hoặc tiết lộ bí mật cha con để đánh đổi mạng sống,  con ông sẽ mất đi vị thế kế tục chính thống : "cha truyền con nối", "con vua phải được làm vua". Mà dưới các triều đại phong kiến, không có tính chính thống, ngai vàng khó mà giữ được.
       
        Buôn cả vua nhưng không phải vì mình, mà để cho con mình làm vua, khắp gầm trời này duy chỉ có Lã Bất Vi vậy!
         
        Có điều vì con, Lã Bất Vi không chỉ gây ra bi kịch cho chính cuộc đời mình mà cho cả Triệu Cơ, người thiếp ông từng rất mực yêu thương. Khi trở thành Tướng quốc trọng phụ, sợ bị lộ chuyện riêng tư cũ, Bất Vi bày kế đưa Lao Ái vào cung kề cận với Triệu Cơ, có hai con riêng sau bị chính người anh cùng mẹ khác cha Tần Thủy Hoàng giết chết, bản thân Triệu Cơ cũng bị đày vào lãnh cung. Tần Thủy Hoàng sau này trở thành bạo chúa khét tiếng trong lịch sử Trung Hoa, người dám đốt sách và chôn sống hàng ngàn nho sinh, gây bao xương máu chất chồng trong quá trình thôn tính 6 nước chư hầu để lập nên đế chế Tần Thủy Hoàng hùng mạnh.
       
         Ai cũng vì con cái, nhưng ai cũng "học tập" Lã Bất Vi thì thiên hạ chỉ có mà đại loạn.
       
         Tôi không tán thành cái cách Lã Bất Vi toan tính để đạt đến mục tiêu của mình, nhưng sự hy sinh vì con cả một đời của ông thật đáng để người ta nể phục.
                  
                                                                (nguồn: www.nhuygialai.com 06.2011-nhàn đàm trà dư tửu hậu..).
(*) cũng là cá lóc, cá quả, cá tràu- tên gọi khác nhau theo từng miền
#16

(click 2 lần để xem toàn màn hình)
( nguồn: www.nhuygialai.com )
#17
Người yêu thơ / Dạ khúc
14/04/11, 14:46
    Dạ khúc

Người ôm cây đàn
Ngón tay thẩn thờ
khẽ chạm vào trinh nguyên.                   
Hạt bụi mờ rơi vỡ...

Người lặng yên
Nghe xa xôi vọng về
dấu hoang đàng một thời trai trẻ
Phím đàn man dại,
phiêu du tàn phá đêm dài
Những cuộc tình chợt đến, chợt đi...

Chẳng còn gì
cho một lần thực sự biết yêu.
Nước mắt thấm đẫm. Đớn đau
khõa lấp cơn mê lụa là, châu báu.
Những nâng niu muộn màng
không níu được
dáng xưa trôi về dĩ vãng
Nét môi cuối cùng xạm màu khô hanh.
Lời yêu cuối cùng mong manh
xát muối vào lòng kiêu hãnh.
Người đàn bà cuối cùng rời xa
dẫm lên cây đàn guitar
và mười ngón tay khô cứng.
Những nốt trầm lặng câm...

Chẳng còn gì
ngoài khúc Serenade buồn
Chiều dần buông,
đôi mắt Schubert vời vợi
Người cô đơn.
Người không mong đợi người...

http://www.youtube.com/v/EM2klyJYigA?hl=en&fs=1
   (04.2011-nguồn: www.nhuygialai.com )
#18
Hi Tịnh Du
Mọi thứ trên đời một khi đổ vỡ, dù có hàn gắn khéo léo cỡ nào cũng không thể tinh tế như ban đầu, không thể không để lại tỳ vết.
Cuộc sống là vậy, không phải mọi ước mơ đều trở thành sự thật, phải học cách chấp nhận mà thôi.
Có điều N không hiểu câu cuối của TD. Những người nham hiểm chỉ lợi dụng thơ thôi, họ không có tâm hồn thật sự để yêu thơ đâu. Ngay cả "cơm áo" cũng "không đùa với khách thơ"kia mà...
#19
Tịnh Du ơi
Hơi bị dài cổ rồi đây này...
#20
 Tịnh Du thân mến
Đang nóng lòng chờ xem Tịnh Du có quà gì cho AE HTY đây. Hi hi :lick:
SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội