Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Topics - Phan Tâm

#41
Tài Hoa Thi / Màu Thu
28/07/08, 23:48

Chiều thu tặng một câu ru
Gởi qua hồ biếc hỏi thu ấy rằng :
Lá vàng được bấy nhiêu cân ?
Mà mang phung phí tô trần màu thu .
#42

Mỗi ngày cô bé qua
Chiếc nạng kệch va đường
Nâng bước cô đến lớp
Hóa nốt nhạc vấn vương

Hôm qua trời đầy gió
Chẳng thấy bé đến trường ?
Những hạt mưa khóc nhớ
Làm tôi biết đã thương !

Chiều lần qua xóm hỏi ?
Bé đã chuyễn trường xa
Theo chương trình học bổng
Thật vui nhưng nhớ hoài !

Cái cô bé thường ngày
Đã rời xa chân quê
Biết bao giờ trở lại ?
Trả tôi nốt nhạc mê !
#43
Thơ Haiku không vần luật - chỉ có 3 câu : ( nên : không quá 7 từ cho 1 câu )
. Câu 1 - nói cái suy nghỉ hay nhìn thấy qua quan sát
. Câu 2 - Nói cảm nhận ( lần 1 ) từ hình ảnh câu 1 trong bạn
. Câu 3 - Kết luận : Bằng cảm nhận ( lần 2 ) từ câu 1 hoặc cả 2 câu trên .
( khi họa thơ cần để tâm tỉnh lặng rồi bất ngờ viết ý - mộc mạc , đơn giản càng đẹp - đã có bài viết hướng dẩn về thơ Haiku bên mục Nguoiyeutho . Các bạn tham khảo thêm nhé . Chúc thành công )


. Và bây giờ mời bạn đối nè   :
Trăng và cỏ
Trắng đen luôn cứ chen
Lại đẹp !
#44
Thơ Haiku
o 0 o



Thơ Haiku là gì ?

Haiku âm theo lối chữ Kanji ( gốc chữ Nho) là bài cú , có nghĩa là câu nói để trình bày . Chữ "hai" nghĩa là "bài" , trong tiếng Hán Việt có nghĩa "phường tuồng" , chữ "ku" là "cú" hay "câu". Haiku là loại thơ độc đáo , rất thịnh hành của Nhật Bản và là loại thơ ngắn nhất trên thế giới.

Hình thức thơ Haiku

Một bài thơ theo thể thơ Haiku có ba giòng, giòng đầu và giòng cuối mỗi giòng có năm âm, ôm lấy giòng giữa có bảy âm, có dạng 5-7-5, tổng cộng 17 âm. Tiếng Nhật Bản đa âm, nên mỗi giòng có thể có một, hai, ba chữ hay nhiều hơn. Haiku có biến thể là 5-7-6 hay 5-8-5, lên 18 âm trọn bài. Tiếng Việt đơn âm , nên mỗi chữ là một âm . Không cần vần điệu , nhưng thơ Haiku là sự kết hợp giữa màu sắc, âm thanh, tượng hình có chọn lọc. Thoạt nhìn chỉ là một bài thơ ngắn gọn, nhưng người thơ đã dẫn dắt chúng ta đi qua một khu vườn chữ nghĩa nhỏ hẹp để thênh thang bước vào một cõi tư duy vô cùng bát ngát, một chân trời sáng tạo rộng mở mà người đọc cần có một sự tưởng tượng dồi dào phong phú .
Ngày nay thơ Haiku thoáng hơn nhiều, không gò bó số chữ trong mỗi câu (tổng cộng trên dưới 17 âm hay chữ), không nhất thiết phải chấm, phết hoặc chấm phết tuỳ tiện (không cần phải ở cuối câu), không cần đặt tựa, không bắt buộc phải có từ của mùa . Chỉ giữ lại hình thức 3 câu , và được đưa vào những từ ngữ chải chuốt, những ẩn dụ của cái hữu hạn và vô hạn ...


Nội dung thơ Haiku

Về nội dung có luật cơ bản sau : không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm nên thơ Haiku thường chỉ diển tả một sự kiện xảy ra ngay lúc đó, ở thì hiện tại. Sự kiện này có thể liên kết hai ý nghĩ, hay hai ý tưởng khác nhau mà ít khi người ta nghĩ đến cùng một lúc.

Ôi những hạt sương ( sự kiện hiện tại)
Trân châu từng hạt (ý nghĩ thứ 1)
Hiện hình cố hương (ý nghĩ thứ 2)

Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là Mùa và Tính Tương Quan Hai Hình Ảnh.Trong thơ bắt buộc phải có "Kigo" (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa ( không dùng từ xuân, hạ, thu, đông nhưng dùng các từ như hoa anh đào, cành khô, lá vàng ,tuyết trắng ... để chỉ các mùa), và diễn tả một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường).

Tiếng ve kêu râm ran ( tiếng ve kêu chỉ mùa hạ)
Như tan vào trong than trong đá
Ôi, sao tĩnh lặng quá!

lặng yên qua mấy từng không (hình ảnh vũ trụ)
lời ve (hình ảnh nhỏ)
gõ thấu vào lòng đá xanh.

Ðọc thơ Haiku, ta cảm được vị trí đứng ở ngoài sự kiện của tác giả. Tác giả dường như chỉ chia sẻ với người đọc một sự kiện đã quan sát được.

Cỏ hoang trong đồng ruộng
Dẫy xong bỏ tại chỗ
Phân bón!

Nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình cảm nhè nhẹ, bàng bạc trong cả bài thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũng nêu ra điểm tác giả thắc mắc về cuộc đời của con người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnh hằng của thiên nhiên.

Thế giới này như giọt sương kia
Có lẽ là một giọt sương
Tuy nhiên, tuy nhiên...

Thơ có xu hướng gợi ý hay ám chỉ bóng gió nhẹ nhàng. Thông thường trong thơ đưa ra hai hình ảnh : một hình ảnh trừu tượng sống động và linh hoạt, một hình ảnh cụ thể ghi dấu thời gian và nơi chốn.

Trăng soi (hình ảnh trừu tượng)
Một bầy ốc nhỏ (hình ảnh cụ thể)
Khóc than đáy nồi (nơi chốn cụ thể)

Nhà thơ không giải thích hay luận về sự liên kết giữa hai hình ảnh nầy, chỉ diễn tả sự vật theo bản chất tự nhiên của nó . Người làm thơ phải tự đặt mình như một đứa trẻ lúc nào cũng có cảm giác bỡ ngỡ , lạ lùng khi tiếp xúc lần đầu tiên với ngoại giới . Một bài thơ Haiku hay là làm sống lại những gì đã chôn sâu trong ký ức và đưa ra những cảm giác sâu sắc, tế nhị, để tự nó khơi lại trí tưởng tượng và mơ ước của người đọc để người đọc tự suy diễn , cảm nhận .

Chim vân tước bay
Thở ra sương gió
Dẫm lướt từng mây

Thơ như một bài kệ, sàn lọc từng chữ, không dư mà cũng không thiếu, cốt sao nói đến chính cái đang là - "đương hạ tức thị". Nắm bắt thực tại ngay trong giây phút nẩy mầm, cái đang xảy ra lắm khi chuyên chở cả một vũ trụ thu gọn vào trong thời điểm đó, tiểu thế giới và đại thế giới hòa nhập vào nhau. Một diễn tiến trước mắt khiến ta liên tưởng đến một hiện tượng hay biến cố nào đó trong một kinh nghiệm sống của riêng mình . Kỷ xảo của thơ Haiku là giản lược tối đa chữ nghĩa trong thơ để vận dụng trí tưởng tượng nơi người đọc . Không có người làm thơ và kẻ đọc thơ, cả hai nhập làm một, đồng âm cộng hưởng trong niềm rung cảm với sự liên hệ rất tinh tế và hài hòa của đất trời.


Thiền tính trong thơ Haiku

Thơ Thiền Nhật ban đầu cũng chịu ảnh hưởng từ Trung Hoa, nhưng đến thế kỷ thứ 17 thì thể thơ Haiku ra đời và phát triển mạnh vào thế kỷ thứ 19 . Người sáng lập loại thơ này là Thiền sư Matsuo Basho. Năm 1680, Matsuo Basho viết bài thơ Con ếch theo lối Haikai - một thể thơ mới (theo thời điểm bấy giờ) mở đường cho thể thơ Haiku. Các bài Haikai của Basho ngắn, gọn, súc tích từ chữ đến ý, cho thấy cái nhìn và thi tứ của nhà thơ. Những người ngưỡng mộ ông tập làm lối thơ này, và thể Haikai trở nên nghiêm trang, chín chắn hơn để dần trở thành thể Haiku, nói lên cái quan niệm và ghi lại sự rung động của nhà thơ.
Sau Basho, có ba nhà thơ lớn của Haiku lần lượt xuất hiện, hợp cùng Basho thành tứ trụ của Haiku Nhật Bản: Basho , Buson , Issa , Shiki .

Trong bài thơ sau đây của Basho :

Fu ru i ke ya Trong ao xưa
Ka e ru to bi ko mu Con ếch nhảy vào
Mi zu no o to Tiếng nước khua

Chỉ vài chữ : một ao nước, một con ếch nhảy , một tiếng nước khua động cũng diễn tả đầy đủ cảnh vật , không dông dài , nhưng luôn luôn đủ ý .Như vậy Haiku là một loại thơ thiền , một cách tập nhìn sự vật đơn giản , thuần khiết . Ðây là một quan hệ biện chứng giữa tĩnh và động như một công án, một tiếng chuông chiêu mộ thức tỉnh ngộ tính con người.
Thi nhân ghi lại những bức xúc của mình đối với sự biến chuyển trong khoảnh khắc của thiên nhiên đang xảy ra trước mặt. Vạn vật thì thường trôi nổi lững lờ đối với kẻ vô tình mà thật ra đang nói muôn triệu điều trong từng mỗi khắc giây. Người không thấy, người không nghe vì người không chịu nhìn, chịu nghe hay người không biết đấy thôi.
Haiku là một nghệ thuật tổng hợp tinh tế tuyệt vời giữa Phật giáo và Lão Giáo trong thế giới Thiền thi, giữa cụ thể và trừu tượng, giữa ẩn dụ và phân tích, giữa thiên nhiên vũ trụ và nội tâm con người . Vạn vật và vũ trụ đều có nguồn gốc từ Đạo, theo sự sinh hóa vô thường và kiếp người cũng chỉ là phù sinh hư ảo . Điều nói ra được thì hữu hạn, mà ý lại vô hạn . Ðiều mà thơ muốn mọi người lãnh hội chẳng phải là điều có thể nói được mà là những điều mà thơ chưa nói ra . Cái tiểu vương quốc của những con chữ gò bó chải chuốt bỗng vươn mình ảo hóa trở thành một vũ trụ siêu hình .Trong thơ Haiku có sự dung hợp giữa Thiền và Thơ, vì thơ biểu lộ tình cảm và thơ có thể tải đạo . Thơ Haiku đi từ một sự vật cụ thể thật nhỏ nhoi tầm thường để dẫn dắt người đọc đi vào cõi mênh mông bát ngát không hình tượng , như một thiền sư đã nói : "Gom góp tất cả lời nói để hoàn thành một câu, vò cả đại thiên thế giới thành một hạt bụi" . Nhà thơ William Blake cũng có nói : "Cả vũ trụ trong một hạt cát (a world in a grain of sand)".

"Từ trong hạt bụi ngu ngơ ấy
Mưa nắng vô thường sây sát nhau ."

Ðể cuối cùng người thơ đốn ngộ được :

"Từ trong hạt cát hằng sa đó
Vũ trụ Chân Như sáng nhiệm mầu ."


Mùa trong thơ Haiku

Phần lớn thơ Haiku của các thi sĩ Nhật Bản nói về bốn mùa xuân, hạ, thu, đông , tuy không nêu ra hẳn tên mùa trong năm. Họ thường dùng những chữ liên quan đến mùa xuân, như "tan tuyết," lúc "hoa mận nở, hoa đào nở," hoặc đến lúc "ngỗng trời quay về." Về mùa thu, họ hay tả "đêm thanh, trời vằng vặc đầy sao," lúc "bóng nai thoáng qua rừng," hay là "chuồn chuồn bay chập chờn," khi người ta "gặt lúa." Mùa hè có "muỗi," có tiếng "ve ra rả," hoặc tiếng "quạt," hay tiếng "suối róc rách." Mùa đông không tránh được cảnh "tuyết rơi" trong hay ven "rừng thông," "gấu," hay là tiếng củi hoặc than nổ tí tách trong "lò sưởi." Và hình như các tác giả Haiku người Nhật không bao giờ nói đến lũ lụt, động đất, bệnh tật ... những cái không tốt của thiên nhiên.
Miura Chora diễn tả mùa hạ đang reo trên muôn ngàn nhánh cây, với lá xanh thắm sáng rực trong nắng vàng :
Vàng phai
cùng với ngàn xanh
nghe ngày tháng cũ theo quanh nẻo về.

Một bài Haiku khác của Yosa Buson ghi lại sự liên tưởng của ông giữa lá non và thác đổ. Hãy tưởng tượng đến vào một buổi trưa nào đó lúc mới đầu hè, xuân đã qua nhưng lá vẫn còn đang trong thời kỳ nẩy nở, trời chưa nóng lắm. Nhìn nụ xanh Buson mường tượng đến nguồn nước đã nuôi nấng cỏ cây, tắm mát con người trong tháng hạ. Ngay lúc đó, sự liên tưởng đến nước khiến ông nghe văng vẳng tiếng thác đổ gần đâu đó. Nước thác vẫn rơi đều nơi chốn ấy tự ngàn xưa nhưng hình như đối với Buson cho đến giây phút này ông mới vừa nghe hoặc nghe tiếng thác rõ hơn. Đây chỉ là một trong nhiều cách diễn dịch:

ụ non lá nhú lên mầm
thác reo
nghe thoảng xa gần đâu đây.

Mùa hạ thì có tiếng ve kêu như được đá hấp thụ và người đọc cảm thấy không gian xung quanh thật tĩnh lặng:

Tiếng ve kêu râm ran
Như tan vào trong than trong đá
Ôi, sao tĩnh lặng quá!

Mùa thu khi ăn được một quả hồng thì cảm thấy như nghe được tiếng đại hồng chung của chùa Horiu:

Ta ăn một quả hồng
Vọng đâu tiếng chuông đồng Hô-riu
Lòng phấn chấn phiêu diêu!!!

Hình ảnh mẹ trong thơ Haiku


Ngoài những đề tài về thiên nhiên, Haiku còn có đề tài về mẹ. Hình ảnh nầy thường thấy ở trong thơ Issa và Basho. Mẹ là thơ. Mẹ và thơ mãi khắn khít nhau như hình với bóng. Hình ảnh mẹ càng cần cù, mộc mạc bao nhiêu lại càng nên thơ bấy nhiêu. Trong ngôn ngữ thi ca của thế giới, dân tộc nào cũng có những vần thơ chứa chan tình mẹ. Mẹ hiển hiện trên đường về, trên từng ngõ hồn sâu kín. Mẹ là chất liệu kết tinh của tất cả những thiên anh hùng ca, những đại sử thi, những trường thiên tình sử và cả trong những vần thơ Haiku đơn sơ, thâm thúy Hình ảnh mẹ trong thơ Haiku lại càng bát ngát, phiêu diêu hơn bao giờ hết:

Đến đây nào, với tôi
cùng chơi đùa chim sẻ
không còn mẹ trên đời.
Issa

Mẹ yêu ơi !
mỗi khi nhìn thấy biển
khi thấy biển khơi.
Issa

Tóc mẹ còn đây
tan trong lệ nóng
sương mùa thu bay.
Issa


Hoa trong thơ Haiku


Qua bài "Cánh hoa anh đào muôn thuở" Busho đề cập đến vấn đề vô thường:

Nhiều chuyện
làm nhớ lại
Hoa anh đào

Hoa anh đào đối với người Nhật có ý nghĩa đặc biệt, nhìn hoa anh đào khiến người ta chợt nhớ bao mùa hoa anh đào trong quá khứ. Còn nói theo ngôn ngữ nhà Phật, hoa anh đào là biểu tượng của sự vô thường trong cuộc đời.
Một bài thơ Haiku khác nói lên hình ảnh của một loài hoa mong manh, mang kiếp sống phù du, giữa màn đêm sương khói huyền ảo, âm thầm lặng lẽ hé nở những cánh mỏng lụa là, như đem sức sống cuộn trào vào từng hơi thở của người thưởng ngoạn, phải chăng đó là một niềm hy vọng bí ẩn, khó hiểu của một loài hoa kiều diễm mang tên Nữ Hoàng Đêm . Người thơ hình như đã nhập thân vào loài hoa khêu gợi đó, để từ đó chiêm nghiệm được quá trình nở hoa " sinh sinh hoá hóa" từ bên trong : khởi đầu một cành cây trơ ... đến một cái gì nhu nhú dưới phiến lá .... rồi xuất hiện một nụ trắng ngà ... từ đó nụ tung cánh bung xòe ra... và cuối cùng là hoa mãn khai toàn vẹn với những cánh xinh xắn nõn nà tỏa hương thơm ngan ngát ...

Nữ Hoàng Đêm mảnh khảnh
Trong âm thầm hé nụ phô hoa
Niềm tin yêu huyền bí

Với màu sắc trắng nhợt nhạt biểu tượng cho sự ngây thơ khờ dại, loài hoa đêm lộng lẫy khát khao nầy đang chờ đợi khai hoa nở nhụy.... đâu biết rằng kiếp sống tạm bợ ngắn ngủi đó sẽ đến hồi chấm dứt khi bình minh chợt sáng, chẳng khác gì bóng câu qua cửa sổ, giọt sương hư ảo trên cành ... Những thi ảnh trữ tình, những biểu tượng thâm thúy, những tín hiệu bàng hoàng đã thu hút và dẫn dắt tâm tư người đọc vào một thế giới cao siêu để tự suy niệm về kiếp nhân sinh của con người quanh quẩn trong cuộc sống phù trầm đầy oan khiên nghiệp chướng nầy .

Cánh hoa mềm êm ái
Thơm ngát, cầm mình giữa bụi gai
Trước bình minh chịu chết

Nắng đã lên , những giọt sương mai lãng đãng, đang vắt vẻo trên nhành cây đọt lá . Những cánh hoa tàn úa đang rơi rụng . Một loài hoa đã chết và một ngày mới bắt đầu . Những hình ảnh của loài hoa mờ ảo đó , không sôi động mà vẫn lặng lẽ ẩn mật trong tâm cảm và tư duy của người thưởng ngoạn , để rồi đem lại những cảm giác lạ lẫm đột nhiên bỡ ngỡ, bàng hoàng, sững sốt giữa níu kéo và hoài nghi ...

" Ta ngỡ mất mà chưa đành đánh mất
Bởi mùi hương ngự trị cánh hoa tàn ....."

Một bài thơ Haiku, một bông hoa quỳnh nở rồi tàn, một kiếp phù sinh, một giấc mộng hoàng lương...

" Phù bào khoảnh khắc vòng sinh diệt
Sớm nở đêm tàn tựa kiếp hoa..."

Cái sân khấu tuồng đời đầy hỷ nộ ái ố, tham sân si đã hạ màn theo những cánh hoa tàn ,để lại ngơ ngẩn , bần thần và luyến tiếc ...
#45
Trái tim là thể tinh khôi
Chổ tràn yêu mến lên môi thành lời
Như đêm trăng như mây trời
Cứ lưu luyến mãi để mời hoa bông
Đêm thì quỳnh nở hương xông
Ngày dòng nước bạc ôm trong mây vòng
Mượt mà thanh thản vườn hồng
Cho ta trầm đẹp họa bồng câu thơ
Em là ngọc nắng tôi mơ
Hôm nay không nói ngàn trơ ngày sầu
#46
Cách chơi : Với một từ tiếng Việt đã cho sẵn , bạn cần cố gắng tìm một từ gần nghĩa hoặc liên quan nghĩa với từ đó mà bắt đầu phải bằng chính âm cuối của từ đó .Sau khi bạn đã có từ nối thì diễn giãi sự liên quan luôn .

Thí dụ : Bình minh ( mặt trời mọc ) và chữ cuối bình minh là âm " h " . Để nối từ bình minh bạn phải sử dụng âm " h " để bắt đầu là từ của bạn .
>( từ nối )   :  Hoa n ( mặt trời lên thì hoa nở ) vậy nếu muốn kết nối từ hoa nở bạn phải có từ bắt đầu là âm " ơ " .. ( và nhớ diển giãi liên quan luôn nhé ) .


.Nghe thoạt dễ nhưng thật sự chẳng dễ chút nào đâu - hãy thử xem và ai có thể thắng liền trong 3 lần nối từ sẽ được tặng 1 điểm từ Phan Tâm . ( tính chung )

Bắt đầu nhé : Hoa n( những cánh đài từ nụ xòe ra ) .

Lưu ý : Nếu bạn không thích từ trên , bạn có thể bắt đầu trò chơi bằng một từ của bạn và tất nhiên sau đó bạn phải nối từ với từ đã nối với từ của bạn ( cái đó gọi là đủ lễ ).. Như nối trả không được thì bạn cần viết chữ : Chịu thua . Và nhớ cộng điểm cho người thắng cuộc nha .( tính riêng như kiểu tay đôi để tha hồ thách đấu ) .
Và mọi người ai cũng có thể bắt đầu bằng một từ của mình theo cách chơi chung hoặc thách đấu theo yêu cầu tên riêng ( đấm đá kiểu nầy mới vui nè ) - sao cho người khác bí là tuyệt ..PT
#47
Ai giúp Tâm ý kiến khắc phục như sau : Mỗi khi vào yahoo để trò chuyện với các bạn quen - thì sau 5 phút là không thấy chữ các bạn trả lời đối đáp với mình nữa ( gọi điện thoại hỏi thì bạn vẫn nói thấy chữ bên Tâm đánh sang và vẫn trả lời gởi qua )..hiện tượng nầy Tâm bị lâu rồi - thấy rất ngại mỗi khi vào yahoo chát vì sợ bạn bè không hiểu cứ nghỉ mình vô tình - chết thật .
( Tâm không thấy chữ bạn viết thì làm sao trả lời bạn được nè..huhuhu )
#48
Nguyễn Bính và đồng nghiệp đấu khẩu bằng thơ

Trích từ bài viết của Minh Trị (Theo hồi ký Nhớ về rừng U Minh của Hoàng Tấn)
(Nguồn: Văn Nghệ TP HCM)

********************************************************************

Trước ngày bế giảng lớp "Văn nghệ khoá Lê Trần" (1951) ở ấp Đồng Cùng, rừng U Minh, thi sĩ Nguyễn Bính tâm tình với bạn thân Hoàng Tấn: "Mình đã ngoài 30 rồi, sống lẻ loi mãi cũng buồn, mình tính vào khoảng sau hai tháng nữa sẽ cưới vợ".

Hoàng Tấn ớ ra, cho là "chuyện lạ kháng chiến". Một thi sĩ đa tình, lại như bèo dạt mây trôi, từng tuyên ngôn qua hai câu thơ: "Sống là sống để mà đi/Con tàu bạn hữu, chuyến xe nhân tình" và đã có "một ngàn lẻ người yêu trong mộng", bây giờ muốn làm chú rể! Mà cô dâu là ai đây? Hoàng Tấn liền mau mau tranh thủ kể cho anh em trong tiểu đội nghe. Thế là đêm trước ngày Tiểu đội Thơ chia tay, Hoàng Tấn, Hoàng Phố, Thanh Bình, Truy Phong, Kiên Giang, Nguyễn Hải Trừng bày mưu trêu chọc Nguyễn Bính trong cuộc chất vấn - đối thoại bằng thơ hy hữu. Nhà thơ Thanh Bình xung phong "phát pháo" mở đầu.

Thanh Bình (hỏi Nguyễn Bính): Phải chăng ông sắp tuyên hôn?

Truy Phong (bồi tiếp): Bạc tiền không có vợ con nỗi gì?

Nguyễn Bính (thản nhiên): Bạc tiền không có cần chi/Miễn yêu chung thuỷ việc gì cũng xong.

Hoàng Phố: Rằng xong thì Bính dối lòng/Thuốc không có hút còn hòng cưới ai?

Nguyễn Bính (phản ứng): Các anh nghĩ thế là sai/Theo "Đời sống mới" tiền tài kể chi.

Nguyễn Hải Trừng (ở Tiểu đội Họa sang chơi, góp ý): Đứng trong thực tế mà suy/Bạc tiền không có lấy gì tiếp tân?

Nguyễn Bính (bực dọc): Đã mang tiếng bạn bè thân/Đến chơi đâu phải cầu ăn cho nhiều?

Hoàng Phố (khích bác): Bạn bè là chỗ thân yêu/Ít ra cũng phải một "heo" mới vừa.

Nguyễn Bính (trả miếng): Tưởng rằng tình bạn thiết tha/Ai ngờ lại hoá "bạn gà bạn heo"?

Hoàng Tấn (phê phán): Bính ơi xin chớ đặt điều/Bạn người ai lại bạn heo bao giờ?

Nguyễn Bính (chưa nguôi giận): Bạn người uống rượu ngâm thơ/Bạn heo nên mới đợi chờ thịt heo!

Thanh Bình (tấn công): Ông đừng vin cớ ông nghèo/Đơm chuyện đặt điều nói xấu bạn thơ.

Nguyễn Bính (đắc chí): Nào ai xuyên tạc bao giờ/Biết mình đuối lý thì ngơ cho rồi.

Hoàng Tấn (giả lả): Chuyện ăn là chuyện lôi thôi...

Hoàng Phố (lái sang chuyện khác): Nay xin gác lại hỏi chơi chuyện này/Vợ ông con cái nhà ai/Có phải lạc loài nên mới đụng ông?

Nguyễn Bính (trừng mắt): Con ai cũng có giống dòng/Lạc loài đâu phải là không ra gì?/Biết bao nhiêu phận nữ nhi/Cấm cung mà cũng thị phi tiếng đồn.

Truy Phong (đế vô): Cây có cội nước có nguồn...

Hoàng Phố(châm chọc): Lạc loài gái ắt chẳng còn tiết trinh

Nguyễn Bính (chỉ vào mọi người): Tại sao câu nệ chữ trinh/Các ông phong kiến cùng mình chẳng sai...

... Được một thời gian nghe tin Nguyễn Bính cưới một cán bộ phụ nữ tỉnh, mở sạp báo "Nhân Dân Miền Nam" ở Huyện Sử. Gần cuối kháng chiến, nghe máy bay Pháp lượn vòng từ đập đá dài theo kênh chắc băng xuống Thới Bình, rải truyền đơn kêu gọi đích danh tác giả Lỡ bước sang ngang - Nguyễn Bính "quay về với chính nghĩa Quốc gia để được trọng đãi"... Bạn bè xôn xao cho đến khi có người gặp Bính đang làm rẫy ở Hang Mai, chung sống với một phụ nữ Bến Tre vừa sinh mụn con Nguyễn Hương Mai, kế Nguyễn Hồng Cầu.
#49
Trước khi đối chủ đề nầy - mời xem thông cáo trên diển đàn .
Chú ý : Câu lục có 6 tiếng - tiếng 2 là bằng , tiếng 4 là trắc , tiếng 6 là bằng .
           Câu bát có 8 tiếng - tiếng 2 là bằng , tiếng 4 là trắc . tiếng 6 - 8 là bằng
Hãy buột mình phải như thế khi phổ thơ nhé - rất quan trọng .
Mời đối 2 câu lục bát :


Câu thơ lục bát từ cha
Mẹ - bà gói lại tặng ra cuộc đời

B - T - B
B - T - B - B


Chữ cuối câu 6 cùng vần " a " chữ 6 câu 8 .
#50
Đúng rồi! Đừng chờ đợi bạn nhé! Hãy làm ngay những gì mình muốn làm, mình có thể làm! ( lượm được câu nầy ) .

Tôi chợt muốn hôn cô ấy một cái - lại e cô ấy hỏng cười .
Mà cái mỏ tui cười ngày đêm nguyên tháng - chắc chết .

#51
Tài Hoa Thi / Hư hao
02/07/08, 21:14
Vì đâu Thu mãi im thinh
Sao không viết nốt thư tình với ta !
Bỏ đêm lặng lẻ nuốt vào
Nhả ra ngày trắng tiếc gào hư hao
#52
Hoa đã có lần được trồng dọc lộ chính dẩn tới sân bay Tân Sơn Nhất ( TP.HCM ) và hiển nhiên trở thành đề tài nóng bỏng trên các báo lúc bấy giờ :



#53
Đố vui / xe gì đây ?
02/07/08, 16:30
Xe gì đang lưu thông trên đường :







#54

Ăn trưa
Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền

Gọi điện ngoài đường
Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho khoái .

Cảm ơn
Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô Reception cúi gập người chào bạn
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn


Cơn mưa
Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên
Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng

Ăn mặc
Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ .

Xe máy
Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ

Giao thông
Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý

Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải
Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái

Trà đá
Ở Sài Gòn, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá một ngàn đồng
Ở Hà Nội, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí

Ăn phở
Bát phở gà Hà Nội được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa
Tô hủ tiếu mì Sài Gòn được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê

Giầy vớ
Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ
Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày


Đụng hàng: Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau

Con gái Hà Nội: "Tớ với ấy cùng mua nó nhé?"
Con gái Sài Gòn: " Mày mua rồi à? Vậy tao sẽ chọn thứ khác"


Tỏ tình: Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"
Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì saỏ"
Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ!"


Ăn sáng: Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: "Đi ăn sáng với tớ nhé?"
Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!
Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!


Dạ vâng: Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
Ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ, vâng!"
Ở Sài Gòn:! Đã "Dạ" thì khỏi cần "Vâng"

Chào hỏi: Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
Ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!"
Ở Sài Gòn: "Con thưa dì con dzìa!"

Giàu có: Bạn được coi là giàu có khi...
Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền


Giữ xe hàng quán:
Hà nội: Giữ xe miễn phí
Sài Gòn: "Anh cho xin 2 ngàn"

Uống bia
Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ biến
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa

Karaoke:
Sài Gòn : Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ
Hà Nội: Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ

Xôi:
Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi

Phở:
Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ đen .

Siêu thị:
Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa kô thiết thực
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình


Nhà sách:
Hà Nội : Nhân viên hách dịch
Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi


Chùa chiền:
Hà Nội: Bước chân vào là thấy nhẹ bỏng , hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh


Chè:
Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ
Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút

Cắt chanh:
Hà Nội: Bổ ngang
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa


Nước canh rau muống:
Hà Nội:  Cần vắt chút sấu, chanh
Sài Gòn: chả cần gì


Tán gái:
Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán

Cuối tuần:
Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi
Sài Gòn: đi ăn tiệm


Xe
Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ
Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố

Hài:
HN: Nặng về lời nói.
SG: Nặng về cử chỉ.

Hà Nội: Vào quán, ngôi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!
Sài Gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!

Người Hà Nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!
Người Sài Gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!


Nhà cửa:
Hà Nội: rộng và sâu
Sài Gòn: nhỏ và ngắn


Chào hỏi:
Hà Nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng bằng lời nói!
Sài Gòn: bạn sử dụng cử chỉ : Cúi người .


Về đồ ăn:
Người HN hay ăn mặn
Người SG hay ăn đồ ngọt


Phong cách sống:
Người HN ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó
Người SG ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn


Ở HN: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở SG: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá


Thuốc lá:
Ở HN, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA
Ở SG, em chỉ có Mèo thôi anh Hai


Biển quảng cáo:
Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng
Ở SG, càng hài hước càng thu hút mọi người

HN có bún chả
SG có cơm tấm

Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã

Gọi điện về việc kinh doanh:
Hà Nội: chú là con ai đấy?
SG: mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!

Phát triển dự án:
SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?


HN: Yêu vẫn phải giữ
SG: Yêu là hết mình luôn


Khi khách đến nhà :
HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ
SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi


2 người bạn nói chuyện với nhau :
HN: Tớ nói cho cậu nghe cái này nhé
SG:  Tao nói cho mày nghe cái này nè

Khi ai cho mình cái gì
HN: Vâng quí hóa quá
SG: Trời ơi dữ hông


Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
Con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện

Về hoa quả:
Hà nội gọi quả táo là quả táo,
Sài gòn gọi quả táo là trái bom

Uống bia
Hà nôi: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
Sài gòn: Chai của ai người ấy uống

Uống rượu:
Sài gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh
Hà nội: Bắt cạn và không được ...giảm sót
#55
Đã nói là phãi nhìn nhanh mà ..hiiii

#56
Hai hình rỏ ràng bằng nhau mà trời :

#57

1/ Khi ở dưới nước bạn có khóc được không?
2/ Tại sao mà người ta cứ so sánh " ngủ như một đứa trẻ" khi mà con nít cứ vài tiếng lại thức dậy khóc oe oe?
3/ Nếu bạn uống Pepsi trong khi đang làm việc ở nhà máy sản xuất Coca Cola, bạn có bị đuổi việc không?
4/ Tại sao người ta từ mặt đất leo lên các tòa nhà cao tầng rồi trả tiền chỉ để được dùng ống nhòm nhìn xuống những thứ dưới mặt đất?
5/ Nếu một nhân viên trực tổng đài 115 (cấp cứu) bị đau tim, anh ta sẽ gọi cho ai?
6/ Tại sao người ta chỉ tay vào cổ tay để hỏi giờ mà không chỉ tay vào đũng quần để hỏi toilet ở đâu?
7/ Người mù bẩm sinh khi ngủ có mơ không?
8/ Nếu dầu đậu nành được làm từ đậu nành, dầu vừng được làm từ vừng, dầu đậu phộng làm từ đậu phộng...vậy thì dầu gió được làm từ gì?
9/ Khi gọi thang máy thường ai cũng ấn nút gọi thang máy mấy lần, ấn đi ấn lại như vậy có làm thang máy tới nhanh hơn không?
10/ Tại sao bác sĩ lại tránh mặt khi bạn cởi quần áo, nhưng quay lại "soi" khám bạn, khi bạn đã "trồng như nhận"?







Đáp tóm tắc dí dỏm càng hay nha các bạn .
Sẽ có ý kiến giãi đáp không chê vào đâu được - vậy nha
#58
Ghé ngang bạn nhé cho vui
Ghi lại một chút hên sui cuộc đời
Tôi hỏi nè - những rối bời
Nông sâu thế thái phãi trời làm không ?
#59


Vật liệu:

- 400g bột nếp
- 1 củ hành
- 300g tôm
- 1 bó hành hương
- 200g thịt nạc dăm
- Dầu, gia vị.


Cách làm:

- Tôm lột vỏ, bỏ chỉ đen ở sóng lưng, xắt hạt lựu.
- Thịt nạc xắt lát hoặc bằm to.
- Củ hành xắt mỏng.
- Chảo nóng, khử hành tỏi cho thơm, cho thịt vào xào sơ, cho tiếp tôm vào.
- Nêm vừa ăn, cho củ hành vào xào sơ, nhắc xuống.
- Các bạn nhồi bột cho thật dẻo vừa nắn vừa nhồi ...sau đó các bạn nắn bánh như làm bánh trôi nước và cho nhân vào giửa. Xửng nước sôi, để bánh vào xửng hấp. Nhớ chịu khó lót lá chuối thoa dầu hay là giấy bạc để bánh không bị dính vào xửng. Cứ vừa nắn bánh vừa cho vào xửng. Thỉnh thoảng mở nắp để xả hơi nước. Bánh chín gắp ra ăn với mở hành và nước mắm tỏi ớt. .....




Chúc cã nhà thật ngon miệng với món bánh miền Nam nha .
#60

Tôi hỏi hồn mình
Sao bồng bềnh như con sóng
Mặc con tim nặng chở
Chòng chành mãi chòng chành

Tôi hỏi tương tư
Giấu em đã bao năm
Mà nhìn ra hồn trắng
Em vui đâu - nơi lạ

Tôi hỏi đêm dài
Mấy cho vừa tâm tưởng
Lẩn lộn giữa nguồn thương
Sớm mai thật vụng về

Tôi hỏi cô đơn
Loài chim nào qua đêm
Rúc mãi một điệu buồn
Hay thay gọi tên em

Thời gian nặng thời gian
Tình yêu mãi tình yêu
Mặc con tim trăn trở
Hạnh phúc cứ xa xôi
SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội