Menu

Show posts

This section allows you to view all posts made by this member. Note that you can only see posts made in areas you currently have access to.

Show posts Menu

Messages - hangle124

#21
1/ Giờ đi ngủ.
Bưởi: Mẹ ơi, con muốn được như hồi xưa quá!
Mẹ: Như hồi xưa là sao hả con?
Bưởi: Hồi xưa, trước khi đi ngủ con được uống sữa, được mẹ vỗ lưng ru ngủ.
Mẹ: Được rồi, để mẹ pha sữa cho con.
(Xong phần sữa, đến phần dỗ ngủ). Mẹ đang vỗ vỗ ru Bưởi ngủ, được một lát thì ngưng.
Bưởi: Mẹ ơi, như hồi xưa đi!


2/ Hai mẹ con đi chơi Thảo cầm viên, Bưởi "tâm sự": Mẹ ơi, nếu có một điều ước, mẹ ước con thành con gái hả?
Mẹ: Sao con lại nói vậy?
Bưởi: Vì con gái ngoan, hiền, dễ thương. (Chẳng là mẹ và các cô thường nói chuyện với nhau, khen con gái dễ thương chứ không quậy phá như đám con trai).
Mẹ: Không, nếu có một điều ước mẹ chỉ ước sinh em bé gái thôi. Còn con là con trai của mẹ, mẹ vẫn yêu con nhất mà.
Bưởi: (Cười sung sướng và hôn mẹ).
#22
I've never been to me

Này chị ơi, chị đang nguyền rủa cuộc sống của mình, một người mẹ bất mãn, một người vợ phục tùng. Tôi không nghi ngờ về những ước mơ của chị. Nhưng tôi ước gì có người chịu nói chuyện với tôi, như tôi muốn trò chuyện với chị lúc này đây...
Tôi từng đến Georgia và California, bất cứ nơi đâu tôi muốn. Tôi đã nắm tay một giáo sĩ và chúng tôi cùng hoan lạc dưới ánh mặt trời. Nhưng tôi chạy trốn những nơi, những gương mặt thân quen, vì tôi cần được tự do. Tôi đã đến thiên đường, nhưng tôi vẫn chưa đến được với bản thân mình.
Chị ơi, xin chị làm ơn, đừng bỏ đi. Vì tôi rất muốn nói cho chị biết vì sao hôm nay tôi cô đơn như vậy... Tôi có thể thấy trong đôi mắt chị còn sống rất nhiều phần đời của tôi... Xin chị hãy chia sẻ một phần trái tim mệt nhoài đã sống trong sự dối lừa bấy lâu nay...
Tôi đã đến Niece, đến quần đảo Hy Lạp, nhấm nháp rượu champagne trên du thuyền, trình diễn ở Monte Carlo và phô diễn cho họ thấy những gì tôi có... Tôi từng được các ông hoàng mơn trớn và tôi đã thấy những thứ mà một người phụ nữ không nên thấy. Tôi đã đến thiên đường, nhưng tôi chưa hề sống thật với lòng mình.
Chị có biết thiên đường là gì không? Nó chỉ là một sự dối trá, một ảo vọng con người chúng ta tạo ra về những người và những nơi mà chúng ta mơ ước có được. Nhưng chị có biết sự thật là gì không? Là đứa bé chị đang bồng trên tay, là người đàn ông mới cãi nhau với chị sáng nay, người mà tối nay chị sẽ ngủ chung giường. Đó là sự thật, đó mới là tình yêu...
Nhiều lúc tôi khóc thầm cho những đứa trẻ tôi không sinh ra, mà nếu có chúng hẳn cuộc đời tôi đã vô cùng hoàn hảo. Tôi chọn cuộc sống ngọt ngào mà không biết rằng cay đắng còn gấp vạn lần hơn. Tôi sống cuộc đời của một cô gái bán thân, "nghề" mà tự do mang một cái giá rất đắt. Tôi đã đến thiên đường, nhưng tôi vẫn chưa đến được với bản thân mình...


(Không phải hangle tự dịch đâu, chỉ là post lên cho Admin thôi) :D

#23
Chúc mừng em bé nhà Sao-Vịt nhé! Sao mà em bé nào cũng dể thương thế!
#24
Thế này thì gọi là gì?

Giờ đi ngủ. Sau khi đã thực hiện đầy đủ mọi thủ tục, Bưởi nằm vào chỗ của mình để ngủ. Khoảng 15 phút sau.
B: Mẹ ơi!
Mẹ: Gì con?
B: Mẹ đói bụng không?
M: Không, mẹ không đói. Sao con hỏi mẹ vậy?
B: Vì hồi chiều, lúc ăn cơm mẹ không ăn mà đi (mẹ đi làm đầu, điệu tí)
M: À. Mẹ không đói. Con quan tâm đến mẹ đó à?
B: Vì con thương mẹ.
Mẹ vui thầm, hôn Bưởi rồi ôm con cho con ngủ tiếp. Khoảng 10 phút sau.
B: Mẹ ơi!
M: Gì con?
B: Mẹ đói bụng không?
M: Không, mẹ không đói. Sao con hỏi nữa vậy?
B: Nhưng mà con đói.
M: Chiều con ăn rồi, lại uống 1 ly sữa đầy rồi mà.
B: Dạ. Nhưng bụng con cảm thấy đói.
M: Thôi, ráng chịu chút, con ngủ đi.
B: Nhưng đói quá con không ngủ được.
M: Mẹ pha cho con một chút sữa, uống xong rồi ngủ liền nhe.
B: Dạ.

Mẹ nghĩ thầm, không biết lúc nãy con mình quan tâm đến mình thật không?!?
#25
Working Paper - A document in which the ideas of some delegates on how to resolve an issue are proposed. Frequently the precursor to a draft resolution.


Nó như một dạng biên bản ghi nhớ sau khi bàn bạc thảo luận để giải quyết những vấn đề nào đó, một nghị quyết/quyết định/cam kết nháp vậy.
#26
CÁCH ĐỌC MỘT BÀI BÁO KHOA HỌC

Ph.D. Mary Purugganan
Ph.D. Jan Hewitt

Đọc một bài báo khoa học (scientific article) là một công việc phức tạp. Cách đọc dở nhất là giống như đọc sách giáo khoa - đọc từ tiêu đề đến các đoạn trích dẫn, đọc hết từng từ một từ trên xuống dưới mà không có chút phản ánh hoặc bình luận nào. Cách đọc đúng là bắt đầu đọc lướt qua để nắm được cấu trúc và nội dung chính của bài báo đó. Khi đọc, hãy nhìn vào những điểm chính mà tác giả đề cập đến. Các câu hỏi phát sinh trước, trong và sau khi đọc. Đưa ra những suy luận dựa trên kiến thức riêng của bản thân. Và để thực sự hiểu và ghi nhớ được vấn đề, hãy ghi chú chi tiết những gì bạn đọc được.
1- Đọc lướt qua và xác định cấu trúc của bài báo:
Hầu hết các bài báo khoa học đều sử dụng cấu trúc IMRD truyền thống: Chúng sẽ có một phần tóm tắt, theo sau là Lời giới thiệu (Introdution), Phương pháp (Methods), Kết quả (Results) và Thảo luận (Discussion). Mỗi một phần thông thường gồm những đặc điểm dễ nhận biết. Nếu đọc phần tóm tắt những đặc điểm này trước, bạn sẽ nhanh chóng nắm bắt được nội dung bài báo đó.
Đặc điểm của phần tóm tắt
Phần tóm tắt thường chứa đựng bốn loại thông tin sau:
- Mục đích hoặc lý do cơ bản của nghiên cứu (tại sao chúng tôi lại thực hiện nghiên cứu này).
- Phương pháp luận (chúng tôi thực hiện nghiên cứu này theo cách thức nào).
- Kết quả đạt được (chúng tôi tìm thấy gì).
- Phần kết luận (nghiên cứu này có ý nghĩa gì).
Đa số các nhà khoa học đều đọc phần tóm tắt trước tiên. Một số khác - đặc biệt là các chuyên gia trên lĩnh vực nào đó - lướt qua tiêu đề rồi đến hình ảnh, bởi vì trong một số trường hợp hình ảnh cho người đọc biết được các dạng thí nghiệm đã thực hiện và kết quả đạt được. Do vậy, khi đọc một bài báo khoa học, bạn nên bắt đầu đọc phần tóm tắt một cách thật cẩn thận và ghi chú bốn loại thông tin đã liệt kê ở trên. Sau đó lướt nhanh qua các hình minh họa và cuối cùng là đọc hết phần còn lại.
Đặc điểm của phần giới thiệu
Phần giới thiệu có hai mục đích: (i) làm cho người đọc quan tâm vào đề tài sẽ được trình bày và (ii) cung cấp cho họ đủ thông tin để hiểu được cả bài báo. Nhìn chung, phần giới thiệu đạt được mục đích này bằng cách dẫn dắt người đọc từ thông tin chung (những điều đã biết về đề tài) đến thông tin riêng biệt (những điều chưa biết về đề tài), các điểm trọng tâm (tác giả đã đưa ra những câu hỏi gì và giải quyết chúng như thế nào). Như vậy, tác giả sẽ mô tả các công trình đã được thực hiện trước đây dẫn đến những hiểu biết hiện tại của đề tài (cái đã biết) và sau đó sẽ định ra công việc của mình (cái chưa biết) trong lĩnh vực này.
Đặc điểm của phần phương pháp
Phần phương pháp cho chúng ta biết các thí nghiệm đã thực hiện để trả lời cho vấn đề đặt ra ở phần giới thiệu. Phần này thường là khó đọc. Ở đây tác giả sẽ trình bày bằng ngôn ngữ chuyên môn với mức độ chi tiết thích hợp đủ để các nhà khoa học đã qua đào tạo có thể thực hiện lại những thí nghiệm này. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu đầy đủ hơn về thiết kế của những thí nghiệm được trình bày và đánh giá được tính hợp lệ của chúng bằng cách đọc cẩn thận phần phương pháp.
Đặc điểm của phần kết quả và kết luận
Phần kết quả chứa đựng các kết quả đạt được - trình bày những điều đã khám phá và dữ liệu được thể hiện trong các hình minh họa (hình và biểu đồ). Thông thường, tác giả không đưa ra các thông tin cần được tham khảo như là so sánh với các kết quả khác. Thay vào đó, thông tin tham khảo sẽ được đặt ở phần thảo luận - đặt công trình này trong phạm vi bao quát hơn của lĩnh vực đang nghiên cứu. Phần thảo luận cũng có chức năng cung cấp câu trả lời rõ ràng cho vấn đề được nêu ra ở phần giới thiệu và giải thích cho người đọc thấy được sự đóng góp của kết quả đạt được đối với phần kết luận.
Cấu trúc không điển hình
Ngoài cấu trúc truyền thống như trên, bạn cũng sẽ gặp một số bài báo khoa học có cấu trúc khác. Ví dụ, các bài báo trên tạp chí Nature thường bắt đầu bằng phần tóm tắt, tiếp theo sau là nội dung chính của bài. Tuy nhiên, khi đọc bạn sẽ thấy rằng phần "tóm tắt" là phần tóm lược công trình đã được phần giới thiệu nói bao quát (với mục đích lôi kéo sự chú ý của đông đảo độc giả) và đoạn kế tiếp bắt đầu bằng việc mô tả các thí nghiệm.
Vì thế, khi bắt đầu đọc một bài báo khoa học, hãy lướt qua để phân tích toàn bài. Các phần trong bài có được gắn tiêu đề nhằm xác định cấu trúc hay không? Nếu không thì hãy ghi chú cấu trúc của nó. Xác định đoạn nào chứa đựng nội dung cốt lõi và quan trọng nhất cần nắm bắt. Sau đó xác định trật tự các phần để đọc.
2- Phân định những luận điểm chính:
Vì các bài báo chứa đựng rất nhiều thông tin, cho nên có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi phân biệt những luận điểm chính giữa nhiều điểm không quan trọng. Nhưng may cho chúng ta là có nhiều cách để chỉ ra những điểm chính mà tác giả muốn đề cập đến:
Ở cấp độ toàn bài
- Tiêu đề
- Tóm tắt
- Các từ khóa
- Các hình minh họa (đặc biệt là tiêu đề hình vẽ và biểu đồ)
- Câu đầu tiên hoặc một hai câu kết thúc của phần giới thiệu
Ở cấp độ đoạn: các từ, cụm từ hoặc mệnh đề gợi ý: thường bắt đầu như
- Điều ngạc nhiên là
- Điều gây bất ngờ là
- Khác với các công trình trước đó
- Ít khi được nói đến
- Chúng tôi xây dựng giả thiết rằng
- Chúng tôi phát triển
- Chúng tôi đề xuất
- Chúng tôi giới thiệu
- Dữ liệu này gợi ra
3- Các câu hỏi phát sinh:
Đọc là một công việc tích cực. Trước và trong khi đọc, hãy tự hỏi các câu như là:
- Tác giả này là ai? Tạp chí nào? Công trình này có đáng tin cậy không?
- Tôi có thời gian để hiểu tất cả các thuật ngữ này không?
- Tôi có phải đọc lại một bài nào đó hoặc xem lại tài liệu nào đó để có thể hiểu hơn về công trình này không?
- Tôi có dành nhiều thời gian để đọc những phần ít quan trọng của bài báo này không?
- Tôi có thể trao đổi với ai về những phần còn lúng túng trong bài báo này?
Sau khi đọc, hãy tự hỏi những câu:
- Bài nghiên cứu này chỉ ra vấn đề gì? Tại sao nó lại quan trọng?
- Phương pháp được sử dụng ở đây có phải là phương pháp tốt hay không? Phương pháp nào là tốt nhất?
- Khám phá của công trình này là gì? Tôi có thể tổng kết chúng bằng một, hai câu được không?
- Các khám phá này có được các bằng chứng có sức thuyết phục chứng minh hay không?
- Có cách thể hiện dữ liệu nào khác mà tác giả không đưa ra hay không?
- Các khám phá này có là duy nhất/mới/bất thường hoặc khuyến khích/giúp ích cho các công trình khác trong lĩnh vực này hay không?
- Mối liên hệ của những kết quả này đối với công trình mà tôi quan tâm như thế nào? Đối với công trình khác mà tôi đã đọc thì như thế nào?
- Một vài ứng dụng đặc biệt của những ý tưởng được đưa ra ở đây là gì? Về sau này sẽ có thí nghiệm nào trả lời câu hỏi còn lại hay không?
4- Đưa ra suy luận:
Không phải mọi thứ bạn cần đều được phát biểu một cách rõ ràng trong bài báo. Khi đọc, hãy dựa vào kiến thức riêng và chung của mọi người về vấn đề này cùng với nền tảng kiến thức được cung cấp trong bài để đưa ra những suy luận từ những nội dung được trình bày. Các nghiên cứu đã cho thấy người đọc nào tích cực đưa ra suy luận thì sẽ có thể hiểu và nhớ thông tin tốt hơn.
Ví dụ bên dưới là một trích đoạn từ lời giới thiệu của một bài báo đăng trên tạp chí Biochemistry (Ballestar et al.,2000). Phần in nghiêng là các câu hỏi và suy luận mà một sinh viên có thể đưa ra khi đọc.
"Hội chứng Rett là một rối loạn về sự phát triển thần kinh thời thơ ấu và là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của sự chậm phát triển tâm thần của nữ giới Hừm... chắc là có liên quan đến gen trên nhiễm sắc thể X đây, với tử lệ mắc phải từ 1/10.000 đến 1/50.000. Nó phổ biến như thế sao? Không xảy ra với mình nhưng chắc là nhiều đứa trẻ sinh ra ở Houston mỗi năm mắc phải. Các bệnh nhân của hội chứng Rett có đặc trưng chung là có một giai đoạn phát triển bình thường trong khoảng từ 6 - 18 tháng, tiếp theo đó là một sự giật lùi với việc mất khả năng nói và cử động có mục đích của bàn tay. Chuyện gì xảy ra vậy kìa? Phải có cái gì đó bị thúc đẩy hay kích hoạt ở những đứa trẻ chậm phát triển này. Các bệnh nhân cũng phát triển chứng lên cơn, tự kỷ và mất điều hòa. Sau sự giật lùi ban đầu, tình trạng đó trở nên ổn định và bệnh nhân sống sót đến tuổi trưởng thành. Những nghiên cứu về các trường hợp trong cùng gia đình cho thấy rằng hội chứng Rett do những đột biến trội về liên kết của nhiễm sắc thể X trong gen phụ thuộc vào sự khử hoạt nhiễm sắc thể X. Mới đây, một nghiên cứu cho thấy rằng một số thay đổi trong gen đang mã hóa methyl-CpG liên kết với gen ức chế sao chép lại MeCP2 có liên quan đến hội chứng Rett. Chắc chắn những thay đổi của  MeCP2 gây ra hội chứng Rett. Đây chắc hẳn là một yếu tố điều chỉnh quan trọng ảnh hưởng đến rất nhiều quá trình trong não. Không biết họ đã biết gì về nó nhỉ...
5- Ghi chú khi đọc:
Người đọc có hiệu quả sẽ ghi chú khi đọc - điều này giúp ích rất nhiều cho việc ghi nhớ và hiểu vấn đề. Có thể bạn cho rằng mình sẽ nhớ mọi thứ đã đọc khi nghiên cứu những phần được lớp phân công, các bài báo chuyên ngành, các đề cương giới thiệu (proposal) hoặc luận án của mình, nhưng thực ra bạn sẽ không thể nhớ được các chi tiết.  Hãy tự xây dựng cho mình một khuôn mẫu ghi chú dựa trên bài báo bạn đọc hoặc sử dụng mẫu dưới đây để ghi chú khi đọc. Khi đã tích lũy một số lượng lớn các bài báo, mẫu này sẽ giúp bạn phân định chúng và nhanh chóng xác định được phần nào cần tham khảo khi viết bài. Thời gian dành điền vào mẫu này sẽ giúp bạn tiết kiệm hàng giờ đọc lại khi viết một sườn bài (Background), một công trình có liên quan (Related Work) hoặc một bài tổng quan (Literature Review).
Mẫu dùng để ghi chú khi nghiên cứu các bài báo nhằm giúp các bạn dễ dàng truy cập sau này
Bất cứ khi đọc một bài báo, một chương sách nào đó hoặc tìm kiếm tài liệu trên mạng, hãy sử dụng mẫu sau đây (hoặc mẫu tương tự) để ghi lại những ghi chú cần thiết để sau này dễ truy cập. Hãy đặt dấu ngoặc kép cho bất kỳ từ trích dẫn chính xác nào mà bạn viết ra để có thể tránh việc đạo văn vô ý khi trích dẫn vào bài của mình.
Trích dẫn đầy đủ. Tên tác giả, ngày xuất bản, tựa (sách hoặc bài báo), tên tạp chí, số phát hành, trang số:
Nếu là truy cập trên mạng: ghi rõ thuộc trang web nào, ngày tháng truy cập.
Các từ khóa:
Chủ đề chung:
Chủ đề riêng:
Giả thuyết:
Phương pháp luận:
Các kết quả:
Tóm lược các điểm chính:
Phạm vi (mối liên hệ giữa bài này với các công trình khác trong cùng lĩnh vực như thế nào; nó liên kết với các vấn đề chủ chốt và các khám phá khác ra sao, kể cả của bản thân bạn):
Ý nghĩa (đối với lĩnh vực này; đối với công trình của bạn):
Những hình ảnh hoặc biểu đồ quan trọng (mô tả ngắn gọn; ghi lại trang số):
Các tham khảo được trích dẫn theo sau đó (trích dẫn bất cứ bài báo nào liên quan đến đề tài về ADN của bạn mà những người khác thường trích dẫn bởi vì những công trình này có thể sẽ là những nguồn chứng cứ rất cần thiết khi bạn phát triển công trình của mình):
Các chú thích khác:

Tài liệu tham khảo
- Ballestar, E., Yusufzai, T.M., và Wolffe, A.P. (2000) bài Effects odd Rett Syndrome Mutations of the Methyl-CpG Binding Domain of the Transcriptional Repressor MeCP2 on Selectivity for Association with Methylated DAN. Tạp chí Biochemistry số 31, 7100-7106.
- Burnett, R. (2001) tạp chí Technical Communication số 5 ed. San Antonio: Harcourt College Publishers.
- Zeiger, M. (2000) tạp chí Essentials of Writting Biomedical Research Papers  số 2 Ed. St. Louis: McGraw-Hill.
Được Dự án Cain Project for Engineering and Professional Communication Rice University,2004 hỗ trợ.
#27
Sau một hồi mày mò, săm soi thẻ nhớ chẳng thấy gì. Tớ mới xem đến đầu đọc thẻ. Thì ra có có cái lẫy thật.  ;)  Vậy là xong rồi. Thanks SSM.
#28
Chị cũng nghĩ như thế và thử rồi, nhưng chẳng có cái lẫy nào, hix hix. Chắc ra tiệm đth xem sao.
#29
Cái thẻ nhớ DTDD của tớ, lúc trước chép nhạc, hình vào vô tư (bằng cáp từ máy vi tính), sao dạo này chẳng chép được nữa. Có ai giúp tớ với!
#30
Quote from: nothing on 29/08/08, 10:35
:'(
thật nhẹ nhàng và ko được đau.
Kíu! Ngải kíu!

Sao lạ zậy kìa?!? Người ta hay muốn ngược lại cơ mà.  ::)
SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội