NGHỊCH CẢNH

Started by QUANGKHAI, 01/09/07, 08:14

Previous topic - Next topic

QUANGKHAI

Quan bé ở nhà lớn, quan lớn ở nhà bé. Quan bé đi xe lớn, quan lớn đi xe bé. Quan bé lấy vợ lớn, quan lớn lấy... giống như trong bóng đá, vợ được coi là cầu thủ đưa ra sân đá hiệp một nhưng sang hiệp hai vẫn có thể thay cầu thủ khác.

Thoạt nghe Hoài không hiểu hàm ý sâu xa trong những lời trêu đùa bóng gió của hàng xóm về gia đình mình. Thấy con bé ngơ ngác không hiểu, người ta có ý giải thích tường tận hơn: "Quan bé tằn tiện nửa cuộc đời cũng chỉ mua nổi một căn hộ chung cư trong tòa nhà lớn, đi làm cũng bằng xe bốn bánh nhưng là xe buýt, sống cả đời bên một người vợ gọi là vợ lớn. Còn quan to thì ở biệt thự nhỏ chỉ vài ba trăm mét vuông tính bằng cả ngàn cây vàng, đi xe hơi nhỏ bốn chỗ ngồi trị giá tiền tỉ và bao thêm một vài cô vợ bé ở bên ngoài cho đáng mặt đại gia".

Khi ấy cô chỉ cười ngất ngư vì cái lí luận mơ hồ đó mà bộ não non nớt của mình không thể mã hóa và phân tích nổi mãi cho tới khi tận mắt Hoài thoáng nhìn ngược chiều thấy ba mình và một cô gái trẻ đang lái xe lướt như bay trên đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.

Có lẽ con đường ấy sẽ dẫn hai người tới bãi biển Đồ Sơn và hứa hẹn nhiều điều mới lạ. Cô ta áp má kề vai ba... xem ra rất nguy hiểm cho người cầm lái.

Hoài quay ngoắt chiếc @ lại và tăng ga đuổi theo. Cũng phải mất gần nửa giờ đồng hồ cô mới đuổi kịp và chặn đầu chiếc xe đó lại. Dù Hoài có găng thế nào thì ba cô nhất quyết không mở cửa xe và khăng khăng nói đó là một đối tác làm ăn.

Cô giận mình không thể đập vỡ kính xe mà lôi "con hồ ly tinh" kia ra mà cấu mà xé cho hả giận thay mẹ. Hoài đành quay trở về với đôi mắt đỏ hoe mọng nước và cục tức chặn ngang trong họng.

Khi ông có quyết định nhậm chức vụ trưởng, Hoài lại thấy trong mắt mẹ thoáng hiện một chút buồn không nguyên cớ. Cô có hỏi thì mẹ chỉ cười: "Nhiễu sự nào, lớn lên rồi con sẽ hiểu".

Mới thăng quan chưa được bao lâu mà ông đã biết ăn ở nhà nửa bữa, ngủ ở nhà nửa giấc... và bà đã bao đêm lặng lẽ chờ chồng rồi khóc một mình bên mâm cơm lạnh ngắt.

Hoài chờ ông về rồi nói thẳng suy nghĩ của mình: "Dù có phải ở nhà chung cư, đi xe buýt tháng, con vẫn muốn ba chỉ là quan bé mà thôi. Nhà lớn, xe đẹp mà làm gì khi mẹ cứ phải ngấm ngầm rơi nước mắt vì ba".

Nhớ có vài lần mẹ cô có ý tâm sự: "Yêu không phải cứ khư khư giữ người ấy làm vật sở hữu cho riêng mình. Khi nào con thực sự gặp gỡ tình yêu thì con sẽ muốn làm rất nhiều điều cho người ấy mà không hề tính toán thiệt hơn. Khi nào con tự nguyện nhảy cùng một vũ điệu với người ấy thì con không thể cười khi thấy người ta đau khổ".

Hoài cãi lại: "Nhưng chính mắt con trông thấy...". Bà thật dịu dàng: "Những gì mắt con vừa trông thấy chưa hẳn đã xấu như người ta thường nghĩ đâu".

Hoài không hiểu, từ khi mẹ bị ốm nặng một trận cho tới nay thì tính tình thay đổi hẳn, trầm tĩnh hơn, nhu mì hơn và không còn muốn tranh đấu với đời. Nếu là thời gian của ba năm trở về trước thì khi nghe phong phanh tin như vậy bà đã tru tréo lên rồi kêu gào, khóc lóc thảm thiết, dọa tự tử cho chồng phải sợ và hứa không tái phạm mới chịu thôi.

Nội tình thầm kín ẩn sâu trong chuyện này chỉ có bà là người hiểu rõ nhất. Thoát khỏi vòng tay của tử thần, bà lại mắc phải chứng bệnh "sợ chồng". Mỗi khi ông gần gũi, âu yếm thì bà lại thấy gai người vì một cảm giác rất lạ, nửa như ghê sợ nửa như trống rỗng vô cảm. Mặc dù còn rất nặng tình nặng nghĩa với chồng nhưng bà không thể gượng ép mình hơn được nữa.

Trái lại, gần hai chục năm trời ông bà sống trong hạnh phúc đong đầy, bà hiểu rõ "chuyện ấy" đối với đàn ông nó là bản năng không thể không thực hiện hay có ý lẩn tránh ở cái tuổi đang hồi xuân.

Bà khuyên nhẹ nhàng xuống nước: "Ông cứ coi như tôi bị tàn phế để tâm hồn mình thanh thản nhẹ bước tìm kiếm, gặp gỡ tình yêu mới mà trong lòng không thấy vương vấn điều gì. Chỉ cần ông đối tốt với mẹ con tôi là tốt lắm rồi".

Ông có ý trách móc và cấm bà không được đề cập tới chuyện này: "Bà nói thế là có ý gì, tôi đâu phải hạng người tham tình phụ nghĩa, mà tôi sống cùng bà cho tới nay cũng đâu phải chỉ vì chuyện ấy".

Bẵng đi một thời gian, những bữa cơm đầm ấm cứ thưa dần với lý do ông phải đi tiếp khách nên về trễ. Ông đã biết nhờ bà là quần áo cẩn thận hơn, tóc đã được nhuộm kĩ càng để giấu nhẹm đi những sợi bạc.

Những thay đổi của ông dù là rất nhỏ bà đều nhận ra, nhưng ông cũng là người tế nhị nên mọi "việc bên ngoài" ông đều rất kín đáo, không hề lộ liễu nên việc bị con gái bắt gặp là việc bất đắc dĩ.

Cùng với thời gian, con người cũng phải thay đổi. Bà đã dần quen với những bữa cơm vắng chồng và giấc ngủ cũng vơi đi một nửa. Mặc dù ông không còn được toàn tâm toàn ý yêu vợ như trước nữa nhưng trách nhiệm thì vẫn nặng như xưa. Ông vẫn chăm lo cho vợ con chu đáo, đưa vợ đi nghỉ mát và mua sắm cho con những đồ đắt tiền để không bị "thua chị kém em".

Chẳng thế mà vừa bước chân vào đại học năm thứ nhất, Hoài đã có xe máy đẹp, điện thoại thời trang... Ai có thứ gì thì cô được ba đáp ứng đầy đủ. Bao nhiêu năm cô đã từng mơ sau này mình sẽ chọn một người đàn ông giống ba để nhảy cùng mình một điệu nhạc. Nhưng xem ra giấc mộng "vũ điệu cuồng say" của Hoài đã bị tan thành mây khói vì hình tượng một người ba hoàn hảo cũng đã vỡ vụn trước mắt cô.

Hoài định đánh ghen thay mẹ một trận cho bõ tức nhưng bị bà phát hiện và kịp ngăn lại: "Con đừng làm ba bị tổn thương dù chỉ là một chút. Mẹ xin con". Trước ánh mắt cầu khẩn của mẹ, Hoài biết chắc là có ẩn ý gì bên trong, chỉ có điều cô chưa thể nhận ra.

Thấy ông bực tức trở về, bà nhẹ lời an ủi: "Xin lỗi ông vì tôi dạy con chưa tốt nên đã làm ông mất thể diện...". Ông không nói gì mà bỏ vào giường đánh một giấc say sưa như một anh nông dân vừa buông cày sau một ngày vất vả.

Nghe có tiếng báo tin nhắn trong điện thoại của chồng, bà mở ra xem thì hiện lên dòng chữ: "Anh đã ngủ chưa?". Bà dằn lòng nhắn lại vài câu: "Chồng chị đã say giấc, cảm ơn em. Đáng lẽ ra chị đã phải nói câu này từ lâu rồi mới phải". Tin nhắn gửi đi rồi mà sao lòng bà lại phẳng lặng như chưa hề bị sóng gió. 

Yên Chi     



sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

Tịnh Du

Không biết phải trải qua bao nhiêu năm tu luyện nữa thì mới đạt được cảnh giới như người đàn bà trong câu chuyện này?
Và con tim đã vui trở lại

hoatim

chi TD ui em mất  3 năm  chị ah hiiiiiii
trên con đường một mình em về nơi chốn tha hương ,cơn đau xa người còn thắm môi hôn nhớ về ai?....~bàn tay như cố kéo những ước mơ đã mai xa rồi
những tháng năm tàn phai hình bóng thôi còn ai??

QUANGKHAI

Quote from: Tịnh Du on 23/04/10, 10:21
Không biết phải trải qua bao nhiêu năm tu luyện nữa thì mới đạt được cảnh giới như người đàn bà trong câu chuyện này?
Quote from: hoatim on 04/08/10, 00:05
chi TD ui em mất  3 năm  chị ah hiiiiiii
3 năm zở lên  :emlaugh:

sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

Tịnh Du

Chuyện! Người đàn bà đó tỏ ra thản nhiên cũng đúng thôi. Nếu bà ta đau khổ giữa lúc hai người đó đang tập trung vào chuyên môn thì đó mới là nghịch cảnh. Bỏ ra từng ấy thời gian để học cái công phu ấy thật vô ích. Chỉ sau 3 lần hòa giải không được thì tự gỡ trói cho nhau thôi. Hy sinh ư? Thật phù phiếm!
Và con tim đã vui trở lại

babydragon

Quote from: Tịnh Du on 08/08/10, 17:58
Chuyện! Người đàn bà đó tỏ ra thản nhiên cũng đúng thôi. Nếu bà ta đau khổ giữa lúc hai người đó đang tập trung vào chuyên môn thì đó mới là nghịch cảnh. Bỏ ra từng ấy thời gian để học cái công phu ấy thật vô ích. Chỉ sau 3 lần hòa giải không được thì tự gỡ trói cho nhau thôi. Hy sinh ư? Thật phù phiếm!

em cũng nghĩ như chị.Nếu kô cảm thấy hạnh phúc bên cạnh nhau thì chia tay là cách tốt nhất. Em kô ̣đủ cao thượng như người phụ nữ đó, tuy nhiên em cũng sẽ kô nổi giận như người con gái và đặc biệt là kô bao h bỏ thời gian học cái công phu đó.

Love is peace.em nghĩ như vậy...

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội