Bài Tango cuối cùng

Started by tinhbanvatoi, 29/10/06, 14:45

Previous topic - Next topic

tinhbanvatoi

Tôi biết Trang không vui vì thái độ chịu đưng của tôi trước tình thế. Đúng không cô bé?

Tôi chớp mắt nhìn thầy, đôi mắt sau gọng kính vẫn đầm thắm nhìn tôi:

-Thưa thầy em kính mến thầy, và em biết thầy có những lý do của thầỵ

Thầy Thịnh cười nhẹ:

-Trang ngoan lắm, Trang ở Huế lâu chưả

Đạ mới vài tháng nay thôi, gia đình em ở Đà Nẵng, em trọ học ngoài nàỵ

Thầy kể chuyện Sàigòn thì phải, tôi nói với thầy tôi chưa biết Sàigòn. Nhưng tôi không nghe được nữa, dù tôi vẫn đứng gần thầỵ Chàng nện mạnh gót giầy da dọc theo hành lang dàị Đôi mắt chàng quắc lên nhìn tôi như ngọn lửa toát ra đốt cháy lòng tôị Tôi đứng lặng người, môi mấp máy như muốn gọi chàng mà không dám. Thầy Thịnh vẫn vô tình cười cười nói nóị Chàng lạnh lùng nhìn tôi từ xa, nhưng đến gần tôi, chàng không thčm nhìn tôi nữa, chàng đi sát vào tôi và lạnh lùng như tiền. Gót giày gằn từng tiếng, gót giầy hậm hực, gót giầy như nghiền nát lòng tôị

Tôi thẫn thờ nhìn theo chàng. Thịnh vẫn vô tình ngu ngơ kể chuyện. Nhưng người đại trí thức vẫn có cái tật ngây thơ bên cạnh những khôn ngoan sâu sắc. Lòng tôi tê điếng theo từng bước đi nện mạnh của chàng.

Thầy Thịnh hỏi:

-Trang thích không?

Tôi ngơ ngác:

Đạ thích cái gì cơ ạ?

Thầy Thịnh nhíu mày:

-Ủa nãy giờ Trang không nghe tôi nói gì hết à. Tôi nói về đêm sài gòn.

Đạ...dạ em nghe chứ.

Tôi nói cho thầy vui, sự thật tôi còn lòng dạ nào để nghe đâụ Chàng giận tôi rồi, có nghĩa là chàng ghen khi tôi đứng bên cạnh một người đàn ông khác. Người ta chỉ ghen khi người ta yêụ Tôi sẽ thử lòng chàng, tôi sẽ làm chàng điêu đứng để chàng phải yêu tôị

Tôi hứa hẹn:

-Trưa nay thầy chờ em nhé, em sẽ đến đòi kẹo thầy đó.

Thầy THịnh mỉm cười:

-Sẽ có tất cả những gì Trang muốn. Hôm nay Trang học tôi bốn giờ phải không?

Tôi vuốt tóc làm duyên:

Đạ bốn giờ chứ tám giờ em cũng chịu nữa, thầy giảng bài hay muốn chết.

-Trời đất hay muốn chết cơ à?

Đạ hay muốn chết.

-Trang có chết không?

Tôi thẹn thùng cúi mặt, dấu hai gò má hồng. Thịnh cười quay vào:

-Vào học được chưa cô bé.

Tôi gật đầụ Thịnh chậm rãi bước vào giảng đường. Thu Hải chờ tôi cùng vào, nó nghiêm trọng:

-Con khỉ, tụi nó xầm xì mi với thầy đấỵ Mi làm gì mà cứ đứng lì với ông ấy hở?

Tôi nhún vai:

-Tao đâu có muốn thế. Mà có sao không?

-Không sao hết, nhưng mà kỳ lắm.

-Kỳ cái gì?

-Biết à. Tụi nó cứ chỉ chỏ mi hoài, tao sốt cả ruột.

-Kệ tụi nó.

-Tụi nó chửi mi dữ lắm đó.

Tôi bực bội:

-Chửi saỏ

-Chửi mi nôn chồng, vừa mới gặp ổng mi đeo như sam liền.

Tôi mỉa mai:

-Rồi tụi nó sợ xanh mặt à?

Thu Hải lắc đầu, mái tóc đen như màu đêm xao động thật dễ thương.

-Mi coi chừng, xứ ni mà mang tiếng rồi khó lấy chồng lắm nghe không?

Tôi le lưỡi:

-Ghê, tao có làm gì đâu mà kêu mang tiếng. Ổng hỏi chuyện chã lẽ tao che mặt chạỵ

-Tại răng ổng mới nói chuyện với mi chứ bộ.

-Tại răng thì mi bảo tụi nó hỏi ổng ấy, tao đâu có biết.

Hải khôn ngoan dặn dò:

-Thôi vô học, mi đừng có nổi điên nghe không, thế nào tụi nó cũng gây mi cho coị

Tôi kiêu hãnh:

-Tụi con nít tao khỏi có ngán đị

Thịnh ngồi trên bục caọ Tôi kiếm chỗ gần Thịnh nhất để ghi bài cho dễ. Tiếng xì xào nho nhỏ:

-Hứ ngứa chi mà ngứa dữ rứa không biết. Trường học của người ta chứ bộ bạ búng gì răng mà cua đàn ông như rứa hỉ?

Tôi cười gằn trong cổ, tôi ưỡn ngực ra trêu tụi nó. Lũ con gái dồn hết lên bàn trên mong lọt mắt xanh của Thịnh.

-Còn khuya, thứ đó để người ta chơi qua ngày, chứ ai thčm cưới mà mi lọ

Tôi đỏ mặt rồị Đó là câu chửi cay cú nhất. Tụi nó bảo tôi chỉ đáng cho Thịnh chơi qua ngày, còn cưới xin thì phải là tụi nó mới xứng kiạ

Thịnh nhìn về phía tôi, đôi mắt Thịnh đằm thắm gởi một hẹn hò. Tôi mỉm cười, vì tôi biết tụi nó đang tức điên lên được. Thu Hải nhăn nhó:

-Thôi cho tao xin, mi đừng có trêu tụi con gái lắm mồm đó, nguy hiểm lắm.

Tôi che môi:

-Trưa nay tao ghé thầy mượn sách, mi đi với ta nghe không?

Thu Hải trợn mắt:

-Mi điên hả? Tao không đi mô.

-Không thì tao đi một mình.

Thu Hải lắc đầu:

-Thôi được, tao đi với mi, để mi đến phòng ông một mình có mà chết.

Tôi nheo mắt:

-Sao lại chết? Bộ ổng thịt taỏ

Thu Hải gắt:

-Không phải tao sợ ổng thịt mi, dù sao ổng cũng đường đường là giáo sư, tao ngại mi mang tiếng.

Tôi nói khẽ:

-Tao thương Huế của mi vì thế đấỵ Cái gì cũng sợ, ăn một cái kẹo giữa đường cũng sợ.

Hải xua tay:

-Thôi im đi cho tao ghi bài con khỉ.

Tôi cũng miệt mài ghi, ghi như máỵ Giáo sư bao giờ cũng có sách vở thật dầy trên bàn. Tôi có cảm tưởng nếu không có những quyển sách đó thầy dạy không được. Cũng như đàn ông bây giờ ra đường không có giấy hợp lệ tình trạng quân dịch không muốn làm đàn ông nữạ

Giờ chơi sau đó, Thu Hải kčm sát tôi để những người đẹp Văn Khoa tỉ tê tâm sự với thầỵ Thịnh đưa mắt tìm tôi, nghĩ tức mụ Hải này quá thôị Tôi đành thở dài vậỵ

-Để tụi nó nói chuyện với ổng một chút, mi dành hết mi chết với tụi nó.

-Trời ơi, mi làm như đàn ông là một món hàng không bằng?

-Thế là cái gì?

-Họ là một người họ yêu ai mặt họ, dành dật kỳ thấy mồ.

-Bộ ổng yêu mỉ

Tôi hơi ngượng:

-Biết à.

Hải dí trán tôi:

-Tao mách Phong cho coị

-Hay chưa, người ta vợ con đùm đề sơ múi gì đến tao nhỉ?

-Vợ con người mà ăn thua chị

Tôi bâng khuâng thở dàị Chàng đến văn khoa lúc nào mà tôi không hay, để nhơn nhơn nói cười với Thịnh. Bây giờ chắc chàng giận tôi, chàng khinh tôi lắm. Định chọc cho chàng ghen, nhưng sao tôi vẫn sợ. Tôi sợ mất luôn tình yêu của chàng.

Giờ học cuối cùng uể oải trôi maụ Thịnh vẫn thỉnh thoảng kín đáo nhìn tôị Hết giờ Thịnh lên xe về nhà, tôi năn nỉ Hải:

-Đi với tao chút đi mi, tao lỡ hẹn với ổng để rồi người ta chờ kỳ lắm.

Thu Hải càu nhàu:

-Ai biểu mi hẹn ẩu, một lần thôi nghe chưả Thật tao cũng sợ mi luôn, mi liều không chê được.

Hải và tôi thập thò đứng trước nhà chàng. Một vila song lập. Mấy lần định bấm chuông, nhưng sợ một giáo sư khác ra thì ê mặt. Hải quả quyết với tôi, thường thường giáo sư Sàigòn ra họ hay ở chung với nhau lắm.
Thịnh hiện ra như đang chờ đợị Chàng cười cười đi ra:

-Đến lâu chưa Trang? Bạn của Trang hả?

Tôi kéo tay Hải:

-Thu Hải bạn thân của em đó thầỵ

-Vào chơi hai cô, tôi để dành sách cho Trang rồi đó.

Hải ngạc nhiên ghé sát tai tôi:

-Ủa, mi quen ổng lâu rồi hở? Vậy mà dấu tao nhé.

Tôi ỡm ờ không nói một lời, đưa mắt nhìn quanh phòng Thịnh. Một cái giường nhỏ, góc trong cùng cánh cửa vào một phòng khác nhỏ hơn. Tôi thấy sách trên bàn, sách đầu giường, và sách trên tay Thịnh. Tôi kín đáo nhìn mắt Thịnh dưới lớp kính trắng. Đọc sách liên miên thế này hčn gì Thịnh không đeo kiếng cận.

Tôi cũng là một con mọt, bạn bč vẫn thân mật trêu tôi như thế. Nhưng tôi thua xa mấy ông giáo sư đại học này rồị Tôi mê sách hơn như tôi đã mê nhạc. Sách càng ngày càng đắt nên chỉ đi học nhờ. Đọc nhờ, cảm giác thân quen với quyển sách không có. Thịnh có những quyển sách mà vừa nhìn qua tôi biết cả đời mình không chắc mua được. Tôi nghe mến THịnh. Có lẽ vì chàng đồng bệnh với tôỉ Tôi trầm trồ:

-Trời ơi, thầy nhiều sách quá. Nếu em có một căn phòng đầy sách như thế này thì em sẽ ở lì trong nhà mất.

Thịnh cười, tiếng cười nhẹ như hơi thở:

-Tôi nhường phòng này cho Trang nhé.

Thu Hải ngơ ngác nhìn tôi, tôi bối rối cầm những quyển sách chàng để sẳn cho tôi nên không dám ngưới nhìn. Thịnh mở hộp kẹo màu:

-Mời Trang, mời chị.

Chàng không gọi tôi bằng chị như Thu Hảị Chàng thản nhiên phân biệt, tôi vừa cảm động vừa lo lo, khẽ nhón lấy viên kẹo hồng. Thịnh nói nhỏ:

-Mời hộ bạn dùm anh đị

Tôi chớp mắt. Thịnh khôn khéo quá. Thịnh tiến chậm mà maụ Chàng xưng anh với tôi thật dễ dàng và ngọt ngàọ Thu Hải khôn lanh vậy mà cũng lầm tôi với chàng chắc quen nhau mấy chục năm trước.

Hải ít nói, ít cườị Con gái Huế vẫn có cái tật dễ thương nàỵ Chút nữa bước ra khỏi phòng Thịnh hắn nói tía lia cho coị Hải chỉ biết cười, cười vu vơ thôị

Thịnh dịu dàng hỏi Hải:

-Ra đây học Trang có hay đi bát phố không chị?

Tôi vừa ngạc nhiên vừa thú vị. Hải vô tình:

Đạ thưa thầy không. Trang lười đi chơi lắm, lâu lâu đi với...

Tôi nháy mắt Hải ngồi im, vân ve chéo khăn thêu bối rối mười ngón tay gầy gầỵ

-Đi với Hải một vòng hàng quà thôi thầy ạ. Dạ bị cái tật tham ăn.

Thịnh nói như reo:

-Hôm nào cho anh thưởng thức mấy món ăn đặc biệt của Huế nghe Trang.

Tôi thua chàng rồị Tôi không thể xa lạ với người đàn ông này mãi được.

Đạ Trang có biết gì đâu thầỵ

Thịnh dò dẫm:

-Trưa nay Trang có tính ăn thi với anh không Trang?

Tôi lúng túng:

Đạ để lần khác, em chưa nói nhà.

Hải cũng vội vàng:

Đạ cũng trưa rồi xin phép thầỵ

Hải kéo tôi đứng lên. Thịnh đưa sách cho tôị

-Trang đọc mấy quyển sách này đi nhé, hay lắm đấỵ Lần sau anh sẽ mang thêm ra cho Trang.

Tôi lí nhí:

Đạ cám ơn thầỵ

Hải cúi đầu:

-Thưa thầy, tụi em về.

Chàng đứng lại cười trước hiên nhà đầy nắng. Vườn cây xao động, tôi theo hải ra đường, Hải dài giọng:

-Con khỉ, vậy mà kéo người ta đi, làm như xa lạ nhau lắm í.

Tôi càu nhàu:

-Bộ tao đi một mình?

-Tao tưởng mi mới quen đằng này anh anh em em ngọt sớt mà. Biết vậy còn lâu tao mới đị

Tôi không thể thú thật với Hải tôi mới quen chàng. Hải nheo mắt:

-Sướng nhé.

Tôi đỏ mặt:

-Sướng cái gì?

-Tình muốn chết còn làm bộ hỉ.

Tôi gắt:

-Mi kỳ thì có, nhưng người ta làm cũng đủ chết rồị Đợi mi làm nữa chắc tao độn thổ hỉ?

Tôi dậm chân:

-Người ta làm cái gì mà mi chọc tao hoài vậỷ

Hải nguýt dài:

-Làm cái gì thì hai người hiểu với nhau chứ, làm sao tao hiểu được. Kể ra mi cũng tốt số đó Trang. Đẹp trai nč, học giỏi nč. Giáo sư đại học chớ dỡn saỏ Tụi nó biết chắc tức điên đầụ Lâu lâu mới có một sữ học giỏi mà chưa vợ, mi nhanh chân thật.

Tôi than thở:

-Mi làm như...chán mi quá.

Haỉ cười mím chi:

-Làm như gì, trăm phần trăm ông ấy yêu mi rồị Ông ấy nhìn mi dứt không ra, ông lại giàu sang nữa mi có điên có khùng mới trốn nổi ông ấỵ

Tôi lơ đãng:

-Biết đâu không vợ con đùm đề như Phong rồị

Hải trề môi:

-Yên trí đi, bảo đảm chưa vợ mà mi, giáo sư chứ bộ lính tráng răng mà dấu nổi, tụi sinh viên thính hơn mật vụ nữa mi ơị Ông mô răng răng tụi nó biết hết.

Tôi lắc đầu:

-Cũng không ăn thua gì đến tao hết.

Thu Hải nheo mắt:

-Ăn mạnh đi chứ răng lại ăn thuạ Chàng của mi ngon lành thí mồ. Mi coi chừng tụi nó dành mất lại thất tình ngàn năm cho coị

tinhbanvatoi

Tôi thất tình rồi còn đâụ Tôi yêu Phong, nhưng chàng hững hỡ coi như em gáị Chàng chỉ biết cười khi tôi bàn chuyện tình yêụ Tôi rối lòng không biết trưa nay chàng đi đâủ Thấy tôi nói chuyện với Thịnh chàng có giận tôi rồi bỏ luôn tôi không? Nghĩ mình cũng vô duyên thật. Người ta có bao giờ nói yêu mình đâu mà sợ người ta bỏ. Tôi bâng khuâng đi với hải dưới những hàng cây cao nghiêng che bóng mát. Gần một giờ trưa, đường phố vắng tanh, cái im lặng chất đầy xao xuyến tôi nghe được tiếng thở của con đường mang tên Áo Trắng, tôi nghe tiếng thở của giòng sông êm đềm dưới kiạ

Hải rẽ đường khác để về nhà. Tôi một mình bước chậm bên sông, những quyển sách nặng trên tay ôm ngang trước ngực. Đôi mắt sâu đen của Phong và ánh mắt đằm thắm của Thịnh quay đều trong óc tôị Tôi yêu Phong. Tôi biết rő tôi đang yêu Phong. Bởi tôi sợ sệt mỗi bước về nhà.

Tôi đẩy nhẹ cánh cửạ Lách mình vàọ Chàng ngửng đầu lên rồi lại cúi xuống những trang sách mở sẳn. Im lặng! Tôi khựng người sau lưng chàng. Chàng vẫn lạnh lùng với trang sách. Tôi ngầm ngùi lên lầu, những bậc thang như dốc hơn mọi ngàỵ Phong giận tôi rồi, tôi thích chàng hét lên hay hạch hỏị Sự im lặng của chàng làm tôi khổ sở. Tôi thích nhìn rő cái ghen của chàng hơn là chịu đựng một sự câm nín. Nếu tôi là người yêu của chàng, tôi sẽ đặt tay mình trong tay chàng, sẽ bắt chàng nhìn thẳng vào mắt tôị Để chàng hiểu rằng tôi không yêu ai ngoài chàng. Tôi không có quyền làm một người yêu với chàng. Tôi đành lên lầu mở tung cánh cửa để lòng xót xa, để buồn rươm rướm nước mắt. Thẻo chạy lên:

-Cô ơi, thầy nói mời cô xuống ăn cơm.

Tôi ngạc nhiên:

-Bộ nhà chưa dùng cơm?

Đạ rồi, chỉ còn thầy đợi cô.

Tôi long lanh hai mắt hỏi thật khẽ:

-Có thật anh Phong chưa ăn cơm không Thẻỏ

Con Thẻo ngơ ngác:

Đạ thật chứ.

Tôi xúc động:

-Thôi được Thẻo xuống đi, tôi thay áo đã.

Chàng đợi tôị Chàng để bụng đói vì tôi đúng một giờ. Tôi ngập ngừng bám tay trên thang gỗ nâu bóng. Từng bậc, từng bậc gót chân thì mềm như lòng chập chùng đam mê. Chàng ngồi chống tay trước bàn ăn. Tôi ngồi xuống trước mặt chàng:

-Anh chưa ăn cơm à?

Chàng quay đi:

-Tôi no rồị

-Ủa, sao Thẻo nói anh chưa ăn.

-Chưa ăn nhưng no, no tức bụng.

Tôi chớp mắt:

-Giờ ăn với em đi anh.

-Tôi ngồi nhìn cô ăn.

Tôi chống hai tay lên má phụng phịu:

-Nếu vậy em cũng không ăn nữạ

Chàng quắc mắt:

-Cô còn làm nũng tôi nữa cơ à?

Tôi hờn dỗi:

-Bộ anh...bộ anh...

Chàng thở dài:

-Cô làm gì giờ này mới về?

Thấy tôi im lặng, chàng cười mỉm:

-Tiếc rằng đây không phải là sài gòn, để cô nói kẹt xe phải không?

Tôi giận dỗi đứng lên:

-Em không thčm nói dối, em đi chơi với người ta, anh làm gì em không?

Chàng trầm ngâm nhìn khói thuốc bay:

-Không làm gì cả, nhưng buồn.

Tôi cười thầm. Tôi biết chàng yêu tôi rồị Tôi bắt đầu thắng thế, người ta chỉ ghen khi nào người ta yêu nhaụ Tôi lặng lẽ và cơm, những hạt cơm trắng dẽo thơm thơm đầu lưỡị Tôi vờ quên chàng để mặc chàng hút thuốc suy tư. Chàng nói thật khẽ:

-Sướng thật, người ăn người nhìn.

Tôi tinh quái trả lời:

-Em có quyền gì để vòi vĩnh anh đâụ Nếu em có quyền, em chuốc rược cho anh liền.

Chàng lừng khừng:

-Hôm nay tôi cũng muốn saỵ

Nói xong chàng ngồi im như pho tượng. Tôi bỏ lên lầu vừa đi vừa hát khe khẽ một đoạn tình cạ Tôi cười vui rồi nhảy từng bậc như sáo con. Không quên liếc mắt nhìn chàng.

còn nữa...

tinhbanvatoi

Chương: 2

Tôi bị nhốt trong một biệt thự kín đáo từ hôm quạ Một tuần lễ xôi động nhất, tôi không ngừng theo dői chàng, những cuộc gặp mặt thân mật cũng bị theo dőị Chàng vụt biến mất, không tăm tích, tôi như điên, cuồng đến chùa tìm cũng vô vọng. Thầy cũng biến mất cùng với nhóm bạn trẻ của chàng.

Tôi chới với, tôi đớn đau, tôi đến chùa mỗi chiều cảnh u mặt làm nát lòng ngườị Gạt ra ngoài mọi khuynh hướng chính trị, tôi chạy đôn chạy đáo chỉ vì tôi yêu chàng.

Sự vắng bóng của chàng làm tôi điêu đứng, bỏ ăn bỏ ngủ. Tôi cố che dấu, nhưng lòng tôi tan tác đớn đaụ Những buổi chiều tôi lén lút đến chùa để dò tìm tin tức chàng. Tình yêu trong đau thương là tình yêu đầm thắm nhất. Những người bạn của chàng tranh đấu ôn hoà bằng cách xuống đường, biểu tình để đòi quyền làm người cho mọi người Việt Nam. Để mọi người anh em thân yêu được sống trong thanh bình. Mạng sống chúng tôi đâu có thể rẽ hơn một món hàng mãn được. Xót xa hơn mọi xót xa anh ơị

Một chiều, từ chùa trở về nhà tôi bị bắt, bị đưa về ngôi nhà kín cổng cao tường, có người ôm súng gác hai bên, cánh cổng sắt suốt ngày đóng im lìm.

Tôi đi ra đi vào như một nữ tù của tình yêụ Vì yêu anh tôi vào tù. Họ nhốt tôi trên lầu ba của một ngôi nhà cổ kính và sang trọng. Tôi không bị xiềng chân nhưng cửa đóng kín cô lập tôi trên lầu caọ Tôi đi ra đi vào, phòng khách, phòng tắm, rồi phòng ngủ. Mỗi bữa ăn, người đàn bà nghễnh ngãng nói như hét vào tai không nghe, đem cơm cho tôi, rồi lại lặng lẽ khoá kín cánh cửa nối liền với cầu thang.

Hai hôm đầu, tôi cảm thấy thú vị, chưa bao giờ tôi được ở một căn phòng sang trọng như thế nàỵ Phòng tắm có bồn nước nóng lạnh, tráng men xanh ngát. Phòng ngủ có đčn hồng, có chăn êm. lại có người cơm bưng nước rót nữạ Tôi đọc sách, cả một tủ sách cho tôi đọc.

Chà, đi tù mà sướng thế này saỏ Nhưng cảm giác đó chỉ được hai ngàỵ Đêm nay tôi buồn bực quá, chân cẳng như phát cuồng, nhất là sự cô độc và nỗi nhớ mong dằn vặt tôi không ngừng. Tôi chợt hiểu ý nghĩa sâu xa nhất của hai chữ tự dọ Giường êm, phòng đẹp, thức ăn ngon nhưng không thể sung sướng nếu ta mất tự do, nhưng không thể vui được nếu ta không được nhìn thấy khuôn mặt người ta yêu dấụ

Tôi đứng lặng người trên balcon nhìn mông ra xạ Con đường thưa thớt bóng người, hai người đàn ông im lìm ôm súng canh dưới đó. người đi đường chắc không ai ngờ ngôi biệt thự này là một nhà tù. Tôi bàng hoàng run sợ nghĩ đến chàng và đến sự chết. Người ta có thể bắt chàng và có thể giết chàng nếu người ta muốn. Còn tôỉ Họ sẽ làm gì tội, hai tay tôi yếu đuối không một tấc sắt, họ muốn gì chả được? Nước mắt tôi chảy ra, tôi gọi thầm tên chàng, văng vẳng giọng nói vang cao khi gầm gừ, khi tha thiết rền rĩ của chàng trước đám đông.

Chàng và đôi mắt sâu đen, mắt một mí bí ẩn như đời chàng. Và nụ cười bình thản nhưng ngạo nghễ nhưng đắng caỵ Quanh năm chàng mặc áo sơ mi trắng tay dài, sắn lại hờ hững để cho tôi thấy rő một khoảng tay dài, sắn lại hờ hững để cho tôi thấy rő một khoảng tay trần rắn chắc như tia nhìn cuả chàng. Chàng cười, nụ cười cũng giới hạn, nhưng mắt nhìn thì xoáy tròn vào người đối diện như con nước của một lòng chảo dưới đáy biển. Tôi cũng bị mắt chàng cuốn hút như một kẽ vô tình lạc vào vùng xoáy nước để đời yêu mê, đời đời thương nhớ chồng của ngườị

Trước đám đông chàng như một thần tượng. giọng nói của chàng chạy lan trên đầu đám đông, xôn xao vang cao trên chín vạn từng mâỵ người ta gào lên theo chàng và chàng mất hút trong rừng người trùng trùng lớp lớp đó.

Về nhà chàng là một triết gia hiền. Cười hiền, nói hiền. Tôi chưa bao giờ bắt gặp chàng nổi giận, hình như với chàng không còn gì đáng nói, không còn gì đáng giận. Chàng tử tế với mọi người, nên cuối cùng ai ai cũng thành người lạ mặt với chàng. Trừ người đàn bà đó, tình nhân của chàng.

Tôi yêu chàng, tình một chiều nên thầm kín nên thiết thạ Bị bắt đưa về đây, êm thắm như một chuyến xa nhà cũng vì chàng. Ngôi nhà im lặng, cái im lặng chứa đầy một sự đe doạ. Ngày lặng lẽ và đêm mênh mông. Tôi đứng tựa cửa sổ ngó mông ra xa, trăng sao lấp láy cái trên nền trời đen thăm thẳm. Xuống không được lên cao càng không nổi, tôi chỉ có ột khoảng không gian đủ để sống đủ để thở. Tự do trờ thành món quà trong thần thoạị Người đàn ông đi kčm sát người tôi từ Luật Khoa về đã cười thật lạnh, khi tôi ngớ ngác sợ sệt theo ông ta:

-Cô tạm nghĩ ngơi vài ngày, như một thượng khách của chúng tôị

-Ông nói saỏ Tôi có làm gì để phải nghĩ ngơỉ

-Cô cần nghỉ, cô lên xe theo tôị

Tôi lo sợ:

-Tôi làm gì mà ông bắt tôỉ

Ông ta cười xoà:

-Ai bắt cô, chúng tôi mời cô đi nghỉ mát thì đúng hơn, chúng tôi muốn bảo vệ cô, người yêu của Hoàng Phong?

-Để làm gì?

-Để hắn ngồi im trong năm ngàỵ

-Năm ngàỷ

-Vâng, năm ngàỵ

-Sau đó, ông thả tôi ra chứ?

Đĩ nhiên.

Tôi là thượng khách thật. Bởi không có sợi dây xích nào cột hai chân, cột trái tim cho cạn khô máu để thôi đừng mơ ước tình yêụ Chàng chính là một gông cùm, tình yêu là một nhà tù êm đềm nhất. Thành phố yên lặng một cách bí mật. Tôi mong từng ngày để được trở về nhà, được đi lại theo ý thích dưới những tàn cây rậm trong khuôn viên Quốc Học.

Người đàn bà già điếc nặng nên như người câm. Hét vào tai những câu hỏi cho bớt cô đơn, vẫn lắc lắc cái đầu lấm tấm những sợi tóc bạc buồn phiền cam chịụ

Đọc sách đến nhức cả mắt, chán đời quá đành tìm khuây lãnh với những thiên tình vő hiệp của Kim dung.

Đúng ngày hẹn, thiên hạ đúng hẹn thật. Người đàn ông chờ tôi dưới phòng khách:

-Sao cô bé, khỏe không?

Tôi lạnh lùng:

-Cám ơn.

-Tôi cám ơn cô thì đúng hơn.

Tôi nhìn ông ta cười nhẹ, tôi gằn giọng, dù cố ngọt ngào, âm thanh từng chữ vẫn lạnh lùng vẫn cứng:

-Tôi về được chưả

-Mời cô theo tôị

Tôi ra khỏi nhà như tôi khi đến, còn một quãng đường nữa, tôi muốn đi bộ để trở về nhà đợi chàng.

-Các ông có làm gì anh ấy không?

Người đàn ông lắc đầu, tôi nói:

-Cho tôi xuống đâỵ

Tôi không muốn nhìn cái xe tráng lệ đó một lần nàọ Tôi nép vào lề cỏ để buồn và lọ Bởi kẻ thù và người tình thân lẫn trong nhau, nên cuộc tranh đấu không bao giờ ngừng. Bởi vừa thù hằn vừa thương yêu, nên không thể khai trừ nhau dễ dàng như mọi tranh chấp khác.

Nhà im vắng như mọi ngày, năm ngày với tôi dài, nhưng với những người bình yêu ngắn như năm phút.

Con Thẻo chạy ra:

-Ủa, cô vô trong đó mới ra hỉ? Thấy cô để nguyên áo quần em biết ngay cô sẽ ra mà.

Tôi không muốn cải chính, hỏi con nhỏ:

-Anh Phong đâủ

-Cũng mới về như cô. ủa, chứ không phải thầy cũng cô Đà Nẵng với cô à?

Tôi chạy lên thang:

-Còn ở nhà hở Thẻỏ

Con thẻo nói vọng theo:

-Cô ni kỳ thiệt đi mô như đi chơi, ra vô như đi chợ.

Chàng đang ngồi trong phòng đọc sách, bàn thờ Phật nghi ngút khói hương. Trán chàng nhăn lại, tóc rũ xuống che một phần trán rộng mênh mông. Tôi lặng người bám chặt hai tay vào thành cửa ngó sửng chàng. Tôi muốn lao vào người chàng, úp mặt vào vùng ngực mênh mông, hay nép người vào phiến lưng đó, với tôi là một thiên đường tuyệt vời say đắm. Tại sao chàng không thấy tôỉ Tại saỏ Chàng nghĩ đến ai và nghĩ chuyện gì?

Tôi nghẹn ngào:

-Anh!

Chàng đứng phắt lên:

-Trang, trời ơi Trang!

Tôi ào về phía chàng. Hai tay tôi dang ra, hai môi tôi mấp máy, nhưng tấm ảnh bà ta, đôi mắt đa tình, đôi môi đam mê, bắt tôi khựng lạị Mắt khép lại mắt ơi, chàng của người ta, mình chỉ là em gáị Mặt tôi sượng ngắt, giọng tôi lạc lőng như thể ai đang nói qua môi tôi, qua đầu lưỡi mềm hờn tủi của tôi:

-Anh vào Đà Nẵng không nói với em được nửa câu, để em...để em...

Chàng thở dài:

-Anh kẹt mong em hiểu cho anh, anh phải lánh mặt vì....

Tôi chán nản ngồi xuống bên chàng:

-Vậy mà em tưởng anh bị...em đi tìm và bị giữ lại làm thượng khách. Trong khi em tù, cứ nói là bị tù cho oai, thì anh vào đó với bà tạ Anh sướng thật và tàn ác thật. Đời em chưa gặp ai ác như anh.

Chàng dịu dàng:

-Anh biết! Anh đến tận nhà xem thử em có về không. Anh biết em bị nên chiều nay anh ngồi nhà chờ em. Chờ em từ lúc sáng đến năm giờ chiềụ

Tôi tránh đôi mắt chàng, bởi tôi sợ tôi sẽ chết đuối mãi hoài trong đôi mắt vừa đa tình vừa xót xa đó.

-Trang!

-Gì anh?

-Đừng buồn anh nghe Trang.

-Em có quyền gì mà buồn anh, hoạ may chị mới buồn anh được chứ. Điều em thấy mình vô duyên.

-Không, Trang đừng nói thế, chính anh mới là kẻ vô duyên. Bạn bč chúng vẫn nói anh vô duyên với tình yêu mà em.

Tôi cười buồn:

-Giờ đời thêm một người vô duyên nữa là em, anh nhỉ?

Chàng đứng lên:

-Thôi đừng nói giọng toàn ớt toàn muối đó nữạ Thấy em về còn tươi ri là mừng rồi, mừng hết lớn. Đi với anh, dám không?

-Không dám cũng phải dám, bị tù vì anh còn được nữa là đi chơị

Chàng cười:

-Nghĩ cũng buồn cười, chẳng đâu vào đâu cả, hết ẩn mặt lại ra mặt, như thể mình đang dự một cuộc chơi cút bắt với nhaụ

Tôi nheo mắt:

-Thấy em mập ra không?

Chàng cười:

-Đẫy đà lắm, má tròn căn như thể người...

Tôi đỏ mặt:

-Anh nói bậy rồi nhé.

-Người ta chưa nói đã biết, con gái đời nay ghê thật.

Tôi lên xe với chàng, cái xe Lambretta cả năm không lau chùị Chàng phủi sơ sơ cho tôi ngồi sau lưng chàng. Tôi muốn vòng tay ôm ngang lưng chàng. Tôi muốn dựa vào lưng chàng, để gần thêm một chút nữa, để mê đắm hơn bây giờ, một thứ mùi thơm riêng từ yêu dấu nàọ Vùng gáy gờn gợn, phiến lưng gợi thčm. Nhưng tôi không dám, chẳng bao giờ em dám, dù em yêu anh. Tôi bấm tay xuống mép cái nệm cao su để khép nép ngồi xa chàng.

Những con đường thầm lặng ngủ yên dưới bóng câỵ Nhà hai bên cũng cửa đóng then cài, Huế kín đáo quá, một sự kín đáo giả vờ thật dễ thương, như đôi mắt ai đó cười sau vành nón, như mái tóc xao động dấu một luyến lưu thì thầm.

Chàng dừng xe trước cổng chùạ

-Em vào trước đi, anh cất xe đã.

Tôi ghé tai chàng:

-Thầy về hở anh?

Chàng gật đầụ

-Vào đị

Tôi theo dãy hành lang tối tìm đến nhà traị Nắng chiều còn một ít ngủ chập chờ trên cây, nên bóng tối tràn đầỵ Tôi quay lại cuống hành lang, chàng đứng đó dáng đen đi vì bóng tốị Chàng vẫy tay ra dấu cho tôi đứng chờ, rồi đứng lại mồi một điếu thuốc, vắt chéo chân, dựa cột, trầm ngâm hút thuốc khói bay lên bâng khuâng cho anh thương nhớ aỉ Nhất định không phải để nhớ tôi, bởi vì anh chỉ cần tiến lên vài bước để cùng vào thăm Thầy với tôi, để cùng mơ ước với tôị Anh không muốn đi chung với tôi, anh sợ mọi người hiểu lầm anh là của tôị buồn thật!

Chàng đứng đó dáng buồn tênh, tôi cúi đầu bước vào trụ sở của bạn bč chàng. Mọi người ngửng lên cười để chaò tôi:

-Mạc Trang, Phong đâủ

Tôi ngồi xuống đất sau khi cúi đầu chào thầỵ đôi mắt sáng quắc, đôi mắt nhiều lửa ấm, đôi mắt như được gom lại bằng triệu triệu vì saọ Đôi mắt như được vụt lên từ ngàn đuốc lửa, nên tôi run khi nhìn Thầỵ Mỗi lần nhìn thầy tôi run khắp ngườị Tôi khiếp sợ không đùa dỡn như thói quen.

Thầy thích ngồi bệt xuống nền nhà đá men vàng, vàng như màu đất, để tiếp chuyện những người thân. Đá hoa lau thật bóng, bạn bč chàng ngồi vây tròn quanh Thầy, tâm sự và mơ ước say mê. Thỉnh thoảng những khi mệt, Thầy thích nằm vőng đay, màu sợi đay lâu ngày lên nước đen bóng như màu huyền. Nhịp đưa nào gợi nhớ điệu ca dao ngọt ngào của quê hương thanh bình ngày xưa.

tinhbanvatoi

Tôi ngồi xuống bên Thu Hải hỏi khẽ:

-Đến lâu chưa Hảỉ

-Vừa đến xong, tình hình căng thẳng rồi và mình tạm thua, bởi mình còn yếu quá.

-Có gì lạ không?

-Không, điều Sinh Viên thích gặp thầy để lên tinh thần.

Tôi cười:

-Bộ xuống rồỉ

Hải lắc đầu:

-Hỏi anh Phong í.

Tôi nói nhỏ:

-Tướng còn đứng ngoài kia, chả hiểu làm gì nữạ

Hải im lặng nhìn thầy, nó chiêm ngưỡng Thầy như một thần linh. Đôi mắt sáng bằng vạn lần ánh saọ Giọng nói đầy nghị lực khi vang cao, khi trầm ấm, đều làm người nghe xúc động. Màu da sậm đôi lông mày hơi sếch và đậm nét như nét vẽ thẳng ương ngạch, ngự trị trên đôi mắt sâu thăm thẳm, trĩu nặng suy tư như đựng những lời nguyền của cây rừng gục ngã. Tôi nghĩ đến một giòng sông, một khu rừng, một ngọn núi, khi nhìn Thầỵ Thầy cương nghị quá nhưng ánh mắt vẫn chan chứa tình thương, vẫn đầy nỗi ngậm ngùi khi ngồi bên những người bạn trẻ. Thu Hải thì thào:

-Tao là đệ tử của Thầy, nhìn Thầy tao vẫn run như bị sốt Trang ạ.

Tôi gật đầu:

-Tướng Văn gặp thầy còn run nữa là tụi mình. Mà cũng lạ mi nhỉ. Thầy có dữ dằn gì đâụ

Thầy ít nói, giọng hơi lạnh lùng, nghiêm khắc, những lời nhắn nhủ và những niềm mong ước cho tương laị

Phong bước vàọ Chàng im lặng mất một giây trước khi đến gần Thầỵ Chàng là người Thầy tin cẩn nhất. Dáng đi chắc từng bước một, đôi mắt không ngừng ánh lên những lời thật vuị

-Còn ngồi chung với nhau ở đây là tuyệt rồi thầy nhỉ.

Thầy cười nhč nhẹ. Chàng nhìn Thầy Thiện.

-Con đề nghị hai Thầy đánh cờ cho sinh viên thưởng thức, bàn bạc mãi nhức đầu kinh khủng. Thầy nghĩ sao Thầỷ

Thầy đưa mắt nhìn Thầy Thiện rồi gật đầu:

-Được, Phong mang bàn cờ ra đây đi, chơi cờ cũng là một cuộc tranh đấu gay go nhất.

Thầy Thiện cười:

-Nên nhớ lần trước Thầy thua tôi một keo rồi đấy nhé, liệu lần này phục thù được không đâỷ

Thầy vẫn cười:

-Đôi khi khí quân như Thầy cũng thành công chứ, nhưng mà...

Thầy cười bỏ lửng câu nói nhiều nghĩa ấỵ Sinh viên háo hức vây quanh hai Thầỵ Bàn cờ nằm đó như một cuộc diện đã sẵn sàng chờ đợi vị tướng tài ganh đua trước thế sự. Tôi mon men đến gần chàng, mọi người mải vây quanh bàn cờ cho tôi tự do đến bên chàng.

-Anh bày đặt ghê.

-Cho vui em ạ, đời làm mình nhức đầụ

Thầy Thiện vào cuộc bằng một nước cờ thật bạọ Tấn công bằng một lối đánh thật liềụ Và áp đảo Thầy bằng cách thí quân thật nhanh.

Chàng sáng mắt lên theo dői, rồi nói nhỏ:

-Em thấy chưả Chơi cờ là một cách bày tỏ trung thực nhất tính nết của một ngườị Thầy bình thản ngay trong nước cờ, em thấy không?

Tôi nhìn đám đông vây quanh hai Thầỵ Mồ hôi rỏ từng giọt trên trán Thầy THiện rồi, những nếp nhăn như sâu thêm rő thêm. Chàng của tôi cũng lao vào cuộc chơi, dù chỉ bằng mắt bằng ban tay vô tình xiết lấy tay tôi mỗi nước cờ caọ

Sinh viên ồ lên một tiếng kinh ngạc, không ai ngờ Thầy Thiện dám đi nước cờ gai góc đó. Chàng lẩm bẩm:

-Liều thật.

Tôi cười, mong cuộc chơi gay cấn hoài để chàng xiết mãi bàn tay tôị Đàn ông, họ có những đam mê lạ lùng và khác đàn bà quá. Họ mê chơi vờ, mê thể thao, mê sách hay mê nhạc và mê đàn bà? Còn đàn bà nhất là con gái như tôi, hình như tình yêu là tất cả, đàn bà chỉ có mỗi đam mê đó nồng nàn say đắm thôị Những đam mê khác, sắm áo quần, son phấn, ăn vặt hình như chỉ là một ẩn dấu của đam mê tình yêụ Chàng quên tôi để theo dői cuộc chơi giữa hai kiện tướng nên bóp đau tay tôị Hay chàng tưởng tôi là Lan chỉ

Tôi dặc tay chàng:

-Anh đưa chị Lan Chi đến đây bao giờ chưả

Chàng lắc đầu:

-Gì em?

Tôi giận dỗi:

-Em hỏi anh đưa chị Lan Chi tới đây bao giờ chưả

Chàng lắc đầu:

-Hỏi lẩm cẩm quá.

-Thì cứ trả lời đị

-Chị Lan Chi để anh dẫn đi phố, mua sắm áo đẹp, kim cương và....Đến đây làm gì hử, con bé lẩm cẩm?

-Còn em?

Chàng nhún vai:

-Anh chịu, xin tha anh câu này, vì chính anh, anh cũng không hiểu rő lòng mình. Kìa, xem Thầy đến thua mất, Thầy chơi như không chơi, lừng khừng quá.

Thầy vẫn cười thật tươi, giọng nói vẫn bình thản:

-Thầy chơi sát ván quá, Thầy chơi cờ cũng giống như khi Thầy tranh đấụ Thầy thí người quá. Thầy thí sinh viên của Thầy cho mục đích Thầỵ hay, hay lắm đó cũng là một yếu tố để thành công chứ. Tôi chịu, tôi không thể thí quân như vậy được, tôi quý từng quân cờ một.

Chàng nói khẽ vào tai tôi, hai má đã nóng bừng, chưa bao giờ tôi được gần gũi với hơi thở đàn ông của chàng như hôm naỵ Mùi thuốc lá hăng hăng mùi đàn ông nồng nàn...thứ hương thơm riêng ủ kín một góc tình yêu nào đó, từ mái tóc bồng bềnh toả ra nhč nhẹ:

-Trang, anh phục Thầy giữ gìn từng quân chốt như vậy không phải dễ đâu nhé.

Tôi cười chúm chím. Tôi không hiểu gì mấy những lối đánh cờ tướng. Chỉ thấy sinh viên có vẽ hoan hô Thầy, ủng hộ lối đánh dč dặc giữ quân của Thầy khi chơi cờ. Thầy Thiện đỏ mặt và có vẻ nóng nảy khi di chuyển những quân cờ.

Thầy giữ quân hoài, nâng niu gìn giữ từng quân chốt. Trong khi đó thầy thiện hăng say sử dụng hết quân này đến quân khác. Sinh viên lo Thầy sẽ thuạ Lừng khừng dč dặt đôi khi cũng thấy bại trước một đối thủ quá hung hản.

Chàng thở dài, nói với tôi:

-Chắc Thầy thua như đã thua nhiều lần em ạ. Thời giờ quý người hơn của chưa chắc đã là người khôn.

Tôi mỉm cười:

-Em không biết đánh cờ, nên chả hiểu gì hết, nhưng em thấy Thầy của anh quá trầm tĩnh. Em sợ những người trầm tĩnh hơn.

Sinh viên vỗ tay rồi, Phong rướn người nhìn vào bàn cờ, chàng hân hoan:

-Với một quân chốt Thầy thắng một tay cờ bí hiểm, tài thật.

Thầy mỉm cười:

-Lần này Thầy thua tôi rôì nhé.

Thầy Thiện cũng mỉm cười:

-Tôi rối trí vì sinh viên ủng hộ Thầỵ

Hai Thầy đứng lên, rồi hai chiếc vőng nào đó quen thuộc để hai người bàn bạc, tôi đưa mắt nhìn Phong. Phong hỏi khẽ:

-Mình về nghe Trang.

Tôi gật đầu:

-Em đói bụng quá anh ơị

Chàng nhăn mũi:

-Biết mà, chứ người ta gọi là bé lại giận cho coi, đi đâu cũng nhớ ăn hết trơn.

Tôi phụng phịu:

-Bộ anh nhịn đóị

-Sao không, anh có thể tuyệt thực một tuần lễ, cô quên rồi à?

Tôi trề môi:

-Em chả dại tranh đấu kiểu đó tổn thọ thí mồ.

Chàng lắc đầu:

-Chìu đàn bà con gái tổn thọ hơn nhiều, đi ăn cô ăn như mčo rồi cứ than đói cả ngàỵ

Đêm về rồi, sao khuya lành lạnh. Gió từ giòng sông lồng lộng đưa lên. Tôi ngước mắt tìm một vì sao sáng nhất, để vờ lạnh lùng với chàng, như chàng đã lạnh lùng với tôị Gương mặt chàng thoắt bỗng xa xôi, tóc rũ xuống trán, mắt mờ dưới saọ Chàng không yêu tôi, chàng không nói gì hết, chàng chung thủy với cơ chàng là người đàn ông chặt lòng chặt dạ chỉ biết có một người đàn bà. Đêm dễ thương thế này, đêm chìm với giòng sông. Tóc tôi bay gần chàng biết mấy, những sợi tóc như muốn quấn quít lấy môi chàng, nhưng chàng thì vẫn xa xôi nhớ về người khác.

Tôi nóng bừng hai má. Tôi giận tôi vô cùng, đã bảo người ta khi mình, người ta coi mình như trẻ con, tại sao mình cứ yêu người tạ Tôi đi dang ra không muốn gần chàng nữạ Tôi lùi lại phía saụ Chàng ngạc nhiên:

-Sao thế em mỏi chân hử? Đứng chờ anh lấy xe nghẹ

Tôi lắc đầu, môi hờn mắt giận, nhưng chàng quay lưng rồi, có hờn giạn cũng thế thôị Tôi không nhìn theo chàng nữa, chàng nổ máy xe, tôi thờ ơ quay đị

-Trang, lên xe đi lẹ lên.

Tôi đứng im lặng không nhúc nhích. Chàng cười:

-Hờn hở. Đói bụng rồi tính ăn vạ ở đây hở cô bé tham ăn. Lên xe đi, rồi anh đền một chầu cơm hến tuyệt lắm cưng ơị

Mặc, tôi vẫn quay đi nhìn mông ra bờ sông. Chàng đành tắt maý xe dựng cạnh rồi bước đến gần đặt tay trên vai tôi:

-Trang, anh xin lỗi mà.

Tôi rưng rưng nước mắt, giọng mềm xuống:

-Anh biết em buồn gì không mà xin lỗị

Chàng lắc đầu:

-Chịu, em giận anh phải không?

Tôi gắt nhẹ:

-Đã bảo em không có quyền gì hết. Em lấy quyền gì mà giận anh chứ? người ta chỉ giận nhau khi nào người ta yêu nhaụ Còn em...

Chàng thở dài:

-Tụi bạn anh nó thấy cười chết, đi đã em.

-Cười, anh sợ tụi nó cưòi thì đừng rủ em đi nữạ Đi với em rồi sợ cười thì đi làm gì.

Chàng xuống nước:

-Thôi, anh xin, giận gì thì nói đị Đừng làm anh buồn, em đâu có muốn anh buồn phải không Trang?

Tôi giận hờ ngồi sau lưng chàng. Vén nhẹ tà áo, nâng nhẹ đôi chân. Chàng nói trong gió nên văng vẳng như vờn trong tóc:

-Đưa tay cho anh đi, anh sợ em buông tay ngã xuống đường quá.

Tôi hất bàn tay chàng đi nũng nịu:

-Anh làm như thương em lắm í.

-Anh thương thật chứ làm như gì nữạ Trang không hiểu anh thì đời còn mong ai hiểu cho mình nữa đâỵ

Tôi không bám vào người chàng. Tôi không đủ can đảm, dù tôi thương vô vàn phiến lưng chàng. Chàng cười khẽ:

-Con gái Bắc khó bỏ xừ đị

-Sao không nói thêm là đanh đá nữa đị

-Anh thích cái nết chua chua đó.

-Trời ơi, dám nói con người ta chua bao giờ không?

-Thì ngọt, ngọt như dao sắc.

Tôi hết giận chàng rồị Mỗi lần hết giận lại thấy thương và yêu tha thiết hơn trước. Tôi vờn tay sau gáy chàng, tôi muốn đặt lên đó một nụ hôn, nhưng rôì tất cả vẫn là mơ ước. Tóc tôi bay bay, tóc dài ơi ta thương mi ghê, mi quấn chàng suốt đời cho ta đi, đừng buông ra nữa nghe tóc ơị Những sợi tóc mỏng như tơ trời vờn lên má chàng, tôi không đủ can đảm giữ chúng.

Chàng nói khẽ:

-Trang ơi, em dùng dầu thơm gì dễ thương rứả

Tôi xúc động:

-Đố anh đó.

-Chịu, mà dễ thương quá.

-Đừng tán một thứ dầu thơm như thế.

-Mùi thơm của em chứ, chã lẽ của cây đa à.

-Cám ơn ông trời cho một đêm gió.

-Ghét...

-Thật không?

-Thật.

-A, anh biết rồi, mùi tương tư đúng không?

Tôi bối rối, chàng nhận ra mùi thơm Mal d'Amour. Tôi mua nó chai dầu thơm đắt tiền này, từ một chiều chớm yêu chàng. Trời ơi, anh biết mất rồị Không em không muốn anh biết, em muốn tình yêu mong manh mãi thế nàỵ Chàng dừng xe:

-Em ghê lắm nghe Trang.

Tôi e lệ:

-Ghê gì hở anh?

-Thiếu điều anh lao xuống sông vì em.

Chàng nhìn sâu vào mắt tôi:

-Em đẹp lắm, em biết không?

Tôi ngập ngừng:

-Đừng nhìn em như thế, em sợ.

-Vào ăn đi, anh nghĩ lại rồi buổi tối không nên ăn cơm hến, sợ nặng bụng không tốt, em ăn súp cho nhẹ rồi mai anh đền một chầu khác.

Ngồi trước mặt nhaụ Có lẽ đi ăn với bà ta chàng sẽ kéo ghế ngồi sát bên cạnh. Tất cả những gì chàng cho tôi chỉ là thứ thừạ Từ đôi mắt thật tình từ lời trìu mến, cử chỉ săn sóc chiều chuộng. Đến những giọt xì dầu chan đỏ cho súp, những hạt tiêu cay rắc lên thịt. Tình yêu đậm mày cay nồng như tiêu anh cho em, nhưng mà được bao nhiêủ Khi nào có người ta anh sẽ bỏ em một xó nhà. Tình yêu cũng như bánh sơ cuạ Tình yêu như một món ăn đỡ lòng khi anh xa họ.

Mắt cay cay, tôi nhăn mặt:

-Khói thuốc làm em muốn khóc.

-Anh dụi thuốc lá đi nhé.

-Ồ! Không, em thích khóc, khóc nhiều cho mắt thêm trong thêm xanh. Những người con gái mắt trong là những người mau nước mắt.

Chàng kêu lên:

-Ủa, khóc thật à?

Tôi nghẹn ngào:

-Khi nào anh chiều chuộng em nhất, em thích khóc.

Chàng đưa khăn cho tôi:

-Vớ vẩn thật. Lau nước mắt đi, người ta chửi anh không biết chiều đàn bà.

Tôi chậm khăn tay chàng lên mi mắt, lên hai má cười gượng:

-Khóc, xấu đi phải không anh?

-Anh thấy em dễ thương hơn.

Tôi giữ khăn chàng lâu trên hai cánh mũị Cảm giác lâng lâng như tình yêu mọc cánh bay lên. tội nghiệp cho tôi, cầm được khăn tay người yêu mà run khắp hồn. Không biết khi người ta hôn được người yêu, người ta xúc động đến thế nàỏ Người ta có khóc không? Tôi len lén nhìn môi chàng, vòng môi hơn ngạo nghễ, hơi cay đắng ấy đã hôn chưả Lẩm cẩm nữa rồi, bà ta vứt đi đâu mà không hôn. Đôi môi tham lam ấy không hôn cũng không được.

-Nghĩ gì thừ người ra thế cô?

Tôi đứng lên:

-Về đi anh, em thích đi một vòng đường phố đêm âm thầm.

Chàng ra sau đạp xe cho nổ rồi dịu giọng:

-Em có mệt không?

Tôi lắc đầu:

-Không, em thức với anh cả đêm cũng được nữạ

Chàng chớp mắt có vẻ cảm động:

-Trang, anh thật vô duyên với tình yêu, anh kẹt em có biết anh kẹt không?

Tôi lại được ngồi sau lưng chàng. Một che chở êm đềm, gió lạnh chàng cũng che, nhưng tình buồn thì ai nâng niủ Tôi thường nhìn theo những cặp tình nhân chở nhâu trên xe ngày còn bé. Lớn lên một người yêu và một phiến lưng cho mình kề má trở thành ước mơ thầm kín. Tôi lại quên Lan Chi:

-Em thích đời mãi như thế nàỵ

Chàng trầm ngâm:

-Anh khác, anh không bằng lòng hiện tạị

-Anh có bao giờ bằng lòng. Này, tại sao anh không chọn một con đường bình thường. Để làm gì đây, khi anh lao vào cuộc tranh chấp mơ hồ nàỵ Một tổng thống chết vì những lý do chẳng ra gì. Thú thật, em không vui, anh thích đổi mới chứ gì, nhưng anh xem có đổi mới được gì đâu, hay chỉ rối ren thêm, nát nhàu thêm.

Chàng thở dài:

-Đàn bà luôn luôn thích đàn ông an phận.

-Anh tính kỹ đi, anh sẽ chẳng được gì, mình hành động phải tính lợi hại chứ. Lịch sử sẽ chẳng biết anh là aị Các mạng không phải là chánh trị. Khi nào cách mạng thành công, những kẻ làm cách mạng sẽ phải ra đi nhường chỗ cho những người làm chánh trị. Rồi người ta sẽ bỏ quên anh. Ba em đã có một dĩ vãng hào hùng của một đời kháng chiến. Để làm gì? Không ai biết đến ba em, chỉ có mẹ con em thiệt thòi và khổ sở. Em sợ cho anh....

Chàng dìu tôi dọc theo bờ sông, giòng sông lặng lẽ như mái tóc người thiếu nữ trải dài trên gối:

-Em nói đúng, cách mạng là đổi mới và cách mạng không phải là chính trị. Lịch sử đâu có nói lên đủ ý nghĩa một hy sinh. Anh yêu quê hương này và anh không thể bó gối ngồi nhìn quê hương rạn nứt. Anh cũng không cần lợi lộc, anh hành động vì anh thấy đó là một điều cần thiết. Như vậy, ra đi hay ở lại sau thành công là chuyện phụ thuộc.

Tôi nói khe khẽ:

-Em sợ anh sẽ có nhiều kẻ thù.

Chàng ném mẩu thuốc gần tàn vào lùm cỏ ấm, giọng thật xa xôi:

-Anh hy sinh cả đời anh cũng được nữa, anh quên chính cái tôi của anh. Anh chỉ mong đất nước mình thôi đừng gian nan. Không thể làm nô lệ, dù chỉ một năm, dù chỉ một ngàỵ

Tôi chán nản:

-Em thčm một cuộc đời bình dị.

-Sẽ không có được nếu vận nước vẫn còn điêu linh.

Tôi nhìn thẳng mắt chàng:

-Hình như người Huế anh, mỗi người tự tin mình là một ông Tổng Thống. Không phục ai, và không tin ai hơn mình. Em thấy rő, ẩn sau bộ mặt lặng lẽ của thành phố, những còn người thầm lặng sống hai bên sông Hương, là cả một triều đại huy hoàng một ông quan chưa chịu nằm yên trong dĩ vãng.

Chàng gật gù:

-Mà thôi, mình nói chuyện khác đi em. Chuyện tình chẳng hạn.

Tôi cười buồn:

-Anh quên giữa anh và em có hình bóng một ngườị

-Đừng nhắc nhở người vắng mặt.

-Anh sợ?

Chàng cười khẽ:

-Em sợ thì có.

-Nếu sợ em đã không đi chơi với anh.

Chàng nhìn đồng hồ:

-Khuya rồi, mình về em nhé. Em thứa khuya nhiều sẽ xấu đị

-Em xấu từ lâu rồị

-Bậy nào, ai nói em xấu anh đánh bỏ xừ.

Tôi cười, chàng nói tiếng Bắc khó nhịn được cườị Lên xe hai phút thôi về đến nhà rồị Mong đường dài thêm đường vẫn ngắn. Tôi bỏ vào phòng, chàng chợt cười sau lưng:

-Em chơi xấu anh nhé.

-Cái gì anh nói em xấu hoài nhé.

Chàng cầm quyển sách tôi che mặt bà ta trong khung ảnh hai người lên:

-Thỉnh thoảng em lại quên cho chị thở, em che kín thế này anh cô đơn suốt đời thì saỏ Ai vào đây thương anh.

Tôi gắt cho đỡ ngượng:
-Đẹp lắm đó, khoe hoàị Thôi chào ông cù lần tôi đi ngủ.

Chàng huýt sáọ Tôi phụng phịu:

-Ghét cái mặt.

Anh chung thủỵ Tôi thích người đàn ông chung thủy với vợ, nhưng trường hợp này thì tức không thở được. Tôi rón rén vào phòng tắm trút hết mọi mảnh vải, mọi sợi dây, vặn nước thật mạnh khắp người, cho tình nguội bớt đi, cho nguôi quên những cơn rạo rực, những cơn thčm khát. Nhắm mắt lại đi, đừng tự nhìn mình kẻo lại đỏ mặt vì những tưởng tượng vu vơ. Chàng không thčm ngó đến mi, chàng có một hoả diệm sơn hừng hực nằm chờ trong đó. Hoả diệm sơn bao giờ cũng nung nấu hơn một ngọn đồi thoai thoải hiền lành.



tinhbanvatoi

Cỏ xanh êm không thể sánh với rừng già. Buồn cho mình là kẻ đến sau, lại không có những đường cong hấp dẫn mạnh như ngườị Tôi khoác vội áo ngủ, rồi chui vào mùng, thao thức nhớ anh. Trong giấc mơ huyền hoặc bắt gặp anh đi lang thang trong rừng hoa vàng. Tôi gọi anh mãi mà anh không nghẹ Nụ cười anh bay lên cao rạn rỡ và gương mặt ấy tan biến như một đám mây xạ

Tôi lặng lẽ nhìn lên ban giáo sư. Buổi học đầu tiên sau những ngày bãi khoá với một giáo sư từ Sàigòn bay rạ Cái nôn nao dấu kín trong mọi tia mắt, người ta không còn là những cô bé, những cậu bé dưới trung học nữa rồị bắt đầu một nghề mới, nghề làm ngườị Không nhắm mắt vâng theo thầy cô như lúc nhỏ. Tự chọn cho mình một chỗ ngồị Tôi mỉm cườị Thầy đang nhìn tôị Rő ràng thầy đang nhìn tôi, Tôi bối rối cúi mặt xuống, khi ngước mắt đưa lên vẫn thấy nụ cười và đôi mắt ấỵ

Thầy Thịnh dạy Triết, hình như chưa có vợ. Các cô sinh viên bàn tán một cách sung sướng chuyện thầy muộn vợ. Đôi mắt hơi mơ mộng dưới gọng kính trắng. Dáng dấp có vẻ nhàn hạ. Thầy ngồi trước cái bàn rộng bằng gỗ quí trang trọng. Và những quyển sách dầy cộm như tự điển. Giảng bài, nhìn học trò, cười nhč nhẹ, đẩy gọng kính lên, đặt kính xuống bàn, rồi lại đeo kính lên. Những cử chỉ nhìn không chán mắt con gái chưa chồng. tất cả những mái tóc ngồi đây, tóc ngắn, tóc dài, tóc mềm, tóc quăn, đều chưa có chồng, nên đều nhìn thầy như ngóng trông, như mời gọị

Một ông giáo sư đại học chưa vợ, báu vật cho thành phố Huế này rồi, buổi học đầu tiên mà học với ông ni chắc cuối năm đám cưới rinh hết các cô xa giảng đường mất thôị

Tôi nhớ chàng, nên cười thật buồn. Nhỏ Hải ngồi bên cạnh che môi thì thầm:

-Bô ác mi hỉ?

Đám khen thầy bô cơ à?

-Sự thật vẫn là sự thật. Ông bô thì phải khen bô chứ.

-Trang thấy ông có vẻ trí thức quá.

-Chuyện, giáo sư không trí thức thì ai trí thức vào đây nữạ

-Ông ấy là giáo sư thật thụ hở mỉ

-Ừ thật thụ, tao hỏi kỹ rồị Phong của mi mới là phụ khảo thôị

Tôi cười:

-Biết rồi, nói mãị

Hải nheo mắt:

-Người ta nhắc đến cái tên mắt sáng lên còn làm bộ.

-Sời ơi, ba cái chuyện lẩm cẩm. Thôi ông nhìn tuị mình kìạ

Hải trề môi:

-Tại mi đẹp nhất trường, nên ông nhìn mi đó.

-Thôi tôi xin bà, bà đừng có nói móc họng người ta như thế nữạ

Những lời giảng ấm và tròn, những ý tưởng thâm trầm sâu sắc vang trong lớp học. Sinh viên chăm chú nghe như đang chăm chú nhìn. Ghi bài, một cực hình êm đềm của sinh viên những cây bút nguyên tử nhiều khi chạy không kịp môi thầỵ Nhăn nhó bỏ trống một khoảng giấy rồi dịu xuống khi nhìn thầy chìm trong giòng tư tưởng.

Hai giờ học, có nghĩa là hai giờ ghi bàị Ngón tay giữa bị méo đi vì thầy, thầy biết không? Văn sĩ lệch đầu ngón tay giữa, cao vọng còn có lý do hãnh diện, tụi em còn đi học, méo mó bàn tay coi thảm quá.

Hải đang vẫy tay dưới gầm ghế thì thầy đứng lên. Hết một giờ rồị Sinh viên lục đực xô ghế đi theo thầy ra ngoài hành lang. Học thầy bốn giờ kiạ Tha hồ cho các cô chiêm ngưỡng.

Tôi đứng xa để nhìn sinh viên vây quanh thầỵ Vuốt nhẹ tóc mềm, giữ lại vạt áo và chớp khẽ hai mi, thầy nhìn tôị Lạ thật thôi, hay là quen nhau từ kiếp trước?

Thầy tiến về phía tôi cười mím chi:

-Chị có hiểu bài không?

Tôi lúng túng:

Đạ thưa thầy hiểu ạ. Có điều thầy nói mau quá, em ghi không kịp.

Thầy lại cười:

-Nếu hiểu bài thì không cần ghi hết nữạ Ghi những ý chính thôi chứ.

Tôi đỏ mặt:

Đạ hiểu sơ sơ thôi thầỵ

-Chết. Phải hiểu rő vấn đề chứ, lần sau có chỗ nào hiểu sơ sơ nói tôi giảng lại nghẹ

Tôi cảm động:

Đạ cám ơn thầỵ

-Sao lại cám ơn? Ŕ chị tên gì nhỉ?

Đạ Trang. Mạc Tố trang.

Thầy gật gù:

-Tên cũng lạ như người, Trang giống Anna Frank thật, cũng đôi mắt nửa buồn bả nửa ngây thơ, cũng dáng dấp mong manh.

Tôi ngạc nhiên, Thầy có thể lãng mạn văn hoá thế này saỏ Tôi tránh mắt thầy, ngó lên những hàng câỵ

Một vài người đi tới, thầy cười cười quay lưng đi vào lớp. Tôi ngơ ngác nhìn theo, lòng xôn xao nên đôi má ấm hồng nên hai tay run run.

Đứng trên bục cao, giọng thầy vang lên:

-Để các anh, các chị có dịp thảo luận những vấn đề của các anh chị, như một vài người vừa đề nghị. Tôi muốn chúng ta kéo nhau ra bãi cỏ.

Họ ngạc nhiên lẫn thích thú hoan hô vang lên. Thầy trò lục đục kéo nhau ra khỏi giảng đường. Bãi cỏ non êm, gốc cây râm mát đầy xác lá vàng. Những chị mặc đầm có vẻ lúng túng khi phải ngồi xuống cỏ. Họ tìm cách nhờ các chị áo dài chịu trận dùm hai cặp đùi dễ thương của họ. Tôi ngồi trong vòng tròn ngay trước mặt thầỵ Câu chuyện đưa về vấn đề tranh đấu của sinh viên từ lúc nàọ Vạt áo dài của tôi bị kéo lệch để che hai chân trần của Ái Lệ.

-Khỉ, ai biểu diện đầm cho lắm vàọ

-Ai biết ông ni gàn ri, nếu biết tao mặc cha cái quần pát cho rồị

-Xí đi học mà diện pát người ta chửi cho mục mả.

Ái Lệ nhún vaị Con nhỏ nổi tiếng kiêu kỳ, ngồi đâu ngực cứ ưỡn ra như tài tử. Tôi nhớ Lan Chi, bộ ngực trắng như thạch cao, mát như bột sau lớp mỏng khiêu gợị Bộ ngực như hai ngọn núi hừng hực sắp phun lửa tình. Tôi nhìn ngực mình. Đồi cỏ này chẳng đô xộ tí nàọ Ưỡn ra cách mấy cũng thế thôị Buồn năm phút và kiêu ngạo năm phút.

Chàng đã làm gì trên hai đỉnh núi lửa ngùn ngùn đó của Lan Chỉ Ôi, lại nghĩ nhảm rồi, chia trí điệu này hoài dám cuối năm đậu cây chuối mất thôị Tôi lắc đầu như xưa đuổi hình bóng chàng, đôi mắt tình tứ mê đắm nhìn về trên núi mê man.

Thầy chậm rãi trả lời cho một sinh viên, mải nhớ chàng tôi không nghe được câu hỏi:

-Học trò bãi khoá tôi nghỉ dạỵ Học trò đi học, tôi xách cặp tới trường. Dạy, hay nghỉ bây giờ tuỳ thuộc học trò của mình. Thú thật tôi hơi buồn. Tôi công nhận các anh có lý của các anh. Các anh thẳng thắn nói lên tiếng nói của các anh. Điều mà người lớn chúng tôi không làm được. Nhưng thử hỏi trong hoàn cảnh đất nước bây giờ, tranh đấu có lợi gì không? Đã quá rối ren, chúng ta đòi cách mạng, nghĩa là đòi đổi mới, nhưng thử hỏi cách mạng là gì? Nếu không phải là một cuộc thay đổi những người cai trị. Không có lợi gì hết, tranh đấu chỉ làm tình hình rối ren thêm. Theo tôi, chúng ta nên học hành đều đặn để chờ đợị Tôi không nói tranh đấu là một thái độ xấu, nhưng tôi thấy chưa có lợi cho các anh và cho đất nước.

Một sinh viên dơ tay lên, thầy gật đầu ra dấu cho anh ta nói:

-Thưa thầy, em hiểu nỗi buồn của thầy, nỗi buồn của các giáo sư trong tình thế nàỵ Không ông thầy nào muốn học trò mình bỏ học rồi vào tù cả. Nhưng chúng em không thể ngồi khoanh tay nhìn một con thuyền phăng phăng trôi xuống vựa thẳm. Chúng em không thể tự bịt mắt mình. Bảo rằng tình trạng xã hội đã băng hoại rồi ngồi yên nhìn. Em thấy không thể ngồi yên nhìn một đống rác.

Thầy cầm một ngọn cỏ, mắt nhìn xa xôi:

-Tuổi trẻ bao giờ cũng hăng hái tin tưởng. Nhiệt thành có thừa nhưng các anh đã nhìn thấy con đường trước mặt chưả Con đường đó sẽ đưa các anh về đâủ Đưa đất nước này về đâụ Tranh đấủ Tranh đấu khi sức mạnh thật sự không có.

Thầy thở dài, gương mặt buồn u uất ngưới nhìn lên caọ Tôi dụt dč dơ tay tôi nhớ chàng, người yêu của tôi, và tôi phải nóị Thầy trìu mến nhìn tôi, đôi mắt thầy làm tôi run cả hai môi:

-Những suy tư của thầy em thấy rất đúng. Mình yếu đuối quá. Cuộc chiến đã làm mình liệt ngườị Ước chi đừng có chiến tranh, chắc chắn mình tiến bộ hơn mọi dân tộc khác. Thầy nói chúng em phaỉ chờ đợi, phải dč dặt tính toán thiệt hơn. Nhưng thưa thầy, em là con gái em thấy rő chuyện nàỵ Chị dâu của em có năm đứa con. Lấy chồng sáu năm sinh năm đứa con. Em thấy rő khi nào nó khóc chị em mới cho nó bú. Chúng em cũng vậy, chúng em phải gào lên chứ. Tự do không bao giờ cho không, thầy quên rồi saỏ Không gào không khóc lên, ai biết mình sắp chết đói mà cho ăn hở thầỷ Đáng nhẽ thầy phải giúp bọn em. Đất nước mình đã điêu linh, chúng em không thể ngồi nhìn, càng không thể nhắm chặt hai mắt.

Chữ điêu linh của chàng làm tôi nghẹn ngào khi nhắc lạị Phong ơ em yêu anh. Em quay cuồng và miệt mài trong tình yêu đến nỗi em không biết thế nào là tình yêu nữả tại sao yêu một người đã có đủ tất cả như anh.

Tôi ngồi xuống cỏ, thầy nhìn tôi, những lời thầy nói đi thẳng vào tim tôi, nào là người lớn đàng buông xuôi, nào là thời thế quá ngặt nghčọ Nhưng tôi vẫn hiểu thầy muốn sinh viên đi học bình thường. Sinh viên có vẻ buồn, nên không ai mạnh bạo dơ tay nữạ Thầy trò lục ...c đứng lên để vào lớp ghi bàị Học đại học có nghĩa là ghi bài thật lẹ. Tôi vẫn mơ ước một đại học khác hơn, kiểu thầy trò socrate lang thang khắp phố phường.

Người ta tụ lại thành từng nhóm dọc theo hành lang, tôi đứng một mình, tôi thích đứng một mình để tự do nghĩ đến chàng. Sao mơ một đêm với chàng bên sông HƯơng.

Thịnh bước đến gần tôị Vẫn gọng kính trắng trễ trên sóng mũị Vẫn nụ cười nửa bao dung, nửa mỉa maị Tôi gật đầu chào thầỵ Thầy mỉm cười:

-Tố Trang có vẻ suy tư quá. Hay là làm thơ đó?

Tôi lí nhí:

Đạ không em đứng chờ giờ học ghi bài đây ạ.

Thầy xa xôi:

-Trang có hoạt động gì với anh em không?

Tôi lắc đầu:

Đạ không hoạt động hẳn, nhưng em thán phục thái độ dấn thân của bạn bč em.

Thầy lảng chuyện ngay:

-Tôi có vài quyển sách Triết rất hay, trưa nay Trang đến lấy về đọc nghẹ Tôi....

Tôi ngạc nhiên rồi thích thú nói:

-Thật không thầỷ Em mê sách lắm thầy ơị Hễ có tiền là em mua sách. Chắc sách của thầy ở đây không có?

Thầy gật đầu:

-Tôi mang từ Pháp về, những đoạn văn chính thức của Platon. Những sữ liệu quí giá về triết học Hy lạp.

Tôi nao nức:

Đạ thế nào em cũng tớị

-Trang biết cư xá đại học chưả

Đạ chắc Thu Hải biết.

Tôi nghĩ đến Thu Hải tôi sẽ rủ nó đi chung, đến nhà Thầy một mình kỳ lắm.

Thầy Thịnh có những cái nhìn thật tình, tôi bối rối nhìn xuống chân.

-Trang đi học có vui không Trang?

Đạ vui Thầỵ

-Tôi thấy trang có vẻ buồn buồn, Trang buồn tôi phải không?

Tôi lúng túng thật sự, tôi không dám nhìn thầy nữa:

Đạ đâu có...

-Tôi biết Trang không vui vì thái độ chịu đưng của tôi trước tình thế. Đúng không cô bé?

Tôi chớp mắt nhìn thầy, đôi mắt sau gọng kính vẫn đầm thắm nhìn tôi:

-Thưa thầy em kính mến thầy, và em biết thầy có những lý do của thầỵ

Thầy Thịnh cười nhẹ:

-Trang ngoan lắm, Trang ở Huế lâu chưả

Đạ mới vài tháng nay thôi, gia đình em ở Đà Nẵng, em trọ học ngoài nàỵ

Thầy kể chuyện Sàigòn thì phải, tôi nói với thầy tôi chưa biết Sàigòn. Nhưng tôi không nghe được nữa, dù tôi vẫn đứng gần thầỵ Chàng nện mạnh gót giầy da dọc theo hành lang dàị Đôi mắt chàng quắc lên nhìn tôi như ngọn lửa toát ra đốt cháy lòng tôị Tôi đứng lặng người, môi mấp máy như muốn gọi chàng mà không dám. Thầy Thịnh vẫn vô tình cười cười nói nóị Chàng lạnh lùng nhìn tôi từ xa, nhưng đến gần tôi, chàng không thčm nhìn tôi nữa, chàng đi sát vào tôi và lạnh lùng như tiền. Gót giày gằn từng tiếng, gót giầy hậm hực, gót giầy như nghiền nát lòng tôị

Tôi thẫn thờ nhìn theo chàng. Thịnh vẫn vô tình ngu ngơ kể chuyện. Nhưng người đại trí thức vẫn có cái tật ngây thơ bên cạnh những khôn ngoan sâu sắc. Lòng tôi tê điếng theo từng bước đi nện mạnh của chàng.

Thầy Thịnh hỏi:

-Trang thích không?

Tôi ngơ ngác:

Đạ thích cái gì cơ ạ?

Thầy Thịnh nhíu mày:

-Ủa nãy giờ Trang không nghe tôi nói gì hết à. Tôi nói về đêm sài gòn.

Đạ...dạ em nghe chứ.

Tôi nói cho thầy vui, sự thật tôi còn lòng dạ nào để nghe đâụ Chàng giận tôi rồi, có nghĩa là chàng ghen khi tôi đứng bên cạnh một người đàn ông khác. Người ta chỉ ghen khi người ta yêụ Tôi sẽ thử lòng chàng, tôi sẽ làm chàng điêu đứng để chàng phải yêu tôị

Tôi hứa hẹn:

-Trưa nay thầy chờ em nhé, em sẽ đến đòi kẹo thầy đó.

Thầy THịnh mỉm cười:

-Sẽ có tất cả những gì Trang muốn. Hôm nay Trang học tôi bốn giờ phải không?

Tôi vuốt tóc làm duyên:

Đạ bốn giờ chứ tám giờ em cũng chịu nữa, thầy giảng bài hay muốn chết.

-Trời đất hay muốn chết cơ à?

Đạ hay muốn chết.

-Trang có chết không?

Tôi thẹn thùng cúi mặt, dấu hai gò má hồng. Thịnh cười quay vào:

-Vào học được chưa cô bé.

Tôi gật đầụ Thịnh chậm rãi bước vào giảng đường. Thu Hải chờ tôi cùng vào, nó nghiêm trọng:

-Con khỉ, tụi nó xầm xì mi với thầy đấỵ Mi làm gì mà cứ đứng lì với ông ấy hở?

Tôi nhún vai:

-Tao đâu có muốn thế. Mà có sao không?

-Không sao hết, nhưng mà kỳ lắm.

-Kỳ cái gì?

-Biết à. Tụi nó cứ chỉ chỏ mi hoài, tao sốt cả ruột.

-Kệ tụi nó.

-Tụi nó chửi mi dữ lắm đó.

Tôi bực bội:

-Chửi saỏ

-Chửi mi nôn chồng, vừa mới gặp ổng mi đeo như sam liền.

Tôi mỉa mai:

-Rồi tụi nó sợ xanh mặt à?

Thu Hải lắc đầu, mái tóc đen như màu đêm xao động thật dễ thương.

-Mi coi chừng, xứ ni mà mang tiếng rồi khó lấy chồng lắm nghe không?

Tôi le lưỡi:

-Ghê, tao có làm gì đâu mà kêu mang tiếng. Ổng hỏi chuyện chã lẽ tao che mặt chạỵ

-Tại răng ổng mới nói chuyện với mi chứ bộ.

-Tại răng thì mi bảo tụi nó hỏi ổng ấy, tao đâu có biết.

Hải khôn ngoan dặn dò:

-Thôi vô học, mi đừng có nổi điên nghe không, thế nào tụi nó cũng gây mi cho coị

Tôi kiêu hãnh:

-Tụi con nít tao khỏi có ngán đị

Thịnh ngồi trên bục caọ Tôi kiếm chỗ gần Thịnh nhất để ghi bài cho dễ. Tiếng xì xào nho nhỏ:

-Hứ ngứa chi mà ngứa dữ rứa không biết. Trường học của người ta chứ bộ bạ búng gì răng mà cua đàn ông như rứa hỉ?

Tôi cười gằn trong cổ, tôi ưỡn ngực ra trêu tụi nó. Lũ con gái dồn hết lên bàn trên mong lọt mắt xanh của Thịnh.

-Còn khuya, thứ đó để người ta chơi qua ngày, chứ ai thčm cưới mà mi lọ

Tôi đỏ mặt rồị Đó là câu chửi cay cú nhất. Tụi nó bảo tôi chỉ đáng cho Thịnh chơi qua ngày, còn cưới xin thì phải là tụi nó mới xứng kiạ

Thịnh nhìn về phía tôi, đôi mắt Thịnh đằm thắm gởi một hẹn hò. Tôi mỉm cười, vì tôi biết tụi nó đang tức điên lên được. Thu Hải nhăn nhó:

-Thôi cho tao xin, mi đừng có trêu tụi con gái lắm mồm đó, nguy hiểm lắm.

Tôi che môi:

-Trưa nay tao ghé thầy mượn sách, mi đi với ta nghe không?

Thu Hải trợn mắt:

-Mi điên hả? Tao không đi mô.

-Không thì tao đi một mình.

Thu Hải lắc đầu:

-Thôi được, tao đi với mi, để mi đến phòng ông một mình có mà chết.

Tôi nheo mắt:

-Sao lại chết? Bộ ổng thịt taỏ

Thu Hải gắt:

-Không phải tao sợ ổng thịt mi, dù sao ổng cũng đường đường là giáo sư, tao ngại mi mang tiếng.

Tôi nói khẽ:

-Tao thương Huế của mi vì thế đấỵ Cái gì cũng sợ, ăn một cái kẹo giữa đường cũng sợ.

Hải xua tay:

-Thôi im đi cho tao ghi bài con khỉ.

Tôi cũng miệt mài ghi, ghi như máỵ Giáo sư bao giờ cũng có sách vở thật dầy trên bàn. Tôi có cảm tưởng nếu không có những quyển sách đó thầy dạy không được. Cũng như đàn ông bây giờ ra đường không có giấy hợp lệ tình trạng quân dịch không muốn làm đàn ông nữạ

Giờ chơi sau đó, Thu Hải kčm sát tôi để những người đẹp Văn Khoa tỉ tê tâm sự với thầỵ Thịnh đưa mắt tìm tôi, nghĩ tức mụ Hải này quá thôị Tôi đành thở dài vậỵ

-Để tụi nó nói chuyện với ổng một chút, mi dành hết mi chết với tụi nó.

-Trời ơi, mi làm như đàn ông là một món hàng không bằng?

-Thế là cái gì?

-Họ là một người họ yêu ai mặt họ, dành dật kỳ thấy mồ.

-Bộ ổng yêu mỉ

Tôi hơi ngượng:

-Biết à.

Hải dí trán tôi:

-Tao mách Phong cho coị

-Hay chưa, người ta vợ con đùm đề sơ múi gì đến tao nhỉ?

-Vợ con người mà ăn thua chị

Tôi bâng khuâng thở dàị Chàng đến văn khoa lúc nào mà tôi không hay, để nhơn nhơn nói cười với Thịnh. Bây giờ chắc chàng giận tôi, chàng khinh tôi lắm. Định chọc cho chàng ghen, nhưng sao tôi vẫn sợ. Tôi sợ mất luôn tình yêu của chàng.

Giờ học cuối cùng uể oải trôi maụ Thịnh vẫn thỉnh thoảng kín đáo nhìn tôị Hết giờ Thịnh lên xe về nhà, tôi năn nỉ Hải:

-Đi với tao chút đi mi, tao lỡ hẹn với ổng để rồi người ta chờ kỳ lắm.

Thu Hải càu nhàu:

-Ai biểu mi hẹn ẩu, một lần thôi nghe chưả Thật tao cũng sợ mi luôn, mi liều không chê được.

Hải và tôi thập thò đứng trước nhà chàng. Một vila song lập. Mấy lần định bấm chuông, nhưng sợ một giáo sư khác ra thì ê mặt. Hải quả quyết với tôi, thường thường giáo sư Sàigòn ra họ hay ở chung với nhau lắm.
Thịnh hiện ra như đang chờ đợị Chàng cười cười đi ra:

-Đến lâu chưa Trang? Bạn của Trang hả?

Tôi kéo tay Hải:

-Thu Hải bạn thân của em đó thầỵ

-Vào chơi hai cô, tôi để dành sách cho Trang rồi đó.

Hải ngạc nhiên ghé sát tai tôi:

-Ủa, mi quen ổng lâu rồi hở? Vậy mà dấu tao nhé.

Tôi ỡm ờ không nói một lời, đưa mắt nhìn quanh phòng Thịnh. Một cái giường nhỏ, góc trong cùng cánh cửa vào một phòng khác nhỏ hơn. Tôi thấy sách trên bàn, sách đầu giường, và sách trên tay Thịnh. Tôi kín đáo nhìn mắt Thịnh dưới lớp kính trắng. Đọc sách liên miên thế này hčn gì Thịnh không đeo kiếng cận.

Tôi cũng là một con mọt, bạn bč vẫn thân mật trêu tôi như thế. Nhưng tôi thua xa mấy ông giáo sư đại học này rồị Tôi mê sách hơn như tôi đã mê nhạc. Sách càng ngày càng đắt nên chỉ đi học nhờ. Đọc nhờ, cảm giác thân quen với quyển sách không có. Thịnh có những quyển sách mà vừa nhìn qua tôi biết cả đời mình không chắc mua được. Tôi nghe mến THịnh. Có lẽ vì chàng đồng bệnh với tôỉ Tôi trầm trồ:

-Trời ơi, thầy nhiều sách quá. Nếu em có một căn phòng đầy sách như thế này thì em sẽ ở lì trong nhà mất.

Thịnh cười, tiếng cười nhẹ như hơi thở:

-Tôi nhường phòng này cho Trang nhé.

Thu Hải ngơ ngác nhìn tôi, tôi bối rối cầm những quyển sách chàng để sẳn cho tôi nên không dám ngưới nhìn. Thịnh mở hộp kẹo màu:

-Mời Trang, mời chị.

Chàng không gọi tôi bằng chị như Thu Hảị Chàng thản nhiên phân biệt, tôi vừa cảm động vừa lo lo, khẽ nhón lấy viên kẹo hồng. Thịnh nói nhỏ:

-Mời hộ bạn dùm anh đị

Tôi chớp mắt. Thịnh khôn khéo quá. Thịnh tiến chậm mà maụ Chàng xưng anh với tôi thật dễ dàng và ngọt ngàọ Thu Hải khôn lanh vậy mà cũng lầm tôi với chàng chắc quen nhau mấy chục năm trước.

Hải ít nói, ít cườị Con gái Huế vẫn có cái tật dễ thương nàỵ Chút nữa bước ra khỏi phòng Thịnh hắn nói tía lia cho coị Hải chỉ biết cười, cười vu vơ thôị

Thịnh dịu dàng hỏi Hải:

-Ra đây học Trang có hay đi bát phố không chị?

Tôi vừa ngạc nhiên vừa thú vị. Hải vô tình:

Đạ thưa thầy không. Trang lười đi chơi lắm, lâu lâu đi với...

Tôi nháy mắt Hải ngồi im, vân ve chéo khăn thêu bối rối mười ngón tay gầy gầỵ

-Đi với Hải một vòng hàng quà thôi thầy ạ. Dạ bị cái tật tham ăn.

Thịnh nói như reo:

-Hôm nào cho anh thưởng thức mấy món ăn đặc biệt của Huế nghe Trang.

Tôi thua chàng rồị Tôi không thể xa lạ với người đàn ông này mãi được.

Đạ Trang có biết gì đâu thầỵ

Thịnh dò dẫm:

-Trưa nay Trang có tính ăn thi với anh không Trang?

Tôi lúng túng:

Đạ để lần khác, em chưa nói nhà.

Hải cũng vội vàng:

Đạ cũng trưa rồi xin phép thầỵ

Hải kéo tôi đứng lên. Thịnh đưa sách cho tôị

-Trang đọc mấy quyển sách này đi nhé, hay lắm đấỵ Lần sau anh sẽ mang thêm ra cho Trang.

Tôi lí nhí:

Đạ cám ơn thầỵ

Hải cúi đầu:

-Thưa thầy, tụi em về.

Chàng đứng lại cười trước hiên nhà đầy nắng. Vườn cây xao động, tôi theo hải ra đường, Hải dài giọng:

-Con khỉ, vậy mà kéo người ta đi, làm như xa lạ nhau lắm í.

Tôi càu nhàu:

-Bộ tao đi một mình?

-Tao tưởng mi mới quen đằng này anh anh em em ngọt sớt mà. Biết vậy còn lâu tao mới đị

Tôi không thể thú thật với Hải tôi mới quen chàng. Hải nheo mắt:

-Sướng nhé.

Tôi đỏ mặt:

-Sướng cái gì?

-Tình muốn chết còn làm bộ hỉ.

Tôi gắt:

-Mi kỳ thì có, nhưng người ta làm cũng đủ chết rồị Đợi mi làm nữa chắc tao độn thổ hỉ?

Tôi dậm chân:

-Người ta làm cái gì mà mi chọc tao hoài vậỷ

Hải nguýt dài:

-Làm cái gì thì hai người hiểu với nhau chứ, làm sao tao hiểu được. Kể ra mi cũng tốt số đó Trang. Đẹp trai nč, học giỏi nč. Giáo sư đại học chớ dỡn saỏ Tụi nó biết chắc tức điên đầụ Lâu lâu mới có một sữ học giỏi mà chưa vợ, mi nhanh chân thật.

Tôi than thở:

-Mi làm như...chán mi quá.

Haỉ cười mím chi:

-Làm như gì, trăm phần trăm ông ấy yêu mi rồị Ông ấy nhìn mi dứt không ra, ông lại giàu sang nữa mi có điên có khùng mới trốn nổi ông ấỵ

Tôi lơ đãng:

-Biết đâu không vợ con đùm đề như Phong rồị

Hải trề môi:

-Yên trí đi, bảo đảm chưa vợ mà mi, giáo sư chứ bộ lính tráng răng mà dấu nổi, tụi sinh viên thính hơn mật vụ nữa mi ơị Ông mô răng răng tụi nó biết hết.

Tôi lắc đầu:

-Cũng không ăn thua gì đến tao hết.

Thu Hải nheo mắt:

-Ăn mạnh đi chứ răng lại ăn thuạ Chàng của mi ngon lành thí mồ. Mi coi chừng tụi nó dành mất lại thất tình ngàn năm cho coị

Tôi thất tình rồi còn đâụ Tôi yêu Phong, nhưng chàng hững hỡ coi như em gáị Chàng chỉ biết cười khi tôi bàn chuyện tình yêụ Tôi rối lòng không biết trưa nay chàng đi đâủ Thấy tôi nói chuyện với Thịnh chàng có giận tôi rồi bỏ luôn tôi không? Nghĩ mình cũng vô duyên thật. Người ta có bao giờ nói yêu mình đâu mà sợ người ta bỏ. Tôi bâng khuâng đi với hải dưới những hàng cây cao nghiêng che bóng mát. Gần một giờ trưa, đường phố vắng tanh, cái im lặng chất đầy xao xuyến tôi nghe được tiếng thở của con đường mang tên Áo Trắng, tôi nghe tiếng thở của giòng sông êm đềm dưới kiạ

Hải rẽ đường khác để về nhà. Tôi một mình bước chậm bên sông, những quyển sách nặng trên tay ôm ngang trước ngực. Đôi mắt sâu đen của Phong và ánh mắt đằm thắm của Thịnh quay đều trong óc tôị Tôi yêu Phong. Tôi biết rő tôi đang yêu Phong. Bởi tôi sợ sệt mỗi bước về nhà.

Tôi đẩy nhẹ cánh cửạ Lách mình vàọ Chàng ngửng đầu lên rồi lại cúi xuống những trang sách mở sẳn. Im lặng! Tôi khựng người sau lưng chàng. Chàng vẫn lạnh lùng với trang sách. Tôi ngầm ngùi lên lầu, những bậc thang như dốc hơn mọi ngàỵ Phong giận tôi rồi, tôi thích chàng hét lên hay hạch hỏị Sự im lặng của chàng làm tôi khổ sở. Tôi thích nhìn rő cái ghen của chàng hơn là chịu đựng một sự câm nín. Nếu tôi là người yêu của chàng, tôi sẽ đặt tay mình trong tay chàng, sẽ bắt chàng nhìn thẳng vào mắt tôị Để chàng hiểu rằng tôi không yêu ai ngoài chàng. Tôi không có quyền làm một người yêu với chàng. Tôi đành lên lầu mở tung cánh cửa để lòng xót xa, để buồn rươm rướm nước mắt. Thẻo chạy lên:

-Cô ơi, thầy nói mời cô xuống ăn cơm.

Tôi ngạc nhiên:

-Bộ nhà chưa dùng cơm?

Đạ rồi, chỉ còn thầy đợi cô.

Tôi long lanh hai mắt hỏi thật khẽ:

-Có thật anh Phong chưa ăn cơm không Thẻỏ

Con Thẻo ngơ ngác:

Đạ thật chứ.

Tôi xúc động:

-Thôi được Thẻo xuống đi, tôi thay áo đã.

Chàng đợi tôị Chàng để bụng đói vì tôi đúng một giờ. Tôi ngập ngừng bám tay trên thang gỗ nâu bóng. Từng bậc, từng bậc gót chân thì mềm như lòng chập chùng đam mê. Chàng ngồi chống tay trước bàn ăn. Tôi ngồi xuống trước mặt chàng:

-Anh chưa ăn cơm à?

Chàng quay đi:

-Tôi no rồị

-Ủa, sao Thẻo nói anh chưa ăn.

-Chưa ăn nhưng no, no tức bụng.

Tôi chớp mắt:

-Giờ ăn với em đi anh.

-Tôi ngồi nhìn cô ăn.

Tôi chống hai tay lên má phụng phịu:

-Nếu vậy em cũng không ăn nữạ

Chàng quắc mắt:

-Cô còn làm nũng tôi nữa cơ à?

Tôi hờn dỗi:

-Bộ anh...bộ anh...

Chàng thở dài:

-Cô làm gì giờ này mới về?

Thấy tôi im lặng, chàng cười mỉm:

-Tiếc rằng đây không phải là sài gòn, để cô nói kẹt xe phải không?

Tôi giận dỗi đứng lên:

-Em không thčm nói dối, em đi chơi với người ta, anh làm gì em không?

Chàng trầm ngâm nhìn khói thuốc bay:

-Không làm gì cả, nhưng buồn.

Tôi cười thầm. Tôi biết chàng yêu tôi rồị Tôi bắt đầu thắng thế, người ta chỉ ghen khi nào người ta yêu nhaụ Tôi lặng lẽ và cơm, những hạt cơm trắng dẽo thơm thơm đầu lưỡị Tôi vờ quên chàng để mặc chàng hút thuốc suy tư. Chàng nói thật khẽ:

-Sướng thật, người ăn người nhìn.

Tôi tinh quái trả lời:

-Em có quyền gì để vòi vĩnh anh đâụ Nếu em có quyền, em chuốc rược cho anh liền.

Chàng lừng khừng:

-Hôm nay tôi cũng muốn saỵ

Nói xong chàng ngồi im như pho tượng. Tôi bỏ lên lầu vừa đi vừa hát khe khẽ một đoạn tình cạ Tôi cười vui rồi nhảy từng bậc như sáo con. Không quên liếc mắt nhìn chàng.


tinhbanvatoi

Chương 3

Sinh viên vẫn tới trường nhưng nét nghiêm trọng đong đầy khoé mắt. Tôi lặng lẽ ghi bài, Hải bỏ Huế bỏ tôi mà đi rồi, ngồi một mình thấy buồn xót mắt. Học hai giờ này thôi, hai giờ sau tôi sẽ leo vội lên xe để đến trường dạy học trả nợ áo cơm. Dạy được một tháng sút hẳn hai ký lô, lĩnh bốn ngàn bạc vừa cầm vừa tủi thân quay đị Cái trường kỳ cục, giáo sư lãnh lương cùng chỗ với học trò đóng học phí. Học trò nhìn mình đứng chờ lấy tiền coi nhẹ thể quá thôị
Phong có cuộc đời của Phong, tôi có cuộc đời của tôị Tình yêu không nối kết chia xẻ được gì, chỉ là một chút đắng cay, một chút bùi ngùị Bạn bč Phong nhiều người trốn đi, nhiều người đi lính, nhiều kẻ vào tù. Tôi không muốn nghĩ đến, tôi muốn quên, tôi muốn mù loà, câm điếc cho yên đờị Tôi muốn những gì không thể có, không thể nói ra nên tôi đành câm lặng sống để đợi chờ như Thịnh.

Phong đi biền biệt, tôi lo chạy tiền để có thể tiếp tục học cũng đừ người, nên hết thì giờ mơ mộng. Chính anh Hưng giới thiệu tôi đi dạỵ Làm cô giáo quá sớm da mặt chưa kịp quen son phấn nên ông hiệu trưởng ngại dặn dò từng ngàỵ

Tôi bỏ giảng đường thật mau, hối hả đến trường vừa lúc học trò sắp hàng vào lớp. Học trò nhiều đứa cao hơn tôi, đứng lại xầm xì:

-Cô đến, cô đến bay ơị

Tôi lên phòng giáo sư tự rót cho mình ly trà nóng để lấy sức mà gào than học trò chịu học mình. Làm sao cho nó chịu học mình là cả một vấn đề khó khăn.

Bà Kim An mệt mỏi chống tay thở. Bụng to rồi còn phải dạy kiếm tiền từng giờ. Tôi ngồi xuống bên chị cười thay cho một câu chàọ Kim An than:

-Học trò hôm nay nghịch quá trời, mệt muốn sỉu luôn bà ơị
-Nghịch là nghề của tụi nó mà.

Kim An kể:

-Trang biết không, mình mệt ngồi thở nó bảo cô câu giờ tụi em nhiều quá. Mà hễ mình giảng bài thì chúng không nghe ngồi nói chuyện nhảm, tức không? Thật không vì ba đứa con mình bỏ dạy ăn rau muống luộc cho xong.

Tôi bảo An:
-Ối kệ tụi nó, hết giờ mình về, loạn từ đâu tới chứ đâu phải tụi mình.
-Trang nói vậy chứ nhiều thầy còn tức nữa là tụi mình. Song Hà nó khóc hoài đó bà. Tụi nó dám nói tục với nó, bà biết không?

Tôi gật đầu:
-Trang có nghe Hà kể.
-Bà dạy được không?
-Tạm tạm, tôi kể chuyện ngâm thơ cho chúng nghe chúng mới yên đó.
-Ừ đời giờ thầy cô phải chìu học trò, nó làm như mình làm mướn cho nó bà ạ. Nó bỏ tiền ra thuê mình dạy kia mà. Mình dạy không được nó đuổi bà ơị

An cườị Tôi cũng cười:
-Thì mình là dân làm mướn thật chứ còn gì nữạ

Kim An chán nản:
-Nhưng nếu mình giàu thì coi bộ học trò nể hơn, bà Loan đó, lái Opel đi dạy học trò sợ bằng thích.
-Bà làm tôi nản quá.
-Thật đó, mai mốt bà biết. Có hôm mình giảng bài mệt quá, tụi nó chẳng chịu nghe, mình nói các em ồn quá cô bỏ dạy cho coị Bà biết nó nói sao không? Nó bảo cô cứ bỏ đị Cuối cùng mình phải muối mặt dạy tiếp đó bà. Lương trung úy của ông xã tôi bết quá tôi mà nghỉ dạy con tôi đói liền.

Tôi cảm động:
-Bộ bà tính dạy đến lúc sinh saỏ Mệt chết?
-Mệt cũng đành chịu vậy, này đừng lấy chồng vội nghe bà.

Tôi đứng lên:
-Ai thčm mà lấỵ Nói vậy chứ tụi nó không đến nỗi nào đâu bà ơị

Tôi giảng bài trước mặt học trò, những đôi mắt còn đầy mơ ước, những nụ cười còn sáng tin yêụ Chúng to lớn hơn tôi, cao hơn tôi và chúng vờ hiền lành ngồi đó. Tôi bỏ ngoài tai những tiếng xì xào nho nhỏ:

-Cô xinh quá há tụi bâỵ
-Cô giảng bài có duyên quá cô ơị

Hai giờ căng thẳng luôn luôn phải nghiêm trang, để làm oai với học trò. Điệu này mình đến thành bà già thật cho coị Hết một giờ, chúng đòi nghỉ giải lao, tôi không cho cũng đành phải chịụ Một vài đứa đứng lên dơ tay làm hiệu rồi ra khỏi lớp. Tôi đành chống tay ngồi chờ đành nhìn từng khuôn mặt mà đoán tướng. Quốc tóc dài như nghệ sĩ. Hùng có nước da trắng như con gáị Châu có đôi mắt ngơ ngác vô tội như trẻ con, dù cao hơn cô cả cái đầụ Vĩnh Phan hay cười tủm tỉm...bây giờ ngồi đây, mai sau mỗi đứa có một cuộc đờị Mai sau đứa ngậm cười chua chát, đứa nghênh ngang danh vọng. Tôi đã từng ngồi dưới đó, từng mơ ước thật nhiều, thật mênh mông. Và không bao giờ tôi nghĩ đến tiền bạc sinh kế. Những thứ đó không đáng để ý, trong đầu chúng bây giờ đầy mộng vá trời lấp biển.

Tôi bước xuống bục đi dọc theo lớp học. Quốc nhỏm người lên:
-Cô ơi cô, sao lại mắt xanh mà không mắt đen. Kiều có phải người Pháp đâu mà mắt xanh? Phải tả Kiều mắt đen nhánh như cô mới đúng.

Tôi mong được đỏ âu hai má, nhưng tôi phải làm nghiêm:
-Em chưa hiểu ý Nguyễn Du đấy, người Á đông có đôi mắt lạ lùng lắm, một sự hoà hợp kỳ diệu giữa màu đen và màu xanh, Quốc nhìn thử mắt người bên cạnh đi, thấy mầu xanh của mắt chưả

Quốc nhìn Vĩnh Phát rồi lắc đầu:
-Hắn hút thuốc nhiều quá mắt đỏ rồi cô ơị

Vĩnh Phát đứng lên:
-Em thấy rồi, mắt cô xanh, xanh kinh khủng. Đen và xanh. Phải chi cô đừng là cô của tụi em.

Tôi ngán thầm lũ học trò nhà giàu, coi thầy cô như rác. Cũng may tụi hắn lớn rồi nên cỏ vẻ hiểu hiết không phá phách nhiều như lớp nhỏ. Tôi dạy Việt Văn cho một lớp Đệ tam con traị

Quốc cao giọng:
-Thưa cô, em hiểu rồi, nhìn mắt cô tụi em hiểu câu thơ của Nguyễn Dụ

Tôi im lặng quay lên:
-Chúng ta tiếp tục, lật vở ra đị

Chúng lắc đầu:
-Nghỉ ít quá cô ơi, sao cô không câu giờ cho đỡ ốm hở cô? Mấy thầy khác nghỉ cả nửa giờ đó cô.

Tôi lắc đầu:
-Tôi hơi buồn câu nói đó của em.

Quốc nói:
-Em xin lỗi cô thay bạn em. Giáo sư không phải ai cũng giảng bài cả giờ như cô đâụ Tụi nó qúi cô nên mới nói thế.

Tôi lắc đầu nhč nhẹ, tiếng lào xào vẫn còn nho nhỏ. Chúng nhìn áo tôi, chúng nhìn cả đôi hài cườm. Đi dạy học tôi cũng phải cẩn thận áo quần, xấu không được, đẹp cũng khổ. Nhiều hôm mặt mốt mới vào lớp học trò nhất định đứng nghiêm như chào cờ. Dơ tay rồi chúng vẫn đứng ngẩn ngơ như ngỗng trời nhìn mâỵ Tôi ngạc nhiên hỏi:

-Sao các em không ngồi xuống?

Chúng nhao nhao:
-Thưa cô tụi em mãi ngắm cô.

Tôi lại lắc đầụ Một đứa cao lênh khênh từ từ đi lên, rút chiếc khăn tay mới tinh ra lau bảng thật tình. Tôi than:
-Em phí của quá.

Nó cười hiền:
-Thưa cô, tại tụi em quí cô.

Từ đó trở đi tôi không dám khen cái nết hào hoa kỳ cục ấy của học trò tôi nữạ Tôi phải tự sắm cho mình một miếng mút màu trắng giao cho một em bàn đầụ Chúng bàn với nhau:

-Cô thích màu trắng tụi bây ơi, cô hay mặc áo trắng, hay đi giày trắng.

Tôi tiếp tục giảng thơ người xưạ Những giòng thơ thì đẹp, đẹp như mây hồng trôi ngoài kiạ Những lời thơ êm đẹp như gió thoảng, nhưng lòng mình thì nghìn trùng lớp lớp mây đan rốị Có những đôi mắt còn đầy mộng mị làm tôi xao xuyến mỗi khi bắt gặp. Có những lời nói làm mình xúc động đến bâng khuâng. Tôi yêu Nguyễn Du, một Nguyễn du đa tình, một Nguyễn Du khí kháị Người đâu có người tình si ngây ngất, dệt thơ đẹp như mộng. Tôi thích đọc thơ Kiềụ Nên tôi giảng như say, nói như mê và vì tôi mê nên học trò cũng mê theo, quên phá phách, quên làm ồn. Bí quyết sư phạm của tôi thật giản dị, tôi mê vấn đề tôi dạy, học trò mê theo và lớp mê, cái gì cũng mê say, cái gì cũng yêụ Một mái tóc thề của những cô gái Huế, một vạt áo trắng vờn trong gió bay đủ cho tôi thương cả buổi chiều xứ Huế, đủ cho tôi say sưa một chiềụ

Giả thử bây giờ đem cả kho tàng châu ngọc đổi lấy lòng đam mê của tôi, chắc tôi đành lắc đầụ Đời không đam mê thì đời không nước mắt, không buồn không khổ. Nhưng thiếu nước mắt, vắng xa nổi buồn, chắc tôi không còn là tôị Không còn là mình, chắc tôi phát điên.

Tôi ngông nên tôi nói với học trò ý nghĩ này của tôi:
-Một ngày nào đó mình không còn là mình, mình giống như mọi ngườị Mình đứng cạnh mọi người như những con búp bê làm hàng loạt giống nhau bày trong tủ kính. Các em nghĩ saỏ Nghệ thuật, văn chương, hội hoạ có còn hiện diện nữa không? giả thử bây giờ tôi bị bệnh tôi mất hết cảm xúc, đọc một đoạn thơ hay không hiểu, đọc một câu văn tuyệt vời cũng không hiểu, nhìn buổi chiều không biết là đẹp, không nhìn thấy buổi trưa đẹp. Họ sẽ cằn khô như sỏi đá. Tôi nghĩ, đi học là tập cho mình biết cảm xúc, biết thưởng thức.

Vĩnh Phát đứng lên:
-Hoan hô cô, chưa ai nói lạ như cô.

Tôi dơ ngón trỏ trên môị Chúng đành xì xào:
-Chứ không phải để thị đố để được hoãn dịch hở cô?

Tôi chớp mắt, tôi bối rối rồị Học trò thực tế và khôn hơn cô giáọ Chuông điện rung. Ngày xưa tôi đi học ngôi trường nhỏ bé của tôi nó trống. Tiếng trống ấm vang và như nỗi hồn nhiên tuổi thơ ngày ấỵ Bây giờ học trò tôi vào lớp và chào về nhà theo tiếng chuông điện, thiếu âm thanh ngày nhỏ căng đầy mơ ước. Không hiểu sao tôi vẫn nhớ, vẫn thčm tiếng trống tùng tùng trên lớp da căng. giữa tôi và những người ngồi dưới hình như đã xa nhau, dù vài năm tuổi vẫn cứ xạ Họ băn khoăn hơn tôi ngày nhỏ, họ thực tế và khôn ngoan hơn.

Tôi chậm rãi ra về. Hành lang lao nhao tiếng cười tiếng nóị Tôi một mình trên con đường êm đềm bóng câỵ Buồn về theo cơn gió từ giòng sông đưa lên. Chiều nay lại phải đi mượn cours về chép. Chữ mình xấu viết bảng còn thua cả học trò, chép cours không ai đọc nổị Cho mượn không được, chỉ tài đi mượn thấy hổ thẹn làm saỏ

Tiếng gọi khẽ sau lưng tôi:
-Cô!

Tôi quay lại mỉm cười:
-Ŕ Toàn.

Toàn là cậu học trò thâm trầm nhất lớp tôi phụ trách. Toàn cao lớn, tóc để dài, đôi mắt mộng mị và nụ cười hồn nhiên. Toàn ít tham dự những cuộc tranh luận trong lớp, hình như Toàn ngồi nhìn tôi nhiều hơn là nóị Thỉnh thoảng Toàn cố tình bắt tôi chú ý bằng cách trầm ngâm hút thuốc khi tôi giảng bàị Tôi để mặc Toàn với thái độ của Toàn.
-Nhà em gần nhà cô, cô ạ, ngày nào em cũng đi bộ theo cô hết.

Tôi lơ đễnh:
-Thế hả? Sao học có vui không?

Toàn cười:
-Giờ cô thì vui, xúc động đúng hơn, còn thì nản không chịu được.

Tôi mỉm cười:
-Cám ơn em, nhưng cô không tin đâụ Cô có thấy em nghe giảng bao giờ đâủ

Toàn lúng túng:
-Em vẫn nghe đấy chứ, nhưng em buồn...
-Buồn! chuyện gì đó?
-Cô không thể giúp gì được cho em cả.

Tôi lảng chuyện:
-Sang năm Toàn thi rồi phải không?
-Thưa cô vâng.
-Phải gắng học nhỡ thi rớt phiền lắm.

Toàn cười:
-Em sẽ đậu nếu cô muốn em đậụ

Tôi nghiêng mắt ngó Toàn:
Đĩ nhiên tôi muốn em thi đậu chứ. Có người nào không muốn học trò mình không đậu đâủ

Toàn thở dài:
-Cô chẳng hiểu gì em cả, vậy mà tụi nó đồn cô thông minh và tế nhị nhất trường?

Toàn đi bên tôi, thênh thang cao lớn, thênh thang nụ cườị Sách vở vo tròn trong tay, tôi nghiêm mặt:

-Em chẳng có vẻ học trò gì cả Toàn ạ, ngày nhỏ đi học tôi luôn luôn có một cái cặp.

Toàn trầm giọng, tiếng nói bị vỡ. Toàn đang ở lưng chừng sườn núi của một đời ngườị Toàn chưa hẳn là đàn ông và Toàn cũng không còn là con nít.
-Nếu cô thích ngày mai cô sẽ thấy em có cặp.
-Phải giữ gìn sách vở học mới được em ạ.

Toàn triết lý:
-Cũng như phải giữ gìn tình yêu, mới là người biết yêu phải không cô.

Tôi nghiêm trang:
-Em còn nhỏ lắm, mười lăm chưả

Toàn kiêu hãnh:
-Thưa cô em mười sáụ Em hỏi kỹ người ta rồi, cô hơn em có ba tuổị

Tôi bình thản:
-Ghê học trò đời nay điều tra thầy cô hơi kỹ đấy nhé. Thôi em về nghe Toàn.

Toàn chào tôi rồi lầm lũi bỏ đị Tôi thở dài bước vào con ngỏ trải sỏi trắng. Buổi trưa nắng vàng rực từng sóng nắng len qua lá câỵ Lá xanh chia nắng thành ô nhỏ lung linh và êm ả. Ngôi nhà có tầng ngói đỏ nằm trong lùm câỵ Chim sẻ ríu rít bay trên caọ Tôi thẫn thờ leo từng bậc thềm, bở chưa thấy xe chàng. Chàng biệt tăm nữa rồi, người đâu như bóng chim biền biệt thôị

Tôi ăn cơm cho qua bữa, món Huế cái gì cũng caỵ Ớt nhiều trong da thịt tim gan nên nhập tịch làm gái Huế rồi tình yêu tôi cũng cay đỏ như ớt thôị
Con gái Huế ăn xong má hồng môi tươi hẳn lên.

Tôi lên lầu ngắm nhìn giòng sông, nước sông lấp láy vàng nhìn đến chảy nước mắt vẫn không muốn quay vàọ Nhìn đến ngậm ngùi, giòng sông xa vắng chảy, xa xa những con đò nhỏ hờ hững trôi, xa xa những đỉnh núi đậm nét dưới mây xanh ngắt. Tiếng rao quà ê a như một câu hát cất lên tan trong gió thoảng. Tiếng thở nào đây mơ hồ trong nắng trưả Tiếng chim hót véo von. Lòng tôi thoắt bay cao ngút ngàn đỉnh nhớ. Lòng tôi thoắt tham lam vô bờ, thoắt thčm khát đến không cùng một tiếng thở của người tình bên gáy mềm mướt lông tơ. Tình yêu là một trang sức kỳ diệu nhất Trời dành cho đàn bà. Không phấn son nào sánh bằng nụ hôn người yêụ Đàn bà nhất định đẹp khi được yêu và yêụ Càng yêu say đắm nhan sắc càng mặn mà. Tôi không có tình yêu, mười chín tuổi chưa hôn một người đàn ông nào, nên tôi khô khan như bà giáo già, nên tôi héo hắt như cây khô.

Thẻo chạy lên:
-Cô Trang, có thư nč.

Tôi quay lại:
-Thật không? Thư của ai đó Thẻỏ
-Biết mô được cô, em có biết đọc mô, thư xanh đàng hoàng.
-Không biết đọc sao em biết lá thư của tôỉ
-Nhà ni không bao giờ có thư gửi về nhà cả, thư gửi về bên trường, chắc chắn của cô rồị
-Đâu đưa tôi coị

Tôi nhìn xuống phong bì đầỵ Thẻo hỏi:
-Đúng của cô không?

Tôi gật đầu:
-Cám ơn Thẻo, của tôi, có quà cho em ở trong sắc ấỵ

Thẻo đi xuống tôi lấy kéo cắt thư, tôi không nhận ra nét chữ người quen thân nàỏ

Đọc những giòng đầu tiên tôi ngạc nhiên lật trang cuối cùng rồi thẫn thờ leo lên giường:

Huế ngày.....

Cô,
Chắc cô ngạc nhiên rất nhiều khi nhận được lá thư nàỵ Em hình dung ra vẻ ngạc nhiên của cô từ bây giờ, và em xúc động run cả taỵ

Trước hết, em mong cô đọc hết lá thư này, bởi em đã viết với những rung động chân thành nhất của một thằng con trai mới lớn. Toàn đây, cô có hình dung ra Toàn không? Toàn buồn cô lắm, nên Toàn phải viết cho cô, không viết cho cô Toàn phát điên mất cô ạ.

Mạc Tố Trang, Toàn thích tên cô, Toàn chưa gặp người con gái nào có dáng dấp lạ lùng như cô. Cô giản dị nhưng vẫn quý phái, kiêu hãnh nhưng vẫn hiền. Cô đẹp và xinh. Mạc Tố Trang, em viết hoài tên cô trên giấy, cô tin không?

Ồ, em định viết nhiều lắm nhưng không hiểu sao bây giờ em không biết viết gì nữạ

Buồn ghê, đời có lắm điều muốn nói mà không nói được. Đời có một người tình yêu thiết tha mà không dám yêụ Đời có một người đam mê nhưng phải ngoảng mặt.

Cô nổi tiếng là thông minh, cô thi chi đậu nấy học giỏi nổi tiếng, cô có hiểu Toàn muốn nói gì không?

Nhiều hôm Toàn đi đi lại lại trước nhà cô. Nhìn cô hàng giờ mặc áo trắng mơ mộng trên balcon mà cô không biết. Hình như đôi mắt cô nhìn quá xa, đôi mắt cô không bao giờ nhìn thấy Toàn. Cô có một hình bóng một chân trời của riêng cô và em thì có lẽ suốt đời ngóng đợi cô một lần nhìn nhaụ

Tình yêu là bóng, không bao giờ thật. Cái gì thật không phải là tình yêụ Biết thế rồi mà sao Toàn cứ xót xạ Người yêu mà ta ôm được vào lòng, người yêu mà ta có được, không còn là người yêủ Phải không cô? Hay em lầm?

Toàn biết không bao giờ cô trả lời cho Toàn nhưng Toàn cứ hỏi như bao nhiêu lần Toàn hỏi cô đều cườị Cô coi Toàn như trẻ con phải không cô? Chua chát thật những gì Toàn nói với cô, với Toàn thiêng liêng biết mấy, nhưng với cô chỉ đáng để nhận một nụ cườị Nụ cười cô thật hiền, thật ngọt, nhưng lòng em đau đớn, nhưng tim em nát tan

Toàn viết loanh quanh vì tình yêu cũng loanh quanh không đầu không cuốị Không biết Toàn bắt đầu nhào vào cơn lốc êm đềm này từ bao giờ. Và bởi tình yêu là một vòng tròn, như Thượng Đế vẫn được tượng trưng bằng một vòng tròn, nên tình yêu vô thủy vô chung và bất diện như vòng tròn, như Thượng Đế.

Mạc Tố Trang.

Không ai cấm em viết tên cô, Không ai có quyền cấm, dù người đó là cô, người em quí trọng nhất trên cői đời nàỵ Một mình cô thôi, đủ cho em chất ngất, đủ cho em sống, đủ cho em buồn.

Cô,
Đừng nói em điên. Một thằng bạn đã bảo em điên khi em viết đầy tên Mạc Tố Trang. Ai biểu tên cô nghe như một cung đàn, ai biểu tên cô cũng nghe như một tiếng thở để một hôm giáo sư Việt văn cũ đi lính, Frčre Giám học báo tin cho tụi em biết sẽ có một nữ giáo sư tuổi trẻ tài cao phụ trách dạy tụi em. Tên cô là Mạc Tố Trang. Em lạnh người, tên cô làm em bàng hoàng và dáng dấp cô, nụ cười hiền chiếc răng khểnh, bàn tay đẹp như bàn tay hoàng hậu càng làm em chất ngất lao đaọ

Thôi rồi, từ nay em tự giam cầm em trong đôi mắt cô, đời em đóng khung trong tên cô. Tương lai em nằm trong bàn tay nőn nà mười ngón hồng xinh.

Mạc Tố Trang, em mất ngủ vì ba chữ này đây cô tin không?

Đỗ Toàn.

tinhbanvatoi

Tôi thở dài, khép hờ hai mi mắt. Lòng tôi chìm lắng như nốt đàn chùng. Thân thể tôi nhẹ tênh trên drap trắng. Thư tình của học trò. Đời có cuộc tình lạ như giấc chiêm baỏ Tôi không cười được nữa, lá thư của Toàn không thể được trả lời bằng một nụ cườỉ Nhưng trả lại cho em những gì nữa đâỷ

Ngày mai có hai giờ, tôi sẽ đối xứ thế nào với Toàn hay là bỏ dạỷ Bỏ dạy tiền đâu để tiếp tục học? Tiền đâu mua sách, mua áo đẹp và ngày hai bữa cơm?

Toàn đẹp trai, trên trung bình thứ hạng những đứa con trai đẹp trai, nhưng Toàn chưa phải là đàn ông? Tôi se sắt gượng cườị Đời hết người yêu mình, nên trẻ con yêủ Thuở nào còn bé tóc cột nơ hồng, môi chúm chím ngậm ô mai, tôi cũng thường yêu vu vơ thầy giáo tôị Toàn cũng vậy rồi Toàn cũng quên lãng, rồi tình bay lên cao như khói sương, rôì em sẽ lớn lên sẽ bước xuống đời với những cuộc tình đắm mê hơn, ngọt ngào hơn, có phải không em, cậu học trò ghê gớm của tôỉ

Đành mỉm cười nếu ngày mai em lại đi theo tôị

Thẻo lại chạy lên nghiêm trọng dơ ngón tay:
-Cô ơi có khách.

Tôi cười:
-Gì mà dữ vậy, làm người ta hết hồn tưởng anh Phong về chứ. Ai vậỷ
-Khách.
-Thì ai không biết là khách nhưng khách của aỉ
-Của cô, em đoán của cô và em đoán đúng phóc.

Tôi dậm chân:
-Trời ơi, tôi hỏi aỉ Nói vòng vo hoài chẳng hiểu gì hết, con khỉ ơị
-Biết à, nghe người ta hỏi cô em chạy lên cho cô biết, chứ bộ hỏi ông là ai lỡ người ta giận thì saọ Mặt mày coi bộ sáng sủa lắm cô ơị

Tôi thở dài:
-Thôi được nói họ chờ tôi một chút đừng làm rộn để ông bà ngủ nghe chưả

Thẻo lật đật đi xuống. Tôi gỡ tóc trước gương không biết ai đến thăm giờ nàỷ Mỏi mệt còn lảng vảng trên mắt môi buồn buồn, Dạy có hai giờ mà sao mệt đến thế. Mình thật tệ, héo sầu như cải úa thế này tụi học trò lại ngạo cô xinh cô đẹp. Với tôi chỉ có vợ chàng là đẹp thôị Nàng đẹp nên chàng mới mê như điếu đổ, mới yêu ngông cuồng, mới say ngất ngưởng nuôi con của nàng cứ ngỡ là con mình!

Da tôi mét quá di tích của những ngày thơ ấu thiếu ăn vì không đủ ba đủ mẹ đâỵ Mai mốt mình có con, mình cho nó ăn thật đúng ca-lô, để lớn lên nó mát da mát thịt như vợ chàng. Đời giờ đàn ông hết mê vẻ đẹp thanh qúi, mảnh mai như thân liễụ

Từng bậc thang gỗ qúi bóng đen. Tôi vén rčm cửa phòng khách để sững sờ kêu lên:
-Thầy!

Thịnh cười đôi mắt lung linh sau mắt kính:
-Trang đang ngủ phải không? Tôi đến hơi sớm vì sợ đến muộn Trang đi vắng.
Đạ không, cũng trễ rồi chứ thầy, gần ba giờ rồị
-Tôi vừa ở phi trường về.

Tôi thắc mắc:
-Sao thầy biết nhà Trang ở hay quá vậỷ

Thịnh mỉm cười:
-Huế đâu có to gì, cùng một con đường mà Trang?
-Phục thầy thật.

Thịnh nghiêm trang:
-Tôi có chuyện cần nói với Trang, Trang rảnh không?

Tôi ngần ngại:
Đạ rảnh, nhưng mà...
-Nhưng mà sao Trang? Tôi vừa ra đến tìm Trang ngay, Trang không đoán được chuyện quan trọng à?

Tôi cúi đầu:
Đạ nhưng...
-Trang, mình đi dạo một vòng, có khó khăn gì đâu, hôm nay Trang không có giờ học chiều phải không?

Tôi e dč:
-Hay thầy đợi Trang ở đầu ngő, được không thầỵ

Thịnh thông cảm:
-Được tôi chờ Trang ở cổng Đồng Khánh nhé.

Thịnh đi rồi, tôi giả vờ bình thản lên lầu, rồi kín đáo mặc áo, không quên mang theo vài quyển sách như đi học.

Thẻo thì thào:
-Ổng về rồi hở cô?
-Ừ về rồị
-Cô đi học hở cô.
-Chứ đi đâu nữa, hỏi kỳ chưả

Thẻo cười, con bé thật lẩm cẩm nhưng thật dễ thương. Tôi nhìn trước nhìn sau rồi leo vội lên xe thịnh. Thịnh cười:
-Trang sợ ai vậy Trang?

Tôi không trả lời câu hỏi của Thịnh, tôi băn khoăn:
-Chuyện gì quan trọng thầy, thầy làm Trang sợ ghê.

Thịnh phớt tỉnh như không:
-Nhớ Trang nên bắt cóc Trang đi, mình vào mật khu ở nghe Trang.

Tôi hơi ngượng:
-Chịu thôi thầỵ
-Mật khu đẹp lắm, Trang không biết à, trăng rừng này, suối trong này, rồi đồng cỏ rồi rừng thưa, ở đó tha hồ mà...

Tôi nheo mắt:
-Tha hồ mà đọc sách, phải không thầỷ

Thịnh lắc đầu:
-Không phải đọc sách, thú vị hơn đọc sách nữa kiạ

-Trang tưởng với thầy chỉ đọc sách là nhất kia chứ.
-Trước kia thì đúng nhưng bây giờ thì saị Bây giờ, đố Trang biết tôi mê ai hơn sách đấỵ

Tôi ngượng nghịu:
-Trang chịu thôị

Thịnh nói nhỏ:
-Tôi nhớ Trang, tôi không ngờ Trang ạ. Một tuần không ra Huế dài như một thế kỷ.
-...

Thịnh trầm ngâm:
-Sao Trang im lặng hoài vậy Trang?
Đạ...

Thịnh trìu mến:
-Trang hơi gầy có lẽ tại Trang dạy học chưa quen.
-Ửa Trang đi dạy à?
Đạ Trang mới dạy được một tháng.

Thịnh im lặng rôì thở dài:
-Vừa đi học vừa đi dạy, anh sợ Trang mất sức quá.

Tôi cưòi vu vơ:
-Làm phiến gia đình hoài Trang không muốn.

Thịnh có vẻ suy nghĩ một cái gì rất nghiêm trọng, tôi lơ đãng nhìn ra xạ Thành phố lùi dần sau lưng. Gió bắt đầu thênh thang, hai bên ruộng đồng xanh êm, lúa non và tre xanh. Hai bên làng mạc và những cồn cát nhỏ. Tay Thịnh hững hờ đặt trên vô lăng, tóc loà xoà theo chiều gió baỵ Lòng tôi bình lặng như nước sông, không thấy sóng gió, không thấy lao đao như khi ngồi bên Phong. Yên bình, chỉ thấy một sự yên bình và lặng lẽ. Cuộc đời Thịnh cũng yên bình hơn đời gian nan của Phong. Tôi cảm nhận lòng mình, tôi không dám nhìn tôi khi ngồi bên Thịnh. Khoảng cách nào xa xăm mà lòng mình nghìn trùng cách biệt thế này hở anh?

Thịnh nói:
-Không nên đi xa quá em ạ, nguy hiểm mình vào thăm ngôi nhà mát của cụ ngày xưa Trang nhé. Hy vọng hôm nay vắng người để anh nói với em một chuyện.

Con đường tráng nhựa êm ái và xinh xắn. Đường anh đưa em đi, len giữa lúa xanh, nhưng đường tình nào để chúng mình yêu nhau êm đềm như thế nàỵ Lúa non lăn lăn chạy xa tít, núi đồi thoai thoải ngã mình dưới bóng mâỵ Tôi đợi tôi xôn xao, tôi mong chờ cảm giác lao đao, tôi mong tim tôi đập và hồn chất ngất tình si dạị

Yên bình, vẫn còn đầy một sự yên bình. Tôi không ngửi thấy mùi hương thơm đàn ông, tôi chưa cảm thấy mùi mồ hôi của Thịnh. Mênh mông quá, xa cách quá. Và tôi vẫn ngồi xa xao với Thịnh. Thịnh ngừng xe trước những mái nhà tranh, những cầu gỗ bắc trên lạnh nước, những hòn non bộ tượng trưng núi sông trong trí tưởng một sĩ phu thất chí. Thịnh nắm lấy tay tôị Tôi để yên tay mình trong tay Thịnh, để xót xa thấy rằng lòng tôi vẫn phẳng lặng như mặt hồ mùa thụ

-Trang!
Đạ.
-Đừng dạ bởi vì tôi yêu em mất rồi, anh yêu em rồi Trang ơị

Tôi khe khẽ thở dài, Thịnh tha thiết:
-Về Sàigòn mấy lần anh định viết thư cho em, nhưng anh dằn lòng, anh nhất định phải nói với em. Anh không ngờ rằng anh còn yêu được một người con gái Trang ạ. Anh tưởng tình yêu là một cái gì tàn lụi, đã khô cằn trong anh. Anh thấy nhớ em từng giờ, lạ ghê. Anh bồn chồn không yên, anh đi ra đi vào, anh yêu em, em tin không hả Trang?

Tôi gật đầu nhưng không nói, Thịnh vẫn say sưa:
-Anh lớn rồi, đã đến lúc phải sống cho anh. Chúng mình sẽ sống cho nhau, anh sẽ nói với mẹ nếu em bằng lòng. Anh tin là mẹ sẽ vui ghê lắm, mẹ đang chờ anh em ạ. Mẹ sẽ bằng lòng với một cô dâu ngoan như em. Trang, em nghĩ saỏ Đừng ngại, anh dư sức nuôi em học, nếu em thích. Không thì ở nhà đi ra đi vào đợi anh về.

Tôi bối rối:
-Đừng nói nữa, em van anh...

Thịnh ngơ ngác:
-Sao vậy Trang?

Tôi lúng túng rút tay về:
-Trang, Trang sợ...

Thịnh đắm đuối:
-Anh làm gì đâu mà em sợ.
-Đẹp ghê anh nhỉ, em mà có cái nhà như thế thì tuyệt quá.
-Nhà ông Cẩn không đẹp sao được. Đừng nói chuyện đó, nói chuyện tình yêu đi em.

Tôi đi trên cầu gỗ, hồ nước lặng lờ, ruộng đồng xa xạ Tôi mơ mộng:
-Hình như đứng đây nghe được tiếng sóng vỗ ở Thuận An thầy nhỉ.
-Lại thầy nữa rồi, Trang khôn thật, nhắc khéo anh phải không?

Tôi cười bâng khuâng:
Đạ đâu có.

Thịnh kể:
-Trang kín đáo quá, hay Trang không tin anh? Anh phải làm gì cho em tin đâỷ
Đạ không phải Trang không tin thầy, điều bất ngờ quá. Trang không bao giờ nghĩ đến chuyện...

Thịnh kể lể:
-Anh cũng không ngờ anh, hơn ba chục tuổi đầu như anh còn có những ngày si tình như một cậu bé. Đàn ông tuổi anh thường rất sợ lấy vợ, sợ trách nhiệm, nên yêu được em, anh nghĩ phải tính chuyện hôn nhân càng sớm càng tốt.
-Nhưng Trang học chưa xong, hơn nữa...
-Học Văn khoa mà lo gì cô bé? Ờ sao em không học Dược hay Y khoa cho khác nghề anh một chút?
-Trang không thích. Luật khoa hay Văn khoa có vẻ đại học hơn. Y Dược hạn chế nên hết tính chất đại học.

Thịnh tò mò:
-Lạ nhỉ, thế Văn khoa có vẻ đại học ở chỗ nào hở Trang?
-Đại học có nghĩa là chọn lựa theo khả năng và ý thức của mình, vì vậy Trang nghĩ Văn khoa nhận mọi người vào học có nghĩa là theo đúng truyền thống đại học. Đi học với tâm trạng phục thầy mình vẫn dễ chịu hơn.
-Bộ mấy ông thầy bên Y khoa không đáng kính?
-Trang không biết, nhưng thấy họ hạn chế sinh viên vào học. Trang không hiểu tại sao, chắc chắn họ dư biết tinh thần đại học phải tự do và cởi mở. Họ hạn chế vì thiếu phương tiên. Trang không rő, điều Trang thấy không thích những người dạy đại học đi sai ý nghĩa của đại học.

Tôi ngừng lại nhìn Thịnh có vẻ suy nghĩ rồi tiếp:
-Trang hỏi thầy nhé, giả thử mấy ông Văn khoa, Luật khoa cũng bắt sinh viên thi vào để hạn chế như mấy đại học kia thì những đứa nghčo như tụi em đành bỏ học à? Học gầy người mới đậu nổi cái bằng tú tài, rồi không có chỗ học theo đúng ý thích mình. Thầy không thấy tội nghiệp cho tụi em à? Người lớn như thầy sướng hơn tụi em nhiều, học bên Tây về nước dạy học tụi em đi học khổ trăm điều lo trăm chuyện.

Thịnh trìu mến:
-Trang có vẻ giận người lớn nhỉ?
-Chả dám đâu ạ, cuộc đời em nằm trong tay người lớn mà anh. Nhưng anh lảng chuyện rồi, anh trả lời câu hỏi của Trang đi chứ.
-Trang hỏi gì nhỉ?

Tôi dằn dỗi:
-Thôi, Trang không nói nữa, anh có thčm nghe đâụ
-Thôi cho anh xin, anh thčm nghe muốn chết chứ không thčm.
-Anh trả lời đi, bộ đi học cũng là quyền của một số người giàu thôi saỏ Hễ nghčo thì không có quyền đi học đúng như sở thích mình nữạ Lỡ em có khiếu về y khoa mà nhà em nghčo thì saỏ

Thịnh mỉm cười:
-Để anh làm tổng trưởng rồi anh trả lời cho em saụ
Tôi thở dài:
-Người lớn khôn quá, chỉ khổ tụi em thôị Anh không trả lời thì em tự trả lời cho em vậỵ

Thịnh tò mò:
-Nghĩa là sao...
-Trang biết tại sao họ hạn chế kiềm tỏa sinh viên rồị Họ ích kỷ nói rő hơn họ bảo vệ quyền lợi của con cháu họ, những ông bà bác sĩ, họ nghe theo sức mạnh đồng tiền. Văn hóa cũng có nghĩa là tiền. Nếu để tự do cho mọi từng lớp tiến lên, quyền lợi của họ bị san sẽ, dĩ nhiên họ thiệt thòị Nếu mọi người được tự do học hành, những ngài tiến sĩ, ngài Thạc sĩ sẽ trở về với bản chất thật của họ, nghĩa là họ chẳng có gì hết. Huyền thoại sẽ không còn là huyền thoạị tất cả chỉ là con số không. Em thích những bậc thầy của em thật là thầy như Socrate chẳng hạn. Biết ai hơn aỉ Sự hiểu biết cũng phải được chia sẽ. Em yêu một người con trai nghčo hơn thầy, nhưng biết mơ ước sự chia sẽ.

Thịnh giật mình:
-Trang nói saỏ Trang có người yêu rồỉ

Tôi bối rối đáng nhẽ tôi nên dấu Thịnh, tôi hết khôn ngoan rồị Tôi gật đầu:
Đạ. Trang yêu người ta thì đúng hơn, người ta không yêu Trang.

Thịnh bình thản:
-Người ấy không biết Trang yêu họ?

Tôi thẫn thờ:
-Anh ấy có vợ rồị

Thịnh thẳng thắn:
-Như vậy anh có quyền hy vọng phải không Trang?

Tôi cảm động:
-Bộ thầy, thầy tính yêu Trang thật?

Thịnh kêu trời:
-Trời đất, Trang tưởng tôi đùa saỏ Già đời như tôi còn đùa với tình yêủ

Tôi vân vê tà áo:
-Trang vừa nghčo vừa học dốt. Trang nghĩ một người danh vọng như anh, lại giàu có, anh không thể nhìn tới một đứa con gái như Trang. Trang vô cùng xúc động, nhưng..
-Nhưng saỏ
-Trang không xứng đáng. Trang kính trọng thầy, ơ anh, nhưng Trang không dám với cao quá. Anh Thịnh hãy biết rằng Trang cảm kích tình an. Trang kính nể anh, anh tin không?

Thịnh lắc đầu:
-Trang trả lời vòng quanh rồi nhé.

Tôi cười nhẹ:
-Vì Trang sợ anh.
-Anh làm gì mà Trang sợ anh?
-Trang cũng không biết nữa, có lẽ vì lòng kính mến mà Trang đã dành cho anh.

Thịnh đắn đo:
-Anh muốn biết Trang có yêu anh không, thế thôi, những e ngại kia không đáng kể.

Tôi chớp mắt nhìn Thịnh. Một người con gái như tôi được một giáo sư yêu thương, còn gì để ngại ngần nữa đâủ Có thể nói đây là một dịp may cho tôị Tôi không đủ can đảm lắm đâụ Không bao giờ tôi đủ can đảm, bởi đàn bà ai cũng ham danh vọng, ham địa vị và ham tiền. Thịnh sẽ cho tôi những thứ đó. Tôi diễm phúc thế này saỏ Nhưng còn Phong? Còn tình yêu đằm thắm mà tôi đã dâng cho chàng?

Tôi không can đảm từ chối tình yêu của Thịnh, nhưng tôi không cảm thấy xôn xao mê đắm khi ngồi bên Thịnh. Lòng tôi êm ả quá, bình lặng quá.Thịnh hỏi:
-Em nghĩ gì đó? Sao không trả lời cho anh.

Thịnh vụt nắm lấy tay tôị Chàng bóp nhẹ nhẹ những ngón tay gầy của tôị Mắt chàng tìm mắt tôi, nhưng tôi trốn. Cảm xúc đã bay theo với Phong rồị Chỉ mình chàng làm tôi run rẩy, làm tôi ngất ngâỵ Tôi không nghĩ đến Thịnh. Tôi không nhìn thấy Thịnh, tôi khép hai bờ mi buồn để nhớ Phong xót xạ Tay tôi nắm với tay Thịnh, nhưng hồn tôi lao đao nhớ ngườị Tội nghiệp cho tôi, và cũng tội nghiệp cho Thịnh.

Tôi hčn thật, tôi tồi tệ thật, sao không lắc đầu sao không từ chối dứt khoát rằng em không yêu anh. Suốt đời có lẽ em chỉ yêu một người ấỵ Rồi mình cũng gian dối với tình yêu như aị Mình không yêu nhưng vẫn muốn yêụ Tôi hổ thẹn nên cúi đầu xuống. Đôi mắt Thịnh thẳng thắn qua, so với chàng tôi thật nhơ bẩn. Cuối cùng chỉ vì bằng cấp của Thịnh vì điạ vị của Thịnh nên tôi để nguyên tay tôi trong tay chàng? Tình yêu không còn nữạ Không còn tình yêu thì mọi sự mặc màu sắc khác không cao quí nữạ

Tôi quay đi, tôi không dám nhìn Thịnh. Thịnh buồn bã:
-Em khó hiểu quá Trang ạ. Đừng làm em buồn.

Tôi rưng rưng nước mắt:
-Mình về đi anh.

Thịnh đắm đuối:
-Anh thích ngồi bên em suốt ngày và suốt đờị

Tôi thở dài:
-Thú thật. Trang bị cái địa vị anh làm choáng người làm ngợp mắt. Nếu Trang có gật đầu thì anh hãy hiểu rằng chỉ vì anh là giáo sư. Anh nên khinh Trang hơn là yêu Trang anh ạ. Gia đình Trang nghčo, lấy anh là yên một bề, trúng số lớn, trúng số suốt đời, làm sao Trang đủ can đảm từ chối hở anh?

Thịnh suy tư:
-Em thẳng thắn lắm anh phục em. Trang, ước gì anh có một người vợ như em. Bởi đã nói như vậy em sẽ không bao giờ lừa dối anh.

Tôi lắc đầu:
-Không anh lầm rồi, em tầm thường lắm, em ham tiền ham địa vị của anh nên mới trčo lên xe đi chơi với anh, những người con trai khác rủ được em đi thật khó lắm chỉ vì họ không phải là giáo sư, một giáo sư đại học như anh.

Thịnh thở dài:
-Anh cấm em nói như thế nữa, anh cũng là người như em, anh có dịp nên học được. Không có gì tài giỏi cả, em vừa nói những ngài tiến sĩ những ngài thạc sĩ thật sự là những con số không kia mà. Trước mặt thượng đế ai cũng như nhaụ

Tôi cười buồn:
-Đó là em lý luận, đứng trước mặt Thượng Đế ai cũng như nhau, nhưng trước mặt đàn bà thì không như nhau, đàn bà vẫn sợ người giàu, người có quyền.

Thịnh dìu tôi đứng lên:

-Thôi không nói nhảm nữa, rồi em sẽ yêu anh, mặc cảm kia sẽ biết mất.

Tôi lẩm bẩm:
-Mặc cảm, có lẽ anh nói đúng, em mặc cảm không yêu người khác được. Em mặc cảm nếu em yêu anh là yêu địa vị và bằng cấp của anh, rồi em tưởng em như vậy thật, phải không anh?

Thịnh âu yếm:
-Đúng rồi, hết mặc cảm em sẽ yêu anh để rồi em coi anh tầm thường như mọi người, nhất là khi yêụ
-Nghĩa là saỏ
-Khi yêu anh cũng sợ mất người yêu, cũng ham muốn người đó là của riêng mình, cũng ghen tương, cũng bồn chồn tương tư như ai vậỵ
-Anh cũng tương tư như em, ghen ghét thù hằn như em?
-Chứ saỏ Bộ em nghĩ anh sẽ yêu em khác người khác?

Thịnh nhìn ra xa:
-Tình yêu lạ lùng lắm em ơi, một vị vua khi yêu sung sướng như thế nào thì người ăn mày cũng sung sướng ý như thế? Họ cũng âu yếm nhau cũng vuốt ve cũng giao hợp y như một ông vua, một ông tổng thống.

Tôi hơi đỏ mặt nên vờ không nghe, Thịnh cười:
-Em buồn cười thật, anh mới là thầy mà em la hoảng làm anh cũng hoảng theo, anh tưởng anh là một ông vua kia chứ. Nhìn anh đi cưng, anh bình thường lắm mà em.

Tôi cảm động:
-Cám ơn anh.

Thịnh ngạc nhiên:
-Sao lại cám ơn, cám ơn cái gì?
-Cám ơn tình yêu của anh.
-Tình yêu mà em cám ơn thì em giết anh rồị

Tôi mơ mộng:
-Khi yêu, người yêu trở thành một vị vua trên ngai cao thật anh ạ.
-Với em anh thành một ông vua chưả

Tôi không dám trả lời mà tôi đòi về, Thịnh thở dài:
-Em sợ anh phải không?

Tôi bối rối:
-Không phải sợ, nhưng đi chơi lâu quá rồi, sợ nhà mong...

Tôi sợ Phong thì đúng hơn. Tôi sợ Phong về không thấy tôi chàng sẽ cằn nhằn sẽ nghi ngờ. Tôi ngu si thật, người ta có vợ sờ rờ ra đó, mà tôi vẫn sợ người ta như một người vợ sợ chồng. Phong và giọng nói hùng biện khi đứng trước đám đông. Giọng nói khi vang cao như chiêng đồng, khi trầm trầm như sóng vỗ khi nhẹ như hơi thở, khi thiết tha, khi lạnh lùng. Tôi yêu chàng. Tôi yêu hình ảnh chàng khi đứng trước đám đông. Tôi yêu những giọt mồ hôi nhiệt thành của chàng khi gào than tình tự dân tộc, khi thương xót vận nước điêu linh. Tình yêu tôi dành cho chàng lẫn với tìnhy yêu quê hương, lẫn với nỗi ngậm ngùi xót xa của kẻ làm người bị áp bức. Mỗi lần một hình ảnh xót xa nào chợt hiện ra, một người đàn bà già còm cői gánh bún đi bán, một đứa bé ốm o gầy còm. Lòng tôi lại nhói đâu và lại thiết tha yêu chàng. Tình yêu ẩn tan trong quê hương, nét đẹp của chàng đã tượng trưng cho quê hương tôị Màu da ngăm ngăm đen, sóng mũi đông phương, đôi mắt đông phương sâu sắc, nụ cười vừa ngạo mạn vừa xót xạ Dáng dấp bình dị, nhỏ thôi nhưng rắn rỏị

Bạn bč chúng tôi yêu những người đàn ông có nét đẹp Tây Phương, mũi cao, mắt to mơ mộng như tài tử Mỹ này, như tài tử Pháp kiạ Bô trai cao lớn như Mỹ. Tôi trái lại, tôi yêu vẻ đẹp người đàn ông Việt Nam bởi gần gũi hơn, bởi thân thiết hơn. Từ thuở nào đã rất xa xôi, tôi lớn lên giữa những người đó. Lịch sử tôi học, thấy cô cũng nói về những người đó. Bây giờ tôi yêu chàng, như yêu thương hình ảnh bố tôị Người đã đi xa từ khi tôi còn chưa ra đờị người đã đi xa nhưng vẫn dạy tôi biết một tình yêụ Tình yêu lẫn với tình tự quê hương. Bởi mổi lần nghĩ đến bố, tôi nghĩ đến cuộc đời gian nan của bố, lênh đênh trên giòng sông không mang tên, lặn lội trong một khu rừng. Để làm gì, nếu không phải vì bố quá yêu thương nàỷ

Nhưng khi chàng về nhà sống và yêu người đàn bà đó, hình như tôi thất vọng. Tôi thất vọng nhưng tôi vẫn yêu, bởi hình ảnh chàng in sâu và tâm trí đã quá đẹp.

Thịnh kêu lên:
-Trang, em nghĩ gì đó? Nếu anh biết được ý nghĩ của em nhỉ?

Tôi gượng cười:
-Anh sẽ không yêu được em nữạ

Thịnh gật gù:
-Em sẽ cướp nghề anh mất Trang ạ, em sẽ thành triết gia đại tàị

Tôi cười, Thịnh cũng cười:
-Về đi anh, trễ quá rồị

Thịnh miễn cưỡng:
-Thôi được, anh đưa em về.

Buổi chiều phủ dáng đẹp đầy hai bên con đường. Mặt trời rực rỡ ánh vàng phía trời tây, thứ màu vàng huyền hoặc đẹp như Thiên đàng trong trí tưởng. Bên kia khung trời vàng rỡ đó. Bên kia đỉnh núi đã nhuộm vàng, phải chăng là chốn thiên thaỉ

Tôi ngất ngây nhìn. Hình như mắt tôi cũng vành như mặt trời phương Tây, hình như tóc tôi cũng vàng như mây đỉnh núị Đồng lúa reo vui, dòng sông nhỏ lững lờ trôi đi, Làng mạc êm ả, với tre xanh, với những thân cau gầy vươn lên chân mâỵ Mùi thơm naò lảng vảng mơ hồ như mùa lúa chín, như mùi trái ngọt, như mùi tóc ướp trong hoa bưởi, ướp trong lá sả nồng nàn. Luỹ tre xanh, ruộng lúa trổ bông con gái, vườn cây và mặt trờị

Thčm thanh bình biết baọ Thčm đi với bố, với Phong khắp nơi trên quê hương mình. Thčm dẫn Phong về làng Phương Quan, huyện Thanh Miện, quê của bố, về làng Ngọc Hà của mẹ, với những người con gái suốt ngày lo gánh hoạ Quê tôi đó, nơi đã nuôi dưỡng cha tôi mẹ tôi mà tôi không được về. Không bao giờ đời cho tôi biết mặt quê cha tôị Ngăn cách vời vợi, xa xôi ngàn trùng. Tôi chỉ nghe kể, tôi chỉ biết que cha làng mẹ qua môi mẹ kể, qua nỗi ngậm ngùi nhớ mong của mẹ của anh. Và hình ảnh bố bên kia giòng sông đó. Bố đẹp như một huyền thoại và Phong, chàng uy linh như một thần linh bên cạnh bố. Chàng là hiện thân của bố cho tôi kính yêu, cho tôi say đắm.

Thành phố hiện ra với những ngôi nhà ngói đỏ sậm, với hàng đậu bằng cây cắt tỉa đều đặn và xinh xinh. Những lối đi lát gạch nhỏ nhoi hiền hoà. Giòng sông đựng dáng trời vàng, lung linh chiếu sáng, mặt nước lăn tăn như dát vàng. Tôi ngước mặt nhìn lên cao, trời đẹp quá, màu vàng này biết tìm ở đâủ Hoàng hôn là một giải mây màu tim trên cao đó? Màu tím thì thầm như tình yêu của người con gái đoan trang, hay hoàng hôn là mặt trời thu hết sắc vàng tuyệt diệu nhất đằng xa, nơi gọi một cuộc tình phêi lưụ Yêu Phong là phiêu lưu, tương tư Phong là trời tím ngắt. Còn Thịnh, Thịnh là khung trời xanh hiền, là mây êm đềm là mây êm đềm là vőng hč đong đưa, là chiếc nôi tình ái màu hồng. tôi không có những ngón tay tài hoa của một hoạ sĩ, để ghi lại màu vàng của buổi chiều hôm nay, tôi thật dở, chỉ biết nhìn và tầm thường mơ ước một chiếc áo vàng như thế. Rất nhiều lần tôi mơ ước áo vàng như tôi đang đợi, như đang ngóng chờ tình yêụ

Thịnh trầm giọng, hình như chàng buồn:
-Ngồi bên anh mà em nghĩ đâu đâu không à.

Tôi nhoẻn miệng cườị Tôi nghiệm thấy mỗi lần anh chàng giận nhoẻn cười là xong hết.
-Trang thích có một chiếc áo vàng mỏng như mặt trời màu vàng kia kìa anh.

Thịnh triết lý:
-Những cô thích màu vàng nhiều tham vọng lắm.

Tôi bâng khuâng:
-Trang đang bắt đầu thích màu xanh, thích màu xanh đời bớt gian nan hơn.
-Anh thích màu trắng, màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch, cũng như anh thích những người con gái có đôi mắt trong sáng. Mắt bắt đầu đục mờ khi người ta bắt đầu hụp lặn, em để ý coi những cô gái trót mất cuộc đời có thể họ đẹp hơn em, quyến rũ hơn em nhưng mắt họ không trong sáng nữa, mắt người ta, theo ý anh có ba loại: gian dối, buồn bã và trong sáng tin tưởng.

Tôi đùa:
-Anh đi làm thầy tướng được đó.
-Đúng, anh mê xem tướng người lắm, mỗi người một vẽ và bí mật không cùng. Không khoa học nào thú vị hơn khoa học về con ngườị Tôn giáo triết lý chẳng hạn, tôn giáo cũng khởi đầu từ một học thuyết về con ngườị

Tôi dò hỏi:
-Anh đạo phật phải không?
-Không, anh giống em, anh đi nhà thờ. Hết trở ngại, hết lo chưa cô bé?

Tôi cười nhẹ:
-Làm sao biết trước những gì chưa đến. Em là một cô gái nghčo, cha mất tích trong cuộc kháng chiến, mẹ em lại nghčo, chắc gì cha mẹ anh bằng lòng các cụ bao giờ cũng mong con mình lập gia đình với những người giàu sang và có thế lực. Em thấy các cụ cũng có lý anh ạ. Em không dám với cao, với cao ngã đau lắm lại bị người đời cười mình ngụ
-Người như em còn sợ người cười cơ à?
-Sợ chứ, em là đàn bà mà anh.

Tôi giật mình kêu khẽ:
-Í chết, cho em xuống đây đi anh, nhỡ nhà thấy kỳ lắm.
-Anh đưa em về tận nhà không được saỏ Mình đàng hoàng mà em.

Tôi bối rối:
-Thôi anh ạ, em ngại lắm.

Tôi rủa thầm mình. Nếu Thịnh biết tôi ngại Phong bắt gặp, Thịnh có yêu tôi nữa không? Mình tham lam quá, bao nhiêu đàn ông cũng không vừa lòng. Anh bảo mắt em trong sáng mà sao em gian dối thế nàỷ Vậy là tài coi tướng của Thịnh sai bét. Tôi nói khẽ:
-Đừng nhìn em như thế, mắt em bắt đầu đục ngầu rồi phải không?

Thịnh lắc đầu:
-Má em hồng quá, anh lại bắt đầu nhớ em rồi Trang ơi, nằm một mình buồn quá Trang ơi, chịu không nổi Trang ơị

Tôi tinh nghịch:
-Anh gọi ba lần Trang ơi rồi đấy, bộ tính bắt em thật hở anh?

Thịnh buồn bã:
-Trang, em ác lắm nghe không?

Tôi thẫn thờ:
-Có một lần em cũng nói như anh.

Thịnh lắc đầu:
-Không nói chuyện người, nói chuyện của mình thôị

Tôi dịu dàng:
-Trang về nhé.

Thịnh hỏi:
-Bao giờ gặp lại Trang?

Tôi do dự:
Đạ, để xem đã.
-Chiều mai anh chờ Trang ở đây nghẹ

Tôi lắc đầu:
-Í không được đâu, nhỡ Trang kẹt thì saỏ
-Anh cứ chờ.

Tôi doạ:
-Coi chừng sinh viên thấy thầy chờ trò thì nguy lắm.

Thịnh bướng bỉnh nhún vai:
-Chả sao hết, sinh viên biết thông cảm rồi, học trò thất lục gì mà ngạị Bộ Thầy không có quyền yêủ

Tôi ngại gặp Phong, nên vội vã:
-Trang về anh nhé.
Thịnh ngồi nhìn theo tôi, áo bay vờn trong gió nắng chiều soi nghiêng dòng tóc rối, đôi chân đầy bụi của đường xa, tôi cúi xuống mà đi vừa đi vừa nhìn hai chân mình.

Vẫn chưa thấy chàng về. Chiếc xe đầy bụi đất vắng bóng. Tôi uể oải lên lầu, chị Nhơn vô tình:
-Em đi học về hở, có thấy tin tức gì không? Tình hình có vẻ căng thẳng rồi, mấy hôm nay không thấy Phong ghé về nhà, cả....thầy nữạ

Tôi nôn nóng hỏi:
-Thầy làm sao hở chị?
-Chị không gặp, nghe nói thầy bị đau nặng, lo lắng nhiều quá càng ngày Thầy càng gầy đị

Tôi bâng khuâng:
-Sức mạnh tinh thần mới đáng kể, tinh thần Thầy như núi cao biển rộng, bị nhốt trong thân xác ấy đau là phảị

Chị Nhơn thở dài:
-Nói vậy chứ chị vẫn lo lọ Thầy là linh hồn của phong tràọ

Tôi ngắt lời chị:
-Chị yên tâm đi, Thầy lao tâm đó, không việc gì đâu, hơn nữa bây giờ Thầy trở thành một huyền thoại rồi, người ta phủ quanh Thầy những huyền thoạị

Chị Nhơn hơi giận:

-Nghĩa là em nói Thầy...ờ dù răng đi nữa em cũng là người ngoàị

Tôi cười:
-Chị lầm rồi, em không nói với ý đó, em muốn nói rằng ở nước mình muốn trở thành lãnh tụ phải biết tạo cho mình những huyền thoạị Tốt chứ đâu có xấụ Riêng em, em không bao giờ phân biệt tôn giáo cả, với em giá trị của chính một người mới là điều quí. Buồn ghê, đến chị mà không hiểu em nữa saỏ

Chị Nhơn dịu dàng:
-Chị lo quá, nên... chị hiểu em chứ, chị hiểu em yêu....nên...

Tôi hồng hai má:
-Thôi cho em xin, người ta không yêu em đâu, đừng nhắc đến thêm buồn.

Chị Nhơn cười:
-Đừng lo tình đùa ấy mà, bộ thật đâu mà lọ
-Như thế nào mới thật? Như rứa là chết em rồi, còn chi nữạ
-Thì khi nào hỏi cưới đàng hoàng kiạ

Tôi dò dẫm:
-Thấy mấy đứa em của anh Phong cũng qúi chị ấy lắm mà.

Chị Nhơn nhún vai:
-Tụi nó còn bé biết gì mà chẳng qúi, cho nó tiền thì nó tưởng là thương nó, tiền của Phong chứ của ai vào đó nữa, cái thằng Phong cũng khôn dàn trời, chuyên môn dúi tiền để cô ta cho em mình không à?

Tôi gượng cười:
-Chuyện, anh Phong mà không khôn thì ai khôn.

Tôi chưa hết chuyện để nói với chị Nhơn, con Thẻo đã hốt hoảng chạy lên lập cập nói:
-Thưa bà có khách, người ta đòi gặp riêng bà.

Chị Nhơn tái mặt. Tôi hấp tấp hỏi:
-Ai, chuyện gì? Phải bạn anh Phong không?

Thẻo lắc đầu:
-Lạ hoắc.
-Em xuống với chị.
-Không được, người ta đòi gặp một mình chị.
-Chị đừng đi theo họ nghe, nhỡ...
-Làm như chị là con nít không bằng.

Tôi bồi hồi trên lầu chờ đời, Phong biệt tăm năm ngày rồi, Chuyện gì đã xảy ra cho chàng? Thành phố đầy rẫy những cơn sóng ngầm. Người ta không thể biết trước những gì xảy ra nơi đâỷ Có thể là đàn áp, có thể là thanh trừng trong bóng tốị Sau cách mạng máu không bao giờ ngừng chảỵ Mọi sự đang bấp bênh, đang cheo leo lưng chừng vực đá. Phong lao vaò cuộc như cả một triều đại tưởng chừng ngày năm đứng vững. Nhưng liệu cơn bão lốc có buông tha chàng? Chàng trổi dậy nổi không, để đứng lên trong bão táp, để đừng bị nhận chìm ngay trong chiến thắng của chàng?

Tôi yêu chàng, bởi chàng mang dáng dấp quê hương tôị Tình yêu tự nó chuyên chở quá nhiều ước muốn và vì chàng, tôi cùng lao vào cơn bãọ Bây giờ tôi bồn chồn rình chờ tai biến. Có ai đợi chờ tai biến như tôi không?

Chị Nhơn nghiêm trọng đi thẳng vào phòng, tôi đón chị lại lo âu hỏi:
-Chuyện gì đó chị? Anh Phong đâủ Có tin gì về anh ấy không?

Chị Nhơn lắc đầu:
-Em nên ở nhà chị không nói thêm được nữạ Em ra đây để học, không phải để tham dự vaò đời Phong.

Tôi năn nỉ:
-Cho em biết anh ấy ở đâu thôi, liệu có việc gì không chị?

Chị Nhơn lắc đầu:
-Không ai trả lời nổi câu hỏi của em, thôi vào nghỉ đi, chị mệt không ăn cơm đâu, xuống bảo Thẻo dọn cơm cho ăn rồi đi ngủ.

Tôi đành xuống nhà ngồi ăn một mình cho qua bữạ Buổi chiều biến tan. Đêm tối đậm đặc. Một mình trên cao nhìn xuống giòng sông. Thấy phiến trời lấy láy ngàn sao, thấy những đốm đčn dầu leo lắt trôi trên sông, để lòng mình nặng như đeo đá, buồn giận cho nhiều, cuối cùng vẫn xót xa hiểu rằng sinh mệnh của chàng là tất cả đời mình. Vẫn biết vợ chàng còn đó, vẫn biết rằng chàng không bao giờ dám yêu mình. Tình yêu vẫn còn đó, có đó như định mệnh của mình, người ta không thể chối từ định mệnh, nên cũng không thể chối từ tình yêụ

Tôi chăm chăm nhìn chiếc hình bán thân của nàng. Nụ cười đa tình, đôi mắt lá răm dài khoé đam mê. Tôi không buồn úp nó xuống nữa, nhưng tôi nhìn, định mệnh của tôi đau đớn thêm vì nàng. Nàng đẹp quá, mi thua trận giặc tình rồi Trang ơị Mi nên yêu Thịnh, nên lấy Thịnh làm chồng. Tình yêu là gì? Và tại sao phải yêu chàng? Đời thiếu gì đàn ông cho mi yêu thương? tốt hơn hết đừng yêủ Đi vào tình yêu là đi vào vùng giông bão đầy rẫy gian nan, đầy rẫy buồn phiền.

Nhưng mà trời ơi, những quyển truyện tình đầy tủ sách của tôi để đi đâủ Tình yêu đẹp đẽ thơ mộng ngút trờị Tình yêu là thiên thai, là suối mát, là rừng xanh. Chả lẽ suốt đời tôi, tôi không được biết tình yêu là gì? Ngọt ngào hay đắng caỷ Rồi tôi cũng lấy chồng như mọi người đàn bà khác, cũng đẻ cho chồng năm mười đứa con, cuối cùng già đời nhắm mắt và buông xuôi hai tay, giây phút cuối sẽ ngậm nụ cười mà thương cho mình, bởi sinh ta làm người khổ cực trăm chiều, gian nan ngàn chuyện, để không biết hôn người mình yêu và ngủ với chồng khác nhau thế nàỏ Sẽ lạnh từ chân lên bụng, lên ngực và hai taỵ Sống như gục đầu giả dối với chính mình, giả vờ yêu chồng là gian dối với chính mình, trước khi gian dối với chồng.

Tiếng súng từ xa xa vọng về buồn nản và thân quen, Có nơi nào người ta thân quen với tiếng súng như quê hương tôi không? Thảm thật, người ta quen với thanh bình với nhạc tình, với tiện nghi, nơi đây mình quen với tiếng đại bác, mình quen với sự chết, với chia lỵ Nơi đây một nhà sáu đứa con trai mà còn nguyên vẹn cả sáu thì lạ nhất nước rồị Nơi đây phải chết, phải để tang, phải khóc lóc với kêu thương, phải bỏ nhà bỏ đất ra đi mới là bình thường như mọi người cùng chung giòng máụ Con trai ông du học cả lũ, con gái ông không ai goá chồng, chắc chắn ông là người vong bản, bán dần nước

tinhbanvatoi

Chương: 4


Thịnh ngồi bên bục cao, đôi mắt sáng sau vòng kính trắng, nụ cười thấp thoáng thầm gửi cho tôi những lời hẹn. Sinh viên lặng lẽ ghi bài, không khí uể oải và buồn buồn. Thịnh nói chuyện ngày xưa và sinh viên thích nói chuyện bây giờ, chuyện hôm naỵ Chuyện sống chết của họ. Họ thích đổi mới, hãy hiên ngang tiến lên, và lật nhào những gì đã rữa nát, đã cản kỳ đà họ. Với tuổi trẻ, người già thật đáng sợ, họ không làm, họ không muốn thay đổi, họ mỏi mệt và biếng lười, nhưng họ nhất định làm kỳ đà cản mũi mọi sự thay đổị Những người bạn trẻ của tôi đã hậm hực bàn tán như thế. Tôi im lặng vì tôi là đàn bà, đàn bà ít nói chừng nào có duyên chừng đó.

Họ lắc đầu ngán Thịnh. Thịnh là một thứ gìa đối với họ, vì Thịnh không dự cuộc. Thịnh muốn sinh viên nhắm mắt học như người mù sờ chân voị Thịnh giảng bài hấp dẫn, nhưng vô ích, lòng dạ những người ngồi dưới đang vò nhàu, đang nóng như lửa đốt. Một giờ nặng nề trôi quạ Thịnh kín đáo tìm tôi, nói nhỏ nửa câu rồi bỏ đi liền:

-Chiều nay anh đợi chỗ hôm qua...

Tôi nhìn theo Thịnh, không biết buồn hay vuị Rôì biểu ngữ bất ngờ căng đầy đường, nghênh ngang lối đị Chữ xanh chữ đỏ để phản đối hiến chương này hiến chương kiạ Sinh viên tụm năm tụm ba, nét mặt nặng trĩu suy tư, như thể vận nước sắp tan tành đến nơi, như thể họ sắp liều chết để làm một cái gì cho quê hương nàỵ

Riêng tôi, tôi biết sẽ tìm được Phong nếu tôi theo họ lăn xuống đường. Được nhìn người yêu vang giọng giữa đám đông, được nhìn người yêu và những giòng mồ hôi nhiệt thành, là niềm mơ ước của tôị Sinh viên nhất định bãi khoá. Thịnh thêm một lần nữa thở dàị Tôi theo đám đông đi dọc theo đường Lê Lợị Tôi đi tìm Phong. Một lời gọi nào vang vọng thiết tha trong tận đáy lòng, bắt tôi phải đi tìm chàng. Dù trước mặt còn đầy bất trắc, tôi vẫn cứ đị Dù phải chết trên đường đi tìm. Tình yêu, một thứ tôn giáo kỳ bí nhất, ghê gớm nhất và người yêu là vị giáo chủ đầy uy quyền trói buộc ta suốt cả một đờị Cuồng yêu còn ghê gớm hơn cuồng tín một tôn giáọ Tôi tan biến trong đám đông, tôi nhỏ nhoi trong đám đông, tôi quên mình đang làm gì? Tại sao đi theo họ? Chắc gì Phong có ở đó cuối con đường nàỷ Chắc gì Phong đang gầm gừ như dã thú, biết đâu chàng đã vào chuồng? Đám đông ngừng lại, hàng ngàn người đứng kín công trường. Giọng nói của chàng bay trên đám đông, bừng bừng xôi xục. tôi chen tới chen tới không ngừng. Mặt tôi nóng bừng bừng, mồ hôi ướt đẫm tóc tôi, chàng ở xa quá, chàng của đám đông, không phải của tôị Không bao giờ chàng thuộc về tôi, đám đông gào lên theo chàng. Họ lập lại lời chàng với nước mắt lên cao, với hai tay nắm lại thật chặt, với trái tim như nở lớn ra, với trí óc như bay lên caọ Chàng nhỏ bé, chàng bình thường như mọi người đàn ông khác. Họ tìm được ở chàng cảm giác gần gũi cùng một số phận.

Tôi dừng lại để thở, tôi mệt muốn đứt hơị Em còn xa anh quá, em tầm thường nền không dám tiến đến gần anh. Tôi chen tới chen tớị Tôi luồn, tôi cúi, tôi lách nghiêng lách dọc, tôi mệt nhoài người nhưng lòng vui tràn đầy kéo về bừng bừng như thác lũ. Lời chàng soi thủng đám đông, giọng chàng khi gầm gừ, khi bi thiết khi nhanh khi chậm. Tôi lặng người khi nhìn rő đôi mắt đảo vì xúc động để nghe từng lời nói chàng vang cao trên đám đông.

-Hãy tự cứu lấy quê hương mình. Đừng đợi chờ phép lạ, đừng mong người giúp đỡ. Hãy tự cứu lấy quê hương mình, hãy tự cứu lấy cha mẹ anh em và bằng hữu mình. Máu đã đỗ quá nhiều, ướt đẫm phần đất này rồi, xương đã cao hơn núị Quê hương này đã tạo thành bằng sinh mạng tổ tiên chúng tạ Đừng cúi đầu nữa, đừng quỳ lụy nữa, hãy cắn chặc răng lại, hãy hiên ngang dù cho phải chết. Chỉ còn chúng ta, chúng ta phải được sống hãy bóp cổ kẻ đang cưỡi trên đầu trên cổ chúng tạ Hãy hất nó xuống, hãy đạp lên nó mà tiến lên. Đừng thấy nó to mà sợ, chúng ta nhỏ bé nhưng chúng ta có sức mạnh tinh thần, chúng ta còn trẻ, chúng ta có tương laị Tôi van các anh, các anh đừng gục đầụ Tôi van các chị, các chị đừng gục đầụ Ngước mắt lên đi, chúng ta sinh ra làm người, chúng ta phải được đối xử như mọi ngườị Chúng ta không phải là những con vật để phải nhịn đói bên cạnh kẻ dư ăn phč phỡn cười đùa trên nước mắt và mồ hôi của chúng tạ Hãy giết hết những người hút dần đến giọt máu cuối cùng của chúng ta, bầy thú man dã hít dần sinh lực chúng ta rồị Hãy nhìn tôi đi, hãy nhìn bạn bč, hãy nhìn anh em. Do chúng ta bọc lấy xương, chúng ta xanh xao, chúng ta gầy còm vì aỉ Thế hệ con cháu chúng ta sẽ như thế nào khi cha mẹ chúng ta thường trực đói khát. Hãy nhìn tôi đi, hãy nhìn cha mẹ anh em và bằng hữu anh đị Sẽ mất tất cả, vinh danh dân tộc, sẽ mất tất cả đất đai phì nhiêụ Vậy phải một sống một còn thà chết trong vinh quang còn hơn chết dần chết mòn vì bị loài thú man rợ hút đến giọt máu cuối cùng.

Hãy tự cứu lấy mình hãy tự cứu lấy quê hương tạ

Tôi mê đị Tôi nghe đám đông gào vang câu nói của chàng. Tôi nghe tiếng chân đi lên trùng trùng lớp lớp, tiếp nối không ngừng. Lá xanh trên cao, trời xanh trên cao...Việt Nam tôi Việt Nam tôi vẫn anh hùng, vẫn anh hùng vẫn gian nan chiến đấu từng ngày, vẫn hiên ngang chiến đấu từng giờ...

Nước mắt tôi dàn dụa chảy ra, khói cay mù trời nước mắt này khóc cho quê hương đỉ Nhiều người đã gục xuống và nhiều người vẫn đều đều bước đị Tôi nghe tiếng nổ bùng lên, tôi nghe tiếng súng chát chúa từ chỗ chàng đứng. Tôi khổ sở chen đến với chàng, chàng không còn đây nữạ Thầy cũng vắng bóng. Tôi khóc vì yêu chàng hay vì lựu đạn caỵ Rối loạn ngợp trờị Tôi che kín bằng khăn tay, nhưng mắt vẫn cay, mắt vẫn xót. Anh ơi, người ta khóc hết rồi dù khóc vì lựu đạn cay thay vì thương cho quê hương này đã quá nhiều khốn khổ. Tôi tìm đủ cách để chạy trốn đám đông. Tôi đến đây vì chàng, lòng yêu quê hương không gần gũi bằng tình yêu chàng.

Chưa bao giờ nước mắt vô duyên như hôm naỵ Tôi thất thểu đi như người sắp chết khát trong sa mạc. Mắt tôi xốn đâu và dòng dòng vì nước mắt. Cay quá đánh ghen bằng ớt chắc cũng không cay bằng. Nhiều người yếu sức đã gục xuống. Tôi đi tìm chàng, súng nổ rồi máu sẽ phải chảy, như hàng hàng trăm năm đã chảy dòng dòng. Anh ơi, làm sao cho em tìm thấy anh? Chúa ơi! Phật ơi! Tôi gọi hết Chúa ơi Phật ơi, người yêu của tôi đâu hở trờỉ Tôi ngã xuống áo dài bị dẫm nát, tôi chỗi dậy tơi tả đi tìm. Tóc rối bời, môi khô và mắt đỏ. Không thấy gì nữa rồi, chỉ thấy nước mắt dàn dụa ứa ra thôị Tôi lả người ngồi bệt xuống thềm nhà ai đóng cửạ Lòng em yêu anh vô bờ bến nhưng thân xác nhưng em yếu đuối mọn hčn, em đành gục nơi đây, em đành không tìm thấy anh. Anh nói đúng, điều thứ nhất phải có ăn phải khoẻ từ người giàu đến người nghčo mới nói chuyện anh hùng mạnh cho dân tộc. Đói khát sẽ mê mệt chạy ăn, không lòng dạ nào yêu nước nữa, đói khát sẽ chối từ văn hoá, sẽ chê sách, chê nghệ thuật, chê những thứ đó thì không bao giờ còn dân tộc, còn tình tự quê hương.

Điều thứ nhất phải no cơm ấm áo, phải khỏe mạnh. Ngày mai trở đi, em sẽ ăn thật nhiều vào, thịt chiên, cá chiên để đủ sức yêu anh, đủ sức chổi dậy trong mù cay để tìm thấy anh. Đói quá yêu mấy cũng đành chịu, sáng nay em lại giả vờ quên ăn sáng, thời giờ ăn sáng nghe tư bản quá.

Tôi ngồi nghĩ nhảm, bên tai súng nổ trước mặt khói caỵ Người cảnh sát che mặt nạ, bất ngờ đi tới đặt một người đã ngất sỉu nằm xuống. Tôi mệt mỏi hé mắt nhìn và dựng phắt lên, che mặt lại thảng thốt kêu:

-Trời ơi, trời ơi anh!

Người đeo mặt nạ làm hô hấp cho chàng. Tôi nhìn sững chàng. Tôi tìm vết máu, tôi tìm hơi thở. Hay tay tôi dư thừa, miệng lưỡi tôi cũng dư thừa, tôi co lưỡi không nói được nữạ Tôi co tay không cầm nổi tay chàng:

-Thầy, thầy tỉnh chưả

Thì ra học trò của chàng. Tôi ngồi im nhìn ngắm khuôn mặt hằng yêu dấụ Người chàng bầm tím xây xát khắp nơị Chàng như người đang ngủ. Tôi đi theo ông cảnh sát trẻ xốc chàng ra xẹ Tôi tự do nhìn chàng. Lòng đau như thắt vào nước mắt thật sự bây giờ mới rưng rưng.



Tôi phóng xe đạp miệt màị Tôi năn nỉ những người lính trẻ bồng súng hé mở những hàng rào kẽm gai cho tôi đị Thành phố căng thẳng, những hàng rao kẽm căng đầy đường phố. Mở mắt ra chỉ thấy lính, thấy đạn. Mở mắt ra chỉ thấy hận thù. Buồn quá đi thôị

Người cảnh sát trẻ tuổi đã vì tình thầy cũ, che mặt nạ đội nón sắt, bồng chàng vượt vòng rào hơi cay mù và đạn bay để cứu tỉnh chàng. Nhưng anh ta không thể cản người ta tách rời khỏi chàng, người ta đưa tôi về nhà và bắt giữ chàng. Tôi lấy xe đạp nhất định đi tìm chàng.

Cuối cùng tôi đứng ở quận trấn. Người ta từ chối cho tôi gặp chàng. Đường xa và bao nhiêu gian nan để phải trờ về không được trông thấy nhaụ Tôi tủi thân đứng khóc. Những ngươì có lòng đành dẫn tôi vào thăm chàng. Một cái sân rộng khô khan không bóng cây, được vây lại bằng hai ba lớp kẽm gaị Rồi một vòng tròn vây hàng trăm người ngồi đứng trong đó. Tôi đỏ mắt nhìn sững bạn bč,. Những người rất trẻ ngồi trong vòng gai tù hãm. Chàng đứng lên khi trông thấy tôị Người lính cũng rất trẻ nâng vòng kẽm gai cho chàng chui ra với tôị

Lòng tôi đau quặn lại, áo quần chàng đầy bụi đầy đất, tóc chàng rối và râu chàng mọc tua tủa đậm đen buồn muốn khóc. Tôi khóc ròng. Chữ anh gọi lên pha đầy nước mắt, tôi vịn hàng rào để nhìn chàng:

-Anh ngồi đó suốt một đêm hả anh?

-Mọi người đều ngủ ngồi như anh đêm quạ

-Anh còn ngủ được?

-Mệt quá cũng phải ngủ chứ em.

Chàng nhìn tôi, sao anh nói ít thế, nói gì với em đi, em sợ sự lặng lẽ của anh. Chàng mím môi:

-Em về đị

Tôi lắc đầu:

-Không.

Chàng thở dài:

-Thiết quân luật, tại sao em dám đi hở Trang?

-Em lạy người ta cho em đị Em khóc với người ta, em cười với người ta, để đi tìm anh.

Chàng gắt:

-Anh không bằng lòng. Thôi về đi, nguy hiểm lắm.

-Mặc em, em gian nan lắm mới được trông thấy anh.

-Mai anh về, đừng lo, mai anh về.

Tôi muốn nắm lấy cánh tay chàng bên kia hàng rào sắt. tôi muốn bay qua giây kẽm gai như Vương Vũ phi thân để vào đó thức một đêm với chàng. Trong tù đầy tình yêu sẽ thắm thiết nở hoa trong tim chàng. Tôi đau đớn nhìn chàng. Một đêm thôi râu ria rậm rì như người tiền sử thế sao anh? Một đêm thôi mà sao anh già đi nhiều quá, đen đi nhiều quá. Áo quần anh dơ, mặt mũi anh dơ, vậy mà em yêu anh tưởng chết cho anh được. Em yêu anh nên mới một mình đi tìm, khi mọi người đóng cửa lo âu trong nhà, khi đường phố vắng tanh vắng ngắt.

Mặc cho Thịnh chờ, em đã nước mắt ngắn nước mắt dài năn nỉ hết người này đến người kia để tìm được anh. Để nhìn anh sa sút như anh hùng thấm mệt, để nhìn anh bơ phờ như kẻ thua trận sau một cuộc so gươm dài dằng dặc.

Anh thấm mệt chưả Thôi sau trận này, về nhà lấy em làm vợ cho rồị Em sẽ hầu hạ anh như nữ tỳ, em sẽ yêu anh như ái khanh yêu quân vương. Em sẽ quỳ xuống cởi giầy cho anh, sẽ ôm hai chân anh vào lòng mà cắt tỉa, rũa gọt móng chân anh, sẽ nâng hai tay anh ngang ngực mà rũa móng tay cho anh, sẽ rửa mặt bằng nước nóng mỗi tối, sẽ rửa mặt nước mưa mỗi sáng cho anh. Sẽ đấm bóp mỗi đêm, sẽ hôn mỗi sáng, và sẽ đơì đời chung thuỷ yêu anh.

Anh sẽ khoẻ mạnh sẽ đi ra đi vào cho em nhìn em ngắm, em thương. Sẽ không bao giờ gào thét để bó gối ngủ ngồi suốt đêm. Mệt chưa anh? Thôi chuyến này về lấy em làm vợ đi, để làm ông vua với em cho rồị Thôi chuyến này ngừng hẳn phiêu lưu đi, hãy yêu mình trước khi yêu moị người hãy yêu mình trước khi yêu quê hương.

Đoạ đày cho nhiều, rồi chết đi lấy ai yêu nước vào đây nữạ Em thấy người ta yêu nước thương dân bằng miệng tài lắm anh ơị Người ta giàu sang đi xe hơi, ở phòng lạnh để yêu nước cho an toàn. Người ta không dại dột yêu nước kiểu tay trắng như anh đâụ Trước hết phải có vợ đẹp, phải có tiền rồi mới gào lên rằng tôi yêu nước, trắng tay như anh yêu nước chỉ tổ vào tù.

Chàng nhìn ngươì lính trẻ đến dục tôi về, cái nhìn làm tôi lạnh ngườị

-Thôi em về đị

Chàng lặng lẽ quay lưng cúi đầu đi từng bước vào trong vòng gai tròn vây chàng và những bằng hữu chàng như người ta vây đàn gà ngoài chợ. Tôi thất thểu đi ra, từng trạm kiểm soát để lại năn nỉ khô nước bọt.

-Cô ở lại đây đi, không đi được nữa đâu, giới nghiêm rồị

Tôi tái mặt ở lại đây, ngàn lần không rồị

-Tôi là đàn bà, tôi là đàn bà, tôi phải về nhà tôi, dù phải chết, dù đạn ghim vào giữa tim tôị

Họ cười ngất ngưởng rồi tặc lưỡi mở những vòng giây kẽm tròn cho tôi lách quạ Trở về nhà, tôi leo từng bậc thang trčo lên giường nằm mở tròn hai mắt mà hình dung chàng bó gối ngủ ngồi trong đêm naỵ Những giấc mơ hãi hùng kéo đền đč tôi dí người trên giường. Tôi ước mơ tình yêu, để thấy toàn sự chết và tù tộị Ước gì chàng chịu sống một đời bình thường như bao nhiêu người khác. Chàng quên rằng, yêu nước cũng là một đặc quyền của một số người thôị Khơi khơi yêu nước là một tộị Khi nào chàng có tiền, để làm dân biểu làm ông này ông nọ, chàng mới có quyền yêu nước chứ. Anh học giỏi hơn em tài ba hơn em, nhưng anh ngây thơ hơn em rồị

Buổi sáng miệng đắng chát tôi mệt mỏi thừ người ra, không muốn nghĩ ngợi...đầu óc lười biếng đến thê thảm. tay chân như bó bột, muỗi đốt mình để hút máu cũng không buồn xua đuổi nữạ hút hết đi thì chết, quậy cựa cho nhiều cũng thế thôị

Chàng vẫn bị giam giữ, tôi cam chịu buông taỵ Tôi yếu đuối quá, uy quyền không có, tiền bạc không. Ngày ngày vẫn đi ra đi vào ngóng đợị Đại học đóng cửa im lìm như gương mặt người dân ở đây thầm thầm khép kín. Như giòng sông lặng lờ trôi giữa hai bờ đất hiền.

Buổi sáng vẫn đợi thư nhà, vẫn chờ một gợn nhỏ đổi thay cho bớt nặng nề. Ngoài người yêu và những kẻ thân tình, bác đưa thư có lẽ là một người dễ thương nhất vời những kẻ cô đơn như tôị Tự tự rủa thầm tôi, yêu Phong nhưng vẫn thích đọc thư xanh của Thịnh, những lá thư tình của thầy vẫn là kẹo bánh thơm mùi bơ sữa cho một đứa con gái như tôị

Bóng dáng thênh thang giữa hai hàng cây cao đổ bóng trong nắng của Toàn lại thân quen xuất hiện. Toàn vẫn hút thuốc, vẫn kiên nhẫn đếm bước đều đặn bên kia đường trông sang balcon phòng tôị Đi qua, rồi lại đi về. Đứng dựa gốc cây rồi đứng dựa cột đčn. Cúi đầu mà đi rồi lại nghểnh cao cổ mà bước. Học trò bãi khoá, đại học đóng cửạ Tôi chưa phải trả lời lá thư tình si dại của Toàn, nhưng mỗi ngày Toàn vòng vòng trước nhà tôi hàng giờ, nhưng mỗi ngày Toàn làm tôi nao núng, ít nhất phải nao núng. Tôi không phải là gỗ đá, tôi là người ruột tôi mềm lắm tim tôi nóng lắm. Vẫn biết tôi không bao giờ yêu Toàn. Em còn nhỏ, đàn bà mau già hơn đàn ông. Tôi không dám nhìn Toàn nhưng cũng không nỡ đóng cửa để quay vào, không nỡ chối từ một lần cho Toàn nhìn thấy tôị

Toàn không vời tôi xuống, Toàn chỉ buồn bã nhìn tôi rồi lại cúi đầu bỏ đị Một phút sau Toàn lại có mặt. Đều đặn ngày nào cũng như ngày nàọ Riết rồi hình ảnh Toàn trở thành thân quen gần gũi như những lá thư tình của Thịnh.

Người đưa thư ghé đến, tôi đành bỏ balcon để xuống nhận thư. Toàn đi rồi, lòng mình hơi ngẩn ngơ buồn buồn ngó theọ

Thư của Hải, tệ thật mãi hôm nay mới chịu viết thư cho mình. Sàigòn làm người ta dễ quên nhau, bởi Sàigòn vui quá, đẹp quá.

Sàigòn ngày....tháng....

Tố Trang,

Định viết thư cho mi lâu rồi, răng vô đây lười quá mi nợ, chả muốn lãng mạn nữa mi ơị Thiên hạ cứng như cột điện cả rồi mình cứ mềm như liễu rũ thấy cũng chướng quá mi hỉ? Nhưng hôm nay thì phải viết, nhất định phải viết, viết một lần cho mi rồi có chết cũng được nữạ Nghe tin ngoài nớ lộn xộn quá, tao sốt ruột hy vọng mi không can chị

Trang,
Mi còn đủ can đảm nghe chuyện tình yêu của tao nữa không? Ở đây tao không tìm được một nữa con bạn thân nào, mi biết không, ở Sài gòn người ta kỳ lắm, người ta không có thì giờ yêu lẩm cẩm như tụi mình đâụ Tụi cùng lớp Hải nghe cặp nào yêu nhau ba bốn năm cứ le lưỡi hoàị Thành ra không còn ai để thông cảm với mối tình bất tử của tao, đừng cười tao nghe Trang, tao không dùng chữ....sáo đâu, khi tao nói tình yêu của tao là tình yêu bất tử. Thỉnh thoảng tao mới được gặp Thầỵ Ở đây Thầy ít tiếp khách lắm, nhưng chỉ gặp Thầy một tuần một lần thôi, tao cũng đủ chết rồị Mi biết không? Tình yêu của một người như Thầy là ân sủng kỳ diệu nhất. Thầy âm thầm lo cho tao như một người cha lo cho con.

Khổ ghê, không ai tin nổi tao lại yêu một người như Thầỵ Hơn nữa vì uy tín của Thầy tao phải dấu kín tâm sự chừng nào tốt chừng ấỵ Mà không được nói ra nỗi vui sướng, nỗi buồn rầu tình yêu mình với ai, cũng khổ như kẻ thất tình. Hạnh phúc đau khổ phải được san sẽ mới còn là hạnh phúc, mới còn là đau khổ. Phải mi vẫn nói như thế không Trang?

Tao học xã hội ở đâỵ Văn khoa Sàigòn đông gấp trăm lần Huế. Sinh viên nhiều đứa thực tế lắm, cùng lớp Hải có người vừa chạy áp phe vừa học, bởi phải có tiền và có bằng cấp mới dễ lấy chồng ở cái xã hội ngày naỵ Thảm ghê Trang hỉ? Sinh viên đàng hoàng còn trẻ măng như tụi mình chứ không phải lớn tuổi đâu nhé. Thấy tụi nó nói cũng có lý, biết mai sau gặp người giàu hay người nghčo, thôi lo dành dụm ngay từ bây giờ cho chắc bụng.

Nhưng tận đáy lòng vẫn thấy nhớ Huế vô cùng. Thỉnh thoảng Thầy về Huế thăm sinh viên, mi có gặp không? Học ở đây là hùng hục như trâu, là đánh vật với bài vở với bao nhiêu khó khăn.

Riêng mình, còn một tình yêu mà cất dấu, nhưng mà buồn lắm Trang ơị Rồi đời sẽ đưa mình về đâủ Yêu người khác thì ngàn đời không được, nhưng yêu một Hoà thượng tăm tiếng như Thầy cũng khổ bằng vạn lần bị phũ phàng Trang nhỉ? Mà dễ gì mình làm chủ được con tim mình. Thầy vẫn có cuộc đời của Thầy, và với Thầy mình chỉ chỉ là một hình bóng mờ nhạt mà thôị Suốt ngày Thầy suy tư đâu đâu, trán Thầy lúc nào cũng nhăn và nụ cười thật hiếm hoi tìm thấy trên đôi môi cương quyết của Thầỵ Yêu Thầy mình vẫn sợ Thầy, vẫn sợ đôi mắt sáng rực và thăm thẳm như hang tối của Thầỵ

Bao nhiêu lần Trang hỏi mình tại sao yêu thầy rồi than khổ than buồn. Thầy có những gì để một đứa con gái như mình đâm đầu yêu phải không? Chính mình, mình cũng không hiểu nổi mình nữa Trang ạ. Ngày nào mình cũng đọc kinh, kinh tình yêu, bởi yêu thầy mình yêu tất cả những gì thuộc về Thầỵ Mình thành một Phật tử mộ đạo nhất, kinh thuộc làu làu tụi bạn nhiều đứa tin rằng mình sẽ trở thành ni cô. Kể cũng hay hay, biết đâu mình chẳng thành ni cô thật Trang nhỉ?

Sàigòn thì lớn hơn, ồn hơn Huế, nên mọi chuyện dù ghê gớm đến đâu cũng hết còn ghê gớm, ở đây con gái sài gòn có thể đi chơi với kép công khai ở Chợ lớn chẳng ma nào thčm nhìn, đàn ông ở đây dễ có hai ba vợ vì rứạ Chỗ ni biểu tình ma trắc, chỗ kia người ta vẫn ăn nhậu như thường. Chả bù cho Huế của tụi mình chút chút thôi cả thành phố sôi lên, cả thành phố lao xuống đường, bỏ ăn bỏ làm hết.

Hồi mới vào nhớ Huế tưởng điên lên được, bây giờ quen rồị Thôi nhé, nhớ viết cho Hải nghẹ Chúc Trang đẹp mãi và...

Thu Hảị

Tôi thừ người đong đưa hai tay, ngã lưng trên thành ghế nước mắt thật hồn nhiên rơi xuống. Mình lại so sánh nữa rồi, Phong chặt lòng chặt dạ quá, người tu hành như Thầy còn phải xúc động trước tình yêu, còn lo lắng cho người yêu trăm chuyện nhỏ nhặt. Phong nhất định ngậm miệng, nhất định quay đị Nhưng tôi vẫn tin rằng chàng yêu tôị Đôi mắt chàng đã ngàn lần nói lên điều đó. Đừng ngã lòng, đừng thấy chàng vào tù rồi lý luận so sánh. Đàn bà như mình thật đoảng, giả thử chàng không là gì hết, không bằng cấp không địa vị mình còn yêu chàng nữa không?

Chàng ngồi tù mỗi sáng mình đọc thư Thịnh, mỗi chiều mình đợi bóng Toàn đi đi lại lại bên kia con đường. Mình yêu cho lắm vào, tham lam cho hung rồi cuối cùng làm gái già cau có cho coị Nhưng yêu một mình Phong thì cũng như gái già bên lề hạnh phúc của Lan Chị Phong chỉ lâu lâu nhìn mình cho mình chết đắm vì chàng, rồi Phong tếch vào với Lan Chi để mình ngẩn tò te ra mà nhìn hai người khúch khích đi với nhaụ

Cay thật, chua thật. Tôi đứng lên, đi đi lại lại trong phòng, để tôi cười tôi ngụ Nổi bi đát nhất của con người là con người không biết đời mình sẽ đi về đâủ Nổi bi đát của Hemingway bây giờ thành bi đát của tôị Tôi lảm nhảm đọc lại câu ông ta viết như nhà sư đọc kinh Phạn, như người già cầu mong giải thoát. Ai cũng vậy, thì mình không nên buồn. Ngày mai Phong ra toà, ra toà vì tội phá rối trật tự an ninh. Tội nặng quá thôi anh ơị Vợ anh vẫn phây phây, son phấn, má vẫn mịn ngực vẫn căng, mông vẫn đầỵ Vợ anh cười vẫn đẹp ngày anh ngồi tù. Còn tôi, tôi lo âu ra mặt, tôi gầy trông thấỵ Tôi bồn chồn, tôi cuống quít biếng ăn biếng ngủ. Thôi đúng là tôi có máu điên. Tôi có máu điên nên tôi lo bá vơ, yêu bá vơ chồng ngườị

Đêm qua tôi ngủ mơ thấy anh. Tôi mơ mình là Lan Chi, lạ không cơ chớ. Tôi nằm trong tay anh ngoan như con mčo nhỏ để anh vuốt ve để anh nâng niụ Rồi những gì anh thường làm với Lan Chi lại tiếp diễn. Tôi run lên từng hồi như bị động kinh, tôi cong người, tôi dướn lên hoài dướn lên hoài cho đến lưng chừng vực núi cao, cho đến lưng chừng cánh đồng mây, tôi hục người rơi xuống.

Tôi tỉnh dậy, đỏ mặt cúi gầm người xuống vì hổ thẹn. Tôi muốn quên tôi là đàn bà, ừ, tôi cũng là đàn bà rồi chứ, dù chưa một lần hôn đàn ông, nhưng được anh ôm nghiến lấy trong giấc mơ, thế cũng đủ thành đàn bà, cũng đủ để tôi mê cuồng yêu anh mãi mãị

Chị Nhơn đi ra nhìn tôi rồi mắng yêu:

-Con gái hay chưa kìa, ngồi ngả ngớn trong phòng khách như người say, khách đứng lù lù ra đó không hay hử?

Tôi nhỏm dậỷ

-Đâu khách khứa gì đâủ Em đọc thư Hải mà.

Chị ngước mặt ra dấu, tôi kêu lên:

-Ủa Toàn hả?

Toàn vẫn đứng một chỗ, cúi đầu chaò chị Nhơn, chị Nhơn hỏi nhỏ:

-Ai đó?

Tôi lắc đầu, mỉm cười:

-Chuyện gì đó Toàn hôm nay còn bãi khoá phải không em?

Chị Nhơn vừa nói vừa đi vào:

-Té ra học trò tới thăm cô giáo hả?

Tôi chỉ ghế:

-Ngồi chơi đi Toàn.

Toàn vẫn im lặng, lầm lì nhìn tôị Tôi ngồi nhìn lá thư của Hải, rồi nhìn gương mặt trẻ măng của Toàn khe khẽ thở dàị

Toàn trầm giọng, cố tình làm người lớn:

-Cô nhận thư của Toàn chưả

Tôi nhướng mắt nhìn Toàn. Bắt đầu phải ném viên cuội thăm dò lòng nhau rồi ư? Tôi mỉm cười:

-Toàn nên học chăm, sau này lớn lên đỡ ân hận.

Toàn hơi nhăn:

-Cô lạc đề rồị

Tôi cười:

-Không lạc đề đâu Toàn, khi cô nói em nên học chăm nghĩa là cô muốn nói em còn quá nhở để viết những lá thư như thế.

Toàn thở dài:

-Toàn biết từ khi chưa gửi thư cô sẽ trả lời như thế, nhưng Toàn chỉ muốn hỏi cô đã nhận được thư Toàn chưả

Tôi mỉm cười:

Đĩ nhiên là cô nhận rồi, viết văn được lắm, mười sáu trên hai mươi đó nghẹ

Toàn cười:

-Thư của Toàn mà cô cho điểm thì chết Toàn rồi.

tinhbanvatoi

Tôi nhìn Toàn:

-Làm nghề dạy học như cô, chỉ có điểm để tặng cho học trò thôi ngoài ra không còn gì, không có gì.

Toàn nhìn hai tay tôi không lẽ tôi rút tay về dấu đi, không lẽ để Toàn ngắm. Làm cô giáo phiền thật là phiền. Toàn buồn bã:

-Cô không vui hở cô?

Tôi lắc đầu:

-Tôi bình thường như mọi ngày, à Toàn dự định gì cho tương lai chưả

Toàn rút bao thuốc ra nói khẽ:

-Cô cho phép.

Tôi cười nụ:

-Cứ tự nhiên, đây không phải là lớp học mà.

Thẻo mang hai ly trà nóng ra, tôi mời:

-Em dùng chút trà đi nhé.

Toàn thở khói cho những vòng khói lảng đảng bay lên:

-Em học để chờ, được ngày nào hay ngày đó, vì với tụi em bây giờ bàn chuyện tương lai là điên rồ, bởi tụi em không quyết định được tương lai đâụ Ba em thì nhất định lo cho em đi Mỹ rồi đó. Ông bà có vẻ chắc bụng lắm, riêng em, em nghĩ một mình yên thân còn bạn bč thì....em cũng không ham nữạ

Tôi thông cảm:

-Toàn có vẻ người lớn đấy chứ.

Toàn cười:

-Bộ cô tưởng em trẻ con à, cô lầm, tụi em già hơn cả cô về một vài vấn đề. Sau lưng tụi em là người lớn, xin lỗi cô, tụi em hết dám tin người lớn, họ gào đằng sau lưng tụi em, trước mặt là chiến trận. Đành rằng đi lính là đúng, là tuyệt nhất, là nơi làm mình thật sự thành ngườị Nhưng sao vẫn thấy buồn, bởi mình không có quyền lựa chọn nên mất hết ý nghĩạ Như kiểu bắt mình lấy một cô gái đẹp rất đẹp làm vợ, nhưng không do mình chọn thì cũng chán như thường.

Tôi khôi hài:

-Từng này tuổi đã nghĩ chuyện lấy vợ cơ à? Thế thì nguy quá, chắc tôi ế dài rồị

-Cô mà ế có trời sập.

-Thật đấy chứ.

Toàn bậm môi:

-Toàn thấy ở ngoại quốc rất nhiều người lấy vợ lớn hơn mình vài tuổi đó cô? Có sao đâủ

Tôi nghiêm trang:

-Đó là chuyện của người ta, riêng tôi thì không?

Toàn cười nhạt:

-Vậy chắc cô thích người già?

Tôi đành mỉm cười:

-Có thể lắm.

Toàn gằn giọng:

-Cô thích như vậỷ

-Tôi chưa biết mà sao em nổi giận nhỉ?

Toàn đứng lên:

-Thôi chào cô.

Tôi cũng đứng lên:

-Ừ em nên về đi, tình hình chưa yên đâu, lỡ có chuyện gì khổ lắm đấỵ

Toàn tha thiết:

-Từ bây giờ em biết khổ rồi cô ạ.

Tôi cười thật vui:

-Chưa đâu, mai mốt quên hết liền.

Toàn về rồi tôi thẫn thờ lên lầu, Chị Nhơn nhăn nhó:

-Em thật kỳ.

Tôi ngạc nhiên:

-Sao cơ chị? Học trò của em đấy mà.

Chị Nhơn nghiêm mặt:

-Ai không biết là học trò, nhưng cô nhìn lại áo quần cô đi, chướng quá.

Tôi nhìn lại mình, áo mát màu hồng phấn thêu bông viền ren, lịch sự chán.

-Saỏ Có vá miếng nào đâu chị?

Chị Nhơn hừ:

-Ai nói cô mặc áo vá, các cô thời bây giờ chịu mặc áo vá tôi đi bằng đầụ

-Thế sao chị mắng em?

Chị Nhơn dài giọng:

-Còn than thở? Ai đời cô giáo mặc áo ngủ tiếp học trò, thật không coi được, phải khoác áo dài vào, chị dặn bao nhiêu lần không nghe chi hết.

-Trời khách đến thay áo dài thì mệt chết. Bộ chị tưởng mặc áo dài dễ lắm saỏ Thay xu chiêng này, quần satin này, lỉnh kỉnh trăm thứ mới mặc được cái áo dài chứ bộ.

-Thì cứ khoác đại cái áo dài vào không được saỏ

-Khoác đại coi quê lắm phải son phấn, phải xu chiêng mút, phải dây này dây nọ. Ôi thà đừng tiếp khách nữa cho khoẻ.

Chị Nhơn giận:

-Mệt mệt rồi mặc áo ngủ tiếp khách, khác chi mời họ ngủ với mình mô? Ừ có khác chi không?

Tôi cố biện hộ:

-Em mới thay xong này, có nhăn nhíu gì đâủ

-Nhăn, còn mong nhăn, thật rầu cô quá đị

Tôi thừ người:

-Nhưng chị nghĩ coi ở xứ này bán bún bò cũng mặc áo dàị Áo dài không ra áo dài, lại đi chân đất nữa chứ. Bán chč đậu xanh cũng mặc áo dài, bán cá chợ Đông Ba cũng mặc áo dài, cái áo hàng chục năm không giặt, thà mặc áo cánh còn hơn.

Chị Nhơn quay lưng:

-Thà em mặc áo bà ba quần đen đi, chứ mặc bộ đồ thế này chướng quá.

Tôi cười:

-Thôi được, để em may vài cái áo bà bạ

Tôi từ tốn:

-Thôi bỏ chuyện đó, chuyện anh Phong ra toà chị tính sao đâỷ Chị có nghe tin tức gì của Thầy không?

Chị Nhơn lắc đầu:

-Chị đang rối cả ruột đây! Tính chi được mà tính.

Tôi nheo mắt:

-Rối ruột nên chị mắng em thấy không?

Chị Nhơn im lặng nhìn tôi, rồi mệt mỏi ngả lưng vào thành giường. Tôi bỏ về phòng mình cho chị nghỉ, còn quá nhiều chuyện để rối ruột để co tim.

Tôi vẫn như mọi ngày, ăn trưa ngủ trưa, rồi đi ra đi vào, đọc vài trang sách, ăn tối ngủ khuyạ Một ngày lùi vào bóng tốị Mau thật và hờ hững thật, đời sống của mình như ở ngoài mình, mình quay trong đời như quay trong cơn lốc. Mình sống trong đời như đang chết dần, khô héo dần và tàn tạ dần. Ngày hôm nay da mình nhăn hơn ngày hôm qua, khô hơn ngày hôm qua và còn đỡ hơn cả ngày maị Nếu không chụp bắt, nếu không hăm hở mà sống, vội vã mà sống mà yêu, rồi sẽ không còn gì đứng lại chờ mình. Rồi đời sẽ bỏ quên mình như Phong như Thịnh rồi sẽ quên tôị Hình như hạnh phúc chỉ đến với ta trong một lần, trướt bay đi rồi là trướt đi mãi mãi, vô tận trong không gian, miệt mài trong tối tăm.

Hạnh phúc đã đến với tôi chưả Phong hay Thịnh ai sẽ cho tôi hạnh phúc. Rő ràng tôi yêu Phong nhưng rő ràng Phong đem đau khổ đến cho tôị Rő ràng tôi không yêu Thịnh nhưng hình như Thịnh sẽ cho tôi một đời yên ổn, một khung ấm bình thường nhưng yên thân no đủ. Đành hát một mình, đành vuốt ve mình cho bớt cô đơn, từng sợi tóc bay thơm mùi cở úạ Chiều hôm nay, anh ngồi trong nhà tù, anh còn thấy mặt trời vàng thu về một góc núi như em nữa không? Anh còn thấy ráng chiều soi huyền hoặc trên dòng sông êm? Anh còn thấy tin yêu còn thấy bùi ngùỉ

Khi nào buồn quá em thường hát, hát cho mình nghe mà thương lấy mình.

Một ngày, ngày đã qua, ôi một ngày chóng qua, một chiều, một ngày âm thầm đã đã trôi đi không còn gì.

Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bč, ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương, còn có ai không, còn người ôi nhân loại, mặt trời và em thôi...

Còn ai khi anh vào tù? Còn ai là bạn, còn ai là thù? Tôi vẫn không thể quên anh, dù tôi muốn quên. Tôi không thể hết yêu khi tôi đã yêu, tình yêu chân thực nhất là tình yêu không còn nỗi chết. Ngày tháng vô cùng như tình yêu vô cùng. Sự chết chỉ có một lần nhưng tình yêu thì không cùng mãi mãi, sống em yêu anh và chết em cũng yêu anh.

Buổi sáng tôi đến Toà án mặt trận, nhưng không được gặp chàng. Người ta đình vụ của chàng dành một ngày khác. Tôi đành buồn bã trở về dưới hai hàng cây hắt hiu chờ gió. Buổi sáng chớm thu, lá vàng rơi từng chiếc khô khan trên mặt đường. Trời mênh mông cao vút, mình tôi với bóng buồn tênh trên đường.

Bước lên bậc thềm, đã thấy anh Dũng ngồi ở phòng khách với chị Nhơn. Tôi lúng túng:

-Anh Dũng, có chuyện gì vậy anh?

Anh Dũng nghiêm nghị:

-Cô đi đâu về đó?

Tôi ngập ngừng:

Đạ em đến nhà cô bạn, nhưng cô ta đi vắng.

Anh Dũng bình thản:

-Anh vừa nói chuyện với chị Nhơn cho em về Đà Nẵng, tình hình không yên, học ít bãi khoá nhiều mẹ muốn em về ở với mẹ.

Tôi kinh ngạc:

-Thật hở anh? Em đang học ở đây mà anh?

-Học gì nổi mà học, mẹ bắt anh ra đón em về.

Tôi lẩm cẩm:

-Mẹ bắt anh ra đón em về? Rồi làm sao em, em....

Chị Nhơn thương hại:

-Hay chú Dũng cứ để Trang ở đây vài bữa xem sao đã, nó đang học dở, bỏ về uổng quá.

Anh Dũng phân trần:

-Tôi phải chiều theo ý cụ tôi chị ạ. Mỗi lần nghe tình hình ngoài này lộn xộn, sinh viên xuống đường rồi lựu đạn cay, rồi giải tán nọ kia, cụ tôi lo không ăn không ngủ, đi ra than, đi vào thở. Tôi phải xin phép nghỉ ra đón nó về đấy chứ.

Quay sang tôi, anh nói:

-Em sửa soạn rồi xin phép anh chị về, muốn tính gì cô về tính với mẹ.

Anh mỉm cười:

-Anh thi hành lệnh của mẹ đã.

Tôi hết dám van lơn đành theo chị Nhơn lên lầu:

-Chị ơi!

Chị Nhơn cười hiền:

-Cứ về cho cụ yên tâm rồi kiếm dịp ra saụ

Tôi do dự:

-Em muốn nói chuyện anh Phong.

Chị Nhơn gật đầu:

-Saỏ

-Chị lo cho anh ấy vụ ra toà đi,em sợ...

-Ối họ đình hoài biết đâu mà mò, hơn nữa cái đó vô lý hết sức. Nhưng khỏi cần dặn, chị vẫn lo cho Phong, em quên là...

-Em biết, nhưng...

-Còn gì dặn dò không?

Tôi cúi đầu bâng khuâng:

-Nói với anh Phong là em...

Chị Nhơn cười mỉ:

-Là em yêu nó?

Tôi lắc đầu:

-Không phải em van chị, người ta khinh em, em chỉ muốn nhắn anh ấy sau vụ này nghỉ đi, đừng tranh đấu nữa làm gì.

Chị Nhơn lắc đầu:

-Chị sẽ nói, nhưng vô ích. hắn là người gan lì, em quên rồi hở Trang?

Tôi nhún chân bỏ đi thu dọn áo quần, nhìn lại một lần nữa quanh phòng, nhìn lại một lần nữa giòng sông. Hình như tình yêu mạnh hơn tình mẹ. Hình như tôi không còn vui như ngày xưa mỗi lần được trở về với mẹ. Mình hư hỏng bất hiếu đến thế nàỷ Mình yêu thương nhung nhớ một người xa lạ hơn cả mẹ mình? Tệ thật, mẹ nuôi mình từ nhỏ, mẹ mang nặng đẻ đau, giờ mình không lo cho mẹ, mình lo cho người ngoàỉ

Chị Nhơn đưa tôi và anh Dũng ra tận xẹ Bạn anh Dũng lái xe nhà cho hai anh em quá giang về Đà Nẵng. Tôi buồn buồn nhìn quanh, vắng một người thôi mà trời đất hoang vu vô tận, vắng một người thôi mà lòng mình ủ rũ như lá khô. Giòng sông sáng nay buồn tênh, con đường Lê Lợi hôm nay nhớ áo dài trắng, nhớ tóc thề bay nên u ẩn như ai đó nặng sầu tương tư.

Anh Dũng hỏi:

-Tháng vừa rồi tại sao em dặn nhà không gửi tiền ra nữả

Tôi bối rối:

Đạ vì em còn dư tiền sàị

-Đừng dấu anh, anh không phaỉ là con nít, một tháng năm ngàn làm sao dư được, tiền ở đâu ra, ai cho em?

Anh nhìn tôi đăm đăm:

-Em hơi gầy đó nghe, nói đi, ai cho em tiền anh chị dạy học đâu có dư giả gì?

Tôi thú nhận:

-Anh Hưng lo cho em đi dạỵ

Anh Dũng thở dài:

-Đi dạy, hčn gì em gầy đi cũng phảị Thôi học kiểu đó nghỉ còn hơn, sang năm anh sẽ lo cho em vào Sàigòn học.

Tôi cảm động:

-Thôi anh ạ, em cảm thấy làm khổ anh quá nhiều rồi, lương công chức của anh thời buổi này ăn thua gì, còn chị và tụi nhỏ nữa để đâụ

Anh Dũng nhìn ra xa:

-Em đừng buồn, nhà còn mình em nhỏ, anh không thương em thì thương ai chị là người ngoài, em đừng trách chị tội nghiệp. Đàn bà lòng bao giờ cũng hẹp.

Đỉnh đčo Hải Vân đầy mây, đầy gió. Tiếng sóng vỗ dạt dào, biển xanh ngắt và chim từng đàn bay ngợp một vùng. Tôi đòi ngừng xe thật lâu, nhường mọi người đi trước để đứng giữa trời mây biếc xanh để gió biển mơn man trên má, để gió thổi bay bạt ngày những dòng tóc nâu vàng trong nắng. Anh Dũng để mặc tôi mơ mộng, nhớ Phong vô cùng, tên anh là gió là bãọ Tình yêu cũng là cơn bão thổi bay mọi ràng buộc để từ đó vĩnh viễn lao vào cơn bão tình yêu, để từ đó người yêu, không còn gì đáng để mơ ước. Tôi đứng chênh vênh trên đỉnh đeò nhớ Huyền Trân ngày xưa và mối chung tình của Trần Khắc Chung. Nàng công chúa đa tình đó từ tạ người tình ra đi không đợi ngày về, để lại Kim thành dấu yêu một người tình mờ mắt trông theọ Làm vợ vua Chiêm là tự đoạ đày, để một ngày sửa soạn bước lên dàn hoả thiêu đốt thân mình cho một người chẳng phải người yêụ Thuyền chàng căng gió đến tìm, đem nàng ra khơi trên là mây xanh dưới là nước xanh, Huyền Trân tìm lại tình yêu một đờị Huyền Trân ơi, tôi giờ cũng sầu, cũng khổ khổ hơn nàng nữa, bởi người tôi yêu không yêu và không chung thủy như Trần Khắc Chung của nàng.

Tiếng gọi nào vang lên thật quen và thật lạnh:

-Tố Trang.

Tôi quay lại sững sờ:

-Ủa chị Lan Chị

Lan Chi cười kẻ cả:

-Cô về hay đi đâủ

Tôi nói nhỏ:

-Ở ngoài bãi khoá nên em về Đà Nẵng mẹ em không cho em ra nữạ

Lan Chi cười:

-Tôi cũng mong như vậỵ

Tôi im lặng Lan Chi kể:

-Nghe người ta nói anh Phong sắp ra toà nên tôi ra thăm anh ấỵ

Tôi cười nhẹ:

-Trông chị vẫn phây phâỵ

Lan Chi nhìn tôi:

-Còn em sao sút quá vậy, gầy lắm rồi đó nghẹ

Tôi bực bội, tôi ghét ai nói tôi gầy, nói tôi già nói tôi xấu tôi tỉnh như không nhưng chê tôi gầy thì ác quá vì tôi khó bình tĩnh nổi khi nghe chữ gầỵ

-Em bao giờ cũng vậỵ

-Phải ăn uống tẩm bổ đi chứ, nói cho em biết nghe, đàn ông họ ghét người gầy lắm, nếu có yêu cũng chỉ thương hại, không bao giờ họ đam mê nếu mình gầỵ

Tôi cau mày:

-Chị nhìn cổ tay em đi, em gầy bao giờ mà gầy, muốn mập dễ ợt làm gầy đi mới khó kia, mập quá em sợ chóng già lắm, đi ra ngoài đường ai cũng biết mình năm sáu con thì chán mớ đờị

Lan Chi cười nhạt:

-Đâu em nói làm mập dễ, em nói nghe coi đi, chị có con em, chao nó gầy ơi là gầy, người đét như con cá phơi khô, mặt mũi coi cũng xinh xinh vậy mà mười chín hai mươi tuổi đầu chả có một người bạn trai nàọ Chả bù cho chị, chồng con rồi mà đàn ông bám cả bầy như đuôi sam vậy đó.

Tôi mai mỉa:

-Muốn mập ấy à? Đi bơm ngực cho căng phồng lên, nâng mũi cao lên thì mập liền, khó khăn gì đâu, nhưng em không thích được yêu vì những thứ đó, người nào yêu em, có nghĩa là yêu tâm hồn em, những gì thật sự của em, gầy người ta yêu gầy, xấu người ta yêu xấụ Vậy mới là tình yêu, sexy như chị sẽ không biết thế nào là tình yêu nữạ Buồn chết.

-Chị không cần biết tình yêu là gì? Mà tình yêu là gì, em nói chị nghe coi, mình có cân đo sờ mó được nó đâụ Đàn ông mê chị là được rồi, họ quỳ xuống vì mình là được rồị

Tôi lắc đầu thương hại:

-Hčn gì chị mập, nữa rồi chị to gấp đôi anh Phong cho coị

Lan Chi cười ngất:

-Người ta nói cặp vợ chồng nào vợ mập hơn chồng có nghĩa là bà vợ được sợ.

Tôi mai mỉa:

-Nghĩa là anh Phong rất thờ chị?

Lan Chi kiêu hãnh:

Đĩ nhiên rồi, vợ anh, anh phải sợ chứ, bộ sợ vợ hàng xóm người ta đập chết.

-Chị hãnh diện vì được anh sợ?

-Chứ saỏ Đó là dấu hiệu của tình yêụ

Tôi hỏi:

-Xe chị sắp xuống đčo chưả

Lan Chi nhìn quanh:

-Sắp sửa, em không ra Huế thật nữa hở?

Tôi cười:

-Biết đâu được phải không chị?

-Ừ đời giờ trai thiếu gái thừa, nhưng chị thấy liều lĩnh như em chẳng có lợi gì hết, cứ nhč mấy ông có vợ mà yêu em sẽ thành thứ lang bang cho coị

Tôi ngẩn cổ mà cười:

-Nhưng nếu lấy chồng rồi, hay yêu một người nào rồi, em sẽ chung thủy hơn chị nhiều, em cũng không thčm lợi dụng đàn ông đâu, lợi dụng đàn ông là tự hạ giá mình như những món hàng.

Tôi nhìn Lan Chi:

-Hơn nữa em điều tra kỹ rồi, anh Phong chưa có vợ, chị nhận anh Phong làm chồng riết, nên lịch sự anh ấy để nguyên cho vuị

Lan Chi xầm mặt:

-Con gái nhỏ mà ăn nói lì lợm như là...

Tôi gay gắt:

-Như là thứ đàn bà bất chính, bỏ người này lấy người kia ấy hở? Em mà có chồng rồi ấy hử, em cắn cỏ ngậm vành, thuỷ chung cho chị coị

Lan Chi dài giọng:

-Để tôi chống mắt coi cô có lấy chồng được không? Nói thật thứ như cô cho không họ cũng không thčm đâu, ôm củi khô có lẽ còn sướng hơn.

Tôi cười nhẹ:

-Mập như phi nước bộ đẹp, không tin rồi đó, nếu tôi để trăm người đàn ông sờ ngực tôi cũng căng ra liền, thua chi aị

Lan Chi quày quả bỏ đi, nàng sợ tôi khai tên. Tự nhiên tôi lại buồn vì yêu Phong tôi đanh đá với nàng. Buồn thật khi phải tranh dành và ghen tuông nhaụ Lan Chi đẹp, rất đẹp ;người đẹp thì đàn ông mê đàn ông sợ. Đàn ông phải có uy quyền có tiền tài, đàn bà phải có nhan sắc. trời định thế rồi, cay đắng nhau có lợi gì đâủ Tôi không nhìn thấy tôi, ngắm mình qua gương là ảo ảnh rồị Tôi không thể biết tôi đẹp hay xấu qua một tấm gương. Tiếng anh Dũng gọi:

-Sao lên xe thôi chứ? Mơ mộng hoài sao được cô?

Tôi cười buồn:

-Em chờ anh đó chứ.

Anh Dũng băn khoăn:

-Có chuyện gì buồn phải không?

Tôi nói dối:

-Về thình lình thế này ông hiểu trưỡng nhằn cha Hưng phải biết.

-Không sao, tối em viết thư cho cha, người bạn anh sẽ đưa ngay cho cha, họ kiếm người khác ăn thua gì.

Ngồi trong xe nhìn cây rừng và đá chen trong lá, nhìn con đường vòng quanh bò dần xuống, tôi vẫn nghĩ hoài đến Phong. Đời người quá nhiều khúc quanh, miệt mài mà sống hay hững hờ mà sống, như cây cỏ rồi cũng xong một đờị Phong ngồi tù và tôi rời thành phố. Tôi là kẻ chạy trốn hay thua cuộc? Lan Chi ra rồi, Phong còn thì giờ nào để nhắc nhớ tôị Định mệnh ra tay trước khi tôi liều thân lao vào đời Phong, trước khi tôi kịp hôn Phong được một lần.

Thành phố cũ vẫy tay chào đón tôi trở về. Mới vài tháng rời xa mà tưởng nhử ngàn năm trở lạị Tôi thành kẻ lạ giữa hai dãy phố đông. Trại lính, căn cứ Mỹ và những cô gái đẹp son phấn đợi chò trong những vuông nhà dán đầy tranh ảnh khoả thân.

Anh Dũng lặng lẽ hút thuốc. Tôi lặng lẽ nhìn người và vật lùi lại đằng sau, những khuôn mặt đàn ông vẫn ám ảnh tôi liên tục không rờị

-Hình như mẹ định gả chồng cho em đó, anh báo trước cho biết để khỏi ngạc nhiên.

Anh Huy bạn anh Dũng mặt lạnh như tiền, giờ mới lên tiếng:

-Con gái đẹp như em của ông khó mà học được lắm chưa gì đã có người khênh đi rồị

Tôi than thở:

-Mẹ có dâu có rễ đủ rồi, cho em ở nhà không được saỏ Anh nói thật hay dỡn anh dũng?

Anh Dũng cười:

-Tôi lại đi dỡn với cô à? Loạn chưả

Anh Huy rùn vai:

-Lấy chồng là vừa để rồi mai mốt khó thêm rạ

Tôi khoanh tay:

-Em ế rồi đó anh, mai mốt gì nữạ

Anh Huy cười xoà:

-Chưa đâu, nhưng tính dần là vừạ

tinhbanvatoi

Chương 5


Cứ thế cho đến khi về nhà. Mẹ mừng long lanh nước mắt, mẹ nhìn tôi như cả ngàn năm hai mẹ con chưa gặp nhau không bằng. Tôi mừng mẹ nhưng vẫn không quên được Phong, càng xa nỗi nhớ càng day dứt thêm. Giờ này chắc Lan Chi đã gặp được chàng, dù gặp trong tù, tình yêu họ vẫn còn đó gắn liền cuộc đời hai người trong một cuộc tình. Tôi bị hất ra lề rồị Lẻ loi nhìn Phong trong vòng tay ấy, mẹ tíu tít nói cười, mẹ khoe chuyện này, mẹ kể chuyện kiạ Tôi sà xuống bên mẹ, cho nguôi quên tình sầụ

-Chị Dũng đâu hở mẹ?

Mẹ thờ dài:

-Đi phố rồi, hở chồng là đi phố sắm sửa, chẳng coi mẹ ra gì hết.

Tôi an ủi:

-Mẹ đừng buồn phải cho chị ấy sống với chứ.

Mẹ lắc đầu:

-Nó đi ra đi vào im ỉm, bực mình lắm con, nó làm như mình ăn nhờ nó không bằng. Con tao đứt ruột đẻ ra, chứ nặn được à? Giờ nó nuôi tao ngày hai bữa nó khinh tao như chó.

Tôi năn nỉ:

-Con xin mẹ, chuyện đâu còn đó mẹ nghĩ làm gì cho cực thân. Để rồi con đi dạy nuôi mẹ. Cũng tội cho chị ấy, lương công chức của anh ấy ăn thua gì mẹ.

Mẹ cau mặt:

-Hừ, hồi mẹ nuôi các con mẹ có lương gì không?

Tôi vuốt tay mẹ:

-Con hiểu, mẹ không thấy anh Dũng gầy đi saỏ

Mẹ thở dài thườn thượt:

-Con mẹ, mẹ không thấy ai thấỵ

Tôi lảng chuyện:

-Chị Phượng có hay về không mẹ?

Mẹ thừ người:

-Về luôn nhưng mà chán lắm con ơị

Tôi cười gượng:

-Lại chuyện bà cô chứ gì.

Mẹ đứng lên:

-Con cái nuôi lớn lên, nhìn nó khổ khổ theo, bảo không nghe giờ làm sao được nữạ Còn con nữa đừng hòng mẹ gả cho mấy thằng đạo theo, thứ đạo vợ đó, thật mẹ vái dàị

Tôi giật mình:

-Tuỳ người chứ mẹ.

-Không tùy gì hết, thằng nào ngoan đạo mẹ gả, kiếm cháu chắt các cha gả là yêu nhất.

Tôi cười:

-Bộ cháu chắt các cha là thánh cả.

Tôi bỏ vaò nhà saụ Giường này ngăn giường kia bằng những tấm màn gió. Lúc trở ra chị Phượng đã ngồi thừ bên mẹ, mắt đỏ hoẹ

-Chị thật tệ, hễ về thăm mẹ là khóc.

Chị Phượng ngửng mặt nhìn tôi:

-Còn cô nữa, nghe tụi nó nói ra ngoài đó cô cũng biểu tình hoài hoàị

Mẹ hỏi:

-Rồi con tính saỏ Sống như vậy gầy còm cả người thế này này, hay dọn về với mẹ ít lâu đị

Tôi lắc đầu:

-Mẹ sao cứ sui chị ấy bỏ chồng hoài vậỷ Anh Tùng có nỗi khổ của anh ấy chứ?

Mẹ gắt lên:

-Con biết gì mà nói sống với nhau một nhà coi nhau như kẻ thù làm sao chịu nổị

Chị Phượng kể lể:

-Nói với con gàn đó làm gì mẹ, đến giống cha Hưng cho coi, suốt ngày ôm quyển sách kč kč. Mẹ biết không, họ đùng đùng kêu thợ xây hai cái nhà ra rồi, cái nhà có rộng gì cho cam, còn cái sân con tưởng họ để cho tụi con nít có chỗ chơi ai ngờ họ cũng xây tường chia hai cái sân. Con lại phải bỏ tiền ra làm cổng khác, làm bếp, làm nhà vệ sinh. Vậy chứ thấy bóng anh ấy về là háy ho chửi xéo mắng xiên. Thật muốn điên lên được đó mẹ.

Tôi chen vào:

-Chị nên hiểu rằng vì họ quá thương con họ thế thôi, là người ngoài nhảy vào hứng hết tình thương của họ, họ phải thù chị chứ. Con người ta anh người ta, người ta yêu thương cả mấy chục năm trời, bỗng dưng chị nhảy vào hứng hết tình yêu của họ. Đó, chị thấy mẹ có bao giờ thương chị Dũng được đâủ

Mẹ gắt:

-Con này,mẹ không thương nó nhưng mẹ không quá khe khắt như thế được. Cái gì má cấm nó chở vợ đi nhà thờ nữạ

Tôi nói nhỏ:

-Tại mẹ bắt anh ấy theo đạo mình làm chi, những gì đã ăn sâu vào tâm khảm người ta, một sớm một chiều đâu có thay đổi hết được. Chính ra vợ phải theo chồng mới phải, bà ấy tức chị là đúng.

Mẹ quắc mắt:

-Hừ, bộ mày tính sui chị mày bỏ đạo sao đâỷ

-Con không sui, nhưng phải linh động và tế nhị theo cảnh này chứ khăng khăng bắt người ta theo mình thấy cũng chướng.

Chị Phượng nhăn nhó:

-Anh ấy không bỏ, nhưng anh ấy nể mẹ, thành ra...

Mẹ não nề:

-Thành ra hành hạ con dâu cho bỏ tức.

Tôi cười:

-Mẹ hành hạ chị Dũng thì saỏ

Mẹ cau mặt:

-Con sao móc họng mẹ hoài vậỷ Mẹ hành hạ cái gì?

Tôi vuốt ve:

Đĩ nhiên mẹ không hơn, nhưng giả thử anh Dũng bỏ đạo theo vợ như anh Tùng xem.

Chị Phượng gắt:

-Thôi đi mẹ nói với nó tức cả mình, dở lý suốt ngày ai chịu nổi thử hỏi cô sống trong cảnh tôi cô nghĩ saỏ Cứ ngày chúa nhật, ngày lễ của mình bà ấy dở trò ra cúng bái kêu anh ấy sang sì sụp lạy lục không cho đi nhà thờ. Ra lườm vào nguýt, riết rồi cả tháng nay mặt anh nhăn cả ngày không thấy một nụ cườị Mày chịu được không mà noí thành với tướng?

Tôi nhún vai:

-Nếu em yêu, em chịu hết, em hy sinh cho tình yêu của em. Điều tối thượng là anh ấy yêu chị tình yêu có thể giải quyết được tất cả.

Mẹ trợn mắt:

-Hử Trang, con nói gì đó, gì mà yêu đương lung tung trong đó hử?

Tôi nháy chị Phượng:

-Thôi em đi ngủ đã, tưởng về nhà yên chứ lộn xộn thế này thua gì ngoài ấỵ

Mẹ nói theo:

-Còn cô nữa liệu mà yêu với đượng, mẹ thề không chiều theo các cô nữa đâụ

Tôi cười trừ bỏ vào nhà, lũ nhỏ đi học về chạy nhảy như giặc phá trong nhà. Nhà chật, đông trẻ con không một phút nào yên tĩnh được nữạ Tôi nhăn nhó nằm trên giường nhớ không khí âm thầm lặng lẽ buổi trưa của Huế, nhớ Phong và nụ cười cao vời xa cách. Lạy trời cho hai người đừng sáp vaò nhau, cho Phong ngồi tù hoài hoài, để không gặp nhau, không hôn nhaụ

Mẹ vẫn rù rì với chị Phượng mặc chị Dũng lui cui nấu cơm một mình. Chị Phượng yêu một người đạo Phật, mặc mẹ ngăn cản chị nhất định đòi lấy cho bằng được, mẹ sợ chị liều lĩnh nên đành chìu theo gả chị cho anh Tùng. Đám cưới cử hành ở nhà thờ nhưng anh Tùng chỉ giữ đạo được có một ngày đó thôị Anh con một của một người đàn bà goá chồng rất sùng Phật. Thảm kịch xảy ra từ đó. Chị Phượng sinh con cho chồng một năm một đứa, nhưng chị không thể cướp anh ra khỏi vòng vây cũ rích của gia đình chồng. Yêu vợ bao nhiêu, thương mẹ bấy nhiêụ Anh Tùng trên đe của mẹ uy quyền của mẹ tình yêu của mẹ chụp lên đời anh từ thưở nào rất xạ Dù tình yêu có mạnh hơn sự chết đi nữa, dù tình yêu có bắt anh vào nhà thờ quỳ đau đầu gối, xưng tội đổ mồ hôi để rước chị Phượng về làm vợ. Tình yêu ấy vẫn không huỷ diệt được tình yêu anh dành cho mẹ.

Dưới là đe, là người vợ anh yêu mê một thờị Bỏ ai anh cũng khổ, giữ cả hai càng khổ hơn nữa, cuối cùng anh quay tròn quay tròn, cuối cùng anh im lặng như triết gia, anh nghe vợ day dứt mỗi đêm khi nằm bên nhaụ Anh nghe mẹ thở than mỗi khi sang hầu mẹ. Im lặng là vàng, im lặng là nhất. Chị Phượng tức điên lên, mẹ chồng của chị cũng điên lên, người thêm muối ớt người thêm dầu cho cuộc chiến lạnh là cô em đang làm gái già của anh Tùng. Nhan sắc đã bay theo một trận đậu mùa, da chị bị cày bị cấu lỗ chỗ như tổ ong. Nhan sắc đàn bà mong manh vô cùng, như tiên nga có thể thành Chung Vô Diệm chỉ trong một giờ. Đàn bà không quyền đi tìm hạnh phúc, mà chỉ ngồi chờ đàn ông gọi đến cho một đám cướị Đám cưới rồi mới tính được tương lai, không thôi hẩm hiu như cơm nguội thiụ Chị Phượng đẹp, chị Phượng xinh, chị Phượng trở thành cái gương cho em gái anh Tùng nhìn thấy nhan sắc trái mùa của nàng. người mẹ càng thương con gái càng ghét con dâu thêm.

Đời một người đàn bà hoàn toàn lệ thuộc vào đàn ông. Họ cho hạnh phúc nhờ hạnh phúc, họ bắt đầu đau khổ, phải đau khổ. Buồn thật, tôi yêu Phong và tôi khổ vì chàng dại dột lao vào đời Lan Chi, vợ không ra vợ, nhân tình không ra nhân tình. Phải chi chàng có vợ có con đàng hoàng cho tôi nhắm mắt tự an ủi mình rằng tôi hy sinh, rằng tôi cao thượng quay lưng một mạch. Ừ nếu anh có vợ em nguyền sẽ yêu anh, câm nín mà yêu anh, em không băn khoăn không mơ ước một cỏn con nào, đừng nói chi đợi trông anh.

Lan Chi không phải là vợ anh, chỉ là một người cho anh tạm yêu, cho anh rảnh tâm, cho anh cuồng tín lý tưởng của anh, bởi vậy nên tôi mới khổ.

Tôi nằm khoanh tay trên giường, tiếng mẹ la mắng ngoài kia, tiếng chị Dũng gắt mắng con để xiêu xéo xa xôị Tôi muốn bịt tai lạịTôi muốn nhắm mắt lại để khỏi phải nghe những lời chì chiết đó. Hạnh phúc là gì, vuông hay tròn, dài hay ngắn, Những lời ngọt êm có phải là hạnh phúc và những lời cay đắng xa xôi nhau có phải là bất hạnh?

Từ ngày có con dâu mẹ hết là thánh, từ khi có người ngoài bước vào mái gia đình này cướp mất đứa con trai còn lại của mẹ, mẹ hết là thánh, mẹ thành người trần. Anh Dũng phải yêu vợ, không yêu nhau ai sống với nhau được. Không yêu tinh thần cũng yêu vật chất, nếu không làm sao có con với nhau được. Anh Dũng yêu vợ là mẹ khổ, mẹ biết là vô lý, nhưng vẫn khổ. Mẹ tìm cớ khác, có trăm ngàn cớ cho mẹ kể tội con dâu mẹ, lười biếng, làm nũng chồng, bỏ bê con, ít nói mẹ kêu lầm lì, hay nói mẹ kêu miệng rộng.

Tôi không thương chị Dũng được, vì tôi yêu anh tôi, nhưng quả thật chị Dũng không có gì đáng ghét cả. Mẹ anh Tùng ghét chị Phượng mẹ nhăn nhó mẹ than thở. Mẹ cho con gái mẹ ít may mắn và mẹ quên cái ít may mắn của con dâu mẹ. Ồ sao hôm nay tôi kể tội mẹ tôi hơn nhiều, phải chăng vì tôi nhớ Phong, tim Phong lớn, trí Phong cao và lòng Phong rộng, Phong nhìn gì cũng dễ tha thứ, xa chàng tôi thành người có trái tim lớn rồi ư? Xa chàng tôi thành người có tấm lòng cao hơn núi rộng hơn đại dương thế nàỵ Tôi không tin, vì tôi là đàn bà, đàn bà lòng dạ bao giờ cũng hẹp cũng nông.

-Thôi cho tôi xin, gạo tăng vùn vụt thế này con nghịch gạo thì giết mẹ rồi con ơi, lương của bố con đủ mua được bao gạo đấỵ Tôi đến bỏ nhà đi mất thôi, cáng đáng không nổi nữa rồi trời ơị

Mẹ hừ hư ngoài kia, chị dũng tiếp tục:

-Số tôi không ra gì, hầu hạ như con ở vẫn chưa hài lòng chọ

Thằng nhỏ kêu thét lên vì một cái tát tai của mẹ tôi nẩy người lên, tôi ôm mặt trong hai tay tôi,lòng tôi như thắt lại từng hồị Tiếng mẹ quá ngoài kia:

-Thôi cho tôi xin cho tôi xin đi chị ơi, chị đánh ngay tôi cho yên, cần gì phải đánh con mắng caí như thế hử?

Chị Dũng ong óng:

-Con phải dạy nó chứ, con đẻ ra không cho dạy nữa saỏ

Đạy gì, chị muốn dạy ai trong nhà nàỷ

-Nó mở thùng gạo nghịch vãi đầy nhà không dạy để nhịn đói cả nhà hay saỏ

Mẹ dài giọng:

-Tôi biết rồi, để tôi mua gạo đền cho chị.

Cuộc đàm thoại lằng nhằng chỉ chấm dứt khi anh Dũng trở về. Anh im lặng thở dài, mẹ nặng nề ngồi xuống, chị Dũng ấm ức dưới nhà.

Bữa cơm nặng bữa cơm nhạt, mọi người ngồi chung mâm mà không buồn nhìn nhaụ Anh Dũng mặt đăm đăm mẹ thừ người, chị Dũng lạnh lùng. Đời thú nhất bữa ăn và giấc ngủ ái tình. Bữa ăn nặng khác chi ăn một mình.

Buồn quá tôi lại nhớ Huế, những lần chàng săn sóc lo cho tôi ăn, mừng khi tôi ngon miệng, vui khi tôi than đóị Chàng thường nói anh sợ ngồi ăn một mình, ăn một mình khổ như ngủ một mình.

Buổi tối vợ chồng anh Dũng vác con lên lầu, mẹ nhìn theo khe khẽ thở dàị Tôi leo qua ngủ chung với mẹ, mân me bàn tay nổi gân của mẹ mà nghe xót đaụ

-Mẹ.

-Con đi vắng mẹ khổ lắm, buổi tối mẹ thui thủ một mình dưới nàỵ

-Con biết, nhưng chả lẽ con bỏ học.

-Thôi con gái học như vậy cũng đủ rồi, hơn nữa...

-Mẹ định nói tiền học chứ gì, con kiếm ra chỗ dạy rồi mà.

-Con vợ nó kể ra than vào suốt ngàỵ

-Cũng tội cho chị ấy, lương anh Dũng bây giờ chẳng ăn thua gì.

-Tao cũng nuôi chồng nó ăn học giờ nó phải nuôi con chứ.

-Anh Dũng rất tốt, tại thời buổi khó khăn.

Tôi dò dẫm:

-Hay để con đi làm sở Mỹ nghe mẹ.

Mẹ lắc đầu:

-Chết thì thôi mẹ không cho con làm sở Mỹ, rồi làm sao lấy được chồng tử tế nữạ

-Có sao, miễn con đàng hoàng thì thôi chứ, nghề nào chẳng là nghề, bộ cứ làm sở Mỹ là hư hết.

-Mẹ không noí con hư, nhưng mà khó lắm con ơị

-Hay để con ra Huế vừa đi học vừa đi làm rồi con mang mẹ theọ

Mẹ gắt:

-Không được, mẹ còn mình anh con là trai, sống mẹ theo nó, chết mẹ theo nó.

Tôi thở dài:

-Sao mẹ còn nhăn.

-Con vợ nó ngày xưa ngoan ngoàn là thế.

Tôi an ủi:

-Tại túng thiếu, con cái nheo nhóc nên chị ấy mới cau có mẹ ạ. Con cái đầy nhà đáng nhẽ phải có người làm cho chị ấy mẹ nhỉ?

-Tiền đâu mướn người làm, làm bồi phòng cho Mỹ khỏe ru lương cả chục ngàn, ai thčm làm cho mình nữạ

Mẹ nằm thở ra tôi ngao ngán:

-Cuối cùng phải có tiền, tiền vẫn là nhất.

-Nếu mẹ giàu chắc con dâu mẹ ngoan hơn.

Tôi nhắm mắt:

-Thôi ngủ đi mẹ ạ, thức khuya quá đau thì khổ.

Mẹ trằn trọc, mẹ già tóc trắng vẫn buồn vì tiền. Tôi mải mê yêu đương. Tôi quên nỗi buồn của mẹ và bây giờ tuổi già còm cői của mẹ cột chặt tôi nơi đây để nhớ nhung dày vò, để tình yêu cắn xé. Mẹ hy sinh suốt đời son giá nuôi anh em tôi lớn lên thắt lưng buộc bụng nuôi con ăn học. Anh cả theo chân ba biệt tăm ngoài Bắc, anh thứ chết trận, mình anh Dũng an phận đời công bộc đồng lương chết đói, dù được mẹ nuôi học đến cử nhân Luật, vẫn không báo hiếu mẹ được nửa ngày thư tháị

Buổi sáng chị Dũng phát tiền cho con, chị quên mẹ bởi anh Dũng nhịn đói đi làm kia mà. Tôi chạy ra chợ mua bánh cuốn cho mẹ, không quên phần chị Dũng, chị có vẻ ăn năn:

-Cô hiểu cho chị, cả năm nay cái áo chị không dám maỵ

Tôi gật đầu:

-Em hiểu, mẹ già rôì chị chịu khó chìu mẹ, vài bữa nữa em sẽ đi làm phụ với anh.

Chị Dũng chớp mắt quay đi, tôi bỏ xuống phố kiếm bạn bč, người quen. Gặp anh Thế phóng xe ngang tôi, anh rối rít, anh ngạc nhiên:

-Ủa sao về? Không học nữa à?

Tôi cười:

-Em nghỉ học rồị

Anh Thế nhăn:

-Sao vậỷ Bắt người ta gửi gấm rồi bỏ ngang?

-Định đi làm anh ạ.

-Làm gì mới được chứ.

-Làm sở Mỹ.

Anh Thế lắc đầu:

-Nghe không được rồi đó, cô thích đi dạy không?

Tôi sáng mắt:

-Thích quá đi chứ, ở Huế, Trang cũng đang dạy học, nhưng mẹ Trang bắt về.

Anh Thế suy nghĩ:

-Thôi được để anh tính lại đã nghẹ

Tôi lang thang ngắm phố, nhìn tủ kính cho đã thčm, những con búp bê xinh, những xấp hàng mới lạ mắt. Nhìn thôi, đừng dại dột hỏi giá mà tủi thân. Anh Thế thật dễ mến, galant, nghệ sĩ, đàn hay nụ cười tình nhưng anh cũng có vợ rồi, có vợ rôì là xong, là hết chuyện nói, phải chạy xa hàng chục cây số, phải xua như xua tà, phải trốn như đàn ông trốn lính. Đời kỳ, hễ ông nào yêu được y như rằng có vợ kềm sau lưng.

Mình cũng kỳ cứ mê người có vợ, đàn ông có vợ mới là đàn ông thật, còn thì là con trai, con trai hình như không có chất mạnh không có chất tình.

Thành phố đầy gái đẹp những cô gái mặt đầy phấn, mắt kẻ đen xì, môi đỏ như son. Những cô gái lạc lőng trong áo quần đắt tiền, chân ngắn thò dưới júp chói lực màu sắc, tay đen thò ra, ngực trần hớ hênh, nửa kín nửa hở. Họ đi bên những người đàn ông mũi thật thẳng, da đỏ hồng và cao gấp đôi họ.

Nếu mịnh chịu như thế mình sẽ sắm được xe hơi mời mẹ đi chơi biển, mình sẽ xây nhà thật rộng, anh Dũng một phòng lũ nhỏ một phòng học một phòng chơi, nhà rộng hết cãi nhau, mình sẽ gắn máy lạnh cho mẹ ngủ trưa, đở mệt.

Tôi có tật xấu yếu chịu được nóng, trời hơi nực một tí tôi đã nhoài người, trời hơi nắng mồ hôi tôi từng giòng, quê không chịu được. Người ta khen tôi dễ thương vì không đánh phấn, có ai hiểu cho rằng tôi có bệnh đổ mồ hôi như dũng sĩ đấu bò. Mỗi lần đi chơi với chàng, chàng lau mồ hôi hai bên tóc mai xấu hổ đỏ mặt, tôi vụng về trốn đôi mắt diễu cợt của chàng.

Lưng ướt đẫm tóc ướt dẫm, tôi thành con bé xấu như mạ Nhất là vùng nách, tắm hai lần, tắm ba lần cũng đến thế thôị Tôi khổ sở và tôi ghét tôị Vậy mà chàng khen tôi đẹp, chàng bảo đã quen mùi hôi của tôi nữạ

Tôi chớp mắt mà buồn, anh yêu aỉ Lan Chi hay em? Anh có quen mùi hôi của Lan Chi không? Em thì em thương anh như thương cái lạnh, em ghét mùa hạ em yêu mùa Đông, mùa hč nóng quá làm em gầy ăn bao nhiêu uống bao nhiêu ra mồ hôi hết trơn hết trọị Mai sau có tiền mình sẽ lên Đà Lạt sống và yêu thương nhau anh nhỉ?

Lang thang rồi lại phải về nhà, nhìn gia đình mình tàn tạ trong thành phố đầy dấu tích Mỹ. Ngày nào tôi gặp bạn trai ngay trong nhà dưới mắt nhìn của mẹ, hàng xóm xầm xì nọ kia, chờ con gái đầy trong xóm, sáng leo lên xe Mỹ chiều leo xuống xe Mỹ, hai thằng mỹ khênh đem lên xe không ai buồn xầm xì. Quá rồi, quá trớn rồi thiên hạ hết nóị

Anh Dũng gọi:

-Trang ơi, có người hỏi em kìạ

Tôi vung tay cho khổ thò mặt ra là sững người:

-Ủa thầy sao thầy biết Trang về đâỷ

Thịnh cười thật tươi:

-Thế mới tài chứ, Trang tưởng trốn tôi dễ lắm à?

Tôi kéo ghề mời Thịnh ngồi:

-Trang có trốn anh bao giờ đâu, tại về thình lình quá chưa kịp viết thư cho anh đấy chứ? Mà sao anh biết nhà Trang hay quá vậỷ

-Thế mới tài chứ, đùa đó, anh hỏi bà hiệu trưởng Đồng Khánh.

Tôi tròn mắt:

-Anh đến gặp chị Nhơn?

-Tại sao không? đồng nghiệp mà em.

Tôi ngồi nhìn Thịnh, chàng kể:

-Vù ra Huế tưởng gặp em, ai ngờ em về trong này, anh thất vọng quá giận ghê.

Tôi nhí nhảnh:

-Giận sao anh còn vào đâỷ

Thịnh cười xoà:

-Giận nhưng vẫn nhớ, thấy mặt em hết ghét nổi rồị

Tôi suỵt:

-Coi chừng, mẹ em ra đó.

Thịnh co vai:

-Thật hở em, mẹ nghiêm không?

Tôi nheo mắt:

-Một câỵ

Mẹ điềm đạm bước ra:

-Chaò ông, con vào pha trà đi con.

Tôi nháy mắt với Thịnh rồi lui ra, Thịnh nghiêm trang:

-Thưa bác, cháu dạy học ở huế, thấy Trang bỏ học vào đây tiện dịp cháu ghé thăm.

Mẹ săn đón:

-Quý hoá quá, vậy ra đây ông là giáo sư của cháụ

-Thưa vậy, cháu dạy môn Triết.

Tôi khép nép mang trà ra đãi khách, mẹ nói:

-Con ngồi tiếp chuyện thầy đi, mẹ vào nghỉ đã.

Tôi le lưỡi nhìn Thịnh:

-Ngán anh quá sao liều thế?

-Không liều làm sao gặp được em, em trốn hang cùng ngő hẽm nào anh cũng tìm được hết.

Thịnh nói chuyện học hành thi cử bởi mẹ vẫn húng hắng ho sau nhà, Thịnh hỏi thật khẽ;

-Đi chơi một vòng được không trang?

Tôi ngần ngại:

-Chắc không được rồi đó.

Thịnh nhăn nhó:

-Anh từ sàigòn ra Huế, từ Huế vào đây em nỡ từ chối à?

Tôi thắc thỏm:

-Nhưng mẹ khó lắm anh ơị

-Anh xin chọ

-Anh liều thấy mồ đị

Thịnh thì thầm:

-Tại em đấỵ

Tôi tròn môi:

-Tại em?

-Tại em làm anh điên nên anh liều, em coi chừng, anh liều thân thì nguy đấỵ

Tôi cười:

-Khiếp, đất lạ không có học trò anh làm quá.

Thịnh nháy nhó làm hiệu và Thịnh theo chính sách ngoại giao từ từ. Thịnh noí chuyện với anh Dũng, cuối cùng với mẹ và khám phá ra anh Hưng ngày xưa cùng học với Thịnh. Mẹ thì gặp ai cũng kể chuyện cha Hưng. Túm được mối ngon, Thịnh bám sát cuối cùng bà cụ khuyến khích tôi đi chơi với Thịnh. Tôi bắt đầu nao núng, anh chàng tấn thối đẹp mắt, anh chàng chinh phục cả nhà, anh chàng được bà cụ hài lòng, chỉ vì anh chàng cùng đạo lại tỏ ra sẳn sàng cưới vợ ngay bây giờ. Đời giờ tìm được người đàn ông đủ điều kiện lấy vợ hiếm như các đảng phái tìm lãnh tụ. Mẹ dặn tôi:

-Ông ta đàng hoàng nhưng con cũng phải ý tứ nghe không con?

Tôi hỏi:

-Sao mẹ biết ông ta đàng hoàng.

-Thì ông đặt vấn đề hôn nhân ngay với mẹ kia mà, nghe đâu còn bà mẹ phải không?

Tôi ngạc nhiên:

-Ủa ông đặt vấn đề hôn nhân với mẹ à?

-Ừ, ông nói đi tìm vợ và từ Sài gòn ra đây tìm con, vì con...

Tôi hơi thẹn:

-Kỳ cục cái ông này kỳ cục và lì gớm.

Mẹ đắn đo:

-Tuy vậy con vẫn phải dč dặt nghe con, mẹ định một đám cho con rồi, tội cái nhiều em thôị

Tôi nhăn nhó:

-Chán đờị

-Này đừng có dở hơi nhé, sao lại kêu chán đờị

Tôi bỏ ra ngồi nhìn Thịnh, anh chàng không phải tay vừa đâụ Nụ cười đa tình, giọng nói lẳng, đôi mắt thẳng thắn, vẫn không dấu nỗi nét đa tình sau gọng kính trắng.

Thịnh vui vẻ:

-Chịu rồi nhé.

Tôi ngưóc mặt:

-Chịu cái gì kiả

-Thì xin phép cho em rồi đó.

Tôi lắc đầu:

-Không được đâu anh, ở đây Trang có nhiều bạn lắm, đi với anh tụi nó đồn ầm lên bực lắm.

Thịnh nhăn mặt:

-Anh là người đàng hoàng, bộ Phi Mỹ gì mà em sợ dữ vậỷ

Tôi cười khi thấy Thịnh giận:

-Đùa đó, chiều em đi chơi với anh, buổi chiều biển mới đẹp.

-Giờ anh làm gì?

-Anh ở đâủ

-Khách sạn.

-Về đó ngủ rồi chiều đi biển, buổi trưa ở đây không dễ thương như Huế đâu, bụi và ồn ghê lắm.


SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội