Nghệ thuật thương lượng!

Started by saos@ngmo, 09/07/06, 00:47

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

Chơi trò mčo vờn chuột

Chẳng gì có thể khiến bạn trở nên nặng ký khi có hai đối tác cùng theo đuổi mình. Dù trong kinh doanh, trong cuộc sống hay tình yêu thì việc có tới hai người cùng nhắm vô bạn sẽ khiến bạn tăng mấy chân kính. Vậy thì ngoài đối tác "tự nhiên mà có", bạn cũng nên tự tạo thêm một đối tác khác để họ phải gầm ghč nhau. Cuộc chơi vì thế mà thêm phần sôi động hơn rất nhiều.

Nghiên cứu đối tác

Thử lật lại hồ sơ quá khứ để tìm hiểu xem các phi vụ làm ăn trước đây của đối tác thế nào, cao tay hơn thì tìm hiểu về những sản phẩm và cách thức thương thuyết của họ. Làm vậy bạn sẽ tự tin hơn nhiều khi phát ngôn bất kể điều gì. Họ sẽ tự hiểu ra bạn chẳng phải tay mơ và không dám chơi xỏ bạn đâu.

Đừng bao giờ lên tiếng trước

Quá đơn giản, đúng không. Trong bất kể bối cảnh thương lượng nào, bạn cũng đừng để mình rơi vào tình huống phải ra giá trước. Và chính trong khoảng thời gian tưởng như "rất dài và rất im" ấy, bằng các cần ăng ten của mình, hãy khám phá xem sự mặn mà của đối phương với vụ affair này thế nào.

Học cách im lặng

Bạn đã học được cách kiềm chế, không đưa ra bất kể đề xuất gì trước. Quá tốt rồi, nhưng sẽ hoàn hảo hơn nhiều, nếu sau khi người ta ra giá bạn vẫn giữ thái độ trầm tĩnh. Rő ràng là bạn đang tạo ra một không khí bức bối, một cảm giác im lặng đáng sợ, nhưng chính vì lẽ đó mà phía đối tác lại cảm thấy có nhiệm vụ phá tan tảng băng lạnh lẽo. Rất có thể lúc này họ sẽ giãi bày thêm, chi tiết hơn về hợp đồng. Và bạn hoàn toàn giành được thế chủ động.

Đặt giá cao

Đừng bao giờ huỵch tẹt về cái giá mà bạn có thể chấp nhận chi trả, hãy mào đầu bằng một cái giá thấp hơn, nhưng đừng có thấp quá đến mức người ta từ chối thẳng thừng. Nếu đưa ra mức giá quá bčo, người ta có thể cho đó là một sự xúc phạm và bạn gần như sẽ bị loại khỏi cuộc chơi trước khi bắt đầu chiến dịch tấn công.

Không lộ cảm xúc

Dù lời chào hàng của họ có hấp dẫn đến thế nào, cũng đừng nở nụ cười mãn nguyện. Cứ lạnh băng như chưa hề có chuyện gì xảy ra, được chứ. Một nhà thương thuyết tài cán sẽ cho chuyện họ đàm phán thành công là đương nhiên chứ không phải là một chiến thắng vĩ đại. Vì thế, hãy bỏ thói quen ngưỡng mộ mình.

Sẵn sàng bước đi

Dù bạn có thčm muốn cái hợp đồng chết tiệt ấy chết đi được, dù bạn đã đặt cược hết cả những thứ mình có vào vụ làm ăn này, nhưng hãy học cách ra đi khi mọi thứ không suôn sẻ như bạn mong mỏi. Đây là quyết định khó khăn nhất trong việc thương thuyết, nhưng chẳng lẽ cứ dấn sâu vào một vũng lầy. Nên nhớ, đối phương luôn muốn dền dứ, muốn đẩy vào bạn vào thế kẹt cứng, tiến thoái lưỡng nan, vậy thì đừng để họ dắt mũi mình chứ.

Không từ bỏ điều kiện cơ bản

Trong kinh doanh, bạn phải cương mình, nhưng đồng thời cũng phải biết nhu. Nếu lúc nào cũng tỏ ra hiếu chiến muốn mình là người chiến thắng thì nhiều khả năng bạn sẽ mất tất cả. Nhún nhường một chút có thể được việc hơn, nhưng chỉ lùi bước với điều kiện: những nguyên tắc cơ bản được đảm bảo. Nếu cả những điều kiện tiên quyết nhất cũng không đạt được thì bạn hẳn đã trở thành một thằng ngốc rồi.

Luôn lịch sự

Có vẻ như đối phương đang muốn làm cho bạn phải tức điên lên, ra hết điều kiện ngang xương này đến điều kiện khó gặm kia, nhưng bạn hãy bình tĩnh. Có đập bàn đập ghế hay chửi thề thì cũng đến thế mà thôi, đối thủ sẽ nhìn bạn với con mắt khinh rẻ. Hãy cho đối phương biết là bạn có thể đương đầu với mọi chuyện và bạn không dễ bị kích động.

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội