Chứng mất ngủ và cách chữa trị

Started by saos@ngmo, 13/04/07, 02:05

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

Các rối loạn ảnh hưởng đến giấc ngủ là ngủ không ngon giấc hoặc gây nên một tập tính không bình thường về quá trình ngủ, thông thường chúng ta thường gọi là "mất ngủ". Mất ngủ để chỉ sự giảm sút về thời gian và độ sâu hoặc hiệu quả phục hồi của giấc ngủ. Cũng có thể nói tình trạng khó ngủ là trong giấc ngủ có quá nhiều chu kỳ thức và tạo cảm giác lúc nào cũng thiếu ngủ.

Độ dài và chiều sâu của giấc ngủ khác nhau rất nhiều giữa những người khỏe mạnh. Tổng thời gian ngủ trung bình 7-8 giờ và biến thiên từ 4-9 giờ. Ở mỗi người, thời gian và cấu trúc giấc ngủ cũng biến đổi theo tuổi, ngủ nhiều khi còn nhỏ, giảm dần ở tuổi trưởng thành, và đến khi cao tuổi thì ngủ ngắn lại, có khi chỉ còn 4 tiếng mỗi ngày. Để xác định thế nào là ngủ đủ, xét về kinh nghiệm và hoạt động thể chất, giấc ngủ "phải đạt hiệu suất", tức là ít bị thức giấc ban đêm và ít buồn ngủ ban ngày, đồng thời hoạt động ban ngày có hiệu quả.

Tại Mỹ, theo các số liệu thống kê có khoảng 8-15% người trưởng thành than phiền bị mất ngủ, 3-11% người dùng thuốc an thần gây ngủ và tỷ lệ này tăng theo tuổi. Ở nước ta, tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng trong lĩnh vực chữa bệnh thần kinh, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ đến khám vì mất ngủ chiếm 10-20%. Mất ngủ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nữ chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam, người cao tuổi nhiều hơn người trẻ.

Một điều chúng tôi nhận thấy là hiện nay việc điều trị chứng mất ngủ còn nhiều bất cập. Các thuật ngữ thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống lo âu, an thần nhẹ, tiêu giải lo phiền đều mang tính mập mờ và thường được sử dụng lẫn lộn. Tất cả các thuốc ngủ hiện hành đều có ít nhiều nguy cơ quen thuốc, dung nạp và nghiện, cũng như các triệu chứng cai và làm tái phát mất ngủ trầm trọng (càng dùng càng mất ngủ). Sau đây là một số dạng mất ngủ thường gặp.

I/ MẤT NGỦ VÀ TÂM SINH LÝ RỐI LOẠN:

Dạng mất ngủ này thường xảy ra do các "tình huống", thời gian kéo dài dưới 3 tuần. Thường do xúc cảm (buồn, chán, thất vọng, thất bại...). Biểu hiện: khó đi vào giấc ngủ, hay tỉnh giấc hoặc thức dậy sớm trong thời gian dài. Mỗi biểu hiện đều gây cảm giác mệt mỏi và dễ cáu gắt, đồng thời kéo dài hoặc nặng lên vì lo nghĩ mất ngủ hoặc sợ hãi giấc ngủ đã qua, cảm giác bực dọc trong đêm khi không ngủ được. Với những người này, ước lượng thời gian mất ngủ thường dài hơn thực tế 1-3 lần. Nhưng xét về các triệu chứng, không thấy có biểu hiện về mặt trầm cảm hay rối loạn hành vi, hoạt động hàng ngày không thay đổi.

Những bệnh nhân mất ngủ do tâm sinh lý đa số là do dùng các thuốc ngủ (seduxen, stilnox, lexomil, meprobamate...) hay các loại thuốc tương tự lúc đầu có hiệu quả, nay gặp rắc rối, vì thuốc gây nghiện và tương tác với rượu. Khi bệnh trở thành mãn tính, dùng thuốc cũng ít khi ngủ được và trạng thái bệnh lý sẽ trầm trọng thêm; Khi lên giường, cảm giác sợ hãi mất ngủ tăng lên.

II/ MẤT NGỦ KẾT HỢP TRẦM CẢM HAY STRESS SAU SANG CHẤN

Những bất thường về giấc ngủ liên quan đến trầm cảm và stress là một loại mất ngủ mãn tính. Người bệnh mất khả năng duy trì giấc ngủ. Bệnh nhân trằn trọc kéo dài trong đêm và có cảm giác mệt mỏi, thờ ơ vào ban ngày. Ngoài ra người bệnh cũng hay thức giấc ban đêm, không ngủ say và dậy rất sớm. Trong trường hợp trầm cảm, việc thường thức giấc khiến cho bệnh nhân có cảm giác như không ngủ hoặc trạng thái mơ màng, lúc nào cũng biết hết mọi hoạt động xung quanh, một vài bệnh nhân ngáy nhiều khi ngủ. Bệnh nhân có thể ngủ ngày với những chợp mắt kiểu ngủ gật, nhưng khi đi ngủ lại không thể ngủ được. Thiếu tập trung, mọi cố gắng làm việc đều không hiệu quả.

III/ MẤT NGỦ KẾT HỢP VỚI THUỐC VÀ RƯỢU

Nhiều công trình nghiên cứu trên bệnh nhân mất ngủ cho thấy không ít trường hợp do lạm dụng thuốc nên làm suy yếu hệ thần kinh trung ương (thuốc ngủ và an thần, uống rượu khi đi ngủ), từ đó có thể gây hội chứng mất ngủ. Dùng thuốc liên tục sẽ gây quen thuốc, tác dụng gây ngủ không còn, bệnh nhân và thầy thuốc có xu hướng tăng liều, làm cho mức độ rối loạn giấc ngủ thêm trầm trọng. Người bệnh hoảng sợ, bồn chồn, không tập trung làm việc, than phiền về bản thân và tìm mọi phương cách để chữa bệnh nhưng đa số không thành công. Nếu bỏ thuốc đột ngột, người bệnh cảm thấy các cơ rung giật, ban ngày cảm thấy bứt rứt, cáu gắt, đau cơ. Những trường hợp nặng xuất hiện triệu chứng cai nghiện như lú lẫn, tri giác lơ mơ, ảo giác, co giật. Loại thuốc thường gây ra tình trạng này là barbituric, benzodiazepin.

Uống rượu nhiều và kéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ nặng. Thời gian ngủ rút ngắn, đêm thường thức giấc. Giai đoạn dỗ giấc ngủ khó và lâu. Khi đã ngủ, thường xuất hiện các đợt giật mình, cảm giác hoảng sợ, tim hồi hộp. Nhất là khi cai rượu sẽ xuất hiện các triệu chứng của loạn tâm thần do rượu.

IV/ KẾT LUẬN

Mất ngủ là hiện tượng rất thường gặp. Khi có vấn đề về giấc ngủ, người bệnh nên đến các chuyên gia tâm lý và bác sĩ để được hướng dẫn cách dùng thuốc và phương pháp điều trị không dùng thuốc. Sự hợp tác giữa bác sĩ và bệnh nhân sẽ mang lại hiệu quả cao trong điều trị chứng mất ngủ.

BS BÙI HỒNG THANH.

Copy tại http://my.opera.com/suckhoe/blog/ch-ng-m-t-ng

saos@ngmo

Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là chứng bệnh gây khó khăn trong đời sống rất nhiều người. Khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.

Vì định nghiã của từ mất ngủ hay khó ngủ không rõ rệt, tỉ lệ mất ngủ có thể từ 4% cho tới 48%. Khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng của mất ngủ, 15% bị ngầy ngật trong ban ngày, 18% không thoả mãn với giấc ngủ. 30% bệnh mất ngủ có liện hệ bệnh tâm thần.

Nữ bị mất ngủ nhiều hơn Nam nhất là ở tuổi gần mãn kinh, nhưng nguyên nhân có lẽ do những bệnh liên hệ hơn là do thiếu hormone.

Càng lớn tuổi càng dễ bị mất ngủ, có thể do những bệnh phát sinh do lớn tuổi .

Yếu tố tạo khuynh hướng mất ngủ
(Tại sao tôi bị mất ngủ?)

- Thói quen, thái độ về giấc ngủ do giáo dục từ nhỏ
- Các chứng sợ sệt, lo nghĩ
- Di truyền (cha me bị mất ngủ)

Yếu tố tạo mất ngủ
(Tại sao đến lúc này tôi mới bị mất ngủ?)

- Một thay đổi cấp tính nào đó sẽ tạo mất ngủ: lo nghĩ (tiền bạc, gia đình, tình yêu, nghề ghiệp), chỗ ở ồn ào, lộn múi giờ v.v...) - nếu thay đổi này chỉ trong thời gian ngắn, chứng mất ngủ có thể sẽ không thành kinh niên.

Yếu tố kéo dài chứng mất ngủ
(Tại sao tôi bị mất ngủ lâu như vậy?)

* Tâm lý:
- Nhầm lẫn về lý do mất ngủ
- Quá lo sợ vì mình bị mất ngủ (theo dõi đồng hồ suốt đêm; càng tức bực vì mất ngủ càng khó ngủ)
- Chưa đi ngủ đã cho rằng mình sẽ không ngủ được
- Lo nghĩ, chật vật, buồn rầu
* Cách sinh sống và thói quen:
- Ngủ, thức không có giờ giấc đều - khi sớm, khi muộn
- Đi làm nhiều ca khác nhau (sáng - đêm)
- Thức dậy nhưng vẫn nằm lâu trên giường
* Ngủ trưa quá nhiều :
- Không có thời gian thư giãn trước khi ngủ
- Không có thời giờ lo nghĩ trong ngày, chờ đến đêm, leo lên giường rồi mới bắt đầu suy tính công việc
- Hay ăn đêm làm bụng no khó chịu, chà răng trước khi ngủ làm tỉnh táo

Phân loại

Mất ngủ có thể phân loại như sau :

* Mất ngủ nguyên phát (primary insomnia) có 3 dạng:
- Không rõ nguyên nhân (idiopathic): từ thời thơ ấu không có lý do chính xác
- Tâm sinh lý (psycho-physiological): do bất thường trong khả năng thích ứng với điều kiện của hoàn cảnh (thí dụ: cái giường trở thành một nơi tạo kích thích hơn là nơi để nghỉ ngơi)
- Nghịch lý (paradoxical): dù kết quả thử nghiệm (dùng máy đo ngủ - polysomnography) cho thấy bệnh nhân ngủ ngon, nhưng khi thức dậy vẫn cho là mình mất ngủ
* Mất ngủ thứ phát (secondary) do những lý do bên ngoài:
- Thiếu khả năng giải quyết vấn đề đang làm lo nghĩ
- Thói quen làm mất ngủ (ăn khuya, làm ca đêm, nghe nhạc ồn khi ngủ, chà răng trước khi ngủ v.v...)
- Bệnh tâm thần (trầm cảm...)
- Bệnh tật thể chất (đau, mỏi, tê v.v...)
- Dùng thuốc hay hóa chất (cà phê, trà, quen dùng thuốc ngủ, thuốc cấm v.v...)

Chứng mất ngủ ở trẻ em

Mất ngủ ở trẻ em có hai loại:

* Do thiếu kỷ luật từ cha mẹ (Limit-Setting Sleep Disorder): Trẻ ngủ không đúng giờ, hay đòi thức và chơi tới khuya và chỉ ngủ khi quá nệt
* Do thiếu dấu hiệu (Sleep-Onset Association Disorder): Trẻ không ngủ vì không có hay thấy một vật mình thích, như búp bê, mền, hay được hát ru, đu đưa v.v...
- Đi vào giấc ngủ là một động tác sinh lý tự nhiên của cơ thể nhưng lúc còn sơ sinh cần được rèn luyện. Trẻ phải học cách cảm nhận một số dấu hiệu làm ngủ tự nhiên và tập ngủ theo những dấu hiệu ấy.

- Khi cha mẹ chăm lo vỗ về quá độ sẽ làm trẻ bị mất khả năng ngủ tự nhiên và trẻ sẽ chỉ ngủ khi có những dấu hiệu đặc biệt do cha mẹ làm ra như hát ru, đu đưa, vỗ về.

- Một số nghiên cứu gần đây về giấc ngủ của trẻ sơ sinh cho thấy trẻ sẽ ngủ ngon hơn nếu cha mẹ không đu đưa hay vỗ về.

- Theo Tập San Y Học Úc (MJA 2005; 1825-18), nếu cha mẹ tuân theo chỉ dẫn trong một tiết giảng dạy về phương pháp ru con, trẻ sơ sinh ngủ thêm được 80 phút mỗi ngày. Cha mẹ không nên động chạm đến trẻ khi gần ngủ và khi trẻ khóc, cha mẹ cố gắng cứ để cho khóc trong khoảng ít nhất là 5 phút.

- Gần một nửa số cha mẹ than phiền về tình trạng con mình ngủ không ngon làm quấy giấc ngủ cả nhà, có thể đem đến bệnh trầm cảm sau khi sanh cho người mẹ, tan vỡ hạnh phúc gia đình và những vụ đối xử tệ hại với con cái v.v...

Một Số Cách Điều Trị

Chữa mất ngủ bằng hoa quả

- Dùng nho ngâm với rượu trắng uống chữa mất ngủ
Có rất nhiều loại hoa quả không chỉ ngon miệng mà còn giúp bạn ngon giấc nữa, chẳng hạn như nhãn, lạc, nho, hoa nhài...

- Hoa nhài: Để chữa chứng mất ngủ, hằng ngày dùng 3-5 g hoa nhài hãm lấy nước uống, sẽ giúp ngủ ngon.

- Quả vải: Nếu mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần ăn 8-10 quả vải khô thì vừa chữa được chứng mất ngủ, vừa làm lợi trí nhớ.

- Lạc (đậu phộng): Hằng ngày dùng lá lạc tươi sắc lấy nước uống trước khi đi ngủ. Lạc giúp an thần tốt nên sẽ chữa được chứng mất ngủ.

- Quả nhãn: Dùng long nhãn 50 g, sắc lấy nước uống trong ngày, cần uống hằng ngày.

- Hoặc dùng 9 g long nhãn, 9 g nhân táo, 15 g khiếm thực, sắc lấy nước thuốc uống trước khi đi ngủ. Cần uống 3-5 ngày liền.

- Quả nho: Dùng nho ngâm với rượu trắng, ngày uống 10-20 ml trước lúc ngủ hoặc buổi tối.

Bị mắc bệnh mất ngủ – Hãy tập Yoga

Theo một nghiên cứu mới đây thì 63% phụ nữ trên thế giới bị mắc chứng mất ngủ và 12% trong số họ thường xuyên phải nhờ cậy đến thuốc ngủ ít nhất một vài lần trong tháng. Những loại thuốc ngủ dù cho tốt đến mấy cũng sẽ khiến cho người sử dụng bị stress do hậu quả của những mệt mỏi lâu ngày tích tụ. Một khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hoóc môn cortisol khiến cho cơ thể trở nên bồn chồn và không chợp mắt được. Đối với nhiều người, thuốc Tây chính là bài toán cho căn bệnh mất ngủ, thế nhưng các bác sĩ vẫn khuyến cáo người bệnh không nên phụ thuộc quá nhiều vào thuốc ngủ. Sử dụng thuốc ngủ trong một thời gian dài sẽ khiến cho thuốc bị nhờn, đó là chưa kể những tác dụng phụ có thể xảy ra. Phương cách chữa trị hiệu quả nhất và không hề gây hại cho sức khỏe chính là yoga. Từ lâu, những bài tập yoga đã được biết đến là bài thuốc giúp cho cơ thể và trí não của bạn được thư giãn hoàn toàn. Chính vì thế, sau khi luyện tập yoga bạn sẽ chìm vào giấc ngủ sâu một cách tự nhiên thoải mái.

* Nếu bạn không thể tham dự lớp học yoga, bạn có thể:

+ Châm cứu: Biện pháp châm cứu sẽ giúp bạn dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Châm cứu hai lần một tuần, liên tục trong vòng một tháng và chứng mất ngủ của bạn sẽ biến mất hoàn toàn.
+ Giữ cho đôi chân được ấm áp: Nhiều người bị mất ngủ là do nhiệt độ cơ thể giảm sút trong khi ngủ, đặc biệt là đôi chân. Để ngủ dễ hơn, bạn nên ngâm chân bằng nước ấm, lau khô và đi tất để đôi chân khỏi bị lạnh.

tinhbanvatoi

chỗ này được đấy mình lại hay bị mất ngủ

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội