5 sai lầm dẫn tới bệnh răng miệng

Started by tinhbanvatoi, 26/10/06, 20:43

Previous topic - Next topic

tinhbanvatoi

Tỉ lệ sâu răng ở Việt Nam đang ở mức báo động. Những bệnh nhân đi chữa một lúc 5-6 cái răng sâu không còn là chuyện hiếm... Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này là do chúng ta thiếu hụt kiến thức về chăm sóc răng miệng.

1. Răng sữa không cần phải chăm sóc vì sẽ có răng vĩnh viễn thay thế

Sai. Mầm răng sữa chính là hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên. Do vậy, nếu không chăm sóc răng sữa sẽ gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn.

2. Lấy vôi răng thường xuyên sẽ làm chân răng bị lỏng

Sai. Ngược lại, lấy cao răng sẽ giúp răng chắc khỏe bởi những mảng bám trên răng có nhiều vi trùng. Nếu để lâu ngày sẽ làm răng tụt nướu, nướu sưng tấy đỏ, lung lay răng và rụng răng.

3. Không nên ngậm nước muối sau khi đánh răng vì nó làm giảm tiết nước bọt

Sai. Nước muối được pha với nồng độ nhạt sẽ có tác dụng sát trùng nhẹ trong miệng.

4. Nhai kẹo cao su nhiều sẽ làm chắc răng

Sai. Nhai kẹo cao su có tác dụng tránh hôi miệng tạm thời, tạo cảm giác thở dễ chịu, chứ không thể làm chắc răng.

5. Thai phụ sau khi sinh con chỉ nên ngậm nước muối chứ không nên đánh răng ngay vì sẽ làm cho răng yếu

Sai. Ngậm nước muối chỉ có tác dụng sát trùng nhẹ chứ không giải quyết triệt để các mảng bám răng và đồ ăn còn sót lại trong răng. Vì vậy, để bảo vệ hàm răng tốt, cần phải đánh răng ngay trong ngày đầu sinh con.

Theo NLĐ

saos@ngmo

Lấy một nắm rau mùi tàu (còn gọi là mùi cần, ngò gai, ngò tàu, ngò tây) sắc đặc, cho thêm vài hạt muối ăn khuấy cho tan đều để ngậm và súc họng, lưu lại vài phút rồi nhổ ra. Mỗi ngày làm nhiều lần, dùng chừng 5-6 ngày sẽ kiến hiệu.

Có nhiều nguyên nhân phát sinh hôi miệng như các viêm nhiễm ở răng miệng, ở đường mũi họng, vệ sinh răng miệng không tốt. Để chữa trị được tận gốc, cần phát hiện chính xác nguyên nhân.

Sau đây là vài loại thảo dược dễ tìm giúp khắc phục mùi hôi:

Hương nhu: Còn gọi là cây é, có hai loại, é tía và é trắng, dùng loại tía sẽ hay hơn. Hương nhu 40 g sắc với 200 ml nước, sau cô đặc lại. Ngậm và súc miệng thường xuyên hằng ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Lưu ý khi súc miệng, nên lưu lại trong miệng 1-2 phút rồi mới nhổ ra ngoài.

Rau tần khô: Rau tần còn gọi là húng chanh, rau thơm, rau thơm lông, tần dày lá. Dùng một nắm lá rau tần khô sắc lấy nước đặc để ngậm và súc miệng trong ngày. Nếu nhanh thì sau vài ngày ngậm và súc miệng sẽ hết hôi.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

cuocsongxanha

Trời!
Các anh này chắc bị bệnh răng miệng rồi.
Sợ quá! Giờ em mới biết.
Em nghĩ một sai lầm nữa dẫn tới bệnh răng miệng là HÚT THUỐC LÁ đó ah.
Các anh mà hút thuốc nhiều quá. Lúc đó người iu các anh cũng bỏ chạy luôn.
@TBVT: Anh ơi, có phương thuốc nào để có thể sáng tác thơ hay như anh ko vậy?
Em đang cố đoạt coupon của anh CDCS mà khó quá.
hihi
Anh giúp em nhé.

tinhbanvatoi

anh chịu thôi  ;D cố lên nhé em

saos@ngmo

Bài thuốc bí truyền giúp thơm miệng

Hôi miệng là một chứng bệnh mặc dù không nguy hiểm nhưng làm cho người bị mắc rất khó chịu. Dù bệnh do nguyên nhân nào đều nên sớm chữa trị, tránh ảnh hưởng đến việc giao tiếp với người khác.

Nhìn từ góc độ Đông y thì đa số các trường hợp hôi miệng là do thấp nhiệt. Là hiện tượng nhiệt khí uẩn tích ở giữa các mô lồng ngực và từ trong miệng xung phát ra. Người trường vị thấp nhiệt, những thức ăn mà họ ăn vào hay bị ứ trệ lại trong dạ dày, tiêu hóa kém, đồng thời dẫn tới hiện tượng chán ăn, nấc cụt, buồn nôn, táo bón, chướng bụng, đau bụng. Ngoài ra bệnh viêm lợi, sưng mưng mủ cũng dẫn tới hôi miệng.


Nói chung bất luận nguyên nhân nào gây ra hôi miệng đều nên sớm chữa trị, nhằm tránh ảnh hưởng đến việc giao tiếp với người khác. Có thể dùng một số bài thuốc sau:


Bài 1: Trúc diệp 9g, thạch cao 30g, bán hạ chế 4g, mạch môn đông 18g, nhân sâm 5g, cam thảo 3g, gạo 8g.


Dùng nước sạch sắc tất cả các vị thuốc trên, uống nước thuốc mỗi ngày 3 lần.



Bài thuốc này dùng cho những người khí âm lưỡng hư kèm vị nhiệt, thường xuyên cảm thấy có một luồng hơi nóng chạy lên trên dọc theo lồng ngực, trong lòng phiền muộn, miệng khô lưỡi ráo, tim hồi hộp, ra mồ hôi lạnh, mất ngủ mệt mỏi, da dẻ sần sùi mà miệng hôi nhiều.


Bài 2: Trầm hương, bạch đàn, vỏ thạch lựu (trái lựu chua), vỏ kha tử, thanh đại, mỗi thứ 9g, đương quy, xuyên khổ luyện, tế tân, hương phụ mỗi thứ 18g; mẫu đinh hương 6g; tro hà diệp 3g; nam nhũ hương 3g; long não, xạ hương mỗi thứ 2g.


Đem long não, thanh đại, nam nhũ hương nghiền nhỏ riêng biệt. Xuyên khổ luyện sắt thành 4 miếng nhỏ sấy khô, tế tân bỏ đọt, sau đó đem tất cả nghiền nhỏ thành bột mịn, trộn đều thành một hỗn hợp.



Mỗi lần dùng khoảng 2g bột thuốc, dùng thuốc đánh răng vào buổi sáng và tối, sau đó dùng nước ấm súc miệng.



Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt, giảm sưng cầm máu, khu phong tán hàn, giảm đau, dưỡng huyết, hoạt huyết, làm thơm miệng khử hôi, chắc răng.


Bài 3: Đương quy thân 6g, hoàng liên 5g, sinh địa 12g, đơn bì 6g, thăng ma 6g. Dùng nước sắc tất cả các vị thuốc trên, uống mỗi ngày 1 thang.



Dùng cho những người bị hôi miệng có kèm khát nước, thích uống lạnh, môi đỏ, lở loét miệng lưỡi, lợi sưng đau, chảy máu chân răng, khô miệng ráo lưỡi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác hữu lực. Vì bài thuốc này có tác dụng thanh tuyên vị hỏa, lương huyết dưỡng âm nên có thể chữa vị nhiệt xông bốc lên mà gây ra hôi miệng.


Bài 4: Thạch cao 24g, xích thược 6g, bạc hà 3g, nguyên minh phấn 3g, bạch chỉ 3g. Sắc lấy nước bỏ bã.


Dùng nước thuốc súc miệng thường xuyên.


Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giảm sưng, hoạt huyết giảm đau, lương huyết cầm máu, khu phong trừ hôi miệng.

Theo Thanh Quy

Sức khoẻ & Đời sống

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội