Xưởng Điện lạnh Đức Hải

Sex có phải là vùng cấm của văn chương?

Started by saos@ngmo, 25/09/06, 13:25

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

Sex có phải là vùng cấm của văn chương?
Julian Davies

Áp lực ở đây theo tôi là phương pháp tiếp cận khi viết về tình dục và hiệu quả của phương pháp ấy. Nếu sự kín đáo, dč dặt đem lại giá trị nghệ thuật nào đó thì nó cũng hoàn toàn khác với các chuẩn mực khắt khe của xã hội. Nó là hệ quả của cách nhìn, cách đánh giá chứ không phải là sự gò ép cho phù hợp với quy ước.

Cũng như bất kỳ lĩnh vực nào khác của cuộc sống, tình dục là một vấn đề được cả nhà văn lẫn độc giả quan tâm. Nhưng trong tiểu luận Why are you telling me all this? (Sao lại kể với tôi tất cả những điều này?), Kingsley Amis cho rằng những trang viết đề cập trực diện đến chuyện chăn gối một cách thiếu tế nhị sẽ có thể hạ thấp nhân cách của tác giả, khiến họ trở thành "những gã mà người ta muốn tránh mặt trong các quán rượu". Khi đưa ra quan điểm này, hẳn Amis biết rằng, một bộ phận lớn độc giả sẽ tán thành với ông, còn những người mang quan điểm bất đồng, họ sẽ dễ bị quở trách có tư tưởng quá thoáng.

Mấu chốt trong tiểu luận của Amis là ở chỗ, theo ông, cuộc sống thực và chuyện thưởng thức văn học là hai việc không thể tách rời và chính vì thế, viết lách cũng phải tuân theo những quy ước ngầm, đòi hỏi những hình thức miêu tả thận trọng. Đi xa hơn, ông còn cho rằng viết về tình dục một cách cụ thể, rő ràng là việc làm thiếu nhân văn, không mang tính dụng ý và phản ứng độc đáo, riêng biệt mà chỉ là phương tiện kích thích những nhu cầu bản năng của con người.

Ngược lại, tôi cho rằng, chuyện cuộc sống đời thường và chuyện thưởng thức những sản phẩm sáng tạo về cơ bản là khác nhau. Trong cuộc sống, có nhiều lý do khiến chúng ta không thể nói thẳng ra những kinh nghiệm giường chiếu của mình (mặc dù người ta vẫn thường xuyên tán gẫu về đề tài này một cách chung chung). Có thể chúng ta quá nhút nhát, quá xấu hổ để thừa nhận mình là chuyên gia hay là kẻ hoàn toàn ngu ngơ trong chuyện giường chiếu.

Mặt khác, thường thì chúng ta không bao giờ đủ tin tưởng vào bất cứ một ai để giãi bày những chuyện riêng tư đến thế. Hoặc giả, nếu thiết tha được trút bầu tâm sự, ta sẽ không biết, liệu nói những chuyện như vậy có xúc phạm đến người đối diện hay không (nhất là ngộ nhỡ lại gặp phải những người như Amis). Và thế là theo lý thuyết của Amis, tình dục là chuyện của riêng ta và ta nên giữ kín trong lòng.


Đó là cuộc sống, còn văn chương - tôi muốn khẳng định lần nữa - lại là một chuyện khác. Luật pháp và phong tục kiểm soát hành vi xã hội của con người có thể chi phối đến nhân vật nhưng không thể áp đặt lên nghệ thuật sáng tạo nên nhân vật đó. Nghệ thuật kể chuyện trong văn học tuân theo một hệ quy tắc khác. Văn chương là một lĩnh vực đồng hành với cuộc sống nhưng chịu sự chi phối quyết định vào sáng tạo của con người. Có thể gọi nó là kỹ thuật, là ngón nghề, là nghệ thuật hay bất cứ danh từ nào khác miễn là có thể biểu hiện rő, đây là lĩnh vực riêng, khác về cơ bản với cuộc sống thực.

Quả thực, văn chương là hình bóng của cuộc sống nhưng chúng ta biết rő, hoặc ít nhất là cảm thấy, ở đây có sử dụng sự sắp đặt, bố trí và các thủ thuật sáng tạo khác. Ví như trong cuộc sống, chẳng bao giờ chúng ta biết một cách chắc chắn người khác đang nghĩ gì, nhưng trong truyện, chúng ta nắm rő suy nghĩ của vô số nhân vật - những suy nghĩ không thể riêng tư, không thể cá nhân hơn được. Nhưng không ai gọi đó là sự xâm nhập vào một địa hạt không thể xâm phạm được. Không ai gọi nó là thiếu nhân văn cả.

Nếu tình dục là một hoạt động thể chất, tại sao nó lại riêng tư hơn ý nghĩ? Và nếu, hành vi tình dục riêng tư còn bao gồm cả cảm xúc và suy nghĩ, thì tại sao có thể coi là nó ít quan trọng hoặc ít liên quan đến việc kể chuyện hơn là những ý nghĩ và cảm xúc khác? Ngoài tình dục, liệu có địa hạt nào trong cuộc sống mà như Amis, chúng ta cấm các nhà văn đụng vào không? Đề tài bạo lực cũng không gây ầm ĩ đến vậy. Hãy nhìn vào hệ thống phân loại phim. Phim mang nhiều chất sex rő ràng dành cho những độc giả trưởng thành hơn là các phim về bạo lực. Nhưng nếu phải lựa chọn, chúng ta sẽ thích loại bỏ loại nào hơn: Sex hay là bạo lực?

Trên phim, tình dục còn hữu hình hơn trên trang giấy rất nhiều vì chúng ta được chứng kiến hành vi của các diễn viên - họ làm những chuyện mà chúng ta hầu như không được chứng kiến ở bất cứ một nơi nào khác. Tóm lại, liệu có bao nhiêu người trong số chúng ta được mục kích "chuyện đó" ở người khác chứ không phải là "chuyện của chính mình"? Vì vậy, bản thân mỗi chúng ta luôn tò mò về chuyện của người khác. Chỉ chừng ấy thôi cũng khiến cho đề tài này trở thành một nguồn nguyên liệu phong phú cho các câu chuyện kể.

Tầm quan trọng mà Amis đặt ra với yêu cầu tế nhị, khéo léo trong khi đề cập đến sex nảy sinh từ một quy ước bất thành văn giữa nhà văn và độc giả. Theo đó, sự kín đáo ở một mức độ nào đó được coi là biểu hiện của tính nghệ thuật và phù hợp với những chuẩn mực xã hội. Nhưng nó dường như là sự lắp lại những quy phạm có từ thế kỷ 19 về những đề tài cấm ky, về tôn giáo hay đạo đức.

Áp lực thực sự ở đây theo tôi là phương pháp tiếp cận khi viết về tình dục và hiệu quả của phương pháp ấy. Nếu sự kín đáo, dč dặt đem lại giá trị nghệ thuật nào đó thì nó cũng hoàn toàn khác với các chuẩn mực khắt khe của xã hội. Nó là hệ quả của cách nhìn, cách đánh giá chứ không phải là sự gò ép cho phù hợp với quy ước. Trên thực tế, dù là miêu tả nhân vật đang làm tình hay đang uống trà thì sự cân nhắc trong hành động cũng luôn là yếu tố được tính đến. Điều này sẽ đảm bảo cho tác phẩm tránh được sự sáo rỗng, phóng đại hoặc giọng điệu lên lớp, giúp tác giả tìm được cách diễn đạt trong sáng nhất, chưng cất được những chi tiết thiết yếu nhất.

Thanh Huyền lược dịch

(Nguồn: Theage)   

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội