Chăm sóc khi bé bị bệnh

Started by Sao_Online, 02/02/08, 19:28

Previous topic - Next topic

Sao_Online

Khuyên SYM 1 lời khuyên mà tôi chưa bao giờ dùng cho chính mình. Đó là: Đừng có đọc, chỉ cần biết có mục này thôi. "Khi nào cần" mới tìm đến dòng cần đọc thôi! Hiểu chứ?
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

IV

TAI NẠN

166. Tai nạn.

Bạn có thể là người chứng kiến, hoặc chính bạn có một người thân là nạn nhân của một tai nạn giao thông. Sau đây là những việc cần phải làm:

Ðặt nạn nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên (trường hợp bị nôn mửa). Yêu cầu mọi người giãn ra, báo cho các cơ quan có chức năng như cảnh sát, bác sĩ và cho họ biết rõ ràng nạn nhãn bị thương như thế nào, nhẹ hay nặng; nói rõ nơi xảy ra tai nạn (quận phường, số nhà v.v.. để xe cấp cứu biết đường tới cho nhanh). Nếu bạn muốn biết nạn nhân còn THỞ HAY KHÔNG, HÃY ÐỂ MỘT CHIẾC GƯƠNG SOI NHỎ Ở trước miệng và mũi nạn nhân. Nếu nạn nhân còn thở, mặt gương sẽ bị hơi nước làm mờ. Nếu nạn nhân không còn thở, phải thực hiện ngay phương pháp cấp cứu thở nhân tạo (coi lại phần cấp cứu thở nhân tạo và phần bị thương chảy máu). Phải cởi các khuy áo, quần, và nới lỏng thất lưng.

Bản thân mình phải giữ hết sức bình tĩnh, nhất là nếu nạn nhân là một đứa bé. Thái độ hoảng hốt, thiếu bình tĩnh của bạn có thể ảnh hưởng rất nhiều tới tinh thần và trạng thái của cháu bé.

ÐIỀU KHÔNG NÊN LÀM

- Không nên di chuyển nạn nhân trừ trường hợp bắt buộc. Việc gửi nạn nhân vào bất kỳ một cái xe nào dù xe chật, hẹp, buộc nạn nhân phải ngồi, nằm ở TƯ THẾ KHÔNG THÍCH HỢP, ÐỂ ÐƯA NHANH TỚI NƠI CẤP CỨU CÓ THỂ LÀ VIỆC LÀM KÉM KHÔN NGOAN NHấT!

Nên đặt nạn nhân nằm dài bên lề đường để đợi xe cứu thương tới (nếu đã liên lạc được).

Nếu bệnh nhân bị ngất, không được cho bệnh nhân uống bất kỳ loại nước gì.

167. Va chạm, ngất, các trường hợp ngã.

Nếu cháu ngã rồi bất tỉnh, nôn ói, có máu chảy ra ở miệng HOẶC Ở MŨI, Ở TAI, TAY CHÂN CO GIẬT KHÁC THƯỜNG PHẢI đưa ngay tới phòng cấp cứu. Trong khi di chuyển cháu, hoặc chờ đợi bác sĩ tới, NHỚ :

- Tránh không di động cháu.
- Ðặt nằm thẳng người đầu hơi thấp hơn chân, nghiêng mặt về một bên để nếu cháu nôn, ói hay bị chảy máu mũi, miệng chất lỏng không vào được trong họng để xuống phổi;
- Không được cho cháu uống hay ăn bất cứ thứ gì.

* GẪY XƯƠNG - Nếu đứa trẻ ngã thấy không điều khiển được những cử động tay, hoặc chân nữa thì cháu có thể đã bị trẹo khớp hoặc gãy xương. Nắn nhẹ cánh tay, khớp tay, khuỷu tay, đùi, chân bác sĩ có thể xác định được chỗ gãy ở điểm cháu kêu đau nhiều. Nhưng, muốn xác định rõ ràng, chính xác phải đưa cháu đi chụp X-quang.

Hiện tượng gãy xương khi ngã nhẹ chứng tỏ xương cháu không chắc (có thể vì cơ thể thiếu chất Canxi).

* NGÃ ĐẬP ĐẦU XUỐNG TRƯỚC - Nếu sau khi ngã bị va mạnh vào đầu, cháu bị ngất dù trong thời gian ngắn cũng phải đưa tới bệnh viện cấp cứu ngay. Dù nhìn bên ngoài, chỗ va chạm không có dấu hiệu gì là vết thương nặng, nhưng bác sĩ vẫn có thể yêu cầu phải đi chụp X-quang phần sọ não nếu thấy cần thiết.

Trong thời gian tiếp theo, người săn sóc các cháu phải chú ý theo dõi xem có các hiện tượng như: nôn ói, sốt, co giật, sắc mặt tái dần, giấc ngủ không yên hoặc ngủ mê mệt không?

Trong suốt 24 giờ của ngày đầu, cần phải theo dõi liên tục, thỉnh thoảng lại gọi xem cháu có tỉnh lại không vì nếu có hiện tượng chảy máu trong não, cháu có thể ngủ thiếp đi rồi chuyển qua trạng thái hôn mê mà người săn sóc không hay biết.

Một số triệu chứng đáng lo ngại khác là:

- Sự thay đổi thái độ đột ngột: Hoặc cháu tự nhiên tỏ ra bàng quan với tất cả chung quanh, hoặc trái lại, tự nhiên vật vã, kích động, mắt nhìn bỗng bị rối loạn, có khi nhìn như người lác mắt.

Cần phải mời bác sĩ tới bên giường bệnh ngay để nhận ÐỊNH SÁT HƠN NỮA TÌNH TRẠNG BỆNH CỦA CHÁU.

CHÁU NGÃ VÀO VẬT NHỌN

Nếu vật nhọn đâm vào chân, tay thì chỉ là vết thương chảy máu cần phải cầm máu và sát trùng vết thương.

Nếu vật đâm vào đầu, bụng, lưng : cần phải có bác sĩ chuyên môn.

Nếu vật đâm vào bụng, trong khi bác sĩ chưa đến, hãy cho cháu bé tiểu tiện và nhận xét xem nước tiểu của cháu có đỏ không để báo cáo cho bác sĩ biết. Hiện tượng cháu không tiểu tiện được cũng cần phải nói rõ.

Vật nhọn có thể làm thương tổn thận, lá lách, ruột xuyên qua thành bụng. Do đó, cần phải xác định các trường hợp trên bằng phương PHÁP SIÊU ÂM VÙNG BỤNG.

CHÁU BỊ THƯƠNG Ở CẰM, Ở MẶT

- Rửa vết thương bằng nước sạch để làm trôi các chất bẩn như đất, cát. Sau đó, rửa bằng thuốc sát trùng.

Nếu vết thương lớn, vết sẹo hình thành sau này ở MẶT CHÁU SẼ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ THẨM mỹ của nét mặt. Bởi vậy, phải đưa cháu vào bệnh viện để khâu ghép da, LÀM CHO VẾT SẸO SAU NÀY ÐỠ XẤU HƠN.

CHÁU BỊ THÂM TÍM HOẶC NỔI U

- Những vết tím và cục u sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy vậy, có thể chườm nước lạnh vào chỗ u để giảm đau và băng nhẹ chỗ da bị xước để tránh va chạm.

168. Vết thương.

Từ tuổi biết đi trẻ em thường bị những vết thương sây sát do đụng chạm mạnh và té ngã. Cần phải chú ý xem những vết thương đó to HAY NHỎ, NÔNG HAY SÂU, CHẢY MÁU NHIỀU HAY ÍT VÀ Ở chỗ nào, có dính đất cát hoặc vật gì trong vết thương không? Không nên coi thường bất kỳ vết sây sát nào của trẻ em, dù là một vết chích nhỏ. Vết thương cần được rửa sạch ngay bằng xà phòng rồi bôi thuốc sát trùng như thuốc đỏ Mercurochrome chẳng hạn. Sau cùng, phải băng lại. Vết thương nào cũng có thể dẫn tới bệnh uốn ván. Bởi vậy, cần cho các cháu tiêm phòng bệnh uốn ván.

Vết thương sâu hoặc nông nhưng rộng (vài cm), cần phải đưa cháu tới bác sĩ để rửa sát trùng và khâu lại nhất là những vết thương ở MẶT, NẾU KHÔNG KHÁU, KHI LIỀN TỰ NHIÊN sẽ để lại những vết sẹo kém thẩm mỹ sau này.

Nếu vết thương chảy máu, dù chảy máu hơi nhiều cũng chỉ nên ấn xuống để cầm máu, rồi băng lại.

Ngày nay, người ta hết sức tránh việc làm ga rô (buộc chặt để cầm máu).

169. Chảy máu vì vết thương

VẾT THƯƠNG NHẸ

- Cháu bé bị đứt tay, bị ngã sây sát, bị cào xước v.v... có vết thương chảy máu. Bạn hãy rửa cho cháu bằng xà phòng, nếu có đất, cát dính vào vết thương. Sau đó, bôi thuốc đỏ (Mercurochrome), rồi băng lại bằng loại băng dính có sẵn cả gạc, có bán ở hiệu thuốc.

Phải băng nhẹ tay, hơi lỏng - không chặt quá - vì vết thương cần được "thở" và máu dưới vết thương cần được lưu thông trong mạch.

Khi cháu nhỏ đứt tay chảy máu, bạn có thể bóp hay ấn lên vết thương một lát, máu sẽ ngưng chảy rồi bôi thuốc đỏ và băng lại.

VẾT THƯƠNG NẶNG

- Cháu bé bị thương sâu vì vết dao hay kính vỡ và bị chảy máu nhiều. Bạn hãy làm cho vết thương lộ ra bằng cách cởi bỏ hoặc cắt chỗ quần áo đụng vào vết thương. Nếu có những mảnh kim loại, mảnh kính, sỏi cát chung quanh vết thương, hãy lau sạch hoặc gắp bỏ. Không cần đụng tới vết thương vội, cũng chưa cần rửa vết thương.

Buộc vết thương lại bằng một lớp băng dày hoặc đặt lên vết thương một cái khăn tay sạch rồi ấn tay lên vết thương trong vòng 5 phút. Lúc này, việc trước tiên là ngăn sự chảy máu. Việc rửa sạch hoặc sát trùng vết thương sẽ lo sau.

Xác định được một động mạch hay một tĩnh mạch bị đứt là việc khó. Tuy vậy, cũng có thể nhận xét như sau:

Tĩnh mạch bị đứt: máu chảy thành lớp, màu đỏ sẫm.

Ðộng mạch bị đứt: máu phụt ra từng đợt, màu đỏ tươi.

Nếu sau khi buộc vết thương, máu vấn không ngừng chảy, bạn hãy tìm đường động mạch của cháu bé và ấn mạnh ngón tay xuống một điểm CỦA MẠCH Ở PHÍA TRÊN VẾT thương (giữa đường từ tim tới vết thương) trong khi đưa cháu tới ngay nơi cấp cứu v.v..

Không nên buộc ga rô, nếu bạn chưa biết phương pháp.

CHẢY MÁU MŨI

- Khi một cháu bé bi "CHẢY MÁU CAM", TỨC LÀ CHẢY MÁU Ở mũi ra, bạn hãy cho một miếng gạc hoặc bông làm ngưng chảy máu (CÓ BÁN Ở HIỆU THUỐC) VÀO bên lỗ mũi chảy máu, và lấy ngón tay đè cánh mũi bị chảy máu lại.

Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, phải đưa tới bác sĩ.

Một đứa trẻ hay bị chảy máu mũi có thể vì các mạch máu ở MÀNG MŨI BỊ GIÃN NỞ HOẶC CÓ RỐI LOẠN đông máu. Bởi vậy, cần cho bác sĩ biết.

170. Trẻ em nuốt phải vật lạ.

Do bản năng cần ăn, các trẻ em hay đưa vào miệng những vật các em có thể lấy và cầm trong tay như một hòn bi, một đồng xu chẳng hạn. Những vật như thế có thể làm tắc đường hô hấp và làm các cháu bị ngạt thở. (Xem Ngạt thở).

Nếu vật lọt được xuống dạ dày thì là một điều may mắn. NÓ SẼ DẦN DẦN ÐI THEO đường tiêu hóa để cuối cùng được tống ra ngoài theo phân. Bác sĩ không cần phải can thiệp bằng phẫu thuật mà chỉ cần theo dõi sự di chuyển của vật trong người các cháu bằng phương pháp rọi X-quang.

Nếu vật vừa nhỏ, tròn, nhẵn, thì sẽ theo phân ra ngoài sau 1 - 2 ngày.

CÓ 2 TRƯỜNG hợp đặc biệt cần chú ý :

- Cháu nuốt vật nhọn như đinh, kẹp tóc, kẹp giấy v.v... Những đầu nhọn đâm vào thành ruột nên không di chuyển được Trường hợp này phải phẫu thuật để lấy ra.
- Cháu nuốt hộp hay lọ nhỏ có chứa chất độc hay chất tấy rửa có thể tác hại tới bộ máy tiêu hóa, nhất là dạ dày, nên phải cấp tốc đưa cháu tới bệnh viện.

171 . Bé uống nhầm rượu.

Nếu trẻ em uống nhầm một lượng rượu dù là một, hai ly nhỏ, cũng cần đưa tới bác sĩ hoặc tới bệnh viện ngay. Rượu có thể làm sụt lượng đường trong máu và gây hôn mê. Tuổi của các cháu càng nhỏ, hậu quả càng nghiêm trọng.

Nếu bạn nhỏ mũi nhầm cho các cháu, đáng lẽ nhỏ thuốc nhỏ mũi lại hút thuốc từ một lọ cồn, các cháu sẽ khóc ré lên ngay. Hãy giữ bình tĩnh và lấy nước sạch nhỏ tiếp vào cho cháu, cất để làm loãng rượu đi và rửa niêm mạc mũi.

Không nên dùng rượu hay cồn để xoa bóp cho trẻ em vì lớp da mỏng của các cháu rất dễ hấp thụ rượu. Chúng ta cũng nên chú ý rằng có một số thuốc đánh răng chứa một độ rượu không thích hợp với trẻ em, không nên dùng cho các cháu.

172. Ngộ độc

Nếu cháu bé uống phải một chất độc gì (chất tẩy rửa, THUỐC...) BẠN PHẢI LÀM GÌ?

HÃY BÌNH TĨNH

- Gọi ngay điện thoại tới phòng cấp cứu hoặc đưa ngay cháu tới để các bác sĩ rửa dạ dày, làm tỉnh lại... nếu cần, hoặc quyết định gửi cháu bé tới những phòng chuyên môn.

- Hãy chuẩn bi trả lời cho thật chính xác về các câu hỏi:

* Cháu bé đã uống hoặc ăn phải chất gì? Nhiều hay ít? Bao nhiêu?
* Lúc nào?
* Cháu đã có những triệu chứng gì của việc ngộ độc?

Muốn trả lời được các câu hỏi trên, bạn phải quan sát chỗ của cháu bé từ trên giường tới dưới đất, các đồ vật xung quanh, cả trong túi áo, quần của cháu nữa. Mang tất cả các vật gì bạn nghi ngờ tới bệnh VIỆN ÐỂ ÐƯA CHO BÁC SĨ.

KHÔNG NÊN CHO CHÁU BÉ UỐNG THÊM THỨ GÌ KỂ CẢ SỮA.

KHÔNG NÊN CỐ BẮT CHÁU NÔN RA, NẾU CHÁU KHÔNG LÀM ÐƯỢC.

NGUYÊN NHÂN

- Nguyên nhân sự ngộ độc của các cháu là do lỗi các người lớn thường để cẩu thả các loại chất trong tầm tay của các cháu.

- Thuốc tẩy rửa.
- Dược phẩm.
- Các thứ hóa phẩm trang sức: nước hoa, sáp môi v.v...

TẠI SAO CẦN ÐƯA CHÁU BÉ TỚI BÃC SĨ?

- CÓ NGƯỜI NÓI:

"Tôi không biết con tôi đã mở hộp thuốc aspirin hay hộp thuốc ngủ, và đã uống chưa. Có thể nó chỉ mút có một viên, nhưng cũng có THỂ LÀ NHIỀU HƠN. VẬY PHẢI LÀM THẾ NÀO?"

TRẢ LỜI: Nếu cháu chỉ mút có một viên aspirin thì bạn chỉ cần cho cháu uống nhiều nước đường là đủ. Chắc chắn cháu không việc gì cả. Nhưng, nếu không biết chắc chắn số lượng cháu đã uống phải thì cần đưa cháu tới bác sĩ ngay.

173. Cảm nóng.

Trẻ em, nhất là eác cháu mới sinh, rất nhạy cảm với nhiệt. Ngồi trong phòng nóng quá, cháu cũng bị cảm nóng, vì cơ thể bi bốc hơi nước quá mức.

Thoạt đầu cơ thể cháu toát mồ hôi để chống lại cái nóng. Nếu sau đó, cháu không được uống nước để bù đắp lại lượng nước đã mất, cơ thể không toát mồ hôi nữa và thân nhiệt bắt đầu tăng lên.

Hiện tượng cảm nóng như vậy là do ảnh hưởng của nơi ở, PHÒNG Ở nóng hoặc kín quá như trường hợp cháu bé ngồi trong xe hơi ÐÓNG KÍN CỬA Ở NGOÀI NẮNG chẳng hạn. Nhưng cũng có thể xảy ra trong mùa lạnh, khi cháu mặc nhiều quần áo quá và căn phòng lại được sưởi quá ấm.

Trong mọi trường hợp, việc cho cháu uống nhiều nước là cần THIẾT.

TRIỆU CHỨNG CỦA CHỨNG CẢM NÓNG

- Thoạt đầu cháu bé toát nhiều mồ hôi, vật vã, đòi uống vì khát. Sau đó không toát mồ hôi nữa, thân nhiệt có thể lên trên 40oC.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

V

CÁC BỆNH KHÁC Ở TRẺ EM

183. Cúm, trạng thái cúm

Mỗi khi cháu bé mệt hoặc sốt, chúng ta không nên nghĩ ngay là cháu bị cúm. Bệnh gì thì phải nhờ bác sĩ xác định vì có nhiều bệnh khác nhau cùng có những triệu chứng ban đầu giống như cúm: ớn lạnh, run, thân nhiệt tăng, mặt đỏ, họng khô, đau lưng và chân tay. Hiện tượng ho càng ngày càng nhiều không phải là triệu chứng của cúm. Ða số trẻ em hễ bệnh là [em xin lỗi, em là người chửi bậy] chảy và nôn, cứ 24 giờ hay 48 giờ là lại sốt cao một lần.

Khi đã xác định là cháu bé bị cúm, bác sĩ sẽ yêu cầu phải để cháu nằm nghỉ tại giường trong thời gian một vài ngày. Nên cho cháu uống nhiều nước trái cây, nước chanh.

Trong thời gian có dịch bệnh, tránh để các cháu bị lạnh, mệt và tập trung nơi đông người.

Nếu bà mẹ bị cúm, nên để người khác săn sóc con mình. Khi cần cho con bú, nên đeo khấu trang.

Ðối với các trẻ thơ, bệnh cúm có thể gây ra nhiều biến chứng từ viêm tai, mũi, họng tới viêm phế quản, viêm phổi, ho, hen tới độ khó thở.

Việc tiêm chủng chống bệnh cúm cho các cháu hiện nay chưa thực hiện được rộng khắp nhưng rất cần đối với các cháu có thể trạng yếu và hay có bệnh tai-mũi-họng.

184. Bệnh ban đào

Bệnh ban đào do vi rút gây ra là bệnh hay lây, có thể thành những dịch nhỏ về mùa thu và mùa đông. Bệnh thường gặp ở TRẺ EM DƯỚI 3 TUỔI, BỖNG NHIÊN BỊ SỐT cao trong nhiều ngày. Tới ngày thứ 4, thứ 5, Bé có thể khỏi sốt, đồng thời khắp người Bé nổi ban đỏ trong vài giờ hoặc một, hai ngày.

Tuy những lúc sốt cao, cháu bé có thể bị co giật, nhưng bệnh này chỉ là một bệnh nhẹ.

185. Chứng ban xuất huyết.

Chứng ban xuất huyết có đặc điểm: các vết đỏ đủ cỡ nổi cách nhau trên da, đôi khi thành từng mảng rộng do máu thoát ra từ các mạch li ti (mao mạch) dưới da tạo thành. Cháu bé bị ban xuất huyết đôi khi số, chảy máu cam, đau người v.v...

Chứng ban xuất huyết có thể liên quan đến sự giảm số lượng những tiểu cầu trong máu, làm rối loạn sự đông máu - hoặc do sự hư hại của chính những mao mạch dưới da làm máu thoát ra được.

Nguyên nhân của chứng ban xuất huyết có thể do nhiễm trùng (vi trùng màng não cầu), hoặc virút (bệnh sởi, bệnh tăng đơn bào...) hoặc do chất độc trong thuốc mà cơ thể cháu phản ứng lại. Chứng này còn là biểu hiện của một số bệnh nghiêm trọng về máu do tổn thương của tủy xương gây RA Ở TRẺ SƠ SINH

- Các cháu sơ sinh ra đời sau một cuộc đẻ khó của bà mẹ, có thể có các nốt đỏ trên mặt: đó là những mạch máu nhỏ bị vỡ. Hiện tượng này sẽ qua đi không có gì đáng lo ngại. Kể cả hiện tượng xuất huyết nhỏ trong lòng trắng mắt cũng vậy.

Nếu chứng này đi đôi với hiện tượng giảm đáng kể số lượng tiểu cầu trong máu thì phải chú ý xem cháu có bị chứng nhiễm trùng SƠ SINH KHÔNG.

PHÁT BAN VÌ BỆNH ÐAU MÀNG ÓC

- Nếu cùng với hiện tượng phát ban, cháu lại sốt thì phải nghĩ ngay tới một tổn THƯƠNG Ở MÀNG ÓC... VÀ PHẢI ÐƯA CHÁU TỚI BÁC SĨ HOẶC VÀO BỆNH VIỆN NGAY.

PHÁT BAN DO DẠNG BỆNH THẤP

- Thường thấy ở các chi dưới. Nếu phát ban kèm theo hiện tượng đau vùng bụng thì phải nghĩ tới trẻ bị lồng ruột hoặc có liên quan tới thận, nhất là khi nước tiểu có máu và anbumin. Cũng có những trường hợp phát ban có giảm số lượng tiểu cầu mà chẳng có nguyên nhân gì cả.

Chứng phát ban nói chung thường khỏi sau vài tuần chữa trị. Nhưng cũng có những trường hợp kéo dài tới 5-6 tháng: đó là chứng phát ban mãn tính. Việc chữa trị mất nhiều công sức hơn.

186. Bệnh tinh hồng nhiệt.

Bệnh tinh hồng nhiệt do một loại liên cầu trùng tán huyết gây ra. Hiện nay bệnh này hiếm thấy và cũng không còn nguy hiểm như xưa. Thời gian ủ bệnh từ 4 tới 5 ngày. Các cháu bị bệnh đột ngột sốt cao, đau HỌNG VÀ CÓ HẠCH Ở CỔ, chóng mặt và nôn ói.

Người mẩn đỏ rất nhanh, những nốt mầu đỏ nối nhau thành từng mảng rộng, có những đường viền không đều, bắt đầu từ cổ nách, khuỷu tay rồi lan ra toàn thân kể cả mặt, trừ vùng miệng và mắt. Ðặc biệt chỉ sau vài ngày lưỡi của cháu bị bệnh có màu đỏ tươi như mầu trái dâu.

Nếu không có biến chứng, bệnh thuyên giảm trong vòng vài ngày: thân nhiệt xuống, các mảng đỏ lặn mất. Khoảng 2, 3 tuần sau, da bắt ÐẦU BONG, NHẤT LÀ Ở BÀN TAY và bàn chân có thể bóc thành mảng vảy.

Những biến chứng của bệnh này, ngày xưa rất nguy hiểm nhưng nay hầu như không còn nữa nhờ tác dụng hữu hiệu của thuốc penicilline đối với các trùng streptocoque.

Những biến chứng, nếu có, thường tác động tới thận và khớp. Khi bị bệnh, người ta thường xét nghiệm nước tiểu để xem có anbumin trong thành phần không.

Hiện nay ít gặp những trường hợp bệnh này ở TRẠNG THÁI NẶNG. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP nhẹ xảy ra trong thời gian ngắn với các triệu chứng đã biết như: bệnh dễ lây lan, đau họng, xét nghiệm thấy có vi trùng streptocoque trong mẫu tế bào lấy ở họng ra; bong da chân, tay.

187. Bệnh bại liệt.

Trước đây, bệnh bại liệt là một bệnh thật đáng sợ vì bệnh có thể gây biến chứng tức thì làm cho không thở được, hoặc sau này làm trẻ em bị teo cơ và bại liệt. Ngày nay, bệnh này gần như không còn ở CÁC NƯỚC MÀ TRẺ EM ÐƯỢC UỐNG THUỐC ngừa hay tiêm phòng bệnh này cùng với một số bệnh khác nữa.

Vậy, nên làm gì đối với các cháu nhỏ nơi còn dịch bệnh? CÓNHIỀU TRƯỜNG HỢP:

- Trẻ em đã được tiêm phòng bệnh trong vòng 2-3 năm trở lại đây: không phải lo ngại gì.
- Trẻ em mới tiêm một lần: cần tiêm ngay lần nữa hoặc uống thuốc cho đủ liều.
- Trẻ em chưa tiêm hoặc uống thuốc phòng bệnh: đi tiêm và uống thuốc ngay.

Sau ngày tiêm hay uống thuốc 8 ngày, thuốc sẽ có tác dụng. Nhưng cần phải tiêm hoặc uống thuốc tiếp, đúng kỳ hạn, đủ liều lượng.

Các cháu mắc bệnh sẽ có các triệu chứng: nôn ói hoặc các biểu hiện khác của sự rối loạn tiêu hóa, sốt, đau trong chân, trong tay, đau đầu, họng đỏ.

Hãy cho cháu nằm nghỉ và điện thoại ngay cho bác sĩ, hoặc đưa cháu vào bệnh viện.

188. Bệnh đậu mùa.

Theo tổ chức sức khỏe thế giới (OMS) thì bệnh đậu mùa ngày NAY GẦN NHƯ KHÔNG CÒN NỮA. ĐÓ là vì việc tiêm phòng bệnh đã được tiến hành trên khắp thế giới và mỗi khi phát hiện bệnh, người ta đã biết cách ly người bệnh, nơi có dịch bệnh với mọi người.

Tuy vậy, ở một số nước có điều kiện vệ sinh kém, chứng bệnh này vẫn có thể xảy ra và chỉ cần một người ở nơi bệnh di chuyển tới nơi khác sẽ làm cho nơi đó có dịch bệnh. Nhưng nhờ có sự kiểm soát ngặt NGHÈO Ở BIÊN GIỚI VỀ Y TẾ nên hiện tượng này cũng ít khi xảy ra. Trên thế giới mỗi lần ởÐÂU CÓ BỆNH NÀY LÀ NGƯỜI TA LẠI thông báo rộng đi khắp các nơi, và mọi người lại tiêm chủng để phòng BỆNH.

Ở Pháp, người ta không còn chủng ngừa bệnh này nữa, nhưng những người di du lịch sang các nước khác vẫn ÐƯỢC KHUYẾN CÁO NÊN TIÊM CHỦNG ÐỂ PHÒNG NGỪA.

Chú ý

- Những trẻ em đang bị ngứa dị ứng (eczema) không những không được tiêm phòng bệnh mà cũng không được tiếp xúc với các trẻ em nào vừa tiêm phòng bệnh.

Không tiêm chủng phòng bệnh cho các cháu đang có bệnh ngoài da hoặc bệnh thận, bệnh thần kinh, bệnh đau màng óc, viêm não.

Vắc xin ngừa bệnh đậu mùa đôi khi có thể gây những biến CHỨNG Ở DA VÀ NÃO. Đấy cũng là một lý do để người ta không tiêm chủng thường xuyên nữa, khi thấy có thể bỏ qua được.

189. Thủy đậu.

Thủy đậu là bệnh nổi mụn hay gặp nhất ở trẻ em. Bệnh này rất dễ lây nên hầu như không cháu nào tránh khỏi bệnh. Bệnh này do tiếp xúc trực tiếp, do nước bọt và những vảy mụn. Sau khi tiếp xúc với nguồn lây bệnh từ 14-15 ngày, sẽ có các triệu chứng: chóng mặt và sốt nhẹ. Ðặc biệt là người nổi mụn, bắt đầu ở thân, rồi đến mặt, quanh miệng và da đầu. Những mụn nhỏ độ vài milimét, có chứa một chất lỏng bên trong, sẽ khô lại sau 48 giờ và hình thành một cái vẩy. Chừng 5-6 ngày sau, vẩy sẽ bong ra để lại trên da một cái sẹo lâu độ vài tuần. Những mụn nhỏ có chứa virrút bên trong nên dễ lây sang các cháu khác.

Hiện tượng mụn nổi lên kéo dài 2-3 ngày, gây ngứa khiến các cháu muốn gãi làm xước da, gây nhiễm trùng và các mụn lâu đóng vẩy. Thông thường, sau 15 ngày phát bệnh thì các cháu khỏi.
Thủy đậu là bệnh nhẹ. Trường hợp mụn nổi nhiều, các cháu có thể bị sốt cao nhưng rồi cơn sốt sẽ qua đi. Cũng đôi khi có trường hợp bệnh ảnh hưởng tới vùng tiểu não và hệ thần kinh làm cháu bé đi lảo đảo trong thời gian bệnh đang phát triển. Bệnh có thể kéo dài thêm một ít nhưng cũng khỏi sau vài tuần.

Trong thời gian cháu bé bị thủy đậu, việc chính là giữ gìn vệ sinh cho cháu: cắt móng tay và giữ sạch, không để cháu gãi để tránh nhiễm trùng da và lây lan sang cháu khác, mặc quần áo rộng và nhẹ. Không cần xoa phấn và chỉ tắm sau khi đã hết mụn. Nếu cần, chỉ bôi thuốc sát trùng lên những vẩy hoặc mụn to nhất. Bác sĩ có thể cho các cháu uống một ít thuốc an thần để cháu dễ ngủ, khỏi quấy và gãi vì ngứa.

Khi khỏi hẳn, cháu mới được tới trường hoặc nhà trẻ.

190. Bệnh thiếu máu (còn gọi là bần huyết).

Nếu bạn thấy mặt con mình bị tái nhợt, xin chớ vội kết luận cháu bị thiếu máu. Bởi vì nhiều khi mầu da tự nhiên của cháu là như vậy. Tốt nhất là cho cháu tới một bác sĩ.

Màu da chỉ là một phần, cần phải nhìn màu của môi, lợi, lật mí mắt coi bên trong mí: nếu màu sắc các phần này nhợt nhạt thì chắc cháu bé bị thiếu máu rồi. Chứng này còn kèm theo các triệu chứng: mệt mỏi, người có vẻ lờ đờ, uể oải, kém hoạt động, không chịu ăn.

Máu của các cháu kém đỏ hơn bình thường vì thiếu huyết sắc tố, một thành phần quan trọng nhất của hồng cầu có chứa gần như toàn bộ chất sắt trong cơ thể. Huyết sắc tố có nhiệm vụ mang ôxy từ phổi tới các tế bào của các mô.

Các cháu bé từ 4 tháng tuổi trở đi dễ bị mắc bệnh này do việc nuôi dưỡng không đủ chất sắt. Tại sao ? Vì sữa không cung cấp đủ chất sắt cho các cháu.

Vậy tất cả các cháu bé chỉ nuôi bằng sữa đều bị chứng thiếu sắt chăng? Không phải. Khi được sinh ra, các cháu đã mang sẵn trong người một lượng chất sắt cần thiết của mẹ truyền cho rồi. Nhưng, có những trường hợp đặc biệt như các cháu sinh đôi, sinh ba phải cũng chia nhau một lượng chất sắt của mẹ chẳng hạn. Ngoài ra, khi các cháu bị ốm, bị tiêu chảy, bị bệnh thiếu huyết sắc tố do di truyền hoặc uống thuốc làm một số hồng huyết cầu bị tiêu diệt, chán ăn nên lượng sắt được tiếp tế không đủ cho cơ thể.

Ðối với các cháu bé mới sinh, các bà mẹ nên chú ý tới màu phân của Bé. Nếu màu nhợt nhạt là có vấn đề!

191. Chứng cao huyết áp.

Trẻ em kể cả các cháu sơ sinh cũng có thể bị chứng cao huyết áp, dù trường hợp này hiếm. Nguyên nhân bệnh có thể do thận có vấn đề, hoặc không xác định được.

Ðo huyết áp cho các cháu bé rất khó vì các cháu hay cựa quậy. Tuy vậy, càng ngày các bác sĩ càng chú ý tới việc này và thường PHẢI LẤY SỐ ÐO CỦA CÁC CHÁU Ở trạng thái nghỉ ngơi, thoải mái, không sợ hãi, để so với các số đo mẫu của từng lứa tuổi, chiều cao của Bé trai hay Bé gái.

192. Bệnh ưa chảy máu (bệnh huyết hữu)

Nguyên nhân bệnh ưa chảy máu là do cơ thể thiếu một số yếu tố cần thiết cho sự đông máu (có nhiều thể bệnh; trong số đó thể bệnh ưa CHẢY MÁU A LÀ THƯỜNG THẤY nhất). Chỉ có các Bé trai bị bệnh này mặc dù bệnh được truyền cho Bé từ các bà mẹ không bị bệnh.

Những triệu chứng của bệnh bắt đầu từ độ tuổi cháu bé biết đi: một vết thương nhỏ như bị đứt tay cũng gây chảy máu mãi. Hiện tượng chảy máu còn có thể xảy ra bên trong cơ thể, đặc biệt ở CÁC KHỚP NHƯ ÐẦU GỐI. NẾU KHÔNG được biết từ trước, những hiện tượng chảy máu ngoài và trong cơ thể có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Ðể chữa trị bệnh, cần truyền nhiều lần cho bệnh nhân các loại máu tươi, huyết tương hoặc máu có các yếu tố đông máu. Thường cần phải có các nhóm bác sĩ chuyên ngành để theo dõi, chữa trị và đối phó với các biến chứng của bệnh.

Cháu bé bị bệnh cần phải được luôn luôn bảo vệ và tuyệt đối không tiêm chích bắp thịt.

193. Bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasme.

Bệnh này gây ra bởi một loại ký sinh ở thịt chưa chín. Trẻ em có thể bị bệnh do ăn thịt chưa nấu kỹ hoặc do mẹ đã bị bệnh này khi mang thai rồi truyền lại cho con. Bệnh có các triệu chứng như: sốt, nổi hạch, mệt mỏi, đau bắp thịt, đôi khi da bị mẩn đỏ. Trẻ em đã bị bệnh một lần thì sẽ được miễn nhiễm. Bởi vậy, nếu các Bé gái đã bị bệnh lúc nhỏ thì sau này, khi các cháu tới tuổi sinh nở, cơ thể cháu đã được miễn nhiễm nên không lây sang con cái nữa.

Nhiều người mắc bệnh mà không biết, nên có tới 85% phụ nữ có máu miễn nhiễm về bệnh này.

194. Phân không bình thường

Trừ trường hợp cháu bé đi táo hoặc đi tướt, còn những NGÀY BÌNH THƯỜNG, PHÂN CHÁU CÓ THỂ NHƯ THẾ NÀO?

PHÂN MỀM, ÍT

- Chứng tỏ sự tiêu hóa BÌNH THƯỜNG.

PHÂN CÓ CHẤT NHẦY TRẮNG HAY XANH

- Rối loạn tiêu hóa hoặc Bé bị sổ mũi. Nếu sự hô hấp cháu vẫn bình thường mà lại đi phân nhầy thì cần phải nói cho bác sĩ biết vì cháu có thể bị RỐI LOẠN NGAY Ở MÀNG NHẦY CỦA RUỘT.

PHÂN CÓ MỦ

- Nếu trong chất nhầy lẫn TRONG PHÂN, CÓ CẢ MỦ THÌ CHÁU ÐÃ BỊ VIÊM Ở một bộ phận nào đó của cơ quan tiêu hóa. Mủ là các bạch huyết cầu, các vi trùng đã chết lẫn với các mảnh niêm mạc bị bong ra.

PHÂN CÓ MÁU

- Nếu bạn thấy tã hay trong "bô" của cháu bé có máu, hoặc rõ hơn là có máu chảy ở HẬU MÔN CỦA CHÁU BÉ RA, CẦN PHẢI ÐƯA cháu tới bác sĩ ngay. Nên giữ tã lại và lấy một ít phân trong bô vào một lọ nhỏ đã rửa sạch, mang tới bệnh viện để làm xét nghiệm.

Nếu cháu bé vẫn khỏe bình thường, không sốt thì trong đoạn trực tràng có thể có một cục thịt thừa (pô líp). Bác sĩ sẽ giải quyết bằng một cuộc phẫu thuật nhỏ.

Việc lấy nhiệt độ cho cháu bé bằng đường hậu môn cũng có khi làm trực tràng bị thương nhẹ (dù nhiệt kế không bị vỡ). Vết thương như vậy cũng mau lành.

Ngoài ra còn có các nguyện nhân khác như: cháu bé đi táo, đi tướt, làm ruột bị tổn thương nhẹ. Trường hợp này, phải chữa bệnh táo hay đi tướt.

Một khả năng nữa cũng có thể xảy ra là cháu bị lồng ruột.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

Sao_Online

VI

LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP

206. Những điều cần biết về trẻ sơ sinh.

Chúng ta nên nhận định rằng, trẻ sơ sinh không phải chỉ là đứa con trai hay con gái được thu nhỏ lại. Trẻ sơ sinh khác với chúng ta KHÔNG CHỈ Ở CỠ NGƯỜI MÀ khác vì các nội tạng, tỷ lệ của các bộ phận và cách phản ứng riêng đối VỚI THẾ GIỚI CHUNG QUANH.

ÐẦU

- Ðầu của trẻ sơ sinh khác với người lớn ở phần tỷ lệ của đầu đối với cơ thể. NÓ TO HƠN GẤP HAI LẦN SO VỚI TỶ LỆ SAU này. Vậy mà như thế là nó đã nhỏ đi nhiều lắm rồi, vì khi được 2 tháng trong bụng mẹ, cái đầu và phần thân thể còn lại bằng nhau. Khi mới sinh ra, phần cơ thể đã lớn hơn nhiều nhưng so sánh với cấu tạo của một người lớn, thì tỷ lệ giữa đầu và người của Bé vẫn gấp đôi tỷ lệ này ở người lớn.

Ngoài ra còn phải kể tới phần da còn nhăn nheo, đỏ, bóng vì mỡ, xương hàm dưới ngắn, cổ nhỏ yếu, vai hẹp, bụng phồng, chân tay ngắn, xương mềm làm cho nó còn giống một cái bào thai hơn là một đứa trẻ.

TÓC

- Một số trẻ sơ sinh ra đời với bộ tóc đen và dày, mọc từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Lớp tóc này sẽ RỤNG HẾT ÐỂ ÐƯỢC THAY THẾ BỞI MỘT LỚP MỚI.

DA

- Da Bé có nhiều nốt đỏ. Những nốt này sẽ mất màu khi ta chạm tới và sẽ chết dần về sau này. Trên má và mũi Bé có những điểm màu trắng. Những điểm này cũng mất dần sau vài tuần tuổi.

MÓNG TAY, CHÂN

- Các móng tay, chân của Bé đều dài. Chớ vội cắt móng cho Bé vì bạn dễ làm bật móng của Bé KHIẾN CHỖ ÐÓ BỊ NHIỄM TRÙNG.
Đi dân nhớ, ở dân thương!

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội