Dòng sông ly biệt

Started by Serenade24, 09/09/06, 10:49

Previous topic - Next topic

Serenade24

Dòng sông ly biệt
[/b][/color]
Tác giả: Quỳnh Dao

Chương 1
Nhìn vào kính, chải sơ lại mái tóc, cột thêm chiếc nơ xanh, đánh tí phấn hồng lên má, mẹ bảo tôi trang điểm trông có vẻ thùy mị hơn. Lúc này tôi cần phải để cho người ta có cảm giác như vậỵ Hôm nay là ngày đi tìm việc thứ năm rồị Nói là tìm việc cũng không đúng lắm, vì gặp việc gì tôi cũng nhảy vào thử thời vận cả. Cầm một xấp giấy báo cắt rời trên tay chạy ngược chạy xuôi, lên xe buýt, xuống xe, dầm mưa... tới đâu tôi cũng chỉ gặp sự từ chối khéọ Hôm nay chắc cũng thế. Hiểu như vậy nhưng lúc nào tôi cũng hết sức tự gây lấy niềm tin. Mục rao vặt của tờ báo hôm nay có đăng mấy chỗ cần ngườị Thứ nhất là phòng khám bệnh tư cần y tá, thứ hai là một tờ báo mà tôi chưa hề nghe nói tới cần một thư ký tòa soạn, thứ ba là một công ty cần gấp một số thiếu nữ trẻ đẹp chưa chồng.

Tôi đã sửa soạn xong xuôi, mẹ tôi từ ngoài bước vào với chiếc dù trên tay, gương mặt tái xanh của người không quên mỉm nụ cười gượng gạo:

- Y Bình, mẹ vừa sang thăm thím Trinh mượn được chiếc dù cho con đây, từ đây con khỏi phải dầm mưa nữa rồi, dầm mưa mãi bệnh thì khổ... Giày của con cũng vá xong, ông thợ đầu ngő tốt quá, ông ấy bảo trả tiền sau cũng được.

Tôi nhìn mẹ, hôm nay trông người thật xanh xaọ Tôi hỏi:

- Mẹ, mẹ không khỏe trong người à?

Mẹ tôi gượng cười, nụ cười trông thật tội nghiệp:

- Không, không sao cả con.

Tôi đoán, có lẽ chứng bệnh nhức đầu của người lại làm tình làm tội ngườị Mẹ ngồi xuống tấm da hổ lót trước giường của ngườị Tấm da hổ này mang tận từ nước ngoài về. Lúc đầu gia đình tôi có đến bẩy tấm, nhưng bây giờ còn lại một tấm độc nhất này thôị Mẹ thường ngồi trên tấm da này may vá. Trong những tháng lạnh, khi áo không đủ ấm, người thường vo tròn trong đó. Trong căn nhà nhỏ hai gian của chúng tôi, một chút phú quý, một chút vàng son của thời xa xưa còn lại là nó.

- Mẹ ơi, có lẽ con phải đến Phương Du mượn ít tiền, trưa nay nếu không thấy con về thì chắc tối con mới về được, mẹ đừng lo nghẹ

Phương Du là bạn học của tôị

Mẹ nhìn tôi một lúc mới hỏi:

- Sợ mượn tiền rồi không trả nổi thì cũng khổ.

- Chuyện đó tính sau, bây giờ mượn được thì tốt rồị Phải chi lúc trước đậu xong tốt nghiệp phổ thông con đi học thêm đánh máy, tốc ký thì hay biết mấy, bây giờ chỉ còn có cái bằng tốt nghiệp ai cũng coi không ra gì cả.

Mang dù ra cửa, xỏ giày vô, tôi nhìn bầu trời u ám bên ngoàị Những hạt mưa bụi bay đầy sân. Mẹ bước theo, đưa tôi ra khỏi cổng xong người khép cửa lại, không quên dặn dò:

- Nhớ về sớm nghen con!

Tôi quay sang nhìn mẹ, rồi bước nhanh. Nên đến nơi nào trước đâỷ Phải rồi, ta đến phòng khám bệnh trước. Xem nàỏ Nằm trong hẻm đường Nam Lộ. Để tiết kiệm bốn ngàn bạc còn lại trong túi, tôi không ngồi cả xe buýt. Khi tìm ra con đường, tôi đi gần suốt buổi mà vẫn không tìm thấy con hẻm ở đâụ

Cuối cùng rồi cũng tìm rạ Con hẻm vừa hẹp vừa tối lại đầy bùn, quanh gần sáu, bẩy khúc quẹo, bùn lấm đầy giày tôi mới tìm ra địa chỉ. Đấy là một ngôi nhà gỗ rách nát, có gác, cửa vào có chiếc bảng xiêu vẹo với nét chữ nguệch ngoạc:

PHŇNG KHÁM BỆNH NGOŔi GIỜ

Bác sĩ Phước Anh đã từng du học ở Nhật phụ trách.

Chuyên trị: Hoa liễu, di tinh, mộng tinh, mào gà, bất lực...

Bên cạnh tấm bảng còn có dán mảnh giấy màu đỏ trên đấy có nét trẻ con nghịch đầy:

CẦN MỘT Y TÁ, CHỊU CỰC GIỎI, CÓ TÍNH NHẪN NẠI, KHÔNG CẦN ĐIỀU KIỆN HỌC VẤN.

Nhìn gian nhà với tấm bảng, tôi chợt rùng mình. Không đủ can đảm để bước tới gő cửa, tôi lập tức quay đầu lại bước ra ngő, cơ hội tìm việc làm trong ngày đầu tiên đã mất. Vứt mảnh tin vặt kia vào sọt rác, tôi nhìn đồng hồ, đã gần 11 giờ rồị

Còn hai nơi để đến, trước nhất là tòa soạn tờ báo ở đường Hai Bà Trưng. Tôi lại thả bộ đến nơi, lại phải quẹo thêm năm, sáu khúc quanh mới tới được địa chỉ. Trước cửa tòa soạn tôi thấy đề "Tòa Soạn Báo".

Nói thật hồi nào tới giờ tôi chưa hề nghe tên một tờ báo nào có tên như thế. Nhưng nhìn những chữ viết trên bảng tôi thấy vững tâm. Biết đâu đây là một tờ báo mớỉ

Vuốt lại tóc, áo quần cho ngay ngắn xong, tôi tiến tới gő cửa, cửa chỉ khép hờ, nhìn vào trong tôi thấy một gian phòng rộng khoảng ba thước vuông. Một chiếc bàn to, một chiếc ghế bành cho học trò ngồi đã chiếm hơn phân nửa diện tích gian phòng... Trên chiếc bàn rộng, một gã đàn ông khoảng trên ba mươi tuổi mặc áo pull, miệng ngậm ống vố xem báọ Nghe tiếng gő cửa, gã ngẩng đầu lên hỏi:

- Cô tìm aỉ

- Dạ thưa, ở đây có phải đang cần một thư ký tòa soạn không ạ?

Gã đàn ông vội vã đứng dậỵ

- Vâng. Mời cô vào dâỵ

Tôi bước vào, gã hướng mắt phía trước bàn học trò với cây bút và mảnh giấy trên tay:

- Cô ngồi đây và viết cho tôi một bản lý lịch.

Hồi đó tới giờ tôi chưa hề làm một việc như vậy, lúng túng cầm bút lên ghi vội tên, tuổi tác, trình độ học vấn của mình lên giấỵ Không đến năm phút tôi đã viết xong, gã cầm lên xem một lúc rồi gật đầu nói:

- Được rồị Cô thích làm việc văn nghệ không?

- Cũng thích.

Thật ra thì tôi thích âm nhạc và hội họa hơn. Gã im lặng một chút rồi kéo hộc tủ ra mấy quyển tạp chí:

- Ở đây chúng ta ra loại tập san này nhiều nhất, cô có thể ngồi đấy xem.

Tôi tiếp lấy giở vài trang ra xem.

Gã đàn ông nhìn tôi cười nói:

- Chúng ta ở đây xuất bản loại tạp chí này là chánh, nếu cô Bình thấy thích, cô có thể viết thêm càng haỵ Riêng về công việc ở đây thì rất nhẹ, cô chỉ có nhiệm vụ thu thập mấy mẩu tin, mẩu truyện trên các báo khác. Nói trắng ra thì văn chương ở đời này nhiều lắm rồi, chúng ta chỉ cần chép lại rồi thêm mắm thêm muối, đổi tên nhân vật, tên sách là được một tác phẩm mới của chúng tạ Cô có biết không, truyện này đây tôi đã trích ra từ một tạp chí cũ rách đây trên hai mươi năm, còn mấy bức tranh phụ bản trong báo, tôi đã mượn tạm của các báo Hồng Kông và ngoại quốc. Tóm lại, công việc chính của chúng ta là sưu tầm. Còn nếu cô thấy có khả năng viết thì cứ viết. Truyện của chúng ta không cần phải cao, phải hay lắm, chỉ cần lâm ly hấp dẫn là được rồị Bây giờ độc giả chỉ thích những loại như thế, thành ra cô xem tạp chí chúng ta bán cũng đâu kém aị

Gã đàn ông nói một hơi, hình như hắn rất kiêu hãnh với cái nghề đạo văn, đạo ảnh của thiên hạ. Hčn gì mà ngay từ đầu tôi đã có cảm giác đã nhìn thấy mấy bức tranh ấy ở đâu rồị Thật chẳng sai! Tôi chúa ghét những hạng làm văn nghệ kiểu lem nhem nàỵ Đứng dậy, tôi muốn đi khỏi đây ngay, trong khi gã đàn ông vẫn lải nhải:

- Tạp chí của chúng ta vì còn phôi thai nên tạm thời mỗi tháng chỉ ra có bốn kỳ, và lương của cô là một trăm ngàn đồng.

Tôi cắt ngang:

- Cám ơn ông, nhưng tôi thấy công việc ở đây không thích hợp lắm với tôi, vậy phiền ông tìm người khác.

Nói xong, tôi bước nhanh ra cửa tòa soạn "tạp chí vĩ đại nhất nước". Gã đàn ông có vẻ ngạc nhiên, hắn đứng dậy trố mắt nhìn theọ Ra khỏi hẻm, tôi ném mấy mảnh rao vặt vào thùng rác, thở dàị Ba hy vọng đã văng mất hết hai, bây giờ chỉ còn hy vọng ở công ty còn lạị Nhìn vào đồng hồ, đã gần một giờ rồi, tôi ghé vào một quán ăn nhỏ ăn một tô mì hết một ngàn, như thế cũng tạm xong bữa cơm trưạ Tôi nhảy lên xe buýt đi tìm hy vọng.

Đấy là tòa building thật lớn, bên dưới dùng làm trụ sở một hãng buôn. Tìm mãi không thấy tấm biển công ty đâu, do dự một lúc, tôi bước vào hỏi cô bán hàng, cô này lập tức gật đầu xác nhận và đưa tay chỉ tôi lên lầụ Khung cảnh sang trọng trước mặt làm tôi chóa mắt. Bộ sa lon đẹp, những màn cửa bằng nhung thả dài theo mấy khung cửa sổ, ngoài ra còn có mấy kệ sách đánh vẹc-ni thật bóng. Trong phòng khi tôi bước vào đã có sẵn bẩy, tám cô phấn son lộng lẫỵ Cạnh cửa ra vào có một ông thư ký thật trẻ. Thấy tôi, ông ta hỏi:

- Cô dự tuyển à?

- Vâng.

- Thế thì điền tên vào đâỵ

ông ta đưa cho tôi một tấm giấy lớn, bên trên có in những hàng chữ tên họ, tuổi tác, quê quán... Tôi điền vào đầy đủ, ông ta nhận lại phiếu, đặt lên chồng giấy bên cạnh, rồi chỉ ghế trước mặt:

- Cô ngồi đợi đi, ông giám đốc sẽ hỏi thêm một vài điềụ

Hỏi một vài điềủ Có lẽ ông ta muốn nói là khẩu vấn chăng? Tôi ngồi xuống ghế, yên lặng ngắm nghía các cô cùng đến dự tuyển như tôị Người nào cũng đẹp hết, dù có một số son phấn lòe loẹt nhưng cũng không đến đỗi nàọ Đợi khoảng hai tiếng đồng hồ, gian phòng thêm sáu, bẩy người nữạ Đến bốn giờ hơn ông giám đốc mới đến.

Người đàn ông được gọi là giám đốc, hơi lùn và mập, ông ta trịnh trọng trong bộ vét-tông. Người thư ký đứng lên cung kính chào, đoạn trao phiếu lý lịch của chúng tôi cho ông tạ ông giám đốc ngồi xuống, dáng dấp hoàn toàn của một thương gia hạng nặng. Đưa mắt quan sát những người trong phòng một vòng, đôi mắt bén của ông ta khiến cho tất cả các cô đều phải thay đổi dáng dấp ngồi, đôi mắt dừng lại trước mặt tôi một lúc ông ta chỉ tôi nói:

- Cô đến đây! Còn mấy người khác đợi tí.

Tôi không hiểu tại sao hắn không gọi theo thứ tự mà lại gọi tôi trước. ông giám đốc bước tới chiếc bàn lớn ngồi xuống, gã có vẻ chăm chú theo dői dáng đi của tôi khi tôi bước tớị Rồi ánh mắt lại đưa lên ngắm nghía khuôn mặt tôi và hỏi:

- Cô tên gì?

- Dạ, Lục Y Bình.

ông ta lục đống phiếu ban nãy, tìm ra phiếu lý lịch của tôi:

- Có phải phiếu này không?

- Vâng.

ông ta gật đầu có vẻ vừa ý, lại nhìn tôi, rồi ra lệnh:

- Cởi chiếc áo ngắn bên ngoài xem.

Tôi ngạc nhiên. ông ta định làm trò gì đâỷ Nhưng tôi vẫn ngoan ngoãn cởi áo khoác ra, bên trong còn lại chiếc áo thun đen. ông ta nhìn tôi một lúc, rồi vạch bút chì đỏ lên phiếu, nhìn tôi cười nói:

- Cô Bình, chúng tôi thu nhận cô, tuần sau cô đến đây dự một khóa huấn luyện cấp tốc một tuần lễ. Riêng về lương hướng cô đừng lo, mỗi tháng ít nhất cô cũng được hai ba trăm ngàn trở lên.

Tôi ngạc nhiên. Thế này là mình được tuyển dụng rồi à? Không cần phải thi cử gì cả, mỗi tháng lại được hai, ba trăm ngàn, nghề gì vậỷ Yên lặng một lúc tôi hỏi:

- ông có thể cho tôi biết công việc tôi sẽ nhận là công việc gì?

- Cô không hiểu à?

- Đọc báo thấy đề là tuyển nhân viên.

- Vâng, thì đề tuyển nữ nhân viên. Thật ra thì khoảng đầu năm âm lịch vũ trường "Trời Xanh" của chúng tôi sẽ khai trương nên...

Tôi rùng mình:

- Thì ra mấy ông tuyển vũ nữ.

ông ta cười:

- Vâng. Cô đừng tưởng nghề vũ nữ là cái nghề hčn mọn. Sự thật ra công việc của nó sạch sẽ và thanh cao hơn là...

Tôi gật đầu, cắt ngang:

- Vâng, nhưng tôi không thích làm nghề đó, xin lỗi ông.

Tôi quay người định bước ra cửa, ông giám đốc gọi giật lại:

- Khoan, đợi một tí cô Bình.

ông ta ngắm nghía tôi một lúc:

- Cô có thể suy nghĩ thật kỹ, chúng tôi ở đây lúc nào cũng sẵn sàng tuyển dụng cô, cô cũng có thể mượn trước hai trăm ngàn, sau đó mỗi tháng trả dần cũng được. Về nhà suy nghĩ kỹ đi, nếu cô đổi ý cứ đến đây, tên cô sẽ được giữ kỹ, khi nào cô đến chúng tôi cũng nhận ngay lập tức.

- Cám ơn ông.

Tôi bước xuống cầu thang. Mượn trước hai trăm ngàn? Nhất rồi! Có lẽ ông giám đốc đã nhìn ra cái ao ước "có tiền" của tôi, nhưng dù cần tiền thật, tôi cũng không thể làm vũ nữ được! Xuống tới dưới ra khỏi tiệm buôn, tôi đứng bên lề đường nhìn người qua lại tấp nập với những tấm biển giá trong dịp tết mà lòng buồn bã. Vâng, tết sắp đến rồi, chủ nhà đang đòi tiền mà gạo trong nhà lại cạn, tôi làm sao có thể trở về tay không được? Suốt một ngày lang thang không kết quả, bây giờ phải làm sao đây?

Thế rồi cái ngày đáng ghét ấy lại đến. Cơm tối xong, tôi ngồi tựa lưng bên khung cửa ngắm mưa đang đầy trờị Ngoài hiên, những sợi dây điện đọng nước lóng lánh trong như những chuỗi ngọc trắng toát. Nước tuôn theo tàu lá chuối đổ xuống vũng bùn bên nhà, trong khi trời vẫn mưa ào ào một cách vô duyên. Vạn vật mang nét buồn ủ rũ. Hàng cột điện dang lạnh lùng cao ngạo tỏa ánh sáng vàng vọt xuống một vùng đất bên dướị Tôi thở dài đứng dậỵ Dù sao thì tôi cũng phải lo cho xong mọi việc.

Mẹ từ trong bếp hỏi vọng ra:

- Bình ơỉ Con đi chưả

Hình như mẹ vừa rửa bát xong, người đang lau đôi tay ướt nước vào chiếc khăn xanh cột ngang bụng. Tôi lại góc nhà lui cui tìm cây dù đi mưạ

- Con đang sửa soạn đi đây mẹ

- Nhớ là đến đó đừng có gây lộn với người ta nghe con. Nói với cha là nhà thiếu tiền nhà hơn hai tháng rồi, không thể khất được nữạ

Tôi vẫn chưa tìm ra chiếc dù, đáp vọng vào:

- Vâng, con hiểu rồi, xin mẹ yên tâm, con sẽ dùng mọi cách để mang tiền về cho mẹ mà!

- Tìm dù hả, hôm trước con bỏ nhà bếp kìa, con không nhớ saỏ

Nói xong, người chạy đi lấy chiếc dù cho tôị Nhìn ra ngoài mẹ lo ngại dặn dò:

- Nhớ về sớm nghe con. Nếu có tiền thì đi xích lô về. Trời mưa to quá.

Tay cầm dù, tôi bước ra ngạch cửa, xỏ chân vào đôi giầy mưa nắng hai mùạ Đôi giày duy nhất mà mẹ đã mua cho khi tôi vừa đậu tốt nghiệp. Một năm rưỡi rồi, ông già sửa giày đầu ngő đã thay đế, và mőm mấy lượt, đến nỗi mỗi lần thấy tôi mang nó ra là ông lại lắc đầu:

- Sao, đôi giầy đó nữa à? Hư nát thế này còn sửa cái chỗ nào được nữả

Gần đây, giầy lại sút chỉ, mỗi lần mang nó đi trong mưa nhất là qua những vùng lầy lội đất với bùn lại chui vào kêu lép nhép như một điệu khúc buồn. Bây giờ thì tôi chẳng dám mang ra cho ông thợ nữa vì... Vả lại, ở "đằng kia" nhà lót bằng đá mài nên vào nhà phải bỏ giày ra, tôi sẽ cố gắng chùi thật sạch thì đôi chân lấm bùn của tôi chắc chẳng ai trông thấy đâụ

Mẹ đưa tôi ra đến cổng, bà đứng trong mưa ngừng trước bước đi của tôi:

- Bình này...

Tôi quay lại, mẹ lại dặn dò lần nữa:

- Nhớ đừng gây gổ với người ta nghen con!

Tôi gật đầu, bước đi được một quãng tôi quay đầu lại, bóng mẹ tựa cửa nhìn theo, tôi thấy yếu đuối và cô độc làm sao! Tôi ra dấu bảo mẹ vào, mẹ mới chịu quay vộ Cánh cửa lớn đã đóng lạị Gió có vẻ lớn. Tay kéo cao cổ áo, tay nắm chặt cán dù, tôi tiếp tục bước tới trước.

Từ nhà đến "đằng kia" không xa lắm nhưng không có xe buýt nên tôi lội bộ hơn nửa tiếng mới đến nơị Tháng nào may mắn, xin được tiền thì chỉ cần đi một lần, ngược lại, nếu chẳng may, tôi phải đi ba, bốn lần mới xong.

Trời lạnh thật, gió thổi như cắt vào mặt. Con lộ này tuy tráng nhựa bằng phẳg, nhưng mỗi bước đi đất cát lại theo kẽ hở chui ra chui vào khiến tôi đau điếng. Chân tôi ướt lạnh, cái lạnh từ lòng chân xoáy thẳng lên tim.

Một chiếc xe chạy vượt qua, bắn tung bùn đất, trước khi tôi kịp phản ứng, thì chiếc váy xanh duy nhất của tôi đã lấm đầỵ Tồi buồn bã vuốt nhẹ mái tóc. Mưa càng lúc càng to, mỗi lỗ mọt nhỏ trên nóc dù nhỏ nước xuống, tôi phải xoay tròn liền tay, nhưng làm thế nào thì làm, nước vẫn rớt trên đầu, trên trán. Mưa càng to, gió càng lớn, những cơn gió lạnh đầy ác ý, mang đầy bụi nước, tung cả váy tôi lên. Người ngợm tôi như chuột lột. Tôi cắn răng tính toán số tiền cần cho tháng này để quên cái lạnh. Tôi phải đến người tôi gọi là cha để nài nỉ xin xỏ năm chục ngàn đồng tiền chợ, năm chục ngàn đồng tiền nhà, tất cả là một trăm ngàn đồng. Nếu có thể, tôi sẽ hỏi xin thêm vài chục để may quần áo mùa đông. Còn đôi giày chắc xài không qua khỏi mùa mưa nàỵ

Qua một khúc quanh, tôi dừng lại trước cổng màu đỏ chóị Cánh cổng có lẽ mới được sơn lại còn hăng hắc mùi dầụ Hai bên cổng có hai ngọn đčn soi sáng nét chữ vàng trên tấm bảng "Biệt thự Lục Chấn Hoa". Tôi đưa tay nhận chuông và khẽ nguýt tấm bảng kia một cáị Nhà của người đàn ông có tên Lục Chấn Hoa! Tôi cũng họ Lục, nhưng tôi là người ở trong hay ở ngoài nhà này đâỷ

Cửa mở, cô Lan, người làm, nhe hai chiếc răng vàng ánh với đôi mắt cá tàu, tay cầm chiếc dù nghểnh cổ rạ Hình như cô ta chẳng ưa mấy người khách đến viếng trong cơn mưa nàỵ Lan đưa mắt nhìn tôi từ đầu tới chân, khi bước vào xong, vừa cài cửa lại cô ta vừa hỏi:

- Mưa lớn thế này sao cô chẳng đi xe đến?

Hứ! Có bao giờ đến đây mà tôi được ngồi xe bao giờ đâủ Giọng tôi nghe gắt gỏng lạ:

- Có ông ở nhà không?

- Có.

Lan gật đầu, đi vào! Theo con đường tráng xi măng giữa sân tôi bước vào nhà. Chiếc sân thật rộng, hai bên đường xi măng trồng đầy những đóa hoa lài, cánh hoa trắng nở đầy thoảng hương thơm dịụ Hình như có cả mùi hoa quế nữa thì phảỉ Mẹ thích nhất loại hoa này, nhưng mà nhà tôi chỉ trồng mấy cây chuối xứ mà thôị

Tôi khom xuống cởi giày, rồi cẩn thận chà đôi chân lên thảm, xếp dù lại đặt nằm sát tường mới bước vộ Hơi ấm từ bên trong ùa ra, tôi cảm thấy dễ chịu ngaỵ Giữa phòng khách, một lò sưởi thật lớn nằm chễm chệ le lưỡi thật dàị Gian phòng ấm cúng làm saọ Nhạc mở thật to, tiếng nhạc kích động ồn ào man dạị Mộng Bình, cô em gái cùng cha khác mẹ của tôi, đang nằm dài trên ghế cạnh đó, cô ta mặc áo thun màu đỏ chói, chiếc quần cao bồi bó sát chân, mái tóc dài tỏa tung trông thật khiêu gợị Cái đẹp như được đúc khuôn của mẹ nó, một cái đẹp quyến rũ đầy nhục dục. Thấy tôi, Mộng Bình thờ ơ gật đầu, rồi nói vọng ra sau:

- Mẹ ơi, chị Y Bình đến.

Tôi ngồi xuống chiếc ghế gần đó, cẩn thận kéo chỗ váy bẩn sang bên, đút đôi chân thật sâu vào bên trong ghế. Tự ái không muốn tôi để cho gia đình này trông thấy sự nghčo nàn của mình. Nhưng Mộng Bình nào có để ý gì đến tôi đâụ Cô ta chỉ lưu ý đến âm nhạc mà thôị Vuốt lại mái tóc, tôi ngẩng đầu lên quét nhanh một lượt khắp phòng khách, bấy giờ tôi mớt phát giác ra trong phòng còn một nhân vật nữạ Kiệt, câu út mới mười hai tuổi ngồi im lìm như xác chết trên một chiếc xe máy nhỏ mới toanh ở góc nhà. Một chân nó đạp lên bàn đạp, chân kia chống dưới đất, lạnh lùng nhìn tôị Đôi mắt tinh quái của nó rảo khắp người tôi như dò xét. Đôi chân tôi chắc đâu dấu chẳng nổi nó. Kiệt chẳng chào tôi nên tôi cũng không buồn hỏi đến nó. Năm cha tôi năm mươi tám tuổị Kiệt mới chào đời, nó nhỏ hơn Mộng Bình những bẩy tuổi, và là con muộn lại út, nên Kiệt được yêu nhất nhà, nhưng chính nó là thằng bé tôi ghét nhất. Cha tôi thường đắc ý khoe khoang:

- Con của Lục Chấn Hoa bất luận trai hay gái đứa nào cũng đẹp cả!

Câu nói ấy chẳng sai lắm, vì trong đám anh chị em tôi con bà nào cũng đều đẹp cả. Như mẹ tôi, bà có hai đứa con là chị Tâm Bình và tôị Chị Tâm Bình từ năm mười lăm, mười sáu tuổi đã vang danh khắp nơi về cái đẹp lộng lẫy của chị. Chị là đứa con được cha cưng nhất nhà, bất cứ tiệc tùng, dạ hội nào hay trong những cuộc đua ngựa cha đều cho chị Tâm Bình theọ Ngồi trong xe, chị đội nón rơm vành to trong khi cha lái xe chạy như bay trên đường phố, người hai bên đường phải ngẩn ngơ nhìn. Nhưng chị sống không thọ, năm mười bẩy tuổi chị đã lìa đời vì bệnh phổị Khi đã chết rồi, nghe đâu còn có một sĩ quan trẻ tuổi mỗi ngày đến cắm hoa trên mộ chị. Mãi cho đến ngày chúng tôi dọn nhà đi nơi khác mà người sĩ quan kia vẫn không nguôi niềm si cũ. Câu chuyện thật lãng mạn, nhưng cũng thật cảm động. Từ khi hiểu chuyện đến giờ, tôi vẫn thường mơ ước ngày nào tôi nằm xuống, cũng sẽ có một sĩ quan trẻ đẹp ngày ngày đem hoa đến cho tôị Lúc chị Tâm Bình mất đi, tôi chỉ mới mười tuổi, có người xoa đầu tôi bảo:

- Con bé này càng lớn càng giống chị nó, gia đình này sắp có giai nhân thứ hai nữa đâỷ

Nhưng tôi hiểu lắm. Làm gì có chuyện đó vì tôi không thể nào so sánh được với chị tôị Chị tôi đẹp, không phải chỉ ở cái bề ngoài mà tính tình chị rất ôn hòa, dễ thương. Còn tôi, tôi chỉ là đứa con gái ngang bướng, bẳn gắt.

Trong ký ức tôi, chị Tâm Bình là đứa con gái đẹp nhất. Ngoài chị Tâm Bình, các anh chị khác con của người vợ trước cha tôi cũng đều đẹp, như chị Nhược Bình, Niệm Bình, Hựu Bình, ái Bình. Không hẳn chỉ có bên con gái, mà bên con trai cũng thế, anh Khang tôi đang du học tại Pháp, nghe nói đâu đã lập gia đình với một thiếu nữ tóc vàng và hiện đã có ba con. Riêng đám con của dì Tuyết gồm bốn đứa: lớn nhất là Hảo, tuy không đẹp trai như anh Khang nhưng coi cũng không đến nỗi nàọ Kế đến là Như Bình, năm nay hai mươi bốn tuổi, trên trung bình. Rồi đến Mộng Bình, cô bé mười bẩy tuổi này đẹp thật, nhưng có điều cái đẹp của nó là đẹp bốc lửa chứ không đẹp thùy mị như chị tôị Chỉ có cậu út Kiệt là tôi không biết phải diễn tả thế nàọ Tuy không xấu lắm, nhưng đôi mắt nhỏ một mí của nó trông thật đểu cáng, nhân trung và cằm lại cụt ngủn, miệng dài và môi dầy, lúc nào tôi cũng trông thấy nó đứa lưỡi ra liếm mép như thể muốn che giấu sự thiếu vắng của hai chiếc răng cửa vậỵ Nước da nó trắng xanh như người mắc bệnh lao đang đến thời kỳ thứ ba không bằng. Thế nhưng hắn nghịch và khó chịu khỏi chệ Trong nhà này nó dựa vào sự yêu thương của cha và dì Tuyết mà làm ông "vua con" một cőị

Ngoài những người kể trên, cha tôi còn vô số những người con khác mà tôi không biết được tên. Thuở người còn tung hoành ngang dọc, bao nhiêu người con gái đã qua tay ngườỉ Chính người cũng không hiểu rő thì tôi làm sao biết được.?

Bản nhạc trong máy vừa dứt, tiếp đó là giọng của xướng ngôn viên đài đọc tên một bản nhạc ngoại quốc khác, với danh sách người yêu cầu và người được tặng.. Mộng Bình vẫn tựa đầu lên thành ghế yên lặng lắng nghẹ Kiệt đứng ở góc nhà, hình như hắn vừa nghĩ ra một điều gì, hắn liếc về phía bà chị ruột của hắn với nụ cười nghịch ngợm. Tiếp đó, hắn đạp xe tới trước bóp kčn inh ỏị Mộng Bình ném quyển báo vào Kiệt hét:

- Đồ phá đám! Mày có mang cái xe quỷ quái của mày ra khỏi đây không? Coi chừng tao đập cho mày chết bây giờ!

Kiệt lč lưỡi trêu chị tay vẫn tiếp tục bóp còi:

- Đố chị đấy! Bộ không được bạn trai yêu cầu nhạc tặng cho rồi quạu, muốn gây người khác hay saỏ Hứ! Không biết mắc cở, đụng đến tôi là tôi mách cha ngay chứ đừng tưởng bở!

Mộng Bình nhìn em thách thức:

- Mày thử nhấn chuông nữa coi tao có dám đánh mày không?

Mộng Bình nói xong bước xuống lượm tờ báo lên cuốn tròn lại như sẵn sàng để đánh, trong khi Kiệt chẳng có vẻ gì là sợ cả, hắn trợn mắt đưa chót lưỡi ra như định liếm đầu mũị Tiếc là lưỡi hắn ngắn quá. Tay Kiệt tiếp tục bóp kčn xe inh ỏị Mộng Bình bước tới đưa cao tờ báo đe:

- Mày nhấn nữa xem!

- Nhấn thì nhấn, ai sợ?

Một tràng tiếng chuông kêu điếc tai, mặt Kiệt đầy vẻ thách thức. Tiếng chuông ngưng bặt, hắn xông về phía Mộng Bình, tay nắm áo, đầu húc thẳng vào bụng chị. Đồng thời hắn cũng không quên rống cổ lên khóc thật to:

- Cha ơi! Mẹ ơi! Ra xem chị Mộng Bình đánh con nč! Ui da! Ui da!

Tiếng khóc của hắn thật lớn, lớn hơn cả tiếng trống trong máy thu thanh, nếu dì Tuyết chẳng chạy nhanh ra dám tiếng hét có thể làm gian nhà này sụp đổ lắm. Dì Tuyết ôm lấy Kiệt rồi thẳng tay tát vào má Mộng Bình mắng:

- Mày là chị mà chẳng chịu nhường em mà còn đánh lộn với nó nữa, không xấu à? Mày lớn hơn nó tới bẩy tuổi mà còn ỷ sức đánh nó, muốn tao gọi cha mày ra để trị mày không?

Mộng Bình bực tức, đứng chống nạnh nói:

- Nhỏ hơn bẩy tuổỉ Nhỏ thì nhỏ chứ? Ai cũng bênh vực, chiều chuộng nó. Hôm nay mua cái này, mai mua cái kia cho nó, con xin chiếc áo ba, bốn chục ngàn không cho, còn mua chiếc xe cả trăm ngàn đồng bạc cho nó!

Dì Tuyết hét:

- Câm mồm! Mày còn muốn gì nữa chứ? Muốn tao gọi cha mày ra đập cho một trận mới chịu hay saỏ

Lời hăm dọa của dì Tuyết có vẻ có hiệu quả, nhưng Mộng Bình chưa nguôi cơn bực tức đá mạnh vào chiếc kỷ trà bên cạnh, rồi ngồi phịch xuống ghế, thò tay vặn máy thu thanh thật to, tiếng nhạc tiếng hát muốn vỡ cả phòng. Dì Tuyết bế thằng Kiệt lên, đưa tay xoa đầu nó hỏi:

- Sao con, nó đánh trúng đâủ Đau không con?

Kiệt được dịp mếu máo, nhưng trong mắt nó chẳng có một giọt nước mắt. Dì Tuyết quay lưng ra nhìn thấy tôi, bà ngạc nhiên:

- Ủả Đến bao giờ thế? Mẹ cô có mạnh không?

- Mạnh.

Tôi đáp gỏn lọn, răng cắn nhẹ vào môị Dì Tuyết tiếp tục xoa đầu Kiệt, mặc dù chỗ đó đâu có bị đánh, nhưng nó cũng cứ giả vờ rấm rức khóc với đôi mắt tỉnh khô, thỉnh thoảng lại nhìn vào nhà trong thăm dò. Tôi hơi bực mình, hỏi:

- Cha có ở nhà không dì?

Thật tình tôi muốn giải quyết cho xong để mau trở về căn nhà nhỏ bé nhưng ấm cúng của mình hơn là ngồi giữa phòng tráng lệ nàỵ Nhà của mẹ con tôi dù nhỏ, không có lò sưởi, không có ghế nệm êm, nhưng có thể đi lại, hít thở không khí tự dọ Có lẽ mẹ đang nóng lòng đợi tôi ở nhà. Từ khi đến đây xin tiền cha tôi rồi cãi lẫy với dì Tuyết trong kỳ hč năm rồi, mỗi lần đi mẹ lại dặn dò cẩn thận. Tội cho mẹ tôị Cũng vì mẹ mà tôi ráng nhẫn nhịn thế nàỵ

Dì Tuyết quay vào trong gọi lớn:

- Anh ơi! Có Y Bình đến nč!

Tuổi của dì xấp xỉ tuổi của mẹ, đã gần năm mươi rồi còn gì, thế mà trông vẫn chưa thấy già. Nếu đứng cạnh mẹ, nhất định người ta sẽ tưởng mẹ lớn hớn dì ít nhất mười hay hai mươi tuổị Con trai lớn của dì Tuyết lớn hơn tôi những năm tuổi chớ nhỏ gì sao, thế mà nước da của dì vẫn mơn mởn chưa thấy nhăn. Dì Tuyết là người biết trang điểm, gương mặt lúc nào cũng có một lớp phấn mỏng màu hồng nhạt, đôi mắt còn long lanh. Một nét trẻ khó kiếm ở những người cùng lứa tuổi dì. Nhưng đó cũng là chuyện hiển nhiên, vì dì Tuyết suốt ngày rảnh rỗi vui chơi đâu có nhỏ lệ suốt ngày như mẹ tôỉ

Cha từ nhà trong bước ra, người mặc bộ pagiama màu cà phê với những đường viền màu nâu, miệng vẫn không rời chiếc ống điếu cổ lỗ sĩ mấy mươi năm rồị ông nhìn tôi với cặp mắt dửng dưng, chỉ có đôi mày khẽ chau lại một chút. Dù tôi chẳng mấy ưa người, nhưng vẫn bắt buộc phải đứng lên gật đầu:

- Thưa cha!

Cha khoát tay để tôi ngồi xuống, hình như người nhìn rő được thái độ miễn cưỡng của tôi nên muốn kéo dài màn kịch. Tiếng nhạc ồn quá, cha tôi quay sang Mộng Bình lớn tiếng quát:

- Tắt máy thu thanh ngay không?

Mộng Bình khó chịu, miệng lầm bầm cái gì đó rồi cũng tắt máỵ Gian phòng được trả về với sự yên lặng. Cha ngồi cạnh dì Tuyết, nhìn Kiệt hỏi:

- Chuyện gì nữa thế?

Kiệt nghe hỏi, giả vờ khóc lớn hơn, dì Tuyết nói:

- Đánh lộn với con Mộng Bình đấy!

Cha không nói gì đưa mắt lườm Mộng Bình. Mộng Bình thấy cha nhìn mình vội cúi mặt xuống, không quên lải nhải:

- Được mua cho cái xe mới là làm phách!

Cha lại ngẩng lên, Mộng Bình im ngay chẳng dám hó hé. Quay sang nhìn tôi, đôi mắt cha vẫn lạnh lùng:

- Cái gì đâỷ Mẹ mày vẫn mạnh chứ?

Cũng còn may, cha vẫn còn nhớ đến mẹ tôi saỏ

- Mẹ già rồi nên bị nhức đầu luôn.

- Có bệnh sao không trị?

Trị à? Tiền đâủ Mỗi tháng lấy một trăm ngàn thôi mà còn như ăn mày nữa là. Tôi yên lặng. Cha kéo dọc tẩu xuống, gạt tro trong ống ra, dì Tuyết vội đỡ lấy ông điếu, gạt tro tiếp và cho thuốc mới vào rồi đốt lửa, bà hít một vài hơi cho cháy rồi mới trao lại cho chạ Cha hít một hơi dài, ngã người ra, đôi mắt lim dim dễ chịụ Tôi mừng thầm, lòng nghĩ rằng mình đến đây thật đúng lúc, hôm nay có lẽ xin được tiền, ngoài số nợ phả trả cho chủ phố và tiền dùng hàng tháng ra, chắc cha sẽ cho thêm một ít tiền nữa!

tuongtutrongmua1984

 Chào Serenade ! Tôi ko dám nhận xét về câu chuyện bởi tôi thực sư ko am hiểu nhiều về văn thơ và cũng rất lâu rồi tôi ko đọc nhg sách kiểu tiểu thuyết này . Những chuyện sere viết rất hay nhg đều la chuyện buồn ... Tại sao vậy ? Với tôi Sere thật sự rất ấn tương  nhg tôi thấy sống bằng  nội tâm wa nhiều sẽ hay cảm thấy buồn đó bạn !

vovavietnam

Cương ơi,đến bao giờ cậu mới hết thơ ngây,tâm hồn treo ngược cành cây đây.Bạn ý đã viết rő ràng :"Tác giả : Quỳnh Giao" rồi mà.
Cảm ơn Serenade,Truyện rất hay.

kem

hơ hơ, post như thế này bao h mới hết cuốn tiểu thuyết này ạ!!
Em chưa đọc tiểu thuyết nhưng đã xem phim, tận 3 lần lận!!! hehe, hay kinh điển luôn ah'!!!

Hãy cứ tin đi, Man Utd của chúng ta vẫn luôn mang màu đỏ của lửa, mang trong mình tinh thần của một hiệp sỹ chưa bao giờ ngừng hướng về phía trước.
Vì họ là những Manucian. Vì họ là những hiệp sĩ chưa bao giờ biết chùn chân sau mỗi thất bại ...

Serenade24

+R0ng Nghĩa nói đúng đấy. Sere mà viết truyện hay như vậy thì phải in ra sách mà bán chứ ai post miễn phí thế này bao giờ. Là Sere post truyện của Quỳnh Dao thôi. Vì yêu nữ nhà văn này. Và có lẽ là những câu truyện của Quỳnh Dao có gì đó hơi giống với hiện thực. Đúng là hầu hết đều là truyện buồn, nhưng nỗi buồn là có thực. Nhưng các tác phẩm này tuy rất hiện thực nhưng lại luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp của cuộc sống. Sere thích quan điểm đó của nữ nhà văn này.

To LOL:

Phim mà em xem là "Tân dòng sông ly biệt". Chị cũng xem phim này rồi, công nhận là hay "kinh điển". Nhưng nhà biên kịch Lý Lệ Bình chỉ dựa vào bối cảnh và nội dung chính của tác phẩm "Dòng sông ly biệt" của Quỳnh Dao thôi. Chứ nguyên tác "Dòng sông ly biệt" thì có rất nhiều khác biệt. Thực tế hơn chứ không mộng mơ như phim "Tân dòng sông ly biệt". Nếu trong phim "Tân dòng sông ly biệt" dung hòa được tình yêu và thù hận, ca ngợi tình yêu. Thì trong truyện "Dòng sông ly biệt" lại không được như thế. Kết thúc của truyện có phần buồn thảm. Nhưng lại là một kết thúc chân thực.

Nhưng có lẽ là chị thích kết thúc của phim hơn - một kết thúc đẹp như mơ.

Best regards,

Serenade24

kem

Quote from: Serenade24 on 20/09/06, 19:16


To LOL:

Phim mà em xem là "Tân dòng sông ly biệt". Chị cũng xem phim này rồi, công nhận là hay "kinh điển". Nhưng nhà biên kịch Lý Lệ Bình chỉ dựa vào bối cảnh và nội dung chính của tác phẩm "Dòng sông ly biệt" của Quỳnh Dao thôi. Chứ nguyên tác "Dòng sông ly biệt" thì có rất nhiều khác biệt. Thực tế hơn chứ không mộng mơ như phim "Tân dòng sông ly biệt". Nếu trong phim "Tân dòng sông ly biệt" dung hòa được tình yêu và thù hận, ca ngợi tình yêu. Thì trong truyện "Dòng sông ly biệt" lại không được như thế. Kết thúc của truyện có phần buồn thảm. Nhưng lại là một kết thúc chân thực.

Nhưng có lẽ là chị thích kết thúc của phim hơn - một kết thúc đẹp như mơ.

Best regards,

Serenade24

chi oi, chi post tiep' di a.!
Hãy cứ tin đi, Man Utd của chúng ta vẫn luôn mang màu đỏ của lửa, mang trong mình tinh thần của một hiệp sỹ chưa bao giờ ngừng hướng về phía trước.
Vì họ là những Manucian. Vì họ là những hiệp sĩ chưa bao giờ biết chùn chân sau mỗi thất bại ...

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội