Các bác oi Chũi nhà em có vấn đề

Started by vitconhocve, 27/12/08, 13:17

Previous topic - Next topic

vitconhocve

Rốn cu Chũi tự nhiên gần đây bị ướt. BS bảo bị viêm rún, kê thuốc rửa betadine nhưng em chấm cho Chũi thấy j đỡ  :(. Sốt ruột quá.
Em đi, bỏ lại con đường vắng. Bỏ lại vạt nắng vàng, bỏ lại hàng cây buồn ngơ ngẩn..........

cop_xong_paste

chị nên đưa cháu đi khám là tốt nhất.
^o^Nụ cười của em đã khiến bối rối tim này..-_-
--_..Anh biết đã yêu em rồi..__

ly_n_ly

Cũng không biết đâu nhưng bé có làm sao thì cứ đưa đi khám ở bệnh viện là tốt nhất, không thì thiệt cho bé lắm, phải chịu đau dài dài, mà khéo lại không tăng cân được, mấy chị ở phòng nói ra phòng khám tư ở bệnh viện Xanh-pôn.
Only Love

saos@ngmo

Ùi, cu chuột chũi nhà mình đi khám bác sĩ rùi, 3 tháng, bác sĩ bảo thoát vị rốn --> đuổi về --> 6 tháng sau quay lại. Ý của bác sĩ là: 6 tháng mới kết luận được thoát vị rốn hay ko, hay nói cách khác: trẻ sơ sinh thì việc thi thoảng chảy nước rốn là bình thường.

Bà nội cháu cũng đã hỏi 1 số bác sĩ khác là người nhà, họ bảo là bình thường. Mẹ cháu chũi có vẻ suốt ruột nên ... đúng là mẹ thương con nhất :D

nhân tiện đây, mình convert font và đăng 1 số bài về thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh!

saos@ngmo

Mọi người nói rằng con tôi bị thoát vị rốn. Liệu cháu có phải mổ rốn không?



Trước hết, cần phải hiểu rằng, thoát vị rốn khác với các dạng thoát vị khác ở chỗ nó không có túi thoát vị (nơi mà các cơ quan nội tạng có thể chui vào đó). Thực chất, thoát vị rốn là có vòng rốn trong thành khoang bụng, một hiện tượng xuất hiện khi các thành trong khoang bụng không dính sát được vào với nhau. Khi đứa trẻ cố sức hoặc kêu khóc, áp suất trong khoang bụng tăng lên, làm cho rốn bị phồng. Mới nhìn, có thể có cảm giác trẻ bị đau đớn, mặc dù thực ra trẻ không bị đau đớn gì cả.

Việc có cần phải mổ rốn của trẻ hay không phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu như đường kính của lỗ thoát vị rốn không lớn hơn 1,5-2 cm thì chúng sẽ tự liền lại. Thường lỗ thoát vị rốn sẽ liền lại trong khoảng từ 12 đến 24 tháng. Để đẩy nhanh quá tình liền lại của lỗ thoát vị, hằng ngày nên làm các động tác mát xa nhẹ thành bụng của trẻ và đặt nằm sấp.

Tới 18 tháng tuổi mà lỗ thoát vị rốn vẫn không liền lại cũng không cần phải mổ rốn trẻ. Nhưng nếu lỗ rốn quá to thì cách tốt nhất là đưa trẻ tới bác sĩ khâu lỗ rốn lại và cắt bỏ các phần da thừa của rốn.

23. Con tôi bị thoát vị rốn. Khi nó khóc, lỗ thoát vị mờ rộng, phồng lên. Điều đó có bình thường hay không?

Chứng thoát vị rốn rất hay gặp ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ đẻ thiếu tháng. Mọi hành động (kêu, khóc, ho, cố sức) đều làm cho áp suất trong khoang bụng tăng lên, làm phồng lỗ thoát vị. Thoát vị rốn thường không làm cho trẻ bị đau đớn. Vì vậy, việc băng lỗ thoát vị lại cũng chẳng giúp ích gì, chỉ làm cho làn da còn rất mỏng của trẻ dễ bị tổn thương mà thôi. Thường thì lỗ thoát vị rốn liền lại khi trẻ được 2 tuổi. Nếu đến 5 tuổi mà lỗ thoát vị vẫn chưa liền lại thì phải cần có sự can thiệp về mặt phẫu thuật.

nguồn: http://www.camnanggiadinh.com.vn/article.aspx?article_id=19060

saos@ngmo

ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ RỐN TO BẰNG KỸ THUẬT SỬ DỤNG TẤM  LƯỚI TỔNG HỢP TỰ TIÊU (POLYGLACTIN 910)


ABSORBABLE SYNTHETIC MESH

( POLYGLACTIN 910 – VICRYL ) FOR THE SURGICAL CLOSURE OF THE GIANT OMPHALOCELES

BS TRƯƠNG QUANG ĐỊNH , GS TRẦN ĐÔNG A

                                       và Cộng sự – Khoa Ngoại Tổng Hợp BV Nhi Đồng 2


TÓM TẮT


Thoát vị rốn to, nhất là  có chứa gan bên trong luôn đặt ra vấn đề khó khăn cho phẫu thuật đóng bụng do thể tích khoang bụng quá nhỏ. Đã có nhiều phương pháp mổ được mô tả trong y văn, và mỗi một phương pháp đều có những ưu khuyết điểm riêng của mình. Trong báo cáo này, các tác giả trình bày kinh nghiệm của mình, từ năm 1999-2001 trong phẫu thuật điều trị 09 trường hợp thoát vị rốn to bằng kỹ thuật sử dụng tấm ghép tổng hợp tự tiêu polyglactin 910  (VICRYL).

Kết quả cho thấy tất cả  5 bệnh nhi thiếu tháng, trọng lượng nhỏ hơn 2500g, có dị tật bẩm sinh đi kèm đều tử vong. 4 bệnh nhân còn lại cho kết quả khả quan với giai đoạn hồi sức sau mổ nhẹ nhàng, được cho ăn sớm và hồi phục sau khoảng 2 tháng điều trị.


SUMMARY

Giant omphaloceles that contain centrally herniated liver pose challenges to surgical closure, the most significant being the space limitation of the abdominal cavity. Various reconstructive techniques have been described in the surgical literature each with its advantages and disadvantages. In this report, the authors describe their experiences , between 1999 – 2001, in treating nine  patients with giant omphaloceles utilizing absorbable synthetic mesh ( polyglactin 910 – VICRYL ) for the surgical abdominal closure. Five prematures with  low  birth weight ( <2500g ) and associated malformations died. Four patients had perfect results with the simple post-operative care, early oral feeding and were discharged after two months of hospitalization.


I – ĐẶT VẤN ĐỀ


Thoát vị rốn, gọi là khổng lồ khi đường kính trên 8 cm, đặc biệt khi chứa gan bên trong luôn đặt vấn đề khó khăn cho việc điều trị. Bởi vì thoát vị rốn to thường đi kèm với bất sản thành bụng, do đó các phương pháp phẫu thuật thường phải sử dụng vạt da hoặc tấm ghép nhân tạo để tái tạo thành bụng. Hậu quả của các phương pháp này là gây tăng áp lực ổ bụng sau mổ, ép lên cơ hoành gây suy hô hấp, chèn ép các tạng trong bụng, các mạch máu trở về gây thiểu niệu và phù nề hai chi dưới(1,7,8,9). Ngoài ra trước đây, các phẫu thuật viên thường sử dụng tấm ghép không tiêu với ưu điểm là chắc và kín. Tuy vậy, bản thân trẻ ngày càng lớn lên, khi đó tấm ghép sẽ trở nên chật hẹp. Hậu quả là ở trẻ gái cho đến khi trưởng thành, khi mang thai có nguy cơ dọa sanh non , con nhẹ cân do thể tích khoang bụng quá nhỏ (9). Đặc biệt các trường hợp thoát vị rốn to có chứa gan bên trong, vấn đề càng trầm trọng hơn, bởi vì gan còn là một tạng chứa máu, nơi thông thương của hai hệ cửa-chủ. Do vậy khi thành bụng căng chèn ép lên gan sẽ gây cản trở tuần hoàn từ gan về tim, gây rối loạn huyết động học. Ngoài ra, đối với trẻ sơ sinh, gan còn là cơ quan tạo máu quan trọng, mọi sự chèn ép lên gan đều gây ảnh hưởng lên hệ huyết học, làm chậm quá trình lành mô sau mổ.

Đứng trước tình trạng này, chúng tôi luôn tự hỏi : Trong thoát vị rốn to, làm thế nào để có thể tránh được hai nhược điểm trên khi đóng bụng, tức thành bụng không bị căng quá mức và tấm ghép nhân tạo không gây cản trở cho sự phát triển của thành bụng về sau ?

Vào năm 1989, tại hội nghị quốc tế các nhà phẫu thuật viên nhi tại Hungary, tác giả Medding, bệnh viện nhi hoàng gia Scotland báo cáo một thí nghiệm thành công trên chuột trong việc sử dụng collagen vicryl mesh để tái tạo thành bụng sau khi tạo ra hở thành bụng bằng cách xẻ thành bụng trước một lỗ đường kính 4x4cm(5) .Đến 10 năm sau, tấm vicryl được sản xuất hoàn thiện hơn nhưng mục đích không nhằm để tái tạo thành bụng mà được dùng để bao bọc các tạng trong trường hợp cắt gan, cắt lách bán phần(4) hoặc để thay thế cho lớp cân đáy chậu trong phẫu thuật cắt bỏ khung chậu tận gốc(2). Từ cơ sở khoa học của thực nghiệm thành công trên súc vật, kết hợp với vật liệu và điều kiện thực tế tại bệnh viện Nhi Đồng 2, chúng tôi nghiên cứu một phương pháp mới là dùng tấm lưới tổng hợp tự tiêu ( polyglactin 910 -  VICRYL ) để đóng bụng trong trường hợp thoát vị rốn to.


II - BỆNH NHÂN & KỸ THUẬT MỔ

1 – Bệnh nhân

Từ trường hợp đầu tiên báo cáo tại hội ngoại nhi  vào cuối năm 1999(7), trong 3 năm 1999 – 2001, chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật cho tất cả các bệnh nhân nhập viện vì thoát vị rốn to bao gồm 09 trường hợp





2 – Tính chất tấm lưới Vicryl

Đặc điểm của tấm VICRYL là một tấm lưới tổng hợp tự tiêu nguồn gốc là polyglactin 910, bền vững trong 21 ngày và tiêu hoàn toàn sau 90 ngày. Kích thước là 34 x 26,5 cm, không có tác nhân gây sốt, không gây quái thai và rất ít gây phản ứng mô(2). Do tấm vicryl có cấu tạo hình lưới nên có hiện tượng thoát dịch ra ngoài. Đây cũng là một tính chất quan trọng cần lưu ý trong việc bồi hoàn nước điện giải sau mổ do hiện tượng thoát dịch trong ổ bụng ra ngoài.


3 - Kỹ thuật mổ

Sau khi rạch bỏ bao túi  thoát vị, xẻ rộng lớp cân cơ thành bụng, chúng tôi thám sát truy tìm và giải quyết các dị tật đường tiêu hóa phối hợp rồi tiến hành khâu tấm ghép vào mép của  cân cơ thành bụng bằng chỉ vicryl 20 mũi liên tục. Cố định tấm ghép bằng các mũi chỉ ở giữa để nâng thành bụng lên, treo lên trần lồng ấp. Bệnh nhi được thay băng mỗi 2 ngày trong tuần lễ đầu, mỗi 3 ngày trong tuần lễ kế tiếp và một lần mỗi tuần khi mô hạt bắt đầu mọc lên từ  rìa mép, chỗ nối với cân cơ thành bụng


4 – Kết quả

Trong 9 trường hợp phẫu thuật, có 5 trường hợp tử vong, 4 trường hợp được cứu sống. Điều ghi nhận ở đây là các trường hợp tử vong đều rơi vào nhóm trẻ em thiếu tháng, nhẹ cân ( < 2500g )

Sau đây là diễn biến hậu phẫu của các trường hợp được cứu sống :



III - BÀN LUẬN

Thoát vị rốn to kèm với gan trong túi thoát vị luôn là một bệnh cảnh lâm sàng phức tạp. Dĩ nhiên lý tưởng vẫn là khâu phục hồi thành bụng ngay sau sanh nhưng điều này thường không thể thực hiện được. Đã có nhiều phương pháp được đề nghị, nhưng mỗi một phương pháp đều có những ưu khuyết điểm riêng của mình


Đầu tiên là phương pháp GROSS – 1948, dùng vạt da để đóng kín thành bụng(5). Phương pháp này có lợi điểm là thành bụng được che kín bởi lớp da tự thân. Tuy vậy trong các trường hợp thoát vị rốn to, không phải da lúc nào cũng đủ để đóng bụng. Hoặc nếu đóng bụng được vẫn gây nên hiện tượng chèn ép lên các tạng , đặc biệt là gan.


Sau đó là phương pháp SCHUSTER – 1967 với lợi điểm là thành bụng  được đóng kín bằng một tấm Malex. Sau đó sẽ được khâu khép dần lại cho đến khi đóng được cân cơ(5). Tuy vậy, phương pháp này đòi hỏi một điều kiện hồi sức tốt sau mổ, với thời gian thở máy và nuôi ăn tĩnh mạch kéo dài, nguy cơ nhiễm trùng cao. Đồng thời, thành bụng bị kéo căng quá mức, có thể gây nên những biến chứng lâu dài như đã đề cập ở trên .

BROWN – 1998 có đề nghị một phương pháp, giữ nguyên túi thoát vị, dùng silastic, Kerlix bao quanh, đồng thời cuống rốn được treo lên để tránh làm tăng áp lực ổ bụng. Sau đó bệnh nhi được thay băng vô trùng, chờ đợi lớp da mọc lên sau một tháng(1). Với phương pháp này, bệnh nhân tránh được tai biến do phẫu thuật và tăng áp lực ổ bụng sau mổ. Tuy vậy, vì không phẫu thuật nên không thể giải quyết các dị dang tiêu hóa đi kèm, đồng thời giữ nguyên bao túi thoát vị rất dễ vỡ, gây thoát vị các tạng ra ngoài, nguy cơ nhiễm trùng cao.               


Phương pháp sử dụng tấm lưới Vicryl của chúng tôi đã hoàn thiện các khuyết điểm của Brown. Bệnh nhân được phẫu thuật, lớp cân cơ thành bụng được xẻ rộng ra, tạo điều kiện cho các tạng dễ trở vào ổ bụng theo trọng lực, đồng thời thám sát truy tìm và giải quyết các dị tật tiêu hóa phối hợp. Do tính dễ vỡ, bao túi thoát vị không giữ nguyên mà được thay thế bằng tấm lưới Vicryl, khâu vào thành bụng với mức độ căng vừa phải, sau đó được treo lên nhằm làm tăng thể tích khoang bụng, tránh gây chèn ép Như vậy, nhu động ruột được tái lập nhanh, bệnh nhi được cho ăn uống sớm. Đến khi mô hạt mọc lên, tấm lưới đã tự tiêu hoàn toàn, ổ bụng được đóng kín mà không hề  gây ra kéo căng cân thành bụng, chèn ép lên các tạng , đặc biệt là gan.


Dĩ nhiên, đây chưa phải là một kỹ thuật hoàn chỉnh, bởi vì lớp cân cơ thành bụng vẫn chưa được phục hồi. Tấm vicryl chỉ có vai trò như một như một lớp che phủ tạm thời để đóng kín khoang bụng, che chở các tạng, tạo một lớp đệm cho các mô hạt và da mọc lên. Việc phục hồi thành bụng được đặt ra về sau khi đứa bé đã qua khỏi giai đoạn nguy hiểm. Tuy vậy, với phương pháp điều trị tạm thời như trên, đã cứu sống được nhiều trường hợp thoát vị rốn to, đường kính trên 10 cm, toàn bộ gan lách nằm bên trong gây mà trong y văn đã mô tả có trường hợp phải cắt gan , cắt lách bán phần mới có thể đóng bụng được(3).



Qua các trường hợp tử vong, chúng tôi nhận thấy thường xảy ra ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, nhẹ cân. Do đó, kể từ năm 2001 chúng tôi đề ra tiêu chuẩn loại bao gồm trẻ sơ sinh nhỏ hơn 34 tuần, trọng lượng nhỏ hơn 2500g , kèm theo dị tật bẩm sinh phức tạp.


IV – KẾT LUẬN

Điều trị thoát vị rốn to bằng kỹ thuật sử dụng tấm ghép tổng hợp tự tiêu polyglactin 910 ( VICRYL) là một phương pháp mới, dễ thực hiện, hậu phẫu nhẹ nhàng, có thể tiến hành ở các cơ sở ngoại nhi mà không đòi hỏi phải trang bị phương tiện quá tốn kém.

Đây cũng mới chỉ là những kinh nghiệm bước đầu, chúng tôi không vội vàng đưa  ra kết luận chủ quan. Nhưng với kết quả đạt được, chúng tôi hy vọng kỹ thuật này sẽ cứu sống được nhiều trường hợp thoát vị rốn to, cải thiện được tình trạng suy hô hấp sau mổ, không gây nên nguy cơ về sản khoa cho tương lai bệnh nhi.

Thành công của phương pháp chính là nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa trung tâm chẩn đoán trước sanh của bệnh viện phụ sản Từ Dũ và Nhi Đồng 2, minh họa cho sự phối hợp đồng bộ từ bác sĩ sản khoa, hồi sức ngoại nhi cho đến công tác chăm sóc điều dưỡng.  Mọi sản phụ nếu nghi ngờ có bào thai mang dị tật sẽ được thăm khám và tham vấn bởi phẫu thuật viên nhi trước sinh, được giải thích và khuyến cáo nên sinh ở những trung tâm lớn. Tại đây, êkíp gây mê hồi sức và phẫu thuật viên nhi sẽ có mặt ngay tại phòng sanh để hồi sức kịp thời và đưa bệnh nhi về mổ trong điều kiện tốt nhất. Điều này, cũng là nển tảng cho một ý tưởng nên phát triển tại nước ta cho một tương lai gần là thành lập khoa sản có nguy cơ cho các sản phụ có thai nhi dị tật trong một bệnh viện nhi, nơi có đầy đủ các phương tiện thích hợp để có thể chẩn đoán và can thiệp kịp thời cho các cháu ngay sau sinh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.  Brown MF, Wright L. Delayed external compression reduction of an omphalocele ( DECRO ) :a method of treatment for moderate and large omphaloceles. J Pediatr Surg 1998, 33(7):1113-5

2.  Daniel L. Clarke-Pearson, MD, John T. Soper, MD, and William T. Creasman, MD, Absorble synthetic mesh (polyglactin 910)for the formation of a pelvic “lid” after radical pelvic resection, American Journal of obstetrics and gynecology,1988 juan,158(1),158-61

3.  Delarue A, Camboulives J, Bollini G, Badot J, Guys JM. Delayed cure of an omphalocele requiring abdominostenoplasty, right hepatectomy anh partial splenectomy. Eur J Pediatr Sur 2000 feb,10(1):58-61

4.  Fingerhut A., Oberlin P. slenic salvage using an absorbable mesh : feasibility, reliability and safety. Br J. Surg. 1992, Vol.79,April, 325-27

5.  Meddings R., Carachi R., Gorham S., Robertson D.The use of collagen vicryl mesh as an abdominal wall prothesis. IX congress of the Hungarian association of paediatric surgeons with international particiation,1989

6.  Schuster SR. A new methode for the stage repair of large omphaloceles. Surg Gynecol Obstet 1967,125(4):837-50

7.  Trương Quang Định, Trần Đông A, Điều trị thoát vị rốn bằng kỹ thuật sử dụng tấm ghép Vicryl. Ngoại khoa 2000, 2, 52-54

8.  Yazbeck S. The giant omphalocele : A new approach for a rapide and complete closure. J Pediatr Surg 1986.21(8):715-7

9.  Yazbeck S, Ndoye M, Khan AH. Omphalocele : 25 years experiece. J Pediatr Surg 1986,21(9):761-3

Nguồn: http://www.medinet.hochiminhcity.gov.vn/ttyh/bshkhkt/Polyglactin-BSDinh.htm

vitconhocve

Bây giờ thì trộm vía Chũi k có vấn đề gì cả. hehe cảm ơn trời đất :wub:
Em đi, bỏ lại con đường vắng. Bỏ lại vạt nắng vàng, bỏ lại hàng cây buồn ngơ ngẩn..........

hangle124

Làm chị đọc cái tiêu đề thấy hết cả hồn.
Share The Joys

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội