Thuốc nào phải kiêng rượu?

Started by tinhbanvatoi, 09/10/06, 16:37

Previous topic - Next topic

tinhbanvatoi

Một số loại thuốc tân dược khi dùng cần kiêng rượu. Nếu không, việc uống thuốc sẽ có những tác dụng phụ khó lường.

1. Đối với các thuốc chống động kinh (phenytoin), thuốc chống đông máu (warfarin), thuốc chống tiểu đường (tolbutamid): Rượu sẽ làm giảm từ 1/3 đến 1/2 hàm lượng thuốc hấp thu vào trong huyết tương, làm giảm tác dụng, hiệu lực của thuốc.

2. Đối với paracetamol: Rượu sẽ làm tăng tác dụng của các men chuyển chất thuốc này thành chất chuyển hóa cetylbenzoguino - meimin độc hại cho gan.

3. Đối với thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau có opi, thuốc chống loạn thần, thuốc chống động kinh, thuốc kháng histamin H1: Rượu sẽ làm tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương của các thuốc này.

a. Đối với baributurat: Rượu sẽ tác dụng cộng hợp, làm tăng tác dụng ức chế trên thần kinh trung ương và tác dụng này còn kéo dài tới ngày hôm sau.

b. Đối với benzodiazepin: Rượu sẽ làm tăng tác dụng ức chế thần kinh của benzodiazepin, nhưng ít hơn các thuốc an thần khác.

Một số thuốc benzodiazepin dùng vào ban đêm nhưng vẫn còn tồn dư một lượng đáng kể trong máu (flurazepam, nitrazepam, temazepam, flunitrazepam) nên vẫn tiếp tục tương tác với rượu.

4. Đối với thuốc hạ huyết áp (như thuốc ức chế men chuyển, các nitrat, thuốc chẹn bêta, thuốc chẹn anpha...): Rượu sẽ gây hạ huyết áp thể đứng, gây choáng váng, và ngất xỉu, ngay sau khi uống rượu. Nhưng nếu uống nhiều và đều đặn thì lại làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ.

5. Đối với aspirine và salicylat: Do tác dụng phối hợp giữa rượu và aspirin sẽ gây kích ứng, gây hại cho niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.

6. Thuốc chống tiểu đường: Rượu làm tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể dẫn tới hôn mê do hạ đường huyết.

Rượu gây hạ đường huyết, nên nói chung trong bệnh tiểu đường không phải kiêng rượu tuyệt đối, nhưng không được uống nhiều.

a. Metformin: Rượu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm axit lactic, đặc biệt khi đói hoặc thiếu dinh dưỡng.

b. Insulin: Rượu làm tăng tác dụng hạ đường huyết, có thể dẫn tới hôn mê.

7. Đối với disulfiram và các chất giống disulfiram:

a. Disufiram: Chất này ức chế sự ôxy hóa rượu để hình thành cetaldehyt. Lợi dụng tính chất này, người ta dùng chất disulfiram để làm chất cai nghiện rượu mà biệt dược có tên là antabuse. Khi dùng thuốc này, nếu uống rượu thì sau 5 - 10 phút sẽ cảm thấy mặt đỏ bừng bừng, nhức đầu, hạ huyết áp, đánh trống ngực, buồn nôn, rất khó chịu, gây cảm giác sợ rượu (hội chứng cai nghiện).

b. Cephalosporin: Hiện tượng trên cũng xảy ra, nhưng chỉ ở cephalosporin dạng tiêm, còn các dạng khác thì không xảy ra. Do đó khi tiêm thuốc này phải kiêng uống rượu. Cephalosporin dạng tiêm có tên là cephamandol.

8. Đối với thuốc ức chế MAO (monoaminoxydase): (inpronizid, isocarboxazid, mebanazine): tyramin có trong vài loại rượu sẽ gây cơn cao huyết áp.

9. Đối với thuốc chống lao (rifampicin): Rượu sẽ làm tăng nguy cơ độc tính trên gan.

Theo Đại đoàn kết


SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội