Hoạt hình 2D

Started by vitconhocve, 11/03/07, 23:20

Previous topic - Next topic

vitconhocve

Làm một bộ phim hoạt hình 2D cũng phải trải qua 1 quá trình rất dài trước khi có được sản phẩm cuối cùng. Ta xem 1 bộ phim mất khoảng 80' nhưng để có được nó thì người ta phải tốn hàng nhiều năm và ê kíp làm phim lên đến trăm người. Dưới đây là giới thiệu sơ lược về quá trình làm phim hoạt hình 2D. Vì viết vội nên nhiều chỗ lủng củng, từ ngữ ko chính xác (nhất là các từ chuyên môn) nên tôi để lại ghi chú tiếng Anh cho dễ hiểu hơn. Nhờ befree hay ai đó có kiến thức chuyên về lĩnh vực này có thể edit lại dùm. 

Mọi thứ bắt đầu từ ý tưởng (idea). Khi kịch bản (script) được viết xong, 1 đội ngũ các họa sĩ bắt đầu phát triển kịch bản phân cảnh (storyboard). Những người họa sĩ này là những chuyên gia có khả năng phân tích, hiểu biết về phim ảnh tương đối lớn. Thông thường, trong storyboard thường có luôn vắn tắt đối thoại và âm thanh trong phim.

Sau khi storyboard đã được duyệt qua thì tới phần thu thanh (sound recording). Đạo diễn cũng phải thân chinh đến studio để làm việc với các diễn viên lồng tiếng. Phần âm thanh sau đó sẽ được xử lý, phân chia theo số frame của phim và ghi lại trên 1 tờ giấy gọi là dope sheet hay x sheet. Sau phần này mới là bắt đầu thực hiện bộ phim.

(Nói thêm về x sheet: là tên viết tắt của exposure sheet (thỉnh thoảng gọi là dope sheet). Một bản miêu tả những gì diễn ra trong từng frame hình. Có thể hình dung như bản viết nhạc của các nhạc sĩ.)

Rough layout (tạm gọi là các bản vẽ nháp) được vẽ ra trước. Những họa sĩ vẽ phần này cũng tương tự như các họa sĩ vẽ cho các phim live action - sử dụng phần lớn là bút chì để phối cảnh, sắp xếp và thiết kế... Trong suốt giai đoạn này, đạo diễn sẽ nhìn vào các bản vẽ này cộng với tờ "x sheets" và hình thành trong đầu các ý tưởng về chuyển động trong phim.

Trong lúc đó, art director (tạm gọi là chỉ đạo nghệ thuật) sẽ xem toàn bộ phần chuyển cảnh cùng với hình nền của các bản vẽ nháp (rough layout). Người này sẽ thêm "hồn" vào từng cảnh phim bằng màu sắc và ánh sáng. Phần cảnh nền sẽ do một ê kíp họa sĩ tô nền thực hiện. Sau khi phần phông nền hoàn tất, họ tiếp tục chờ đợi bộ phận thiết kế nhân vật hoàn tất phần việc của mình.

Những họa sĩ vẽ chuyển động (animators)sẽ dựa trên ghi chú, chỉ dẫn của đạo diễn và vẽ các hình ảnh chuyển động cho nhân vật. Animator là họa sĩ có kĩ năng cao nhất trong cả đoàn làm phim. Họ phải thấu hiểu câu chuyện, cảm xúc và hành động của từng cảnh phim, từng nhân vật. Cùng với từng nét vẽ của mình, những họa sĩ này phải điều chỉnh, xử lý hình ảnh để tạo cảm giác sức nặng, không gian, tỉ lệ và độ cân bằng được chính xác ở mức cao nhất. Đây là bước quan trọng nhất và đóng vai trò then chốt trong toàn bộ quá trình làm phim hoạt hình. Những họa sĩ này không những phải nắm vững chính xác hình ảnh nhân vật mà còn phải tạo những chuyển động sao cho "hồn". Một nhân vật đang buồn rầu thì không thể đi giống như người đang vui. Một animator phải vừa là diễn viên, vừa thấu hiểu cốt truyện và cảm xúc, tinh thần của câu chuyện.

Phần chuyển động sẽ được chiếu thử bằng bản vẽ bút chì (digital pencil test). Animator sẽ đặt các bản vẽ dưới máy chiếu và xem các chuyển động. Ngày nay, người ta sử dụng máy thử kĩ thuật số hiện đại, có thể xử lý, test hình ảnh chỉ trong vài giây. Cần nhớ rằng phim mà các bạn xem trên TV hoàn toàn khác với bản vẽ nguyên thủy. Đầu tiên các họa sĩ phải vẽ "nháp" các chuyển động, sau đó mới thêm thắt chi tiết vào các hành động trong từng frame. Quá trình chắt lọc này diễn ra hết sức tỉ mỉ và cẩn thận đến từng chi tiết. Quá trình này nói 1 cách ngắn gọn là phác thảo chuyển động, lược bớt nét thừa và đồ lại chi tiết cho hình ảnh.

Sau khi đạo diễn bản phim chuyển động sau khi đã được "clean up", toàn bộ bản vẽ được gửi đến bộ phận scan. Các hình vẽ được scan vào máy tính thành hình kĩ thuật số và ghép vào hình nền. Các họa sĩ vẽ kĩ thuật số (digital designer) sẽ tô màu và xử lý phông nền. Trước bước xử lý kĩ thuật số, từng bước vẽ phải được vẽ bằng tay lên "cel" . Bộ phận quay phim(camera operators) sẽ sử dụng những máy quay đặc biệt chuyên dụng để chuyển thành phim. Trong khi quay, từng cel hình phải được đặt thật chính xác, bởi vì chỉ cần 1 lỗi nhỏ, cả cảnh sẽ phải thực hiện lại từ đầu. Bộ phim Bạch Tuyết & 7 chú lùn có tổng cộng 20.000 cels !!! 0:-) 0:-)

Ngày nay, kĩ thuật hiện đại cho phép bỏ qua phần sử dụng máy camera và lồng âm thanh kĩ thuật số tự động trước khi phim được hoàn tất trên máy tính. Bộ phim sau đó được thuvào băng, DVD.... và đến tay chúng ta - những fan điện ảnh. Quả là 1 quá trình cực kì công phu. Thật khâm phục!!

phew... Cuối cùng, toàn bộ quá trình làm phim hoạt hình 2D được tóm tắt thành sơ đồ sau:

Ý tưởng câu chuyện --> Kịch bản phân cảnh --> Thu âm --> dope sheet timing --> vẽ chuyển động --> thử bản chì --> Kiểm tra lại bản phim --> Thêm màu và phông nền --> Chuyển vào máy vi tính ---> Lồng âm thanh --> Chuyển sang băng từ & DVD --> công chiếu và phát sóng


Shinichi - yxine.com
Em đi, bỏ lại con đường vắng. Bỏ lại vạt nắng vàng, bỏ lại hàng cây buồn ngơ ngẩn..........

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội