Loại sô cô la đắt nhất thế giới

Started by Khach tinh yeu, 06/07/07, 11:14

Previous topic - Next topic

Khach tinh yeu

Ngồi buồn đành dịch bài này vậy. Dịch không đúng thì mọi người cũng đừng soi nhé.

Loại sô cô la đắt nhất thế giới

Bạn đang tìm kiếm loại Socola đắt nhất thế giới? Loại "La Madeline au Truffle" của hãng Knipschildt chính là những gì mà bạn đang tìm kiếm. Giá của nó là $250 cho 1 thanh Socola đen - tức là khoảng $2600 cho 1 pound (đơn vị đo lường của Anh và các nước thuộc địa của Anh). Loại Socola này cùng với loại kẹo mềm làm bằng Socola màu đen của Pháp được làm từ 70% là Valrhona cacao pha trộn với ganache kem và dầu hỗn hợp cacao.

Tại một đồn cảnh sát đổ nát ở Sikasso - một thị trấn nhỏ của Mali, những vụ án trẻ em mất tích liên tục diễn ra như không bao giờ chấm dứt. Sự thật đáng buồn này là có nhiều trẻ em bị bắt cóc và bán làm nô lệ để làm các công việc lao động vất vả. Giá bán mỗi trẻ em hiện vào khoảng $30.
Malick Doumbia - một đứa trẻ trước đây là nô lệ đã nói: "Tôi có thể thoát khỏi nơi đó nhưng vẫn còn hàng nghìn trẻ em đang ở đó. Nếu bằng bản tường trình của bạn mà bạn có thể giúp đỡ vô tư một ai đó thì bạn sẽ đang làm một việc tốt".
Cảnh sát trưởng địa phương không hề nghi ngờ một chút gì về nơi mà đứa trẻ này đã tới. Đứa trẻ này cho biết rằng: "Chắc chắn ở đó bắt trẻ em làm nô lệ. Những đứa trẻ phải làm việc rất vất vả đến nỗi chúng bị ốm và thậm trí một số đứa đã chết."
Trong số đó, có ít nhất là 15000 đứa trẻ được cho rằng đã được đưa đến bờ biển Ivory của nước láng giềng để sản xuất cacao chính là loại nguyên liệu góp phần vào việc sản xuất ra hầu như một nửa số Socola của thế giới.
Rất nhiều đứa trẻ bị giam cầm trong các trang trại và bị đánh đập nếu chúng cố gắng tìm cách thoát ra khỏi nơi đó. Trong đó có cả những trẻ em dưới 11 tuổi.

Nơi cứu vớt những trẻ em bị bán làm nô lệ.

Quỹ cứu vớt những trẻ em bị bán làm nô lệ đã thành lập một trung tâm quá cảnh với hy vọng rằng một ngày nào đó những đứa trẻ đang phải làm việc tại các trang trại cacao, cà phê và các trang trại khác sẽ được trở về nhà. Nhưng cho đến nay thì họ vẫn chưa làm được gì. Trung tâm đó vẫn bỏ trống, mặc dù một đứa trẻ - đứa trẻ này đã cố gắng trốn thoát khỏi trang trại nô lệ - đã có một thông điệp gửi tới cho mọi người.

Ngài Salia Kante - Giám đốc Quỹ cứu vớt trẻ em của Mali – cũng đã có một thông điệp gửi tới cho các chủ cửa hàng rằng: Các bạn hãy suy nghĩ về những gì mà các bạn đang mua. Em Malick Doumbia đã nói rằng: "Tôi có thể thoát khỏi nơi đó nhưng vẫn còn hàng nghìn trẻ em đang ở đó. Nếu bằng bản tường trình của bạn mà bạn có thể giúp đỡ vô tư một ai đó thì bạn sẽ đang làm một việc tốt".
Công việc của đứa trẻ trước đây là nô lệ này đã kết thúc trong các cửa hàng trên thế giới, bởi vì các sản phẩm thường không chỉ rõ về xuất xứ.
Vì vậy ngài Salia Kante – giám đốc quỹ cứu vớt trẻ em- có một thông điệp tới các chủ cửa hàng rằng hãy suy nghĩ về những gì mà bạn đang mua. "Mọi người, những ai đang uống cacao và cà phê chính là đang uống máu của những đứa trẻ". Ông ấy cũng phát biểu rằng: "Đó là máu của những đứa trẻ phải vác trên vai bao cacao nặng 6kgs. Những bao cacao quá nặng so với sức vóc của chúng đã làm tổn thương khắp đôi vai của những đứa trẻ này. Thật sự quá xót xa khi trông thấy điều đó"

Buôn bán nô lệ

Trên thị trường, ngài Ibrahim Haidara - một người làm công tác nghiên cứu ngoài trời đã hỏi mọi người về những gì mà họ biết về buôn bán nô lệ.

Cảnh sát trưởng của Sikasso
Cảnh sát trưởng của Sikasoo có những lời khai của những đứa trẻ đã bị mất tích.
Một bé trai đã khai rằng: "Sau một năm làm việc bạn không nhận được một đồng tiền công nào cả. Nếu bạn hỏi về tiền công của mình, bạn không những không nhận được tiền công mà còn bị đánh đập". Những đứa trẻ bị bắt làm nô lệ này vừa được đưa về từ những vùng nghèo đói của Mali – là con trai hoặc con gái của những người bán hàng rong, hoặc những đứa trẻ sống ở trong các khu nhà ổ chuột mà bố mẹ chúng bán chúng để kiếm vài Đô la để chúng làm việc như những nô lệ trong các đồn điền ở nước khác.
Cho đến tận bây giờ, nhiều quốc gia - những quốc gia mà không sống nhờ vào việc bán Socola và ca cao trên thế giới không hề đóng góp một chút gì vào chiến dịch này để ngăn chặn việc buôn bán nô lệ không còn tái diễn nữa.

P/S: Đọc bài này xong chắc mình phải xem xét lại sở thích uống cafe của mình thôi.

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội