Hè của những học trò quê

Started by vitconhocve, 28/07/07, 16:45

Previous topic - Next topic

vitconhocve


Câu lươn vừa là thú vui vừa là công việc của học trò quê

Giadinh.net - Với đa số học trò quê, con nhà nghèo, nghỉ hè chỉ là tạm nghỉ học ở trường để giúp đỡ cha mẹ, chăn trâu, quét nhà, thái rau, phụ bếp, thậm chí là kiếm tiền để đóng học phí khi vào năm học mới.

Tôi gặp Dương Văn Thơi (HS lớp 8, trường THCS Thành Mỹ, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) và Lê Văn Mại (HS lớp 5, Trường tiểu học Xuân Giang) trên bãi biển Xuân Thành với túi hàng rong giữa trưa hè oi bức, mau miệng. Qua Thơi và Mại tôi được biết, trên bãi biển Xuân Thành này có khoảng 50 em bán hàng rong. Em lớn nhất 16 tuổi học lớp 9, bé nhất là Lê Thị Thảo 10 tuổi. "Các anh chị lớn hơn khung (không) đi bán hàng, mà đi sắt vụn, kem que, hoặc đi phụ hồ cho thợ xây", Thơi kể.

Năm mươi em bán hàng rong cùng giống nhau ở hoàn cảnh: Bố mẹ làm nông nghiệp, đông con, nghèo khổ, gia đình thường xuyên ốm đau, bệnh tật. Vì vậy để trang trải một phần kinh phí học tập, các em phải tranh thủ bán hàng rong kiếm tiền. Nói là hàng hóa, nhưng chỉ lèo tèo chục bánh đa, dăm bảy gói kẹo hoặc bimbim... Mỗi ngày như vậy, mỗi em bán được khoảng 30.000 đồng (cả vốn lẫn lời).

"Tiền vốn về trả cho mẹ, tiền lời bỏ ống lợn, vào năm học mổ lợn ra. Trung bình mỗi ngày được 10.000 đồng. Không nghỉ buổi nào, hết hè sẽ kiếm được dăm trăm, chú ạ!", Mại khoe. Nhưng, để bán được hàng cũng bao nhiêu trầy trật. "Em ba lần bị ngã xe đạp. Có lần vỡ hết bánh đa. Có lần đổ hết lạc, ngô, phải về không", Thảo nhỏ nhẹ kể cho tôi nghe. Lại còn cạnh tranh nữa chứ. Thảo đã từng bị xô đẩy, hăm dọa. "Lúc ấy, em sợ và khóc. Rồi người ta cũng chẳng đánh đập gì cả".

Bán hàng rong

Thảo đã kể cho tôi nghe, nhiều lần đi bán hàng gặp cô giáo ra biển. Thảo cúi mặt lảng tránh, nhưng cô gọi lại. Cô mua mấy cái bánh đa, Thảo không lấy tiền, nhưng cô cứ giúi vào tay. "Thế Thảo không đi học hè à?". "Có chứ ạ. Mỗi tuần em học ba buổi. Sáng thứ 2, thứ 4, thứ 6. Học từ 7 giờ đến 9 giờ. Học xong lại đi bán hàng cho đến chập choạng mới về nhà". "Thảo đã bao giờ xuống biển tắm chưa?". Thảo lắc đầu.

Biển trước mặt, chỉ cách vài chục mét, nhưng với những học sinh nhà nghèo biển là những đồng bạc lẻ lấm láp mồ hôi. Nhặt những đồng bạc lẻ như nhặt những vỏ sò trên bãi biển.

Với những học sinh nghèo nông thôn miền núi có trăm nghề, nào là đi kem, nhặt sắt vụn, (em gái thì ra chợ bán rau) đi câu cá, câu lươn, và vào rừng kiếm củi.

Tôi đã gặp hai anh em Võ Quý Miền, Võ Trọng Quê ở Sơn Lâm, Hương Sơn  (Hà Tĩnh). Bố mất khi mẹ còn mang thai. Người mẹ ốm đau quăng quật, vẫn ráng nuôi con. Người đàn bà chưa đầy 40 tuổi da cháy nắng, mặt quắt lại, tóc đốm bạc. Bảy tuổi, hai anh em đã đi làm giúp mẹ. Bây giờ hai đứa trẻ ở tuổi 14 rắn rỏi, giống nhau như đúc, quần quật làm để kiếm sống. Với Miền và Quê không phải chỉ ngày hè mới đi làm mà trong cả năm học. Đi học về ăn vội cơm canh, hai anh em lại mang dao rựa vào núi.

Vào rừng kiếm củi


Miền kể cho tôi nghe: Cứ mỗi ngày, hai anh em vác được 10 chuyến củi từ rừng ra. Những khúc củi dài gấp 7 lần chiều cao các em, mà phải lên dốc, xuống khe trầy trật. Mỗi ngày như vậy, hai anh em kiếm được 35.000 đồng. Hết vác củi rày, lại đi câu lươn, nhặt sắt vụn. Được cái cả hai anh em ngoan ngoãn, nên xóm làng rất thương, có việc là gọi cho làm, có củi rày là cho lấy.

Nhìn những đống củi cao ngất của hai anh em chất nơi bìa rừng, tôi ái ngại cho sức khỏe các em. Các em đã làm quá sức. "Trường có tổ chức học trong hè, nhưng bày cháu (chúng cháu) không có tiền nộp, nên không đi học thêm được". Quê thủ thỉ: "Cháu học hết lớp 12 và ước được đi làm công nhân lâm trường trồng rừng", còn Miền không nói gì, ra sân múc nước tắm cho mấy con chụp mào mà cu cậu nuôi mà không quan tâm đến mình có hè hay không?

Lê Văn Vỵ 
Em đi, bỏ lại con đường vắng. Bỏ lại vạt nắng vàng, bỏ lại hàng cây buồn ngơ ngẩn..........

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội