CON TIM TẬT NGUYỀN

Started by QUANGKHAI, 14/08/07, 18:46

Previous topic - Next topic

QUANGKHAI

"Anh tưởng khi mới sinh ra tôi đã hống hách, ngang ngược đến thế sao? Con người ta làm gì cũng phải có căn nguyên sâu xa của nó. Đáng lẽ ra anh không nên dang tay đón nhận tôi với lồng ngực chứa một trái tim đầy sẹo của hận thù và dối trá".

Mới lên chức nho nhỏ mà ông Quang đã biết "ăn với vợ nửa bữa, ngủ với vợ nửa giấc". Ông thường xuyên viện cớ đi tiếp khách tới nửa khuya mới mò về nhà với vợ trong tình trạng thần kinh không được minh mẫn.

Không ăn thì sợ vợ giận dỗi nên đành nuốt vội bát cơm "nguội cũng được" cho bà Bình hài lòng rồi lại lăn ra ngủ. Có đôi lần tỉnh giấc muốn đánh thức vợ để "ngủ khác" thì đều bị bà đẩy lăn lóc ra ngoài: "Ông đừng có đụng vào tôi, già có cựa ra rồi mà con ham hố gì nữa".

Thực ra, bà vừa bước vào thời kỳ mãn kinh, còn ông lại đang ở độ sung sức của tuổi hồi xuân, cái tuổi không còn trẻ nữa nhưng cũng chưa nên coi là già có cựa. Và cũng có đôi lần ông cảm thấy tủi thân: "Tôi là một người đàn ông khỏe mạnh nên cũng có những dục vọng tầm thường như bao người đàn ông khác, cũng cần có bàn tay ấm áp của vợ chăm sóc, nhưng bà chỉ biết có mỗi đồng tiền. Bà coi tiền còn quý hơn mạng sống của mình thì còn nghĩ được cho ai".

Mỗi lần muốn gần gũi, thân mật với vợ một chút liền bị chối phắt ngay: "Tôi đang mệt! Ông vô duyên, cả ngày làm việc quần quật mệt đứt cả hơi còn hứng thú đâu mà làm cái chuyện vớ vẩn đó". "Rồi bà sẽ hối hận vì chính bà đã đẩy tôi ngã xuống hố băng".

Quả như lời vợ ông nói, cuộc sống sung túc của gia đình đành gửi gắm, phó thác cho đôi tay của vợ: "Rời tay tôi ra thì cả nhà này chết đói, cứ trông vào lương tháng của ông thì cái nhà này mắm chẳng có mà húp".

Mỗi lần ông say xỉn rồi nôn ra thì bà lại sẵng giọng gọi con bé giúp việc: "Loan, xuống dọn cho ông mày rồi cho ông ấy ra sofa mà ngủ". Nhưng bà quên mất nó không còn là con bé Loan 12 tuổi ngày nào bỏ nhà đi vì bị bố dượng đánh suốt ngày và muốn hại đời cô nữa. Giờ cô đã là một thiếu nữ 17 tuổi hơ hớ cái "xuân xanh" và là đối tượng mà con trai và ông đang để mắt tới.

Tham vọng của con người là vô hạn, nhưng khả năng thực hiện lại là hữu hạn nên con người ta mới phải tiếc nuối cái đang còn dang dở. Mỗi lần ông phải ngủ trên sofa là mỗi lần Loan trải chăn kê gối rồi đỡ ông nằm xuống rất dịu dàng, cảm giác ấy ông chưa từng gặp ở người vợ mấy chục năm "chia chăn xẻ gối".

Bà suốt ngày mải vật lộn với các cây vải vô tri ở chợ Đồng Xuân nên không hay biết chồng mình dạo này rất hay về nhà ăn cơm và ngủ trưa. Loan thấy bà chủ cứ mải kiếm tiền chẳng thèm để ý gì tới ông nên lúc đầu chỉ thấy "thương thương, tội tội" chứ không có ý gì khác bởi ông cũng ngang với tuổi ông nội Loan.

Nhưng lâu dần sự thương hại ấy đã ngấm vào bộ não vốn chân chất của cô: "Sao mình không bám vào ông ta để đổi đời cho bõ cái công 5 năm làm Ôsin rẻ mạt cho bà ta".

"Giăng câu" hoài thì cũng có ngày bắt được cá và quả nhiên là cá đã cắn câu bởi trong thiên hạ có mèo nào lại không thích ăn cá chứ. Những lúc chỉ có hai người, cô xưng hô "anh anh... em em" ngọt như mía lùi vậy.

Ông già đau khổ đã bị tuổi trẻ hừng hực của Loan mê hoặc không tìm được lối thoát. Ông đã biết giấu lương, bớt tiền ăn và tiền sinh hoạt phí để "đền bù" sự hao mòn tuổi thanh xuân cho "bà chủ nhỏ". Nhưng tham vọng của cô là được thay thế vị trí của "bà chủ lớn", rồi chẳng mấy nỗi mà ông bị "nốc ao" thì khi đó cô tha hồ hưởng thụ theo cách riêng của mình.

Người nghèo nhưng chí không nghèo, dám mạo hiểm đem cuộc đời mình ra đặt cược cho canh bạc "được ít thua nhiều" này. Chỉ cần không nản lòng thì việc gì dù khó đến mấy cũng tìm ra lời giải.

Khi biết Lâm - con trai lớn của bà ta cũng có ý với mình, Loan quay ra dền dứ như mèo vờn chuột. Ông phát hiện ra con trai mình lại thích bồ nhí của mình nhưng không thể thẳng thắn ngăn con nên phải nói tránh đi: "Con gái trong thiên hạ thiếu gì mà lại để ý tới con bé giúp việc, nó vừa xấu lại chẳng môn đăng hộ đối với gia đình mình...".

Anh gạt phắt đi: "Bố lạc hậu quá, ở thời này tình yêu làm gì còn đẳng cấp. Vả lại con lấy vợ cho con chứ có lấy cho bố đâu mà bố phản đối con ghê thế". Ông nửa đùa nửa thật: "Lấy cho bố thì tốt chứ cho con thì không hợp đâu. Mà nó cũng đâu có thèm để ý đến con".

Trước quyết tâm "chinh phục tới cùng" của con trai thì ông đành quay sang Loan năn nỉ: "Em làm khổ một mình anh đã quá đủ rồi nên xin em tha cho nó". Nhưng mèo làm sao quên được cá, trò này đã chơi thì phải chơi tới cùng, dù có phải "làm khổ" cả hai bố con Lâm cùng một lúc thì Loan vẫn phải "cố".

Trong tận cùng suy nghĩ và ẩn sâu trong tiềm thức của Loan thì cô coi Lâm như chiếc lốp xe dự phòng luôn được cất giữ cẩn thận và vô cùng kín đáo. Anh không hay biết gì trong vụ mưu tính oái oăm này.

Còn bà Bình, nửa thì tin tưởng Loan nửa lại không thể ngờ "lão chồng già" dám làm "chuyện ấy", nhưng hình như bà không thể ngờ là trong rừng lớn thì loài chim nào cũng có và trong toan tính thiệt hơn thì không có thủ đoạn nào là không thể dùng.

Một người thông minh như Loan mà phải làm theo sự sai bảo, sắp đặt của người khác thật chẳng dễ chịu chút nào. Khi phát hiện mình có thai thì cô đã nói thẳng với ông và đòi công khai để tranh giành quyền lợi, nếu không cô sẽ nói cho cả xóm biết thì vợ chồng ông bẽ mặt.

Nhưng đúng lúc câu chuyện chưa ngã ngũ thì bà thấy đau bụng quá nên đóng cửa hàng về sớm hơn mọi ngày. Tận mắt chứng kiến "gã chồng già" đốn mạt đang ôm ấp vỗ về một đứa con ở, bà tru tréo lên: "Tôi không ngờ mình vất vả kiếm tiền để cho ông nuôi điếm ngay trên giường của tôi. Với kinh nghiệm của người đã từng đẻ, tôi biết ngay là con này đang chửa, nhưng không ngờ nó lại chửa với chính ông. Cả hai hãy cút ra khỏi cái nhà này rồi muốn bồng nhau đi đâu thì bồng cho khuất mắt tôi".

Trong lúc giằng co, bà lỡ tay đẩy ngã Loan lăn xuống mấy bậc cầu thang làm cho bụng cô đau như có dao đâm và có một vệt máu đang tràn dần xuống phía bụng, chân. Đúng lúc ấy Lâm đi làm về. Anh không kịp cởi giày vội lao ngay vào đỡ Loan dậy.

Bà tức quá vơ luôn vào một mẻ để chửi cho hả cơn tức: "Tại sao tôi lại có thể nuôi trong nhà tới hai thằng đàn ông ăn hại như thế, mày có biết nó chửa với ai không?". Chẳng cần suy nghĩ lấy một giây, anh đã trả lời chắc nịch: "Với con chứ còn ai vào đây nữa!".

Bà ngơ ngác: "Nói cho rõ ràng xem, rút cuộc hai bố con ông ai là tác giả?". Loan cố nói trong cơn đau dữ dội: "Dù là ai trong hai bọn họ thì người chịu thất bại trong cuộc chơi này vẫn chỉ có bà với đống tiền cao ngất ấy thôi", rồi cô quay sang nói với Lâm vài câu trước khi ngất xỉu: "Anh thật ngốc, dù có làm thế thì tôi cũng không cảm ơn anh đâu".

Đáng tiếc, trên đời này không có loại thuốc nào chữa lành được căn bệnh hối hận cũng như không có thuốc hối hận để uống và chẳng ai có thể vỗ tay bằng một bàn tay. 

Yên Chi     



sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội