Nguyễn Bính - thi sĩ giang hồ

Started by saos@ngmo, 08/09/06, 13:10

Previous topic - Next topic

saos@ngmo



Nguyễn Bính là một đỉnh cao riêng biệt trong nền văn học Việt Nam. Bằng những sáng tác độc đáo của mình, ông đã đưa hồn dân tộc vào thi ca Việt Nam hiện đại. Đó chính là đóng góp lớn nhất của Nguyễn Bính. Về cuộc đời, Nguyễn Bính có nhiều nét rất đặc biệt. Ông là một con người nghệ sĩ hoàn toàn. Có thể nói hiếm có nhà thơ nào có được cuộc sống giang hồ lãng mạn đến tận cùng như Nguyễn Bính.

Với cách giới thiệu đan xen giữa các chi tiết đời thường và đặc điểm tác phẩm, tác giả Trần Đình Thu đã phác họa một chân dung Nguyễn Bính rất sinh động qua cuốn sách Nguyễn Bính - thi sĩ giang hồ.

Nguyễn Bính là một thi sĩ mang sẵn trong người dòng máu lang bạt kỳ hồ. Thời tuổi trẻ của ông là những chuỗi ngày lang thang khắp Bắc - Trung - Nam. Đi đến đâu là ông có thơ đến đó và dưới nhiều bài thơ ông có ghi năm sáng tác cùng với địa chỉ. Nhờ vậy mà ngày nay ta có thể theo dői được bước chân của ông.

Chú bé si tình Nguyễn Bính

Nguyễn Bính thuở nhỏ tên thật là Nguyễn Trọng Bính. Khi bước chân vào làng văn làng báo, ông lấy tên mình bỏ đi chữ lót thành ra bút danh Nguyễn Bính. Ông tuổi Mậu Ngọ, sinh năm 1918. Quê nội và cũng là nơi sinh của ông là xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội, nay là xã Cộng Hòa, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Lên ba tháng tuổi, ông mồ côi mẹ. Sau đó, cha ông đi thêm bước nữa. Vì thế về sau khi gia cảnh rơi vào khó khăn thì ba anh em ông được bên ngoại ở thôn Vân Tập cùng xã Đồng Đội với quê nội đón về nuôi.

Nguyễn Bính ở với người cậu ruột là ông Bùi Trình Khiêm, một nhà nho có tiếng, từng tham gia phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, là thầy dạy học chữ Nho của ông Trần Huy Liệu. Nhờ người cậu giỏi chữ Nho này mà ông có điều kiện tiếp xúc sớm với chữ nghĩa và nghệ thuật thơ phú.

Năm mười ba tuổi, Nguyễn Bính làm mọi người kinh ngạc về tài thơ của mình. Năm đó, vào dịp tháng ba âm lịch, hội Phủ Giầy tỉnh Nam Định quê ông có tổ chức một cuộc thi thơ. Đề thi là tả cảnh chọi gà trong ngày hội. Trong lúc mọi người đang loay hoay làm bài, thời gian cũng chỉ mới hết một nửa, người ta đã thấy một cậu bé con bước vào chỗ ban giám khảo đang ngồi để nộp bài. Đó chính là Nguyễn Bính. Bài thi của cậu bé là một bài thơ dài hơn ba trang giấy học trò. Sau khi xem xét cân nhắc, ban giám khảo quyết định chấm ngay giải nhất cho bài thơ. Và khi ban tổ chức dùng loa để đọc to bài thơ lên giữa sân đình cho mọi người cùng thưởng thức thì hàng ngàn người đang dự hội thơ vỗ tay không ngớt.

Có một điểm đặc biệt liên quan đến sự hình thành phong cách thơ Nguyễn Bính về sau trong câu chuyện thú vị này. Trong bài thơ tả cảnh chọi gà đó, ngoài sự độc đáo về mặt nghệ thuật thì chỗ làm tất cả mọi người, từ ban giám khảo đến người tham dự phải tâm phục khẩu phục là hai câu kết. Tác giả đã lấy hai câu ca dao "Khôn ngoan đá đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau" để đưa vào bài thơ tả cảnh chọi gà một cách thật thú vị và đầy ý nghĩa.

Tiếng đồn về một chú bé con thần đồng thơ có lẽ từ đó đã lan nhanh. Và những lời thêu dệt huyền hoặc cũng phát sinh theo khiến nảy sinh nhiều chuyện bất ngờ. Ban đầu là một số người tìm đến để nhờ Nguyễn Bính gà thơ cho người hát trong những cuộc thi hát đối đáp. Nguyễn Bính vốn có tài ứng tác tức thì nên thường bên nào được ông giúp sức thì y như rằng bên đó sẽ thắng cuộc. Vì thế dần dần lòng ngưỡng mộ của mọi người lên cao đến tột đỉnh. Và Nguyễn Bính trở thành một người "cői trên". Một số người mê tín tin rằng thơ của Nguyễn Bính làm ra là thơ tiên, được giáng vào cho một cậu bé con chứ không phải là thơ của người bình thường. Vì thế nhiều người tìm đến Nguyễn Bính để xin thơ. Những đám dựng vợ gả chồng, trắc trở tình duyên hay làm ăn xui xẻo... đều đến nhờ "cậu" cho thơ tiên. Và tùy theo hoàn cảnh mà Nguyễn Bính cho thơ.

Lần nọ, một gia đình nông dân nghčo có cô con gái vừa được đám nhà giàu đến dạm hỏi. Ngặt nỗi, cô gái trước đó cũng đã có người thương ở làng. Gia đình phân vân không biết quyết định thế nào, bàn nhau tìm đến cậu. Nghe trình bày xong, Nguyễn Bính liền cho ngay một quẻ thơ có đoạn như sau: "Của dẫu nhiều nhưng vẫn chẳng nên/Phù vân, giả dối chẳng lâu bền/Tình em đâu phải trao thiên hạ/Dành để trai làng mới đẹp duyên". Lời thơ tiên đã truyền dạy như vậy, gia đình đành phải chối đám nhà giàu xứ khác để chọn anh trai làng cho con gái.

Độc đáo nhất là có một anh chàng hành nghề đạo chích cũng tìm đến xin thơ tiên và được Nguyễn Bính "giáng" cho mấy câu thơ và từ đó bỏ luôn nghề ăn trộm.

Một người quen của Nguyễn Bính có kể lại câu chuyện thú vị sau đây nữa. Đó là câu chuyện si tình của Nguyễn Bính năm ông mười bốn tuổi. Chuyện kể rằng, tháng ba năm ấy, Nguyễn Bính đi dự hội Phủ Giầy. Đó là lễ hội mà ông mê từ thuở bé. Một buổi đang ngồi xem hầu bóng, ông thoáng thấy một cô gái trạc tuổi mình đi ngang qua. Cô bé người cao dong dỏng mặc áo cánh sen thắt lưng hoa lý. Cô đi cùng với một người dáng chừng là mẹ. Nguyễn Bính có cảm giác lạ lùng như là cô bé vừa thoát ra từ bức tranh Tố Nữ. Ông vội vàng chạy theo. Khi nhìn được khuôn mặt cô bé, ông ngơ ngẩn như người mất hồn. Cả buổi hôm ấy, ông cứ đi theo hai mẹ con họ, lạy cùng lạy, khấn cùng khấn.

Rồi trong nhiều ngày sau nữa, ông luôn luôn đi theo bên họ. Đến ngày thứ tư, ông lén dúi được vào tay cô bé mảnh giấy có mấy câu thơ như sau: "Em ở cői trần hay cői tiên?/Phủ đền nhang khói nức hương em/Xin đi chầm chậm cho theo với/Lộc Thánh dâng người một trái tim". Cô gái nhanh nhẹn cầm lấy mảnh giấy nhưng ngó lơ đi nơi khác. Tuy nhiên, chỉ cần vậy là ông đã tràn ngập sung sướng trong lòng mình rồi.

Sau đó cô bé theo mẹ về quê và ông tìm cách đi theo cho đến tận nơi ở của nàng. Tuy nhiên có lẽ mối tình đầu chỉ đẩy đưa tới đó. Bởi chừng ba tháng sau thì gia đình cô có việc gì đó phải đột ngột bán nhà chuyển đi nơi khác, thế là người tiên biến mất. Hình ảnh cô bé trẩy hội Phủ Giầy đầu chít khăn nhung thả tóc đuôi gà từ đó luôn lẩn quất trong tâm hồn ông.

Khởi bước giang hồ

Nguyễn Bính là một thi sĩ mang sẵn trong người dòng máu lang bạt kỳ hồ. Thời tuổi trẻ của ông là những chuỗi ngày lang thang khắp Bắc - Trung - Nam. Đi đến đâu là ông có thơ đến đó và dưới nhiều bài thơ ông có ghi năm sáng tác cùng với địa chỉ. Nhờ vậy mà ngày nay ta có thể theo dői được bước chân của ông.

Mùa xuân năm Quý Dậu (1933), Nguyễn Bính rời quê ngoại thôn Vân, nơi đã trải qua quãng đời thơ ấu của mình để bắt đầu dấn thân vào cuộc đời phiêu bạt. Lúc này, Nguyễn Bính mới chỉ 15 tuổi. Ông đến Hà Nội, tới phố Hàng Bồ, gia nhập vào đội quân bán báo lẻ. Nhưng con người nhà quê của Nguyễn Bính khó lòng tồn tại được với cuộc sống hč phố, vì vậy ông bỏ Hà Nội tìm đến Hà Đông - nơi người anh ruột Nguyễn Mạnh Phác (tức nhà biên kịch Trúc Đường sau này) đang dạy học - tá túc. Một thời gian sau, Nguyễn Bính cùng với anh trở về Hà Nội. Rồi ông lên Phú Thọ, Thái Nguyên, đến tận vùng Lạng Sơn biên ải xa xôi. Lấy Hà Nội làm tâm điểm, ông liên tục thực hiện những chuyến đi như thế. Một phần là kiếm kế sinh nhai nhưng phần khác cũng là để thỏa mãn chí phiêu bồng.

Trong thời gian này, ông sáng tác nhiều bài thơ mà trong đó một số bài lưu lại rất rő dấu ấn của những chuyến đi. Đặc biệt, có một bài thơ bốn câu mà một thời trong sách giáo khoa chương trình phổ thông trung học người ta xếp nhầm nó vào ca dao. Đó là bài thơ Xa cách, được Nguyễn Bính sáng tác vào năm 1938 tại Phú Thọ:

Nhà em cách bốn quả đồi
Cách ba ngọn suối cách đôi cánh rừng
Nhà em xa cách quá chừng
Em van anh đấy, anh đừng yêu em

Đây là bài thơ đặc biệt nhất của Nguyễn Bính. Chất dân gian trong thơ nhiều đến nỗi hầu như nó chính là một bài ca dao. Trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh có nhận xét: "Giá mà Nguyễn Bính sinh ra thời trước, tôi chắc người đã làm những câu ca dao mà dân quê vẫn hát quanh năm và những tác phẩm của người, bây giờ đã có vô số nhà thông thái nghiên cứu". Có lẽ thời đó, Hoài Thanh không để ý đến những câu thơ này của Nguyễn Bính nên mới giả định như vậy mà thôi.

Quãng thời gian lưu lạc trên những vùng đồi núi sơn cước có lẽ làm ông thỏa chí tang bồng lắm, dù rằng đôi lúc cuộc sống cũng khó khăn. Có tài liệu cho biết, trong thời gian này có lúc ông đi làm nghề gő đầu trẻ để kiếm sống. Nhưng ta hãy đọc mấy câu thơ dưới đây của ông:

Buổi chiều uống rượu làm thơ
Buổi trưa đi đốt lá khô trên đồi
Lá khô là lá của trời
Thơ tôi là để riêng tôi tặng nàng
(Thơ tôi)

Đọc mấy câu thơ này, ta hiểu được sự phóng khoáng và lãng mạn đến vô cùng ở Nguyễn Bính. Ta thấy trong thơ ca, có nhiều người vẫn làm được những bài thơ hay nhưng nếu nói rằng để có một cuộc đời đúng chất thi sĩ như Nguyễn Bính thì có lẽ không mấy ai đạt được.

Tuy vậy ở nơi đất khách quê người, dù sao buồn vẫn nhiều hơn vui. Có những đêm giao thừa lạnh lẽo hiu quạnh ở miền biên ải, ông lại hoài vọng:

Có phải đêm nay trời mới tối
Đêm nào trời cũng tối như đêm
Ải xa không pháo giao thừa nổ
Mưa rét tơi bời mưa rét thêm
Vườn cũ hoa mai chắc nở rồi
Cành mai ai gửi đến xa xôi
Mẹ ơi! Một sớm thăm hoa rụng
Nhặt giữ giùm con dăm cánh thôi
(Tết biên thùy)

Ta thấy một điểm dễ nhận ra ở con người Nguyễn Bính: thích phiêu bạt giang hồ nhưng lại luôn luôn hoài cố hương, hay buồn tủi nhớ thương những ngày tháng đã qua. Chính vì vậy mà trong thơ ông thường hiện hữu hình ảnh quê nhà. Trong bài thơ Quán trọ có lẽ cũng được ông sáng tác trong thời kỳ này, Nguyễn Bính viết:

Từ độ phiêu linh mãi đến giờ
Xuân dàn vào tết bốn năm thưa
Bốn năm biết mấy tao gian khổ
Thôi để xuân sau trở lại nhà
Nhưng rồi tết ấy tết sau qua
Lần lữa ai chưa trở lại nhà
Quán trọ xuân này hoa lại nở
Lại ngồi xem tết, tết người ta

Một điều đáng chú ý, Nguyễn Bính nghiện rượu rất sớm. Hay là các thi nhân thời đó thường nghiện rượu sớm? Có lẽ là thế. Vào năm 1940, lúc này ông mới 22 tuổi tròn nhưng có vẻ đã rất sành rượu. Trong bài thơ Ga đơn ga kép làm tại ga Kép, Nguyễn Bính có những câu thơ như sau:

Ở đây chiều xuống rất mau
Bình minh lên sớm, tôi sầu bơ vơ
Rượu say từ sáng đến giờ
Nhớ người, tôi nhớ mãi từ hôm lên

Quả thật là một người thường hay say rượu thông tầm mới có cái cảm giác "sầu bơ vơ" khi uống rượu từ sáng sớm say đến chiều tối, tỉnh giấc nhìn ra bên ngoài thấy hoàng hôn sắp đổ xuống.

Ta hãy đọc thêm một khổ thơ buồn nữa của Nguyễn Bính. Đó là một khổ thơ nằm trong bài Một trời quan tái, sáng tác ở Lạng Sơn năm 1940:

Chiều lại buồn rồi em vẫn xa
Lá rừng thu đổ nắng sông tà
Chênh chênh quán rượu mờ sương khói
Váng vất thôn sâu quạnh tiếng gà

Đây là những câu thơ tả cảnh đường rừng thật đẹp. Hóa ra là Nguyễn Bính có hẳn một mảng thơ đường rừng mà lâu nay ta không để ý đến. Ta hãy đọc bài thơ Phố chợ đường rừng Nguyễn Bính sáng tác vào năm 1940 tại Kép:

Đồi lau gió lạnh phất cờ
Tán bàng đã rụng đôi tờ huyết thư
Sương buông, chiều xuống lững lờ
Thịt rừng nướng ngậy, rượu vò bốc men
Điếm canh tuần tráng thay phiên
Bước đi nhập nhoạng nâu chen lẫn chàm

Quả là không thể có một họa sĩ tài ba nào vẽ được bức tranh phố rừng sinh động hơn những câu thơ này. So sánh những lá bàng cuối thu như những tờ "huyết thư" hay là tả cái cảnh những tuần điếm lẫn vào trong đêm tối chập choạng "nâu chen lẫn chàm" thì thật là tuyệt diệu!

Nhưng cái tài tả cảnh như viết tiểu thuyết của Nguyễn Bính ở những câu thơ tiếp theo của bài thơ trên mới thật sự làm ta kinh ngạc:

Giường tre le lói ánh đčn
Đôi ba mặt lạ chia tiền nhỏ to
Đôi ba người bạn giang hồ
Tóc bồng cỏ dại bình thơ nhớ nhà
Chập chờn bóng quỷ hình ma
Khoanh tay chủ quán nhìn ra đường mòn

Thật là những câu thơ tả cảnh quá độc đáo!

saos@ngmo

Giữa phố phường Hà Nội

Hà Nội là nơi đầu tiên mà Nguyễn Bính đặt chân đến khi rời bỏ làng quê để cất bước giang hồ. Tuy nhiên, ông sống ở Hà Nội không nhiều lắm. Bởi ông luôn xê dịch qua nhiều địa phương khác nhau.

Tính từ năm 1936 đến 1945 là gần mười năm, nhưng có lẽ tổng cộng thời gian ông sống ngay tại Hà Nội chỉ chừng vài năm. Nhưng đó là khoảng thời gian quan trọng nhất để ông bước chân vào sự nghiệp văn chương. Một điều chắc chắn rằng, chỉ từ khi rời Hà Đông về Hà Nội, vào khoảng năm 1935 hoặc 1936, Nguyễn Bính mới bắt tay vào sáng tác một cách chuyên nghiệp.

Ở Hà Nội, thoạt đầu Nguyễn Bính chơi thân với Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, làm thành một nhóm thơ trẻ, được bạn bč mệnh danh là xóm thơ áo bào gốc liễu. Về sau, Nguyễn Bính chơi thêm với Tô Hoài, Vũ Hoàng Chương... Đó là những cây bút có tiếng tăm trong làng văn. Còn những bạn bč văn chương báo chí khác thì nhiều lắm. Hà Nội có, tỉnh lẻ có.

Qua một số tài liệu để lại, ta thấy rằng dường như những bài thơ hay về làng quê của Nguyễn Bính đều được viết ra trong khoảng thời gian ông sống ngay tại Hà Nội. Khoảng năm 1935 hoặc 1936, cùng với Trúc Đường đặt chân đến Hà Nội, Nguyễn Bính bắt đầu sáng tác thơ về làng quê. Đề tài làng quê trước hết là thế mạnh của Nguyễn Bính, sau nữa là đề tài mà độc giả các báo, vốn hầu hết là người thành thị, khi đó vẫn rất thích đọc. Mặt khác, một người sinh ra ở làng quê, lớn lên ở làng quê, cuộc sống thị thành vẫn còn quá xa lạ như Nguyễn Bính, thì lấy đề tài làng quê để sáng tác sẽ là thuận lợi hơn so với đề tài khác. Những bài thơ như Mưa xuân, Chân quê, Lòng mẹ, Thời trước... đều được ra đời trong hoàn cảnh như vậy.

Ta hãy đọc lại vài câu thơ độc đáo viết về làng quê của Nguyễn Bính trong giai đoạn này:

Xóm Tây bà lão lưng còng
Có hai cô gái lấy chồng cả hai
Gió thu thở ngắn than dài
Bà đem áo rét phơi ngoài cửa thưa

  (Không đề - 1938)

Lợn không nuôi, đặc ao bčo
Giầu không dây chẳng buồn leo vào giàn
Giếng thơi mưa ngập nước tràn
Ba gian đầy cả ba gian nắng chiều

  (Qua nhà - 1936)

Đấy là những câu thơ đặc tả về làng quê mà khó có người thứ hai nào sáng tác được hay hơn thế. Như là những bức tranh làng Hồ vẽ bằng thơ.

Khi Nguyễn Bính bước chân vào văn đàn, vào khoảng năm 1936, thì cuộc cách mạng thơ mới khởi đầu từ năm 1932 đã đến hồi kết thúc. Lúc này, Nguyễn Bính chỉ việc ung dung thừa hưởng thành quả của cuộc cách mạng mà thôi. Tuy nhiên, ông lại có một công lao khác đối với cuộc cách mạng này. Đó là, bằng những câu thơ mang hơi thở làng quê của mình, Nguyễn Bính đã góp phần giữ cho cuộc cách mạng không đi quá xa đến mức trên văn đàn tràn ngập những câu thơ ảnh hưởng nặng nề thơ Pháp. Có người cho rằng, Nguyễn Bính đã ra một tuyên ngôn về thơ trong bài thơ Chân quê ngay trong năm 1936 khi ông viết những câu thơ sau đây:

Nói ra sợ mất lòng em
Van em em hãy giữ nguyên quê mùa
Như hôm em đi lễ chùa
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê

Có thể Nguyễn Bính không nghĩ như thế nhưng vừa bước chân vào văn đàn mà đã thành công rực rỡ ngay là chính nhờ ông đã khai thác đề tài làng quê.

Nhưng rồi viết về làng quê mãi cũng có lúc cạn nguồn đề tài. Vả lại những năm 1939 trở về sau này, Nguyễn Bính đã dần quen thuộc với cuộc sống phố phường Hà Nội rồi. Vì vậy, ông đã bắt đầu lấy những đề tài thành thị để sáng tác. Ta đã thấy xuất hiện những câu thơ như thế này trong tập thơ Lỡ bước sang ngang, là tập thơ xuất bản đầu tiên của Nguyễn Bính vào năm 1940:

Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Lòng chàng có để một tơ vương
Chàng qua chiều ấy qua chiều khác
Góp lại đ&#

Loằng ngoằng

Một thông tin thú vị..những ngày cuối đời của Nguyễn Bính và cái nơi ông nằm xuống lại là Nhà của một người thân của Admin.
Nhà thơ có bút danh Tân Thanh!
..chạy à...chạy à..chát chát (vào mông) đừng hòng tẩu thoát..KÝ VÀO ĐÂY © Loằng Ngoằng

saos@ngmo

#3
Mưa xuân và những sáng tác đầu tay

Từ 1936 đến 1940 là thời kỳ sáng tác sung mãn nhất của Nguyễn Bính. Phần lớn những bài thơ làng quê có giá trị đều được ông sáng tác trong thời kỳ này. Có hàng trăm bài thơ của ông được đăng báo. Năm 1940, Nguyễn Bính cho in thành sách hai tập thơ "Lỡ bước sang ngang" và "Tâm hồn tôi".

Đây là hai tập đầu tiên trong bảy tập thơ sáng tác trước năm 1945 của Nguyễn Bính.

Căn cứ theo những số liệu về ngày tháng ghi dưới các bài thơ thì những bài thơ sớm nhất của Nguyễn Bính được sáng tác vào năm 1936, lúc Nguyễn Bính mới 18 tuổi. Trong hai tập thơ đã nói trên, có rất nhiều bài thơ cùng đề năm sáng tác là 1936. Đó là các bài Mưa xuân, Lòng mẹ, Đêm cuối cùng, Nhớ, Qua nhà... Điều đặc biệt đáng quan tâm là tất cả những bài thơ sáng tác vào năm đầu tiên này đều là những bài thơ hay. Về sau có thể có những bài thơ không xứng tầm với Nguyễn Bính nhưng thời gian này thì không xảy ra tình trạng đó. Và trong số những bài thơ sớm nhất đó, bài Mưa xuân nằm trong tập Lỡ bước sang ngang được nhiều người xác nhận là bài thơ đầu tiên, tức tác phẩm đầu tay chính thức của Nguyễn Bính.

Toàn bộ Mưa xuân là một câu chuyện yêu đương hẹn hò vui buồn của trai gái đến tuổi lấy vợ gả chồng ở thôn quê. Cô con gái sống bằng nghề canh cửi phải lòng chàng trai làng bên. Họ đã vài lần nói chuyện với nhau. Một hôm có hội chčo về hát, cô con gái xin phép mẹ đi xem với mục đích để được gặp chàng trai. Trời tháng giêng mưa xuân bay phơi phới, xòe bàn tay thử trước mái hiên mưa rơi từng chấm lạnh ngắt. Thế nhưng cô gái vẫn náo nức đi. Đến hội hát, cô gái mải lặn lội đi tìm chàng trai mà không để ý gì đến chuyện hát hò. Nhưng tìm mãi, tìm mãi không thấy chàng đâu. Đêm ấy, trên đường về cô gái lầm lũi đi trong mưa. Cô nhớ lời chàng hẹn hôm trước, khi nào có đám hát sẽ sang xem và gặp nhau trò chuyện. Lời hẹn hò thật chắc chắn mà nay đã bay đi đâu mất rồi?

Một câu chuyện thơ hoàn toàn có thể kể lại được bằng văn xuôi một cách rő ràng, có đầu có đuôi như vậy. Thậm chí có thể viết lại thành một truyện ngắn được. Đấy chính là một trong những đặc điểm nổi bật của nhiều tác phẩm thơ Nguyễn Bính: thơ có cốt truyện, có nhân vật, có cao trào, có kết thúc mà trong các phần khác chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn.

Bài thơ này không có nhân vật tôi. Hai nhân vật trong Mưa xuân là mẹ và em. Nguyễn Bính đã ký thác tâm sự của mình vào họ, để họ thay ông nói ra bằng lời những suy tư ngẫm nghĩ, những buồn vui cuộc đời... Nguyễn Đăng Điệp gọi đây là cách nói thác lời. Đây vốn là sở trường của các nhà tiểu thuyết, không hiểu vì sao Nguyễn Bính lại giỏi về khoa này? Có rất nhiều bài thơ Nguyễn Bính dùng cách nói thác lời tài tình như vậy.

Mưa xuân cho ta những câu thơ thật đẹp và đặc biệt thật chỉn chu. Hình như là những bài thơ đầu tiên này Nguyễn Bính phải viết đi viết lại nhiều lần lắm. Nghe nói vào thời gian này, Trúc Đường trực tiếp biên tập thơ cho Nguyễn Bính rất kỹ. Về sau này ta thấy nhiều câu thơ của Nguyễn Bính viết quá dễ dãi. Nhưng giờ đây ta hãy đọc vài câu thơ hay và chỉn chu của Mưa xuân. Chẳng hạn như bốn câu thơ đầu tiên:

Em là con gái trong khung cửi
Dệt lụa quanh năm với mẹ già
Lòng trẻ còn như cây lụa trắng
Mẹ già chưa bán chợ làng xa

Khổ thơ thật nhẹ nhàng và chân chất. Ta để ý thấy có một chỗ đặc biệt, là hai câu thơ so sánh cô gái với cây lụa trắng. Trong thơ Việt Nam dường như không có tác giả nào khác có kiểu so sánh như vậy. Đây chính là cách so sánh kiểu dân gian, nó cụ thể hóa những điều trừu tượng thành vật chất cụ thể: sự trẻ trung hồn nhiên của một cô gái so sánh với một cây lụa trắng mới dệt xong. Nguyễn Bính đã học tập từ các nghệ sĩ dân gian cách làm này và sau đó ông đã đẩy lên đến mức điêu luyện, đôi lúc vượt qua những người thầy dân gian của mình. Chẳng hạn như hai câu thơ "Hồn anh như hoa cỏ may/Một chiều cả gió bám đầy áo em".

Thơ Nguyễn Bính viết về xuân rất nhiều nhưng bài Mưa xuân này có một vẻ đẹp lung linh huyền diệu hơn tất cả. Đặc biệt nghệ thuật tả cảnh tài tình của Nguyễn Bính được vận dụng vào đây để tạo thành những câu thơ đẹp:

Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay
Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Diễn đạt mưa và hoa như thế thật là tài tình. Mưa phơi phới bay thì đúng là mưa xuân rồi. Những cơn mưa của sự đâm chồi nảy lộc, của sự hớn hở trong lòng người. Làm sao có thể tìm ra từ nào xuân hơn là phơi phới bay? Cũng như thế, hoa xoan thì lại lớp lớp rụng vơi đầy. Đọc câu thơ, ta hình dung rő mồn một cảnh trên đường làng gió tung hoa lên từng trận mịt mù phủ kín không gian. Dường như là hoa nhiều lắm. Hoa từ đầu làng đến cuối ngő. Chỉ thấy hoa chứ không thấy cảnh vật nữa. Làng quê qua ngòi bút tả cảnh của Nguyễn Bính hiện lên đẹp như là một bức tranh.

Một góc độ nào đấy, có thể so sánh Mưa xuân của Nguyễn Bính với Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử bởi sự toàn bích của nó. Nếu một số bài thơ hay khác của Nguyễn Bính, đôi lúc ta thấy tiếc trong một vài chỗ thì với Mưa xuân, ta cảm thấy thỏa mãn hoàn toàn. Ta không còn có thể khen chê vào đâu được nữa. Viên ngọc đầu tiên của người thợ chạm tài ba này không hề có một tỳ vết.

Trên một số báo Văn Nghệ trước đây, tác giả Nguyễn Xuân Nam lấy làm tiếc rằng ngày ấy Hoài Thanh không trích dẫn Mưa xuân vào Thi nhân Việt Nam. Đúng là như vậy thật. Tác giả Chu Văn Sơn cũng viết: "Nếu chọn bài Nguyễn Bính nhất, hẳn tôi sẽ chọn Mưa xuân. Tương tư cũng hay nhưng phần khéo không ít. Lỡ bước sang ngang réo rắt nhưng đã nghiêng nhiều về phần dễ dãi". Ý Chu Văn Sơn cho rằng Mưa xuân là một bài thơ thể hiện đúng chất ngòi bút đồng quê của Nguyễn Bính nhất. Nhận định này rất chính xác. Hiện nay trong chương trình văn học phổ thông, phần giới thiệu Nguyễn Bính có trích dẫn duy nhất một bài Tương tư, nói như Nguyễn Xuân Nam là ta thấy rất đáng tiếc vì Mưa xuân không được trích dẫn thêm vào. Ở đây cần nhấn mạnh, nếu vì lý do gì đó không thể trích dẫn thêm thơ Nguyễn Bính, thì ta nên thay bài Tương tư bằng bài Mưa xuân.

Còn tiếp
Nguồn: Thanh Niên

RickkyMartin

Nguyễn Bính - thi sĩ giang hồ  Hành phương Nam - bài thơ hay cuối cùng
Cập nhật cách đây 58 phút

Nguyễn Bính và gia đình Đông Hồ - Mộng Tuyết tại Hà Tiên
Hành phương Nam là bài thơ duy nhất của Nguyễn Bính làm theo thể loại hành. Ta không rő Nguyễn Bính làm bài thơ này trong trường hợp nào. Có lẽ ông sáng tác bài này trong thời gian ở Lan Chi Viên chăng? Đáng tiếc là người có thể trả lời được câu hỏi này là Hoàng Tấn thì đã mất từ lâu.


Thời kỳ ở Hà Nội, Nguyễn Bính chơi thân với Thâm Tâm và Trần Huyền Trân. Thâm Tâm, nhà thơ bậc thầy về thể loại hành, vào năm 1940 hoặc có thể sớm hơn nữa, có sáng tác một bài hành nổi tiếng là bài Tống biệt hành. Trong cuộc đời sáng tác của Nguyễn Bính, với các văn thi sĩ bạn bč, chỉ có mình Thâm Tâm là người có thể gây ảnh hưởng ít nhiều lên phong cách sáng tác của ông mà thôi. Theo tài liệu của Hoài Việt thì tiếp theo sau Tống biệt hành, Thâm Tâm có sáng tác thêm một số bài hành nữa cũng rất hay như Can trường hành, Vọng nhân hành vào năm 1944. Có lẽ điều này đã kích thích Nguyễn Bính thử sức với một thể thơ không quen thuộc lắm với ông chăng? Tuy vậy Hành phương Nam lại là một trong những bài thơ hay của Nguyễn Bính. Ta hãy đọc lại khổ thơ đầu của bài thơ này:

Đôi ta lưu lạc phương Nam này
Trải mấy mùa qua, én nhạn bay
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở
Mà ta với người buồn vậy thay

Nỗi niềm cô đơn buồn tủi khi xuân về tết đến vốn là nỗi niềm cố hữu lâu nay của Nguyễn Bính. Ông đã từng thể hiện tình cảm này trong rất nhiều bài thơ khác mà điển hình nhất là bài Xuân tha hương. Ta còn nhớ những câu thế này trong Xuân tha hương:

Chén rượu tha hương! Trời! Đắng lắm!
Trăm hờn nghìn giận suốt mùa đông
Chiều qua ngồi ngắm hoàng hôn xuống
Nhớ chị làm sao nhớ lạ lùng

Lúc viết bài Hành phương Nam này cũng như nhiều bài thơ hoài cố hương khác, chắc hẳn là Nguyễn Bính đang say rượu. Qua nhiều tài liệu khác nhau ta có thể tin điều này. Bản chất con người Nguyễn Bính, do tính nghệ sĩ quá lớn của mình, nên rất yếu mềm và luôn cảm thấy cô đơn. Hoàng Tấn có kể một câu chuyện rất đặc biệt về việc sáng tác thơ của Nguyễn Bính. Một đêm nọ ở Lan Chi Viên, sau cuộc nhậu mọi người đều ngủ say sưa, chỉ còn lại một mình Nguyễn Bính. Quá nửa đêm, khi Hoàng Tấn giật mình thức giấc vẫn thấy Nguyễn Bính ngồi bên bàn. Ông vừa làm thơ và uống rượu một mình, vừa ôm mặt khóc rưng rức. Hóa ra là ông đang hồi tưởng lại quá khứ. Con người Nguyễn Bính là như vậy. Sống với quá khứ là một trong những đặc điểm của ông. Cho nên ta không lạ gì khi Nguyễn Bính viết mấy câu thơ nỗi lòng như thế này trong bài thơ:

Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc
Ly tán vì cơn gió bụi này
Người ơi buồn lắm mà không khóc
Mà vẫn cười qua chén rượu đầy

Hành là một thể thơ cổ, vào thời kỳ này không còn nhiều tác giả sử dụng để sáng tác nữa. Tuy nhiên thể thơ này có thể chuyển tải được những tình cảm bi tráng với giọng thơ đôi lúc rất hào sảng. Nhờ vậy mà Hành phương Nam mới lột tả hết được cái "chất Nguyễn Bính":

Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu
Mà không uống cạn mà không say
Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã
Mà áo khinh cừu không ai may

Nguyễn Bính thuở nhỏ học chữ Nho. Ông đọc nhiều thơ Đường, thông thuộc nhiều điển tích Tàu. Bởi thế một số bài thơ ông sử dụng điển tích Tàu rất nhuần nhuyễn và hay. Chẳng hạn trong bài Hành phương Nam này:

Kinh Kha giữa chợ sầu nghiêng chén
Ai kẻ dâng vàng, kẻ biếu tay?
Mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự
Giầy cỏ gươm cùn ta đi đây

Về mặt tình cảm, ta thấy tâm tưởng của Nguyễn Bính nhiều lúc như muốn thả trôi về một thời đại xa xưa nào đó. Một thời đại mà ở đó có vua có quan có những cung tần mỹ nữ. Một thời đại mà ở đó có những tráng sĩ dũng cảm lên ngựa tuốt gươm như Kinh Kha, Nhiếp Chính, có những người sẵn sàng giúp đỡ kẻ sĩ như Mạnh Thường Quân. Thế giới đó làm ông ngây ngất. Nếu như Hàn Mặc Tử thả hồn mình vào chốn trăng sao để quên thực tại thì Nguyễn Bính lại tìm về một thời xưa xa nào đó để ẩn dật. Đây cũng là một đặc điểm quan trọng của thơ Nguyễn Bính.

Lúc này có lẽ là vào quãng thời gian 1943 - 1944. Nguyễn Bính đã lăn lóc ở rất nhiều vùng đất khác nhau - "lăn lóc có dư mười mấy tỉnh" như ông nói trong bài thơ Giời mưa ở Huế. Cuộc đời ông đã trở nên dày dạn sương gió rồi. Ông đã là một con người của công chúng, tiếng tăm nổi như cồn nhưng éo le thay cuộc sống cơm áo gạo tiền hằng ngày vẫn làm ông mệt mỏi. Điều mâu thuẫn này thường đến với nhiều người tài như vậy. Cũng vì cơm áo nên nhiều người không thoát ra được vòng luẩn quẩn:

Người giam chí lớn vòng cơm áo
Ta trí thân vào nợ nước mây

Ở chỗ này, ta nhớ lại Nguyễn Vỹ với bài thơ Gửi Trương Tửu. Nguyễn Vỹ đã viết mấy câu thơ nổi tiếng:

Thời thế bây giờ vẫn thấy khó
Nhà văn An Nam khổ như chó
Mỗi lần cầm bút nói văn chương
Nhìn đàn chó đói gặm trơ xương
Và nhìn chúng mình hì hục viết
Suốt mấy năm giời kiết vẫn kiết

Nguyễn Bính không nói bỗ bã như Nguyễn Vỹ nhưng tâm tư của ông thì cũng như vậy. Và rồi cũng như Nguyễn Vỹ, ông lại dùng rượu để quên buồn phiền: 

Ta đi nhưng biết về đâu chứ?
Đã đẩy phong yên lộng bốn trời
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ
Uống say mà gọi thế nhân ơi!

Lại uống rượu! Nếu có người nào chịu khó đi đếm những lần Nguyễn Bính nhắc đến rượu ở trong thơ chắc sẽ gặp được nhiều lắm. Có lẽ cả trăm lần ông dùng từ rượu:

Chị ơi! Tết đến em mua rượu
Em uống cho say đến não lòng
                    (Xuân tha hương)

Hôm qua còn sót hơn đồng bạc
Hai đứa bàn nhau uống rượu say
                      (Giời mưa ở Huế)

Nhưng mộng mà thôi mộng mất thôi
Hoa tàn rượu ế ấy tình tôi
                             (Hoa với rượu)

  ...

Nhưng ngồi giữa chợ để "uống say mà gọi thế nhân ơi" cũng thật là thú vị. Tiếc là Nguyễn Bính không chịu kết lại bài thơ ở đây để ông còn ngồi uống rượu mãi giữa chợ mà ông lại viết thêm một khổ nữa:

Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ
Ta với nhà người cả tiếng cười
Ngươi ơi! Hề! Ngươi ơi!
Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi...
Có vẻ như ông đã quá say.


RickkyMartin

Nguyễn Bính - thi sĩ giang hồ (phần cuối)

Trần Đình Thu

Chia tay dòng thơ lãng mạn


Ngôi mộ Nguyễn Bính trong vườn nhà ông.
Như đã nói, Nguyễn Bính "hành phương Nam" lần này là lần thứ hai. Theo tài liệu của Hoàng Tấn, chuyến đi lần này của Nguyễn Bính, cùng với Tô Hoài và Vũ Trọng Can là do Hoàng Tấn thay mặt Báo Hạnh Phúc để mời Nguyễn Bính vào Sài Gòn tham gia làm báo.

Nhưng khi vào tới nơi, báo vẫn chưa lo xong giấy phép, vì thế Nguyễn Bính bị rơi vào tình cảnh thất nghiệp. Tuy nhiên sau khi Nguyễn Bính rong chơi một thời gian rồi về lại Lan Chi Viên, thì Báo Hạnh Phúc đã có giấy phép. Vì vậy Nguyễn Bính đã có việc làm ổn định, có lương tháng. Và Nguyễn Bính hăng say lao vào viết. Hầu như số báo nào của tờ Hạnh Phúc cũng đều có thơ của Nguyễn Bính. Đó là vào khoảng năm 1944.

Đường phố Sài Gòn vào lúc này đã tràn ngập lính Nhật. Tuy nhiên quân đội Nhật cũng đã bắt đầu có những biểu hiện cho thấy đang lo lắng về cục diện chiến tranh. Vào giữa năm 1944, Hồng quân Liên Xô hầu như đã đẩy lùi toàn bộ quân Đức ra khỏi biên giới. Quân Nhật cũng đang bị thua đậm ở Thái Bình Dương. Chủ nghĩa phát xít đang đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Ở Đông Dương, quân Nhật không muốn những tin tức này lan truyền rộng rãi. Vì thế máy thu thanh của mọi nhà đều bị buộc phải kê khai và mang đến Sở Bưu điện để xử lý kỹ thuật nhằm không thể bắt được làn sóng các đài nước ngoài. Trong khi đó, máy bay của quân đội Đồng Minh hằng ngày hoạt động ầm ĩ trên bầu trời Sài Gòn.

Bất ngờ một hôm, Báo Hạnh Phúc bị niêm phong và lính Nhật canh gác dày đặc tòa soạn. Nhà in cũng bị quân Nhật tịch thu. Nguyễn Bính lại rơi vào tình cảnh thất nghiệp một lần nữa. Ông lo lắng bàn với mọi người nên kiếm nơi hẻo lánh để ở và tránh xa Lan Chi Viên, vì nơi đây quá gần chỗ quân Nhật đóng quân, sợ chiến tranh xảy ra sẽ cháy thành vạ lây. Và thế là chỉ ít hôm sau mọi người đã dọn khỏi Lan Chi Viên. Nguyễn Bính phải tạm biệt một nơi chốn nhiều kỷ niệm. Vào thời kỳ này, nhóm anh em văn nghệ của Nguyễn Bính đã quen biết với Nguyễn Oanh, một người thợ giày mà sau này mới biết đó là Bí thư Thành ủy Sài Gòn đang hoạt động bí mật ở nội thành.

Năm 1944 nặng nề trôi qua. Bom của quân đội Đồng Minh cũng đã bắt đầu rơi xuống đường phố Sài Gòn. Chợ Bến Thành, Thị Nghč, Cầu Kho... bị trúng bom, hàng nghìn thường dân vô tội thiệt mạng. Người Sài Gòn bắt đầu ùn ùn kéo nhau đi tản cư. Nguyễn Bính cũng có mặt trong những dòng người tản cư ấy. Nguyễn Bính lên vùng Trảng Bom thuộc Đồng Nai bây giờ. Ở lại vùng rừng núi Trảng Bom một thời gian, thấy yên lại trở về Sài Gòn. Chuyến xe lửa mà Nguyễn Bính đi hôm đó khi về tới Thủ Đức thì có còi báo động. Hành khách bỏ tàu chạy tán loạn. Bom nổ, người chết ngổn ngang. Nguyễn Bính cũng bị một miểng bom trúng vào gót chân. Về tới Sài Gòn bạn bč phải chăm sóc thuốc men hàng tháng trời mới khỏi.

Đêm mùng 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn cői Đông Dương. Tuy nhiên mọi việc vẫn không có gì thay đổi, mặc dầu Nhật hoàng đã tuyên bố sẽ giúp cho nền độc lập của các dân tộc ở Đông Dương. Rồi tin tức Việt Minh nổi dậy đã lan truyền khắp nơi. Sài Gòn như ngồi trên một đống lửa. Một hôm, Nguyễn Bính báo tin cho bạn bč biết là mình sắp đi Hậu Giang. Mọi người hỏi mục đích chuyến đi thì Nguyễn Bính cười úp mở: "Bí mật quân sự". Theo Hoàng Tấn thì hình như Nguyễn Bính được Nguyễn Oanh giao cho một việc gì đó. Thế là mọi người tổ chức buổi tiễn đưa Nguyễn Bính "qua sông Dịch". Tiệc tổ chức khá đông vui. Lại đọc thơ tặng nhau. Có lẽ đây là lần cuối cùng Nguyễn Bính ngâm nga những vần thơ lãng mạn với bạn bč.

Căn cứ theo tài liệu của Bảo Định Giang và Hoàng Tấn thì trong chuyến đi về Hậu Giang để lo chuyện "bí mật quân sự" ấy, Nguyễn Bính đã ghé vào Mỹ Tho. Tại đây ông đã gặp Bảo Định Giang. Thật ra trước lúc đi, Nguyễn Bính cho biết là ông cần phải ghé Mỹ Tho và yêu cầu có ai quen người nào ở Mỹ Tho thì giới thiệu giùm. Hoàng Tấn đã giới thiệu Xuân Diệu, là người mà Hoàng Tấn đã quen biết từ lúc ở Hà Nội. Xuân Diệu lúc này đang làm Tham tá Sở Thương chính Mỹ Tho. Nhưng khi đến đó Nguyễn Bính không gặp được Xuân Diệu. Vì vậy ông đành phải tìm đến làm khách Hội Khuyến học tỉnh Mỹ Tho. Bảo Định Giang là ủy viên thường trực hội khuyến học của tỉnh kiêm phụ trách thư viện nên thường tiếp các vị khách là văn nghệ sĩ nổi tiếng ghé thăm. Nguyễn Bính đến đây, trọ trong một khách sạn hạng tồi. Bảo Định Giang đã phải đôn đáo chạy lo cho Nguyễn Bính ăn ở. Một mình không lo nổi, Bảo Định Giang phải nhờ các vị mạnh thường quân lo giùm. Một bữa quá túng, Bảo Định Giang tìm đến tiệm hút thuốc phiện gặp một vị bác sĩ vốn có tiếng là mê văn chương. Sau khi nghe trình bày, vị bác sĩ nhờ Bảo Định Giang đến khách sạn mời Nguyễn Bính lại tiệm thuốc phiện chuyện trò. Đêm đó ba người nằm dài trong tiệm, Nguyễn Bính vừa đọc thơ vừa trò chuyện với vị bác sĩ hào hoa. Sáng ra trước lúc chia tay, vị bác sĩ không quên tặng cho Nguyễn Bính một món tiền tiêu. Về đến khách sạn, Bảo Định Giang và Nguyễn Bính đem tiền ra đếm thử. Hai người kinh ngạc với số tiền biếu khổng lồ. Lúc đó tiền ăn cơm tháng suốt cả năm của Bảo Định Giang chỉ tốn có ba mươi sáu đồng mà vị bác sĩ lại biếu Nguyễn Bính đến bảy trăm đồng, tức là nếu để ăn cơm không thôi phải được gần hai chục năm. Như thế để thấy được sự mến mộ tài năng văn chương của người đời đối với Nguyễn Bính lớn đến chừng nào.

Rời Mỹ Tho, Nguyễn Bính tiếp tục đi sâu hơn về phía miền Tây Nam Bộ. Khi chính phủ của bác sĩ Nguyễn Văn Thinh lên nắm quyền ở Nam kỳ thì Nguyễn Bính đã đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Vì thế nhà chính trị này đã làm một việc thật bất ngờ là treo giải thưởng một ngàn đồng Đông Dương cho ai thuyết phục được Nguyễn Bính quay trở lại Sài Gòn hoặc nếu Nguyễn Bính tự quay lại thì cũng được nhận số tiền như thế. Ông Thinh còn cho máy bay rải truyền đơn khắp nơi và bắc loa kêu gọi mời thi sĩ Nguyễn Bính quay về thành. Tuy nhiên Nguyễn Bính đã đi sâu vào vùng kháng chiến. Từ đây cho đến năm 1954 ông hoạt động cách mạng cho đến lúc được tập kết ra Bắc. Ông mất tại quê nhà Nam Định vào năm 1966, trong một buổi chiều giáp tết, khi chơi xuân ở nhà người quen. 58 tuổi, ông ra đi như câu thơ ông viết:

Giờ đây chín vạn bông trời nở
Riêng có tình ta khép lại thôi

"Nhạc xuân"

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội