Ái Quả Tình Hoa

Started by tinhbanvatoi, 14/10/06, 15:36

Previous topic - Next topic

tinhbanvatoi

Chương 8


Đúng mười hai giờ, Phi cùng ngồi xe với Khưu viện trưởng đến Kiến Thành Hóa Học công xưởng. Chàng mới hay Hoàng Thiên Phú không được mời. Đây là một công xưởng đại quy mô, chiếm một khu đất rộng gần mé sông Đạm Thủy, bốn phía đều xây tường bao bọc. Trong xưởng không có gì đặc sắc. Với chiếc ống khói cao ngất và tấm bảng, đứng ngoài đường cái cũng trông thấy rő.
Hùng xưởng trưởng tiếp rước khách vào ngồi xong giây lát sau, lão bčn dắt khách đi xem cách trang bị trong xưởng. Trời đã trưa, nhưng công nhân trong xưởng vẫn còn làm việc. Khưu viện trưởng đã xem qua mấy lần rồi. Lần nầy ông ta xem thêm mấy cơ sở mới trang bị, và hỏi thăm một ít vấn đề. Phi đối với cơ xưởng không mấy hứng thú, nhưng không lẽ làm mất sự niềm nở của chủ nhân. Chàng trông thấy vẻ mặt của Hùng xưởng trưởng rất tự mãn với cơ nghiệp của mình, ông ta mời khách đi xem là dụng ý khoe sự thành công rực rỡ của ông. Do đó, chàng cũng giả vờ hỏi thăm chỗ này chỗ kia không mấy liên can gì nhau hết, chàng chỉ gây cho chủ nhân thích thú, cũng là cơ hội để gây thiện cảm với chủ nhân.
Đến một giờ chàng và Khưu viện trưởng lên xe trở lại văn phòng của Hùng xưởng trưởng, khách chỉ có chàng và Khưu viện trưởng. Chàng muốn đề cập đến việc Hoàng Thiên Phú trị bịnh cho Hùng Tố Tố, nhưng không nghe Khưu viện trưởng nói nên chàng cũng không có dịp đề cập đến.
Nhân đó, Phi bčn nghĩ thầm: có lẽ ông chủ cũng có mời Thiên Phú, nhưng chàng quá bận nên không đi được. Tại sao ông ta mời khách lại không mời về nhà mà lại mời đến cơ xưởng?
Vấn đề đó làm chàng hơi suy nghĩ. Bữa cơm trưa chỉ có ba người, không ai lạ cả. Dùng cơm xong, thị nữ đem trà ra, ba người cùng uống. Hùng xưởng trưởng hút xì gà, Khưu viện trưởng thì hút ống bíp, Phi cũng lấy điếu thuốc thơm phì phà cho có lệ chớ chàng không thuộc hạng ghiền.
Mấy người cùng chuyện trò những việc không liên can vào đâu cả, sau đó Hùng xưởng trưởng hướng vào Dịch Phi nói:
- Cậu Phi, hôm qua tôi mang ơn cậu vô cùng.
- Chúng tôi cũng rất vui vẻ gặp xưởng trưởng và cô Tố Tố.
- Do đó hôm nay tôi mời cậu đến, điều hy vọng lớn là nhờ cậu chỉ giáo một vài việc, có lẽ cậu biết rő bệnh trạng của Tố Tố?
Phi không vội đáp, chàng liếc nhìn Khưu viện trưởng, ông ta cũng đang nhìn chàng bằng đôi mắt khuyến khích, Phi nói:
- Thưa viện trưởng tôi chưa dám định bệnh của cô Tố Tố, theo tình hình hôm qua, tôi nghĩ chưa đến đỗi nghiêm trọng lắm, chỉ cần tĩnh dưỡng là điều kiện cần.
Khưu viện trưởng nhìn Phi gật đầu:
- Phi hôm qua đã thuật lại cho anh Phú nghe, tôi thấy nhãn quang của Phi nhìn bệnh rất đúng.
Phi được khuyến khích, chàng nhìn Hùng xưởng trưởng nói:
- Theo ý tôi, căn bệnh của cô Tố Tố cần phải thay đổi hoàn cảnh, gây cho cô có một tâm trạng mới, lần lần sẽ mạnh được.
Hùng xưởng trưởng gật đầu nói:
- Đúng vậy, vấn đề chánh là Tố Tố nó nhìn sự vật đều không thích chi cả, đã thử một vài biện pháp đều thất bại cả.
- Vấn đề này rất cần nhiều thời gian và nhẫn nại. Theo ý tôi, nên lần lần tìm những biện pháp thích hợp, thay đổi hoàn cảnh, thay đổi sự vật sẽ gây cho cô cảm thấy hứng thú, lần lần sẽ phai nhạt chuyện cũ trong ký ức của cô.
Hùng xưởng trưởng và Khưu viện trưởng nhìn nhau. Hai ông không có ẩn ý phản đối, nhưng hai người nhìn nhau như ngụ ý thỏa thuận. Hùng xưởng trưởng chỉ hỏi thăm Phi về bệnh trạng của con gái mình để biết thế thôi. Thực ra ông cũng nghĩ cách chữa trị như vậy.
Hùng xưởng trưởng dụi điếu xì gà, nói:
- Khó có thể chúng ta cùng đồng ý như nhau, nhưng theo anh Phi chúng ta phải thực hành vấn đề nào trước. Tôi và anh Đông Vượng đã thảo luận mấy lần trong điện thoại, thẩy đều có một quyết định mời Phi đến đây...
Trước khi Hùng xưởng trưởng mở lời hỏi thăm chàng, thì chàng đã chuẩn bị ý kiến sẵn, chàng đã biết dụng ý của Hùng xưởng trưởng mời chàng đến đây có mục đích gì. Khi Hùng xưởng trưởng chưa nói dứt, chàng đã biết rő. Họ cần dùng chàng chữa bệnh cho Tố Tố chớ không phải là Hoàng Thiên Phú.
Khưu viện trưởng nhìn thẳng vào mặt Phi nói:
- Đối với những người bệnh nặng tại y viện, tôi cũng muốn phân công cho Phi điều trị họ, nhưng anh Kiến Phương đã mấy lần thương lượng, hy vọng Phi sẽ đến điều trị cho căn bệnh của Tố Tố. Tôi vẫn biết các người vốn là bạn học cũ với nhau, xúc tiến những biện pháp điều trị cũng rất dễ dàng. Nếu người không quen trước thì tinh thần của Tố Tố sẽ khó chịu, sự điều trị càng khó khăn hơn.
Hùng xưởng trưởng lại tiếp lời:
- Chúng ta đều là người nhà, Tố Tố và Bân Bân là bạn thiết với nhau, Bân Bân bao giờ cũng lo lắng cho Tố Tố.
Lời nói ấy khiến cho Dịch Phi đôi má nóng bừng. Tuy người ta thẩy đều biết chàng là rể tương lai của Khưu viện trưởng, nhưng trước mặt viện trưởng chàng vẫn một lòng kính sợ Ông ta như một thầy học khi trước, nên mọi phương diện chàng đều mất tự nhiên, vì thế nên, chàng không biết trả lời thế nào cho phải.
Phi chẳng dám ngó ngay Khưu viện trưởng, chàng chỉ nói theo lời của lão Phương:
- Dạ phải rồi, đương nhiên tôi phải cố gắng, nhưng...
- Phi đừng lo lắng chi, tôi và anh Đông Vượng đã bàn bạc với nhau rất kỹ. Hôm nay tôi sẽ nói rő cho Phi biết. Tôi đã quyết định chờ Tố Tố nó lành mạnh, cho mẹ con nó sang Nhật bổn du lịch một thời gian, đồng thời cho Tố Tố tiếp tục học hành ở đó. Vậy nay tôi giao nó cho Phi lo điều trị giúp cho...
Hùng xưởng trưởng nói đến đây liếc sang Khưu viện trưởng. Viện trưởng lấy ống bíp ra nói tiếp:
- Vấn đề chữa trị đều do tôi phụ trách. Phi với danh nghĩa dạy đàm thoại thêm Anh văn cho Tố Tố thôi, bất cứ lúc nào cũng bầu bạn và theo dői tình trạng biến đổi của Tố Tố, Phi làm bất cứ việc gì để gây thiện cảm với Tố Tố, đồng thời cũng khuyến khích nó cố gắng để trị bịnh cho mau lành, Phi cũng không phải lo thời gian trị liệu lâu hay mau, miễn là trị lành thì thôi chớ không phải gấp rút cho lắm.
Phi ngồi nghe hai người đàm thoại, trong đầu óc chàng có nhiều biến chuyển. Chàng biết rő biện pháp của hai ông là tìm một giáo sư để dạy kčm hơn là tìm một y sĩ để trị bệnh. Chàng là bạn trai của Bân Bân nên hai ông đồng ý giao Tố Tố cho chàng chữa trị, nguyên nhân đó là điểm then chốt không giao nàng cho Hoàng Thiên Phú.
Chàng có cảm giác khó chịu. Bởi hy vọng của chàng làm thế nào trở thành một y sĩ tài giỏi. Nhưng hiện giờ, chàng phải hành nghề y sĩ tư cho một gia đình quý phái. Chàng tưởng thế, nhưng có điều không thể nói ra là lão Khưu và lão Hùng trước khi tìm chàng thì họ đã thảo luận kỹ càng rồi. Không trực tiếp nói rő, nhưng ra lệnh cho chàng đến, họ xử dụng chàng một cách đột ngột để cho chàng không kịp phản ứng, chàng vẫn biết rő điều đó. Nếu chàng chưa quen biết Hùng Tố Tố, đương nhiên chàng sẽ cự tuyệt. Vì sau khi gặp Tố Tố, chàng đã có ấn tượng tốt với nàng. Khi nghĩ đến nàng thì chàng cảm thấy thương hại, thêm vào đó, với đôi mắt van cầu của người cha, khiến cho chàng không đành từ chối.
Thế là chàng phải nhận nhiệm vụ ngoài ý muốn:
- Tôi muốn hiểu rő, không biết cô Tố Tố biết tôi là y sĩ hay không?
Khưu viện trưởng trả lời:
- Điều đó không thành vấn đề, miễn là Phi đừng trực tiếp nói mình là y sĩ cho Tố Tố biết. Nếu sau này Tố Tố biết thì Phi sẽ nói gia đình mời mình với tư cách giáo sư hơn là y sĩ.
- Dạ.
- Nhưng Phi đối với Tố Tố thật sự là một y sĩ chớ không phải là giáo sư dạy Anh văn. Phi tùy lúc xem xét bệnh tình của Tố Tố, và tìm cách hướng dẫn cho Tố Tố tin tưởng vào y học. Phi cũng tùy cơ mà đề nghị phương pháp trị bệnh cho Tố Tố. Do đó, Phi bất tất phải cố gắng dạy Anh văn, mà chỉ thường xuyên tiếp xúc để hướng dẫn điều trị bệnh tình.
Phi từ từ gật đầu nói:
- Dạ, giờ tôi đã biết ra điều đó.
Hùng xưởng trưởng vô cùng vui thích, sự kiện mới bàn thảo đến đây, nhưng tâm trạng của ông xem như con gái mình đã mạnh lành phân nửa rồi. Ông cho chàng biết thêm:
- Tôi sẽ giao chiếc xe nhà cho Phi tùy tiện xử dụng bất cứ lúc nào. Kể cả đi hứng gió, dạo chơi ngoại ộ Vấn đề tiêu xài, Phi cũng khỏi cần lo lắng, tôi giao cho Phi một xấp ngân phiếu...
Dịch Phi ngắt lời:
- Điều đó không cần thiết lắm, tôi chi dụng chẳng bao nhiêu.
- Tốt lắm, Phi đừng e ngại, chúng ta cùng là người nhà, tùy lúc Phi cần dùng cứ cho tôi biết.
Khưu viện trưởng tiếp lời:
- Chúng ta tính đến đây kể như xong. Sau này có điều gì sẽ nghiên cứu thêm.
Hùng xưởng trưởng hướng vào Khưu viện trưởng mà cười lớn:
- Xin lỗi, tôi đã quên anh thường có giấc trưa.
- Một hôm không ngủ cũng chưa đến nỗi nào.
Tuy lão Khưu nói thế, nhưng lão vẫn ngáp dài. Chủ nhân cũng không cầm khách thêm nữa, bčn theo đưa khách ra cửa, hai người vừa đi vừa nói chuyện:
- Lão đệ Dịch phi, bao giờ dọn đến nhà tôi?
Phi ngẩn ngơ hỏi lại:
- Ŕ, xưởng trưởng cần chừng nào có mặt tôi tại quí phủ?
- Tôi thấy càng sớm càng tốt.
Khưu viện trưởng cũng tiếp lời:
- Theo ý tôi cũng nghĩ như vậy.
Phi không biết nói gì hơn, chỉ đáp lời:
- Được rồi, chiều mai tôi sẽ dọn đến.
- Hay lắm, tôi sẽ phái lão Vương đến rước Phi.
Phi gật đầu đồng ý, sau đó, chàng theo Khưu viện trưởng lên xe ra về. Trên đường đi, Phi nhìn Khưu viện trưởng nói:
- Tôi muốn cầu xin viện trưởng cho phép tôi làm một công tác gì tại y viện.
- Đương nhiên rồi, nhưng đây là một sự bất đắc dĩ, tôi tin rằng thời gian Phi đến trị bịnh cho Tố Tố không lâu đâu, Phi cố gắng giúp cho lão Hùng, vì lão là bạn thân của tôi.
Phi biết mình nói chưa hết lời, chàng bčn tiếp theo:
- Tôi phải cố gắng, nhưng theo ý kiến tôi muốn viện trưởng cho tôi một công việc tại y viện, mỗi ngày nhân lúc rảnh, tôi sẽ trở về công tác để khỏi phải gián đoạn công việc tại y viện.
Khưu viện trưởng gật đầu nói:
- Được, chiều nay tôi sẽ thảo luận với y sĩ trưởng, nhờ ông ta sắp đặt cho Phi một chân trong y viện.
- Cám ơn viện trưởng.
- Tôi hy vọng Phi lợi dụng thời gian rảnh rang mà đọc sách thêm, chờ sau khi thực hiện xong công tác này, tôi sẽ dành cho Phi một học bổng để xuất ngoại du học thêm.
Xe ngừng ở y viện, Dịch Phi một mình về ký túc xá, chàng nghĩ đến việc tìm Hoàng Thiên Phú để cho chàng rő sự tình. Chàng cần giải thích rő, nếu không thì Phú sẽ hiểu lầm chàng cướp công tác. Sự thực, sau khi chàng suy nghĩ kỹ, chàng xét thấy hai lão già tính rất có lý. Tại y viện không nên để một y sĩ giỏi hay giàu kinh nghiệm bỏ phí thời giờ. Hùng xưởng trưởng cũng không yên lòng giao con gái mình cho một người trai trẻ lạ. Do đó, lão tính như thế thật rất thích hợp.
Thiên Phú không ở tại ký túc xá, cũng chẳng có ở tại phòng bệnh. Theo các y tá nói lại, Hoàng Thiên Phú sau khi dùng cơm trưa xong bčn ra đi. Phi nghĩ lại cũng chẳng gấp gì, chờ Thiên Phú về sẽ cho anh ta biết. Lúc bây giờ chàng chỉ quan tâm đến chuyện du học ngoại quốc, từ trước chàng chưa bao giờ nghĩ đến, nhưng Khưu viện trưởng nói với chàng trên xe, khiến cho lòng chàng đang bình lặng bỗng nhiên xao xuyến lạ thường.



tinhbanvatoi

Chương 9


Phi ngủ một giấc trưa, sau khi chàng thức dậy, Hoàng Thiên Phú cũng chưa về. Chắc chiều nay Phú rảnh việc nên đã đi Đài Bắc. Phi quyết định làm những công việc sớm mai còn đọng lại, nên chàng đến văn phòng tìm phiếu theo dői bệnh trạng của Vương Cách và Trương Lập Dân.
Nguyên bịnh tình của Trương Lập Dân vô cùng phức tạp, chỉ vì anh ta là người duy nhất sống sót trong chiếc phi cơ ngộ nạn, đương lúc phi cơ đụng vào núi thì chính chàng cầm lái. Phi tin rằng, do anh ta lầm lỗi nên tinh thần cảm thấy bất an. Anh ta bị cháy hết nửa bên mặt, biến thành một người tàn phế, tinh thần của anh trở nên thất thường. Do đó, nội tâm của anh bị dao động, ngoài việc nhớ lại tai nạn khủng khiếp ấy ra, anh chẳng còn nhớ gì nữa. Thái độ của anh ta tỏ ra chịu hợp tác với y sĩ, từ trước chưa một lần nào làm ồn cả. Anh ta đã từng tự sát một lần nhưng được phát giác kịp thời, sau đó anh ta không tự vẫn nữa. Anh ta rất tự ty, không hề tiếp xúc với một bệnh nhân nào khác. Tuy đồng ý hợp tác với y sinh, nhưng sự điều trị đối với anh ta không hề lưu tâm đến. Hằng ngày anh ta chỉ dùng ngón tay vẽ số Á Rập trên vách. Có lúc, anh ta không vẽ số, bčn hướng vào cửa sổ mà khẩn cầu lâm râm và vẽ dấu thập tự.
Sau khi Dịch Phi trông thấy, tinh thần của Phi rất lo lắng. Tuy anh ta không đọc qua báo chí tường thuật, chưa biết tình hình tai nạn phi cợ Nhưng, chàng tin rằng, Trương Lập Dân vẫn biết trách nhiệm do mình gây ra, tai nạn xẩy ra là ngoài ý muốn, bằng không thì công ty hàng không đâu để cho anh ta được yên.
Trương Lập Dân không có thân thuộc tại Đài Loan, trừ những đồng nghiệp ra, không ai quan tâm đến anh ta cả. Anh ta nguyên là một phi hành viên quân sự, sau khi mãn dịch bčn xin gia nhập vào hàng không dân sự. Anh ta chưa có vợ con, chỉ một mình sống tại ký túc xá của công tỵ Nên khi anh ta nhập viện, trừ những đồng nghiệp cũ, rất ít người đến thăm.
Phi tin rằng, đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho Trương Lập Dân càng lặng lẽ thêm. Chàng đang tìm cách làm thế nào để trị bịnh cho Trương Lập Dân? Thực ra, chàng lưu tâm đến bịnh trạng của Trương Lập Dân là vì bịnh trạng của anh ta có liên quan đến căn bịnh của Hùng Tố Tố, bằng không thì anh chẳng lưu tâm đặc biệt đến một bịnh nhân làm gì? Do đó, Hoàng Thiên Phú đùa cợt chàng, nếu muốn trị hết bịnh cho Trương Lập Dân thì nên trị cho hết bịnh của Hùng Tố Tố. Đó là điều nói chơi, nhưng thâm tâm của Phi cũng đã nghĩ như vậy.
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng, chàng không tìm ra sự kiện nào do Trương Lập Dân có liên can với căn bịnh của Hùng Tố Tố. Trương Lập Dân sẽ chết tại y viện, hoặc anh ta thoát chết mà xuất viện, những điều đó đối với Tố Tố không liên can chi cả, Tố Tố không quan tâm đến Trương Lập Dân, cũng như gia đình không đồng ý cho nàng đi đến tìm Trương Lập Dân.
Sau đó, chàng tìm đến bịnh lịch biểu của Vương Cách. Anh nầy là một quân nhân giải ngũ, xin vào làm việc trong một công xưởng, nhân bị khai trừ, anh ta bị thất nghiệp lưu linh tại Đài Bắc một thời gian. Anh ta gây tai họa không ngớt, dùng đá liệng vào hai chiếc xe hơi, bởi hai chiếc xe này làm văng dầu nhớt vào mình anh ta, đánh lộn cùng đám lưu manh, trong lúc hăng máu, hắn đánh luôn một vị thân sĩ. Bị cảnh sát bắt, kết tội khuấy rối trị an. Đưa hắn vào bịnh viện, sau khi khám nghiệm y viện cho biết, hắn đã mắc chứng thần kinh suy nhược, nên hắn bị đưa vào bệnh viện thần kinh để điều trị.
Phi có ý rất tốt với Vương Cách, chàng quyết đi tìm Vương Cách để nói chuyện cùng anh tạ Khi đàm đạo một vài lần, có thể khám thử căn bịnh của anh tạ Rất khó mà đoán định người có mang bịnh tinh thần hay không, đều cần thiết phải nhờ khoa học hổ trợ và quan sát luôn luôn mới có thể phán đoán được. Nhưng, một y sĩ lưu tâm đến bịnh nhân, điều cần nhất là an ủi và khuyến khích họ. Nghĩ đến đây, chàng bčn mặc chiếc áo y sĩ của Hoàng Thiên Phú vào, một mình đến trại số 7. Chàng căn dặn công nhân mở cửa phòng bệnh của Vương Cách cho chàng vào, công nhân vừa mở khóa vừa nói nhỏ:
- Y sĩ nên lưu tâm một chút, bịnh nhân này thường hay vô cớ đánh người lắm.
Phi cười cười hỏi:
- Anh sợ bị hắn đánh hả?
Người công nhân đưa cánh tay gân guốc lên nói:
- Tôi không hề sợ mà chỉ sợ cho ông thôi.
- Tôi không sợ đâu, tôi là y sĩ đến trị bịnh cho hắn. Anh hãy ra đi, có lẽ tôi cùng hắn đàm luận vài câu chuyện và khám nghiệm bịnh trạng của hắn.
- Tôi đứng tại cửa đây, nếu có bề nào tôi kịp thời đến giúp y sĩ.
Phi đưa tay ra hiệu cho người công nhân đi ra. Người công nhân giao chìa khóa cho Phi, anh ta ra đi trong tiếng khóc, cười và tiếng gào thét hỗn độn.
Phi mở cửa phòng bịnh, khi vào rồi bčn nhč nhẹ khép cửa lại. Vương Cách nghe tiếng cửa mở, từ trong góc tường anh ta đứng dậy, nắm chặt bàn tay, đôi mắt nhìn trừng trừng xem ai vào phòng. Khi thấy Phi vui cười bước vào, sự thù nghịch của hắn lần lần tiêu tan.
- Chà, y sĩ là người rất thủ tín.
- Tôi hứa trưa mai mới đến anh, nhưng ngày mai bận, nên phải đến sớm hơn.
Vương Cách vẫn ôm ấp hy vọng hỏi:
- Ông đến để thả tôi ra hả?
Phi lắc đầu:
- Không, tôi đến để nói chuyện cùng anh, nếu anh thấy bịnh nơi nào, nên để tôi khám mà điều trị cho anh.
Vương Cách lộ vẻ thất vọng, anh ta cúi đầu xuống, dựa mình vào tường, Phi an ủi:
- Anh đừng lo lắng, nếu tôi khám thấy anh không có bịnh, tôi sẽ đề nghị viện trưởng thả anh ra, hoặc thay phòng khác cho anh nghỉ ngơi. Hiện giờ tôi hy vọng anh hợp tác với tôi.
Vương Cách quay mặt lại nói:
- Tôi cảm thấy trong mình rất khỏe khoắn, không một nơi nào bịnh hoạn cả.
Phi cười cười nói:
- Để cho y sĩ phán đoán mới chắc được. Lại đây, tôi đo áp huyết của anh thử xem.
Vương Cách lặng thinh đi đến trước mặt Phi để cho chàng đo thử áp huyết, Phi xem xét toàn thân bịnh nhân chỉ thấy áp huyết hơi thấp một chút, ngoài ra không có điều gì lạ thường.
- Thế nào, y sĩ xem trong mình tôi thấy tôi bình thường chớ?
Phi gật đầu, lấy bao thuốc thơm ra trao cho chàng một điếu, tự mình lấy ra một điếu châm lửa đốt và trả lời:
- Để hiểu rő tình hình bịnh trạng của anh tôi đã khám thấy bịnh anh không gọi là nghiêm trọng, tôi hy vọng hiểu rő nguyên nhân anh vào bịnh viện này.
Vương Cách hít một hơi thuốc, tỏ ra anh ta quá ghiền, đoạn chậm rãi trả lời:
- Ông đúng là một thầy thuốc tốt, không giống loại "thầy thuốc Mông Cổ" chỉ chuyên dọa nạt bịnh nhân.
Phi tức cười hỏi:
- Thấy thuốc Mông Cổ? Anh nói ai là thầy thuốc Mông Cổ?
- Trong y viện này có được mấy vị thầy thuốc tốt như ông, chắc ông mới đến nên không rő họ cho lắm.
- Phải rồi, tôi mới đến y viện này.
- Xin lỗi, thầy họ gì?
- Họ Lê.
Vương Cách gật đầu tỏ ra rất hiểu biết:
- Một họ với Lê Nguyên Hồng? Là vị Đại Tổng Thống năm đầu chế độ Dân quốc này chớ gì?
- Phải, tuy cùng một họ, nhưng tôi không bà con gì với ông Tổng Thống đó, tôi với ông ấy ở cách nhau hàng mấy ngàn dặm.
- Không hề gì, riêng tôi cùng quê hương với ổng.
- Hiện giờ xin anh cho biết nguyên do nào anh vào y viện này?
Vương Cách ho lên một tiếng nói:
- Lúc đầu tôi phục vụ trong hàng ngũ lục quân, sau đó được giải ngũ.
- Nhờ người ta giới thiệu anh vào làm việc trong một công xưởng phải không?
- Tôi khỏi cần nói rő tên công xưởng đó, chắc ông đã biết.
- Tôi không biết.
- Lê y sĩ, chắc ông đã biết rő việc riêng của tôi?
- Tôi không được biết rő lắm, cũng như không tin ai nói lại, hy vọng tự anh kể lại cuộc đời của anh thì rő hơn.
- Tôi ít hay dối trá, nhưng nói ra thì chẳng ai tin, vậy, biết làm sao đây?
- Tôi thì tin anh, chớ không tin người khác thuật lại, dầu cho họ nói thật hay dối.
Vương Cách hít một hơi thuốc nói tiếp:
- Tôi vào một công xưởng, làm việc đâu được một năm, vị chủ xưởng rất tín nhiệm tôi, cũng như đồng nghiệp đối xử rất tốt. Vấn đề bắt đầu là tôi để ý và yêu một nữ công nhân.
- Anh yêu một nữ công nhân là lẽ thường, trừ phi anh dùng thủ đoạn không tốt thôi.
- Tôi không bao giờ dùng thủ đoạn. Tôi yêu nàng nhất định không hại nàng. Xưởng trưởng của chúng tôi gia đình rất sung túc, tánh ông rộng rãi, đối với công nhân rất ngay thẳng và dạy dỗ đàng hoàng, hay giúp đỡ kẻ khốn cùng. Do đó, toàn thể công nhân đều kính nể, cho ông là một vị chánh nhân quân tử.
- Được vậy thì tốt quá rồi. Điều đó có quan hệ gì với vấn đề anh yêu một nữ công nhân?
- Ông hãy nghe tôi nói, vấn đề tình yêu nẩy nở là tại nơi đó chớ. Có lần bạn gái tôi đau, tôi đến thăm nàng. Đến nơi thấy nàng đang khóc, tôi hỏi gì nàng cũng không nói. Sau đó tôi nghe bạn bč thuật lại, nàng bị xưởng trưởng dụ dỗ nên mang thai.
- Lại có việc đó sao?
- Tôi tức giận đi tìm xưởng trưởng mà chất vấn, nhưng ông ta vẫn một mực phủ nhận. Tôi quá tức đến văn phòng ông ta làm loạn lên một mách.
- Anh làm nhục ông ta cũng phải, tiếc gì anh quá nóng nẩy.
- Sau này tôi mới biết làm vậy sai lầm, tôi bčn mời các ký giả báo chí đến nói rő chuyện xấu của ông ta.
- Phải lắm, làm như vậy là đúng.
- Sau này tôi ăn năn cũng không kịp. Tôi bị cảnh sát canh tại xưởng bắt đi, khi ra khỏi thì nàng đã mất tích.
- Có gì mà chẳng kịp, sao anh không tìm người bạn gái của anh làm nhân chứng?
Vương Cách nhìn lên trần nhà nói:
- Lê y sĩ, đã chậm mất rồi. Khi đến pháp đình làm thủ tục khởi tố thì không một ai đứng về phía tôi.
- Còn bạn gái của anh, không tìm được nàng sao?
- Nàng ra trước pháp đình nhưng không dám tố cáo. Bởi mẹ nuôi của nàng nhận một số tiền to, nàng cũng sợ bị thất nghiệp. Do đó nàng chẳng dám làm chứng.
- Cái bào thai của nàng cũng đủ làm chứng rồi.
Đôi mắt Vương Cách lấp loáng hai dòng lệ:
- Sau đó tôi nghe bạn bč thuật lại, mẹ nuôi nàng lãnh một số tiền, rồi tìm nơi mướn người phá thai.
Phi lộ vẻ bực tức:
- Thật họ không coi đạo lý vào đâu cả.
- Tôi chỉ còn có cách đại náo pháp đình một phen, kết quả họ bắt tôi mà đưa vào đây.
Phi lắc đầu tỏ vẻ cương quyết:
- Y viện không bao giờ đứng về bên phe ác. Nếu đúng theo lời anh nói, thì y sĩ không thể cho rằng anh mắc bịnh thần kinh.
- Phải rồi, y viện đối xử rất công bằng, y sĩ chứng minh tinh thần của tôi rất bình thường, nên chẳng chịu thâu tôi vào. Vì thế bị pháp đình kêu án nửa năm. Ở mãn nửa năm tù, tôi được thả ra.
- Rồi thế nào anh lại trở vào đây?
- Ra khỏi ngục tôi bị thất nghiệp. Suốt ngày thả rong đầu đường cuối ngő, tối lại ngủ trên kệ thịt, trạm xe, các băng ngồi tại công viên. Có rất nhiều thì giờ quan sát các lớp người trên xã hội này, tôi phát hiện ra rất nhiều thành phần xấu. Nếu tôi có quyền lực gì thì tôi lột tất cả mặt nạ giả nhân giả nghĩa của bọn chó má đó, rồi truyền lịnh tống bọn nó vào đây, bọn đó mới đúng là mắc chứng thần kinh.
Phi tức cười, cho rằng bịnh nhân này có tư tưởng rất đặc biệt. Chàng hỏi:
- Sao anh không tìm công việc nơi khác? Tại công xưởng đó anh làm việc gì?
- Làm tài xế cho xưởng trưởng. Nhưng, từ nay ai dám mướn kẻ đánh người đến nỗi ở tù?
- Sau đó anh còn đánh nhiều người khác và dùng đá ném vào xe của họ nữa à?
- Tôi biết mình không có quyền lực nào trừ khử bọn người xấu, nhưng tôi có đôi nắm tay có thể thoi vào mặt chúng được. Nếu bọn đó ngồi trên xe mà chọc đến, tôi dùng đá chọi lên đầu nó.
- Vì những chuyện này mà họ đưa anh vào bịnh viện?
- Phải rồi, cảnh sát bắt tôi đưa vào pháp đình, buộc tội quấy phá an ninh công cộng. Kết quả pháp đình đưa tôi vào đây để khám nghiệm, một vị y sĩ "Mông cổ" đồng nghiệp với ông cho rằng tôi mắc bịnh thần kinh nên gây ra tội trạng.
- Anh Vương, anh không nên có quan niệm như thế, không phải tất cả y sĩ đều có ác ý với anh, tôi tin rằng, những đồng nghiệp của tôi, họ sẽ hết lòng giúp đỡ anh.
- Thật ra, tôi không hề giận các ông, chỉ vì các công nhân canh gác tại đây tôi xem không thuận mắt thế thôi.
- Chắc anh đã đánh họ?
Vương Cách lắc đầu nói:
- Không, tôi chỉ nhìn họ không thuận mắt thôi, chớ chưa hề liệt họ vào hạng xấu. Tôi chỉ đánh bọn người xấu thôi.
Phi đứng dậy nói:
- Được rồi, chúng ta đã nói chuyện với nhau đủ rồi, tôi sẽ đi tìm y sĩ trưởng và viện trưởng để thảo luận, nếu họ nhận thấy anh đã lành bịnh thì tôi sẽ xin cho anh xuất viện.
- Lê y sĩ, ông đừng hiểu lầm ý tôi. Tôi không hề đòi hỏi ra khỏi chỗ này, trái lại tôi rất thích ở lại đây. Bởi tại đây ít có hạng người xấu, cũng không có loại ngụy quân tử. Vì người ở đây họ rất tự nhiên, muốn mắng chửi người cứ chửi mắng, không ai can thiệp cả. Vì thế mà tôi không muốn xuất viện.
Phi đứng lại hỏi:
- Vừa rồi anh không đòi hỏi xuất viện là gì?
- Theo ý tôi là chỉ ngay vào phòng này thôi. Tôi hy vọng được ở lại bịnh viện. Tôi mong được làm một việc gì tại y viện.
Phi tỏ vẻ thích thú:
- Trừ việc đánh người ra.
- Không phải tôi tùy tiện muốn đánh ai thì đánh. Tôi chỉ không thích gian phòng giam này, với bộ quần áo này.
Vương Cách vừa nói vừa chỉ vào bộ y phục mình đang mặc. Bởi chàng vẫn mặc y phục như các bịnh nhân khác, bằng vải bố to, màu xám tro, vừa rộng vừa dài, không giống quần áo thường, sau lưng lại may vào một hàng chữ màu đỏ "Khưu thị thần kinh bịnh viện" khiến người ngoài trông vào rất chướng mắt.
Phi không thích bộ y phục này, khi chàng mới vào thực tập, chàng cũng đã được y sĩ trưởng giáo huấn về bộ đồ này. Chàng giảng giải:
- Đây là quy định trang phục của bịnh viện, mỗi người bịnh đều phải mặc nó vào.
- Lê y sĩ, bây giờ ông tin tôi có bịnh hoạn gì không?
- Tôi thì không tin, nhưng phải chờ y sĩ chữa bịnh cho anh xem xét lại mới được.
- Mặc bộ đồ này vào, người nào cũng cho rằng tôi mang bịnh thần kinh, nhưng tôi mang chứng hận đời là đúng hơn.
Phi chỉ cười cười chớ chẳng nói gì thêm, chàng đưa tay ra bắt tay của Vương Cách, anh ta trông thẳng vào Phi nói:
- Lê y sĩ, tôi rất cám ơn ông đã lưu tâm đến tôi, tôi không làm rộn nữa, chỉ không thích mặc bộ đồ này và gian phòng giam tôi thôi.
Phi vừa bước ra cửa, bỗng thấy người công nhân lúc nãy đang đứng dựa cửa, khi thấy chàng bước ra anh ta mới thở phào nhẹ nhőm. Phi nhìn người gác cửa cười cười và bước ra khỏi cửa phòng.
Chàng đi ngang qua phòng nghỉ của ban trực, thấy Lý Phương Tử từ trong ấy đi ra, chàng bčn bước theo nàng. Khi đến phòng trực, chàng thấy Hoàng Thiên Phú đang đứng nói chuyện với một cô y tá.
Phi bước vào cười hì hì nói:
- Không ngờ lại gặp anh ở đây.
Phú liếc Phi và cười nói:
- Phi mặc bộ đồ đó vừa vặn quá.
Một cô y tá đang xúc rửa những dụng cụ chích thuốc, cô quay lại nhìn Phi mà khen ngợi:
- Lê y sĩ đẹp quá!
Phi vừa cười vừa chào hỏi mọi người. Chàng để ống chẩn mạch xuống bàn cô y tá, sau đó lột mũ y sĩ máng lên móc. Những y tá rành nghề thường gần gũi những y sĩ, còn những người mới vào thì nhờ họ chỉ dạy. Y sĩ mới đến cũng như y tá thẩy đều kính nể những y sĩ cũ. Thành phần nổi danh rồi chẳng những xem thường y sĩ tập sự, lại còn lạnh lùng đối với họ nữa là khác. Cho nên thấy các y sĩ nổi danh đến thì tay chân họ quýnh lên.
Thiên Phú cười cười hỏi:
- Tiểu Lê, làm sao biết mình ở đây vậy?
Phi nhìn cô y tá đứng gần bên, nên chàng không thể nói gì, bčn đùa:
- Khứu giác của mình rất nhạy, nên đánh hơi chồn được.
- Chắc là mũi chó rồi đa!
- Mũi chó đâu đánh hơi được chồn.
Cô y tá bčn cười lên. Tại y viện, Phú nổi danh là y sĩ hay khôi hài, chàng hay đùa cợt và vui tánh. Cô y tá vừa cười vừa nói:
- Hoàng y sĩ đã gặp phải đối thủ rồi.
Tuy mới đến, nhưng Phi thấy trong y viện rất quen biết chàng nhiều, mặc dù chàng không biết tên họ cho hết. Nên gặp họ chàng chỉ chào hỏi bằng nụ cười. Phi hỏi Phú:
- Vừa rồi anh đi đâu vậy?
- Đi Đài Bắc có chuyện cần, khi về thì nghe nói Phi vừa đến trại số 7, đi tìm ai vậy?
- Đi thăm bịnh nhân.
Cô y tá dọn rửa dụng cụ chích thuốc xong, bčn cúi chào hai người rồi bước đi. Phi trông theo bóng cô y tá vừa khuất, hỏi:
- Cô này họ gì, trông như quen quen mà không nhớ ra tên.
- Cô ta họ Phùng, trong y viện này cô là y tá giỏi và hoạt bát nhất. Tôi thay Phi mời cô ngày mai làm bạn vũ với Phi đó, được hôn?
Phi lắc đầu nói:
- Hạ hồi phân giải chuyện này, bây giờ rảnh không, tôi có việc cần bàn cùng anh.
- Mình muốn viết một phong thư, nhưng thôi cũng được.
- Không gấp gì, anh viết đi.
Phú nắm vai Phi xô nhẹ vào phòng nghỉ, nói:
- Phi nên biết, mình rất sợ viết thự Mỗi lần cầm viết lên, mong có người đến phá khuấy hay làm ồn thì hay lắm.
Hai người đi đến hoa viên, Phi nói:
- Mình tìm Phú quá lâu rồi.
- Biết rồi, ba của Hùng Tố Tố mời Phi phải không?
- Phú, anh vẫn biết trước là tôi đã tiến cử anh, viện trưởng lại nói anh rất bận vì nhiệm vu...
Phú cười cười nói:
- Tại số mạng của mình khổ, muốn thanh nhàn một chút cũng không được.
- Đừng bi quan, ai bảo làm cột trụ trong y viện chi.
- Được rồi, Phi được người giao phó thì cứ lãnh nhiệm vụ.
- Chiều nay mình mời Phú đi dùng cơm tối, chúng ta cần nói nhiều chuyện cần hơn.
- Nói chuyện Hùng Tố Tố hả?
- Còn chuyện Vương Cách, bịnh nhân ở trại số 7.
- Vương Cách? Hắn thường đánh người đó mà.
- Tôi nói chuyện với anh ta gần một tiếng đồng hồ, hắn đâu có đánh tôi. Chúng mình về phòng, tôi thay y phục rồi đi.
- Quan tâm quá vậy.
- Nếu Phú ước hẹn cùng đi một đường với Phương Tử thì mình hoan nghinh lắm.
- Đừng nhiều chuyện, mau thay đồ đi. Mình ở văn phòng chờ Phi chiều nay.
Phi đi một mạch về ký túc xá, nhưng khi chàng đến sân ký túc xá, bị cảnh sắc hấp dẫn chàng. Phi dừng bước trông ra ngoài biển. Lúc ấy vầng thái dương đang treo lơ lửng trên biển cả thoạt trông như một trái cầu lửa, ráng chiều chói chang xuống nước, nhẩy múa theo từng đợt sóng. Mây trời như biến thành màu đỏ thẳm.
Vầng dương bị mây chiều che khuất ánh sáng cố nhoai ra thành muôn bức lụa vàng. Mặt biển không còn màu xanh biếc, ánh ráng chiều nhuộm thành nhiều sắc. Trên mặt biển những cánh buồm trắng thấp thoáng, từ xa về bến. Tất cả thành một bức họa đẹp tuyệt vời không thể mô tả được. Phi đứng thẫn thờ cho đến khi mặt trời lặn.


tinhbanvatoi

Chương 10


Trong một quán nhỏ trên bờ sông Đạm Thủy, Phú và Phi cùng ngồi đối ẩm bên một chiếc bàn, Phú uống rượu rất sành, Phi không biết uống nhưng cũng thích lai rai với rượu. Quán tuy nhỏ, nhưng khách vào ăn uống khá đông, tiếng khách nói cười ồn ào như những khúc nhạc thời trang. Ngoài đường, nào là tiếng kčn xe hơi, chuông xe xích lô nghe đinh óc, Phú vừa nhìn Phi nói:
- Tiểu Lê, việc của Vương Cách đã yên, Phi đừng động đến làm gì.
- Theo ý Phú sau khi hắn ra khỏi y viện sẽ đánh người nữa à?
- Không thể nói chuyện với hắn một lần mà phán đoán được.
- Mình không cần lắm. Mình đã cho hắn biết là hắn mắc chứng bịnh thần kinh phân tán, đã chẩn đoán nhiều phen rồi. Riêng mình xem dáng điệu của hắn, đúng là tinh thần bất bình thường.
- Ạ, Phú xem hắn hồi nào vậy? Mới trông qua thì thấy hắn rất bình thường, nói chuyện có đạo lý, nhưng hắn nói hắn thích sống chung với những người mắc bịnh loạn trí, thích họ kêu la khóc cười tùy ý.
- Đúng rồi, một người thường thì không thể chịu nổi sự Ồn ào của bịnh nhân. Trước kia có một gã mắc chứng thần kinh phân tán, ông ta ở bịnh viện rất lâu, bỗng một hôm, ông ta hô hoảng kêu y sĩ, ông ta nói có cảm giác những người chung quanh đây đều là rắn, ông ta nói đã lạc vào hang rắn, yêu cầu cho ông ta được rời bịnh viện. Y sĩ mừng cho rằng căn bịnh ông ta đã hết, có thể xuất viện. Nhưng Vương Cách nói chưa muốn xuất viện, anh ta còn gây phiền cho chúng ta khá nhiều.
- Phú hãy nói đi, tôi rất thích thú giải thích về anh ta.
- Đúng ra Vương Cách mắc chứng tinh thần phân tán, bình trạng là anh ta thường có ảo tưởng người khác khi dễ mình, người ta đoạt tất cả những gì của mình, như người ta cướp bạn gái của anh ta, nên sau này nẩy sinh ra lắm phiền phức.
- Thiên Phú, có lẽ anh ta nói ông xưởng trưởng nào đó cướp tình nhân của anh ta, đó là ảo tưởng chó không phải sự thật sao?
Phú hớp một hớp rượu, cười ngất nói:
- Tiểu Lê, có lẽ hắn không cho chú biết ai đoạt tình nhân của hắn sao?
- Không, anh ta chỉ nói ông chủ xưởng của hắn đã phục vụ, mà không nói ông chủ xưởng nào.
- Tôi cũng tin chú mày không biết ông chủ xưởng đó là ai, nếu Phi biết sẽ hỏi phăng thêm những sự đã qua nhiều hơn nữa.
- Rốt cuộc là ai? Anh ta nói, nếu gặp mặt ông chủ xưởng đó ở đâu thì đánh tại đó.
Phú cố ý kéo dài, tay nâng ly lên nói:
- Nào, hãy uống cạn ly đi, mình sẽ nói cho Phi nghe.
Phi cùng nâng ly, hai người uống cạn, Phú một mặt cầm chai rượu để rót thêm, một mặt nói:
- Đương nhiên, chúng ta gặp người nào cũng không thể tin bề ngoài của họ, mỗi cá nhân đều có nếp sinh hoạt riêng. Có thể một mình tôi biết, cũng có thể một số ít người được biết.
- Đúng vậy, về sinh hoạt tinh thần và sinh hoạt thể chất cả hai không mấy giống nhau.
- Mình không chỉ vào dục vọng hoặc tinh thần mà nói, ở đây mình chỉ nói về sinh hoạt thực tế. Một người có hình dáng đạo mạo dường như thần thánh cũng không dám xâm phạm, nhưng thực ra bề trong của ông ta là một thằng điếm, một gã lưu manh lường gạt. Cũng như một cô gái, ban ngày có vẻ trang nghiêm thục nữ, đêm đến cô ta là một vũ nữ hoặc một gái điếm cũng không chừng.
Phi gật đầu đồng ý:
- Đúng rồi, nhưng chúng ta luận những chuyện đời đó, nó có ăn nhập gì đến đề tài của mình đang bàn đây?
- Mình nói đây là nói vị xưởng trưởng của Vương Cách để cho Phi biết đó chớ.
- Phú chưa cho kẻ này biết ông chủ xưởng là ai?
Phú cười cười nói:
- Trưa hôm nay và tối hôm qua Phi đều gặp ông ta.
Phi như không tin, chàng trợn tròn đôi mắt hỏi:
- Hùng xưởng trưởng hả?
- Không phải Hùng xưởng trưởng mà là ba của Hùng Tố Tố, hiện giờ Phi có thể tin Vương Cách nói đó là sự thật hay chưa?
Phi chỉ lắc đầu chớ không đáp lại. Phú hỏi tiếp:
- Phi sợ Vương Cách vu khống hả? Không tin hắn thì chẳng nên tin tên này luôn thể.
- Tôi có cảm giác như đang sống trong cơn mê.
- Tóm lại, Phi không tin lời của bịnh nhân, bởi trong óc của họ chứa đấy ảo tưởng, trừ khi làm cho tin không phải có thực mà là ảo tưởng, như thế thì bịnh họ đã bớt nhiều.
- Đúng rồi, điều đó là nguyên nhân trị lành bịnh.
- Tiểu Lê, mình đứng trên phương diện bạn bč chớ không phải phương diện thầy thuốc mà cho Phi biết, đừng quan tâm đến Vương Cách làm gì nữa, bởi hắn không phải là người để cho Phi lưu tâm. Nếu Phi sắp đi đến nhà họ Hùng mà tiếp xúc nhiều với Vương Cách sẽ sanh ra phản cảm. Đời này người như Vương Cách rất nhiều, nếu gặp mỗi người thế đó, Phi lại lưu tâm đến thì không tránh khỏi phiền phức.
- Mình rất mang ơn Phú khuyên thật tình.
- Mình vẫn biết rő Phi không bao giờ tin theo lời mình khuyên, nhưng dần dần Phi sẽ thấy rő điều này là sự thật. Thầy thuốc là thầy thuốc chớ không phải thầy thuốc là một nhà từ thiện. Muốn trở thành một y sĩ giỏi phải giàu lòng vị tha, nhưng trong đầu óc luôn luôn phải lạnh nhạt. Phân tách sự vật, quan sát chân tướng tuyệt đối phải dùng lý trí, đừng để cho tình cảm len lỏi vào. Như khi cầm con dao giải phẫu thì nên chú ý vào vấn đề giải phẫu, đừng kể nó là đầu con chuột bạch hay là đầu con thỏ trắng đáng yêu.
Phi gật đầu nói:
- Về phương diện đó Phú yên chí đi, không bao giờ tôi để cho tình cảm che mờ lý trí.
- Hay lắm, Phi đừng cho tôi làm thầy đời. Chỉ vì mình đến trước Phi đôi chút, nên rút kinh nghiệm mà bàn luận với Phi.
- Biết rồi, cám ơn Phú lắm.
Phú lại uống cạn một ly nữa, mỉm cười nói:
- Mình đọc qua chuyện của một triết nhân nào đó, ông ta nói, chúng ta bước vào đời, khi đụng chạm nhiều, có thể tim ta nhờ đó mà rắn chắc, có thể tim ta phải tan nát. Mình tin rằng, quả tim của mình đã rắn chắc rồi, mình rất lo cho Phi, sợ quả tim của Phi quá mềm, e cho nó sẽ bị nghiền nát.
Phi vừa uống theo Phú vừa cười nói:
- Mình không đến nỗi vậy đâu. Nào, chúng ta dùng thêm gì?
- No rồi, rượu cũng đủ rồi, uống nữa thì say chớ ích gì.
Phi nhìn bầu rượu trên bàn đã cạn, nói:
- Một bình rượu không đủ một mình Phú uống, huống chi tôi đã uống hết một phần bạ Lâu quá, chúng ta nên say nhừ một bữa đi.
- Rất tiếc ngày mai nhà ngươi đi đến nhà Tố Tố rồi, việc của nhà ngươi sắp làm như câu thơ: "Hầu môn nhất nhập thâm tợ hải... (Khi vào cửa công hầu thấy nó sâu xa như biển cả).
- Điểm thí dụ đó không hợp, phải phạt rượu mới được.
- Phi nên tỉnh táo chút đi, mình không uống theo Phi nữa đâu.
- Ngày khác có cơ hội sẽ uống nữa. Tôi còn thiếu nợ anh.
- Tố Tố đáng yêu lắm. Phi nên để dành mà say sưa với nàng.
Phi lấy thuốc ra sửa soạn châm lửa đốt, nghe Phú nói thế, chàng bật cười lên:
- Mình chưa đi mà Phú đã đổ ghč tương rồi sao?
- Mình không đổ ghč tương đâu, chỉ sợ nàng từ Đông Kinh về, nàng sẽ đổ ghč tương chớ, chuẩn bị lo chuyện phiền phức nó sẽ tới.
- Yên chí đi, không bao giờ có chuyện phiền phức.
- Đừng nói cứng, khi gặp chuyện phiền phức sẽ vô phương giải quyết cho mà coi.
Hơn một năm qua, trong y viện đều cho rằng Phi và Bân Bân là đôi bạn tình, hai người thư tín với nhau rất thân mật. Nhưng chàng không muốn cho người ngoài đề cập đến Bân Bân, có lẽ chàng và nàng chưa yêu nhau sâu đậm cho lắm, nên khi nghe người ta nói đến là thẹn thùa. Có lẽ thâm tâm chàng tự ty, tuy biết Bân Bân thật tâm yêu chàng, nhưng chàng không muốn ai đề cập đến. Chàng muốn dùng nghị lực và học thức của mình mà tự lập.
Điều đó không dễ gì bắt người khác hiểu được. Có rất nhiều người học rộng tài cao, nhưng người ta vẫn có ý kiếm đường đi tắt: tìm một cô có tiền để kết hôn, sau khi thành vợ chồng rất dễ có một tòa y viện, chừng đó được cả danh lẫn lợi. Thực ra cũng có nhiều người tính thế nhưng không thành.
Có lẽ vì nguyên nhân tự lập đó, Phi không muốn nhìn thẳng mối cảm tình với Bân Bân. Đồng thời chàng cũng ít hay gần gũi với Khưu viện trưởng. Sự thật, lòng chàng muốn vậy, chớ không phải chàng cố tạo ra.
Điều đó khiến chàng khó giải thích cho người khác nghe. Dùng cơm xong, chàng và Phú trở về y viện. Chàng quyết định không lưu tâm đến chuyện đó nữa, chừng nào đến đâu hay đó, không suy nghĩ làm gì cho mệt cân não. Trên đường đi, chàng và Phú bàn việc công tác tại nhà Hùng xưởng trưởng. Chàng khó nói rő tâm trạng của mình:
- Tôi nhận công tác ở đây rất trái với ý mình, không phải là một y sĩ, mà là một giáo sư trong gia đình này.
Phú cười cười nói:
- Gọi là làm bạn cho công chúa đọc sách đỡ buồn thì đúng hơn.
- Đó là điều tôi đang lo đây, nàng thì học về văn học, trình độ Anh văn của tôi chưa chắc bằng nàng.
- Phi làm giám khảo thi hay sao mà sợ. Nàng tuy học về văn học, chắc gì nàng giỏi về ngoại ngữ. Có người khi gặp dân ngoại quốc thì cuống cuồng lên, nói chẳng ra lời.
- Tôi hy vọng sớm kết thúc công tác dở cười dở khóc này cho rồi.
- Đừng nghĩ vậy, chúng mầy nên nghĩ Hùng xưởng trưởng và viện trưởng của mình là bạn thân, đối với tương lai của chú mày rất quan trọng. Phi phải cố gắng hết sức mình, đừng miển cưỡng mà không nên.
- Mình phải cố gắng hết sức chớ. Không phải vì lo làm theo hai ông chủ, mà là vì căn bịnh của Tố Tố, miễn sao bịnh nàng khỏi lương tâm mình mới được an.
- Lòng dạ chú mày cũng khá lao chao, lẽ ra ý nghĩ đó nên dấu kín trong lòng mới phải.
Phi cười lớn nói:
- Cho anh biết có hề gì, Phú nào phải người lạ. Bộ tôi công bố với các ký giả hay sao?...
Hai người vừa đi vừa nói chuyện, không mấy chốc đã đến bãi biển. Trăng lên rất sáng, biển vẫn lặng yên, mặt biểt tắm ánh trăng như một dãi lụa trắng trải dài. Từ lâu Phi và Phú chưa từng hưởng thú trăng thanh biển lặng, đêm nay đôi bạn bước từng bước thân mật trên bãi biển. Phi bỗng nhiên nhớ đến Lý Phương Tử, chàng hỏi:
- Phú à, tôi xem Phương Tử đối với anh rất ngọt, sao anh không đáp lời nàng?
Phú cười cười vẻ thần bí hỏi lại:
- Phi thay chúng tôi mà làm chủ đi?
- Tôi xem cô bé đó đối với anh thân tình quá!
- Phi lại thành tật rồi, đừng trông vào bề ngoài mà vội vàng kết luận như vậy.
- Yêu nhau nào phải là chứng bịnh.
- Có lẽ phức tạp hơn bịnh một chút.
- Nói thế, ngoài nàng còn vấn đề gì khác nữa, hoặc chàng còn đang xét lại chớ gì?
- Cũng phải, mà cũng không phải.
- Nói gì nghe mơ màng quá vậy?
- Không phải vậy đâu, hiện giờ bàn đến chuyện này e quá sớm, không biết là nàng hay là mình còn trong vòng tính toán.
- Chắc Phú sợ trách nhiệm làm chồng chớ gì?
- Tiểu Lê, sự nghiệp của chúng ta mới khởi đầu. Chú mầy muốn gánh nặng hành trang đi trên đường dài không?
- Khi cần có thể gánh nặng hơn cũng được nữa.
- Trừ phi như tình cảm của chú mày, mang thêm giày vớ mà ngồi trên phi cơ phản lực thì có sao đâu.
- Vậy anh thay tôi đi.
- Mình không cần thay chú mầy, cũng có người làm chủ cho chú mầy rồi. Chú mầy muốn nhẩy ra khỏi chiếc vòng này cũng không thể được.
Phi cười nhạt, không nói gì nữa. Chàng xét thấy các bạn đều có ý nghĩ như vậy cả. Khi đề cập đến vấn đề hôn nhân thì họ chỉ thấy hoàn cảnh của mình mà làm đề tài. Có người thì khen ngợi, có người thì ghen ghét, khiến cho chàng không mấy gì vui vẻ. Chàng không thể giải thích, nhưng trong lòng cảm thấy khó chịu thêm.
Một người, không thể đồng cùng một lúc chạy theo hai con đường. Tuy sức lực người khác có khỏe đến đâu chăng nữa, cũng không phải quyết định cho mình được. Tương lai của mình chỉ có mình mới quyết định được, dù người khác nói gì, hoặc nghĩ như thế nào, miễn sao tâm mình được yên thì thôi.
Mỗi khi nghĩ đến, Phi cảm thấy sự khó khăn trong lòng mình được nhẹ nhàng hơn. Khi chàng không thể giải thích cho người khác tin, chỉ còn cách duy nhất là yên ủi mình phần nào là đủ rồi.



tinhbanvatoi

Chương 11


Lúc mười giờ ngày hôm sau, lão Vương chạy xe đến rước Phi tại y viện, Phi đem tất cả hành lý giao cho lão Vương, chàng nghĩ lại càng tức cười cho mình. Trông cho mau mãn hạn huấn luyện để trở về tiếp tục làm việc trong y viện, giờ lại bị đưa đi một nơi khác, ngoài ý nghĩ của mình.
Lúc chàng còn đi học, có lần cũng làm giáo sư dạy kčm cho một gia đình để kiếm thêm học phí. Nhưng đối với lần này thì khác. Lúc đó mỗi tuần chỉ dạy ba buổi, mỗi lần chỉ dạy hai tiếng đồng hồ, khi xong là rút lui. Không như lần này đến hẳn nhà người mà làm khách. Chàng chưa biết sự sinh hoạt có mới lạ gì không. Hay nó chẳng có một thích thú nào. Thôi thì sinh hoạt thế nào, cũng phải đến tận nơi nếm thử mới biết.
Trên đường đi, lão Vương bỗng nhiên hỏi:
- Cậu Lê, tại sao cậu lại ở tại y viện vậy?
Phi ngần ngại giây lát, chàng không ngờ lão Vương lại hỏi một câu đột ngột không biết ý nghĩa ra sao mà trả lời, chàng hỏi lại:
- Tại sao lại không ở y viện được?
- Không dối gì cậu, mỗi lần tôi đến y viện, là tôi sợ run mình. Sợ bất ngờ từ trong đó xông ra một tên điên, họ đánh mình không biết đường đâu mà tránh.
Phi cười cười biết đây là lời nói thật của lão. Nếu chàng không nói rő thì ông ta sẽ hiểu lầm mãi. Chàng hỏi:
- Hiện giờ chú còn nghĩ như thế không?
Lão Vương lắc đầu nói:
- Hiện giờ thì tôi hơi nhẹ lo, biết rằng người điên họ chỉ ở trong phòng bịnh, nhưng cũng lo sợ phập phồng, e cho họ sẽ phá cửa mà ra.
Phi giải thích:
- Không phải mỗi người mắc chứng bịnh thần kinh đều là nguy hiểm hết. Họ có đánh người chăng nữa, chẳng qua là hành vi tự vệ. Họ không thích kẻ khác cho họ là người điên.
- Người điên là điên chớ gì. Sao lại không nguy hiểm? Có điều rất đáng thương là mọi người rất thích trông thấy họ, có lúc một số đông người bu quanh họ dùng đá và đất mà chọi họ.
Phi vẫn lắc đầu cho rằng không phải như lão nghĩ, chàng cũng đồng tình với lão đôi chút, vì lão không biết rő. Chàng giải thích:
- Người mắc bịnh thần kinh họ không thích ai cho họ là người mắc bịnh, thật ra cũng là bịnh như những chứng bịnh khác. Có những chứng bịnh thật đáng thương, chúng ta cũng nên cảm thông cho họ.
Lão Vương gật đầu nói:
- Tôi đã hiểu. Chẳng qua mình chỉ sợ vu vơ đó thôi, có lúc cũng giựt mình, từ nay khi nghe nói đến người điên hay mang bịnh thần kinh thì phải sợ rồi.
Ph ithấy không thể giải thích cho lão Vương hiểu biết theo ý mình, chàng bčn thí dụ một cách khác:
- Theo ý chú, một người bị rắn cắn một lần, từ đó khi thấy sợi dây cũng cho là rắn. Vấn đề đó từ từ tập nó sẽ quen, đừng sợ hãi vô lý.
- Cậu Lê, cậu nói rất phải, nhưng không thể nào tôi tập cho quen được. Nếu tôi là cậu thì chẳng bao giờ tôi ở tại y viện đâu. Sao cậu không ở nhà viện trưởng? Nhà ông ta vừa rộng vừa sạch sẽ.
Phi thấy lão Vương chưa biết mình đang theo ngành y khoa, chàng cười cười nói:
- Chú Vương, chú không biết tôi đang mắc bịnh thần kinh hay sao?
Nghe chàng nói, lão Vương kinh sợ thất thần, dường như lão muốn đụng xe vào một căn phố. Lão mới trấn tĩnh lại, vừa thở vừa nói:
- Cậu Lê, đừng nói giỡn với tôi cậu, tôi sợ thật mà.
Phi thấy dáng điệu của lão, chàng cảm thấy ăn năn lời nói của mình, thiếu chút nữa lão đã gây nên họa, chàng tiếp:
- Ở tại y viện tuy khó chịu, nhưng gần biển nên được hưởng không khí rất tốt...
Lão Vương dường như đã hiểu biết đôi phần:
- Ŕ, phải rồi. Bởi cậu là một nhà văn, nên ở tại đây có nhiều tài liệu để viết văn chứ gì.
Phi cảm thấy hứng thú hỏi:
- Chú nghe ai nói tôi là nhà văn?
- Cô Tố Tố, sáng hôm nay cô ấy đã nói cho tôi biết. Lúc sáu giờ sáng là cô thức dậy sớm bảo tôi đi rước cậu. Hơn mấy tháng nay chưa một ngày nào tôi thấy cô ấy vui vẻ như hôm nay.
- Cô Tố Tố còn nói gì với chú nữa không?
- Cô nói, cậu đến để dạy Anh văn cho cô.
- Chắc cô ấy thích Anh văn?
- Cô ấy thích đi ngoại quốc. Bà chủ nói: Cậu Lục Cơ Thực đã đi Mỹ rồi. Ŕ, cậu Lê, chắc cậu đã biết, không thể cho cô ấy biết là cậu Cơ Thực đã chết.
- Hùng xưởng trưởng đã nói cho tôi biết điều đó.
Phi nghĩ thầm, vấn đề đó không biết sau nầy nó sẽ biến chuyển ra sao? Có một ngày nào đó nó sẽ lột trần sự thật, chưa biết Tố Tố sẽ ra sao? Nhưng tư tưởng của chàng không giống với những người khác, chàng có ý nghĩ nên cho Tố Tố biết rő sự thật để nàng không còn tưởng đến những chuyện siêu thực ấy nữa. Có thể nàng bị kích thích rất nặng, nhưng tâm bịnh của nàng nhờ đó mới có thể trừ tuyệt được căn.
Tuy nghĩ vậy, nhưng tạm thời chàng vẫn giữ bí mật, chờ có cơ hội tốt, chàng nhất định sẽ tiến hành giải pháp đó. Chàng không cam chịu thúc thủ để làm một giáo sư gia đình, mà phải quyết tâm trị bịnh thần kinh của nàng cho dứt tuyệt.
Xe vừa đến gần nhà họ Hùng, chưa rẽ vào nhà hai người đã nhìn thấy Tố Tố đang đứng trông. Chàng thấy nàng ăn mặc tuy bình thường, nhưng phong thái của nàng rất quý phái, trông nàng như một bức họa tuyệt mỹ.
Lão Vương ngừng xe lại, Hùng Tố Tố nhìn Phi dùng Anh văn nói:
- A, ông thầy, được mạnh giỏi.
Phi đưa tay bắt tay Tố Tố:
- Cám ơn cô đến tiếp rước tôi.
Lão Vương mở cửa cho Phi xuống, nàng nói:
- Chúng ta xuống đi một vòng chơi được không?
- Được chớ.
Phi vừa lên tiếng vừa bước xuống xe. Lão Vương lui xe lại chạy vào nhà xe. Phi vừa đi bên nàng vừa hỏi:
- Sao cô biết bữa nay tôi đến mà đón rước?
Tố Tố nhìn chàng tỏ vẻ hờn dỗi:
- Ba tôi cho biết. Tôi đón anh trọn buổi sớm mai vậy đó.
- Xin lỗi, tôi không biết cô đón tôi.
- Lão Vương hư quá đi, tôi tính tự mình lái xe đi rước anh, lão không chịu, nói xe đã hư rồi, phải đi sửa lại.
Phi hơi lấy làm lạ, chàng nghĩ: có lẽ Hùng xưởng trưởng đã giới thiệu mình cho nàng biết rồi. Bằng không, sao nàng biết mình ở tại đó mà đi rước? Tuy nhiên chàng giả vờ hỏi:
- Cô biết tôi ở đâu mà rước?
- Tôi hổng biết, mà lão Vương cũng không cho tôi biết.
Phi cảm thấy an lòng, chàng tính đến đây gạt nàng, bây giờ thì khỏi cần nữa. Nhưng chàng không dám nói thật với nàng.
- Tôi ở đậu với một người bạn, cô có đi đến thì cũng hơi khó, do đó mà lão Vương chẳng muốn cho cô đi đến đó chớ.
- Anh ở chung với anh Hoàng Thiên Phú phải không?
Phi cố ý cười cười hỏi:
- Cô nghĩ như vậy?
Nàng ngừng lại giây lát nói:
- Theo tôi nghĩ, nếu anh cùng ở chung với anh Phú, thì tôi không tiện rước.
Phi nghi rằng, nàng cho Hoàng Thiên Phú là y sĩ, nên nàng không muốn gặp:
- Tại sao vậy cô?
Tố Tố nói thẳng:
- Tôi không thích anh ấy.
- Lý do nào mà cô không thích, xin cho tôi biết với?
Tố Tố lắc đầu, nàng ngừng lại giây lát nói:
- Tôi cũng không biết tại sao? Có lẽ tại trực giác của mình không thuận mắt vậy thôi.
Phi cười lớn nói:
- Lý do đó cũng khá hay chớ?
- Anh cho là sai lầm chớ gì?
- Không đúng như cô tưởng. Thực ra tánh ý anh ta rất ngang tàng, rất nhiệt tâm, rất vui tánh có mặt anh không bao giờ buồn chán.
- Tôi tin lời nói của anh. Nhưng tâm tánh tôi lắm khi trái ngược lại, khi có ấn tượng về một người nào đó, tôi vẫn căn cứ theo trực giác.
- Lần đầu tiên cô gặp anh Phú, cô có ấn tượng thế nào?
- Ấn tượng thứ nhất của tôi chắc anh tức cười lắm.
- Vì lẽ gì mà đáng tức cười chớ? Tôi cũng có nhiều lúc có ấn tượng như cô vậy.
- Anh nói thật đó chớ?
- Tôi gạt cô để làm gì? Nếu mình muốn hiểu người đó thế nào, phải tiếp xúc và xem xét họ cho kỹ lưỡng, mới phán đoán họ được. Tôi với anh Phú sống gần nhau nhiều năm, tôi hiểu rő anh ấy hơn ai hết.
Tố Tố suy nghĩ giây lát nói:
- Căn cứ theo lời anh, tôi có đôi chút cảm tình với anh Phú. Ngày hôm đó nếu chỉ một mình anh ấy, tôi sẽ không đồng ý ảnh đưa tôi về nhà.
- Thế là tôi phải cám ơn cô đã vui lòng để tôi đưa cô về nhà.
- Tôi cám ơn anh mới phải chớ, tại sao anh lại cám ơn tôi? Tôi rất vui vẻ hôm ấy được gặp lại anh. Thứ nhất là anh gây cho tôi yên tâm đi về nhà, thứ nhì là, khi biết được anh, sau này sẽ nhờ anh dạy thêm Anh văn cho tôi.
- Khuyên cô khoan cám ơn tôi. Hôm qua tôi đã nói với Hùng xưởng trưởng, cô là một sinh viên tài cao về phân khoa văn học, có thể về sinh ngữ tôi còn phải học với cô là khác.
Nàng nguýt chàng và nũng nịu:
- Cái gì mà cao tài thấp tài, khó nghe chết đi được.
Hai người vừa đi vừa nói chuyện, họ đến nhà rất mau. Tố Tố về đến nhà trước, dắt chàng vào nhà khách, một người đàn bà khoảng năm, sáu mươi tuổi đứng đón họ trước cửa.
Phi nhìn thấy thì đoán người đàn bà ấy là má của Tố Tố, tuổi của bà đã già, nhưng nét đẹp của thời son trẻ vẫn còn phảng phất trong tư thái của bà. Tố Tố bước đến trước, ôm bà và giới thiệu cho Phi biết.
Phi khép nép cúi thân hình xuống thưa bác. Bà Hùng lộ vẻ vui cười nói:
- Chào mừng cậu Lê.
Tố Tố chau mày nói:
- Má, anh này tên Lê Dịch Phi, má nên gọi ảnh bằng tên nghe nó có vẻ thân thiện hơn.
Bà Hùng tỏ vẻ hiền dịu ôm con gái vào lòng nói:
- Này, cậu Phi xem, có phải Tố Tố nó kêu hỗn không? Ai đời dám gọi thầy bằng tên tộc.
- Thưa bác, chúng cháu là bạn học với nhau, cháu chỉ lớn hơn Tố Tố chừng một tuổi thôi, làm thế nào làm thầy cô Tố Tố được? Chỉ tuân theo lời bác trai muốn cháu đến giúp đỡ cho Tố Tố, có thể trong vài ba hôm trong gia đình không vừa ý cháu cũng chưa biết chừng.
Bà Hùng mời Phi ngồi xuống và nói:
- Cậu đừng quá ngại ngùng, chúng ta đều là người trong gia đình với nhau, ông nhà tôi xét và chọn rất kỹ, mới mời cậu đến giúp đỡ, gia đình tôi cám ơn cậu vô cùng.
Phi vẫn biết lời của bà Hùng là lời xã giao bên ngoài, nhưng chàng gật đầu nói:
- Bác yên lòng, cháu sẽ nguyện tận lực với sức mình.
Lão Vương mang hành lý của chàng vào, Phi đứng dậy để nhận những vật dụng của chàng, Tố Tố bước đến trước cản trở:
- Anh để tôi đi sắp đặt chỗ ở cho.
Nàng nói xong, bčn hướng dẫn lão Vương đi vào phía sau. Bà Hùng nhìn theo bóng con gái, trên môi bà nở nụ cười thỏa mãn. Bà khẽ nói:
- Nhờ hôm nay cậu đến, nên con Tố Tố nó vui vẻ đáo để.
- Tố Tố sống rất lạnh lùng, bác cũng nên tìm người bầu bạn với cô.
- Trước đây có con chị em bạn dì với nó đến bầu bạn ít hôm, nhưng tối ngày chị em nó không nói chuyện với nhau một tiếng nào, Tố Tố không mấy thích cô em bạn dì, nên con nhỏ lặng lẽ ra về. Ngày hôm kia tôi có viết thư mời đến, cũng không được tin trả lời. Theo tôi thấy Tố Tố nó rất mến cậu, cậu mới đến mà tinh thần của nó vui hơn trước nhiều.
- Cô Tố Tố không thích y sinh, tôi chỉ sợ e...
Bà Hùng đoán biết Phi sắp nói gì, bà nói trước:
- Tạm thời đừng cho nó biết, sau này thân thiện nhau, chừng đó nó có biết cũng không sao.
Phi gật đầu tỏ vẻ đồng ý. Bà Hùng thở dài và lắc đầu nói tiếp:
- Tôi chỉ có mình nó là gái, năm qua dự tính sau khi nó tốt nghiệp sẽ cho nó xuất ngoại du học. Cũng không yên lòng cho một mình nó sống ở nước ngoài, vì từ nhỏ đến lớn nó chưa hề rời khỏi gia đình. Sau đó nó gặp Cơ Thực. Tôi không hề biết chúng nó bàn chuyện yêu đương những gì, nó cũng chưa từng dắt bạn trai nó về nhà cho cha mẹ biết, cũng không nói với tôi là chúng đã yêu nhau. Sau nầy tôi biết được thì không đồng ý, có nhiều lần rầy la nó, thành ra tình mẹ con bớt đi trìu mến. Ông nhà tôi thì khuyên đừng ràng buộc việc hôn nhân của con cái, bởi nó đã thành niên rồi, thì để tự nó chọn lấy bạn trăm năm. Kế đến, thằng Cơ Thực, xẩy ra chuyện không may đó.
Nghe đến đây Phi hỏi:
- Anh Lục Cơ Thục chưa đến nhà bác lần nào?
Bà Hùng lắc đầu nói:
- Theo lời Tố Tố thì Cơ Thực rất bận nên không thể đến được, thường lái phi cơ bay đi các nước ngoài. Chỉ có một lần Cơ Thực mời vợ chồng tôi đến Đài Bắc đãi một bữa cơm, đối với Cơ Thực tôi cũng hài lòng, bởi Cơ Thực rất chững chạc và hiên ngang, xứng đáng một người thanh niên kiểu mẫu, Cơ Thực với Tố Tố rất khắng khít, tôi cũng được chút yên tâm nhưng lần gặp gỡ đó không quá một tháng sau...
Bà Hùng nói đến đây, đôi mắt của bà đỏ hoe lên. Trong lúc đó, lão Vương mang bao hành lý thứ hai của Phi vào. Tố Tố nhẩy nhót đến trước mặt Phi nói:
- Hoan nghinh cái phòng của anh, vào mà xem.
Phi vừa đứng lên, muốn nói những gì với bà Hùng, nhưng bà hướng sang Tố Tố nói:
- Con dắt anh Phi vào xem phòng đi, má xuống nhà bếp coi đầu bếp họ cho ăn gì đây.
- Thưa bác, xin bác chớ xem cháu như khách.
- Được rồi, cậu cũng đừng câu nệ lắm, xem nhà nầy như nhà cậu vậy. Bởi chúng ta không phải là người ngoài. Tố Tố với Bân Bân tụi nó cùng học chung lớp trung học, sau này mới chia tay nhau.
Tố Tố dắt Phi đến một gian phòng chót bên mặt. Nàng nói:
- Anh đừng lưu tâm đến má tôi cho lắm, ba mong cho khách đến nhà để bàn chuyện suốt ngày, việc của bà nói tối ngày cũng chưa hết nữa.
- Tôi rất vừa ý bác gái, căn cứ theo lời cô nói, có ấn tượng tốt hay không là gặp nhau trong lần thứ nhất. Bà thật là một bà mẹ tốt.
Tố Tố cười lớn lên, nàng rất thích nghe Phi khen mẹ. Hai người cùng đi đến cuối dẫy hành lang, nàng đưa tay đẩy cửa phòng, quay lại nói với Phi:
- Gian phòng này của anh đó.
Phi bước vào phòng, chàng có cảm giác rất thích hoàn cảnh này. Trong gian phòng có bẩy, tám vị trí, trừ chiếc giường một người nằm, còn có một bàn viết, một tủ sách lớn kê sát bên tường, phía sau là cánh cửa sổ lớn bằng kiếng, nhìn ra phía xa xa, khỏi vườn hoa là đến chân rặng núi xanh. Phía dưới cửa sổ có bộ ghế sofa và ghế mây.
Phi ngỏ lời khen ngợi:
- Cảnh này đẹp quá, chắc thư phòng của bác trai hả cô?
- Hổng phải đâu, phòng của anh cả tôi, khi ảnh xuất ngoại, lắm lúc ba tôi đến đây ngồi một mình nghĩ ngợi, ông không đọc sách cũng không viết lách gì cả.
Phi tỏ ra hiếu kỳ hỏi:
- Vậy bác làm gì ở đây?
- Ba tôi cũng như tôi vậy, lại đây ngồi trên ghế xoay tới xoay lui chơi, ông nói nơi đây an nghỉ rất lý tưởng, nhưng tôi thì nghĩ khác, có lẽ ông đến đây để tránh nghe má tôi tụng kinh.
Phi cười cười nói:
- Cô quá vő đoán rồi đa, làm một vị xưởng trưởng đâu phải dễ, hằng ngày biết bao sự tình, tiếp xúc biết bao người để giải quyết chuyện khó khăn.
- Phải rồi, anh làm nam giới nên luôn luôn binh thuyết của phái nam.
- Chỉ nói chuyện công bình mà nghe vậy. Nhưng tôi tới đây chiếm căn phòng của bác trai, rồi phải làm sao đây?
- Tôi chẳng đã nói với anh, lắm khi ngẫu nhiên ba tôi đến đây ngồi chơi vậy thôi. Bình thường thì công việc của ông rất nhiều, lắm lúc đến nửa đêm mới về nhà.
Phi nhìn vào chiếc giường ngủ sửa soạn tươm tất, chàng tỏ ra không được yên lòng:
- Cám ơn cô lo lắng chỗ nghỉ ngơi của tôi rất chu đáo.
- Chỉ là lần đầu thôi, từ nay anh tự lo liệu lấy.
- Sợ một mình tôi không bao giờ lo được chu toàn như vầy chớ.
Tố Tố đứng dậy đến bàn viết:
- Tôi cũng chỉ làm siêng được một lần này, lọ hoa trên bàn viết cũng do tôi cắm vào đấy.
Trong lọ hoa có một bó hoa Mai Quế, gồm đủ màu sắc, Phi nhìn vào vườn hoa thấy hoa Mai Quế đang rộ nở màu sắc rực rỡ:
- Cám ơn cô, tôi nhìn vườn hoa đủ màu sắc tươi đẹp này cùng đủ rửa mắt rồi, từ nay cô khỏi bẻ nó mà cắm vào lọ.
Tố Tố cười cười nói:
- Thưa thầy, được rồi. Thầy hãy nghỉ đi. Có lẽ thầy còn lo sửa soạn thêm cho gian phòng được vừa ý. Nếu cần cứ gọi lão Vương đến để sai bảo lão làm giúp cho.
Phi liếc nàng và nói:
- Thôi, như vầy cũng quá tươm tất rồi. Cô sắp xếp rất vừa ý tôi.
Tố Tố bỗng nhiên mặt đỏ bừng, nàng muốn nói gì, nhưng không nói ra lời, nàng chỉ cười cười và đi thẳng ra cửa phòng, thuận tay khép cửa lại.
Phi bước lại cửa sổ nhìn màu sắc của vườn hoa, nhưng trong đầu chàng chỉ nghĩ đến tiếng nói giọng cười của Tố Tố. Nếu chàng không biết nàng có bịnh, chàng không bao giờ đoán được tinh thần nàng mất bình thường. Nàng đối xử với chàng rất đẹp, có lẽ từ nay căn bịnh của nàng sẽ dễ trị hơn.
Chàng cảm thấy vừa ý với hoàn cảnh mới này, cũng như ưa thích nơi trú ngụ này. Nhất là nơi đây tự học rất thích hợp, chàng có thể lợi dụng hoàn cảnh này để tự mình học thêm. Từ ngày nghe Khưu viện trưởng ngỏ lời, sẽ cho chàng học phí để xuất ngoại, trong lòng chàng luôn luôn nghĩ đến chuyện ngoại quốc xa xăm. Nếu chẳng phải vì hoàn cảnh thì mộng xuất ngoại của chàng đã thành tựu rồi. Nhưng chàng rất dč dặt, khi mình chưa thành công thì không bao giờ cho người ngoài biết. Sau khi chàng đến nhà họ Hùng, chàng rất cám ơn Khưu viện trưởng, trừ vấn đề trị bịnh cho Hùng Tố Tố ra, chàng cảm thấy là nơi thuận tiện cho việc học thêm.



tinhbanvatoi

Chương 12


Tố Tố có hai anh trai và một em trai. Anh cả của nàng sau khi tốt nghiệp đại học đã xuất ngoại du học rồi, người anh ba còn đang nghiên cứu tại một phân khoa đại học ở quê nhà, em trai của nàng cũng vừa thi đậu vào đại học một năm, đang ở nội trú tại trường.
Riêng Tố Tố bầu bạn mẹ nàng tại nhà. Trong nhà còn có lão tài xế họ Vương và cô tớ tên A Kim. Thường ngày Hùng xưởng trưởng ra đi từ sáng sớm, có lúc về ăn cơm trưa, ít khi về ăn cơm tối tại nhà. Do đó trong nhà rất đơn giản và yên lặng.
Ngày Phi đến, ông ta về ăn cơm tối tại nhà với Phị Nhưng hôm sau ông ta ra đi từ sáng sớm. Hùng xưởng trưởng không hề bàn đến bịnh tình của Tố Tố với Phi, bởi trên nguyên tắc, ba người đã bàn tại xưởng hôm nọ rồi.
Sáng hôm sau Phi dùng xong điểm tâm, chàng đang suy nghĩ bài để dạy Tố Tố. Nàng cũng thức sớm đến chào hỏi chàng:
- Ông thầy thức sớm ghê, tôi tưởng thầy còn ngủ chớ.
- Tôi thức sớm để tản bộ một vòng ngoài hoa viên.
- Nghe A Kim nói, anh ăn điểm tâm sớm, phải làm thức ăn sớm anh dùng.
- Hay lắm, trong quân đội lúc nào cũng dậy sớm và dùng điểm tâm sớm nên đã thành thói quen.
- Nhà chúng tôi vào buổi sáng không ai làm rộn ai, ba đi làm việc, má niệm kinh, A Kim quét dọn nhà cửa, lo bữa ăn sáng.
- Còn cô, bình thường thì làm gì?
Tố Tố nhoẻn miệng cười:
- Tôi thì chuyên môn ngủ nướng, bình thường đến chín giờ mới dậy.
- Thật cô có phước ghê! Xin lỗi có lẽ tại tôi mà hôm nay cô phải dậy sớm.
- Không phải đâu, tại gần đây tôi thức rất sớm để viết thư cho Cơ Thực chớ.
Phi nhìn nàng tỏ vẻ thương hại, chàng cảm thấy nàng là một cô gái si tình. Nhưng chàng chưa biết phương thế nào giúp cho nàng thoát khỏi trạng thái đó. Thượng Đế cũng khó mà giúp cho nàng được, vì Thượng Đế cũng khó mà giúp cho Cơ Thực sống lại.
Chàng hỏi:
- Anh Cơ Thực không có gởi thư cho cô sao?
- Không anh ấy không hề viết thư, ảnh nói viết thư còn khó hơn lái phi cơ nữa.
- Làm sao cô biết Cơ Thực đã nhận được tin của cô?
- Khi chàng về thì gọi điện thoại cho tôi biết. Khi chúng tôi gặp nhau thì ảnh cho biết đã nhận được thư của tôi tại đâu. Chàng rất thật tình cho tôi biết mọi việc, thậm chí chàng còn nói thường cùng các cô chiêu đãi hàng không đi khiêu vũ. Bất cứ việc gì, anh ấy cũng thú thật với tôi cả.
Phi tỏ vẻ cảm kích nói:
- Tôi cũng ước mong sao được gặp mặt ảnh một lần.
Tố Tố mở to đôi tròng mắt vẻ tin tưởng nói:
- Lần sau anh ấy về thì nhất định sẽ gặp anh. Anh ấy rất tốt, mỗi lần về đều mua những đồ chơi lạ của các nước ngoài tặng tôi.
Phi xét thấy cô ta vừa thật tình vừa nuôi dưỡng mối thâm tình, chàng than thầm, tại sao thượng đế lại nỡ đối xử với nàng quá khắc nghiệt. Có người nói thượng đế không hề nghĩ đến những tình nhân phản bội nhau, nhưng tại sao ông lại nỡ cướp đi tình nhân của người? Chàng nghĩ tội nghiệp cho nàng, nhưng không biểu lộ ra sắc mặt.
Nàng vẫn tin tưởng hỏi:
- Tiếc gì gần đây anh không thể gặp được Cơ Thực.
- Tại sao vậy cô?
- Bởi gần đây anh ấy thường bay các đường bay ngoại quốc. Nhân đó má tôi bảo phải học thêm Anh văn để xuất ngoại, chắc chắn ra nước ngoài sẽ gặp ảnh.
Phi không biết nói gì hơn, chỉ gật đầu thuận theo ý kiến của nàng. Tố Tố lại nói tiếp:
- Tôi muốn học Pháp văn và Tây Ban Nhạ Nghe ba tôi nói, anh rất giỏi Pháp và Đức văn.
- Tôi không biết chữ Tây Ban Nha, chỉ biết Pháp và Đức văn sơ xài thôi, nếu cô thích hai loại chữ này, chúng ta cùng nghiên cứu.
- Được rồi, học Pháp văn đi, lúc tôi học cấp ba tôi có học Pháp văn, nhưng sau này lại bỏ trôi đi.
- Cô muốn học về Anh văn hội thoại không?
Nàng gật đầu tỏ vẻ đồng ý rồi nói:
- Sự sắp xếp bài học là do giáo sư lo liệu, ngày nay tôi đi chợ mua gì đãi thầy, ngày mai sẽ khởi đầu học.
- Dùng được một bữa cơm do chính tay cô nấu nướng cũng là một diễm phúc rồi. Cần tôi theo bầu bạn cùng cô để mua đồ không?
Nàng nheo mi mắt tỏ vẻ cao hứng:
- Tôi tính bảo A Kim cùng đi, bây giờ anh đi thì càng hay.
- Tôi chỉ đi cho có bạn cùng cô thôi, chớ không mua gì cả, cũng như tôi chưa bao giờ đi đến chợ bán thức ăn.
- Nói thật, tôi không biết nấu ăn, chỉ vì mình chuẩn bị xuất ngoại, nên phải tập nấu nướng một vài món. Nếu không biết gì, khi bạn bč ngoại quốc họ bảo mình biểu diễn một vài món ăn Trung Quốc rồi biết làm sao đây?
Tố Tố nói xong bčn đi lên lầu thay y phục, Phi nhân cơ hội đó gọi điện thoại cho Phú. Bởi sáng nay chàng sẽ nói chuyện với Phú về vấn đề ước hẹn vũ hội, nhưng thời gian đã qua rồi, Phú vẫn lặng lẽ không cho biết, vì cuộc hẹn ước đi vũ hội với Phú, Phi lại quên phứt, mới đến nhà Tố Tố nên đi chơi suốt đêm, khi về đến nhà Phi mới nhớ. Chàng phải gọi điện thoại để giải thích lý do, bằng không anh em sẽ hiểu lầm nhau. Nhưng, điện thoại gọi không được, chàng đứng chờ giây lát, thì Tố Tố đã thay đồ xong, nàng vừa đi xuống lầu.
Xe lão Vương vừa về đến, Phi lên lái xe cùng đi với nàng. Đến nơi bán rau cải của chợ Đạm Thủy, chàng để cho Tố Tố xuống mua rất lâu, nhưng không mua được món nào cả. Chàng không ngại phải xách giỏ cho nàng, Phi bước xuống xe, vào chợ mua rau cải giây lát thì vật thực đầy giỏ.
Phi đi chơi suốt ngày cùng Tố Tố nhưng chàng không hề đá động đến căn bịnh của nàng, nàng cũng không đề cập đến. Chàng xét thấy Tố Tố là cô gái đáng yêu về mọi mặt, nàng rất dịu hiền, không như những con nhà giàu khác, có tánh tự kiêu tự đại. Khi về đến nhà Tố Tố hợp cùng A Kim xuống nhà bếp làm cơm.
Phi trở về phòng mình, chàng lục lạo trong tủ sách xem đựng những sách gì, phân nửa thuộc loại số và lý học, phần văn học không có bao nhiêu. Loại sách này có lẽ do Hùng xưởng trưởng và anh cả của Tố Tố muạ Nhưng loại sách này, đối với Tố Tố không mấy công dụng. Chàng quyết định phí một thời gian để dọn những sách của chàng đến đây, ngoài ra còn đến thư viện mượn một số sách để khảo cứu về vấn đề du học ngoại quốc.
Đối với việc bài vở để dạy thêm cho Tố Tố, chàng nhận thấy Pháp văn của mình rất yếu, thời gian không cho phép mình hy vọng học hỏi thêm được gì. Gia đình nàng yêu cầu chàng đến cũng không phải cần để dạy dỗ cho nàng, nên chàng miễn cưỡng mà đáp ứng đó thôi. Phần Anh văn tuy chàng không mấy thích, nhưng được ở trong quân đội một thời gian, có nhiều dịp tiếp xúc với người Mỹ, nên về phương diện đối thoại chàng có thể giúp nàng được.
Chàng ngồi xuống bàn viết, tìm ra một sáng kiến để khởi dạy cho Tố Tố. Nhưng khi chàng vừa cầm viết thì bà Hùng vào phòng chàng. Phi đứng dậy chào bà, bà Hùng ra dấu cho chàng ngồi xuống, bà cũng ngồi xuống ghế sofa nói:
- Tệ quá, sáng nay tôi không xuống lầu để thăm hỏi cậu, bởi mỗi buổi sáng nào tôi cũng niệm kinh trước bàn Phật.
- Thưa bác cháu ở đây cũng tốt lắm rồi.
- Bộ cậu cùng Tố tố đi chợ mua đồ à?
- Dạ phải, cháu hỏi cô đi theo, cô đồng ý cho đi.
- Có cậu đón đưa nó tôi rất vui. Tuy nó đã lớn rồi, nhưng nó chưa đi chợ mua thực phẩm lần nào.
- Cháu cũng không biết mua thức ăn, bất quá lái xe cho cô đi mà thôi.
- Đi đường cậu với nó nói những chuyện gì?
Phi dừng lại giây lát, bčn đem tất cả câu chuyện nói với nàng mà thuật lại cho bà Hùng nghe.
Bà Hùng gật đầu, rất vui vẻ nói:
- Hai ngày nay cậu đến đây, cũng là hai ngày nó vui vẻ nhất.
- Thưa bác, trong mấy tháng nay tâm tình của Tố Tố vẫn phiền muộn lắm sao bác?
Bà Hùng nghĩ ngợi giây lát nói:
- Cũng có lúc tinh thần nó vui vẻ, nhưng buồn bực thì nhiều hơn. Trong lúc nó buồn bực thì suốt ngày nó chẳng xuống lầu, chỉ nằm tại phòng mà viết thư.
Dịch Phi muốn nói cho bà biết, không phải hai ngày nay có mặt chàng mà nàng vui, nhưng cũng vì chàng đến để giúp cho nàng biết thêm ngoại ngữ để sớm xuất ngoại mà gặp Cơ Thực. Nhưng chàng xét kỹ không nói rő ra thì càng tốt hơn. Chàng chuyển sang chuyện Tố tố chọn Pháp văn và chàng cũng đang soạn bài dạy nàng.
Trái lại, bà Hùng không tán thành ý chàng:
- Chắc cậu biết ý gia đình chúng tôi, không phải muốn Tố tố nó học nhiều hay ít, mà hy vọng căn bịnh của nó được sớm lành.
Phi gật đầu nói:
- Cháu đã hiểu, nhưng theo ý của Tố Tố lại cho đây là đúng. Theo cháu xét thấy như vậy cũng hay, cô chỉ để tâm vào vấn đề học vấn, để tinh thần không giao động bởi những vấn đề khác.
Bà Hùng vẫn lắc đầu không tán thành:
- Theo ý tôi, cần cho nó có được nhiệt tâm vui vẻ. Không cần phải làm gì khác nữa. Tánh nó không nhớ mãi chuyện đó, trong ba bốn ngày nó sẽ quên đi.
- Thưa bác, theo cháu nghĩ, cô nên làm những công việc khác. Nhờ nhiệt tâm của cô mà chóng quên những điều suy nghĩ trong lòng. Bác nên yên lòng cháu không hề thảo luận những chuyện tình cảm khác với cô, chỉ chú ý việc cho cô quên đi vấn đề tình yêu cũ.
Bà Hùng lặng lẽ giây lát, nói:
- Tố Tố nó gặp thằng Cơ Thực, chắc kiếp trước nó có dây oan nghiệt! Từ ngày nó mang bịnh đến nay, tâm tánh nó thay đổi rất nhiều. Lúc trước tâm tánh rất dịu hiền hòa thuận. Hiện giờ có lúc nói năng càng không sợ tội lỗi, có lúc không kể đến ai cả, tự mình đóng chặt cửa lại, tự giận lấy mình. Có lúc sẽ lén một mình ra đi cả ngày mới về nhà. Trước đây mấy hôm, bỗng tự lái xe ra đi, khiến tôi ở nhà lo lắng muốn đứng tim.
Phi an ủi:
- Xin bác đừng bận tâm lắm, theo cháu nhận xét, cô Tố Tố sẽ bình phục ngày gần đây. Tôi cố gắng chiếu cố đến cô, chắc chắn không phát sanh những việc như lúc trước nữa.
Bà Hùng thở dài, gật đầu nói:
- Tôi cũng nghĩ như vậy mới giao nó cho cậu. Lúc rảnh, cậu nên dắt nó đi du ngoạn, lúc nào xe cũng dành sẵn tại nhà, bảo lão Vương lái đưa đi, hoặc cậu tự lái mà đi, chỉ một điều là đừng để cho Tố Tố lái, không may nó gây ra tai nạn thì khó lòng lắm.
- Xin bác yên lòng, cháu biết điều đó. Cháu sẽ thường xuyên báo cáo tình hình của cô Tố Tố cho bác biết.
- Cậu đừng quá dč dặt, chúng ta cùng là người nhà cả, Tố Tố hiện giờ nó là học trò cậu, vậy cậu nên gọi nó bằng tên nghe đẹp hơn. Lúc tôi còn nhỏ, thường lấy giấy viết tên của bọn trẻ nhỏ dán lên vách, khi nghe gọi tên của đứa nào thì dễ nhận ra đứa đó. Cậu là người biết chuyện đừng cho lời tôi nói đó là cũ kỹ nhé?
- Cháu đâu dám, lúc cháu còn nhỏ thì gia đình cháu cũng làm như vậy chớ.
Bà Hùng chuyển sang vấn đề khác:
- Ŕ, Bân Bân chừng nào về Đài Loan? Có tin gì chưa?
Phi lộ vẻ không được vui, chàng gật đầu:
- Thưa có, cháu nghe nói sẽ về ngày gần đây.
- Không xác định ngày nào về sao?
Phi lắc đầu nói:
- Cháu không được biết, điều đó dường như do Khưu bá mẫu quyết định. Chắc là trước ngày nghỉ hč.
- Có phải Bân Bân về lần này, cháu với nó sẽ tuyên bố kết hôn với nhau không?
Phi không muốn bàn đến vấn đề đó, dường như mọi người thẩy đều xem như vậy, họ cho rằng chuyện ấy đã quyết định rồi. Nhưng chính chàng là người trong cuộc không biết phải nói thế nào, chàng chỉ trả lời theo sở thích của chàng:
- Bác Khưu viện trưởng chỉ hy vọng cháu xuất ngoại trước kỳ nghỉ hč, thì chuyện hôn nhân của cháu chưa tính đến.
- Tố Tố với Bân Bân bọn nó rất thích nhau lúc bé, mong cho cuộc hôn nhân của cậu với nó sớm thành tựu để uống rượu mừng, tôi tin rằng, Bân Bân nó rất vui vẻ.
Phi cũng thuận theo bà Hùng:
- Đương nhiên rồi, nhưng điều đó cháu thấy còn thiếu.
Tố Tố từ bên ngoài đi vào hỏi:
- Thiếu phần việc gì của ai?
Bà Hùng nhìn con gái cười cười nói:
- Thiếu con chớ ai!
Tố Tố vào phòng và hỏi bà Hùng:
- Má nói gì con không hiểu?
- Má hỏi anh Lê của con chừng nào kết hôn với Bân Bân, để khuấy rối đôi tân lang và giai nhân một ly rượu mừng.
Phi lấy làm khó chịu. Tố Tố nhìn Phi nói:
- Nhất định phải mời tôi làm dâu phụ mới được à?
- Tôi rất mong muốn được cô đồng ý chớ.
Tố Tố hướng sang bà Hùng:
- Má à, con có một việc khó, muốn nói lại với mà lo giúp.
- Con có việc gì mà gọi là khó khăn?
- Con nướng thịt sao nó khét hết, má có cách gì giúp cho không?
Bà Hùng nghe nàng nói bà tức cười, bčn đứng lên đi xuống nhà bếp. Nàng đợi cho mẹ đi khỏi rồi, bčn nhỏ giọng:
- Anh đừng có cười, anh có biết tại sao thịt nướng lại khét lẹt hết không?
- Có lẽ tại cô nướng quá lâu, hoặc quá nhiều lửa.
- Tại tôi gọi điện thoại cho ba, mời ba về ăn thịt nướng, không ngờ hư tất cả rồi.
- Có lẽ tại cô đi gọi điện thoại, khi trở về nhà bếp thì thịt đã cháy hết phải không?
- Khi gọi điện thoại, tôi nghe mùi khét, mới buông điện thoại xuống, không kịp nói gì hết, chắc ba tôi không hiểu chuyện gì.
- Còn A Kim đâu? Chắc cô ấy không có ở nhà bếp?
Tố Tố cúi mình xuống nói nhỏ:
- Đừng nói cho má tôi biết. Khi về đến nhà, mới phát hiện ra mình không mua hành, tỏi và gừng, nên sai A Kim đi mua đó chớ.
Phi vừa cười vừa gãi đầu nói:
- Chẳng những là cô, mà tôi cũng quên mua luôn, vậy mà cứ nhớ mãi xem có quên gì không, ai ngờ quên mua đồ gia vị.
- Tôi còn tính gọi điện thoại mời bạn anh nữa chớ.
- Hoàng Thiên Phú hả?
- Phải, nhưng tôi không can đảm gọi điện thoại.
- Cô không muốn anh ấy biết cô nướng thịt khét à?
- Không muốn. Cũng không muốn ngửi cái mùi trên cơ thể của anh ta.
Phi cười cười hỏi:
- Mùi vị gì trên người anh ta?
Tố Tố nói thẳng:
- Mùi thuốc chớ gì, anh biết tôi không thích y sĩ mà.
Nghe Tố Tố nói Phi hơi kinh ngạc, không hiểu do đâu nàng biết Phú là y sĩ? Chàng hỏi lại:
- Người ta cho cô biết anh ấy là y sĩ, hay là cô ngửi trên mình anh ta mà biết được?
Nàng vẫn thản nhiên nói thẳng:
- Đương nhiên là mùi thuốc nó bay ra, nếu anh không phải là bạn tốt, tôi cũng không nghĩ đến việc mời anh nữa.
Phi bước tới trước mặt nàng cười cười nói:
- Đâu cô nghe tôi coi có mùi thuốc không?
Tố Tố vẫn giữ nụ cười tự nhiên nói:
- Cũng có mùi thuốc chút chút thôi.
- Đúng vậy thì tôi không được cô hoan nghinh rồi?
- Sao? Tôi chỉ không thích y sĩ, chớ không phản đối người học về y khoa. Anh cũng không phải đến trị bịnh cho tôi, anh là giáo sư của tôi mà.
Phi không ngờ mới qua ngày thứ hai mà đã bị lộ, thái độ của Tố Tố không hề ghét chàng. Chàng bạo dạn hỏi thêm:
- Trong trường hợp nào cô biết tôi học y khoa?
Tố Tố lại tỏ vẻ trào lộng:
- Điều đó rất bí mật, ai muốn hiểu điều bí mật đó thì phải trả giá hẳn hòi.
- Cô cho tôi biết đi, tôi sẽ lãnh mời khách.
- Hay lắm, tôi cho anh biết, anh phải giữ bí mật nhé.
- Đương nhiên, tôi xin thề không nói lại với ai.
- Đó là chuyện trước đây. Có một ngày bác Khưu đến nhà uống rượu với ba tôi. Bác Khưu nói, ông chỉ có một đứa con gái, hy vọng tìm được một chàng rể xứng đáng để nối nghiệp ông. Tiếp theo đó, ông cho biết hôm nay ông đã tìm ra rồi. Ba tôi hỏi người ấy là ai? Ông nói là anh, nhưng tôi không hề chú ý đến tên tuổi. Khi anh đưa tôi về nhà thấy thái độ của ông và ba tôi đối với anh, tôi mới quả quyết người đó là anh.
Phi nghe nàng nói, chàng cảm thấy rất khó xử cho mình. Chàng đã có ý định không hề giải thích chuyện đó, bởi ai ai cũng xem chàng là người thừa kế cho Khưu viện trưởng, chàng càng giải thích, trái lại càng chọc cười cho người khác nữa. Nhưng Khưu viện trưởng đã thân mật mà đề cập về chàng với Hùng xưởng trưởng, Tố Tố đã nghe, nên chàng không thể nói khác được. Do đó, chàng trịnh trọng nói:
- Tố Tố, điểm chính trong việc này Tố Tố chịu nghe ý kiến tôi trình bày không?
Thái độ nghiêm chỉnh của chàng, Tố Tố cũng muốn nghe chàng nói rő. Nàng gật đầu, ngồi xuống ghế sofa, chàng nói tiếp:
- Đối với việc này tôi rất cảm kích Khưu viện trưởng. Tôi vốn là một học sinh nghčo, được viện trưởng muốn giúp cho tương lai của tôi, điều đó thật muốn cũng không được. Nhưng, tôi e mình không thể tiếp nhận được.
Tố Tố lấy làm lạ hỏi:
- Tại sao vậy? Anh không yêu Bân Bân sao?
- Chẳng dấu gì cô, tôi tuy nghčo nhưng cũng có lòng tự tôn, tôi cũng không biết mình có yêu Bân Bân hay không, nhưng tình yêu với lòng tự tôn nó đang xung đột nhau, tôi phải tự chọn lấy đường đi cho mình. Tôi thấy con đường trong tương lai rộng thênh thang, muốn thành công là một vấn đề khó khăn, nhưng mình phải tự phấn đấu, tôi không muốn nhận sự thành công không nhọc mệt do người khác ban cho.
- Tôi đồng ý với anh điều đó, thái độ của anh rất đúng. Nhưng, nếu Bân Bân thật dạ yêu anh, anh lại không lưu ý đến nàng, thành ra anh phụ nàng sao?
- Đương nhiên tôi không thể phụ nàng một cách vô cớ. Tôi suy nghĩ rất kỹ, khi nàng về nước, tôi với nàng cùng tiếp xúc mất nhiều thời gian, sau đó, tôi sẽ yêu cầu Khưu viện trưởng, xin cho phép tôi được tự tạo lấy sự nghiệp riêng mình. Nếu tôi với Bân Bân không hợp nhau thì có nói thêm gì cũng thừa.
- Anh chưa đề cập ý kiến đó với bác Khưu sao?
Phi lắc đầu nói:
- Chưa, tôi không muốn cho ông cảm thấy khó chịu, theo tôi nghĩ, vấn đề này do nơi Bân Bân quyết định, nếu cô thấy chẳng yêu tôi, thì ý kiến của tôi đối với Khưu viện trưởng có ích gì.
Nàng tỏ vẻ đồng ý:
- Ý anh rất đúng, nếu tôi là anh thì vẫn nghĩ như vậy. Nhưng anh có thể đứng về phía bên kia mà nghĩ xem sao.
- Cô nói nghĩ cho ai?
- Tôi muốn nói bác Khưu, nếu đứng về phía bác Khưu, anh nghĩ thử, Khưu bá bá sẽ buồn phiền đến mức nào.
- Tôi đã nói, không bao giờ tôi chủ quan để người khác vì tôi mà phải thất vọng.
Nàng đứng dậy, nở nụ cười nói:
- Anh cũng đừng để cho tôi phải thất vọng, tôi đang hy vọng làm cô dâu phụ đây.
Nàng nói xong, vội vàng bước đi, Phi nhìn theo bóng nàng, Phi thầm nghĩ, những chuyện vừa nói với nàng, chàng đã dấu trong đáy tim từ lâu, không hề nói cho ai nghe, tại sao hôm nay tình cờ lại nói cho Tố Tố nghe?



tinhbanvatoi

Chương 13


Đúng như sự tiên liệu của Phi, Tố Tố rất chuyên cần học. Mỗi ngày nàng học hai giờ Pháp văn, một giờ Anh văn đối thoại. Ngoài giờ đó thì nàng dạo chơi và chuyện trò, có lúc nàng đọc sách và viết thự Nàng ít khi một mình đi ra ngoài.
Một tuần lễ, Khưu viện trưởng đến thăm bịnh nàng một lần, lâu dần nàng cũng bớt sợ về cách chữa trị bằng y khoa.
Từ ngày Phi và Tố Tố bàn việc hôn nhân của chàng một lần, nàng đối đãi chàng rất thân thiết, chàng cũng không hề nhắc đến vấn đề tình yêu của nàng. Nàng rất đồng ý với quan điểm và hành động của Phị Ngoài giờ học ra, nàng ít khi khuấy phá chàng, nàng để cho chàng có thì giờ học thêm. Tuy nàng cố gắng học hỏi, nhưng xét thấy trí nhớ mình rất kém.
Nàng ít hay đi ra ngoài một mình, chỉ đến ngày cuối tuần em trai nàng về nhà, cả ba người cùng lấy xe đi du ngoạn Đài Bắc, xem điện ảnh, xem vũ hội, nghe ca hát, sau đó đưa em nàng trở lại trường học.
Trong gia đình xem bịnh trạng của nàng đều tỏ vẻ lạc hoan, thấy tâm tánh nàng đã trở nên bình thường, cơ thể càng mạnh khỏe. Nếu tình trạng đó tiến dần, thì không bao lâu nàng sẽ mạnh lành như cũ.
Riêng Phi không tin bịnh nàng đã giảm như người trong gia đình. Chàng đã tiếp xúc rất nhiều với nàng, chàng không thể hiểu theo người nhà nàng đã hiểu. Mỗi tuần ít lắm cũng có hai ngày chàng bầu bạn với nàng đi du ngoạn Đạm Thủy. Tự nàng đến thùng thư bỏ thư gửi cho Cơ Thực. Một lần gởi thư bằng đường hàng không, chính nàng bỏ vào thùng thư, khi nghe tiếng bao thư rớt xuống đáy thùng nàng mới yên lòng.
Có lần nàng hứa với chàng cùng đi đến công ty hàng không dân sự để tiếp xúc với ông giám đốc là Khương Lao để hỏi thăm về tin tức của Cơ Thực. Dĩ nhiên ông này biết rất nhiều về nàng, nên ông ta không bao giờ nói thật.
Cũng may trừ ông Khương Lao ra, nàng không hề hỏi thăm tin tức của chàng với người thứ hai. Nàng cũng không điều tra họ về vấn đề này. Bởi nàng tin rằng Cơ Thực làm biếng viết thư, nàng chỉ ước mong sao biết được chàng bình an nơi hải ngoại thì vui rồi.
Do những cớ đó, Phi không hề thỏa ý. Chàng chẳng tin như những người khác được, chàng suy nghĩ, nếu muốn trị tuyệt căn bịnh của nàng, thì phải đem việc Cơ thực đã chết cho nàng biết, như thế mới trừ tuyệt căn bịnh được. Như một người mang bịnh nặng, trước hết phải dùng một liều thuốc cho cực mạnh, sau đó sẽ từ từ điều trị.
Đương nhiên gia đình nàng không muốn làm như vậy. Khưu viện trưởng cũng nói, muốn trị tuyệt gốc căn bịnh của nàng thì chỉ còn có cách đó, nhưng ông cũng không dám làm như thế.
Phi đã nghĩ kỹ phương pháp trị bịnh cho nàng là phải làm như vậy, nên chàng tìm cơ hội quyết tâm thực hiện cho được. Phi không dám làm bạo là vì hai mẹ con của Tố Tố đều mang bịnh đau tim. Nếu rủi xẩy ra điều gì thì trách nhiệm của chàng rất lớn.
Nhưng chàng phải theo ý định, quyết tâm tiến hành cho được. Trước nhất chàng tìm cách cho nàng hiểu biết sự thật về tai nạn phi cợ Chàng sẽ lén đi tìm những trang báo cũ nói về vụ tai nạn phi cơ, nghiên cứu tường tận mọi chi tiết.
Vấn đề tai nạn phi cơ đã đăng trên báo rất rő ràng, chuyện xẩy ra tại phía nam Đào Viên, ngày đó vùng Tân Trước, Đào Viên và Đài Bắc khí hậu rất tốt. Nhân đó, báo chí loại bỏ vấn đề phi cơ bị tai nạn do thời tiết gây ra. Lần tai nạn phi cơ này, có thể là do người trong phi cơ gây ra, hoặc làm sai đường bay cố định, vấn đề này thường xẩy ra. Nhưng trải qua nhiều lần kiểm soát lại, cũng không phát hiện ra sự kiện gì. Vả lại từ Đài Trung đến Đài Bắc phải mất trên hai chục phút, mấy phi trường trên đường bay cũng không được tin tức báo hiệu.
Chuyến phi cơ ngộ nạn này, người sống sót duy nhất là Trương Lập Dân, anh ta cũng nhận là tai nạn phi cơ do trách nhiệm của anh, anh ta còn nhận phi cơ ngộ nạn là do anh ta lái thay cho phi công chánh là Lục Cơ Thực. Anh ta bị thương, ký ức hoàn toàn mất hẳn, nhưng bao nhiêu đó cũng đủ chứng minh sự thật. Trương Lập Dân cũng thường tự trách, cho rằng trách nhiệm hoàn toàn do anh ta.
Một sự kiện khác là gần địa phương Đào Viên, khí hậu thường hay thay đổi, do khí hậu bất thường nên đưa đẩy phi cơ đụng vào núi. Sau khi Trương Lập Dân được cứu sống, anh ta chỉ tỉnh táo trong một thời gian ngắn, anh ta thú nhận và gánh chịu trách nhiệm tất cả. Nhưng sau đó, tâm trí trở nên bất thường mất hẳn trí nhớ, mọi việc gì anh ta cũng không quan tâm đến. Công việc tìm hiểu cũng do đó mà bị gián đoạn.
Tuy Phi chỉ gặp Trương Lập Dân chỉ một lần, nhưng chàng còn nhớ rất rő. Chàng cũng kết luận rằng, vấn đề chữa trị căn bịnh cho Tố Tố không liên can gì với Trương Lập Dân, vấn đề tìm thêm sự thật, anh ta cũng không giúp ích gì thêm. Trái lại, nếu Tố Tố biết rő sự thật thì còn cho rằng Cơ Thực chết rất oan, lại làm tăng thêm sự đau khổ cho nàng đối với cái chết của Cơ Thực. Đồng thời chàng phát giác ra sự học hành của nàng khi nhớ khi quên không chừng đổi. Nếu cho nàng biết sự thật, có thể thay đổi tâm tính nàng được hay không? Chàng chưa dám khẳng định.
Vấn đề chính yếu là nếu cho nàng biết rő sự thật thì tác dụng nó sẽ ra sao? Trái lại trở khéo thành vụng cũng chưa biết chừng. Hoặc tính theo như phần đông trong gia đình, để cho nàng xuất ngoại thay đổi hoàn cảnh, có thể nàng lãng quên những gì đã nuôi dưỡng trong lòng.
Nghĩ đến đó Phi vô cùng thất vọng, nếu tính suông như mọi người, thì chàng đến đây có giúp ích gì cho nàng? Vai trò của chàng còn thua một thằng hề trên sân khấu, chỉ tô điểm thêm cho vỡ kịch thôi, chớ không thay đổi được gì cả. Chàng còn lưu lại đây để làm gì? Thêm gây cho người ngoài hiểu lầm nữa là khác?
Chàng quyết định đi tìm Hoàng Thiên Phú để bàn định nhớ giải quyết những sự khốn khó của mình. Chàng không muốn gặp Khưu viện trưởng, vì hai vị lão nhân tỏ ra đã thỏa ý với công tác của chàng đang thực hành. Khưu viện trưởng cũng hài lòng việc chàng lưu lại đây để có nhiều giờ rảnh mà học thêm, chàng khỏi bận rộn với bịnh nhân hằng ngày nơi bịnh viện. Thỉnh thoảng cho Phi biết tình hình tại y viện mà thôi.
Thời gian rất chóng, phút chốc đã một tháng qua.
Trong tháng nầy, có một ngày tâm trí của Tố Tố không an, nhưng nàng không phát lên cau có, vẫn lễ độ đối với Phị Chỉ có điều tinh thần và trí nhớ của nàng rất chóng quên, không hứng thú trong sự học tập. Trong lúc sự tình của nàng như thế, chàng không ép nàng học, mà hướng dẫn nàng đi Đài Bắc xem điện ảnh, hoặc đi rong suốt ngày.
Mùng 4 tháng tư là ngày sinh nhật của Tố Tố. Bà Hùng thấy tâm tánh con gái có phần khả quan, bà mời một số khách khứa đến chúc hạ cho nàng. Tố Tố không mấy thích đông đảo, nhưng nàng chẳng dám trái ý mẹ, nàng chỉ mời hai bạn học gái đến dự, Khưu viện trưởng và Hoàng Thiên Phú cũng được mời trong buổi lễ này.
Tánh Tố Tố rất vui vẻ, nàng lựa một ít dĩa nhạc trẻ đem lên lầu để vui chơi với các bạn. Phi và Phú cùng nghe nhạc với họ. Khưu viện trưởng và Hùng xưởng trưởng cũng với một số nhân viên cao cấp trong sở dự tiệc dưới lầu.
Tại công xưởng có phái đến một người trù phòng lo nấu nướng, nhưng bà Hùng không tin tưởng, nên chính bà thường xuyên ở dưới nhà bếp. Không khí trong gia đình tràn ngập niềm vui, mấy tháng qua rồi chưa từng được vui như vậy. Mọi người đều vui nhộn lên vì căn bịnh của Tố Tố đã bớt nhiều. Họ cùng đem lễ vật đến chúc mừng nàng. Đến chiều, mọi người đều ngồi bao quanh bàn ăn, nào uống rượu mừng, ăn bánh khánh chúc. Họ cùng cất chén mời nhau, để chúc mừng ngày sinh nhật hai mươi hai tuổi của Hùng Tố Tố.



Phi rất lo ngại cho Tố Tố phải mỏi mệt, bởi từ ngày nàng thọ bịnh đến nay, chưa hôm nào nàng phải tiếp khách đông và suốt ngày thế này. Bà Hùng cũng biết con mình không thường uống rượu, nhưng vì khách mời ép trong vấn đề khánh chúc, nên nàng phải uống hết hai lỵ Phi lo ngại, bởi rượu đối với cơ thể nàng rất có ảnh hưởng.
Tố Tố ăn rất ít, tinh thần của nàng không tập trung tại bàn tiệc dường như nàng có hẹn chờ đợi ai. Từ chiều đến tối, nàng có vẻ chờ đợi ai? Không ai hỏi thăm nàng, cũng không ai biết nàng chờ ai.
Bữa tiệc tối nay, mọi người đều vui vẻ, không ai để ý đến Tố Tố. Bỗng nhiên chuông cửa reo vang. Tố Tố đứng dậy muốn ra mở cửa. Nhưng lão Vương đã đứng dậy trước. Khi lão Vương trở vào, trên tay lão cầm một phong thự Tố Tố lật đật hỏi:
- Tin của ai vậy?
Lão Vương lập tức trả lời:
- Tin hạn chế của xưởng trưởng.
Lão Hùng tiếp phong thự Tố Tố đứng nhìn ngẩn ngợ Ngồi cạnh bên nàng là một bạn học gái kéo tay nàng ngồi xuống. Nhưng nàng không ngồi, bỗng nhiên rú lên khóc. Thực khách đều hướng mắt về gương mặt của nàng, không ai biết tại sao nàng khóc?
Bà Hùng lộ vẻ kinh hoàng đứng dậy, bước đến dỗ con gái, hai cô bạn học cũng đứng dậy bước đến đỡ nàng. Nhưng, nàng cũng không chịu nín, vội vã bước đi lên lầu.
Mọi người có mặt đều không ăn uống gì được nữa. Kẻ nói thế này người nói thế khác về nguyên nhân nàng khóc. Có thể họ nghi ngờ nhiều chuyện nhưng họ không tiện nói ra. Bà Hùng và hai cô bạn học cùng theo nàng lên lầu. Khách khứa đều buông đũa, không ai ăn uống được nữa. Hùng xưởng trưởng bình tĩnh mời khách ăn uống tiếp, nhưng mọi người không hẹn mà cùng một ý như nhau.
Lão Hùng cầm phong thư như tự nói với mình:
- Có lẽ tại phong thư này có gì nó chẳng vừa ý?
Lão Khưu nhét thuốc vào ống bíp quẹt lửa lên châm đốt, lão liếc nhìn lão Hùng nói:
- Không phải Tố Tố vì bức thư có gì chẳng phải. Nhưng nó rất khó chịu là phong thư đó không phải của nó. Anh không chú ý lúc nó dùng cơm tại đây mà mãi ngó động tĩnh bên ngoài sao?
Nghe đến đây lão Hùng mới hiểu rő, ông ta quào lia vào chiếc đầu sói đoạn thở dài. Phú ngồi cạnh bên Phi nhỏ giọng:
- Tố Tố tưởng đâu là thư hoặc lễ vật của Lục Cơ Thực gởi cho nàng. Rốt cuộc lại không phải nên nàng khóc chớ gì.
Phi gật đầu nói:
- Tôi cũng nghi như vậy, nên có đôi phần cảm động.
- Cảm động việc gì?
- Tôi hoài nghi con đường chúng ta đang đi đã lầm? Nội việc này chứng minh chúng ta đi vào nẻo chết.
Phú trề môi hướng vào hai lão, sau đó chàng khẽ nói:
- Ý kiến của Phi nên nói lại cho hai vị nghe đi.
- Tôi sợ thuyết không trôi, bởi những người tuổi lớn thường không dám mạo hiểm.
- Sao Phi không thử xem, để mãi chạy theo tuyệt lộ sao.
- Phú muốn tôi đem ý kiến này nói với hai vị?
Phú gật đầu tỏ vẻ đồng ý nói:
- Nếu gặp phải ý kiến trái ngược nhau, thì Phi tự mình tiến hành lấy, không mạo hiểm làm thế nào thành công được.
Phi suy nghĩ, giải pháp của chàng chắc có người ngăn trở. Chàng phải phí nhiều thời gian để xét kỹ lại. Việc này Phú nói rất đúng, nên mạo hiểm còn hơn đi lầm vào tử lộ.
Phú lại hỏi tiếp:
- Phi không dám quyết tâm sao?
- Không phải vậy đâu, có nhiều nguyên nhân phức tạp, không phải chỉ có quyết tâm đơn thuần như mình tưởng.
Phú cười cười nói:
- Tiểu Lê, chú mày phạm một lầm lỗi, làm một y sĩ đặc biệt phải lạnh nhạt như tiền, không cho phép cảm tình với bịnh nhân. Phi còn chờ hỏi thăm căn bịnh của Tố Tố nữa có ích gì. Cái bướu độc mà chẳng cắt đi thì sau này sẽ có hại đến thân thể.
- Tôi rő điều đó.
- Nếu Phi cần tôi việc gì, mình sẵn sàng giúp một tay.
- Cám ơn, lời nói của Phú làm tôi hăng hái hơn. Chỉ có điều khó xử, không biết cơ hội nào để đến y viện mà tìm anh.
- Hay lắm, mình sẽ chờ đợi Phi.
Khưu viện trưởng phì phà ống bíp, nhìn hai chàng hỏi:
- Hai cậu đang bàn chuyện gì đó?
Hai chàng sắp đứng lên, Khưu viện trưởng ra hiệu bảo ngồi xuống. Phú liếc Phi nói:
- Chúng tôi đang bàn căn bịnh của cô Tố Tố.
Khưu viện trưởng nhìn Phi hỏi:
- Phi rất hiểu rő căn bịnh của Tố Tố, vậy theo cách Phi điều trị thế nào?
Phi trông thấy đôi mắt khích lệ của Phú, chàng quyết định nhân cơ hội này mà nói rő ý kiến của mình:
- Theo sự hiểu biết của tôi cũng như anh Phú, bịnh tình của cô Tố Tố không bớt hơn trước là bao nhiêu.
- Theo ý các cậu thì sao?
- Nên cho cô ấy biết sự thật, điều đó sau này dễ điều trị hơn bây giờ.
Lão Khưu nhỏ nhẹ lắc đầu nói:
- Đó là biện pháp tốt, nhưng nó không được chu đáo lắm.
Phi và Phú nhìn nhau không nói gì. Lão Khưu nói tiếp:
- Có lẽ hai cậu không đồng ý với tôi, nhưng làm thầy thuốc cũng như một vị tướng cầm binh ra trận, bất đắc dĩ mới chiến đấu tại chiến trường mà mình chưa nắm vững tình hình. Trừ khi mình xét cho thật kỹ, không giải pháp nào có thể thay vào được. Cơ thể của Tố Tố chịu không nổi sự kích động nặng nề, cũng như cô ta đã mang chứng đau tim, xẩy ra chuyện gì sẽ gây thêm hậu quả tai hại điều đó cần xét lại cho thật kỹ lưỡng.
Hai chàng cũng vâng dạ, viện trưởng lại nói tiếp:
- Công tác của Phi tại đây rất hay, hy vọng Phi cứ tiếp tục. Nếu cơ thể của Tố Tố được mạnh khỏe, giữa mùa hč này sẽ theo ba má mà xuất ngoại. May ra nhờ hoàn cảnh mới biến đổi mà tinh thần nó sẽ lần lần khôi phục như tình trạng cũ. Nếu trong thời gian dự định mà tâm tánh nó có biến đổi điều gì, tôi sẽ xét lại đề nghị của hai cậu.
Khưu viện trưởng nói xong, cũng là lúc bà Hùng từ trên lầu đi xuống. Bà hướng về mọi người nói:
- Thật tôi cam thất lễ cùng quí khách.
- Tố Tố hiện giờ ra sao đó chị?
- Nó khóc một lúc rồi ngủ đi. Không chuyện gì ngoài vấn đề giữa nó với thằng Cơ Thực. Nó nói trước đây nửa tháng nó có viết thư cho Cơ Thực hay, nay là ngày sinh nhật của nó, đồng thời cũng tin rằng, Cơ Thực sẽ gởi tặng vật. Nhưng chờ từ sớm đến tối không được tin.
Hùng xưởng trưởng nói:
- Chúng mình nghi là nguyên nhân đó, thật đúng.
Bà Hùng hướng sang lão Khưu hỏi:
- Có bác Khưu nó tại đây, tôi xin hỏi một việc, chúng ta có thể mua một mớ đồ tặng phẩm, nhờ người khác mang đến gởi cho nó, nói là tặng phẩm của Cơ...
Khưu viện trưởng lắc đầu nói:
- Không nên đâu, tôi rất hiểu dụng ý của chị, chị muốn mỗi lần như vậy là để cho Tố Tố đừng thất vọng, nhưng biện pháp đó kết quả không mấy tốt, chúng tôi đang tính biện pháp.
Vấn đề của Tố Tố được êm xuôi không gây cho khách phiền hà gì vì ai cũng biết Tố Tố còn bịnh. Sau đó khách từ từ cáo biệt ra về. Phú kéo Phi đi cùng đường để giảng:
- Tôi không ngờ lão thấy mình lại dùng biện pháp "cưa tên" thật ngoài ý liệu của mình.
- Biện pháp gì gọi là biện pháp "cưa tên"?
- Phi không nghe ý của ông ta nói, mà cứ tìm cách đưa Tố Tố xuất ngoại thì coi như ông không còn lo gì cho Tố Tố nữa.
Phi nghe Phú nói chàng tức cười tiếp lời:
- Đừng tìm những điều không tốt của thầy mình. Nếu đổi anh lại là viện trưởng, chắc anh cũng không dám đem vợ con của người bạn thân mà thí nghiệm biện pháp khác như là đánh cuộc vậy.
- Nào, chú mầy chưa chánh thức làm rể nhà họ Khưu, cũng nên thay cho nhạc gia mà tính chuyện này đi.
- Đừng lo, chúng ta còn nhiều dịp thuyết phục ông ta mà, ông chẳng đã nói, nếu tình hình có biến đổi thì ông sẽ xét kỹ với chúng ta sao?
- Vậy thì chúng ta phải chờ đợi.
- Ngày mai tôi đến tìm Phú để nghiên cứu lại điều đó.
Đưa khách ra về xong, Phi trở vào vấn an vợ chồng lão Hùng rồi trở về phòng chàng. Thường thường chàng lợi dụng thời gian rảnh rang để viết thư, đọc sách, hoặc tùy hứng viết một vài đoạn đoản văn. Nhưng hôm nay, chàng suy nghĩ rất nhiều, đầu óc quay cuồng.
Phi nghĩ đến ý kiến của Khưu viện trưởng, của Hoàng Thiên Phú, rồi lại nghĩ đến bịnh Tố Tố có thể biến trạng, không phải chàng nghĩ cách chữa bịnh quá bạo, nhưng chàng không đồng ý tiêu cực để chờ xem phương pháp của Khưu viện trưởng. Chỉ một lần Tố Tố hành động nghịch thường là chàng không vừa lòng với biện pháp thụ động của mình. Tất cả bịnh trạng của nàng đều do tình yêu Cơ Thực mà ra. Nếu không gạt bỏ sự hy vọng ấp ủ trong lòng nàng, chắc chắn bịnh của nàng không bao giờ khỏi.
Chàng cảm thấy lời phê bình của Hoàng Thiên Phú về chàng rất có lý. Người y sĩ phải lạnh nhạt không được phép dùng cảm tình để trị bịnh. Nếu dùng cảm tình, thì các phương pháp và điều cấm kỵ sẽ không giữ tròn lương tâm nhà nghề được.
Chàng không thể phủ nhận sự lưu tâm của mình đối với Tố Tố. Có thể vượt ra ngoài lương tâm của một y sĩ, vị sự lưu tâm như vậy, chàng không muốn nàng phải kéo dài nỗi thống khổ. Nhưng muốn giải trừ những thống khổ đó mà chữa bịnh liều lĩnh, sợ e như lời Khưu viện trưởng đã nói: đánh giặc không nắm vững chiến trường. Nhưng không nắm vững chiến trường rồi phải chịu thua giặc hay sao? Dầu cách nào cuối cùng cũng phải mạo hiểm mà thí nghiệm. Chàng nghĩ cho đến nửa đêm, tuy đã quyết định liều lĩnh thực hành, nhưng phải làm sao tìm người hợp tác.

tinhbanvatoi

Chương 14


Chín giờ sáng hôm sau, Tố Tố vẫn chưa xuống lầu. A Kim đến phòng Phi cho chàng biết: cô nhức đầu nên chưa dậy. Phi quyết định dùng thời gian này để thi hành kế hoạch của chàng.
Phi nói với A Kim nếu Tố Tố thức dậy thì nói chàng có việc phải đi Đài Bắc, có thể đến chiều mới về.
Chàng không dùng xe nhà, vì từ đó đến trạm xe công quản không bao xạ Đến Đài Bắc, chàng gọi xe taxi để đến công ty hàng không tìm lão Khương Lao, lão này là giám đốc của công tỵ Chàng vừa đến nơi thì gặp lão Khương Lao đang ngồi ở văn phòng.
Phi gő cửa xin vào, lão vừa sắp xếp các văn thư vừa mời chàng vào. Đến trước mặt lão giám đốc công ty, Phi chào hỏi:
- Kính chào ông giám đốc, ông đến sớm quá.
- Mời ông ngồi, có việc chi xin cứ nói thẳng ra đi?
Phi vừa lấy tấm danh thiếp ra, vừa bổ sung cho câu chuyện:
- Tôi họ Lê, trước đây không lâu tôi có đi cùng cô Hùng Tố Tố đến viếng ông giám đốc.
- Nhớ rồi, Hùng tiểu thơ vẫn khỏe chớ?
Phi mau mắn trả lời:
- Cám ơn ông! Thưa ông tôi là y sĩ riêng của Hùng tiểu thơ, có việc cần muốn thảo luận cùng tiên sinh.
Lão xem danh thiếp thấy có đề chữ y sĩ lão bčn gật đầu nói:
- Ŕ, tôi có thể giúp được gì cho ông?
- Cũng vì căn bịnh của cô Tố Tố, nên tôi đến nhờ tiên sinh giúp đỡ.
- Ŕ, tôi nhớ ra rồi, từ ngày phi cơ ngộ nạn, nghe nói cô ấy mang bịnh phải không?
Phi gật đầu nói:
- Dạ phải.
- Cô ấy cho là Lục Cơ Thục chưa chết?
- Cũng vì chuyện đó, tôi đến nhờ ông giúp chọ Nếu cô ấy không hiểu rő sự thật, chắc chắn bịnh cô không hết được.
- Bởi vì ba của cô ấy có đến thăm tôi, và yêu cầu tôi giữ bí mật giùm, tôi đã có lần phản đối rồi.
- Khương tiên sinh, nếu như có cơ hội thích hợp, nhờ ông uyển chuyển đem sự thật cho cô ấy biết...
- Tại sao tôi lại phải cho cô ấy biết? Bởi chuyện Cơ Thực chết rất giản dị vậy thôi mà.
- Chúng tôi không thể cho nàng biết được vì vấn đề tai nạn phi cơ chúng tôi không hiểu rành. Do đó, chúng tôi thấy việc này do người thân thuộc hay bč bạn của Cơ Thực nói lại thì hay hơn.
- Tôi là chủ chớ không phải là bč bạn gì với Cơ Thực.
- Thưa tiên sinh, tôi cũng như cô Tố Tố không biết thân nhân của Lục Cơ Thực, do đó mới đến nhờ tiên sinh giúp.
Lão Khương Lao lắc đầu tỏ vẻ lạnh nhạt nói:
- Tôi chỉ phụ trách việc thông tri cho thân nhân của Cơ Thực biết, Hùng tiểu thơ cũng không phải là gia thuộc của ông ta nữa. Thật ra, vấn đề tai nạn này nó đã làm cho tôi phiền phức vô cùng.
- Xin lỗi ông giám đốc. Tôi đại diện cho gia đình cô Tố Tố đến đây xin lỗi điều đó. Nếu chúng tôi không biết ông và Trương Lập Dân, thì không bao giờ dám đến làm phiền ông.
Lão Khương Lao dường như nổi nóng hơn:
- Trương Lập Dân! Hắn còn sống càng làm phiền cho chúng tôi hơn, càng tăng gia sự chi tiền bồi thường, hiện giờ tốn tiền thuốc hàng ngày không ít.
Phi không được vui, chàng thầm nghĩ, cái lão này sao quá đỗi lạnh lùng. Ngoài việc tốn tiền và phiền phức ra, lão không có một chút nhân tình nào, chàng không muốn làm lão bực thêm, chỉ nói xuôi:
- Xin lỗi ông giám đốc!
- Ông muốn cho Hùng Tố Tố sớm quên Cơ Thực. Còn tôi thì không rảnh mà lo chuyện người khác, cũng không hề phê bình ai. Cô Tố Tố này cũng rất đẹp, sao lại yêu Cơ Thực là tự mình tìm lấy phiền muộn.
Phi rất bất mãn thái độ của ông ta, chàng lạnh nhạt:
- Ông à, Cơ Thực đã chết rồi.
Khương Lao trả lời một cách lạt lẽo:
- Tôi biết ông đang nghĩ gì, ông muốn tôi không nên phê bình người chết phải không? Ông nên dọ hỏi kỹ lại việc Cơ Thực thử xem, chớ theo tôi thì ông ấy không nên lái phi cơ thì đúng hơn. Giao phi cơ cho ông ấy là nhất định sẽ không may.
Phi xét thấy không cần bàn gì nữa với lão nầy. Bởi quan niệm của lão là tiền và lời lỗ, không có nhân tình gì cả.
Chàng đứng dậy nói:
- Cám ơn ông, xin tha thứ tội làm rộn ông.
Lão cũng đứng dậy tiễn chân Phi:
- Xin ông tha thứ cho sự nóng nẩy của tôi vừa rồi, nếu ông hiểu rő chúng tôi vì chuyện đó mà thương tổn tim óc thì ông thứ lỗi cho chúng tôi ngay.
- Bất cứ ra sao đi nữa, chúng tôi cũng tạ Ơn ông trước.
- Ngoài chuyện như thế này ra, tôi hân hoan chào đón ông đến tìm tôi bất cứ lúc nào.
Ra khỏi văn phòng, Phi thở dài nhẹ nhőm. Chàng chưa bao giờ nghĩ đến chuyện gây gổ, nhưng trong lòng vẫn tức mãi.
Trước khi Phi đến văn phòng của lão Khương Lao, chàng rất hy vọng tìm người lo giúp, đồng thời cũng biết thêm cái chết của Lục Cơ Thực. Nhưng lần thứ nhất lại gặp phải lão Khương Lao khiến chàng chán nản không muốn tìm đến người thứ hai. Chàng chỉ sợ gặp những lời không mấy thích, xem tình hình lão Khương Lao không mấy ưa Lục Cơ Thực và Trương Lập Dân.
Kế hoạch của Phi mới khởi đầu lại gặp phải trở ngại khiến cho chàng mất cả hứng thú. Chàng lập tức ra khỏi văn phòng của hàng không công ty để tránh nghe tiếng nói của lão Khương Lao. Lão Khương Lao không phải bất mãn gì Cơ Thực, nhưng trong lòng lão có bực điều gì?
Chàng ra khỏi cửa chánh văn phòng, vẫn lầm lũi đi theo đám đông. Chàng chưa định đi về đâu, cũng không nghĩ gọi xe để đi. Phi đi chưa được mấy bước, bỗng nghe phía sau lưng có tiếng bước nhanh. Tiếp theo đó có tiếng người lại gọi chàng:
- Cậu Lê!
Chàng lập tức dừng bước lại, thấy một người đàn ông tuổi trạc ngoài ba mươi hướng vào chàng mà chào hỏi. Nhưng chàng không hề quen biết người lạ mặt.
Nhưng người ấy dường như đã đi theo dői chàng. Tuy Phi hơi ngỡ ngàng, nhưng cũng lên tiếng:
- Xin cho biết, ông gọi tôi có chuyện gì?
Người lạ mặt đến trước chàng nói:
- Tôi là bạn của Lục Cơ Thực và Trương Lập Dân, tôi muốn theo ông đàm luận vài câu chuyện.
Phi tỏ vẻ cao hứng nói:
- Ŕ, hay lắm.
- Bên góc đường có quán cà phê, chúng ta vào uống gì để nói chuyện luôn thể.
- Được.
Người ấy tự giới thiệu:
- Tôi gọi là Cao Gia Toàn, đang phục vụ tại công ty hàng không.
Phi cũng tự giới thiệu xong. Hai người vừa đi, Toàn hỏi Phi vào công ty có chuyện gì, sau đó đến quán cà phê vào ngồi xuống.
Phi vừa gọi thức uống, Toàn dành gọi trước:
- Tôi có việc đi tìm Khương Lao, nghe lőm bőm hai người đang đối thoại nhau. Dường như ông rất bất mãn lão. Thực ra, trong công ty không một nhân viên nào ưa ông ta cả.
Phi chỉ quan tâm đến sự hứng thú nói chuyện của ông ta, chớ chàng không hề lưu tâm đến chuyện Khương Lao như thế nào cả. Chàng hỏi:
- Anh đây là bạn của hai ông Lục và Trương?
- Ờ, chẳng những là bạn bây giờ, mà chúng tôi là bạn đồng ngũ ở binh chủng không quân vào thời chiến tranh nữa. Khi giải ngũ, chúng tôi cùng làm chung trong công ty Hàng không dân sự.
Phi rất thích thú, vì mục đích chàng là chỉ tìm những vị đồng sự với Lục Cơ Thực, không ngờ sự gặp gỡ này ngoài ý muốn của chàng:
- Xin anh cho biết, lần phi cơ ngộ nạn đó, một vị phi công chết, một người mang trọng thương ngoài ra còn bao nhiêu hành khách tử nạn nữa vậy anh?
- Tôi hy vọng anh đừng hỏi thăm gì thêm ở lão Khương Lao làm gì, tôi hiểu rất rő vấn đề hai người bạn Lục và Trương của tôi, tôi tin tưởng rằng, không phải lỗi do họ gây ra. Chắc ông đã xem qua tin tức đăng trên các báo?
- Nhưng kết quả của sự điều tra đăng trên Hàng không công báo, họ đã đơn cử ra quá nhiều lý do.
- Anh Toàn, thật ra tôi rất bất mãn thái độ của lão Khương Lao. Nhưng, chúng tôi xem qua lịch biểu bịnh của Trương Lập Dân, cũng như anh ấy đã tự cho rằng chính mình chịu trách nhiệm trong tai nạn phi cơ này.
Cao Gia Toàn lắc đầu và thở dài nói:
- Tôi hiểu rő Lập Dân hơn ai hết, anh ấy không phải vì cái chết của Cơ Thực mà gánh chịu trách nhiệm, thà là anh ấy chịu cho người ta chê trách. Nhưng anh cũng không ngờ cơ thể mình bị hủy hoại thành phế nhân mà cũng không cứu được danh dự cho Cơ Thực.
Ph cãi lại:
- Thưa anh, nói như thế, chuyến phi cơ bị nạn không phải do Trương Lập Dân lái hay sao? Nếu căn cứ theo khí tượng thì ngày hôm ấy tiết trời tại đấy rất tốt...
- Đúng vậy, lúc phi cơ bị nạn là do Trương Lập Dân lái, trên đường bay từ Đài Nam đến Đài Bắc khí hậu rất tốt.
- Nghĩa là...
- Nhưng, trong báo cáo không có đề cập đến phía Tây Nam Đào Viên khí trời rất xấu.
- Có lẽ phi cơ ngộ nạn là do khí hậu hay sao?
- Người trong công ty chúng tôi biết rất nhiều về điều đó, nhưng trong chúng tôi thẩy đều thuộc hàng thuộc hạ, báo cáo của chúng tôi chẳng những vô ích, nói rő ra lại rước nhục vào thân là khác.
Phi kinh ngạc nhìn Toàn chòng chọc, chàng nghĩ là vấn đề đó không thể có. Nhưng, thái độ của Cao Gia Toàn không thể cho là lời nói sai. Nếu anh ta muốn đặt điều thì có lý nào lại tạo ra những điều chính yếu đó được, anh ta và hãng hàng không chẳng một chút quan hệ gì, cũng chẳng một chút ảnh hưởng về phương diện nào khác.
Cao Gia Toàn nhận thấy thái độ của Phi không tin lời nói của anh ta, chàng cười lạt, nhìn Phi nói:
- Tôi tin rằng ông chẳng tin lời nói của tôi. Nhưng anh cũng nên biết, tôi dối gạt ông những điều tất yếu đó để làm gì?
- Không phải ý tôi như ông vừa nói, nhưng tôi đang nghĩ, người ngoại quốc họ chẳng màng đến đạo đức sao?
- Theo ý tôi, ông nên xem thái độ của lão Khương Lao là đủ hiểu rồi.
Phi gật đầu nói:
- Đúng vậy, nhân tình xử thế của lão ấy quá tệ. Bất cứ thế nào, Lục Cơ Thực cũng là người đồng sự.
- Tại hai người trong ban giám đốc không phải là người Trung Quốc, nên nhãn quang họ bị lệch lạc khi nhìn người Trung quốc.
- Thưa anh, tôi cũng chưa hiểu lý do, vì sao anh muốn cho tôi biết rő chuyện này?
Cao Gia Toàn thở dài nói:
- Sự kiện này tại công ty không phải là điều bí mật, còn có nhiều người khác biết cũng như tôi. Những báo cáo gọi là đàng hoàng của công ty không có tác dụng gì. Tôi thấy ông lưu tâm đến hai bạn đó, cũng như Hùng tiểu thơ, do đó tôi muốn cho ông biết rő sự thật. Tóm lại, tai nạn phi cơ nầy không phải do hai bạn phi công đó chịu trách nhiệm, hoặc là một mình Trương Lập Dân chịu trách nhiệm.
- Thật tôi hơi thắc mắc việc công ty đăng lên công báo, nói tai nạn này do viên phi công gây ra, như thế đối với công ty có ích lợi gì?
- Điều đó rất đơn giản, bọn họ muốn qui trách nhiệm cho phi công. Bởi họ là người Trung quốc, làm chết người Trung quốc. Tại người Trung quốc non về kỹ thuật, công ty mới bị thiệt hại, gia đình của những nạn nhân cũng không thể làm ồn lên.
- Như thế đổ trách nhiệm cho khí hậu không tiện hơn sao? Tại sao họ không làm như thế?
- Điều đó có hai nguyên nhân, thứ nhất, Trương Lập Dân đã tự cho là trách nhiệm do mình gây ra, thứ hai, nếu cho là vì khí hậu xấu nên xẩy ra tai nạn, nhất định phải bị điều tra nhiều, bởi phi cơ đã cũ kỹ, trách nhiệm về hãng hàng không chẳng chịu sửa chữa lại. Do đó ban giám đốc hãng họ tính tìm nhẹ lánh nặng, họ đổ trách nhiệm lên đầu hai viên phi công.
Phi nghe Toàn nói chàng có vẻ mơ hồ, bčn hỏi:
- Cứ theo lời anh trình bày, tai nạn phi cơ vừa rồi do nơi khí hậu xấu mà rả Mặt khác là bởi phần máy móc cũ kỹ nữa à?
- Căn cứ theo chúng tôi phán đoán, ngoài ấy tại vùng Đào Viên khí hậu bất thường, theo những luồng khí lưu đó, lắm khi nó kéo phi cơ từ không trung xuống chừng một, hai ngàn thước cũng không chừng. Khi gặp phải khí lưu bất thường như vậy, thì lập tức bay lên cao là thoát khỏi, nếu đợi cho phi cơ xuống đến vừa cao độ có thể nguy mới lái trở lên, máy móc lại cũ kỹ, không đủ sức lái đầu phi cơ trở lên ngay thì dễ gây ra tai nạn.
Nghe Cao Gia Toàn nói, Phi xét thấy rất có lý, nhưng chàng không khỏi hoài nghi:
- Anh Toàn, tôi nghe anh nói rất có lý. Nhưng người ta lại nói chính mắt người ta trông thấy, anh lấy quan điểm nào mà chứng minh?
- Tôi lấy sự thực chứng minh. Trước khi phi cơ rời khỏi Bành Hồ, nhân viên địa cần đã nói: Cơ Thực không chịu bay, chàng chỉ những hệ thống ngang dọc không mấy tốt, chàng khuyên nên bay về Đài Bắc mà sửa chữa, đó là điều thứ nhất chứng minh bằng sự thật. Thứ đến, tôi có đến nơi phi cơ ngộ nạn mà đìều tra, tại vùng núi nầy khí lưu thường biến đổi ác liệt, mây sà thấp, mắt nhìn không mấy xa, khí lưu không ổn định, đó là điểm sự thật thứ hai.
Phi nghe Toàn nói chàng thỉnh thoảng gật đầu. Nhưng hai vấn đề Toàn nói đều ngoài sự hiểu biết của chàng, nhưng chàng cũng tin rằng lời của Toàn là sự thật. Phi nghĩ giây lát, bỗng nhiên hỏi:
- Anh Toàn, anh có thể tìm đầy đủ yếu tố hai sự thật anh vừa chứng minh đó để chứng minh trên mực đen giấy trắng?
Toàn ngẩn ngơ giây lát, rồi hỏi:
- Ông muốn dùng nó vào việc gì? Chuyện đã xẩy ra quá lâu rồi.
- Không, sự tình đó nó chưa phải là cũ, nếu quả tai nạn đúng như vậy, tôi có thể cứu Trương Lập Dân, vì anh ta còn sống.
Toàn vừa kinh ngạc vừa mừng vui hỏi:
- Thật thế à?
- Chúng ta phải dùng hết sức mình. Anh ấy mới sống đến ngày nay, trước sau gì anh ta cũng nhận trách nhiệm do mình gây ra. Thêm vào đó anh ấy lại mất trí, ngoài những ngày tháng bất hạnh ra, tất cả đều chẳng nhớ điều nào. Nhưng có lúc anh ấy quỳ xuống cầu nguyện, điều đó cũng đủ chứng minh rằng thần trí anh còn có giờ tỉnh táo. Nếu chúng ta cho anh ấy biết rő sự thật, có hy vọng cứu anh khỏi bịnh.
- Trương Lập Dân nhờ hiểu được sự thật, có thể giúp cho căn bịnh của anh được khỏi hay không?
- Đương nhiên, anh ấy hiện giờ đã mất hứng thú, đối với việc chữa trị anh cũng không mấy quan tâm. Phải tìm cách thúc đẩy bằng tâm lý, gây cho anh có ý chí thích sống, y sĩ hết lòng điều trị thì bịnh của anh chưa phải là nan y.
Cao Gia Toàn với vẻ thích thú:
- Nếu thật vậy, chúng ta cũng không nệ công, tìm bất cứ những gì cần thiết cho căn bịnh của anh tạ Đến Đào Viên tìm bản khí tượng ngày đó để chứng minh thì rất dễ, nếu Lê y sĩ muốn thì tôi sẽ cùng đi với ông. Chỉ đến Bành Hồ mà tìm chứng tích thật rất khó khăn, bởi nơi đây họ chỉ cần lo sự sống riêng họ, không muốn chuốc lấy sự khó khăn vào thân. Tôi nghĩ cũng nên tìm một vài bạn đồng nghiệp để nhờ họ giúp đỡ việc này mới xong.
- Hay lắm. Tôi không ngờ lại gặp anh, vì mục đích của tôi là đến tìm gặp Khương Lao mà thôi, gặp anh thật là một điều may mắn cho tôi.
- Lê y sĩ, tôi rất kính phục tinh thần và sự chuyên tâm của ông, chưa kể đến Trương Lập Dân hay Hùng Tố Tố, họ thẩy đều cảm kích ơn ông.
Phi chỉ cười nhạt nói:
- Đó là thiên chức của giới y sĩ, cũng như những công tác chuyên môn của các anh. Hôm nay gặp được anh là điều man mắn vô cùng, anh là bạn thân của Lục Cơ Thực, chắc anh rő tình hình của anh ấy, có gì cần thêm xin cho tôi biết với.
- Đương nhiên, nếu Lê y sĩ muốn biết điều gì, tôi sẵn sàng nói rő theo sự hiểu biết của mình.
- Chắc anh biết rő sự yêu nhau giữa Cơ Thực và Hùng Tố Tố?
- Không được biết, tuy chúng tôi cùng làm chung một công ty, nhưng mỗi người mỗi đều khác nhau, anh ấy bay đi nước ngoài rất nhiều nên ít khi chúng tôi được gặp mặt nhau.
- Nếu thế thì sinh hoạt của Cơ Thực anh không được rő biết cho lắm.
- Hiểu một vài điểm, nhưng nói rő ra đây không mấy tốt, nhưng tôi đã hứa hễ biết điều gì thì nói điều đó. Trong quá khứ sự sinh hoạt của anh ta rất khó mà xét được, anh ta là một chàng phong lưu phóng túng. Khi gặp được Hùng tiểu thơ có thể sửa đổi cũng không chừng.
Phi rất tin điều của Toàn vừa nói, nếu Cơ Thực không phải là một gã phong lưu tài tử, thì làm gì anh ta mới nhận biết Tố Tố trong mấy tháng, chàng lại theo đuổi nàng rất gắt, chàng hỏi tiếp:
- Anh có được biết Cơ Thực có thân nhân tại Đài Loan này không?
- Theo tôi biết thì trong quá khứ không có, từ ngày rút lui khỏi đại lục, chỉ một mình anh theo bộ đội đến Đài Loan. Trong quân đội, anh cũng sống một thân một mình, nên thường thay đổi bạn gái. Sau khi mãn hạn trong quân đội, anh ấy đến Hương Cảng ở một thời gian. Anh vào làm việc cho công ty cũng tại Hương Cảng.
- Anh với Cơ Thực cùng làm việc trong công ty này cùng lúc à?
- Trước sau trong vòng mấy tháng, hiện giờ tính lại thì đã quá ba năm rồi.
Phi nhận thấy tình trạng này không có gì sai, chàng tính làm thế nào để gặp lại Cao Gia Toàn. Nhưng Toàn đã thân mật nói tiếp:
- Lê y sĩ, có lẽ chúng ta gặp mặt nhau lần nầy cũng do sự may mắn, nếu y sĩ không có hẹn với ai, tôi xin làm trung gian, ước hẹn với các bč bạn của Cơ Thực và Lập Dân đến cùng gặp gỡ nhau?
Phi tính kiếu từ, nhưng chàng thấy thái độ của Cao Gia Toàn vô cùng thành khẩn, đồng thời chàng cũng phát giác Cao Gia Toàn không mấy hiểu biết về tình trạng của Trương Lập Dân. Nếu cùng gặp nhau mà đàm đạo với họ thì chắc chắn sẽ thu hoạch nhiều điều khác nữa. Do đó, chàng vui vẻ đồng ý.
Cao Gia Toàn ước hẹn với Phi đến ngày thứ hai dùng cơm tại cơ sở không quân ở Đào Viên. Thứ nhất là tìm những người quen của Cơ Thực lúc còn sống, để hiểu biết thêm về sự sinh hoạt của Cơ Thực. Thứ hai là nhờ chính quyền địa phương giúp cho tài liệu ngày phi cơ ngộ nạn, chứng minh sự thật về nguyên nhân tai nạn là do khí hậu mà ra.
Phi hứa lời với Cao Gia Toàn không phải vì trị bịnh cho Tố Tố mà thôi, mà có lợi cho sự điều trị cho Trương Lập Dân nữa, bởi Lập Dân là người không tội tình gì. Hơn nữa, chàng thấy những nhân viên trong công ty thẩy đều bất mãn giám đốc Khương Lao, chàng cũng chưa hề gặp ai có tánh ngạo mạn như lão.
Sau bữa cơm trưa, chàng về đến nhà, A Kim cho biết, Tố Tố và bà Hùng đi chợ Đài Bắc. Chàng đã nghe Tố Tố nói, cuối tháng này là ngày sinh nhật của anh cả nàng, nên phải đi mua một ít đồ vật để gởi tặng anh. Bà Hùng cũng không muốn nàng đi một mình, nên phải theo con gái.
Chàng có chút tự hối, bởi hẹn đi chợ mua đồ với nàng không ngờ cô ta lại đi vào hôm naỵ Những chuyện đó không quan trọng gì, nhưng tánh tình nàng rất hẹp hòi, hay giận hờn bất thường, dầu cho việc không đáng buồn nàng cũng kém vui.


còn tiếp

tinhbanvatoi

Chương 15


Hai ngày qua, Tố Tố không gặp mặt Phi, nàng lấy làm lạ gọi A Kim đến hỏi:
- Hai ngày nay cậu Lê đi đâu?
- Thưa cô ngày hôm qua, lúc bẩy giờ sáng cậu Lê cho tôi biết, cậu có việc cần phải đi, cậu dặn tôi nói lại với cô đến chiều cậu mới về.
- Ngày hôm qua cậu cũng đi Đài Bắc hả?
- Phải, đến chiều cậu mới về, ngồi một lát lại ra đi, dường như đến y viện Đạm Thủy.
- Hôm nay cậu không cho em biết là đi đâu sao?
- Dạ không cho biết.
Tố Tố chau mày dường như cô ta không được vui. A Kim lộ vẻ sợ sệt nhìn trân Tố Tố. Nàng biết từ ngày Tố Tố mang bịnh đến nay thường hay trách mắng bất thường, bất cứ là chuyện gì, khi cô ta trả lời không thông thì chắc chắn sẽ bị mắng. Do đó cô ta rất sợ nàng. Giây lát sau nàng khẽ hỏi:
- Thưa cô còn dạy việc chi nữa?
- Vào gọi điện thoại cho lão Vương biết, nói tôi cần đi xe.
A Kim vâng dạ đi ngay, cô ta thở phào nhẹ nhőm, vừa đi vừa trách hồi sáng này không hỏi Phi đi đâu, nếu nàng hỏi ngặt thì cô ta vô phương đáp cho trôi vì biết Phi đi đâu mà trả lời.
Nửa giờ sau, lão Vương đưa Tố Tố đến bịnh viện thần kinh. Lão Vương vừa lái xe vừa lấy làm lạ, tại sao cô này hôm nay lại phá lệ, đến bịnh viện làm gì? Bởi cô ta rất chán y sĩ kia mà.
Khưu viện trưởng cũng lấy làm lạ, cho rằng hôm nay nàng chịu đến khám nghiệm bịnh tình. Vì ngày sinh nhật vừa qua, nàng đã biến chứng bất thường, ông ta rất lo ngại. Nhưng, ông ta không hỏi trước. Đợi Tố Tố ngồi xuống đàng hoàng, lão mới hỏi:
- Nghe nói gần đây cháu rất cần học, tại sao hôm nay lại rảnh mà đến y viện?
- Hai ngày qua cháu không học bài nào cả, cháu rất buồn nên đến thăm bác.
- Dịch Phi nó không có đi với cháu đến đây sao?
- Anh ấy không có tại nhà, hôm qua đi Đài Bắc, hôm nay cháu tưởng đâu ảnh đến y viện chớ!
Nghe nàng nói lão vô cùng kinh ngạc và khó hiểu cho hành động của Phị Trong khi tâm trí của Tố Tố bị xáo trộn, Phi lại ra đi để làm gì? Tố Tố thay cho Phi mà giải thích:
- Thưa bác, cháu không phải đến tìm anh ấy, cũng không phải đến mà tra hỏi bác. Có lẽ ảnh có chuyện gấp nên phải đi, bởi hai ngày qua cơ thể cháu không đặng khỏe, cần nghỉ ngơi vài hôm.
Khưu viện trưởng gật đầu nói:
- Cháu thấy trong mình cháu nơi nào không được khỏe để bác khám cho cháu nghe?
Tố Tố hiện vẻ lo lắng trên nét mặt:
- Không nơi nào cháu thấy khó chịu cả, cháu cũng không muốn chích và uống thuốc nữa.
Khưu viện trưởng vừa cười vừa vỗ lên đầu Tố Tố:
- Đừng lo, bác đã biết cháu không thích chích và uống thuốc. Phải cháu nhức đầu chóng mặt không?
- Hơi có một chút.
- Có thì có chớ hơi có nỗi gì?
Tố Tố nghĩ ngợi giây lát, nàng cảm thấy khó chịu nói:
- Ký ức của cháu tệ quá, đọc sách hay quên lắm. Có nhiều người quen biết, nhưng không nhớ người đó ở đâu, gặp nhau trong lúc nào.
Khưu viện trưởng gật đầu, giọng hiền hòa:
- Cháu đừng lo, thỉnh thoảng rồi sẽ nhớ lại chớ gì. Chủ yếu là nguyên nhân tâm trí, cháu đã bỏ hết nửa năm học hỏi, có rất nhiều bạn học chưa gặp mặt nhau, đương nhiên là không nhớ chớ gì?
Nàng lộ vẻ vui mừng:
- Chắc là vậy chớ không nguyên nhân nào khác... ?
- phải rồi. Tinh thần và thể chất của cháu chưa được phục hồi. Do đó, cháu nên tỉnh dưỡng, không nên lo buồn mà có hại.
- Thưa bác, đúng là vậy.
Tố Tố ngoan ngoãn như một đứa trẻ. Cơ hồ như từ nhỏ nàng chưa từng nghe lão nói qua những lời dịu ngọt đó nên tâm trạng nàng rất sợ lão. Trong lúc nàng vắng lão, người ta dọa rằng: cô chẳng nghe nói, Khưu viện trưởng sẽ đến dùng kim đâm nàng! Câu nói đó như châm gốc rễ trong tâm tưởng nàng, vì thế mà nàng rất sợ thầy thuốc.
Khưu viện trưởng thử hỏi:
- Cháu à, Cơ Thực nó có gởi tin về cho cháu không?
Tố Tố trề môi lắc đầu không trả lời. Khưu viện trưởng châm lửa vào ống bíp vừa cười vừa nói:
- Chắc ngày sinh nhật của cháu mà Cơ Thực không gởi tặng vật về, làm cho cháu buồn chớ gì?
Tố Tố vẫn lắc đầu, nói:
- Bác đừng đề cập đế anh ấy nữa.
- Cháu à, cháu hơi đâu mà tưởng nhớ cho thất công, lúc nào đó rủ bạn học cùng đi du ngoạn, bịnh cháu càng mau lành hơn.
Nàng trả lời rất khó khăn:
- Má tôi không cho đi tìm bạn học.
- Theo ý bác, Phi nó có thể đi du ngoạn với cháu.
- Anh ấy không chịu đi với cháu, cũng như hai ngày qua không biết ảnh đi đâu.
- Để bác tìm nó chọ Hôm nay cháu đến đây có chuyện gì?
- Thưa bác, cháu có thể xem bịnh nhân được không bác?
- Được chớ, sao hôm nay bỗng nhiên cháu lại muốn thăm bịnh nhân?
- Hôm nay bỗng nhiên cháu đọc báo thấy có đăng chuyện cũ của bịnh nhân mắc bịnh thần kinh, nên cháu muốn xem quạ Bác à, có phải họ là những người đáng sợ không bác?
- Họ có gì mà đáng sợ, vì họ là người bịnh mà.
- Nếu tôi đến thăm họ, thì...
- Họ không hề vô cớ đánh hoặc làm hại người đâu. Bác sẽ đi cùng cháu.
- Thưa bác, chắc bác lo lắng ghê lắm?
- Không sao đâu, bác thường đến phòng bịnh thăm họ.
Khưu viện trưởng lấy áo và mũ trắng mặc vào, cùng Tố Tố đi ra ngoài văn phòng. Khi hai người ra đến cửa bịnh viện thì Hoàng Thiên Phú từ trong đi ra. Chàng mỉm cười chào Tố Tố. Khi nghe nói nàng muốn đi thăm bịnh viện, chàng rất vui thích nói với Khưu viện trưởng:
- Thưa viện trưởng, tôi có thể cùng với cô bạn học họ Hùng đi thăm bịnh chớ?
Tố Tố mở lời trước:
- Thưa bác, để anh Phú đi cùng cháu được rồi.
Khưu viện trưởng gật đầu, hướng vào Phú căn dặn ít lời, đoạn lão vỗ nhẹ vào đầu Tố Tố rồi trở lại văn phòng.
Sau khi Khưu viện trưởng đi rồi, Phú cười cười hỏi:
- Hôm nay ngọn gió nào thổi đưa quý khách đến đây?
- Tôi ở nhà một mình rất buồn, nên đi xem bịnh viện để giải khuây.
- Dịch Phi không đi cùng cô?
- Không biết anh ấy đi đâu. A Kim nó chỉ nói ảnh có việc cần phải đi thôi.
- Phi cũng không đến bịnh viện, chiều hôm qua có đến, nhưng không cho biết hôm nay có cô đến thăm y viện.
- Tôi cũng không phải đi tìm anh ấy mà đến đây.
Hoàng Thiên Phú biết được, thì ra nàng cũng không thích đề cập đến Dịch Phi, đồng thời Phi đi Đào Viên cũng không cho chàng biết, do đó chàng cũng không đề cập đến Phi nữa, chàng hỏi:
- Cô muốn thăm mấy phòng bịnh?
- Tôi cũng hổng biết, tùy tiện đi thăm thế thôi.
- Tôi dắt cô đi thăm phòng bịnh của phụ nữ nhé?
- Được. Nhưng gan mật tôi nhỏ lắm nghe anh.
- Không sao đâu, có tôi theo bên cô mà.
Nàng hiếu kỳ hỏi:
- Anh không sợ họ sao?
- Người bịnh có gì mà đáng sợ. Hơn nữa tôi là người trị bịnh cho họ, hơn phân nửa thẩy đều biết mặt tôi mà.
- Họ có đánh người không?
- Không bao giờ.
- Sao tôi nghe người ta nói bịnh điên hay đánh người?
- Đó là những bịnh nhân loạn thần kinh quá trầm trọng, đối với người khác rất nguy hiểm. Họ không được bảo vệ an toàn. Đối với bịnh nhân như thế, chúng tôi để riêng họ ra, đâu để cho họ sút ra mà gây họa cho người khác.
- Tôi có thể xem họ được không?
- Được chớ, cô muốn đi xem thì tôi theo lo cho cô đi.
hai người vừa đi vừa nói chuyện, đến một gian phòng, Tố Tố nhìn lên thấy đề phòng bịnh số 4, tại cửa phòng có một cô y tá đứng sẵn, trên cửa có chiếc ống khóa tự động khác hơn các phòng bịnh khác. Bên ngoài có thể mở, bên trong không thể mở khóa.
Khi thấy Phú, cô y tá chào hỏi chàng. Phú giới thiệu:
- Đây là cô Hùng, còn đây là cô Phùng.
Cô y tá họ Phùng hướng vào Tố Tố gật đầu nói:
- Thưa cô, muốn vào thăm phòng bịnh nầy?
- Tôi muốn thăm cho biết, nhưng nếu làm phiền...
- Không đâu, chúng tôi rất hoan nghinh.
Nàng nói rồi bčn mở cửa phòng bịnh. Bên trong có một hành lang, theo hành lang có những song cửa sổ, trước hành lang có sân rộng để cho bịnh nhân dạo mát, đi tản bộ. Ngoài ra, còn có một gian phòng bịnh lớn, mỗi một gian có bốn chiếc giường nằm, có giường không người nằm, có giường còn trống không. Bịnh nhân từ trẻ nít đến già, họ chỉ mặt một áo màu xám tro, trên nét mặt môi họ đều đượm vẻ khô héo.
Trên hành lang đi tới lui toàn là người bịnh, tất cả đều đưa mắt nhìn vào Tố Tố, nàng xem thấy rất khó chịu. Ba người đi vào một gian phòng bịnh, Phú nhìn người đàn bà định hỏi:
- Cô Vương xem thấy trong mình ra sao?
Người bịnh buông một quyển sách dầy cộm trả lời:
- Thấy đỡ nhiều!
Tố Tố nhìn thấy giường bịnh nầy rất sạnh sẽ, bên gối của cô ta có để mấy quyển Anh văn. Phú hỏi:
- Sao cô không ra ngoài đi tản bộ cho thong thả?
- Tôi mới vừa uống thuốc, cần phải nghỉ ngơi.
- Cô không nên xem sách nhiều.
- Thưa y sĩ, tôi không xem sách thì không thể được, không xem nhiều cũng phải xem ít.
- Cũng được, nhưng cô nên hạn chế một chút, xem nhiều quá sẽ sớm hư đôi mắt. Cần nên nghỉ nhiều thì hay hơn.
Nói xong, Phú bước ra phòng bịnh, nói khẽ:
- Vừa rồi cô có tiếp xúc với bịnh nhân đó phải không?
- Nhìn thấy rồi, tôi rất chú ý trên tay của cô ta cầm quyển sách Anh văn.
- Cô Vương đó là một sinh viên tốt nghiệp đại học, đã từng đi du học Mỹ quốc. Nàng học triết, sang Mỹ lại đổi qua môn Thần học. Cô ấy ở đây gần hai năm, chưa biết rő cô ấy đau bịnh gì, người ta đưa cô về thì gia đình đưa vào đây.
- Lâu quá vậy?
- Đã gần hai năm rồi.
- Trông hình dáng cô ấy như người mạnh.
- Cô mang bịnh không rời quyển sách, ngoài đọc sách ra cô không biết sinh hoạt gì khác hơn.
- Nếu không cho cô đọc sách thì sao?
- Cô ấy khóc la làm rùm lên. Lắm khi xé quần xé áo, đập phá đồ đạc nữa.
- Ban đêm thì sao?
- Hơn năm qua bịnh cô ấy thấy đỡ nhiều, ban đêm không còn làm ồn nữa, cũng như cô đã biết giữ trật tự của đoàn thể. Lúc đầu để cô ở phòng riêng mà điều trị, sau này mới dời về đây.
Tố Tố buông tiếng thở dài. Bỗng nghe Phú và người bịnh chào hỏi nhau, dường như chàng và bịnh nhân quen biết.
Chàng từ trong một phòng bịnh bước ra, hướng vào Tố Tố nói:
- Vừa rồi tôi gặp một cô bịnh nhân, cô đang mắc phải chứng bịnh mộng tưởng, cô đó là một người thuộc trong gia đình quý phái, cô mang bịnh mộng tưởng là muốn mình sẽ trở thành minh tinh, sau khi xin gia nhập vào mấy công ty điện ảnh, cô ta thất bại bčn sinh bịnh, suốt ngày ca hát diễn kịch luôn luôn tại nhà, cô thực hiện những động tác như các cô đào điện ảnh.
Tố Tố hỏi:
- Sao không tạo cho cô ấy một cơ hội thử xem?
- Có lần trong y viện có sắp đặt một màn diễn kịch, cô ta cũng tham gia làm một diễn viên trong màn thoại kịch đó, nhưng cô diễn xuất thất bại hoàn toàn. Nếu không kịp thời đem cô xuống sân khấu thì các bịnh nhân họ sẽ làm dữ với cô.
Sau khi xem xong gian phòng bịnh, trong đầu óc của Tố Tố chứa đầy ắp những thảm kịch của bịnh nhân. Trong đó có một bịnh nhân trung niên trên mình ăn mặc rất sạch sẽ, không khác người thường. Nhưng Hoàng Thiên Phú cho biết: chồng của bà này là một giám đốc cho một công ty lớn, con trai con gái đều du học ngoại quốc. Nhưng bà ta có bịnh ghen rất lớn, tối ngày mãi theo canh giữ ông chồng, không cho ông nói chuyện với các nữ viên chức, nếu gặp ông ta nói chuyện với cô nào thì bà ta cho cô ấy một tát tay nẩy lửa. Tại các nơi công cộng, ông chồng không được chào hỏi cô nào, bằng cãi lời thì bà gây họa. Rốt cuộc người ta phải đưa bà ta vào bịnh viện.
Ngoài ra còn có một thiếu nữ trên hai mươi mốt tuổi, thật đáng thương vô cùng. Cô này sau khi tốt nghiệp có yêu một bạn học, bị gia đình của cô cản trở. Lần thứ hai cô yêu một đồng nghiệp giáo sư, lại bị gia đình của chàng cản trở. Kết quả cô ta mang chứng tinh thần phân tán. Cô này đến bịnh viện đã trên mười năm, chuyện mười năm về trước. Cô ta lấy tàn thuốc còn cháy, châm vào mặt biến thành thẹo vết loang lổ.
Khi ra đến gần cửa phòng bịnh, Phú chào hỏi cô bịnh nhân họ Vương, cô y tá khóa cửa phòng lại, Tố Tố thở phào như trút gánh nặng, nhưng Phú lại dắt nàng đến một gian phòng bịnh khác. Nơi đây không giống phòng trước, mỗi người chỉ ở một phòng, chia cách với nhau. Bịnh nhân không giống nhau, và không được sạch sẽ như phòng trước. Thậm chí có người không mặc quần áo nữa là khác. Khiến cho Tố Tố chẳng dám nhìn.
Gian phòng này có sân, rất nhiều bịnh nhân chạy tới chạy lui, có người không ngớt ca hát, có người than khóc, có người tự tiện cởi truồng ra mà tiểu tiện.
Khi bịnh nhân phát giác có người đến thăm bịnh, có người không kể chi cả. Nơi đây không khác một tổ ong, họ bò theo cửa sổ, nhìn chòng chọc vào Tố Tố. Có cô gái chỉ nhìn trân Thiên Phú, chàng vả nhẹ vào má và vò đầu cô ta, nói ít câu an ủi, cô ta vui vẻ ra đi.
Thiên Phú cho nàng biết:
- Cô nầy thích nuông chìu, cô ta bị mẹ bỏ rơi từ thuở bé, khi tới bịnh viện thường khóc la gào thét, nhưng chỉ có người dỗ ngọt là nín ngay.
Tố Tố thẫn thờ:
- Thật đáng thương.
Một bịnh nhân còn trẻ liếc mắt sáng quắc nhìn Tố Tố nói:
- Cô ơi, cô đẹp quá, để tôi lấy áo rộng này cho cô mặc thử nghe cô?
Phú kéo nàng chạy tránh sang một bên, vì chàng chưa biết bịnh nhân này sẽ hành động như thế nào. Nàng vừa bước đi vừa nói:
- Bịnh nhân này sao giống người tỉnh quá vậy?
- Cô này có con, chồng cô chạy xe ba bánh. Cô ta rất chuộng hư vinh, suốt ngày chỉ trau chuốt áo quần cho đẹp, nào đồ trang điểm, đồng hồ, cà rá. Cô khen người khác tức là có tánh tự tỵ Hằng ngày cứ rầy lộn với chồng, người hàng xóm không ai chịu nổi. Cô tới đây không bao lâu thì chồng đến rước về, làm như vậy đến ba bốn lần, kết quả phải đưa vào đây nữa.
Tố Tố không muốn xem nữa, cũng như không muốn hỏi gì thêm, nàng biết mỗi người bịnh đến đây đều có một giai đoạn ẩn tình. Rốt cuộc sinh ra tâm tánh thất thường. Nàng càng nghĩ đến chừng nào lòng nàng càng cảm thấy mang một gánh nặng nơi lòng, tinh thần nàng mang một nỗi buồn man mác.
Phú dắt Tố Tố về đến hoa viên, nàng hỏi:
- Tôi nghĩ y phục của bịnh nhân mặc trên thân thể, người không bịnh khi mang vào cũng thấy bịnh, bịnh nhẹ cũng trở thành bịnh nặng. Không thể đổi y phục khác cho họ sao?
- Đúng vậy tôi cũng nghĩ như cộ Nhưng điều này là sự bất đắc dĩ của y viện. Có lẽ cô cũng biết trong vấn đề này có hai phương diện, có nhiều bịnh rất nguy hiểm, nên mình phải tìm cách để bảo vệ an toàn. Họ thường ra ngoài đi tản bộ, hoặc làm những công việc nhẹ, đó cũng là một cách điều trị. Nếu rủi họ nổi cơn lên náo loạn thì mọi người được biết họ là người bịnh mà ngăn đón.
- Lại có chuyện đó nữa sao?
- Sao lại không, có một lần bịnh nhân thoát ra ngoài, nổi lửa đốt nhà thuốc tây, anh ta nói, bởi anh ta uống những loại này, thét rồi sanh bịnh như hôm naỵ Lại có một bịnh nhân thiếu chút nữa bị xe cán chết, bởi ông ta không kể đčn đỏ đčn xanh gì cả.
- Thế rồi mặc bộ đồ đó vào họ không thoát ra ngoài được hay sao?
- Không phải vậy, mà để khi có người biết được người đó là bịnh nhân thì họ gọi cảnh sát, hoặc cho y viện biết, không bao lâu sẽ tìm ra họ được.
- Chắc không còn phương pháp nào khác hơn? Tôi tin rằng nếu mặc bộ đồ đó cho tôi chừng ba ngày, chắc chắn tôi sẽ phát điên ngay.
- Trước đây Phi cũng đề ra việc nầy với viện trưởng, có lẽ gần đây cũng có cách thay thế bộ y phục này.
- Tôi chưa biết, các ông trị bịnh bằng cách nào?
- Điều đó không phải đơn giản. Loại bịnh nầy phần lớn là bịnh di truyền, một phần do quả báo mà ra. Khi một người bịnh bị kích thích nặng, phải tìm hiểu bịnh nhân thuộc thành phần nào. Nếu người bịnh nhẹ, thì dùng phương pháp để làm cho bớt kích thích. Nếu người bịnh bị kích thích nặng, chẳng những bị kích thích nội tâm mà còn do áp lực bên ngoài, do đó tinh thần họ bị phân tán. Qúa khứ và hiện tại, hiện thực và ảo tưởng đều làm xáo trộn tâm trí họ, tinh thần và tư tưởng của họ không phân biệt, y sĩ phải tận tâm cứu chữa, tùy phương diện y lý hay tâm lý mà điều trị. Chắc cô có đọc qua lý luận về y học chớ?
- Không, tôi không thể đọc nổi những lý luận khô khan về y học.
- Phải phân tách tinh thần người bịnh, y học tuy có giúp chúng ta nhiều, nhưng chúng ta phải dùng tinh thần để phân tách thì mới mong tìm ra nguồn gốc của chứng bịnh, sau đó mới tiến hành trị liệu theo khoa tâm lý. Đương nhiên phải cần một thời gian dài. Và trải qua rất nhiều khó khăn. Như cô đã xem thấy cô Vương là một sinh viên học về khoa Thần học, chúng tôi phải gởi tìm tài liệu từ bên Mỹ. Tuy nhiên không thể tìm tường tận căn nguyên, nên không đủ yếu tố mà phân tách căn bịnh của cô ấy.
- Nếu như thế không còn biện pháp nào cứu cô ta sao?
- Chúng tôi phải cố gắng hết sức mình, đương nhiên không đến nỗi tuyệt vọng, có thể tìm ra biện pháp sau cùng.
Phú đưa Tố Tố rời khỏi y viện về đến văn phòng, Khưu viện trưởng đợi hai người ngồi xuống bčn hỏi:
- Cháu Tố Tố đã xem qua mấy phòng bịnh? Cháu có cảm tưởng thế nào?
Tố Tố lắc đầu nói:
- Thưa bác, cháu không xem nữa đâu. Cháu có cảm giác khó chịu quá đi.
- Thế là cháu đã hết sợ rồi?
- Cháu có cảm giác đáng thương hơn là đáng sợ. Bác không thể tìm biện pháp để cứu họ được hay sao?
- Đương nhiên là phải cố gắng, cháu không thấy thống kê đồ biểu sao? Có nhiều người bịnh đã xuất viện rồi.
Tố Tố không còn thích thú nào để xem đồ biểu của bịnh nhân, nàng chỉ thấy những hình ảnh của người bịnh đang lảng vảng trong đầu óc, nàng cố xua đuổi nhưng nó vẫn hiện lên mãi. Nàng nói:
- Tôi muốn về nhà bây giờ.
Hoàng Thiên Phú nắm lấy cơ hội:
- Để tôi đưa cô về.
Khưu viện trưởng gật đầu:
- Được lắm, nếu Phú gặp Phi thì nên bảo nó về đây gặp tôi giây lát, tôi có việc cần bàn.
Nghe lão nói Tố Tố rất lo lắng hỏi:
- Thưa bác, có phải bác trách anh Phi về việc cháu đã nói với bác không?
Khưu viện trưởng cười cười nói:
- Không phải đâu cháu, Phi nhất định có việc cần mới đi vắng hai hôm nay, riêng bác muốn bàn với Phi một việc khác.
- Thế là cháu yên lòng.
Tố Tố nói xong bčn cáo từ rồi cùng Thiên Phú đi ra khỏi bịnh viện. Đôi mắt của Phương Tử không rời hình bóng của Tố Tố, nàng cũng trộm nhìn thái độ của Phú đối với Tố Tố. Nhưng Thiên Phú như không lưu ý đến Phương Tử đang còn đứng tại đây, chàng vẫn thản nhiên cùng lên xe với Tố Tố.

tinhbanvatoi

Chương 16


Phi từ trong bịnh viện đi ra, chàng nhíu đôi mày khi thấy Phương Tử nhìn chàng nở nụ cười chào đón, chàng cũng chào cười lại nàng. Phương Tử nói:
- Hoàng y sĩ vừa tìm ông, nếu có rảnh gặp ông ấy bàn vài việc.
- Được rồi, tôi cùng có việc bàn cùng anh ấy.
- Lê y sĩ à, cô bịnh nhân đó đẹp quá!
- Cô nói cô Hùng Tố Tố hả?
- Phải rồi, hôm qua cô ấy có đến y viện.
- Viện trưởng dắt nàng thăm các phòng bịnh, sau đó anh Phú đưa cô ấy về phải không?
Phương Tử gật đầu:
- Vâng.
Phi bčn lách sang vấn đề khác:
- Cô Phương Tử à, cô dự đêm vũ hôm trước có vui không cô?
Nàng mỉm cười liếc sang chàng và nói khẽ:
- Nếu ông có đến dự thì vui biết chừng nào.
- Tôi nhớ chớ, nhưng hôm đó đến nhà Tố Tố có chuyện cần phải đi gấp đến canh ba mới về.
- Tôi thì không sao, nhưng hôm đó có người thất vọng.
- Ai? Chắc cô nói Thiên Phú chớ gì?
- Ông ấy có bạn vũ chớ, tôi nói Phùng tiểu thơ kia. Nàng bảo, bạn vũ của nàng là ông, vậy mà hôm đó ông lại vắng mặt.
Thực ra Phú đã nói cho Phi nghe chuyện Phi thất hẹn rồi, nhưng chàng tỏ vẻ không biết và chẳng vui lòng:
- Dường như tôi có nghe anh Phú nói lại, xin cô làm ơn xin lỗi với cô Phùng dùm tôi nhé, dịp khác tôi xin mời cô ấy.
- Được, tôi sẽ tiếp "thiệp" của ông để chuyển lại nàng.
- Hiện giờ Phú ở đâu vậy cô?
- Khi ông vừa đến bịnh viện thì ông ấy đang thăm bịnh nhân ở trại số một, giờ thì chắc xong rồi.
- Cám ơn cô.
Nàng mỉm cười kề vào tai Phi nói nhỏ:
- Lê y sĩ, tôi rất thích cô nữ bịnh nhân mà ông đang điều trị đó quá.
Chàng không mấy vừa ý nghe ai đề cập đến vấn đề đó, nên suy nghĩ giây lát nói:
- Tôi sẽ cho cô biết. Cô ấy không phải là bịnh nhân do tôi chăm sóc, tôi chỉ là thầy giáo đang dạy Pháp văn cho cô ấy để chuẩn bị xuất ngoại.
Phương tử nghe chàng nói thế, nên nàng bí lối không nói gì thêm nữa, vừa lúc ấy có tiếng chuông reo, nàng bước đi thì Phi cũng vội vã đi về hướng khác. Phi đến nhà nghỉ thì gặp Thiên Phú đang rửa tay.
- Kìa Tiểu Lê, tưởng đâu nhà ngươi mất tích rồi chứ.
- Có việc gì mà xem có vẻ quan trọng lắm vậy?
- Tố Tố đến y viện tìm nhà ngươi chớ gì?
- Cô ấy chỉ đến thăm cho biết tình trạng của bịnh nhân trong y viện chớ nào phải tìm mình?
- Cô ấy tưởng nhà ngươi trốn trong các phòng bịnh của nữa bịnh nhân, nên cô ta tìm mãi mà không thấy.
Phi tức cười nói:
- Nói xàm, có chuyện gì cần đến tôi mà nhắn tìm đây?
- Mình theo dői hành tung của nhà ngươi. Lại nữa, cũng hơi lo cho chú mầy sẽ bị "tay tổ" rầy rà.
- Ổng chỉ hỏi tôi đi đâu thế thôi.
- Mình muốn hỏi nhà ngươi đây.
- Tôi vừa thưa với viện trưởng, mình đến thư viện tìm một số sách cần thiết để tham khảo.
Phú lắc đầu cười cười nói:
- Lời nói đó gạt không được lão đâu, vì lão không muốn hỏi thêm chú mầy nữa đấy.
- Mình không biết Phú là hồ ly hay là cẩu mà mỗi chút mỗi đánh hơi tài ghê.
- Tiểu Lê, chú mầy hay hỗn láo với người ta quá vậy?
- Ai biểu Phú thông minh quỷ quái quá chi.
- VẬy, rốt cuộc nhà ngươi đi đâu mấy hôm nay?
- Đi lo một vấn đề khá quan trọng, nếu tính xong, sẽ có ích lợi cho một số đông người.
- Luôn cả nhà ngươi và kẻ này nữa hả?
Phi lắc đầu trả lời:
- Không phải cho chúng mình.
- Tôi thì không giống chú mầy, làm biếng lo việc của người khác lắm.
- Hồi trưa này Phú hướng dẫn Tố Tố đi thăm bịnh viện hả? Vậy không phải lo cho người khác hay sao?
- Không phải đâu, việc đó là mình tự lo cho mình chớ. Thú thật với chú mầy, mình đã sớm biết Tố Tố đến y viện, mình chờ nàng tại văn phòng, đến lúc nàng thăm bịnh viện, mình lập tức hướng dẫn nàng đi đó chớ.
- Cám ơn Phú đã lo thế cho mình.
Phú cười cười nói khẽ:
- Mình chỉ lo cho mình ấy chớ, mình cũng tưởng Phi vì mình mà tạo cho mình gặp cơ hội tốt, không dối Phi mình rất có cảm tình với Tố Tố.
Phi cười lớn nói:
- Chủ ý của Phú mình biết rồi, bởi đây là lần đầu, khi lãnh bịnh đi chữa bịnh cho nàng, Phú đã cho mình biết như vậy.
- Đúng vậy lần thứ nhất thấy mặt nàng là mình đã muốn tìm cơ hội để gặp gỡ nàng luôn.
- Vậy thì phải cám ơn kẻ này, đã tạo ra cơ hội cho Phú gặp nàng.
Phú cười cười với vẻ đồng ý:
- Mình nghĩ, Phi nên tìm cơ hội giúp mình. Bởi chú mầy đã có Bân Bân rồi, không lẽ còn tìm thêm nữa.
- Anh Phú không biết anh hữu tình với ai, nhưng anh làm sao trả lời với Phương Tử đây?
- Bộ chú mầy nói, tên nầy đã có gì với nàng rồi sao? Thật ra chẳng có gì cả, nếu chẳng có gì với Phương Tử tại sao lại cấm mình không được giao thiệp với người khác sao?
Nghe Phú nói, Phi có phản cảm, chàng nghĩ Hoàng Thiên Phú tánh long bong không phải đeo đuổi theo một nàng nào. Phú lại nói ra những câu ngoài ý chàng tưởng tượng, nên Phi không đồng ý. Phú lại kề vào tai chàng mà nói tiếp:
- Sự nghiệp và hôn nhân là một không thể khác hơn được, chú mầy đã có Bân Bân, mình tin chú hiểu rő lòng mình rồi.
Phi lộ vẻ không vui:
- Anh Phú, theo em nghĩ, có lẽ anh yêu Tố Tố là vì sản nghiệp của ba nàng hả?
- Tiểu Lê, mình chẳng phải bàn luận gì cao xa, nhưng mình tin rằng, nhà ngươi đừng cho rằng mình là một thằng chuyên đào mỏ. Mình cũng như Phi đang ôm ấp một tương lai rộng lớn. Mình xét thấy Tố Tố đúng là một đối tượng lý tưởng, nàng có thể giúp mình mọi phương tiện, đến lúc cần, chắc chắn ba nàng sẽ lo cho.
Phi biết Phú đã có một ý nghĩ chủ quan, nên chàng không muốn tranh luận cùng Phú. Nếu mãi theo khuyên Phú thì không khéo sẽ bị hiểu lầm. Chàng bčn cười nhạt nói:
- Chúc Phú sớm đạt được lý tưởng! Nếu có rượu chúng ta sẽ cùng cạn ly.
- Mình hy vọng sẽ đãi Phi một chầu rượu, để nhờ vào sự hổ trợ của Phi.
Phi muốn tìm gặp Phú để cho biết công việc của chàng làm trong hai ngày quạ Trưa hôm qua chàng đến Đào Viên, cùng Cao Gia Toàn đi tìm vị chỉ huy hàng không tại vùng này, đề cập đến vấn đề tai nạn của Lục Cơ Thực và Trương Lập Dân. Vị nầy hiểu rành rẽ về vụ đó, và đồng ý hợp tác với Phi, ông ta tìm sổ khí tượng tháng chạp năm quạ Ngày phi cơ ngộ nạn có ghi đầy đủ chi tiết về tình hình khí tượng. Họ sao chép lại, và đem đến sở hàng không nơi đây ấn chứng.
Tuy nhiên, vấn đề khí tượng đối với tai nạn nó không giúp ích được gì, bởi công ty hàng không đã báo cáo ngày đó khí tượng rất xấu. Bọn họ căn cứ vào lời của Trương Lập Dân đã khai rő tại y viện, vì chàng đã nhìn nhận phi cơ ngộ nạn là do chàng mà ra.
Lời cung khai của Trương Lập Dân sau khi được đưa vào bịnh viện, không thể lấy đó làm bằng chứng, lý do là tinh thần anh ta đã thất thường. Nhưng những lời khai trước khi anh ta vào bịnh viện thần kinh, và cũng không một người nào làm chứng nói khác hơn, nên công ty hàng không phải lấy đó làm bằng.
Bọn họ muốn làm đảo lộn vụ án, phải cố gắng lắm mới tìm được tài liệu.
Điều đó không phải một mình Phi làm được. Nhưng Phi hết sức cổ vő Cao Gia Toàn và một số anh em khác, bọn họ làm bất cứ giá nào không nệ khó khăn quyết tìm đầy đủ chứng cớ của tai nạn phi cợ Sau đó mới có thể nói đến cách điều trị Trương Lập Dân và lật ngược bản án.
Phi định đem tất cả câu chuyện để nói rő với Phú để nhờ Phú hổ trợ trong việc này. Hiện giờ Phi không còn hy vọng Phú sẽ giúp được gì, nếu tiết lộ ra đây, trái lại gây cho bọn Cao Gia Toàn thêm khó khăn, dó đó, Phi không nói cho Phú biết nữa.
Phú đang nghĩ gì, bčn cười cười hỏi:
- Vừa rồi nghe Phi nói đang làm những việc cùng với một số người khác, đó là những việc gì?
Phi lắc đầu gượng cười nói:
- Sự tình đều phải gác lại, chưa biết làm gì bây giờ, phải chờ có cơ hội tốt, tôi cũng muốn nói rő với Phú, để nhờ anh giúp đỡ.
- Tiểu Lê, những việc của chú mầy, mà mình không giúp đỡ sao?
Phi và Phú bàn những việc không liên can gì, nên Phi xin kiếu từ ra đi. Chàng có cảm giác, nghề y học tại Đài Bắc này là nghề người ta ưa thích, rất nhiều sinh viên đi vào con đường này. Tuy nhiên, có nhiều người không muốn phụng sự nhân loại một cách thiết thực, mộng của họ là áo ấm nệm êm, khi bước ra khỏi nhà trường là muốn tự mình phải có một y viện, khát khao làm viện trưởng. Nếu không cũng tìm cưới con gái của một nhà hào phú, để nhờ phú ông giúp đỡ hầu mưu cầu làm giàu nhanh chóng để hưởng nhàn lạc.
Phi thì nghĩ khác, nhưng chàng không ngờ Phú cũng chỉ ham mê nhàn lạc, Phi và Phú thân thích nhau từ lâu, nay chàng hiểu rő thêm tâm tánh của Phú thì chàng rất thất vọng.
Phi được bạn học xem là người tốt phước, vì chàng và Bân Bân yêu nhau, điều đó là đề tài cho mọi người chú ý. Có điều người ta hiểu rő là, chàng chưa bao giờ cầu cạnh hay đeo đuổi theo Bân Bân, nhưng chàng đã được Khưu viện trưởng để ý.
Điều đó làm cho chàng cũng khó mà khuyên Phú đừng nên đuổi theo Tố Tố. Bởi khi Phú mở miệng ra là đề cập đến vấn đề giữa Phi và Bân Bân, tâm tánh Phi rất tự trọng, không hề xem việc đó làm cứu cánh, nhưng thực tế người ta cho chàng đã có gốc lớn để dựa nương, nếu khuyên Phú đừng đuổi theo Tố Tố thì chẳng khác nào mình nhặt được vàng lại khuyên người khác đừng tham của quí.
Mộng của chàng là làm thế nào sớm được xuất ngoại du học. Nếu được ở nước ngoài, sẽ tự mình cố gắng nghiên cứu những điều hay của nền y khoa tân tiến, sau khi về nước nhà, chàng có cơ hội phục vụ đồng bào. Có lúc chàng hy vọng Bân Bân đừng sớm về nước hoặc nàng yêu một chàng nào đó nơi nước ngoài thì vấn đề của chàng sẽ giải quyết dễ dàng. Ngoài việc đó ra, Phi không biết giải quyết thế nào cho ổn, chàng không thể quên ơn nghĩa của Khưu viện trưởng đã đối xử đẹp với chàng. Ý nghĩ quay cuồng như thế, nên mỗi lúc chàng đặt bút viết thư gởi cho Bân Bân, chàng không biết phải dùng lời nào nghe cho tình tứ ngọt ngào hơn, rốt cuộc những bức thư tình của chàng gởi cho nàng chẳng khác một bức công văn.
Từ y viện trở về nhà họ Hùng, đường cũng hơi xa, nhưng chàng không nghĩ đến việc đi xe, vẫn rảo bước theo số đông người, và những tiếng kčn xe, tiếng quảng cáo, ca nhạc rao hàng lanh lãnh bên tai theo từng bước đi của chàng. Tuy tiếng ồn ào làm đinh tai nhức óc, nhưng đối với chàng như chẳng chút lưu ý, chàng có cảm giác như mình lạc lőng một mình trong bãi sa mạc hoang vu.
Chàng lửng thửng vừa về đến cửa, cũng là lúc ánh dương vừa chen khuất sau rặng núi xạ Chàng không buồn thưởng thức cảnh trời chiều, chỉ lầm lũi bước đi vào ngő rẽ. Khi chàng định nhận chuông cửa bỗng nghe từ trên lầu phát ra tiếng ca trong suốt. Chàng đứng tựa vào cánh cửa nghe lời ca như oán như than, giọng ca trong ấm khi trầm khi bổng.



"Quanh mình nước biếc non xanh
Gió chiều từng đợt cuốn cành lá rơi
Chạnh nhìn giòng nước chảy xuôi
Mây trôi man mác như khơi nỗi buồn
Ngoài khơi thấp thoáng cánh buồm
Chim bay về tổ trên không từng đàn
Nắng hč nóng bức như rang
Thiêu bờ cỏ dại úa vàng xác xơ
Sông dài nước chảy lững lờ
Nước trôi trôi mãi biết là về đâu?
Về đâu nào biết về đâu
Càng trông càng vắng bao giờ gặp nhau?
Để người cô quạnh đắng cay
Tim lòng khô héo theo ngày nhớ mong
Buồn nhìn nước biếc xuôi giòng



Tiếng ca và tiếng dương cầm nhỏ dần và lần lần dứt hẳn.
Phi nghe rő đúng là tiếng của Tố Tố. Từ ngày chàng đến ở nhà Tố Tố đến nay, chưa nghe được nàng ca và đàn dương cầm lần nào, hôm nay lần đầu tiên chàng nghe rő tiếng ca của nàng.
Lời ca diễn tả nỗi niềm u oán, lời ca chứa đầy tình cảm, khiến cho lòng chàng cảm thấy bồi hồi. Chàng đứng dựa lưng vào cửa, nhìn giòng nước sông Đạm Thủy lặng lờ trôi, vầng dương lần lần chìm sâu đáy biển. Trên sông phất phơ những cánh buồm về bến, trên không khói lam chiều trùm lên vạn vật, màn đêm dần dần phủ kín không gian.
Chàng muốn nghe thêm tiếng nàng trổi lên những cung điệu lãnh lót, nhưng vô tình lời ca và tiếng dương cầm bỗng bặt ngang. Chàng nhìn về đằng sau thấy xe của Hùng xưởng trưởng đã quẹo vào ngã rẽ, Phi không muốn để người khác biết ý định của mình, chàng bčn đưa tay nhận chuông.
Chàng vừa nhận chuông cửa thì chiếc xe cũng vừa vào đến cửa, trên xe chỉ có một mình lão Vương lái, chớ không có Hùng xưởng trưởng. Phi lấy làm lạ, từ ngày chàng đến đây, Hùng xưởng trưởng rất ít về nhà dùng cơm tối, chàng nhớ ra, có chăng chỉ một ít lần thôi. Thường thì chỉ có hai mẹ con của Tố Tố, nay có thêm chàng nữa thì vỏn vẹn có ba người, lúc chàng ra đi rồi thì trong nhà rất vắng vẻ. Chàng nghĩ vẩn vơ cũng chẳng ích vào đâu, cái lo gia đình nàng vắng vẻ chỉ là chuyện vô bổ, chẳng qua loài người là động vật có tình cảm, thế thôi!
Chuyện Phi thắc mắc không bao giờ Phi để lộ ra ngoài mặt, khi chàng cùng hai mẹ con nàng dùng cơm, chàng chỉ tìm cách nói dối rằng mình thường đi vào thư viện tìm sách để tra cứu tài liệu. Tố tố không nói gì, nhưng trên nét mặt nàng hiện vẻ sầu khổ và pha lẫn vẻ thất vọng, Phi đã biết nàng đang nghĩ gì. Nàng không hề đề cập đến việc thăm viếng bịnh viện, nhưng tùy tiện hỏi thăm chàng đến thư viện để tìm loại sách gì, nàng tỏ ra không mấy lưu tâm đến việc Phi ra đi, cũng không lộ vẻ buồn phiền về chuyện đó.

tinhbanvatoi

Chương 17


Từ hôm đó, Phú thường hay đến nhà của Tố Tố. Ban ngày Phú làm việc tại y viện, đến chiều, Phú thường lấy chiếc mô tô của y viện đến nhà nàng mà làm khách. Buổi cơm chiều tại y viện rất sớm, nên khi Phú đến nhà Tố Tố thường đúng vào bữa cơm, chàng phải ngồi ngoài nhà khách để chờ đợi. Bà Hùng rất vừa ý Phú, bởi chàng nói năng hoạt bát và rất chân tình, thỉnh thoảng bà đem những hộp bánh điểm tâm quí giá mà đãi chàng. Bởi chàng biết Tố Tố không mấy lưu tâm đến chàng, nên Phú phải dùng chiến thuật gây cảm tình với mẹ nàng. Tố Tố xem Phú không thấy có cảm tình, cũng chẳng biết rő vì một lý do nào, trực giác của nàng thấy sao không mấy thích hợp với Phú, thế thôi.
Nhưng, nàng cũng chưa bao giờ biểu lộ ra mặt, nàng chỉ ít hay trò chuyện với Phú, cũng như không để tâm đến chàng. Những khi Phú và mẹ nàng chuyện vãn thấy thích thú nhất thì lặng lẽ ngồi một bên, cùng Phi trao đổi một vài câu chuyện bâng quợ Nếu nàng không thích nghe Phú nói nữa thì nàng bảo nhức đầu hay viện những lý lẽ khác rồi đi lên lầu.
Phú cảm thấy không có cách nào chiếm thêm cảm tình với Tố Tố nữa, chàng như một gã thợ săn đang cách con mồi quá xa, nên không thể nhắm đúng mục tiêu. Chàng cũng sẽ cố tìm cách nào khác để gần gũi nàng. Tố Tố không tỏ thái độ gì chán ghét chàng, bởi bà Hùng rất mến Phú, nên bất cứ lúc nào chàng muốn đến chơi cũng được. Dầu sao chăng nữa, cũng kể là chàng đã tạm thành công trong đợt đầu vì chàng đã chiếm được cảm tình của mẹ nàng.
Phi cũng thấy rő điều đó, chàng không giúp gì được cho Phú, cũng không nỡ phá hoại Phú. Phi vẫn thản nhiên để xem Phú biểu diễn. Chỉ khổ một điều là, khi Phú đến, chàng phải phí mất mấy tiếng đồng hồ quý báu để tiếp chuyện với Phú. Bởi chàng đã ấn định thời gian để tự học, khi Phú đến là chương trình học bị đình trệ và làm sự sắp xếp học hỏi của Phi rối loạn.
Phú mãi đeo đuổi theo Tố Tố, nên buộc lòng Phi phải theo dői tình trạng biến đổi của nàng. Phi phát hiện ra, chẳng những nàng đẹp bên ngoài mà tánh tình cũng rất tốt. Nàng rất văn vẻ, thâm trầm. Không biểu lộ chút gì vội vàng, hách dịch, cũng không tỏ ra kiêu ngạo kinh người như thói thường các cô gái nhà giàu. Nàng chân thật và mọi việc thường đắn đo cân nhắc, về tình cảm nàng cũng cân nhắc để được lòng người, tuy nàng rất thất vọng về tình yêu với Cơ Thực, nhưng lại thường viết thư gởi cho chàng, nàng một mực tỏ thâm tình, không phải tiếp chẳng được thư tín của người yêu rồi đâm ra cau có giận hờn. Khi nàng không thích người nào đó, cũng chẳng hề biểu lộ tình cảm khó chịu, cũng có lúc nàng nói thẳng, nhưng Phi biết điều đó vì đang khi nàng bị kích thích quá mạnh mà ra. Chàng cũng biết rằng nàng không thích Phú nhưng chưa tỏ ra một hành động nào chống chế.
Phi biết vậy, nhưng không thể nói cho Phú biết, sợ Phú sẽ cho rằng mình ghen hờn nên tìm cách đuổi khéo, hoặc Phú sẽ hiểu lầm chàng không thật tâm giúp Phú. Bất cứ hình thức nào cũng tổn thương tình bạn giữa đôi bên. Phi rất trọng nể bạn thân, không bao giờ muốn mất lòng bạn nào. Trong lớp học ngày xưa cũng vậy, chàng hay tha thứ những lỗi lầm, cũng như thường giúp đỡ cho bạn.
Chàng tự xét mỗi người đều có ưu và khuyết điểm. Sao mình chỉ chú ý vào khuyết điểm của người khác thôi? Huống chi Phú đây là một người bạn lớn tuổi rất thân thiết với chàng.
Nhưng sự tử tế của Tố Tố đối với Phú không thể kéo dài hơn nữa Sáng sớm hôm đó, Tố Tố tìm đến phòng của Phị Nàng ăn mặc rất chỉnh tề với dáng vẻ sang trọng. Phi nhìn trân trối giây lát, nói:
- Tố Tố hôm nay đẹp quá!
Đôi má nàng ửng hồng, đưa tay vén mái tóc:
- Anh muốn đùa với em rồi đó.
- Đúng là đẹp vậy mà, có khi nào tôi dám nói đùa với cô đâu? Từ ngày tôi đến nhà cô, hôm nay mới thấy cô ăn mặc và sắc diện trông đẹp nhất. Vả lại, từ màu áo đến mái tóc cũng rất thích hợp với vóc dáng của cô nữa.
Tố Tố rất hài lòng, nàng sửa lại y phục:
- Lâu lắm rồi, em chưa mặc đồ này, bịnh lâu ngày người ốm đi nên y phục hơi rộng.
Phi cười cười nói:
- Hôm nay cô ăn mặc thế này, chắc định đi dự hội phải không?
Nàng lắc đầu nhìn Phi nói:
- Không, tôi muốn đến hỏi thăm anh một việc, anh có bận gì không?
Nàng khẽ đáp:
- Hôm qua anh Phú hỏi em sợ ngồi xe mô tô không? Nếu muốn đi du ngoạn nơi nào, anh ấy sẽ chở em đi suốt ngày cũng được.
- Cô đáp lời mời anh Phú thế nào?
- Tôi chỉ cười trừ với anh ấy, và nói: tôi không sợ đi xe mô tô nhưng không thích ngồi sau xe mô tô mà thôi.
Phi cười, chắc Phú đã chạm vào thứ khó nuốt:
- Rồi sao nữa cô?
- Anh Phú hẹn trưa nay mời tôi đến Bích Đàm du ngoạn.
Phi biết, nàng ăn mặc thế này để đi vì lời mời của Phú. Có lẽ để nàng có dịp nói chuyện rő với Phú, cũng có lẽ hỏi chàng nếu rảnh thì cùng đi với nàng, chàng hỏi:
- Chắc cô đã hứa đi du ngoạn với anh Phú?
Phi không ngờ, nàng lại lắc đầu nói:
- Không, tôi đã nói với anh nhiều lần rồi, tôi không thích anh Phú, cũng như không thích mùi thuốc bay ra quanh mình ảnh mà.
Phi cười lớn nói:
- Vậy cô có đồng ý đi với anh Phú hay không?
Nàng quả quyết đáp:
- Không.
- Hiện giờ cô định đi đâu?
- Tôi không hề từ chối lời mời của anh Phú, nếu từ chối sợ ảnh thất vọng.
- Ŕ, tôi hiểu ý cô, có lẽ cô muốn tôi đi cùng cô chớ gì?
Nàng vẫn lắc đầu phủ nhận:
- Cũng đi, nhưng không phải đi gặp anh Phú. Tôi đã bảo A Kim gọi điện thoại cho ảnh hay hồi sớm, nói trong người tôi chẳng được khỏe nên không thể đi du ngoạn được. Chắc anh ấy nghe tôi không được khỏe sẽ đến thăm. Tôi muốn anh cùng tôi đi trước để tránh anh ấy khi ảnh đến đây.
Phi rất khó xử trí, nhưng buộc lòng phải đi cùng nàng, vì Khưu viện trưởng cũng như cả gia đình nàng chỉ hy vọng chàng cùng nàng đi du sơn ngoạn thủy để cho nàng được vui vẻ kia mà! Phi gật đầu:
- Được rồi, tôi sẽ đi cùng cô, xem sách mãi sao đầu óc nó quay cuồng khó chịu quá.
Tố Tố nguýt chàng:
- Không phải anh xem sách nhiều, mà gần đây anh đi đây đi đó quá nhiều, nên xem sách không nổi chớ.
Phi cũng tức cười, chàng nghĩ, cô ả cũng lưu ý vào việc riêng của mình rồi "có lẽ Thượng đế sanh người con gái ra để trói buộc người con trai" chàng cũng nói xuôi theo nàng.
- Tại tôi không dám mời cô đi với tôi, sợ gặp phải những việc phiền phức gây cho cô không vui chớ.
Nàng lại trợn mắt nhìn chàng:
- Nói xàm, mau thay đồ đi mười giờ rồi. Tôi chờ anh ngoài xe.
Phi nhìn theo bóng lả lướt của nàng khuất dần ngoài cửa, chàng mỉm cười, rồi chàng cũng thay bộ Âu phục mới, với chiếc cà vạt hợp thời trang bước vội vã ra cửa.
Tố Tố ngồi trên xe huýt gió một bản nhạc thời trang. Phi chợt thấy nàng đang ngồi nơi tay lái, Phi bước đến bên nàng nói:
- Cô để tôi lái cho.
- Chắc anh sợ tôi lái không an toàn sao?
Phi nói tránh khéo léo:
- Không, tôi rất ghiền lái xe. Từ ngày đến nhà cô, tôi chưa lái được lần nào.
Nàng ngồi xê qua một bên vừa nói:
- Được rồi, anh lái chừng nào thấy mỏi thì giao cho tôi.
- Ờ, cảm ơn cô.
Chàng mở cửa xe bước lên, mở máy cho xe chạy.
Chưa biết do duyên cớ nào khiến chàng cảm thấy thích thú, nếu hôm này không có chàng thì nàng đã đi cùng Phú. Mặc dầu vấn đề dắt nàng thường xuyên đi du ngoạn là công tác của chàng. Nhưng mục đích của Phú và chàng thì khác hẳn nhau. Điều đó khiến cho Phú phải thất vọng.
Lòng Phi có cảm giác không mấy vui. Chàng không phản đối việc Phú đeo đuổi Tố Tố, Phú là bạn thân của chàng, đúng lý là chàng phải tạo cơ hội cho Phú gặp nàng. Vì Phú có điều không thể nói ra được, nhưng Phú có những ý nghĩ không mấy quang minh chính đại, bởi đó, mà Phi không sẵn sàng giúp đỡ cho Phú.
Phi cho xe chạy vừa phải, không quá bốn chục cây số giờ, chàng cứ giữ mức độ đó mà chạy mãi, trước mắt đã nhìn thấy đồng bằng Sĩ Lâm bao la thẳng tắp chân trời. Chàng hỏi:
- Chúng ta đi đâu bây giờ?
Nàng nghiêng đầu qua hỏi lại:
- Anh nói gì?
- Tôi không có ý kiến chi, tôi chỉ là người tùy tùng với cô đi du ngoạn thôi. Tùy ý cô muốn đi đâu tôi đi đó.
Nàng lắc đôi vai như đứa trẻ, nói:
- Hổng chịu đâu, anh phải nói, em muốn anh phải nói.
Phi cười cười trả lời:
- Được rồi, cô để tôi suy nghĩ giây lát được không?
Nàng dựa ngữa ra, nhắm đôi mắt lại, nói:
- Anh nghĩ kỹ đi, rồi sẽ cho em biết.
Giây lát sau, Phi khẽ nói:
- Tố Tố.
Nàng vẫn không mở mắt ra:
- Hả?
- Chúng ta đến Trung Ương Tửu Điếm ở Trung Sơn Bắc Lộ để dùng cơm được không?
- Trước khi chúng ta đi anh chưa ăn sáng sao?
- Chúng ta còn những chuyện cần nói.
- Ừa, anh nói đi.
- Sau đó sẽ đến Bích Đàm chčo thuyền. Ồ! Hồ vào lúc này chắc đẹp lắm nhỉ!
Nàng tỏ vẻ hứng thú ngồi nhỏm dậy:
- Thật vậy sao?
- Tôi hy vọng cô được vui vẻ và cảm thấy yêu đời hơn.
- Đương nhiên là tôi thích thú rồi. Sau khi chúng ta dùng điểm tâm xong, sẽ mua hai phần cơm đem theo xuống thuyền.
Phi cười cười nhái theo miệng nàng:
- Khi chúng ta ra đi em chưa dùng cơm sao?
Nàng nguýt chàng, vẻ giận dỗi:
- Anh hư quá đi. Em chỉ mua một phần cơm thôi, hổng thčm mua cho anh đâu.
- Tố Tố, đừng giận tôi mà, tôi chỉ học theo lời nói của cô mà thôi.
- Ai biểu anh nhái em chi.
- Thôi, không học theo cô nữa đâu, chỉ xin cho ăn hùn phần cơm với cô là được rồi.
Tố Tố bật cười thành tiếng:
- Miệng mồm anh trơn bén quá, trách nào Bân Bân không mê anh.
Phi quay đầu nhìn nàng, tỏ vẻ phản đối, nhưng không nói nên lời. Xe vượt qua Bắc Đầu, càng lúc càng nhiều xe. Bởi nhằm ngày nghỉ nên khách thừa nhàn rất đông.
Hai người không nói gì nữa, Phi chuyên chú lái xe, chen vào đám đông để rời khỏi đô thị Đài Bắc. Hai người dùng điểm tâm xong bčn mua hai phần cơm mang theo để đi Bích Đàm.
Phi thuê một chiếc thuyền nhỏ, hai người cùng thả theo giòng nước suốt hai tiếng đồng hồ. Tố Tố nhất định dành chčo để Phi ngồi sau lái thuyền, nàng chčo xuôi giòng qua Điếu Kiều.
Nước hồ trong vắt, bên cạnh rặng núi xanh, xa xa nghe những tiếng hát véo von, tiếng cười rộn rã. Trong khung cảnh này, khiến cho khách nhàn du quên đi tất cả ưu phiền.
Tố Tố vừa chčo vừa hát nho nhỏ. Phi rảnh rang đưa tay ra khuấy nước, tai chàng lắng nghe tiếng hát của nàng. Tố Tố vẫn hát lại bài hát mà chàng đã nghe hồi ngày hôm qua.
Phi chờ nàng hát dứt bčn nói:
- Tôi rất thích bài hát đó, hôm nay cũng là lần thứ hai tôi được nghe cô hát nó.
Nàng lấy làm lạ hỏi:
- Anh nghe tôi hát hồi nào?
- Hôm qua vào lúc hoàng hôn, từ Đạm Thủy tôi vừa về đến cửa, bỗng nghe tiếng cô hát từ trên lầu vọng xuống, hòa lẫn tiếng dương cầm khi khoan khi nhặt, giọng hát của cô rất hay, khiến cho lòng tôi thấy lâng lâng nhẹ nhỏm.
Tố Tố cúi đầu xuống, lộ vẻ buồn bã:
- Tôi ưa thích bài hát đó. Lời ca do Cơ Thực chép gởi cho tôi, anh ấy nói là một bài ca cổ điển mà anh rất thích.
- Chiều hôm đó tôi nghe cô hát, bỗng nhiên nhớ lại ngày nào cô đã ca mấy bản trong cuộc lễ bãi trường. Tôi còn nhớ rő, hôm ấy cô mặc bộ lễ phục màu trắng, không khác một đóa sen trắng, ấn tượng đó ghi vào tim tôi không làm sao quên được.
Nghe lời chàng, nàng dường như ngây ngất nhìn về xa xôi với đôi mắt mơ màng, rồi lại ngoảnh lên vòm trời xanh thẳm, nàng như nhớ lại:
- Tôi cũng nhớ lại hình ảnh đó, nhưng nhớ ra ngày ấy giọng hát của tôi rất dở, hôm đó lòng tôi vô cùng hồi hộp. Kìa, dường như thuyền đã trôi quá xa rồi, nước trôi mãi không bao giờ trở lại.
Phi cảm thấy bồi hồi, nước trôi đi mãi không bao giờ trở lại cùng trong một cái nhìn, nhưng mỗi người có mỗi cảm giác khác nhau. Có vị triết nhân nào đã nói "Đi qua mau như thế sao? Nhưng thời gian vẫn qua mãi không kể chi đến ngày hay đêm". Tuổi xanh đã đi qua cũng như giòng nước chảy ra biển cả, không bao giờ trở lại. Chàng cố đč nén cảm xúc nói:
- Tố Tố, gần đây tôi thấy ký ức của cô rất khả quan, có nhiều vấn đề nhỏ nhặt mà cô nhớ rất rő ràng.
Nàng lắc đầu nói:
- Khi người khác nhắc thì tôi mới nhớ rő, riêng mình thì lúc nào cũng sống nửa mộng nửa thật. Tôi thường chiêm bao thấy điềm chẳng lành, khi thức giấc thì nước mắt chảy ướt gối.
- Cô thường nằm mộng thấy những gì?
Nàng vẫn lắc đầu trả lời:
- Tôi nhớ không được rő lắm, có mấy lần lâu lắm rồi dường như thấy một mình tôi lẻ loi đi chậm rãi giữa cánh đồng hoang dã, không gặp được người thứ hai nào, tôi quá lo sợ nên khóc sướt mướt, khi tỉnh lại tôi rất sợ mình phải sống cô độc, và từ đó tôi sợ đêm tối.
- Đó là triệu chứng thần kinh của cô quá suy nhược, cô đừng suy nghĩ gì là tốt hơn, nhất là trước khi đi ngủ, cô nên để lòng bình thản.
Nàng vẫn lắc đầu cãi lại:
- Hổng phải đâu, tôi sợ đêm tối từ thuở bé, bởi thế, chưa khi nào tôi ngủ một mình trong phòng tối không đčn.
- Rất tiếc cô chẳng có chị em gái, nếu cô có một chị em gái thì không bao giờ cô có cảm giác cô độc và tịch mịch.
- Tôi không nghĩ đến vấn đề đó. Có lẽ tôi không thích có chị em gái, trước đây có cô em bạn dì đến ở cùng tôi, làm cho tôi càng khó ngủ hơn nữa là khác.
- Đó là vấn đề thói quen, chắc là cô sống một mình đã quen rồi.
Tố Tố ngừng chčo để cho thuyền nổi bềnh bồng trên mặt nước phẳng lặng. Nàng nhìn thẳng vào mặt Phi:
- Từ trước em chưa nghe anh nói về anh, hôm nay em muốn nghe anh tự thuật về anh một chút coi nào.
Nghe nàng hỏi, Phi sững sờ giây lát, chàng gượng cười:
- Tôi hả? Dĩ vãng của tôi khó nghe lắm.
Nàng lắc lia đôi vai nói:
- Hổng chịu đâu, em muốn nghe mà! Bởi em chưa bao giờ được biết thân thế của anh mà.
- Cô không nghe bác Hùng nói lại sao?
- Từ ngày anh về đây, em chỉ nghe nói sơ qua chút ít thôi.
- Đó không phải là chút ít, mà là sự thật rất đầy đủ về cuộc đời của tôi.
Nàng vẫn lắc đầu tỏ vẻ không bằng lòng.
- Thân thế của tôi đơn giản lắm, tôi đã mất mẹ cha từ thuở bé. Nhờ bà ngoại nuôi dưỡng đến lớn cho vào trường học. Thật là bất hạnh, khi mới thi vào đại học, ngoại tôi từ trần. Bà còn dành dụm cho tôi một số tiền, nhưng tôi không thể chịu nổi những lời khinh bỉ, đùa cợt của các anh em cô cậu, bạn dì, nên không nhận số tiền của ngoại để lại, tự mình vừa làm vừa học cho đến khi thi tốt nghiệp.
Nghe chàng nói, Tố Tố tỏ vẻ cảm thông:
- Tôi rất đồng ý với anh về vấn đề tự lực lo cho mình.
- Thế là cô không coi rẻ đứa trẻ mồ côi?
- Coi rẻ? Bộ anh cho rằng tâm trí tôi nông cạn lắm hả?
Phi lộ vẻ cảm khái, chàng đáp:
- Xin lỗi, tôi có chút tự ty, nhưng tin rằng điều đó cũng là nguyên nhân khó giao thiệp với bạn bč. Đồng thời tôi cũng quá bận nhiều thời giờ để lo công việc hầu duy trì tổn phí cho sự học hành.
Tố Tố nhìn thẳng chàng giọng chậm rãi:
- Hôm nay tôi biết hoàn cảnh của anh hồi cấp trung học như vậy, thật tôi bội phục anh vô cùng. Nếu đổi lại tôi là anh thì nhất định tôi thất bại.
- Tôi mong đừng có ai giống hoàn cảnh thê thảm của tôi, thực ra tôi cũng chưa biết tương lai của mình sẽ ra sao. Tất cả thuộc về quá khứ, hiện giờ tôi có thể tự mình đứng vững được rồi.
- Anh đã sớm đứng vững rồi chớ, không thế, sao Bân Bân lại yêu anh.
Phi lắc đầu nói:
- Tôi cũng chưa biết ý Bân Bân đối với tôi thế nào, trừ ra lần trước tôi đã cho cô biết nguyên nhân sự nghiệp của tôi, có thể cũng do nguyên nhân đó là điều trọng yếu để kết hợp giữa tôi và nàng do cha nàng thúc đẩy.
Tố Tố không muốn bàn luận với chàng thêm, bởi nàng chưa tìm ra đề tài thích hợp. Hai người cùng lặng lẽ, tâm sự giữa hai bên chắc chẳng giống nhau. Trên hồ, du thuyền qua lại như thoi đưa, vang vọng lại lời ca tiếng hát của khách bốn phương.



SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội