Quán Gò đi lên_ Nguyễn Nhật Ánh.

Started by kem, 15/07/06, 16:31

Previous topic - Next topic

kem

Một hôm không nhịn được, nó thú nhận với thằng Cải:
- Tao thấy chuyện tình của tao với con Cúc nó sao sao ấy Cải ơi!
Cải giật thót:
- Sao sao ấy là sao?
- Tao cũng chẳng biết nữa! - Lâm gãi đầu - Nhưng cứ như vậy hoài thì nhạt nhẽo quá!
Cải nhìn Lâm dò xét:
- Chớ mày muốn sao?
- Tao muốn tỏ tình với nó.
Cải giương mắt ếch:
- Tỏ tình gì tỏ tình hoài vậy? Bữa trước mày nhờ tao tỏ tình rồi mà.
Giọng Lâm buồn buồn:
- Nhưng tao muốn chính miệng tao nói thương nó và tận tai nghe nó nói thương tao.
- Chi vậy?
- Tao thích vậy.
Cải tự ái:
- Bộ mày không tin tao hả?
- Không phải là không tin! - Lâm phân trần - Nhưng đã yêu nhau thì phải nói yêu qua yêu lại. Cứ nhìn nhìn ngó ngó suông thì chán lắm.
Cải chừng như hiểu ra tâm trạng của Lâm. Nó trầm ngầm một hồi rồi tặc lưỡi:
- Thôi được rồi. Trưa mai tao sẽ nhường chiếc ghế của tao lại cho mày. Mày ngồi sát rạt con Cúc, tha hồ mà nói yêu qua yêu lại.
Dĩ nhiên thằng Cải hứa hẹn như vậy là có tính toán. Trước khi nhường cái vị trí thuận lợi đó lại cho thằng Lâm, nó đã dặn dò con Cúc kỹ lưỡng.
Thằng Lâm không hay biết chi, đặt đít ngồi xuống cả buổi, vẫn chưa dám hó hé tiếng nào.
Thấy thằng này ngồi lâu thiệt lâu mà chưa chịu mở miệng nói thương mình, con Cúc sốt ruột giục:
- Anh Lâm nói chi nói lẹ đi! Lát nữa cô Thanh tới không thấy anh Cải ngồi coi xe, cổ rầy đó!
Thằng Lâm nãy giờ trống ngực đập tưng tưng, đang mơ màng sắp xếp những lời lẽ văn hoa ý nhị trong đầu, bỗng dưng thấy con Cúc giục mình tỏ tình như ngoài chợ người ta giục mua cá, mặt nó bất giác tưng hửng:
- Cúc nói sao?
Con Cúc bồn chồn đáp, mắt vẫn nhìn lom lom ra đường:
- Em kêu anh nói gì thì nói lẹ lẹ đi!
Rồi thấy thằng Lâm cứ ú a ú ớ, con Cúc sốt sắng gợi ý:
- Anh Lâm định nói thương em phải không?
Thằng Lâm giật mình:
- Ờ, ờ... anh cũng định...
- Anh Lâm định nói rứa chớ chi nữa! - Con Cúc toét miệng cười - Em cũng thương anh Lâm lắm!
Con Cúc làm một lčo dồn dập khiến thằng Lâm choáng váng. Đầu ong ong, nghe con Cúc nói thương mình mà sao sống lưng nó lạnh toát. Nó đinh ninh khi nói đến chuyện đó, con Cúc sẽ bẽn lẽn ngượng ngùng ghê lắm. Nó chờ nhìn thấy nụ cười hoa tình ái nở e ấp trên gương mặt của người con gái nó không nguôi tưởng nhớ bấy lâu nay.
Nhưng Lâm chẳng thấy gì như vậy cả. Con Cúc làm nó hoang mang quá. Con Cúc nói chuyện yêu đương sao nghe ào ào, nghe vui vẻ tưng bừng như đang chơi lô tô hay đang lắc bầu cua cá cọp.
Thằng Lâm chưa hết bàng hoàng thì cô Thanh tới. Thế là nó đành phải đứng lên khỏi ghế, bụng không biết nên vui hay nên buồn.
Thằng Cải thấy thằng Lâm đi vô, liền chạy lại vỗ vai, nhăn nhở:
- Sao, nãy giờ nói yêu qua yêu lại đã chưa?
- Đã cái đầu mày! - Lâm làu bàu - Nãy giờ toàn con Cúc nói, tao có nói được gì đâu.
Thái độ của thằng Lâm khiến Cải lo lắng. Nó thót bụng lại:
- Con Cúc nói gì mày vậy?
- Nó nói nó thương tao!
Nghe cái giọng ỉu xìu của bạn, Cải như không tin vào tai mình. Nó há hốc miệng:
- Nó nói nó thương mày chớ có phải nó báo tin ba mày qua đời đâu, sao mặt mày giống đưa đám quá vậy?
Gặp lúc khác, nghe cái câu trù ẻo của thằng Cải, sức mấy thằng Lâm chịu bỏ qua. Nhưng lúc này, ruột đang rối bòng bong, nó chẳng buồn để ý ba cái chuyện râu ria tiểu tiết đó. Nó chỉ thở dài:
- Nó nói nó thương tao nhưng mặt nó lại tươi hơn hớn.
- Tao chẳng hiểu gì cả! - Cải vò đầu - Mày nói rő ràng chút coi!
Lâm nuốt nước bọt:
- Tao thấy nó cười hì hì, y như giỡn chơi vậy.
- Trời đất! - Cải kêu lên - Vậy mày còn đòi gì nữa! Chẳng lẽ mày muốn nó khóc?
- Ai kêu nó khóc làm chi! Nhưng nó đừng nhe răng ra cười mới phải! - Lâm nhăn nhó, cảm thấy khó khăn khi phải giải thích cho thằng Cải hiểu được cảm giác của mình - Ai lại vừa nói thương người ta vừa cười hí hí!
Phàn nàn xong, thằng Lâm tỉ mỉ tường thuật cho thằng Cải nghe cuộc đối đáp vừa xảy ra ngoài hiên.
Thằng Cải trước nay chưa nói thương ai bao giờ và cũng chưa bao giờ được ai nói thương, không biết cái không khí lúc đó nó ra làm sao, nhưng khi xem phim xem kịch trên ti-vi, nó thấy không ai làm như con Cúc.
Cải có cảm giác thằng Lâm nói đúng, bčn gãi cổ, cố tìm cách trấn an bạn:
- Mày trách oan con Cúc, tội nghiệp! Nó thương mày từ lâu lắm rồi nhưng chưa có dịp nói ra. Nay thổ lộ được cái điều thầm kín đó, nó sung sướng quá nên nhăn răng ra cười đó thôi.
Thằng Lâm nghệt mặt nghe, bụng cố tin tin: ừ, dám lắm! Con Cúc là con gái quê, buồn thì khóc hu hu, vui thì cười hích hích, đâu có ý tứ như con gái thành thị. Bữa nay tỏ tình được với mình, nó phấn khởi quá không nhịn được nên toét miệng ra cười, có vậy mà mình lại nghi ngờ tấm chân tình của nó, thiệt bậy hết sức! Thằng Lâm nhủ bụng như vậy và tối đó nó tụng bài ro ro, học đến đâu thuộc làu làu đến đó.
Nó đâu có biết sáng hôm sau, thằng Cải đi lùng con Cúc.
- Cúc muốn giết thằng Lâm, giết luôn Cải hả Cúc?
Con Cúc tròn xoe mắt:
- Có chuyện chi mà anh Cải nói nghe kinh rứa?
Cải nghiêm mặt:
- Hôm qua Cúc nói Cúc thương thằng Lâm phải không?
Ngó bộ mặt hầm hầm của thằng Cải, con Cúc run trong bụng:
- Thì anh Cải dặn em nói rứa mà.
- Dặn cái con khỉ, Cúc khờ quá! - Cải đấm hai tay vào nhau - Ai lại làm ào ào như tạt nước rửa nhà vậy. Mai mốt Cúc cứ để cho thằng Lâm muốn nói gà nói vịt gì kệ nó, Cúc đừng có giành nói trước. Cúc chỉ ngồi cúi đầu xuống thôi, y như lúc Cúc ngủ gục vậy. Đợi khi nào thằng Lâm hỏi Cúc có thương nó không, lúc đó Cúc hãy mở miệng, hiểu chưa?
- Ui cha, rắc rối quá! - Con Cúc than - Ba cái chuyện quỷ này em đâu có rành, anh Cải dặn răng thì em làm rứa!
Thằng Lâm không biết thằng Cải lén lút "phụ đạo" cho con Cúc hai ba bữa liền nên một hôm thấy thằng Cải xách xe ra chợ mua hành tỏi, nó xề xuống chiếc ghế cạnh con Cúc.
Nó ngồi nhìn con Cúc một hồi, thấy con Cúc cắm cúi quạt than chớ không nhìn nó cười hì hì và thúc nó tỏ tình như bữa trước, nó yên tâm lắm lắm.
Lâu thiệt lâu không thấy con Cúc ngước lên, Lâm đánh bạo hắng giọng:
- Cúc nč.
- Gì anh Lâm?
Con Cúc đáp, vẫn cúi gằm đầu.
Thằng Lâm ngó vậy chớ lãng mạn lắm. Nó khoái văn hoa thơ mộng, định ví đôi mắt người yêu như hai vì sao nhưng đang trưa đứng bóng, chẳng có vì sao nào lấp lánh để chỉ cho con Cúc.
Nó ngó xuống bếp lò, chợt nảy ra ý nghĩ so sánh đôi mắt con Cúc với hai hòn than đỏ:
- Đôi mắt của Cúc ấy mà!
Hãy cứ tin đi, Man Utd của chúng ta vẫn luôn mang màu đỏ của lửa, mang trong mình tinh thần của một hiệp sỹ chưa bao giờ ngừng hướng về phía trước.
Vì họ là những Manucian. Vì họ là những hiệp sĩ chưa bao giờ biết chùn chân sau mỗi thất bại ...

kem

Con Cúc vẫn tiếp tục "ngủ gục" theo lời dặn dò của thằng Cải:
- Đôi mắt em răng?
Lâm chỉ tay vô lò than:
- Anh thấy đôi mắt em sáng như hai...
Thằng Lâm chưa kịp thốt ra hai tiếng "hòn than" đã giật mình khựng lại. Nó chợt nhớ chỉ có mắt cọp mới đỏ rực như hai hòn than thôi, còn mắt con người ta đâu có man dại như vậy.
May mà con Cúc đang gằm đầu nên không thấy thằng Lâm đang chỉ tay vô cái bếp than đỏ hừng hực. Thấy thằng Lâm ngập ngừng, nó hỏi:
- Sáng như hai cái gì hả anh Lâm?
Lâm rụt tay lại:
- Ŕ, ý anh muốn nói đôi mắt em sáng như hai... hai...
Đang bí, Lâm sực nhớ đến bài học hồi nhỏ, liền hí hửng:
- Như... hai hòn bi ve đó mà.
Hồi nhỏ, Lâm có học bài đó thiệt. Nhưng đó là bài tập đọc tả con mčo. Mắt giống như hòn bi ve cũng là mắt mčo chớ không phải mắt người ta. Lâm biết vậy nhưng kẹt quá đành lấy ra ví von đại, hy vọng con Cúc lù khù này chẳng phản đối chi.
Nào ngờ con Cúc hồi nhỏ cũng học ngay chóc bài đó, mặt liền nhăn như bị:
- Bộ anh Lâm kêu em là mčo hả?
Con Cúc làm thằng Lâm tá hỏa:
- Đâu có.
- Chớ răng anh Lâm kêu mắt em giống hòn bi?
Lâm gãi đầu:
- Mắt mčo cũng giống hòn bi, mắt em cũng giống hòn bi, nhưng bi của em đẹp hơn!
Thấy thằng Lâm lính quýnh nói lung tung, con Cúc ngứa miệng tính cãi tiếp nhưng sực nhớ những lời dặn dò của thằng Cải, nó lập tức nín thinh cúi xuống bếp lò quạt lia quạt lịa.
Không nghe con Cúc bắt bẻ gì nữa, Lâm khoái lắm. Nó tưởng con Cúc bùi tai trước lời giải thích của nó, bčn tán tỉnh tiếp:
- Còn tóc em đó mà.
- Tóc em răng?
Lâm lim dim mắt, mơ mộng:
- Anh thấy tóc em giống như muôn sợi tơ vàng óng ánh.
Lần này con Cúc có muốn "ngủ gục" cũng không được. So sánh bá láp của thằng Lâm khiến nó không nhịn nổi, liền cười hí hí:
- Tóc bà Fanta mới giống tơ vàng. Mẹ em kêu tóc em giống cây chổi chà.
Hình ảnh của thằng Lâm thơ mộng trữ tình bao nhiêu thì hình ảnh con Cúc đưa ra lại "phàm phu tục tử" bấy nhiêu. Cái lối ăn nói "trần tục" của "người yêu" khiến Lâm cụt hứng ngồi im.
Lâm định tán hươu tán vượn lòng vòng một hồi rồi ngỏ thiệt tấm chân tình với con Cúc để được nghe con Cúc ấp úng nói lời yêu cho thỏa lòng mong ước. Nhưng ý định nên thơ đó đã bị hình ảnh "cây chổi chà" trong lối văn chương bình dân của con Cúc quét sạch sành sanh không còn một mảy.
Thôi để lần sau! Lâm buồn rầu tự nhủ và lẳng lặng đứng lên khi thấy thằng Cải đang cong lưng phóng xe từ phía chợ Tân Định chạy về.

Số thằng Lâm mấy bữa nay đúng là số ăn mày. Nó chưa kịp nguôi nỗi buồn con Cúc đã gặp tiếp bao chuyện dở cười dở khóc khác.
Từ ngày bà Fanta xuất hiện và thường xuyên bám trụ tại quán Đo Đo, các ông Tây bà đầm lần lượt noi gương, kéo nhau vô quán.
Con Lan bây giờ thấy khách ngoại quốc bụng đã bớt run nhưng vẫn đùn nhiệm vụ giao tiếp cho "nhà trí thức" Lâm.
Thằng Lâm lăm le thi vô Đại học Kinh tế, hai năm nay chỉ lo ôn luyện toán lý hóa, phần tiếng Anh chẳng rớ vô lấy một chữ. Vì vậy mà vốn liếng ngoại ngữ của nó trước đây vốn chẳng nhiều nhặn gì nay coi như đã hao hụt gần hết.
Chỉ từ khi bà Fanta đặt chân vô quán, nó mới lôi mấy cuốn sách dạy tiếng Anh ra nhẩm tới nhẩm lui để đối phó với hoàn cảnh. Nhưng bà Fanta nói tiếng Việt như sáo, Lâm chẳng có mấy dịp thực tập tiếng Anh.
Mãi đến gần đây, người nước ngoài đi ăn nhiều, thằng Lâm mới có cơ hội bập bẹ "Can I help you?", "Wait a minute!" một cách oai phong.
Lâm "xổ" tiếng Anh quanh đi quẩn lại cũng chỉ có mấy câu đơn giản nhưng đám con Lan, con Cúc phục lăn. Trong bọn có được một đứa biết nói chuyện xí lô xí là với mấy ông Tây bà đầm, "sự kiện" đó khiến tụi lóc chóc trong quán vô cùng hãnh diện và có cảm tưởng giá trị của mình tăng vọt hẳn lên.
Chắc chắn tai họa sẽ không có cớ để xảy ra nếu thằng Lâm cứ trung thành với mấy câu "Ông, bà cần gì?", "Xin chờ một lát!" quen thuộc kia.
Đằng này, khi không nó ưng làm oai. Một bữa, thấy ông Tây quen dẫn theo hai thằng Tây con khoảng chín, mười tuổi vô quán, nó bước lại:
- Can I help you?
Lâm hỏi cho có lệ, chớ nó biết ông khách này trước nay chỉ ăn mỗi món bún thịt bò xào. Ông Tây cười, giơ ba ngón tay lên và nói lúng búng một câu không dấu:
- Ba-tô-bun.
Lát sau, Lâm bưng ba tô bún ra đặt trước mặt khách. Nếu ngay lúc đó, nó quay đi như mọi khi thì không sao. Đằng này không hiểu cao hứng thế nào, nó lại chỉ tay vô hai thằng nhóc ngồi cạnh ông Tây, vui vẻ hỏi:
- Are they my children?
Lâm muốn hỏi "Chúng có phải là con ông không?", nhưng thay vì nói "your children" thì nó lại quýnh quáng nói nhằm thành "my children", thành ra "Chúng có phải là con tôi không?".
Ngay lúc đó Lâm không nhận ra sai lầm tai hại của mình. Cho nên vừa hỏi xong, thấy ông khách quen sầm mặt xuống và đùng đùng đứng dậy dắt hai đứa con bỏ đi một nước, Lâm ngơ ngác ngó theo, miệng ú ớ không nói được tiếng nào, cũng không hiểu đầu cua tai nheo ra làm sao.
Nó cúi nhìn ba tô bún, coi có con sâu hay con ruồi nào trong đó khiến khách giận dữ bỏ về không nhưng chẳng thấy gì cả.
Lâm đứng đực, vỗ vỗ trán một hồi mới hoảng vía nhớ ra chữ "my children" bá láp trong câu hỏi của mình, liền tái mét mặt "a" lên một tiếng, suýt chút nữa xỉu lăn ra giữa quán. Con Lan thấy lạ, chạy ra:
- Có chuyện gì vậy anh Lâm?
- Ŕ, à, không có gì! - Lâm ấp úng đáp, mặt vẫn còn thất thần.
Con Lan nhìn ba tô bún còn y nguyên trên bàn, ngạc nhiên:
- Ủa, sao khách không ăn gì hết vậy nč?
Thằng Lâm không đáp, đặt ba tô bún trở lại vô khay, lầm lũi bưng đi.
Cô Thanh nhác thấy, hỏi:
- Sao vậy Lâm?
Lâm cúi gằm đầu, làm thinh đi luôn vô bếp. Một lát nó quay ra chỗ cô Thanh ngồi, móc túi lấy ra tờ hai chục ngàn:
- Con trả tiền ba tô bún này nghe cô!
Cô Thanh nhíu mày:
- Mà chuyện gì vậy?
Thằng Lâm đỏ mặt liếc con Lan, hạ giọng:
- Cô biểu con Lan đi chỗ khác, con mới nói được.
Cô Thanh ngó con Lan cười:
- Mi đi chỗ khác cho người lớn nói chuyện.
Con Lan bị đuổi, tức mình lắm. Nó nguýt thằng Lâm một cái dài thiệt dài mới chịu hậm hực quay đi.
Đợi con Lan đi tuốt ra xa, cô Thanh quay dòm thằng Lâm lom lom:
- Rồi, con nói đi!
Thằng Lâm tằng hắng bốn năm cái mới đủ can đảm thuật lại câu chuyện oái oăm khi nãy. Lâm kể ngắc nga ngắc ngứ, đến chỗ lộn "con ông" qua "con tôi", nó nhìn trân trân xuống đất, mặt đỏ lên như tôm luộc.
Còn cô Thanh thì chúi gập trên bàn cuời rung cả người, cười sặc cười sụa, cười đến nỗi đám con Lệ con Cúc ngơ ngẩn nhìn nhau không rő chuyện chi.
Cười một hồi cô ngồi thẳng lên, quẹt nước mắt, nói:
- Con cất tiền đi!
Lâm bối rối:
- Cô...
Cô Thanh khoát tay:
- Con cứ cất tiền vô đi. Lỗi này đâu phải do con cố ý.
Cô chép miệng:
- Hơn nữa, cũng tại ông khách kia khó chịu.
Lâm đành nhét tiền vô túi. Nhưng trước khi nó quay đi, cô Thanh nghiêm nghị dặn:
- Lần sao con có nói tiếng Tây hay tiếng Tàu phải rà tới rà lui cẩn thận nghe chưa.
Chuyện này thiệt ra không cần cô Thanh dặn. Ngay từ lúc phát hiện ra lầm lẫn tày đình của mình, Lâm đã ngắt tay vô đùi tự hứa với lòng. Rằng sẽ không bao giờ dại dột ra oai thêm một lần nào nữa.
Lâm kiên quyết giữ đúng lời hứa. Từ ngày đó trở đi, gặp khách ngoại quốc, nó dứt khoát chỉ xài những mẫu câu đáng tin cậy như "Can I help you?", "Wait a minute!" mà thôi... Nhưng khổ nỗi, thằng Lâm tính là một chuyện, còn trời tính giống như nó hay không lại là chuyện khác.
Một hôm, bốn đứa loi choi hai trai hai gái lần trước bỏ chạy khỏi quán bỗng ào ào lục tục kéo vô.
Vừa thấy mặt bốn đứa này, Lâm đã phát bực. Nó không cách chi quên được câu chuyện "bánh nện bánh nổ" hôm nọ.
Dường như muốn làm thằng Lâm bực hơn nữa, vừa ăn xong một chén bánh bčo, đứa con trai trong bọn lôi thuốc ra hút. Hút mà không có hộp quẹt. Nên nó ngoắt Lâm:
- Cho mượn cái hộp quẹt đi anh!
Thấy điếu thuốc trễ một bên mép thằng kia, Lâm ngứa mắt quá chừng. Nhưng phận tiếp viên, khách nhờ đâu phải làm đó, Lâm đâu dám hó hé. Nó chạy ra chỗ thằng Cải ngồi:
- Hộp quẹt đâu mày?
- Hết ga rồi! - Cải nhún vai - Mày vô bếp mồi đi!
- Khách hút chớ tao đâu có hút!
Lâm buông thőng một câu rồi quày quả đi vô.
Thằng kia nhác thấy Lâm, nhướn mắt hỏi:
- Có không anh?
- Dạ, anh chờ một chút!
Lâm dáo dác dòm quanh, bối rối rồi đáp.
Chợt thấy ông Tây ngồi ở chiếc bàn con kế đó miệng đang phì phčo thuốc lá, Lâm mừng rỡ bước lại:
- Are you a lighter?
Hãy cứ tin đi, Man Utd của chúng ta vẫn luôn mang màu đỏ của lửa, mang trong mình tinh thần của một hiệp sỹ chưa bao giờ ngừng hướng về phía trước.
Vì họ là những Manucian. Vì họ là những hiệp sĩ chưa bao giờ biết chùn chân sau mỗi thất bại ...

kem

Lâm vừa bực vừa quýnh, động từ "to have", "to be" dùng lộn tùng phčo. Nó định hỏi "Ông có hộp quẹt không?", lại lúng túng nói thành "Ông có phải là cái hộp quẹt không?".
Nhưng may cho Lâm, ở đời bao giờ cũng có kẻ vầy người khác. Ông Tây hôm trước khó tính bao nhiêu thì ông Tây bữa nay vui tính bấy nhiêu.
Trong khi bốn đứa loi choi bàn bên cạnh không nhịn được, ôm bụng cười rúc rích thì ông vẫn tỉnh bơ. Ông nhìn Lâm và trả lời bằng thái độ hết sức nghiêm trang:
- No, I'm not a lighter. I'm an engineer.
Thoạt đầu Lâm chợt ngớ ra, không hiểu sao ông Tây lại nói "Tôi không phải là cái hộp quẹt. Tôi là một kỹ sư". Nhưng Lâm chỉ ngỡ ngàng một thoáng rồi hiểu ngay. Nó lạnh toát sống lưng khi biết mình lại vừa nói lộn và ông Tây đang giễu.
Sợ ông này nổi dóa bỏ về như ông Tây bữa trước, Lâm hoảng vía lắp bắp:
- Sorry, sorry. Yes, yes. You... are... not... a lighter.
Nhìn vẻ luống cuống của Lâm, ông Tây đang làm nghiêm cũng phải phì cười. Ông cười và lấy cái hộp quẹt trong túi vui vẻ chìa ra.
Chỉ đến lúc đó, Lâm mới hoàn hồn. Nó bẽn lẽn cầm lấy cái hộp quẹt và "thank you" lia lịa. Nhưng nỗi khổ của Lâm chưa chấm dứt ở đó. Trong bốn đứa khách lóc chóc kia, thằng hút thuốc kia là đứa Lâm ghét nhì. Chính con nhỏ mang kiếng cận hôm trước ngồi hỏi tên hết thứ bánh này đến thứ bánh nọ rồi rú lên như bị ai bóp cổ mới là đứa Lâm ghét nhứt. Đó cũng là con nhỏ mà thằng Cải xuýt xoa khen đẹp.
Khi thằng Lâm chia lộn động từ "to have" qua "to be", bốn đứa này đều nghe thấy, đều nhe răng khỉ ra cười. Tụi nó ngồi sát rạt bên ông Tây chứ đâu!
Nhưng ba đứa kia cười cho đã lúc đó rồi thôi. Riêng con nhỏ mắt kiếng mấy bữa sau quay lại, ngồi nhìn Lâm cười cười: "I'm not a lighter. I'm a student" khiến Lâm tức muốn ói máu. Sinh viên thì kệ mi chớ, sang năm ông thi đậu ông cũng là sinh viên vậy! Lâm nghiến răng làu bàu, lúc đó tự nhiên nó chẳng muốn yêu iếc, Cúc Kiếc chi cho lôi thôi, nó chỉ muốn học thiệt giỏi, ôn bài thiệt thuộc, thi đâu đậu đó cho con nhỏ quỷ kia biết tay.
Nhưng trước khi ôn toán lý hóa cho nhuyễn để đối phó với kỳ thi sắp tới, Lâm phải č cổ luyện tiếng Anh để trước mắt đối phó với các ông Tây bà đầm vô quán ngày một đông. Cứ nhớ lại hai lần "phát ngôn bậy bạ" của mình là tóc gáy Lâm muốn dựng đứng cả lên.
Khổ nổi, kinh nghiệm cho thằng Lâm biết, gì chớ tiếng nước ngoài dù ôn luyện cách mấy, lúc quýnh lên vẫn có thể lộn một cách trơn tru, thoải mái như thường. Do đó, Lâm chỉ mong gặp được các vị khách ngoại quốc dễ tính như ông "Lighter" nọ. Chớ ai cũng giống như ông "My Children" chắc Lâm bị cô Thanh đuổi việc sớm.
Nhưng loại khách ngoại quốc mà thằng Lâm ưa chuộng nhứt là khách đi theo cặp "Tây-ta" đề huề. Nghĩa là một ông Tây đi kčm với một cô vợ Việt Nam hoặc một bà đầm đi cặp với một ông chồng "nội địa".
Gặp những cặp khách như vậy, thằng Lâm khỏe re.
Như mới đây, một cô ca sĩ nổi tiếng gốc gác xứ Quảng dẫn ông chồng Tây vô quán Đo Đo.
Lâm dân Tây Ninh, ít có dịp đến các tụ điểm ca nhạc, lại không thường xem ti-vi nên không biết khách là ca sĩ lừng danh Ánh Tuyết.
Thấy khách đi chung với ông Tây, Lâm mừng húm, bước lại "xổ" tiếng... Việt ro ro:
- Mời cô chú ngồi. Dạ, cô chú dùng chi ạ?
Khách cầm lên tờ thực đơn, liếc sơ qua rồi quay nhìn Lâm:
- Mì quảng ở đây ngon không?
- Dạ, chắc... ngon.
Khách nói giọng Quảng rặt:
- Ngon thì ngon chớ răng lại chắc ngon! Ngon nhưng mà có đúng không?
Lâm gãi đầu:
- Dạ, đúng là sao ạ?
Khách mỉm cười:
- Đúng là răng mà mi cũng không biết hả? Đúng tức là không lai đó.
Rồi thấy thằng Lâm vẫn đứng trơ mắt ếch, khách cụ thể hơn:
- Quán Đo Đo có bỏ chả lụa vô tô mì không?
- Dạ không ạ. Ở đây chỉ nấu nhưn bằng tôm, thịt heo, thịt gà thôi cô.
- Vậy mi cho hai tô.
Lâm vừa dợm bước, khách dặn vói theo:
- Ŕ, mi làm cho nóng nghe. Mì mà nguội ngắt ăn đau bụng chết đó mi.
- Cô yên tâm.
Lâm nói rồi lật đật đi vô.
Chưa tới bếp, nó đã nghe đám con gái xì xào.
- Cổ là ca sĩ đó! - Con Lệ nói.
Con Cúc xuýt xoa:
- Em thấy cô nớ trên ti-vi mấy lần.
Thằng Lâm ngạc nhiên:
- Cái gì? Cô khách đó là ca sĩ hả?
Con Lệ ra vẻ hiểu biết:
- Ca sĩ Ánh Tuyết đó. Cổ hay hát cái bài gì mà "Chúng em xin hái dâng chàng trái đào thơm" đó.
- Chuyện dâng đào thơm tính sau! - Lâm cười - Bây giờ Lệ dâng cho cổ hai tô mì lẹ lẹ đi!
Khi Lâm bưng hai tô mì ra đặt trước mặt khách, ca sĩ Ánh Tuyết vừa đụng vào tô mì, đã rụt phắt tay lại:
- Trời ất, mi tính ám sát cô hả?
- Gì vậy cô? - Lâm thót bụng lại.
Ca sĩ Ánh Tuyết nhìn lom lom tô mì:
- Răng nó nóng sôi rứa?
- Ủa, cô kêu làm cho nóng mà! - Lâm bối rối đáp, rồi nó rụt rč đề nghị - Vậy cô để con ngâm tô mì vào thau nước đá cho nó nguội bớt.
- Mi đừng có nói lung! Bỏ vô nước đá thì còn chi là mì!
Ca sĩ Ánh Tuyết nheo mắt nhìn Lâm khiến nó lúng túng quay mặt đi chỗ khác, bụng nghĩ: Cô này lúc kêu nóng lúc kêu đừng nóng, ngộ ghê!
Một giọng đàn ông thình lình vang lên sau lưng khiến Lâm sửng sốt:
- Kệ, nóng ăn mới ngon!
Nó giật mình quay lại, thấy ca sĩ Ánh Tuyết và ông Tây ngồi cạnh đang cắm cúi ăn mì, mặt bất giác ngẩn ra, không biết ai nói cái câu vừa rồi.
Nó tính hỏi cô Ánh Tuyết xem ai vừa lên tiếng nhưng lại thấy bất lịch sự quá, bčn tặc lưỡi nói sang chuyện khác:
- Cô cần gì thêm nữa không?
Lần này, ca sĩ Ánh Tuyết chưa kịp đáp, ông Tây ngồi cạnh đã vọt miệng:
- Cho tôi và nhà tôi thêm bánh đa, húng lủi, bắp chuối và ớt bột.
Trời đất, Lâm la thầm trong bụng, Tây mà biết kêu húng lủi, bắp chuối, ớt bột, lại còn gọi vợ mình là "nhà tôi" nữa!
Trong khi Lâm đứng trợn mắt như đang thấy ma, ông Tây tỉnh bơ tiếp, vừa nói ông vừa nháy mắt chọc ghẹo Lâm:
- Cho thêm hai phần bánh đập mắm nêm nữa. Lấy mắm nguyên chất, đừng pha nghe! Ờ, nhớ thêm vài trái ớt sừng trâu!
Ông Tây càng nói, Lâm càng nghe tai mình ù ù như xay lúa, bụng bảo dạ: Hổng lẽ ông này là Tây lai?
Thấy thằng Lâm muốn xỉu tới nơi, ca sĩ Ánh Tuyết vỗ vai nó:
- Có chi mô mà lạ! Ông xã cô là người Pháp, nhưng làm rể Quảng Nam mấy năm rồi. Bây giờ ổng ghiền mắm cái và cá chuồn thính còn hơn cô nữa đó.
Ông Tây xác nhận lời "ca ngợi" của vợ bằng cách lúc ra về, khi thằng Lâm gật đầu:
- Chào chú!
Ông bắt bẻ liền:
- Quán Quảng Nam không nói "chào chú"! Phải nói "chồ chú" mới đúng, biết không mi?
Một lần nữa, thằng Lâm thấy chóng mặt quá. Nói tiếng Việt như bà Fanta đã "độc chiêu", còn nói tiếng Việt như ông Tây này thì đúng là... rợn tóc gáy!
Vì vậy mà thằng Lâm cứ đứng há hốc miệng ngó theo. Hai vợ chồng ca sĩ Ánh Tuyết đã khuất dạng từ lâu rồi mà miệng nó vẫn chưa ngậm lại được.

Ca sĩ Ánh Tuyết tới quán Đo Đo ngồi ăn mì quả là một "sự kiện". Tụi loi choi trong quán khoái lắm, cứ bàn tán về chuyện này suốt mấy ngày liền.
Con Kim nói:
- Cổ vui tính quá há!
Con Lan bình phẩm:
- Nói giọng "nước mắm Nam Ô nguyên chất" không thua gì con Cúc.
Thằng Lâm hít hà bổ sung:
- Chồng cổ cũng vậy.
Nhận xét của con Lệ nghiêng về nghệ thuật:
- Cổ đâu có lớn con như ca sĩ Siu Black mà sao giọng cổ khỏe ghê!
Nhưng sự xuất hiện của ca sĩ Ánh Tuyết chỉ gây sôi nổi, còn sự xuất hiện của hai nghệ sĩ Thành Lộc và Việt Anh mới thiệt là gây chộn rộn.
Ánh Tuyết thì có người biết mặt có người không, còn Thành Lộc và Việt Anh hầu như thiên hạ đều rành sáu câu.
Một hôm, cả hai cao hứng rủ nhau tới quán Đo Đo, sau này mới biết ra Thành Lộc rất khoái món mì Quảng.
Cả hai đi băng qua đường, chưa tới cửa quán, người lớn con nít chung quanh đã bu lại rần rần. Nhiều cái miệng reo ỏm:
- Thành Lộc! Thành Lộc tụi mày ơi!
- Việt Anh! Việt Anh bà con ơi!
Tụi trong quán nghe ồn, không biết chuyện gì, đổ xô ra. Khi biết được Thành Lộc và Việt Anh vô ăn mì, không khí bên trong náo loạn còn hơn cả bên ngoài.
Thằng Lâm lăng xăng kê bàn sắp ghế, va trước đụng sau rầm rầm, làm như không phải hai người mà hai chục người sắp sửa vô quán vậy. Con Kim thì hết đứng lên lại ngồi xuống như kiến đốt mông.
Con Cúc đi tò tò sau lưng thằng Lâm, năn nỉ:
- Chút nữa anh Lâm để Cúc bưng mì ra cho nghe!
Con Lệ kỳ kčo con Lan:
- Mày để tao nghe Lan! Tao muốn nhìn mặt hai ông này gần gần một chút!
Thằng Lâm đang thương con Cúc nên gật đầu liền. Còn con Lan đâu có "tương tư" con Lệ, nó lắc đầu quầy quậy:
- Í, tự nhiên chị lại giành với em, không được đâu!
Thành Lộc và Việt Anh chọn cái bàn tuốt trong góc để tránh sự tò mò của đám đông trước cửa.
Hãy cứ tin đi, Man Utd của chúng ta vẫn luôn mang màu đỏ của lửa, mang trong mình tinh thần của một hiệp sỹ chưa bao giờ ngừng hướng về phía trước.
Vì họ là những Manucian. Vì họ là những hiệp sĩ chưa bao giờ biết chùn chân sau mỗi thất bại ...

kem

Không rớ tới tờ thực đơn, Thành Lộc quay nhìn thằng Lâm, nhe hàm răng trắng bóng ra cười:
- Cho hai tô mì Quảng ngon thiệt ngon nghe em!
- Ngon mà rẻ... ẻ... ẻ... đó... ó... ó...
Việt Anh nheo mắt pha trò khiến tụi loi choi thích chí cười ầm.
Thông thường, dọn hai tô mì Quảng, thằng Lâm con Lan chỉ làm nhoáng một cái là xong. Mì, rau sống, bánh đa sắp gọn vô mâm rồi bưng ra chớ khó chi đâu!
Nhưng bữa nay cung cách phục vụ của quán Đo Đo lạ quá chừng chừng: Mâm miếc dẹp hết, con Lan bưng tô mì thứ nhứt, con Cúc bưng tô mì thứ hai, con Kim bưng dĩa rau sống thứ nhứt, con Lệ bưng dĩa rau sống thứ hai... Ngay cả thằng Cải ngoài hiên cũng nóng ruột chạy vô xí phần đem bánh đa, rồi mới chịu chạy trở ra ngồi coi xe.
Lúc đó là buổi sáng, bà Fanta ngồi bàn bên cạnh thấy tụi nhóc xăng xái phục vụ cho hai người khách lạ một cách khác thường, lấy làm ngạc nhiên lắm. Bà ngoắt con Lan:
- Hai người đó là ai vậy?
Con Lan khoe:
- Họ là nghệ sĩ đó, bà.
- Ŕ, hčn gì tôi thấy họ quen quen! - Bà Fanta vỗ trán - Tôi nhớ rồi, tôi từng nhìn thấy họ trên ti-vi.
Con Lan quảng cáo:
- Họ diễn kịch hay lắm đó. Bữa nào bà đi coi vở "Dạ cổ hoài lang" đi!
Bà Fanta có rành tiếng Việt cũng chỉ rành những từ thông dụng thôi chớ đâu có như người Việt chính cống được. Nghe bốn chữ "dạ cổ hoài lang" đầy bí hiểm, bà muốn xỉu quá, nhưng vẫn gật gù cho con Lan vui lòng:
- Ờ... ờ...
Hai nghệ sĩ Thành Lộc và Việt Anh ăn không nhiều. Mỗi người kêu một tô mì Quảng, ăn thêm mấy chén bánh bčo rồi lật đật đi ra.
Con Lệ nhìn theo, vẻ hiểu biết:
- Chắc họ vội đi tập tuồng.
Đám con nít nãy giờ vẫn đứng lảng vảng trước đường, chưa chịu giải tán. Nhác thấy Thành Lộc và Việt Anh bước ra, chúng chen nhau bu lại hét và rờ tay rờ chân loạn xạ. Thành Lộc bị khán giả ái mộ kéo muốn sút áo ra khỏi quần liền co giò chạy.
Việt Anh chậm chân hơn, đành đứng chết cứng giữa vòng vây, thân hình ẹo bên này ẹo bên kia, mặt nhăn như bị:
- Í... á... ớ... nhột quá...
Việt Anh bị bọn nhóc mân mó quanh be sườn, nhột chịu không thấu. Nhưng khổ nỗi, đám khán giả nhóc tì lại tưởng ngôi sao hài đang trổ tài "phục vụ" tụi nó nên cả đám toét miệng cười hi hi và càng rờ rẫm dữ.
Thành Lộc chui được vào ta-xi, đóng cửa cố thủ, không dám nhảy ra cứu bồ.
Thằng Cải ngồi coi xe, thấy Việt Anh sắp sửa bị xé làm tám mảnh, vội nhào vô tả xung hữu đột, "mở đường máu" cho nhà nghệ sĩ thoát khỏi vòng vây.
Bữa đó phải mất gần nửa tiếng đồng hồ, hai nghệ sĩ sân khấu mới ra về được, tất nhiên là trong bộ dạng cực kỳ tơi tả, tô mì Quảng và mấy chén bánh bčo trong bụng chắc đã tiêu ra nước.
Sau biến cố kinh hoàng đó, quán Đo Đo nổi tiếng như cồn. Nhưng đám loi choi trong quán thì bắt đầu lo sợ. Nghệ sĩ tới quán, tụi nó khoái thiệt, nhưng nếu để khán giả phát hiện được, có ngày xảy ra án mạng như chơi.
Không biết có phải lo sợ Thành Lộc và Việt Anh quay lại hay không mà ngay hôm sau, con Cúc xin nghỉ phép về quê.
Cô Thanh hỏi:
- Nhớ nhà rồi hả con?
Con Cúc liếm môi:
- Con về ăn giỗ.
- Con đi bao lâu?
- Dạ, chừng nửa tháng, cô.
Con Cúc về quê kỳ này, bọc theo một xấp tiền. Đó là tiền lương nó nhờ cô Thanh giữ giùm bấy lâu nay. Cô Thanh móc túi đưa nó thêm hai tờ năm chục ngàn:
- Con lấy tiền này đi xe. Tiền kia để dành đem về cho ba mẹ.
Con Kim vỗ vai con Cúc:
- Để chị chở em ra bến xe!
Con Cúc từ chối:
- Em đi một mình được mà.
- Em đi xe ôm hả?
- Dạ không, anh Lâm chở em đi.
- Vậy là đi hai mình chớ một mình gì! - Con Kim trêu, rồi nó ngó quanh - Lâm đâu?
Con Cúc chỉ ra đường:
- Ảnh kêu ảnh dắt xe ra trước, đứng đợi em ở ngã ba Trần Quang Khải.
Thằng Cải muốn khóc thét khi nghe con Cúc khai huỵch toẹt lời hẹn hò của thằng Lâm. Lâm thčm chở con Cúc muốn chết được, nhưng lại mắc cỡ với mấy đứa trong quán, bčn mượn chiếc xe đạp của thằng Cải, chạy ra đứng tuốt ngoài ngã ba.
Thằng Lâm làm vậy để đừng ai biết, nhứt là nó không muốn con Lan đau khổ, không ngờ con Cúc lù khù đứng trong này nói oang oang, lộ tẩy hết trọi.
Con Kim nhìn lom lom vô mặt con Cúc, nhíu mày hỏi:
- Sao Lâm không ở trong này, ra đứng tuốt ngoài đó chi cho xa?
Con Cúc thật thà:
- Ảnh kêu ảnh đứng xớ rớ trong này sợ cản đường khách ra vô.
Con Kim bưng miệng cười hí hí:
- Xạo ơi là xạo!
- Ảnh nói thiệt đó! - Con Cúc bênh vực Lâm.
Trong khi hai đứa này cười nói tí toét, con Lan đứng cạnh mặt mày buồn xo.
Thằng Cải ngó con Lan mà xốn xang trong dạ. Bữa trước Cải khoe với thằng Lâm nó đang trộm thương một người. Người đó không biết có phải là con Lan đang đứng xụ mặt đó không?

Thằng Lâm cong lưng đạp, con Cúc ngồi phía sau, hai chiếc túi xách đặt trên đùi, mắt nhìn dáo dác ra đằng trước, cứ chốc chốc lại hỏi:
- Gần tới chưa anh Lâm?
- Chưa, mới nửa đường hà.
Con Cúc sốt ruột:
- Trời, răng xa lắc xa lơ rứa!
Nghe con Cúc buột miệng ca cẩm, thằng Lâm bực lắm. Lần đầu tiên được chở con Cúc, Lâm sung sướng vô ngần. Nó muốn con đường đến bến xe Bình Triệu cứ dài mãi ra. Nó muốn con Cúc ngồi đằng sau lưng nó suốt đời.
Nhưng tâm trạng con Cúc chẳng giống Lâm chút xíu nào. Con Cúc có vẻ như muốn tót xuống cho lẹ. Nó luôn miệng hỏi khiến thằng Lâm nổi sùng:
- Cúc cứ ngồi yên đi! Khi nào tới biết liền!
Con Cúc nhấp nhổm:
- Nhưng em nóng ruột quá.
Lâm tự ái:
- Bộ em không muốn ngồi cho anh chở hả?
- Răng anh Lâm hỏi lạ rứa? - Con Cúc ngơ ngác - Nãy giờ anh Lâm chở em chớ chở ai?
Con Cúc đối đáp hồn nhiên làm thằng Lâm không nghĩ ra cách gì bắt bẻ, bčn nói đại:
- Bộ em không thương anh hả?
- Thương chớ răng không thương.
- Thương sao em cứ hỏi tới hỏi lui hoài vậy?
Rồi sợ con Cúc lờ khờ này không hiểu ý tứ trong câu nói của mình, thằng Lâm tặc lưỡi nói thêm:
- Hễ thương nhau là mong cho con đường dài ra, đi hoài không hết, em hiểu không? Ghét nhau người ta mới trông cho mau tới, mới luôn miệng than "Trời, răng xa lắc xa lơ rứa?".
Nghe thằng Lâm nhại giọng mình, con Cúc tức cười quá. Trong một thoáng, nó quên béng những lời dặn dò của thằng Cải, toét miệng cười hi hi:
- Anh Lâm ưng nói giỡn quá!
Đang cười, giọng con Cúc thoắt đượm buồn:
- Em thương anh Lâm, nhưng em cũng mong mau về tới nhà. Em nhớ ba mẹ em lắm!
Thấy con Cúc lôi ba mẹ ra làm bằng chứng, Lâm nín thinh. Tự nhiên nó hết giận con Cúc. Tự nhiên nó thấy con Cúc tội nghiệp quá xá. Con Cúc mới mười bảy tuổi đã bỏ quê vô Sài Gòn làm ăn, làm sao biểu nó không nhớ nhà, không nôn nao mong mau tới bến xe cho được. Lâm cũng rời quê lên thành phố trọ học. Nhưng quê nó ở Tây Ninh gần xịt, muốn về nhà chỉ cần tót lên xe đò ngồi vài tiếng đồng hồ là tới. Quê con Cúc ở tuốt ngoài Trung, ngó vậy chớ xa xôi diệu vợi vô kể.
Càng nghĩ, Lâm càng thương con Cúc và càng giận cái thói ích kỷ của mình. Nó tính đưa tay lên cốc đầu nhưng sợ té nên cứ ôm cứng cái ghi-đông, chép miệng nói:
- Em đừng lo! Sắp tới bến xe rồi đó.
Rồi nó đột ngột hỏi:
- Về ngoài quê, em có nhớ anh không?
- Nhớ chớ! - Con Cúc lại cười - Ai em cũng nhớ hết!
Con Cúc nói vậy cũng như không, Lâm thở dài.
- Em khờ quá! Nhớ như nhớ mấy người kia thì nói làm gì?
Con Cúc hổm rày được thằng Cải bày vẽ chuyện yêu đương, có khôn ra chút đỉnh. Nghe thằng Lâm nói vậy, nó nhanh nhẩu:
- Ờ, em nhớ anh Lâm nhiều hơn!
Lâm mát lòng mát dạ quá chừng, lại hỏi:
- Nhiều bằng chừng nào?
Con Cúc cười:
- Nhiều bằng cái... bánh đa lận.
Trong các thứ bánh bán ở quán Đo Đo, bánh đa là thứ bánh to nhứt. Cho nên thằng Lâm sung sướng toét miệng cười theo:
- Anh cũng nhớ em lắm. Nhớ ít nhứt cũng bằng hai cái bánh đa.
Hãy cứ tin đi, Man Utd của chúng ta vẫn luôn mang màu đỏ của lửa, mang trong mình tinh thần của một hiệp sỹ chưa bao giờ ngừng hướng về phía trước.
Vì họ là những Manucian. Vì họ là những hiệp sĩ chưa bao giờ biết chùn chân sau mỗi thất bại ...

kem

Đầu óc lâng lâng, Lâm bắt đầu mơ màng nghĩ đến tương lai:
- Cúc nč.
- Gì hả anh Lâm?
- Mai mốt em định làm gì hả Cúc?
- Về thăm nhà xong, em vô lại.
- Ý anh muốn hỏi là em dự định làm gì trong tương lai kìa! - Thấy con Cúc hiểu sai ý mình, Lâm giải thích - Chẳng lẽ em định sống với cô Thanh đến già?
- Ŕ! - Con Cúc sáng mắt lên - Em làm với cô Thanh một thời gian để học cách buôn bán, sau đó em về quê mở quán mì Quảng!
Nghe con Cúc tính chuyện về quê, Lâm hơi buồn buồn:
- Em cho anh đi theo với hén?
Con Cúc giật mình:
- Anh Lâm đi theo làm chi? Quán của em nhỏ xíu, đâu có cần tiếp viên.
- Anh đâu có đòi làm tiếp viên.
- Chớ anh Lâm theo em làm chi?
Lâm ranh mãnh:
- Anh xin làm... ông chủ.
- Anh Lâm nói gì khó hiểu quá! - Con Cúc chớp mắt - Làm ông chủ là răng?
- Làm ông chủ là làm ông chủ chớ răng! - Lâm cười hì hì - Anh làm ông chủ, còn em làm bà chủ!
Con Cúc bữa nay không đến nỗi đần độn như con Cúc bữa trước. Thoạt đầu nó không biết thằng Lâm nói vậy là có ý chi, nhưng ngẫm nghĩ một hồi, nó hiểu ra, bčn đỏ mặt đấm tay lên lưng thằng Lâm:
- Anh Lâm ni kỳ quá!
Còn thằng Lâm nói được một câu gan ruột, khoái trá cười khơ khơ.
Bữa đó nó khoái trá đến mức con Cúc đã chun vô xe đò rồi, nó còn chạy đi mua một chai dầu gió thò tay qua ô cửa bên thành xe nhét vô túi xách của con Cúc:
- Em lận cái này theo, xức dọc đường.
Con Cúc thấy thằng Lâm lo lắng cho mình thì cảm động lắm. Nó nhìn Lâm:
- Anh Lâm ở lại nhớ siêng năng ôn tập nghe!
Thấy con Cúc dặn dò y như mẹ mình vẫn hay dặn, Lâm phì cười:
- Nhớ.
Con Cúc lại nói:
- Năm nay anh Lâm không được thi rớt đó!
Lần này thì Lâm không có cảm giác như mẹ dặn con nữa, mà giống như... vợ dặn chồng, liền tí tởn gật đầu:
- Em yên chí đi! Anh nhất định sẽ thi đậu! Vì tương lai của ông chủ bà chủ...
Lâm tính tán lăng nhăng thêm vài câu nhưng nó mới nói nửa chừng, chiếc xe đò đột ngột nổ máy và lăn bánh chạy mất.
Thằng Cải đón thằng Lâm bằng ánh mắt tò mò:
- Con Cúc lên xe chưa?
- Rồi. Xe chạy rồi tao mới về.
- Dọc đường ra bến xe mày với con Cúc có nói chuyện chi không?
- Nói đủ thứ.
- Như thứ gì?
Lâm hếch mặt lên trời:
- Nó nói về ngoải nó nhớ tao lắm. Nó còn bắt tao hứa với nó năm nay tao không được thi rớt.
- Thế mày nói sao?
Lâm chớp mắt:
- Nó đã có tình cảm với tao sâu đậm như vậy, đương nhiên tao phải ráng thi đậu chớ sao.
Nghe thằng Lâm nhấn mạnh mấy chữ "tình cảm sâu đậm" với vẻ nhơn nhơn đắc ý, thằng Cải buồn cười quá nhưng cố nén, nói:
- Ừ, mày ráng thi đậu cho con Cúc vui lòng.
Lâm hùng hổ đập tay lên ngực:
- Kỳ này con Cúc trở vô, tao nhất định phải tiến thêm một bước dài trên con đường tình cảm.
Cải chột dạ:
- Tiến thêm một bước dài là sao?
Lâm buông gọn:
- Tao sẽ hôn nó.
- Í, không được đâu! - Thằng Cải hết hồn - Mày đừng có làm bậy!
Lâm trừng mắt:
- Bậy cái đầu mày! Bộ yêu nhau hôn nhau không được hả?
- Không phải là không được, nhưng chuyện đó phải từ từ!
Cải nhăn nhó đáp, bụng lo lắng không để đâu cho hết. Con Cúc thương thằng Lâm là thương giả vờ, thương theo sự xúi giục của Cải, thương cái kiểu "nhìn rồi nhăn răng ra cười" khơi khơi vậy thôi. Thằng Lâm ngu như bò, không biết ất giáp chi, nếu nó hứng chí ôm hôn con Cúc, chắc con Cúc vác guốc phang nó tét đầu quá.
Càng nghĩ càng run, Cải nơm nớp nhìn Lâm:
- Tao nói rồi, mày không được làm ẩu à nha!
- Tao cứ làm! - Lâm khăng khăng - Tao sẽ hôn nó tới tấp. Y như trong phim vậy.
Cải nổi cáu:
- Mày ngu qiá! Đó là phim, ngoài đời không giống như vậy.
Cải vừa nói vừa tinh tế, tròng mắt đảo lia lịa. Trong khi đó, thằng Lâm vẫn ương bướng:
- Chính mày mới là thằng ngu! Ngoài đời cũng y hệt vậy thôi. Có khi còn hơn nữa.
Thấy không lay chuyển thằng này được, Cải thở hắt ra:
- Thôi được, mày muốn hôn hít gì kệ mày!
Cặp mắt thằng Lâm sáng trưng:
- Mày nói thiệt đó hả? Ôi, tao cảm ơn mày nhiều nghe Cải!
Vừa nói Lâm vừa nhảy tưng tưng. Quá phấn khởi, Lâm quên phắt thằng Cải đâu phải là ông già vợ tương lai của nó. Thằng Cải quyền hành gì mà cho phép hay không cho phép nó hôn con Cúc.
Cải nhìn thằng Lâm nhảy nhót như khỉ, nghiêm mặt nói:
- Nhưng tao nói trước, mày chỉ được quyền hôn con Cúc khi nào nó đồng ý thôi đó nghe.
Lâm cười tít mắt:
- Được rồi, tao sẽ hỏi nó.
Cải thăm dò:
- Nếu nó không đồng ý thì sao?
Một lần nữa Lâm đập tay lên ngực:
- Làm gì có chuyện đó.
Thấy Lâm có vẻ tự tin, Cải không hỏi nữa. Nó sợ nếu nó cứ khăng khăng ngăn cản, thằng Lâm sẽ sinh nghi. Thôi kệ, tới đâu hay tới đó. Đợi con Cúc vô, mình sẽ bày nó cách đối phó với thằng Lâm quỷ sứ này!
Con Cúc đi được một tuần, tới phiên con Kim đòi đi.
- Con đi đâu vậy? - Cô Thanh hỏi.
Con Kim tỉnh bơ:
- Da, đi lấy chồng.
- Lấy chồng nữa? - Cô Thanh kêu lên sửng sốt.
Con Kim cười:
- Nữa đâu mà nữa, cô! Lần trước con lấy hụt mà.
Cô Thanh nhìn con Kim chằm chằm:
- Lần này mi định lấy ai vậy?
- Một anh chàng Việt kiều ở Mỹ.
Cô Thanh nháy mắt:
- Đẹp trai không?
- Đẹp trai hơn anh chàng Đài Loan kia nhiều.
Cô Thanh thoắt nghiêm nghị:
- Con nhớ rà tới rà lui cho cẩn thận nghe. Đừng để lỡ dở như bữa trước.
- Cô yên tâm! - Con Kim tươi tỉnh đáp - Anh chàng này là con một người bạn của dì con. Gốc gác con rő lắm.
Cái tin con Kim một lần nữa đi lấy chồng khiến tụi loi choi trong quán xôn xao.
Con Lan níu vai con Kim:
- Lần này chắc ăn không chị Kim?
- Chắc như bắt cua trong giỏ!
Thằng Cải toét miệng cười:
- Cải đã nói rồi, Kim xinh đẹp, giỏi giang, lanh lẹ, trước sau gì cũng kiếm được một ông chồng ngon lành mà!
Con Lệ, thằng Lâm cũng xúm lại chia vui. Nhưng trước khi con Kim xách túi dắt xe ra khỏi quán, con Lệ tủm tỉm thòng thêm một câu:
- Nếu có gì trục trặc, cứ quay lại quán Đo Đo nghe. Lệ lúc nào cũng giữ chỗ cho Kim đó.
Con Kim quay lại trừng mắt:
- Lệ suốt ngày ở trong bếp, miệng ăn mắm ăn muối, đừng có nói xui à nghe!
Buổi sáng con Kim vừa đi, đầu giờ chiều ông Tiger đã lò dò tới. Ngồi quay đầu dòm dáo dác cả buổi không thấy con Kim đâu, ông cứ nhỏm lên ngồi xuống thấp thỏm không yên. Thằng Lâm đem hai chai bia ra đặt trước mặt ông, chưa kịp quay đi, ông đã đưa tay giữ vai nó lại:
- Cô Kim bữa nay không ra quán hả?
- Dạ không.
- Cổ ốm hả?
- Dạ không.
- Chớ sao cổ không đi làm?
Thằng Lâm láu lỉnh:
- Dạ, bữa nay chỉ bận.
Ông Tiger nhíu mày buông vai thằng Lâm ra:
- Bận chuyện chi?
- Dạ, chỉ bận đi lấy chồng.
Tiết lộ của thằng Lâm làm ông Tiger suýt chút nữa rớt ra khỏi ghế. Mắt trợn ngược, ông hỏi hệt như cô Thanh hỏi con Kim:
- Lấy chồng gì lấy hoài vậy?
Lâm cười:
- Dạ, lần trước lấy chưa được lần này phải lấy lại cho được chớ chú!
Ông Tiger thở một hơi dài và lặng lẽ rót bia ra ly. Trong một thoáng, ông quên mất thằng Lâm đang đứng chàng ràng trước mặt. Ông quên ông đang ngồi trong quán Đo Đo. Ông nâng ly bia lên, ngâm nga bằng một giọng buồn rười rượi:
- Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ
Vô duyên đối diện bất tương phùng.
Thằng Lâm nghe ông Tiger ngâm thơ, biết ông đang nhớ con Kim. Nó ngùi ngùi đưa mắt nhìn ông, nửa thương nửa giận. Giận vì ông làm nó tự dưng nhớ con Cúc quá xá. Thương vì nó thấy ông sao giống hệt mình.

Con Cúc con Kim kẻ trước người sau lục tục ra đi, quán Đo Đo thiếu người trầm trọng. Con Lệ ra ngồi tính tiền thế con Kim, còn cô Thanh phải đích thân đứng bếp thay con Lệ. Như vậy vẫn thiếu một đứa lặt rau, rửa chén. Con Lan bán đồ khô tạm thời chạy ra chạy vô, thiếu đâu trám đó.
May làm sao, con Kim đi lấy chồng chừng ba bữa, con Cúc đã gửi con Hường theo xe đò vô.
Con Hường xồng xộc vô quán, gặp con Lan, liền túm tay, hỏi:
- Cô là cô Thanh hả?
- Không! - Con Lan nhìn lom lom con nhỏ lạ - Em tìm cô Thanh có chuyện chi không?
- Nghe nói cổ cần người, tui xin vô làm.
Con Hường làm con Lan ngạc nhiên quá:
- Em nghe ai nói?
- Con Cúc nói. Con Cúc kêu vừa rồi cô Thanh gọi điện ra cho nó, biểu nó kiếm người giùm.
Thằng Lâm nghe tới tên con Cúc, lật đật chạy lại:
- Ủa, em ở ngoài Trung vô đây hả?
- Ừa.
- Em tên gì?
- Tui tên Hường. Hường là bông hường đó.
Lâm tò mò:
- Em là gì của chị Cúc.
- Bạn bč cùng xóm thôi, chẳng là chi hết.
Thằng Lâm tính hỏi thăm kỷ hơn về con Cúc nhưng ngặt có con Lan đứng đó, đành tặc lưỡi chỉ tay vô bên trong:
- Cô Thanh đang ở trong bếp kia kìa.
Con Lan nhìn theo con Hường, chúm chím cười:
- Con nhỏ này đi đứng nói năng sao giống con trai quá!
Cô Thanh cũng có cảm giác y như con Lan. Sau khi hỏi han con Hường ba điều bốn chuyện, cô mỉm cười:
- Mi là cái con hay cái thằng vậy?
Con Lệ ngồi phía ngoài ngó vô, nghe cô Thanh hỏi vậy, liền bụm miệng cười hích hích. Nhưng con Hường tỉnh queo:
- Con là con gái thiệt đó cô. Con gái mới chơi thân với con Cúc được chớ. Con trai làm răng chơi thân với nó được.
Hãy cứ tin đi, Man Utd của chúng ta vẫn luôn mang màu đỏ của lửa, mang trong mình tinh thần của một hiệp sỹ chưa bao giờ ngừng hướng về phía trước.
Vì họ là những Manucian. Vì họ là những hiệp sĩ chưa bao giờ biết chùn chân sau mỗi thất bại ...

kem

Nghe con Hường lý luận lạ đời, cô Thanh nheo mắt trêu:
- Con trai tại sao không chơi thân với con Cúc được?
- Chơi thân răng được mà chơi thân! - Con Hường le lưỡi - Ba con Cúc dữ lắm. ổng mà thấy thằng mô đứng nói chuyện với con Cúc, ổng vác rựa ổng chém liền.
Nói tới đây, con Hường toét miệng cười hì hì:
- Nếu tụi con trai xóm con không lanh mắt né kịp, tới bữa ni đã bay đầu tám, chín đứa rồi!
Thằng Lâm nãy giờ lò dò theo sau con Hường, đứng nghe trộm. Khi con Hường kể tới chỗ này, thằng Lâm bỗng rùng mình, lưng nổi đầy gai ốc. Nó không ngờ ba con Cúc dữ dằn như vậy.
Bữa trước nghe ba con Cúc gọi điện thoại dặn con Cúc coi chừng "mấy thằng lưu manh trong quán", Lâm đã run. Bữa nay biết thêm ba con Cúc không chỉ dặn dò suông mà còn sẵn sàng ra tay tàn sát bạn trai của con Cúc không thương tiếc Lâm càng thêm rét.
Nó tính lắng tai nghe xem con Hường có kể thêm chuyện gì rùng rợn nữa không thì cô Thanh đã chỉ tay lên gác:
- Con đi đường xa chắc còn mệt, leo lên gác nằm nghỉ đi!
- Khỏi, cô! - Con Hường lắc đầu - Con ngồi trên xe ngủ một giấc thẳng cẳng từ ngoài nớ vô trong ni, có mệt mỏi chi mô.
Rồi nó nhanh nhẩu:
- Cô có chuyện chi cần sai biểu, cứ nói cho con biết. Con tắm một cái, rồi con ra làm liền.
Thấy con Hường coi mòi lanh lẹ, cô Thanh ưng bụng lắm. Cô chỉ tay lại chỗ sàn nước:
- Nếu con không mệt, lát rửa đống chén bát đó giùm cô!
Con Hường nhỏ loắt choắt nhưng miệng bằng tay, tay bằng miệng. Nó nói tới đâu làm tới đó. Từ ngày có nó, bếp núc gọn gàng hẳn. Không những cô Thanh mà cả con Lệ, con Lan cũng đều thích nó.
Nhưng thích con Hường nhứt phải kể là thằng Lâm. Mỗi lần con Hường chạy ra đằng trước là Lâm bám cứng. Được cái, con Hường dạn dĩ chớ không nhát gan như con Cúc. Hồi mới vô quán, con Cúc suốt ngày chun miết trong bếp. Còn con Hường hễ rảnh rỗi là chạy lơn tơn ra đằng trước chơi. Xem ra con Hường là đứa thích náo nhiệt, thích trò chuyện, thích ngó người ta, xe cộ chạy qua chạy lại trước mặt.
Lâm bám con Hường, chỉ để hỏi lòng vòng:
- Em chơi thân với chị Cúc lắm hả Hường?
- Ừa.
- Mấy bữa này hai chị em có hay trò chuyện với nhau không?
- Có.
Lâm dò dẫm:
- Chị Cúc có kể chuyện về quán Đo Đo cho em nghe không?
- Có. Ngày mô nó cũng kể.
- Chỉ kể chuyện gì vậy?
- Kể đủ thứ.
Lâm nín thở:
- Chỉ có nhắc gì đến anh không?
- Anh hả? - Con Hường nhíu mày - Ờ, ờ, tui không nghe nó nhắc gì hết.
Lâm thở dài, tự an ủi: chắc con Cúc mắc cỡ nên giấu biến đó thôi, rồi lảng sang chuyện khác:
- Chị Cúc có người yêu chưa hả Hường?
- Chưa.
- Sao em biết chưa?
Con Hường phồng má:
- Răng không biết! Hễ có giống độc nớ là con Cúc kể cho tui nghe liền.
- Chớ mấy anh nào đứng nói chuyện với chị Cúc bị ba chị Cúc rượt chém đó.
Con Hường nhăn răng cười:
- Mấy đứa nớ là con trai trong xóm, gặp thì đứng nói chuyện chơi chớ bồ bịch chi!
Nghe con Hường xác nhận như vậy, Lâm hơi yên yên trong bụng. Nhưng nó lại lo lắng chuyện khác:
- Ba chị Cúc dữ như vậy, ai dám đi hỏi chị Cúc làm vợ?
- Dám chớ mắc chi không dám? - Con Hường khẳng định - Trước sau gì cũng phải có người đi hỏi con Cúc chớ.
Lâm rụt cổ:
- Ai to gan vậy?
- Làm răng tui biết được. Nhưng muốn làm chồng con Cúc thì phải dữ hơn ba con Cúc. Để ông chém thì mình chém lại. Mình phải rčn một cây rựa to gấp đôi cây rựa của ổng, có rứa ổng mới ngán.
Con Hường ăn nói vô tâm nhưng Lâm có cảm tưởng con nhỏ này đang bày cách cho mình. Nhưng cái cách của con Hường làm Lâm phát ớn lạnh. Lấy vợ mà giống như Thạch Sanh chém Chằn tinh, Lâm nhắm bộ mình làm không thấu.
Từ đó Lâm không dám quấn quít con Hường nữa, sợ phải nghe những điều ghê rợn.
Tối tối Lâm nằm bên thằng Cải, chúi đầu ôn tập, thấp thỏm chờ con Cúc trở vô để hỏi cho ra lẽ.
Nhưng ác một nỗi, hôm con Cúc vô thằng Lâm lại nhìn không ra.
Bữa đó Lâm đang ngồi trong quán ngóc cổ ngó ra, thấy một con nhỏ đen thùi lùi, tóc tai quăn queo xách giỏ đi xăm xăm vô quán, liền đứng dậy đon đả:
- Mời chị ngồi.
Thằng Lâm lộn cũng phải. Thằng Cải gần gũi thân thiết với con Cúc là thế, lại đang ngồi ngoài hiên sáng trưng, vậy mà khi con Cúc đi ngang mặt, nó cứ giương mắt ra ngó như ngó một người lạ, biểu thằng Lâm đứng trong nhà làm sao nhìn cho ra.
Con Cúc thấy thằng Lâm mời mọc, cũng không đính chính gì, thản nhiên ngồi vô bàn. Lâm đặt cái khăn lạnh và tờ thực đơn xuống trước mặt con Cúc rồi lui ra sau một bước, lễ phép đứng đợi.
Con Cúc tính chọc thằng Lâm chơi nhưng không dám mở miệng, sợ thằng Lâm nhận ra. Còn thằng Lâm thấy khách trầm ngâm lâu lắc, nghĩ chắc khách phân vân không biết kêu món gì, liền xích lại, vui vẻ "tham mưu":
- Chị ăn thử mì Quảng đi! Món ruột ở quán này đó.
Con Cúc đang chưa biết tính sao, nghe thằng Lâm "nhắc tuồng", liền mừng rỡ gật đầu lia. Cứ vậy, con Cúc tỉnh bơ đóng vai khách. Ngay cả khi nó ăn gần hết nửa tô mì, đám loi choi trong quán vẫn chưa biết người ngồi đó là nó.
Con Lệ ngồi bên trong thờ ơ ngó ra, còn con Lan thì lượn tới lượn lui trước mặt con Cúc một cách hờ hững.
Sở dĩ có chuyện như vậy tại vì con Cúc bây giờ chẳng hề giống chút gì với con Cúc nửa tháng trước đó.
Trước khi rời khỏi quán Đo Đo, con Cúc trắng trẻo, xinh xắn bao nhiêu thì khi quay lại nó đen đúa và xấu xí bấy nhiêu. Quần áo nó mặc lụng thà lụng thụng, đầu tóc quăn queo, khô cứng, người ngợm thì khét nghẹt, trông nó như bà già sáu mươi vừa từ dưới bùn lên. Mãi đến khi con Hường từ trong bếp lơn tơn đi ra, con Cúc mới bị phát hiện.
Thấy con Cúc ngồi ăn mì tỉnh rụi, con Hường sửng sốt ré lên:
- Í, Cúc! Mi vô hồi mô rứa?
Rồi nó mừng rỡ chạy lại ôm chầm lấy bạn.
Mấy đứa trong quán nghe con Hường la bài hãi, kinh ngạc bu lại.
Con Lan cúi lom khom, dòm con Cúc một hồi rồi ngửa mặt kêu trời:
- Trời đất! Con Cúc thiệt bà con ơi!
Thằng Cải quýnh quíu bay vô nhà, bất kể câu "nam nữ thọ thọ bất thân", ôm vai con Cúc, lắc như lắc chiếc xe hết xăng:
- Cúc ơi là Cúc! Cúc tính gạt Cải, gạt mọi người hả Cúc?
Con Lệ thò tay cốc đầu con Cúc:
- Giỏi đóng kịch nč! Bữa nào hai ông Thành Lộc và Việt Anh tới đây, chị gửi em cho mấy ổng luôn đó!
Trong bọn chỉ có thằng Lâm là đứng trơ mắt ếch. Nó đứng lấp ló sau lưng con Lan con Lệ, mặt mày tẽn tò.
Xưa nay Lâm luôn miệng nói thương con Cúc, khi con Cúc về quê nó ngày đêm nói nhớ, vậy mà lúc người thương trở vô, nó lại nhận không ra. Phải chi nó đứng xa xa như mấy đứa kia còn đỡ, còn có cớ để thanh minh bào chữa, đằng này nó đứng sát rạt con Cúc chớ đâu. Quê nhứt là nó còn đem khăn lạnh, thực đơn, còn bô bô quảng cáo món mì Quảng với con Cúc. Con Cúc ăn gần hết tô mì, nó vẫn chưa biết người đang ngồi xì xụp kia chính là người nó đem lòng thương nhớ.
Cho nên khi con Hường la lên, Lâm vừa mừng vừa ngượng. Nó đứng chôn chân sau lưng mấy đứa kia, mặt mày Lâm lấm la lấm lét, cứ sợ con Cúc kêu mình là đồ Sở Khanh cần cảnh giác.
Con Cúc đâu có biết thằng Lâm đang lo sốt vó. Khi tụi con Lan con Lệ tản ra, nó ngước nhìn Lâm, mỉm cười:
- Ủa, thấy Cúc vô, anh Lâm không mừng hả?
- Mừng chớ! - Lâm ngượng ngập.
- Mừng răng anh Lâm không nói không rằng chi hết trơn rứa?
Lâm bẽn lẽn:
- Em làm anh quê quá!
- Quê chuyện gì?
Lâm ấp úng:
- Lúc nãy anh không nhận ra em.
Con Cúc cười:
- Một tỉ người không nhận ra chớ đâu phải mình anh Lâm!
- Nhưng anh khác.
- Khác răng?
Lâm ngó quanh một vòng rồi lí nhí:
- Anh thương em.
Con Cúc cười hì hì:
- Anh Lâm thương là thương con Cúc trắng trẻo kia chớ đâu phải thương con Cúc đen thui ni.
Hãy cứ tin đi, Man Utd của chúng ta vẫn luôn mang màu đỏ của lửa, mang trong mình tinh thần của một hiệp sỹ chưa bao giờ ngừng hướng về phía trước.
Vì họ là những Manucian. Vì họ là những hiệp sĩ chưa bao giờ biết chùn chân sau mỗi thất bại ...

kem

Con Cúc làm thằng Lâm đỏ mặt. Nó không hiểu con Cúc nói vậy là nói chơi hay có ý chi hờn giận. Lâm tính nói "Đen trắng gì anh cũng thương hết" nhưng nó chưa kịp mở miệng thì cô Thanh đã bước ra. Cô nhìn con Cúc, trách yêu:
- Nghe con Lệ nói mi về quê có nửa tháng mà đã biết làm xiếc rồi hả?
- Con giỡn chơi mà cô!
Cô Thanh trợn mắt nhìn con Cúc từ đầu tới chân rồi từ chân lên đầu, ngạc nhiên hỏi:
- Mi về quê ăn giỗ chớ bộ về đi cày sao mà thay đổi quá vậy?
Con Cúc vuốt mớ tóc quăn queo:
- Con là con gái cày bừa răng nổi, cô!
- Chớ sao mi đen thui vậy?
- Con đi cấy!
- Cấy? - Cô Thanh chưng hửng - Chớ sao mi nói mi về quê ăn giỗ?
- Dạ, ăn giỗ xong, con đi cấy! - Con Cúc cười đáp, coi chuyện về quê đi cấy là chuyện tự nhiên, thậm chí nó còn huơ tay khoe - Con Hường đi, con cấy giùm luôn phần của nó nữa đó, cô!
Thằng Lâm đứng nghe, lòng bâng khuâng quá đỗi. Hóa ra con Cúc xin nghỉ phép về quê cốt để phụ ba mẹ nó cấy lúa. Con Cúc đi làm xa, lòng vẫn thương ba mẹ lam lũ. Nó không quản nắng mưa, không lo giữ gìn nhan sắc, suốt ngày lặn lội ngoài đồng hčn chi ngày nó vô không đứa nào trong quán nhận ra. Tội nghiệp nó ghê!

Con Cúc trở vô, cô Thanh giao cái chức "bếp trưởng" lại cho nó.
Con Cúc cai quản cái bếp, cai quản luôn con Hường.
Điều đó làm con Hường chẳng thích thú chút xíu nào. Chẳng phải con Hường tị nạnh gì, chỉ có điều nó và con Cúc là bạn bč ngang lứa ngoài quê, vô đây tự nhiên con Cúc làm sếp nó, con Cúc phụ trách phần nêm nếm, ra tô ra bát, còn nó suốt ngày loay hoay rửa hết đống chén này đến đống chén khác, chuyện đó làm nó thấy quê quê.
Một hôm, con Hường khều con Cúc, nói:
- Cúc ơi, mai tao về.
- Í, mi đừng có điên! Răng lại về? - Con Cúc nhảy dựng.
Con Hường chu mỏ:
- Tao tưởng vô trong ni làm thứ chi, ai ngờ vô ngồi rửa chén!
Nghe cái giọng bất mãn của con Hường, con Cúc hiểu ngay. Nó vỗ vai bạn:
- Mi đừng có nghĩ bá láp! Hồi mới vô, tao cũng suốt ngày ngồi rửa chén y như mi vậy.
Cặp mắt con Hường tròn xoe:
- Mi nói thiệt đó hả?
- Tao gạt mi làm chi! Mi phải làm một thời gian, chừng mô mi quen việc rồi cô Thanh mới sắp xếp mi làm chuyện khác được.
Sợ con Hường không tin, con Cúc nói thêm:
- Hồi mi chưa vô, tao cũng làm y như mi rứa thôi. Chỉ từ lúc chị Kim đi lấy chồng, chị Lệ ra ngồi thu tiền , tao mới được đôn lên chỗ ni đó chớ.
Con Hường coi vậy chớ không phải đứa ương bướng. Nghe con Cúc giải thích một hồi, mặt mày nó tươi tỉnh dần. Nó lắc tay con Cúc:
- Rứa thì tao không về nữa.
Rồi nó cẩn thận dặn thêm:
- Nhưng mai mốt mi viết thư về quê, đừng nói tao ở trong ni rửa chén nghe.
Con Cúc nhướn mắt:
- Chớ nói mi làm chi?
Con Hường nhìn ra chỗ con Lệ ngồi, cười hì hì:
- Mi nói tao ngồi thu tiền như chị Lệ cho oai.
- Ừa.
Con Cúc gật đầu dễ dãi.
Nói chung, con Hường chuyện gì cũng được, chỉ mắc mỗi cái tật ưa làm oai. Và cái tật đó đã làm hại nó.
Ở quán Đo Đo được một tuần, thấy thằng Lâm xí lô xí là với mấy ông Tây bà đầm khiến tụi loi choi trong quán phục sát đất, nó cũng muốn thi thố tài nghệ lắm.
Con Hường nghĩ ngang từ hồi lớp chín, tiếng Anh cũng lőm bőm ít nhiều. Nó nhắm chừng "xổ" tiếng Anh để mời mấy người khách ngoại quốc đứng lên ngồi xuống chắc chẳng khó chi. Hồi đi học, tới giờ tiếng Anh, nó chẳng nghe đến mòn tai mấy câu "Stand up!" và "Sit down please!" đó sao!
Con Hường nôn nao chờ cơ hội trổ tài, ít nhứt cũng lấy le được với con Cúc, hai nữa để cho tụi trong quán biết rằng tuy phụ trách việc rửa chén nhưng nó là đứa có học hành đàng hoàng, chớ coi khinh nó mà lầm.
Con Hường chờ riết, chờ riết, rồi dịp may cũng tới.
Đó là hôm một đôi vợ chồng Tây bước vô quán, gặp lúc thằng Lâm bận rộn phục vụ đám thực khách nhí nhố đang ngồi ở dãy bàn kê ngoài hiên.
Hai vợ chồng bước vô bên trong, kéo ghế ngồi xuống, đảo mắt dòm dáo dác.
Đang lấp ló trong bếp, thấy vậy, con Hường mừng rơn bay ra liền.
Ông Tây thấy có người trờ tới, đưa tay ngoắt lia.
Nhưng con Hường không tiến lại ngay. Tiến lại ngay, gật gật đầu rồi chạy vô kêu con Cúc làm thức ăn bưng ra thì xoàng quá. Nó phải oai hơn thằng Lâm mới được.
Con Hường nhìn lòng vòng, tính kiếm một cái ghế ngồi nói chuyện với ông Tây cho đám con Lệ con Cúc lác mắt chơi.
Nhưng trong quán chẳng có cái ghế nào trống, chỉ còn cái ghế thấp tč, dính sơn lem luốc, lại gãy một chân, lâu nay vẫn bỏ trong góc nhà.
Con Hường kéo chiếc ghế lôi thôi đó lại sát bàn vợ chồng ông Tây, mỉm cười lịch sự:
- Sit down please!
Khổ thay, cũng y như thằng Lâm bữa trước, thay vì nói "Tôi có thể ngồi đây không?", con Hường lại láu táu nói thành "Mời ông ngồi đây!". Số là câu "Sit down please!" đối với con Hường quen tai thuận miệng quá chừng chừng!
Ông Tây sửng sốt nhìn chiếc ghế thấp chũn, dơ hầy con Hường vừa đặt xuống, mắt trợn trắng, không hiểu tại sao tiếp viên trong quán lại bắt ông ngồi vào chiếc ghế gớm ghiếc này.
May làm sao, đúng lúc đó thằng Lâm bước vô bếp bưng thức ăn.
Đi ngang qua, nghe con Hường nói tiếng Anh trớt quớt, mặt thằng Lâm xám ngoét, biết ngay con nhỏ lanh chanh này sụp ngay chóc chiếc hố mình sụp bữa trước.
Một tay xách chiếc ghế con giấu ra sau lưng, tay kia đẩy tuốt con Hường trở vô trong bếp, Lâm khom người xuống trước mặt khách "sorry" lia lịa.
Con Hường không biết tại sao thằng Lâm đuổi mình, bụng tức sôi. Chờ thằng này vô bếp, nó phồng má cự nự:
- Mắc chi anh đuổi tui?
- Trời đất, em đem chiếc ghế gớm ghiếc này mời khách ngồi, không sợ khách bỏ chạy hả?
Con Hường cãi:
- Tui mời khách ngồi hồi nào? Tui chỉ nói...
Đang gân cổ, con Hường chợt nhận ra sai lầm của mình, liền "à" lên một tiếng và lỏn lẻn gãi đầu:
- Ừ hỉ, tui nói lộn mà không biết.
Nói xong, nó đưa tay lên vả miệng nó một cái "bốp".
- Thôi đi, đừng có điên! - Con Cúc kéo tay Hường - Lại ngồi rửa chén đi kìa!
Từ bữa đó, con Hường hết dám mon men lại chỗ mấy ông Tây bà đầm. Nhưng cái tật lăng xăng chạy ra chạy vô thì con Hường ham vui dứt khoát không chịu bỏ.
Khách tới ăn rất khoái con Hường. Thấy nó lanh lợi, hoạt bát, kiểu cách nói năng lại ngồ ngộ, khách hay ngoắt nó lại "đàm đạo". Cô Thanh thấy vậy cũng chẳng buồn la rầy. Rốt cuộc, tuy phụ trách việc rửa chén nhưng con Hường không buồn ngồi lì bên sàn nước như con Cúc trước đây. Hễ ngơi tay là nó tót ra đằng trước, tung tăng đi tới đi lui, thay mặt cô Thanh trò chuyện với khách, trông hách xì xằng hết biết!
Một bữa con Hường khoe với con Cúc con Lệ:
- Tui mới quen một ông nhà thơ đó nghe!
Con Lệ nheo mắt:
- Xạo đi mi! Nhà thơ nào mà đi làm quen với mi!
Con Hường hỉnh mũi:
- Chị đừng có coi thường tui. Ông này là nhà thơ Tường Linh, nghe nói nổi tiếng lắm. ổng người Quảng Nam, đồng hương với tui đó.
Con Lệ hơi tin tin:
- Mi gặp ổng ở đâu?
- Gặp ở đây chớ đâu. Ổng vô quán mình ăn mì Quảng, trò chuyện với tui cả buổi. Nghe tui nói giọng Quảng đặc sệt, ổng khoái chí cười khà khà. ổng còn đọc tặng tui một bài thơ nữa.
Con Cúc trố mắt:
- Ổng làm thơ tặng mi thiệt hả?
- Bài thơ ni chắc ổng làm lâu rồi. Ổng nói là ổng làm tặng cho các nhà thơ Quảng Nam. Ổng kêu phải người quảng Nam đọc bài thơ ni lên mới thấy hay.
Con Lệ tò mò:
- Mi thuộc không?
- Để tui nhớ lại coi! - Con Hường nhíu mày một hồi rồi hí hửng nói - Tui đọc nghe!
Con Hường ngó vậy mà thông minh khủng khiếp. Bài thơ tám câu mà nó đọc không sót một chữ, chỉ ngắc ngứ có hai ba lần:
- Rủ nhau vô núi hái chơm chơm
Nhớ bạn hồi còn học chữ Nơm
Sáng sáng lơn tơn đi nhử cuốc
Chiều chiều xớ rớ đứng câu tơm
Mùa đông tơi lá che mưa bấc
Tiết hạ hiên tranh lộng gió nờm
Nghe chuyện xóm xưa thời khói lửa
Sảng hồn, sấm nổ tưởng đâu bơm!
Trong khi con Cúc ôm bụng cười ngặt nghẽo thì con Lệ tròn mắt ngơ ngác:
- Tao thấy bài thơ có gì tức cười đâu hả Cúc?
Con Cúc quẹt nước mắt:
- Tại chị không biết! Ngoài quê em, chữ "ôm" người ta đọc thành chữ "ơm" như rứa đó. Người ta không kêu "con tôm" mà kêu "con tơm", không kêu "ốm nhách" mà kêu "ớm nhách"...
Con Lệ phì cười:
- Ŕ, à, tao nhớ rồi. Mi với con Hường cũng hay nói như vậy...
Cô Thanh nghe con Lệ thuật lại, khoái lắm. Cô bắt con Hường đọc bài thơ đó cho thằng Lâm chép ra giấy, rồi dán lên vách.
Tưởng dán chơi cho vui, không dč khách tò mò xúm lại coi đông nghịt.
Khách coi xong, cười rũ.
Khách quảng Nam thì vừa coi vừa đọc oang oang. Hỏi, thì khách kêu đọc to lên vậy nghe mới sướng lỗ tai.
Hãy cứ tin đi, Man Utd của chúng ta vẫn luôn mang màu đỏ của lửa, mang trong mình tinh thần của một hiệp sỹ chưa bao giờ ngừng hướng về phía trước.
Vì họ là những Manucian. Vì họ là những hiệp sĩ chưa bao giờ biết chùn chân sau mỗi thất bại ...

kem

Tới bữa thứ ba, một ông khách xứ Quảng đứng lên khỏi bàn, bô bô:
- Ở xứ tui, người ta đâu chỉ nói "ôm" thành "ơm". Còn nói "am" thành "ôm" nữa chứ! Cho nên tui có bài thơ ni tặng lại nhà thơ Tường Linh!
Rồi ông đọc, giọng sang sảng:
- Rứa mới kêu là chất Quảng Nôm
Ăn hòn nói cục chẳng thôm lôm
Có chàng công tử quê Đà Nẽng
Cưới ả Thúy Kiều xứ Phú Côm
Cha vợ đến thăm chào trọ trẹ
Mẹ chồng không hiểu nói cồm rồm
Thêm ông hàng xóm người Hà Nội
Chả hiểu mô tê cũng tọa đồm.
Khách là nhà thơ Tú Rua, người Hòa Vang. Tú Rua đọc tới đâu, khách trong quán cười bò tới đó. Và khi ông đọc xong thì "cử tọa" vỗ tay hoan hô rần rần. Con Cúc đứng trong bếp ngó ra, tiếc hùi hụi không có nhà thơ Tường Linh ngồi đó.
Ngay tối đó, bài thơ của Tú Rua được thằng Lâm nắn nót chép lại và dán lên vách, kế bài thơ của Tường Linh.
Cả hai bài thơ đặc giọng "nước mắm Nam Ô nguyên chất" này nhanh chóng trở thành "di sản văn hóa" của quán Đo Đo, nơi các thực khách ăn xong thường nấn ná đứng khề khà thưởng lãm.
Trong chuyện này, công đầu phải kể là con Hường.

Con Hường với con Cúc làm việc ngày càng ăn rơ với nhau.
Con Hường đã thôi nghĩ đến chuyện khăn gói về quê. Bây giờ nó đã chí thú với vai trò vừa rửa chén vừa làm "đại sứ ngoại giao" của quán.
Có con Hường loắt choắt chạy tới chạy lui và lít chít luôn miệng như chuột rúc, quán vui vẻ hẳn lên. Chỉ có thằng Lâm là buồn.
Từ ngày con Hường thay thế con Cúc trưa trưa ra ngồi nướng bánh ngoài hiên, Lâm chẳng biết làm sao xáp lại gần con Cúc. Bây giờ trò chuyện với con Cúc đã khó khăn, huống chi tính đến chuyện đòi hôn nó.
Lâm chán quá. Nó khều thằng Cải:
- Làm sao bây giờ Cải?
- Sao chuyện gì?
- Con Cúc cố thủ suốt ngày trong bếp, tao hết đường chàng ràng!
Thằng Cải nhún vai:
- Liếc qua liếc lại được rồi, chàng ràng làm chi?
- Mày chưa yêu nên chưa biết! - Lâm ra vẻ trải đời - Có chàng ràng mới tiến thêm một bước dài được chớ?
Nghe mấy chữ "tiến thêm một bước dài", Cải giật thót. Nó nhớ trước đây, khi đòi hôn con Cúc, thằng Lâm đã dùng cụm từ hoa mỹ này. Muốn hôn con người ta thì nói muốn hôn quách cho rồi, còn bày đặt hoa lá cành. Hừ, "tiến thêm một bước dài"! Bước xuống hố thì có! Thằng Cải làu bàu trong bụng nhưng không nói ra, sợ thằng Lâm kêu nó là đồ phản bạn.
Lâm lại khẩn khoản:
- Mày nghĩ cách giúp tao đi Cải.
- Giúp mày gặp con Cúc hả?
- Ừ. Mày là bạn tốt của tao mà.
Cải vỗ vỗ trán, gật gù:
- Được rồi! Để trưa mai tao rủ con Hường ra chợ. Không có con Hường, con Cúc bắt buộc phải ra ngồi nướng bánh...
Cải nói chưa dứt câu, thằng Lâm đã nhào tới ôm cứng nó:
- Ôi, mày thông minh quá Cải ơi! Trước nay tao cứ tưởng mày ngu...
- Ngu cái đầu mày! - Cải sầm mặt hất tay thằng Lâm ra - Mày mà nói một tiếng nữa là tao đổi ý à!
Trưa đó, thằng Cải dụ con Hường một cách dễ dàng. Nghe nói ra chợ, con Hường nhảy tưng tưng, thậm chí còn thúc thằng Cải đi cho lẹ.
Đúng như tính toán của Cải, tới giờ nướng bánh, con Cúc réo mỏi miệng chẳng thấy con Hường đâu, đứng dòm dáo dác một hồi rồi lọ mọ bê cái lò than ra đằng trước.
Lâm vờ như không thấy. Nó đứng trong nhà kéo bàn kéo ghế rồn rột, ra vẻ ta đây đang tích cực chuẩn bị cho cữ bán chiều trong khi mắt không bỏ sót một cử động nào của đối phương.
Khi con Cúc vừa ngồi xuống chiếc ghế thấp đằng trước hiên, thằng Lâm cũng kịp "an tọa" trên chiếc ghế trống của thằng Cải.
- Lâu ghê mới gặp em! - Lâm nói.
Con Cúc cười khúc khích:
- Ngày nào cũng gặp mà anh Lâm kêu lâu!
- Gặp cũng như không gặp! - Lâm tặc lưỡi, giọng ra chiều giận dỗi - Từ ngày em về quê vô đến giờ, anh có trò chuyện với em được bữa nào đâu!
Con Cúc chớp mắt:
- Tại dạo này em đứng miết trong bếp.
Sợ thằng Cải dẫn con Hường về bất tử, Lâm chẳng muốn nói chuyện lòng vòng. Nó tranh thủ hỏi thẳng:
- Nghe nói ba em khó lắm hả Cúc?
- Khó răng?
- Con Hường kêu hễ thấy đứa con trai nào xáp vô nói chuyện với em, ba em đều xách rựa rượt chạy có cờ, đúng không?
Con Cúc cười khì:
- Ba em chỉ dọa thôi.
- Mai mốt anh về quê em chơi, ba em có dọa anh vậy không?
- Chắc là không.
Lâm nghe tim mình đập thình thịch:
- Sao em biết?
- Biết chớ răng không! - Con Cúc tủm tỉm - Với anh Lâm thì ba em chém thiệt chớ không thčm dọa đâu!
Lâm đoán là con Cúc nói chơi nhưng vẫn nghe lành lạnh nơi cần cổ:
- Em nói gì nghe ớn quá vậy?
- Chớ gì nữa! Ai biểu anh Lâm nói thương em chi.
Lâm tán:
- Trái tim anh biểu chớ ai!
Nghe thằng Lâm nói vậy, con Cúc "xí" một tiếng rồi cúi xuống quạt lò.
Lửa than hơ đôi má con Cúc đỏ hồng khiến thằng lâm ngồi nhìn mê mẩn. Nước da con Cúc mau bắt nắng nhưng cũng mau nhả, vô Sài Gòn mới có mười ngày, nó nhanh chóng trở lại là con Cúc trắng trẻo, xinh xắn trước đây.
Thằng Lâm ngắm con Cúc một hồi rồi đánh bạo nói:
- Cúc nč!
- Gì anh Lâm?
- Cúc dễ thương quá hà.
Con Cúc lật cái bánh đa:
- Anh Lâm khen em thiệt đó hả?
- Thiệt chớ! - Tự dưng Lâm đổ liều - Anh muốn hôn Cúc một cái ghê vậy đó!
Thốt xong, Lâm giật nảy vì câu nói của mình. Nó chờ con Cúc rút dép phang vô đầu nó. Nó chờ con Cúc kêu nó là "đồ mất dạy".
Lâm không biết con Cúc đã được thằng Cải dặn dò trước rồi. Cho nên nó chưng hửng khi thấy con Cúc không chửi rủa cũng chẳng làm dữ như nó lo lắng. Con Cúc chỉ cúi gằm đầu, bẽn lẽn nói:
- Anh Lâm ni kỳ quá chừng chừng!
Thái độ của con Cúc làm Lâm thêm can đảm. Nó hít vô một hơi:
- Có gì đâu mà kỳ! Tại anh thương Cúc thiệt chớ bộ!
- Anh Lâm thương thì anh Lâm ráng chịu! - Con Cúc nói, đầu nó càng cúi thấp để giấu nụ cười - Chuyện nớ bây giờ chưa được đâu!
Thấy con Cúc không từ chối hẳn, Lâm hơi mừng mừng:
- Chớ chừng nào mới được?
- Chừng nào anh Lâm thi đậu đại học đã!
Con Cúc nói vậy coi như mở đường cho mình! Lâm hí hửng nhủ bụng. Nhưng rồi nghĩ tới chuyện xúi quẩy, mặt nó bỗng tái ngắt:
- Rủi anh rớt thì sao hả Cúc?
- Rớt hả? - Con Cúc tỉnh bơ - Rớt thì đường ai nấy đi!
Con Cúc nói chuyện tình cảm mà cứ như ra "tối hậu thư" cho kẻ địch. Lâm rùng mình:
- Được rồi, anh nhất định sẽ thi đậu!
Con Cúc ngước lên:
- Anh Lâm nói chắc há?
- Chắc.
- Anh Lâm ráng lên nghe! - Cặp mắt con Cúc long lanh - Em mong anh Lâm thi đậu lắm đó!
Con Cúc cầu mong thằng Lâm thi đậu là chuyện bình thường nhưng trong khoảnh khắc này Lâm lại nghe như một lời "hứa hôn", bét ra cũng là "hứa cho hôn". Lâm lim dim mắt, nghĩ ngợi lung tung: Thì ra không phải chỉ có mình mới đợi đến ngày hôn nó mà nó cũng đợi đến ngày hôn mình! Có khi nó còn sốt ruột hơn mình nữa không chừng, có điều nó là con gái nên nó làm bộ làm tịch đó thôi!
Sau lần trò chuyện "thắng lợi" đó, Lâm vùi đầu học như bị ma bắt, như thể ngày mai nó sẽ chết, như thể đời nó không còn dịp nào học nữa. Nó thôi đòi hôn con Cúc, thôi nghĩ ngợi vẩn vơ, thôi than "cuộc tình này chán". Mà ngày thi cũng sắp đến rồi, thằng Lâm muốn nhẩn nha cũng không được.
Lâm dẹp chuyện yêu đương qua một bên, thằng Cải như trút được một gánh nặng. Nó hết bị thằng Lâm khều khều ngoắt ngoắt, thở thở than than. Nó hết đốt nhang trước bàn thờ ông địa vừa khấn quán Đo Đo ăn nên làm ra vừa khấn cho thằng Lâm tỉnh trí đừng ôm hôn ẩu con Cúc.
Thằng Cải khỏe, con Lan cũng khỏe. Mấy tháng nay yêu không dám nói, ôm mối tình câm như ôm quả sầu riêng mười tám ký trong lòng, con Lan rầu muốn chết, lại thêm chứng kiến cảnh thằng Lâm suốt ngày cứ rề rà quanh con Cúc, nó càng nẫu ruột.
Vậy mà tự dưng thằng Lâm như hóa thành con người khác. Ngày ngày, nhét cuốn tập trong túi quần, hễ vắng khách là thằng Lâm lôi ra ê a tụng niệm, chẳng còn vẻ chi là kẻ si tình.
Thấy thằng Lâm lơ con Cúc, con Lan mừng thầm trong bụng. Nó khấp khởi nói với con Lệ:
- Anh Lâm dạo này sao sao ấy hả chị?
- Sao là sao hả mày?
Con Lan tiếp tục vòng vo:
- Em thấy ảnh suốt ngày cứ lo học bài.
- Sắp đến ngày thi ai chẳng vậy.
Thấy con Lệ không hiểu ý mình, con Lan chép miệng bâng quơ:
- Ảnh ít nói chuyện.
Con Lệ vẫn vô tâm:
- Ôn bài cả ngày thì giờ đâu nói chuyện.
Con Lan ngó lên trời:
- Ngay với con Cúc, ảnh cũng không ngó ngàng gì tới.
Lần này thì con Lệ không thờ ơ được nữa. Nó liếc con Lan:
- Mày nói vậy là có ý gì?
Con Lệ trấn ở quán Đo Đo ngay từ đầu, rành chuyện trong quán còn hơn ma xó. Từ lâu nó đã biết tỏng tình cảm lộn xộn của mấy đứa lóc chóc chung quanh. Nó biết con Lan mê thằng Lâm, nhưng thằng Lâm lại đi thương con Cúc. Nó cũng biết con Cúc ngoài miệng cười cười nói nói với thằng Lâm nhưng trong bụng chẳng có tình ý chi.
Con Lệ biết hết, thỉnh thoảng buông vài câu trêu chọc nhưng chẳng bao giờ tò mò thắc mắc. Khác với mấy đứa kia, con Lệ quan niệm rạch ròi: đi làm là để kiếm tiền, còn muốn kiếm bồ kiếm bịch thì đi chỗ khác. Buôn bán mà dính vô chuyện yêu đương thì trở ngại lắm lắm!
Hãy cứ tin đi, Man Utd của chúng ta vẫn luôn mang màu đỏ của lửa, mang trong mình tinh thần của một hiệp sỹ chưa bao giờ ngừng hướng về phía trước.
Vì họ là những Manucian. Vì họ là những hiệp sĩ chưa bao giờ biết chùn chân sau mỗi thất bại ...

kem

Thấy con Lệ liếc một cái sắc như dao, con Lan giật mình:
- Em nói vậy thôi chớ đâu có ý gì!
- Mày đừng có nghĩ ngợi lung tung! - Con Lệ trừng mắt - Lo kiếm tiền nuôi mấy đứa em của mày đi kìa!
Rồi nó làm như thể nó là má con Lan:
- Chuyện chồng con chớ có vội vàng hấp tấp! Con Kim phải lấy chồng tới hai lần mới xong, mày không thấy sao?
Khi ra oai với con Lan như vậy, con Lệ không ngờ chuyện chồng con của con Kim nào đã xong xuôi gì đâu.
Buổi sáng con Lệ vừa nạt con Lan, buổi chiều con Kim cỡi xe Dream tới. Không đợi thằng Cải chạy ra dựng xe giùm, nó bật chân chống đánh tách một cái rồi bay vô quán:
- Cô Thanh ơi, cô Thanh!
Tụi loi choi bu lại, hét ầm:
- Kim, Kim! Chị Kim!
Cô Thanh bước ra:
- Chồng mi đâu?
Con Kim xòe tay:
- Không có.
- Cái gì? Không có là sao?
Con Kim toét miệng cười:
- Không có nghĩa là con quyết định không lấy anh chàng đó làm chồng nữa chớ là sao!
Cô Thanh chưa kịp thắc mắc, con Cúc đã gật gù ra vẻ hiểu biết:
- Chắc là cái phần dưới của ảnh...
- Con nhỏ vô duyên này! - Con Lệ kéo tay con Cúc - Mi có im cái miệng đi không!
Cô Thanh lườm con Cúc một cái rồi day sang con Kim, tò mò hỏi:
- Sao trục trắc hoài vậy mi?
Con Kim thở dài:
- Chuyện anh chàng này thì suôn sẻ từ đầu tới cuối, gia đình hai bên lại quen biết nhau. Chỉ kẹt một cái...
Cô Thanh nhíu mày:
- Kẹt cái gì?
Con Kim than thở:
- Đi đâu ảnh cũng cứ quần soọc với áo thun ba lỗ làm con mắc cỡ muốn chết!
- Chuyện nhỏ mà! - Cô Thanh ngạc nhiên - Thì mi kêu hắn tròng quần dài với áo sơ mi vô chớ khó chi đâu!
- Ảnh bướng lắm! - Con Kim lắc đầu - ảnh nói mùa nóng ở bển ảnh cũng mặc vậy ra đường, đâu có ai nói gì!
Đám con Lan con Lệ đứng thuỗn mặt ngơ ngác, không ngờ chuyện ăn mặc mà cũng rắc rối gớm.
- Ai kêu mi ham lấy chồng nước ngoài chi! - Cô Thanh chép miệng - Lối sống của họ với của mình đâu có giống nhau!
- Không phải đâu cô ơi! - Con Kim kêu lên - Con gặp bao nhiêu là Việt kiều rồi chớ bộ, họ đàng hoàng lịch sự chớ đâu có như anh chàng này!
Cô Thanh tặc lưỡi:
- Giờ mi tính sao?
Con Kim cười:
- Con tính về đây làm lại!
- Vậy là để cô kêu con Lệ vô bếp...
- Không cần đâu, cô! - Con Kim lật đật cản - Tại con mà mấy đứa đổi tới đổi lui hoài đâu có được! Mỗi ngày con chạy ra đây phụ với cô cho vui thôi, con không làm ăn lương chính thức nữa đâu!
Cô Thanh ngẫm nghĩ một lát rồi gật đầu:
- Mi nói vậy cũng phải! Mi còn phải đi lấy chồng lần thứ ba, thứ tư nữa chớ!
- Con tính rồi! - Con Kim cười hì hì - Con lấy chồng tối đa chừng bảy, tám lần thôi. Tới lần thứ tám mà vẫn không được là con lên núi con tu...
Từ bữa đó, con Kim ở lại quán Đo Đo phụ thằng Lâm con Lan tiếp khách.
Cũng từ bữa đó, hễ rảnh rỗi là con Hường tò tò đi theo con Kim:
- Chị là chị Kim hả?
- Ừ.
- Hồi trước chị làm ở đây hả?
- Ừ.
- Chị đi lấy chồng hai lần đều không được hả?
- Ừ! - Con Kim bắt đầu bực mình - Nhưng em làm gì mà hỏi kỹ vậy?
Con Hường cười bí mật:
- Để tui giới thiệu cho chị một người.
- Ai? - Con Kim ngạc nhiên.
Con Hường chỉ ông Tiger:
- Ông nớ đó! Tui thấy ổng nhìn trộm chị miết.
Con Kim nhìn theo tay chỉ của con Hường, giọng hờ hững:
- Tưởng ai! Ông đó ổng đeo đuổi chị lâu rồi.
Con Hường tò mò:
- Chị không thích ông nớ hả?
- Chị cũng không biết nữa! - Con Kim nhún vai - Nhưng nếu ổng là Việt kiều thì chị gật đầu lâu rồi!
Con Hường không rő cuộc đời phiêu bạt kỳ lạ của con Kim nên cứ đứng ngẩn, không hiểu tại sao con Kim nhứt định phải lấy Việt kiều cho bằng được.
Ông Tiger không biết có hiểu được nguyện vọng kỳ quặc của con Kim hay không mà lần này gặp lại người thương nom ông không được vui vẻ lắm.
Con Kim bước ra chào, ông chỉ mỉm cười buồn bã:
- Anh cứ tưởng sẽ không gặp lại em.
- Quả đất tròn mà chú! - Con Kim vừa đáp vừa đặt chiếc khăn lạnh xuống bàn.
- Nghe nói em mới lấy chồng phải không?
- Không có đâu chú.
Ông Tiger nhún vai:
- Em đừng giấu anh.
- Con có giấu giếm chi đâu! Lần này con cũng định vậy nhưng rốt cuộc vẫn không được.
Ông Tiger lộ vẻ ngạc nhiên. Ông mấp máy môi tính hỏi nhưng có lẽ thấy tò mò như vậy không được lịch sự nên lảng qua chuyện khác:
- Em về đây làm lại hả?
- Dạ.
Ông Tiger bưng ly bia lên uống một tợp, trầm ngâm một hồi rồi nhìn con Kim đăm đăm:
- Em dứt khoát không thay đổi cách xưng hô với anh sao?
Con Kim lỏn lẻn:
- Con quen miệng rồi chú.
Nói xong, thấy ông Tiger đưa đôi mắt xa vắng nhìn ra đường, con Kim len lén đi thụt lui hai ba bước rồi quay mình chạy tọt vô bếp. Nó sợ ông Tiger hỏi tiếp những câu cắc cớ, không biết đường nào trả lời.
Nhưng ông Tiger dường như không có ý định vặn vẹo thêm. Ông cũng không hay con Kim đã bỏ đi.
Ông vẫn ngồi trơ như đá, mắt nhìn đăm đăm ra cửa. Tay ông vẫn cầm chặt ly bia nhưng không buồn nhấc lên. Như vậy lâu thiệt lâu.

Ngày thằng Lâm đi thi, cả quán thi nhau chúc tụng.
Cô Thanh đặt tay lên vai Lâm:
- Cô tin lần này con sẽ gặp may mắn!
Con Lan con Lệ con Kim lần lượt cầm tay nó lắc lắc:
- Chúc thi đậu nghe.
Cả tuần lễ nay, ba đứa này bắt thằng Lâm ăn đủ thứ "bùa". Con Lệ đãi thằng Lâm món chč đậu ván. Nó kêu ăn "đậu" dứt khoát phải đậu. Con Kim ép thằng Lâm nuốt cả chục tô canh rau muống. Nó lý luận: Phải "muốn" đã, không muốn đậu ai cho đậu!
Con Lan len lén mua trái đu đủ vàng hườm về bổ đôi, kêu thằng Lâm lấy muỗng múc ăn. Con lệ nhìn thấy, trố mắt hỏi:
- Sao lại ăn đu đủ?
Con Lan giải thích:
- Ăn cho "đủ" đậu chớ, chị!
- Mày ngu quá ! - Con Lệ nhăn mặt trách - Đủ đậu tức là vừa đậu, tức là mém rớt, như vậy nguy hiểm lắm. Phải ăn thứ gì để đậu tuốt trên cao kìa!
Thằng Lâm hoảng hồn gạt ngang:
- Thôi, thôi, đủ quá rồi! Ăn uống gì mà đủ thứ, ai ăn cho nổi. Đậu đâu chưa thấy, chỉ thấy bể bụng đây nč!
Mặc thằng Lâm giãy đành đạch, con Lan vẫn nhíu mày suy nghĩ. Cho ảnh ăn thứ gì há? Con Lan nghĩ cả buổi vẫn không nhớ ra thứ gì ăn vào sẽ đậu tuốt trên cao như con Lệ bày. Cuối cùng nó sáng mắt lên:
- A, phải rồi, thức ăn thì không có chớ thức uống thì dễ ợt. Mình pha cho ảnh một ly ca cao.
Con Lệ lại nhìn thấy:
- Gì vậy?
- Ca cao! - Con Lan hí hửng khoe.
Con Lệ gật gù:
- Đãi ca cao là đúng chóc rồi.
Rồi nó cười hề hề:
- Kỳ này thằng Lâm nhà mình sẽ đậu tuốt trên cao, có khi đậu trạng nguyên không chừng!
Hãy cứ tin đi, Man Utd của chúng ta vẫn luôn mang màu đỏ của lửa, mang trong mình tinh thần của một hiệp sỹ chưa bao giờ ngừng hướng về phía trước.
Vì họ là những Manucian. Vì họ là những hiệp sĩ chưa bao giờ biết chùn chân sau mỗi thất bại ...

kem

Thằng Cải không lắc tay Lâm như bọn con gái. Nó vỗ vai bạn, xổ tiếng Tàu:
- "Mã đáo thành công" hén mày!
Con Cúc bình dân nhứt:
- Ráng làm bài cho được nghen anh Lâm.
Lâm cảm động nhìn con Cúc, hí hửng nói thầm: Em yên tâm, rồi chúng mình sẽ hôn nhau!
Thằng Lâm đi thi hai ngày.
Ngày đầu, nó đi thi về, tụi trong quán nhao nhao:
- Làm bài được không?
Lâm gãi đầu:
- Được năm mươi phần trăm.
Con Lệ trấn an:
- Năm mươi phần trăm là đậu rồi.
Ngày thứ hai, tỉ lệ đó tụt xuống.
Nghe câu hỏi "Làm bài được không?", mặt thằng Lâm buồn xo:
- Bữa nay được có bốn mươi phần trăm à.
Con Cúc bắt chước con Lệ, an ủi:
- Bốn mươi phần trăm là dư sức đậu rồi.
Con Lan nguýt con Cúc:
- Không biết thì đừng nói!
Thằng Lâm than:
- Chắc rớt.
- Đừng bi quan! - Con Lệ động viên - Học tài thi phận mà. Biết đâu có đứa chỉ làm được mười phần trăm.
Con Kim cười:
- Rớt thì quay về quán Đo Đo làm tiếp chờ sang năm thi lại chớ lo gì. Như Kim đây nč. Lấy chồng không được thì quanh về quán. Cho đến chừng nào lấy được thôi.
Thằng Lâm đang buồn, nghe con Kim nói vậy, cũng phải phì cười. Nhưng nó chỉ cười lúc đó. Tối nằm vắt tay lên trán, nghĩ quanh nghĩ quẩn một hồi, mặt nó méo xẹo.
Thi rớt không những không vào được đại học mà còn không vào được mắt xanh con Cúc. Con Cúc tuyên bố rồi: Rớt thì đường ai nấy đi! Nhớ đến câu nói lạnh lùng của con Cúc, Lâm muốn nổi da gà.
Đã mấy lần, Lâm tính xoay sang thằng Cải trút bầu tâm sự nhưng rồi nghĩ lại, thấy mới chân ướt chân ráo đi thi về, chưa biết kết quả ra sao mà đã quýnh lên thì mất mặt nam nhi quá, nó bčn nằm im.
Lâm không biết thằng Cải cũng đang nghĩ ngợi không thua gì nó. Nghe thằng Lâm làm bài không được, Cải lo sốt vó.
Cải biết con Cúc thiệt ra chẳng yêu iếc gì thằng Lâm. Nó chỉ quý Lâm như quý anh trai thôi. Mấy tháng nay, Cải xúi nó giả bộ yêu thương cốt để thằng Lâm lên tinh thần đặng đi thi cho đậu.
Bây giờ, nếu chẳng may thằng Lâm thi rớt, mộng sinh viên không những vỡ tan mà mộng tình ái cũng biến thành mây khói, dám nó buồn tình về quê chặt chân leo lên xe lăn ngồi nhìn đời lắm lắm!
Cải càng nghĩ càng run, nằm lăn qua lăn lại cả đêm. Mới tờ mờ sáng, nó đã bật ngay dậy chạy lại chỗ bàn thờ ông địa khấn lia khấn lịa.
Không biết có phải nhờ nó khấn khứa hay không mà hơn một tháng sau, thằng Lâm nhận được giấy báo trúng tuyển.
Giấy gửi về địa chỉ quán Đo Đo. Thằng Lâm xé bao thư, vừa nhìn thoáng qua, lập tức đứng đờ người ra, miệng á khẩu.
- Gì vậy anh Lâm? - Con Lan hấp tấp chạy lại, lo lắng hỏi.
Thằng Lâm vịn tay lên vai con Lan, thều thào:
- Anh đã trúng... trúng...
Con Lan rối rít:
- Nhìn anh, em biết ngay là anh trúng gió mà! Để em kêu anh Cải cạo gió cho anh nghe!
Không đợi thằng Lâm đồng ý hay không, con Lan ngoác miệng réo thằng Cải om sòm.
Cải quýnh quíu chạy vô:
- Gì vậy Lan?
- Anh Cải dìu anh Lâm lên gác cạo gió giùm đi!
Thằng Lâm lắp bắp:
- Không... phải...
Cải nhác thấy tờ giấy trên tay Lâm, liền giật coi. Lướt mắt một cái, nó ré lên:
- Thằng Lâm đậu rồi! Thằng khỉ Lâm đậu rồi, bà con ơi!
Nghe tiếng hét như cháy nhà của Cải, tụi loi choi liệng hết đồ đạc, ba chân bốn cẳng chạy lại. Thằng Cải chuyền lòng vòng tờ giấy báo:
- Đọc đi nč!
Tụi con Lan con Lệ giành giật nhau tờ giấy. Rồi thi nhau nhảy tưng tưng:
- Hay quá! Đậu rồi, đậu rồi!
Khách trong quán ai nấy trợn tròn mắt, chẳng biết tụi nhóc đang bình thường sao bỗng chốc hóa điên hết cả lũ.
Tối đó, cô Thanh kêu thằng Cải kéo cửa sớm. Bên trong, hai chiếc bàn ghép lại, mọi người ngồi chung quanh, cười đùa tí toét, cụng ly cồm cộp.
Đó là bữa tiệc quán Đo Đo mừng thằng Lâm thi đậu.
Cũng là tiệc chia tay.
Từ ngày mai, Lâm sẽ giã từ quán Đo Đo. Nó sẽ rời bỏ cuộc đời tiếp viên để bước vào cuộc đời sinh viên đang rộng mở.
Khi không khí vui mừng lắng xuống, con Lan bỗng đưa đôi mắt ướt nhìn Lâm, bùi ngùi hỏi:
- Sáng mai anh Lâm về quê thiệt hả?
- Ừ! - Lâm gật đầu - Anh phải về báo tin cho ba mẹ anh biết. Rồi còn lo sắm sửa quần áo, sách vở...
Đang nói, tự nhiên thằng Lâm cảm thấy cay cay nơi sống mũi liền ngưng bặt.
Con Lan chớp cặp lông mi dài:
- Rồi anh Lâm có trở lại quán Đo Đo thăm bọn này nữa không?
- Trở lại chớ sao không! - Lâm quả quyết - Có phải là đi hẳn đâu! Không làm ở đây nữa anh cũng nhớ mọi người lắm chớ!
Nói xong, bất giác Lâm liếc về phía con Cúc và nghe lồng ngực nhói lên một cái.
Con Cúc cười:
- Bây giờ nói vậy, chỉ sợ mai mốt anh quên!
Con Cúc làm thằng Lâm giật thót. Tưởng người thương nghi ngờ mình, nó gân cổ:
- Đứa nào quên làm con...
Lâm tính nói "làm con chó", nhưng may sao tới phút chót nó kịp tốp cái lời thề bậy bạ đó lại.
Cô Thanh mỉm cười:
- Con Cúc nói đùa đó. Con khỏi cần thề thốt làm chi!
Con Lệ tự dưng than:
- Buồn quá.
- Có chi mô mà buồn! - Con Hường vọt miệng - Tui biết anh Lâm mai mốt sẽ thường xuyên ghé quán mà. Ảnh còn phải giới thiệu quán Đo Đo cho thầy cô bạn bč của ảnh tới ăn nữa chi!
Câu nói tửng tửng của con Hường làm cả bàn cười rúc rích và kết thúc luôn buổi tiệc một cách vui vẻ.
Sáng hôm sau, sau khi từ giã mọi người, Lâm ngoắt con Cúc ra trước hiên:
- Cúc nč.
- Gì anh Lâm?
Lâm xóc ba lô:
- Anh thi đậu rồi đó.
Con Cúc không biết ẩn ý của thằng Lâm, thiệt thà nói:
- Ừa, em mừng quá trời luôn.
- Mừng khơi khơi vậy hả?
Con Cúc vẫn không hiểu:
- Chớ anh Lâm muốn mừng răng?
Lâm nheo mắt:
- Cái vụ đó đó.
- Vụ đó đó là vụ gì?
- Vụ Cúc hứa bữa trước đó.
Con Cúc "à" một tiếng rồi toét miệng cười:
- Vụ hôn hít đó hả?
Con Cúc làm thằng Lâm chết đứng. Cái chuyện khó nói vậy mà sao con Cúc nói nghe nhẹ tưng, lại còn cười toe toét nữa.
Trong khi Lâm thừ người, chưa biết đối đáp ra sao, con Cúc đã nói tiếp:
- Chuyện nớ mai mốt hẵng tính. Bây giờ anh Lâm về cho ba mẹ anh Lâm biết tin mừng trước đi đã!
Thằng Lâm vẫn dùng dằng:
- Mai mốt là chừng nào?
Con Cúc vén tóc:
- Chừng nào anh Lâm xuống lại thành phố.
Thằng Lâm giơ nắm đấm:
- Cúc nhớ đó nghen!
Con Cúc cười:
- Nhớ.
Con Cúc đã nói chắc như vậy nhưng không hiểu sao Lâm vẫn thấy chưa yên tâm
Hãy cứ tin đi, Man Utd của chúng ta vẫn luôn mang màu đỏ của lửa, mang trong mình tinh thần của một hiệp sỹ chưa bao giờ ngừng hướng về phía trước.
Vì họ là những Manucian. Vì họ là những hiệp sĩ chưa bao giờ biết chùn chân sau mỗi thất bại ...

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội