CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN - truyện ngắn gây nhiều tranh cãi nhất VN 2006

Started by kien lua thong minh, 17/07/06, 14:33

Previous topic - Next topic

ly_n_ly

Đọc lâu rồi, nhưng lần đó rảnh thật, bây giờ những chuyện cỡ dài dài như thế này thì chịu, làm của để dành, đọc sau.


Only Love

kien lua thong minh

VŔ ĐÂY LŔ Ý KIẾN CỦA NHỮNG "ĐẠI GIA" TRONG LŔNG VĂN HỌC VIỆT NAM


"Với 'Cánh đồng bất tận', Nguyễn Ngọc Tư đã có sự bứt phá rất ngoạn mục, tự vượt lên chính mình và tạo nên những bất ngờ thú vị cho giới nhà văn", Chủ tịch Hội Nhà văn VN Hữu Thỉnh nhận xét trong cuộc trao đổi cùng nhà văn Trung Trung Đỉnh và Chu Lai về tác phẩm của nữ nhà văn trẻ đang bị yêu cầu kiểm điểm.

- Đánh giá của các ông về truyện ngắn "Cánh đồng bất tận" của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư?

Nguyễn Ngọc Tư trong một quán cà phê trên đường Phan Ngọc Hiển, Cà Mau chiều 9/4. Ảnh: Nguyễn Công Thành (Tuổi Trẻ).
- Hữu Thỉnh: Truyện ngắn Cánh đồng bất tận in trên báo Văn Nghệ vào tháng 9/2005 và được chọn là 1 trong 10 truyện ngắn hay của báo Văn Nghệ 2005 với số phiếu cao nhất. Điều này cũng phù hợp với những đánh giá của dư luận về tác phẩm này.

Nguyễn Ngọc Tư khiến cho người đọc phải xót xa vì sự tan vỡ của một gia đình bé nhỏ trên cánh đồng bất tận là cuộc đời rộng mênh mông. Cánh đồng ở đây là cuộc đời, là cői nhân gian bất tận những vui buồn, hạnh phúc và hy vọng của kiếp người. Sự tan vỡ của gia đình bé nhỏ trong tác phẩm này là tất yếu sau sai lầm của người mẹ và sự mê đắm vào việc trả thù của người cha. Hai nhân vật đứa trẻ trong tác phẩm như là những nạn nhân, lớn lên tự nhiên như đàn vịt, thiếu thốn sự quan tâm và những cử chỉ trìu mến của người thân. Điều đó đã lay động trái tim hàng nghìn độc giả.

Trong cuộc sống, ai cũng có thể gặp sai lầm. Nguyễn Ngọc Tư đã đặt ra vấn đề về cách cứu vớt, về hậu quả của việc lấy cái ác để trả ác. Tác phẩm đưa ra thông điệp, trước lỗi lầm, người ta chỉ có thể cứu vớt được bằng sự khoan dung, tha thứ, lấy ân trả oán...

Từ câu chuyện về gia đình và cách ứng xử của con người, Nguyễn Ngọc Tư miêu tả sự đau đớn, vật vã của kiếp người bằng tất cả tình yêu thương con người. Dòng chảy của chủ nghĩa nhân văn này đã có sức cuốn hút sâu sắc đến bạn đọc mọi tầng lớp. Tác phẩm phải có được những giá trị nhất định thì mới được bạn đọc yêu mến đến như thế chứ.

- Trung Trung Đỉnh: Chị Dạ Ngân đưa truyện của Tư cho tôi, không có phiếu biên tập, không bình luận, chỉ bảo truyện của Nguyễn Ngọc Tư gởi ra. Tôi để cả tuần mới đọc (vì quan liêu mà). Rất lâu tôi mới đọc được một truyện hay và gây cho mình nhiều suy nghĩ đến thế. Trước Cánh đồng bất tận tôi đã biết Nguyễn Ngọc Tư, nhưng phải nói thật, đến khi đọc xong Cánh đồng bất tận, tôi mới ngả mũ! Tôi đã e-mail, nhắn tin và cả điện thoại cho nhiều bạn bč báo tin có cái truyện hay in ba kỳ trên Văn Nghệ, nên đọc. Nhiều người nghi ngờ không tin Văn Nghệ lại có truyện hay mà đăng được. Tôi bảo cứ đọc đi. Một số bạn tôi khen. Một số bạn tôi im lặng. Một số bạn tôi chê. Nhưng không thấy ai phản đối. Tôi nhớ tôi có e-mail (hoặc điện thoại) cho Tư rằng tôi không sửa hay nói văn hoa là không biên tập một chữ, mặc dù cái kết theo tôi là hơi nhẹ. (Chả hiểu lúc ấy đọc xong truyện của Nguyễn Ngọc Tư bị kích thích hay sao mà cái máu giang hồ nổi lên, khiến tôi lại cho là nhẹ!). Bây giờ đọc lại vẫn thấy hay. Nguyễn Ngọc Tư là một người tài vì cô ta rất bình dị. (Tôi chưa một lần gặp - thật đáng tiếc thay).

- Chu Lai: Tôi là người đã bỏ phiếu bầu Nguyễn Ngọc Tư vào Hội Nhà văn, bỏ phiếu ủng hộ cô trong nhiều giải thưởng. Nguyễn Ngọc Tư là một cây viết đặc biệt của miền Tây Nam Bộ, một tài năng văn học hiếm có hiện nay của Việt Nam. Sáng tác của cô đề cập đến những vấn đề chính thống với cái nhìn sâu sắc và đậm chất nhân văn chứ không câu khách, rẻ tiền.

Cánh đồng bất tận viết về những con người Nam Bộ với tính cách đặc thù: chân thực, hồn nhiên, chất phác và bản năng. Cốt truyện mang tính chất cổ điển, không có gì mới nhưng tác giả viết bằng thứ ngôn ngữ và hơi văn lạ, tạo được sức rung chuyển thẩm mỹ. Cái hồn khí của truyện chứng tỏ nhà văn là người rất yêu vùng đất và con người miền Tây chứ không hề có gì là xúc phạm, bóp méo sự thật. Người miền Trung, miền Bắc đọc tác phẩm này sẽ cảm thấy yêu mến mảnh đất Cà Mau hơn.

- Ông nghĩ sao trước việc nhà văn Nguyễn Ngọc Tư bị kiểm điểm?

- Hữu Thỉnh: Đây là một tác phẩm văn chương, chứ không phải là bút ký hay phóng sự. Tác giả hoàn toàn có quyền hư cấu, sáng tạo nhằm chuyển tải tốt nhất thông điệp nghệ thuật đến người đọc. Đảng và Nhà nước hoàn toàn tôn trọng quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. Đây chỉ là vấn đề ứng xử với một tác phẩm văn chương. Tất nhiên, tác phẩm còn có những chỗ bất cập, non nớt bởi nó là một truyện ngắn vạm vỡ của một tác giả còn rất trẻ, vì vậy cũng rất cần sự chỉ bảo, góp ý chân tình, đầm ấm. Nguyễn Ngọc Tư là người tha thiết yêu quê hương, không lý gì cô lại có ý xúc phạm đến quê hương và những người dân xung quanh mình.

Thực ra, vì yêu mến Nguyễn Ngọc Tư mà dư luận đã quá ồn ã trước sự việc này. Ban tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau chỉ mới yêu cầu chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh gặp gỡ, kiểm điểm chứ chưa có quyết định nào gay gắt cả. Tôi đã gọi điện cho Nguyễn Ngọc Tư, cô vẫn vui vẻ và cho biết, mọi chuyện diễn ra nhẹ nhàng chứ không có gì nặng nề như bạn đọc lo lắng.

- Trung Trung Đỉnh: Bình thường! Vì họ là cơ quan lãnh đạo tư tưởng cho cả một địa phương, họ có quyền kiểm điểm ai (trong địa phương đó) thì kiểm điểm. Kiểm điểm cho ra đúng sai để rút kinh nghiệm thôi mà! Tôi nghĩ ở đâu cũng có người hay kẻ dở, kẻ khen người chê. Nhỡ trong Ban tuyên giáo có người khen cô Tư thì sao? Nhỡ ông trưởng ban tuyên giáo chê mà ông Bí thư tỉnh uỷ lại khen thì sao? Tôi thấy bây giờ mà đem kiểm điểm ông Nam Cao viết Chí Phčo tả người Việt mình xấu xí thế thì cũng ra khối vấn đề đấy!

- Chu Lai: Tôi cho rằng, thưởng thức một tác phẩm văn học có nghĩa là phải hòa tâm hồn mình vào đó chứ không nên quá tỉnh táo soi xét từng câu chữ. Tác phẩm văn học không phải là một dự án, một nghị quyết. Chính vì thế, nếu đọc Cánh đồng bất tận, hãy nhìn vào cách cảm, cách nghĩ và ý nghĩa khái quát của tác phẩm.

- Ông chia sẻ điều gì với nhà văn Nguyễn Ngọc Tư sau sự việc này?

- Trung Trung Đỉnh: Tôi có quyền khen. Bạn có quyền chê. Văn chương muôn thuở đứng giữa hai luồng dư luận khen chê. Thế mới khoái chứ? Nhưng nếu đem nhau ra kiểm điểm rồi quy chụp nhau thế này thế nọ thì không còn là khen chê. Tôi tin Nguyễn Ngọc Tư còn viết được nhiều truyện hay hơn thế nữa, vì đọc truyện của cô ấy tôi thấy cô ấy là người rất có tính cách, rất có bản lĩnh, không dễ nghe lời ai mắng mỏ hay kiểm điểm đâu.

- Chu Lai: Tôi mong Tư hãy bình tĩnh. Một tác phẩm ra đời nếu chỉ bị người ta chê, đương nhiên là thất bại; nếu rơi vào im lặng cũng là thất bại. Chuyện khen chê của dư luận đối với đứa con tinh thần của mình là điều bình thường. Thời gian và người đọc sẽ thẩm định tất cả. Mà tôi tin Cánh đồng bất tận sẽ còn sống rất lâu vì nó chạm đến những vấn đề rất sâu xa của con người.

- Hữu Thỉnh: Một tác phẩm ra đời có người khen, người chê là chuyện bình thường, vấn đề là chúng ta phải biết gạn đục khơi trong, chọn ra những ý kiến có giá trị.

Hội Nhà văn chúng tôi cũng đã có kế hoạch giúp đỡ Tư. Sắp tới chúng tôi sẽ mời cô tham gia hội nghị Những người viết văn trẻ xuất sắc tại Hội An. Chúng tôi cũng đặt vấn đề với tỉnh cho Tư đi học lớp bồi dưỡng tại Hà Nội.

(ST)
kien lua

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội