Truyện ngắn Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Started by NgaC, 06/01/07, 22:44

Previous topic - Next topic

NgaC

Lỗi của em là viết truyện một mạch không sửa lại nên không thể tự mình biên tập sách của mình --> Lý do không thể trở thành Nhà văn, hì! Chỉ có thể là cô giáo dạy Văn.
Em vừa gửi mail một truyện nữa của em cho anh. Anh đọc rồi nhận xét nhé. Rất mong nhận được sự góp ý của anh và mọi người.

saos@ngmo

Ừ, anh sẽ check, rất mong anh luôn là 1 trong những độc giả đầu tiên và thường xuyên nhất với những tác phẩm của em!

NgaC

#12
ĐỨA CON GÁI CÂM


   Bá Liên từ quê ra. Đi líu ríu sau bá là một đứa con gái. Bá nói, nó tên là Sim. Mới nhìn nó Tâm đã cảm thấy ghét, nhìn mặt Sim cứ dài dại, ngô ngố. Tâm tự nhủ, sẽ chẳng bao giờ mình kết bạn với một đứa con gái như thế. Vậy mà sau bữa cơm trưa hôm ấy, Tâm nghe mang máng rằng Sim sẽ ở lại để giúp việc nhà cho gia đình nó. Tâm kéo mẹ ra sân sau bếp, nói oang oang: Con không thích con bé ấy ở nhà mình. Cả bữa ăn không nói một câu gì. Cái mặt lại ghê ghê. Mẹ Tâm nghiêm mặt: Con không được hỗn. Đấy là quyết định của bố. Sim là người làng mình. Nó bị câm, mồ côi mẹ từ nhỏ. Bố nó mới mất nên bố con nhận Sim về giúp việc, thực ra là nhận nuôi nó. Con phải thương Sim. Tâm nghẹn giọng. Nó định nói vài câu nữa cho bõ tức nhưng mẹ đã đi nhanh lên nhà. Đấy lại là quyết định của bố, Tâm không được phép can dự vào.
   Sim ở căn phòng của chị Nhung ngày trước. Từ hồi chị đi lấy chồng, chẳng mấy khi bố mẹ và Tâm vào căn phòng ấy. Tâm cứ ấm ức tại sao bố mẹ lại ưu ái con bé ấy đến vậy. Có một phòng nhỏ ở gian nhà dưới cũng chẳng ai ở, chỉ để mấy chiếc xe đạp cũ kỹ, sao không để Sim ở? Cứ mê mải với những suy nghĩ ấy, Tâm lại càng thấy ghét con bé Sim.
   Nhưng Tâm cũng ít thời gian giáp mặt với Sim nhiều. Sáng học chính khoá, chiều đi ôn thi tốt nghiệp, tuần có ba tối học thêm, thành ra thỉnh thoảng Tâm mới ăn cơm cùng bố mẹ và Sim. Đôi lúc bất chợt gặp ánh mắt dài dại của Sim như thoáng chút buồn buồn thì Tâm lại gạt đi ngay những suy nghĩ vẩn vơ trong đầu. Dù có nghĩ thì cậu vẫn cho là trong mình còn có chút lòng thương hại với một con bé bệnh tật.
   Trưa hôm ấy, khi Tâm về đến nhà mà vẫn chưa thấy bố mẹ đi làm về. Ngang qua bếp, thấy Sim đang lúi húi nhặt rau muống, Tâm định hỏi nhưng chợt nhớ ra nó không thể trả lời mình. Tự dưng cậu hình dung đến cảnh mình bị câm như Sim. Sẽ ra sao nhỉ? My sẽ không bao giờ đề nghị cậu hát những bài cô ấy thích nữa. Chỉ nghĩ đến thế mà Tâm đã lạnh người. Còn bao dự định mơ ước nữa chứ!
   Tâm đứng sững lại trước cửa phòng. Một tờ giấy nhỏ dán trên cửa. Nét chữ rất mảnh: "Cô chú gọi điện không về ăn cơm trưa vì phải đi tiếp khách dưới Hà Nội lên. Anh ăn cơm rồi đi học". Chữ của Sim? Nghĩa là Sim có thể đọc và viết, chứ không phải chỉ là xem tranh ảnh như cậu nghĩ mỗi khi bắt gặp Sim cầm những tờ báo cũ của chị Nhung. Cậu đi vội vàng xuống cầu thang nhưng đến bậc cuối cùng thì dừng lại. Tâm không biết mình định nói câu gì với cô bé câm ấy, kể cả đến ngày cuối cùng của tuổi học trò.
   Thi tốt nghiệp xong, cả nhà họp mặt chuẩn bị đưa Tâm xuống Hà Nội ôn thi đại học cấp tốc một tháng như nhiều học sinh khác ở thị xã. Bữa cơm ấy chị Nhung giúp Sim làm. Ngồi trên nhà Tâm vẫn nghe thấy tiếng cười nói của chị Nhung. Cậu thấy lạ lắm nhưng không dám xuống bếp cũng như thắc mắc điều gì. My thì thỉnh thoảng chạy lên chạy xuống, lăng xăng như một cô bé. Bố mẹ Tâm cũng chẳng thắc mắc gì vì đều biết ở nhà My là một cô tiểu thư.  Nhà My có cửa hàng buôn bán đồ điện tử lớn nhất ở trung tâm thị xã biên giới này. Cũng may là My không đỏng đảnh kiểu mấy cô gái nhà giàu. Chị Nhung vẫn hay bảo với Tâm như vậy. Chị Nhung không thích mà cũng chẳng ghét My, chỉ bảo, cứ từ từ, con trai như Tâm thì sự nghiệp vẫn còn phía trước và quan trọng hơn cả. Tâm cũng nghĩ, đỗ đại học để bữa cơm hôm nay ít nhất cũng không phụ công bố mẹ, chị Nhung và cả con bé Sim nữa.
   Đấy là lần đầu tiên bố cho phép Tâm uống một chén rượu với cả nhà. Sau chén rượu ấy chị Nhung cười rất tươi:
- Sim xuống bếp lấy giúp chị cái ví trên nóc tủ lạnh, để cho cậu em trai vài đồng gọi là đi ôn và thi may mắn.
Cả nhà ai cũng bật cười vui vẻ. Tâm thấy Sim cũng mỉm cười, nụ cười làm khuôn mặt con bé sáng hơn. Mẹ khẽ thở dài khi Sim đi:
- Khổ thân con bé! Nếu không bất hạnh như kia thì giờ cũng chuẩn bị thi đại học như thằng Tâm nhà mình rồi.
My bật cười:
- Nó bị câm mà cũng thi hả bác?
Tâm nhìn sang My ngỡ ngàng. Chưa bao giờ cậu thấy My vô duyên đến thế. Nhưng dường như mẹ Tâm hiểu, bà xử lý rất nhanh:
- Hôm nào rảnh rỗi bác kể chuyện của Sim cho cháu nghe, cháu sẽ hiểu và thương nó hơn.
My bối rối. Nhưng không thể bằng Tâm.
   Chị Nhung vừa mở ví vừa cười vui vẻ:
- Anh Hoàng không bận đi công tác đột suất thì em cậu có thể vòi anh rể nữa đấy. Để khi anh về, chị và anh sẽ xuống Hà Nội thăm em.
Tâm cười khì khì. Nhưng mặt chị Nhung bỗng nhăn nhó:
- Ô hay! Tiền trong ví đâu hết nhỉ? Sao lại toàn tiền lẻ thế này?
Mẹ vẫn mỉm cười:
- Xem lại đi con gái, lúc nào cũng ẩu đoảng!
Chị Nhung lắc đầu:
- Rõ ràng tối hôm qua, trước khi đi ngủ con đã để tiền vào ví rồi mà. Lúc nãy đi chợ thì ví cầm ở trong tay.
Giọng My ngập ngừng:
- Hay là...
Tâm nhìn sang cô, thấy ánh mắt My hướng sang Sim. Khuôn mặt Sim lúc này dại hơn cả khi bình thường. Chị Nhung không nói gì thêm, chỉ bảo mất mấy trăm nghìn không quan trọng, cơ bản là tiền mừng em thôi, bố mẹ thì vẫn nói chị để ở đâu đó chứ không thể mất. Tâm tự hỏi, sao bố mẹ và chị Nhung không nghĩ đến Sim? Thái độ của My làm Tâm băn khoăn nhưng cậu không bộc lộ điều ấy với mọi người, chỉ duy cái nhìn của Tâm có vẻ như lại nặng nề hơn với Sim.
   Con đường công danh sự nghiệp dường như dễ dàng với Tâm. Tâm đỗ đại học ngay năm đó. Nhưng lần đầu tiên về thăm nhà thì cậu được biết Sim đã về quê. Không phải bá Liên ra đón. Sim viết một lá thư để lại và tự về. Bố mẹ đã về đấy nhưng Sim tránh mặt. Năm thứ ba đại học thì My nói lời chia tay. Tâm ít về nhà hơn và suốt thời gian đi học cậu chưa một lần về quê. Ra trường Tâm được nhận vào Sở Xây dựng của tỉnh. Công việc ở phòng tư vấn giám sát bận rộn lại làm Tâm không thể chở mẹ về quê vào những dịp có ngày giỗ hay cưới hỏi như ngày xưa.
   Ở phòng, Tâm là người ít tuổi nhất nhưng đám hơn Tâm vài ba tuổi thì lại rất nhiều. Tối thứ sáu nào cả bọn cũng hò nhau ra quán ốc gần Sở uống rượu. Ngày xưa Tâm không uống được rượu, chỉ hai ba chén là mặt mũi đỏ gay. Bây giờ, sau bốn năm đại học và những lần tiếp khách cơ quan thì rượu chỉ còn là nước lã có thêm chút men lá rừng. Cái thứ rượu ở đất này uống có nhiều đến mấy cũng chẳng đau đầu, có say thì cũng chỉ ngủ dài một giấc là tỉnh táo. Mẹ không mắng mỗi khi Tâm về nhà nồng nặc mùi rượu, chỉ lặng lẽ dọn giường rồi lấy khăn mặt ướt cho con. Mẹ biết Tâm uống không phải vì chán đời. Từ khi chia tay với My chưa bao giờ Tâm đưa cô gái nào về nhà, mà cũng chẳng thân với cô gái nào cả. Chị Nhung thỉnh thoảng lại gọi điện rủ Tâm đi uống nước cùng để giới thiệu mấy cô giáo trẻ mới ra trường dạy cùng chị. Tâm chẳng bao giờ đi, lúc nào cũng bảo, đi đâu mà làm ra nhiều tiền thì đi, để có tiền sẽ đưa cả bố và mẹ ra Côn Đảo một lần cho bố không phải ao ước mãi. Nghe Tâm nói vậy thì chị Nhung chẳng buồn mai mối gì nữa.
   Gần cuối tháng, trưởng phòng kéo nhau đi ăn thịt chó. Mùa đông ở thị xã thì những quán thịt chó đông khách vô cùng vào những ngày này. Quán nằm ngay bên bờ sông Kỳ Cùng. Mấy anh em ngồi bàn trong cùng, mặt nước gợn sóng ngay phía ngoài. Chếch phía bên kia là dãy núi Đèo Giang mờ mờ trong sương chiều. Bỗng dưng Tâm nhớ đến My. Ngày học phổ thông, cả lớp lên Đèo Giang cắm trại, chính ở đấy Tâm đã ngỏ lời với My. Mười tám tuổi. Bây giờ My đã lấy chồng. Thỉnh thoảng, hồi mùa hè Tâm vẫn gặp My đẩy xe nôi cho con gái đi dạo ở con đường cắt qua cơ quan Tâm. My cười gượng gạo, lại làm Tâm nghĩ đến khuôn mặt dài dại của con bé Sim năm nào.
   Giọng anh trưởng phòng rất nhỏ nhưng cũng đủ làm Tâm giật mình:
- Con bé phục vụ mặt cứ ngô ngố chúng mày nhỉ?
Tâm nhìn theo hướng tay Phong chỉ nhưng chỉ kịp nhìn thấy dáng đi lầm lũi của một cô gái. Mọi người đồng loạt giơ chén. Tâm cũng cụng nhưng không hiểu sao không thấy hào hứng như mọi lần. Gió từ sông thổi vào làm Tâm rùng mình. Miếng dựa mận nằm im trong mồm Tâm. Anh trưởng phòng giơ chén rượu lên:
- Tâm, anh mời chú. Thông báo với chú một tin vui nhá! Công trình xây dựng cầu Phá Luông sắp tới chú là một trong những thành viên đội tư vấn giám sát.
Tất cả mọi người ào lên. Không chỉ trưởng phòng mà tất cả đều giơ chén rượu trong vắt chạm mạnh vào chén của Tâm. Nghiêng nghiêng trong chén rượu là khuôn mặt đầy phấn khởi của Tâm.
   Cầu Phá Luông là cây cầu sẽ bắc qua quãng sông Kỳ Cùng chảy qua quê Tâm. Không ai biết, xây dựng một cây cầu bắc qua sông ở quê là mơ ước của anh. Mỗi lần về quê Tâm vẫn phải gửi xe ở bên này rồi ngồi đò sang sông cùng mẹ. Mùa khô thì có cây cầu tre bắc qua sông. Dân làng Phá Luông có lẽ mừng khôn xiết khi biết cầu sẽ được xây dựng trong mùa khô này.
   Gió vẫn ùa lên từ sông Kỳ Cùng. Sương mỏng manh như khói lan nhẹ trên mặt nước. Tâm xoay người lại. Cảm giác khác lạ làm anh giật mình ngẩng đầu lên. Cô gái mà mọi người nhắc tới ban nãy đang đứng ở góc quán nhìn về phía anh. Tâm sững người. Đấy là Sim. Anh vội lảng cái nhìn sang anh trưởng phòng. Uống thêm một chén rượu nữa, quay ra đã không thấy Sim đâu nữa.
   Tâm về nhà thì thấy bố mẹ đang ngồi ở phòng khách. Mẹ khẽ mỉm cười:
- Con vào đây ngồi, bố có việc bàn với con.
Tâm thấy nhẹ người khi nhìn thấy nụ cười của mẹ. Cảm giác khó chịu trong người từ lúc nhìn thấy Sim đến giờ mới tan đi. Anh cũng không biết vì sao mình lại có cảm giác ấy.
   Tâm cứ tưởng bố nói đến chuyến đi Côn Đảo vào dịp tháng Giêng nhưng không phải. Mà đó là chuyện bố định cuối năm sẽ về quê xây mộ cho ông nội. Đây là lần đầu tiên bố gọi anh để bàn bạc một công việc quan trọng của gia đình. Khi anh thông báo về chuyện mình sẽ nhận công tác ở quê về việc xây cầu Phá Luông thì cả bố mẹ vui vẻ lắm. Nhắc đến làng, bỗng dưng mẹ chùng giọng:
- Cái Sim không biết dạo này thế nào rồi?
Tâm nghe nhịp tim mình đập nhanh hơn. Anh khẽ khàng:
- Con vừa gặp nó ở quán thịt chó bờ sông. Hình như nó làm phục vụ ở đấy.
Bố anh khẽ à lên một tiếng:
- Thế là tốt rồi. Quán đấy là của người làng mình. Con bé trông vậy mà tự trọng cao. Nó giống y bố nó. Tội nghiệp! Ngày xưa, nó bỏ về quê chỉ vì nghĩ là ai đó trong gia đình nghĩ nó lấy tiền trong ví chị Nhung. Mãi về sau chị Nhung mới bảo, anh Hoàng đi công tác đột xuất, không muốn chị Tâm thức giấc dậy mở tủ lấy tiền cho anh nên anh lấy tạm ở ví chị. Nghĩ mà thương con Sim!
Tâm sững người. Vẻ mặt và ánh mắt của My trưa hôm ấy? Hay cái nhìn nặng nề của anh? Giọng mẹ anh nghèn nghẹn:
- Mẹ Sim là bạn cùng đơn vị với mẹ hồi đi thanh niên xung phong. Bố nó chiến đấu cùng bố con ở Quảng Trị, là hai người may mắn nhất của làng trở về sau ngày toàn thắng đấy. Con may mắn hơn Sim vì con không bị ảnh hưởng chất độc chiến tranh như Sim.
Tâm bắt đầu thấy khó thở. Bỗng dưng anh không biết nói gì vào lúc này, về những chuyện mẹ nói, về Sim. Tâm lảng chuyện trở về đề tài xây mộ ông. Cuối cùng quyết định xây mộ ông cũng vào dịp anh về quê công tác.
   Trước ngày khởi công xây dựng cây cầu bỗng dưng trời đổ mưa tầm tã. Mọi người bảo như thế là công việc sẽ tiến triển suôn sẻ. Nhưng kỳ lạ, giữa đêm mùa đông mà sấm chớp ầm ầm, sáng hôm ấy đã thấy nước sông từ đầu nguồn kéo về đỏ ngầu. Ngày hôm sau là ngày xây mộ ông nội. Trời tạnh. Bố về quê.  Những người chèo đò lại phải ra bến sông làm. Công việc ở quê xong xuôi thì bố về, chỉ Tâm ở lại nhà chú Minh. Bố bảo đi lại nhiều vất vả, ở lại rồi mai ra chỗ thi công luôn. Thằng Thành con chú Minh rủ tối đi vào núi bắn cò, làm Tâm hào hứng. Anh nghĩ, về thị xã thì xa, mà ra chỗ thi công cũng chỉ ngồi đánh bài chán rồi đi ngủ. Thế là bố về một mình.
   Nhưng thằng Thành và Tâm chưa kịp vào núi thì thím Nhuần hớt hải chạy từ bến sông về. Thím vừa khóc vừa kéo thằng Thành đi:
- Mày ra sông đi, bác Tâm đang nằm ngoài đấy. Người ta đang tìm cái Sim. Mày ra tìm nó.
Tâm lạnh sống lưng, anh nói như quát:
- Bố cháu làm sao hả thím? Bố cháu làm sao? Sim làm sao?
Mặt thím Nhuần tái nhợt:
- Cái Sim chèo đò đưa bố mày sang sông. Nước mạnh quá. Bác Tâm ngã xuống sông trước nhưng cái Sim nó bỏ đò kéo bố mày tới chỗ đò lật thì nó bị nước cuốn. Phạ ơi! Khổ thân con bé, nó không kêu cứu được. Phạ ơi, phù hộ cho cái Sim!
Tâm chạy như bị ma đuổi. Anh chỉ có cảm giác mình bắt đầu thở khi nhìn thấy bố đang ngồi bệt trên bãi. Nước sông vãn đang cuồn cuộn  chảy ở những chỗ có ghềnh đá. Cả một đám người đang chạy dọc hai bờ sông. Tất cả những chiếc đò của làng đang đi trên sông. Bao nhiêu tiếng gào:
- Sim ơi! Sim ơi!
Không có tiếng trả lời. Chỉ có tiếng nước sôi sùng sục. Bên kia sông, những chiếc lán của công nhân nhoè đi trong mắt Tâm. Anh chạy ào xuống sát bờ mé nước, những lời kể lể, than vãn của những người làng lướt đi trong gió bấc:
- Nó còn ai nữa đâu mà phạ bắt nó đi! Nó đang làm ngoài thị xã, tự nhiên lại bỏ về lái đò tiếp... Nếu không về thì đâu đến nỗi này, hả Sim ơi....

LS: 5.5.2005
Nguyễn Thị Quỳnh Nga

Địa chỉ: GV trường THCS Thị trấn Cao Lộc,
huyện Cao Lộc, Lạng Sơn

NgaC

#13
Mùa sau sau Đỏ lá


Khi những cây sau sau trên những quả đồi bên sông bắt đầu vàng lá thì pá trở về. Bộ quần áo bộ đội bạc phếch màu bụi. Thuyền của pá đậu ở ngay gần bãi đá Nhiên hay ngồi giặt quần áo.
   Mùa đông, nước sông Vân xanh ngăn ngắt. Trên những bờ đá gồ gề bên cầu, đôi ba chàng trai cô gái đang ngồi tâm tình. Khu chợ vắng tanh vào giờ ban trưa. Cứ năm ngày chợ lại họp một phiên, chỉ đông người vào buổi sáng thôi. Người già đi chợ về hết rồi. Có ở lại, chỉ là những đôi trai gái đang tuổi cập kê.
   Nhiên thả chiếc áo xuống nước rồi mới thả tay vào dòng nước. Tay cô hơi tê lạnh. Nhưng vo chiếc áo vài lần thì bàn tay bắt đầu quen với cái lạnh. Cái nắng buổi trưa chưa kịp làm nước sông ấm lên. Mặt nước lấp lánh ánh mặt trời. Thỉnh thoảng, tiếng cười của mấy cô gái bản lại vang lên, bay lan trên mặt sông. Những lúc ấy Nhiên lại khẽ mỉm cười. Nếu bây giờ, những người kia mà hát Sli, Lượn ở bên sông thì chẳng còn gì thích hơn nữa. Nhưng lâu lắm rồi, từ khi Nhiên đi học cấp ba ngoài phố huyện thì hình như vắng dần và vắng hẳn những đám con trai khoác vai nhau đi sau đám con gái, vừa đi vừa hát. Nhiên không nói được tiếng Nùng nhưng nghe thì lang máng hiểu vì tiếng Nùng và tiếng Tày cũng có nhiều nét căn bn thống nhất với nhau. Hồi ấy Nhiên cũng học hát, nhưng học mãi cũng chỉ hát được một đoạn của lời ngỏ kết bạn:
Chẩp căn nẩy noọng á mì sưng
Bấu diềm pỉ táng mường khỏ khát
Đy noọng táy đy mác tào tiên
Bấu mì khẩu lồng mỏ cụng đây.
( Gặp nhau đây em có lòng thưng
Đừng chê anh khác mường nghèo khó
Được em như qu đào tiên
Được em anh hết phiền khổ
Nồi kia gạo không có cũng vui)
Mé bo, rồi những phiên chợ ở đây sẽ chẳng còn ai hát Sli, lượn, Phuối pác, phuối rọi nữa. Đám con trai, con gái trong bản xa xa rồi cũng sẽ nghêu ngao những bài hát mà ở phố chợ người ta mở đài oang oang. Giọng mé khi ấy như dây võng chùng xuống. Còn sông Vân thì vẫn xanh leo lẻo bốn mùa.
Mé làm bạn với pá cũng từ những buổi chợ phiên như thế. Ngày ấy pá hát hay như con chim hoạ mi trên rừng, lâu lâu mé lại đùa như thế. Pá hát rằng:
Pic mừa cừn nòn bấu đắc
Nhò thua khửn táng dẳc mùng đao
Chứ bạn chắc vửa tầu tẻ rủng
Chứ bạn bè bấu sướng mừa rườn
Pic căn chắc kỷ bưn đy ngộ?
( Lìa bạn về đêm nằm không ngủ
Thò đầu ra cửa sổ trông sao
Nhớ bạn biết lúc nào trời sáng
Nhớ bạn là không muốn về nhà
Lìa bạn về bao giờ lại thấy?)
Những lần thấy mé vui vẻ như thế hiếm hoi lắm. Bạn bè ở lớp có lần về nhà chi, bo, mé Nhiên cũng như nhiều bà mé dân tộc ở đây ít khi bày tỏ tình cảm của mình ra ngoài. Chỉ như con suối dưới chân đồi, lúc nào cũng lặng lẽ, lặng lẽ. Đôi khi Nhiên cũng ao ước mé hay pá ngồi nói với Nhiên những chuyện như bố mẹ bọn bạn ngoài phố huyện. Nhưng pá không bao giờ làm như thế. Có thể một phần do pá vẫn chỉ là một người từ bản Khuôi xa xôi ra định cư ở khu chợ bên sông Vân này, lầm lũi làm ăn kiếm sống. Mà với lại, pá có mấy khi ở nhà đâu.
Pá và mấy người nữa ngược sông Vân lên thượng nguồn đốn gỗ. Cứ đến mùa trăng thì những chiếc bè chở gỗ lại xuôi về. Pá về nhà vào lúc hai anh em Nhiên đã ngủ say. Con tắc kè trên núi có đột nhiên kêu vang vọng trong đêm làm Nhiên tỉnh giấc, thấy pá ngồi ăn bát cao khô mé nấu bên bàn thì cũng lại nhắm tịt mắt ngủ từ lúc nào. Sáng ra đã lại chẳng thấy pá đâu.
Mé thường lên núi hái củi. Chợ phiên nào hai anh em Nhiên cũng đem tất cả những gánh gủi mé hái mang ra khu chợ. Chẳng bao giờ mé cho Nhiên theo lên núi, chỉ có anh Lâm là được đi vác củi từ trên núi về giúp mé. Mé bo, anh Lâm đã bỏ học từ bé, chỉ còn Nhiên đi học nên Nhiên phi lo học. Nhiên nghe nhưng vẫn ấm ức lắm. Vì thế, hôm nào bọn thằng Quân rủ rê nhân lúc mé lên núi là Nhiên cũng lò dò theo chúng nó. Lúc về gấu quần găm chi chít cỏ may, áo thì bị gai cây rừng xiên ngang xiên dọc. Thế nhưng mé chẳng bao giờ mắng Nhiên, chỉ bo, pá không thích như thế.
Có lẽ chẳng bao giờ Nhiên quên được buổi chiều mùa đông năm cô học lớp mười một. Hôm ấy vừa đạp xe từ trường về đến đầu khu chợ, Nhiên thấy dân khu chợ nháo nhác, tụ tập đầy trên cầu sông Vân. Tất c mọi người đều nhìn lên phía những ngọn núi đá vôi ni dân khu chợ hay lên hái củi. Nhiên với tay thím Mùi :
- Con gì trên đấy hả thím?
Thím Mùi ng ngác nhìn Nhiên rồi đột nhiên oà khóc :
- Pá mày đã về chưa? Mọi người và mé mày đang lên núi tìm thằng Lâm đấy. Đêm qua không thấy nó và thằng Khưng về. Lúc nãy thằng Khưng xuống núi, mặt mũi toàn máu thôi. Nó bo, nó và anh mày bị trượt chân lúc phát cây. Mày về xem pá mày về chưa ngay đi!
Nhiên bủn rủn cả hai chân. Nhưng không hiểu sao khi ấy Nhiên lại tin là anh Lâm không bị sao cả. Nhiên chạy ù về nhà, lấy trong hòm cái áo chàm mé may cho anh Lâm ra bãi đá bên sông và ngồi ở đấy cho đến khi sưng phủ trắng mặt nước sông Vân.
Khi ấy đã nửa đêm. Nhiên run cầm cập, răng va vào nhau, hai bên quai hàm cứng lại. Lúc  nhìn thấy ánh lửa của bó đuốc lập loè từ xa, Nhiên biết ngay là mé về. Đi cạnh mé là anh Lâm, hàm răng trắng lộ ra khi anh mỉm cười :
- Nhiên đấy à? Sao lại ở ngoài sông muộn thế? Trời rét như này mà.
Nhiên túm lấy tay anh Lâm khóc oà lên. Mé cũng khóc. Anh Lâm đi giữa Nhiên và mé, khoác tay lên vai cả hai người. Lần đầu tiên Nhiên thấy anh Lâm lớn lắm che chở cho cô và mé như núi rừng kia bao bọc cả khu chợ bên sông Vân.
Hôm nay pá ở nhà cả ngày. Lúc Nhiên thức dậy đã nghe tiếng bổ củi ngoài sân. Pá đang dùng rìu bổ những khúc gỗ nghiến tạp ra để mé bán. Những khúc củi nghiến ấy cháy đượm lửa và giữ than rất tốt. Mé đứng cạnh nhặt những mảnh củi nhỏ để nhà đun. Hai người không nói với nhau câu nào. Từ lâu lắm rồi, Nhiên nhận ra như thế. Có lúc Nhiên định nói với anh Lâm chuyện ấy nhưng lại thôi. Nhiên muốn biết tại sao mà đoán mãi không được. Chả nhẽ pá mé già rồi nên chẳng cần nói chuyện nữa. Những ngày pá vắng nhà đã đành, đằng này hiếm hoi vài ngày pá ở nhà mà hai người cũng im lặng. Có lần thím Mùi bo, người dân tộc mình yêu, thưng cũng không nói ra, chỉ làm, chỉ lo lắng ở trong lòng thôi, nhưng Nhiên không muốn như thế.
Nhiên cho chiếc cặp sách vào giỏ xe đạp, dắt xe ra sân, giọng háo hức :
- Lát nữa mé ra chợ mua cá sông về rán nhá. Tự dưng con thèm cá sông quá!
Chỉ nghe thấy mé ừ khe khẽ lẫn trong tiếng bổ củi của pá. Đi được một quãng xa, Nhiên ngoái đầu lại, thấy pá đang đứng chống tay lên cán rìu, nhìn theo cô.
Trường ở trên đồi Lim, cách nhà Nhiên gần ba cây số. Nghe mé nói, ngày xưa quả đồi này có rất nhiều gỗ lim. Bây giờ vẫn còn một số gốc cây lim cổ thụ đã mục nằm rải rác trên đồi. Nhiên đến khi học sinh đang chạy nhy khắp sân. Quả đồi bên kia, lá sau sau đã chuyển sang màu đỏ, cháy rực cả một sườn đồi. Mấy đứa học sinh lớp sáu đang chạy, nhìn thấy Nhiên, đứng khựng lại khoanh tay chào. Nhiên mỉm cười. Nhắc bao nhiêu lần, cuối cùng chúng đã sửa được cách chào thầy cô giáo trong trường.
Vừa bước vào phòng hội đồng, Nhiên đã nghe thấy giọng Kim reo lên :
- Nhiên ơi, vào đây mà xem quyết định của phòng vừa gửi xuống. Nhiên chuẩn bị làm cốt cán môn Văn của phòng đấy.
Nhiên khẽ mỉm cười nhưng lại lo lo. Kim đến gần :
- Sao thế? Không thích à? Làm cốt cán thì đi làm ở phòng ba bốn ngày trong tuần rồi lại về trường mà.
Nhiên khẽ lắc đầu :
- Cũng không sao. Nhưng đi suốt, không ai ở nhà với mé!
Kim bật cười :
- Trời đất, thế mà cũng lo!
Nhiên không nói gì nữa. Chuyện nhà Nhiên có giống như nhà Kim đâu.
Nhiên không nói cho Kim biết dạo này mé Nhiên không đi hái củi được rồi. Anh Lâm bắt mé ở nhà hẳn sau đợt mé đau lưng mà không chịu nói với anh em Nhiên. Đến khi không đứng dậy được thì hai anh em mới biết. Đắp thuốc mấy ngày thì mé đỡ. Có hôm anh Lâm lấy trên rừng về hẳn một bó to lá sau sau, bo Nhiên cho lên cho gang xao lá nóng lên rồi đắp lên lưng cho mé. Anh Lâm bo, để sau đợt đốt than này sẽ đưa mé ra thị xã khám và uống thuốc tây. Anh Lâm hay nặng lời, cáu bẳn với mé nhưng Nhiên biết anh thưng mé lắm. Bao nhiêu tiền bán than sau mỗi lần trên núi về, anh lại đưa hết cho mé. Con gái khu chợ, nhiều người để ý đến anh nhưng lúc nào anh cũng bo Nhiên là, anh sẽ tìm một người thưng mé hn là thưng anh rồi mới lấy. Cứ mỗi lần nghe anh nói thế là Nhiên lại cười phá lên. Còn mé, mắt cứ rưng rưng.
Tập trung đội cốt cán chuyên môn của phòng giáo dục xong Nhiên rẽ vào nhà Kim. Nhà Kim ở ngay chợ phố huyện. Cả một khu chợ xây dựng khang trang chứ không như khu chợ tuềnh toàng bên sông ở chỗ Nhiên. Hôm nay là ngày nghỉ của Kim. Nhìn thấy Nhiên, Kim cười khanh khách :
- Vừa nhắc tới Nhiên xong. Mẹ mình bo, lâu rồi không thấy Nhiên ra chi. Nhiên đi luôn xuống bếp.
Mẹ Kim đang ngồi nhặt rau cải ngồng. Cô khẽ gật đầu khi Nhiên chào, giọng rất ấm :
- Trưa nay Nhiên ở đây ăn cm với cái Kim nhé! Lâu lắm rồi không thấy cháu đến chơi. Mẹ dạo này khoẻ không? Bố còn đi làm xa như trước không? Mà cháu và cái Kim cũng chuẩn bị lo chuyện chồng con đi được rồi.
Kim bật cười :
- Gớm! Mẹ hỏi và nói nhanh như thế làm sao mà Nhiên trả lời kịp. Chuyện chồng con thì cứ từ từ, Nhiên nhỉ?
Nói xong, Kim kéo Nhiên lên nhà, vừa đi vừa cười cười :
- Mẹ xem giúp con nồi cơm. Con và Nhiên ra chợ một lúc!
Lúc nào Kim cũng nhanh như chong chóng như thế.
Hôm nay là ngày chợ ở phố huyện. Giờ này chợ cũng đã tan. Mấy cây dạ hương già cỗi đứng uy nghi, như ra ý rằng mình là những kẻ hiểu biết nhất về khu phố chợ này vậy. Kim kéo Nhiên vào một quầy hàng xén của những người dưới xuôi lên bán. Nhiên ngạc nhiên :
- Mua gì hả Kim?
Kim gật gật đầu :
- Chọn một mảnh vải cho mẹ Nhiên đi. Hôm trước Nhiên chả vừa nhắc đến chuyện ấy là gì.
Lúc này Nhiên mới nhớ ra. Lâu lắm rồi mé không may áo. Mé vẫn mặc mấy cái áo chàm ngày xưa. Mà thứ vi nhuộm chàm sao mà bền lạ lùng. Dù cũ, có bạc màu một chút nhưng vẫn không sờn chút nào. Nhiên thì thầm :
- Mua cả cho pá Nhiên nữa Kim ạ. Kim chọn giúp Nhiên với.
Tự dưng, trong người Nhiên cồn lên một điều gì rất lạ. Cứ như là nhớ mé vậy. Thì từ hồi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm ở tỉnh về, Nhiên chẳng đi xa nhà bao giờ.
Nhiên vừa đến đầu khu chợ thì lại thấy mọi người tụ tập ở trên cầu sông Vân như mùa đông năm nào. Tự dưng tim cô như thắt lại. Nhưng không ai nhìn lên núi như ngày anh Lâm bị nạn. Mọi người đang nhìn xuống dòng sông. Nhiên bỏ cả xe đạp ở chợ, chạy thục mạng về phía bờ sông. Một vài người đang lặn ngụm dưới dòng sông. Đám các bà các cô ôm nhau kêu và khóc. Anh Lâm đang ở giữa dòng sông, lúc ngoi lên khỏi mặt nước là gào khản giọng :
- Mé i! Mé à!
Nhiên khuỵ xuống. Giọng thím Mùi lạc đi :
- Sao bây giờ mày mới về h Nhiên? Sao lại để mé mày ra sông giặt? Phạ ơi, sao lại khổ thế này? Sông Vân có bao giờ cướp đi người của mình đâu.
Nhiên đột nhiên đứng bật dậy, lao xuống sát bờ sông. Trên ghềnh đá kia vẫn còn chậu quần áo. Một chiếc áo chàm ri ra trên tảng đá. Đấy là áo của pá. Chiếc áo pá thay ra đêm qua khi về nhà mà sáng nay đi ra phòng sớm nên Nhiên chưa kịp giặt. Anh Lâm gào lên :
- Nhiên! Đứng đấy, không được xuống.
Nhưng Nhiên đã ôm cái túi đựng hai tấm vi mới mua ở chợ phố huyện nhảy xuống nước. Nhiên bi giỏi lắm. Từ lúc còn bé tí xíu mé đã đưa Nhiên ra sông Vân tập bi rồi. Nhiên tự nhủ như thế. Nhiên nhấp một ngụm nước sông, cảm giác mặn chát làm Nhiên hoảng sợ. Anh Lâm đã bơi về phía Nhiên, kéo ngược cô về phía bờ sông.
Mé không bao giờ về nữa. Dưới những gốc sau sau đỏ rực lá, mé nằm lại, lặng lẽ nhưng yên lành. Pá về khi người ta đã đưa mé lên đây. Bao nhiêu năm sống với núi kia, rừng này, yêu núi như yêu anh em Nhiên, nhưng chính những năm tháng leo núi, vượt đèo ấy lại làm cái lưng của mé khô cứng lại như cành sau sau khi những chiếc lá đỏ rụng xuống. Đến hàng tháng sau hôm mé mất, thằng cu Thâm mới kể nó đã nhìn thấy mé  ngã xuống sông Vân thế nào, nơi những ghềnh đá có nước chảy xiết ấy. Khi ấy thằng bé chỉ biết đứng trên bờ gọi: - Bá Lâm lên đi, lên đi. Đến lúc thím Mùi ra sông giặt thì mé Nhiên đã trôi đi, trôi đi về phía hạ lưu. Lần đầu tiên trong cuộc đời Nhiên nhìn thấy, từ hai hốc mắt sâu thâm quầng của pá chảy ra hai hàng nước mắt. Từ hôm ấy, pá bỏ thuyền và những bè gỗ nơi thượng nguồn sông Vân.
Chiều nào, từ trường về Nhiên cũng lên rừng sau sau. Anh Lâm đã bỏ hái củi và đốt than, ra thị xã học nghề sửa xe máy. Nhà chỉ còn Nhiên và pá. Thỉnh thong pá cũng lên rừng cùng Nhiên. Trên con đường mòn chạy dọc sông Vân, một người đàn ông tóc đã hoa râm và một cô gái hai mươi tư tuổi đi song song, chầm chậm và bình thản. Trên cao những chiếc lá bắt đầu rơi, Nhiên biết là mùa đông sắp qua. Ngày mai, khi rừng sau sau rụng hết lá, những người dân khu chợ lại lên đây hái lá sau sau non mang ra chợ huyện bán. Khi ấy, mùa xuân đã về. Ngày xưa, mỗi lần chỉ cho Nhiên xem rừng sau sau đang đỏ lá, mé lại bo như vậy. Nhiên sẽ bàn với chi đoàn, tổ chức một đêm văn nghệ, khuyến khích những học sinh ở bản xa hát sli lượn vào dịp hội Xuân của xã. Nghe Nhiên nói thế, sao mắt pá lại đỏ hoe?

LS:  Hè 2005

QUANGKHAI

cảm ơn bạn nhiều - nếu có thể thì sửa lại lỗi chính tả thôi cho mọi người dễ đọc ấy mà - hiện nay nơi tôi làm việc cũng có chợ phiên như bạn tả - những đọc chuyện của bạn mình mới thấy 1 cái gì đó khó tả - hình như là hình ảnh về chợ phiên trong ký ức của mình được đánh thức dậy ý - cảm ơn

sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

saos@ngmo

Lâu lắm rồi anh mới thấy Nga trở lại diễn đàn, chúc mừng cô dâu mới, có thể cuộc sống mới em đã không có nhiều net như xưa, :)
Vui mừng vì lại được sửa lỗi convert font cho em, với mức độ busy như hiện tại, có làm như vậy anh mới thực hiện được mong muốn của mình, là người đầu tiên của diễn đàn đọc truyện của em. Anh luôn tìm thấy 1 sự nhẹ nhàng và "truyện không là truyện" trong truyện của Nga, có cái gì rất nhẹ và êm.

Hi vọng sớm được đọc tiếp những truyện ngắn của Nga.

QUANGKHAI

Đúng SSM ạ tôi đọc chuyện cùa Nga những ký ức về tuổi thơ êm đềm lại hiện về lâng lâng khó tả quá - mình cung phải đi trồng ngô - trèo đèo ..... vác củi mùa hè thì mặc mỗi quần đùi tắm suối chơi các cho chơi hết 3 tháng hè 

sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

NgaC

Cảm ơn tình cảm của anh SSM và anh Quangkhai.
Em ra ở riêng nên mặc dù nhà có net cũng không vào thường xuyên được. Nhưng với truyện ngắn thì vẫn có thể post lên để nhận được sự góp ý của mọi người.
Nhớ ủng hộ nhé!

NgaC

Mùa hoa Cẩm Lai.



Nhật về đến thị trấn cuối giờ chiều thì chập tối trời đổ mưa tầm tã.  Nhật chợt nhớ tới người đi cùng đường ngay từ ngoại vi thành phố về đến thị trấn. Khi gần tới thị trấn, anh ta đi song song với cô và nói: - Sắp mưa to, đi nhanh không lại ướt hết. Thế rồi anh ta phóng vọt lên trước.
Thế mà mưa thật. Nhật chỉ nhớ anh ta có đôi mắt khá to, giống mắt Phan. Tự dưng cô mỉm cười. Những giọt mưa nhảy nhót trước hiên nhà. Lá hoa giấy rơi đầy sân. Tiếng mưa ồn ã trên cây mít sau bếp. Trời bỗng lành lạnh. Dì Len bảo: - Tại cái Nhật về nên mới mưa to thế. Cô giả vờ xị mặt: - Thế thì sáng mai cháu về luôn ngoài thành phố vậy. Dì vội cười: - Mày về ngay thì dì đánh đòn ngay. Thôi, chịu mưa một tí cũng được. Nhật phì cười. Cô thừa biết dì mong bọn cô về chi nhiều như thế nào rồi.

Dì Len sống một mình trong căn nhà nhỏ của ông bà ngoại Nhật. Nhật vẫn ao ước có mái tóc dài quá gấu áo, đen nhánh nhưng thật mềm của dì. Dì là thứ hai trong bốn anh chị em. Mẹ Nhật là con cả, hơn dì ba tuổi. Hồi còn nhỏ  mấy đứa Nhật vẫn hay hỏi mẹ, sao một người đẹp như dì mà hơn ba mươi tuổi rồi vẫn sống độc thân? Mẹ cô chỉ lắc đầu, rồi nghiêm mặt bo không bao giờ được hỏi như thế với dì. Vài năm sau thì nhà Nhật cũng chuyển ra thành phố, gần với nhà các cậu dì. Chỉ còn mình dì Len ở lại thị trấn với ngôi nhà có giàn nho già trước sân. Hồi mới đi cô cứ nghĩ rồi dì sẽ lấy chồng thôi, học xong đại học về có khi mình được bế cháu rồi. Nhưng Nhật ra trường, đi làm được hn một năm mà chuyện của dì vẫn không có gì thay đổi. Nhắc đến dì thì mẹ Nhật lại thở dài. Những khi đó tự dưng cô nghĩ có chuyện gì đó mà mẹ không muốn nói cho bọn Nhật biết. Vì biết tính mẹ nên chưa bao giờ cô gặng hỏi cả.
Ăn cm tối xong, dì Len kêu mệt rồi hỏi cô có đi đâu chi không. Nhật nằm dài trên ghế, uể oi: - Cháu buồn ngủ kinh khủng. Mai chủ nhật đi loanh quanh sau vậy. Đột ngột dì bo: - Vợ thằng Mạnh vừa sinh con gái đấy, cháu biết chưa? Cô bật dậy: - Ôi, cháu quên mất là Mạnh đã lấy vợ được gần năm trời! Lúc về đến gần thị trấn cháu có gặp nhưng đang phóng nhanh nên cháu không dừng lại. Nhưng vợ nó ghen ghê lắm, tốt nhất là không đến. Dì Len cười cười.
Hồi còn ở thị trấn, bọn bạn gán ghép cô và Mạnh hàng mấy năm trời. Cả hai đứa đều quý nhau nhưng không hiểu sao không thể nói chuyện cùng được. Có dạo bọn Mạnh làm theo một bộ phim của Braxin, cứ đến nửa đêm lại ném hoa hồng lên sân thượng nhà Nhật. Nhật phi khô những bông hoa ấy cất đi, đến khi mốc meo lên thì lại bỏ. Lớn lên một chút, cả bọn vẫn hay nhắc lại chuyện ấy rồi cười ngặt nghẽo. Nhật vừa cười vừa bo dì Len: - Ngày xưa mà cháu không nhát thì bây giờ có khi lại đang ở nhà Mạnh rồi ấy dì nhỉ? Dì lại đang bế cháu ngoại nữa chứ. Dì Len đi xuống bếp, giọng thật hiền: - Thế càng tốt. Dì chỉ mong có đứa về đây, lấy chồng lấy vợ cho gần dì thôi. Nhìn theo dáng đi lặng lẽ của dì, cô lại thấy tim mình thắt lại.
Chưa kịp nghĩ gì thêm thì Phan gọi điện. Cô cười trừ khi anh trách về thị trấn mà không nói với anh một câu. Giọng Phan buồn buồn: - Đúng thứ by thì bỏ đi chi, em ưng lắm đấy. Hôm về thì anh phạt. Cô định bo thời gian gần đây anh có nhớ hôm nào là thứ by đâu nhưng lại thôi. Nhật cười to: - Em không về nữa đâu mà đòi phạt. Dì Len bảo, ở đây dì nuôi. Dì Len vừa đi lên, mắt là lạ: - Ai vậy Nhật? Cô thầm thì: - Thôi nhá, tối mai em về. Dì Len bật cười: - Con bé này, lớn tướng rồi mà còn giấu dì. Nghe mẹ mày kể về nó rồi. Dì chưa kịp hỏi sao không dẫn nó về ra mắt dì luôn? Nhật lắc đầu: - Cháu còn không biết chắc đó có phi là một nửa dành cho mình không dì ạ. Dạo đầu có vẻ quan tâm lắm. Anh ấy mà thờ  một tí nữa là cháu chạy luôn. Cô dắt xe ra: - Cháu đi loanh quanh một lúc đây ạ. Cháu không buồn ngủ nữa rồi. Phóng xe ra cổng tự dưng Nhật ngửi thấy hưng hoa rất quen mà không nhớ nổi đó là hoa gì.
Buổi tối thị trấn có vẻ ồn ào hơn những ngày Nhật còn ở nhưng nó vẫn mang dáng vẻ yên bình và lặng lẽ của những phố núi. Sau trận mưa to không khí càng trở nên trong trẻo. Con đường nhỏ chạy qua đây đã sáng trắng đèn cao áp. Những ngôi nhà cao tầng mới mọc lên khá nhiều. Nhật vẫn thích nhìn những ngôi nhà cũ ngói nâu trong thị trấn- những ngôi nhà của tuổi th bọn cô. Đi qua nhà Mạnh, cô nhìn thấy Yên đang bế con. Tự dưng Nhật mỉm cười. Cô vẫn không hiểu vì sao Yên luôn tỏ thái độ ghen tuông đến buồn cười với Mạnh như thế. Nếu ngày ấy cô yêu Mạnh thì không nói làm gì. Mấy đứa bo thỉnh thong vẫn cố tình nhắc tới cô trước mặt hai vợ chồng Mạnh để trêu Yên. Dạo còn học chuyên nghiệp, lần nào về thị trấn cô cũng tới thăm mẹ Mạnh. Mẹ Mạnh coi bọn cô như con cái trong nhà từ những ngày c bọn còn học cấp hai. Từ lúc Mạnh cưới thì cô đâm ra ngại. Thành ra bao lần về thị trấn, cô chỉ đi qua nhà Mạnh chứ không rẽ vào.
Nhật rẽ vào ngôi nhà nhỏ ở cuối thị trấn. Hoa dạ hương thoáng qua trong gió. Phong đang ngồi xem tivi, giọng ngạc nhiên: - Nhật thiêng thế. Bọn này vừa nhắc tới bạn xong. Mạnh vừa gọi điện nói chuyện với mình. Nó bo hình như bạn về. Còn hình như gì nữa, nhỉ? Mà sao không bảo cả thằng Duy cùng về? Lâu rồi mình không gặp nó. Duy là một người trong nhóm bạn của cô ở thị trấn ngày trước. Cô cười nhẹ: - Duy đi công tác ở đâu ấy. Cả nhà đâu hết rồi h Phong? Em Lan đâu? Phong vừa rót nước vừa nói: - Về quê ăn giỗ c, có mình ở nhà thôi. Đang định qua nhà dì Len xem phi Nhật về không đấy. Chiều nay Lê cũng từ Thái nguyên về. Giờ sang rủ Lê rồi bọn mình đi uống cà phê nhỉ? Thị trấn mới có một chỗ khá thú vị đấy. Chắc chắn Nhật sẽ thích. Phong đưa chén nước cho cô rồi chạy vào buồng. Một lát sau Phong ra, mặt rất tưi: - Rồi Nhật sẽ bất ngờ. Nhiều thứ để bất ngờ lắm đấy. Cô nhíu mày: - Nói luôn đi, sốt ruột quá. Phong cười cười: - Nói thì còn gì là bất ngờ nữa. Nào, đi thì biết. Vẻ mặt của Phong làm Nhật hồi hộp thực sự.
Qu là Nhật bất ngờ khi nhìn thấy Mạnh đã ngồi ở nhà Lê. Cô nhìn Phong: - Đây là bất ngờ của mình h Phong? Mạnh cười: - Bất ngờ của mình thôi. Chiều nay Nhật đội mũ bo hiểm nên mình chỉ ngờ ngợ. Lê nháy mắt với cô: - Tao với mày có duyên đấy nhỉ? Lần nào tao về thì cũng đúng hôm mày về. Thế sao không dẫn chàng về ra mắt bạn bè? Cô bật cười: - Về một mình thì mới cưa cẩm được người khác chứ. Mạnh nhìn cô: - Mình tình nguyện làm người để Nhật cưa cẩm này. Cô giật mình. Chẳng nhẽ lấy vợ rồi nên Mạnh ăn nói bạo dạn thế? Phong cười to: - Sao ngẩn người như thế h Nhật? Bọn mình đi thôi! Cô buột miệng: - Chỉ có ngần này người thôi á? Không rủ thêm đứa nào đi nữa? Lê đứng dậy: - Còn ai mà rủ. Giờ chui vào "vùng ba" mà rủ mấy đứa nó nhá. Mày làm như còn ai ở nhà ấy. Cô nhìn Mạnh: - Nhưng tôi lo Yên không cho tôi đường về ngoài kia lắm nhá. Mạnh cười, mắt buồn buồn: - Nhật đừng nghĩ gì nữa. Hôm nay thoi mái đi. Lâu rồi mấy đứa mình chưa ngồi trò chuyện với nhau mà. Cô đi ra cửa, chợt thấy nhớ Phan. Những buổi tối thứ by ít khi cô và Phan gặp nhau. Duy vẫn chưa tin là cô đã yêu vì lần nào sang nhà cũng thấy cô ngồi nhà một mình. Dạo trước Phan cứ tranh thủ dù chỉ một chút thời gian rnh rỗi là sang. Bây giờ Phan hay phi trực buổi tối và hai đứa gặp nhau cũng thưa dần. Ban đầu thì Nhật tủi thân thật khi ra phố thấy người ta chở nhau đi chi, sau thì dửng dưng. Cô cũng chẳng muốn đa nghi nữa. Cô và Phan gặp nhau qua điện thoại nhiều hn gặp trực tiếp. Nhiều khi cô cứ cầm máy nghe Phan nói, chẳng biết cm giác mình như thế nào. Thành phố nhỏ như lòng bàn tay nhưng dường như công việc với Phan bao giờ cũng quan trọng hn cô. Mấy đứa bạn ngoài thành phố thì bo, trông Phan hiền nhưng có vẻ đào hoa, không giữ cẩn thận thì dễ mất lắm. Chưa bao giờ cô nghĩ mình sẽ giữ Phan c. Phan đến với cô từ sự quan tâm, chia sẻ rất gin dị. Nếu điều đó không còn thì cô cũng không còn lý do để giữ anh bên cạnh. Nhật vẫn hay tự nhủ với mình như thế.
Nhật ngạc nhiên khi Phong rẽ vào đường đập nước Lũng Vài. Phong chỉ cười chứ không tr lời thắc mắc của cô. Dưới ánh trăng mười bốn, Nhật nhìn thấy những mái lá nho nhỏ bên bờ đập. Cô khẽ reo lên. Mạnh nhìn sang cô: - Nhật thấy thế nào? Cô không giữ nổi giọng nói thích thú của mình: - Hồi xưa mình cứ ao ước có quán cà phê ở đây đấy. Quá tuyệt Lê nhỉ? Lê kéo cô vào chiếc bàn sát mé đập. Gió từ dưới thổi lên lạnh nhưng dìu dịu. Nhật cứ có cm giác trong gió có rất nhiều hưng hồi. Những đồi hồi chạy bao quanh đập nước xanh thẫm lại trong đêm. Trăng mùa này vẫn nhàn nhạt. Giò phong lan rừng treo trên cột gỗ phía sau Lê đang nở hoa nhưng Nhật không nhìn rõ nó màu gì. ở bàn gỗ cách chỗ bọn cô không xa có một người ngồi một mình. Nhật nghĩ tới Phan. Có lẽ chẳng bao giờ Phan như thế. Nhiều khi cô cm thấy Phan có thể bỏ một cuộc hẹn với cô để gặp bạn bè của mình. Nhưng chẳng bao giờ cô nói với anh điều đó. Phan có những người bạn thân cũng giống như cô vẫn nói có thể mất người yêu chứ không mất bạn. Những mệt mỏi cô không chia sẻ với ai, mà chui vào phòng, khoá cửa laị một mình tự gặm nhấm, tự vượt qua. Chợt Mạnh hỏi: - Nhật vẫn thích phong lan phi không? Cô thấy Lê mỉm cười. Nhưng Nhật không trả lời câu hỏi của Mạnh. Phong nhanh miệng: - Tôi bây giờ chỉ thích hoa cưới thôi. Nhật bật cười: - Thế thì cưới đi! Lê khuấy khuấy cái thìa, giọng nhỏ nhẹ: - Bọn tao định ngày mai ra ngoài kia thông báo với mày đấy chứ. May mày lại về. Tháng sau bọn tao tổ chức! Nhật nhướng mày: - Bọn tao... Mày và...  Mạnh cười to: - Và anh Phong nhà mình chứ ai nữa. Nhật nhìn sang Lê. Lê gật đầu, mỉm cười. Bỗng dưng Nhật thấy vui kỳ lạ, khiến cô không nói điều gì được. Bọn cô cũng đã ngoài hai mưi c rồi, sớm muộn gì thì cũng phi lo chuyện lâu dài thôi.
Ngồi bè đi trên đập rồi Nhật mới thấy ý kiến của Lê hay ho thật. Anh chủ quán đã bật cười khi Lê hỏi mượn hai cái bè. Đây là bè của người trong làng nhưng gửi anh chủ quán cà phê mấy cái tay chèo. Thỉnh thong Mạnh lại th tay chèo để bè tự trôi. ánh trăng loang vàng trên mặt nước. Tiếng cười của Lê vang như vọng c vào rừng hồi. Mạnh không nói câu gì. Nhật búng tay xuống nước: - Con gái Mạnh giống Yên hay giống Mạnh? Mạnh hi cười: - Mọi người bo giống mình. Nó sẽ sướng đấy Nhật nhỉ? Cô gật đầu. Yên mà biết Mạnh và cô đi bè trên đập vào buổi tối dưới ánh trăng như thế này thì sao nhỉ? Nhật chợt nghĩ, khi về sẽ kể cho Phan nghe về chuyện này. Khi cô kể chuyện, Phan hay cười lắm, nụ cười hiền hiền, ấm áp với Nhật đến là lạ. Mạnh th tay xuống nước, giọng trầm trầm: - Nhật định bao giờ lấy chồng? Người đó có quan tâm đến Nhật không? Không hiểu sao cô lại phì cười: - Cái đó phi hỏi người khác chứ. Con gái thì chỉ ở thế bị động thôi. Ch nhẽ lại đòi cưới? Mạnh không nói gì. Nhật nhìn dáng ngồi trầm ngâm của Mạnh ở đầu bè, định hỏi về cuộc sống gia đình như thế nào nhưng rồi lại thôi. Mẹ Mạnh rất hiền, có lẽ Yên không phi lo lắng gì rồi. Mẹ Phan cũng hiền dù rất nghiêm nên Nhật vẫn hay tự nhủ, chỉ cần mình sống biết phi trái thì sẽ ổn c thôi. Nhật thích không khí ở nhà Phan. Gia đình hai đứa biết nhau từ trước nên Nhật thấy thoi mái lắm. Chỉ có điều, Nhật vẫn sợ mình lẫn Phan còn thờ  với tưng lai quá. Yêu nhau ngần ấy thời gian mà cô vẫn ngại không nói đến chuyện lâu dài của hai đứa vô cùng. Cô thì nghĩ, đàn ông như Phan, bao giờ sự nghiệp cũng quan trọng hơn cả. Mà chính cô cũng chưa biết Phan có xác định chuyện bọn cô thực sự hay chưa.
Nhật đòi lên bờ trước. Phong và Lê ở mãi đằng xa. Ngồi được vài phút thì Mạnh lôi thuốc ra hút. Nhật buột miệng: - Mạnh sống thế nào? Hút thuốc như thế có hại cho vợ con hn là cho Mạnh đấy. Mạnh vẫn rít thuốc: - Bảo bỏ nhưng nhiều khi căng thẳng quá lại lôi ra hút. Sống thế nào à? Nhật thử đoán xem. Chẳng hiểu sao Nhật lại ngó sang bàn bên kia. Người ngồi môt mình vẫn ở đó. Nhật bo Mạnh: - Có biết ai kia không? Mạnh cười: - Tối thế thì nhận ra sao được. Mình sang hỏi nhá? Cô phi phì cười. Lúc c bọn ra về thì người kia vẫn ngồi với điếu thuốc trên tay.
Hn mười hai giờ mà Nhật vẫn không ngủ được. Chưa lần nào về thị trấn mà cô lại mất ngủ như thế. Cô mở cửa ra ngoài sân. Thứ hưng hoa quen quen lúc tối lại thong qua. Nhật ngẩng đầu nhìn trời. Vài ngôi sao còn thức đang lấp lánh ánh xanh. Cây cẩm lai ngoài cổng đứng lặng trong đêm. Nhật à lên một tiếng. Cô nhận ra hưng hoa cẩm lai. Dưới đất hoa cẩm lai rụng trắng mềm nhàn nhạt. Những bông hoa nhỏ li ti này, ngày xưa bọn trẻ con vẫn hay đem về chi đồ hàng. Trong thị trấn hình như chỉ nhà dì Len trồng loại gỗ này. Nhật đi ra đường. Đèn cao áp làm khu phố sáng như ban ngày. Cô bấm số của Phan. Giọng Phan như đang cười: - Không ngủ được h bé? Cô phì cười. Phan thỉnh thong lại gọi cô như thế, ngồ ngộ, hay hay. Cô nói thật nhỏ: - Anh xem bóng đá đấy à? Thức rồi mai làm c ngày mệt lắm đấy. Nói thế chứ cô biết chẳng bao giờ anh bỏ những trận bóng đá lúc nửa đêm c. Giọng Phan rất gần: - Anh nhớ em nhiều vô cùng. Cô nghe tim mình như  lặng đi. Nhật mỉm cười: - Em vào ngủ đây. Anh tin không, em đang đứng ngoài phố đấy. Lâu lắm rồi mới được có cm giác này. Thôi, bye nhá! Vừa tắt máy thì Nhật nhìn thấy một người dáng cao cao, gầy gầy đang lững thững đi ngược về phía cô. Nhật bước nhanh về phía cổng nhà dì. Vào trong cổng rồi cô mới nhìn ra. Người con trai kia không hiểu sao lại gi tay vẫy vẫy như chào Nhật.
Nhật thót tim khi nhìn thấy dì Len ngồi dưới đất, gục đầu vào thành giường. Cô gọi nhưng hình như dì Len không nghe thấy gì c. Không kịp suy nghĩ gì, Nhật chạy ào ra đường. Người thanh niên kia vẫn lững thững đi cách cổng nhà dì Len một đoạn. Nhật nói như hét lên: - Anh gì i! Giúp tôi một chút. Anh ta quay đầu lại. Nhật chạy vào nhà như bị ma đuổi. Cô dắt xe ra. Người thanh niên cô vừa gọi đi vào, giọng ngỡ ngàng: - Có việc gì thế? Nhật không kìm được nước mắt nữa. Giọng cô run bắn lên: - Anh giúp em đưa dì em vào bệnh viện với! Không biết dì em bị sao mà ngất đi nữa. Nhà không còn ai... Người con trai đi nhanh vào nhà rồi bế dì Len ra. Nhật khoá cửa mà tay mềm đi. Cô cầm tay lái xe, thấy mình chưa bao giờ lo sợ ghê gớm như thế.
Bây giờ Nhật mới biết dì Len bị bệnh tim. Cô ngồi thu lu ở cuối giường dì Len đang nằm, nước mắt cứ ứa ra,vừa lo lắng vừa bối rối. Giọng người con trai rất nhỏ: - Bình tĩnh đi! Dì ấy sẽ ổn thôi. Mà mọi người trong gia đình đâu? Nhật gật đầu. Lúc này cô muốn có Phan bên cạnh hn bao giờ. Vậy mà bao nhiêu năm qua, dì Len cứ sống một mình như thế. Giọng người con trai lại cất lên: - ấy nên nghỉ một chút đi. Tôi sẽ trông dì ấy giúp cho. Không ngồi như thế mãi được đâu. Nhật nhìn anh ta, hi nhíu mày: - Sao em không biết anh nhỉ? Anh là người ở đây à? Người con trai mỉm cười: - Nếu không nhận ra chiếc xe lúc nãy đi thì tôi cũng không nhận ra ấy là người đi cùng đường lúc chiều. Hoá ra anh ta là người nhắc cô nên đi nhanh tránh mưa. Nhật ngớ người khi người con trai lại bo: - Thực ra tôi nhìn thấy chiếc xe từ lúc ở quán cà phê trên đập kia. Lúc ấy các bạn của ấy đông nên tôi không hỏi thăm. Nhật thở ra: - Em tên Nhật. Anh không cần phi gọi là ấy nữa. Cm n anh đã giúp em. Anh ta lại mỉm cười: - Mình tên Đông. Chẳng biết có hn tuổi Nhật không? Mình hai mưi lăm. Nhật lắc đầu: - Anh bằng tuổi anh trai em nhiều hn em hai tuổi. Đông định nói gì đó thêm nhưng tiếng gọi yếu ớt của dì Len khiến anh dừng lại. Da mặt dì Len tái nhợt, giọng yếu ớt: - Cháu về nghỉ đi Nhật. Dì không sao đâu. Nhật nắm tay dì: - Dì đừng lo cho cháu. Dì nghỉ thôi. Cháu vẫn đang nghỉ phép mà. Cháu sẽ ở lại ít ngày. Dì cố ngủ dì ạ. Dì Len hi cười, nụ cười tưởng như không còn sức lực nữa khiến Nhật hong sợ. Cô đi ra ngoài. Gió ào ào thổi trên những tán lá xà cừ quanh bệnh viện. Nhật th người xuống chiếc ghế gỗ ngoài cửa phòng, thấy người rã rời. Đông đi ra, ngồi xuống bên cạnh: - Anh cũng không biết vì sao lại muốn chia sẻ với Nhật chuyện này. Anh muốn kể cho Nhật nghe một chuyện. Nhật im lặng. Cô biết Đông cách đây chưa lâu, anh có thể kể cho cô nghe chuyện gì? Giọng Đông trầm xuống: - Cách đây một tuần ba anh vừa qua đời. Ngày còn trẻ ông đi bộ đội và từng đóng quân ở đây. Ba anh đã kể rất nhiều về thị trấn này cho anh nghe, c về mối tình đầu của ông nữa. Bạn gái của ba anh ngày ấy là một cô giáo. Hai người yêu nhau được hn hai năm thì ba anh ra quân. Sau đó ông đỗ đại học. Hai người vẫn liên lạc với nhau thường xuyên. Tốt nghiệp đại học thì ba anh cưới vợ nhưng không phi lấy cô giáo ấy. Đó chính là sự dằn vặt lớn nhất trong cuộc đời ba anh. Ông về đây mấy lần nhưng cô giáo đó tránh gặp. Ba anh đang định về lần nữa thì đổ bệnh. Hôm nay anh về là vì ý nguyện của ông. Ông muốn được người ấy tha thứ. Nhật khẽ khàng: - Anh đã tìm được người đó chưa? Đông lắc đầu: - Ngày mai anh mới hỏi thăm. C chiều và tối nay anh chỉ nghĩ xem khi gặp cô ấy thì nói như thế nào. Bởi vì tất c đều do ba anh gây nên. Thực sự anh rất lúng túng. Nhật im lặng. Có lẽ lúc này cô mới là người lúng túng nhất vì cô vốn không phi là đứa giỏi chia sẻ, động viên người khác bằng lời nói. Đông đứng dậy: - Vào xem dì em như thế nào đi. Nhật đi chậm phía sau, nhìn đồng hồ thì đã hn hai giờ sáng. Cô cuống lên: - Anh Đông về nghỉ đi. Muộn quá rồi. Đông nhìn cô khẽ cười: - Đằng nào cũng muộn rồi mà. Anh ở đây cùng Nhật trông dì ấy nhé! Nhật không nói thêm gì nữa. Cô cũng bỏ ý định gọi về nhà báo tin, Nhật nghĩ dì Len sẽ đỡ ngay thôi.
Khi Nhật đi mua cháo cho dì về đến phòng thì dì Len đòi về nhà. Dì bo Nhật: - Dì phi về Nhật i! Cháu phi giúp dì chứ. Bệnh dì thì dì biết rõ mà. Không sao đâu. C Nhật và bác sĩ nói thế nào cũng không được, dì một mực đòi về. Vẻ mặt dì tươi tỉnh lên nhưng vẫn xanh xao, yếu ớt. Thế là Đông chở dì và Nhật về nhà. Khi về đến cổng nhà, nắng đã xoã mình trên những tán lá cẩm lai xanh mềm.
Nhưng đến trưa thì dì Len không chịu ăn gì, kể c một thìa cháo. Đông đã về nhà trọ. Nhật quyết định gọi điện về nhà. Suốt hai tiếng đồng hồ sau đó, cô cứ ngồi bên giường dì. Lúc Lê và Mạnh sang thì cũng là lúc cậu Bo chở mẹ cô vào đến thị trấn. Ba đứa ra sân. Những bông hoa giấy và hoa cẩm lai rụng ti t khắp sân. Đông lại đến. Anh chào Mạnh và Lê rồi đi vào nhà. Một lát sau mẹ Nhật đi ra, gọi cô: - Sao mẹ nhìn thằng Đông quen thế nhỉ? Đông nói nó và con vừa quen nhau. Tự nhiên Nhật rùng mình nhưng cô gạt ngay ý nghĩ trong đầu đi. Chỉ nói thế rồi mẹ cô đi vào nhà. Mạnh ngồi tren bậc tam cấp, giọng khẽ khàng: - Nhật có biết gì về chuyện ngày trẻ của dì Len không? Nhật giật mình, quay người lại rất nhanh: - Mạnh bo cái gì? Biết cái gì à? Mạnh lắc đầu. Nhưng nhìn mắt Mạnh cô biết Mạnh có thể kể cho cô nghe một điều dì đó.
Chiều hôm ấy, trời nổi gió. Tiếng gió ào ào trên những bụi tre ở những ngọn núi đá sau nhà. Cây cẩm lai ngoài cổng nghiêng ng, rũ rượi. Rồi trời lại đổ mưa xuống như trút nước. Nhật đang ngồi yên lặng ở bên giường thì nghe thấy dì Len gọi nhỏ. Tiếng của dì không hiểu sao làm cô gai người. Dì cầm tay Nhật: - Cháu biết Đông từ bao giờ? Nhật kể lại mọi chuyện. Nhưng không kể chuyện Đông đang tìm người bạn gái cũ của ba anh. Nhật thì thầm: - Anh Đông có cái gì đó rất hay dì ạ. Dì mỉm cười: - Cháu sẽ dẫn Phan về đây vào lần sau nhé! Phi tập làm người lớn đi. Nếu Phan làm gì khiến cháu không vui thì hãy nói cho Phan biết. Cháu không nên giữ điều đó một mình. Yêu thì phi biết chia sẻ. Nếu không có thể sẽ hối hận đấy Nhật ạ. Giọng dì cứ nhỏ và yếu dần. Nhật nắm tay dì thật chặt nhưng bàn tay dì đã buông xuống như không còn điều gì bận tâm. Dì Len ra đi nhẹ nhàng như một làn gió, như những bông hoa cẩm lai ngoài ngõ đầu mùa mưa. Khi ấy ngoài trời mưa vẫn chưa ngớt.
Mạnh bo để Mạnh đưa cô về thành phố. Nhật lắc đầu. Mọi người đã về thành phố để hôm sau đi làm, chỉ còn Nhật với mẹ và cậu Bo ở lại. Lê thì cứ nằn nì. Nhưng cô không muốn mình đem lại rắc rối cho Mạnh. Yên không giống bọn cô. Bây giờ Mạnh đã có cuộc sống riêng. Lúc chuẩn bị nổ máy thì Đông đến. Vẻ mặt Đông gần như bối rối mà lại như đau đớn. Đông kéo cô ra ngoài gốc cẩm lai, giọng như nín thở: - Nhật i! Dì Len em là người anh muốn gặp! Nhật tròn mắt nhìn Đông. Cô bật khóc. Đông nắm bàn tay cô. Nhật lao vào trong, nổ xe rồi phóng vụt đi.
Ni dì Len yên nghỉ ở dưới chân núi cách thị trấn hn một cây số. Mộ ông bà ngoại Nhật cũng ở đây. Cô vẫn thường đến đây vào những dịp thanh minh. Nhật ngồi bệt xuống đất. Đông đến bên cạnh lúc nào mà cô chẳng biết. Khi nhìn sang Đông, cô sững người khi thấy giọt nước mắt đang chy ra từ khoé mắt anh. Cô khẽ nắm lấy bàn tay trái của Đông nhưng cô không nói được điều gì. Không hiểu sao cô lại nghĩ đến Phan. Lẽ ra những lúc như thế này, người ở bên cạnh cô phi là Phan. Hôm trước Lê bo cô, đừng vì thấy người ta không quan tâm nhiều tới mình như dạo đầu thì cho rằng họ không còn yêu mình nữa. Nhưng cô khó làm như lời Lê được. Cuộc đời của dì Len cho cô bao suy nghĩ. Bây giờ nằm dưới đất sâu kia có thể dì không còn bận lòng gì nữa, có thể dì cũng biết Đông là ai. Bây giờ dì mãi mãi ở lại thị trấn với những kỷ niệm của c tuổi thanh xuân của mình.
Tối, Nhật gọi cho Phan. Tối nay anh không phi trực. Cô không nói gì về chuyện dì Len. Phan đang ngồi với bạn bè, những tiếng cười làm tim cô đau nhói. Tự dưng cô nghĩ, nếu giờ này cô ở thành phố, có lẽ Phan cũng đang ở chỗ bạn bè như thế thôi. Bây giờ cô đã quen với điều đó nhưng cô chưa chấp nhận được điều ấy. Dì Len nói cô phi chia sẻ nhưng những suy nghĩ, những tủi hờn cô chỉ muốn giữ trong mình.
Đông đến bo đi dạo trong thị trấn một chút nhưng Nhật nói chở cô vào quán cà phê trên đập Lũng Vài. Bầu trời đầy mây xám. Nhật nhìn sang chỗ hôm nọ mà Đông ngồi một mình. Đông đưa cho cô ly nước: - Mai anh về ngoài thành phố Nhật ạ. Anh muốn đưa c em về. Nhật im lặng. Cô nghĩ đến Mạnh. Rồi cô nghĩ đến Phan. Yên như thế mà Mạnh vẫn nhất quyết đưa cô về. Còn Phan, chính Nhật cũng không biết nếu cô nói, anh có dám xin nghỉ để vào đón cô hay không. Cô chỉ còn một ngày nghỉ. Đông đốt một điếu thuốc, giọng chùng xuống: - Anh nghĩ dì Len nhận ra anh vì ai cũng nói anh rất giống ba anh. Khi dì nhìn anh, anh đã cm thấy có điều gì rất lạ rồi. Nhật nhìn ra phía đập nước: - Không nói chuyện dì Len nữa, được không? Em muốn mình yên lặng cho tới lúc về. Đông nhìn cô rồi gật đầu. Lúc đó, một khong trời sáng lên. Trăng ló ra. Cô đứng dậy: - Thôi về đi. Em muốn về nghỉ để mai về sớm. Nhật nhìn thấy cái gật đầu rất khẽ của Đông, tự dưng nghe lòng nhẹ đi một chút.
Đông về nhà trọ rồi mà Nhật vẫn đứng dưới gốc cây cẩm lai. Cô không muốn vào nhà. Cô cũng không muốn trở ra thành phố. Nhật đi ra đường, định rẽ vào nhà Lê thì nhận ra giọng Mạnh. Mạnh đi bộ một mình. Khi đến gần cô phát hiện ra mùi rượu ph ra từ Mạnh. Mạnh cười nhẹ: - Đi loanh quanh một lúc được không Nhật? Nhật nhíu mày: - Sao lại toàn mùi rượu thế? Mạnh lại cười: - Thôi, đừng lên lớp nhé! Tôi đang buồn. Nhật lắc đầu: - Mạnh về đi, mình vào chào bố mẹ Lê rồi về ngủ bây giờ. Sáng mai mình về ngoài kia. Về đi không Yên lại lo. Có vợ rồi thì bớt rượu chè đi một chút. Mạnh chùng giọng: - Tại tôi hay uống rượu nên ngày xưa Nhật không thích tôi phi không? Cô phì cười, đi nhanh vào nhà Lê. Nhưng bỗng dưng cô lo sợ khi nghĩ đến gia đình nhỏ của Mạnh. Nhật biết Yên rất yêu Mạnh mà Mạnh thì là người cuốn hút các cô gái đến khó hiểu. Hình như là vì đôi mắt đen rất đẹp của Mạnh. Nếu cô lấy Phan, không biết cô có hay ghen như Yên không nữa?
Lúc Nhật khoá cổng để đi ngủ, tự dưng cô lại ngửi thấy hưng hoa cẩm lai. Cô định bấm số của Phan rồi lại thôi. Ngày mai cô sẽ bo Đông lấy một cây cẩm lai con đem vào trồng ni dì Len nằm rồi hãy ra thành phố. Loài gỗ này lớn rất nhanh và hưng hoa của nó làm người ta cm thấy yên bình lắm.
Đến ngã tư đường rẽ ra thành phố, không hiểu sao Nhật lại bo Đông rẽ qua nhà Mạnh. Mẹ Mạnh đang bế cháu nội, nụ cười vẫn hiền hậu như ngày nào. Nhật đón cô bé từ tay bà, chợt thấy lòng rộn lên một điều thật khó tả. Chưa bao giờ bế trẻ nhỏ cô có cm giác ấy, cái cm giác xúc động hn bao giờ. Tự dưng cô nghĩ đến Phan. Nhìn sang Đông thấy anh mỉm cười. Yên vừa rót nước vừa hỏi Nhật: - Đưa bạn về giới thiệu h Nhật? Nhật ngồi xuống cạnh mẹ Mạnh, mỉm cười: - Lần sau mình sẽ đưa về giới thiệu. Đây là anh Đông, một người bạn của mình. Thế Mạnh đâu rồi h Yên? Yên không nói gì. Mẹ Mạnh hi cười: - Tối hôm qua, nó gọi về bo ngủ với thằng Phong một tối, uống rượu sợ về làm hai mẹ con nó khó ngủ. Nhật đưa đứa bé cho Yên: - Bọn mình phi về ngoài kia đây. Mạnh về thì cho bọn mình gửi lời chào. Hôm nào ra ngoài thì rẽ vào nhà mình chi. Nhật thấy Yên cười nhưng vẫn chưa thật sự thoi mái. Cô cũng không thể nói gì trước mọi người. Rồi Mạnh và Yên sẽ tự thu xếp được cuộc sống của chính mình, Nhật thầm nghĩ. Chào mẹ Mạnh và Yên rồi tự dưng Nhật lại nghĩ, hôm cưới Lê sẽ rủ c Phan về thị trấn. Khi ấy hoa cẩm lai vẫn còn nở.

N. T. Q. N.
L.S: 5/ 2003.

vovavietnam

Ui,lâu lắm mới lại được đọc truyện của NgaC.
+ cho NgaC cái nào :D

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội