Ruồi trâu

Started by tinhbanvatoi, 12/01/07, 21:20

Previous topic - Next topic

tinhbanvatoi

 Chương VII

Trời đã tối từ lâu, khi Ác-tơ bấm chuông gọi cửa tòa nhà ở Vi-a Bô-ra. Anh nhớ mình đã lê chân khắp đường phố nhưng chẳng biết đã đi đâu, tại sao lại đi và đi trong bao lâu nữa. Tên hầu nhỏ của Giu-li ra mở cửa ngáp dài rồi nhăn răng ra cười hóm hỉnh, khi thấy vẻ mặt bơ phờ lặng ngắt của anh : ngộ nghĩnh nhỉ, cậu chủ nhà ở tù ra trông chẳng khác gì một gã hành khât say bi tỉ, sống với áo thế kia !
Ác-tơ bước lên cầu thang. Đến tầng thứ nhất anh gặp Gip-bơn đang đi xuống, vẻ chê trách trang nghiêm và khinh khỉnh. Anh lẩm bẩm :" Chào bác". Rồi định lướt tránh qua. Nhưng người như Gíp-bơn đâu có dễ để ai chạm mặt mà đi luôn được. Hắn soi mói nhìn từ mái tóc bù xù đến bộ quần áo lếch thếch của anh và nói :
- Thưa cậu, các ông chủ không có nhà. Các ông đã đi dự dạ hội với bà chủ, chắc phải quãng nửa đêm mới về.
Ác-tơ nhìn đồng hồ : mới chín giờ. À, được! Còn giờ...đủ chán...
- Thưa cậu, bà chủ dặn tôi hỏi cậu có muốn dùng bữa tối không. Bà còn dặn nhắc lại cậu là hãy chờ bà về, bà có chuyện cần nói với cậu tối nay.
- Cám ơn, tôi không ăn. Bác cứ nói với bà ấy là tôi còn thức. Ác-tơ đi lên phòng mình. Không có gì thay đổi. Từ ngày anh bị bắt, chân dung Mông-ta-ne-li anh để trên bàn hôm ấy vẫn y nguyên, thánh giá vẫn dựng trên bàn thờ. Anh ngừng giây lát tại ngưỡng cửa nghe ngóng : ngôi nhà hoàn toàn im ắng, hiển nhiên sẽ chẳng có ai đến quấy rầy anh. Anh nhẹ nhàng bước vào phòng, khóa trái cửa lại.
Thôi, thế là xong. Sẽ chẳng có gì phải lo âu suy nghĩ . Chỉ cần làm sao rũ sạch cái ý thức phiền nhiễu và vô dụng kia đi là xong. Dù sao việc này cũng có vẻ vô mục đích và xuẩn ngốc thật !
Tự tử : óc anh chưa hình thành một quyết định nào, mà cũng chẳng cần phải suy nghĩ nhiều, sự việc đã quá hiển nhiên và tất yếu rồi. Anh cũng chưa xác quyết xem phải chọn cách chết nào, miễn là tất cả kết thúc nhanh chóng...cho xong rồi quên đi. Trong phòng chẳng có một thứ vũ khí, đến một lưỡi dao cũng không. Nhưng không cần gì, một tấm khăn hoặc một tấm vải trải giường xé nhỏ cũng đủ.
Ngay trên cửa sổ có môht chiếc đinh lớn. Được đấy, nhưng phải thật vững chắc, nhỡ mình nặng quá. Anh leo lên ghế thử lại : cũng chưa được chắc chắn lắm. Anh lại bước xuống lục ngăn kéo lấy búa ra đóng đinh lại. Sắp lôi vải trải giường ra anh sực nhớ mình chưa đọc kinh. Dĩ nhiên, người Công giáo ai cũng phải cầu kinh trước khi chết chứ ! Có cả những kinh dọn linh hồn chịu chết mà !
Anh bước đến bàn thờ, quỳ trước thánh giá :
- Lạy Chúa toàn năng và lòng lành...
ANh đọc to, thế rôi ngưng bặt. Thật ra, trần thế đã quá ê chề, còn gì để cầu khẩn cho được hoặc tránh được nữa. Vả lại, Giê-su làm sao biết được nỗi niềm này...Giê-su đã phải chịu đựng thế đâu? Cũng như Bô-la, anh là kẻ bị phản bội chứ có phải anh ta bị mắc lỡm mà đi phản bội đồng chí mình đâu !
Ác-tơ đứng dậy, làm cây thánh giá theo thói quen từ bé. Đến gần bàn, anh thấy một lá thư của Mông-ta-ne-li viết bằng bút chì :
" Con thân yêu của Cha,
Cha rất buồn vì không được gặp con ngày con được tha. Cha phải đi làm phúc cho một người đang hấp hối. Chắc khuya lắm cha mới về. Sáng mai con đến gặp cha sớm vậy. Gấp lắm.
LM "
Anh đặt thư xuống thở dài : chắc Padre khổ tâm vì chuyện này lắm.
Dưới đường phố thiên hạ vẫn cười đùa rộn rã ! Chẳng có gì thay đổi từ giây phút anh thấy mình còn sống. Cuộc sống tủn mủn quanh anh không mảy may thay đổi, cho dù đã có linh hồn một con người đang sống bị đánh chết gục. Tất cả vẫn như cũ. Những vòi nước vẫn phun đều, bầy chim sẻ vẫn ríu rít dưới mái hiên. Hôm qua đã vậy và ngày mai sẽ vẫn thế. Về phần anh, anh đã chết...chết hẳn rồi.
Ác-tơ ngồi xuống mép giường, tay khoanh lên thành giường rồi gục đầu lên tay. Còn chán thì giờ. Đầu anh nhức như búa bổ, nhức tận cùng trung tâm não bộ. Mọi cái sao mà mù mịt, xuẩn ngốc...sao mà vô nghĩa đến thế...
Chuông trước cửa reo lên đinh tai, Ác-tơ vùng dậy hoảng sợ đến nghẹt thở, nhói đau, anh đưa hai tay sờ cổ họng Họ đã về...thế mà nãy giờ anh vẫn ngồi đó nghĩ ngợi vớ vẩn để thì giờ quý báu vụt qua...Giờ đây anh lại phải giáp mặt, nghe giọng nói độc địa của họ...những hằn học, xỉa xói...anh chỉ cần một lưỡi dao thôi mà...
Ác-tơ tuyệt vọng đảo mắt quanh phòng. Giỏ đồ khâu của mẹ còn trên tủ nhỏ, trong ấy ắt phải có kéo, anh có thể rạch đứt mạch máu. Không, vải trải giường và chiếc đinh an toàn hơn, giá anh có đủ thì giờ...
Anh giật tấm vải trải giường cố xé lấy một đoạn dài. Đã có tiếng chân lên cầu thang. Không được, đoạn vải rộng quá, khó thắt chặt được, phải làm nút thòng lọng cơ mà. Anh xé nhỏ thêm. Tiếng bước chân càng gần, anh càng thêm luýnh quýnh. Mạch máu giần giật hai bên thái dương, tai anh ù đi. Nhanh lên...nhanh nữa lên ! Chúa ơi ! Năm phút nữa trôi thôi !
Tiếng gõ cửa đã vang lên. Đoạn vải rời khỏi tay anh . Anh ngồi lặng người, nín thở lắng nghe. Nắm cửa xoay xoay, rồi tiếng Giu-li réo : - Ác-tơ !
- Ác-tơ, mở cửa nào ! Chúng tao đợi đây !
Anh vo vội miếng vải trải giường rách ném vào ngăn kéo, hấp tấp sửa lại giường.
- Ác-tơ ! - Đó là tiếng Giêm-xơ. Hắn sốt ruột giật quả nắm - Chú ngủ à ?
Ác-tơ thấy căn phòng đã ngăn nắp, mới mở khóa cửa ra. Giu-li lồng lộn nhảy xổ vào buồng hét váng lên :
- Ác-tơ, tao tưởng mày ít nhất cũng phải nghe lời tao, đợi chúng tao về đã chứ ! Mày làm chúng tao phải đợi hàng nửa tiếng đồng hồ thế à ?
Giêm-xơ bước theo đuôi váy sa tanh hồng của vợ, vội nhẹ nhàng chữa lời :
- Mới bốn phút thôi, mình ạ ! Ác-tơ, anh thấy lẽ ra chú phải nên...
Ác-tơ ngắt lời :
- Anh chị muốn gì ?
Ác-tơ đứng tỳ tay vào nắm cửa. Và như một con thú dữ mắc bẫy, Ác-tơ gườm gườm tráo nhìn Giêm-xơ rồi nhìn Giu-li. Nhưng Giêm-xơ thì quá đần độn mà Giu-li thì đã điên tiết lên rồi nên chẳng ai nhận thấy cái nhìn ấy của Ác-tơ. Giêm-xơ đưa ghế cho vợ ngồi. Rồi ông cũng tự kiếm ghế ngồi, kéo lại cẩn thận đôi ống quần mới.
Ông ta giáo đầu :
- Anh và chị Giu-li thấy có trách nhiệm phải nói chuyện đứng đắn với chú...
- Tối nay tôi chưa nghe được. Tôi...tôi mệt. Tôi nhức đầu...Anh chị hãy đợi bữa khác.
Ác-tơ nói với một giọng là lạ, nghe lí nhí, rời rạc và lộn xộn. Giêm-xơ ngạc nhiên đảo mắt nhìn bốn xung quanh.
Sực nhớ là Ác-tơ mới chui ở hang đầy bệnh truyền nhiễm ra, Giêm-xơ lo lắng hỏi :
- Chú làm sao thế ? Không ốm chứ ? Trông chú như sốt rét ấy.
Giu-li đanh đá ngắt lời :
- Chẳng sao cả! Cứ giở trò hề mãi. Chắc thấy người ta thì sướng mặt đấy thôi...Ác-tơ lại ngồi đây.
Ác-tơ từ từ đi sang phía bên kia ngồi xuống mép giường, rôi uể oải nói :
- Anh chị bảo gì ?
Giêm-xơ đằng hắng, vuốt bộ râu vốn đã mượt, và lên giọng đọc một bài diễn văn đã chuẩn bị kỹ càng từ trước :
- Anh thấy có trách nhiệm...có trọng trách phải nói chuyện nghiêm chỉnh với chú về hạnh kiểm kỳ quặc của chú và về việc chú đã liên lạc với những kẻ thành tích bất hảo. Anh chắc chú dại dột quá chứ không phải hư hỏng...
Ông ngừng lời.
- Sao nữa ạ !
Thấy vẻ thẫn thờ, mệt mỏi hiện ra trong mỗi cử chỉ của Ác-tơ, Giêm-xơ tự nhiên phải dịu giọng hơn :
- Vì thế anh cũng không muốn quá nghiêm khắc với chú. Anh chắc rằng những bạn bè hư hỏng đã lôi kéo chú, chứ anh thì anh biết là chú còn non trẻ, thiếu chín chắn và nông nổi, và có lẽ đó là những tính mà chú đã phải chịu ảnh hưởng của mẹ chú trước kia...Ác-tơ từ từ ngước mắt nhìn ảnh mẹ rồi lại nhìn xuống, nhưng vẫn nín lặng.
Giêm-xơ lại tiếp :
- Nhưng chắc chú cũng hiểu rằng anh không thể chứa mãi trong nhà một kẻ đã làm nhơ nhuốc thanh danh của một gia đình như gia đình ta được. Ác-tơ lại nói gọn lỏn :
- Sao nữa ạ ?
Giu-li gấp cái quạt đánh phạch, đặt ngang đầu gối rồi gân cổ hét :
- Ô hay ! Mày không biết nói gì nữa hay sao mà cứ "sao nữa ạ" mãi thế ?
Ác-tơ không nhúc nhích đủng đỉnh trả lời :
- Anh chị muốn gì thì cứ làm. Tôi thì thế nào cũng được.
- Thế nào cũng được à ?- Giêm-xơ sửng sốt về câu trả lời của Ac-tơ, còn vợ hắn thì đứng dậy cười gằn :
- Thế nào cũng được phải không ?...Thôi, anh Giêm-xơ, chắc bây giờ anh đã hiểu là chúng ta đừng hòng nó biết ơn chúng ta nữa rồi. Tôi đã bảo mà, làm phúc đức mãi với những kẻ giang hồ công giáo ấy và với cái đứa mà chúng...
- Chớ, chớ ! Mình chớ nói cái đó..
- Chớ chớ cái gì nữa ? Chúng ta đã có quá đủ cái thứ tình cảm hờ ấy rồi. Mà để thương yêu ai? Để thương yêu một đứa con hoang lộn sòng vào gia đình ta ư ? Cần phải bảo cho nó biết mẹ nó là ai rồi ! Tại sao chúng ta lại cứ phải hầu hạ thằng con riêng của lão cố đạo thiên chúa giáo ? Này, đọc xem !
Giu-li rút một mảnh giấy nhàu nát trong túi ra, quẳng qua bàn cho Ác-tơ. Mở ra, Ác-tơ nhận ra chữ của mẹ. Theo như ngày tháng đề trong giấy thì mẹ Ác-tơ đã viết giấy này trước khi sinh Ác-tơ bốn tháng. Đó là một tờ giấy thú nhận với chồng. Bên dưới có hai chữ ký.
Ác-tơ đưa mắt lần đọc từng dòng, cuối cùng thấy tiếp sau nét chữ run run của mẹ chữ ký chắc nét, quen thuộc " Lô-ren-xô Mông-ta-ne-li". Anh dán mắt vào chữ ký ấy tới mấy phút đồng hồ. Không nói một lời, anh gập tờ giấy lại và đặt lên bàn.
Giêm-xơ đứng dậy, cầm tay vợ :
- Thôi, Giu-li, thế là đủ, đi xuống đi. Khuya rồi. Anh cần nói chuyện công việc với Ác-tơ. Mình ở lại đây nghe chẳng lí thú gì đâu.
Giu-li lườm chồng rồi lườm Ác-tơ. Ác-tơ lặng lẽ ngồi nhìn xuống sàn,
Giu-li lầm bầm :
- Như thằng mất hồn ấy.
Sau khi Giu-li cuốn váy bước ra khỏi phòng. Giêm-xơ đóng chặt cửa lại rồi ngồi vào cạnh bàn.
Ác-tơ vẫn ngỗi yên như pho tượng, không hé răng nói nửa lời.
Giêm-xơ lại bắt đầu nói, giọng dịu dàng hơn vì bây giờ không còn sợ Giu-li nghe lỏm nữa.
- Ác-tơ, chuyện vỡ lở ra thật đáng tiếc. Lẽ ra chú cũng không nên biết. Nhưng thôi chuyện đã qua rồi ! Tôi rất vui lòng thấy chú tỏ ra điềm tĩnh như thế. Chị Giu-li hơi quá xúc động. Đàn bà thường hay thế...Dù sao tôi cũng không muốn xử tệ với chú....
Hắn ngừng nói để thăm dò xem những lời lẽ ngọt nhạt đã tác động đến Ác-tơ như thế nào, nhưng Ác-tơ vẫn không nhúc nhích.
Một lát im lặng, Giêm-xơ tiếp :
- Chú ạ, tất nhiên câu chuyện ấy đáng buồn lắm, đừng nhắc tới nữa thì hơn. Cha tôi cũng thật rộng lượng. Khi mẹ chú đã thú nhận tội lỗi của mình thì cha tôi không đòi ly dị mà chỉ đòi kẻ quyến rũ mẹ chú phải rời bỏ ngay nước Ý. Như chú đã biết, người ấy đã đi sang Trung quốc để truyền giáo. Khi người ấy về, tôi phản đối việc để chú gặp người ấy. Nhưng tới phút lâm chung, cha tôi lại thuận để người ấy giúp chú học tập với điều kiện duy nhất là người ấy không được tìm cách gặp mẹ chú. Cũng phải nhận rằng cả hai người đều đã theo đúng điều kiện ấy đến cùng. Tất cả những việc ấy thật đau lòng, nhưng...
Ác-tơ ngẩng đầu, gương mặt anh không còn một nét sống một biểu lộ nào mà chỉ còn như một chiếc mặt nạ bằng sáp.
Anh nói khẽ và không hiểu sao lại hơi lắp bắp :
- Theo a..anh thì ch..chắc là câu ch..chuyện ấy b..buồn cười lắm nhỉ !
- Buồn cười à ?
Giêm-xơ đẩy lùi chiếc ghế ra khỏi bàn. Hắn quên cả giận dữ, sửng sốt nhìn Ac-tơ chòng chọc :
- Buồn cười ư ? Ác-tơ ! Chú điên rồi à !
Ác-tơ bỗng ngửa mặt lên trời cười sằng sặc.
Ông chủ hãng tàu bệ vệ đứng dậy, kêu lên :
- Ác-tơ ! Tôi rất lấy làm lạ về sự nhẹ dạ của chú.
Một chuỗi cười lại vang lên. Tiếng cười sặc sụa làm Giêm-xơ ngờ ngợ không biết đấy có phải chỉ vì nhẹ dạ hay là vì một cớ gì khác nhiều hơn thế.
Hắn khinh bỉ nhún vai, sốt ruột đi bách bộ trong phòng và lẩm bẩm :
- Như một con điên vậy. Ác-tơ, chú thật còn tồi hơn cả Giu-li. Đừng cười nữa ! Tôi hơi sức đâu mà ngồi đây suốt đêm được !
Nói như thế mà ăn thua thì có lẽ Giêm-xơ đã mời được tượng gỗ bước xuống đất. Ác-tơ chẳng nghe thấy những lời khuyên nhủ và dạy dỗ ấy. Anh chỉ cười, cười mãi không thôi.
Cuối cùng, Giêm-xơ dừng bước nói :
- Thật là điên rồ. Chắc chú xúc động quá nên đã mất cả lý trí lành mạnh. Thế thì tôi chẳng thể nói với chú nữa. Sáng mai ăn sáng xong chú đến chỗ tôi. Bây giờ chú đi ngủ thì hơn. Chào chú !
Giêm-xơ đi ra, đóng sầm cửa lại, vừa nện chân xuống cầu thang hăn vừa hậm hực :
- Bây giờ lại đến cảnh điên ở nhà dưới đây. Chắc lại có cả nước mắt.

Chuỗi cười điên dại bỗng ngừng bặt trên môi Ác-tơ. Anh giật lấy chiếc búa con trên bàn và nhảy xổ tới cây thánh giá.
Sau nhát búa đầu tiên, anh tỉnh ngay. Nằm trơ trước mặt anh là chiếc bệ trống không. Tay anh còn giữ chặt búa. Những mảnh thánh giá vỡ tan tành văng trên sàn. Ác-tơ quẳng búa sang một bên. Dễ dàng thế thôi ư ?- anh lầu bầu một mình và quay đi - Sao ta lại ngốc đến thế !
Ác-tơ thở hổn hển, ngồi thụp xuống ghế, hai tay bưng chặt lấy thái dương. Rồi anh đứng dậy, bước tới bồn rửa mặt, lấy một bình nước lạnh dội lên đầu. Thấy đã bình tĩnh hơn, anh trở về chỗ cũ, ngồi trầm ngâm suy nghĩ.
Chính vì những con người giả dối và nô lệ ấy, chính vì những thần thánh không hồn và câm như hến ấy mà anh đã phải chịu mọi giày vò của nhục nhã, giận dữ và đau buồn, chính tại chúng mà anh đã sửa soạn dây chuẩn bị treo cổ tự tử chỉ vì rằng có một cố đạo đã ăn gian nói dối. Làm như không phải tất cả bọn họ đều đã ăn gian nói dối ấy ! Nhưng thôi, thế là được rồi ! Từ nay anh sẽ khôn hơn. Chỉ cần rũ sạch ròi bọ khỏi mình và bắt đầu làm lại cuộc đời.
Có nhiều tàu buôn cập bến, trốn lên trên một chiếc tàu ấy và đi biệt tăm, đi tới bất cứ nơi nào đó như Canada, Úc, hoặc Nam Phi thì khó gì !
Đi đâu, điều đó không quan trọng, chỉ cốt lánh xa chốn này. Còn như sinh sống thế nào thì cái đó tuỳ tình hình, nơi này không thích hợp thì lại đi nơi khác.
Anh móc ví. Chỉ còn ba mươi pa-ô-li. Nhưng còn một chiếc đồng hồ đáng giá nữa. Nó có thể giúp ích không ít. Và dù sao cũng chẳng có gì quản ngại, thế nào anh cũng sống qua ngày đoạn tháng được. Nhưng còn lũ người đó, họ sẽ đi tìm anh, sẽ ra bến hỏi dò. Không, phải đánh lạc hướng mới được. Làm cho họ tưởng rằng anh đã chết. Và lúc đó anh sẽ được tự do, hoàn toàn tự do. Tưởng tượng tới lúc nhà Bớc-tơn đi tìm xác anh, Ác-tơ cười thầm. Thật là một trò cười !
Anh lấy mảnh giấy nhỏ và viết ngay ý nghĩ của mình.
" Tôi đã tin ông như đã tin Đức chúa Lời. Nhưng Đức chúa Lời chỉ là một tượng đất, đập một búa là tan, còn ông thì ông đã lừa dối tôi suốt đời ".
Ác-tơ gập mảnh giấy lại đề tên Mông-ta-ne-li, và lấy một mảnh giấy khác viết :
" Tìm xác tôi ở bến Đác-xen-na"
Rồi anh đội mũ, bước khỏi phòng. Qua nức ảnh mẹ, anh lướt nhìn, nhún vai cười khẩy. Chính mẹ cũng lừa dối anh kia mà !
Anh bước nhẹ nhàng qua hành lang, đẩy chốt cửa và ra đến cầu thang gác lớn và tối tăm lát bằng đá hoa mà cứ mỗi khi có tiếng sột soạt lại âm vang lên. Thang gác há rộng miệng dưới chân anh như một vực thẳm đen sì. Ác-tơ rón rén bước qua sân để khỏi đánh thức ông già Gian Ba-tit-stơ đang ngủ ở nhà dưới. Trong kho củi ở cuối vườn có một chiếc cửa sổ chấn song nhỏ. Cửa sổ trông ra kênh đào và ở cách mặt đất chừng một thước hai. Ác-tơ chợt nhớ rằng chấn song cửa sổ han gỉ đã gãy mất một bên, chỉ cần lay nhẹ là có thể phá được một lỗ vừa lọt người chui.
Nhưng chấn song lại chắc hơn là anh tưởng. Anh lay đến sướt da và rách cả tay áo. Nhưng có hề chi. Anh nhìn ra phố, không một bóng người. Kênh đào đen ngòm và lặng ngắt trông như một cái hang khủng khiếp chạy ngoằn ngoèo giữa hai bức tường trơn dựng đứng.
Thế giới trước mắt mà anh chưa bước chân tới có thể là 1 hố sâu mù mịt , nhưng trong thế giới ấy chưa chắc đã nhiều đê tiện và nhơ nhốc như ở sau lưng anh . Ko thương tiếc gì nữa , ko nhìn lại làm gì nữa . Đó là 1 thế giới nhỏ nhen , ôn dịch , thối nát , đầy lừa lọc đê hèn và lường gạt bỉ ổi - đó là 1 vũng bùn lầy nước đọng thối tha , nông cạn đến nỗi 1 người cũng ko thể trẫm mình ở đó được .
Áctơ men theo bờ kênh , rồi rẽ về phía quảng trường nhỏ cạnh cung điện Mêđitri. Chính nơi đấy Giêma đã chạy đến đón anh và hớn hở chìa 2 tay cho anh . Những bậc đá ướt nối dài xuống tận mặt nước còn đó. Toà pháo đài cau có nhìn xuống dòng nước bẩn thỉu còn đây . Cho đến nay anh vẫn ko ngờ nó thấp lùn , ti tiện như vậy .
Dọc theo những đường phố chật hẹp , Áctơ đi tới bến tàu Đácxenna. Anh ném mũ xuống nước. Khi họ mò tìm xác ắt sẽ thấy chiếc mũ. Anh men theo bờ biển, và suy nghĩ lung tung ko biết nên làm gì nữa .Bây giờ phải tót lên chiếc tầu nào đó.Nhưng ko dễ.Chỉ còn cách duy nhất là rẽ về phía con đê chắn sóng Mêđitri cao lớn và lâu đời kia.Ở tận cuối chân đê có 1 quán rượu tồi tàn . May ra vớ được 1 gã thuỷ thủ nào mình có thể đút lót được.
Nhưng cửa bến tàu khoá mất rồi . Làm thế nào qua được, mà lại thoát khỏi tay lính đoan nữa ? Với số tiền ít ỏi ko thể nghĩ tới chuyện hối lộ để tráo qua cửa bến lúc ban đêm được , nhất là lại ko có hộ chiếu . Hơn nữa lính đoan cũng có thể nhận ra anh .
Khi Áctơ đảo qua trước mặt tượng đài " Bốn người Môrơ " bằng đồng đen , phía bên kia đường , từ 1 ngôi nhà cổ lỗ , 1 người mở cửa lù lù bước ra . Người ấy đi về phía cầu.Áctơ vội lẩn vào bóng tối, nép mình vào bệ tượng đen ngòm , len lén nhìn ra.
Đó là 1 đêm xuân ấm áp , trời đầy sao.Sóng vỗ vào kè đá và xô tới gần các bậc đá thành những xoáy nước xinh xinh với một tiếng rì rào êm ái giống như 1 tiếng cười. Đâu đây , 1 đoạn xích sắt từ từ đưa võng , kêu kẽo kẹt. Một chiếc cần trục lớn buồn rầu đứng sững trong đêm tối . Dưới bầu trời đầy sao lấp lánh in bóng những làn mây như những vòng hạt trân châu , là 4 người nô lệ bị gông cùm đang vật lộn và vươn lên phản đối số phận tàn nhẫn 1 cách kịch liệt nhưng tuyệt vọng.
Người ấy bước loạng choạng trên bờ biển , vừa đi vừa nghêu ngao 1 bài hát Anh rẻ tiền . Chắc là 1 tay thuỷ thủ vừa nhậu nhẹt ở quán rượu về. Chung quang chẳng có 1 ai . Khi người đó tới gần , Áctơ ra đứng ở giữa đường. Người thuỷ thủ ngừng hát , chửi đổng 1 câu rồi đứng lại.
Áctơ nói tiếng Ý :
- Tôi muốn nói chuyện với anh . Anh có hiểu ko ?
Người kia lắc đầu :
- Đằng ấy nói y a y ô , đây chẳng hiểu gì hết.- Rồi hắn quay lại và nói ấm ớ tiếng Pháp , hỏi bằng 1 giọng bực tức : - Đằng ấy muốn gì ? Tại sao đằng ấy lại chắn lối tớ đi ?
- Anh vào chỗ tối kia 1 lúc, Tôi cần nói chuyện với anh.
- Úi chao ! Vào chỗ tối à ! Đằng ấy có thủ dao găm ko đấy ?
0 Ko , ko ai thủ dao găm làm gì ! Anh ko thấy tôi đang cần giúp đỡ đây ư ? Tôi sẽ biếu anh tiền.
- Sao ? Cái gì ? Ừ mà đằng ấy diện kẻng nhỉ!- Người thuỷ thủ nói như vậy bằng tiếng Anh , rồi bước vào bóng tối , tựa lưng vào hàng rào chắn quanh tượng đài.
- Nào ! - Hắn lại nói bằng thứ tiếng Pháp chối tai ấy - Đằng ấy muốn gì ?
- Tôi muốn đi khỏi nơi này.
- À ra thế ! Chuồn hả ? Đằng ấy muốn tớ chở lậu chứ gì ? Giở trò gì rồi hả ? Mổ bụng thằng nào rồi ? Ông bạn ngoại quốc đếch nào ở đây cũng vậy. Thế đằng ấy định tẩu đi đâu ? Chắc chả đi vào bốt cảnh sát nhỉ ?
Hắn cười hềch hệch và nháy Áctơ :
- Anh ở tàu nào ?
- Tàu Cáclốtta. Từ LIvoócno đi Buênốt Airét . Chở da thú về bên này và chở dầu ăn sang bên kia. Tàu kia kìa ! - Và hắn trỏ tay về phía đê chắn sóng - Tàu cà là khổ hết sức.
Buênốt Airét à ! Vậy anh giấu tôi trên tàu anh nhé.
-Đằng ấy cho bao nhiêu ?
- Ko nhiều đâu. Chỉ còn vẻn vẹn mấy đồng paôlô thôi.
- Ko được.Dưới 5 chịch là đây ko màng.Diện kẻng như đằng ấy thế là đã hời rồi.
-Anh nói diện kẻng nghĩa là làm sao ? Nếu anh thích bộ quàn áo của tôi , tôi có thể đổi cho anh.Nhưng tiền thì tôi chỉ có thế , ko thể nào biếu anh hơn được.
-Đằng ấy có cái đồng hồ kia.Đưa đây!
Áctơ rút ra chiếc đồng hồ bỏ túi vàng kiểu phụ nữ , chạm trổ và tráng men rất tinh vi , có 2 chữ tắt "G.B" ở nắp sau.Đấy là đồng hồ của mẹ anh , nhưng bâu giờ điều đó cũng còn nghĩa lý gì nữa đâu !
Người thuỷ thủ liếc nhìn , kêu lên :
-A!Xoáy được chứ gì ? Đưa xem nào !
Áctơ rụt tay lại :
-Không . Chưa bước xuống tàu thì chưa thể trao được.
- Té ra cũng lõi đời nhỉ ? Nhưng đánh cuộc này : chắc đằng ấy lần đầu tiên phải ba đào nhỉ ? Đúng ko ?
-Đó là chuyện của tôi.Kìa , lính gác đã đến!
Hai người nồi núp sau tượng đài, chờ cho lính gác đi qua. Rồi người thuỷ thủ đứng dậy, bảo Áctơ đi theo vừa bước vừa cười hềnh hệch một mình.Áctơ im lặng và theo sau.
Người thuỷ thủ dẫn anh trở lại quảng trường nhỏ bé và méo mó cạnh cung điện Mêđitri và dừng lại trong xó tối. Hắn nói ồ ồ , và tưởng chừng như thế là khẽ lắm .
-Đằng ấy đợi đây kẻo lính nó trông thấy.
-Anh định làm gì ?
-Đi tìm cho đằng ấy 1 bộ cánh khác.Tay áo vấy máu thế kia thì đưa đằng ấy xuống tàu làm sao được.
Áctơ nhìn tay ái bị chấn song xé rách , cánh tay bị sướt , máu thấm ra tay áo.Chắc vì thế người thuỷ thủ nọ cho anh là 1 kẻ giết người. Cũng chẳng sao ! Hắn cho mình là ngươid thế nào , điều đó bây giờ cũng chẳng can hệ gì nữa!
Phút chốc người thuỷ thủ đã trở lại.Hắn tỏ vẻ đắc ý , nách cắp 1 gói nhỏ.
Hắn thì thào :
- Thay đi , nhanh lên.Đã đến giờ xuống tàu rồi mà lão Do Thái bán đồ cũ cứ bắt mặc cả mãi đến nửa tiếng đồng hồ.
Áctơ thay quần áo.Anh bất giác rùng mình ghê sợ khi chạm tay phải chiếc áo cũ. Nhưng may sao , chiếc áo tuy thô cứng nhưng cũng còn khá sạch sẽ .Khi anh bước ra chỗ sáng , người thuỷ thủ nhìn anh với bộ điệu nghiêm trang của người say rượu và gật đầu ưng ý.
Hắn nói :
-Được đấy!Đi thôi ! Khe khẽ chứ nhé!
Áctơ nhặt lấy chiếc áo vừa thay ra.Anh bước theo người thuỷ thủ qua những kênh đào ngoắt ngoéo , những ngỏ hẻm khúc khuỷu , đen tối giữa những xóm nhà lụp sụp thời Trung cổ , nơi mà những người Livóocnô gọi là " Vênêtxia mới ".Giữa những căn nhà điêu tàn và những mảnh sân nhếch nhac, giữa 2 đường hào sâu hôi thối , đây đó 1 toà lâu đài cũ kĩ và âm thầm còn ngạo nghễ vươn lên 1 cách cô độc , hoài công phí sức giữ lấy vẻ uy nghiem cổ kín xa xưa . Mấy ngõ hẻm này là sào huyệt của trộm cướp , giết người và buôn lậu; mấy ngõ hẻm khác là thế giới của khốn khổ và bần cùng.
Người thuỷ thủ dừng bước cạnh chân cầu nhỏ.Hắn đảo mắt nhìn quanh rồ bước xuống bậc đá, đi về phía bến thuyền chật hẹp.Dưới cầu , dập dềnh 1 chiếc thuyền nát , bẩn thỉu.Hắn sỗ sàng ra lệnh cho Áctơ nhảy xuống nằm tận đáy thuyền , rồi tự cầm lấy mái chèo , bơi về phía cửa bến.Áctơ nằm im thin thít trên ván thuyền trơn ướt. Giấu mình dưới mớ quần áo cũ người thuỷ thủ vừa quẳng lên người anh , Áctơ lét nhìn những mái nhà và những đường phố quen thuộc.

Thuyền bơi qua cầu tớip hần kênh đào nằm dưới 1 pháo đài đồ sộ. Những bức tường thành , dưới rộng trên thót lại thành những tháp canh chật hẹp và âm thầm , sừng sững nhô lên mặt nước. Cách đây mấy tiếng đồng hồ, đối với anh , những bức tường ấy kiên cố và đáng sợ biết bao ! Nhưng giờ đây...Nằm dưới đáy thuyền anh cười lên khe khẽ.
Người thuỷ thủ thì thào :
- Im đi ! Che đầu lại cho kín. Nhà đoan ở ngay cạnh đây này.
Áctơ kéo mớ quần áo cũ lên che kín đầu.Chiếc thuyền dừng lại trước hàng cột có xích sắt giằng lại với nhau , chắn ngang mặt kênh nhỏ hẹp giữa nhà đoan với pháo đài. Một gã viêc chức nhà đoan đang ngái ngủ, cầm đèn bước ra khỏi nhà , vừa ngáp vừa nói chõ xuống nước:
- Cho xem hộ chiếu.
Người thuỷ thủ đưa giấy tờ lên cho y xem. Áctơ cố gắng nín thở lắng nghe.
Gã viên chức nhà đoan càu nhàu:
- Về tàu lúc nửa đêm gà gáy này mới thật đúng giờ chứ nhỉ ! Lại đi bê tha trác táng về phải ko ? Cái gì trong thuyền kia?
- Quần áo cũ. Vừa đi mia rẻ về đấy mà.
Vừa nói người thuỷ thủ vừa giơ chiếc gilê của Áctơ lên cho gã viên chức nhà đoan xem. Y hạ thấp đèn, cúi xuống căng mắt nhìn.
- Thôi được. Cho đi.
Y cất gióng gỗ lên và chiếc thuyền nhè nhẹ bập bềnh trôi qua mặt nước đen ngòm và đang dâng lên. Di được 1 quãng ngắn Áctơ ngồi dậy, tung mớ quần áo cũ ra.
Người thuỷ thủ thì thào :
- Đây, tàu tớ đây rồi.Cứ theo tớ, nhưng cốt nhất phải ngậm tăm ko được nói gì.
Hắn leo lên boong của con quái vật khổng lồ đen sì ấy. Vừa leo hắn vừa khẽ mắng Áctơ " kẻ trên cạn hậu đậu ", mặc dù Áctơ ko đáng trách như vậy hơn ai hết, vì xưa nay anh rất khéo léo và nhanh nhẹn. Hai người lò rò lách giữa những đống dây cáp và những máy móc tối thui rồi lần mãi đến 1 cửa hầm tàu. Người thuỷ thủ khẽ mở nắp hầm.
Hắn rỉ tai Áctơ :
- Bò xuống ! Tớ lại ngay bây giờ.
Hầm tàu ẩm ướt, vừa tối , lại vừa ngột ngạt ko chịu được. Áctơ thốt nhiên lùi lại, nghẹn họng vì mùi da tươi và dầu thối. Nhưng nhớ ngay tới hầm ngục tối, anh nhún vai , bước xuống bậc thang. Có lẽ cuộc sống đâu đâu cũng như vậy : thối tha , ghê tởm , lúc nhúc giòi bọ , đầy bí hiểm nhơ nhuốc và ngoắt ngoéo tối tăm. Nhưng cuộc sống là cuộc sống - và vẫn phải tìm lấy ở cuộc sống tất cả những gì còn là có thê có ích hơn cả.
Mấy phút sau , người thuỷ thủ trở lại , tay mang 1 vật gì mà Áctơ ko nhìn rõ vì trời tối.
- Nào ! Bây giờ đằng ấy đưa tiền và đồng hồ đây.Nhanh lên !
Lợi dụng hầm tối Áctơ bớt lại mấy đồng tiền.
Anh nói :
- Có gì mang cho tôi ăn với. Tôi đói lắm rồi.
-Mang tới rồi. Đây , cầm lấy.
Người thuỷ thủ trao cho anh một bình nước , mấy miếng bánh quy rắn như đá và 1 mẩu thịt lợn muối.
- Thế này nhé. Sáng mai lính đoan sẽ lên khám tàu. Chui vào cái thùng rỗng này mà núp. Nằm im như chuột ấy , ra khơi hẵng hay. Khi nào bò ra được, đây sẽ báo cho biết. Để cho chúa tàu nó trông thấy thì đừng có trách. Thế thôi! Chưa làm đổ bình nước chứ ! Chào đằng ấy nhé !
Nắp hầm đóng sập lại. Áctơ tìm chỗ chắc chắn đặt bình nước quý giá. Leo lên 1 chiếc thùng rỗng , anh mở thịt muối và bánh quy ra ăn. Rồi anh nằm cuộn tròn trên sàn bẩn; và, từ thuở nhỏ đến giờ, lần đầu tiên anh đi ngủ ko đọc kinh. Chuột chạy quanh mình anh trong đêm tối. Nhưng dù tiếng chuột rúc rích thâu đêm , dù con tàu ngả nghiêng trên mặt sóng, dù là mùi dầu lợm mửa , dù là ngày mai những cơn say sóng đang chờ đợi , anh vẫn say sưa trong giấc ngủ ngon lành. Tất cả những cái đó càng ko làm cho anh xao xuyến, cũng như những thần tượng uy nghiêm mà hôm qua anh còn cúi lạy tôn thờ, thì nay chúng đã bị vứt bỏ, bị đập vỡ tan tành và ko còn làm cho lòng anh rạo rực nữa.

tinhbanvatoi

Phần Thứ Hai
MƯỜI BA NĂM SAU

chuơng I

Một chiều tháng 7 năm 1846 ở Phôlơrăngxơ , 1 số người quen biết cùng nhau nhóm họp tại nhà giáo sư Phabơritxi để bàn bạc kế hoạch công tác chính trị sắp tới.
Một vài người thuộc Đảng Mátdini nhất định đòi ít nhất fải thành lập 1 nước Cộng hoà dân chủ và fải thống nhất nước Ý. Còn những nguêòi khác thì thuộc phái quân chủ lập hiến và phái tự do nhiều màu sắc khác nhau . Nhưng tất cả đèu giống nhau ở 1 điểm là bất mãn với cơ quan kiển duyệt của Tôxcan . Vị giáo sư nổi tiếng Phabơritxi triệu tập cuộc họng với hy vọng rằng , khi thảo luận vấn đề này may ra sẽ ko nảy sinh cãi lộn giữa đại diện các phe phái.
Từ khi Giáo hoàng Piô IX lên ngôi , tuyên bố đại xá cho tù chính trị tại các lãnh địa của Giáo hoàng tới nay mới được 2 tuần lễ , mà làn sóng tự do chủ nghĩa do sự kiến vang dội ấy gây ra đã lan tràn khắp nước Ý. Ở Tôxcan , lênhk đại xá của Giáo hoàng đã tác động đến cả chính phủ. Giáo sư Phabơritxi và 1 số lãnh tụ các chính đảng ở Phơlôrăngxơ cho rằng đó là cơ hội thuận lợi hơn cả đẻ đòi cải cách luật báo chí.
Khi nghe nói thế , nhà soạn kịch Lêga phát biểu :
- Lẽ dĩ nhiên , chừng nào chưa sửa đổi luật báo chí hiện hành thì chưa thể xuất bản báo được. Phải hoãn số báo đầu tiên lại. Nhưng có lẽ chúng ta cũng có cơ hội khiến cho 1 số các bài châm biếm có thẻ lọt lưới kiểm duyệt được. Chúng ta càng làm sớm được điều đó bao nhiêi thì càng chóng sửa đổi được luật báo chí bấy nhiêu.
Ngồi trong phòng đọc sách của giáo sư Phabơritxi , nhà soạn kịch Lêga trình bày quan điểm lập trường của mình mà theo ý ông , những nhà văn tự do phải theo trong lúc này .
Một người tham dự buổi họp , nhà luật sư tóc bạc, bắt đầu phát biểu với 1 giọng kéo lê thê :
- Hiển nhiên là chúng ta fải cướp ngay thời cơ. Sau này ko thể có những điều kiện thuận lợi như thế để tiến hành những cải cách ra trò được . Nhưng chắc gì những bài châm biếm đã làm nên chuyện. Nó chỉ có thể chọc tức và làm cho chính phủ hoảng sợ thôi chứ ko thể giúp ta tranh thủ được chính phủ. Mà tranh thủ được chính phủ mới chính là điều chúng ta định đạt tới. Nếu nhà đương cục có cảm tưởng chúng ta là những kẻ phiến động nguy hiểm thì chúng ta ko thể nào có được sự hiệp trợ của họ.
- Vậy ông định thế nào ?
- Phải đề ra yêu sách.
- Yêu sách Đại công tước ư ?
- Phải , yêu sách mở rộng quyền tự do báo chí.
Một người nước da sẫm , vẻ mặt sắc sảo , ngồi cạnh cửa sổ , nhìn nhà luật sư , cười khẩy và nói :
- Ông đi yêu sách chắc được nhiều kết quả lắm nhỉ ! Tôi tưởng rằng vụ Rentxi đã chữa cho ông thoát khỏi những ảo tưởng ấy rồi.
- Thưa ngài ! Về chuyện chúng ta ko ngăn cản được việc Renxti bị bắt giao cho Giáo hoàng, tôi cũng rất lấy làm tiếc ko kém gì ngài . Tôi ko muốn làm mếch lòng các quý vị có mặt ở đây , nhưng dù sao tôi vẫn nghĩ rằng sở dĩ chúng ta thất bại trong việc này , chủ yếu là do 1 số người trong chúng ta đã sốt ruột và nóng nảy , mà nếu ở cương vị tôi , tôi đã ko vội quyết định...
Người da sẫm cắt ngang 1 cách sỗ sàng :
-Nghĩa là ông sẽ do dự như dân Piêmôntê chứ gì ? Tôi ko hiểu ông thấy sốt ruột và nóng nảy ở chỗ nào. Cóp hải những yêu sách rụt rè mà chúng ta cứ ra hết cái này đến cái khác hay ko ? Có lẽ ở Tôxcan hoặc Piêmôntê người ta mới cho cái đó là nóng nảy , chứ ở Napôli thì ko ai nghĩ như thế cả.
Người miến Piêmôntê cũng chẳng chịu lép :
- May thay, chỉ Napôli mới có thứ nóng nảy của Napôli mà thôi.
Giáo sư Phabơritxi xen lời :
- Thôi , thôi , xin các ông. Tập quán của người Napôli và Piêmôntê đều có cái hay riêng. Nhưng hiện nay chúng ta đang ở Tôxcan mà tập quán Tôxcan là nắm chắc công việc trước mắt. Ông Gơrátxini tán thành yêu sách , mà ông Gali thì fản đối. Vậy ý kiến bác sĩ Ricácđô thế nào ?
- Tôi thấy yêu sách cũng chẳng có gì hại cả và nếu ông Gơrátxini thảo ra yêu sách thì tôi rất vui lòng ký tên ngay. Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng , nếu chỉ yêu sách ko thôi thì chẳng kết quả bao nhiêu. Tại sao chúng ta lại ko có thể vừa đề ra yêu sách lại vừa cho xuất bản cả các bài châm biếm ngắn ?
Gơratxini nói :
- Dễ hiểu thôi , là vì các bài châm biếm ngắn ấy sẽ làm cho chính phủ hẳn học chúng ta và ko chấp nhận yêu sách của chúng ta.
Người miền Napôli đứng bật dậy , tiến tới cạnh bàn :
- Có các bài báo ấy hay ko , chính phủ cũng ko đếm xỉa tới yêu sách đâu. Thưa các vị , các vị đã đi lầm đường rồi! Thoả hiệp với chính phủ là vô ích. Chúng ta phải kêu gọi nhân dân vùng dậy.
- Việc ấy nói thì dễ , nhưng làm thì khó. Ông định làm gì để kêu gọi nhân dân ?
- Hỏi ông Gali điều ấy thì thật vớ vẩn. Tất nhiên là trước hết ông ấy sẽ đánh vỡ đầu viên kiểm duyệt ra!
Gali vững vàng đáp lại :
- Không phải thế đâu. Các ông cứ tưởng rằng người miền Nam chúng tôi thì chẳng có lý lẽ gì khác ngoài dao găm hay sao ?
- Vậy ông bảo nên làm thế nào ? Thưa các vị , hãy im lặng 1 chút để nghe ong Gali trình bày 1 kiến nghị.
Mọi người từ nãy tới giờ túm 5 tụm 3 ở các góc phòng bây giờ quây lại quanh bàn để nghe Gali nói. Nhưng ông ta giơ 2 tay tỏ vẻ muốn thanh minh :
- Không , thưa các vị, ko phải là kiến nghị mà chỉ là 1 ý kiến thôi. Tôi cho rằng sự hân hoan hiện nay về việc Giáo hoàng mới tấn phong có chứa đựng 1 nguy cơ thực tế. Giáo hoàng theo 1 đường lối chính trị mới , ban ra lệnh đại xá và do đó , làm cho nhiều người kết luận rằng mọi người dân nước Ý chúng ta , ai ai cũng fải đổ xô vào lòng giáo hoàng để được ngài dẫn tới " miền đất hứa ". Bản thân tôi cũng thán phục Giáo hoàng ko kém người khác. Đại xá - đó là 1 nước cờ cao!
Gơrátxini khinh bỉ tiếp luon :
- Được tán tụng như thế chắc Đức Thánh Cha cũng mát ruột lắm....
Đến lượt Ricácđô ngắt lời :
- Thôi đi , ông Gơrátxini ! Để ông ấy nói hết đã! Lạ thật , sao ông với ông Gali lúc nào cũng cứ cào cắn nhau như chó với mèo ấy!...Nào , ông Gali , ông cứ nói tiếp đi.
Ông người Napôli lại nói :
- Ý kiến là tôi như thế này. Tôi chắc rằng Đức Thánh Cha làm như thế là xuất phát từ những ý định tốt đẹp. Còn như Đức Thánh Cha có thể cải cách rộng rãi đến mức nào - đó lại là vấn đề khác. Bây giờ thì mọi việc đều đang thuận buồm xuôi gió cả. Vì thế , bọn phản động trên khắp nước Ý sẽ ngồi yên chừng một hai tháng, chờ cho cơn sốt hân hoan nguội dần đi sau khi ân xá . Nhưng chưa chắc chúng đã chịu để mất quyền lực mà ko có 1 phản ứng nào. Theo tôi thì : đến giữa mùa đông , những bọn Giêduýt , Grêgoariêng , Xanphêđích và cả bè lũ chúng sẽ bày ra mọi mưu ma chước quỷ mới , rồi tất cả những người ko chịu mua chuộc sẽ bị chúng đưa vào tròng hết.
- Rất có thể là như thế.
- Tốt lắm ! Vậy thì chúng ta có nên cứ gửi hết đơn yêu sách này đến đơn yêu sách khác , và đợi đến lúc Lambruxkini và phe lũ thuyết phục đại công tước bắt chúng ta giao cho chính quyền phái Giêduýt hoặc kéo kỵ binh Áo đến tuần tiễu trên các đường phố và bắt chúng ta phải nằm yên , hay là chúng ta nên đánh phủ đầu , lợi dụng chúng đang tạm thời thất thế mà tấn công trước?
- Trước hết mong ông hãy nói rõ " tấn công trước " là thế nào ?
- Tôi đề nghị trước hết chúng ta tuyên truyền và cổ động có tổ chức để chống lại phái Giêduýt
- Thế nghĩa là tuyên chiến bằng các bài văn châm biếm chứ gì !
-Phải , chúng ta sẽ vạch trần mưu ma chước quỷ của bọn chúng , và kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh chống phái Giêduýt.
- Nhưng ở đây có kẻ Giêduýt nào đâu mà vạch trần ?
- Ko có à ? Thử đợi chừng 3 tháng , rồi các ngài sẽ thấy. Lúc ấy e rằng ko làm gì nổi bọn chúng đâu.
-Phải . Nhưng chắc ông cũng hiểu rằng , nếu muốn động viên nhân dân chống phái Giêduýt thì chúng ta phải nói toạc móng heo ra. Vậy ông làm cách nào để tránh kiểm duyệt ?
- Tôi chẳng cần tránh gì cả. Tôi thách thức cả sự kiểm duyệt nữa.
- Nghĩa là ông sẽ cho xuất bản những bài châm biếm ngắn nặc danh ư ? Chuyện ấy nghe thì hay đấy , nhưng chúng tôi cũng đã từng in sách báo bí mất , chúng tôi biết rằng...
- Ko ! Tôi đề nghị in các bài châm biếm ngắn ấy 1 cách công khai, có đề tên và đề rõ địa chỉ của chúng ta hẳn hoi. Nếu họ có đủ can đảm thì họ cứ việc truy tố.
Gơrátxini kêu lên :
- Thật là 1 chủ trương hết sức điên rồ. Thế có nghĩa là cả gan lao đầu vào hàm sư tử .
Gali gắt ngay :
- Ồ , ông việc gì phải sợ. Chúng tôi cũng chẳng mong ông ngồi tù chuộc tội cho chúng tôi kia mà!

Ricácđô nói :
- Thôi đừng nói quá lời nữa, ông Gali ! Đâu phải vấn đề sợ hay ko sợ. Chúng tôi cũng như ông , sẵn sàng ngồi tù nếu có lợi cho sự nghiệp của chúng ta. Nhưng nếu vì những chuyện ko đâu mà dấn thân vào chỗ hiểm nghèo thì lại thật quá ngây thơ. Tôi muốn bổ sung vào kiến nghị vừa rồi.
- Bổ sung gì ?
- Tôi tưởng có thể nghĩ cách đấu trang với phái Giêduýt mà khoit đụng chạm đến cơ quan kiểm duyệt.
- Tôi ko hiểu ông định làm thế nào?
- Có thể tìm cách nguỵ trang những ý kiến mà chúng ta phát biểu , dùng cách nói quanh co để...
-....Để viên kiểm duyệt ko hiểu được chăng ? Nhưng ông tưởng rằng bất cứ người thợ thủ công hoặc 1 công nhân nghèo khổ và trình độ học thức thấp nào cũng đoán hiểu được đúng ý nghĩa của những bài ông viết hay sao ? Như thế là ko sát thực tế lắm đâu.
Giáo sư Phabơritxi quay sang 1 người vai rộng , râu rậm màu nâu , ngồi cạnh ông , hỏi :
- Ông Máctini , ý kiến ông thế nào ?
- Cho tới khi chưa có nhiều sự việc thực tế thì tôi chưa muốn phát biểu vội. Phải thí nghiệm độ vài lần xem kết quả ra sao dã.
- Còn ông , ông Sáccôni ?
- Tôi muốn nghe xem ý kiến bà Bôla thế nào , vì ý kiến của bà thường rất có giá trị.
Mọi người đều dồn mắt về phía 1 người đàn bà duy nhất trong phòng. Bà ngồi trên ghế xô pha, tay chống cằm , im lặng nghe tranh luận. Cặp mắt vốn đen , sâu thẳm và nghiêm nghị của bà bây giờ đang ánh lên 1 tia giễu cợt.
Bà nói :
- Tôi e rằng ý kiến của tôi khác hẳn ý kiến các ông/
Ricácđô xen lời :
- Thường là thế đấy , nhưng khốn nỗi , ý kiến của bà lại thường là đúng.
- Tôi hoàn toàn đồng ý rằng chúng ta phải đấu tranh với phái Giêduýt bằng cách này hay cách khác. Thứ vũ khí này ko dùng được ta dùng thứ khác . Nhưng , thách thức bọn chúng thì chưa đủ , mà lẩn tránh kiểm duyệt lại cũng rất khó khăn...Còn yêu sách thì chỉ là 1 trò trẻ con.
Vẻ mặt hết sức trịnh trọng , Gơratxini nói :
- Thưa bà , tôi mong rằng bà ko đề nghị những thủ đoạn chém giết chứ ?
Nghe câu ấy , Máctini phải đưa tay lên rứt bộ râu rậm , còn Gali thì phá lên cười. Ngay cả người thiếu phụ nghiêm trang kia cũng phải tủm tỉm cười .
Bà nói :
- Các ông hãy tin rằng , nếu tôi là kẻ hung hãn đến như thế , thì chắc hẳn tôi ko đến nỗi ấu trĩ mà đem ra nói công khai ở đây. Thứ vũ khí lợi hại nhất mà tôi biết là sự giễu cợt. Nếu chúng ta đả lích được phái Giêduýt 1 cách sâu cay , làm cho nhân dân chê cười bọn chúng cùng với những tham vọng của bọn chúng , thì chúng ta sẽ thằng mà ko fải đổ máu.
Phabơritxi tiếp lời :
- Tôi thấy bà nói đúng. Nhưng tôi ko hiểu bà sẽ thực hiện bằng cách nào.
Máctini hỏi :
- Tại sao chúng ta lại ko thực hiện được việc đó? Một bài báo châm biếm dễ lọt lưới kiểm duyệt hơn là 1 bài báo nghiêm trang. Nếu có phải nói bóng gió xa xôi thì ngay trong những câu hái hước có vẻ ngớ ngẩn ấy , người đọc thông thường vẫn có thể tìm ra nghĩa kép 1 cách dễ dàng hơn là hiểu nội dung 1 bài luận văn khoa học hoặc kinh tế ?
- Thưa bà , như vậy ý kiến của bà là chúng ta phải xuất bản những sách châm biếm nhỏ hoặc ra 1 tờ báo hài hước chứ gì ? Tôi dám chắc rằng rốt cục cơ quan kiểm duyệt cũng chẳng bỏ qua đâu.




Ý của tôi ko hẳn phải là một loại nào trong 2 loại ấy. Nếu chúng ta in và bán rẻ hoặc phát ko những tờ truyền đơn châm biếm bằng thơ hoặc bằng văn xuôi thì rất có lợi . Nếu chúng ta lại tìm được 1 hoạ sĩ giỏi nào hiểu được ý chúng ta thì chúng ta có thể còn in những tờ truyền đơn có minh hoạ nữa.
- Nếu ý đó được thực hiện thì thật tuyệt diệu.Nhưng đã chủ trương làm thì phải làm cho ra trò. Chúng ta cần có 1 nhà châm biếm hạng nhất.Vậy tìm đâu ra ?
Nhà soạn kịch Lêga nói thêm :
-Các vị thừa hiểu rằng số đông chúng ta đều là những nhà văn cừ khôi cả. Tôi hết sức tôn trọng cử toạ ở đây. Nhưng tôi e rằng chúng ta mà đóng vai khôi hài thì chẳng khác gì con voi nhay điệu tanrantenla cả thôi.
- Tôi ko hề nói rằng tất cả chúng ta đều phải đi làm 1 việc ko hợp với khả năng của mình. Tôi chỉ nói rằng chúng ta phải cố tìm cho được 1 nhà châm biếm thật sự có tài , mà ở Ý chắc có. Và phải chuẩn bị đầy đủ quỹ đài thọ cho ông ta. Dĩ nhiên , chúng ta phải hiểu người đó và phải chắc chắn rằng người đó theo đúng hướng của chúng ta.
- Nhưng tìm đâu ra ? Tôi có thể đếm đầu ngón tay tất cả những nhà trào phúng ít nhiều có tài , nhưng đó mà kiếm được người thích hợp. Giútxi chắc chẳng thuận đâu , ông ta cũng quá bận việc rồi . Có 1 hoặc 2 nhà văn Lômbácđia có thể làm được , nhưng họ lại viết bằng phương ngữ Milan.
Gơrátxini nói :
- Hơn nữa , chỉ dùng những biện pháp cao siêu hơn thì mới có tác dụng đối với dân Tôxcan. Nếu dùng hình thức bông đùa mà đề cập tới 1 vấn đề nghiêm trang như vấn đề tự do chính trị và tự do tôn giáo thì e rằng ít nhất người ta cũng cho là chúng ta thiếu " savoir faire " về chính trị. Phơlôrăngxơ ko phải là 1 thành phố mở xưởng kiếm lời như Luân Đôn , mà cũng ko phải là ổ xa hoa đàng điếm như Pari . Nó là thành phố có lịch sử vĩ đại...
Bà Bôla mỉm cười , ngắt lời :
- Thì thành phố Aten cũng thế. Nhưng thành phố này " đã trở thành quá lớn và trở thành quá lười nhác mất rồi , cần phải có 1 con ruồi trâu nó đốt cho thì mới thức tỉnh được họ "....
Bác sĩ Ricácđô đập tay xuống bàn :
- Ruồi trâu ! Thế mà chúng ta quên khuấy đi mất ! Đó chính là người chúng ta đang cần!
- Là ai thế ?
- Ruồi trâu - Phêlitrê Rivarét. Các vị ko nhớ ư ? Ông ta thuộc nhóm Muratôri. Ba năm trước , nhóm ấy đã từng tràn từ tren núi xuống đây.
- Ông biết nhóm ấy ư ? Phải rồi , tôi còn nhớ là ông đã tiễn họ đi Pari!
- Phải, tôi cùng Rivarét đến Livóocnô , rồi ở đó tôi tiễn ông ta đi Mácxây. Ông ta ko muốn ở lại Tôxcan . Ông ta nói rằng khời nghĩa thất bại rồi thì chỉ còn biết cười nữa mà thôi, vì vậy tốt nhất là đi Pari. Chắc ông ta cũng đồng ý với ông Gơrátxini rằng Tôxcan ko fải là chỗ để cười. Nhưng nếu chúng ta mời Rivarét và nếu ông ta biết được hiện đã có điều kiện hoạt động ở Ý thì chắc ông ta sẽ trở về. Điều đó tôi có thể tin chắc.

Ông vừa nói tên là gì nhỉ ?
- Ri-va-rét. Hình như người Bơ-rê-din thì phải. Nói chung là đã từng sống ở Bơ-rê-din. Có lẽ tôi chưa thấy người nào sắc sảo như thế. Lúc bấy giờ ở Li-voóc-nô chúng tôi buồn lắm ! Cứ nghĩ đến Lam-béc-ti-ni đã hy sinh, cũng đủ đau lòng rồi !...Nhưng mỗi khi Ri-va-rét bước vào phòng thì không ai nhin được cười ! Dường như lúc nào ông ta cũng có thể kể mãi được những câu chuyện dí dỏm ! Tôi nhớ nhất là trên mặt ông ta có một vết dao chém rất đáng sợ. Ông ta là người rất kỳ quặc... Nhưng tôi tin rằng những câu chuyện khôi hài của ông ta đã giúp rất nhiều người đau thương lúc đó khỏi tuyệt vọng.
- Có phải ông ta đã viết những bài tiểu luận chính trị trong các báo Pháp ký tên là Le taon ( Le taon : ruồi trâu ) không ?
- Phải, phần lớn những bài báo ngắn và những bài tiểu luận châm biếm. Những kẻ buôn lậu vùng A-pe-nanh gọi ông ta là Ruồi trâu vì miệng lưỡi ông ta cay độc lắm. Và từ đó ông ta lấy cái tên ấy làm biệt hiệu.
Vẫn với giọng trang trọng và chậm rãi, Gơ-rát-xi-ni tham gia bàn luận :
- Tôi cũng có biết qua người ấy. Nhưng tôi không thể nói rằng mọi điều tôi nghe thấy về Ri-va-rét đều là những lời khen ngợi cả. Tất nhiên Ri-va-rét có một trí sắc sảo hấp dẫn bề ngoài nào đó, nhưng tôi có cảm tưởng rằng người ta đã thổi phồng tài cán của ông ta. Rất có thể ông ta không thiếu dũng cảm. Nhưng thanh danh ông ta ở Pa-ri và Viên chưa phải đã là tòan vẹn. Có lẽ ông ta có một cuộc đời đầy phong ba chìm nổi nhưng người ta không hiểu thân thế ông ta ra sao cả. Nghe nói hình như đội thám hiểm Đuy-pơ-rê đã thương hại và thâu nạp ông ta vào đội ở đâu vùng xích đạo Nam Mỹ hoang vu. Lúc ấy ông ta thật là thân tàn ma dại. Theo chỗ tôi biết thì ông ta chưa bao giờ giải thích được rõ rằng tại sao ông ta lưu lạc đến bước ấy. Còn về vụ A-pe-nanh, thì có lẽ không còn ai là người không biết rằng có đủ mọi hạng người phức tạp tham gia cuộc khởi nghĩa thất bại đó. Mọi người đều biết, những kẻ bị xử tử ở Bô-lô-nhơ đều là những kẻ bất lương. chính cống cả. Còn những kẻ đang bỏ trốn thì phẩm chất của nhiều tên trong bọn đó có lẽ cũng chẳng cần nói tới làm gì. Dĩ nhiên, vẫn có vài người thật là có phẩm chất cao quý...
Ri-các-đô ngắt lời Grat-xi-ni, giọng đã có vẻ bực dọc :
- Và những người ấy lại rất thân với nhiều người có mặt tại đây nữa ! Ông Grat-xi-ni ạ, phân biệt tỉ mỉ không vơ đũa cả nắm là những đức tính rất đáng khen, nhưng ông không nên quên rằng những kẻ "kẻ bất lương chính cống" ấy đã hy sinh vì những lý tưởng của mình, thế cũng đủ hơn những cái mà ông hoặc tôi chưa làm được.
Ga-li chêm vào :
- Lần sau hễ có kẻ nào đem những chuyện nhảm nhí ở Pa-ri kể lại với ông thì xin ông nói hộ tôi rằng họ hiểu lầm rất nhiều về đội thám hiểm Đuy-pơ-rê. Tôi có quen người phụ tá của Đuy-pơ-rê tên gọi là Mác-ten. Ông ta kể cho tôi nghe tình đầu, bảo rằng đội thám hiểm đã gặp Ri-va-rét lưu lạc ở nơi nói trên, điều đó đúng. Ri-va-rét đã chiến đấu cho nước cộng hòa Ác-giăng-tin, bị bắt làm tù binh nhưng đã trốn thoát. Sau ông ta cải trang, bôn ba khắp nơi và tìm mọi cách trở về Buênôt Airét. Còn chuyện đội thám hiểm thấy thương hại mà mộ ông vào đội chỉ là một điều hoàn toàn bịa đặt. Thực ra lúc ấy người thông ngôn của đội thám hiểm bị ốm phải trở về nước; những người Pháp thì không hiểu được tiếng địa phương nên họ đề nghị Ri-va-rét giúp làm thông ngôn. Ông ta theo đội thám hiểm đi điều tra các nhánh sông Amadôn suốt ba năm trời. Theo lời Mac-ten, nếu lúc ấy không có Ri-va-rét thì họ không sao hoàn thành được cuộc thám hiểm.
Pha-bơ-ri-xi cũng pha lửng :
- Mặc dù ông ta là người thế nào nhưng đến những nhà thám hiểm từng trải như Mac-ten và Đuy-pơ-rê cũng phải cảm phục thì con người ấy chắc hẳn phải có cái gì xuất sắc. Bà nghĩ thế nào thưa bà ?
- Tôi không biết tí gì về ông ta cả. Khi họ chạy trốn qua Tôs-can thì tôi càng đang ở bên Anh. Nhưng nếu những người bôn ba khắp nơi với Ri-va-rét suốt ba năm trời và cả những đồng chí đã tham gia khởi nghĩa cũng đều nhận thấy ông ta tốt thì tôi thiết tưởng thế là đủ, cần gì phải đếm xỉa tới những xó chợ đầu đường.
Ri-cac-đô nói :
- Về ý kiến các đồng chí của ông ta thì chẳng phải bàn nữa. Từ Mu-ra-tô-ri đến Dăm-béc-ca-ri cho chí những dân miền núi thô lỗ nhất, ai ai cũng hết lòng kính phục ông ta. Ngoài ra ông ta còn là bạn thân của Ooc-xi-ni ( Ooc-xi-ni Phê-li-trê (1819-1858)- Một nhà hoạt động của phong trào giải phóng dân tộc ở Ý, sau khi ám sát hụt vua Napôlêông III của Pháp thì bị xử tử tại Pari ). Mặt khác, cũng đúng là ở Pari người ta bàn tán nhảm nhí đủ điều về ông ta, những kẻ nào thù hằn cá nhân thì sao viết được văn châm biếm về chính trị.
Lê-ga nói :
- Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng hình như khi những người lánh nạn chính trị chạy qua đây đã có lần thấy ông ta. Có lẽ ông ta hơi gù, hơi khập khiễng hoặc là có một tật gì đó.
Nhà giáo sư liền rút ô kéo bàn viết lấy ra một tập giấy, lật hết tờ nọ đến tờ kia rồi nói :
- Hình như tôi có giữ một tờ cáo thị truy nã của sở cảnh sát tả nhận dạng ông ta. Chắc các ông còn nhớ là khi họ chạy trốn lên núi thì đâu đâu cũng dán đầy cáo thị tả nhận dạng họ. Còn lão giáo chủ...tên thằng cha khốn nạn ấy là gì nhỉ ?...À, lão Spi-lô-na ! ( Spi-lô-na - Hồng y giáo chủ, một trong những tay chân đắc lực của giáo hoàng đàn áp rất dã man những người tham gia các cuộc khởi nghĩa 1830-1840 ) Chính lão đã treo giải thưởng lấy đầu nghĩa quân. Về việc này, người ta kể một câu chuyện rất lý thú về Ri-va-rét. Chuyện kể rằng Ri-va-rét mặc một bộ đồ lính cũ đi lang thang khắp nơi, vờ như làm một kỵ binh bị thương đi tìm đồng đội. Đang đi thì đụng ngay phải một đội lính mà Spi-nô-la phái đi lùng bắt ông. Ông ta ngồi suốt ngày với bọn lính trên một chiếc xe, kể cho chúng nghe những chuyện khiếp vía, nào là bọn phiến loạn bắt ông làm tù binh, nào là chúng đưa ông lên sào huyệt ở trên núi và tra tấn ông ghê gớm. Bọn lính có thị tả nhân dạng cho ông xem, thế mà ông cứ điềm nhiên kể cho chúng nghe đủ mọi thứ chuyện hoang đường về tên quỷ sứ ruồi trâu mãi. Đến đêm, khi bọn lính đi ngủ cả rồi, Ri-va-rét đổ một thùng nước lớn vào túi thuốc đạn của chúng, nhét đầy lương thực và đạn vào túi mình rồi tẩu thoát...À, tờ cáo thị ấy đây rồi ! Pha-bơ-ri-xi ngừng chuyện - " Phê-li-trê Ri-va-rét, biệt hiệu Ruồi trâu. Tuổi gần ba mươi. Nguyên quán và gia đình : Không rõ, nhưng có thể là ở Nam Mỹ. Nghề nghiệp : Làm báo. Người thấp. Tóc đen, râu đen, da ngăm ngăm, mắt xanh. Trán cao và vuông. Mũi, mồm, cằm.." À còn nữa : " Đặc điểm chân phải đi khập khiễng, cánh tay trái khòng khoèo, bàn tay trái mất hai ngón. Có vết dao chém trên mặt. Nói lắp". Chỗ này có chú thích thêm : Bắn rất giỏi - khi bắt phải coi chừng".
- Kể cũng thật lạ lùng ! Nhân dạng tả kỹ như thế mà làm sao ông ta vẫn bịp được cả một đội lính ?
- Dĩ nhiên ông ta phải là người gan dạ phi thường nên mới thoát được. Chỉ cần bọn chúng tình nghi một chút là chết ngay. Sở dĩ ông ta thoát được mọi hiểm nghèo là vì ông ta làm ra vẻ ngời nghệch hết sức khéo...Thưa các vị, vậy các vị nghĩ sao ? Té ra nhiều người chúng ta biết rõ Ri-va-rét cả nhỉ ? Thế thì ta viết thư mời ông ta đến giúp chứ ?
Pha-bơ-ri-xi nói :
- Tôi nghĩ trước hết cũng vẫn nên cho ông ta biết kế hoạch của chúng ta và thăm dò xem ông ta có tán thành không.
- Còn phải xem điều gì nữa, cứ nói đến vấn đề đấu tranh chống phái Giê-dúyt là Ri-va-rét tán thành ngay. Tôi chưa thấy người nào chống phá giáo hội kịch liệt như vậy. Về phương diện ấy ông ta thật hăng máu.
- Vậy ông Ri-cac-đô viết thư nhé ?
- Được, tôi sẽ viết. Nhưng để tôi nhớ xem bây giờ ông ta ở đâu đã. Hình như ở Thụy sĩ thì phải. Thật là một con người ham hoạt động : suốt đời bôn ba đây đó. À, thế còn vấn đề các bài báo châm biếm...
Cuộc tranh luận kéo dài và sôi nổi. Khi mọi người sắp sửa giải tán, Mác-ti-ni tiến lại gần người thiếu phụ trầm mặc đó.
- Giê-ma, tôi đưa Giê-ma về nhé.
- Cám ơn Mac-ti-ni. Tôi cũng có việc muốn bàn với anh.
Mác-ti-ni khẽ hỏi :
- Vấn đề địa chỉ lại có gì lôi thôi phải không ?
- Không có gì nghiêm trọng lắm. Nhưng tôi thấy đã đến lúc cần thay đổi đi đôi chút. Tuần này bưu điện có giữ lại hai bức thư. Cả hai đều không có gì cả, và có lẽ ngẫu nhiên họ giữ lại thôi. Nhưng không thể mạo hiểm được. Nếu cảnh sát tình nghi một trong những địa chỉ của chúng ta là lập tức phải đổi ngay tất cả mọi địa chỉ khác.
- Sáng mai tôi sẽ đến chỗ Giê-ma. Bây giờ không nên bàn việc nữa. Trông Giê-ma có vẻ mệt mỏi rồi.
- Tôi không mệt đâu.
- Thế chắc lại lo nghĩ gì rồi ?
- Ồ, không có gì đâu.

tinhbanvatoi

#12
Ý của tôi ko hẳn phải là một loại nào trong 2 loại ấy. Nếu chúng ta in và bán rẻ hoặc phát ko những tờ truyền đơn châm biếm bằng thơ hoặc bằng văn xuôi thì rất có lợi . Nếu chúng ta lại tìm được 1 hoạ sĩ giỏi nào hiểu được ý chúng ta thì chúng ta có thể còn in những tờ truyền đơn có minh hoạ nữa.
- Nếu ý đó được thực hiện thì thật tuyệt diệu.Nhưng đã chủ trương làm thì phải làm cho ra trò. Chúng ta cần có 1 nhà châm biếm hạng nhất.Vậy tìm đâu ra ?
Nhà soạn kịch Lêga nói thêm :
-Các vị thừa hiểu rằng số đông chúng ta đều là những nhà văn cừ khôi cả. Tôi hết sức tôn trọng cử toạ ở đây. Nhưng tôi e rằng chúng ta mà đóng vai khôi hài thì chẳng khác gì con voi nhay điệu tanrantenla cả thôi.
- Tôi ko hề nói rằng tất cả chúng ta đều phải đi làm 1 việc ko hợp với khả năng của mình. Tôi chỉ nói rằng chúng ta phải cố tìm cho được 1 nhà châm biếm thật sự có tài , mà ở Ý chắc có. Và phải chuẩn bị đầy đủ quỹ đài thọ cho ông ta. Dĩ nhiên , chúng ta phải hiểu người đó và phải chắc chắn rằng người đó theo đúng hướng của chúng ta.
- Nhưng tìm đâu ra ? Tôi có thể đếm đầu ngón tay tất cả những nhà trào phúng ít nhiều có tài , nhưng đó mà kiếm được người thích hợp. Giútxi chắc chẳng thuận đâu , ông ta cũng quá bận việc rồi . Có 1 hoặc 2 nhà văn Lômbácđia có thể làm được , nhưng họ lại viết bằng phương ngữ Milan.
Gơrátxini nói :
- Hơn nữa , chỉ dùng những biện pháp cao siêu hơn thì mới có tác dụng đối với dân Tôxcan. Nếu dùng hình thức bông đùa mà đề cập tới 1 vấn đề nghiêm trang như vấn đề tự do chính trị và tự do tôn giáo thì e rằng ít nhất người ta cũng cho là chúng ta thiếu " savoir faire " về chính trị. Phơlôrăngxơ ko phải là 1 thành phố mở xưởng kiếm lời như Luân Đôn , mà cũng ko phải là ổ xa hoa đàng điếm như Pari . Nó là thành phố có lịch sử vĩ đại...
Bà Bôla mỉm cười , ngắt lời :
- Thì thành phố Aten cũng thế. Nhưng thành phố này " đã trở thành quá lớn và trở thành quá lười nhác mất rồi , cần phải có 1 con ruồi trâu nó đốt cho thì mới thức tỉnh được họ "....
Bác sĩ Ricácđô đập tay xuống bàn :
- Ruồi trâu ! Thế mà chúng ta quên khuấy đi mất ! Đó chính là người chúng ta đang cần!
- Là ai thế ?
- Ruồi trâu - Phêlitrê Rivarét. Các vị ko nhớ ư ? Ông ta thuộc nhóm Muratôri. Ba năm trước , nhóm ấy đã từng tràn từ tren núi xuống đây.
- Ông biết nhóm ấy ư ? Phải rồi , tôi còn nhớ là ông đã tiễn họ đi Pari!
- Phải, tôi cùng Rivarét đến Livóocnô , rồi ở đó tôi tiễn ông ta đi Mácxây. Ông ta ko muốn ở lại Tôxcan . Ông ta nói rằng khời nghĩa thất bại rồi thì chỉ còn biết cười nữa mà thôi, vì vậy tốt nhất là đi Pari. Chắc ông ta cũng đồng ý với ông Gơrátxini rằng Tôxcan ko fải là chỗ để cười. Nhưng nếu chúng ta mời Rivarét và nếu ông ta biết được hiện đã có điều kiện hoạt động ở Ý thì chắc ông ta sẽ trở về. Điều đó tôi có thể tin chắc.

Ông vừa nói tên là gì nhỉ ?
- Ri-va-rét. Hình như người Bơ-rê-din thì phải. Nói chung là đã từng sống ở Bơ-rê-din. Có lẽ tôi chưa thấy người nào sắc sảo như thế. Lúc bấy giờ ở Li-voóc-nô chúng tôi buồn lắm ! Cứ nghĩ đến Lam-béc-ti-ni đã hy sinh, cũng đủ đau lòng rồi !...Nhưng mỗi khi Ri-va-rét bước vào phòng thì không ai nhin được cười ! Dường như lúc nào ông ta cũng có thể kể mãi được những câu chuyện dí dỏm ! Tôi nhớ nhất là trên mặt ông ta có một vết dao chém rất đáng sợ. Ông ta là người rất kỳ quặc... Nhưng tôi tin rằng những câu chuyện khôi hài của ông ta đã giúp rất nhiều người đau thương lúc đó khỏi tuyệt vọng.
- Có phải ông ta đã viết những bài tiểu luận chính trị trong các báo Pháp ký tên là Le taon ( Le taon : ruồi trâu ) không ?
- Phải, phần lớn những bài báo ngắn và những bài tiểu luận châm biếm. Những kẻ buôn lậu vùng A-pe-nanh gọi ông ta là Ruồi trâu vì miệng lưỡi ông ta cay độc lắm. Và từ đó ông ta lấy cái tên ấy làm biệt hiệu.
Vẫn với giọng trang trọng và chậm rãi, Gơ-rát-xi-ni tham gia bàn luận :
- Tôi cũng có biết qua người ấy. Nhưng tôi không thể nói rằng mọi điều tôi nghe thấy về Ri-va-rét đều là những lời khen ngợi cả. Tất nhiên Ri-va-rét có một trí sắc sảo hấp dẫn bề ngoài nào đó, nhưng tôi có cảm tưởng rằng người ta đã thổi phồng tài cán của ông ta. Rất có thể ông ta không thiếu dũng cảm. Nhưng thanh danh ông ta ở Pa-ri và Viên chưa phải đã là tòan vẹn. Có lẽ ông ta có một cuộc đời đầy phong ba chìm nổi nhưng người ta không hiểu thân thế ông ta ra sao cả. Nghe nói hình như đội thám hiểm Đuy-pơ-rê đã thương hại và thâu nạp ông ta vào đội ở đâu vùng xích đạo Nam Mỹ hoang vu. Lúc ấy ông ta thật là thân tàn ma dại. Theo chỗ tôi biết thì ông ta chưa bao giờ giải thích được rõ rằng tại sao ông ta lưu lạc đến bước ấy. Còn về vụ A-pe-nanh, thì có lẽ không còn ai là người không biết rằng có đủ mọi hạng người phức tạp tham gia cuộc khởi nghĩa thất bại đó. Mọi người đều biết, những kẻ bị xử tử ở Bô-lô-nhơ đều là những kẻ bất lương. chính cống cả. Còn những kẻ đang bỏ trốn thì phẩm chất của nhiều tên trong bọn đó có lẽ cũng chẳng cần nói tới làm gì. Dĩ nhiên, vẫn có vài người thật là có phẩm chất cao quý...
Ri-các-đô ngắt lời Grat-xi-ni, giọng đã có vẻ bực dọc :
- Và những người ấy lại rất thân với nhiều người có mặt tại đây nữa ! Ông Grat-xi-ni ạ, phân biệt tỉ mỉ không vơ đũa cả nắm là những đức tính rất đáng khen, nhưng ông không nên quên rằng những kẻ "kẻ bất lương chính cống" ấy đã hy sinh vì những lý tưởng của mình, thế cũng đủ hơn những cái mà ông hoặc tôi chưa làm được.
Ga-li chêm vào :
- Lần sau hễ có kẻ nào đem những chuyện nhảm nhí ở Pa-ri kể lại với ông thì xin ông nói hộ tôi rằng họ hiểu lầm rất nhiều về đội thám hiểm Đuy-pơ-rê. Tôi có quen người phụ tá của Đuy-pơ-rê tên gọi là Mác-ten. Ông ta kể cho tôi nghe tình đầu, bảo rằng đội thám hiểm đã gặp Ri-va-rét lưu lạc ở nơi nói trên, điều đó đúng. Ri-va-rét đã chiến đấu cho nước cộng hòa Ác-giăng-tin, bị bắt làm tù binh nhưng đã trốn thoát. Sau ông ta cải trang, bôn ba khắp nơi và tìm mọi cách trở về Buênôt Airét. Còn chuyện đội thám hiểm thấy thương hại mà mộ ông vào đội chỉ là một điều hoàn toàn bịa đặt. Thực ra lúc ấy người thông ngôn của đội thám hiểm bị ốm phải trở về nước; những người Pháp thì không hiểu được tiếng địa phương nên họ đề nghị Ri-va-rét giúp làm thông ngôn. Ông ta theo đội thám hiểm đi điều tra các nhánh sông Amadôn suốt ba năm trời. Theo lời Mac-ten, nếu lúc ấy không có Ri-va-rét thì họ không sao hoàn thành được cuộc thám hiểm.
Pha-bơ-ri-xi cũng pha lửng :
- Mặc dù ông ta là người thế nào nhưng đến những nhà thám hiểm từng trải như Mac-ten và Đuy-pơ-rê cũng phải cảm phục thì con người ấy chắc hẳn phải có cái gì xuất sắc. Bà nghĩ thế nào thưa bà ?
- Tôi không biết tí gì về ông ta cả. Khi họ chạy trốn qua Tôs-can thì tôi càng đang ở bên Anh. Nhưng nếu những người bôn ba khắp nơi với Ri-va-rét suốt ba năm trời và cả những đồng chí đã tham gia khởi nghĩa cũng đều nhận thấy ông ta tốt thì tôi thiết tưởng thế là đủ, cần gì phải đếm xỉa tới những xó chợ đầu đường.
Ri-cac-đô nói :
- Về ý kiến các đồng chí của ông ta thì chẳng phải bàn nữa. Từ Mu-ra-tô-ri đến Dăm-béc-ca-ri cho chí những dân miền núi thô lỗ nhất, ai ai cũng hết lòng kính phục ông ta. Ngoài ra ông ta còn là bạn thân của Ooc-xi-ni ( Ooc-xi-ni Phê-li-trê (1819-1858)- Một nhà hoạt động của phong trào giải phóng dân tộc ở Ý, sau khi ám sát hụt vua Napôlêông III của Pháp thì bị xử tử tại Pari ). Mặt khác, cũng đúng là ở Pari người ta bàn tán nhảm nhí đủ điều về ông ta, những kẻ nào thù hằn cá nhân thì sao viết được văn châm biếm về chính trị.
Lê-ga nói :
- Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng hình như khi những người lánh nạn chính trị chạy qua đây đã có lần thấy ông ta. Có lẽ ông ta hơi gù, hơi khập khiễng hoặc là có một tật gì đó.
Nhà giáo sư liền rút ô kéo bàn viết lấy ra một tập giấy, lật hết tờ nọ đến tờ kia rồi nói :
- Hình như tôi có giữ một tờ cáo thị truy nã của sở cảnh sát tả nhận dạng ông ta. Chắc các ông còn nhớ là khi họ chạy trốn lên núi thì đâu đâu cũng dán đầy cáo thị tả nhận dạng họ. Còn lão giáo chủ...tên thằng cha khốn nạn ấy là gì nhỉ ?...À, lão Spi-lô-na ! ( Spi-lô-na - Hồng y giáo chủ, một trong những tay chân đắc lực của giáo hoàng đàn áp rất dã man những người tham gia các cuộc khởi nghĩa 1830-1840 ) Chính lão đã treo giải thưởng lấy đầu nghĩa quân. Về việc này, người ta kể một câu chuyện rất lý thú về Ri-va-rét. Chuyện kể rằng Ri-va-rét mặc một bộ đồ lính cũ đi lang thang khắp nơi, vờ như làm một kỵ binh bị thương đi tìm đồng đội. Đang đi thì đụng ngay phải một đội lính mà Spi-nô-la phái đi lùng bắt ông. Ông ta ngồi suốt ngày với bọn lính trên một chiếc xe, kể cho chúng nghe những chuyện khiếp vía, nào là bọn phiến loạn bắt ông làm tù binh, nào là chúng đưa ông lên sào huyệt ở trên núi và tra tấn ông ghê gớm. Bọn lính có thị tả nhân dạng cho ông xem, thế mà ông cứ điềm nhiên kể cho chúng nghe đủ mọi thứ chuyện hoang đường về tên quỷ sứ ruồi trâu mãi. Đến đêm, khi bọn lính đi ngủ cả rồi, Ri-va-rét đổ một thùng nước lớn vào túi thuốc đạn của chúng, nhét đầy lương thực và đạn vào túi mình rồi tẩu thoát...À, tờ cáo thị ấy đây rồi ! Pha-bơ-ri-xi ngừng chuyện - " Phê-li-trê Ri-va-rét, biệt hiệu Ruồi trâu. Tuổi gần ba mươi. Nguyên quán và gia đình : Không rõ, nhưng có thể là ở Nam Mỹ. Nghề nghiệp : Làm báo. Người thấp. Tóc đen, râu đen, da ngăm ngăm, mắt xanh. Trán cao và vuông. Mũi, mồm, cằm.." À còn nữa : " Đặc điểm chân phải đi khập khiễng, cánh tay trái khòng khoèo, bàn tay trái mất hai ngón. Có vết dao chém trên mặt. Nói lắp". Chỗ này có chú thích thêm : Bắn rất giỏi - khi bắt phải coi chừng".
- Kể cũng thật lạ lùng ! Nhân dạng tả kỹ như thế mà làm sao ông ta vẫn bịp được cả một đội lính ?
- Dĩ nhiên ông ta phải là người gan dạ phi thường nên mới thoát được. Chỉ cần bọn chúng tình nghi một chút là chết ngay. Sở dĩ ông ta thoát được mọi hiểm nghèo là vì ông ta làm ra vẻ ngời nghệch hết sức khéo...Thưa các vị, vậy các vị nghĩ sao ? Té ra nhiều người chúng ta biết rõ Ri-va-rét cả nhỉ ? Thế thì ta viết thư mời ông ta đến giúp chứ ?
Pha-bơ-ri-xi nói :
- Tôi nghĩ trước hết cũng vẫn nên cho ông ta biết kế hoạch của chúng ta và thăm dò xem ông ta có tán thành không.
- Còn phải xem điều gì nữa, cứ nói đến vấn đề đấu tranh chống phái Giê-dúyt là Ri-va-rét tán thành ngay. Tôi chưa thấy người nào chống phá giáo hội kịch liệt như vậy. Về phương diện ấy ông ta thật hăng máu.
- Vậy ông Ri-cac-đô viết thư nhé ?
- Được, tôi sẽ viết. Nhưng để tôi nhớ xem bây giờ ông ta ở đâu đã. Hình như ở Thụy sĩ thì phải. Thật là một con người ham hoạt động : suốt đời bôn ba đây đó. À, thế còn vấn đề các bài báo châm biếm...
Cuộc tranh luận kéo dài và sôi nổi. Khi mọi người sắp sửa giải tán, Mác-ti-ni tiến lại gần người thiếu phụ trầm mặc đó.
- Giê-ma, tôi đưa Giê-ma về nhé.
- Cám ơn Mac-ti-ni. Tôi cũng có việc muốn bàn với anh.
Mác-ti-ni khẽ hỏi :
- Vấn đề địa chỉ lại có gì lôi thôi phải không ?
- Không có gì nghiêm trọng lắm. Nhưng tôi thấy đã đến lúc cần thay đổi đi đôi chút. Tuần này bưu điện có giữ lại hai bức thư. Cả hai đều không có gì cả, và có lẽ ngẫu nhiên họ giữ lại thôi. Nhưng không thể mạo hiểm được. Nếu cảnh sát tình nghi một trong những địa chỉ của chúng ta là lập tức phải đổi ngay tất cả mọi địa chỉ khác.
- Sáng mai tôi sẽ đến chỗ Giê-ma. Bây giờ không nên bàn việc nữa. Trông Giê-ma có vẻ mệt mỏi rồi.
- Tôi không mệt đâu.
- Thế chắc lại lo nghĩ gì rồi ?
- Ồ, không có gì đâu.





tinhbanvatoi

Phần II - chuơng II

- Kê-ti, bà Bô-la có nhà không ?
- Dạ thưa ông có, bà con đang mặc áo, mời ông vào phòng khách, bà con xuống bây giờ.
Kê-ti đón khách với thái độ thân tình niềm nở đặt biệt của các cô gái vùng Đi-vô-sơ. Mac-ti-ni là một trong những người được Kê-ti đặc biệt quý mến. Mác-ti-ni nói tiếng Anh lẽ dĩ nhiên là như người ở nước ngoài nói tiếng Anh, nhưng nói rất giỏi - khác với mọi người khách, ông không bao giờ ngồi tới một giờ đêm, bàn chính trị oang oang, chẳng kể gì đến sự mệt nhọc của bà chủ. Hơn thế nữa, trong khi bà Bô-la đương gặp lúc đau khổ nhất là con chết, chồng hấp hối thì Mac-ti-ni đã tới Đi-vôn-sơ để giúp đỡ bà . Từ đó trở đi con người cao lớn, vụng về và ít nói đó đối với Kê-ti đã trở thành "người nhà" giống như con Pát - con mèo đen lười biếng đang nằm phục trên lòng ông ta. Còn con Pát thì cũng xem Mac-ti-ni như một thứ đồ đạc gì đó rất có ích trong nhà này. Ông khách này không bao giờ dẫm vào đuôi nó, không thở khói thuốc vào mắt nó và nói chung là một giống vật đi hai chân rất dễ dãi. Ông cư xử đúng như một con người : ông cho phép nó tự do nằm rù rù trên lòng ông; khi ngồi vào bàn ăn, ông luôn nhớ rằng mèo không chỉ thích ngồi nhìn người ta ăn cá. Tình bạn giữa mèo và ông đã có từ lâu. Khi Pát còn là mèo con, thì Mac-ti-ni đã chăm sóc nó, bỏ nó vào giỏ mang từ Anh sang Ý vì lúc đó bà chủ đang ốm không thể chăm nom nó được. Và từ đó trở đi, Pát đã có nhiều dịp để thấy rằng con gấu người vụng về ấy là một người bạn chí tình của nó.
Giê-ma bước vào phòng vừa nói :
- Cả mèo lẫn người cùng ngồi ấm cúng gớm nhỉ ! Dễ thường định ngồi như thế suốt buổi chiều đấy chắc ?
Mac-ti-ni nâng niu mèo ra khỏi lòng. Ông nói :
- Tôi đến sớm xin một cốc nước trà trước khi lên đường. Chỗ Grát-xi-ni hôm nay chắc đông người và ăn kém lắm. Những nhà kiểu cách như thế thường cho ăn uống chẳng ra làm sao.
Giê-ma bật phì cười :
- Úi chà ! Miệng anh cũng ác chẳng kém gì Ga-li. Rõ khổ, bao nhiêu tội vạ đổ lên đầu Grát-xi-ni chưa đủ hay sao mà còn bắt ông ta chịu tội thay cho bà vợ kém đảm đang nữa ! Trà có ngay bây giờ. Kê-ti đặc biệt làm cho anh một ít bánh ga-tô Đi-vôn-so đấy.
- Cô Kê-ti hẳn là tốt rồi, phải không Pát nhỉ ? Với lại, cả Giê-ma cũng tốt nữa, Giê-ma ạ ! Giê-ma đã mặc chiếc áo đẹp mà tôi thích. Thế mà tôi cứ lo Giê-ma quên mất đấy !
- Chiều nực thế này mặc nó hơi nóng, nhưng đã hứa với anh rồi thì phải mặc.
Chả sao đâu, đến Phê-dô-lê sẽ mát hơn nhiều. Giê-ma mặc thứ vải casơmia trắng ấy đẹp lắm. Tôi mang mấy bông hoa đến cho hợp với bộ quần áo đấy.
- Thích quá ! Những bông hồng tuyệt đẹp ! Nhưng để cắm lọ thì tốt hơn. Tôi không thích cài hoa vào áo đâu.
- Lại mê tín rồi !
- Không phải thế đâu. Tôi chỉ sợ mình vô duyên thế này mà cài hoa vào thì chỉ làm cho hoa buồn uổng công suốt tối nay thôi.
- Tôi cũng lo tất cả chúng ta đều buồn uổng suốt cả tối nay, và e rằng những câu chuyện tối nay thế nào cũng sẽ vô duyên không chịu nổi.
- Sao thế ?
- Một phần là bởi hễ Grát-xi-ni mó tới đâu là vô duyên tới đấy, vô duyên như bản thân hắn vậy.
- Chớ nên ghét bỏ người ta như thế ! Đến thăm người ta lại nói xấu người ta như thế mà không biết thẹn à !
- Thưa bà chị, bà chị nói bao giờ cũng đúng. Vậy nói thế này nhé : vô duyên là vì đa số những người nói chuyện thú vị chiều nay lại không đến được.
- Tại sao ?
- Người thì đi vắng, người thì ốm, người thì bận gì đó tôi không rõ nữ. Chắc chỉ còn hai ba vị sứ thần, vài học giả Đức, mấy vương tước Nga là đám người đủ màu sắc ta thường thấy. Ngoài ra còn một hai người trong giới văn học và vài văn võ quan người Pháp. Theo chỗ tôi biết thì chẳng còn ai nữa ngoài một nhà văn châm biếm mới tới. Có lẽ ông ta sẽ đóng vai trò chính.
- Nhà văn châm biếm mới à ? Sao ? Ri-va-rét ấy ư ? Nhưng hình như Grat-xi-ni cũng muốn mọi người gặp vị danh nhân ấy ở nhà mình trước tiên. Chắc Ri-va-rét chưa ngờ tới Grat-xi-ni đối với ông ta như thế nào. Nhưng rồi cũng đoán ra vì ông ta cũng tinh lắm.
- Ông ấy đã đến đây rồi mà tôi không biết nhỉ !
- Mới đến hôm qua...Trà đây rồi. Không, chị đừng đứng dậy, tôi sẽ tự lấu bình trà đến.
Mac-ti-ni cảm thấy không đâu dễ chịu bằng trong phòng khách nhỏ này. Giê-ma đối với anh rất thân mật, chị hoàn toàn không biết rằng đối với anh, chị có một sức hấp dẫn rất lớn, chị lại giản dị và chân thành trong tình đồng chí - tất cả những điều đó chiếu sáng cuộc đời không lấy làm vui vẻ gì của Mac-ti-ni . Mỗi lần Mac-ti-ni thấy buồn tẻ khác thường thì anh lại đến đây ngồi sau giờ làm việc , thường thường là để im lặng nhìn Giê-ma căm cụi khâu vá hoặc chuyện trò. Giê-ma không hỏi gì Mac-ti-ni , mà cũng không biểu lộ một cảm tình nào qua lời nói cả. Tuy vậy, mỗi khi giã từ Giê-ma, Mac-ti-ni vẫn thấy mình hăng hái hơn, yên tâm hơn và cảm thấy, như lời anh nói, "còn có thể sống qua một hai tuần lễ nữa". Giê-ma có tài an ủi hiếm có, mặc dù chị không biết rằng mình có tài ấy. Hai năm trước đây, khi các bạn thân của Mac-ti-ni bị phản bội ở Ca-la-bơ-ri và bị bắn chết như một bầy chó sói, thì lúc ấy chỉ có lòng tin vững mạnh không gì lay chuyển nổi của Giê-ma mới cứu được Mac-ti-ni thoát khỏi tuyệt vọng.
Những ngày chủ nhật, thỉnh thoảng Mac-ti-ni lại đến nhà Giê-ma vào buổi sáng để "bàn việc", nghĩa là, để bàn công tác của Đảng Mat-di-ni mà cả hai đều là những Đảng viên đắc lực và trung thành. Trong những giờ phút ấy, Giê-ma biến đổi hẳn, chị trở nên sắc bén, trầm tĩnh, lập luận vững chắc, rất chính xác và công bằng. Những người chỉ biết Giê-ma qua công tác chính trị đều cho rằng chị là một nhà cách mạng bí mật dày dặn kinh nghiệm, có kỷ luật, đáng tin cậy, dũng cảm, là một đảng viên đáng quý về mọi phương diện, nhưng có phần nào ít hiểu biết về cuộc sống và thiếu cá tính rõ rệt. Ga-li nói : " Chị ta là một nhà cách mạng bí mật bẩm sinh , đáng giá bằng hàng chục những người như chúng ta, nhưng ngoài những điều đó chị ta chẳng có gì khác cả ". Mac-ti-ni rất hiểu Giê-ma. Nhưng đối với nhiều người khác thì con người của chị vẫn còn rất khó hiểu.
Vừa mở tủ, Giê-ma vừa ngoái nhìn Mác-ti-ni và hỏi :
- Vậy nhà Xê-da ạ, có kẹo mạch nha và mứt hộp cho anh đây. Tại sao những người cách mạng đều thích của ngọt cả thế nhỉ
- Người khác cũng thích đấy chứ, nhưng vì thể diện nên họ không dám đấy thôi...Còn nhà châm biếm mới ư ? Đó là một kiểu người mà những người phụ nữ bình thường rất dễ ưa thích, nhưng chắc Giê-ma thì chẳng ưa đâu. Đó là một con người chuyên sống về nghề nói những câu châm chọc, bôn tẩu khắp nơi với một vẻ khổ đau và với một cô vũ nữ ba lê xinh đẹp đi theo sau.
- Có vũ nữ thật không, hay vì không bằng lòng nên anh lại muốn bắt chước những lời châm chọc đấy ?
- Lạy trời phù hộ ! Vũ nữ có thật lắm chứ, và cũng thật xinh đẹp nữa chứ ! Những người nào thích vẻ đẹp cay độc thì chắc ưa cô ta lắm. Nhưng sở thích của tôi thì lại khác. Theo lời Ri-cac-đô thì đâu cô ta là người tsi-gan Hungari thì phải. Ri-va-rét xin được cô ta ra khỏi gánh hát tỉnh nhỏ ở Ga-la-xi. Chàng Ruồi trâu của chúng ta thật là trơ tráo, đi đâu cũng giới thiệu người vũ nữ ấy như một bà cô vậy.
- Thì đã sao. Đưa được cô ấy ra khỏi cảnh sống tối tăm là một cử chỉ rất đẹp của ông ta.
- Nhưng với chuyện ấy, xã hội người ta quan niệm khác, chứ có như Giê-ma đâu. Chắc trên đời này ít ai cho rằng làm quen với cô ta là một vinh dự lớn khi biết rõ đó là tình nhân của ông ta.
- Tại sao họ biết cô ta là tìn nhân hay không tình nhân ? Có phải ông ta nói thế không ?
- Còn nghi ngờ gì nữa, thoáng trông cô ta cũng đủ rõ. Nhưng tôi cứ cho rằng Ri-va-ret không dám cả gan đưa cô ta đến nhà Grat-xi-ni đâu.
- Mà cũng chưa chắc họ đã tiếp cô ấy. Bà Grat-xi-ni không phải là người phụ nữ dễ chịu để cho những chuyện phá giới như thế trong nhà mình đâu. Nhưng tôi muốn biết Ri-va-ret về tài châm biếm hơn là đời tư của ông ta. Pha-bơ-ri-xi nói đã nhận được thư của Ri-va-ret và ông ta đã đồng ý tới đây gây phong trào chống phái Giê-duýt. Ngoài ra tôi không được biết gi hơn. Tuần qua công việc bề bộn quá....

Tôi cũng chẳng biết gì hơn. Về vấn đề tiền nong thì không đến nỗi khó khăn như trước đây đã tưởng. Hình như ông ta không túng thiếu gì và sẵn sàng làm việc không lấy tiền.
- Thế có nghĩa là ông ta có tài sản riêng chứ gì ?
- Chắc thế. Kể ra thì cũng lạ thật. Chắc Giê-ma còn nhớ tối hôm đó khi họp ở nhà giáo sư Pha-bơ-ri-xi có người kể chuyện là khi đội thám hiểm Đuy-pơ-rê mời ông ta vào làm gì thì ông ta tang thương lắm. Nhưng giờ lại nghe nói ông ta có cổ phần ở vùng mỏ Bơ-rê-din, ngoài ra ông ta lại thành công rất lớn trong nghề đoản văn ở Pa-ri, Viên và Luân đôn. Hình như ông ta thông thạo tới năm sáu thứ tiếng. Cho nên, mặc dù ở đây, ông ta vẫn có thể tiếp tục liên lạc được với báo chí nước ngoài như thường. Chửi bới bọn Giê-duýt cũng chẳng mất hết thời giờ của ông ta.
- Đúng đấy...nhưng đến giờ đi rồi, Xê-da ạ. Tôi cài mấy bông hồng đã nhé. Anh chờ tôi một lát.
Giê-ma lên gác và phút chốc trở xuống, mấy bông hồng cài trước ngực, đầu quấn một chiếc khăn thêu đen dài kiểu Tây Ban Nha. Mác-ti-ni nhìn chị với con mắt hoạ sĩ và nói :- Giê-ma thật là một bà chúa, Giê-ma ạ, bà chúa Siba vĩ đại và sáng suốt .
Giê-ma cười , chối nguyây nguẩy :
- Sao lại nói năng tệ bạc thế, nhất là anh biết rằng tôi đã tốn bao nhiêu công phu mới làm được ra vẻ một bà lịch thiệp đấy chứ. Làm cách mạng bí mật mà giống như bà chúa Siba thì hoạt động sao được. Chỉ tổ cho mật thám chú ý mà thôi !
- Giê-ma làm thế nào cũng chẳng thể giống mấy mụ quen thói xã giao ăn không ngồi rồi được đâu. Nhưng không can chi. Giê-ma rất đẹp nên mật thám trông thấy cũng chẳng ngờ tới chính kiến của Giê-ma cho dù Giê-ma không biết bắt chước bà Grat-xi-ni đi đâu cũng lấy quạt che miệng cười khúc khích đi nữa.
- Thôi, Xê-da, anh đừng làm tội người đàn bà đáng thương ấy nữa. Để miệng lưỡi ấy mà nếm kẹo mạch nha cho dịu bớt độc ác đi...Xong chưa ? Nào, giờ ta đi thôi.
Mác-ti-ni đoán rất đúng. Buổi gặp mặt tối hôm ấy vừa đông lại vừa vô duyên. Mấy nhà văn tán hươu tán vượn một cách rất khách sáo, xem chừng rất ngán ngẩm. Còn đám người du lich và vương tước Nga đủ màu sắc thì hết mò hết phòng nọ sang phòng kia gặp ai cũng hỏi thăm các danh nhân để cố nói cho được những câu chuyện văn hoa.
Grat-xi-ni tiếp khách với một thứ lễ độ cũng trơn bóng như đôi giày của ông ta vậy. Nhưng khi trông thấy Giê-ma thì bộ mặt lạnh lùng của ông ta sáng hẳn lên. Thật ra Grat-xi-ni không ưa gì Giê-ma và trong thâm tâm còn có phần e sợ nàng nữa là khác. Nhưng ông ta hiểu rằng nếu không có người thiếu phụ ấy thì phòng khách của ông sẽ mất sức hấp dẫn đi nhiều lắm. Grat-xi-ni làm ăn phát tài, phất rất nhanh trong nghề nên bây giờ đâm ra giàu có và nổi danh. Ông định biến nhà riêng thành nơi trung tâm của giới trí thức tự do. Nhiều lần ông cay đắng thừa nhận rằng người vợ mà ông trót lấy thời trẻ chỉ là một người đàn bà thấp bé diêm dúa và vô vị, ăn nói vô duyên mà sắc đẹp đã phai tàn, không thể làm chủ một phòng khách văn học lớn như thế. Khi được tin Giê-ma đến ông rất yên tâm tin rằng buổi gặp mặt sẽ thành công rực rỡ. Những cử chỉ khoan thai và thanh tú của người thiếu phụ ấy đem đến cho mọi người cảm giác nhẹ nhàng thoải mái và chỉ riêng sự có mặt của nàng cũng xua tan được bầu không khí dung tục mà theo ông tưởng tượng vẫn lẩn quất trong căn nhà này.
Bà Grat-xi-ni đón tiếp Giê-ma rất thân tình :
- Trông bà hôm nay xinh quá !
Bà vừa bô bô nói thầm với Giê-ma như thế vừa nhìn bộ áo bằng vải casơmia của chị với con mắt xoi mói ghen tị.
Bà Grat-xi-ni ghét cay ghét đắng Giê-ma chính là ở những nét Mac-ti-ni lại yêu mến : từ tính điềm đạm, thẳng thắn cho đến tâm trí lành mạnh và cả nét mặt của chị nữa. Nhưng khi bà Grat-xi-ni căm ghét một phụ nữ thì thái độ của bà ta lại tỏ ra quá mức niềm nở. Giê-ma thừa hiểu giá trị những lời khen sởi lởi ấy và không vì thế mà bận tâm. Đối với chị, việc đi vào xã hội như thế là một nhiệm vụ nhọc nhằn, không lấy gì làm thích thú, mà người cách mạnng bí mật phải làm tròn một cách có ý thức để tránh sự chú ý của mật thám. Chị cho công tác đó mệt óc không kém gì công tác mật mã và biết rằng muốn khỏi bị tình nghi thì điều đó có giá trị thực tế là phải làm cho mình nổi tiếng như một người đàn bà khéo ăn mặc. Vì thế chị đã phải nghiên cứu các báo quảng cáo mốt ăn mặc tỉ mỉ không khác gì việc nghiên cứu cách đọc mật mã cả.
Nghe tin Giê-ma tới, mặt các danh sĩ đang tẻ ngán bỗng sáng sủa hẳn lên vì Giê-ma vốn rất nổi danh trong giới này. Các nhà báo cấp tiến xô cả lại phía chị. Nhưng Giê-ma là nhà hoạt động bí mật kinh nghiệm có thừa nên chị không chịu để cho mình bị họ độc chiếm. Phe cấp tiến thì ngày nào mà chẳng gặp được họ ! Vì thế chị nhẹ nhàng bảo họ nên đi làm nhiệm vụ trước mắt của họ, mỉm cười nhắc họ không nên uổng phí thời gian đi tuyên truyền giác ngộ cho chị mà nên đi nói chuyện với biết bao khách du lịch tới thăm. Còn chị thì tìm đến nói chuyện với một nghị sĩ nước Anh vì sự đồng tình của ông này là rất cần thiết cho đảng Cộng hoà. Biết ông ta chuyên về vấn đề tài chính , nên đầu tiên Giê-ma hỏi ý kiến ông ta về một vần đề chuyên môn có liên quan đến tiền tệ nước Áo, rồi sau đó khéo léo lái câu chuyện sang vấn đề ngân sách của vùng Lôm-bac-đi và vùng Vơ-ni-dơ. Nhà nghị sĩ nước Anh vốn chờ đợi một câu chuyện xã giao thông thường và tẻ ngắt nhìn Giê-ma một cách lo ngại, dáng chừng sợ mắc phải cạm bẫy của một nhà văn kiêu kỳ. Nhưng sau khi bắt chuyện với người thiếu phụ ấy, ông ta thấy hứng thú chẳng kém gì ngắm chị nên đành chịu hàng phục hoàn toàn và bàn bạc rất sâu về tình hình tài chính nước Ý, chẳng khác gì người đang tiếp chuyện ông chính là Met-te-nich vậy và khi - Tôi cũng chẳng biết gì hơn. Về vấn đề tiền nong thì không đến nỗi khó khăn như trước đây đã tưởng. Hình như ông ta không túng thiếu gì và sẵn sàng làm việc không lấy tiền.
- Thế có nghĩa là ông ta có tài sản riêng chứ gì ?
- Chắc thế. Kể ra thì cũng lạ thật. Chắc Giê-ma còn nhớ tối hôm đó khi họp ở nhà giáo sư Pha-bơ-ri-xi có người kể chuyện là khi đội thám hiểm Đuy-pơ-rê mời ông ta vào làm gì thì ông ta tang thương lắm. Nhưng giờ lại nghe nói ông ta có cổ phần ở vùng mỏ Bơ-rê-din, ngoài ra ông ta lại thành công rất lớn trong nghề đoản văn ở Pa-ri, Viên và Luân đôn. Hình như ông ta thông thạo tới năm sáu thứ tiếng. Cho nên, mặc dù ở đây, ông ta vẫn có thể tiếp tục liên lạc được với báo chí nước ngoài như thường. Chửi bới bọn Giê-duýt cũng chẳng mất hết thời giờ của ông ta.
- Đúng đấy...nhưng đến giờ đi rồi, Xê-da ạ. Tôi cài mấy bông hồng đã nhé. Anh chờ tôi một lát.
Giê-ma lên gác và phút chốc trở xuống, mấy bông hồng cài trước ngực, đầu quấn một chiếc khăn thêu đen dài kiểu Tây Ban Nha. Mác-ti-ni nhìn chị với con mắt hoạ sĩ và nói :- Giê-ma thật là một bà chúa, Giê-ma ạ, bà chúa Siba vĩ đại và sáng suốt .
Giê-ma cười , chối nguyây nguẩy :
- Sao lại nói năng tệ bạc thế, nhất là anh biết rằng tôi đã tốn bao nhiêu công phu mới làm được ra vẻ một bà lịch thiệp đấy chứ. Làm cách mạng bí mật mà giống như bà chúa Siba thì hoạt động sao được. Chỉ tổ cho mật thám chú ý mà thôi !
- Giê-ma làm thế nào cũng chẳng thể giống mấy mụ quen thói xã giao ăn không ngồi rồi được đâu. Nhưng không can chi. Giê-ma rất đẹp nên mật thám trông thấy cũng chẳng ngờ tới chính kiến của Giê-ma cho dù Giê-ma không biết bắt chước bà Grat-xi-ni đi đâu cũng lấy quạt che miệng cười khúc khích đi nữa.
- Thôi, Xê-da, anh đừng làm tội người đàn bà đáng thương ấy nữa. Để miệng lưỡi ấy mà nếm kẹo mạch nha cho dịu bớt độc ác đi...Xong chưa ? Nào, giờ ta đi thôi.
Mác-ti-ni đoán rất đúng. Buổi gặp mặt tối hôm ấy vừa đông lại vừa vô duyên. Mấy nhà văn tán hươu tán vượn một cách rất khách sáo, xem chừng rất ngán ngẩm. Còn đám người du lich và vương tước Nga đủ màu sắc thì hết mò hết phòng nọ sang phòng kia gặp ai cũng hỏi thăm các danh nhân để cố nói cho được những câu chuyện văn hoa.
Grat-xi-ni tiếp khách với một thứ lễ độ cũng trơn bóng như đôi giày của ông ta vậy. Nhưng khi trông thấy Giê-ma thì bộ mặt lạnh lùng của ông ta sáng hẳn lên. Thật ra Grat-xi-ni không ưa gì Giê-ma và trong thâm tâm còn có phần e sợ nàng nữa là khác. Nhưng ông ta hiểu rằng nếu không có người thiếu phụ ấy thì phòng khách của ông sẽ mất sức hấp dẫn đi nhiều lắm. Grat-xi-ni làm ăn phát tài, phất rất nhanh trong nghề nên bây giờ đâm ra giàu có và nổi danh. Ông định biến nhà riêng thành nơi trung tâm của giới trí thức tự do. Nhiều lần ông cay đắng thừa nhận rằng người vợ mà ông trót lấy thời trẻ chỉ là một người đàn bà thấp bé diêm dúa và vô vị, ăn nói vô duyên mà sắc đẹp đã phai tàn, không thể làm chủ một phòng khách văn học lớn như thế. Khi được tin Giê-ma đến ông rất yên tâm tin rằng buổi gặp mặt sẽ thành công rực rỡ. Những cử chỉ khoan thai và thanh tú của người thiếu phụ ấy đem đến cho mọi người cảm giác nhẹ nhàng thoải mái và chỉ riêng sự có mặt của nàng cũng xua tan được bầu không khí dung tục mà theo ông tưởng tượng vẫn lẩn quất trong căn nhà này.
Bà Grat-xi-ni đón tiếp Giê-ma rất thân tình :
- Trông bà hôm nay xinh quá !
Bà vừa bô bô nói thầm với Giê-ma như thế vừa nhìn bộ áo bằng vải casơmia của chị với con mắt xoi mói ghen tị.

tinhbanvatoi

Bà Grat-xi-ni ghét cay ghét đắng Giê-ma chính là ở những nét Mac-ti-ni lại yêu mến : từ tính điềm đạm, thẳng thắn cho đến tâm trí lành mạnh và cả nét mặt của chị nữa. Nhưng khi bà Grat-xi-ni căm ghét một phụ nữ thì thái độ của bà ta lại tỏ ra quá mức niềm nở. Giê-ma thừa hiểu giá trị những lời khen sởi lởi ấy và không vì thế mà bận tâm. Đối với chị, việc đi vào xã hội như thế là một nhiệm vụ nhọc nhằn, không lấy gì làm thích thú, mà người cách mạnng bí mật phải làm tròn một cách có ý thức để tránh sự chú ý của mật thám. Chị cho công tác đó mệt óc không kém gì công tác mật mã và biết rằng muốn khỏi bị tình nghi thì điều đó có giá trị thực tế là phải làm cho mình nổi tiếng như một người đàn bà khéo ăn mặc. Vì thế chị đã phải nghiên cứu các báo quảng cáo mốt ăn mặc tỉ mỉ không khác gì việc nghiên cứu cách đọc mật mã cả.
Nghe tin Giê-ma tới, mặt các danh sĩ đang tẻ ngán bỗng sáng sủa hẳn lên vì Giê-ma vốn rất nổi danh trong giới này. Các nhà báo cấp tiến xô cả lại phía chị. Nhưng Giê-ma là nhà hoạt động bí mật kinh nghiệm có thừa nên chị không chịu để cho mình bị họ độc chiếm. Phe cấp tiến thì ngày nào mà chẳng gặp được họ ! Vì thế chị nhẹ nhàng bảo họ nên đi làm nhiệm vụ trước mắt của họ, mỉm cười nhắc họ không nên uổng phí thời gian đi tuyên truyền giác ngộ cho chị mà nên đi nói chuyện với biết bao khách du lịch tới thăm. Còn chị thì tìm đến nói chuyện với một nghị sĩ nước Anh vì sự đồng tình của ông này là rất cần thiết cho đảng Cộng hoà. Biết ông ta chuyên về vấn đề tài chính , nên đầu tiên Giê-ma hỏi ý kiến ông ta về một vần đề chuyên môn có liên quan đến tiền tệ nước Áo, rồi sau đó khéo léo lái câu chuyện sang vấn đề ngân sách của vùng Lôm-bac-đi và vùng Vơ-ni-dơ.

Nhà nghị sĩ người Anh vốn chờ đợi một câu chuyện xã giao thông thường và tẻ ngắt , nhìn Giê-ma một cách lo ngại, dáng chừng sợ mắc phải cạm bẫy của một nhà văn kiêu kỳ. Nhưng sau khi bắt chuyện với người thiếu phụ ấy, ông ta thấy hứng thú chẳng kém gì ngắm chị nên đành chịu hàng phục hoàn toàn và bàn bạc rất sâu về tình hình tài chính của nước Ý, chẳng khác gì người đang tiếp chuyện với ông là Mét-to-nich vậy
(Met-tô-nich (1773-1859 : tể tướng " sắt và máu" nước Áo, người đại diện tiêu biểu nhất của liên minh phong kiến phản động châu Âu, người Ý rất căm thù vì hắn đã ra lệnh thi hành một chính sách khủng bố và đàn áp dã man những năm 1815-1848) Và khi Grat-xi-ni dẫn tới chỗ Giê-ma một người Pháp muốn tìm hiểu thành lập Đảng nước Ý trẻ thì viên nghị sĩ Anh đứng dậy, với một cảm giác hầu như tin tưởng rằng người Ý có đủ lý do để bất mãn hơn là ông tưởng trước đây.
Khi buổi gặp mặt sắp kết thúc, Giê-ma nhẹ nhàng rời phòng khách lẩn ra sân ngoài. Chị muốn ngồi một mình trong giây lát dưới rặng trà hoa và trúc đào cao lớn.. Không khí ngột ngạt và dòng người tấp nập làm cho chị nhức đầu, choáng váng.
Ở cuối sân ngoài là một dãy thùng gỗ trồng cây dừa và cây lưỡi mèo cao. Chung quanh dãy thùng lại là môjt hàng hoa bách hợp và những cây hoa khác. Tất cả những cái đó kết thành một tấm bình phong dày đặc. Sau tấm bình phong ấy là một khoảng trống nhìn ra khung cảnh tuyệt vời của vùng thung lũng phủ đầy hoa cuối mùa rủ xuống lối đi hẹp giữa hai rặng cây.
Giê-ma len lỏi vào trong góc ấy để cho chẳng ai tìm được mình nữa. Chị muốn nghỉ ngơi yên tĩnh một mình để đỡ nhức đầu. Đêm ấy rất ấm áp, tĩnh mịch và dịu đẹp nhưng Giê-ma vừa ở trong phòng tiếp khách ra nên chị cảm thấy trời có vẻ lạnh. Chị lấy khăn mang theo quấn lên đầu.
Chị đang thiu thiu chợp mắt thì bỗng tiếng người nói và tiếng chân lại gần làm chị bừng tỉnh. Chị lui nữa vào bóng tối để khỏi bị người ta trông thấy và để giành thêm mấy phút yên tĩnh quý giá trước khi trở vào phòng khách với những câu chuyện làm căng thẳng cân não đã mệt mỏi. Nhưng khốn thay, những bước chân đã dừng lại ngay cạnh tấm bình phong cây lá. Tiếng nói nhỏ nhẻ thanh thanh đang tuôn ra như suối của bà Grat-xi-ni chợt im bặt. Tiếp đó là một tiếng người đàn ông nghe êm ái và du dương; nhưng người đó có thói nói kéo dài nên đôi chút khó nghe. Tại sao lại nói kéo dài thế ? Phải chăng đó là vì kiểu cách hoặc là vì phải cố gắng thường xuyên để che giấu một tật gì trong giọng nói ? Nhưng dù sao người nghe vẫn có một cảm giác rất khó chịu
Tiếng nói đó hỏi :
- Người Anh à ? Nhưng tên bà ấy lại là tên Ý. Bà nói tên là Bô-la phải không ?
- Phải. Bà ta là vợ goá của ông Giôvani Bôla đã bất hạnh từ trần đấy mà. Ông còn nhớ không, ông ta chết ở Anh cách đây khoảng bốn năm. Phải rồi, thế mà tôi cứ quên : ông sống nay đây mai đó thì làm sao nhớ hết được tên những liệt sĩ mà Tổ quốc bất hạnh của chúng tôi. Hàng bao nhiêu người ấy chứ.
Bà Grat-ci-ni thở dài. Hễ cứ nói chuyện với người nước ngoài là bà ấy giở cái giọng ấy ra. Bà đóng vai một người yêu nước đau buồn vì cảnh ngộ nước Ý. Bà khéo phối hợp vai trò ấy trong những điệu bộ nữ sinh và với vẻ mặt buồn sịu theo lối trẻ con của mình.
Tiếng người đàn ông nhắc lại :
- Chết ở Anh... Vậy ra ông ta là người lưu vong à ? Tôi có nghe nói tên ấy. Có phải Bôla đã gia nhập đảng nước Ý trẻ ngay từ năm mới thành lập không ?
- Phải, Bôla và một trong những người thanh niên bất hạnh khác bị bắt năm 1833. Ông chắc còn nhớ vụ án bi thảm ấy chứ ? Mấy tháng sau đó Bôla được thả, nhưng rồi qua hai ba năm lại có lệnh bắt nên ông ta phải bỏ trốn sang Anh. Sau đó có tin đồn là ông ta kết hôn bên đó. Thật là một câu chuyện lãng mạn hết sức, nhưng được cái là ông Bôla tội nghiệp của chúng ta lại cũng là một người thích lãng mạn.
- Bà nói là rồi sau đó ông ấy chết ở Anh ư ?
- Phải, chết vì lao. Ông ta chịu không nổi khí hậu nghiệt ngã ở Anh . Khi ông ta sắp tắt thở thì bà ta lại mất đứa con một . Thằng bé chết vì bệnh đậu. Câu chuyện kể cũng thật đáng buồn ông nhỉ. Nhưng chúng tôi ai nấy đều quý Giê-ma lắm. Tội nghiệp cho bà ấy ! Bà ta phải cái hơi cứng rắn như mọi người dân nước Anh vậy. Mà lại phải chịu bao điều bất hạnh ! Thành thử cứ rầu rĩ và...
Giê-ma đứng dậy, rẽ cành thạch lựu. Không thể ngôi yên nghe người ta nói chuyện phiếm mà thóc mách tới những nỗi đau khổ trong đời tư của mình, chị bước ra chỗ sáng, mặt không giấu nổi vẻ bực tức.
Bà Grát-xi-ni kêu lên một tiếng giọng thản nhiên như không có việc gì xảy ra :
- Ô kìa, bà ấy đây rồi ! Bà Giê-ma thân yêu ơi, thế mà tôi cứ lấy làm lạ chẳng biết bà biến đâu mất. Ông Phi-lê-trê Riva-ret muốn được làm quen với bà đấy.
Giê-ma nhìn Rivảet với con mắt hiếu kỳ và nghĩ bụng : " À, Ruồi trâu đây rồi "
Ri-va-ret lễ phép nghiêng mình, nhưng chăm chú nhìn Giê-ma với đôi mắt mà Giê-ma cảm thấy sắc sảo, ngạo mạn và như dò hỏi điều gì. Ri-va-ret liếc nhìn tấm bình phong cảnh lá xanh rờn, nói :
- Vâng, chỗ tốt lắm. Tôi ra đây để hít thở không khí trong lành.
- Đêm đẹp thế này mà ngồi trong phòng thì thật phụ lòng nhân từ của chúa ban cho ! - Bà chủ nhà vừa nói vừa ngước mắt nhìn lên những ngôi sao. (Bà ta có đôi hàng lông mi đẹp nên thường thích khoe) - Kìa, ông thử nhìn xem, nước Ý thân yêu của tôi chẳng phải là một thiên đường hay sao ? Ước gì nước tôi được tự do ! Đất nước có những đoá hoa với những bầu trời đẹp nhường này mà lại là một đất nước nô lệ !
Ruồi trâu kéo dài giọng một cách uể oải, khẽ nói :
- Và lại có những người phụ nữ yêu nước nhường này nữa !
Giêma giật mình nhìn Ri-va-ret : ăn nói sỗ sàng như vậy ai mà chẳng nhận thấy ! Nhưng quả là chị còn đánh giá quá thấp tính ưa phỉnh nịnh của bà Grat-xi-ni. Người đàn bà đáng thương ấy hạ làn mi xuống thở dài :
- Chao ôi, phụ nữ chúng tôi thật làm được ít việc quá ông ạ ! Nhưng biết đâu một ngày kia tôi lại chẳng có thể làm cho mọi người thấy rằng tôi có quyền làm một người phụ nữ Ý...Tuy thế bây giờ tôi hãy trở lại nhiệm vụ của tôi đã . Ông đại sứ Pháp mới nhờ tôi giới thiệu con gái nuôi của ông ta với các bậc danh tiếng ở đây. Ông và bà cũng nên gặp cô ta một chút. Thật là một cô gái yêu kiều...Bà Giêma thân yêu ạ, tôi dẫn ông Ri-va-ret đến đây để ông ta ngắm phong cảnh mĩ lệ nơi này. Tôi giao ông ấy cho bà nhé. Tôi chắc bà sẽ hết sức giúp đỡ ông ta, giới thiệu ông ta với mọi người...Kìa vị vương tước đáng mến người Nga đã tới kia rồi ! Ông và bà đã gặp ông ta chưa ? Nghe nói ông ta là sủng thần của Sa hoàng Ni-cô-lai đấy. Ông ta chỉ huy đồn binh ở một thành phố Balan, tên là gì khó gọi chết đi được ấy. Quelle nuit magnifique ! N''''est ce pas, mon prince ? (Đêm tuyệt quá, fải không ông hoàng của tôi ?)
Bà ta nhún nhẩy tiến lại nói chuyện liến thoắng với một người đàn ông cổ to như cổ bò, cằm bạnh đầy mề đay trên bộ quân phục. Rồi những lời than vãn rằng tổ quốc bất hạnh chốc chốc lại chen lấn trong những tiếng khen " charmant" (đáng yêu) và "mon prince" tắt dần ở đằng xa.
Giêma lặng lẽ đứng dưới cây thạch lựu. Chị cảm thấy khó chịu vì sự sỗ sàng của Ruồi trâu và thấy thương hại người đàn bà ngu ngốc đáng thương ấy. Ruồi trâu nhìn theo bà Grat-xi-ni và vị vương tước người Nga với một con mắt làm Giêma rất bực bội; người ta đáng thương như thế mà nhìn với con mắt nhạo báng như vậy thì bụng dạ thật hẹp hòi .
Ruồi trâu quay lại phía chị, mỉm cười nói :
- Đấy bà xem, đó là lòng yêu nước của người Ý và người Nga đấy. Khoác tay nhau đi hể hả lắm ! Giữa hai lòng yêu nước ấy bà ưa lối nào hơn ?
Giêma hơi cau mày, nín lặng .
Ri-va-ret nói tiếp :
- Tất nhiên, tuỳ sở thích từng người . Nhưng theo tôi thì tôi thích cái lối yêu nước của người Nga hơn, vì nó thực sự làm đến nơi đến chốn ! Nếu nước Nga không dựa vào thuốc súng và đại bác mà dựa vào hoa và bầu trời thì "ông hoàng của tôi" ngồi yên trong pháo đài Balan được mấy nả !
Giêma lạnh nhạt nói :
- Ông có thể phát biểu quan điểm của mình nhưng tại sao lại nhân đó mà chế nhạo bà chủ nhà như thế !
- Ồ phải ! Ở Ý người ta rất mến khách, thế mà tôi không nhớ ! Người Ý thật là một dân tộc mến khách tuyệt trần ! Tôi chắc người Áo cũng nhận thấy thế...Mời bà ngồi nhé !


Ruồi trâu khập khễnh bước qua sân, mang ghế lại cho Giê-ma ngồi, rồi đứng trước mặt chị, tì khủyu tay vào lan can. Ánh sáng từ cửa sổ chiếu ra rọi thẳng vào mặt anh. Bây giờ Giêma mới ngắm nhìn Ruồi trâu được cẩn thận.
Giêma rất thất vọng. Chị tưởng rằng diện mạo của người ấy, nếu không dễ ưa thì cũng phải có gì đáng ghi nhớ và gân guốc. Nhưng trái lại điểm nổi bật nhất trong con người ấy lại là khuynh hướng diện sang và một sự ngạo mạn che giấu nhưng rõ nét trong tháo độ và cử chỉ. Da ông ta ngăm ngăm và như da người Muy-lat (người lai do bố da trắng và mẹ da đen sinh ra). Và mặc dù khập khễnh nhưng ông ta vẫn nhanh nhẹn như một con mèo.
Tòan bộ dáng điệu của ông làm cho người ta rất dễ liên tưởng đến một con báo đen vùng châu Phi. Trán và má bên trái sâu hoắm một vết sẹo dài hình móc câu của nhát gươm chém làm cho bộ mặt méo mó đi một cách đáng sợ. Giêma nhận thấy, cứ mỗi khi ông ta nói lắp bắp thì đường gân lạo giần giật khắp nửa mặt bên trái . Nếu không có những khiếm khuyết ấy thì có lẽ ông ta cũng là một con người đẹp đẽ đấy, nhưng bây giờ thì diện mạo của ông ta chẳng có gì là hấp dẫn cả.
Ruồi trâu lại cất tiếng, giọng êm ái, nhỏ nhẹ và mơ hồ (Giêma càng thấy bực bội, nghĩ thầm :" Thật giống như một con báo biết nói và đang nói giữa lúc nó hiền lành nhất".)
- Tôi có nghe bà nói rất quan tâm đến báo chí cấp tiến và cũng có bài viết cho các báo ấy nữa.
- Thỉnh thoảng tôi có viết. Phải cái tôi ít thì giờ rỗi lắm.
- À, vâng ! Điều đó tôi có biết : bà Grat-xi-ni nói rằng bà bận nhiều việc quan trọng khác.
Giêma ngước mắt nhìn. Chắc cái bà Grat-xi-ni ngờ nghệch ấy lại dại dột ba hoa với con người không đáng tin cậy này rồi, một người mà hiện nay chị thấy bắt đầu thực sự không ưa.
Chị trả lời bằng một giọng khô khan :
- Vâng, bận thì quả có bận. Nhưng bà Grat-xi-ni đã quá quan trọng hóa công việc tôi làm. Thực ra những việc ấy phần lớn là những việc rất nhỏ mọn.
- Thưa bà, nếu tất cả chúng ta chỉ biết có than khóc nước Ý thì thế giới này sẽ thật nguy hiểm. Tôi thiết tưởng tiếp xúc nhiều với cái xã hội của ông bà chủ nhà này dễ làm cho người ta trở thành phù phiếm, dù chỉ là phù phiếm để tự vệ. Phải, phải. Tôi biết ý của bà lắm. Đúng, đúng ! Nhưng lối yêu nước của họ làm cho tôi không nhịn cười được !...Bà muốn trở về phòng ư ? Về làm gì ?Ở đây dễ chịu thế kia mà ?
- Không, tôi phải về. À, chiếc khăn quàng của tôi..Cảm ơn ông.
Rivaret nhặt chiếc khăn, đứng thẳng dậy, nhìn Giêma với cặp mắt vô tội và xanh biếc như những đóa hoa lưu ly bên bờ suối.
Anh nói với giọng hối lỗi :
- Tôi biết bà giận tôi vì tôi đã cười những con rối sặc sỡ đó. Nhưng làm thế nào mà không cười cho được ?
- Ông đã hỏi thì tôi xin thưa : Theo ý tôi, chế nhạo sự tàn tật về tinh thần của người khác là thiếu độ lượng, thậm chí là hèn nhát, cũng như chế nhạo một người què quặt hoặc...Rivaret đột nhiên nín thở , vẻ đau đớn hiện lên nét mặt. Anh lùi bước, đưa mắt nhìn cái chân khập khễnh và cánh tay tàn tật của mình. Nhưng anh trấn tĩnh ngay được và cười vang :
- Thưa bà, so sánh như thế thì không được sát lắm: những người què quặt chúng tôi chẳng hề khoe khoang sự tàn tật của mình như bà chủ nhà vẫn hay khoe khoang sự ngu ngốc cuả bà ấy ! Vả lại, chúng tôi cũng công nhận rằng bị méo mó về vật chất cũng khổ sở chẳng kém gì bị méo mó về tinh thần...Đây có bậc thang, bà hãy vịn vào tay tôi.
Giêma lặng lẽ bước cạnh Rivaret, sự nhạy cảm đột nhiên của anh đã làm Giêma lúng túng, ngượng ngiụ. Rivaret vừa mở rộng cánh cửa vào phòng khách lớn, Giêma liền hiểu ngay rằng một sự gì không bình thường đã xảy ra khi chị không có mặt ở đây. Các ông thì lộ vẻ vừa bực tức vừa bối rối, còn các bà thì xúm lại bên cửa ra vào, mặt đỏ gay, tuy cố làm ra vẻ bình thản. Ông chủ chốc chốc lại sửa lại cặp kính cố giấu vẻ giận dữ, còn nhóm người du lịch lại tò mò nhìn về phía cuối phòng. Rõ ràng là ở đó đã có việc gì xảy ra làm các nhà du lịch cảm thấy buồn cười, còn những người khác thì cảm thấy bị lăng nhục. Chỉ có mỗi bà Grat-xi-ni là hình như không hay biết gì cả. Vừa phe phẩy chiếc quạt , bà vừa tán gẫu với một viên bí thư sứ quán Hà Lan. Ông này vừa nghe vừa tóet miệng cười.
Giêma dừng bước giây lát ở ngưỡng cửa. Chị liếc nhìn xem Ruồi trâu có nhận thấy sự xôn xao trong phòng không. Thấy ông ta đảo mắt nhìn từ phía bà chủ nhà sang chiếc đi văng ở cuối phòng với một vẻ đắc thắng ác độc, Giêma đoán biết ngay : ông ta đã đưa tình nhân của mình đến với danh nghĩa giả dối và chỉ đánh lừa được bà Grat-xi-ni mà thôi.
Cô gái tsi-gan ngồi ngả lưng vào chiếc đi văng. Chung quanh chị ta là một đám thanh niên và sĩ quan kị binh. Họ tiếp chuyện chị ta nhưng vẫn không giấu những nụ cười nhạo báng. Bộ cánh đắt tiền màu vàng đỏ sặc sỡ theo kiểu phương Đông và những đồ trang sức đeo đầy người nổi bật lên trong cảnh xalông văn học này của Phơ-lô răng - xơ, chị ta giống như một con chim vùng nhiệt đới lạc vào giữa đàn chim sẻ vậy. Chắc chị ta cũng cảm thấy mình không hợp với cảnh này nên luôn luôn cau mày một cách khinh bỉ và dữ dội nhìn vào các bà đang khó chịu vì sự có mặt của chị. Thấy Ruồi trâu đang cùng với Giêma bước vào phòng, chị đứng bật dậy, chạy tới và tuôn ra một tràng tiếng Pháp văn phạm sai bét :
- Rivaret, tôi tìm ông khắp nơi khắp chốn. Bá tước Xan tư cốp hỏi tối mai ông có đến đằng biệt thự không ? Hình như có khiêu vũ đấy.
- Rất tiếc rằng tôi không đi được. Hơn nữa, dù có đi được thì tôi lại không thể nhảy được...Bà Bôla, cho phép tôi giới thiệu với bà đây là Di-ta Rê-ni.
Cô gái tsigan ném một cái nhìn hầu như muốn khiêu khích Giêma và lạnh nhạt nghiêng mình. Mac-ti-ni nói rất đúng : cô ta đẹp thật, nhưng trong vẻ đẹp đó có một cái gì đấy sống sượng , thô lỗ và muông thú. Cô ta có những cử chỉ rất nhịp nhàng tự nhiên, trông rất vui mắt, nhưng trán thì thấp hẹp, mũi thì nhỏ một cách vô duyên và trông có vẻ dữ tợn. Sự ngượng ngiụ vừa qua của Giêma khi nói chuyện với ruồi trâu nay lại càng tăng khi chị đứng trước mặt cô gái tsi gan này; vì thế khi ông chủ nhà đến mời chị sang phòng bên kia nói chuyện

Đến tận khuya, Giê-ma và Mac-ti-ni trở về Phơ-lô-răng-xơ, Mác-ti-ni hỏi :
- Sao chị thấy Ruồi trâu thế nào ? Anh chàng trâng tráo quá ! Ai ngờ anh ta lại đánh lừa bà Grat-xi-ni đáng thương như thế bao giờ !
- Anh nói về cô vũ nữ ba lê ấy ư ?
- Còn gì nữa ! ! Vậy mà anh ta lại còn khoe rằng cô ấy sẽ là ngôi sao của mùa biểu diễn này đấy ! Còn bà Grat-xi-ni thì thật hết lòng đối với các bậc tài danh.
- Làm như vậy thật chẳng đẹp mà cũng chẳng tốt tí nào cả. Ông ta đã đưa chủ nhân vào thế bị hớ, và hơn nữa, lại làm tội cả người con gái ấy. Tôi chắc cô ta cũng chẳng thoải mái gì.
- Hình như chị nói chuyện với ông ta thì phải. Cảm tưởng chị thế nào ?
- Xê-da ạ, không có cảm tưởng gì khác ngoài nỗi vui mừng khi thoát khỏi nói chuyện với ông ta ! Lần đầu tiên trong đời tôi gặp một người làm cho mình mệt óc một cách đáng sợ như thế. Mới nói chuyện chừng mươi phút mà đã nhức cả đầu. Ông ta thực giống quỷ sứ không biết yên tĩnh là gì.
- Tôi chắc chị cũng không ưa ông ta được. Người đâu mà giảo hoạt, trơn như lươn vậy. Tôi không tin được con người ấy.

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội