Hình phạt treo cổ tại các quốc gia trên thế giới

Started by saos@ngmo, 24/03/07, 13:31

Previous topic - Next topic

saos@ngmo

Treo cổ là một hình thức tử hình gây tranh cãi, nhưng vẫn tồn tại một số quốc gia như Iran, Iraq, Singapore, Ấn Độ, thậm chí cả Nhật. Ở mỗi nước, hình phạt này được tiến hành theo một cách khác nhau.

Ở Iraq, trước khi bị treo cổ, phạm nhân được dẫn đến trước mặt vài vị quan tòa, quan tòa sẽ hỏi phạm nhân có muốn viết di thư và thỉnh cầu điều gì không. Sau đó, phạm nhân được dẫn đến "phòng đợi". Tại đây, tử tù có thể cầu kinh, uống nước, hút thuốc hoặc viết di thư, người coi tù sẽ đưa đến cho tử tù bữa ăn cuối cùng.

Rất nhiều người Hồi giáo dòng Shiite bị chính quyền trước đây bức hại mong muốn truyền hình trực tiếp quá trình tử hình cựu tổng thống Saddam Hussein. Nhưng vấn đề này chưa có tiền lệ ở Iraq. Từ năm 2004, Iraq khôi phục án tử hình đến nay, đã có khoảng 50 người bị hình phạt treo cổ, nhưng đều thực hiện không công khai trong nhà tù.

Tại Nhật Bản, những tội phải chịu án tử hình gồm có: tội làm loạn trong nước, tội gây họa ngoại xâm, tội giúp đỡ ngoại xâm, tội phóng hỏa (gây chết người), tội giết người, tội cưỡng dâm gây chết... Hình phạt treo cổ ở Nhật Bản có từ lâu.

Sân treo cổ của một số quốc gia phương Tây có 13 bậc, nhưng sân treo cổ ở Nhật Bản không có bậc, tại đây có lập bàn thờ và đặt một số bánh ngọt. Căn cứ vào tôn giáo, tín ngưỡng của phạm nhân bị treo cổ mà bàn thờ được lập theo kiểu Phật giáo, Cơ Đốc giáo, Thần đạo...

Sau khi thầy dạy tôn giáo thực hiện thuyết pháp cuối cùng đối với phạm nhân, tử tù hướng về phía nhân viên dẫn tù cáo biệt cuối cùng; nhân viên dẫn tù khuyên tử tù nên ăn cái gì đó trước khi sang thế giới bên kia, nhưng rất ít tử tù tiếp nhận ý kiến này.

Khi thực hiện treo cổ có 5 quan hình vụ. Sau một tiếng ra lệnh, họ đồng thời ấn vào 5 cái phím, nhưng trong đó chỉ có một phím là có hiệu lực. Làm như vậy là để giảm đi gánh nặng tâm lý của những người thực hiện hình phạt.

Gần đây, dư luận trong nước Nhật lên tiếng yêu cầu bãi bỏ hình phạt tử hình. Giới luật sư Nhật đã tổ chức một "Ủy ban thực hiện đình chỉ hình phạt tử hình", xuất phát từ lập trường tôn giáo, cho rằng không nên thực hiện tử hình. Cũng có người khuyến cáo, Nhật Bản là một quốc gia phát triển, bảo lưu tử hình sẽ có ảnh hưởng không tốt đối với hình tượng quốc gia.

Singapore là một quốc gia có hình phạt nặng nề, án tử hình phân thành 3 loại: Buộc phải tử hình, được tử hình, chọn phán xử tử hình. Nói chung, sau tử hình gia đình phạm nhân mới biết tin.

Ngày 3/11/2006, tại nhà tù Zhangi, Singapore, hung thủ Trác Lương Hào quốc tịch Malaysia, bị xử án treo cổ vì sát hại một bé gái 8 tuổi. Sau khi tuyên án, Trác Lương Hào trốn về Malaysia. Sau đó, y đã ra đầu thú và bị dẫn độ về Singapore, hy vọng được miễn trừ chết, nhưng bị bác bỏ. Từ khi Singapore độc lập đến nay chỉ có 6 tử tù được thủ tướng đặc xá.

Tại Singapore, pháp luật quy định, nếu ai bị bắt khi mang theo hoặc buôn bán 15gr heroine trở lên thì bất kỳ là người nước nào đều lập tức bị xử phạt tử hình. Năm 2002, Nguyễn Tường Vân, quốc tịch Australia, đã mang gần 400gr heroin, bị bắt ở sân bay Singapore và bị xử treo cổ. Sau đó, Vân đã kháng án.

Trong gần 3 năm, gia đình, luật sư, bạn bè, chính phủ Australia và nhiều đoàn thể xã hội, thậm chí Thủ tướng Australia John Howard cũng đã nỗ lực đề nghị chính phủ Singapore nới tay, nhưng Singapore vẫn không nhượng bộ.

Ấn Độ thực hiện Bộ Luật hình bắt đầu từ năm 1861, căn cứ vào Bộ luật này, tử hình phải thực hiện bằng hình thức treo cổ. Nhưng, phạm nhân ở Ấn Độ thực sự bị thực hiện tử hình rất ít. Vì trình tự pháp luật ở Ấn Độ rất phức tạp, tòa án thận trọng đối với phán quyết tử hình. Người bị án tử hình có thể kháng án lên Tòa án tối cao, nếu bị bác bỏ, có thể đề nghị lên tổng thống xin "đại xá tội chết".

Lần thực hiện tử hình gần đây nhất ở Ấn Độ là vào tháng 8/2004, phạm nhân bị treo cổ tên là Zhaterji, vì tội đã cưỡng dâm một bé gái 14 tuổi vào tháng 3/1990.

Trước khi treo cổ, Zhaterji được viết thư cho bố mẹ, vợ con và các bạn tù, sau khi tắm rửa, thay quần áo, anh ta tự đi đến giá treo cổ. Sau khi Zhaterji bị treo trên giá treo cổ 30 phút, bác sĩ xác nhận việc anh ta đã chết.

Theo báo chí, ngày hôm đó, Tổ chức Nhân quyền và Giáo hội địa phương đã tiến hành hoạt động kháng nghị ở ngoài nhà tù nơi Zhaterji bị hành hình. Báo chí Ấn Độ cũng cho biết, mấy chục năm gần đây, phạm nhân bị tử hình rất ít, hình phạt treo cổ lại càng ít, một số đao phủ có kinh nghiệm về thực hiện án treo cổ đã quá 80 tuổi, người trẻ thì không quen việc.

Còn tại Iran, gần đây, chính phủ công khai xử treo cổ 6 du khách phương Tây vì tội bắt cóc. Theo báo chí, công chúng đứng xem xung quanh hiện trường hành hình đã nhảy lên hoan hô. Tại Iran, phương thức hình phạt tử hình có chém đầu, hình phạt ném đá, bắn súng và hình phạt treo cổ.

Hasan, một công dân Iran, hơn 40 tuổi cho biết, trong những năm gần đây, hình phạt treo cổ ở Iran đã ít đi rất nhiều, quan tòa khi phán quyết tử hình cũng thận trọng hơn rất nhiều. Nhưng đối với đồng tính luyến ái, cưỡng dâm, thông dâm... bị coi là "tội lớn", quan tòa vẫn phải theo hướng phán quyết hình phạt treo cổ.

Nói chung, thực hiện hình phạt treo cổ thường được chọn tại nơi xảy ra vụ án, nếu là thành phố thì sẽ chọn một quảng trường trung tâm ở khu vực phạm tội. Quá trình thực hiện hình phạt treo cổ đa số là công khai, mọi người có thể đứng xem xung quanh. Mục đích của việc làm này là cảnh cáo những phần tử phạm tội khác.

Khi thực hiện treo cổ, tử tù bị trói chân tay, sau đó chụp một chiếc mũ vải lên đầu, hoặc dùng một miếng vải bịt mắt, cũng có trường hợp không chụp mũ và bịt mắt để những người xem xung quanh nhìn thấy quá trình biến đổi bộ mặt của phạm nhân khi hành quyết.

Đài truyền hình Iran nói chung chỉ truyền đi hình ảnh treo lơ lửng, còn báo và tạp chí thì không đăng những bức ảnh này. Đối với hình phạt treo cổ cần bãi bỏ hay không, giới luật pháp Iran đang tiến hành thảo luận thận trọng. Không ít người Iran được giáo dục có nhận thức cao đều phản đối hình phạt tử hình, đặc biệt là hình phạt treo cổ trước mặt công chúng.
Theo An Ninh Thế Giới

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội