Đường tình đôi ngả

Started by Serenade24, 19/08/06, 10:00

Previous topic - Next topic

Serenade24

Đường tình đôi ngả
Quỳnh Dao
Dịch giả: Liêu Quốc Nhĩ


Chương 1


Giang Hoài đứng tựa bên khung cửa sổ nhìn ra ngoài, chàng đã đứng như thế lâu lắm rồi, mắt đăm chiêu nhìn về phía những đám mây xám. Bầu trời mùa đông bao giờ cũng vậy, có một chút gì buồn buồn, thê lương. Cũng có thể là... không liên hệ gì đến mùa đông và cả mây mù, mà chẳng qua vì cảm giác. Tình cảm Hoài đang xuống thấp chăng? Ngay từ sáng sớm khi vừa đặt chân đến văn phòng, Hoài nhận được một số thư qua tay cô thư ký Phương Minh Huệ. Trong đó có một bức thư viết ngắn, làm toàn bộ tình cảm của Hoài bị xáo trộn. Hoài có cảm giác, như mình là một chú sâu đang yên giấc giữa mùa đông, chợt nhiên tỉnh dậy bởi những cái gai nhọn. Cái cảm giác nhói đau làm Hoài muốn thu mình trở lại giấc ngủ, nhưng không còn được nữa.

Cánh thư đó viết trên giấy pơ-luya trắng tinh với lằn viền vàng chung quanh, ở một góc giấy còn in hình một thiên thần nhỏ màu đen. Hoài chưa hề thấy một lá thư nào lại trang trọng như vậy. Thế mà trên mảnh giấy đó, chỉ viết vẻn vọn có mấy chữ.

"ông Giang Hoài,

Tôi đã về đến đây. Mười một giờ trưa nay tôi sẽ đến viếng ông."

Đan Phong

Vậy là bức thư này có lẽ được mang đến hộp thư sáng naỵ Hoài nhìn vào đồng hồ, 10 giờ 8 phút 20 giây. Thời gian chờ đợi thường trôi qua rất chậm. Chờ đợi? Ta đang chờ đợi ư? Chờ đợi chứ không phải là trốn lánh? Nếu muốn vẫn còn kịp cơ mà? Nhưng tại sao phải trốn lánh chứ? Đào Đan Phong. Cái tên khá quen thuộc, cái tên mà Hoài đã từng nghe qua hàng trăm hàng ngàn lần, nhưng chưa bao giờ Hoài gặp mặt. Đào Đan Phong. Cái tên mà Hoài tưởng rằng sẽ không bao giờ gặp được. Chàng không mong, không chờ, không đợi. Vậy mà cô ấy lại đến, đến một cách lẳng lặng, đến không thông báo trước, giấu cả địa chỉ và mọi thứ. "Tôi đã về đến đây". Chỉ đơn giản như vậy ư? Về đến lúc nào? Khoảng cách từ nước Anh đến Đài Loan là một khoảng cách dài. Mặc dù thời buổi bây giờ, máy bay phản lực đầy trời, nhưng khoảng cách kia vẫn rộng. Cô ấy đã quay về. Về một mình ư? Nhưng chuyện đó nào liên hệ gì đến tả Về với ai hay về một mình cũng mặc. Dù sao thì cô ấy cũng đã về và ta, ta sắp gặp mặt cô ấy.

Đào Đan Phong!

Hoài lại đưa mắt nhìn ra ngoài trời. Đan Phong đã về. Nhưng cô ấy về đây với ý định gì đây? Tìm hiểu? Hỏi tội? Chất vấn? Có một màn bí mật mà thể theo lời người... mọi thứ được giấu kín. Bây giờ thì, Hoài suy nghĩ, có cần nói ra không? Có cần tỏ bày không?

Nhưng mà hôm nay không phải chỉ có một sự căng thẳng do Đan Phong mang đến. Buổi sáng vừa đến văn phòng, Hoài cũng đã thấy trên bàn chàng đặt sẵn bản thảo dày cộm của một tác giả.

Thông lệ Ở đây là vậy. Sách, bản thảo của những nhà văn từ bốn phương gửi đến. Vì số lượng nhiều, do nhà xuất bản của chàng khá nổi tiếng, khá uy tín trong chuyện chọn lọc, nên bước đầu Hoài không phải chọn sách ngay, mà phải qua hai bước bình chọn bởi hai vị biên tập. Sau đó Hoài mới quyết định tối hậu.

Vừa liếc nhanh qua trang đầu Hoài đã thấy có một cái gì là lạ. Dưới cái tựa sách "Thiên thần đen" là tên tác giả "Chấp Phạt" Chấp Phạt! Cái tên thật lạ. Một bút danh của người đàn ông? Một bút danh đầy mùi khói súng chưa hề nghe qua cái tên này bao giờ. Phải chăng đó là hiện thân của một thần trừng phạt? ở ngay trang kế cận, bên góc giấy lại có một đoạn thơ ngắn:

"Khi gió đâu phập phồng bên khung cửa
Khi sương đêm che kín chân trời,
Người đàn ông chợt tỉnh giữa cô đơn
Là lúc thiên thần đen mỉm cười với chàng qua cửa sổ"

Thiên thần đen? Hình ảnh làm người ta liên tưởng đến thần chết, bệnh dịch, chiến tranh. Giang Hoài đọc lại một lần nữa, không hiểu sao Hoài thấy lạnh nhẹ sống lưng. Chàng hơi giật mình một chút. Bỗng nhiên Hoài thấy nét chữ như có vẻ quen thuộc, quen thuộc một cách lạ lùng. Hoài vội quay lại bàn, chàng lấy lá thư ban sáng ra, so sánh nét chữ. Nét chữ mà lâu rồi Hoài đã từng nhìn quạ Đẹp, phóng khoáng, viết nhanh. Một trùng hợp khác, đó là viết bằng bút mực. Bây giờ thời đại mà đa số sử dụng bút bi, thì chuyện viết bằng bút mực phải nói là điều khan hiếm. Giang Hoài ngẩn ra, lòng rối rắm, ngỡ ngàng... Sau đó thật lâu Hoài vẫn cảm thấy người làm sao đấy. Có cái gì đó làm cho khối óc chàng như đông cứng, hình ảnh thiên thần đen ám ảnh không nguôi.

Và vì mãi nghĩ ngợi, Hoài hoàn toàn không để ý đến tiếng động, Hoài không biết cô gái đã vào phòng chàng bao giờ. Cho đến khi Hoài ngẩng nhìn lên, là chàng đã thấy có nàng đứng đó, Hoài mở to mắt nhìn nàng, nhìn một cách ngờ ngợ con người bằng xương bằng thịt. Không cần phải giới thiệu, không cần phải nói gì hết, Hoài đã biết người con gái trước mặt là ai - Đào Đan Phong mà còn là Chấp Phạt nữa.

Người con gái đứng đấy yên lặng. Thân hình nàng cân đối trong bộ áo màu đen, áo khoác cũng đen. Màu đen tương phản với màu trắng của làn dạ Một dáng dấp cao quý, nhưng lôi cuốn nhất có lẽ là khuôn mặt với đôi mắt to, mũi thẳng, cái miệng nhỏ nhắn lúc nào cũng như cười.

Hoài ngồi yên lặng nhìn cô gái. Chợt nhiên chàng cảm thấy miệng như khô đi. Có một cái gì đó mơ hồ như bóp nhẹ trái tim. Đúng rồi, cũng nét đẹp đó, phải nói là một ấn bản tương tự. Có điều, người đàn bà kia không có được cái cốt cách quý phái sắc sảo thế này. Người đàn bà kia vui tính, hồn nhiên ưa cười ưa nói, nhiệt tình hơn. Đúng rồi một người đàn bà khác, lâu lắm rồi. Một hình ảnh mãi mãi không phai mờ trong lòng Hoài.

Cô gái chợt lên tiếng, giọng nói trầm:

- Không lẽ anh cứ ngồi đấy trừng mắt nhìn tôi? Anh không mời tôi ngồi ư?

Giang Hoài giật mình, trở về với thực tại. Chàng cố mỉm cười gượng gạo:

- Xin lỗi nhé, vì cô làm tôi giật mình.

Hoài nói, cảm thấy mình có vẻ lúng túng thế nào đấy.

- Tôi làm anh giật mình à? - Cô gái nhíu mày. Đôi mắt cô ta long lanh như ánh sao đêm - Trước khi bước vào tôi đã gő cửa. Nhưng có lẽ anh không nghe thấy. Tôi nghe cô thư ký của anh bảo là anh đang chờ tôi cơ mà?

Giang Hoài đứng dậy nhìn thẳng vào mắt cô gái. Có một khoảnh khắc, ngưng đọng, nhưng rồi cuối cùng cũng phải lên tiếng:

- Tôi không ngờ, người tôi gặp lại là cộ - Hoài nói, nụ cười trên môi đã biến mất - Tôi nghĩ là tôi sẽ gặp một cô gái từ nước Anh trở về, đó là Đan Phong. Nhưng rồi chợt nhiên Đan Phong lại biến thành một người khác, một nhà văn có bút danh Chấp Phạt.

Người con gái liếc nhanh về phía bàn có đống bản thảo, nàng chớp chớp mắt như có một cái gì lao xao trong lòng. Cô gái chợt nói:

- Phải chăng chuyện đó đã làm cho anh giật mình?

- Có lẽ là như vậy.

Cô gái như suy nghĩ một chút.

- Anh là Giám đốc một nhà xuất bản lớn. Lúc nào anh cũng nhận được rất nhiều bản thảo từ các nơi gởi đến phải không? Như vậy thì sao lại có chuyện ngạc nhiên? Nhưng mà, có lẽ là... Cô gái chợt nhìn xuống - Nếu anh không khám phá ra chuyện Đào Đan Phong và Chấp Phạt chỉ là một người thì có lẽ tập bản thảo chuyện "Thiên Thần Đen" của tôi, chắc đã được xếp xó trong ngăn tủ? Chuyện đó tôi biết, có rất nhiều người viết văn để bày tỏ hy vọng và mơ ước của mình. Họ mong rằng tác phẩm sẽ được xuất bản. Nhưng mà mấy ông làm sách thì lại không quan trọng hóa như vậy. Nhiều lúc họ lại thờ ơ, họ lại ném cái hy vọng của người khác vào xó tủ.

Giang Hoài nhìn cô gái. Không, phải nói là Đan Phong. Một người con gái có đôi mắt sắc bén, cao ngạo, cái miệng nhỏ nhắn kia khi phát biểu lại đầy vẻ cay đắng châm chọc.

- Tôi xin lỗi - Giang Hoài ngẩn ngơ vì khuôn mặt thanh tú kia là một tái bản của người yêu cũ - Cô đừng nghĩ như vậy, không bao giờ có chuyện như vậy đâu. Tôi không bao giờ ném cái hy vọng của người khác một cách dễ dàng trong quên lãng. Vì những nhân viên của tôi họ có bổn phận, họ sẽ nhắc nhở tôi

Đan Phong cười thật tươi:

- à ban nãy tôi để ý. Tôi thấy là anh có một cô thư ký vừa trẻ đẹp lại vừa thông minh

Và như để trả lời cho câu bình phẩm đó. Cô thư ký Phương Minh Huệ, đang từ ngoài đẩy cửa bước vào, trên tay cô là một cái khay với hai ly trà nóng. Cô nhìn hai người với nụ cười.

- Hôm nay cô Tú phụ trách tạp vụ xin phép nghỉ, nên tôi phải kiêm nhiệm.

Nhìn thấy hai người đứng ở bên bàn, Phương Minh Huệ ngạc nhiên hỏi Giang Hoài.

- Ồ sao ông không mời cô Phong ngồi ghế?

Hoài như chợt tỉnh, Hoài cảm thấy hôm nay mình làm sao đấy. Đúng vậy, bắt đầu từ lúc nhận được lá thư của Đan Phong, chàng như không được bình thường, cứ hồi tưởng đến chuyện cũ với một nỗi buồn lảng vảng. Hoài bước về phía salon, đặt ở cạnh cửa sổ dùng để tiếp khách. Hoài nói với Phong:

- Mời cô đến đây ngồi.

Đan Phong bước đến, dáng đi quý phái chậm rãi, nàng ngồi xuống ghế một cách hết sức tự nhiên, nàng nhìn ly nước trà trước mặt, rồi nhìn Hoài, Phong nói:

- Đến đây tôi mới thấy là anh có cả một vương quốc riêng.

- Ai lại không có một vương quốc riêng của mình? - Giang Hoài nói nhanh - Cái vương quốc đó lớn hay nhỏ không phụ thuộc vào hoàn cảnh sinh hoạt mà nó tùy thuộc vào trí tưởng tượng của mọi người.

Đan Phong liếc nhanh về phía Giang Hoài, ánh mắt của cô nàng thật sắc. Hoài thấy thấp thỏm, Hoài có cảm giác như Phong đang soi mói đến tận tim chàng. Một đôi mắt phán xét. Năm nay Phong bao nhiêu tuổi rồi? Hoài tính thầm có lẽ 20 hoặc hơn số tuổi cô ta có. Những người trẻ tuổi ở nước ngoài họ thường có vẻ trưởng thành hơn thanh niên trong nước. Nhưng dù gì ở tuổi đó cũng là người lớn rồi.

- Anh đang nghĩ gì đấy?

Đan Phong hỏi và Hoài thành thật trả lời.

- Tôi đang nghĩ về số tuổi của cộ Nếu tôi không lầm thì đến tháng 10 này cô mới 23 tuổi phải không?

Giang Hoài cắn nhẹ môi như có một nỗi buồn thoáng qua trong tim. Chàng nói như đang hồi tưởng

- Cô có biết không? Lúc bấy giờ mỗi năm khi đến tháng 10, chúng tôi đều phải chuẩn bị quà sinh nhật dành cho cô, và nếu tôi không lầm thì sinh nhật của cô đúng vào ngày 21 tháng 10? Đúng chứ?

Một tia sáng lóe lên trong mắt của Đan Phong, nhưng rồi nó cũng tắt thật nhanh.

- Đến bây giờ mà anh cũng chưa quên? Vậy mà tôi cứ tưởng là khi anh nhận được lá thư anh đã phải phân vân tự hỏi: Cái cô Đan Phong này là ai nhỉ?

- Tại sao cô lại... - Giang Hoài chau mày, chàng không dằn được lòng - Đan Phong, làm sao cô lại có thể tàn nhẫn lạnh lùng như thế. Cô nghĩ là mọi chuyện lại có thể nhạt nhẽo như vậy được sao? Đúng ra cô phải gửi thư báo trước cho tôi biết chuyến bay của cộ Tôi có bổn phận phải sắp xếp nơi ăn chốn ở cho cô mới phải. Vậy mà cô đã trở về một cách âm thầm, không những thế cô lại đùa bỡn. Cô mang cả "Thiên Thần Đen" đến để hù dọa tôi. Đan Phong, sao lại như thế, không lẽ cô không còn là đứa em gái bé bỏng đáng yêu của chúng tôi? Đứa em gái mà ngày xưa ở tận nước ngoài, trong mỗi câu chuyện hàng ngày chúng tôi đều nhắc đến?

Đan Phong quay mặt đi nhìn ra khung cửa sổ. Những ngón tay vẽ nhẹ lên mặt kiếng tạo thành những vệt chữ ngoằn ngočo.

Tôi trở về đây cũng đã lâu. Hơn ba tháng rồi. - Đan Phong nói. Hoài tỏ vẻ ngạc nhiên

- Ba tháng rồi à? Thế tại sao? Tại sao cô không cho tôi biết. Bây giờ cô ở đâu?

- Tôi mướn một căn hộ nhỏ, có đủ tiện nghi nên cũng thoải mái lắm. Đan Phong nói mà không quay lại, nàng vẫn hướng mắt về phía cửa sổ - Lúc nào tôi cũng suy nghĩ, tôi không biết mình có nên đến gặp anh hay không? Và khi đến gặp anh rồi, tôi sẽ xem anh là gì? Chẳng lẽ lại là anh rể.

Giang Hoài đang cầm ly nước trên taỵ Cái tiếng anh rể của Đan Phong vừa nói, làm ly trà sóng sánh trên tay chàng. Hoài xúc động đặt ly nước xuống. Chàng ngồi thẳng người hình như không khí trong phòng bỗng trở nên ngột ngạt. Hoài lấy gói thuốc trong túi ra, cắm một điếu vào môi, bật mấy lần lửa mới cháy được. Hoài nhìn Đan Phong, người con gái không quay mặt lại nói:

- Tôi đã đến viếng mộ của chị. Tôi thấy là anh đã xây ngôi mộ đó rất đẹp. Nhưng mà khi nhìn lên mộ bia thấy hàng chữ "Đào Bích Huệ tiểu thư chi mộ" thì tôi hiểu là chị tôi chưa có cái may mắn được lấy anh. Vì vậy tôi không thể xem anh là anh rể được.

Rồi Đan Phong quay nhanh lại, nhìn thẳng vào mắt của Giang Hoài:

- Và bây giờ anh Giang Hoài, tôi rất sung sướng gặp lại anh

Hoài chăm chú nhìn Đan Phong.

- Ồ, Đan Phong. - Hoài có vẻ tư lự cân nhắc, đôi mày chàng nhíu lại như đau khổ – Về chuyện của tôi với chị cô bên trong có rất nhiều uẩn khúc, mà tôi nghĩ là cô chưa hiểu được đâu.

- Tôi biết. - Đan Phong cắt ngang - Tôi nghe nói chị tôi là một người con gái rất hiền lành. Tôi nghĩ lúc còn sống, có lẽ chị ấy cũng không gây điều gì không hay với anh chứ?

Giang Hoài giật mình, chàng không hiểu Đan Phong định nói gì.

- Dĩ nhiên rồi. Một người con gái hiền lành như cô ấy, không dám giết cả một chú kiến, thì làm sao lại có thể gây phiền hà cho người khác được?

Đan Phong nhìn lên.

- Thôi được, hãy để chuyện chị tôi qua một bên. Dù sao chị ấy cũng đã mất rồi. Chuyện quá khứ không nên khơi lại. - Đan Phong nhìn gói thuốc của Giang Hoài hỏi - Anh có thể cho tôi một điếu thuốc được không?

- Cô cũng hút thuốc nữa à?

- Ở Luân Đôn con gái 14 tuổi đã biết hút thuốc. Đan Phong nói và cầm điếu thuốc của Hoài đưa cho, đốt và hút một cách thành thạo. Ở xứ người, con gái hút thuốc là chuyện bình thường. Rồi Phong chợt hỏi - Thế bà chị tôi không biết hút thuốc à?

- Hút chứ.

- Vậy mà tôi tưởng chị ấy không biết hút

- Tại sao cô nghĩ như vậy?

- Bởi vì tôi biết một cách rő ràng, là anh không thích đàn bà hút thuốc, mà những gì anh không thích là tôi biết chị ấy không bao giờ dám làm.

Giang Hoài ngỡ ngàng

- Làm sao cô biết? Chuyện tôi không tán thành phụ nữ hút thuốc?

- Có nghĩa là anh đồng ý?

Đan Phong hỏi ngược lại, làm Hoài phải thú nhận

- Đúng, tôi không thích phụ nữ hút thuốc. Vì tôi không thích thấy trên móng tay của phụ nữ đóng cáu vàng. Cô có óc quan sát rất nhạy bén.

Giang Hoài nhìn những ngón tay của Đan Phong tiếp.

- Cô có vẻ cẩn thận. Tôi không thấy dấu vết thuốc lá trên những ngón tay của cô.

- Thế còn bà chị tôi?

Đan Phong lại hỏi. Cái thắc mắc của Phong làm Hoài cảm thấy bứt rứt. Chàng chau mày không đáp và Đan Phong như hiểu ra. Nàng ngồi thẳng người nói:

- Xin lỗi, đã bảo là không nói chuyện về chị ấy mà cứ nói. Hôm nay tôi đến đây cũng không hoàn toàn đến với tư cách là em gái của Đào Bích Huệ. Tôi đang tập tành viết lách. Tiếc là, hình như tác phẩm của tôi không được anh để mắt xanh đến.

Giang Hoài vội vã phân trần.

- Ồ, tôi sẽ đọc kỹ. Cô hãy để cho tôi một thời gian.

- Không sao, tôi còn ở đây lâu mà. Tôi có thể chờ anh đọc.

Giang Hoài chăm chú nhìn Phong.

- Nếu tôi không lầm trước kia cô học kịch nói cơ mà? Tôi cứ tưởng là bây giờ cô đang ở Luân Đôn đang diễn kịch Opera chứ?- Tôi đã từng trình diễn. Đan Phong nói

- Tôi đã diễn những vở kịch như Hamlet, Romeo Juliet. Nhưng tôi chỉ đóng những vai phụ, và tôi đã chán ngấy. Vì vậy trở về Đài Loan lần này, tôi định thay đổi cách sống.

- Cô về đây có một mình à?

- Vâng, một mình.

- Sao trước khi về không báo trước cho tôi biết

- Tôi đã quen cách sống như vậy rồi.- Mắt của Đan Phong nhìn không chớp đốm lửa đỏ trên điếu thuốc trong taỵ - Mấy năm qua ngay cả những lúc ở Luân Đôn, tôi cũng chỉ sống có một mình. Mẹ tôi thì...

Đan Phong có vẻ suy nghĩ một chút, dụi tắt thuốc rồi tiếp:

- Mẹ tôi thì sống với chồng và những đứa con sau của bà ấy. Họ định cư tại Manchester. - Đan Phong ngẩng lên nhìn Giang Hoài - Tôi thì không thích quấy rầy ai cả. Ngay cả anh cũng vậy, tôi biết là anh rất bận, tôi nghĩ bây giờ cũng là lúc tôi cần phải cáo từ.

Đan Phong đứng dậy, với lấy cái áo khoác, nhưng Giang Hoài đã đưa tay ngăn lại.

- Cô đừng đi.

- Sao vậy?

- Vì tôi cần cộ Tôi muốn dùng cơm với cô trưa naỵ Hoài vội nói - Tôi muốn được nghe cô kể lại những năm tháng qua đã sống như thế nào? Tôi cũng muốn biết nơi cô cư ngụ bây giờ là ở đâu, ra sao? Nếu cô không cho biết những điều đó thì tôi sẽ không cho phép cô về đâu.

Đan Phong chớp mắt nhìn Hoài, một lúc lâu Phong mới nói.

- Anh không có vẻ gì là một con người lạnh lùng. Tôi cứ mãi nghĩ, tôi không biết, tôi không hiểu: anh là thần thánh hay ma quỷ mà chị tôi lại yêu anh như vậy? Nhưng mà anh Giang Hoài tại sao anh lại để cho chị tôi phải chết?

Giang Hoài vội quay người đi không để cho Đan Phong nhìn thấy phản ứng của chàng, nhưng rő ràng là Hoài xúc động và cứ đứng yên như vậy. Mãi đến lúc cảm thấy có bàn tay của ai đấy đặt lên vai và giọng nói nhẹ như gió, Giang Hoài mới quay lại.

- Nghe nói ở thành phố của chúng ta có thức ăn miền Trung ngon lắm! Anh mời tôi ăn loại đặc sản đó được chứ?

Đan Phong đã khoác cái áo lên người. Cả người nàng như tắm trong màu đen. Nhưng cái màu đen đó lại làm nổi bật màu trắng của làn dạ Hoài chợt bàng hoàng, nhất là với nụ cười thánh thiện của nàng. Ồ sao Đan Phong lại giống Bích Huệ thế? Có điều Đan Phong quý phái hơn, một "Thiên thần đen". Nhưng "Thiên thần đen" là để tượng trưng cho cái gì? Niềm vui, hay nỗi buồn, hạnh phúc hay bất hạnh? Giang Hoài lắc đầu, chàng không muốn nghĩ đến những điều đó nữa, đưa tay ra Hoài nói:

- Nào ta đi thôi.

phuongdong

Chat chut nhé!
Nếu tôi đăng ký nick tôi sẽ đăng là khucnhacchieu24 hiii. Đề nghị đồng chí post tiếp đi!

Serenade24

Chương 2   

Quán cafe này rất xinh xắn, nằm trên con đường mới mở, bày trí hài hòa, trang trí theo kiểu Hy Lạp, với tường trắng, bàn và ghế làm theo mẫu của những khúc gỗ thộ Giang Hoài và Đan Phong lựa một cái bàn ở góc ngồi uống cafẹ Họ ngồi ở đây đã khá lâu. Trước mặt là một khung cửa sổ lớn. Ở đây có thể ngắm cảnh phố. Họ dùng cơm trưa xong rồi mới đến đây. Cái quán có tên "ánh đčn", cái tên nghe thật thi vị.

Bên ngoài nắng đã tắt. Ngày của mùa đông rất ngắn và ngày của hôm nay hình như lại đặc biết ngắn hơn. Đan Phong ngồi ngả lưng ra sau ghế, mắt nhìn ra khung cửa sổ. Những cái xe qua lại như mắc cửi, bắt đầu cho sinh hoạt về đêm. ánh đčn thỉnh thoảng lóe rọi qua khung kính. Đan Phong mân mê cái bật lửa trên tay, nàng như có điều gì nghĩ ngợi.

- Tôi thường nghĩ, tại sao mình không ở lại Đài Loan ngay từ đầu, để sống bên cạnh chị. Nhưng ở thời điểm đó, tôi không thể quyết định được điều gì cả, tôi còn bé quá! Lúc đó tôi mới 14 tuổi. Còn chị Huệ bấy giờ đã học đến đại học. Đúng là định mệnh! Định mệnh đã khiến cho người mẹ, bao nhiêu năm ở vậy thờ cha của tôi, chợt nhiên lại yêu một người đàn ông nước Anh. Định mệnh đã khiến cho mẹ và tôi phải xa chị, biết nói gì đây. Sự chia tay đó là cả một nỗi đau. Chị Bích Huệ bấy giờ là một thiếu nữ ngang bướng và cố chấp. Chị không hài lòng và tha thứ cho mẹ tôi bước thêm bước nữa. Có lẽ vì cái ấn tượng của chị đối với cha ruột mạnh mẽ hơn tôi, cũng có thể vì cái quan niệm bảo thủ á Đông của chị quá sâu sắc. Tóm lại mãi đến bây giờ, cái ấn tượng của tôi về người chị quá cố, vẫn là một người con gái có cái bề ngoài yếu đuối, nhưng lại có trái tim rất bảo thủ.

Đan Phong nói rồi liếc nhanh Giang Hoài, hỏi tiếp:

- Anh có cùng quan điểm đó với tôi không?

Giang Hoài chỉ thở khói suy nghĩ và không trả lời, Đan Phong cũng không mong đợi điều đó, nàng lại nói tiếp.

- Tóm lại, khi chúng tôi đến xứ Anh thì mọi thứ đều không giống như chúng tôi đã nghĩ, cuộc sống gian khổ hơn nhiều. Vì cha kế tôi không giàu có lại thường bị thất nghiệp. Trong bốn năm sống chung với ông ta, mẹ tôi lại sanh thêm ba đứa em. Thật ngoài sự tưởng tượng, và chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, gia đình tôi trở thành một gia đình Anh quốc truyền thống. Chỉ có một mình tôi là như một kẻ lạc loài. Anh làm sao biết được, tôi đã sống thế nào trong khoảng thời gian đó. Những đứa em của tôi chiếm lấy hầu hết tình cảm của mẹ. Tôi giống như một kẻ lang thang, một cánh nhạn xa đàn. Trong khoảng thời gian đó tôi chỉ còn sống bám víu vào những lá thư của chị Bích Huệ gửi liên tục cho tôi. Chị an ủi, động viên và tôi sống vững được, là nhờ sự giúp đỡ tinh thần đó.

Đan Phong ngừng lại hớp một ngụm cà phê, rồi ngẩng lên nhìn Giang Hoài.

- Đúng ra những thứ này, tôi không cần kể lại cho anh nghe. Vì anh hẳn đã biết rő cả.

Giang Hoài gật đầu nói:

- Tôi biết, nhưng mà dù sao nghe cô kể lại vẫn thích hơn.

Đan Phong yên lặng một chút, lấy thêm một điếu thuốc, Giang Hoài bật lửa giùm cho Phong, Phong hút thuốc một cách điêu luyện nhẹ nhàng. Khói thuốc làm cho khuôn mặt của nàng trở nên liêu trai hơn.

- Thôi, bây giờ không nói những điều anh đã biết nữa, mà là nói những chuyện khác. - Đan Phong tiếp sau cái lắc đầu - Anh biết không sau đấy có một lúc thư của chị Bích Huệ gửi cho tôi, bức nào cũng đề cập đến anh, tên anh, chiều cao sức nặng, anh thế này, anh thế nọ, chị ấy ca ngợi anh đủ thứ, anh như một thiên thần, một con người cao thượng hơn tất cả mọi người.

Đan Phong nói một hơi, lời của nàng như những viên pháo nổ mạnh trong tim Hoài.

- Anh có biết không, bấy giờ anh không phải là của riêng chị Bích Huệ. - Đan Phong thú nhận một cách thành thật - Lúc đó mặc dầu tôi mới 16 tuổi, nhưng trong đầu tôi lúc nào cũng ngập bóng dáng của anh. Mỗi đêm khi mẹ và cha nuôi cầu nguyện thì tôi cũng ngồi đó nhưng những lời khấn của tôi lại dành cho anh và chị Huệ. Và rồi cuộc sống của chúng tôi càng lúc càng trở nên khó khăn. Tôi đứng trước một sự lựa chọn gay cấn, hoặc là tiếp tục học, hoặc là phải đi tìm việc làm. Trong lúc căng thẳng như vậy thì anh và chị Huệ đã cứu vãn tình hình một cách đúng lúc. Quý vị đã gởi tiền qua đóng học phí cho tôi. Học phí được gửi qua liên tục, đồng tiền Đài Loan được chuyển hoán thành tiền Anh kim. Tôi biết lúc đó tôi là một gánh nặng, vì ngành học của tôi là một ngành học tốn rất nhiều tiền. Tôi mê say môn kịch nghệ. Tôi đã đến Luân Đôn để thi vào trường kịch nghệ nổi tiếng nhất ở đấy. Học phí khá cao, nhưng chị Huệ sợ tôi không yên tâm chị ấy gửi thư sang nói: Sự nghiệp của anh càng lúc càng thành công. Anh đã hái ra rất nhiều tiền. Cái số tiền học phí nhỏ nhoi kia nào có nghĩa lý gì? Làm sao lại chẳng nghĩa lý phải không anh? - Đan Phong nhìn thẳng vào mắt của Giang Hoài rồi tiếp - Lúc đó tôi đã tự nhủ lòng mình, coi như tôi nợ anh số tiền đó. Tôi đã mượn tiền để đi học, một ngày nào đó rồi tôi sẽ trả, và anh biết không? Tôi đã học một cách hết sức cố gắng. Ban ngày tôi đã dồn hết sức vào việc học cái môn chánh quy mình yêu thích, và tối đến tôi lại luyện môn Hoa văn; nhờ vậy anh thấy đó trình độ Hoa văn của tôi không đến nỗi tồi.

Giang Hoài liên tưởng đến bản thảo chuyện "Thiên thần đen" buổi sáng ở trên bàn, chàng bỗng nhớ đến bài thơ ngắn ở trang đầu. Hoài gật gù nói:

- Đúng vậy, tôi cảm thấy Hoa văn của cô rất khá. Giọng văn rất chải chuốt.

- Đó là nhờ tôi đọc rất nhiều chuyện Trung Quốc như "Hồng lâu mộng, Lão xà, Từ chí ma, Thủy hử, Liêu trai chí dị v.v... "

Giang Hoài yên lặng nhìn Đan Phong.

- Sau đấy chợt nhiên tôi thấy thư của chị Huệ gửi sang càng lúc càng ít dần. Không những chỉ ít mà thư lại viết ngắn hơn. Thư thì như vậy nhưng tiền thì vẫn được gửi liên tục, gửi đủ. Chị Huệ là như thế. Chị sợ tôi thiếu hụt rồi ảnh hưởng đến việc học. Trên đời này đâu dễ kiếm được một bà chị như thế? Thế rồi sau đấy tôi không còn nhận được thư nữa, mà mỗi tháng chỉ lãnh được chi phiếu thôi. Tôi đã nghĩ là có lẽ vì chị Bích Huệ sắp lấy chồng, chị ấy bận rộn mọi thứ. Sắm sửa, sắp xếp chỗ ở mới, phụ giúp cho người chồng tương lai để khuếch trương sự nghiệp, bận rộn như thế làm gì còn thời gian để viết thư cho em... Vả lại lúc đó tôi cũng bận rộn vừa bận chuyện thi tốt nghiệp, làm luận văn, diễn xuất rồi lại có bạn trai, bận nhảy đầm, bận đi rảo trên phố...

Đan Phong dụi tắt thuốc, lấy tay xoa xoa trán rồi tiếp.

- Mãi cho đến khi tôi ra trường. Tôi đã điện về báo cho chị Huệ thì tôi mới nhận được thư của anh. Đan Phong ngẩng lên nhìn thẳng vào mắt của Hoài - Lúc đó thư anh mới cho tôi biết chị Huệ đã qua đời hơn nửa năm. Cái lá thư của anh hiện tôi vẫn còn cất giữ. Bởi vì, cái thư đó anh viết một cách khá buồn, khá hay.

Giang Hoài nhìn đôi mắt long lanh của Phong, chàng đột nhiên ngồi thẳng lưng nói:

- Thôi đừng nhắc đến bức thư đó nữa, cũng đừng nói chuyện Bích Huệ mà hãy nói chuyện cộ Tại sao từ đó đến bây giờ cô chẳng hề thư từ gì cho tôi cả?

- Để làm gì chứ? Để kể lể về mình ư? - Đan Phong chau mày nói: - Vả lại chuyện của tôi cũng không có gì đáng nói, đã bao năm qua rồi, bắt đầu từ năm 14 tuổi đến 21 tuổi cuộc đời tôi bất luận trên phương diện tinh thần hay vật chất, đều ký sinh trên người chị Bích Huệ, mặc dù chúng tôi sống cách xa nhau vạn dặm, nhưng mà sau đó tôi cũng mất, và tôi nhận ra một điều, đây là giây phút tôi phải tự lập để trưởng thành. Anh có biết không? Một năm rưỡi nay tôi đã tập tành để trở thành một con người tự lập như thế.

Giang Hoài suy nghĩ.

- Tốt nhất Phong cần nói rő một chút.

- Cũng đâu có gì đâu? Đan Phong cười nhẹ - thì tôi đi diễn kịch, ở Anh thì chỉ có kịch Operạ Chạy đầu này đến đầu kia. Cố gắng kiếm tiền. Công việc cũng không phải là nhàn hạ, khó nhọc một cách không đơn giản. Nhưng vì có mục đích nên cũng không đến nỗi nản. Một mục đích duy nhất, đó là kiếm cho đủ tiền, để quay trở về Đài Loan nhìn ngôi mộ của chị Huệ, nhìn mặt ông anh rể - Mắt Đan Phong long lanh.

- Không phải, đúng ra tôi không nên gọi anh là anh rể, tôi chỉ có quyền gọi anh là anh Giang Hoài.

Và giọng nói của Đan Phong chợt trở nên xa vời.

- Anh cũng ngớ ngẩn thật. Tại sao không cưới chị Huệ trước khi chị ấy chết? Như vậy có phải là tôi sẽ có ít ra một người thân còn lại ở xứ Đài Loan này?

Giang Hoài bàng hoàng, dưới ánh mắt buồn bã của Phong, Hoài không dằn được lòng:

- Tôi còn nhớ là trong lá thư gửi cho Phong, tôi đã nói là Huệ qua đời vì...

- Bệnh tim phải không? - Đan Phong tiếp lời - Đấng tối cao nhiều lúc trong chuỗi bất hạnh lại sắp xếp một việc làm tốt. Chị Huệ đã nhắm mắt trong hoàn cảnh nhẹ nhàng như vậy, không phải khổ đau nhiều.

Những bắp thịt trên mặt Hoài như căng ra. Hoài cúi xuống nhìn vào ly cà phê đen sánh. Hoài bất giác nhớ đến khuôn mặt Bích Huệ trong những giây phút cuối cùng.

- Bậy thật! Đan Phong chợt thở ra nói - Tại sao câu chuyện của chúng ta cứ dính dáng mãi đến chết chóc thế? - Tôi biết là đề tài này thật không vui với anh và cả với tôi. Mắt Phong hướng ra ngoài khung cửa kính. – Thôi bây giờ quay lại chuyện tôi đi. Chuyện tiếp theo là như vầy. Tôi trở về Đài Loan và không định thông báo cho anh biết, vì tôi nghĩ là, chị Bích Huệ dù sao cũng đã qua đời hơn hai năm. Biết đâu trong khoảng thời gian này... anh đã chẳng tìm thấy hạnh phúc của riêng mình?

Đan Phong ngưng nói, quay lại nhìn Hoài hỏi.

- Thế nào? Anh đã tìm được rồi chứ?

Hoài nhìn Phong, chàng hiểu, Phong đã biết hết mọi thứ mà còn giả vờ hỏi. Hoài yên lặng.

- Nói vậy thôi, chứ về đây hơn ba tháng, tôi đã biết được nhiều thứ về anh. Đan Phong nói - Hai năm qua, anh đã thành công nhanh chóng. Cái cơ sở xuất bản của anh trở thành một cơ sở uy tín vững vàng. Anh quá nổi tiếng, anh quy tụ được phần lớn những nhà văn tên tuổi ở đất nước này. Và bây giờ dưới tay anh là một lô cơ sở, nhà máy in, mạng lưới phát hành... Anh đã có một số bất động sản lớn. Cao ốc, nhà cửa, biệt thự, xe du lịch hạng sang... Anh chỉ còn thiếu có một thứ, đó là... một cô vợ phải không?

Đan Phong ngưng lại, nhìn thẳng vào mắt Hoài.

- Như vậy, cũng có nghĩa, anh vẫn chưa quên chị tôi, phải không?

Hoài vẫn yên lặng. Cô ấy đã về đây hơn ba tháng. Vậy là cô ấy hẳn dò la tìm biết được rất nhiều sự việc. Một cảm giác bất an như phủ vây quanh Hoài, Hoài chợt thấy lạnh.

- May là anh chưa lập gia đình. - Đan Phong lại tiếp. – Nếu anh cưới vợ rồi, có lẽ tôi đã không dám đến làm phiền anh. Tôi về đây, đầu tiên là tìm một căn hộ để ở. Tôi định dành thời gian còn lại viết một cái gì, nhưng rồi, sau đấy tôi chợt thấy, tôi cần phải đến gặp anh, vì vậy hôm nay tôi đến đây.

Đan Phong hớp một hớp cà phê.

- Đó là một chuyện liên hệ đến tôi, rất bình thường, phải không? Nhưng sự hiện diện của tôi, có làm anh bực mình không?

Hoài nhìn thẳng vào mắt Phong:

- Có phần nào.

- Tại sao?

- Vì sự hiện diện của cô gợi nhớ nhiều thứ. Cô đã xé toạc vết thương mà hai năm qua, tôi đã cố gắng niêm kín.

Hoài nói rồi lắc đầu hỏi.

- Có ai cho Phong biết là Phong đẹp và giống hệt như Bích Huệ không?

Đan Phong gật đầu.

- Tôi biết, vì chị Huệ thường gởi hình sang Anh Quốc. Mẹ cũng bảo, tôi càng lớn càng giống chị Huệ. Cái đó cũng không có gì là lạ, tôi và chị Huệ là hai chị em ruột cơ mà?

Giang Hoài ngắm Phong một chút rồi quay nhìn ra ngoài cửa sổ, Hoài nghe Phong nói.

- Nhanh thật, mới đây mà đã sắp tối. Vậy là tôi đã đi hết một ngày, giờ phải về nhà.

Hoài nói nhanh.

- Chúng ta dùng cơm tối rồi hãy về.

- Hôm nay tôi gần như ăn uống luôn miệng. - Đan Phong vừa cười vừa nói. - Hồi trưa anh đã mời tôi dùng thức ăn miền Trung. Sau đó, đến đây uống cafe, anh mời tôi dùng bánh trứng. Thôi, tôi không thể ăn tối với anh được nữa. Hôm nay tôi nói nhiều quá, ăn sẽ không vô nữa đâu. Bây giờ tôi phải về nhà.

- Về nhà?

- à, tôi dùng lộn từ rồi. - Đan Phong vội nói - Nhà là cái từ không phải đơn thuần chỉ cái chỗ đặt giường ngủ. Mấy năm qua tôi không có lấy cái nhà, tôi chỉ là cánh hạc cô đơn. Bây giờ phải nói là tôi quay về nơi tạm nghỉ của mình. Anh có biết một bản nhạc của Anh có tựa đề là "Cánh hạc trên cao không"?

- Cánh én trên cao?

- Không phải là cánh én, mà là cánh hạc, hồng hạc.

- Vậy thì tôi không biết.

- Tôi biết là anh biết. - Đan Phong nói - Hồng hạc là một loài chim lớn. Thường thường chúng làm tổ trên những bãi cỏ gần hồ nước hay đầm lầy. Nhưng mà có một cánh hạc cô đơn. Nó lại dừng chân trên ngọn cây cao, mà ngọn cây là nơi không thể dừng chân lâu được. Một nơi tạm dừng thôi, vì anh biết ở đấy không thể xây tổ được chứ?

- à!

- Trong bài hát đó chỉ có mấy câu ngắn. - Đan Phong nghĩ ngợi một chút hát khẽ - "Cánh hạc trên cành cao. Mắt nhìn mây bềnh bồng. Mây không dừng một chỗ. Tổ không thể dừng xây. Vì mây không an định, hạc lại ngại cô đơn... "

Đan Phong ngừng hát, nàng nhìn Hoài suy nghĩ rồi lại nhìn ra nơi nào đó ngoài khung cửa.

Hoài có vẻ xúc động.

- Bản nhạc này chẳng giống nhạc nước ngoài chút nào, tôi có cảm giác như đó là một bài thơ cổ của Trung Quốc.

- Tôi cố dịch lời hát thật cẩn thận. - Đan Phong quay lại với nụ cười – Thôi đủ rồi, bây giờ cánh hạc cần quay về chỗ tạm trú đêm nay.

Giang Hoài chợt đưa tay ngăn lại. Không những chỉ ngăn mà Hoài còn nắm lấy bàn tay trên bàn của Phong.

- Vậy thì cô có thể mời tôi dùng cơm tối được không?

Đan Phong nhìn Hoài với một cái nhìn nhẹ nhàng.

- ý anh muốn là, anh định đến thăm cái tổ hạc kia ư?

Giang Hoài yên lặng. Đan Phong đứng dậy.

- Vậy thì ta đi nào.

Họ ra khỏi quán cafẹ Gió đêm phơn phớt lạnh, trời đang vần vũ. Có lẽ mưa sắp đến. Hai người đi bên nhau, dáng cao gầy của Phong thật quý phái tao nhã. Hoài nhận xét như vậy, chàng nói.

- Cô chẳng có vẻ gì là một cánh hạc cô đơn.

- Thật ư?

- Vâng. Tôi thấy thì cô có vẻ như một cánh chim thiên đàng. Cô biết chim thiên đàng chứ?

- Không, anh kể đi.

- Chim thiên đàng là một loại chim hiếm. Hoài diễn tả - nó rất đẹp, nó có đôi cánh màu xanh ngọc, bóng mượt như tỏa sáng, có cái đuôi hình cánh dù màu đỏ chói. Nó lại thông minh, lanh lẹ. Trên đỉnh đầu nó có những cái mào hình vương miện. Nó sống ở những nơi con người ít đến. Vì vậy thỉnh thoảng người ta có thể gặp nó nhưng bắt được nó là một điều rất khó khăn.

Đan Phong liếc nhanh về phía Hoài.

- Cảm ơn sự ca ngợi vừa rồi của anh. Nhưng mà chị Bích Huệ thì sao? Anh nhận xét về chị ấy như thế nào? Cũng là một cánh chim thiên đàng chứ?

- Cô ấy à? Giang Hoài có vẻ suy nghĩ. Chàng không trả lời ngay, có lẽ vì cái xe du lich chevolet của chàng đã đậu trước mặt. Hoài mở cửa, mời.

- Lên xe đi!

Mấy phút sau, Hoài đã có mặt ở cái tổ hạc nhỏ nhắn. Đó là căn hộ chỉ có một phòng khách và một phòng ngủ. Phòng vệ sinh và nhà bếp ở mãi phía sau. Phòng được trải thảm trắng. Bộ salon và màn cửa cùng màu cam. Bày trí cũng khá gọn và giản dị, chỉ có trên kệ tủ là trang trí thêm một số vật dụng xinh xắn như: Đôi tượng vũ công bằng sứ của Hòa Lan, một cái mặt nạ thô kệch, một bức tượng đồng, một con chim sơn ca bằng đất nung. Giang Hoài đứng đấy ngắm, trong khi Đan Phong giải thích.

- Tôi rất thích sưu tập các loại đồi chơi nhỏ nhắn. Tôi có một lô ở xứ Anh. Tiếc là không mang về hết được. Nhưng mà tôi cảm thấy đến đâu thì cũng có nghĩa là tạm dừng, chứ đâu có ý định ăn đời ở kiếp một chỗ đâu, nên kệ nó. Và Đan Phong chỉ về phía ghế salon nói với Giang Hoài.

- Anh ngồi chơi một chút nhé? Tôi đi thay áo đây.

Đan Phong đi vào phòng ngủ. Đứng giữa phòng khách, Hoài vẫn không dằn được tò mò. Chàng đưa mắt ngắm nghía mọi vật. Phòng coi như trang bị đầy đủ. Tủ lạnh, tủ rượu, bàn học, bàn làm việc. Đây là loại phòng được đặc biệt thiết kế dành cho những người từ xa đến tạm trú. Nó khác phòng ở khách sạn một chỗ là có thêm nhà bếp trong nhà. Hoài bước đến bên bàn làm việc, tò mò lật mấy trang giấy bản thảo đang viết dở dang. Có một tấm giấy viết nửa chừng dằn dưới quyển tự điển tọ Chàng giở ra, một bài thơ ngắn.

"Gió xuân mang giấc mơ đến

Cành cây cao nơi hạc đang làm tô?

Chim hoàng oanh đang hót

Gió thổi rất nhẹ và mưa đang bay

Sáng nay không hiểu sao lòng lại lâng lâng

Buồn đóa hoa đào hồng

Buồn tàu lá chuối lay.

Buồn cả mùa xuân lặng lẽ.

Buồn gió thổi nhẹ và cả mưa bay ...."

Giang Hoài đọc bài thơ, chợt nghe lòng rung động. Ngôn ngữ thi ca á đông nó lạ lùng như vậy đó. Chỉ với mấy chữ là đủ để diễn đạt cái nỗi man mác trong lòng. Chàng cầm mảnh giấy trong tay, đọc đi đọc lại. Chàng như quên bẵng không gian, mãi đến lúc có giọng nói nhẹ phía sau.

- Mấy hôm trước tình cờ đọc một bài văn cổ. Tôi cảm xúc ghi lại cảm nghĩ. Có điều anh cảm thông cho, tôi không rành thi ca, âm luật. Tôi chỉ viết để diễn tả cái mình nghĩ. Anh là người chuyên nghiệp, anh hiểu, anh đừng có cười nhé.

Giang Hoài quay lại, chàng tròn mắt. Người con gái trước mặt bây giờ hoàn toàn đổi khác. Trong cái áo dài Trung Quốc màu trắng, tóc xőa dài, nàng đẹp như một áng mây. Hoài nhìn như ngẩn ra.

- Anh làm sao thế? - Đan Phong hỏi với nụ cười, ánh mắt nàng long lanh nghịch ngợm - Anh làm gì mà có vẻ ngạc nhiên thế?

- Ồ! Cô khiến tôi giật mình.

- Giật mình? Sao vậy?

- Vì cô từ bộ trang phục toàn đen, đổi sang toàn trắng. - Giang Hoài giải thích. - Cô giống như một thiên thần đen theo kiểu âu châu đổi sang cơn gió nhẹ phương Đông với mưa phùn. Cô như nàng tiên trong truyện cổ tích, có nhiều phép lạ.

Đan Phong lắc đầu, đến bên tủ rượu lấy ra hai cái cốc và một chai rượu chát trắng. Vừa rót rượu, Phong vừa nói.

- Trách gì chị Bích Huệ thường nói, anh là người rất môi miếng, biết cách nói chuyện. Suốt ngày hôm nay tôi nói thật nhiều, còn anh, chỉ thỉnh thoảng nói. Nhưng khi anh phát biểu thì câu nào lại đáng đồng tiền câu nấy.

Rồi Đan Phong nhìn thẳng vào mắt Hoài.

- Đã có bao nhiêu người đàn bà như chị tôi đã chết mệt vì anh?

Giang Hoài giật mình, lắc đầu.

- Không một ai cả.

- Không à? - Đan Phong nhướng mày, đang rót rượu chợt nàng ngưng taỵ - à, tôi quên hỏi là anh uống rượu hay uống cafe?

- Khỏi bày vẽ, tôi chỉ cần một ly trà là được.

- Trà à? - Đan Phong hỏi với nụ cười. Nàng đặt ly rượu xuống, rồi đứng dậy quay người vào nhà bếp – Thôi được, để tôi đi nấu nước. Tôi nghĩ mình trở về đây mà vẫn chưa hoàn toàn phương Đông hóa. Cái gì cũng phải từ từ tập lại, phải không anh?

Giang Hoài kéo Phong lại.

- Thôi khỏi mắc công. Thỉnh thoảng uống một ly rượu cũng không sao. Tôi cũng không phản đối chuyện uống rượu.

- Thật không?

- Thật chứ. - Giang Hoài xác định – Với lại, hôm nay, cũng nên uống tí rượu. Người Trung Quốc có cái tập tục là khi nào có chuyện gì vui hay uống chút rượu để mừng.

- Người phương Tây cũng vậy thôi - Đan Phong nói và ngồi xuống cạnh rót tiếp cho đầy ly rượu - Nhưng mà... hôm nay là ngày gì mà anh vui chứ?

- Gặp được cô đã là một điều vui. - Hoài nói và nâng ly lên, giọng nói xúc động - Hãy mừng cho việc cô quay về xứ sở này. Nào, mừng!

Đan Phong chợt thấy bối rối. Có một màn sương phủ nhẹ lên mắt. Phong hớp một hớp rượu tựa người vào ghế. Để tình cảm lắng xuống một chút mới nói.

- Đúng ra, tôi nên đến gặp anh từ ba tháng trước. Vậy mà tôi không đi. Tôi đã phí lãng thời gian nhiều quá.

Đan Phong mân mê ly rượu trong tay, nàng ngửa mặt nhìn lên, và hai giọt lệ lăn dài xuống má.

- Không hiểu sao bây giờ, tôi chợt thấy mệt mỏi quá, tôi không muốn bay nữa, tôi sẽ ở lại, anh Hoài, anh là anh rể tôi... anh có sẵn sàng chăm sóc tôi không?

Giang Hoài bàng hoàng, chàng tròn mắt nhìn cô gái trước mặt. Có thật như vậy không? Đó là ý thật của Phong đấy chứ? Phong vẫn coi tôi là... và Hoài cũng không ngăn được cảm xúc trong lòng.



phuongdong

Tôi rất thích câu này dù chưa đọc hết bài viết:
"Cánh hạc trên cành cao. Mắt nhìn mây bềnh bồng. Mây không dừng một chỗ. Tổ không thể dừng xây. Vì mây không an định, hạc lại ngại cô đơn... "

Serenade24

To: Mr Phuong Dong

Đừng có dịch nick của người khác ra tiếng Việt nếu ko hiểu được hết ý nghĩa của nó. Tôi ko thích nick của mình bị dịch thành Khucnhacchieu24 tý nào. Nếu dịch như thế thì quá đơn giản. Và nó chưa thể hiện được 1/5 ý nghĩa của nick này đâu. Nếu chỉ đơn giản như thế thì tôi lấy tên mình làm nick cho xong. Nếu bạn dịch thành Dakhuc24 thì tôi đã không thất vọng đến thế vì dù sao nó cũng đúng được 1/2 rồi. Còn con số 24 thì chắc chỉ mình tôi biết là gì thôi.
Tôi ko biết tiếng Anh, nhưng rất tiếc tôi lại biết ý nghĩa của từ Serenade.
Xin lỗi nếu quá lời.


Serenade24

Serenade24

Chương 3   
   

Tan học, Giang Hạo ôm chồng sách văn học Anh Quốc dày cộm với mấy quyển kịch bản của Shakespear bước ra cổng trường, chàng cảm thấy thật thoải mái, sau những giờ căng thẳng.

Trung tâm nghiên cứu Anh ngữ Văn lý này nằm ở ngoại ô thị trấn Nước Ngọt. Kiến trúc được xây dựng dựa vào vách núi, mặt hướng ra biển. Khung cảnh thật trữ tình, địa điểm lại yên tịnh. Chỉ tiếc một điều là cách thành phố Đài Bắc khá xạ Khu ký túc xá sinh viên lại có số phòng giới hạn. Vì vậy phần lớn sinh viên phải mướn phòng ở ngoài. Tạo cho địa phương một nghề mới, nghề chuyên môn nuôi sinh viên ăn cơm tháng, hoặc cho mướn phòng, những cái phòng được coi là phòng chứ thật ra giống như những cái hộp nuôi chim bồ câu. Mỗi nhà ngăn ra hàng chục phòng như vậy, tạo thành một ký túc xá tư thu hẹp.

Giang Hạo cũng mướn một cái phòng tương tự, có điều ở đây sang trọng hơn. Tiền thuê phòng đắt hơn. Tiền thuê phòng đắt hơn nằm ở ngoại ô thành phố, Hạo ở trong dãy nhà ngói đỏ.

Lúc đầu dãy nhà này được cất với mục đích khai thác như một khách sạn. Nhưng sau khi xây được nửa chừng, thì hết tiền. Điểm ở đây lại không phải là điểm du lịch tốt, du khách đến ít, nên cuối cùng khu nhà đã được chế biến thành cứ xá học trò. Và phòng của Giang Hạo là một trong những phòng tốt nhất. Cửa sổ hướng vč phía biển. Ở đây có thể nhìn thẳng ra bến cảng. Có thể nhìn thấy bóng thuyền và những ngọn đčn lấp lóe mỗi khi đoàn ghe đánh cá trở về. Ở đây cũng có thể thấy toàn cảnh bãi cỏ xanh rì của sân Golf. Nhưng mà giống như bao nhiêu thanh niên mới lớn khác, phòng của những anh chàng được gọi là sinh viên lúc nào cũng vậy: dơ, bê bối, sách vở, quần áo, dĩa hát... để đầy nhà. Muốn tìm một chỗ đặt chân cũng khó. Nhưng những anh chàng này không bao giờ mặc cảm với cái vô trật tự đó. Đôi lúc họ còn hãnh diện. Họ nghĩ như vậy mới có vẻ nghệ sĩ. Cái quan trọng nhất đối với họ những người mới tập tành làm người lớn là tự dọ Giang Hạo đã đặt cho phòng trọ của mình cái tên là "Vỏ ốc".

Chiều hôm ấy, Giang Hạo ôm chồng vở trở về "Vỏ ốc". Trường khai giảng chưa được bao lâu. Nắng xuân thật ấm, thật tuyệt vời. Gió thổi đến với mùi đất lẫn mùi hương hoa. Có lẽ gió từ nghĩa trang liệt sĩ thổi lại. Vì trong gió lẫn mùi trầm. Tiếng chuông chùa vang vọng đâu đây, tạo nên nỗi cảm hoài sâu lắng yên ổn.

Chiều hôm ấy, Giang Hạo cảm thấy thật đầy đủ.

Chiều hôm ấy, Hạo thấy thật vui.

Chiều hôm ấy, nắng và gió đều là bạn của Hạo.

Chợt nhiên Hạo thấy lòng phơi phới quá. Chàng muốn cười muốn hát, muốn huýt sáo, muốn tìm một cô gái nhỏ nào đó để tâm sự.

ôm chồng vở trên tay, Hạo rảo trên con đường đất. Con đường đưa đến nghĩa trang. Ở đấy có rừng thông, có miếu thờ, có những hành lang đá dài ngoằn, có tiếng chuông chùa. Hạo huýt sáo một điệu nhạc quen thuộc. Cői lòng như ngập ứ tình người. Đột nhiên, Hạo thấy một chú chó lông xù loại Bắc Kinh. Trên cổ nó là một cái chuông nhỏ. Leng keng! leng keng! Con chó tròn như trái cầu tuyết màu trắng. Nó nhảy qua nhảy lại như trái cầu lăn. Hạo đứng lại tò mò, chàng chợt nhớ ra, lúc gần đây chàng hình như cứ gặp nó. Phải rồi, bà lối xóm cũng bảo, đây là chú chó của một chủ mới dọn đến. Hạo quỳxuống, nâng con chó lên. Nó không hề sợ hãi đưa mắt tròn đen nhìn Hạo, lại đưa cái lưỡi nhỏ thân thiện liếm nhẹ tay chàng.

Hạo chợt thấy buồn cười, chàng nâng chú chó lên, rồi bế nó vào lòng, âu yếm:

- Ồ, cún con! Mi từ đâu đến? Ồ cún con, sao mũi mi xinh xinh như vậy? Cún con? Mi đi lạc phải không? Hử?

Ồ! Hạo chợt cười lớn, vì con chó nhỏ lại liếm lên mặt chàng.

- Ồ! Nhột quá! Đừng vậy chứ, tao sợ nhột mà! Sao vậy? Ai quen với mày chứ?

- ê! ê! Cầu tuyết ơi! Cầu Tuyết! ê! Cầu Tuyết đâu rồi?

Chợt nhiên từ trong rừng thông có những tiếng con gái trong như tiếng chuông. Và con chó nhỏ vội vàng muốn nhảy khỏi tay Hạo. Nó gầm gừ, nó vùng vẫy, Hạo chưa kịp buông nó xuống, thì như cơn gió, một thiếu nữ đã xuất hiện trước mặt chàng. Cô ta giật mạnh con chó con trên tay Hạo. Tiếp đó như một tràng pháo nổ.

- Tại sao anh lại muốn "chôm" con chó nhỏ của tôi chứ? Nó là chó có chủ. Anh không biết à? Anh bế nó làm gì? Muốn trộm phải không? Như vậy thì lần trước con cún Cầu Than của tôi bị mất. Chắc chắn anh cũng là thủ phạm. Trời ơi, sinh viên gì mà không lo học, lại đi trộm chó?

- Này này... Giang Hạo chau mày. Khi không rồi bị mắng như tát nước. Chàng chợt thấy nóng mũi - Cô làm gì chẳng rő trời đất gì cả rồi mắng người vậy? Ai trộm chó của cô chứ? Chẳng qua người ta thấy nó đẹp, dễ thương, bế lên chơi một chút thôi. Còn cái vụ chó than chó lọ gì của cô mất, có liên hệ gì đến tôi chứ?

Người con gái đứng trước mặt, có đôi mắt tròn thật to.

- Tôi chỉ mất con than thôi, chứ không có con lọ, không phải ông lấy cắp ư?

Nhìn vẻ tự nhiên của cô gái, cơn giận của Hạo như bay mất. Bây giờ thì Hạo mới có thì giờ để ngắm cô gái trước mặt. Mái tóc kiểu demigarcon, để thêm một cái patte dài phần tóc trước trán tỉa ngắn và mỏng ngang chân mày. Một khuôn mặt trẻ trung, ngổ ngáo. Cô gái mặc áo rộng màu hồng nhạt cổ lông, quần jean. Đặt biệt ống quần được kéo đến tận gối. Chân mang giầy ống. Trên cổ mang một sợi dây bạc lòng thòng với đủ thứ mặt trang trí, hình chìa khóa, lưỡi lam... Trông thật moden, thật oai.

- Cô tên gì?

Hạo không khách sáo hỏi thẳng với nụ cười.

Cô gái hất cằm, kênh Hạo.

- Cho anh biết làm gì chứ?

Rồi cô bế con chó nhỏ chạy thẳng vào rừng thông.

Giang Hạo đứng tựa người vào thân cây thông nhìn theo, chàng chợt thấy buồn cười. Nắng hôm nay đẹp quá, mây trắng bồng bềnh trên cao. Gió mát mà rừng xanh cũng tuyệt. Trong buổi chiều dễ thương thế này... có gặp chuyện xui xẻo nhỏ nhặt cũng chẳng có gì đáng kể. Hạo nhìn theo cái áo hồng gần lẫn khuất giữa rừng cây.

Nhưng rồi không hiểu sao. Cái áo hồng kia lại đứng lại. Cô gái quay lại nhìn Hạo. Cái miệng có đôi môi tinh nghịch kia lại trề ra, rồi cười.

- Tôi họ Lâm đấy.

Cô gái nói làm Hạo bất ngờ. Chàng vội tìm cách trả lời như sợ cô ta biến mất.

- Ồ, họ Lâm à? Lâm là rừng đấy phải không?

Cô gái cười. Nụ cười thật hồn nhiên, thật trong sáng.

- Thế ngoài họ Lâm có nghĩa là rừng ra, còn có Lâm nào khác nữa hở anh?

- Dĩ nhiên là có chứ. - Giang Hạo gắng cãi - Chẳng hạn như chữ Lâm có nghĩa là Lâm thời... lâm râm...

Cô gái tròn mắt ánh mắt tinh nghịch.

- Vậy là có người họ Lâm theo kiểu lâm râm nữa à?

Giang Hạo đành thú nhận.

- Thôi bỏ qua đi, thỉnh thoảng tôi cũng thích nghịch, nhưng cô họ Lâm mà tên gì vậy?

- Anh định chơi khôn hả? Cô gái hất hàm - Anh muốn tôi nói tên mình cho anh nghe ư? Tôi không thčm nói đâu.

Cô gái nhún chận, nhưng cái nhún chân đó lại làm chú cún "Cầu Tuyết" trên tay nhảy lăn xuống bãi cỏ. Thế là nó phóng nhanh vào rừng, nó đuổi theo những cánh bướm, nó vờn những quả thông, những chú chim sẻ... Cô gái có vẻ lo lắng, cô định đuổi theo chú chó. Nhưng Giang Hạo đã ngăn lại.

- Cô không cần giữ nó lại, nó không chạy mất đâu.

- Làm sao anh biết điều đó?

- Vì con chó nào mà lại không biết chủ đâu?

- Vậy tại sao ban nãy nó lại nằm trong lòng anh chứ?

- Bởi vì... Giang Hạo không giải thích được, cười trừ - Có lẽ nó nghĩ là tôi cũng là chủ của nó.

- Hừ. Cô gái liếc nhanh Hạo. Khuôn mặt cô ta thật ranh mãnh - Anh chỉ giỏi tài nói phịa, nhưng mà, anh tên gì chứ?

Hạo bắt chước giọng nói cô gái.

- Không nói cho cô biết đâu.

Cô gái trề môi.

- Ơ coi ngộ không, bắt chước!

Và cô ta ngoe nguẩy bỏ đi, tìm chú cún con. Con chó thật ngộ nghĩnh, tròn như quả bóng, chân lại ngắn. Nó phục phịch, chạy một khoảng ngắn là đã thở hổn hển. Bây giờ thì chú cún đã quay lại, nó vờn quanh chân chủ. Cô gái quỳxuống, vuốt ve cái đầu xù của nó, vừa vuốt vừa nói.

- Cầu Tuyết này. Nãy giờ mi chạy đi đâu vậy? Chạy đi cắn mấy tay nghịch ngợm phải không?

Giang Hạo không dằn được lòng, bước tới ngồi cạnh cô gái. Chàng ngắm nghía cả chủ lẫn tớ. Nhưng lại thích cô chủ hơn. Đôi má phớt hồng, khuôn mặt xinh xắn. Rồi như để cho thấy mình chịu thua, Hạo lấy một cành cây khô vẽ lên cát:

"Giang Hạo".

Chàng ngẩng lên chờ đợi. Cô gái cười, cầm cái que khô lên. Vẽ bên cạnh hai chữ "Giang Hạo", mấy chữ "Lâm Hiểu Sương".

Họ lại nhìn nhau, cùng cười. Giang Hạo chợt thấy lòng như ngập đầy niềm vui, chàng huýt một điệu nhạc rồi nói.

- Lâm Hiểu Sương. Tên cô đẹp quá!

Cô gái trề môi.

- ý anh muốn nói là... tên đẹp nhưng người xấu lắm phải không?

- Ha ha! Giang Hạo cười lớn - Đàn bà con gái mấy cộ Người nào cũng giống nhau. Cứ nghĩ xấu người khác. Trước kia tôi có cô bạn cũng vậy. Nhưng mà cho cô biết đàn ông chúng tôi không bao giờ như vậy đâu!

Cô gái tròn mắt.

- Anh cũng có bạn gái rồi à? Thế bây giờ cô ấy ở đâu?

- Làm sao tôi biết được. - Giang Hạo nhún vai nói - Chúng tôi chơi chung vậy thôi, chứ chẳng có một ý gì khác. Thích thì nhảy đầm, xem hát, đi chơi chung. Còn bây giờ à, có lẽ cô ấy đã có người yêu rồi đấy.

Nụ cười biến mất trên môi cô gái. Cô ta vừa có vẻ tò mò, vừa có vẻ thương hại.

- Có nghĩa là anh đang thất tình?

- Thất tình? - Giang Hạo ngẩn ra, nhưng rồi chợt cười lớn. - Buồn cười thật, tôi như vầy mà thất tình à? Cô có nói ngọng không vậy? Giang Hạo này không bao giờ có chuyện đó. Không tin cô thử đi hỏi xem. Tôi không tán gái là thôi, mà hễ tán là đương nhiên có kết quả. Xưa tới giờ tôi chưa hề yêu ai hết, làm gì có chuyện thất tình?

Cô gái liếc nhanh về phía Hạo. Anh chàng này lớn lối quá. Nàng lại cúi xuống, nghịch nghịch những sợi lông trên đầu con chó, nói:

- "Cầu Tuyết", ta đi nhé! ở đây nghe những tay nói xạo, chán lắm.

Giang Hạo nhìn khuôn mặt trẻ con của cô gái. Chàng càng thích thú hơn khi nghe cô nàng nói những lời kia. Hạo chợt đưa tay ra kéo vạt áo cô gái nói.

- Này, sao vội thế? Nhà cô ở đâu?

- Ở phía bên kia rừng, thôn mới Lan Huệ đấy.

- Mới dọn đến à?

Cô gái gật đầu.

- Năm nay bao nhiêu tuổi?

- Mười chín.

- Nói dóc. Giang Hạo cười nói. - Nhìn mặt cô tôi nghĩ cao lắm là mười sáu tuổi thôi.

- Vậy mà cũng nói. Cô gái đứng dậy. Đôi má ửng hồng, cô mân mê tà áo - Người ta thế này... lớn rồi chứ đâu phải con nít đâu. 19 tuổi đấy, nói thật mà.

Giang Hạo chăm chú nhìn cô gái.

- Vậy là tốt nghiệp phổ thông rồi chứ?

Chưa. Cô gái lắc đầu - Nếu năm ngoái không bị đuổi học thì đã thi tốt nghiệp.

- Bị đuổi học? Giang Hạo tròn mắt. - Tại sao bị đuổi học?

Cô gái chu miệng, nhún vai.

- Anh văn ốc vịt, toán ốc vịt, rồi sau đấy lại bị mấy bà nữ tu chụp quả tang bức thư tình của anh bạn trai gởi cho.

- Mấy bà nữ tu?

- Vâng, vì tôi học ở trường của giáo hội. Giáo viên toàn là nữ tu không hà. Cô gái nói, có vẻ bất mãn - Mấy bà gái già đó muốn ai cũng phải đi tu như bà tạ Bị ế chồng nên tính tình khó chịu lắm.

Rồi không đợi Giang Hạo phản ứng, cô gái ôm chú chó con lên, vỗ về.

Thôi mình về nhé, Cầu Tuyết. Mình đi đi, họ thấy mình bị đuổi học, họ khi dễ đấy. Về nào, ta khát rồi!

Nhưng cô gái chưa kịp bước, Giang Hạo đã kéo lại.

- Này, tôi đề nghị thế này này... Hạo nói - Cô đến cái "Vỏ Ốc" của tôi ngồi chơi nhé. Ở đấy tôi có nước trà này, có cả Coca Cola, trái cây nữa, nhiều lắm.

- Nhưng mà "Vỏ ốc" là ở đâu? Ở đấy chắc khủng khiếp lắm, bẩn lắm?

Giang Hạo cười lớn.

- Không đâu, đấy là chỗ ở của tôi mà.

Cô gái kinh ngạc nhìn Hạo. Đôi mắt cô ta vừa đen lại vừa long lanh.

- Nghĩa là ở nhà anh hẳn có rất nhiều ốc? Thôi đi, không được đâu. Tiểu thơ đây không sợ trời cao đất dầy, chỉ có một cái tội là sợ những con vật nào mà có thân mình mềm nhũn thôi. Nghĩ đến lũ ốc thân mềm là đã nổi gai đầy người rồi.

- Cô chỉ giỏi xuyên tạc. Giang Hạo nói - Tôi biết là cô đang giả vờ tìm cớ để không đến nhà tôi, chớ thật ra nhà tôi làm gì có ốc. Chẳng qua vì cái chỗ ở nó nhỏ quá lại xấu xí, nên tôi gọi nó là "Vỏ Ốc" thôi.

- Nếu là "vỏ ốc" thì phải có ốc chứ?

- Làm gì có!

- Chắc có.

- Sao cô biết?

- Vì đã là "vỏ ốc" thì phải có ốc. Nếu không có ốc thật thì anh chính là con ốc vậy.

Cô gái nói nhanh làm Hạo cười lớn.

- Được rồi, cô độc lắm, cô muốn nói xấu tôi. Cô ví von tôi là con ốc phải không?

Và Giang Hạo đưa hai ngón tay lên đầu giả làm hai xúc tu của ốc, chàng ngoặt tay qua ngoặt tay lại, rồi giả giọng ồn ào, bước tới.

- Ốc sên đến đây, ốc sên đến đây!

Cô gái nhón chân bỏ chạy, hét.

- Thôi nhé, không giỡn đâu. Anh làm gì giống ốc sên. Tôi nhìn anh giống con tê giác thì có!

Giang Hạo ngẩn ra, rồi cười lớn, thiếu nữ cũng cười. Gió thổi làm những cọng tóc trước trán của cô gái dạt qua một bên, để lộ đôi mi thanh tú. Con chó nhỏ "Cầu Tuyết" trong tay cô nàng, bị cái vui của chủ làm vui lây, nó lên tiếng sủa nhỏ. Thế là đã có một nhịp cầu hữu nghị bắt giữa hai người.

Sau đó không bao lâu. Hiểu Sương đã có mặt giữa căn phòng "Vỏ ốc" bê bối nghe nhạc. Giang Hạo là tay sành nhạc, anh chàng có một hệ thống âm thanh khá hoàn chỉnh. Hai cái loa stereo, một ampli, máy hát dĩa và cả cassette.

Hiểu Sương cởi giầy, chân trần ngồi xếp bằng trên sàn nhà. Nhà cũng có tủ sách, bàn ghế, giường ngủ đầy đủ. Nhưng hình như mọi thứ lại cảm thấy thoải mái hơn khi được cho nằm lăn trên sàn gạch. Giang Hạo cũng ngồi tựa lưng bên tường nghe nhạc. Hiểu Sương có vẻ thích thú, cô nhìn Hạo với ánh mắt ái mộ nói.

- Ồ, anh sống tự do thế này tuyệt quá. Căn phòng này trông hay đấy. Cha mẹ anh không can thiệp vào cuộc sống riêng tư của anh à? Họ để cho anh sống thế này, hẳn họ phải là Phật đấy.

- Họ cũng không phải là Phật. - Giang Hạo nói và lôi ra dưới đít bàn một thùng coca cola, khui một lon cho Hiểu Sương - Cha mẹ tôi sống ở tận Đài Nam, có muốn quản lý tôi cũng không làm sao quản lý được. Thế còn cổ Sống chung với cha mẹ Ở thôn mới Lan Huệ à?

- Không, cha mẹ tôi qua đời cả rồi. Hiểu Sương đáp - Tôi sống với vú nuôi...

Và Hiểu Sương chọn một dĩa nhạc khác đặt vào máy. Những âm thanh ồn ào vang ra. Sương thích chí.

- Ồ! Tuyệt quá! Ở đâu có dĩa nhạc hay tuyệt này.

Đó là một bản discọ Những âm thanh dồn dập làm căn phòng như rung chuyển. Hiểu Sương bắt đầu nhảy, thân hình nàng uốn éo theo nhịp điệu. Giang Hạo phải trố mắt, và không dằn lòng được, Hạo cùng nhập cuộc.

- Nào chúng ta cùng nhảy nhé.

Giang Hạo đứng dậy dùng chân đá những đồ đạc rải rác dưới chân, tạo thành một khoảng sân trống, chàng bắt đầu nhảy đối diện với Hiểu Sương, những bước nhảy phối hợp nhịp nhàng. Hiểu Sương nhảy rất khéo, nụ cười luôn nở trên môi.

Chú chó con có vẻ cũng bị kích thích. Trong khi Giang Hạo và Hiểu Sương nhảy với nhau thì nó cũng chạy từ đầu này sang đầu kia, hết ngoặm lấy quyển sách đến tờ báo, nó dùng răng xé nhỏ rồi lại kiếm thứ khác, nó vừa ngoặm vừa gầm gừ, thế là căn phòng ngập đầy tiếng nhạc, tiếng bước chân và cả tiếng chó kêu.

Hiểu Sương có vẻ xúc động, cô vừa cười vừa thở nói.

- Tuyệt quá! Giang Hạo. Cái vỏ ốc của anh giống như cái thiên đàng, lâu lắm rồi tôi mới có được một ngày vui như hôm naỵ Anh đúng là một thiên tài, một vĩ nhân, một nhà nghệ thuật.

Sự ca ngợi của Hiểu Sương tạo cho Giang Hạo cảm giác bay bổng. Xưa tới giờ Hạo chưa hề được ai, nhất là con gái "thổi" chàng như thế này. Cái thổi đó, nó không thực tế lắm nhưng nó gãi đúng chỗ ngứa của Hạo. Hạo giả vờ hỏi.

- Tại sao cô nói tôi là một nhà nghệ thuật chứ?

- Đúng chứ đâu có nói sai đâu. Hiểu Sương đặt đôi tay lên vai của Hạo vừa lắc lư thân mình vừa nói - Con người mà biết sống thì đúng là một nhà nghệ thuật; tôi đã quen rất nhiều ông sinh viên, nhưng phần lớn họ chỉ là những con mọt sách.

Hiểu Sương chợt ngừng nhảy, chăm chú nhìn Giang Hạo, cái ánh mắt soi mói của nàng làm Hạo thấy nhột. Hạo đỏ mặt hỏi.

- Cô làm gì nhìn dữ vậy?

Hiểu Sương vẫn không chớp mắt.

- Nhìn anh.

- Nhìn tôi làm gì?

- Thì nhìn anh... Hiểu Sương kéo dài giọng nói. nhưng giọng có vẻ thành thật chứ không châm biếm - Tôi thấy anh đẹp trai quá!

Giang Hạo càng lúng túng.

- Cô đúng là một cô gái bạo mồm.

- Tôi không bạo, tôi nói thật. Hiểu Sương cười nói - Anh không thích những đứa con gái nói thẳng như tôi ư? à! Tôi biết rồi, anh thích những cô bé đài các őng ẹo, thích làm ra vẻ ngượng nghịu nhút nhát hơn phải không? Tôi thì không ưa những thứ đóng kịch đó. Tôi nghĩ gì nói nấy, và thích làm những gì tôi muốn, như vậy không được à? Thấy anh đẹp trai, tôi nói anh đẹp trai. Cái đó là tôi nói thật. Anh có đôi mày sậm, có đôi mắt đẹp lại có cái miệng rất có duyên...

- Cô mới có duyên đấy. - Hạo nói mà cảm thấy cả người như lâng lâng. Chàng có cảm giác mình giống như những miếng bông gòn, mà chú chó Cầu Tuyết vừa moi ra ở lỗ hổng của một cái gối, đang bay đầy phòng. - Tôi thấy cô rất đẹp, đôi mắt cô thật sáng, miệng như cánh hoa mà tóc thì thật đen...

- Ôi giời!- Hiểu Sương kêu lên với nụ cười ngặt nghẽo - Lời của anh làm tôi thấy nhột quá. Thôi bỏ chuyện đó qua một bên đi. Chúng ta chỉ nên khiêu vũ.

Thế là họ tiếp tục vừa khiêu vũ vừa cười vừa nói chuyện, vừa hét... Chợt có tiếng chuông điện thoại reo. Hiểu Sương vừa nhảy vừa nói.

- Có điện thoại kìa, tôi nghe có tiếng reo, anh đi tiếp điện thoại đi.

Rő ràng là có tiếng chuông điện thoại, nhưng mà Giang Hạo quay đầu tìm, chàng quên bẵng không biết để cái máy ở góc nào. Hiểu Sương thì không buông thạ Hạo đi đến đâu Sương nhảy theo đến đó làm Hạo cuống lên, không dồn hết tâm trí được cho việc tìm máy. Thật lâu Hạo mới thấy nó nằm trong đống gối, vừa nhắc ống nghe lên, đã nghe bên kia đầu dây giọng nói bất mãn và bực dọc của ông anh Giang Hoài.

- Chú làm cái khỉ gì mà lâu thế? Tôi gọi cả nửa tiếng rồi mà chẳng nghe chú trả lời.

- à! Anh hai. Giang Hạo sung sướng trả lời - Xin lỗi anh, em đang bận khiêu vũ... Sao? Anh không nghe thấy gì hết à? Hử? Anh muốn em về Đài Bắc dùng cơm tối với anh đêm nay à? Đợi một chút nhé.

Giang Hạo quay lại nhìn Hiểu Sương, cô gái đã ngừng nhảy, đang nhìn chàng với nụ cười. Đôi má hồng với ánh mắt long lanh. Hạo có cảm giác như mình vừa hớp một hớp rượu.

- Anh hai à. Giang Hạo nói tiếp qua máy, với một chút tiếc rẻ - Em xin lỗi, tối nay em bận lắm. Em không thể về Đài Bắc được... Em còn phải chuẩn bị cho môn văn học sử Anh quốc.

Giọng nói của Giang Hoài bên kia đầu dây rất rő ràng.

- Chú tư này. Tôi đã bảo chú rồi, đừng bao giờ nói dối vì chú không quen làm việc đó. Mỗi lần chú nói dối là lại nói lắp luôn.

Chú chó Cầu Tuyết không biết phát hiện ra dây nói của máy điện thoại từ bao giờ, nó nhảy tới chụp lấy cấu xé như cấu xé quân thù. Giang Hạo phải vội vàng đẩy nó ra. Hiểu Sương đứng gần đấy chỉ cười chứ không can thiệp. Giang Hạo vừa nói chuyện với anh vừa phải ứng phó với con chó.

- Anh hai à, anh biết rồi thì thôi. Nhưng mà... Cút đi Cầu Tuyết! Ồ xin lỗi anh hai, không phải em nói anh đâu... Ồ, Cầu Tuyết, đồ mắc dịch... Em... Không phải là em chửi anh đâu nhé. Em đang nói chuyện với con cún con... Dạ, em khỏe lắm, em không có bệnh hoạn, ốm đau gì cả, em không gạt anh đâu... Mắc dịch cái con chó khỉ này...

Hiểu Sương đứng cạnh đấy cười lớn.

Tiếng của Giang Hoài vẫn vang trong máy.

- Chú tư, chú đang làm gì đấy? Mở dạ hội khiêu vũ à? Chú uống rượu nữa phải không?

- Dạ không có, anh hai. Em không có uống rượu cũng không có mở dạ hội... Cầu Tuyết mi thật đáng ghét. Sao lại cắn tao nữa. Hiểu Sương, sao cô không coi chừng nó? Để nó quậy tôi hoài vậy? Ối giời ơi, đau quá!

Tiếng Giang Hoài thở dài trong máy.

- Chú tư, chú sinh hoạt ra sao? Vui không? Nghe giọng nói của chú, tôi cảm thấy dường như chú không được bình thường...

- Không có, em đang vui lắm. Chưa bao giờ em vui được như hôm naỵ Giang Hạo vội vã đáp – Thôi được rồi, để em liên hệ với anh sau, bây giờ em đang bận rộn lắm!

Và Hạo cắt máy, chàng quay sang nhìn Hiểu Sương.

- Cô quậy quá! Có phải cô bảo con Cầu Tuyết này cắn tôi phải không? Tôi không trị tội cô là không được.

Hiểu Sương tránh xa với nụ cười giả lả, cô nàng lại bắt chước giọng nói của Giang Hạo.

- Ồ Anh hai không có, không phải em anh hai à. Anh hai thật tuyệt vời.

Nhưng rồi Hiểu Sương lại trở nên nghiêm chỉnh.

- Anh Giang Hạo, anh có ông anh tế nhị quá hở?

- Vâng. Giang Hạo suy nghĩ một chút, nói - Ông ấy là một ông anh rất tốt. Bảo bọc mọi thứ cho tôi và cả gia đình. Ông ấy đóng học phí, lo cả miếng ăn và cả việc giải trí của tôi, nhờ vậy, tôi mới được sống như ông hoàng.

Hiểu Sương xuýt xoa.

- Cái may mắn đó không phải người nào cũng có được.

Giang Hạo nhìn Sương.

- Thế cô không có anh chị em gì cả à?

- Không có.

- Bao giờ gặp ông anh hai của tôi, cô sẽ thích ngaỵ Giang Hạo nói một cách nhiệt tình. - Anh ấy lớn hơn tôi 10 tuổi, là một ông anh tốt nhất trong cői đời này. Để bao giờ có dịp tôi sẽ giới thiệu với cộ Anh ấy là người có học, đời sống nội tâm phong phú nhiệt tình giỏi giắn.

- Thế à? Hiểu Sương nhún vai nói - Nếu thật sự có những người như vậy thì cũng nên đưa vào viện bảo tàng để làm người mẫu.

Giang Hạo chau mày.

- Tôi không thích ai đem ông anh của tôi ra làm trò cười đâu đấy nhé.

Hiểu Sương cúi xuống bế con chó Cầu Tuyết lên, nàng nói với nó.

- Thôi Cầu Tuyết ơi, mình về thôi. Chú "Ốc sên" ở cái vỏ ốc này đang nổi giận đấy!

Câu nói của Hiểu Sương làm Hạo cười xòa, chàng đứng chận trước mặt Sương:

- Không được, tôi đã từ chối về Đài Bắc ăn cơm tối với ông anh là để được ở lại đây với Sương. Bây giờ Sương phải đi ăn cơm với tôi. à chúng ta không đi ăn cơm mà đi ăn quà vặt.

Hiểu Sương nhướng mày.

- Nếu tôi không đi thì sao?

- Tôi thách đấy.

Giang Hạo nói, Hiểu Sương nhìn anh chàng một lúc rồi miễn cưỡng gật đầu.

- Thôi được. Tôi đồng ý.

phuongdong

#6
Dịch thành khúc nhạc chiều hay hơn chứ. Mà tôi nói là nếu tôi đăng ký thì đăng ký là vậy còn bạn đăng ký đấy là nick của bạn mà
Còn Dạ khúc thì hiiii...

Serenade24

Chương 4   
   

Trời vừa sụp tối là gió nổi lên. Sau đấy là mưa. Mưa to dần. Và gió cũng lớn hơn. Những hạt mưa đập lộp bộp trên khung cửa kính. Xe cộ qua lại không ngớt trên đường, kéo dài từng vệt sáng rồi tắt.

Giang Hoài ngồi giữa phòng khách rộng lớn, bên cạnh chàng có một ngọn đčn bàn màu xanh nhạt. Tập bản thảo "Thiên thần đen" nằm trên đùi. Hoài đã đọc đi đọc lại hơn ba lần, nhưng vẫn thấy xúc động. Ly trà trên tay đã nguội, Hoài không màng uống, mắt chàng chăm chú nhìn những hạt mưa đang đọng trên khung cửa kính. Không khí trong phòng yên lặng quá! Yên lặng một cách đáng sợ, Hoài lại cúi nhìn xuống tập bản thảo, chàng không làm sao quên được bài thơ ở trang đầu.

"Khi gió đêm phần phật bên khung cửa
Khi sương đêm che kín chân trời.
Người đàn ông chợt tỉnh giữa cô đơn.
Lúc thiên thần đen mỉm cười với chàng qua cửa sổ"

Bài thơ này, như một bối cảnh tả chân về con người của chàng. Lâu lắm rồi, vậy mà Hoài vẫn không nghĩ đến điều đó, đã có bao nhieu buổi hoàng hôn, bao nhiêu đêm vắng, Hoài đã sống trong nỗi buồn phiền cô đơn như thế này.

"Thiên thần đen" lúc đầu Hoài tưởng là người viết đã sử dụng biểu tượng này để báo thù ganh tị hay gây chiến, không ngờ nội dung nó hoàn toàn khác hẳn. "Thiên thần đen" tượng trưng cho một định mệnh không thể tránh khỏi. Người viết đã sử dụng ngôn ngữ một cách bạo dạn, đã âu hóa một phần nào cách nhìn; nó vừa có tính cách huyền thoại lại vừa có tính cách hiện thực. Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở một làng đánh cá nhỏ ở nước Anh. Nhân vật nam chính là một linh mục. Tình tiết cũng thật là đơn giản, nhưng lại gây ấn tượng lớn cho người đọc.

Vị linh mục kia là một thần tượng khả kính của đám dân hiền hòa của địa phương. Một con người khả ái dũng cảm nhân từ, có trách nhiệm. Đẹp trai và trẻ tuổi; hình như mọi ưu điểm đều tập trung trên người của ông tạ Nhưng rồi, có thế nào thì vị linh mục kia cũng chỉ là một con người, chứ không phải là thần thánh. Vẫn có tình cảm, vẫn có dục vọng, có đủ cả nhược điểm của con người bằng xương bằng thịt. Ông ta sống giằng co giữa cái thần thánh lý tưởng và cái thông tục của con người.

Trong ngôi làng nhỏ bé đó có một quán rượu, nơi tập trung mọi điều xấu xa của nhân loại. Ở đấy người ta thấy có những gã say rượu, có những người làm gái, có cả những sòng bạc. Nhưng ở đấy cũng có một linh hồn cần được cứu rỗi. Đó là một người đàn bà da đen.

Và cái gút của câu chuyện vây quanh vị linh mục cùng người đàn bà da đen kia. Vị linh mục muốn cứu lấy người con gái da đen, ông đã dùng mọi phương thức kiên trì, thuyết phục. Cuối cùng vị linh mục kia đã khiến cho người đàn bà kia cảm động, cô ta hứa sẽ cải tà qui chánh.

Nhưng rồi trong một đêm tối, vị linh mục kia lại hành động như một người đàn ông bình thường. Thật không may, người đàn bà da đen lại có thai. Linh mục hối hận vì cái hành động nông nổi của mình. Nhưng ông lại trút cái giận dữ của mình lên người đàn bà da đen bất hạnh. Thế là người đàn bà đau khổ kia chỉ còn biết gieo mình xuống biển tự tử.

Chẳng một ai biết được nguyên nhân dẫn đến cái chết của nàng trừ vị linh mục. Sau những đêm dài trằn trọc không ngủ, vị linh mục như chợt ngộ ra một chân lý. Ông chỉ là một con người bình thường chứ không phải là thần thánh. Thế là ông rời bỏ ngôi làng đánh cá. Rồi mấy năm sau người ta tìm thấy ông sống ở một thành phố lớn. Bây giờ ông đã là một nhà doanh nghiệp thành công, có vợ, có con. Ông sống một cuộc đời bình thường như bao nhiêu người đàn ông khác. Có điều không hiểu sao đứa con của ông sinh ra với người vợ này lại không giống hai người, nó mũm mĩm, đẹp như một thiên thần, nhưng lại có nước da đen.

Giang Hoài không thích cái cốt truyện này lắm vì nó có tính cách quá truyền kỳ, nó lại âu hóa, đậm màu sắc tôn giáo và chủng tộc. Chắc chắn là nó sẽ không thích hợp với khẩu vị của người phương Đông, nhưng mà không thể trách được, vì Đan Phong đã trưởng thành ở nước Anh. Ta không thể đòi hỏi nàng viết được một câu chuyện thuần túy phương đông, Hoài chỉ cảm nhận được một điều, đó là giọng văn sắc bén miêu tả được những nét chấm phá sâu sắc về tình cảm con người. Đan Phong đã lột trần được cái dục vọng, cái cô đơn, cái tình cảm lắt léo giữa trai và gái, và phải thừa nhận một điều, Đan Phong là một con người tài năng.

Mưa bên ngoài càng lúc càng tọ Hoài lắng nghe tiếng mưa. Nhìn những hạt mưa lấp lánh trên khung kính chàng có cái cảm giác thấp thỏm, không thể ngồi yên. Đặt bản thảo trở lại bàn Hoài đứng dậy đi tới đi lui trong phòng, nhưng vẫn không làm sao thoát khỏi cái cảm giác bứt rứt. Sau cùng, Hoài dừng lại bên máy điện thoại.

Đứng chần chờ mấy giây, rồi Hoài cũng quyết định, cầm ống nói lên. Chàng bắt đầu quay số. Những con số mà gần đây chàng mới học thuộc làu.

Bên kia đầu dây có tiếng chuông reo. Hoài đứng yên chờ đợi. Một tiếng, hai tiếng, tiếng chuông reo từng chập không có ai tiếp máy. Có nghĩa là không có người ở nhà. Nhưng Hoài vẫn không muốn buông máy xuống, chàng nhẫn nại chờ đợi. Chờ đợi một cách hoài công. Cuối cùng Hoài cũng đành phải thở dài đặt máy trở lại chỗ cũ, nhưng chàng vẫn đứng yên nơi đấy. Chàng không hiểu mình phải làm gì? Định làm gì? Có một nỗi buồn thoáng nhẹ, Hoài nhìn vào đồng hồ, 8 giờ 10 phút. Hay là lái xe một vòng đến Nước Ngọt, xem Giang Hạo nó sống như thế nào? Thằng bé đó lúc này nó làm sao đấy. Chơi, Hoài không ngăn cấm, có điều Hoài chỉ sợ nó giao du với kẻ xấu, dẫn đến tội lỗi thì nguỵ Nghĩ đến đây, Hoài chợt nhớ tới khuôn mặt có vẻ hồ hởi của Giang Hạo, lúc kể lại cho Hoài biết.

- Anh hai, em chắc một điều là... Anh sẽ không tin đâu. Lâm Hiểu Sương là một cô gái thật đặc biệt, thật thông minh. Cô ấy là một tay sáng kiến đấy nhé. Chỉ trong vòng nửa giây cô ta đã nghĩ ra hàng trăm trò chơi rồi.

Với kinh nghiệm sống, Hoài hiểu, những đứa con gái như vậy dễ gây ấn tượng sâu sắc cho người đối diện, dễ thu phục được cảm tình của kẻ khác phái. Nhưng đấy cũng là những hoa hồng có gai, rất nguy hiểm. Giang Hoài lại nhắc ống nói lên, chàng quay số sang Giang Hạo. Reng... reng... reng... Tiếng chuông reo vang, reo thật lâu. Vậy mà cũng không ai tiếp, có nghĩa là Hạo không có mặt ở nhà. Trời mưa gió thế này, Giang Hạo lại đi đâu? Có lẽ lại bị cô gái nhỏ thông minh trăm sáng kiến kia cuốn hút. Họ lại đi chơi. Mưa gió không ngăn được tuổi trẻ. Giang Hoài uể oải đặt ống nghe xuống, nhìn ra ngoài trời. Chợt nhiên, một cảm giác cô đơn như vây kín người chàng. Hoài đi đến bên cửa sổ, tựa trán vào khung kính. Bên ngoài xe cộ qua lại tấp nập như nước chảy. Người người vui chơi, còn tả Tại sao lại giam người trong nhà?

- Reng! Reng! Reng!

Tiếng chuông! Không phải chuông điện thoại, mà là chuông cửa. Giang Hoài giật mình vui vẻ. Tối nay bất luận ai đến viếng, đều là cứu tinh, đều là người cứu Hoài ra khỏi muộn phiền cô đơn! Giang Hoài vội xông đến cửa.

Bên ngoài cửa không ai khác hơn là Đào Đan Phong.

Đan Phong đứng đấy với nụ cười.

Trong cái robe màu tím bằng suiss bóng, mái tóc cột nơ cùng màu, thêm cái áo khoác ngoài màu trắng, một ít mưa bụi long lanh trên mái tóc. Phong đẹp một cách liêu trai. Đan Phong đứng đấy với túi xách lớn từ siêu thị. Bên trong chứa đầy, bánh mì, mứt trái cây, phó mát.

- Tôi chưa ăn tối - Đan Phong vừa cười vừa nói - Tôi không biết là anh có đồng ý để tôi đến đây chuẩn bị bữa ăn không? Ở một mình, gặm thức ăn chế biến sẵn mãi chán ngấy. Tôi muốn bữa cơm có thêm một người ăn cho vui.

Giang Hoài không trả lời ngay, chàng đứng nép người qua một bên để Phong bước vào, nhưng niềm vui đã tràn ngập trong ánh mắt chàng.

- Tôi còn mong mỏi gì hơn nữa chứ? Thấy Phong đến là tôi đã mừng hết lớn rồi.

Đan Phong bước vào, đặt túi thực phẩm lên bàn, cởi áo khoác ra. Nàng nhìn Hoài rồi nhìn khắp gian phòng.

- Ồ, trông anh rồi nhìn gian phòng tôi chợt liên tưởng đến một chuyện. Tôi có cảm giác như anh là một nhà tu khổ hạnh. Sống thế này anh không cảm thấy cô đơn sao? Anh định ẩn dật thật à?

Bất giác, Hoài liên tưởng đến "Thiên thần đen", đến vị linh mục. Chàng ngỡ ngàng nhìn Phong.

- Tôi điện thoại đến Phong gần trăm lần, ngay từ sáng sớm đến chiều. Vậy mà cũng không gặp. Phong mất tích ở đâu vậy? Phong có vẻ bận rộn quá ư?

- Bận rộn là phương thức hữu hiệu nhất để trị bệnh cô đơn, Đan Phong nói. Và đi vào bếp lấy dao tay với nĩa, lúc trở ra Phong lại nói - Tôi có mang đến một chai rượu chát đỏ. Anh có thích nhâm nhi một chút không?

Giang Hoài chợt nắm lấy tay Phong.

- Phong cũng cảm thấy cô đơn nữa sao? Tại sao vậy? Có thể cho tôi biết được không?

Đan Phong đứng lại nhìn Hoài.

- Buồn, cô đơn không hẳn phải có lý dọ Anh có nghĩ như vậy không? Nỗi buồn có thể như cơn gió lọt qua khe cửa. Nó đã vào rồi là khó thoát ra.

- Vậy sao Phong không đóng cửa cho kín một chút?

Đan Phong lắc đầu.

- Trái lại tôi còn thích được ra ngoài trời. Nơi có gió lộng, cái lộng gió dù gì cũng dễ chịu hơn là bị một cơn gió nhẹ nhàng, ray rứt.

Và Đan Phong cười với Hoài.

- Anh đừng nhìn tôi với ánh mắt thương hại như vậy. Cám ơn anh. Tôi khỏe lắm, cũng cảm thấy dễ chịu lắm. Còn chuyện buồn thì ai cũng có. Buồn với vui chẳng qua cũng chỉ là một trong những tình cảm thường tình của con người thôi.

- Suốt ngày hôm nay cô đã đi đâu vậy?

- Ồ. Đan Phong nhún vai. - Tôi đi khắp nơi, ra ngoại ô này, bãi biển này. Tôi cũng đã đến Đại Lý, đã ngồi ở đấy hàng giờ để xem ngư dân họ đan lưới. Họ có cuộc sống khá khắc khổ. Tay họ nhăn nheo như những đường chỉ lưới đấy. Nhưng họ có vẻ rất sung sướng, an phận.

Giang Hoài kinh ngạc nhìn Phong, chàng chợt nhớ đến cái làng đánh cá trong chuyện "Thiên Thần Đen"

- Cô hình như... rất thích mấy cái làng đánh cá?

Đan Phong chau mày, hơi suy nghĩ một chút. Mắt nàng ngưng lại bên bàn làm việc, nơi có đặt bản thảo "Thiên thần Đen".

- Cuối cùng rồi anh cũng ghé mắt đọc bản thảo của tôi?

Giang Hoài gật gù.

- Vâng, nhưng tôi đọc lần này là lần thứ ba rồi.

- Có nghĩa là anh không hài lòng lắm?

- Tại sao Phong nói vậy?

- Bởi vì bây giờ tôi đã không còn thích truyện đó nữa. Đan Phong nói và bước tới phía bàn giở lấy mấy trang bản thảo rồi đẩy nó sang một bên. Nàng bày lên bàn thức ăn, bánh mì và rượu. Rót đầy hai cốc xong. Phong tiếp - Trước nhất, là bây giờ tôi thấy truyện không còn thích hợp. Nó tây không ra tây mà ta không ra tạ Thứ hai là nó giống như truyện truyền kỳ nhưng lại không phải truyện truyền kỳ. Thứ ba nó là tiểu thuyết lại không giống tiểu thuyết. Thứ tư, nó thiếu tính thuyết phục. Thứ năm, nó quá xa rời thực tế.

Và Đan Phong lắc đầu nói.

- Vì vậy mà tôi thấy, anh không cần phải bứt rứt gì về quyển "thiên thần đen". Tôi cũng không khờ đến độ cần nó được ra mắt độc giả.

- Tôi nghĩ là Đan Phong đứng quá nhạy bén như vậy. Hoài nói.

- Thật ra thì, truyện viết khá súc tích, lôi cuốn. Tôi thấy nó rất hay, nó phân tích được tâm lý con người, cũng như đề cập được nhiều vấn đề mang ý nghĩa đời thường.

Đan Phong lắc đầu nhìn Hoài, nụ cười điểm nhẹ trên môi.

- Anh không nên thiên vị. Không nên vì tôi là em gái của chị Bích Huệ rồi anh biệt đãi. Đừng vì tình cảm riêng tư mà để tác phẩm nằm đầy ắp ở nhà xuất bản. Nhà xuất bản là cơ sở cung ứng món ăn tinh thần chứ không phải là trường đào tạo nhà văn. Tôi thấy nhà văn và nghệ sĩ giống nhau. Họ rất dễ bị thổi phồng, dễ bị tiếng tăm làm hư người. Vì vậy anh Giang Hoài, hãy để công chúng và thực chất tài nghệ đánh giá tác phẩm. Anh đừng cư xử theo thông lệ mà tôi thất vọng.

Giang Hoài nhìn Phong, suy nghĩ. Chàng không biết phải nói gì, trong khi Phong hất mái tóc dài ra sau, nói:

- Có lẽ là anh đã dùng cơm tối rồi phải không?

- Làm sao Phong biết?

Đan Phong ngạc nhiên.

- Chớ không lẽ anh chưa dùng cơm? Bây giờ là mấy giờ rồi anh biết không?

- Lúc tan sở, tôi có điện thoại đến cô, định mời cô đi dùng cơm. Hoài nói - nhưng không thấy ai tiếp điện thoại cả. Và như điều cô đã nói, thú thật tôi đã chán cảnh ăn cơm một mình. Vì vậy, về nhà tôi đọc bản thảo, nghe tiếng mưa rơi, tiếng gió, gọi dây nói. Tôi quên cả chuyện ăn cơm.

Đan Phong liếc nhanh về phía Hoài.

- Như vậy thì tôi thấy anh cần phải có một người chăm sóc cho cuộc sống hàng ngày. Thế tại sao anh không lập gia đình đỉ Nếu tôi nhớ không lầm thì năm nay anh đã trên 30 rồi cơ?

Giang Hoài gật gù.

- Cái đó có lẽ vì tôi đang chờ đợi.

Đan Phong chớp chớp mắt.

- Anh chờ đợi cái gì?

- Chờ đợi sự hồi sinh của Bích Huệ.

Giang Hoài nói, trong khi Đan Phong quay đi vào bếp. Nàng lái câu chuyện thật nhanh.

- Để tôi mở tủ lạnh xem anh còn những thức ăn gì. Anh biết không? Ở nước ngoài gần như ngày nào tôi cũng ăn món sandwich Jambon. Anh chắc ăn không nổi món này đâu. Để tôi làm cho anh món trứng rán nhé?

Giang Hoài đưa tay chận lại.

- Thôi đừng bày vẽ. Có gì ăn uống cũng được, nếu cuối cùng ta vẫn còn đói, thì ra ngoài kiếm quà vặt ăn.

- Vâng. Đan Phong đồng ý ngay và ngồi vào bàn, bắt đầu ăn bánh mì, vừa ăn vừa cười nói - Thú thật với anh là tôi cũng không mê xuống bếp lắm.

Giang Hoài ngồi đối diện, vừa ăn vừa uống rượu chợt nhiên cảm thấy mùa xuân từ đâu đến vây kín, còn cái buồn thì đã rút lui tự bao giờ. Không khí trong phòng trở nên ấm cúng. Mưa và gió chỉ có bên ngoài. Nhưng những hạt mưa bây giờ lại đẹp làm sao.

Đan Phong cũng ăn rất ít, uống thì nhiều hơn. Nàng cứ nhìn Hoài với ánh mắt như biết cười, làm Hoài cảm thấy lâng lâng. Người con gái trước mặt đó là một quyển sách dày mà Hoài chưa rő hết. Nó có một cái gì bí ẩn, khó hiểu.

- Anh có biết không? Sáng nay tôi ở Đại Lý, tôi đã trông thấy cảnh các ghe câu trở về, chúng đẹp vô cùng. Tôi cũng đã nhìn thấy những con cá sống đang vùng vẫy trong lưới. Đan Phong hớp một ngụm rượu, suy nghĩ một chút lại nói - Anh Hoài, anh có biết không? à, mà anh có để ý đến các con cá còn sống không?

- Không?

- Anh biết không? Cá là một động vật đẹp một cách lạ lùng anh ạ. Đan Phong nhìn lên, mắt chớp chớp, nàng như thích thú nói. - Lọai cá có vẩy đẹp thật anh ạ. Nó lấp lánh dưới nắng như những mảnh kim cương. Có con màu sắc rất rực rỡ. Lúc nó lội trong nước, nó phe phẩy như một vũ sư đấy anh ạ.

Lời của Phong làm Hoài cảm động.

- Thế có nghĩa là cả ngày Phong đã ngồi nghiên cứu các vũ sư cá à?

- Không, tôi chỉ thấy chúng vùng vẫy trong lưới. Đan Phong chau mày nói - Tôi cũng đã đứng thật lâu trên mỏm đá nhìn ra biển khơi. Biển thì rộng lớn vô cùng. Ngó không thấy bến bờ. Tôi nghĩ ngợi. Biển rộng như vậy, một con cá nhỏ so với biển giống như một hạt bụi trong sa mạc. Nó tha hồ bơi trong khoảng trời nước mênh mông. Vậy mà sao lại không bơi, chui vào lưới chi cho khổ thân như vậy?

- Sao cô lại nghĩ một cách bi quan như thế? Giang Hoài hỏi – Chắc chắn cô có điều gì phiền muộn, bằng không sẽ không bao giờ cô nghĩ đến thân phận con cá nhỏ trong lưới làm gì.

- Tôi không phải chỉ nghĩ đến chuyện con cá. Cá bị người cố tình giăng bẫy bắt, thế còn con người?

- Con người à? Giang Hoài chựng ra - Cô... định muốn nói gì?

Đan Phong hạ thấp giọng.

- Con người cũng giống như con cá. Cũng thích chui vào lưới. Có điều cái lưới này lại do chính mình giăng ra.

Giang Hoài suy nghĩ.

- Cô định nói là con người hay tự trói lấy mình?

Đan Phong liếc nhanh Hoài, rồi đứng dậy, mang mâm chén dọn đẹp ra sau. Nhưng mới bước được mấy bước, Phong chợt đứng lại. Nàng đã nhìn thấy một khung ảnh trên kệ sách. Thuận tay Phong đặt mâm chén tì lên kệ, nàng với lấy khung ảnh. Đó là ảnh của một thanh niên, trẻ tuổi, đẹp trai. Có đôi mày sậm, nổi bật.

Giang Hoài bước tới, giải thích.

- Đây là em trai của tôi. Trong gia đình tôi là anh cả, kế tiếp là hai cô em gái, còn người trong ảnh thứ tư, hắn có tên là Giang Hạo. Hai đứa em gái tôi đều có chồng, sống ở Mỹ. Ở Đài Loan này tôi chỉ còn lại một mình nó là em. Nó học ở trường Đại học tận "Nước Ngọt".

Giang Hoài đỡ lấy khung ảnh trên tay Đan Phong, chàng lấy tay lau sạch bụi rồi tiếp.

- Cô xem này, hắn đẹp trai đấy chứ?

Đan Phong ngắm ảnh rồi nói với Hoài.

- Không đẹp bằng ông anh cả đâu.

- Cô làm tôi phát thẹn. - Giang Hoài đặt ảnh lại chỗ cũ - Em trai tôi lúc nhỏ rất yếu đuối, ngã bệnh luôn. Nhưng hắn là đứa được nuông chiều nhất nhà đấy. Năm lên tám, hắn ngã một trận bệnh, tưởng là chết. Ai cũng sợ hắn bệnh, nên ai cũng không dám làm điều gì trái ý. Bây giờ hắn lớn rồi, hắn rất đô con. Hắn có rất nhiều bạn gái, vì ăn nói có duyên lại đẹp trai. Ồ, nếu cô mà gặp hắn, cô sẽ thấy thích hắn ngaỵ Hắn không gà mờ, chậm lụt như tôi. Hắn thích khiêu vũ, quậy, thích hoạt động.

Đan Phong tròn mắt nhìn Hoài.

- Anh có vẻ yêu quí cậu em dữ hả?

- Dĩ nhiên. Giang Hoài gật đầu thú nhận - Tôi rất yêu nó. Tôi thương nó như ngày xưa Bích Huệ đã thương cô vậy.

Đan Phong có vẻ giật mình. Hoài không phải là không thấy. Chàng nắm lấy tay nàng. Bàn tay lạnh buốt.

- Cô làm sao thế này?

- Chị Bích Huệ thích cậu em trai của anh không?

- Bích Huệ chưa hề thấy mặt Giang Hạo, Hoài nói - Lúc Huệ còn sống, Hạo vẫn còn ở Đài Nam. Mãi năm ngoái, Hạo mới lên đây học Đại học.

- Cha mẹ anh cũng ở Đài Nam. Vậy thì họ cũng chưa gặp mặt chị Huệ?

- Vâng, chuyện đó tôi tưởng Phong đã biết từ lâu rồi chứ?

- Tại sao chị Huệ quen biết anh hơn năm năm, thời gian dài như vậy mà chị ấy vẫn chưa gặp mặt người nhà anh à? Đan Phong có vẻ thắc mắc - Không lẽ anh không có thời gian đưa chị ấy về Đài Nam gặp gia đình hoặc cha mẹ anh không có cơ hội lên Đài Bắc thăm anh?

Giang Hoài có vẻ ngỡ ngàng. Một lúc mới nói.

- Cô không biết hoàn cảnh chúng tôi bấy giờ. Chúng tôi rất bận rộn. Hoài cố gắng giải thích - Lúc bấy giờ tôi mới thành lập một nhà xuất bản nhỏ, tôi phải đạp xe đạp đi giao sách, đạp đến độ hai bàn chân sưng phồng lên. Còn chị của cô thì... đi học, tối phải đi làm thêm. Ngoài ra lúc về thật khuya, còn phải phụ tôi biên tập, sửa bài. Chúng tôi rất chật vật, khó khăn. Bận rộn đến độ không có điều kiện để nói đến chuyện cưới nhau. Mãi đến lúc sự nghiệp của tôi khấm khá lên, có đủ tư cách để nói đến chuyện đó thì Bích Huệ lại mất.

Giang Hoài cắn nhẹ môi, cố nén xúc động, một lúc sau mới tiếp.

- Đan Phong, cô khoan vội trách tôi, vì có quá nhiều thứ cô chưa biết.

- Tôi làm sao dám trách anh chứ? Đan Phong ngước nhìn lên - Anh đối xử tốt như vậy với chị Huệ mãi. Vì chị ấy, anh đã phải cô đơn đến bây giờ.

- à! Đan Phong lại thở dài - Tôi đã quan sát kỹ. Tại sao cả ngôi nhà rộng như thế này, lại không có lấy bức ảnh của chị Huệ? Có phải vì anh không đành lòng đối diện với ảnh? Anh không muốn hồi tưởng, phải không?

Đan Phong thương hại nhìn vào mắt Hoài.

- Tại sao anh lại phải khổ sở như vậy? Hành hạ mình để làm gì chứ? Anh đừng giấu tôi, tôi biết là với chị Huệ, anh yêu chị ấy như nước đổ trong hồ. Nước càng sâu, tình càng đậm. Anh Hoài, anh đừng giấu, anh yêu chị Huệ yêu say đắm, yêu dến độ quên cả chính mình, vì vậy chị Huệ mất đi là coi như anh không còn tìm dược hạnh phúc. Ở dưới suối vàng chị ấy mà hiểu được chắc không yên tâm đâu.

- Đan Phong! Giang Hoài kêu lên nhưng không nói tiếp được điều gì, bởi vì lời của Phong đã khiến Hoài xúc động. Hoài cảm thấy như từng tế bào trong cơ thể nhói đau - Phong này, cô đừng nghĩ tốt cho tôi quá nhiều, cô đừng tưởng tượng theo kiểu nhà văn. Thật ra thì tôi không được như vậy đâu.

- Không, anh đừng giấu. - Đan Phong cắt ngang - Chị Bích Huệ gửi cho tôi hàng trăm lá thự Bức nào cũng đề cập đến anh. Vì vậy tôi hiểu anh như hiểu chính bản thân tôi. Anh Giang Hoài anh biết tại sao mấy hôm nay, tôi lại mất tích? Tôi đã lang thang khắp nơi, đến cả Đại Lý xem người ta đánh cá. Tôi làm như vậy là vì tôi sợ anh.

Giang Hoài tái mặt.

- Đan Phong.

- Từ cái hôm tôi đến nhà xuất bản gặp anh là tôi bắt đầu cảm thấy sợ hãi. Đan Phong cúi mặt nhìn xuống nói: - Tôi đã phải chiến đấu với chính bản thân tôi. Tôi bỏ đi lang thang chỉ vì sợ gặp lại anh. Tôi không phải là con người nhút nhát. Đúng ra tôi phải có đủ can đảm để đối diện với sự thật, nhưng mà không hiểu sao tôi lại hành động như vậy. Mãi đến sáng nay khi tôi trông thấy những con cá dẫy chết trong lưới...

Đan Phong ngưng lại, ngước mắt buồn bã nhìn Hoài.

- Tôi mới cảm thấy mình giống như một con cá. Có cả một biển khơi rộng lớn để tôi vùng vẫy. Vậy mà tôi lại không bơi. Tôi chui vào lưới làm gì? Anh Giang Hoài, anh giống như một tấm lưới đó. Thôi thì tôi chịu thua, anh hãy giữ lấy tôi đi.

Giang Hoài dang rộng đôi tay ôm lấy Đan Phong vào lòng, môi chàng kề bên tai nàng xúc động.

- Đan Phong, anh không phải là tấm lưới mà anh là một biển khơi; em cứ tự do vùng vẫy như ý em muốn.

- Không. Anh là một tấm lưới rộng lớn. Đan Phong nói một cách cố chấp - Bởi vì anh không hề yêu em mà anh yêu bà chị của em, anh mong đợi chị Huệ hồi sinh và em, em chỉ là một hình ảnh của chị Huệ. Một thứ thế chấp. Anh có biết tình yêu như vậy là xây trên cát không? Rő ràng anh chỉ là một mạng lưới.

- Ồ! Không. Đan Phong! Em nói như vậy là không công bằng. Anh bảo anh mong chờ một Bích Huệ tái sinh là ý anh muốn nói...

- Thôi đừng nói gì cả. Đan Phong cắt ngang. Nàng ngước mắt long lanh nhìn Hoài - Anh không thể biện minh dễ dàng đâu. Thôi đừng nói là tốt hơn. Anh Giang Hoài, anh yên tâm em sẽ không bao giờ ganh tị với bà chị đã mất của em đâu. Dù biết anh là mạng lưới nhưng em đã tự nguyện nhảy vào.

Đan Phong nhắm mắt lại, đôi môi run rẩy giục:

- Anh hãy hôn em đi.

Đan Phong nói và Giang Hoài không còn phân vân gì nữa, chàng cúi xuống đặt một nụ hôn nồng nàn lên môi người con gái, và chàng hiểu rằng cuộc sống của mình sẽ lại bị xáo trộn. Nhưng, Hoài chấp nhận, một sự chấp nhận sung sướng.

saos@ngmo

Nhắc đến serenade, thì phải đưa mọi người nghe bản concerto của Schubert nhé:
http://chandungcuocsong.net/Schubert - Serenade.mp3
Số 24 chắc là bản concerto số 24 có khi.

Nhưng mà đã post hết truyện chưa Serenade ơi?!

phuongdong

#9
Chú đoán đúng một phần rồi đấy! Nhưng theo anh vẫn nên là Khúc nhac chiều. Hiiii.

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, tình yêu độ xe Mercedes, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội