CHUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

Started by QUANGKHAI, 06/05/07, 21:18

Previous topic - Next topic

hoatim

Núi Bà Đen

Ngày xưa, núi Bà Đen có tên gọi là Núi Một. Trên đó có một tượng Phật bằng đá, rất linh thiêng. Dân chúng rủ nhau chặt cây lá dọn đường lên núi cúng Phật.

Người lên núi thường phải đi từng đoàn, vì dọc đường có rất nhiều beo cọp. Có một người con gái tên là Lý Thị Thiên Hương, văn hay võ giỏi, gốc ở Trảng Bàng. Vào mỗi ngày rằm trăng sáng, cô hay lên núi lễ Phật. Trong làng, có chàng trai tên là Lê Sĩ Triệt để ý cô, đem lòng thương mến.
Vì thấy cô có nhan sắc, một ông quan nọ định dùng võ lực bắt cô đem về làm thiếp. Ông ra lệnh cho một thầy võ thi hành kế gian. Khi cô Lý bị thầy võ kia đánh bại, sắp gặp nạn, thì Lê Sĩ Triệt xông ra cứu thoát. Về nhà, cô thuật truyện lại, được cha mẹ đồng ý gả cô cho chàng trai cứu mạng. Vào lúc ấy, Võ Tánh đang chiêu binh giúp Gia Long đánh nhà Tây Sơn, Lê Sĩ Triệt ra tòng quân. Một hôm, giữa lúc đang chờ chồng trở về đoàn tụ, cô đang cầu khẩn trên núi thì có một bọn cướp đến vây bắt. Cô chạy thoát vào rừng trốn, rồi mất tích luôn.
Sang đời vua Minh Mạng, có một vị hoà thượng trụ trì trên núi Tây Ninh ngày kia đang niệm Phật, bỗng thấy một người con gái mặt đen nhưng xinh đẹp hiện ra nói văng vẳng: "Ta đây họ Lý, khi 18 tuổi bị rượt bắt nên té xuống hố chết. Nay ta đã đắc quả, xin Hoà Thượng xuống triền núi phía Đông Nam tìm thi hài ta mà chôn cất dùm". Vị hoà thượng này y lời, đi tìm xác cô, đem về chôn cất.
Câu chuyện đồn đãi ra tới tai Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt. Ông bèn lên núi tìm hiểu hư thực, và hứa dâng sớ về triều phong chức cho cô gái họ Lý này, nếu cô linh hiển cho ông thấy tận mắt sự thật. Cô bèn nhập vào xác một đưá con gái, nói rằng: "Hồn của thượng quan sau này sẽ được chức thần kỳ vinh hiển, nhưng xác của thượng quan sẽ bị hành hạ". Lê Văn Duyệt nói: "Bổn chức không cầu xin cho biết tương lai mình, mà chỉ muốn biết rõ căn nguyên của nàng". Xác cô gái rơi nước mắt, kể lại câu chuyện chết oan ức của mình, và nhắc lại duyên nợ tiền định với chàng Lê Sĩ Triệt.
Theo lời kể, sau khi Võ Tánh tự hoả thiêu ngày thành Bình Định thất thủ, Lê Sĩ Triệt được phong chức chỉ huy 2 tỉnh Khánh Hoà và Bình Thuận. Hai người vì chưa sống chung chạ nhau, nên được trường sinh bất tử. Nhờ vậy, nàng trở thành tiên thánh, xuống cõi trần thế để cứu nhân độ thế. Kể dứt lời, cô gái nọ té nhào, bất tỉnh hồi lâu mới dậỵ Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua, phong cho cô Lý thị Thiên Hương chức vị "Linh Sơn Thánh Mẫu", ngự ở Núi Một, tức là núi Bà Đen ngày nay ở Tây Ninh. Núi Bà Đen nổi danh là một địa thế linh hiển, kỳ bí, nhiều phép lạ, khó ai giải thích được.

trên con đường một mình em về nơi chốn tha hương ,cơn đau xa người còn thắm môi hôn nhớ về ai?....~bàn tay như cố kéo những ước mơ đã mai xa rồi
những tháng năm tàn phai hình bóng thôi còn ai??

QUANGKHAI

#11
SỰ TÍCH CHIM HÍT CÔ

Ngày xưa ở một vùng quê nghèo khó có hai cô cháu ở chung với nhau một nhà . Người cô góa bùa , đứa cháu thì mồ côi cha mẹ .Tài sane của họ chỏ có mảnh ruộng . Cô cháu ngày ngày chăm chỉ cầy cấy nên cũng tạm đủ ăn.
Mấy năm được mùa họ sống vui cẻ bên nhau. Tuy không dư dả nhưng chú bé 12 tuổi chịu khó theo cô xáh giỏ ra đồng ngoài việc giúp cô cấy hái, nó lại đi hái rau bắt ốc dặm thêm vào những bữa ăn .
Không may vụ lúa năm ấy mất mùa, rồi tiếp theo là hạn hán. Thời ấy công việc thủy lợi chưa phát triển, cuộc sống con người phụ thuộc vào thiên nhiên và các ao đầm đều khô kiệt nước cả, đất ruộng nứt nẻ thành khe thành hốc. Hai cô cháu phải đi làng khác, mò cua bắt ốc để sống. Mãi rồi cua ốc cũng trốn đâu mất biệt mà gạo trong nhà đã hết từ lâu.
Người có sức khỏe thì lên rừng đốn củi đổi lấy thức ăn. Hai cô cháu thì một người quá già một người quá yếu , đành nằm nhà nhịn đói. Cái chết bắt đầu rình rập trong làng.
May sao sáng hôm ấy có người hàng xóm báo tin là mấy đám lúa làng bên cạnh đã bắt đầu gặt.
Bà cô đã rất yếu đứng lên không nổi, chỉ có chú bé là còn hơi tỉnh. Một người láng giềng đem cho 1 bát canh rau. Chú bé húp vào thấy khỏe cả người, vội đứng lên cùng đi theo họ.
Trên cánh đòng lúa người gặt thì ít mà người mót thì nhiều. Có người liều lĩnh sấn vào bứt lúa bất chấp chủ ruộng đánh đập không tiếc tay. Mãi đênbuổi chiều chú bé mới mang được một nắm lúa về . Chú bé nhẫn nại đập lúa sẩy vỏ rồi bỏ vào cối giã xong xuôi mới bắc nồi lên bếp nấu cháo.
Khi nồi cháo bắt đầu sôi thì người cô trở mình rên khừ khừ , chú bé lật đật chạy vào thăm cô, cô nói :
Cháu tìm cho cô 1 tí gừng may ra mới hết đau bụng.
Ngần ngại một chút chú bé vội chạy sang hàng xóm. Người cô cố gắng chở dậy tiếp củi vào bếp rồi bỏ một chút muối vào chảo . Xong xuôi nếm thử một chút , cháo chôi vào bụng đến đau , cô như sống lại đến đó. đợi mãi cháu chưa về , cô múc ra bát để dành phần cháu rồi lại ngồi ăn . thoáng một cái phần cháo cô đã hết mà bụng vẫn chưa đủ no . Thấy cháu mãi chua về cô lại đoán răng :
Có lẽ thằng bé lại được người ta cho ăn no rồi, nên mới rong chơi ở đâu . Nếu hắn đói thì có gừng hay không hắn đã về rồi.
Nghĩ thế cô lại lồm cồm ngồi dậy húp thêm 1 tí phần cháo của cháu . Đợi thêm một lát vẫn không thấy tăm hơi chú bé nên cô tự nhủ :
Chắc nó no rồi lại ngồi sưởi ấm ở bếp người ta mình không ăn hết thì thật là dại. Để mãi cháo cũng vữa ra .
Nghĩ thế cô húp 2 húp nữa thì hết.
đến khi người cháu mang gừng về thì bát cháo chỉ còn ươn ướt ở đáy . Hỏi cô, cô không ăn trả lời , chú bé đoán ra tất cả rồi ôm mạt khóc nức nở . Không còn tự chủ được nữa , chú cầm bát cháo dí vào miệng cô và cay đắng nói:
Còn một tí đấy hít nốt đi , hít đi cô , hít đi cô ...
sáng hôm sau , chờ mãi đến trưa vẫn không thấy cháu dậy, cứ ngỡ cháu giận mình nên cô ngần ngại không gọi. Đến lúc cô đánh bạo đến lay goi cháu thì ôi thôi cháu chỉ còn là một thân thể người bất động lạnh toát từ bao giờ. Từ đó trở đi giữa lúc đêm khuya người ta thường nghe một tiếng chim kêu não nuột , đều đều vang xa với hai tiếng " hít cô , hít cô " như nhắc nhở những ngày buồn của hai cô cháu trong vùng quê quanh năm đói khổ .

sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

QUANGKHAI

Hoàng Oanh Anh Nông Dân Và Thần Núi


     Chuyện này đã lâu lắm rồi. Một anh nông dân quanh quẩn thế nào một hôm lại lạc vào rừng sâu và gặp ngay thần Núi. Phải nói rỏ ràng anh nông dân chỉ mới biết bóng dáng của thần Núi qua các tranh vẽ mà thôi. Nhìn thấy anh, thần núi quát tướng lên:

      - Anh kia, mi là người trần! Phải biết rằng ai đã đến đây cũng không thoát khỏi tay ta, đừng có chạy. Ta phải ăn thịt ngươi! Sửa soạn đi thôi.

      Anh nông dân sợ rung cả người nhưng cố trấn tỉnh đáp lại:

      - Tôi đã nghe nói đến ngày rất nhiều. Vậy ra ngài là thần Núi? Rừng rậm thế này tôi cũng chẳng thoát được với ngài. Tôi đã sẵn sàng, ngài muốn làm gì tùy ý. Nhưng ngài có thể rộng lượng cho tôi được nói một điều không?

      - Nào, còn muốn nói gì nữa? Nói cho tường tận, Thần Núi hét to.

      Anh nông dân liền nói:

      - Người ta đồn rằng thần Núi có thể biến thành cái gì cũng được. Tôi chỉ khao khát rằng trước khi bị ngài ăn thịt, tôi được thấy tận mắt cái tài của ngài coi nó thế nào.

      Thần núi cười sằng sặc:

      Cái đó có hề chi. Nói đi, anh muốn ta biến thành thứ gì nào?

      - Xin ngài biến thành cây đại thụ. Bằng cây nào cao nhất xung quanh đây mới giỏi.

      - Anh nói.

      Trong nháy mắt, thần Núi đã biến thành một cây đại thụ ngọn cao nhất, tưởng chạm đến cả trời.

      Anh nông dân đưa tay vuốt thân cây mà khen lấy khen để:

      - Đúng là thần Núi rồi! Mình không ngờ rằng cây đại thụ lại cao lớn như thế.

      - Anh đã thấy phép lạ của ta chưa? Đủ rồi chứ?

      - Thần Núi đắc chí hỏi anh.

      Nhưng anh nông dân lại xin thêm một điều nữa:

      - Tôi muốn xem ngài biến thành tảng đá nữa...

      Tức thì thần Núi không còn cây đại thụ mà đã hóa thành một ngọn núi cao sừng sững trước mặt anh. Lần này anh lại khen lấy khen để thần Núi, rồi cuối cùng anh nói:

      - Thế là ngài đã biến được thành hai thứ to lớn nhất mà tôi vẫn ao ước được thấy. Vậy ngài có thể biến thành một thứ gì nhỏ tí tỉ tì ti không ạ? Ngài trổ tài lần nữa xem, ngài thử biến thành một hạt đậu trên bàn tay tôi đi nào...nào...

      - Hừm... thế thôi à?

      - Thần Núi cả cười, nhăn cả cái mũi dài thườn thượt.

      Thần núi biến ngay thành một hạt đậu nhỏ tẹo trên lòng bàn tay anh nông dân.

      Anh bỏ luôn hạt đậu vào mồm, nhai nhai và nuốt chửng.

      Từ đó người ta quen miệng chế giễu những chàng có tính khoe khoang là "Thần Núi".


[Truyện Kế]

 

     

sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

QUANGKHAI

Con Rùa Vàng


    Xưa kia có hai người bạn chơi với nhau rất thân, hiềm vì một người thì giàu, còn một người nghèo. Người bạn giàu có cái tên là Đại Phú, còn người nghèo tên là Chí Quân.

      Vợ chồng Đại Phú thấy bạn nghèo thì có ý muốn giúp đỡ vốn liếng để làm ăn. Chí Quân lòng dạ ngay thẳng ngại rằng lấy tiền của bạn đem về, rủi làm ăn thất bát thì lấy đâu mà trả cho bạn. Vì vậy nên từ chối việc giúp đỡ của bạn.

      Nhà Đại Phú chẳng thiếu gì của qúi, nhưng lại muốn có thêm của lạ nên hôm nọ lấy năm nén vàng đưa cho một người thợ bạc đặt làm con rùa vàng. Ngày kia, Chí Quân đến thăm bạn, Đại Phú liền đem con rùa vàng ra khoe. Chí Quân xem rồi để trong một cái đĩa, đoạn cùng bạn uống rượu đến say khướt nằm ngủ quên.

      Lúc bấy giờ, con trai của Đại Phú đi học ở xa về, thấy con rùa vàng lấy đem đi chơi. Đến chừng Chí Quân ra về được một lát, Đại Phú mới sực nớ tới con rùa vàng, hỏi vợ thì vợ nói không có lấy cất. Đại Phú lấy làm bối rối, chẳng lẽ nghi cho người bạn tốt của mình ăn cắp con rùa vàng?

      Ngày sau, Đại Phú đến nhà Chí Quân chơi, nhân tiếc con rùa vàng có hỏi mát bạn rằng:

      - Này anh, hôm trước anh có lấy con rùa vàng của tôi đem về để cho chị coi không?

      Nghe vậy Chí Quân nghĩ thầm rằng: Có lẽ bạn ta nghi ta ăn cắp con rùa vàng chăng? Nhưng chẳng lẽ bảo là không lấy thì chi cho khỏi phật lòng bạn mình, nên đành nhận là có lấy.

      Đại Phú mới bảo ban:

      - Thôi được, anh cứ giữ con rùa vàng mà chơi. Tôi xin biếu anh.

      Đại Phú về rồi, vợ chồng Chí Quân lấy làm lo lắng, làm sao có con rùa vàng để trả cho bạn. Vợ chồng bàn nhau bán nhà bán cửa cho ông Phú và xin làm người hầu hạ để có đủ tiền làm con rùa vàng trả cho bạn.

      Ông Phú biết chuyện lấy làm động tâm, mới gọi người thợ bạc đến làm một con rùa vàng khác, trao cho vợ chồng Chí Quân đem về trả bạn và cũng không nhận vợ chồng Chí Quân làm người hầu hạ, mà chỉ cho ở nhờ.

      Được ít lâu, người con trai của Đại Phú trở về nhà có đem theo con rùa vàng đã lấy độ trước, trả cho cha mẹ và nói:

      - Hôm nọ, con về nhà thình lình thấy con rùa vàng để trong đĩa nên con lấy cất đây, nếu gặp phải kẻ gian thì mất luôn rồi. Vậy con xin trả lại.

      Thấy vậy, vợ chồng Đại Phú vô cùng ngạc nhiên. Rùa vàng con mình lấy đem đi chơi, rùa vàng nào bạn đem trả? Mới nghĩ ra, có lẽ người bạn nghèo sợ mình phiền trách nên làm con rùa khác để thế.

      Bấy giờ Đại Phú mới đem con rùa vàng đến nhà Chí Quân để trả lại và xin lỗi bạn. Nhưng nhà đã bán rồi, vợ chồng bạn lại ở nhờ trong nhà ông Phú. Lập tức Đại Phú đến gặp ông Phú trao trả con rùa và xin đưa vợ chồng bạn về. Ông Phú từ chối như vầy:

      - Anh có mượn rùa của tôi đâu mà trả? Còn vợ chồng Chí Quân tôi có bắt buộc gì đâu mà lãnh về? Còn Chí Quân nhận mình mắc nợ ông Phú nên không chịu về.

      Câu chuyện trở thành rắc rối, cả ba mới đưa nhau đến cửa công để nhờ phân xử.

      Lẽ tự nhiên quan trên không biết xử làm sao đối với ba người ngay thật và tốt bụng.



sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

QUANGKHAI

Bà Chúa Ngọc


     Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa. Năm ấy, đến độ dưa chín, sáng nào ra ruộng thăm, ông bà cũng thấy dưa bị hái trộm. Lạ một điều, chỉ có một quả dưa lớn nhất đẹp nhất là bị hái, nhưng kẻ trộm không ăn mà cũng chẳng mang đi. Quả dưa còn nằm ở một chỗ trống, nhưng bưng lên đã thấy bị nẫu.

     Thấy sự lạ, hai ông bà bèn bàn nhau cất công để ý rình. Rồi một đêm trăng sáng, họ đến nấp vào một bụi cây cạnh ruộng. Gần đến nửa đêm, bỗng đâu có cô gái trạc độ mười ba mười bốn tuổi tự nhiên hiện ra ở giữa ruộng dưa. Cô gái rón rén đi, nhìn ngắm từng quả dưa một, rồi sau đó, hình như đã chọn được quả ưng ý nhất thì cúi xuống hái lên. Cô ngắm đi ngắm lại mãi, rồi tìm ra một chỗ trống, tung quả dưa từ tay bên này sang tay bên kia, và cứ như thế, một lúc lâu, sau lại ôm lấy quả dưa mà ngắm nghía mãi không biết chán ...

     Đúng lúc ấy, từ chỗ nấp, hai ông bà chạy ùa cả ra, nắm ngay lấy tay cô gái. Còn cô gái, tuy không chạy trốn kịp nhưng cũng chẳng tỏ ra có chút gì sợ hãi. Cô trả cho họ quả dưa, và khi được hỏi thì cô lễ phép trả lời: Cô là con nhà nghèo không còn cả cha lẫn mẹ, nhà cô ở cách đây rất xa và cô cũng chẳng nhớ được quê mình ở đâu nữa ...

     Thấy cô gái dễ thương, lại nghĩ mình không có con cái, nên ông bà bàn nhau nhận cô về làm con nuôi, rồi cả hai cùng nói với cô gái ...

     Còn cô gái, thấy cử chỉ, lời lẽ của hai ông bà đều chân thành thì cô im lặng lắng nghe và suy nghĩ, rồi sau đó nhận lời.

     Cô theo họ về nhà. Sáng hôm sau, hai ông bà sửa lễ gia tiên, rồi hai bên chính thức nhận nhau là bố mẹ và con cái. Từ đấy trong ngôi nhà của họ, không khí vui vẻ đầm ấm hẳn lên. Hai ông bà hết lòng yêu thương chăm sóc cô, còn cô thì cũng rất mực yêu thương kính trọng bố mẹ.

     Một hôm trời đổ cơn mưa lớn, nước lũ ở thượng nguồn tràn về mênh mang, khiến mọi người đều ở trong nhà không ai đi làm được cả. Bố mẹ cô, lẽ dĩ nhiên là rất lo lắng, mong sao cho nước mau cạn để cây cối khỏi bị chết úng, thì cô, do tính tình còn trẻ dại, lại thích nô đùa. Rồi cô xuống bên mé nước cậy đá lên, xếp chúng thành một hòn núi giả, lại đi tìm những cành lá gẫy cắm vào xung quanh, để chơi ...

     Thấy vậy, ông bà bực quá, nghĩ rằng con cái chẳng hiểu được lòng bố mẹ, bèn lên tiếng trách cứ rồi la mắng. Nào ngờ, cô gái thấy tủi thân quá, bèn lủi ra đầu hồi nhà, đứng khóc một mình. Một lúc lâu sau, nhân lúc bố mẹ không ai để ý, cô lại lén ra khỏi nhà, rồi men theo những dải đất cao, đi ra phía bờ biển. Cũng lúc ấy, dập dềnh bên mé nước có một cây gỗ kỳ nam, không biết trôi từ đâu đến. Cô gái còn khóc hồi nữa, rồi nhìn quanh nhìn quẩn, thấy mình hoàn toàn lẻ loi, cô đơn, cô bèn nhảy luôn lên cây gỗ, và một điều kỳ lạ xảy ra: Cô gái đã nhập thân vào cây gỗ. Cây gỗ dập dềnh ở đấy một lúc nữa, như có điều gì còn ghi nhớ và lưu luyến, rồi sau đó, theo sóng biển, trôi mãi lên phương Bắc ...

     Ông bà bố mẹ nuôi cô gái đang bận việc chẻ củi và may vá trong nhà, tưởng con khóc rồi chơi ở ngoài đầu hồi, nên cũng không để ý. Đến mãi sau, khi lên tiếng gọi thì chẳng thấy con đâu! Hai ông bà bèn nháo nhào đi tìm nhưng khắp chốn cùng nơi, cũng vẫn tuyệt âm vô tín. Nước lụt mênh mang như thế, lại đang cuộn chảy mãi ra biển, họ cho là con gái xảy chân đã trôi ra biển mất rồi. Thế là ông bà gào thét, khóc than thảm thiết, sau đó làm lễ cúng chay cho con, và từ đấy trở đi, sống âm thầm, rầu rĩ cho đến cuối đời ...

     Còn cây gỗ kỳ nam, sau một hồi dập dềnh rồi trôi lên phương Bắc, và cứ thế trôi mãi ... trôi mãi ... Đến khi sóng lặng gió yên thì đã trôi được cả ngàn dặm đường và dạt vào bờ ...

     Một buổi sáng dân địa phương nọ ra bờ biển, vô cùng ngạc nhiên thấy có cây gỗ lạ rất đẹp trôi từ đâu đến. Họ bảo nhau mang thừng chão ra buộc vào rồi cùng kéo lên bờ, nhưng hàng trăm người xúm vào mà cây vẫn không nhúc nhích. Họ bèn đóng cọc ghim lại để tìm kế sách khác, và cũng từ đấy, dường như ngay tức khắc, tiếng đồn về cây gỗ kỳ lạ đã lan ra khắp cả vùng.

     Hoàng tử ở phương Bắc bấy giờ vào tuổi kén vợ, đang đi chu du khắp chốn cùng nơi để tìm cho ra một người ưng ý. Khi đến vùng này, nghe chuyện cây gỗ kỳ lạ, chàng cũng tò mò tìm đến. Thấy cây gỗ đẹp thì có đẹp nhưng cũng không lớn lắm mà sao cả trăm người kéo không được thì chàng lấy làm lạ lắm. Cũng vẫn là tò mò, chàng xắn tay áo lên, bảo mọi người cho mình kéo thử một cái xem sao.

     Chiều ý Hoàng tử, mọi người lui cả ra. Nhưng thật vô cùng bất ngờ, khi hoàng tử vừa cầm thừng co tay lại thì cây gỗ cũng lập tức chuyển động, rồi dần dần, theo sức kéo mà tiến vào bờ. Đến khi chạm đất, Hoàng tử kéo mạnh một cái nữa thì cây hoàn toàn đã nằm trên bãi biển.

     Mọi người vô cùng phấn khởi, vỗ tay reo hò không ngớt. Xong xuôi, sau khi hỏi ý kiến dân làng, Hoàng tử cho quân lính đem cây gỗ về Kinh đô .

     Về phía dân làng, tuy cũng có người còn tiếc rẻ, nhưng đa phần cho rằng, đưa cây gỗ về kinh là hợp lý hơn cả vì như vậy tất cả bàn dân thiên hạ sẽ đều được chiêm ngưỡng. Còn về phía Hoàng tử thì cũng chẳng có vui mừng nào hơn, chàng cho là có duyên cớ, bèn không tiếp tục đi tìm vợ nữa, mà cùng quân lính trở về kinh, cùng với cây gỗ.

     Khỏi phải nói, khi về đến Kinh đô thì mọi người, mọi nơi nghe tiếng, nao nức tìm đến xem đông như thế nào. Nhưng rồi sự kiện ấy cũng mau chóng qua đi bởi lẽ mọi người nhìn mãi rồi cũng chán, vì cây đẹp thì có đẹp nhưng chẳng thấy có biểu hiện gì là lạ lùng cả. Mà dân chúng cần là cần sự lạ lùng, xưa nay chưa từng có, chứ không phải là một cái cây đẹp.

     Chỉ riêng có Hoàng tử, do chính tay mình đã chứng kiến và thực hiện được một điều kỳ diệu, nên còn giữ mãi trong lòng sự vui mừng và niềm mong đợi. Khi mọi người đã xem chán xem chê, đến mức không còn ai thiết xem nữa, thì Hoàng tử mới sai quân lính đem cây về trước Đông cung để hàng ngày được nhìn ngắm và gần gũi với cây.

     Cây quả là đã có tình ý với Hoàng tử thật. Từ đó trở đi, mỗi đêm trăng sáng, Hoàng tử bỗng thấy trong thân gỗ bước ra một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, và cùng lúc, là mùi hương thơm ngào ngạt tỏa ra theo mỗi bước chân của nàng.

     Mê mẩn trước người đẹp, Hoàng tử vội vàng chạy tới, nhưng lần nào cũng vậy, hễ cứ giáp mặt, là người con gái lại biến ngay vào trong thân gỗ.

     Sau vài lần như thế, Hoàng tử đã nghĩ ra được một cách, cũng khá đơn giản chứ chẳng có gì ghê gớm lắm.Chàng cho mấy người lính hầu đứng nấp ở xung quanh, còn tự mình cũng nấp saÜn ở gần đấy. Khi cô gái vừa xuất hiện thì Hoàng tử đã bước ra nắm chặt lấy tay nàng, và mấy người lính cũng lập tức khiêng cây gỗ đem dấu biến đi. Hoàng tử bảo cô gái hãy vui lòng vì chàng mà ở lại. Cô gái e lệ cúi đầu. Thế rồi, ngay lúc đó chàng dẫn nàng đến trình với đức vua cha và hoàng hậu, kể lại hết đầu đuôi ngọn ngành, và xin cha mẹ hãy tác thành cho họ.

     Nhà vua lắng nghe, rồi nói: "Được. Để xem", xong cho gọi thị nữ đưa nàng về phòng riêng, còn Hoàng tử thì trở về Đông cung.

     Sáng hôm sau thiết triều, nhà vua cho triệu quan Thái bốc lại để bói xem điều lành điều gở thế nào. Sau khi nghe tấu trình là quẻ đại phúc, nhà vua cả mừng rồi ngay sau đó, cho cử đại lễ để hoàng tử sánh duyên cùng cô gái.

     Từ đó, cuộc sum vầy của đôi trai gái diễn ra thật vô cùng êm ả, hạnh phúc. Ba năm sau, họ sinh được một gái và một trai.

     Tưởng rằng cuộc tình duyên ấy sẽ mặn nồng mãi mãi đến lúc đầu bạc răng long. Nào ngờ Hoàng tử cũng là kẻ bạc tình, chỉ chung thủy được có mấy năm đầu. Khi vợ đã có con thì chàng ta đâm ra hay chơi bời chứ chẳng quan tâm được như trước. Nay rượu, mai cờ bạc, rồi đi dong duổi khắp nơi, không chú ý gì đến việc dạy dỗ con cái. Nàng đã nhiều lần khuyên can nhưng chàng vẫn chứng nào tật ấy, làm nàng rất chán nản. Vì vậy, ở trong hoàng cung, sống giữa nhung lụa, kẻ hầu người hạ không thiếu, mà nàng cảm thấy bơ vơ, rồi buồn tủi xót xa, chỉ muốn tìm cách bỏ đi, không chút luyến tiếc. Bởi vì con người ta vốn là vậy, nên dẫu là thần thánh, thì khi tình yêu đã hết, tất cả sẽ chỉ là vô nghĩa.

     Thế rồi một hôm, nhân khi Hoàng tử bỏ đi chơi lâu ngày, nàng tìm thấy cây kỳ nam mà khi trước bọn lính đã đem dấu biệt. Nàng gọi hai con đến rồi đọc một câu thần chú, thế là cả ba mẹ con cùng nhập vào cây kỳ nam. Cây kỳ nam tự chuyển động rời khỏi hoàng cung rồi lăn xuống sông. Từ sông, kỳ nam dòng nước trôi ra biển. Biển lúc ấy bỗng nhiên nổi luồng gió trái. Và theo chiều gió, cây kỳ nam trôi mãi, trôi mãi ... Cuối cùng trở lại biển phương Nam.

     Đến đúng trước cù lao Huân thì gió lặng và cây kỳ nam dừng lại. Cây trôi vào sát mép nước. Từ thân cây, cả ba mẹ con bỗng chốc hiện ra, bước lên bờ, rồi trở về nhà cũ. Cả hai ông bà cha mẹ nuôi lúc ấy đều đã mất. Nhà vắng vẻ tiêu điều. Ba mẹ con bắt tay ngay vào việc dọn dẹp sửa sang cửa nhà, lập bàn thờ cha mẹ, ông bà tổ tiên, rồi cùng làm ăn sinh sống với dân làng. Từ đấy trở đi, quê hương, vùng cù lao Huân mỗi ngày một thêm ấm no, trù phú. Thế rồi đến một hôm, giữa lúc trời quang mây tạnh, trước sự chứng kiến và ngạc nhiên của mọi người, cả ba mẹ con cùng bay vút lên trời ...

     Ở phương Bắc, Hoàng tử đi chơi về thấy vợ con mất tích. Tìm cây kỳ nam ngày trước thì cũng chẳng thấy đâu. Chàng hối hận vô cùng, lòng tự nhủ lòng sẽ tìm ra bằng được ba mẹ con, dẫu có phải đi xuống tận địa ngục.

     Khi xưa, lúc ở bờ biển chàng có nghe dân chúng nói cây gỗ này trôi từ biển phương Nam lại. Thế là Hoàng tử vào từ biệt vua cha và hoàng hậu, rồi cùng một số gia nhân, binh lính và thủy thủ xuống thuyền, dong buồm vượt biển hướng về phương Nam.

     Khi thuyền vừa đúng đến cửa Đại An thì bỗng đâu một trận cuồng phong dữ dội nổi lên. Thuyền đắm, cả Hoàng tử cùng gia nhân thủy thủ đều chìm sâu xuống đáy nước. Nhưng khi cơn bão tan thì tự nhiên biển ở chỗ ấy cũng nổi lên một mô đá nhỏ, vượt cao khỏi mặt nước. Trên mặt mô đá có những hình thù ngoằn ngoèo tựa như những hàng chữ nổi. Từ bao đời nay, đã có nhiều người hay chữ và kiến thức uyên bác đi thuyền tới đó, nhưng chưa ai đọc được đấy là những chữ gì. Và có lẽ như thế nên có thể cho rằng, những điều bí mật của thiên cơ, chắc còn lâu người ở dưới trần gian mới có thể hiểu thấu được hết.

     Ba mẹ con nàng tiên đã về trời, nhưng từ đó đến nay vẫn thường hiển linh ở các nơi gần xa quanh vùng cửa Đại An, vùng cù lao Huân, cù lao Yến. Vì vậy dân đi biển, đi đánh cá, đi tìm tổ yến vẫn thường bày lễ vật, thắp hương rồi hướng mặt lên trời cao cầu xin sự che chở, phù hộ độ trì của nàng tiên, mà từ đó trở đi được kính cẩn tôn xưng là bà chúa Ngọc.

     Bà chúa Ngọc còn được gọi là bà chúa tiên hay Thánh mẫu Thiên Ya na, theo cách gọi của người Chăm pa, một dân tộc đã định cư lâu dài ở vùng đất này. Từ Huế đến Nha Trang ở đâu cũng có điện thờ bà chúa Ngọc. Triều Nguyễn có sắc thượng phong cho bà là "Hồng Nhân phổ tế linh ứng Thượng đẳng thần".

     Tại Nha Trang có tháp lớn cao sáu trượng để thờ bà chúa Ngọc. Lại có cả những tháp nhỏ xung quanh để thờ Hoàng tử, hai người con và hai ông bà bố mẹ nuôi. Bia đặt trong tháp lớn do chính tay quan đại thần Phan Thanh Giản thời Tự Đức soạn.

     Trước kia, hàng năm triều Nguyễn đều ủy thác cho bộ Lễ về đây làm lễ quốc tế.

sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

QUANGKHAI

Ba Chàng Rể


     Hai vợ chồng nhà nọ khá giàu có cũng chỉ sinh được một cô con gái. Cô này có nhan sắc. Có ba chàng trai ngấp nghé làm rể: Một tú tài, một khóa sinh và một nông dân. Chẳng may phú ông qua đời, bà vợ bảo: "Ai làm bài văn tế ông nghe mà cảm động thảm thiết sẽ gả con gái cho".

      Tưởng văn chương là nghề múa tay trong bị, chàng tú tài làm một bài văn chữ Hán đối nhau chan chát và đầy điển tích, nhưng mới bắt đầu đọc chữ "duy" đã bị anh chàng nông dân đứng lên cãi: "Duy là giữ lại. Bố chết được chôn cất là hay, tại sao lại bảo giữ lại". Không ngờ bị một anh vô học phá ngang, chàng tú tài bèn bỏ ra về. Đến chàng thứ hai nhờ người gàbài văn tế mở đầu cũng có chữ "duy". Thấy đọc "duy" bị bắt bẻ, anh bèn đọc "di" nhưng lại bị anh nông dân bác: "di" là dời, bố chết chưa được mồ yên mả ấm lại bảo dời đi đâu?". Thẹn quá, anh chàng cũng bỏ luôn. Đến lượt anh nông dân, chẳng tài văn chương giấy má gì cả, đến trước quan tài, quỳ xuống vừa khóc vừa khấn nôm:

     Ô hô! Ô hô! Ô hô!

      Nhớ ông xưa:

      Mình tròn trùng trục, râu dài lê thê

      Ăn rồi: phát bờ, dọn khe, đan mủng đan sề

      Ru con ẵm cháu, trồng cà dái dê.

      Ông bỏ đi mô (đâu)? Ông lại chẳng về.

      Nói đến đó, bà vợ người quá cố xúc động quá, khóc sướt mướt. Thế là anh chàng nông dân được làm rể.

sống phải chiến đấu - chiến đấu để thấy mình còn sống

SEO ngành nghề, cỏ nhân tạo, chuyên sửa máy rửa bát tại hà nội, chuyên sửa chữa tivi tại nhà ở Hà Nội, đặt hàng tượng phật đồ thờ tâm linh làng nghề Sơn Đồng | Điện lạnh Bách Khoa Hà Nội